BỘ
TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
84-TT/LB
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1992
|
THÔNG TƯ
LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - TƯ PHÁP SỐ 84-TT/LB NGÀY 18-12-1992 QUY
ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG
Căn cứ Điều 8 Nghị định số
45/HĐBT ngày 27-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng
Nhà nước;
Căn cứ vào Quyết định số 276/CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí;
Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định chế độ thu lệ phí công chứng như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG:
1- Mọi tổ chức, công dân Việt
Nam và nước ngoài khi yêu cầu công chứng phải nộp lệ phí công chứng cho phòng
công chứng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2- Mức thu lệ phí công chứng phải
niêm yết tại trụ sở Phòng công chứng Nhà nước.
3- Phòng công chứng Nhà nước khi
thu lệ phí công chứng phải sử dụng chứng từ thu, nộp lệ phí công chứng do Bộ
Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành, nhận tại Cục thuế địa phương và chịu trách
nhiệm quản lý; sử dụng theo đúng chế độ của Bộ Tài chính quy định. Chứng từ
thu, nộp lệ phí công chứng gồm:
-Biên lai thu lệ phí công chứng;
- Giấy nộp tiền vào ngân sách
Nhà nước (chuyển khoản hoặc tiền mặt).
Tất cả các hợp đồng và giấy tờ
đã thực hiện công chứng phải có biên lai thu lệ phí công chứng kèm theo. Trong
trường hợp được miễn, giảm thì trưởng phòng công chứng Nhà nước ra quyết định
miễn, giảm phải ký và ghi rõ họ tên vào văn bản công chứng đó.
4- Phòng công chứng Nhà nước được
trích lại 10% trên tổng số tiền lệ phí công chứng thu bằng tiền Việt Nam (kể cả
ngoại tệ đã quy đổi ra tiền Việt Nam) để thưởng cho cán bộ làm công tác công chứng
Nhà nước có thành tích. Mức thưởng tối đa trong một năm không được vượt quá 6
tháng lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành. Số trích vượt (nếu
có) được để lại bổ sung cho kinh phí hoạt động công chứng.
Số thu còn lại sau khi trừ khoản
trích 10% nói trên phải nộp vào ngân sách Nhà nước tại kho bạc địa phương nơi
Phòng công chứng Nhà nước đóng trụ sở. Chậm nhất là 5 ngày đầu tháng sau phải nộp
hết số phải nộp của tháng trước. Tiền đồng Việt Nam nộp theo chương 01, loại
15, khoản 00, hạng 1, mục 35 mục lục ngân sách hiện hành; Ngoại tệ nộp vào tài
khoản 229-110-370.001 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Phòng công chứng Nhà nước phải mở
sổ kế toán theo dõi kịp thời, chính xác số thu lệ phí, số trích để lại và số nộp
ngân sách Nhà nước. Định kỳ hàng tháng phải quyết toán số thu nộp gửi cơ quan
thuế cung cấp.
5- Cục thuế các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc thu nộp lệ phí công chứng
theo đúng quy định tại Thông tư này.
6- Trưởng phòng công chứng Nhà
nước được xét và quyết định miễn, giảm lệ phí công chứng với từng trường hợp cụ
thể sau đây:
- Được xét miễn lệ phí công chứng
đối với các trường hợp vì lý do nhân đạo hoặc từ thiện.
- Được giảm lệ phí công chứng đối
với thương binh loại 1/4 và 2/4; gia đình liệt sỹ được hưởng chế độ trợ cấp của
Nhà nước quy định; hoàn cảnh kinh tế của đương sự quá khó khăn, mức giảm tối đa
không quá 50% số lệ phí phải nộp.
Khi yêu cầu miễn giảm, giảm lệ
phí công chứng, tổ chức, công dân phải có đơn đề nghị, nêu rõ lý do xin miễn,
giảm và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc của cơ
quan, đơn vị quản lý.
7- Các khoản chi cho hoạt động
thường xuyên của Phòng công chứng Nhà nước do Ngân sách Nhà nước cấp theo dự
toán được duyệt hàng năm.
Hàng quý, hàng năm Phòng công chứng
Nhà nước phải lập và gửi báo cáo quyết toán thu, chi của mình cho Sở Tài chính
- Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chế độ quy định.
8- Đối với UBND huyện, thị xã
nơi chưa có Phòng công chứng Nhà nước được giao thực hiện 4 việc công chứng
theo quy định tại điều 20 Nghị định số 45/HĐBT, 27-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng
về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước thì cũng áp dụng theo các quy định
của Thông tư này.
