Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 616/QĐ-TCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Bùi Văn Nam
Ngày ban hành: 18/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 616/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẢI TIẾN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC KHOA HỌC NGÀNH THUẾ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/06/2000;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 10/12/2003;

Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 246/QĐ-BTC ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Ban Cải cách và Hiện đại hoá trực thuộc Tổng cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số 1306/QĐ-TCT ngày 09/08/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Cải cách và Hiện đại hoá trực thuộc Tổng cục Thuế;

Xét đề nghị của Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban Cải cách và Hiện đại hoá;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 289/QĐ-TCT ngày 14/03/2007 của Tổng cục Thuế về việc Quy định công nhận sáng kiến cải tiến áp dụng công nghệ mới trong ngành thuế.

Điều 3. Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế và chủ nhiệm các đề tài chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- HĐKH Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Viện Chiến lược và chính sách tài chính;
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, TCCB, CC (3b). Thanh

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Bùi Văn Nam

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẢI TIẾN VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC KHOA HỌC NGÀNH THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 616/QĐ-TCT, ngày 18/5/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế được thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học ngành thuế bao gồm: xác định danh mục, tuyển chọn, phê duyệt, tổ chức triển khai, kiểm tra, nghiệm thu, khen thưởng và xử phạt đối với đề tài, đề án dự án, chương trình, chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế (gọi chung là đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành); trình tự,  thủ tục công nhận, khen thưởng các sáng kiến cải tiến về thuế (gọi chung là sáng kiến) về thuế tại cơ quan Tổng cục Thuế và cấp toàn ngành thuế.

Các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi áp dụng của Quy chế này do các đơn vị, tập thể, cá nhân là công chức viên chức ngành thuế thực hiện dưới các hình thức: nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu khoa học ứng dụng, triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

2. Quy chế này không áp dụng đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; các đề án, dự án và chương trình để thực hiện nghiệp vụ cải cách công tác quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt thực hiện từ nguồn kinh phí không thuộc kinh phí sự nghiệp khoa học.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuế bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu theo quy định của Luật Quản lý thuế.

2. Nghiên cứu khoa học về thuế là một nghiên cứu cụ thể có mục tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng về lĩnh vực thuế nhằm tạo ra các kết quả mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành hoặc làm căn cứ xây dựng chính sách hay cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, được thực hiện dưới các hình thức đề tài nghiên cứu khoa học; hoặc các sáng kiến, cải tiến.

3. Đề án về thuế là loại văn bản được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn hoặc gửi cho một cơ quan tài trợ đề nghị được thực hiện một công việc nào đó như thành lập một tổ chức, tài trợ cho một hoạt động về quản lý thuế. Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài tuỳ theo yêu cầu của đề án.

4. Đề tài nghiên cứu khoa học về thuế là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học về chính sách thuế và quản lý thuế, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể sử dụng để ứng dụng trong hoạt động thực tế xây dựng văn bản chính sách thuế và quản lý thuế.

5. Dự án nghiên cứu khoa học về thuế là một loại đề tài nghiên cứu khoa học về thuế được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về chính sách thuế và quản lý thuế: Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

6. Chương trình về thuế là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định về chính sách thuế và quản lý thuế mà giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau nhưng nội dung của chương trình phải đồng bộ.

7. Chuyên đề về thuế là một loại hình tổ chức nghiên cứu về một lĩnh vực, vấn đề cụ thể về chính sách thuế và quản lý thuế.

8. Sáng kiến về thuế là một giải pháp mới, ứng dụng mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế hoặc là giải pháp sửa đổi những giải pháp đã có phù hợp và hiệu quả hơn và được công nhận để áp dụng trong hoạt động thực tiễn của cơ quan thuế.

Điều 3. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu khoa học về thuế; các sáng kiến về thuế

1. Cơ sở hình thành các đề tài nghiên cứu khoa học về thuế

- Chương trình triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế; lộ trình cải cách hành chính thuế; hoạt động thực tiễn theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước của từng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế.

- Yêu cầu quản lý nhà nước của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan.

- Đề xuất của các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, tổ chức và cá nhân, các Hội và Hiệp hội khoa học.

- Từ yêu cầu của quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế về thuế.

2 . Cơ sở hình thành các sáng kiến về thuế

Các đơn vị tập thể và cá nhân trong ngành thuế đề nghị công nhận các sáng kiến về thuế mà được hình thành từ hoạt động thực tiễn trong công việc chuyên môn kết hợp với những giải pháp mới, ứng dụng mới hoặc những giải pháp sửa đổi những giải pháp đã có để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành và đem lại kết quả cao.

Điều 4. Yêu cầu và tiêu chuẩn đối với các đề tài nghiên cứu khoa học về thuế; các sáng kiến về thuế

1. Yêu cầu

a, Đề tài nghiên cứu khoa học về thuế

- Mục tiêu, nội  dung rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn không trùng lắp với bất cứ đề tài nào đã và đang thực hiện (nếu là đề tài kế thừa, cần nêu rõ kết quả đã thực hiện, những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết tiếp).

- Phương pháp nghiên cứu phải phù hợp và tiên tiến.

- Kết quả nghiên cứu phải rõ ràng, có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Kết quả có thể là: (i) luận cứ khoa học, (ii) sáng chế, phát minh, (iii) giải pháp hữu ích, (iv) cơ sở để xây dựng chính sách, pháp luật .v.v.

- Kinh phí tính đúng, tính đủ và hợp lý, khuyến khích những đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện thông qua hình thức phối hợp, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách.

- Giải pháp tổ chức thực hiện phải khả thi,  tiết kiệm và đạt hiệu quả:

+ Về bố cục

Số chương của đề tài tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứu được giao và có thể bao gồm những phần sau:

- Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài: mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, kết cấu của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã sử dụng.

- Nghiên cứu thực tiễn: Mô tả các số liệu nghiên cứu khoa học, đánh giá và bàn luận về hoạt động thực tiễn.

- Khuyến nghị: Trình bày các đề xuất khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài nghiên cứu khoa học một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.

- Danh mục tài liệu tham khảo: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong đề tài nghiên cứu khoa học.

- Phụ lục (nếu có).

Các mẫu điều tra khảo sát thực tế (nếu là đề tài nghiên cứu ứng dụng).

+ Về trình bày

- Đề tài nghiên cứu khoa học được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 ( 210 x 297 mm), sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ chữ 14 của chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Winword; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dàn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Trang phụ bìa trình bày theo đúng quy định (xem Phụ lục 1,2)

- Quy định về trích dẫn: Chú thích theo từng trang.

