Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 30/2001/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bổ sung Thông tư 128/1998/TT-BTC

Số hiệu: 30/2001/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 16/05/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2001/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 30/2001/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 05 NĂM 2001 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 128/1998/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 1998 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/CP NGÀY 17 THÁNG 4 NAM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ

Căn cứ quy định của các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và pháp luật về các khoản thu nộp khác của ngân sách Nhà nước;
Sau thời gian thi hành Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 128/1998 /TT-BTC ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 128/1998/TT-BTC) như sau:

I. Thay thế điểm 1, Mục II của Thông tư số 128/1998/TT-BTC bằng điểm 1 mới như sau:

1. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thủ tục đăng ký nộp thuế, kê khai nộp thuế, hành vi vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ chứng minh việc tính thuế, nộp thuế đối với hàng hoá vận chuyển trên đường.

1.1. Vi phạm lần đầu phạt cảnh cáo; nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a. Đăng ký nộp thuế, đăng ký mã số thuế (kể cả trường hợp phải đăng ký bổ sung mỗi khi có sự thay đổi) với cơ quan thuế quá thời hạn quy định trong các văn bản hiện hành hướng dẫn thực hiện pháp luật về thuế.

b. Khai không đúng, không đủ các khoản mục quy định trong tờ khai thuế.

1.2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 6.000.000 đồng, nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a. Không nộp tờ khai thuế cho cơ quan thu thuế trong thời hạn quy định của các văn bản hiện hành hướng dẫn thực hiện pháp luật về thuế.

b. Vận chuyển hàng hoá không kèm theo các hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc tính thuế, nộp thuế, nguồn gốc hàng hoá quy định cho từng đối tượng kinh doanh (sổ mua hàng, tờ khai nhập khẩu, chứng từ, giấy tờ hợp lệ khác).

1.3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm lần đầu nếu vi phạm lần 2 phạt tiền đến 13.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp các tờ khai thuế và các giấy tờ khác liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế cho cơ quan thu thuế theo quy định của pháp luật. Tình tiết tăng nặng trong trường hợp này còn bao gồm cả việc trì hoãn, không thực hiện thông báo của cơ quan thuế, cụ thể là: sau khi hết hạn nộp các loại giấy tờ trên theo quy định, cơ quan thu thuế gửi giấy thông báo lần thứ nhất cho đối tượng nộp thuế, quá 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo mà đối tượng nộp thuế vẫn không nộp, cơ quan thu thuế gửi thông báo lần thứ 2. Nếu quá 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ 2 mà đối tượng nộp thuế vẫn không nộp thì hành vi này được xác định là có tình tiết tăng nặng.

II. Thay thế diểm 2, Mục II của Thông tư số 128/1998/TT-BTC bằng điểm 2 mới như sau:

2. Hành vi khai man, trốn thuế.

Khai man, trốn thuế là hành vi của đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến làm giảm một phần hay toàn bộ số thuế theo quy định của pháp luật hoặc để được hưởng lợi không đúng từ việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.

Các tiêu chí để xác định hành vi khai man, trốn thuế là:

+ Khai man, trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm cả pháp luật về thuế và pháp luật khác.

+ Chủ thể của hành vi khai man, trốn thuế là các cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế.

+ Hậu quả của hành vi vi phạm là dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, được giảm, được hoàn.

Thời điểm để xác định hành vi khai man, trốn thuế là thời điểm hành vi vi phạm bị phát hiện, phù hợp với phương thức, thời hạn phải kê khai, phải nộp thuế, phải quyết toán thuế theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể như sau:

+ Đối với các trường hợp pháp luật quy định chế độ kê khai, tạm nộp hàng tháng, quyết toán theo năm: được xác định là khai man, trốn thuế nếu hành vi vi phạm bị phát hiện sau ngày phải nộp quyết toán thuế hàng năm.

+ Đối với các trường hợp pháp luật quy định kê khai nộp thuế 1 lần theo thông báo của cơ quan thu thuế được xác định là khai man, trốn thuế nếu hành vi vi phạm bị phát hiện sau ngày phải nộp đủ tiền thuế ghi trên thông báo của cơ quan thu thuế.

Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế ngoài việc phải nộp đủ số tiền do khai man, trốn thuế còn bị xử phạt tiền theo số lần tính trên số tiền thuế trốn theo các mức quy định dưới đây, nhưng mức phạt tối đa không quá 100. 000.000 đồng:

2.1. Phạt bằng số tiền thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý về hành vi khai man, trốn thuế mà còn vi phạm) thì bị phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn đối với một trong các hành vi sau:

a. Kê khai không đúng đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế, bao gồm:

- Kê khai sai nguồn gốc, mục đích sử dụng, chủng loại, số lượng, quy cách, thực trạng hàng hoá, dịch vụ, mã số thuế, giá tính thuế, thuế suất;

- Kê khai sai đối tượng, mặt hàng, loại hình kinh doanh, địa bàn hoạt động để gian lận thu nhập được miễn thuế, giảm thuế, trốn khai báo doanh thu hoặc kê khai các khoản chi phí thực tế không phát sinh làm giảm thu nhập chịu thuế;

- Không quyết toán hoặc không khai báo lại với cơ quan thuế về hàng hoá, dịch vụ hoặc thu nhập đã được miễn, giảm thuế, hoàn thuế nhưng thực tế được sử dụng vào mục đích khác thuộc diện phải truy nộp thuế.

b. Thực hiện các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực kế toán dẫn đến khai man, trốn thuế, bao gồm:

- Sử dụng hoá đơn, chứng từ kế toán không đúng quy định của Bộ Tài chính hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, kể cả việc gian lận nội dung kinh tế trên hoá đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ giả hoặc hoá đơn, chứng từ hết thời hạn sử dụng; sử dụng mẫu hoá đơn tự in chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;

- Bán hàng hoá, dịch vụ mà không lập hoá đơn, chứng từ (trừ trường hợp không phải lập hoá đơn theo chế độ quy định), không ghi vào sổ kế toán bán hàng, không tính vào doanh thu kê khai nộp thuế.

- Mua, bán hoá đơn không đúng quy định và lợi dụng các hoá đơn đó để kê khống chi phí thực tế không phát sinh làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc gian lận, khai tăng số thuế được khấu trừ, số thuế được hoàn;

- Làm mất hoá đơn hoặc mất chứng từ kế toán nhưng không khai báo kịp thời cho cơ quan thuế và các cơ quan chức năng theo quy định của Nhà nước và lợi dụng việc mất hoá đơn, chứng từ để trốn thuế hoặc thông đồng với người khác trốn thuế.

Đối với các hành vi vi phạm nêu tại các tiết a, b trên đây nếu bị phát hiện trước thời điểm phải nộp quyết toán thuế hoặc phải nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật thì không áp dụng các mức xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn mà áp dụng các mức phạt quy định tại khoản 2, Điều 2 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.

c. Xin tạm nghỉ kinh doanh, thông báo ngừng hoạt động để được miễn thuế, giảm thuế, không phải nộp thuế, nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

d. Truy thu thuế và áp dụng các mức phạt tiền theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đối với các trường hợp sau đây nếu vi phạm lần đầu:

- Hạch toán, kê khai không đúng doanh thu giữa các niên độ kế toán làm sai lệch thu nhập chịu thuế phải điều chỉnh lại khi kiểm tra quyết toán thuế;

- Các khoản chi có đủ chứng từ hợp lệ nhưng kê khai vượt mức khống chế tối đa theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp phải loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế. Thí dụ: chi phí về quáng cáo, tiếp thị khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, vượt tỷ lệ khống chế tối đa;

- Kê khai trong chi phí tính thuế các khoản không được phép tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Các khoản chi phí về khấu hao tài sản cố định, trích trước, dự phòng, chi phí chờ phân bổ hạch toán không chính xác trong chi phí hợp lý do các sai phạm về kỹ thuật kế toán được điều chỉnh lại khi kiểm tra quyết toán thuế;

- Các trường hợp nộp thuế theo phương pháp ấn định hoặc theo mức khoán của cơ quan thuế, phải điều chỉnh lại mức thuế phải nộp phát hiện qua kiểm tra.

Các trường hợp vi phạm nêu tại tiết đ, nếu xảy ra từ lần thứ 2 trở đi thì bị xử phạt về hành vi khai man, trốn thuế theo hướng dẫn tại điểm 2.1 này.

2.2. Phạt bằng 2 lần số tiền thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý về hành vi khai man, trốn thuế mà còn vi phạm) thì bị phạt đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm sau:

a. Hàng hoá vận chuyển không có đầy đủ hồ sơ chứng minh hàng đã nộp thuế hoặc hàng đã được cơ quan thuế quản lý theo quy định cho từng đối tượng kinh doanh.

