BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
46-TC/NLTL
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1980
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 46-TC/NLTL NGÀY 2-11-1984 HƯỚNG DẪN CHẾ
ĐỘ QUẢN LÝ VỐN ĐO ĐẠC, PHÂN HẠNG VÀ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ RUỘNG ĐẤT THEO CHỈ THỊ SỐ
299-TTG NGÀY 10-11-1980 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
Thi hành Chỉ thị số 299-TTg ngày
10-11-1980 của Thủ tướng Chính phủ từ 1980 đến nay, hàng năm ngoài việc huy động
công lao động và hiện vật do dân đóng góp, Ngân sách Nhà nước Trung ương và địa
phương đã giành một số khá lớn để chi cho công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký
thống kê ruộng đất ở các địa phương và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Ngày 19-11-1983 Hội đồng Bộ trưởng
đã ban hành Nghị quyết số 138-HĐBT quy định chế độ phân cấp quản lý Ngân sách
Nhà nước, xác định rõ nguồn vốn đầu tư và trách nhiệm quản lý của mỗi cấp ngân
sách.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác đo
đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong những năm tới, đồng thời sắp
xếp các khoản chi tiêu của Ngân sách nước theo đúng nghị quyết nói trên, sau
khi thảo luận với Tổng cục quản lý ruộng đất, Bộ Tài chính quy định chế độ quản
lý vốn như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Chỉ thị số 299-TTg của Thủ Tướng
Chính phủ đã quy định "Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần huy động và
sử dụng mọi lực lượng cán bộ và khả năng vật tư tài chính hiện có của địa
phương để triển khai công tác này trong địa phương mình..." Vì vậy mọi nhu
cầu chi ngoài phần đóng góp của dân đều do ngân sách địa phương đài thọ. Đối với
các tỉnh, thành phố chưa cân đối được ngân sách thì ngân sách trung ương sẽ trợ
cấp theo quy định tại điều 5 mục A phần I của Nghị quyết số 138-HĐBT ngày
19-11-1983.
2. Mọi nguồn vốn huy động của
dân hoặc do Ngân sách Nhà nước chi đều phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế
độ và tiêu chuẩn định mức đo đạc, phân hạng và đăng ký, thống kê đã quy định.
3. Các tỉnh, thành phố có trách
nhiệm quản lý tất cả các nguồn vốn đầu tư cho công tác đo đạc, phân hạng và
đăng ký, thống kê ruộng đất ở địa phương mình.
II. NỘI DUNG
CHI PHÍ ĐO ĐẠC, PHÂN HẠNG VÀ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ RUỘNG ĐẤT.
1. Căn cứ vào nội dung và tính
chất công việc thì các chi phí chủ yếu của công tác đo đạc, phân hạng và đăng
ký, thống kê ruộng đất gồm:
a) Chi đo đạc . Căn cứ vào hiện
trạng ruộng đất của từng địa phương và yêu cầu của công việc đo đạc để xác định
mức chi phí cho các hình thức đo đạc như đo mới, đo bổ sung, đo bao, đo khoanh,
chi đo chỉnh lý ảnh, chỉnh lý bản đồ giải thửa, v.v...
b) Chi phân hạng ruộng đất như
chi phí lấy mẫu, phân tích, xét nghiệm đất.
c) Chi đăng ký và thống kê ruộng
đất theo từng đối tượng sử dụng.
d) Các khoản chi đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ đo đạc ruộng đất cho các lực lượng trưng tập hoặc hợp đồng.
Mỗi nội dung chi trên đây cần được
phản ảnh theo từng yếu tố chi phí như tiền lương của cán bộ công nhân, tiền
công trả cho người trưng tập, làm hợp đồng, các chi phí về vật liệu phân bổ dụng
cụ, vật rẻ tiền, chi văn phòng phẩm, chi mua sắm khấu hao và sửa chữa tài sản cố
định...
