Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 84/2008/TT-BTC Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn Nghị định 100/2008/NĐ-CP

Số hiệu: 84/2008/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
Ngày ban hành: 30/09/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 84/2008/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2008/NĐ-CP NGÀY 08/9/2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12  ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:

Phần A –

QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2008/NĐ-CP), đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhânĐiều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau:

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1.1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

1.2.1 Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:

a) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.

b) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

1.2.2. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

a) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.

b) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 nêu trên.

3. Đối tượng nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:

3.1. Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh)

3.1.1. Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đứng tên trong đăng ký kinh doanh.

3.1.2. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là từng thành viên có tên ghi trong đăng ký kinh doanh.

3.1.3. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh.

3.1.4. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép hành nghề) thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.

3.1.5. Đối với hoạt động cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng không có đăng ký kinh doanh, đối tượng nộp thuế là người đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. 

3.2. Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác

3.2.1. Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, đối tượng nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu.

3.2.2. Trường hợp chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.

3.2.3. Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

4. Đối tượng nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2 mục I nêu trên bao gồm:

4.1. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.

4.2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

II. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhânĐiều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

1. Thu nhập từ kinh doanh

Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

1.1. Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hoá; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng.

1.2. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

1.3. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại khoản 6 mục III phần A Thông tư này.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

2.1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền, bao gồm:  

2.1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

2.1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm 2.2 dưới đây.

2.1.3. Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút do viết sách, báo, dịch tài liệu,...; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao,...; tiền thu được từ các dịch vụ quảng cáo và từ các dịch vụ khác.

2.1.4. Tiền nhận được do tham gia vào các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp và các tổ chức khác.

2.1.5. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động, cụ thể như sau:

a) Tiền nhà ở, tiền điện, nước và các loại dịch vụ khác kèm theo. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

b) Tiền mua bảo hiểm đối với các hình thức bảo hiểm mà pháp luật không quy định trách nhiệm bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động.

c) Các khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao.

d) Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.

đ) Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật như: chi trong các ngày nghỉ, lễ;   thuê các dịch vụ tư vấn, thuê kê khai thuế; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục.

2.1.6. Các khoản thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán), trừ một số khoản tiền thưởng quy định tại điểm 2.3 dưới đây. Trường hợp người lao động được thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trả thưởng.

Các khoản thu nhập nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

2.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:

2.2.1. Phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công, bao gồm: phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, cho thân nhân liệt sỹ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng; phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

2.2.2. Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm:

a) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b) Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

c) Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

2.2.4. Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:

a) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi.

c) Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.

d) Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

đ) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

e) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả.

2.2.5. Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực nhà nước để tính trừ. Các trường hợp chi cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định trên thì phần chi vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

2.3. Các khoản tiền thưởng được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

2.3.1. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:

a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến;

b) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng như Huân chương, Huy chương các loại.

c) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu vinh dự nhà nước như danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng, danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ Nhân dân,...

d) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

đ) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.

e) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

 Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

2.3.2. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

2.3.3. Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2.3.4. Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh vay, mua cổ phần hoặc góp vốn sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức:

3.1. Tiền lãi nhận được từ các hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp,   hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh, cá nhân vay theo hợp đồng vay (trừ lãi tiền gửi nhận được từ ngân hàng, tổ chức tín dụng).

3.2. Lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần.

3.3. Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã .

3.4. Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn (không bao gồm vốn gốc được nhận lại).

3.5. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành (kể cả các tổ chức nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), trừ thu nhập từ lãi trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành.

3.6. Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế,...

3.7. Thu nhập từ cổ phiếu trả thay cổ tức.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:

4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.

4.3. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

5.1. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

5.2. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất, bao gồm:

5.2.1. Nhà ở;

5.2.2. Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất;

5.2.3. Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).

5.3. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.

5.4. Thu nhập từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước.

5.5. Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.

6. Thu nhập từ trúng thưởng

Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:

6.1. Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành thực hiện.

6.2. Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ.

6.3. Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép.

6.4. Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động.

6.5. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.

7. Thu nhập từ bản quyền

Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, cụ thể:

7.1. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao gồm:

7.1.1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

7.1.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

7.1.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

7.2. Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ, bao gồm:

7.2.1. Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.

7.2.2. Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.

7.2.3. Chuyển giao giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả việc chuyển nhượng lại.

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền.

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả việc nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế

Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về tài sản thừa kế đối với các loại tài sản sau đây:

9.1. Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.

9.2. Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.

9.3. Đối với nhận thừa kế là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê đất, mặt nước.

9.4. Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước như: ô tô, xe gắn máy (xe mô tô), tàu, thuyền, máy bay.   

10. Thu nhập từ nhận quà tặng

Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các loại tài sản sau đây:

10.1. Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo qui định của Luật Chứng khoán.

10.2. Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.

10.3. Đối với nhận quà tặng là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê đất, mặt nước.

10.4. Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như: ô tô, xe gắn máy (xe mô tô), tàu, thuyền, máy bay.

III. CÁC KHOẢN THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ

Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế và hồ sơ làm căn cứ xác định thu nhập được miễn thuế như sau:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau.

Hồ sơ miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

1.1. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định của toà án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).

1.2. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao giấy khai sinh.

Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.

1.3. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.

1.4. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.

1.5. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.

1.6. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác chứng minh có quan hệ huyết thống.

1.7. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.

Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên nhưng người chuyển nhượng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2.1. Cá nhân có nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất theo quy định này là cá nhân chuyển nhượng chỉ có quyền sở hữu một căn nhà duy nhất hoặc chỉ có quyền sử dụng một thửa đất duy nhất ở Việt Nam, kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được xây dựng nhà.

2.2. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.

2.3. Trường hợp vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng chỉ vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng khác mới được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng khác không đựợc miễn.

2.4. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.

2.5. Căn cứ xác định thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

3.1. Cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, khi chuyển nhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì giá vốn của đất chuyển nhượng được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất.

3.2. Hồ sơ miễn thuế gồm: bản sao quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền ghi rõ mức miễn, giảm tiền sử dụng đất.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau.

Hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp này được áp dụng tương tự như hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản nêu tại khoản 1 mục III phần A Thông tư này.

5. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

5.1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hoá sản xuất nông nghiệp thì thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp được miễn thuế.

5.2. Hồ sơ miễn thuế gồm: Văn bản thoả thuận việc chuyển đổi đất giữa các bên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản tại các khoản 1, 2 , 3, 4, 5 mục III nêu trên phải có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã thì người chuyển nhượng phải xuất trình bản chính để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.

Người chuyển nhượng bất động sản thực hiện thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục III nêu trên theo qui định tại điểm 2.5 khoản 2 mục II phần D Thông tư này.

6. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường có thu nhập được miễn thuế phải thoả mãn các điều kiện sau:

6.1. Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản.

Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản.

6.2. Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản theo quy định này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh nơi diễn ra hoạt động sản xuất.

Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.

6.3. Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường được hiểu như sau:

6.3.1. Đối với sản phẩm trồng trọt là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, bảo quản tươi bằng hoá chất, bóc vỏ, phân loại và đóng gói.

6.3.2. Đối với sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, ướp đông, ướp muối, phân loại và đóng gói.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

7.1. Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là khoản tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc gửi tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.

7.2. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

7.3. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với các khoản lãi nêu trên như sau:

7.3.1. Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm) của cá nhân.

7.3.2. Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối

8.1. Thu nhập được miễn thuế từ kiều hối là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.

8.2. Căn cứ xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là: các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).

9. Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:

9.1. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 

30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ 

9.2. Đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế.

10. Thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ hưu theo chế độ quy định thì thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội Việt Nam trả được miễn thuế.

Cá nhân sinh sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do các tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật bảo hiểm xã hội của nước đó.

11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

11.1. Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước.

11.2. Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

11.3. Cơ quan trả học bổng cho cá nhân phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng .

Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.

12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật được miễn thuế thu nhập cá nhân.

12.1. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là khoản tiền mà cá nhân nhận được do cơ quan bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

Căn cứ để xác định thu nhập là tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là: Quyết định bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.

12.2. Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ cơ quan sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động.

Căn cứ để xác định thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là: Quyết định bồi thường của cơ quan sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.

12.3. Thu nhập từ bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

12.3.1. Thu nhập từ bồi thường nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan sai do cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định.

12.3.2. Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường nhà nước là: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.

13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Quỹ từ thiện nêu tại khoản này là các quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Căn cứ để xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được miễn thuế là: văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện.

14. Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ để xác định thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài được miễn thuế là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.

IV. GIẢM THUẾ

Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

1. Xác định số thuế được giảm

1.1. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm đó.

1.2. Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm: 

1.2.1. Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với các khoản thu nhập chịu thuế tính theo biểu thuế toàn phần quy định tại Điều 23 của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

1.3. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm (nếu có), hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

1.4. Số thuế giảm được xác định như sau:

1.4.1. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại.

1.4.2. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng số thuế phải nộp.

2. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế

2.1. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn

Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn được xét giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Biên bản xác định mức độ thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản xác nhận thiệt hại của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn.

- Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thoả thuận bồi thường của người gây hoả hoạn (nếu có).

- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hoả hoạn.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

2.2. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn

Đối tượng nộp thuế gặp tai nạn được giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế.

- Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thoả thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).

- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

2.3. Đối với đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo

2.3.1. Đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế theo hướng dẫn này là người bị mắc bệnh, nếu không điều trị theo chỉ định của cơ quan y tế hoặc bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến tính mạng.

2.3.2. Người mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.

- Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp;  hoặc hoá đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

3. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế

Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế là thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.

V. QUY ĐỔI THU NHẬP CHỊU THUẾ RA ĐỒNG VIỆT NAM

1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam

2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.

VI. KỲ TÍNH THUẾ

1. Đối với cá nhân cư trú

1.1. Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế được tính theo năm dương lịch.

Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, năm tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.

Ví dụ: Ông X có quốc tịch Nhật đến Việt Nam từ ngày 15/5/2009. Trong năm 2009, ông X có mặt tại Việt Nam tổng cộng 140 ngày và trong năm 2010, tính đến 14/5/2010, ông X có mặt tại Việt Nam trên 43 ngày. Năm tính thuế đầu tiên của ông X được xác định từ ngày 15/5/2009 đến hết ngày 14/5/2010. Năm tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010.

1.2. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.

1.3. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.

2. Đối với cá nhân không cư trú:

Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng,.. thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.

Phần B –

CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ

I. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH, THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG.

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:

- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản giảm trừ gia cảnh.

- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh

Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.

Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản (trừ bất động sản là tài sản cố định sử dụng vào mục đích kinh doanh), thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, quà tặng thì các khoản thu nhập này không tính vào thu nhập từ kinh doanh mà áp dụng nộp thuế thu nhập cá nhân theo từng khoản thu nhập riêng theo hướng dẫn tại Thông tư  này.

Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

1.1. Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu ấn định trong kỳ tính thuế

x

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

1.2. Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, không hạch toán, xác định được chi phí. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

x

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Trong đó, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo sổ sách kế toán hoá đơn, chứng từ phù hợp với doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Thuế quy định cụ thể tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để áp dụng đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không hạch toán được chi phí hoặc không hạch toán kế toán.

1.3. Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ, thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

-

Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế

+

Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Trong đó:

- Doanh thu và chi phí được xác định theo sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ. Trường hợp, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng thì doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với doanh thu tính thuế giá trị gia tăng.

- Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh như: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán, tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp, tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm.

1.3.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

a) Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng.

- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

Trường hợp, thời điểm lập hoá đơn xẩy ra trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá (hoặc dịch vụ hoàn thành) thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn hoặc ngược lại.

b) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được xác định như sau:

- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.

Trường hợp việc thanh toán theo hợp đồng mua bán theo phương thức trả góp, trả chậm kéo dài nhiều kỳ tính thuế thì doanh thu là số tiền phải thu của người mua trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả góp, trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.

Việc xác định chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá bán trả góp, trả chậm thực hiện theo nguyên tắc chi phí phải phù hợp với doanh thu.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra dùng để trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động, doanh thu được xác định theo giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cá nhân kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của cá nhân thì doanh thu là chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó.

- Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tổng số tiền thu về từ hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.                                                                                                                                   

- Đối với nhận đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cá nhân kinh doanh giao đại lý, ký gửi hưởng hoa hồng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hoá.

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê.

Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Trường hợp bên thuê trả tiền trước nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước nhưng phải tính ngay số thuế nộp tương ứng từng năm và nộp cho cả thời gian thu tiền trước.

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình nghiệm thu bàn giao. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền thu được từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa.

1.3.2. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Các khoản chi phí hợp lý được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh, có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi phí hợp lý được xác định như sau:

a) Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động theo hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động.

Chi phí tiền lương, tiền công không bao gồm khoản tiền lương, tiền công của cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên đứng tên trong đăng ký kinh doanh của nhóm kinh doanh.

Tiền trang phục trả cho người lao động không vượt quá 1.000.000 đồng/năm.

b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do hộ gia đình, cá nhân kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mọi trường hợp tổn thất vật tư, tài sản, tiền vốn, hàng hoá đều không được tính giá trị tổn thất đó vào chi phí hợp lý trừ trường hợp tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

Đối với vật tư hàng hoá vừa dùng cho tiêu dùng cá nhân, vừa dùng cho kinh doanh thì chỉ được tính vào chi phí phần sử dụng vào kinh doanh.

c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

- Tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.

+ Tài sản cố định phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cá nhân kinh doanh.

+ Tài sản cố định phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cá nhân kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.

- Mức trích khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý theo quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh thì không được trích khấu hao.

Đối với tài sản cố định vừa sử dụng cho mục đích kinh doanh, vừa sử dụng cho mục đích khác thì chi phí khấu hao được trừ căn cứ vào mức độ sử dụng tài sản cho kinh doanh và mức sử dụng chung.

d) Chi phí trả lãi các khoản tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế.

Mức lãi suất tiền vay được tính theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trường hợp vay của các đối tượng không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng thì chi phí trả lãi tiền vay được căn cứ vào hợp đồng vay nhưng mức tối đa không quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Chi phí trả lãi tiền vay nêu trên không bao gồm trả lãi tiền vay để góp vốn thành lập cơ sở của cá nhân kinh doanh.

đ) Chi phí quản lý

- Chi phí trả tiền điện, tiền nước; tiền điện thoại; tiền mua văn phòng phẩm; tiền thuê kiểm toán; tiền thuê dịch vụ pháp lý; tiền thuê thiết kế, tiền mua bảo hiểm tài sản; các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.

- Các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định như chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.

- Tiền thuê tài sản cố định hoạt động theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản cố định.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định.

- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

e) Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật bao gồm:

- Thuế môn bài, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, tiền thuê đất.

- Thuế giá trị gia tăng mà pháp luật quy định được tính vào chi phí.

- Các khoản phí, lệ phí mà cơ sở kinh doanh thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

g) Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) tối đa là hai lần mức qui định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

h) Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định.

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

2.1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần A Thông tư này.

2.2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

3. Xác định các khoản giảm trừ:

3.1. Giảm trừ gia cảnh.

Theo quy định tại Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 12 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:

3.1.1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

3.1.2. Mức giảm trừ gia cảnh

a) Đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức 4 triệu đồng/tháng là mức tính bình quân cho cả năm, không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.

b) Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

3.1.3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

- Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009 trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này.

- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.

Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.

- Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.

3.1.4. Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau:

a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:

- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).

Ví dụ: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này  con anh Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.

- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.

- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.

b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây.

d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5 dưới đây mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế.       

- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột).

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

3.1.5. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

3.1.6. Người tàn tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn nêu trên là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người tàn tật, cụ thể như sau:

Người tàn tật không có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc người bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh không có khả năng tự phục vụ bản thân được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

3.1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

a) Đối với con:

- Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.

- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần có các giấy tờ sau:

+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.

+ Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

- Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài) cần có các giấy tờ sau:

+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.

+ Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề.

 Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú thì ngoài Giấy khai sinh cần có bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Đối với vợ hoặc chồng:

- Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.

- Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột: 

- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).

- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

d) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột cần có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế với người phụ thuộc.

Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của đối tượng nộp thuế đối với người phụ thuộc như: bản sao sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), bản sao Giấy khai sinh thể hiện được quan hệ này.

Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động ngoài các giấy tờ nêu trên thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

đ) Các giấy tờ trong các hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên, nếu là bản sao thì phải có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu không có công chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với bản sao để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.

e) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.

3.1.8. Kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc

Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ 4 triệu đồng/tháng trở xuống không phải kê khai người phụ thuộc.

Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên 4 triệu đồng/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc cần kê khai theo hướng dẫn dưới đây:

a) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, đối tượng nộp thuế lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập.

Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.

- Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 nêu trên và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.

- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:

+ Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.

+ Đối với các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30 tháng 1 năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ.

+ Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với đăng ký thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký điều chỉnh tăng, giảm người phụ thuộc.

Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

- Cơ quan trả thu nhập có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của đối tượng nộp thuế.

+ Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho số người phụ thuộc theo đúng bản đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế trước khi tính số thuế tạm khấu trừ.

+ Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập. Thời hạn chuyển chậm nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày 30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng sau tháng nhận được bản đăng ký.

b) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh

- Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp khoán.

- Đối tượng nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại các tờ khai nêu trên vào đầu năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này và nộp cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.

- Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế.

- Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.

3.1.9. Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.

Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào loại thu nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo hướng dẫn nêu trên. Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập.

3.2. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

3.2.1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm :

a) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa. Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.

b) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phải là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

3.2.2. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, nếu giảm trừ không hết trong năm thì cũng không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo.

4. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216 

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

5. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông A phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương; trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau:

- Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản sau:

+ Cho bản thân là: 4 triệu đồng;

+ Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng;

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2  + 0,6 = 7,8 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng  – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng.

- Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là:

2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng

Tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng.

Ví dụ:  Ông B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc),  ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi.  Trong tháng ông B không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B được tính như sau:

- Ông B được được giảm trừ các khoản sau:

+  Cho bản thân là 4 triệu đồng.

+  Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng  x 2 người = 3,2 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:

90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng

-  Số thuế phải nộp được tính là:

+  Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng

+  Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng

+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng

+ Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:

(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng

+ Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:

(80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng

+ Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%:

(82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng

Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:

(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, thuê mặt bằng có nhiều người cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (gọi chung là nhóm cá nhân kinh doanh), sau khi đã xác định được thu nhập chịu thuế từ kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản 1 mục I phần B Thông tư này, thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân được phân chia theo một trong các cách sau đây:

6.1. Theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; hoặc

6.2. Theo thoả thuận giữa các cá nhân; hoặc

6.3. Theo số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.

Trên cơ sở thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân cùng tham gia kinh doanh đã xác định theo nguyên tắc phân chia nêu trên, từng cá nhân được giảm trừ gia cảnh, giảm trừ từ thiện, nhân đạo, khuyến học, các khoản bảo hiểm bắt buộc để xác định thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp riêng cho từng cá nhân.

Ví dụ: ông A, ông B, ông C cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh, cùng tham gia kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh).

- Trường hợp trong đăng ký kinh doanh có nêu rõ tỷ lệ góp vốn của từng cá nhân là: ông A: 50%, ông B: 30%, ông C: 20%; giả sử thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm X là 300 triệu đồng và mỗi cá nhân có số người phụ thuộc là 2 người, trong năm không phát sinh các khoản đóng góp từ thiện. Số thuế thu nhập cá nhân mỗi cá nhân phải nộp được xác định như sau:

- Bước 1: xác định thu nhập chịu thuế của từng cá nhân:

Ông A = 300 x 50% = 150 triệu đồng

Ông B = 300 x 30% =   90 triệu đồng

Ông C = 300 x 20% =   60 triệu đồng

- Bước 2: xác định thu nhập tính thuế của từng cá nhân:

Ông A = 150 - {(4 triệu đồng x 12 tháng) + (1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)} = 63,6 triệu đồng

Ông B = 90 - {(4 triệu đồng x 12 tháng) + (1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)} = 3,6 triệu đồng

Ông C = 60 - {(4 triệu đồng x 12 tháng) + (1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)} = - 26,4 triệu đồng

Vậy Ông C có thu nhập trong năm X chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân

- Bước 3: Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm của cá nhân có thu nhập đến mức phải nộp thuế:

Căn cứ biểu thuế luỹ tiến từng phần:

Ông A = (60 triệu đồng x 5%) + (3,6 triệu đồng x 10%) = 3,36 triệu đồng

Ông B = 3,6 triệu đồng x 5% = 180.000 đồng.

II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC

1. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.

1.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II phần A Thông tư này.

1.2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

1.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

Trường hợp thu nhập từ đầu tư vốn quy định tại điểm 3.4 và 3.7 khoản 3 mục II phần A Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập về giá trị phần vốn góp tăng thêm hoặc thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu.

Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.

1.4. Cách tính thuế

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 5%

2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

2.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.

2.1.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

a) Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

b) Giá mua

Giá mua của phần vốn góp được xác định đối với từng trường hợp như sau:

- Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

- Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp.

 c) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn: là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định. Cụ thể như sau:

- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;

- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng;

- Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

2.1.2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

2.1.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

Thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành quy định tại khoản này là thời điểm các bên tham gia chuyển nhượng làm thủ tục khai báo, chuyển quyền sở hữu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp quản lý vốn góp.

2.1.4. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất (20%)

2.2. Đối với chuyển nhượng chứng khoán

Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.

2.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.

a) Giá bán chứng khoán được xác định như sau

- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố.

- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. 

- Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

b) Giá mua chứng khoán được xác định như sau:

- Đối với chứng khoán niêm yết: giá mua chứng khoán là giá thực mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá.

- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá mua chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua.

Trường hợp trên hợp đồng không quy định giá mua hoặc giá mua cao hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua.

c) Các chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:

- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;

- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng;

- Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán;

- Phí uỷ thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác;

- Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.

2.2.2. Thuế suất và cách tính thuế

a) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

Cá nhân áp dụng thuế suất 20% đối với chuyển nhượng chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đăng ký  phương pháp nộp thuế theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau:

+ Năm 2009:  cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009.

+ Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước.

- Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế.

- Thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định.

- Việc áp dụng thuế suất 20% phải tính trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 20%

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

b) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Cách tính thuế phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng

x

Thuế suất 0,1%

2.2.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

a) Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Trung tâm giao dịch hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện.

b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao dịch công bố giá thực hiện.

c) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán.

3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất.

3.1. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sử dụng đất không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất

3.1.1. Thu nhập tính thuế: được xác định bằng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trừ đi giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.

3.1.2. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp không xác định được giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng sẽ được xác định theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3.1.3. Giá vốn: Giá vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:

a) Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của nhà nước.

b) Đối với quyền sử dụng đất nhận từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (khi mua).

Chứng từ hợp pháp trả tiền là phiếu thu của tổ chức bán đất, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, các giấy biên nhận thanh toán của các cá nhân với nhau...

c) Đối với trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất thì giá vốn là số tiền phải thanh toán theo giá trúng đấu giá.

d) Trường hợp không xác định được hoặc xác định không đúng giá vốn tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.1.4. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất mà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách nhà nước;

b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có);

c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất như chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc.

3.2. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng hoặc công trình xây dựng trên đất.

3.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn của bất động sản đó và các chi phí hợp lý có liên quan.

3.2.2. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp không xác định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định như sau:

a) Phần giá trị đất chuyển nhượng được xác định căn cứ theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

b) Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất, được xác định như sau:

- Căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về phân loại giá trị nhà.

- Căn cứ quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành.

- Căn cứ giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng trên đất được tính theo bảng giá lệ phí trước bạ.

3.2.3. Giá vốn

Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua. 

Trường hợp giá vốn về quyền sử dụng đất, giá trị nhà không xác định được hoặc giá ghi trên hợp đồng mua cao hơn giá thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.2.4. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập là các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng, có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất người chuyển nhượng đã nộp ngân sách;

b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng;

c) Chi phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất;

d) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bất động sản như: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc,...

3.3. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở

3.3.1. Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán trừ đi giá mua và các chi phí hợp lý có liên quan.

3.3.2. Giá bán:  là giá thực tế chuyển nhượng được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp giá bán ghi tại hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng nhà ở được xác định căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về việc phân loại nhà hoặc giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3.3.3. Giá mua: được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua.

Trường hợp không xác định được giá mua hoặc giá mua ghi trên hợp đồng cao hơn thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.3.4. Chi phí liên quan được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng nhà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách;

b) Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà;

c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.

3.4. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước

Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước được xác định bằng giá cho thuê lại trừ giá đi thuê và các chi phí có liên quan.

3.4.1. Giá cho thuê lại:

Giá cho thuê lại được xác định bằng giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.

Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá thuê do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

3.4.2. Giá đi thuê: được xác định căn cứ vào hợp đồng thuê.

Trường hợp không xác định được giá thuê hoặc giá thuê ghi trên hợp đồng cao hơn thực tế tại thời điểm thuê thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.4.3. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động chuyển quyền có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước mà người chuyển quyền đã nộp ngân sách.

b) Các chi phí cải tạo đất, mặt nước.

c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước.

3.5. Thuế suất và cách tính thuế

3.5.1. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.

Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.5.2. Cách tính thuế

a) Trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất     25%

b) Trường hợp không xác định được giá vốn (giá mua) của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng

x

Thuế suất 2%

3.6. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

3.7. Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, thì nghĩa vụ thuế sẽ được tính riêng cho từng cá nhân. Thu nhập tính thuế của từng cá nhân được xác định căn cứ vào tổng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và tỷ lệ phân chia thu nhập giữa các cá nhân đồng sở hữu. Tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định căn cứ vào tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,... Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định bình quân.

4. Đối với thu nhập từ bản quyền

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất.

4.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyển sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghiệp.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao.

Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

4.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.

4.4. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

thuế suất 5%.

5. Đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và thuế suất.

5.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.

5.2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 5%.

5.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.

5.4. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 5%.

6. Đối với thu nhập từ trúng thưởng

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.

6.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.

Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.

 Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:

- Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino là toàn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào. 

6.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.

6.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.

6.4. Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 10%

7. Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.

7.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:

7.1.1. Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau:

a) Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân hưởng thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sử dụng bất động sản.

b) Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc.

Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

7.1.2. Đối với thừa kế, quà tặng là ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền,...: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân nhận được thừa kế, quà tặng .

7.1.3. Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: giá trị của quà tặng, thừa kế là giá trị của phần vốn góp, cơ sở kinh doanh được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán hoá đơn, chứng từ tại thời điểm nhận thừa kế, quà tặng. Trường hợp không có sổ sách kế toán hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định thì giá trị phần vốn góp, cơ sở kinh doanh được xác định theo giá thị trường tại thời điểm nhận.

7.1.4. Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: thu nhập để tính thuế của chứng khoán là giá trị chứng khoán tại thời điểm chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:

a) Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.

b) Đối với chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán căn cứ vào giá tham chiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ở thời điểm nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.

c) Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp trên căn cứ giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại ngày nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán.

7.2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.

7.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

7.3.1. Đối với thu nhập từ thừa kế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

7.3.2. Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế. Trường hợp nhận quà tặng từ nước ngoài thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được quà tặng.

7.4. Cách tính số thuế phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

X

Thuế suất 10%

Phần C –

CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

I. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ KINH DOANH

Căn cứ Điều 25 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của các nhân không cư trú được xác định như sau:

1. Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với thuế suất.

2. Doanh thu: là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định tương tự như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1 mục I Phần B Thông tư này.

Trường hợp thoả thuận tại hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.

3. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

3.1.  1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá;

3.2.  5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;

3.3.  2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.

II. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được bằng tiền và không bằng tiền do thực hiện công việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 mục I phần B Thông tư này.

III.  ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ ĐẦU TƯ VỐN

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (x) với thuế suất 5%.

Thu nhập chịu thuế, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định tương tự như đối với thu nhập chịu thuế, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1 mục II phần B Thông tư này.

IV. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (x) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là tổng giá trị chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

2. Tổng số tiền chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

2.1. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo qui định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

2.2. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán được xác định căn cứ vào giá chứng khoán như sau:

2.2.1. Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

2.2.2. Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán: giá bán chứng khoán là giá giao dịch thoả thuận theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại ngày chuyển nhượng chứng khoán.

2.2.3. Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.

3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực hoặc thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu (đối với chuyển nhượng phần vốn góp; chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện (đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch).

V. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN

1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 2%.

Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

2. Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú trong từng trường hợp cụ thể được xác định như xác định giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II phần B Thông tư này.

VI.  ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ BẢN QUYỀN, NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:

1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền

1.1. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.

Thu nhập từ bản quyền được xác định theo hướng dẫn tại khoản 4 mục II phần B Thông tư này.

1.2. Thời điểm xác định thu nhập từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển bản quyền cho đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú.

2. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại

2.1. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại được xác định theo hướng dẫn tại khoản 5 mục II phần B Thông tư này.

2.2. Thời điểm xác định thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ việc nhượng quyền thương mại.

VII. ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TRÚNG THƯỞNG, TỪ THỪA KẾ, QUÀ TẶNG

1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 dưới đây nhân với thuế suất 10%.      

2. Thu nhập chịu thuế

2.1. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam.

Thu nhập từ trúng thưởng của cá nhân không cư trú được xác định theo hướng dẫn tại khoản 6 mục II phần B Thông tư này.

2.2. Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.

Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định theo hướng dẫn tại khoản 7 mục II phần B Thông tư này.

3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

3.1. Đối với thu nhập từ trúng thưởng: là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả tiền thưởng cho cá nhân không cư trú.

3.2. Đối với thu nhập từ thừa kế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

3.3. Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận quà tặng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

Phần D –

ĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN THUẾ

I. ĐĂNG KÝ THUẾ

1. Đối tượng phải đăng ký thuế

Theo quy định tại Điều 21 của Luật Quản lý thuế; Điều 2 và Điều 8 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

1.1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập, bao gồm:

1.1.1. Các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, thuộc đối tượng phải đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.

1.1.2. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.

1.1.3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

1.1.4. Các đơn vị sự nghiệp.

1.1.5. Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài.

1.1.6. Các Ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.

1.1.7 Các đơn vị trả thu nhập khác.

Trường hợp cơ quan trả thu nhập có đơn vị trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán riêng thì các đơn vị này cũng phải thực hiện đăng ký thuế.

1.2. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:

1.2.1. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác.

1.2.2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

1.2.3. Các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu phát sinh thường xuyên).

Các đối tượng nêu tại điểm 1.1 và điểm 1.2 nêu trên nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì không phải đăng ký mới. Mã số thuế đã cấp được tiếp tục sử dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản thu nhập.

2. Hồ sơ đăng ký thuế

2.1. Đối với tổ chức và cá nhân kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.

Trường hợp nhiều người cùng góp vốn, cùng tham gia kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh) thì người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 85/2007/TT-BTC nêu trên để được cấp mã số thuế cho bản thân. Mã số thuế của người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh được sử dụng khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài,... chung cho cả nhóm và khai thuế thu nhập cá nhân cho bản thân người đại diện. Mỗi cá nhân góp vốn khác đều phải thực hiện đăng thuế để được cấp mã số thuế riêng như đối với cá nhân kinh doanh.

2.2. Đối với đơn vị trả thu nhập không phải là tổ chức kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại điểm 2.10 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC nêu trên.

2.3. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. 

- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế

3.1. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập: địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC nêu trên.

3.2. Đối với các cơ quan quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, địa điểm nộp hồ sơ như sau:

3.2.1. Cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế.

3.2.2. Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp huyện  nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Chi cục Thuế.

3.2.3. Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài,... nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế nơi cơ quan đóng trụ sở chính.

3.3. Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị trả thu nhập hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị trả thu nhập, đơn vị trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của các cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

3.4. Các cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.

3.5. Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập: từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ các khoản thu nhập chịu thuế khác được lựa chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan, đơn vị trả thu nhập hoặc tại Chi cục Thuế nơi kinh doanh.

II. KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập.

1.1. Các loại thu nhập phải khấu trừ:    

1.1.1. Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam.

1.1.2. Thu nhập của cá nhân cư trú:

a) Thu nhập từ tiền lương, tiền công;

b) Thu nhập từ đầu tư vốn;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;

d) Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng;

đ) Thu nhập từ bản quyền;

e) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

1.2. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

1.2.1. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động, được tuyển dụng làm việc lâu dài, ổn định.

Việc khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được thực hiện hàng tháng. Cơ quan trả thu nhập căn cứ vào tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công thực trả cho người lao động, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế, người phụ thuộc theo đăng ký của đối tượng nộp thuế. Trên cơ sở thu nhập còn lại và biểu thuế luỹ tiến từng phần, cơ quan trả tính thuế và khấu trừ số thuế đã tính để nộp ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú làm việc tại công ty X có thu nhập thường xuyên từ tiền lương hàng tháng là 10 triệu đồng và phải nuôi 2 con nhỏ.

Hàng tháng công ty X thực hiện khấu trừ thuế của ông A như sau:

Thu nhập của ông A được giảm trừ gia cảnh 7,2 triệu đồng/tháng, trong đó:

- Cho bản thân: 4 triệu đồng/tháng.

- Cho 2 người phụ thuộc(2 con): 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng/tháng

Thu nhập tính thuế : 10 triệu đồng – 7,2 triệu đồng = 2,8 triệu đồng/tháng

Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ là: 2,8 triệu đồng x 5% = 0,14 triệu đồng/tháng

1.2.2. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn

Trước mỗi lần trả lợi tức, cổ tức cho cá nhân đầu tư vốn, các tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định bằng lợi tức, cổ tức mỗi lần trả nhân (x) với thuế suất 5% .

1.2.3. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không phân biệt nộp thuế theo thuế suất 0,1% hay 20% đều phải khấu trừ thuế trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng. Căn cứ để xác định số thuế khấu trừ là giá chuyển nhượng chưa trừ các khoản chi phí nhân (x) với thuế suất 0,1%.

Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi nhà đầu tư mở tài khoản chịu trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp, chứng khoán chưa niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán mà tổ chức phát hành chứng khoán không uỷ quyền quản lý danh sách cổ đông cho công ty chứng khoán thì tổ chức phát hành chứng khoán chịu trách nhiệm khấu trừ thuế.

1.2.4. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế khấu trừ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.

1.2.5. Khấu trừ thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng:

Tổ chức trả tiền thưởng cho cá nhân trúng thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Căn cứ xác định số thuế khấu trừ là phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng nhân (x) với thuế suất 10%.

 1.2.6. Khấu trừ thuế đối với cá nhân không cư trú có các khoản thu nhập chịu thuế

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Căn cứ để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng khoản thu nhập, từng ngành nghề.

1.2.7. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:

- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.

- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế.

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn trên phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chứng từ khấu trừ thuế theo đơn đề nghị (theo mẫu số 17/TNCN ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Khai thuế

Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế như sau:

2.1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế.

2.1.1. Khai thuế tháng

Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm 1 mục II phần D nêu trên có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng tháng, cụ thể như sau:

a) Trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trường hợp khấu trừ thuế đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 04/KK- TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

2.1.2. Thời hạn nộp tờ khai thuế tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

Trường hợp hàng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ theo từng loại tờ khai thấp hơn 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được khai, nộp tờ khai thuế theo quý. Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

2.1.3. Khai quyết toán thuế

Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định cụ thể sau:

a) Hồ sơ khai quyết toán thuế bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này và các bảng kê chi tiết sau:

+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân có ký hợp đồng lao động theo mẫu số 05A/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này, không phân biệt thu nhập đã đến mức phải nộp thuế hay chưa phải nộp thuế.

+ Bảng kê thu nhập từ tiền lương, tiền công trả cho cá nhân không ký hợp đồng lao động theo mẫu số 05B/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, phải lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 06/KK-TNCN và các bảng kê chi tiết kèm theo tờ khai quyết toán ban hành kèm theo Thông tư này. Cụ thể:

+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06A/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06B/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06C/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.

+ Bảng kê chi tiết theo mẫu số 06D/BK-TNCN áp dụng đối với thu nhập từ trúng thưởng.

b) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

2.1.4. Nơi nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế.

a) Đối với đơn vị trả thu nhập là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.

b) Đối với các trường hợp khác

- Cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục thuế.

- Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp huyện  nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế.

- Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài,... nộp hồ sơ khai thuế tại Cục thuế nơi cơ quan đóng trụ sở chính.

2.1.5. Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp số thuế đã khấu trừ và số thuế còn phải nộp khi quyết toán thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý và hồ sơ quyết toán thuế năm.

2.2. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh

2.2.1. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ (nộp thuế theo kê khai):

a) Khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân quý: Cá nhân kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, hàng quý phải tạm xác định thu nhập chịu thuế và kê khai số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp theo mẫu số 08/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này và nộp tờ khai cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh.

- Thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

- Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp là:

+ Thu nhập chịu thuế tạm tính trong quý được xác định bằng doanh thu trong quý trừ đi chi phí tạm tính trong quý:

Doanh thu trong quý được xác định bằng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ kê khai trong quý phù hợp với doanh thu tính và nộp thuế giá trị gia tăng của quý.

Chi phí tạm tính trong quý là chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến doanh thu trong quý. 

+ Thu nhập tính thuế tạm tính trong quý được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ giảm trừ gia cảnh tính cho cả quý.

Giảm trừ gia cảnh gồm: Giảm trừ cho bản thân cá nhân kinh doanh và giảm trừ cho người phụ thuộc. Số người phụ thuộc được tạm giảm trừ theo kê khai của cá nhân kinh doanh.

+ Số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp hàng quý được xác định theo công thức sau:

Số thuế tạm nộp hàng quý

=

[

Thu nhập tính thuế tạm tính trong quý

x

Thuế suất theo biểu luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tháng

]

x

3

3

b) Khai quyết toán thuế

- Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo kê khai phải khai quyết toán thuế.

- Hồ sơ khai quyết toán thuế bao gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09B/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Các chứng từ chứng minh số thuế đã tạm nộp trong năm.

- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

c) Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

2.2.2. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu kinh doanh, không hạch toán được chi phí: hồ sơ khai thuế, căn cứ tính thuế, thời hạn nộp thuế được thực hiện như đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ. Riêng chi phí kinh doanh được xác định theo mức ấn định của cơ quan thuế.

2.2.3. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.

a) Hồ sơ khai thuế

Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ thực hiện khai thuế theo năm (mỗi năm khai 01 lần) tương ứng theo mẫu số 10/KK-TNCN hoặc mẫu số 10A/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. 

b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước. Trường hợp mới ra kinh doanh, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

c) Xác định số thuế khoán phải nộp

- Căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh về doanh thu, về người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh, cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường kiểm tra, ấn định doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế,   xác định số thuế thu nhập cá nhân khoán phải nộp hoặc không phải nộp thuế.

- Cơ quan thuế niêm yết công khai danh sách cá nhân kinh doanh, dự kiến mức thu nhập chịu thuế, các căn cứ tính thuế và số thuế phải nộp của từng cá nhân. Đối với cá nhân phải nộp thuế, cơ quan thuế thông báo số thuế phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 2 theo mẫu số 10-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp phải nộp thuế, cá nhân kinh doanh phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo qui định tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này.

- Trường hợp trong năm có sự thay đổi về quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh hoặc số người phụ thuộc thì cá nhân kinh doanh phải khai với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán cho phù hợp.

- Đối với nhóm cá nhân kinh doanh: căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định chung cho cả nhóm và tỷ lệ phân chia thu nhập, kê khai giảm trừ gia cảnh của từng thành viên, cơ quan thuế tính và thông báo mức thuế khoán cho từng thành viên trong nhóm số thuế phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 2 theo mẫu 10-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

đ) Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối cùng của quý.

e) Cá nhân chỉ có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán không phải quyết toán thuế.

2.2.5. Khai thuế đối với trường hợp nhiều người cùng góp vốn, cùng tham gia kinh doanh, cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, mặt bằng có đồng sở hữu (gọi chung là nhóm kinh doanh) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo phương pháp kê khai:

a) Khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân quý: cá nhân đại diện cho nhóm kinh doanh khai thuế tạm nộp quý theo mẫu số 08A/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh thu, chi phí tạm tính trong quý được xác định như đối với cá nhân kinh doanh đã thực hiện đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ.

- Đại diện nhóm kinh doanh tạm phân bổ thu nhập chịu thuế cho từng cá nhân trong nhóm theo quy định phân chia thu nhập tại khoản 6 mục I phần B Thông tư này.

- Số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp sẽ được tính riêng cho từng cá nhân của nhóm kinh doanh trên cơ sở thu nhập tạm phân bổ cho từng cá nhân, gia cảnh của từng cá nhân và biểu thuế. Căn cứ số thuế thu nhập cá nhân tạm tính cho từng cá nhân, đại diện nhóm kinh doanh nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo chứng từ nộp ngân sách riêng cho từng thành viên.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

b) Khai quyết toán

- Đối với nhóm kinh doanh, cá nhân đứng tên đại diện cho nhóm kinh doanh lập hồ sơ khai quyết toán theo mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế chung của cả nhóm và thu nhập chịu thuế riêng của từng cá nhân trong nhóm kinh doanh. Thu nhập chịu thuế của từng cá nhân được phân chia theo quy định tại khoản 6 mục I phần B Thông tư này.