Hành vi vi phạm nêu tại điểm này chỉ coi là hành vi khai man, trốn thuế nếu sau thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế kiểm tra thấy còn nghi vấn và cho phép đối tượng có hành vi vi phạm thu thập đầy đủ hồ sơ hợp lệ chứng minh lô hàng đã nộp thuế đối với hàng hoá mua, bán, trao đổi) hoặc đã được cơ quan thu thuế quản lý (đối với hàng hoá chuyển kho trong cùng một đơn vị) nhưng đối tượng vi phạm vẫn không xuất trình đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp trong thời hạn cơ quan thuế cho phép, đối tượng vi phạm đã trình đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt theo các mức nêu tại tiết 1.2.b, điểm 1, Mục I của Thông tư này.

Trường hợp chủ hàng không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc quá thời hạn 01 ngày (một ngày) đối với hàng thực phẩm tươi sống, 05 ngày (năm ngày) đối với các hàng hoá khác kể từ khi có quyết định xử lý mà chủ hàng không đến nộp thuế, nộp phạt để nhận lại hàng, cơ quan thuế chuyển sang cơ quan tài chính đồng cấp, từ cấp huyện trở lên để thành lập hội đồng bán đấu giá số hàng hoá tạm giữ để thực hiện cưỡng chế thuế.

b. Kinh doanh mà không đăng ký nộp thuế, không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thuế (trừ trường hợp đăng ký, kê khai quá thời hạn nêu tại tiết 1.1.a và tiết 1.2.a, điểm 1, Mục I của Thông tư này).

c. Các hành vi giả mạo trong kế toán dẫn đến khai man, trốn thuế, bao gồm:

- Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán; lập chứng từ khống; lập chứng từ sai với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; giả mạo chữ ký, con dấu; ghi sổ khống không có chứng từ kế toán chứng minh; lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dung ghi khác nhau;

- Khai man số liệu và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật; lập báo cáo tài chính không đúng với sổ kế toán hoặc sai với thực tế.

2.3. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu tại các điểm 2.1, 2.2 trên đây mà các hình thức và mức xử phạt đối với các hành vi này đã được quy định tại các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và pháp luật về các khoản thu nộp khác của ngân sách Nhà nước thì sẽ bị áp dụng các hình thức và mức xử phạt mà các Luật thuế, Pháp lệnh thuế và pháp luật về các khoản thu nộp khác của ngân sách Nhà nước đã có quy định.

2.4. Trường hợp tổ chức, cá nhân có một hành vi vi phạm pháp luật đồng thời được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng hậu quả dẫn đến khai man, trốn thuế thì ngoài việc bị truy thu đủ số thuế trốn còn bị xử phạt vi phạm về hành vi khai man, trốn thuế. Nghiêm cấm việc chuyển sang áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt thấp hơn.

Thí dụ: Công ty A giả mạo một hoá đơn để trốn thuế (để được khấu trừ thuế đầu vào), hành vi của Công ty A không có tình tiết tăng nặng. Trong trường hợp này Công ty A phải bị truy thu đủ số tiền thuế đã khấu trừ, đồng thời bị xử phạt về hành vi khai man, trốn thuế theo số lần tính trên số tiền thuế trốn.

Công ty A không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán về hành vi giả mạo chứng từ kế toán theo hướng dẫn tại điểm 3, Mục II của Thông tư số 89/2000/TT-BTC ngày 28/8/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 49/1999/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

2.5. Trường hợp khai man, trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai man, trốn thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì cơ quan thu thuế chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

III. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại điểm 1, Mục III của Thông tư số 128/1998/TT-BTC như sau:

1. Bỏ nội dung tiết 1.1, điểm 1, Mục III của Thông tư số 128/1998/IT-BTC về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của cán bộ thuế, trạm trưởng trạm thuế, đội trưởng đội thuế.

2. Bỏ đoạn: "Đội trưởng các đội thuế xã, phường (liên xã, liên phường) được thành lập theo Thông tư số 64 TC/TCCB ngày 29/10/1992 của Bộ Tài chính cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như trạm trưởng trạm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996." tại tiết 1.3, điểm 1, Mục III của Thông tư số 128/1998/ TT-BTC.

3. Chuyển các tiết 1.2 và tiết 1.3, điểm 1, Mục III của Thông tư số 128/1998/TT-BTC thành các tiết 1.1 và tiết 1.2 mới, đồng thời bổ sung thêm tiết 1.3 mới vào điểm 1, Mục III của Thông tư số 128/1998/TT-BTC như sau:

"1.3. Việc phân định quyền hạn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán dẫn đến khai man, trốn thuế được thực hiện như sau:

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc có chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực kế toán dẫn đến khai man, trốn thuế như hướng dẫn tại Mục II của Thông tư này thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế địa phương để xử lý theo các mức xử phạt đối với hành vi khai man, trốn thuế."

