Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39-TC/TCT Thuế thu nhập người thu nhập cao hướng dẫn Nghị định 5/CP 30/Cp

Số hiệu: 39-TC/TCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 26/06/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-TC/TCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 39-TC/TCT NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 5-CP NGÀY 20-1-1997 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

Căn cứ Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 5 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi một số Điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6 tháng 2 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 5-CP ngày 20-1-1995 và Nghị định số 30-CP ngày 5-4-1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế thu nhập theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 5-CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập) bao gồm:

1.1. Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập;

1.2. Cá nhân khác định cư tại Việt Nam là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam;

1.3. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập bao gồm:

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài; các cá nhân hành nghề độc lập;

- Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong các trường hợp như: thu nhập từ chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền.

2. Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 5-CP ngày 20-1-1995 và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 30-CP ngày 5-4-1997 của Chính phủ bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.

2.1. Thu nhập thường xuyên gồm:

2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao; bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có), tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca.

2.1.2. Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết,... từ tất cả các nguồn, dưới các hình thức;

2.1.3. Thu nhập nhận được do tham gia hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý, Hội đồng doanh nghiệp;

2.1.4. Các khoản thu nhập ổn định của các cá nhân nêu tại Điều 1 Nghị định số 5-CP ngày 20-1-1995 do tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các loại không thuộc đối tượng nộp thuế lợi tức kể cả thu nhập của cá nhân trong mọi lĩnh vực, ví dụ như thiết kế, kiến trúc, dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy nghề, dạy học, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật...

2.1.5. Các khoản thu nhập do các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chi trả hộ tiền nhà, điện, nước. Riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao có tính chất đều đặn hàng tháng. Trường hợp cá nhân ở cùng trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế cũng được tính tối đa 15%. Việc xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng và diện tích của căn nhà.

2.2. Thu nhập không thường xuyên gồm:

2.2.1. Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho các cá nhân ở Việt Nam dưới các hình thức: gửi qua các tổ chức chi trả thu nhập như bưu điện, nhờ người mang hộ về nước. Người nhận quà là các cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài, chủ hoặc người đại diện của doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp hiện vật của bản thân cá nhân mang theo người vào Việt Nam đã kê khai trong tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh thì không thuộc thu nhập chịu thuế về quà biếu, quà tặng.

2.2.2. Thu nhập về chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng, bao gồm:

- Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá; nhãn hiệu thương mại...

- Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp (có hoặc không kèm theo thiết bị); bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế hoặc mẫu thiết kế, công thức, bản vẽ, sơ đồ, bảng, biểu, thông số kỹ thuật hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn khác.

- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn sau:

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ;

+ Hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền công nghệ;

+ Tư vấn về quản lý công nghệ, tổ chức và vận hành các quá trình công nghệ và sản xuất;

+ Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân (không bao gồm các hình thức đào tạo chuyên ngành);

+ Thực hiện dịch vụ về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường.

- Chuyển giao việc sử dụng hoặc quyền sử dụng các thiết bị công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học (không bao gồm hoạt động thuần tuý nhập máy móc, thiết bị, vật tư...).

- Trường hợp quà biếu, quà tặng là chuyển giao công nghệ quyền sở hữu công nghiệp như quy định tại điểm 2.2.2. này thì cá nhân nhận được thu nhập quà biếu, quà tặng đó không phải nộp thuế thu nhập không thường xuyên.

2.2.3. Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

2.2.4. Thu nhập về thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp và dịch vụ khác: dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo, dịch vụ môi giới, thu nhập từ thưởng khuyến mại hoặc hoa hồng môi giới...

2.2.5. Thu nhập từ các hoạt động khoa học như: hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

2.2.6. Trúng thưởng xổ số do Nhà nước phát hành và các hình thức xổ số khuyến mại.

3. Tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 5-CP.

4. Các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế thu nhập quy định tại Điều 4 Nghị định số 5-CP bao gồm:

4.1. Các khoản thu nhập dưới đây do Nhà nước Việt Nam quy định đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam; mức chi bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước ngoài số phụ cấp được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản theo hợp đồng và hệ số phụ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chung cho mọi đối tượng.

- Phụ cấp làm đêm (không bao gồm lương ca 3);

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại, nguy hiểm như: hầm lò; giàn khoan ngoài biển; treo người trên cao; tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; làm việc ở nơi có phóng xạ, tia bức xạ trên mức cho phép;

- Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu, vùng kinh tế mới, đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện khó khăn, không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài;

- Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang: Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp, lực lượng an ninh, lực lượng cảnh sát nhân dân;

- Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề: pháp y, mổ;

- Các khoản phụ cấp của công chức Nhà nước và các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ ngân sách Nhà nước, phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945;

- Tiền công tác phí trong các lần đi công tác: tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng ngủ, tiền lưu trú. Trường hợp khoán công tác phí thì cũng chỉ được trừ những chi phí trên;

- Tiền ăn định lượng của một số công việc, một số nghề đặc biệt, bữa ăn tại chỗ (trừ trường hợp nhận bằng tiền);

- Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội;

- Trợ cấp thôi việc được chi từ quỹ bảo hiểm xã hội;

- Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam;

- Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản;

- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận (trừ tiền thưởng do các tổ chức, cá nhân khác tài trợ);

- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú...

4.2. Lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể đã thuộc diện chịu thuế lợi tức theo Luật Thuế lợi tức (thu nhập của họ không được tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế).

4.3. Thu nhập thường xuyên của người nước ngoài ở tại Việt Nam dưới 30 ngày trong phạm vi 12 tháng liên tục.

II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP LÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ THUẾ SUẤT

1. Đối với thu nhập thường xuyên:

1.1. Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 5-CP tính bình quân tháng trong năm, cụ thể:

1.1.1. Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài, cá nhân khác định cư tại Việt Nam: lấy tổng thu nhập thu được trong năm kể cả thu nhập ở nước ngoài chia cho 12 tháng (theo năm dương lịch).

1.1.2. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên lấy tổng số thu nhập phát sinh trong năm, bao gồm thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng. Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam mà không chứng minh được thì lấy thu nhập bình quân tháng trong thời gian ở tại Việt Nam để làm căn cứ tính thuế cho thời gian ở nước ngoài.

1.1.3. Người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày thì thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong khoảng thời gian đó.

1.2. Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhậpKhoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi một số Điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, khoản 2, 3, 4 Điều 7 Nghị định số 5-CPKhoản 2 Điều 1 Nghị định số 30-CP.

2. Đối với thu nhập không thường xuyên:

2.1. Thu nhập không thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân trong từng lần phát sinh thu nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 30-CP ngày 5-4-1997, cụ thể:

Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về được tính trên trị giá quà biếu, quà tặng từng lần.

Thu nhập về chuyển giao công nghệ, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp tính theo giá trị quyết toán từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả.

2.2. Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên áp dụng theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thuế thu nhập, Điều 9 Nghị định số 5-CP.

III. TỔ CHỨC KÊ KHAI THU NỘP THUẾ

1. Tổ chức quản lý thu:

Điều 11 Nghị định số 5-CP quy định: Thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập hoặc cơ quan quản lý lao động (gọi là tổ chức uỷ nhiệm thu) có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập tại nguồn để nộp vào ngân sách Nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.

Các trường hợp khác do cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu.