- Mỗi cá nhân trong nhóm kinh doanh được nhận 01 bản chính của tờ khai quyết toán của nhóm và thực hiện khai quyết toán thuế của cá nhân.

- Hồ sơ khai quyết toán thuế đối từng cá nhân trong nhóm kinh doanh gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế của nhóm cá nhân kinh doanh (theo mẫu số 08B/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Tờ khai thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Các chứng từ đã tạm nộp thuế thu nhập cá nhân trong năm.

- Nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

c) Thời hạn nộp thuế đối với nhóm cá nhân kinh doanh, cá nhân trong nhóm chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

2.3. Khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công

2.3.1. Khai thuế tháng

a) Các trường hợp phải khai thuế tháng

- Cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

- Các cá nhân là người Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả.

Cá nhân khác có thu nhập từ tiền lương, tiền công không thuộc các trường hợp nêu trên không phải khai thuế tháng.

b) Hồ sơ khai thuế tháng: tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 07/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Nơi nộp và thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng

- Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Cục thuế nơi cá nhân cư trú.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

d) Cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế nếu thu nhập bình quân tháng ước tính trên 4 triệu đồng và có tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải nộp bản đăng ký người phụ thuộc cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng đầu tiên của năm tính thuế. Thời điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc được thực hiện tương tự như đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công hướng dẫn tại tiết a điểm 3.1.8 mục I phần B Thông tư này.

Bản đăng ký người phụ thuộc, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc nộp tại Cục thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế.

2.3.2. Khai quyết toán thuế

a) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

- Có số thuế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc đã tạm nộp trong năm hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng trong năm chưa bị khấu trừ hoặc chưa tạm nộp.

- Có yêu cầu về hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau.

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế. Các trường hợp khác không phải khai quyết toán thuế.

b) Hồ sơ khai quyết toán thuế

- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh) ban hành kèm theo Thông tư này.

- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm.

- Trường hợp nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài phải có tài liệu chứng minh hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài và kèm theo thư xác nhận thu nhập năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Thời hạn và nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.

Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế hàng tháng thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế cũng là nơi nộp hồ sơ khai thuế tháng (Cục thuế).

2.4. Khai thuế đối với cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công

2.4.1. Khai thuế

Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ phải kê khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm 2.2 nêu trên.

2.4.2 Quyết toán thuế

- Cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

+ Có tổng thu nhập chịu thuế bình quân tháng trên 4 triệu đồng.

+ Có hồ sơ đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau.

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế. Các trường hợp khác không phải khai quyết toán thuế.

- Hồ sơ quyết toán thuế bao gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN;

+ Phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN;

+ Phụ lục theo mẫu số 09B/PL-TNCN;   

+ Phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh)

- Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân có hoạt động kinh doanh.

2.5. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2.5.1. Thời điểm khai thuế: cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không phân biệt thuộc đối tượng chịu thuế hay miễn thuế đều phải lập hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp cùng hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.

2.5.2. Hồ sơ khai thuế bao gồm:

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 11/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất.

- Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.

- Trường hợp cá nhân đề nghị được áp dụng tính thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì phải xuất trình thêm các chứng từ hợp lệ làm căn cứ chứng minh các loại chi phí sau:

+ Giá vốn của bất động sản.

+ Chi phí xây dựng cải tạo nhà và các công trình trên đất.

+ Các loại phí và lệ phí đã nộp.

+ Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bất động sản.

- Các trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân phải kèm theo các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế tương ứng với từng trường hợp theo hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục III phần A Thông tư này.

2.5.3. Nơi nộp hồ sơ khai thuế: cá nhân nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại cơ quan quản lý bất động sản. Trường hợp ở địa phương chưa thực hiện quy chế một cửa liên thông thì nộp hồ sơ trực tiếp cho Chi cục Thuế nơi có bất động sản chuyển nhượng.

Căn cứ hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế phải nộp và thông báo số thuế phải nộp theo mẫu số 11-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này cho người nộp thuế biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thông báo thuế được gửi trực tiếp cho người nộp thuế hoặc gửi theo hồ sơ qua cơ quan có thẩm quyền quản lý bất động sản. Trường hợp cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế, cơ quan thuế sẽ xác nhận vào tờ khai và chuyển cho cơ quan quản lý bất động sản.

Cơ quan quản lý bất động sản chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản khi đã có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế.

2.5.4. Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo thuế.

2.6. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán) có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế theo quy định sau đây:

2.6.1. Thời điểm khai thuế: cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải khai thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu phần vốn chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

2.6.2. Hồ sơ khai thuế gồm:

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn theo mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn (bản sao).

- Các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

2.6.3. Nơi nộp hồ sơ khai thuế: hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có diễn ra giao dịch chuyển nhượng vốn hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân chuyển nhượng vốn (người bán) cư trú.

2.6.4. Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo thuế theo mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.     

2.6.5. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu vốn cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn khi có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

2.7. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

2.7.1. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký với cơ quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% tính trên thu nhập và phải quyết toán thuế trong trường hợp:

- Số thuế phải nộp tính theo thuế suất 20% lớn hơn số thuế đã tạm khấu trừ theo thuế suất 0,1% trong năm.

- Có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào năm sau.

2.7.2. Hồ sơ quyết toán thuế gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bảng kê chi tiết chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm theo mẫu số 13A/BK-TNCN  kèm theo Thông tư này.

- Các hoá đơn, chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán.

- Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ trong năm.

2.7.3. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục thuế nơi cá nhân cư trú.

2.7.4. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

2.8. Khai thuế đối với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng

Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, nhận quà tặng có trách nhiệm khai thuế theo từng lần phát sinh thu nhập từ thừa kế, quà tặng. Riêng đối với thừa kế, quà tặng là bất động sản thì thực hiện khai thuế theo hướng dẫn tại điểm 2.5 khoản 2 mục II phần D Thông tư này.

2.8.1. Hồ sơ khai thuế gồm:

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng theo mẫu số 14/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh quyền được nhận thừa kế, quà tặng.

2.8.2. Nơi nộp hồ sơ khai thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.

Căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế để người nhận thừa kế, quà tặng nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng.

Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan chỉ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán, phần vốn góp và các tài sản phải đăng ký là tài sản thừa kế, quà tặng cho người nhận thừa kế, nhận quà tặng  khi đã có chứng từ nộp thuế trong trường hợp phải nộp thuế.

2.8.3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Cá nhân có thu nhập từ thừa kế, quà tặng nộp hồ sơ khai thuế đồng thời với việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản nhận thừa kế, quà tặng.

2.8.4. Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo thuế theo mẫu số 14-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

2.9. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài

2.9.1. Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại nước ngoài phải khai và nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.

2.9.2. Khai thuế đối với từng khoản thu nhập như sau:

a) Khai thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh

Cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh tại nước ngoài phải khai thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần D Thông tư này.

b) Khai thuế đối với các khoản thu nhập chịu thuế khác (thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, nhận thừa kế, nhận quà tặng).   

- Thời hạn kê khai chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày phát sinh thu nhập hoặc nhận được thu nhập. Trường hợp khi phát sinh thu nhập hoặc nhận thu nhập ở nước ngoài nhưng cá nhân có thu nhập đang ở nước ngoài thì thời hạn khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh về Việt Nam.

- Hồ sơ khai thuế gồm:

+ Đối với các khoản thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng phát sinh tại nước ngoài khai tờ khai thuế theo mẫu số 19/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.  

+ Đối với các khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng chứng khoán, nhận thừa kế, nhận quà tặng khai thuế theo các mẫu tờ khai tương ứng áp dụng cho các khoản thu nhập này phát sinh tại Việt Nam. 

Ngoài tờ khai nêu trên, phải kèm theo các chứng từ trả thu nhập ở nước ngoài, chứng từ chứng minh đã nộp thuế ở nước ngoài làm căn cứ để xác định thu nhập và số thuế thu nhập cá nhân đã nộp ở nước ngoài .

- Nơi nộp hồ sơ khai thuế thực hiện như đối với các khoản thu nhập này phát sinh tại Việt Nam.    

2.10. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.

 - Năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ cho phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2.

Số thuế tính trùng được trừ vào năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

Số thuế tính trùng được trừ

=

Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất

x

Số tháng tính trùng

12

Ví dụ: Ông A đến Việt Nam làm việc ngày 01/5/2009 (là ngày ghi trên hộ chiếu của ông A) và có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Giả sử từ 01/5/2009 đến 31/12/2009, ông A có mặt tại Việt Nam là 160 ngày; từ ngày 01/01/2010 đến 30/4/2010, ông A có mặt tại Việt Nam 30 ngày. Như vậy, trong năm 2009 ông A không đủ thời gian có mặt tại Việt Nam để được xác định là cá nhân cư trú (160 ngày nhỏ hơn 183 ngày). Tuy nhiên nếu tính trong 12 tháng liên tục (từ ngày 01/5/2009 đến ngày 30/4/2010) ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng là 190 ngày (160 ngày cộng 30 ngày), do đó ông A vẫn được xác định là cá nhân cư trú.

Năm tính thuế thứ nhất của ông A được xác định từ ngày 01/5/2009 đến hết ngày 30/4/2010, ông A phải nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 30/4/2010.

Năm tính thuế thứ 2 của ông A được xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010; ông A phải nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 31/12/2010.

Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 của ông A được trừ phần thuế đã nộp trong năm thứ nhất tương ứng với thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2 cụ thể là các tháng 1, 2, 3, 4.

Số thuế tính trùng của năm 2009 được trừ vào năm tính thuế thứ 2010 của ông A được xác định như sau:

Số thuế tính trùng được trừ

=

Số thuế phải nộp trong năm 2009

X

4 tháng

12

3. Hoàn thuế

3.1. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:

3.1.1. Số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế.

3.1.2. Cá nhân đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.

3.1.3. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế.

3.2. Hồ sơ hoàn thuế gồm có:

- Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

- Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân.

- Chứng từ xác định tình trạng kết thúc thời gian làm việc như quyết định nghỉ hưu, quyết định thôi việc, bản thanh lý hợp đồng lao động, bảng kê xác định ngày cư trú,...(nếu có).

- Giấy uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền khai hoàn thuế (nếu có).

3.3. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế

- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ chuyển nhượng chứng khoán, hồ sơ hoàn thuế nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trả thu nhập.

- Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công vừa có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh.

3.4. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại mục II phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

3.5. Thủ tục hoàn thuế

Sau khi xác định hồ sơ hoàn thuế là hợp lệ, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và gửi quyết định hoàn thuế cho Kho bạc nhà nước đồng cấp và gửi cho cá nhân được hoàn thuế.

Kho bạc nhà nước đồng cấp nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế có trách nhiệm hoàn trả lại tiền thuế cho cá nhân được hoàn thuế.

Phần Đ –

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ ngày 01/01/2009.

Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với cá nhân chuyển quyền sử dụng đất.

2. Các nội dung khác liên quan đến quản lý thuế không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế.

3. Việc giải quyết những tồn tại, vướng mắc về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất phát sinh trước ngày 01/01/2009 tiếp tục thực hiện theo quy định tại các Luật, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ và của Bộ Tài chính có hiệu lực cùng thời điểm.

4. Cá nhân đang được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) đã được ghi trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, giấy phép đầu tư hoặc quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân ghi trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho thời gian ưu đãi còn lại.

5. Trường hợp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết Điều ước quốc tế có quy định về thuế thu nhập cá nhân khác với nội dung hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:  
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT, TNCN).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Nghiệp

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 84/2008/TT-BTC

Hanoi, September 30, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PERSONAL INCOME TAX AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 100/2008/ND-CP OF SEPTEMBER 8, 2008, DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PERSONAL INCOME TAX

Pursuant to November 21, 2007 Law No. 04/2007/QH12 on Personal Income Tax;
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH11 on Tax Administration;
Pursuant to the Government’s Decree No. 100/2008/ND-CP of September 8, 2008, detailing a number of articles of the Law on Personal Income Tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides the implementation of a number of articles of the Law on Personal Income Tax and guides the Government’s Decree No. 100/2008/ND-CP of September 8, 2008, detailing a number of articles of the Law on Personal Income Tax as follows:

Part A

GENERAL PROVISIONS

I. TAXPAYERS

Under Article 2 of the Law on Personal Income Tax and Article 2 of Decree No. 100/2008/ND-CP of September 8, 2008, detailing a number of articles of the Law on Personal Income Tax (below referred to as Decree No. 100/2008/ND-CP), personal income taxpayers include resident and non-resident individuals who earn taxable incomes specified in Article 3 of the Law on Personal Income Tax and Article 3 of Decree No. 100/2008/ND-CP. The scope of determination of taxable incomes of taxpayers is as follows:

For resident individuals, their taxable incomes are incomes earned inside and outside the Vietnamese territory, regardless of where their incomes are paid and received.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A resident individual means a person who satisfies any of the following conditions:

1.1. Being present in Vietnam for 183 days or more in a calendar year or 12 consecutive months counting from the first date of his/her presence in Vietnam, of which the date of arrival is counted as one day and the date of departure is also counted as one day. Date of arrival and date of departure are determined based on certifications of the immigration management agency on his/her passport (or laissez-passer) upon his/her arrival at and departure from Vietnam. In case his/her entry and exit are on the same day, this day is counted as one day of residence.

Individuals present in Vietnam under the guidance of this point means those who appear in the Vietnamese territory.

1.2. Having a place of habitual residence in Vietnam in either of the following two cases:

1.2.1. Having a registered place of permanent residence under the law on residence;

a. For Vietnamese citizens: The registered place of permanent residence means a fixed place where a citizen habitually and permanently resides for an indefinite time and for which he/she has made a residence registration under the law on residence.

b. For foreigners: The place of habitual residence of a foreigner means a place registered and indicated in his/her card of permanent residence or temporary residence issued by a competent agency of the Ministry of Public Security.

1.2.2. Having a rented house for dwelling in Vietnam under the law on housing, under a rent contract with a term of 90 days or more in a tax year, specifically:

a. An individual who has not yet found any or has no place of registered permanent residence or is not issued a card of permanent residence or temporary residence under the above guidance, but rents a house under a rent contract for a total of 90 days or more in a tax year is also considered a resident individual, even in case he/she rents several places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A non-resident individual means a person who does not satisfy any of the conditions specified in Clause 1 above.

3. In some specific cases, taxpayers are identified as follows:

3.1. For individuals earning incomes from business activities (below referred to as business individuals)

3.1.1. In case only one person is named in a business registration, he/she is a taxpayer.

3.1.2. In case more than one person are named in a business registration (a group of business individuals) and jointly conduct business activities, every member whose name is stated in the business registration is a taxpayer.

3.1.3. In case many members of a household jointly conduct business activities but only one of them is named in a business registration, the person whose name is stated in the business registration is a taxpayer.

3.1.4. In case an individual or a household actually conducts business activities without business registration (or practice license), the individual currently conducting business activities is a taxpayer.

3.1.5. For activities of leasing houses or business spaces without business registration, persons who are named as house owners or land use rights holders are taxpayers. In case more than one person are named as house co-owners or land use rights co-holders, every individual whose name is stated in house ownership or land use rights certificates is a taxpayer.

3.2. For individuals earning other taxable incomes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.2. In case of assignment or licensing of a protected object under the Intellectual Property Law or the Technology Transfer Law which is jointly owned or co-authored by many individuals, every individual who jointly owns or authors this object and earns an income from the assignment or licensing is a taxpayer.

3.2.3. In case of a commercial franchise by individuals under the Commercial Law in which the commercial franchisor consists of many individuals, every individual earning an income from the commercial franchise is a taxpayer.

4. Taxpayers under the guidance in Clauses 1 and 2, Section I above include:

4.1. Vietnamese nationals, including those sent on working missions, study tours or as guest workers abroad and earning taxable incomes.

4.2. Non-Vietnamese nationals who earn taxable incomes, including foreigners working in Vietnam and foreigners not present in Vietnam but earning taxable incomes in Vietnam.

II. TAXABLE INCOMES

Under Article 3 of the Law on Personal Income Tax and Article 3 of Decree No. 100/2008/ND-CP, incomes liable to personal income tax include:

1. Incomes from business activities

Incomes from business activities are those earned from production or business activities in the following domains:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Independent professional ativities of individuals in domains and sectors for which they are licensed or issued practice certificates under law.

1.3. Agricultural production, forestry, salt making, aquaculture or fishing activities which fail to satisfy the conditions on tax exemption specified in Clause 6, Section III, Part A of this Circular.

2. Incomes from salaries or wages

2.1. Incomes from salaries or wages are incomes received by employees from their employers in monetary or non-monetary form, including:

2.1.1. Salaries, wages and amounts of salary or wage nature.

2.1.2. Allowances and subsidies, including cost-of-living allowances received by employees, except some allowances and subsidies specified at Point 2.2 below.

2.1.3. Remuneration received in the form of brokerage commission, payments for participation in scientific and technical researches; payments for participation in projects or schemes; royalties for book or newspaper article authorship or document translation; payments for teaching activities, art and cultural performances, physical training and sport competitions; and charges for advertising services and other services.

2.1.4. Sums of money earned for participation in professional societies or associations, business associations, boards of directors or control boards of enterprises, project management units, management boards, corporate councils and other organizations.

2.1.5. Other monetary or non-monetary benefits other than salaries and wages enjoyable by employees and paid by employers to or on behalf of their employees, specifically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Insurance premiums for employees which employers are not obliged to purchase under law.

c. Membership fees for individuals such as golf course or tennis court membership cards, membership cards for members of cultural, art, physical or sport clubs.

d. Other services for individuals in healthcare, entertainment, sports, recreation, beauty care activities.

e. Other benefits provided by employers to their employees under law, such as payments during weekends or holidays; charges for consultancy or tax declaration services; payment of wages for chauffeurs, cooks and other household servants under contracts, except expenses for stationery, telephone, working mission allowance and uniform.

2.1.6. Monthly, quarterly, annual or irregular monetary or non-monetary bonuses or rewards, 13th month’s salary, including also bonus securities, except bonuses and rewards specified at Point 2.3 below. In case employees are given bonus stocks, the bonus value shall be determined according to the bonus level stated in accounting books of bonus-paying units.

The above incomes which serve as a basis for determination of taxable incomes are incomes before personal income tax is withheld (pre-tax incomes). In case actually earned incomes are exclusive of personal income tax (after-tax incomes), these incomes must be converted into pre-tax incomes according to Appendix No. 01/PL-TNCN to this Circular.

2.2. Allowances and subsidies which are deductible upon determination of taxable incomes from salaries or wages include:

2.2.1. Allowances for persons with meritorious service to the revolution under the law on preferential treatment of persons with meritorious service, including allowances and subsidies for war invalids, diseased soldiers and fallen heroes’ next of kin; allowances and subsidies for revolutionary activists; allowances and subsidies for armed forces heroes, labor heroes or heroic Vietnamese mothers.

2.2.2. Defense or security allowances as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Hazard or danger allowances for persons working in branches, occupations or jobs at places where exist hazardous or dangerous elements;

b. Allowances for attraction of laborers to work in new economic zones, economic establishments and offshore islands with particularly difficult living conditions.

c. Region-based allowances as provided for by law for persons working in remote and deep-lying areas or areas with bad climate conditions.

2.2.4. Subsidies provided for by the Social Insurance Law and the Labor Code:

a. Subsidies for sudden difficulties, subsidies for laborers having labor accidents or suffering from occupational diseases.

b. Lump-sum maternity or child adoption subsidies.

c. Subsidies for working capacity reduction.

d. Lump-sum retirement subsidies, monthly survivorships.

e. Severance and job loss or unemployment subsidies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.5. Subsidies for combat of social evils under law.

The above allowances, subsidies and allowance and subsidy levels which are deductible upon determination of taxable incomes for incomes from salaries or wages comply with guiding documents of competent state agencies and are uniformly applicable to all taxpayers and economic sectors.

In case documents guiding allowances, subsidies and allowance and subsidy levels are applicable to the state sector, other economic sectors and business establishments may base themselves on the list of allowances and subsidies and allowance and subsidy levels guided for the state sector to make deduction. If allowances and subsidies are paid higher than the specified allowance and subsidy levels, excessively paid amounts shall be accounted as taxable incomes.