II. MỨC THU LỆ
PHÍ CÔNG CHỨNG
A. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÔNG DÂN VIỆT
NAM:
1- Chứng nhận hợp đồng dân sự, hợp
đồng kinh tế và hợp đồng khác.
- Chứng nhận hợp đồng mua bán, tặng,
cho, đổi nhà, công trình xây dựng khác, tàu biển; 0,2% trị giá tài sản, mức thu
thấp nhất: 50.000đ, mức thu cao nhất không quá 3.000.000đ.
- Chứng nhận hợp đồng mua bán, tặng,
cho, đổi ôtô, xe máy, tài sản khác: 10.000đ/1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng thuê, mượn
nhà: 20.000đ/ 1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng thuê, mượn
tài sản khác: 15.000đ/ 1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng làm hoặc
không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác: 10.000đ/1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng kinh tế:
0,1% giá trị hợp đồng mức thu thấp nhất: 50.000đ, mức thu cao nhất không quá
5.000.000đ;
Chứng nhận hợp đồng vay tiền hoặc
hợp đồng khác có thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh: 0,2% số tiền vay
hoặc giá trị hợp đồng, mức thu thấp nhất 20.000đ, mức thu cao nhất không quá
2.000.000đ;
Chứng nhận đặt cọc: 10.000đ/ 1
trường hợp.
2- Chứng nhận giấy uỷ quyền.
- Chứng nhận giấy uỷ quyền quản
lý, định đoạt tài sản, nhận thừa kế và các quỷ quyền phức tạp khác: 20.000đ/1
trường hợp;
Chứng nhận giấy uỷ quyền đơn giản:
3.000đ/1 trường hợp.
3. Chứng nhận di chúc, chứng nhận
khước từ hoặc nhường quyền di sản, chứng nhận giấy thuận phân chia di sản.
- Chứng nhận di chúc: 10.000đ/1
trường hợp;
- Chứng nhận bổ sung, thay đổi một
phần di chúc đã công chứng: 5.000đ/1 trường hợp;
- Chứng nhận khước từ hoặc nhường
quyền hưởng di sản: 10.000đ/1 trường hợp;
- Chứng nhận giấy thuận phân
chia di sản: 0,1% trị giá di sản, mức thu thấp nhất: 10.000đ, mức thu cao nhất
không quá 1.000.000đ.
4- Chứng nhận tài sản chung của
vợ chồng hoặc chứng nhận tài sản riêng của vợ hoặc chồng: 20.000đ/1 trường hợp.
5- Chứng nhận kháng nghị hàng hải:
30.000đ/1 bản.
6- Chứng nhận chữ ký của người dịch
giấy tờ, tài liệu: 2.000đ 1 bản hoặc 1 tài liệu.
7- Chứng nhận bản sao giấy tờ,
tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài:
- Chứng nhận bản sao văn bằng,
chứng chỉ và giấy tờ hộ tịch: 1.000đ/1bản;
- Chứng nhận bản sao tài liệu giấy
tờ khác dưới 2 trang 1.000đ/1 trang, từ trang thứ 3 trở đi lên 500đ/1 trang.
- Chứng nhận bản sao giấy tờ,
tài liệu tiếng nươc ngoài thu lệ phí gấp 2 lần so với bản tiếng Việt cùng loại.
8. Nhận giữa giấy tờ, tài liệu:
- Nhận giữ văn bằng, chứng chỉ
và giấy tờ tài liệu khác dưới 10 trang: 10.000đ/1 bản/1 năm;
- Nhận giữ tài liệu từ 10 trang
đến dưới 100 trang; 15.000đ/1 tài liệu/1 năm;
- Nhận giữ tài liệu từ 100 trang
đến dưới 500 trang: 20.000đ/1 tài liệu/1 năm;
- Nhận giữ tài liệu từ 500 trang
đến dưới 1000 trang: 25.000đ/1 tài liệu/1 năm;
- Nhận giữ tài liệu từ 1000
trang trở lên: 30.000đ/1 tài liệu/1 năm;
9- Cấp bản sao văn bản công chứng
hiện đang lưu giữ 1.000đ/1 trang.
10- Chứng nhận trị giá tài sản bằng
hiện vật thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của Công ty
0,1% trị giá tài sản, mức thu thấp nhất 100.000đ, mức thu cao nhất không quá
5.000.000đ.
Chứng nhận Điều lệ Công ty:
50.000đ/1 trường hợp.
B. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÔNG NHÂN NƯỚC
NGOÀI,NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
1-Chứng nhận hợp đồng dân sự, hợp
đồng kinh tế và hợp đồng khác.
- Chứng nhận hợp đồng mua bán, tặng,
cho, đổi nhà, công trình xây dựng khác, tàu biển: 0,2% trị giá tài sản, mức thu
thấp nhất; 20 US đô la, mức thu cao nhất không quá 1.500 US đô la;
- Chứng nhận hợp đồng mua, bán,
tặng, cho đổi ôtô, xe máy, tài sản khác: 10 US đô la/1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng thuê, mượn
nhà: 20 US đô la/1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng thuê, mượn
tài sản khác: 15 US đô la/1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng làm hoặc
không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác: 10 US đô la/1 trường hợp;
- Chứng nhận hợp đồng kinh tế:
0,1% giá trị hợp đồng, mức thu thấp nhất: 20 US đô la, mức thu cao nhất không
quá 2.000 US đô la;
- Chứng nhận hợp đồng vay tiền
hoặc hợp đồng khác có thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh: 0,2% của số
tiền vay hoặc của giá trị hợp đồng, mức thu thấp nhất: 10 US đô la, mức thu cao
nhất không quá 1.000 US đô la;
- Chứng nhận đặt cọc: 10 US đô
la/1 trường hợp.
2. Chứng nhận giấy uỷ quyền.
- Chứng nhận giấy uỷ quyền quản
lý, định đoạt tài sản, nhận thừa kế và các uỷ quyền phức tạp khác: 20 US đô
la/1 trường hợp;
- Chứng nhận giấy uỷ quyền đơn
giản: 3 US đô la/1 trường hợp.
3- Chứng nhận di chúc, chứng nhận
khước từ hoặc nhường quyền hưởng di sản chứng nhận giấy thuận phân chia di sản.
- Chứng nhận di chúc: 10 US đô
la/1 trường hợp;
- Chứng nhận bổ sung, thay đổi một
phần di chúc đã công chứng: 5 US đô la/1 trường hợp;
- Chứng nhận khước từ hoặc nhường
quyền hưởng di dản 10 US đô la/1 trường hợp;
- Chứng nhận giấy thuận phân
chia di sản: 0,1% trị giá di sản; mức thu thấp nhất: 10 US đô la, mức thu cao
nhất không quá 500 US đô la.
4- Chứng nhận tài sản chung của
vợ chòng hoặc chứng nhận tài sản riêng của vợ hoặc chồng: 20 US đô la/1 trường
hợp.
5- Chứng nhận kháng nghị hàng hải:
5 US đô la/1 bản.
6- Chứng nhận chữ ký của người dịch
giấy tờ, tài liệu 2 US đô la/1 bản hoặc tài liệu.
7- Chứng nhận bản sao giấy tờ,
tài liệu
- Chứng nhận bản sao văn bằng,
chứng chỉ và giấy tờ hộ tịch: 1 US đô la/1 bản;
- Chứng nhận bản sao tài liệu,
giấy tờ khác: đối với 2 trang đầu: 1 US đô la/1 trang; đối với các trang sau:
0,5 US đô la/1 trang.
8- Nhận giữ giấy tờ,tài liệu.
- Nhận giữ văn bằng, chứng chỉ
và giấy tờ tài liệu khác dưới 10 trang:10 US đô la/ 1 bản/1 năm.
- Nhận giữ tài liệu từ 10 trang
đến dưới 100 trang: 15 US đô la/ 1 tài liệu/ 1 năm.
- Nhận giữ tài liệu từ 100 trang
đến dưới 500 trang: 20 US đô la/1 tài liệu/ 1 năm.
Nhận giữ tài liệu từ 500 trang đến
dưới 1000 trang: 25 US đô la/1 tài liệu/1 năm.
Nhận giữ tài liệu từ 1.000 trang
trở lên: 30 US đô la/1 tài liệu/1 năm.
9- Cấp bản sao văn bản công chứng
hiện đăng ký lưu giữ: 1 US đô la/1 trang.
III. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký. Các quy định trước đây về lệ phí công chứng trái với Thông tư này đều
bãi bỏ.
Khi giá cả thị trường biến động
từ 20% trở lên thì Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh các mức thu
bằng tiền trong Thông tư này cho phù hợp.
Các việc thị thực, nhận thực của
Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư
này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các phòng
công chứng Nhà nước phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để xem xét
giải quyết.
Nguyễn
Ngọc Hiến
(Đã
Ký)
|
Phan
Văn Dĩnh
(Đã
Ký)
|