Tổ chức uỷ nhiệm thu bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền thù lao và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các cơ quan quản lý, tuyển chọn, môi giới hoặc cung cấp lao động ở trong nước;

- Các cơ quan quản lý, tuyển chọn đưa người đi làm việc tại nước ngoài: các Bộ, các ngành, các doanh nghiệp...

- Cơ quan ngoại giao, các tổ chức đại diện của cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài;

- Các tổ chức kiểm hoá, chi trả quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về như: hải quan cửa khẩu, bưu điện, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ chuyển quà biếu, quà tặng bằng hiện vật;

- Các cá nhân mang hộ quà biếu theo người về Việt Nam;

- Các tổ chức, cá nhân trả tiền về nhận chuyển giao công nghệ hoặc mua bản quyền;

- Các tổ chức chi trả trúng thưởng xổ số;

- Các tổ chức, cá nhân chi trả về cung cấp dịch vụ và tư vấn;

- Các nhà thầu.

Trường hợp cơ quan quản lý không trực tiếp chi trả thu nhập, nhưng do chức năng, nhiệm vụ có thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức có cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế, nếu đảm bảo việc thu thuế thu nhập tập trung kịp thời và được cơ quan thuế chấp nhận thì cũng được coi như là tổ chức uỷ nhiệm thu,

Tổ chức uỷ nhiệm thu được hưởng khoản tiền thù lao tính trên số thuế thu nhập thu được để dùng vào các mục đích trang trải các chi phí cho thu nộp thuế và khen thưởng cho cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thu nộp. Tỷ lệ tiền thù lao được quy định như sau:

- 0,5% (năm phần ngàn) đối với số thuế thu được từ thu nhập thường xuyên.

- 1% (một phần trăm) đối với số thuế thu được từ khoản thu nhập không thường xuyên và số thuế thu nhập thu qua các nhà thầu nước ngoài.

2. Đăng ký - kê khai về thuế:

2.1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế (bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên) có trách nhiệm chủ động đăng ký, khai báo về thu nhập với tổ chức uỷ nhiệm thu hoặc cơ quan thuế tại địa phương nơi làm việc.

2.2. Tổ chức uỷ nhiệm thu phải chủ động đăng ký với cơ quan thuế tại địa phương nơi đăng ký nộp thuế môn bài (trường hợp tổ chức uỷ nhiệm thu không phải nộp thuế môn bài thì đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở) việc thu thuế thu nhập tại đơn vị mình.

2.3. Các cá nhân có thu nhập chịu thuế chưa được khấu trừ tiền thuế tại nguồn có trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi làm việc để nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

3. Nộp thuế - quyết toán thuế:

3.1. Đối với thu nhập thường xuyên:

3.1.1. Nộp thuế.

Thuế thu nhập được tính cho cả năm và tạm nộp theo thu nhập thực tế hàng tháng.

Căn cứ vào thực tế chi trả thu nhập hàng tháng, tổ chức uỷ nhiệm thu thực hiện việc khấu trừ tiền thuế và lập bảng tổng hợp kê khai về số người, thu nhập thực tế và số thuế phải nộp cho từng người, tổng số tiền thuế phải nộp để nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi giữ lại tiền thù lao được hưởng theo điểm 1 Mục III Thông tư này. Thời hạn nộp mỗi tháng 1 lần không quá ngày 15 của tháng sau.

Người nước ngoài vào Việt Nam nếu thời hạn cư trú tại Việt Nam đã được xác định trước thì dưới 30 ngày không phải nộp; từ 30 ngày đến dưới 183 ngày nộp trên tổng thu nhập; từ 183 ngày trở lên, hàng tháng tạm nộp theo thu nhập thực tế và thuế suất luỹ tiến từng phần quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập; nếu chưa xác định trước được thời hạn cư trú thì tạm nộp theo thuế suất 10%, hết năm quyết toán chính thức số phải nộp.

Các cá nhân nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế không qua các tổ chức uỷ nhiệm thu, thì hàng tháng đến cơ quan thuế nơi đã đăng ký để nộp tờ khai, nhận thông báo thuế và trực tiếp nộp thuế tại cơ quan thuế.

3.1.2. Quyết toán thuế:

3.1.2.1. Nguyên tắc quyết toán thuế

Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên quyết toán theo từng năm dương lịch, cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng trong năm, cá nhân thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập theo quy định như sau:

- Tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập trong năm, tính số thuế phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế và nộp tờ khai cho tổ chức uỷ nhiệm thu hoặc nộp cho cơ quan thuế (với trường hợp cá nhân trực tiếp nộp thuế tại cơ quan thuế). Thời hạn nộp tờ khai không quá ngày 30 tháng 1 năm sau hoặc không quá 20 ngày sau khi kết thúc hợp đồng. Tổ chức uỷ nhiệm thu hoặc cơ quan thuế kiểm tra, tính số thuế phải nộp trên tờ khai cá nhân, đối chiếu với số đã nộp để xác định số thuế thiếu phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa được hoàn lại và lập bảng tổng hợp quyết toán thuế. Tổ chức uỷ nhiệm thu hoặc cá nhân trực tiếp nộp thuế thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28 tháng 2 năm sau hoặc 30 ngày kể từ khi hết hạn hợp đồng.

- Trường hợp cá nhân trong thời gian khác nhau của năm mà làm việc ở nhiều nơi thì thuế thu nhập hàng tháng được khấu trừ tại nguồn, hết năm phải kê khai, quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm.

- Trường hợp cá nhân trong cùng thời gian của năm đồng thời làm việc và có thu nhập từ nhiều nơi thì phải tổng hợp, kê khai quyết toán thuế thu nhập tại nơi có thu nhập cao nhất hoặc thuận lợi nhất.

- Trường hợp cá nhân trong năm có thu nhập do tham gia các hiệp hội kinh doanh, Hội đồng Quản trị hoặc có thu nhập thường xuyên khác ngoài thu nhập nơi làm việc chính thì phải tổng hợp kê khai thu nhập của mình cùng với thu nhập tại nơi làm việc chính để nộp thuế, thanh quyết toán số thuế thu nhập theo chế độ.

3.1.2.2. Quyết toán thuế đối với người Việt Nam, cá nhân khác định cư tại Việt Nam.

- Trường hợp trong năm tính thuế chỉ làm việc ở trong nước: cá nhân tổng hợp kê khai toàn bộ thu nhập thường xuyên trong năm dương lịch chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng, nếu có một số tháng không có thu nhập thì cũng phải kê khai để tính bình quân. Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng và Biểu thuế quy định tại Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi một số Điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập, tính số thuế phải nộp cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác dịnh số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa cần hoàn lại).

- Trường hợp trong năm có một số thời gian được cử đi học tập, công tác ngắn hạn ở nước ngoài chỉ được đài thọ tiền công tác phí hoặc được đài thọ về đi, lại, ăn, ở trong thời gian đi công tác thì các khoản này không phải kê khai để tính thu nhập chịu thuế.

- Trường hợp trong năm vừa làm việc ở trong nước, vừa làm việc ở nước ngoài có thu nhập phát sinh ở Việt Nam và ngoài Việt Nam: thu nhập chịu thuế cũng được tính bình quân tháng trên cơ sở tổng thu nhập cả năm chia cho 12 tháng và xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng, cụ thể là:

+ Trong thời gian ở Việt Nam, thu nhập chịu thuế bình quân tháng được tính theo Biểu thuế quy định tại Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi một số Điều của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. + Trong thời gian ở nước ngoài, thu nhập chịu thuế bình quân tháng được tính theo Biểu thuế quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập.