2.3. Rewards which are deductible upon calculation of taxable incomes from salaries or wages:

2.3.1. Rewards accompanying titles conferred by the State, including also those accompanying emulation titles and other forms of commendation and reward under the law on emulation and commendation, specifically:

a. Rewards accompanying emulation titles, including National Emulator, Emulator of ministerial, branch, central organization, provincial or municipal level; Grassroots Emulator, Outstanding Laborer, Outstanding Soldier;

b. Rewards accompanying various forms of commendation and reward, including orders and medals of all classes.

c. Rewards accompanying state honorary tides, such as Heroic Vietnamese Mother, People’s Armed Forces Hero, Hero, People’s Teacher, Physician or Artist.

d. Rewards accompanying the Ho Chi Minh Prize or State Prize.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f. Rewards accompanying certificates of merits.

Competence to issue commendation and reward decisions and reward levels accompanying emulation titles and commendation forms above must comply with the Emulation and Commendation Law.

2.3.2. Rewards accompanying international or national prizes recognized by the Vietnamese State.

2.3.3. Rewards for technical renovations, innovations or inventions recognized by competent state agencies.

2.3.4. Rewards for detection of and reporting on illegal acts to competent state agencies.

3. Incomes from capital investment

Incomes from capital investment are those earned in the following forms from activities of providing loans to or purchasing shares from or contributing capital to production or business establishments for production or business activities:

3.1. Interests on loans provided to organizations, enterprises, households, groups of business individuals or individuals under loan agreements (except deposit interests received from banks or credit institutions).

3.2. Profits or dividends received for equity contribution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. Increased value of contributed capital amounts received upon the dissolution of enterprises, transformation of operation models, merger or consolidation of enterprises or capital withdrawal (excluding recovered principal capital amounts).

3.5. Incomes from interests of bonds, bills and other negotiable instruments issued by domestic organizations (including foreign organizations licensed to be established and operate in Vietnam), except incomes from interests of bonds issued by the Vietnamese Government.

3.6. Incomes from capital investment in other forms, including contribution of capital in kind, reputation, land use rights, creations or inventions.

3.7. Incomes from dividend values paid in the form of share certificates.

4. Incomes from capital transfer

Incomes from capital transfer are profits received from transfer of capital of individuals in the following cases:

4.1. Incomes from transfer of contributed capital amounts in limited liability companies, partnerships, joint-stock companies, business cooperation contracts, cooperatives, economic organizations or other organizations.

4.2. Incomes from transfer of securities, including incomes from transfer of share certificates, bonds, fund certificates and other securities specified in the Securities Law.

4.3. Incomes from capital transfer in other forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Incomes from transfer of real estate are earnings from transfer of real estate, including:

5.1. Incomes from transfer of land use rights.

5.2. Incomes from transfer of rights to use land and assets attached to land. Assets attached to land include:

5.2.1. Residential houses;

5.2.2. Infrastructure and construction works attached to land;

5.2.3. Other assets attached to land, including farms produce, forest or fishery products (plants or animals).

5.3. Incomes from transfer of the right to own or use residential houses.

5.4. Incomes from transfer of the right to lease land or water surface.

5.5. Other incomes earned from transfer of real estate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Incomes from won prizes means sums of money or objects received by individuals in the following forms:

6.1. Lottery winnings paid by lottery companies that issue lotteries.

6.2. Sales promotion winnings in all forms for goods or service purchasers.

6.3. Lawful betting winnings.

6.4. Lawful casino winnings.

6.5. Winnings in prized games and contests and other forms of lucky draw organized by economic organizations, administrative or non­-business agencies, mass organizations and other organizations or individuals.

7. Incomes from copyright

Incomes from copyright are those earned from assignment or licensing of objects of intellectual property rights under the Intellectual Property Law or from technology transfer under the Technology Transfer Law, specifically:

7.1. Objects of intellectual property rights specified in Article 3 of the Intellectual Property Law and relevant guiding documents, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.1.2. Objects of industrial property rights, including inventions, industrial designs, layout designs of semi-conductor integrated circuits, business secrets, marks, trade names and geographical indications.

7.1.3. Objects of rights to plant varieties, which are plant varieties and propagating materials.

7.2. Objects of technology transfer specified in Article 7 of the Technology Transfer Law, including:

7.2.1. Technical know-how.

7.2.2. Technical knowledge about technologies in the form of technological plans or processes, technical solutions, formulas, technical parameters, drawings, technical diagrams, computer programs or data.

7.2.3. Solutions to production rationalization and technological renewal.

Incomes from assignment or licensing of objects of intellectual property rights or from technology transfer as specified above include incomes from re-assignment or re-licensing.

8. Incomes from commercial franchising

Commercial franchising is a commercial activity whereby the franchisor permits and requests the franchisee to conduct by him/her/itself the goods sale and purchase or service provision under conditions set out by the franchisor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Incomes from inheritance

Incomes from inheritance are those received by individuals under testaments or the law on inheritance estate, including the following kinds of asset:

9.1. For inheritances being securities, they include share certificates, bonds, bills, fund certificates and other kinds of securities specified in the Securities Law.

9.2. For inheritances being capital holdings in economic organizations or business establishments, they include capital contributions to limited liability companies, joint-stock companies, cooperatives, partnerships, business cooperation contracts; capital in private enterprises, proprietorships, associations or funds licensed to be established under law or whole business establishments being private enterprises or proprietorships.

9.3. For inheritances being real estate, they include land use rights, right to use land with assets attached to land, right to own houses, condominium apartments, right to lease land or water surface.

9.4. For inheritances being other assets subject to compulsory ownership or use right registration applicable to state management agencies, they include automobiles, motorbikes (motorcycles), ships, boats and aircraft.

10. Incomes from gifts

Incomes from gifts are those received by individuals from domestic or foreign organizations and individuals in the form of the following assets:

10.1. For gifts being securities, they include share certificates, bonds, bills, fund certificates and other kinds of securities specified in the Securities Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10.3. For gifts being real estate, they include land use rights, right to use land with assets attached to land, right to own houses, condominium apartments, right to lease land or water surface.

10.4. For gifts being other assets subject to compulsory ownership or use right registration applicable to state management agencies, they include automobiles, motorbikes (motorcycles), ships, boats and aircraft.

III. TAX-EXEMPT INCOMES

Under Article 4 of the Law on Personal Income Tax and Article 4 of Decree No. 100/2008/ND-CP, tax-exempt incomes and dossiers serving as a basis for determination of tax-exempt incomes are as follows:

1. Incomes from transfer of real estate between spouses; parents and their children; adoptive parents and their adopted children; fathers-in-law or mothers-in-law and daughters-in-law or sons-in-law; grandparents and their grandchildren; or among blood siblings.

A tax exemption dossier for each specific case is as follows:

1.1. For real estate transferred between spouses, one of the following papers are required: a copy of the household registration book or the marriage certificate or the court ruling on divorce or re-marriage (for the case of house division due to divorce or consolidation of house ownership due to re-marriage).

1.2. For real estate transferred between parents and their children, either of the following papers is required: a copy of the household registration book (if they share the same household registration book) or copy of the birth certificate.

For out-of-wedlock children, a copy of a competent authority’s decision on recognition of parent and child is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4. For real estate transferred between paternal grandparents and their grandchildren, the following papers are required: a copy of the birth certificate of the grandchild and a copy of the birth certificate of his/her father; or a copy of the household registration book showing the relationship between the paternal grandparent and the grandchild.

1.5. For real estate transferred between maternal grandparents and their grandchildren, the following papers are required: a copy of the birth certificate of the grandchild and a copy of the birth certificate of his/her mother; or a copy of the household registration book showing the relationship between the maternal grandparent and the grandchild.

1.6. For real estate transferred between blood siblings, the following papers are required: a copy of the household registration book or copies of the birth certificates of the transferor and the transferee showing their relationship and the fact that they have the same father and mother or the same father and different mothers or the same mother and different fathers, or other papers evidencing their blood ties.

1.7. For real estate transferred between fathers-in-law or mothers-in-law and daughters-in-law or sons-in-law, the following papers are required: a copy of the household registration book showing the relationship between the father-in-law, the mother-in-law and the daughter-in-law or the son-in-law; or copies of the marriage certificate and the birth certificate of the husband or the wife to serve as a ground for identifying the relationship between the transferor being the husband’s father or mother and the daughter-in-law or the wife’s father or mother and the son-in-law.

In case of transfer of real estate eligible for tax exemption as specified above in which the transferor has no birth certificate or household registration book, there must be the commune-level People’s Committee’s certification of the relationship between the transferor and the transferee to serve as a basis for determination of tax-exempt incomes.

2. Incomes from transfer of residential houses or rights to use residential land and assets attached to residential land of individuals in case the transferor has only one residential house or the sole right to use residential land in Vietnam.

2.1. An individual having only one residential house or the sole right to use residential land specified at this Point is an individual transferor who has the ownership of only one house or the right to use only one land lot in Vietnam, regardless of whether a house has been built on that land.

2.2. In case of transfer of a residential house under a joint ownership or a residential land plot subject to the same use right, only individuals who do not have the ownership of residential houses or the right to use residential land in other localities are entitled to tax exemption. Individuals sharing the ownership of the same residential house or the right to use the same land lot may own other residential houses or have the right to use other land lots without enjoying tax exemption.

2.3. In case a husband and a wife are named in the same certificate of residential house ownership or the right to use the same land lot, which is the only house or land lot under their joint ownership, and they also separately own or have the right to use other houses or land lots, when the residential house or land lot under their joint ownership is transferred, only husband or wife who has no own residential house or land lot is entitled to tax exemption. Husband or wife who already has his/her own residential house or land lot is not entitled to tax exemption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5. Bases for determination of tax-exempt income from transfer of the sole residential house or residential land lot shall be declared by the transferor himself/herself who shall take responsibility for the truthfulness of his/her declaration. If the declaration is detected untruthful, personal income tax shall be retrospectively collected and a fine for the tax fraud shall be imposed under the Law on Tax Administration.

3. Incomes from the value of land use rights of individuals who are allocated land by the State without having to pay land use levy or with reduced land use levy under law:

3.1. For individuals entitled to land use levy exemption or reduction upon land allocation, when transferring land areas eligible for land use levy exemption or reduction, cost prices of transferred land areas shall be determined according to the price set by the provincial-level People’s Committee at the time of land allocation.

3.2. A tax exemption dossier comprises a copy of a competent authority’s land allocation decision clearly stating the land use levy exemption or reduction level.

4. Incomes from receipt of inheritances or gifts that are real estate between spouses, parents and their children; adoptive parents and their adopted children; fathers-in-law or mothers-in-law and daughters-in-law or sons-in-law; grandparents and their grandchildren; or among blood siblings.

Tax exemption dossiers for these cases are similar to those for cases of real estate transfer specified in Clause 1, Section III, Part A of this Circular.

5. Incomes from conversion of use purposes of agricultural land areas allocated by the State to households and individuals for production.

5.1. For households and individuals directly engaged in agricultural production and converting use purposes of their agricultural land areas for agricultural production rationalization, incomes from agricultural land conversion are tax-exempt.

5.2. A tax exemption dossier comprises a written agreement on land conversion between involved parties certified by a competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For cases of real estate transfer specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Section III above under Point 2.5, Clause 2, Section II, Part D of this Circular, real estate transferors shall carry out procedures for tax exemption.

6. Incomes of households and individuals directly engaged in agricultural or forest production, salt making, aquaculture, fishing and trading of aquatic resources not yet processed into other products or preliminarily processed aquatic products.

Households and individuals directly engaged in agricultural or forest production, salt making, aquaculture, fishing and trading of aquatic resources not yet processed into other products or preliminarily processed aquatic products and have tax-exempt incomes must satisfy the following conditions:

6.1. They have lawful land or water surface use or lease rights for production, and being directly engaged in agricultural or forest production, salt making or aquaculture.

For the case of sublease of land or water surface from other organizations or individuals, written land or water surface lease contracts under law are required.

For fishing activities, certificates of lawful ownership or charter parties of ships or boats for fishing purposes are required and households and individuals must be directly engaged in fishing activities.

6.2. They actually reside in localities where agricultural or forest production, salt making or aquaculture activities are conducted.

Localities where agricultural or forest production, salt making or aquaculture activities are conducted specified at this Point are urban districts, rural districts, towns or provincial cities (collectively referred to as district-level administrative units) or adjacent districts where production activities are conducted.

Particularly for fishing activities, the condition on places of residence is not required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.3.1. Unprocessed or preliminarily processed farm produce include those which are sun-dried, heat-dried, cleaned or freshly preserved with chemicals, peeled, sorted and packaged.

6.3.2. Unprocessed or preliminarily processed husbandry and aquatic products include those which are sun-dried, heat-dried, cleaned, frozen, salted, sorted and packaged.

7. Incomes from interests on deposits at banks or credit institutions or interests from life insurance policies.

7.1. Tax-exempt deposit interests under this Point are interests received by individuals from their deposits at banks or credit institutions. All cases of receipt of deposit interests not from credit institutions established and operating under the Credit Institutions Law are not exempt from tax.

7.2. Interests from life insurance policies are interests received by individuals under life insurance policies issued by insurance companies.

7.3. Bases for determination of tax-exempt incomes for above interests are as follows:

7.3.1. Savings books (or savings cards) of individuals, for incomes from deposit interests.

7.3.2. Vouchers of payment of interests from life insurance policies, for incomes from these interests.

8. Incomes from foreign exchange remittances

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8.2. Bases for determination of tax-exempt incomes from foreign exchange remittances include papers evidencing sums of money received from abroad and vouchers of payment by organizations which pay these sums of money on behalf of remitters (if any).

9. Salary or wage amounts paid for night shift or overtime work, which are higher than those paid for day shifts or prescribed working hours under the Labor Code:

9.1. Salary or wage amounts paid for night shift or overtime work which are higher than those paid for day shift, are exempt from tax based on actually paid salary or wage amounts for night shift or overtime work minus those paid for ordinary workdays.

Example: An individual has his/her wage of VND 20,000/hour paid for ordinary workdays under the Labor Code.

- In case he/she performs overtime work on an ordinary workday and gets an overtime pay of VND 30,000/hour, his/her tax-exempt income will be:

VND 30,000/hour - VND 20,000/hour = VND 10,000/hour

- In case he/she performs overtime work on a weekend or holiday and gets an overtime pay of VND 40,000/hour, his/her tax-exempt income will be:

VND 40,000/hour - VND 20,000/hour = VND 20,000/hour

9.2. Employing units shall make a list showing working time in the night shift or overtime work and wage amounts for the night shift or overtime work already additionally paid to laborers. This list shall be sent to the tax office together with dossiers of declaration for tax finalization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For laborers who participate in social insurance and retire under retirement regulations, their incomes from pensions paid by the Social Insurance are tax-exempt.

Individuals residing in Vietnam are eligible for exemption from personal income tax on pensions paid by foreign countries under the social insurance laws of these countries.

11. Incomes from scholarships, including:

11.1. Scholarships granted from the state budget, including scholarships granted by the Education and Training Ministry, provincial/ municipal Education and Training Services or public schools or other kinds of scholarship originating from the state budget.

11.2. Scholarships granted by domestic and foreign organizations under their study promotion programs.

11.3. Agencies granting scholarships to individuals shall keep scholarship granting decisions and scholarship payment vouchers.

Individuals who receive scholarships directly from foreign organizations shall keep documents and vouchers proving that their received incomes are scholarships granted by these foreign organizations.

12. Incomes from indemnities paid under life insurance policies, non-life insurance policies, compensations for labor accidents, compensations paid by the State and other compensations as provided for by law are exempt from personal income tax.

12.1. Incomes from indemnities paid under life insurance policies or non-life insurance policies are sums of money received by individuals and paid by life or non-life insurance organizations to the insured under signed insurance policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12.2. Incomes from compensations for labor accidents are sums of money received by laborers from their employing agencies or social insurance funds for accidents occurring in their working process.

Bases for determination of incomes from compensations for labor accidents are compensation documents or decisions of employing agencies or courts and vouchers of payment of compensations for labor accidents.

12.3. Incomes from compensations paid by the State and other compensations as provided for by law.

12.3.1. Incomes from compensations paid by the State are sums of money received by individuals as compensations for damage to these individuals’ interests caused by wrongful administrative sanctioning decisions of competent persons or state agencies; incomes from compensations for persons victimized by unjust or wrongful decisions of competent authorities conducting criminal procedures against them.

12.3.2. Bases for determination of incomes from compensations paid by the State are competent states agencies’ decisions compelling agencies or individuals that made wrongful decisions to pay compensations and compensation payment vouchers.

13. Incomes received from charity funds licensed or recognized by competent state agencies and operating for charity, humanitarian or non-profit study promotion purposes.

Charity funds specified in this Clause are those established and operating under the Government’s Decree No. 148/2007/ND-CP of September 25, 2007, on organization and operation of social funds and charity funds.

Bases for determination of tax-exempt incomes received from charity funds are these charity funds’ decisions on delivery of these incomes and vouchers of payment of sums of money or handover of objects from charity funds.

14. Incomes received from governmental or non-governmental foreign aid for charity or humanitarian purposes approved by competent state agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. TAX REDUCTION

Under Article 5 of Decree No. 100/2008/ND-CP, taxpayers that face difficulties caused by natural disasters, fires, accidents or severe diseases and affecting their tax payment ability may be considered for tax reduction corresponding to the extent of damage they suffer from but not exceeding payable tax amounts.

1. Determination of tax amounts to be reduced

1.1. Tax reduction shall be considered based on the calendar year. Taxpayers that face difficulties caused by natural disasters, fires, accidents or severe diseases in a year will be considered for reduction of their tax amounts payable in that year.

1.2. Payable tax amount of a taxpayer serving as a basis for tax reduction consideration is total personal income tax amount payable by that taxpayer in a tax year, including:

1.2.1. Personal income tax amounts already paid or withheld for taxable incomes calculated according to the whole income tariff specified in Article 23 of the Law on Personal Income Tax.

1.2.2. Payable personal income tax amounts for incomes from business activities and incomes from salaries or wages.

1.3. The basis for determination of the extent of damage eligible for tax reduction is total actual expenses for remedying damage minus compensations received from insurance organizations (if any), or from accident-causing organizations or individuals (if any).

1.4. To-be-reduced tax amounts are determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.4.2. In case the payable tax amount in a tax year is smaller than the damage, to-be-reduced tax amount will be the payable tax amount.

2. Dossiers and procedures for tax reduction consideration

2.1. For taxpayers facing difficulties caused by natural disasters or fires

Taxpayers facing difficulties caused by natural disasters or fires eligible for tax reduction consideration shall send to tax offices directly managing them tax reduction dossiers, each comprising:

- An application for tax reduction, made according to a set form (not printed herein).

- A written record stating the extent of property damage, made by a competent agency or a written certification of damage made by the commune-level People’s Committee of the locality where the natural disaster or fire occurs.

- A voucher of compensation payment by an insurance organization (if any) or an agreement on compensation by the fire-causing person (if any).

- Vouchers of payment of expenses directly relating to the remedying of the natural disaster or fire.

- A declaration for finalization of personal income tax (if the taxpayer is subject to compulsory tax finalization).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taxpayers encountering accidents and entitled to tax reduction shall send to tax offices directly managing them tax reduction dossiers, each comprising:

- An application for tax reduction, made according to a set form (not printed herein).

- A document or a written record certifying the accident, with the police office’s certification or the heath agency’s certification of degree of injury.

- Papers evidencing the indemnification by the insurance organization or the compensation agreement of the accident-causing person (if any).

- Vouchers of payment of expenses directly relating to the remedying of the accident.

- A declaration for personal income tax finalization (if the taxpayer is subject to compulsory tax finalization).

2.3. For taxpayers suffering from severe diseases

2.3.1. Taxpayers suffering from severe diseases and eligible for tax reduction consideration under
this guidance are those who contract diseases which can, unless medical treatment prescribed
by health agencies or doctors is provided, dangerously affect or directly threaten their life.

2.3.2. Persons suffering from severe diseases and eligible for tax reduction consideration shall send to tax offices directly managing them tax reduction dossiers, each comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A copy of the medical record or the medical examination book.

- Documents evidencing expenses for medical examination and treatment issued by the health agency; or invoices of purchase of curative medicines enclosed with doctor’s prescriptions.

- A declaration for personal income tax finalization (if the taxpayer is subject to compulsory tax finalization).

3. Competence to issue tax reduction decisions

Competent to issue tax reduction decisions are heads of tax offices directly managing taxpayers.

V. CONVERSION OF TAXABLE INCOMES INTO VIETNAM DONG

1. Incomes liable to personal income tax must be calculated in Vietnam dong. Incomes received in a foreign currency must be converted into Vietnam dong at the average exchange transaction rate on the inter-bank foreign exchange market at the time of income generation.

Any foreign currency without an announced exchange rate with Vietnam dong must be converted into Vietnam dong through another foreign currency with an exchange rate with Vietnam dong.