IV. Tổ chức thực hiện:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các hướng dẫn khác tại Thông tư số 128/1998/TT-BTC ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Tài chính không trái với các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này thì vẫn còn hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 30/2001/TT-BTC

Hanoi, May 16, 2001

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING CIRCULAR No. 128/1998/TT-BTC OF SEPTEMBER 22, 1998 GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT�S DECREE No. 22/CP OF APRIL 17, 1996 ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF TAX

Pursuant to the provisions of the tax laws, tax ordinances and the legislation on other revenues and remittances of the State budget;
After a period of implementing the Governments Decree No. 22/CP of April 17, 1996 on sanctioning administrative violations in the field of tax, in order overcome difficulties and remove obstacles in the implementation course, the Finance Ministry hereby guides the amendments and supplements to a number of points of its Circular No. 128/1998/TT-BTC of September 22, 1998 (hereinafter referred to as Circular No. 128/1998/TT-BTC for short) as follows:

I. TO SUPERSEDE POINT 1, SECTION II OF CIRCULAR NO. 128/1998/TT-BTC WITH THE FOLLOWING NEW ONE:

1. Levels of sanctions against acts of violating the procedures for tax payment registration and declaration; acts of violating the regime of invoices and vouchers evidencing the tax calculation and payment for goods transported en route.

1.1. A warning for first-time violations, a fine of between VND 20,000 and 200,000 for second-time violations. Where aggravating circumstances are involved, a fine of up to VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a. Failing to register tax payment or tax codes (including case of supplementary registration upon each change) with the tax authorities within the time limits prescribed in the current legal documents guiding the implementation of the tax legislation.

b. Failing to accurately and fully fill in sections and items set out in tax declarations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Failing to submit tax declarations to the tax-collecting bodies within the time limit prescribed in the current legal documents guiding the implementation of tax legislation.

b/ Transporting goods without accompanied dossiers and papers evidencing tax calculation and payment, and origin of goods as prescribed for each type of business subjects (goods purchase books, import declarations, vouchers and other valid papers).

1.3. A fine of between VND 1,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for first-time violations, a fine of up to VND 13,000,000 for second-time violations. If aggravating circumstances are involved, a fine of up to VND 20,000,000 may be imposed for acts of failing to submit tax declarations and other papers related to the tax calculation and/or payment to the tax-collecting bodies according to law provisions. In these cases, aggravating circumstances include the delay or failure to abide by the tax authorities notices, more concretely: Upon the expiry of the time limit for submitting the above-said papers, the tax-collecting body shall send the first notice to the tax payer. Past 10 days after the first notice is sent, if the tax payer still fails to submit such papers, the tax-collecting body shall send the second notice. Past 10 days after the second notice is sent, if the tax payer still fails to submit such papers, such failure shall be determined as an act involving an aggravating circumstance.

II. TO SUPERSEDE POINT 2, SECTION II OF CIRCULAR NO.128/1998/TT-BTC WITH THE FOLLOWING NEW ONE:

2. Acts of false tax declaration and tax evasion:

False tax declaration and tax evasion are acts committed by tax payers, violating the law provisions, thus causing partial or full loss of payable tax amounts prescribed by law, or seeking illegitimate benefits from the tax exemption, reduction or reimbursement.

Criteria for determining acts of false tax declaration and tax evasion include:

+ False tax declaration and tax evasion are acts of violating law, including tax legislation and other legislations.

+ Subjects of false tax declaration and tax evasion acts are individuals or organizations that are tax payers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The time point for determining an act of false tax declaration or tax evasion is the time when such violation act is detected, in compatibility with the modes and time limits for tax declaration, payment and settlement prescribed by the tax laws and ordinances and documents guiding the implementation thereof, more concretely as follows:

+ For cases subject to the regime of monthly tax declaration and temporary payment and annual settlement as prescribed by law: An act shall be determined as false tax declaration or tax evasion if it is detected after the date the annual tax settlement must be submitted.

+ For cases subject to the one-time tax declaration and payment according to the tax-collecting bodies notices as prescribed by law: An act shall be determined as false tax declaration or tax evasion if it is detected after the date the tax amount must be fully paid as stated in the tax-collecting bodys notice.