- Trường hợp trong năm tính thuế chỉ công tác, lao động ở nước ngoài: cá nhân tổng hợp, kê khai tổng số thu nhập cả năm chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng và xác định số thuế phải nộp theo Biểu thuế quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập. Trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài và có chứng từ nộp thuế tại các nước đó thì được trừ số thuế đã nộp nhưng không vượt quá số thuế phải nộp theo Biểu thuế của Việt Nam, nếu ở các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì thực hiện theo nội dung của Hiệp định.

Tổ chức uỷ nhiệm thu hoặc cơ quan thuế kiểm tra tờ khai, tính số thuế phải nộp theo quy định trên, đối chiếu với chứng từ nộp thuế ở nước ngoài để thu tiếp phần chênh lệch (nếu có).

3.1.2.3. Quyết toán thuế đối với người nước ngoài.

Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài được kê khai quyết toán theo tiêu thức cư trú. Các cá nhân có trách nhiệm kê khai chính xác số ngày có mặt tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế để tính thời gian cư trú và tính thuế thu nhập phải nộp tại Việt Nam. Thời gian cư trú cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam; sau năm tính thuế đầu tiên được xác định theo năm dương lịch ngày đến ngày đi được tính là một ngày. Trường hợp năm trước đã xác định là người cư trú, thì thời gian kế tiếp của năm sau cũng được xác định là cư trú.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày trong năm tính thuế: kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế phải nộp theo thuế suất thống nhất là 10%. Trường hợp do tính chất công việc mà thường xuyên ra vào công tác tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ hai năm trở lên nếu tổng số ngày có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế, thì biểu thuế được tính như của đối tượng cư trú và tính số thuế phải nộp theo số tháng ở Việt Nam. Tháng được tính là 30 ngày.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế: kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thuế thu nhập. Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thấp hơn thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam mà không chứng minh được, thì lấy thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để làm căn cứ tính số thuế phải nộp cho thời gian ở nước ngoài. Trường hợp trong năm tính thuế xác định được thời điểm rời hẳn Việt Nam mà không quay trở lại thì việc quyết toán thuế được tính cho thu nhập chịu thuế tính đến tháng rời Việt Nam.

Trường hợp quyết toán thuế cho năm tính thuế thứ 2 (sau năm đầu tiên) mà có một số thời gian đã được xác định vào thời gian tính thuế của năm đầu tiên theo thuế suất thống nhất 10% thì năm tính thuế thứ 2, số thuế tính cho thời gian này vẫn được áp dụng thuế suất 10% nhưng thời gian cư trú được cộng trong tổng số ngày có mặt để tính cư trú cho năm dương lịch thứ 2 (từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12).

3.1.2.4. Thanh quyết toán thuế.

- Tổ chức uỷ nhiệm thu quyết toán với cơ quan thuế số thuế phải thu, đã thu của từng cá nhân; số thuế phải nộp, đã nộp ngân sách của đơn vị theo quy định tại điểm 3.1.2.1. Mục III trên đây có trách nhiệm thanh toán với ngân sách Nhà nước và cá nhân người nộp thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết toán thuế. Nếu số thuế của cá nhân phải nộp lớn hơn số thuế đã nộp hàng tháng thì tổ chức uỷ nhiệm thu phải khấu trừ, thu tiếp của cá nhân số còn thiếu và nộp vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết toán. Trường hợp số thuế đã nộp hàng tháng lớn hơn số phải nộp cả năm thì được hoàn lại bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau nhưng phải được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận.

- Đối với các cá nhân trực tiếp nộp thuế tại Cục Thuế khi thanh quyết toán thuế, phải nộp số thuế còn thiếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, trường hợp nộp thừa so với số thuế phải nộp thì được hoàn lại bằng cách trừ vào số phải nộp của kỳ sau, nếu không có tiền thuế phải nộp của kỳ sau thì được cơ quan thuế thoái trả từ số tiền thuế thu nhập đã thu.

3.2. Đối với thu nhập không thường xuyên.

Thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Tổ chức uỷ nhiệm thu cấp tờ khai cho người có thu nhập để kê khai thu nhập chịu thuế và thực hiện tính thuế, khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập. Việc quyết toán thuế giữa người nộp thuế và tổ chức uỷ nhiệm thu được thực hiện ngay trên tờ khai. Trường hợp cá nhân có thu nhập không thường xuyên chưa khấu trừ tiền thuế tại nguồn thì nhận tờ khai kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi làm việc chính. Việc quyết toán thuế giữa người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện ngay trên tờ khai cá nhân.

- Hàng tháng, tổ chức uỷ nhiệm thu phải lập bảng kê về số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao được hưởng, số tiền thuế phải chuyển nộp ngân sách nhà nước, thanh toán số tiền thuế thừa, thiếu. Tổ chức uỷ nhiệm thu nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết toán; trường hợp nộp thừa được thoái trả bằng cách trừ vào số phải nộp ngân sách nhà nước của kỳ sau.

- Đối với các khoản thu nhập bằng hiện vật thì tổ chức uỷ nhiệm phải thu đủ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập.

- Các khoản thu nhập mà người nhận thu nhập không có sự hiện diện như tiền chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền... thì tổ chức uỷ nhiệm thu phải kê khai thay cho người có thu nhập, thực hiện khấu trừ tiền thuế để nộp ngân sách nhà nước trước khi chi trả thu nhập và thông báo cho người chịu thuế biết.

- Người chuyển hộ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về phải kê khai và nộp thuế thay cho người nhận quà biếu, quà tặng.

- Các trường hợp có thu nhập về thiết kế kỹ thuật công nghiệp, thiết kế kỹ thuật xây dựng... tiền thuế khấu trừ theo số tiền được nhận từng lần và kê khai, quyết toán tiền thuế theo giá trị quyết toán hợp đồng.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC,CÁ NHÂN TRONG VIỆC THU NỘP THUẾ THU NHẬP

1. Trách nhiệm của cá nhân có thu nhập chịu thuế:

Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải tự giác đăng ký, kê khai thu nhập chịu thuế, nộp thuế thu nhập qua các tổ chức uỷ nhiệm thu hoặc trực tiếp kê khai nộp thuế tại cơ quan Thuế theo hướng dẫn tại Mục III.2, Mục III.3 Thông tư này. Cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu đã kê khai.

Trường hợp không đăng ký, kê khai hoặc kê khai không trung thực, không nộp thuế hoặc chậm nộp tiền thuế thì sẽ bị xử lý như quy định Điều 21 của Pháp lệnh Thuế thu nhập. Nếu cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm hoặc trốn thuế với số lượng lớn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đối với người nước ngoài, có thể bị hoãn cấp thị thực xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trách nhiệm của tổ chức uỷ nhiệm thu; tổ chức đón tiếp, quản lý người nước ngoài:

Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho cá nhân (tổ chức uỷ nhiệm thu thuế thu nhập) có trách nhiệm và nghĩa vụ:

- Chủ động khai báo, đăng ký kê khai với cơ quan thuế địa phương việc thu thuế thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại đơn vị mình; hướng dẫn cho người có thu nhập chịu thuế thực hiện thủ tục khai báo, lập tờ khai về thuế thu nhập.