2. A taxable income received in non-cash form (a product or service) must be converted into Vietnam dong at the market price of that product or service or of products or services of the same or similar type at the time of income generation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For resident individuals

1.1. Annual tax period is applicable to incomes from business activities, salaries or wages.

If in a calendar year, an individual is present in Vietnam for 183 days or more, the tax year is the calendar year.

For an individual who is present in Vietnam for less than 183 days in a calendar year but his/ her period of presence in Vietnam is 183 days or more if counted in twelve consecutive months from the first day of his/her presence in Vietnam, the first tax year is twelve consecutive months from the first day of his/her presence in Vietnam. From the second year on, the tax year will be the calendar year.

Example: Mr. X, a Japanese national, arrives in Vietnam on May 15, 2009. He is present in Vietnam for a total 140 days in 2009 and more than 43 days in 2010 by May 14, 2010. His first tax year will be counted from May 15, 2009, to the end of May 14, 2010. His second tax year will be counted from January 1, 2010, to the end of December 31, 2010.

1.2. Tax period upon each time of income generation is applicable to incomes from capital investment; incomes from capital transfer; incomes from real estate transfer; incomes from won prizes; incomes from copyright; incomes from commercial franchising; incomes from inheritances; and incomes from gifts.

1.3. Tax period upon each transfer or annual tax period is applicable to securities transfer. Individuals who apply the annual tax period shall register with tax offices at the beginning of the year.

2. For non-resident individuals

Tax period applicable to non-resident individuals shall be counted upon each time of income generation and applicable to all their taxable incomes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Part B.

TAX BASES FOR RESIDENT INDIVIDUALS

I. TAX BASES FOR INCOMES FROM BUSINESS ACTIVITIES AND INCOMES FROM SALARIES OR WAGES

Tax bases for incomes from business activities and incomes from salaries or wages are taxed income and tax rate.

Taxed incomes are taxable incomes minus the following amounts:

- Compulsory social insurance premiums under law, including social insurance, health insurance, professional liability insurance for some professions subject to compulsory insurance and other compulsory insurance premiums under law.

- Reductions based on family circumstances.

- Contributions to charity funds, humanitarian funds and study promotion funds.

Taxable incomes of individuals who earn taxable incomes from both business activities and salaries or wages will be the total of taxable incomes from business activities and taxable incomes from salaries or wages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taxable incomes from business activities are determined to be turnover minus reasonable expenses directly related to the generation of taxable incomes in a tax period.

For individuals who earn incomes from both business activities and capital investment or transfer or real estate transfer (except real estate being fixed assets used for business purposes), incomes from copyrights, commercial franchising, inheritances or gifts, these incomes will not be calculated as incomes from business activities but these individuals shall pay personal income tax for each separate income under this Circular’s guidance.

Taxable income from business activities for each specific case is determined as follows:

1.1. For business individuals who fail to conduct accounting using invoices and documents on tax payment by the presumptive method, their incomes liable to personal income tax shall be determined according to the following formula:

Taxable income in a tax period

=

Turnover assessed in a tax period

x

Ratio of assessed taxable incomes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. For business individuals who can account only goods or service sales turnover and cannot account and determine expenses, their incomes liable to personal income tax shall be determined according to the following formula:

Taxable income in a tax period

=

Turnover for calculation of taxable income in a tax period

x

Ratio of assessed taxable incomes

In which, turnover for calculation of taxable income shall be determined according to invoice- and document-based accounting books and consistent with turnover used for value-added tax calculation.

The General Department of Taxation shall specify the taxable income-turnover ratio for application to business individuals who cannot account expenses or fail to conduct cost-accounting.

1.3. For business individuals who fully conduct the invoice- and document-based accounting, their taxable incomes shall be determined according to the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Turnover for calculation of taxable income in a tax period

-

Reasonable expenses for  generation of incomes in a tax period

+

Other taxable incomes in a tax period

In which:

- Turnover and expenses shall be determined according to invoice- and document-based accounting books. For business individuals who are subject to value-added tax, their turnover serving as a basis for determination of taxable income must be consistent with turnover used for value-added tax calculation.

- Other taxable incomes are those earned in business activities, such as fines for contract breaches or late payment; bank interests during the period of payment; interests on sale of goods on deferred or installment payment; proceeds from sale of fixed assets, discarded materials or faulty products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Turnover for calculation of taxable incomes from business activities means the total of sales, processing remuneration, commissions, goods or service provision charges generated in a tax period, including also price subsidies and surcharges enjoyed by business individuals, regardless of whether such turnover has been collected or not.

a. The time of determination of turnover for calculation of taxable incomes is determined as follows:

- For goods, it is the time of transfer of goods ownership or the time of making goods sale invoices.

- For services, it is the time of completion of services or the time of making service provision invoices.

In case invoices are made before the time of transfer of goods ownership (or completion of services), the time of determination of turnover is the time of making invoices or vice versa.

b. In some cases, turnover for calculation of taxable incomes is determined as follows:

- For goods sold on installment payment, it is determined based on selling prices of goods sold on lump-sum payment exclusive of deferred payment interest;

- For goods or services sold on deferred payment, it is selling prices of goods or services sold on lump-sum payment exclusive of deferred payment interest.

In case the installment or deferred payment under a purchase and sale contract is made through many tax periods, turnover is the sum of money receivable from the purchaser in a tax period exclusive of installment or deferred payment interest within the time limit stated in the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For goods or services made by business individuals for exchange, donation, presentation as gifts, equipping or giving as bonuses to laborers, turnover is determined based on selling prices of the same or equivalent goods or services on the market at the time of exchange, donation, presentation as gifts, equipping or giving as bonuses to laborers.

- For goods or services made by business individuals for use in their production or business activities, turnover is expenses for making such goods or services.

- For goods processing activities, turnover is total sum of money earned from processing activities, covering remuneration, costs of fuel, power and auxiliary materials and other expenses for the goods processing.

- For commissioned sale agents that sell consigned goods at prices fixed by their principals being business individuals, turnover is commissions enjoyable under agency or goods consignment contracts.

- For lease of assets, turnover is rent periodically paid by the lessee under the lease contract.

In case the lessee pays rent in advance for many years, turnover for calculation of taxable incomes may be allocated to the number of years of advance rent payment or determined based on lump-sum rent.

In case the lessee pays rent in advance for many years and bears all costs arising in the course of asset use, turnover for calculation of taxable incomes case be allocated to the number of years of advance rent payment but the lesser shall promptly calculate the tax amount payable for each year and pay tax for the whole duration for which the rent is collected in advance.

- For construction and installation activities, turnover is the value of the work or work item or work volume to be tested for handover. In case the construction and installation contractor is not the material, machinery and equipment supply contractor, turnover for tax calculation is the sum of money earned from construction and installation activities exclusive of the value of materials, machinery and equipment.

- For transport activities, turnover is total sum of money earned from the transportation of passengers, luggage or cargoes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Deductible reasonable expenses are those actually paid and directly related to the generation of turnover and taxable incomes in a tax period and accompanied with invoices and vouchers under law.

Reasonable expenses are determined as follows:

a. Salaries, wages, allowances, subsidies, remunerations and other payments to laborers under labor contracts or collective labor agreements under the Labor Code.

Salaries or wages exclude those of individuals who are heads of business households or members of business groups named in their business registrations.

Working outfit or attire allowance to be paid to laborers must not exceed VND 1,000,000/ year.

b. Expenses for raw materials, materials, fuels, energy and goods actually used for the production and trading of goods or provision of services related to the generation of turnover and taxable incomes in a period, which shall be calculated according to their reasonable consumption rates and actual ex-warehousing prices determined by business households or individuals themselves, for which they shall take responsibility before law.

The value of lost supplies, assets, capital or goods is not allowed to be accounted as a reasonable expense, except losses caused by natural disasters, fires, epidemics, diseases and other force majeure circumstances ineligible for compensation.

For supplies and goods used for both personal consumption and business activities, only the value of parts used for business activities may be accounted as expenses.

c. Expenses for depreciation, regular repair and maintenance of fixed assets used for the production and trading of goods or provision of services:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ They are used for production or business.

+ They are accompanied with sufficient invoices, vouchers and other lawful papers evidencing that they are owned by business individuals.

+ They are managed, monitored and accounted in accounting books of business individuals under current management and cost-accounting regulations.

- The fixed asset depreciation level is accounted as a reasonable expense under regulations on management, use and depreciation of fixed assets.

- Fully depreciated fixed assets which are further used for production or business may not be further depreciated.

For fixed assets used for both business purpose and another purpose, deductible depreciation expenses shall be based on the extent of their utility for business activities and their common use level.

d. Paid interests on loans for goods production and trading or service provision activities directly related to the generation of turnover and taxable incomes.

Loan interest rates are actual interest rates specified in contracts for borrowing loans from banks or credit institutions. If loans are borrowed from entities other than banks and credit institutions, loan interests shall be paid based on loan contracts but must not be 1.5 times higher than the prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of loan provision.

Paid loan interests are exclusive of interests paid on loans contributed as capital to setting up establishments of business individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Payment of electricity, water and telephone charges; purchase of stationery; hiring of auditors; legal consultancy and designing service charges; asset insurance premiums; charges for technical services and other services provided from outside.

- Expenses for acquisition of assets other than fixed assets, covering purchase and use of technical documents, invention patents, technology transfer licenses and trademarks, which are gradually allocated to business expenses.

- Rents for fixed assets operating under rent contracts. In case fixed asset rent is paid in lump sum in advance for many years, such rent shall be gradually allocated to production or business expenses according to the number of years of fixed asset use.

- Charges for services purchased or hired from outside in direct service of activities of producing and trading in goods or providing services, which are evidenced by vouchers and invoices under regulations.

- Expenses for sale of goods and services, covering preservation, packaging, transportation, loading and unloading, warehousing and warranty of products and goods.

f. Taxes, charges, fees, land rents payable under law for goods production and trading or service provision activities, including:

- License tax, export tax, import tax, excise tax, royalty tax, agricultural land use tax, house and land tax, land rent.

- Value-added tax allowed by law to be accounted as expenses.

- Charges and fees actually remitted by business establishments into the state budget under the law on charges and fees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h. Other expenses directly related to the generation of turnover and taxable incomes accompanied with vouchers and invoices under regulations.

2. Taxable incomes from salaries or wages

2.1. Taxable incomes from salaries or wages are determined to be total salary, wage or remuneration amounts and other income amounts of salary or wage nature received by taxpayers in a tax period under the guidance in Clause 2, Section II, Part A of this Circular.

2.2. Time of determination of taxable incomes

Time of determination of taxable incomes from salaries or wages is the time when employers pay salaries or wages to their employees.

3. Determination of reductions

3.1. Reduction based on family circumstances

Under Article 19 of the Law on Personal Income Tax and Article 12 of Decree No. 100/2008/ND-CP, the reduction based on family circumstances shall be effected as follows:

3.1.1. Reduction based on family circumstances is a sum of money deductible from taxable incomes from business activities, salaries or wages of a taxpayer being a resident individual before tax calculation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.2. Levels of reduction based on family circumstances

a. Reduction for a taxpayer himself/herself is VND 4 million/month or VND 48 million/ year. The reduction level of VND 4 million/ month is an average for the whole year, regardless of whether there are some months in the tax year in which he/she earns no income or earns less than VND 4 million/month.

b. Reduction for each dependant of a taxpayer, which is VND 1.6 million/month given from the month in which the taxpayer’s obligation to nurture the dependant arises.

3.1.3. Principles for calculation of family circumstance-based reduction for dependants

- Only taxpayers who have made tax registrations and been granted tax identification numbers may get family circumstance-based reduction for their dependants. Particularly for the tax year of 2009, taxpayers without tax declarations may temporarily be entitled to family circumstance-based reduction if they have registered for family circumstance-based reduction and complete dossiers evidencing their dependants under the guidance at Point 3.1.7, Clause 3, Section I, Part B of this Circular.

- The family circumstance-based reduction for dependants shall be effected on the principle that each dependant may be counted only once for tax reduction for a taxpayer in a tax year. Reduction for dependants shall be given from the month in which taxpayers’ obligation to nurture these dependants arises.

In case several taxpayers are jointly obliged to nurture a dependant, they shall reach agreement on registration of this dependant for family circumstance-based reduction for one among them.

- Taxpayers shall declare the number of their dependants for whom reduction is to be given and be held responsible before law for the truthfulness of their declarations.

3.1.4. Dependants of a taxpayer include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Children under 18 years old (fully calculated in month).

Example: A child of Mr. Nguyen Van A was born in July 1992. In this case, this child is counted as a dependant until the end of June 2010.

- Disabled children of 18 years or older and incapable of working.

- Children who are studying at universities, colleges, professional secondary schools or job-training schools and have no income or have incomes not exceeding the level specified at Point 3.1.5 below.

b. Spouse of the taxpayer who is beyond working age or is of working age prescribed by law but disabled and incapable of working or has no income or has incomes not exceeding the level specified at Point 3.1.5 below.

c. Blood parents or parents-in-law of the taxpayer who is beyond working age or is of working age prescribed by law but disabled and incapable of working or has no income or has incomes not exceeding the level specified at Point 3.1.5 below.

d. Other helpless individuals who are beyond working age or are of working age prescribed by law but disabled and incapable of working or has no income or has incomes not exceeding the level specified at Point 3.1.5 below, and whom the taxpayer is obliged to directly nurture, including:

- Blood siblings of the taxpayer.

- Paternal and maternal grandparents, aunts and uncles of the taxpayer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other persons whom the taxpayer is obliged to directly nurture under law.

3.1.5. The income level serving as a basis for identifying dependants to be counted for reduction is an average monthly income of VND 500,000 or less in a year from all income sources.

3.1.6. Disabled persons who are incapable of working under the above guidance are those governed by the law on disabled people, specifically:

Disabled persons who are incapable of working are those with disabilities or insufficient bodily functions which render them incapable of directly conducting production or business activities or those with inborn defects or deformities which render them incapable of serving themselves and are certified by a health agency of district or higher level or stated in their declarations with the commune-level People’s Committee’s certification of their disability and working incapability level.

3.1.7. Dossiers evidencing dependants

a. For children:

- For an under-18 child, one of the following papers is required: a copy of his/her birth certificate or a copy of the household registration book.

- For a child aged 18 years or older and disabled and incapable of working, the following papers are required:

+ A copy of his/her birth certificate or the household registration book.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For a child who is studying at a university, college, professional secondary school or vocational training school (including those studying overseas), the following papers are required:

+ A copy of his/her birth certificate or the household registration book.

+ A copy of his/her student card or declaration with his/her school’s certification or other papers proving that he/she is studying at that university, college, professional secondary school or vocational training school.

For adopted or out-of-wedlock children, in addition to birth certificates, there must also be copies of competent state agencies’ decisions on recognition of child adoption or decisions on recognition of father, mother or child acknowledgement.

b. For spouses:

- For a wife or husband who is beyond working age, one of the following papers is required: a copy of the household registration book or the marriage certificate.

- For a wife or husband who is of working age, in addition to the above papers, there must also be a copy of the certification of a health agency of district or higher level or this dependant’s declaration with the commune-level People’s Committee’s certification of his/ her disability and working incapability level.

c. For blood parents or siblings:

- For a parent or sibling who is beyond working age, one of the following papers is required: A copy of the household registration book or copies of other relevant papers showing the familial relation between the dependant and the taxpayer (blood father, mother, brother or sister of the taxpayer).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. For paternal or maternal grandparents, aunts, uncles, blood nieces and nephews, there must be lawful papers showing the familial relation between the dependant and the taxpayer (paternal or maternal grandfather, grandmother, aunt or uncle or blood niece or nephew) and this dependant’s declaration with the certification of the taxpayer’s responsibility to nurture this dependant by the People’s Committee of the commune where the taxpayer resides.

Lawful papers specified above are any legal documents identifying the familial relation between the taxpayer and the dependant, such as copy of the household registration book (if they are named in the same household registration book), copies of birth certificates, etc., showing this relation.

For dependants who are of working age, in addition to the above papers, there must also be a copy of the certification of a health agency of district or higher level or the dependant’s declaration with the commune-level People’s Committee’s certification of his/her disability and working incapability level.

e. If papers included in a dossier guided above are copies, they must be notarized or certified by the commune-level People’s Committee. If they are neither notarized nor certified, original papers must be produced together with copies to tax offices for checking and comparison.

f. Resident individuals being foreigners who have no dossiers under the above case-by-case guidance are required to produce similar legal documents to evidence their dependants.

3.1.8. Declaration for reduction for dependants

Taxpayers that earn incomes of VND 4 million/month or less from business activities, salaries or wages are not required to declare their dependants.

Taxpayers that earn incomes of more than VND 4 million/month from business activities, salaries or wages and nurture dependants shall declare these dependants for family circumstance-based reduction under the following guidance:

a. For taxpayers earning incomes from salaries or wages:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the taxpayer enters into a labor contract (or receives an employment decision) after January 30, the deadline for registration of dependants is the last day of the month in which the labor contract is entered into or the employment decision is issued.

- Taxpayers that register their dependants for family circumstance-based reduction shall submit complete dossiers evidencing these dependants made under the guidance at Point 3.1.7 above to tax offices directly managing their income-paying agencies.

- Deadline and time limits for submitting dossiers evidencing dependants are as follows:

+ For cases in which registrations for family circumstance-based reduction are made at the beginning of 2009, the deadline for dossier submission is June 30, 2009.

+ For cases in which registrations for family circumstance-based reduction are made after January 30, 2009, the time limit for dossier submission is three months from the date of reduction registration.

+ For cases in which there is an increase or decrease in the number of registered dependants, the time limit for dossier submission is three months from the date of registration of such increase or decrease.

Past the above dossier submission deadline or time limits, if taxpayers fail to submit dossiers to evidence their dependants, they will not be entitled to reduction for dependants and adjustment of their payable tax amounts.

- Income-paying agencies shall:

+ Receive taxpayers’ registrations of dependants eligible for reduction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Transfer one registration for reduction for a taxpayer’s dependant to the tax offices directly managing them. The deadline for transfer is February 20 of the year in which reduction is effected. If a registration for reduction is made after January 30 of the year in which reduction is effected or a registration of change in dependants is made, the deadline for transfer of the registration to the tax office directly managing the income-paying agency is the 20th day of the month following the month in which the registration is received.

b. For taxpayers earning incomes from business activities

- They shall make declarations of their dependants for family circumstance-based reduction together with declarations for temporary tax payment applicable to business individuals who pay tax according to declarations or with tax returns applicable to business individuals who pay tax by the presumptive method.

- Those declare their dependants for family circumstance-based reduction in declarations specified above at the beginning of 2009 shall make complete dossiers to evidence their dependants under the guidance at Point 3.1.7, Clause 3, Section I, Part B of this Circular and submit them to district-level Tax Departments directly managing business individuals before June 30, 2009.

- In case there is an increase or a decrease in the number of dependants or business activities have just started, dossiers evidencing dependants must be submitted within three months after these dependants are stated in tax declarations.

- Past the above dossier submission deadline or time limit, it taxpayers fail to submit dossiers to evidence their dependants, they will not be entitled to reduction for their dependants and adjustment of their payable tax amounts. For business individuals that pay presumptive tax amounts, these presumptive tax amounts shall be readjusted.

3.1.9. A taxpayer shall submit a dossier to evidence a dependant only once throughout the duration for which he/she enjoys reduction, including the case in which the taxpayer changes his/her working office or place of business.

Taxpayers that earn incomes from both business activities and salaries or wages can choose and register either kind of income for which the temporary family circumstance-based reduction is given for their dependants under the above guidance. A taxpayer with many dependants for whom the registered temporary reduction cannot be fully given for either kind of income, temporary reduction shall be given for both kinds of income.

3.2. Reduction for charity, humanitarian or study promotion donations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Contributions to organizations or establishments that care for or nurture children in special plights, disabled people and helpless elderly people. These organizations or establishments must be established and operate under the Government’s Decree No. 68/2008/ND-CP of May 30, 2008, specifying conditions and procedures for the establishment, organization, operation and dissolution of social relief establish-ments. Documents evidencing contributions to organizations or establishments that care for or nurture children in special plights, disabled people and helpless elderly people are these organizations’ or establishments’ lawful receipts.

b. Contributions to charity funds, humanitarian funds or study promotion funds established and operating under the Government’s Decree No. 148/2007/ND-CP of September 25, 2007, on the organization and operation of social funds and charity funds operating for charity, humanitarian or study promotion purposes and not for profit purposes, and other relevant documents on the management and use of financial aid.

Documents evidencing charity, humanitarian or study promotion donations must be lawful receipts issued by central or provincial-level organizations or funds.

