TỔNG
CỤC BƯU ĐIỆN
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/1999/TT-TCBĐ
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 04 năm 1999
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN THÔNG TIN BƯU
ĐIỆN THEO LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị định 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày
11/5/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật
thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày
13/5/1998 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ Thông tư số 89/1998/BTC ngày 27/5/1998
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP.
Căn cứ Thông tư số 01/1999/TT-BXD ngày
16/1/1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo
Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Căn cứ công văn số 357/BXD-VKT ngày 01/3/1999 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
việc xác định tạm thời giá trị dự toán xây lắp công trình xây dựng theo bộ đơn
giá XDCB cũ khi thực hiện Thông tư 01/1999/TT-BXD.
Tổng cục Bưu điện hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản thông tin bưu
điện theo Luật thuế giá trị gia tăng và thuế
thu nhập doanh nghiệp như sau:
A. LẬP DỰ TOÁN
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN THEO LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP.
I. GIÁ TRỊ
DỰ TOÁN XÂY LẮP SAU THUẾ CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THÔNG TIN BƯU ĐIỆN
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế
của công trình xây dựng thông tin bưu điện bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước
thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra. Trong đó:
1. Giá trị dự toán xây lắp
trước thuế:
Giá trị dự toán xây lắp trước
thuế là mức giá để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi
phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Các chi phí trên được xác định theo
mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy thi công và mặt bằng giá khu vực
từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1.1 Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi
phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công.
1.1.1- Chi phí vật liệu:
Chi phí vật liệu bao gồm: Vật liệu
chính, vật liệu phụ, các vật liệu luân chuyển được tính theo đơn giá xây dựng
cơ bản (theo đơn giá của các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá công trình). Mức giá
các loại vật tư, vật liệu để tính chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản
chưa bao gồm khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng ứng
trả khi mua vật tư, vật liệu phục vụ xây lắp công trình.
Khi có sự thay đổi giá cả vật liệu
thì căn cứ vào mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng trong thông báo từng thời
kỳ của cơ quan có thẩm quyền công bố và mức giá đã tính trong đơn giá xây dựng
cơ bản để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong
dự toán.
Thiết bị và cáp thông tin áp dụng
văn bản số 190-TC/TCT ngày 21/1/1998 của Bộ
Tài chính.
1.1.2- Chi phí nhân công:
Theo hướng dẫn mục
II, 1.1.2 của Thông tư số 05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 của Tổng cục Bưu
điện hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản thông tin Bưu điện.
1.1.3- Chi phí máy thi
công:
Chi phí máy thi công được tính
theo bảng giá ca máy thiết bị thi công (ban hành theo Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của Bộ Xây dựng).
Một số chi phí thuộc các thông số
tính trong giá ca máy, thiết bị thi công (như xăng, dầu, điện năng ...) chưa
tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.
1.2 Chi phí chung:
Chi phí chung được tính bằng tỷ
lệ phần trăm (%) so với chi phí nhân công theo hướng dẫn tại mục
II 1.2 của Thông tư số 05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 của Tổng cục Bưu điện.
Một số khoản mục chi phí thuộc các thông số tính trong chi phí chung chưa tính thuế
giá trị gia tăng đầu vào.
1.3 Thu nhập chịu thuế tính
trước:
Trong dự toán xây lắp công
trình, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng 5,5% của chi phí trực tiếp và chi
phí chung.
Khoản thu nhập chịu thuế tính
trước sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp,
phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quĩ theo Qui chế quản lý tài
chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị
định 59/CP ngày 3/10/1995 của Chính phủ.
2. Thuế giá trị gia tăng đầu
ra:
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử
dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả
trước đây khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng... nhưng
chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung
trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp
xây dựng phải nộp.
Đối với xây dựng, lắp đặt,
mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính bằng 10% của chi phí trực
tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
Trình tự xác định giá trị dự
toán xây lắp theo các nguyên tắc nêu trên được qui định tại phụ lục 1.
II. ĐỐI VỚI
CHI PHÍ KHÁC TRONG TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THÔNG TIN BƯU ĐIỆN.