2. Các khoản chi phục vụ cho
công tác đo đạc phân hạng và đăng ký, thống kê ruộng đất do Tổng cục quản lý ruộng
đất đảm nhiệm gồm:
- Chi phí in: chụp ảnh bằng máy
bay đo độ cao.
- Chi in ấn tài liệu liên quan đến
công tác đo đạc phân hạng và đăng ký, thống kê ruộng đất.
- Chi đào tạo bồi dưỡng, các chi
phí cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng công tác đo đạc của địa phương.
III. NGUỒN VỐN
1. Vốn chi cho công tác đo đạc,
phân hạng và đăng ký, thống kê ruộng đất tiến hành trên lãnh thổ địa phương gồm:
Nguồn vốn do người chủ sử dụng
ruộng đất đóng góp bằng tiền, bằng vật liệu, hoặc bằng công lao động phục vụ việc
đo đạc phân hạng, đăng ký và các khoản thu lệ phí sử dụng ruộng đất theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của
Ngân sách Nhà nước ở địa phương như đã quy định tại điểm 2, phần B, mục I, Nghị
quyết số 138-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
Từ năm 1985 cần tính toán đưa
khoản chi này vào cân đối Ngân sách địa phương. Sau khi sắp xếp lại thu chi
ngân sách mà thật sự không có khả năng tự cân đối được thì Bộ Tài chính xem xét
bảo đảm vốn cần thiết phải bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của
địa phương, trong đó có việc đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất.
2. Nguồn vốn chi cho một số công
việc do Tổng cục quản lý ruộng đất đảm nhiệm như quy định ở điểm 2, mục II trên
đây sẽ do Ngân sách trung ương cấp phát cho Tổng cục quản lý ruộng đất theo kế
hoạch đã được Nhà nước duyệt.
IV. LẬP KẾ HOẠCH,
CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN VỐN
1. Lập kế hoạch:
Căn cứ vào yêu cầu khối lượng,
tiến bộ phải hoàn thành và khả năng của các địa phương, Tổng cục quản lý ruộng
đất cần tính toán và kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng giao số hướng dẫn cho các
địa phương hàng năm.
Căn cứ vào số hướng dẫn, các Ban
quản lý ruộng đất địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch từ cơ sở theo đúng trình
tự và nội dung kế hoạch hoá của Nhà nước, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố
duyệt, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trình kế hoạch để Hội đồng Bộ trưởng phê
chuẩn. Chỉ tiêu chính thức sau khi được Chính phủ duyệt là căn cứ cho cơ quan
tài chính trung ương và địa phương cấp phát - kế hoạch vốn phải được xác định
trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ, các tiêu chuẩn, chế độ hiện hành của Nhà nước và
các định mức của Tổng cục quản lý ruộng đất. Kế hoạch năm phải được phân chia
thành kế hoạch từng quý.
2. Cấp phát:
Căn cứ vào kế hoạch năm, quý, Bộ
Tài chính cấp phát kinh phí cho Tổng cục quản lý ruộng đất, các Sở Tài chính cấp
phát kinh phí cho các Ban quản lý ruộng đất theo đúng chế độ cấp phát vốn sự
nghiệp kinh tế hiện hành.
3. Quyết toán:
Ban quản lý ruộng đất của tỉnh,
thành phố phải quyết toán với các Sở Tài chính và gửi quyết toán cho Tổng cục
quản lý ruộng đất để tổng hợp theo ngành, các Sở Tài chính gửi quyết toán được
duyệt cho Bộ Tài chính.
Tổng cục quản lý ruộng đất quyết
toán số kinh phí được cấp và đã sử dụng theo đúng chế độ quyết toán đã quy định
tại Quyết định số 3-TC/TDT ngày 30 tháng 3 năm 1972 của Bộ Tài chính.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Thông tư này thi hành từ ngày 1
tháng 1 năm 1985. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc đề nghị các địa phương
phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để giải quyết.