3.2.2. Charity, humanitarian or study promotion donations made in a year shall be counted for a reduction deductible from taxable incomes of that year. In case the reduction for these donations cannot be fully given in the year, these donations are not allowed to be carried forward for deduction from taxable incomes of the subsequent tax year. The maximum reduction must not exceed taxed incomes from salaries or wages and incomes from business activities of the year in which charity or humanitarian donations are made.

4. Tax rates

Personal income tax rates for incomes from business activities, salaries or wages are applied according to the partially progressive tariff under Article 22 of the Law on Personal Income Tax, specifically:

Taxed incomes subject to this tariff are incomes of resident individuals earning taxable incomes from business activities and from salaries or wages after subtracting the family circumstance-based reduction, compulsory insurance premiums, and charity, humanitarian or study promotion donations.

5. Methods of tax calculation

Personal income tax on incomes from business activities, salaries or wages is the total tax amount calculated according to each grade of income and corresponding tax rate in the partially progressive tariff, in which the tax amount calculated according to each grade of income is determined to be taxed income within that grade of income multiplied by (x) the corresponding tax rate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Taxed income per year

(VND million)

Taxed income per month

(VND million)

Tax rate

(%)

1

Up to 60

Up to 5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

Between over 60 and 120

Between over 5 and 10

10

3

Between over 120 and 216

Between over 10 and 18

15

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Between over 18 and 32

20

5

Between over 384 and 624

Between over 32 and 52

25

6

Between over 624 and 960

Between over 52 and 80

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7

Over 960

Over 80

35

Example: Mr. A is a resident individual who earns in a month an income of VND 10 million from salaries or wages and is obliged to nurture two under-18 children. In the month, he has to pay a compulsory insurance premium equal to 5% and a health insurance premium equal to 1% of his salary, but he makes no charity, humanitarian or study promotion donation.

Mr. A’s personal income tax to be temporarily paid in the month is determined as follows:

- Mr. A enjoys the following reductions deductible from his taxable income:

+ Reduction for himself: VND 4 million;

+ Reduction for his two dependants (two children): VND 1.6 million x 2 = VND 3.2 million;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total reductions: 4 + 3.2 + 0.6 = VND 7.8 million.

- His taxed income subject to the application of the partially progressive tariff for calculation of the payable tax amount is: VND 10 million - VND 7.8 million = VND 2.2 million.

- After reductions are deducted under regulations, Mr. A’s taxed income falls into grade 1 of the partially progressive tariff and his total payable tax amount in the month is:

VND 2.2 million x 5% = VND 0.11 million.

Example: Mr. B earns in a month an income of VND 90 million from salaries or wages (after subtracting compulsory insurance premiums) and is obliged to nurture two under-18 children. In the month, he makes no charity, humanitarian or study promotion donation.

a. Mr. B’s personal income tax to be temporarily paid in the month is determined as follows:

- Mr. B enjoys the following reductions:

+ Reduction for himself: VND 4 million;

+ Reduction for his two dependants: VND 1.6 million x 2 = VND 3.2 million;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- His payable tax amount is calculated as follows:

+ Grade 1: Taxed income up to VND 5 million subject to the tax rate of 5%:

VND 5 million x 5% = VND 0.25 million

+ Grade 2: Taxed income of between over VND 5 million and 10 million subject to the tax rate of 10%:

(VND 10 million - VND 5 million) x 10% = VND 0.5 million

+ Grade 3: Taxed income of between over VND 10 million and 18 million subject to the tax rate of 15%:

(VND 18 million - VND 10 million) x 15% = VND 1.2 million

+ Grade 4: Taxed income of between over VND 18 million and 32 million subject to the tax rate of 20%:

(VND 32 million - VND 18 million) x 20% = VND 2.8 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 32 million and 52 million subject to the tax rate of 25%:

(VND 52 million - VND 32 million) x 25% = VND 5 million

+ Grade 6: Taxed income of between over VND 52 million and 80 million subject to the tax rate of 30%:

(VND 80 million - VND 52 million) x 30% = VND 8.4 million

+ Grade 7: Taxed income of between over VND 80 million and 82.8 million subject to the tax rate of 35%:

(VND 82.8 million - VND 80 million) x 35% = VND 0.98 million

Mr. B, with an income of VND 90 million in a month, shall temporarily pay in the month, according to the partially progressive tariff, the following personal income tax amount:

(0.25 + 0.5 + 1.2 + 2.8 + 5 + 8.4 + 0.98) = VND 19.13 million

To facilitate the calculation, a simplified method of calculation specified in an appendix to this Circular may be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1. According to the contributed capital portion of each individual stated in the business registration; or,

6.2. Under the agreement among these individuals; or,

6.3. According to per-capita average income amount in case the business registration does not state contributed capital portions or contains no agreement on division of incomes among individuals.

On the basis of taxable income of each individual jointly conducting business activities determined on the above division principle, each individual will enjoy family circumstance-based reduction and reductions for charity, humanitarian and study promotion donations and compulsory insurance premiums before his/her own taxed income and payable personal income tax amount are determined.

Example: Mr. A, Mr. B and Mr. C are all named in the same business registration and jointly conduct business activities (in a group of business individuals).

- In case the business registration clearly states the contributed capital portion of each individual: Mr. A: 50%, Mr. B: 30% and Mr. C: 20%; and assume that the personal income tax-liable income in the year X is VND 300 million and each individual has two dependants and makes no charity donation in the year. The personal income tax amount payable by each individual is determined as follows:

- Step 1: To determine the taxable income of each individual:

Mr. A: VND 300 million x 50% = VND 150 million

Mr. B: VND 300 million x 30% = VND 90 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Step 2: To determine the taxed income of each individual:

Mr. A: VND 150 million - [(VND 4 million x 12 months) + (VND 1.6 million x 2 dependants x 12 months)] = VND 63.6 million

Mr. B: VND 90 million - [(VND 4 million x 12 months) + (VND 1.6 million x 2 dependants x 12 months)] = VND 3.6 million

Mr. C: VND 60 million - [(VND 4 million x 12 months) + (VND 1.6 million x 2 dependants x 12 months)] = VND -26.4 million

So, Mr. C’s income in the year X is below the personal income tax-liable level.

- Step 3: To determine payable personal income tax amounts of individuals with tax-liable incomes:

According to the partially progressive tariff:

Mr. A: (VND 60 million x 5%) + (VND 3.6 million x 10%) = VND 3.36 million

Mr. B: VND 3.6 million x 5% = VND 180,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For incomes from capital investment

Tax bases for incomes from capital investment are taxed income and tax rate.

1.1. Taxed income

Taxed income from capital investment is taxable income received by an individual under the guidance in Clause 3, Section II, Part A of this Circular.

1.2. Tax rate for incomes from capital investment is 5% as specified in the whole income
tariff.

1.3. Time of determination of taxed income

Time of determination of taxed income for income from capital investment is the time when an organization or individual pays income to the taxpayer.

For incomes from capital investment specified at Points 3.4 and 3.7, Clause 3, Section II, Part A of this Circular, the time of determination of taxed income is the time when an individual actually receives income from increased value of capital contribution or the time of share certificate transfer.

In case an individual earns incomes from overseas capital investment in any form, the time of determination of taxed income is the time when he/she receives incomes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Payable personal income tax amount

=

Taxed income

x

Tax rate of 5%

2. For incomes from capital transfer

2.1. For incomes from transfer of contributed capital amounts

Tax bases for incomes from transfer of contributed capital amounts are taxed income and tax rate.

2.1.1. Taxed income: taxed income from the transfer of a contributed capital amount is taxable income determined to be the transfer price minus (-) the purchase price of the contributed capital amount and expenses related to the generation of capital transfer income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Transfer price means a sum of money received by an individual under a capital transfer contract.

In case the transfer contract does not state a payment price or the payment price stated in the contract is inconsistent with the market price, the tax office may assess the transfer price in accordance with the Law on Tax Administration and guiding documents.

b. Purchase prices

The purchase price of a contributed capital amount is determined on a cases-by-cases basis as follows:

- In case of transfer of a contributed capital amount for enterprise foundation, the purchase price is the value of the capital amount at the time of capital contribution. The value of the contributed capital shall be determined based on accounting books, invoices and vouchers.

- For acquisitioned capital amounts, the purchase price is the value of that capital amount at the time of acquisition. The purchase price shall be determined based on die contract on acquisition of contributed capital.

c. Related expenses to be subtracted upon determination of taxable incomes from capital transfer are actually paid expenses related to the generation of capital transfer incomes with lawful invoices and vouchers, including:

- Expenses for completion of legal procedures necessary for the transfer;

- Charges and fees paid by the transferor into the state budget upon carrying out transfer procedures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.2. Tax rate

The personal income tax rate for incomes from transfer of contributed capital is 20% as specified in the whole income tariff.

2.1.3. Time of determination of taxed incomes

Time of determination of a taxed income is the time when a capital transfer transaction is completed under law.

Time of completion of a capital transfer transaction specified in this Clause is the time when parties to transaction carry out procedures for declaring the transfer of ownership to the business registration office or the enterprise managing the contributed capital.

2.1.4. Tax calculation method

Payable personal income tax amount

=

Taxed income

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax rate of 20%

2.2. For incomes from securities transfer

Tax bases for incomes from securities transfer are taxed income and tax rate.

2.2.1. Taxed incomes: A taxed income from a securities transfer is determined to be the securities sale price minus (-) the purchase price and expenses for the transfer.

a. The securities sale price is determined as follows:

- For listed securities: The securities sale price is the actual transfer price on the securities market at the time of sale. The market price at the time of sale is the order-matching price disclosed by the Stock Exchange or the Securities Trading Center.

- For securities of unlisted public companies which have registered for trading at the Securities Trading Center, the securities sale price is the actual transfer price at the Securities Trading Center.

- For securities of companies not falling into the above cases, the securities sale price is the transfer price stated in the transfer contract or recorded in accounting books of the unit whose securities are transferred at the time of sale.

If the contract does not state a transfer price or states a transfer price lower than that recorded in accounting books of the unit whose securities are transferred at the time of sale, the securities sale price shall be determined according to accounting books of the securities-issuing company at the time of sale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For listed securities: The securities purchase price is the purchase price actually paid at the Stock Exchange or the Securities Trading Center.

- For securities of unlisted public companies which have registered for trading at the Securities Trading Center, the securities purchase price is the purchase price actually paid at the Securities Trading Center.

- For securities purchased through auction, the purchase price is the winning bid.

- For securities not falling into the above cases, the securities purchase price is the price stated in the transfer contract or recorded in accounting books of the unit holding securities at the time of purchase.

If the price stated in the contract is higher than that recorded in accounting books of the unit holding securities at the time of purchase, the securities purchase price shall be determined according to accounting books of the unit holding securities at the time of purchase.

c. Reasonable expenses to be subtracted upon determination of taxable incomes from securities transfer are those actually paid for securities transfer activities with invoices and vouchers under regulations, including:

- Expenses for completion of legal procedures necessary for the transfer;

- Charges and fees paid by the transferor into the state budget upon carrying out transfer procedures;

- Securities depository charge prescribed by the State Securities Commission and charge receipts of securities companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other expenses evidenced by vouchers.

2.2.2. Tax rates and calculation methods

a. For securities-transferring individuals who register for tax payment under the whole income tariff at the tax rate of 20%

Individuals who may apply the tax rate of 20% for securities transfer must satisfy the following requirements:

- They register for application of the tax payment method according to a set form with tax offices directly managing securities companies at which they register to conduct trading or with district-level Tax Departments in localities where they reside. The registration deadlines are as follows:

+ In 2009, securities-trading individuals shall make registration right at the beginning of the year and no later than March 31, 2009.

+ From 2010 on, securities-trading individuals shall make registration for tax payment in a year no later than December 31 of the previous year.

- They make tax registration and are granted tax identification numbers.

- They conduct the invoice- and voucher-based accounting and can determine taxed incomes from securities transfer under regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The method of calculation of the payable personal income tax amount is as follows:

Payable personal income tax amount

=

Taxed income

x

Tax rate of 20%

Securities-transferring individuals who have registered for tax payment at the tax rate of 20% shall still temporarily pay the tax at the tax rate of 0.1% of securities transfer price upon each time of transfer.

b. For securities-transferring individuals who do not register for tax payment under the whole income tariff at the tax rate of 20%, the tax rate of 0.1% of securities transfer price upon each time of transfer shall apply.

The method of calculation of the payable tax amount is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Transfer price

x

Tax rate of 0.1%

2.2.3. Time of determination of taxed incomes

Time of determination of taxed incomes from securities transfer is specified as follows:

a. For listed securities, it is the time when the Securities Trading Center or the Stock Exchange discloses exercise prices.

b. For unlisted securities which have been registered for trading at the Securities Trading Center, it is the time when the Securities Trading Center discloses exercise prices.

c. For securities not falling into the above cases, it is the time when securities transfer contracts take effect. For securities transfers without securities transfer contracts, the time of tax calculation is the time of registration of change of securities owners’ names.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tax bases for incomes from real estate transfer are taxed income and tax rate.

3.1.1. Taxed income is determined to be the land use rights transfer price minus (-) the cost price and related reasonable expenses.

3.1.2. Land use rights transfer prices

Land use rights transfer prices are actual prices stated in transfer contracts at the time of transfer.

In case actual prices are unidentifiable or prices stated in transfer contracts are lower than land prices stipulated by provincial-level People’s Committees at the time of transfer, transfer prices shall be determined according to land price brackets set by provincial-level People’s Committees.

3.1.3. Cost prices: Land use rights transfer cost prices are determined in some specific cases as follows:

a. For transfer of rights to use land areas allocated by the State with the collection of land use levy or land rent, cost prices are based on receipts of land use levy or land rent amounts collected by the State.

b. For land use rights transferred from organizations and individuals, cost prices are based on transfer contracts and lawful vouchers of monetary payment for receipt of land use rights or land lease right (if any).

Lawful vouchers of monetary payment are receipts of land-selling organizations, via-bank money transfer vouchers or receipts of payment between individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d. In case cost prices at the time of purchase are unidentifiable or incorrectly identified, personal income tax shall be calculated at the tax rate of 2% of transfer price.

3.1.4. Related expenses to be subtracted upon determination of incomes from land use rights transfer are expenses related to the transfer and actually paid with lawful invoices and vouchers, including:

a. Charges and fees prescribed by law, related to the grant of land use rights and already paid by transferors into the state budget;

b. Expenses for land revamp and ground leveling (if any);

c. Other expenses directly related to the transfer of land use rights, such as expenses for completion of legal procedures for transfer or for hired ‘measurement services.

3.2. Taxed incomes from transfer of land use rights associated with infrastructure or construction works on land.

3.2.1. Taxed incomes: A taxed income is determined to be the transfer price minus (-) the cost price of the transferred real estate and related reasonable expenses.

3.2.2. Transfer prices

Transfer prices are actual prices stated in transfer contracts at the time of transfer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. The value of transferred land, which is determined according to the land price bracket set by the provincial-level People’s Committee at the time of transfer;

b. The value of houses, infrastructure works and architectures attached to land, which is determined as follows:

- Under the Construction Ministry’s regulations on house value classification.

- Based on capital construction standards and norms promulgated by the Construction Ministry.

- Based on the actual residual value of works on land.

In case provincial-level People’s Committees have promulgated tables of registration fee rates, the value of houses or infrastructure works on land shall be calculated according to these tables.

3.2.3. Cost prices

Cost prices are determined based on prices stated in transfer contracts at the time of purchase.

In case the land use rights cost price and house value are unidentifiable or prices stated in purchase contracts are higher than actual prices at the time of purchase, personal income tax shall be calculated at the tax rate of 2% of transfer price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Charges and fees prescribed by law, related to the grant of land use rights and already paid by transferors into the state budget;

b. Expenses for land revamp and ground leveling;

c. Expenses for building, renovation, upgrading and repair of infrastructure and construction works on land;

d. Other expenses directly related to the transfer, such as expenses for completion of legal procedures for transfer or for hired measurement services.

3.3. Taxed incomes from transfer of the right to own or use residential houses

3.3.1. Taxed incomes: A taxed income is determined to be the sale price minus (-) the purchase price and related reasonable expenses.

3.3.2. Sale prices are actual transfer prices determined according to market prices and stated in transfer contracts.

In case sale prices stated in transfer contracts are lower than market prices at the time of transfer, residential house transfer prices shall be determined under the Construction Ministry’s regulations on house classification or registration fee rates promulgated by provincial-level People’s Committees.

3.3.3. Purchase prices shall be determined based on prices stated in purchase contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3.4. Related expenses to be subtracted are actually paid expenses for transfer with lawful invoices and vouchers, including:

a. Charges and fees prescribed by law, related to the grant of right to own houses and already paid by transferors into the state budget;

b. Expenses for house repair, renovation and upgrading;

c. Other expenses directly related to the transfer.

3.4. Taxed incomes from transfer of the right to lease land or water surface

A taxed income from transfer of the right to lease land or water surface is determined to be the sublease rate minus (-) the lease rate and related expenses.

3.4.1. Sublease rates:

Sublease rates are determined to be actual rates stated in lease contracts at the time of transfer of the right to lease land or water surface.

In case sublease unit rates stated in contracts are lower than lease rates prescribed by provincial-level People’s Committees by the time of sublease, sublease rates shall be determined according to lease rate brackets set by provincial-level People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case lease rates are unidentifiable or lease rates stated in contracts are higher than actual rates at the time of lease, personal income tax shall be calculated at the tax rate of 2% of transfer price.

3.4.3. Related expenses to be subtracted upon determination of taxed incomes are actually paid expenses for transfer of the right with lawful invoices and vouchers, including:

a. Charges and fees prescribed by law, related to the right to lease land or water surface, and already paid by the right transferor into the state budget;

b. Expenses for land or water surface revamp;

c. Other expenses directly related to the transfer of the right to lease land or water surface.

3.5. Tax rates and tax calculation methods

3.5.1. Tax rates

The personal income tax rate applicable to incomes from real estate transfer is 25% of taxed income.

In case cost prices and related expenses, which serve as a basis for determining taxed incomes, are unidentifiable, the tax rate of 2% of transfer price shall be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. In case taxed incomes are identifiable, personal income tax on incomes from real estate transfer is determined as follows:

Payable personal income tax amount

=

Taxed income

x

Tax rate of 25%

b. In case cost prices (purchase prices) of transferred real estate and related expenses, which serve as a basis for determining taxed incomes, are unidentifiable, personal income tax is determined as follows:

Payable personal income tax amount

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

Tax rate of 2%

3.6. Time of determination of taxed incomes

Time of determination of taxed incomes from real estate transfer is the time when the real estate transfer contract takes effect under law.

3.7. For transfer of a real estate under joint ownership, the tax shall be calculated separately for each co-owner. Taxed income of each individual shall be determined based on total income from the real estate transfer and the proportional division of the income to co-owners. The proportional division of income shall be based on such lawful documents as agreement on start-up capital contribution, testaments or court rulings on division, etc. In case there is no such lawful document, the income shall be equally divided.

4. For incomes from copyright

Tax bases for incomes from copyright royalties are taxed income and tax rate.

4.1. Taxed incomes

A taxed income from a copyright royalty is an income amount in excess of VND 10 million under an assignment or licensing contract, regardless of the number of payment installments or times when a taxpayer receives sums of money for the assignment or licensing of an intellectual property object or the technology transfer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case the object of an assignment or licensing is under joint ownership, taxed income shall be divided to each co-owner. The proportional division of income shall be based on the ownership or use right certificate issued by a competent state agency.

4.2. The personal income tax rate for incomes from copyright is 5% as specified in the whole income tariff.

4.3. Time of determination of taxed incomes

Time of determination of a taxed income from copyright is the time when the copyright royalty is paid.

4.4. Tax calculation method

Payable personal income tax amount

=

Taxed income

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. For incomes from commercial franchising

Tax bases for incomes from commercial franchising are taxed income and tax rate.

5.1. Taxed income:

A taxed income from commercial franchising is an income amount in excess of VND 10 million under a commercial franchising contract, regardless of the number of payment installments or times when a taxpayer receives sums of money for franchising.

In case there are many contracts on commercial franchising of the same object of commercial rights, taxed income is the income amount in excess of VND 10 million counted on total incomes from all of these contracts.

5.2. Tax rate

The personal income tax rate for incomes from commercial franchising is 5% as specified in the whole income tariff.

5.3. Time of determination of taxed incomes

Time of determination of a taxed income from commercial franchising is the time when the commercial franchising charge is paid by the franchisee to the franchisor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Payable personal income tax amount

=

Taxed income

x

Tax rate of 5%

6. For incomes from won prizes

Tax bases for incomes from won prizes are taxed income and tax rate.