- Quy định về sắp xếp tài liệu tham khảo (theo Phụ lục 3).

b. Sáng kiến về thuế

Trình bày các sáng kiến về thuế cũng cần mang những yêu cầu cơ bản của một đề tài nghiên cứu khoa học về thuế. "Báo cáo sáng kiến" cần đầy đủ nội dung, ngắn gọn, súc tích; đối với cấp cơ sở độ dài tối thiếu 01 trang; cấp ngành tối thiểu 02 trang; cấp toàn quốc tối thiểu 03 trang.

+ Về bố cục

Kết cấu các sáng kiến về thuế gồm 3 phần:

- Mở đầu: Trình bày khái quát đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến. Nêu được lý do, ý nghĩa, tính cấp thiết phải có sáng kiến, điểm mới của các sáng kiến, khả năng ứng dụng của các sáng kiến trong đơn vị.

- Nội dung: Trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả đạt được. Mô tả nêu bật được những điểm mới của các sáng kiến so với trước khi có sáng kiến.

- Kết luận. Nêu thời gian đã áp dụng, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có và hướng phát triển các sáng kiến.

+ Về trình bày

- Sáng kiến được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 ( 210 x 297 mm), sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ chữ 14 của chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Winword; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Trang phụ bìa trình bày theo đúng quy định (xem Phụ lục 1,2).

- Quy định về trích dẫn: Chú thích theo từng trang.

- Quy định về sắp xếp tài liệu tham khảo (theo Phụ lục 3)

2. Tiêu chuẩn

- Đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đăng ký.

- Có đóng góp và đề xuất mới có tác dụng bổ sung, hoàn chỉnh hoặc làm phong phú thêm cơ sở lý luận, thực tiễn của một. lĩnh vực khoa học.

- Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học nhằm  giải quyết các yêu cầu thiết thực của công tác quản lý của ngành.

- Bố cục các sáng kiến gọn, rõ, lôgic, văn phong trong sáng, dễ hiểu.

Điều 5. Phân cấp quản lý đề tài nghiên cứu khoa học

1. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức và  quản lý các đơn vị, cá nhân trong ngành thuế để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành (thực hiện theo Quy chế này).

Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành không quá 18 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.

2. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cục trưởng Cục thuế chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các đơn vị, cá nhân trong đơn vị mình để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (thực hiện theo Quy chế do Cục trưởng Cục thuế ban hành căn cứ theo những nội đung hướng dẫn tại Quy chế này).

3. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ: Hội đồng khoa học cấp ngành lựa chọn xác định đề tài, duyệt đề cương chính thức, đăng ký tham dự tuyển chọn theo quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính (thực hiện theo Quy chế của cấp Nhà nước và cấp Bộ).

Chương II

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ THUẾ

Mục 1. XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ THUẾ

Điều 6. Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học về thuế

1. Tập thể, cá nhân thuộc các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Chi cục Thuế quận, huyện, thành phố căn cứ vào nhu cầu cấp thiết của các mảng công tác nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý thuế đề xuất đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm.

2. Hội đồng khoa học ngành thuế căn cứ vào yêu cầu và định hướng nghiên cứu khoa học của ngành phục vụ cho mục tiêu lĩnh vực quản lý nhà nước để xây dựng định hướng, mục tiêu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và gửi phiếu xin ý kiến các đơn vị trong ngành đề xuất các đề tài nghiên cứu. Thời gian gửi phiếu đề xuất vào tháng bảy (7) hàng năm

3. Hội đồng khoa học cấp cơ sở căn cứ theo định hướng nội dung do Hội đồng khoa học ngành thuế hướng dẫn hàng năm để xác định đanh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trình Hội đồng khoa học ngành thuế phê duyệt. Cục trưởng Cục thuế ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp cơ sở của đơn vị mình. Thời gian gửi danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở vào tháng mười (10) hàng năm.

4. Hội đồng khoa học của ngành thuế lựa chọn các đề xuất đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành; xác định và phê duyệt đanh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, cấp cơ sở; đồng thời thông báo công khai trên Tạp chí Thuế Nhà nước, trang web của Tổng cục Thuế. Thời gian phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học vào tháng mười một (11) hàng năm.

Điều 7. Tiêu chí để xác định Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học về thuế

1. Các tiêu chí đánh giá đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học: tên đề tài, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu, dự kiến kết quả của đề tài, kinh phí của đề tài, thời gian thực hiện.

2. Tên đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo các nội dung: sự rõ ràng; tính khái quát; không trùng lặp với các đề tài đã và đang nghiên cứu.

3. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo các nội dung: nhu cầu ứng dụng thực tiễn phát triển của ngành; nhu cầu nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, căn cứ để xây dựng chính sách hay là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

4. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo các nội dung: sự rõ ràng, cụ thể; sự phù hợp với tên đề tài nghiên cứu khoa học.

5. Nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo các nội dung: sự phù hợp với mục tiêu của đề tài, tính khả thi khi thực hiện.

6. Dự kiến kết quả sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo các nội dung: khả năng có được sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng, sản phẩm khác.

7. Kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo nội dung: tính hợp lý, sự phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Mục 2. TUYỂN CHỌN VÀ PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH

Điều 8. Điều kiện tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

- Các đơn vị có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực của đề tài đủ điều kiện về nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành có hiệu quả.

- Các cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn làm chủ nhiệm đề tài phải có chuyên môn cùng lĩnh vực với đề tài nghiên cứu khoa học. Mỗi cá nhân không đồng thời làm chủ nhiệm từ hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành trở lên.

- Các đơn vị và cá nhân tham gia tuyển chọn phải có đủ hồ sơ đăng ký tuyển chọn nghiên cứu khoa học theo quy định.

Điều 9. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Tài liệu tham gia tuyển chọn

- Đơn xin đăng ký chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

- Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học.

- Lý lịch khoa học của chủ nhiệm và cá nhân tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

- Văn bản xác nhận về sự đồng ý tham gia của đơn vị phối hợp nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành (nếu có).

- Các văn bản này phải điền đầy đủ nội dung, rõ ràng và dùng các khái niệm, định nghĩa, ký hiệu theo quy định của Nhà nước.

2. Niêm phong hồ sơ

Bộ hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài:

- Tên đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

- Tên, địa chỉ của đơn vị đăng ký chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

- Họ và tên của chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học và danh sách người tham gia.

- Liệt kê tài liệu, văn bản có trong hồ sơ

3. Số lượng bộ hồ sơ: 1 bản gốc và 10 bản sao.

4. Thời hạn nộp hồ sơ

- Hồ sơ phải nộp đúng hạn theo thông báo tuyển chọn, ngày nhận hồ sơ là ngày ghi của dấu Bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu công văn đến của Tổng cục Thuế (trường hợp gửi trực tiếp).

- Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, các đơn vị và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến cơ quan tuyển chọn. Mọi bổ sung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ.

Điều 10. Tiêu chí đánh giá hồ sơ tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

Việc đánh giá hồ sơ được tiến hành dựa trên các nhóm tiêu chí sau đây:

1. Nhóm tiêu chí về tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ và rõ ràng mức độ thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học.

- Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của đề tài.

2. Nhóm tiêu chí về xác định nội dung, phương án tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tính hệ thống, lôgíc, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tính hợp lý, khả thi, rõ ràng của phương án tổ chức các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu và kế hoạch thực hiện của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tính hợp lý, khả thi, rõ ràng của phương án phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học .

- Luận giải về việc phân bổ và sử dụng hợp lý kinh phí cho các nội dung nghiên cứu và các hoạt động của đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Nhóm tiêu chí về tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.

- Cách tiếp cận phải rõ ràng, thích hợp về không gian, thời gian với đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.

4. Nhóm tiêu chí sản phẩm, lợi ích và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Các sản phẩm và yêu cầu khoa học của từng sản phẩm rõ ràng, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Lợi ích của đề tài nghiên cứu khoa học: Đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, hoàn thiện chính sách, xây dựng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác thực tiễn của ngành, nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tính cụ thể và khả thi của phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.

5. Nhóm tiêu  chí về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

- Kinh nghiệm của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: số năm kinh nghiệm, số đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu, những công trình khoa học đã được công bố, năng lực tổ chức quản lý thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tiềm lực của đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo về nhân lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Điều 11. Tổ chức đánh giá hồ sơ tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Việc đánh giá hồ sơ tham gia tuyển chọn được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học của ngành thuế. Thành viên Hội đồng khoa học ngành thuế đồng thời là Chủ nhiệm đề tài hoặc thành viên tham gia nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học không tham gia bỏ Phiếu đánh giá thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học do mình là chủ nhiệm đề tài hoặc thành viên tham gia nghiên cứu.

2. Phương thúc tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học:

a. Hội đồng khoa học ngành thuế tổ chức họp đánh giá tuyển chọn đề tài nguyên cứu khoa học khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.

b. Chủ tịch hội đồng trực tiếp chủ trì cuộc họp.

c. Tài liệu cuộc họp gửi cho các thành viên Hội đồng ít nhất ba ngày trước khi họp.

d. Các thành viên hội đồng đánh giá tuyển chọn theo Phiếu đánh giá thuyết minh đề tài. ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.

e. Kết quả đánh giá tuyển chọn là điểm trung  bình cộng của các thành viên hội đồng và được ghi vào biên bản họp hội đồng tuyển chọn.

Trong trường hợp chỉ có một hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì một đề tài, Hội đồng vẫn tổ chức đánh giá theo các tiêu chuẩn và quy trình nêu trong quy định này.

Đối với những hồ sơ cùng điểm, Hội đồng kiến nghị Tổng cục Trưởng xem xét quyết định, ưu tiên đối với những hồ sơ được đánh giá cao hơn về mặt giá trị khoa học hoặc giá trị thục tiễn.

Điều 12. Phê duyệt kết quả tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Sau khi nhận được thông báo kết quả tuyển chọn, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ triển khai nghiên cứu có trách nhiệm hoàn thiện Hồ sơ trúng tuyển theo kiến nghị của Hội đồng khoa học trước khi thẩm định nội dung và kinh phí để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ký quyết định phê duyệt triển khai thực hiện.

2. Một cá nhân tham gia tuyển chọn từ hai đề tài trở lên được Hội đồng khoa học kiến nghị trúng tuyển, có quyền đề nghị chọn một đề tài để chủ trì thực hiện và kiến nghị thay thế chủ nhiệm đề tài để thực hiện các đề tài đã trúng tuyển còn lại ý kiến đề nghị phải viết thành văn bản để Hội đồng khoa học trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định.

3. Quyết định phê duyệt thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế là căn cứ pháp lý cho việc cấp kinh phí và triển khai thực hiện của đề tài.

Điều 13. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giao trực tiếp

Căn cứ vào Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế được phép thực hiện thường trực Hội đồng khoa học lựa chọn một số các đề tài nghiên cứu khoa học trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để giao trực tiếp cho các đơn vị hoặc cá nhân triển khai nghiên cứu. Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ nghiên cứu trực tiếp phải thực hiện đúng trình tự các bước theo Quy chế này.

Mục 3. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ KIỂM TRA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điều 14. Điều chỉnh nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đang triển khai

1. Khi cần điều chỉnh, bổ sung nội dung đề tài đã  được phê duyệt triển khai nghiên cứu thì chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài phải báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng khoa học ngành thuế và chỉ được thực hiện sau khi đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế  (hoặc Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế) phê duyệt.

2. Việc điều chỉnh, bổ  sung nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học chỉ được xem xét phê duyệt khi.

a) Thời gian triển khai thực hiện đề tài chưa quá 1/2 tổng thời gian thực hiện.

b) Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học bị chết, ốm nặng, đi công tác nước ngoài dài hạn, chuyển công tác.

c) Cần thay đổi nội dung, tiến độ, sản phẩm, kinh phí để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Điều 15. Chế độ báo cáo

Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành cho đơn vị quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Ban Cải cách và Hiện đại hoá) định kỳ 03 tháng một lần.

Trường hợp đột xuất, đơn vị cá nhân chủ trì có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Điều 16. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Ban Cải cách và Hiện đại hoá có trách nhiệm theo dõi thường xuyên việc thực hiện đề tài và lập kế hoạch định kỳ 06 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng khoa học ngành thuế phối hợp với một số đơn vị liên quan kiểm tra tiến độ nghiên cứu, sử dụng kinh phí; triển khai áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Nội dung kiểm tra gồm tiến độ thực hiện, nội dung nghiên cứu, kết quả khả năng hoàn thành nhiệm vụ và việc sử dụng kinh phí của đề tài so với thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Trên cơ sở kết quả kiểm tra: nếu có vấn đề phát sinh hoặc nhận thấy cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Hội đồng khoa học ngành thuế phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và đề xuất cách giải quyết các vấn đề phát sinh.

Điều 17. Quy định về việc gia hạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Thời gian gia hạn đề tài (01 tháng hoặc 03 tháng) được thực hiện khi được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Hội đồng khoa học ngành thuế chấp thuận bằng văn bản) trong trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác đột xuất hoặc trong thời gian triển khai đề tài cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài phải ưu tiên thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục Thuế giao.