1. Chi phí khảo sát xây dựng:
1.1 - Dự toán chi phí khảo
sát xây dựng trước thuế tính theo mục II, 3.3. của Thông tư số
05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 của Tổng cục Bưu điện nhân với hệ số
điều chỉnh k = 0,95.
1.2 - Dự toán chi phí khảo
sát xây dựng sau thuế bằng dự toán chi phí khảo sát xây dựng trước thuế nêu ở
điểm 1.1 cộng (+) thêm khoản thuế giá trị gia tăng bằng 10%.
2. Chi phí thiết kế:
2.1 - Dự toán chi phí thiết
kế trước thuế tính theo mục II, 3.2. của Thông tư số
05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 của Tổng cục Bưu điện nhân với hệ số
điều chỉnh k = 0,96.
2.2 - Dự toán chi phí thiết
kế sau thuế bằng dự toán chi phí thiết kế nêu ở điểm 2.1 cộng (+)
thêm khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra tính bằng 10%.
3. Các chi phí thẩm định và
tư vấn đầu tư, xây dựng:
Chi phí thẩm định và tư vấn đầu
tư, xây dựng tính theo Quyết định số 501/BXD-VKT
ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng.
Khi áp dụng thuế giá trị gia
tăng thì dự toán chi phí công tác này được xác định như sau:
3.1 - Chi phí trước thuế:
Bằng mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định nói trên nhân với
giá trị xây lắp (hoặc giá trị xây lắp và giá trị thiết bị, hay chỉ giá
trị thiết bị) trước thuế.
3.2 - Chi phí sau thuế: Bằng
mức chi phí trước thuế nêu ở điểm 3.1 cộng (+) thêm khoản thuế giá trị
gia tăng đầu ra theo qui định.
4. - Đối với giá trị dự
toán xây lắp công trình thông tin Bưu điện, nếu tính theo bộ đơn giá XDCB cũ
thì thực hiện theo công văn số 357/BXD-VKT ngày 01/3/1999 của Bộ Xây dựng (theo
phụ lục 2).
B. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Cách lập dự toán công
trình xây dựng cơ bản thông tin Bưu điện theo Luật
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện từ ngày
01 tháng 1 năm 1999. Những qui định trước đây trái với Thông tư hướng dẫn này đều
bãi bỏ.
2. Đối với các công trình
xây dựng có chuyển tiếp từ năm trước sang năm 1999 thì chủ đầu tư và đơn vị nhận
thầu phải lập biên bản theo mẫu biểu của Bộ Tài chính, xác định giá trị khối lượng
xây dựng, lắp đặt đã thực hiện đến ngày 31/12/1998 và khối lượng xây dựng, lắp
đặt còn lại thực hiện từ 01/1/1999 để áp dụng thuế giá trị gia tăng và thuế thu
nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc sau:
- Đối với khối lượng công trình,
hạng mục công trình đã thực hiện đến hết ngày 31/12/1998 không tính thuế giá trị
gia tăng.
- Đối với khối lượng công trình,
hạng mục công trình thực hiện từ ngày 01/01/1999 thì được tính toán theo hướng
dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc hoặc chưa phù hợp đề nghị các đơn vị phản ảnh về Tổng cục Bưu điện
để nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Tài chính
- Ngân hàng Nhà nước VN
- Tổng công ty BCVT VN
- Cty Cổ phần dịch vụ Viễn thông Sài Gòn
- Cty Điện tử Viễn thông quân đội
- Các Cục, Vụ, Ban, Đơn vị trực thuộc TCBĐ
- Lưu VT, KTKH
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Huy Luận
|
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CƠ BẢN THÔNG TIN BƯU ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1999/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 4 năm
1999 của Tổng cục Bưu điện)
STT
|
Khoản mục chi phí
|
Cách tính
|
Kết quả
|
I. Chi phí trực tiếp
|
1
|
Chi phí vật liệu
|
m
å Qj x Djvl + CLvl
j=1
|
VL
|
2
|
Chi phí nhân công
|
m
F1 F2
å Qj x Djnc ( 1+
__ + __ )
j=1
h1n h2n
|
NC
|
3
|
Chi phí máy thi công
|
m
å Qj x Djm
j=1
|
M
|
Cộng trực tiếp phí
|
VL + NC + M
|
T
|
II
|
Chi phí chung
|
P x NC
|
C
|
III
|
Thu nhập chịu thuế tính trước
|
(T + C) x 5,5%
|
TL
|
Giá trị dự toán xây lắp
trước thuế
|
( T + C +TL)
|
Z
|
IV
|
Thuế giá trị gia tăng đầu ra
|
Z x TGTGT
|
VAT
|
Giá trị dự toán xây lắp
sau thuế
|
(T+C+TL)+VAT
|
Gxl
|
Trong đó:
Qj: Khối lượng công tác xây lắp
thứ j.