6.1. Taxed incomes

A taxed income from a won prize is the value of the won prize in excess of VND 10 million received by a taxpayer upon each time of prize winning, regardless of the number of times of prize money receipt.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A taxed income for some prized games is specified as follows:

- For lottery prizes, it is the whole monetary prize value in excess of VND 10 million received after a prize-winner picking round without subtracting any expense.

- For sales promotion prizes in kind, it is the value of the sales promotion product in excess of VND 10 million which is monetized at the market price at the time of receipt without subtracting any expense.

- For betting or casino prizes of various kinds, it is the whole prize value in excess of VND 10 million received by the bet maker without subtracting any expense.

- For prizes of prized games or contests, it is calculated upon each time of prize receipt. The prize value is the whole prize money in excess of VND 10 million received by a participant without subtracting any expense.

6.2. The personal income tax rate for incomes from won prizes is 10% as specified in the whole income tariff.

6.3. Time of determination of taxed incomes

Time of determination of a taxed income from a won prize is the time when the organizer pays or gives the prize to the winner.

6.4. Tax calculation method

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

Taxed income

x

Tax rate of 10%

7. For incomes from inheritances or gifts

Tax bases for incomes from inheritances or gifts are taxed income and tax rate.

7.1. Taxed incomes

A taxed income from inheritance or gift is the value of an inherited asset or a received gift in excess of VND 10 million upon each time of inheritance or receipt. The value of inherited assets or received gifts shall be determined for each case, specifically as follows:

7.1.1. For inheritances or gifts being real estate, the real estate value shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. For real estate being residential houses and architectures on land, their value shall be determined based on competent state management agencies’ regulations on classification of house values; regulations on capital construction standards and norms promulgated by competent state management agencies; and the residual value of houses and architectures.

In case the real estate value cannot be determined under the above regulations, registration fee rates prescribed by provincial-level People’s Committees shall be based on.

7.1.2. For inheritances or gifts being automobiles, motorbikes, ships and boats, the asset value shall be determined based on tables of registration fee rates prescribed by provincial-level People’s Committees by the time when individuals inherit assets or receive gifts.

7.1.3. For inheritances or gifts being capital holdings in economic organizations or business establishments, the inheritance or gift value is the value of capital holdings based on accounting books, invoices and vouchers at the time of inheritance or gift receipt. In case there is no accounting book, invoice or voucher serving as a basis for determining the capital holding value, that value shall be determined according to market prices at the time of inheritance or gift receipt.

7.1.4. For inheritances or gifts being securities: Income for calculation of tax on securities is the value of securities at the time of ownership transfer, specifically as follows:

a. For listed securities: Their value shall be based on their prices quoted at the Stock Exchange or the Securities Trading Center on the date of inheritance or gift receipt or the day preceding that date.

b. For securities of unlisted public companies which have registered for trading at the Securities Trading Center: Their value shall be based on prices quoted at the Securities Trading Center on the date of inheritances or gift receipt or the day preceding that date.

c. For securities other than those specified above: Their value shall be based on the value recorded in accounting books of their issuing companies on the date of inheritance or receipt of gifts being securities.

7.2. Tax rate: The personal income tax rate for inheritances or gifts is 10% as specified in the whole income tariff.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.3.1. For incomes from inheritances: Time of determination of taxed incomes from inheritances is the time when inheriting taxpayers carry out procedures for transferring ownership or the right to use assets.

7.3.2. For incomes from gifts: Time of determination of taxed incomes from gifts is the time when organizations or individuals present these gifts to taxpayers. In case of gifts from overseas, time of determination of taxed incomes is the time when taxpayers receive these gifts.

7.4. Method of calculation of payable tax amounts

Payable personal income tax amount

=

Taxed income

x

Tax rate of 10%

Part C.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. FOR INCOMES FROM BUSINESS ACTIVITIES

Under Article 25 of the Personal Income Tax Law, personal income tax on incomes from business activities of non-resident individuals is determined as follows:

1. Tax on incomes from business activities of a non-resident individual is determined to be his/ her turnover from production or business activities multiplied by (x) the specified tax rate.

2. Turnover is the total sum of money derived from the provision of goods or services, including also expenses paid by the goods or service purchaser on behalf of the non-resident individual but not refunded to the goods or service purchaser.

Turnover from business activities of a non­resident individual shall be determined in the same way as turnover serving as a basis for calculating tax on incomes from business activities of resident individuals under the guidance in Clause 1, Section I, Part B of this Circular.

If a contract between the goods or service provider and purchaser does not cover personal income tax, the taxable turnover that must be converted is the total sum of money in any form received by a non-resident individual from the provision of goods or services in Vietnam, regardless of places where business activities are conducted.

3. Tax rates

Personal income tax rates for incomes from business activities of non-resident individuals are specified for different production sectors or business lines as follows:

3.1. 1% for goods trading;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3. 2% for production, construction, transportation and other business activities.

In case a non-resident individual earns turnover from different production sectors or business lines but cannot separately account turnover from each sector or line, the applicable personal income tax rate is the highest tax rate specified for the production sector or business line in which he/she is actually engaged and applied to the whole turnover.

II. FOR INCOMES FROM SALARIES OR WAGES

1. Personal income tax on income from salaries or wages of a non-resident individual is determined to be his/her income from salaries or wages multiplied by (x) the tax rate of 20%.

2. Taxable income from salaries or wages of a non-resident individual is the total of salary or wage amounts and income amounts of salary or wage nature received by a non-resident individual in cash or non-cash forms for job performance in Vietnam, regardless of income payers.

Personal income tax-liable incomes from salaries or wages of non-resident individuals shall be determined in the same way as personal income tax-liable incomes from salaries or wages of resident individuals under the guidance in Clause 2, Section I, Part B of this Circular.

III. FOR INCOMES FROM CAPITAL INVESTMENT

Personal income tax on income from capital investment of a non-resident individual is determined to be the total sum of money earned by that non-resident individual from his/her capital investment in organizations or other individuals in Vietnam, multiplied by (x) the tax rate of 5%.

Taxable incomes and time of determination of personal income tax-liable incomes from capital investment of non-resident individuals shall be determined in the same way as taxable incomes and time of determination of personal income tax-liable incomes from capital investment of resident individuals under the guidance in Clause 1, Section II, Part B of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Personal income tax on income from capital transfer of a non-resident individual is determined to be the total sum of money earned by that non­resident individual from the transfer of his/her capital holdings in Vietnamese organizations or individuals multiplied by (x) the tax rate of 0.1 %, regardless of whether the transfer is made in Vietnam or abroad.

Total sum of money earned by a non-resident individual from the transfer of his/her capital holdings in Vietnamese organizations or individuals is the total capital transfer value covering all expenses, including cost price.

2. Total sum of money for transfer shall be determined for each specific case as follows:

2.1. For transfer of capital holdings, it shall be determined based on the transfer value stated in the transfer contract.

In case the transfer contract does not state any payment price or the payment price stated in the contract is incompatible with the market price, the tax office may fix a transfer price under the Tax Administration Law and guiding documents.

2.2. For transfer of securities, it shall be determined based on the price of securities as follows:

2.2.1. For listed securities: The securities sale price is the actual transfer price on the securities market at the time of sale. The market price at the time of sale is the order-matching price disclosed by the Stock Exchange or the Securities Trading Center.

2.2.2. For unlisted securities which have been registered for trading at the Securities Trading Center: The securities sale price is the trading price agreed upon under regulations of the Securities Trading Center on the date of securities transfer.

2.2.3. For securities not falling into the above cases: The securities sale price is the transfer price stated in the transfer contract. If the transfer contract does not state any transfer price or the transfer price stated in the contract is incompatible with the market price, the tax office may fix a transfer price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. FOR INCOMES FROM REAL ESTATE TRANSFER

1. Personal income tax on income from a real estate transfer in Vietnam of a non-resident individual is determined to be the real estate transfer price multiplied (x) by the tax rate of 2%.

The transfer price of a real estate of a non­resident individual is the total sum of money he/she earns from the real estate transfer covering all transfer expenses, including cost price.

2. Transfer price of real estate of non-resident individuals in each specific case is shall be determined by the method applicable to resident individuals under the guidance in Clause 3, Section II, Part B of this Circular.

VI. FOR INCOMES FROM COPYRIGHT OR COMMERCIAL FRANCHISING

1. Tax on incomes from copyright

1.1. Tax on income from copyright of a non-resident individual is determined to be equal to the income in excess of VND 10 million earned from each contract on assignment or licensing of an intellectual property object or technology transfer in Vietnam, multiplied by the tax rate of 5%.

Incomes from copyright shall be determined under the guidance in Clause 4, Section II, Part B of this Circular.

1.2. Time of determination of incomes from copyright is the time when organizations or individuals pay incomes from copyright transfer to taxpayers that are non-resident individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Incomes from commercial franchising shall be determined under the guidance in Clause 5, Section II, Part B of this Circular.

2.2. Time of determination of incomes from commercial franchising is the time when non­resident individuals earn incomes from commercial franchising.

VII. FOR INCOMES FROM WON PRIZES, INHERITANCES OR GIFTS

1. Tax on income from a won prize, inheritance or gift of a non-resident individual is determined to be his/her taxable income under the guidance in Clause 2 below multiplied by the tax rate of 10%.

2. Taxable incomes

2.1. Taxable income from a won prize of a non-resident individual is the prize value in excess of VND 10 million upon each time of winning in Vietnam.

Incomes from won prizes of non-resident individuals shall be determined under guidance in Clause 6, Section II, Part B of this Circular.

2.2. Taxable income from an inheritance or gift of a non-resident individual is the inheritance or gift value in excess of VND 10 million upon each time of income receipt in Vietnam.

Incomes from inheritances or gifts of non­resident individuals shall be determined under the guidance in Clause 7, Section II, Part B of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. For incomes from won prizes: Time of determination of taxed incomes is the time when organizations or individuals in Vietnam pay prize money to non-resident individuals.

3.2. For incomes from inheritances: Time of determination of taxed incomes is the time when inheriting individuals carry out procedures for transfer of estate ownership or use right.

3.3. For incomes from gifts: Time of determination of taxed incomes is the time when gift-receiving individuals carry out procedures for transfer of asset ownership or use right.

Part D.

TAX REGISTRATION, WITHHOLDING, DECLARATION, FINALIZATION AND REFUND

I. TAX REGISTRATION

1. Entities obliged to make tax registration

Under Article 21 of the Tax Administration Law; and Articles 2 and 8 of the Personal Income Tax Law, entities obliged to make personal income tax registration include:

1.1. Income-paying organizations and individuals, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1.2. State administrative management agencies at all levels.

1.1.3. Political organizations, socio-political organizations and socio-professional organizations.

1.1.4. Non-business units.

1.1.5. International organizations and foreign organizations.

1.1.6. Project management units, representative offices of foreign organizations.

1.1.7. Other income-paying units.

In case income-paying agencies have affiliated units which have the legal person status and conduct independent cost-accounting, these units shall also make tax registration.

1.2. Individuals with personal income tax-liable incomes, including:

1.2.1. Individuals who earn incomes from production or business activities, including also independent professional practitioners; agricultural production individuals and households ineligible for personal income tax exemption; and individuals who earn incomes from production or business activities and make personal income tax registration concurrently with registration of other taxes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.3. Other individuals with taxable incomes, which are earned on a regular basis.

If entities specified at Points 1.1 and 1.2 above have made tax registration and been issued tax identification numbers, they are not required to make new registration. Issued tax identification numbers may continue to be used in performing the personal income tax obligation. An individual who earns many personal income tax-liable incomes shall make tax registration only once. His/ her tax identification number may be used in making tax declarations for all his/her incomes.

2. Tax registration dossiers

2.1. For business organizations and individuals, tax registration dossiers comply with Point 2, Section I, Part II of the Finance Ministry’s Circular No. 85/2007/TT-BTC of July 18, 2007, guiding the implementation of the Tax Administration Law regarding tax registration.

For a group of business individuals who contribute capital and jointly conduct business activities, its authorized representative shall make tax registration under the guidance in Circular No. 85/2007/TT-BTC to get a tax identification number for himself/herself. The tax identification number of the representative of the group of business individuals may be used in making value-added tax, excise tax and license tax declaration and payment for the whole group and for making the representative’s own personal income tax declarations. Other capital-contributing members of the group are still required to make tax registration in order to be issued their own personal income tax identification numbers as for independent business individuals.

2.2. For income-paying units other than business organizations, tax registration dossiers comply with Point 2.10, Section I, Part II of Circular No. 85/2007/TT-BTC.

2.2. For individuals who earn incomes from salaries or wages, securities investment or capital transfer (including securities transfer) and other individuals with taxable incomes, a tax registration dossier comprises:

- A declaration for tax registration, made according to a set form.

- A copy of the taxpayer’s identity card or passport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. For enterprises established and operating under the Enterprise Law and business individuals, including also independent professional practitioners: Places for filing of tax registration dossiers are specified in Circular No. 85/2007/TT-BTC.

3.2. For administrative management agencies, non-business units, mass organizations, political organizations, social organizations and professional organizations, places for dossier filing are as follows:

3.2.1. Central agencies, agencies under or attached to ministries, branches, provincial-level People’s Committees, and provincial-level agencies shall file their tax registration dossiers with provincial-level Tax Departments.

3.2.2. Agencies under or attached to district-level People’s Committees and district-level agencies shall file their tax registration dossiers with district-level Tax Departments.

3.2.3. Diplomatic missions, international organizations, representative offices of foreign organizations shall file their tax registration dossiers with provincial-level Tax Departments in localities where they are based.

3.3. Individuals who earn taxable incomes from salaries or wages shall file their tax registration dossiers with their income-paying units or tax offices directly managing their income-paying units. In case individuals file their tax registration dossiers with their income-paying units, the latter shall collect tax registration declarations of registering individuals and submit them to their managing tax offices.

3.4. Individuals who earn other taxable incomes shall file their tax registration dossiers with district-level Tax Departments in localities where they reside.

3.5. Individuals who earn incomes from different sources: business activities, salaries, wages and other taxable incomes, may choose to file their tax registration dossiers with their income-paying agencies or units or district-level Tax Departments in localities where they conduct business activities.

II. TAX WITHHOLDING, DECLARATION AND FINALIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Kinds of income subject to tax withholding:

1.1.1. Incomes of non-resident individuals, including also those who are not present in Vietnam;

1.1.2. Incomes of resident individuals:

a. Incomes from salaries or wages;

b. Incomes from capital investment;

c. Incomes from capital transfer or securities transfer;

d. Incomes from won prizes of all kinds;

e. Incomes from copyright;

f. Incomes from commercial franchising.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.1. Withholding of tax on incomes from salaries or wages of individuals who have labor contracts or are recruited to work in a long-term and stable manner.

The withholding of tax on incomes from salaries or wages shall be made on a monthly basis. Income-paying agencies shall base themselves on salaries, wages and other salary or wage-based amounts actually paid to their employees to make temporary family circumstance-based reductions for taxpayers and their dependants according to taxpayers’ registrations. Based on remaining incomes and the partially progressive tariff, income-paying agencies shall calculate tax amounts and withhold calculated tax amounts for remittance into the state budget.

Example: Mr. A is a resident individual working for Company X, earning a regular income of VND 10 million from monthly salary and nurturing two minor children.

Every month, Company X shall withhold personal income tax of Mr. A as follows:

His income is eligible for a total family circumstance-based reduction of VND 7.2 million/month, including:

- Reduction for himself: VND 4 million/ month.

- For his two dependants (two children): VND 1.6 million x 2 = VND 3.2 million/month.

His taxed income: VND 10 million - VND 7.2 million = VND 2.8 million/month.

His personal income tax amount to be withheld: VND 2.8 million x 5% = VND 0.14 million/month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Before each time of payment of profits or dividends to individual investors, organizations shall withhold personal income tax. A tax amount to be withheld is determined to be the profit or dividend amount to be paid multiplied by (x) the tax rate of 5%.

1.2.3. Withholding of tax on incomes from securities transfer

All cases of securities transfer, regardless of whether personal income tax is paid at the tax rate of 0.1% or 20%, are subject to tax withholding before incomes are paid to transferors. A tax amount to be withheld is determined to be the transfer price inclusive of transfer expenses multiplied by (x) the tax rate of 0.1%.

Securities companies or commercial banks where investors open their trading accounts shall withhold personal income tax. For unlisted securities traded at the Stock Exchange or the Securities Trading Center, issuing organizations shall withhold tax if they do not authorize securities companies to manage shareholders’ lists.

1.2.4. Withholding of tax on incomes from copyright or commercial franchising

Organizations and individuals that pay incomes from copyright or commercial franchising shall withhold personal income tax before paying those incomes. A tax amount to be withheld is determined to be the income amount in excess of VND 10 million earned under each transfer contract multiplied by (x) the tax rate of 5%. For a contract of a large value and to be paid for in installments, the organization or individual that pays income shall deduct, upon the first payment installment, VND 10 million from the payment value and multiply the remainder by the tax rate of 5% for tax withholding. For subsequent payment installments, personal income tax calculated based on total amount of each payment installment shall be withheld.

1.2.5. Withholding of tax on incomes from won prizes:

Organizations that pay prize money to prize winners shall withhold personal income tax before paying those prizes. A tax amount to be withheld is determined to be the prize value in excess of VND 10 million multiplied by (x) the tax rate of 10%.

1.2.6. Withholding of tax for non-resident individuals who have taxable incomes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.7. Withholding of tax in some other cases

Organizations and individuals that pay wages, remuneration or other sums of money to individuals performing services without entering into labor contracts, such as emoluments, royalties for book translators, payments for teachers and lecturers or allowances for members of associations, boards of directors, members’ councils or management boards; charges for provision of scientific, technical, cultural, sport, physical training, construction engineering consulting and legal services of VND 500,000 or more each time, shall withhold personal income tax before paying incomes to individuals under the following guidance:

- Withholding tax at the rate of 10% of incomes, for individuals having tax identification numbers.

- Withholding tax at the rate of 20% of incomes, for individuals having no tax identification numbers.

Organizations and individuals that pay incomes from which tax has been withheld under the above guidance shall issue tax withholding vouchers at the request of individuals from whom tax is withheld. Tax offices shall supply tax withholding vouchers to income-paying organizations or individuals upon their written requests (made according to a set form).

2. Tax declaration

Organizations and individuals that pay personal income tax-liable incomes and individuals who earn personal income tax-liable incomes shall make tax declaration as follows:

2.1. Tax declaration by income-paying organizations and individuals that withhold tax.

2.1.1. Monthly tax declaration

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. For withholding of personal income tax on incomes from salaries or wages, tax returns shall be made according to a set form.

b. For withholding of personal income tax on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, commercial franchising or won prizes, tax returns shall be made according to a set form.

c. For withholding of personal income tax for non-resident individuals who earn incomes from salaries or wages or business activities, tax returns shall be made according to a set form.

2.1.2. The deadline for filing a tax return for a month is the 20th of the following month.

In case income-paying organizations or individuals have a total withheld personal income tax amount of less than VND 5 million/month in each tax return, they may make and file tax returns on a quarterly basis. The deadline for filing a tax return for a quarter is the 30th of the first month of the following quarter.

2.1.3. Declaration for tax finalization

Organizations and individuals that pay incomes subject to tax withholding, regardless of whether tax is actually withheld or not, shall make personal income tax declaration for finalization under the following specific provisions:

a. A dossier of declaration for tax finalization comprises:

- A declaration for personal income tax finalization, made according to a set form, and the following detailed lists:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ List of incomes from salaries or wages paid to individuals who do not have labor contracts, made according to a set form.

- In case personal income tax is withheld on incomes from capital investment, securities transfer, copyright, commercial franchising or won prizes, there must be a declaration for personal income tax finalization, made according to a set form, and detailed lists enclosed with this declaration. Specifically as follows:

+ Detailed list of incomes from capital investment, made according to a set form.

+ Detailed list of incomes from securities transfer, made according to a set form.

+ Detailed list of incomes from copyright or commercial franchising, made according to a set form.

+ Detailed list of incomes from won prizes, made according to a set form.

b. The deadline for filing a dossier for tax finalization for a calendar year is the 90th day after the end of that year.

2.1.4. Places for filing monthly or quarterly tax declaration dossiers and tax finalization dossiers

a. For income-paying units that are organizations or individuals engaged in production or business activities: Tax declaration dossiers shall be filed with tax offices directly managing them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Central agencies, agencies under or attached to ministries, branches or provincial-level People’s Committees, and provincial-level agencies shall file their tax declaration dossiers with provincial-level Tax Departments.

- Agencies under or attached to district-level People’s Committees and district-level agencies shall file their tax declaration dossiers with district-level Tax Departments.

- Diplomatic missions, international organizations and representative offices of foreign organizations shall file their tax declaration dossiers with provincial-level Tax Departments in localities where they are headquartered.