- Hàng tháng, căn cứ vào danh sách cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và số thực tế chi trả thu nhập cho cá nhân thực hiện việc khấu trừ tiền thuế thu nhập và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu giữa thu nhập cá nhân đã kê khai với thu nhập phải chi trả, đã chi trả cho cá nhân để tính thuế, xác nhận tờ khai của người nộp thuế, lập bảng tổng hợp kê khai nộp thuế thu nhập gửi cho cơ quan thuế.

- Giữ sổ sách chứng từ liên quan đến việc tổ chức thu thuế thu nhập: thu nhập chịu thuế, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, khai báo thuế, kê khai thu nộp, bảo quản biên lai thuế, tính toán số tiền thù lao được hưởng và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Cấp biên lai thu thuế thu nhập cho người nộp thuế.

- Thực hiện chế độ báo cáo; thanh quyết toán tiền thuế, tiền thù lao được hưởng với cơ quan thuế và xuất trình đầy đủ các tài liệu liên quan đến thuế thu nhập khi cơ quan thuế yêu cầu.

Các tổ chức đón tiếp người nước ngoài, quản lý người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn cho người nước ngoài hoàn tất các thủ tục nộp thuế thu nhập trước khi làm thủ tục xuất cảnh.

3. Trách nhiệm của cơ quan thuế:

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan để kiểm tra và yêu cầu các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (tổ chức uỷ nhiệm thu) đóng trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, kê khai thuế thu nhập theo phương thức khấu trừ.

- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức uỷ nhiệm thu thực hiện chế độ đăng ký, tổng hợp kê khai, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Thực hiện việc thông báo thuế, thanh quyết toán tiền thuế, tiền thù lao được hưởng với các tổ chức uỷ nhiệm thu.

- Tổ chức việc thu thuế thu nhập đối với các trường hợp cá nhân trực tiếp đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế, cấp biên lai, ấn chỉ thuế thu nhập cho các đối tượng nộp thuế và các tổ chức uỷ nhiệm thu.

- Thực hiện các biện pháp cưỡng chế, truy thu tiền thuế, tiền phạt đối với các hành vi vi phạm Pháp lệnh Thuế thu nhập, quyết định trích thưởng cho người có công phát hiện các vi phạm, giúp cơ quan thuế truy thu tiền thuế.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan thuế cấp trên.

V. GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ

1. Đối với trường hợp giảm thuế, miễn thuế quy định tại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Thuế thu nhập.

Cá nhân người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn làm thiệt hại tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân thì người nộp thuế được xét giảm thuế, miễn thuế trong năm tuỳ theo mức độ thiệt hại. Số thuế được xét miễn, giảm bằng tỷ lệ giữa số tiền thiệt hại so với thu nhập chịu thuế trong năm nhưng không vượt qua số tiền thuế phải nộp cả năm.

Thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm thuế:

- Cá nhân người nộp thuế làm đơn xin miễn, giảm thuế có xác nhận của chính quyền địa phương (Uỷ ban Nhân dân phường, xã) hoặc của cơ quan chi trả thu nhập gửi đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ quan chi trả thu nhập đăng ký nộp thuế; đơn xin miễn thuế, giảm thuế phải nêu rõ lý do, số tiền thiệt hại (kèm theo các chứng từ chứng minh), số thuế phải nộp và số thuế xin miễn, giảm;

- Cơ quan thuế kiểm tra xem xét và ban hành quyết định miễn, giảm thuế hoặc kiến nghị cơ quan thuế cấp trên xử lý theo phân cấp sau đây:

+ Cục trưởng Cục Thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm dưới 5 triệu đồng/năm;

+ Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế được quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng/năm;

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định các trường hợp số thuế miễn, giảm trên 100 triệu đồng/năm.

- Trong thời gian cơ quan thuế có thẩm quyền xét quyết định miễn, giảm thuế, người nộp thuế phải nộp đủ số thuế theo Pháp lệnh; khi có quyết định miễn, giảm thuế thì được thoái trả số thuế được miễn, giảm bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được tổ chức uỷ nhiệm thu trả lại tiền thuế đã khấu trừ theo quyết định của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân trực tiếp nộp tiền thuế tại cơ quan thuế thì được trừ vào số phải nộp của kỳ sau hoặc được ngân sách nhà nước thoái trả theo quyết định của cơ quan thuế.

2. Đối với trường hợp miễn, giảm thuế quy định tại Khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh Thuế thu nhập; Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 5-CP.

Tổ chức, cá nhân có đơn xin miễn, giảm thuế gửi đến Bộ Tài chính trong đó phân tích rõ lý do và các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia liên quan đến việc miễn, giảm thuế cho người nộp thuế. Bộ Tài chính kiểm tra hồ sơ và có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

VI. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

1. Các vi phạm về Pháp lệnh Thuế thu nhập được xử lý theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Các hành vi vi phạm hành chính về Pháp lệnh Thuế thu nhập được xử phạt theo các quy định cụ thể trong Nghị định số 22-CP ngày 17-4-1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư số 45-TC/TCT ngày 1-8-1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22-CP.

Riêng trường hợp tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, mang hộ quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về nếu có hành vi không khai báo, đăng ký, kê khai các cá nhân thuộc diện chịu thuế, không khấu trừ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập gây nên việc thất thu thuế thu nhập cá nhân thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân sách nhà nước số thuế bị thất thoát và bị xử phạt theo Điều 21, Điều 22 của Pháp lệnh Thuế thu nhập. Số tiền thuế phải bồi thường và số tiền nộp phạt được lấy từ thu nhập của các tổ chức, cá nhân thực hiện chi trả thu nhập, không được tính vào chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế.

2. Người có công phát hiện các vụ vi phạm Pháp lệnh Thuế thu nhập giúp cho cơ quan thuế truy thu tiền thuế được trích thưởng theo các quy định cụ thể sau:

- Cá nhân phát hiện các vụ vi phạm trốn lậu thuế thu nhập thông báo cho cơ quan thuế dưới các hình thức: phản ánh trực tiếp, công văn, văn thư, đơn, nêu rõ tên, địa chỉ cá nhân hoặc tổ chức có hành vi trốn thuế.

- Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế tổ chức ngay việc kiểm tra, tính thuế tại các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, lập biên bản xác định số thuế ẩn lậu và ra thông báo nộp thuế kèm theo quyết định xử phạt buộc các tổ chức, cá nhân trốn lậu thuế nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế.

- Căn cứ vào số tiền thuế truy thu, tiền phạt đã thu vào tài khoản tạm giữ, cơ quan thuế ra quyết định trích thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công phát hiện và phối hợp với cơ quan thuế. Số tiền trích thưởng không vượt quá 5% (năm phần trăm) số tiền thuế truy thu nộp vào ngân sách nhà nước, mức trích thưởng cho cá nhân không quá 300.000 đồng/vụ và không quá 900.000 đồng/tháng.