2. Đơn xin gia hạn gửi về Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hóa) trước khi hết hạn 01 tháng; hồ sơ phải báo cáo rõ nguyên nhân xin gia hạn, kết quả đã hoàn thành và dự kiến thời hạn hoàn thành đề tài,

Điều 18. Xử lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành bị đình chỉ

1. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành bị đình chỉ trong các trường hợp sau:

- Đề tài vi phạm về quản lý tài chính hoặc tự ý sửa đổi các nội dung so với Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt.

- Đề tài trùng lắp nội dung nghiên cứu với các đề tài đã và đang nghiên cứu.

- Đề tài không triển khai được sau 03 tháng kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao nhiệm vụ.

2. Xử lý đề tài bị đình chỉ: chậm nhất là 15 ngày kể từ khi ngừng nghiên cứu hoặc có quyết định đình chỉ, chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì phải báo cáo bằng văn bản nêu rõ những phần việc đã làm, nguyên nhân ngừng nghiên cứu, số kinh phí đã sử dụng và chấp hành quyết định xử lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Điều 19. Thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Các đề tài nghiên cứu khoa học sau thuộc diện phải xem xét thanh lý:

-  Đề tài đã hết thời hạn thực hiện nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành và không thuộc diện được gia hạn:

- Đề tài đang trong thời gian thực hiện nhưng không còn ý nghĩa khoa học và thực tiễn (Hội đồng khoa học ngành xác định và báo cáo đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ký quyết định thanh lý)

- Đề tài khi được tổ chức nghiệm thu được Hội đồng nghiệm thu ngành đánh giá là không đạt yêu cầu nhưng không thể tổ chức nghiên cứu bổ sung hoặc hoàn thiện lại.

- Đề tài không thể thực hiện được vì các lý do từ phía Chủ nhiệm đề tài.

2. Thủ tục và hồ sơ thanh lý gồm:

- Đơn đề nghị thanh lý của Chủ nhiệm đề tài, nêu rõ lý do, nguyên nhân.

- Các tài liệu đã thu thập, kết quả nghiên cứu đã thực  hiện.

- Bản đề nghị quyết toán kinh phí đã được thanh toán của Chủ nhiệm.

- Quyết định thanh lý của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế .

3. Chủ nhiệm các đề tài bị thanh lý có trách nhiệm:

- Hoàn tất các thủ tục đề nghị thanh lý và thực hiện các chế độ tài chính (chứng từ, hoá đơn, thuế) đối với phần kinh phí đã được thanh toán theo quy định hiện hành.

- Chấp hành Quyết định thanh lý của Tổng cục trưởng Tổng cục  Thuế.

- Tuỳ từng trường hợp đề tài bị thanh lý, chủ nhiệm đề tài không được giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ít nhất 02 năm kể từ năm đề tài bị thanh lý và không được tham gia bình xét thành tích thi đua cuối năm.

Mục 4. NGHIỆM THU KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH

Điều 20. Hồ sơ nghiệm thu đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Hồ sơ phải nộp để nghiệm thu gồm:

- Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học đã qua nghiệm thu ở cấp cơ sở

- Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học và các sản phẩm, tài liệu theo thuyết minh đề tài.

- Báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học.

- Phần mềm ứng dụng tin học (đối với những đề tài ứng dụng tin học).

- Quyết định thành lập và biên bản họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở.

- Công văn của đơn vị chủ trì nhận xét kết quả nghiên cứu và đề nghị Hội đồng khoa học của ngành tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học: phải đầy đủ, xúc tích, logíc về mặt hình thức và nội dung; kết quả chính xác và trung thực; có số liệu, biểu mẫu.

3. Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu: nêu được những nội dung cơ bản nhất của đề tài, nêu bật được kết quả nghiên cứu chủ yếu, khuyến nghị và kết luận, dung lượng khoảng từ 10 đến 20 trang.

Điều 21. Các bước nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Nghiệm thu cấp cơ sở

- Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học báo cáo cho lãnh đạo đơn vị chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, tài liệu theo Thuyết minh để tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở (sau đây gọi là nghiệm thu cấp cơ sở).

- Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học do các Vụ/đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế đăng ký khi tổ chức thực hiện nghiệm thu cấp cơ sở do Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở để thực hiện.

- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có trách nhiệm đánh giá và tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài về kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học so với Thuyết minh đề tài.

- Số thành viên Hội đồng, hình thức tổ chức và chương trình họp Hội đồng do Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài quyết định. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở tối thiểu có 5 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó ít nhất 01 phản biện ngoài đơn vị chủ trì đề tài. Chủ nhiệm đề tài và thành viên tham gia nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học không tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.

- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở căn cứ Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá theo các nội dung: mức độ đáp ứng so với mục tiêu nghiên cứu, giá trị khoa học và ứng dụng của kết quả nghiên cứu, hiệu quả nghiên cứu, các kết quả vượt trội và chất lượng của báo cáo tóm tắt và báo cáo cuối cùng của đề tài nghiên cứu khoa học .

- Sau khi hoàn thành buổi nghiệm thu cấp cơ sở, chủ nhiệm đê tài nghiên cứu khoa học có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ kết quả nghiên cứu theo qui định tại Điều 20 của Quy chế này tới thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hoá) để chuẩn bị nghiệm thu chính thức.

2. Chuẩn bị nghiệm thu chính thức

Thường trực Hội đồng khoa học tổ chức thẩm định kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học không đảm bảo chất lượng hoặc tiến độ so với đăng ký của đề tài, Hội đồng khoa học ngành thuế có biện pháp xử lý thích hợp.

3. Nghiệm thu chính thức.

Đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu chính thức tại Hội nghị nghiệm thu cấp ngành. Kết quả nghiệm thu chính thức được xác định trên cơ sở Phiếu đánh giá kết quả theo thể thức chấm điểm bỏ phiếu kín của từng thành viên Hội đồng nghiệm thu, theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này.

Đối với đề tài cấp ngành có phạm vi nghiên cứu lớn, có thể nghiệm thu từng phần đề tài theo hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt.

Điều 22. Tổ chức nghiệm thu chính thức kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Hội đồng nghiệm thu cấp ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng khoa học cấp ngành. Hội đồng nghiệm thu có từ 5  - 7 thành viên, gồm Chủ tịch, Thư ký, 2 phản biện và 1 - 3 uỷ viên Hội đồng Thành viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài; các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín, khách quan có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực của đề tài. Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài không tham gia Hội đồng.

2. Người phản biện đề tài phải am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đọc và có bản nhận xét về công trình nghiên cứu của tác giả. Bản nhận xét cần nêu rõ:

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

- Bố cục của đề tài.