Djvl, Djnc, Djm
: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá XDCB của công tác
xây lắp thứ j.
F1: Các khoản phụ cấp
lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ
trong đơn giá XDCB.
F2: Các khoản phụ cấp
lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ
trong đơn giá XDCB.
h1n: Hệ số biểu thị
quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của
các nhóm lương thứ n.
h2n: Hệ số biểu thị
quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các
nhóm lương thứ n.
P: Định mức chi phí chung (%).
TL: Thu nhập chịu thuế tính trước.
Gxl: Giá trị dự toán xây lắp sau
thuế.
CLvl: Chênh lệch vật liệu (nếu
có).
T GTGT: Mức thuế suất
giá trị gia tăng qui định cho công tác xây dựng, lắp đặt.
VAT: Tổng số thuế giá trị gia
tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trả khi mua các loại vật tư,
vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ... và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh
nghiệp xây dựng phải nộp).
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1999/TT-TCBĐ ngày 20 tháng 4 năm 1999 của
Tổng cục Bưu điện)
STT
|
Khoản mục chi phí
|
Cách tính
|
Kết quả
|
I. Chi phí trực tiếp
|
1
|
Chi phí vật liệu
|
m
å Qj x Djvl + CLvl
1,1
j=1
|
VL
|
2
|
Chi phí nhân công
|
m
F1 F2
å Qj x Djnc (
1+ __ + __ ) x 1,20
j=1
h1n h2n
|
NC
|
3
|
Chi phí máy thi công
|
m
å Qj x Djm x 1,265
j=1
|
M
|
Cộng trực tiếp phí
|
VL + NC + M
|
T
|
II
|
Chi phí chung
|
P x NC
|
C
|
III
|
Thu nhập chịu thuế tính trước
|
(T + C) x tỷ lệ qui định
|
TL
|
Giá trị dự toán xây lắp
trước thuế
|
( T + C +TL)
|
Z
|
IV
|
Thuế giá trị gia tăng đầu ra
|
Z x TGTGT
|
VAT
|
Giá trị dự toán xây lắp
sau thuế
|
(T+C+TL)+VAT
|
Gxl
|
Trong đó:
Qj : Khối lượng công tác
xây lắp thứ j
Djvl , Djnc , Djm : Chi
phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá XDCB của công tác xây lắp
thứ j.
F1 : Các khoản
phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc
chưa đủ trong đơn giá XDCB.
F2 : Các khoản
phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa
đủ trong đơn giá XDCB.
h1n : Hệ số biểu thị
quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của
các nhóm lương thứ n.
- Nhóm
I
: h1.1
= 2,342
- Nhóm
II
: h1.2
= 2,493
- Nhóm
III
: h1.3
= 2,638
- Nhóm
IV
: h1.4
= 2,796
h2n : Hệ số biểu thị
quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm
lương thứ n.
- Nhóm
I
: h2.1
= 1,378
- Nhóm
II
: h2.2
= 1,370
- Nhóm
III
: h2.3
= 1,363
- Nhóm
IV
: h2.4
= 1,357
P : Định mức chi phí chung (%).
TL: Thu nhập chịu thuế tính trước.
Gxl: Giá trị dự toán xây lắp sau
thuế.
CLvl: Chênh lệch vật liệu (nếu
có).
T GTGT: Mức thuế suất
giá trị gia tăng qui định cho công tác xây dựng, lắp đặt.
VAT: Tổng số thuế giá trị gia
tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trả khi mua các loại vật tư,
vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ... và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh
nghiệp xây dựng phải nộp).