- Số tiền còn lại sau khi trích thưởng được nộp vào ngân sách nhà nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18-2-1997. Đối với thu nhập thường xuyên việc tính số thuế phải nộp theo Biểu mới đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam được áp dụng cho thu nhập phát sinh từ tháng 2 năm 1997. Đối với thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền từ nước ngoài chuyển về, các cá nhân đã nhận tiền tại tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ ngày 18-2-1997 thì không phải nộp thuế thu nhập không thường xuyên; nếu đã nộp thuế thu nhập không thường xuyên thì cơ quan thuế (nơi thu thuế thu nhập) sẽ thực hiện việc thoái lại bằng cách trừ vào số thuế thu nhập phải nộp của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập.

Thông tư này thay thế Thông tư số 27-TC/TCT ngày 30-3-1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 5-CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

2. Các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý, đào tạo, tuyển chọn người lao động được phép trích tối đa không quá 8% trên thu nhập của người lao động để chi cho công tác quản lý, đào tạo, tuyển chọn. Khoản kinh phí này được quản lý và sử dụng theo kế hoạch hàng năm, cuối năm phải quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành; trường hợp chi không hết phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước, đồng thời điều chỉnh giảm tỷ lệ tính năm sau cho phù hợp với kế hoạch chi. Ngoài khoản tính theo tỷ lệ khống chế trên đây nghiêm cấm các Bộ, các ngành, các tổ chức quản lý, sử dụng lao động điều tiết thu nhập của người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.

Riêng các trường hợp giới thiệu lao động hoặc tuyển dụng lao động theo uỷ thác chỉ được thu 1 lần theo quy định tại điểm 2d Mục II Thông tư số 19-LĐTBXH/TT ngày 31-12-1990 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Thu nhập đã được cam kết riêng về việc đánh thuế và việc miễn thuế được thực hiện theo các văn bản và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

4. Cơ quan thuế các cấp có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn các cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (tổ chức uỷ nhiệm thu) thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, các ngành, các địa phương phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để nghiên cứu giải quyết.

 

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No. 39/TC-TCT

Hanoi, June 26, 1997

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.05-CP OF JANUARY 20, 1995 AND DECREE No.30-CP OF APRIL 05, 1997, OF THE GOVERNMENT REGULATING IN DETAIL THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON INCOME TAX ON HIGH-INCOME EARNERS

Pursuant to the Ordinance (amended) on Income Tax on High-Income Earners approved by the Standing Committee of the National Assembly on May 19, 1994;
Pursuant to the Ordinance Amending a Number of Articles of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners approved by the Standing Committee of the National Assembly on February 6, 1997;
Pursuant to Decree No.05-CP of January 20, 1995 and Decree No.30-CP of April 5, 1997 of the Government stipulating in detail the implementation of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners;
The Ministry of Finance hereby provides guidance for their implementation as follows:

I - SCOPE OF REGULATION

1. Subjects of income tax:

The income-tax payers stipulated in Article 1 of Decree No.05-CP of January 20, 1995, of the Government stipulating in detail the implementation of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners (income tax for short), include:

1.1- Vietnamese citizens who are in Vietnam or travel on business or work abroad and generate incomes;

1.2- Other individuals who are not Vietnamese citizens but have settled indefinitely in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Foreigners who work in Vietnam at enterprises, economic, cultural, social organizations of Vietnam or foreign countries, at representative offices, branches of foreign companies; individuals who are doing business on their own;

- Foreigners who are not present in Vietnam but earning income generated in Vietnam through technology transfer, copyright emoluments.

2. Taxable incomes:

The taxable incomes defined in Item 1 of Article 2 of Decree No.05-CP of January 20, 1995 and Item 1 of Article 1 of Decree No.30-CP of April 5, 1997 of the Government, comprise both regular and irregular incomes.

2.1- The regular incomes include:

2.1.1- Earnings are in the forms of salary, wage, fee; including over-time salary, night shift salary, 13th month salary (if any), allowances, instead of salary, from the social insurance funds; allowances for lunch and meal between two work shifts;

2.1.2- All forms of monthly, quarterly, yearly bonus and bonuses on the occasion of the national holidays, New Year Days... provided by any source;

2.1.3- The income generated by participation in business associations, executive boards, managing boards, business boards;

2.1.4- Individuals stable income as indicated in Article 1 of Decree No.05-CP of January 20, 1995, through participation in production and business activities, all kinds of services that are not taxable, including the individuals income from services in all fields, such as designs, architecture, consultancy services of long-term contracts, vocational training, teaching, examination coaching, cultural and art performances...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2- The irregular incomes include:

2.2.1 Incomes as presents or gifts in kind sent by organizations, individuals abroad to individuals in Vietnam through income paying organizations such as Post Office or people who voluntarily bring them into Vietnam. The receivers are Vietnamese individuals, foreigners, owners or representatives of private businesses. For presents or gifts in kind which have been declared in the Customs declarations in filling the entry procedures, they are not taxable incomes.

2.2.2- Incomes generated by technology transfers in each contract:

- Transfer of ownership of or right to use industrial property such as inventions, industrial designs, models, useful solutions, logos, trade-marks...

- Transfer of technical secrets, technology projects, know-how process, designs or design models, formulas, sketches, maps, tables, indexes, technical data or other technical expertise and knowledge through sales or transfers (with or without equipment).

- Implementation of the following supportive and consultancy services:

+ Research, analysis, opportunity assessment, pre-feasibility and feasibility studies of investment projects and technology innovation;

+ Technical support, technology options, instructions on equipment installation, trial operations of technologies;

+ Consultancy on technology management, organization and operation of technology process and production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Provision of services of collecting, analyzing and supplying information on markets, technology, legal matters, natural resources and environment;

- Transfer of the use of and the right to use industrial, trading or scientific equipment (excluding simple imports of equipment and raw materials...).

- In case the present or gift is the technology transfer of industrial ownership as stipulated in Point 2.2.2, the individual who receives that present or gift does not have to pay the irregular income tax.

2.2.3- Incomes from copyright of cultural or artistic works.

2.2.4- Incomes from constructional technical designs, industrial technical designs and other services like consultancy service, training service, brokerage, from marketing bonus or commission...

2.2.5- Incomes from scientific activities such as workshops, researches of all-level topics.

2.2.6- Lottery prizes organized by the Government and marketing lottery in all forms.

3. Income tax on interests of bank deposits, savings, interests of Government bonds, bills and share, is temporarily not collected as stipulated in Article 3 of Decree No.05-CP.

4. Incomes not taxable stipulated in Article 4 of Decree No.05-CP:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Allowances for night working shift (excluding 3rd work shift)

- Allowances for toxity, danger for careers and jobs of which the environments are polluted or dangerous such as mine pits; offshore drill; working on high places of suspension; direct contact with poisonous substances, gas and dust; places with radio-active, radiation above permitted levels;

- Zonal allowances, incentive allowances, special allowances for remote areas, severe climate zones, new economic zones, offshore islands, border areas with difficult circumstances, excluding allowances for foreigners working in areas far from their homelands;

- Seniority allowances for the armed forces: the Vietnam Peoples Army, professionals of the Peoples Amy, the Peoples Security Force and the Peoples Police;

- Special allowance for certain jobs such as forensic medicine, surgery;

- Allowance for public servants and other allowances provided by the State Budget, privilegial allowance for persons who took part in revolutionary activities prior to 1945;

- Traveling expenses for official business trips consisting of fares, house rents and per diem. In case of the traveling expenses that are contracted, only the above mentioned expenses are deducted;

- Free meals for some jobs, special jobs, meals served on spot (excluding allowances in cash);

- Social allowances to persons who are entitled to privileged social treatment, such as war invalids, sick soldiers, fallen heroes families, people with meritorious services to the Revolution; aid for unexpected difficulties, allowances for solving social evils;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Allowance for people assigned to the production establishments in line with regulations of the State, including one-time allowances for foreigners to reside in Vietnam;

- Insurance in money from indemnities for life and property;

- Bonus for technical innovations, inventions, international and national prizes organized and recognized by the Vietnamese State (excluding bonuses donated by other organizations and individuals);

- Rewards attached to titles granted by the State such as: Vietnam Hero Mothers, Hero or Heroine of the Peoples Armed Forces, Labor Hero, Professor, Peoples Teacher, Elite Teacher, Peoples Artist, Elite Artist...