- Đánh giá các kết quả đạt được, nêu lên những đóng góp mới và giá trị của những đóng góp đó.

- Những thiếu sót, những điểm cần bổ sung và sữa chữa về nội dung và hình thức của đề tài .

- Kết luận của phản biện phải khẳng định đề tài có đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của đề tài như điểm 1 Điều 4 của Quy chế này và đề nghị Hội đồng nghiệm thu hay không nghiệm thu kết quả của đề tài.

Các uỷ viên Hội đồng phải đọc báo cáo chi tiết kết quả đề tài nghiên cứu, có ý kiến nhận xét bằng văn bản và chuẩn bị các câu hỏi hoặc ý kiến thảo luận để đánh giá đề tài.

3. Không tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu đối với một trong các trường hợp sau đây:

- Số thành viên Hội đồng có mặt ít hơn 2/3 tổng số thành viên Hội đồng.

- Vắng mặt Chủ tịch, hoặc Thư ký, hoặc hai người phản biện.

4. Trình tự buổi nghiệm thu đánh giá đề tài

- Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài và đề nghị Chủ tịch Hội đồng điều khiển buổi họp.

- Chủ tịch Hội đồng công bố chương trình làm việc và điều khiển buổi họp.

- Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt nội dung đề tài trong thời gian không quá 30 phút.

- Các phản biện đọc nhận xét.

- Các thành viên Hội đồng và người tham dự đặt câu hỏi.

- Chủ nhiệm đề tài trả lời các câu hỏi.

- Hội đồng họp riêng để bỏ phiếu kín.

- Thư ký Hội đồng công bố điểm đánh giá đề tài theo kết quả bỏ phiếu. Đề tài được nghiệm thu nếu đạt điểm trung bình cộng từ 55 điểm trở lên. Đề tài đạt yêu cầu nếu điểm trung bình cộng dưới 71 điểm. Từ 71 điểm đến dưới 81 điểm là điểm khá. Từ 81 điểm đến dưới 91 điểm là điểm giỏi. Từ 91 điểm đến 100 điểm là điểm xuất sắc

- Chủ tịch Hội đồng đọc kết luận của Hội đồng và tuyên bố kết thúc buổi bảo vệ.

5. Phiếu đánh giá thang điểm từ 1 đến 100 quy định cụ thể như sau:

+ Mức độ đáp ứng với mục tiêu, nội dung, phương pháp tiếp cận và
nghiên cứu so với Thuyết minh đề tài ( tối đa 15 điểm )                                      


+ Đóng góp thực tiễn ( tối đa 30 điểm )                                                              

+ Đóng góp lý luận ( tối đa 25 điểm)                                                                  

+ Bố cục đề tài ( tối đa 5 điểm )                                                                         

+ Trình bày bảo vệ và trả lời câu hỏi ( tối đa 15 điểm)                                         

(Giải trình ý kiến phản biện, thảo luận)

+ Chuẩn bị báo cáo tóm tắt ( tối đa 10 điểm )                                                     

Điều 23. Quyền và trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học và đơn vị chủ trì đề tài trong việc nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

- Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học có trách nhiệm nộp hồ sơ kết quả nghiên cứu để nghiệm thu theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này. Trong quá trình nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học có trách nhiệm trả lời và giải thích tất cả câu hỏi của Hội đồng và người tham gia tại hội nghị.

- Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học có quyền tham gia và phát biểu ý kiến tại hội nghị nghiệm thu đề tài được thông báo ngay kết quả đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, và được quyền khiếu nại tới Hội đồng khoa học, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về các kết luận của Hội đồng nghiệm thu.

Điều 24. Tổ chức nghiệm thu lần 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

Đề tài phải tổ chức nghiệm thu lần 2 trong các trường hợp sau:

1. Đề tài tuy có điểm trung bình ở mức "đạt" được nghiệm  thu, nhưng có 2/3 các thành viên trong Hội đồng khoa học có kiến nghị tổ chức nghiệm thu lần 2.

2. Chủ nhiệm đề tài có khiếu nại về kết luận đánh giá của Hội đồng nghiệm thu

3. Trình tự tổ chức nghiệm thu lần 2 được quy định như đối với trường hợp nghiệm thu chính thức. Kết quả đánh giá của Hội đồng nghiệm thu lại là cơ sở để Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ra quyết định cuối cùng đối với đề tài đó.

Mục 5. KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điều 25. Khen thưởng

1. Hàng năm trước kỳ xét thi đua của ngành, Hội đồng khoa học ngành thuế gửi danh sách kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, thành tích đóng góp cao của các cá nhân, tập thể, đơn vị trong công tác nghiên cứu khoa học cho cơ quan Chủ trì và Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thuế làm cơ sở để Hội đồng Thi đua khen thưởng của ngành xét các danh hiệu thi đua của các cá nhân, đơn vị và tập thể trong toàn ngành thuế.

2. Hàng năm, Hội đồng khoa học ngành thuế căn cứ vào mức thành tích đóng góp cao của các cá nhân, đơn vị, tập thể trong hoạt động công tác nghiên cứu khoa học của ngành sẽ được đề xuất khen thưởng. Mức khen thưởng do Hội đồng khoa học ngành thuế quyết định.

3. Nguồn chi thưởng được trích từ nguồn kinh phí quản lý khoa học của ngành thuế hàng năm.

Điều 26. Xử lý vi phạm

1. Chủ nhiệm đề tài không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo bản thuyết minh đề tài và bản Hợp đồng triển khai thực hiện mà không có lý do chính đáng thì phải bồi hoàn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và sẽ không được đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp ngành trong thời gian 02 năm và không được tham gia bình xét thành tích thi đua cuối năm.

2. Đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định này, tuỳ tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

Điều 27. Công bố và sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài khoa học.

1. Các cấp quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và những người liên quan chỉ được phép công bố kết quả nghiên cứu sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế công nhận đề tài nghiên cứu đã hoàn thành.

2. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn tại cơ sở chỉ được tiến hành chính thức sau khi đề tài đã được nghiệm thu và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định cho phép triển khai ứng dụng.

3. Căn cứ kết quả nghiệm thu, Hội đồng khoa học ngành thuế lựa chọn, tổng hợp các đóng góp mới của các đề tài để giới thiệu trên Tạp chí Thuế Nhà nước, trang web Tổng cục Thuế, hoặc công bố trong kỷ yếu khoa học hàng năm của ngành.

4. Những đề tài có chất lượng nghiên cứu tốt nếu được Hội đồng nghiệm thu đề nghị sẽ được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo hoặc tài liệu tham khảo. Chủ nhiệm các đề tài được chọn xuất bản có trách nhiệm sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Hội đồng và hoàn chỉnh thủ tục để xuất bản.