Organizations and/or individuals that commit acts of false tax declaration or tax evasion shall, besides having to fully pay the tax amounts that have been falsely declared or evaded, be subject to fines imposed according to a given number of times of evaded tax amount as prescribed below, but the maximum fine level must not exceed VND 100,000,000:

2.1. A fine equal to the evaded tax amount, and where aggravating circumstances are involved (except for cases where acts of false tax declaration or tax evasion have already been handled but the violators relapse into such acts), a fine doubling the evaded tax amount shall be imposed for one of the following acts:

a/ Making wrong declaration of tax liable objects and/or tax calculation basis prescribed for each kind of tax, including:

- Making wrong declaration of origins, use purposes, categories, quantities, specifications and actual state of goods and/or services, tax codes, tax calculation prices and tax rates;

- Making wrong declaration of business subjects, goods lines, types and geographical areas of operation, in order to fraudulently increase income amount eligible for tax exemption or reduction; shirking income declaration or declaring expenses not actually arising in order to reduce taxable income amount;

- Failing to make final settlement or failing to report to the tax authorities on goods, services or incomes, for which the tax exemption, reduction or reimbursement has already been made, but which have actually been used for other purposes liable to retrospective tax collection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Using accounting invoices and/or vouchers not in compliance with the Finance Ministrys regulations or without the competent authorities permission, including falsifying economic contents of such invoices and/or vouchers; using counterfeit or expired invoices and/or vouchers; and using self-printed invoice forms not yet approved by the Finance Ministry;

- Selling goods and/or services without billing invoices or vouchers (except for cases where invoices are not required under the prescribed regime), or without making entries to goods sale accounting books, or without accounting the sale proceeds into the turnover liable to tax declaration and payment;

- Buying and/or selling invoices not in compliance with the regulations and using such invoices to declare expenses which have not actually arisen, in order to reduce enterprise income tax amount or fraudulently increase the tax amount to be deducted or reimbursed;

- Failing to promptly report to the tax authorities and functional bodies on the loss of accounting invoices or vouchers according to the States regulations and taking advantage of such loss to evade tax or act in collusion with other persons in evading tax.

For violation acts prescribed in Items a and b above, which are detected before the deadline for submitting tax settlement or fully paying tax as prescribed by law, the sanctioning levels prescribed in Clause 2, Article 2 of Decree No.22/CP of April 17, 1996 shall apply instead of those calculated according to a given number of times of the evaded tax amount.

c/ Asking for permission to temporarily cease business operation or announcing operation suspension in order to enjoy tax exemption or reduction or tax payment non-liability, but in fact still continuing the business operations.

d/ Retrospective tax collection and application of various fine levels according to the regulations on handling of administrative violations in the field of accounting shall be imposed for the following cases of first-time violations:

- Wrongly accounting or declaring turnovers between accounting years, thus leading to miscalculation of taxable incomes, which must be readjusted upon the inspection of tax settlements;

- Expenses with enough valid vouchers, which have been declared in excess of the maximum level prescribed by the legislation on enterprise income tax and must be excluded from reasonable expenses for determining taxable incomes. For example: Expenses for advertisement, marketing, sale promotion, guest reception, festive occasions, transactions and external relations, in excess of the prescribed maximum rate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Inaccurate accounting of fixed asset depreciation expenses, advance deductions, reserves and expenses awaiting allocation into the reasonable expenses due to accounting technical errors, which must be readjusted upon the inspection of tax settlements;

- Cases of tax payment by tax-fixing method or according to the package level set by the tax authorities, where the payable tax level must be readjusted after fraudulences are detected through inspection.

Any violations specified in Item d, if repeated, shall be handled as acts of false tax declaration or tax evasion under guidance at this Point 2.1.

2.2. A fine doubling the evaded tax amount, and where aggravating circumstances are involved (except for cases where acts of false tax declaration or tax evasion have been handled but violation is repeated), a fine trebling the evaded tax amount shall be imposed for the following violation acts:

a/ Goods transported without sufficient dossiers evidencing that tax has been paid for them or they have been managed by tax authorities according to the regulations for each business subject.

The violation acts mentioned at this Point shall be considered acts of false tax declaration or tax evasion only upon the expiry of the time limit of 10 working days after the tax authorities still hold doubts after their inspection and allow the alleged violators to gather sufficient valid dossiers evidencing that tax has been paid for their goods lots (for those bought, sold or exchanged) or the goods have been managed by the tax-collecting bodies (for goods transported from one warehouse to another within the same unit), but the violators still fail to produce all the valid dossiers.