4.2- Net interests of the heads of family in private businesses taxable under the Profit Tax Law (their incomes are not included in expenses when determining taxable expenses);

4.3- Regular incomes of foreigners staying in Vietnam for less than 30 days during 12 consecutive months.

II- BASIS FOR TAX CALCULATION

The basis for income tax calculation are taxable incomes.

1. With regard to regular incomes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1.1- For Vietnamese citizens who live in Vietnam or go on official trips, work abroad, other individuals residing in Vietnam: to take the total income of the year, including income earned abroad, to be divided into 12 months (calendar year).

1.1.2- For foreigners who reside in Vietnam upward of 183 days, the total income generated in the year, including income generated in Vietnam and abroad, this average shall be the total divided by 12 months. In case the monthly average income abroad is lower than in Vietnam but cannot be verified, the monthly average income in Vietnam shall be taken as basis for tax calculation for the period they stay abroad.

1.1.3- For foreigners staying in Vietnam from 30 days to 182 days, the taxable income is the total income generated in Vietnam in that period.

1.2- Tax rate of regular incomes shall comply with Item 2 of Article 10 of the Ordinance on Income Taxes and Item 3 of Article 1 of the Ordinance Amending a Number of Articles of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners, Items 2, 3, 4 of Article 7 of Decree No.05-CP and Item 2 of Article 1 of Decree No.30-CP.

2. With regard to irregular incomes.

2.1- Taxable irregular incomes are earnings of individuals according to Item 1 of Article 1 of Decree No.30-CP of April 05, 1997, concretely:

Income in presents or gifts sent to Vietnam from abroad, which are valued each time.

Incomes generated by technology transfers, constructional technical designs, industrial technical designs which are accounted for in each contract value, not depending on the numbers of payment.

2.2- Tax rate of irregular incomes shall comply with the stipulations of Article 12 of the Ordinance on Income Taxes, Article 9 of Decree No.05-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organization and management of tax collection:

Article 11 of Decree No.05-CP stipulates: Collection of income taxes shall comply with the principle of deducting income at the source. Income paying organizations, individuals or labor managing agencies (called delegated collection organization) shall have to deduct income tax at the source to pay to the State Budget prior to paying incomes to individuals.

In other cases, the tax agency is responsible for directly collecting income taxes.

The delegated collection organizations include:

- Organizations, individuals paying salary, wages, bonus, fees and other incomes of a salary or wage character;

- Agencies managing, recruiting, brokering or supplying labor in Vietnam;

- Agencies managing, recruiting, sending people to work abroad: Ministries, branches, enterprises...

- Diplomatic agencies, representative organizations of Vietnams agencies and businesses in foreign countries;

- Goods inspection organizations, returning presents, gifts sent to Vietnam from abroad such as: entry Customs, Post Office, organizations, individuals providing services of transporting presents and gifts in kind;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizations and individuals paying for technology transfers or copyright;

- Organizations paying lottery prizes;

- Organizations and individuals paying for services and consultancy;

- Contractors;

In case the managing agency does not directly pay income, but whose function is to manage, control and supervise activities of taxable organizations and individuals, it shall be also considered as a delegated collection organization if it can ensure timely and concentrated collection of income tax;

The delegated collection organization is entitled to get a remuneration proportional to the income taxes it has collected in order to use for covering expenses in tax collection, payments and rewarding those with meritorious accomplishments in organizing tax collections and payments. The rate of remuneration shall be as follows:

- 0,5% (five per thousand) of the collected income tax on regular incomes.

- 1% (one per cent) of the collected income tax on irregular incomes and the taxes collected through foreign contractors.

2. Tax registration - declaration:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2- The delegated collection organizations must register the income tax collection of their units with the local tax agency where they register license tax payment (in case the delegated collection organizations do not have to pay license taxes, they must register with the tax agency in the locality where their offices are located).

2.3- Individuals earning taxable incomes which are not yet deducted for tax payment at the source, are responsible for registration with the tax agency at the locality where they are working in order to receive the tax registration forms and income tax declarations for individuals.

3. Tax payment and balance sheet.

3.1- With regard to regular incomes:

3.1.1- Tax payment.

Income taxes must be calculated for a whole year but temporarily paid according to the real income every month.

Based on the real income payment of each month, the delegated collection organizations shall deduct the taxable income and make a sum-up table to declare the number of income earners, real income and income taxes that must be paid for each one, the total amount of income taxes that must be paid to the State budget minus the fees they are entitled to in accordance with Point 1, Section III of this Circular. Income taxes must be paid once a month not later than the 15th day of the following month.

Foreigners who come to Vietnam shall not have to pay income tax if their stays are registered in advance as less than 30 days. If the stays are from 30 days to under 183 days, they must pay income tax based on their total income; if the stay is upward of 183 days, they must temporarily pay income tax every month based on their monthly real income and on a partial progressional basis as stipulated in Item 2 of Article 10 of the Ordinance on Income Tax; if their lengths of stay are not determined in advance, they must pay a temporary 10% pending the formal payment of the income tax at the year-end.

Individuals who pay income taxes directly to the tax agency, not through the delegated collection organizations, must monthly come to the tax agency where they have registered in order to submit the tax declaration forms, receive the tax notices and directly pay their income taxes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.2.1- Principles of tax statement

Tax statement on regular incomes is made according to the calendar year. At the end of the year or after the end of contracts in the year, individuals must declare their income tax as stipulated below:

- To sum up all sources of income in the year, calculate the income taxes that must be paid according to the income tax statement and submit the statement to the delegated collection organization or the tax agency (in case the individuals pay income tax directly to the tax agency). The deadline for submitting the statement is January 30 of the following year or not later than 20 days after the end of a contract. The delegated collection organization or the tax agency must examine, calculate the income tax that must be paid on the basis of the individuals income tax declaration form, compare it with the already paid income tax in order to determine the shortfall that must be paid or the overcharge that shall be returned, and draw the overall income tax balance. The delegated collection organizations or individuals paying income tax directly to tax agencies must work with the tax agency to draw the income tax balance not later than February 28 of the next year or 30 days after the end of the contracts.

- In case the individuals work at many places in different periods of time in the year, the taxable monthly income must be deducted to pay the tax at the source and by the end of the year their income taxes must be declared at the place where they last work in the year.

- In case the individuals concurrently work and earn incomes in many places at the same time in the year, they must sum up, declare their income tax at the place where they acquire the largest income or at the most convenient place.