2.1.5. Deadline for tax payment

The deadline for payment of withheld tax amounts and remaining tax amounts to be paid upon tax finalization is the deadline for filing monthly or quarterly tax declaration dossiers and dossiers for annual tax finalization.

2.2. Personal income tax declaration by resident individuals earning incomes from business activities

2.2.1. Personal income tax declaration by business individuals who have conducted the invoice and voucher-based accounting (declaration-based tax payment):

a. Declaration for temporary payment of personal income tax on a quarterly basis: Business individuals who have fully conducted the invoice and voucher-based accounting shall temporarily determine, on a quarterly basis, their taxable incomes and declare personal income tax amounts to be temporarily paid according to a set form and file tax returns with district-level Tax Departments directly managing them.

- The deadline for filing a tax return for a quarter is the 30th of the first day of the first month of the following quarter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Taxable income temporarily calculated in a quarter, which is the turnover in the quarter minus (-) expenses temporarily calculated in the quarter:

Turnover in the quarter is determined to be goods or service sale turnover declared in the quarter and consistent with turnover for value-added tax calculation and payment for the quarter.

Expenses temporarily calculated in the quarter are those actually paid in relation to turnover in the quarter.

+ Taxed income temporarily calculated in a quarter, which is determined to be taxable income minus (-) family circumstance-based reductions calculated for the whole quarter.

Family circumstance-based reductions include reduction for the business individual himself/ herself and reduction for his/her dependants. The number of a business as individual’s dependants eligible for temporary reduction is that declared by that business individual.

+ Personal income tax amount to be temporarily paid for a quarter shall be determined according to the following formula:

Tax amount to be temporarily paid for a quarter

=

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

Tax rate under the partially progressive tariff applicable to monthly incomes

 

x

3

3

b. Declaration for tax finalization

- Individuals who earn incomes from business activities and pay tax according to tax declarations shall make declaration for tax finalization.

- A dossier for tax finalization comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Vouchers evidencing the tax amount already temporarily paid in the year.

- Dossiers for tax finalization shall be filed with district-level Tax Departments directly managing taxpayers.

- The deadline for filing a dossier for tax finalization for a calendar year is the 90th day after the end of that year.

c. The deadline for tax payment is the deadline for filing tax declaration dossiers.

2.2.2. Tax declaration by business individuals who can account only turnover from but not expenses for business activities: tax declaration dossiers, tax bases and tax payment deadline applicable to these individuals are those applicable to business individuals who have fully conducted the invoice and voucher-based accounting. Particularly, for business expenses, they shall be assessed by tax offices.

2.2.3. Tax declaration by business individuals or groups of business individuals that fail to conduct or improperly conduct the invoice and voucher-based accounting and pay tax by the presumptive method.

a. Tax declaration dossiers

Business individuals or groups of business individuals that fail to conduct or improperly conduct the invoice and voucher-based accounting shall make annual tax declaration (once a year) according to a set form.

b. The deadline for filing a tax declaration dossier for a year is the December 31 of the preceding year. Business individuals or groups of business individuals that have newly commenced their business activities shall file their tax declaration dossiers within 10 days after the date of business commencement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Based on business individuals’ declaration of turnover and dependants eligible for family circumstance-based reduction, tax offices shall coordinate with tax advisory councils in communes or wards in inspecting and assessing turnover to serve as a basis for determination of taxable incomes and presumptive personal income tax amounts payable or exempted.

- Tax offices shall post up lists of business individuals and their estimated taxable incomes, tax bases and tax amount payable by each individual. Tax offices shall give notices of tax amounts payable for the whole year and tax amounts to be temporarily paid for each quarter, made according to a set form, to individuals liable to pay tax no later than the last day of February.

Business individuals liable to pay tax shall file dossiers to evidence their dependants under the provisions of Point 3.1.7, Clause 3, Section I, Part B of this Circular.

- In case of a change in business scale, business line or number of dependants in a year, a business individual shall declare such change to the tax office for adjustment of the presumptive tax amount as appropriate.

- For a group of business individuals: Based on taxable income assessed for the whole group and the proportionally divided income and declaration for family circumstance-based reduction of each member of the group, the tax office shall calculate and give to each member a notice of the presumptive tax amount payable for the whole year and tax amount to be temporarily paid for each quarter, made according to a set form, no later than the last day of February.

d. The place for filing tax declaration dossiers is the district-level Tax Department in the locality where the business individual or group of business individuals conducts business activities.

e. The deadline for tax payment is the last day of the quarter.

f. Individuals who earn incomes only from business activities and pay personal income tax by the presumptive method are not required to make tax finalization.

2.2.5. Tax declaration by individuals who contribute capital to a business, jointly conduct business activities and are named in the same business registration, including case of lease of a house or business place under joint ownership (referred to as business group), fully conduct the invoice and voucher-based accounting and pay tax by the declaration method:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The business group’s representative shall temporarily distribute taxable income to each individual member of the group under Clause 6, Section I, Part B of this Circular on income distribution.

- The personal income tax amount to be temporarily paid shall be calculated separately for each individual member of the group based on the income temporarily distributed to him/her, his/ her family circumstance and the tariff. Based on the personal income tax amount temporarily calculated for each individual member, the business group’s representative shall pay tax into the state budget according to each separate budget remittance voucher for each member.

- The deadline for filing a tax declaration dossier for a quarter is the 30th of the first month of the following quarter.

b. Declaration for tax finalization

- For a business group, the individual representing the group shall make a dossier of declaration for tax finalization according to a set form for determination of taxable income of the whole group and taxable income of each individual member of the group. Taxable income of each individual member shall be distributed under Clause 6, Section I, Part B of this Circular.

- Each individual member of the business group may receive one original of the group’s tax finalization declaration and shall make his/her own declaration for tax finalization.

- A dossier of declaration for tax finalization for each individual member of a business group comprises:

+ A declaration for tax finalization for the business group, made according to a set form.

+ A tax return, made according to a set form and its appendix made according to another set form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The dossier of declaration for tax finalization shall be filed with the district-level Tax Department in the locality where the business group conducts its business activities.

c. The deadline for tax payment for a business group and individuals of the group is the deadline for filing its tax declaration dossier.

2.3. Declaration of personal income tax for resident individuals earning incomes from salaries or wages

2.3.1. Monthly tax declaration

a. Individuals liable to make monthly tax declaration

- Individuals receiving incomes from salaries or wages paid by overseas organizations or individuals.

- Vietnamese individuals earning incomes from salaries or wages paid by Vietnam-based international organizations, embassies or consular offices.

Individuals earning incomes from salaries or wages and not falling into the above cases are not required to make monthly tax declaration.

b. The monthly tax declaration dossier is the personal income tax return made according to a set form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The place for filing a monthly tax declaration dossier is the provincial-level Tax Department in the locality where the declarant resides.

- The deadline for filing a monthly tax declaration dossier for a month is the 20th of the following month.

d. Individuals earning a monthly income of over VND 4 million and eligible for family circumstance-based reduction for their dependants shall file their tax declaration dossiers directly with tax offices and file registrations of their dependants together with tax declaration dossiers for the first month of the tax year. Time of filing dossiers evidencing dependants by these individuals is the time of dossier filing applicable to individuals earning incomes from salaries or wages guided in Item a, Point 3.1.8, Section I, Part B of this Circular.

Registrations of dependants and dossiers evidencing dependants shall be filed with provincial-level Tax Departments with which individuals have filed their tax declaration dossiers.

2.3.2. Declaration for tax finalization

a. An individual earning incomes from salaries or wages shall make declaration for tax finalization in the following cases:

- He/she has a tax amount payable in a year larger than the tax amount withheld or temporarily paid in the year or has a tax amount due in the year but neither has it withheld nor temporarily paid it.

- He/she wishes to have his/her tax amount in a period refunded or cleared against the payable tax amount of the following period.

Upon the expiration of their contracts for working in Vietnam and before their departure, resident foreigners shall make tax finalization with tax offices. Individuals other than those specified above are not required to make declaration for tax finalization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A declaration for tax finalization, made according to a set form, and its annexes made according to set forms.

- Vouchers evidencing the tax amount already withheld or temporarily paid in the year.

- For individuals receiving incomes from international organizations, embassies, consular offices or overseas entities, there must be documents evidencing or certifying sums of money paid by overseas income-paying units or organizations enclosed with written certifications of annual incomes, made according to a set form.

c. The deadline and place for filing tax finalization dossiers

- The deadline for filing a tax finalization dossier is the 90th day after the end of a calendar year.

- The place for filing a tax finalization dossier is die tax office directly managing the income-paying unit.

For individuals who earn incomes from salaries or wages and directly make monthly tax declaration, the place for filing tax finalization dossiers is the place for filing monthly tax declaration dossiers (provincial-level Tax Department).

2.4. Tax declaration by resident individuals earning incomes from both business activities and salaries or wages

2.4.1. Tax declaration

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.2. Tax finalization

a. An individual earning incomes from both business activities and salaries or wages shall make declaration for tax finalization in the following cases:

- He/she has a total monthly taxable income of over VND 4 million.

- He/she files a dossier of request for tax refund or clearing of his/her overpaid tax amount in the period against the payable tax amount of the following period.

Upon the expiration of their contracts for working in Vietnam and before their departure, resident foreigners shall make tax finalization with tax offices. Individuals other than those specified above are not required to make declaration for tax finalization.

b. A dossier of declaration for tax finalization comprises:

- A declaration for tax finalization, made according to a set form;

- Annexes to the declaration, made according to set forms.

c. The place for filing a tax finalization dossier is the district-level Tax Department in the locality where the individual conducts business activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5.1. Time of tax declaration: Individuals earning incomes from real estate transfer, regardless of whether these incomes are liable to or exempt from tax, shall make personal income tax declaration dossiers and file them together with dossiers for transfer of the ownership of or the right to use real estate.

2.5.2. A tax declaration dossier comprises:

- A personal income tax return applicable to individuals transferring real estate, made according to a set form.

- A copy of the land use rights certificate or copies of title documents of the house or works on land.

- The real estate transfer contract.

- In case the individual wishes to pay tax at the tax rate of 25% of income from the real estate transfer, he/she shall additionally produce valid documents evidencing the following expenses:

+ Cost price of the real estate.

+ Expenses for building or renovating the house and works on land.

+ Paid charges and fees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For cases of real estate transfer eligible for personal income tax exemption, there must be papers to serve as a basis for identifying these cases as eligible for tax exemption in specific cases guided in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Section III, Part A of this Circular.

2.5.3. Places for filing tax declaration dossiers: Individuals shall file their tax declaration dossiers together with real estate transfer dossiers with the real estate-managing agency. For localities in which the inter-branch one-stop-shop mechanism is not yet applied, dossiers shall directly filed with district-level Tax Departments in districts where transferred real estate exist.

Based on personal income tax declaration dossiers for real estate transfer, tax offices shall check and determine payable tax amounts and give notices thereof, made according to a set form, to taxpayers within three (3) working days after the receipt of complete dossiers. Tax notices shall be handed directly to taxpayers or sent together with dossiers through the competent real estate-managing agency. For individuals exempt from tax, tax offices shall give certifications in such individuals’ declarations and forward them to the real estate-managing agency.

The real estate-managing agency shall carry out procedures for transferring the ownership of or the right to use real estate only when receiving vouchers evidencing the payment of personal income tax or tax offices’ certification that incomes from real estate transfer are exempt from tax.

2.5.4. The deadline for tax payment shall be that stated in tax notices.

2.6. Tax declaration for incomes from capital transfer

Individuals earning incomes from capital transfer (except for incomes from securities transfer) shall make and file tax returns with tax offices under the following provisions:

2.6.1. Time of making tax declaration: Individuals earning incomes from capital transfer shall make personal income tax declaration concurrently with carrying out procedures for transferring the ownership of capital amounts to other organizations or individuals under law.

2.6.2. A tax declaration dossier comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A copy of the capital transfer contract.

- Vouchers evidencing expenses related to the determination of income from capital transfer.

2.6.3. The place for filing tax declaration dossiers: Personal income tax declaration dossiers for incomes from capital transfer shall be filed with tax offices directly managing business establishments where capital transfer transactions are conducted or with district-level Tax Departments in localities where capital transferors (sellers) reside.

2.6.4. The deadline for tax payment shall be stated in tax notices, made according to a set form.

2.6.5. Competent state management agencies or enterprises having their capital transferred shall carry out procedures for transferring the capital ownership to the transferees only when receiving vouchers evidencing the payment of personal income tax on capital transfer.

2.7. Tax declaration by individuals earning incomes from securities transfer

2.7.1. A securities-transferring individual who has made tax registration with a tax office shall pay personal income tax under the whole income tariff at the tax rate of 20% of income and shall make tax finalization in the following cases:

a. His/her payable tax amount calculated at the tax rate of 20% is larger than that temporarily withheld at the tax rate of 0.1 % in the year.

b. He/she requests tax refund or clearing of the overpaid tax amount against the following year’s payable tax amount.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A declaration for tax finalization, made according to a set form.

- A detailed list of securities transferred in the year, made according to a set form.

- Invoices and vouchers evidencing expenses related to the securities transfer.

- Vouchers evidencing the tax amount withheld in the year.

2.7.3. Places for filing tax finalization dossiers are tax offices directly managing securities companies with which individuals have registered for trading or district-level Tax Departments of localities where individuals reside.

2.7.4. The deadline for filing a tax finalization dossier is the 90th day after the end of a calendar year.

2.8. Tax declaration for incomes from inheritances or gifts

Individuals earning incomes from inheritances or gifts shall make tax declaration upon each time of receiving incomes from inheritances or gifts. Particularly for inheritances or gifts being real estate, they shall make tax declaration under the guidance at Point 2.5, Clause 2, Section II, Part D of this Circular.

2.8.1. A tax declaration dossier comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Copies of legal papers evidencing the right to receive the inheritance or gift.

2.8.2. Places for filing tax declaration dossiers are district-level Tax Departments of localities where heirs or gift recipients reside.

Based on these tax declaration dossiers, tax offices shall check and calculate tax amounts payable by heirs or gift recipients into the state budget. For case of incomes of under VND 10 million from inheritances or gifts.

State management agencies and concerned organizations shall carry out procedures for transferring the ownership of securities, capital holdings and assets which must be registered as inheritances or gifts for heirs or gift recipients only when they receive vouchers evidencing tax payment by individuals liable to pay tax.

2.8.3. The deadline for filing tax declaration dossiers

Individuals earning incomes from inheritances or gifts shall file their tax declaration dossiers concurrently with carrying out procedures for transferring the ownership of or the right to use assets received as inheritances or gifts.

2.8.4. The deadline for tax payment shall be stated in tax notices made according to a set form.

2.9. Tax declaration by resident individuals with incomes generated abroad

2.9.1. Resident individuals with incomes generated abroad shall make tax declaration and payment under the Personal Income Tax Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.9.2. Tax declaration for each kind of income is as follows:

a. Tax declaration for incomes from salaries or wages and incomes from business activities

Individuals who are residents in Vietnam and earn incomes from salaries, wages or business activities abroad shall make personal income tax declaration under the guidance in Clause 2, Section II, Part D of this Circular.

b. Tax declaration for other taxable incomes (incomes from capital investment, capital transfer, real estate transfer, copyright, commercial franchising, won prizes, inheritances, gifts).

- The time limit for making declaration is 10 days after the generation or receipt of incomes. For individuals who are abroad when their incomes are generated or received abroad, die time limit for making tax declaration is 10 days after their entry into Vietnam.

- A tax declaration dossier comprises:

+ A tax return, made according to a set form, for taxable incomes from capital investment, copyright, commercial franchising or won prizes generated abroad.

+ A tax return, made according to a specific form set for incomes from real estate transfer, securities transfer, inheritances or gifts in Vietnam.

The above tax returns must be enclosed with vouchers evidencing payment of incomes and personal income tax abroad which will serve as a basis for determination of incomes and personal income tax amounts paid abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.10. Tax declaration by a resident individual who earns incomes from business activities, salaries or wages and is present in Vietnam for less than 183 days counted within the first calendar year but more than 183 days counted within 12 consecutive months from the first day of his/her presence in Vietnam.

- The first tax year: He/she shall make tax declaration and file the tax finalization dossier no later than the 90th day after the last day of the period of full 12 consecutive months.

- The second tax year: He/she shall make tax declaration and file the tax finalization dossier no later than the 90th day after the end of the calendar year.

The payable tax amount for the second tax year may be cleared against the tax amount already paid in the first tax year corresponding to the overlapping period between the two tax years.

The duplicated tax amount to be cleared against the payable tax amount for the second tax year is determined as follows:

Double tax amount to be cleared

=

Payable tax amount for the first tax year

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12

Example: Mr. A comes to work in Vietnam from May 1, 2009 (the date shown in his passport) and earns taxable incomes in Vietnam.

Assuming that during the period from May 1, 2009, to December 31, 2009, Mr. A is present in Vietnam for a total of 160 days and during the period from January 1, 2010 to April 30, 2010, he is present in Vietnam for a total of 30 days. Under regulations, the period of Mr. A’s presence in Vietnam in 2009 is not enough for him to be identified as a resident individual (160 days < 183 days). However, for the reason that the total number of days of his presence in Vietnam counted within 12 consecutive months (from May 1, 2009, to April, 30, 2010) is 190 days (160 days plus 30 days), Mr. A can still be identified as a resident individual.

The first tax year of Mr. A is counted from May 1, 2009, to the end of April 30, 2010, and he shall file his tax finalization dossier no later than the 90th day after April 30, 2010.

The second tax year of Mr. A is counted from January 1, 2010, to the end of December 31, 2010, and he shall file his tax finalization dossier no later than the 90th day after December 31, 2010.

The payable tax amount for the second tax year of Mr. A will be cleared against the tax amount paid in the first year for the overlapping period between the two tax years, including four months January, February, March and April.

So, Mr. A’s duplicated tax amount in 2009 to be cleared against his payable tax amount for 2010 shall be determined as follows:

Duplicated tax amount to be cleared

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

4 months

12

3. Tax refund

3.1. An individual is entitled to tax refund in the following cases:

3.1.1. His/her paid personal income tax amount for a tax period is larger than the tax amount payable for that tax period.

3.1.2. He/she has paid personal income tax but his/her taxable income is below the taxable level.

3.1.3. Other cases under decisions of competent state agencies.

Personal income tax refund is applicable only to individuals who have made tax registration and had tax identification numbers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- An application for tax refund, made according to form No. 01/HTBT attached to the Finance Ministry’s Circular No. 60/2007/TT-BTC of June 14, 2007.

- A copy of the applicant’s identity card or passport.

- The personal income tax return for finalization.

- Personal income tax withholding vouchers or receipts.

- Documents evidencing the expiration of the applicant’s working period, such as decision on retirement or resignation, written record of liquidation of the labor contract, and list of days of residence in Vietnam (if any).

- A power of attorney in case of authorized declaration for tax refund (if any).

3.3. Places for filing tax refund dossiers

- Individuals earning incomes from salaries, wages or securities transfer shall file their tax refund dossiers with tax offices directly managing their income-paying units.

- Individuals earning incomes from business activities shall file their tax refund dossiers with district-level Tax Departments in localities where they conduct business activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. Handling of tax refund dossiers

The receipt of tax refund dossiers and the responsibility to handle tax refund dossiers comply with the guidance in Section II, Part G of the Finance Ministry’s Circular No. 60/2007/TT-BTC of June 14, 2007.

3.5. Tax refund procedures

After examining and considering tax refund dossiers valid, tax offices shall issue and send tax refund decisions to the State Treasury of the same level and to individuals eligible for tax refund.

Upon receiving tax refund decisions of tax offices, the State Treasury of the same level shall refund tax amounts to eligible individuals.

Part E

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and applies from January 1, 2009.

To annul regulations guiding income tax on high-income earners, corporate income tax applicable to business households and individuals, and land use rights transfer tax applicable to individuals transferring land use rights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Problems related to income tax on high-income earners, corporate income tax applicable to business households and individuals, and land use rights transfer tax arising before January 1, 2009, shall be settled in accordance with the tax laws and ordinances and the Government’s and the Finance Ministry’s guiding documents which are effective at the time such problems arise.

4. Individuals who are currently entitled to personal income tax (income tax on high­-income earners) incentives as stated in their investment preference certificates, investment licenses or provided for in the Government’s or the Prime Minister’s regulations before the effective date of the Law on Personal Income Tax will continue enjoying those incentives till the end of the incentive duration.

5. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions on personal income tax different from the guidance in this Circular, that treaty’s provisions prevail.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) for study and solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Nguyen Cong Nghiep

 

ATTACHED FILE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


117.232

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.185.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!