Where within the time limit prescribed by the tax authority, the violators have produced all valid dossiers, the tax authority with sanctioning competence shall issue decisions to impose sanctions according to the levels prescribed in Item 1.2.b, Point 1, Section I of this Circular.

Where goods owners fail to abide by the tax authoritys handling decisions or past the time limit of 01 (one) day for fresh and raw foodstuff and 05 (five) days for other goods after the handling decisions are issued, the goods owners still fail to come up and pay tax or fines in order to take back their goods, the tax authority shall refer the case to financial body of the same level from district level upward for setting up a council to auction the temporarily seized goods for enforcement of tax penalties.

b/ Doing business without making tax payment registration and declaration with tax authorities according to the provisions in the current legal documents on tax (except for cases of failure to make registration or declaration within the time limit prescribed in Items 1.1.a and 1.2.a, Point 1, Section I of this Circular).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Forging accounting vouchers and/or books; making blank vouchers; making vouchers with contents inconsistent with actually arising economic operations; counterfeiting signatures and seals; making entries to accounting books without evidencing accounting vouchers; making two systems of accounting books with different recorded contents;

- Falsely declaring accounting figures and reporting untruthful accounting figures; making financial reports not according to the accounting books or untrue to the realities.

2.3. In cases where organizations and individuals commit violation acts mentioned at Points 2.1 and 2.2 above, for which the sanctioning forms and levels have already been prescribed in tax laws, tax ordinances and the legislation on other revenues and remittances of the State budget, they shall be subject to such sanctioning forms and levels.

2.4. In cases where an organization or individual commits one violation act, which is concurrently prescribed in different legal documents and leads to the false tax declaration or tax evasion, such organization or individual shall, besides having to retrospectively pay the evaded tax amount, be sanctioned for act of false tax declaration or tax evasion. It is strictly prohibited to switch to the application of lighter sanctioning forms or lower sanctioning levels.

For example: Company A forges an invoice to evade tax (to enjoy input tax deduction), and its violation act does not involve aggravating circumstance(s). In this case, company A shall be subject to the retrospective collection of the already deducted tax amount, and at the same time be sanctioned for act of false declaration or tax evasion according to a certain number of times calculated on the evaded tax amount.

Company A shall not be sanctioned for its act of forging accounting vouchers as an administrative violation in the accounting field under the guidance at Point 3, Section II of the Finance Ministrys Circular No. 89/2000/TT-BTC of August 28, 2000 guiding the implementation of the Governments Decree No. 49/1999/ND-CP on sanctioning administrative violations in the field of accounting.

2.5. In cases where the falsely declared or evaded tax amount is large or the violator who has already been administratively sanctioned for act of false declaration or tax evasion relapses into violation or commits another serious violation act, the tax-collecting body shall transfer the dossier to the Peoples Procuracy of the same level, requesting penal liability examination according to the provisions of law.

III. TO AMEND AND SUPPLEMENT A NUMBER OF CONTENTS AT POINT 1, SECTION III OF CIRCULAR NO. 128/1998/TT-BTC AS FOLLOWS:

1. To annul the content of Item 1.1, Point 1, Section III of Circular No. 128/1998/TT-BTC on the competence to sanction administrative violations committed in the tax field by tax officials, heads of tax stations and heads of tax teams.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To convert Items 1.2 and 1.3, Point 1, Section III of Circular No.128/1998/TT-BTC into new Items 1.1 and 1.2, and at the same time add new Item 1.3 to Point 1, Section III of Circular No.128/1998/TT-BTC as follows:

"1.3. The determination of competence to sanction administrative violations in the field of accounting which lead to false tax declaration or tax evasion shall be made as follows:

Organizations and individuals with competence to sanction administrative violations in the field of accounting or with function of conducting inspections or examinations, when detecting violation acts in the accounting field that lead to the false tax declaration or tax evasion according to the guidance in Section II of this Circular, shall have to transfer dossiers to the local tax authorities for handling at the sanctioning levels applicable to acts of false tax declaration or tax evasion."

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect 15 days after its signing. Other guidances in the Finance Ministrys Circular No.128/1998/TT-BTC of September 22, 1998, which are not contrary to the guiding content of this Circular, shall still be effective.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for study, amendments and supplements.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 30/2001/TT-BTC ngày 16/05/2001 sửa đổi Thông tư 128/1998/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 22/CP 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.641

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.217.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!