- In case the individuals earn their income in the year by participating in enterprise associations, Managing Board or other regular income separated from income gained at the place of their official work, they must sum up, declare their income together with the income gained at the place they officially work in order to pay their income tax as prescribed.

3.1.2.2- Tax statements of Vietnamese, other individuals residing in Vietnam.

- Individuals who work only in Vietnam in the tax year shall sum up, declare their total regular income in the Calendar Year divided into 12 months to calculate the average taxable income. Basing on the monthly average income and Tax Index stipulated in Item 3 of Article 1 of the Ordinance Amending a Number of Articles of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners, they shall calculate their income tax to be paid for the whole year, compare it with the monthly already paid income taxes, determine the income tax shortfall that must be paid (or the excess that shall be returned).

- In case the individual is assigned to go abroad on short-term study tour, official trips for given periods of the year and receiving only per diem for traveling, food, accommodations, these incomes need not to be declared and are not taxable incomes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ During the time in Vietnam, the monthly average incomes are estimated according to the Tax Index stipulated in Item 3 of Article 1 of the Ordinance Amending a Number of Articles of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners.

+ During the time abroad, the monthly average taxable incomes are estimated according to the Tax Index stipulated in Item 2 of Article 10 of the Ordinance on Income Tax.

- Individuals going on official business or working abroad for the whole year shall sum up, declare the total income of the year and divide them into 12 months to calculate the taxable monthly average income and determine their income taxes based on the Tax Index stipulated in Item 2 of Article 10 of the Ordinance on Income Tax.

In case the individuals have already paid income tax abroad with vouchers supplied by these countries, there may be deduction of the paid tax but this should not exceed the amount of taxes to be paid according to the Tax Index of Vietnam. In case these countries have signed agreements on avoidance of double taxation with Vietnam, the stipulations by these agreements shall apply.

The delegated collection organizations or tax agencies shall examine the declaration form, determine the income tax that must be paid in line with the above-mentioned regulations, compare them to vouchers of income tax payment abroad in order to collect the difference (if any).

3.1.2.3- Tax statements of foreigners.

Income tax balances applied to foreigners regular income are declared, drawn on the basis of the periods of residence. Individuals have to declare the accurately the number of days they will stay in Vietnam and their taxable income so that the stays and income taxes that must be paid can be estimated. The stay in the first year of income tax payment is determined by totaling all the days to stay in Vietnam within 12 consecutive months beginning from the day of arrival; after the first year of income tax payment, it is determined by the Calendar Year and the day of arrival and departure are counted as one day. In case the individuals are considered residents of the last year, the stay in the following year shall also be included in the period of residence.

- For foreigners residing in Vietnam from 30 days to 182 days in the year of income tax payment: it is required that the total income generated in Vietnam must be declared and the income tax to be paid are uniformly fixed at 10% as prescribed. In case the number of days present in Vietnam is less than 183 days of the year of income tax payment because the job requires repeated entries and exits to and out of Vietnam in the period of two years and more, the income tax indexes are the ones applied to residence subjects and their income taxes must be paid in accordance with the number of months present in Vietnam. Each month shall comprise 30 days.

- For foreigners residing in Vietnam from 183 days and more in the year of income tax payment: it is required that the total income generated in Vietnam and abroad in the year of tax payment must be declared, divided into 12 months to determine the monthly average income and income tax must be estimated, paid in line with the stipulations of Item 2 of Article 10 of the Ordinance on Income Taxes. In case the monthly average income abroad is less than that in Vietnam and can not be verified, the monthly average income in Vietnam is taken as basis for determining the income tax to be paid for the period abroad. In case the time to depart Vietnam definitively is fixed in the year of tax payment, the income taxes are calculated up to the month of departure from Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.2.4- Income tax payment and settlement.

- The delegated collection organizations must work with the tax agency to draw the balance sheet of the income tax to be collected or already collected of each individual; of the income tax that must be paid or has been already paid to the budget of their units in line with Point 3.1.2.1 of Section III above, be responsible for remitting to the State budget and tax payers within 15 days from the day of drawing the income tax balance sheet. If the individuals income tax that must be paid is more than that already paid every month, the delegated collection organizations must continue to deduct, collect the individuals income to pay for the shortfall and remit to the State budget within 15 days after drawing the income tax balance sheet. In case the monthly income tax that has been paid is more than that to be paid in the whole year, the excess tax must be returned by deducting income taxes of the next period but it must be examined and verified by the tax agency.

- For individuals paying income taxes directly to the Tax Department, the shortfall must be paid within 15 days after receipt of the tax agencys notice. In case the income tax that has been already paid is more than that must be paid, the excess shall be returned by deducting the income tax of the next period, and if no income tax must be paid in the next period, the tax agency shall return the excess to the tax payer.

3.2- For irregular incomes

Taxes on irregular incomes are paid each time of earning income. The delegated collection organization provides income earners declaration forms in order to declare their taxable incomes and estimate the income tax, deduct the income for tax payment before paying back the income. Income tax balancing between tax payers and the delegated collection organizations is implemented right on the declaration forms. The irregular income earners whose income are not deducted at the source must receive the declaration forms, pay tax to the tax agency in the locality where they are officially working. The balance between the tax payer and the tax agency is implemented right on the individual declaration forms.

- Every month, the delegated collection organization must make tables listing the number of people, amounts of income, tax money collected by deducting, fees they are entitled to, taxes that must be paid to the States Budget, repay the surcharge and tax shortfall. The delegated collection organization must pay the deficit to the State Budget within 15 days after the day of payment; in case the income tax is paid in excess, the excess shall be returned by deducting from income tax that must be paid to the State budget next time.

- For income in kind, the delegated collection organizations must collect the tax before paying income.

- For the income that the earners are not present such as money benefited from technology transfers, copy right..., the delegated collection organization, instead of the earner, must declare the income, deduct the income to pay income tax to the State budget before paying the income and notify the tax payer.

- People who help bring presents and gifts from abroad into Vietnam, must declare those income and pay income tax instead of the receiver.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV- RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS IN COLLECTING AND PAYING INCOME TAX

1. Responsibilities of individuals earning taxable incomes:

Individuals earning taxable incomes must register and declare their taxable incomes through the delegated collection organization or directly to the tax agency in line with instructions in Section III.2. Section III.3 of this Circular. Tax paying individuals are accountable before Law for the accurating and truthfulness of the data declared.

If he/she fails to register or to declare, or if he/she declares falsely or fails to pay or unduly pays income tax, the income earner shall be handled according to Article 21 of the Ordinance on Income Tax. Those who evade paying large amount of tax or relapse in the violation or evade tax with large amounts shall be investigated for penal responsibility in line with law. For foreigners, their exit visas can be revoked or postponed if they do not fulfill their obligation of income tax payment in Vietnam as prescribed in Item 2 of Article 7 of the Ordinance on Exit, Entry, Residence and Traveling of Foreigners in Vietnam.

2. Responsibilities of the delegated collection organizations, the organizations receiving or hosting foreigners:

Organizations (the delegated collection organizations) and individuals paying income for individuals have the following responsibilities and obligations:

- To declare, register with the local tax agency the implementation of tax collection of individuals by deducting income at their units; instruct the income earners to fulfill the declaration procedure, to fill the declaration forms of income tax.

- Based on the list of tax payers and the real income payments for them every month to deduct their income for income tax payments and pay income taxes to the State budget.