5. Kinh phí dành cho xuất bản, biên tập các đề tài nghiên cứu được xuất bản trích từ nguồn kinh phí quản lý khoa học của ngành hàng năm.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 28. Thủ tục đề nghị công nhận sáng kiến

1. Các sáng kiến đã được áp dụng đem lại hiệu quả tốt trong ngành thuế thì các tác giả làm thủ tục gửi Hội đồng sáng kiến đề nghị công nhận sáng kiến.

2. Sáng kiến mới xây dựng trên lý thuyết, chưa triển khai áp dụng vào thực tế thì các tác giả phải làm thủ tục đề nghị áp dụng thí điểm sáng kiến như sau:

- Tập thể, cá nhân có sáng kiến nộp đơn đề nghị áp dụng thí điểm sáng kiến cho Hội đồng sáng kiến (Mẫu 01/SKCT). Trong thời hạn một tháng tính từ ngày nhận đơn, Hội đồng sáng kiến phải xét và ra quyết định cho phép triển khai thực hiện thí điểm hoặc không chấp nhận.

- Với sáng kiến được chấp nhận triển khai: Hội đồng sáng kiến quy định thời hạn và phạm vi ứng dụng của sáng kiến. Sau thời gian triển khai nếu sáng kiến thực sự có hiệu quả tốt, Hội đồng sáng kiến mới ra quyết định và cấp giấy công nhận, đồng thời có kế hoạch triển khai nhân rộng trong toàn đơn vị. Trường hợp sáng kiến triển khai không đạt hiệu quả như dự kiến, Hội đồng sáng kiến ra quyết định huỷ sáng kiến.

- Với những sáng kiến làm thay đổi quy trình quản lý thuế thì phải báo cáo Hội đồng sáng kiến. Nếu sáng kiến được Hội đồng sáng kiến chấp nhận triển khai thì Chủ tịch Hội đồng sáng kiến phải xin ý kiến của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trước khi cho triển khai thí điểm sáng kiến.

- Với sáng kiến có thể bảo hộ như một sáng chế Hội đồng sáng kiến sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để đăng ký sáng chế theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến

a. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến về thuế bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận sáng kiến có xác nhận của lãnh đạo (Mẫu 02/SKCT);

- Danh sách sáng kiến đề nghị công nhận (Mẫu 03/SKCT);

- Báo cáo sáng kiến thực hiện theo quy định điểm 2 Điều 4 Quy chế này (có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến cấp đơn vị)

b. Hồ sơ công nhận sáng kiến sau khi đã triển khai thử nghiệm có hiệu quả, người chủ trì thực hiện sáng kiến phải hoàn tất hồ sơ và nộp cho Hội đồng sáng kiến, gồm:

- Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến và có xác nhận của cá nhân hoặc đơn vị thụ hưởng (Mẫu 04/SKCT),

- Các tài liệu bằng chứng về kết quả và lợi ích mang lại (nếu có).

4. Trong trường hợp sáng kiến có cùng nội dung do nhiều người nộp đơn đăng ký sáng kiến độc lập với nhau thì người nào nộp đơn trước sẽ được công nhận là tác giả sáng kiến.

5. Đối với sáng kiến của một tập thể tác giả (sau đây gọi là các đồng tác giả sáng kiến) thì Giấy chứng nhận sáng kiến được cấp cho từng người, trong đó ghi họ tên các đồng tác giả. Số lượng đồng tác giả đối với một sáng kiến được quy định như sau:

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Chi cục Thuế: số lượng đồng tác giả tối đa không quá hai (02) người.

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Cục Thuế tỉnh, thành phố: số lượng đồng tác giả tối đa không quá ba (03) người.

- Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi cơ quan Tổng cục Thuế và toàn ngành thuế: số lượng đồng tác giả tối đa không quá năm (05) người:

Điều 29. Điều kiện công nhận sáng kiến

Sáng kiến được công nhận phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có tính mới, giải pháp mới, ứng dụng mới trong công tác thuế đem lại hiệu quả hoạt động, công tác thực tiễn của ngành thuế khi chưa có sáng kiến.

2. Không trùng với nội dung của giải pháp đã đăng ký sáng kiến trước.

3. Đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực trong công việc. Thời gian áp dụng ít nhất là 3 tháng.

4. Sáng kiến đạt điểm trung bình từ 20 điểm trở lên mới được công nhận sáng kiến.

Điều 30. Thẩm quyền, thời gian công nhận sáng kiến

1. Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Chi cục Thuế: Hội đồng sáng kiến cấp Chi cục Thuế tổ chức chấm, xếp loại sáng kiến; đồng thời lựa chọn những sáng kiến xếp loại Khá trở lên gửi lên Hội đồng sáng kiến (Hội đồng khoa học) cấp Cục Thuế chấm, Cục trưởng Cục Thuế ra quyết định công nhận sáng kiến và mức khen thưởng.

2. Sáng kiến được ứng dụng trong phạm vi Cục Thuế tỉnh, thành phố: Hội đồng sáng kiến cấp Cục Thuế tổ chức chấm sáng kiến, xếp loại sáng kiến và Cục trưởng Cục Thuế ra quyết định công nhận sáng kiến và mức khen thưởng. Đối với những sáng kiến xếp loại Khá trở lên cấp Cục Thuế mới được đăng ký sáng kiến cấp toàn ngành thuế.

3. Sáng kiến được ứng dụng tại các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế và trong phạm vi toàn ngành thuế: Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế có trách nhiệm thành lập Hội đồng sáng kiến thuộc Vụ, đơn vị tổ chức chấm và lựa chọn những sáng kiến đạt từ loại Khá trở lên trình Hội đồng khoa học ngành thuế chấm và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ra quyết định công nhận sáng kiến và mức khen thưởng: Trình bộ tài chính chấm và công nhận những sáng kiến đạt loại Giỏi trở lên.

4. Thời gian công nhận sáng kiến

- Đối với cấp Chi cục Thuế: tổ chức xem xét công nhận hàng quý hoặc kết thúc 6 tháng đầu năm và kết thúc năm công tác:

- Đối với cấp Cục Thuế tỉnh, thành phố, các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế tổ chức xem xét công nhận kết thúc 6 tháng đầu năm và kết thúc năm công tác (Tháng 10 hàng năm).

- Đối với cơ quan, Tổng cục Thuế và toàn ngành thuế: Cục thuế các tỉnh, thành phố; các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế gửi hồ sơ đề nghị Hội đồng sáng kiến ngành thuế chấm, thời gian chậm nhất vào ngành 30/10 hàng năm.

