BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
958/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày
03 tháng 06 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 94/2019/QH14 NGÀY 26/11/2019 CỦA
QUỐC HỘI VÀ THÔNG TƯ SỐ 69/2019/TT-BTC NGÀY 15/07/2019 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày
31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày
23/07/2012 và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về theo
dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày
15/09/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch;
Căn cứ Nghị định số
87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết
số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền
phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân
sách nhà nước và Thông tư số 69/2019/TT-BTC ngày 15/07/2019 của Bộ Tài chính về
quy định hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày
26/11/2019 của Quốc hội. (kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức triển khai:
1. Vụ Pháp chế Bộ:
a) Hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị liên
quan tự tổ chức kiểm tra và báo
cáo kết quả tự kiểm tra theo phương án đã được phê duyệt;
b) Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên
quan thực hiện phương án kiểm tra đã được phê duyệt;
c) Chủ trì phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng
cục Hải quan, Thanh
tra Bộ, Vụ Chính sách thuế tổ chức đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra trực tiếp
tại một số đơn vị;
d) Tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả kiểm
tra; đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh theo phương án được duyệt.
2. Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế,
Thanh tra Bộ, Vụ Chính sách thuế có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ thực
hiện phương án kiểm tra được phê duyệt.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng
kiểm tra có trách nhiệm:
a) Tổ chức tự kiểm tra trong đơn vị theo
nội dung hướng dẫn, tổng hợp và gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra về Bộ Tài chính
(qua Vụ Pháp chế);
b) Chuẩn bị tài liệu, làm việc với đoàn
kiểm tra theo kế hoạch;
c) Cung cấp các hồ sơ, thông tin liên
quan và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho yêu cầu kiểm tra;
d) Bố trí, tham gia làm việc với đoàn kiểm tra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế và thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách
nhiệm thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
-
Như Điều 3;
- Lưu: VT, Vụ PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Thành Hưng
|
PHƯƠNG ÁN
KIỂM
TRA THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 94/2019/QH14 VỀ KHOANH NỢ THUẾ,
XÓA NỢ TIỀN PHẠT CHẬM NỘP, TIỀN CHẬM NỘP ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ KHÔNG CÒN KHẢ
NĂNG NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
(Kèm
Quyết định số 958/QĐ-BTC ngày 03
tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính)
1. Mục đích,
yêu cầu kiểm tra
- Đánh giá tính tuân thủ trong triển
khai thực hiện quy định của pháp luật về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt
chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách
nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Thông tư số 69/2019/TT-BTC;
- Nắm bắt, tổng hợp những vướng mắc và kiến
nghị trong quá trình thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền
chậm nộp đối với người nộp thuế không có khả năng nộp ngân sách nhà nước tại
Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Thông tư số 69/2019/TT-BTC.
2. Phạm vi và đối
tượng kiểm tra
a) Phạm vi kiểm tra:
Kiểm tra việc tình hình thực hiện (i)
quy định về khoanh nợ tiền thuế, (ii) quy định về xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền
chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước theo
quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội và hướng dẫn tại Thông tư
số 69/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Đối tượng thực hiện kiểm tra:
Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục
thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục hải quan các tỉnh, liên tỉnh
thành phố.
3. Nội dung kiểm
tra
a) Kiểm tra thẩm quyền ra quyết định
khoanh nợ tiền thuế, thẩm quyền xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với
người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước;
b) Kiểm tra việc thực hiện quy định về hồ
sơ, thủ tục khoanh nợ tiền thuế; về hồ sơ, thủ tục xóa nợ tiền phạt chậm nộp,
tiền chậm nộp; về hồ sơ, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền chậm
nộp, tiền phạt chậm nộp;
c) Kiểm tra việc thực hiện quy định công
khai các quyết định khoanh nợ, quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm
nộp;
d) Kiểm tra việc thực hiện quy định về chế độ thông
tin báo cáo về tình hình thực hiện khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp,
tiền phạt chậm nộp tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
e) Kiểm tra việc phối hợp giữa cơ quan
thuế và các cơ quan liên quan (UBND cấp tỉnh, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ
quan công an, tổ chức tín dụng, tòa án, kiểm toán nhà nước) trong công tác
khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp
thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
4. Phương thức kiểm tra
a) Thực hiện tự kiểm tra và báo cáo kết
quả tự kiểm tra của cơ quan quản lý thuế sau khi Phương án kiểm tra được phê
duyệt;
b) Thực hiện kiểm tra trực tiếp: Bộ Tài
chính tổ chức kiểm tra trực tiếp đối với:
- Đơn vị có nội dung báo cáo chưa rõ
ràng;
- Đơn vị có nhiều vướng mắc;
- Đơn vị có số tiền phạt chậm nộp, tiền
chậm nộp được xóa, được khoanh nhiều hoặc được xóa, được khoanh ít; hoặc có nhiều
hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.
5. Thời kỳ kiểm tra
Thời kỳ kiểm tra từ ngày 01/7/2020 (ngày
Nghị quyết 94/2019/QH14 có hiệu lực) đến ngày 30/6/2022.
6. Tiến độ kiểm tra
- Tháng 5/2022, hướng dẫn các đơn vị thực
hiện tự kiểm tra và gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra về Bộ Tài chính;
- Tháng 6,7/2022, tổng hợp báo cáo tự kiểm
tra của các đơn vị;
- Tháng 8,9/2022, thực hiện kiểm tra trực
tiếp tại một số đơn vị;
- Tháng 10/2022, tổng hợp kết quả kiểm
tra thực tế tại các đơn vị;
- Tháng 11/2022, báo cáo Bộ kết quả kiểm
tra tình hình thực hiện.