- To receive the declaration forms, verify, compare individuals declared income with the income that must be paid or has been paid in order to estimate the income taxes, confirm the declaration forms of tax payers, make a sum-up list of income taxes and send it to the tax agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To issue receipts of income tax collection from tax payers.

- To implement the reporting regime; balance the income taxes and fees that they are entitled to with the tax agency and present full documentation related to income taxes when required by the tax agency.

Organizations receiving, hosting foreigners who come and work in Vietnam are responsible for guiding foreigners to fulfill all procedures of paying income taxes before fulfilling the exit procedures.

3. Responsibilities of the tax agency:

- To coordinate with administrative agencies of the State and related agencies in verifying and requiring organizations (the delegated collection organizations) and individuals paying income located in the areas under their jurisdiction to implement registrations, declarations of income tax by way of deduction.

- To guide, verify the delegated collection organizations in implementing the registration regime, summing up listings, making estimates of the income taxes, deducting income for tax payment and paying tax to the State Budget.

- To notify the delegated collection organizations of income taxes, tax payment and fees that they are entitled to.

- To organize the implementation of income tax collections of individuals who directly register at tax agency; issue receipts, determine income taxes of tax paying subjects and the delegated collection organizations.

- To impose coercive measures, recollect income tax, fines for activities violating the Ordinance on Income Tax, decide rewards for people who help discover violations and recollect income tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V - TAX DEDUCTION, TAX EXEMPTION

1. For the cases of tax deduction and exemption mentioned in Item 1 of Article 20 of the Ordinance on Income Tax.

Tax payers who meet natural disasters, war, accidents causing losses of property and income affecting their living standard, are eligible for tax deduction or exemption in that year, depending on the extent of the damage. The tax deductions are equal to the value of damage and taxable income in that year but not exceeding the total income tax of the whole year.

Procedures of and authorities in considering tax deduction or exemption:

- Individual tax payers shall make tax deduction, tax exemption applications certified by the local authority (the Peoples Committees of commune, village) or by the income paid office, and send them to the local tax agency at which the income paid office registers; The tax deduction, tax exemption applications must clarify the reasons, damage (attached to vouchers to prove), amount of income taxes that must be paid and amount that is asked to be deducted or exempted;

- The tax agency shall verify, consider and issue decisions on tax deduction or exemption or propose to the higher tax agency for making decisions according to the following delegation of authority:

+ The Director of the Tax Department decides the tax deduction and exemption of less than 5 million VND per year;

+ The General Director of the General Department of Taxation decides tax deduction and exemption ranging from 5 million to 100 million VND per year;

+ The Minister of Finance decides the tax deduction, tax exemption of more than 100 million VND per year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to the cases of tax deduction or tax exemption stipulated in Item 2 of Article 20 of the Ordinance on Income Tax; Item 2 of Article 18 of Decree No.05-CP.

Organizations, individuals that have applications sent to the Ministry of Finance for tax deduction and tax exemption must explain clearly the reasons and the States economic, political, social interests related to tax deduction, tax exemption for the tax payers. The Ministry of Finance shall check the documents and shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision on concrete cases.

VI - HANDLING OF VIOLATIONS AND REWARDS

1. Violations of the Ordinance on Income Tax shall be handled as stipulated in Article 21, Article 22, Article 23 and Article 24 of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners. Violations of administrative regulations of the Ordinance on Income Tax are liable to concrete fines described in Decree No.22-CP of April 17, 1996 of the Government on Administrative Sanctions in the Field of Tax and Circular No.45-TC/TCT of August 1, 1996 of the Ministry of Finance providing guidance for the implementation of Decree No. 22-CP.

For organizations and individuals that pay income, help bring presents and gifts from abroad into Vietnam, fail to declare, register or list their taxes, or fail to deduct income taxes before paying income, therefore causing deficits in individual income taxes, they must pay compensations for the deficits to the State budget and shall be fined as stipulated in Article 21 and Article 22 of the Ordinance on Income Tax. The compensation of deficits and fines shall be taken from the income of income paying organizations, individuals and not included in the expenses for determining the taxable revenues.

2. People who contribute to discovering violations of the Ordinance on Income Tax, help the tax agency to recollect the tax shall be rewarded as follows:

- Individuals who discover cases of evading tax payments, notify the tax agency through direct notices, official notices, letters, applications... clarifying names, addresses of the tax evading individuals and organizations.

- After receiving notices, the tax agency must immediately verify and calculate income taxes of the income paid individuals and organizations, make minutes to confirm taxes evaded and notices of tax payments together with decisions of fines to require the tax evading individuals and organizations to pay to a temporary account of the tax agency.

- Based on the redeemed amount of tax and fine paid to the temporary account, the tax agency shall decide to grant rewards to organizations and individuals who help discover the cases and coordinate with the tax agency. The amount of reward shall not exceed 5% (five percent) of the redeemed amount of tax paid to the State budget and the reward to an individual shall not exceed 300,000 VND per case and 900,000 VND per month.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII- IMPLEMENTATION

1. This Circular becomes effective from February 18, 1997. As for regular incomes the taxes to be paid are calculated according to the new tax rate applied to the incomes of Vietnamese citizens and other individuals residing in Vietnam generated since February 1997. For the income in presents and money sent from abroad to Vietnam, individuals who receive money from the income paying organizations and individuals from February 18, 1997, do not have to pay irregular income taxes; if the irregular income taxes have been already paid, the tax agency (that collects income taxes) shall return them by deducting income taxes that must be paid of the income paying organizations and individuals.

This Circular replaces Circular No.27-TC/TCT of March 30, 1995 of the Ministry of Finance providing guidance for the implementation of Decree No.05-CP of January 20, 1995 of the Government on specific guidance for the implementation of the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners.

2. The agencies which are assigned to manage, train, recruit laborers are allowed to spend a maximum of 8% of the income of the laborers for management, training and recruitment activities. This expenditure is managed and used according to the annual plan and must be balanced by the end of the year as regulated in the current financial regime. In case the expenditures have not been fully spent, the remainder must be paid to the State Budget and, at the same time, the rate must be decreased to a degree suitable to the spending plan of the next year. Except the expenditure calculated according to the above mentioned rate, all Ministries, branches and organizations managing and using labors are forbidden to regulate the income of the laborers in any form.

In case of recommending or recruiting labors on the basis of delegated power, the expenditure is collected only once as stipulated in Point 2, Section II, Circular No.19/LDTBXH-TT of December 31, 1990 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs providing guidance for the implementation of Decree No.233-HDBT of June 22, 1990 of the Council of Ministers (now the Government) issuing labor regulations for enterprises with foreign investment.

3. The incomes, that are committed to separate income taxes and tax exemption, are taxed as regulated in the international documents and treaties which Vietnam has signed or acceded to.

4. Tax agencies at all levels are responsible for publicizing, guiding the tax payers and the income paid individuals and organizations (the delegated collection organizations) in strictly implementing the regulations of the Ordinance, Decree and Circular providing guidance on income taxes.

In the course of implementation of this Circular, any problems that arise should be timely reported by the organizations, individuals and localities concerned to the Ministry of Finance (The General Department of Taxation) for consideration and solution.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE MINISTER OF FINANCE




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39-TC/TCT-1997 hướng dẫn thi hành Nghị định 5/CP-1995 và Nghị định 30/CP-1997 thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.249

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.241.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!