Điều 31. Hội đồng công nhận sáng kiến

1. Hội đồng sáng kiến cấp Chi cục Thuế do Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành lập: Số lượng thành viên gồm có từ 03 đến 05 người. Thành viên Hội đồng sáng kiến bao gồm: Lãnh đạo Chi cục làm Chủ tịch Hội đồng, và các thành viên là công chức thuộc Chi cục giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế.

2. Hội đồng sáng kiến thuộc các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế do Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế thành lập. Thành viên Hội đồng sáng kiến bao gồm: Lãnh đạo Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế làm Chủ tịch Hội đồng, và các thành viên là công chức thuộc Vụ, đơn vị giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế.

3. Hội đồng khoa học Cục Thuế đồng thời làm nhiệm vụ Hội đồng sáng kiến cấp Cục Thuế. Số lượng thành viên gồm có từ 05 đến 07 người. Thành viên Hội đồng sáng kiến bao gồm: Lãnh đạo Cục Thuế làm Chủ tịch Hội đồng, và các thành viên là đại diện Lãnh đạo Chi Cục, lãnh đạo Phòng thuộc Cục Thuế.

4. Hội đồng khoa học ngành thuế đồng thời làm nhiệm vụ Hội đồng sáng kiến của Cục Thuế.

Điều 32. Tổ chức thẩm định và xét duyệt đối với sáng kiến

1. Các bước chuẩn bị trước khi họp Hội đồng sáng kiến.

- Thường trực Hội đồng rà soát sáng kiến đủ điều kiện công nhận, tổng hợp danh sách về số lượng sáng kiến, tên sáng kiến, số lượng tác giả, đồng tác giả; báo cáo Chủ tịch Hội đồng danh sách đề nghị xét công nhận, khen thưởng và dự kiến thời gian họp Hội đồng.

- Thường trực Hội đồng gửi báo cáo sáng kiến, Giấy mời họp, Phiếu chấm điểm sáng kiến đến từng thành viên của Hội đồng.

- Trường hợp Hội đồng không có điều kiện tổ chức họp, Thường trực Hội đồng xin ý kiến trực tiếp từng thành viên Hội đồng, sau đó tổng hợp, trình Chủ tịch Hội đồng ra quyết định công nhận, xếp loại sáng kiến, thông báo kết quả cho các thành viên Hội đồng và tác giả sáng kiến

2. Trình tự họp Hội đồng: Trước khi họp Hội đồng, Thường trực Hội đồng sáng kiến tổng hợp điểm của từng thành viên báo cáo Chủ tịch Hội đồng. Trình tự họp Hội đồng như sau:

- Bước 1: Chủ tịch Hội đồng căn cứ vào kết quả tổng hợp điểm chấm sáng kiến của các thành viên do Thường trực Hội đồng cung cấp thông báo kết quả và xin ý kiến từng thành viên.

- Bước 2 : ý kiến của các thành viên Hội đồng.

- Bước 3 : Kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

- Bước 4: Các thành viên Hội đồng nộp phiếu chấm điểm lại đối với những sáng kiến chưa nhất trí với kết quả tổng hợp của Thường trực Hội đồng mà đã được đưa ra thảo luận và Chủ tịch Hội đồng kết luận.

- Bước 5 : Thư ký Hội đồng tổng hợp điểm, xếp loại sáng kiến theo quy định tại Điều 33 của Quy chế này.

- Bước 6: Chủ tịch Hội đồng kết luận và công bố điểm, xếp loại sáng kiến.

- Bước 7 : Thường trực Hội đồng trình Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định công nhận và khen thưởng theo quy định tại Điều 34 dưới đây.

Lưu ý:

+ Đối với những sáng kiến đã triển khai áp dụng: nếu không đạt số điểm công nhận, Thường trực Hội đồng thông báo sáng kiến không được chấp nhận.

+ Đối với những sáng kiến chưa triển khai áp dụng:

- Nếu đạt được số điểm công nhận, Thủ trưởng đơn vị có văn bản chấp nhận cho triển khai thử nghiệm. Sau thời gian thử nghiệm, tác giả sáng kiến báo cáo kết quả, Thường trực Hội đồng tổ chức thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định và xin ý kiến thành viên Hội đồng trước khi trình Thủ trưởng ra quyết định công nhận hay không công nhận (những sáng kiến này chỉ áp dụng ở các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế và Cục Thuế các tỉnh, thành phố).

3. Tiêu chí công nhận sáng kiến

- Tiêu chí 1. Mức độ đáp ứng mục tiêu đặt ra (05 điểm): Giải quyết được những khó khăn, vướng mắc hiện tại, lâu dài về một hay nhiều lĩnh vực quản lý và điều hành của ngành, đơn vị.

- Tiêu chí 2. Tiến trình thực hiện sáng kiến (03 điểm):

+ Thời gian, tiến độ thực hiện sáng kiến: Hợp lý, đảm bảo tiến độ hoặc nhanh hơn kế hoạch đã định (01 điểm).

+ Phạm vi triển khai áp dụng, bố trí lực lượng áp dụng; đúng kế hoạch (01 điểm)

+ Xây dựng các văn bản triển khai sáng kiến, kịp thời, hợp lý và hiệu quả (01 điểm ).

- Tiêu chí 3. Hiệu quả mang lại từ sáng kiến (30 điểm) :

+ Có tính thời sự (5 điểm): Đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hoặc yêu cầu đổi mới, yêu cầu quản lý và điều hành của ngành, đơn vị.

+ Có giá trị khoa học và có tính sáng tạo (10 điểm): Tạo ra được một quy trình nghiệp vụ mới; biện pháp quản lý, điều hành mới ưu việt hơn hẳn quy trình (biện pháp) trước khi ứng dụng hoặc đang thực hiện trong ngành, phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức hiện tại của đơn vị.  Có thể là giải pháp học tập đơn vị bạn nhưng không rập khuôn máy móc; nội dung logíc, dễ hiểu; áp dụng thành công.

+ Có khả năng phát triển có tính khả thi và tính bền vững (09 điểm): áp dụng thành công trên địa bàn  thí  điểm và có thể đưa vào áp dụng rộng rãi trong ngành, dễ triển khai và là cơ sở cho các sáng kiến mới phát sinh.

+ Chi phí triển khai sáng kiến (02 điểm) hợp lý trong khả năng tài chính của ngành, không tốn kém, không. thất thoát lãng phí, tiết kiệm, giảm được số người tham gia...

+ Người tham  gia sáng kiến (02 điểm): phù hợp với trình độ, năng lực hiện có và khả năng đào tạo trong thời gian tới.

+ Số liệu minh hoạ (02 điểm): đảm bảo tính trung thực, không tô vẽ chạy theo thành tích.

- Tiêu chí 4. Chất lượng báo cáo (02 điểm )

+ Hình thức trình bày: hài hoà, đẹp (0,5 điểm).

+ Cấu trúc văn bản: khoa học, đúng quy định của Tổng cục (0,5 điểm).

+ Tài liệu kèm theo phong phú (01 điểm).

Điều 33. Xếp loại sáng kiến

Sáng kiến được xếp thành 4 loại

1. Sáng kiến đạt loại Xuất sắc: có tổng số điểm từ 36 điểm đến 40 điểm, có cơ sở khoa học, có phạm vi ảnh hưởng lớn (có thể triển khai áp dụng tại các đơn vị trong ngành thuế), được xem xét chuyển đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Sáng kiến đạt loại Giỏi: có tổng số điểm từ 31 điểm đến dưới 36 điểm, có phạm vi áp dụng cho một hoặc một số đơn vị trong ngành thuế.

3. Sáng kiến đạt loại Khá có tổng số điểm từ 26 điểm đến dưới 31 điểm, có phạm vị áp dụng tại đơn vị.

4. Sáng kiến đạt loại Trung bình có tổng số điểm từ 20 điểm đến dưới 26 điểm, có phạm vi áp dụng cho chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân.

Điều 34. Khen thưởng sáng kiến

1. Hội đồng khoa học ngành thuế công bố số điểm đạt được của từng sáng kiến cải tiến toàn ngành thuế. Tiền thưởng sáng kiến cải tiến được lập dự toán cùng với lập dự toán kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học ngành thuế hàng năm và được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Mức thưởng như sau:

TT

Mức thưởng

Sáng kiến có đồng tác giả

Sáng kiến không có đồng tác giả

1

Loại Xuất sắc

10.000.000 đồng

5.000.000 đồng

2

Loại Giỏi

8.000.000 đồng

4.000.000 đồng

3

Loại Khá

3.000.000 đồng

3.000.000 đồng

4

Loại Trung bình

2.000.000 đồng

1.000.000 đồng.

2. Căn cứ vào mức thưởng sáng kiến của toàn ngành, Cục thuế hướng dẫn mức thưởng đối với sáng kiến cấp Cục. Tiền thưởng sáng kiến được trích từ nguồn kinh phí khoán chi.

Điều 35. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm

1. Người nộp đơn đăng ký sáng kiến có quyền khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong những trường hợp sau đây:

- Đơn đăng ký sáng kiến không được xem xét trong thời hạn quy định.

- Không đồng ý với lý do mà Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị nêu ra để không chấp nhận sáng kiến.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định của Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên; thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý cấp trên không được quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

3. Tác giả sáng kiến có quyền khiếu nại với thủ trưởng cơ quan, đơn vị về những vấn đề có liên quan đến công tác xét duyệt và công nhận sáng kiến. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho tác giả. nếu sau thời hạn trên, thủ trưởng cơ quan, đơn vị không giải quyết hoặc tác giả không đồng ý với kết quả giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, có quyền khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan cấp trên. Thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý cấp trên không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

4. Nếu có sự tranh chấp sáng kiến giữa các tổ chức hoặc cá nhân về quyền tác giả và sử dụng sáng kiến thì tác giả có quyền đề nghị. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp xem xét xử lý theo pháp lệnh cán bộ công chức.

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Điều 36: Cơ cấu của Hội đồng khoa học ngành thuế

1. Hội đồng khoa học ngành thuế là tổ chức tư vấn khoa học cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của toàn ngành thuế. Hội đồng. khoa học do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định thành lập

2. Thành phần Hội đồng khoa học ngành thuế bao gồm: Lãnh đạo Tổng cục là Chủ tịch Hội đồng và thành viên là lãnh đạo thuộc các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế và một số chuyên gia có trình độ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ về chính sách thuế và quản lý thuế.

3. Cơ cấu của Hội đồng khoa học ngành thuế gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các uỷ viên khác. Số lượng uỷ viên có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định.

4. Ban Cải cách và Hiện đại hoá làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế và được sử dụng con dấu của Tổng cục Thuế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng khoa học ngành thuế.

Điều 37. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng khoa học ngành thuế

- Tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế định hướng công tác nghiên cứu khoa học của ngành thuế.

- Được yêu cầu các đơn vị, tập thể và cá nhân trong toàn ngành thuế cung cấp thông tin cần thiết, đầy đủ, kịp thời để thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học của ngành.

- Thực hiện và hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, các ngành và với nước ngoài

- Tổng hợp, xác định và phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và cấp cơ sở hàng năm.

- Tuyển chọn đơn vị, cá nhân chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về thuế.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc triển khai nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và cấp cơ sở đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện theo đúng quy định.

- Thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đối với các đề tài nghiên cứu khoa học về thuế do các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế đăng ký trước khi tổ chức nghiệm thu chính thức.

- Thành lập Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hướng xử lý đối với các đề tài bị đình chỉ, thanh lý, đề tài phải nghiệm thu lại hoặc đề tài nghiên cứu khoa học về thuế đã được phê duyệt triển khai nhưng chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì đề tài xin huỷ bỏ.

Chấm điểm và công nhận đề tài sáng kiến tại cơ quan Tổng cục Thuế và cấp toàn ngành thuế.

- Tư vấn sửa đổi và bổ sung các quy định về quy trình đăng ký, tổ chức, tuyển chọn và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, các sáng kiến về thuế trong ngành cho phù hợp với các quy định của Nhà nước

- Tổng hợp, báo cáo đánh giá hoạt động công tác nghiên cứu khoa học hàng năm.

Điều 38. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khoa học ngành thuế

- Hội đồng làm việc tập thể, giải quyết những vấn đề theo nguyên tắc lấy biểu quyết theo đa số, những ý kiến là thiểu số được ghi nhận kèm theo số phiếu đa số tán thành để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

- Hội nghị của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng khoa học tham dự thì Nghị quyết của Hội đồng mới có giá trị kiến nghị chính thức với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và có hiệu lực trong nội bộ Hội đồng.

- Hội đồng xem xét, phê chuẩn nội dung, chương trình hoạt động hàng năm, cả nhiệm kỳ và phân công tổ chức triển khai cho các thành viên trong Hội đồng khoa học.

Điều 39. Phương thức làm việc của Hội đồng khoa học ngành thuế

- Hội đồng khoa học họp định kỳ 03 tháng 1 lần, chỉ cần thiết họp bất thường do Chủ tịch quyết định triệu tập.

- Hội đồng khoa học ngành thuế được sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các phiên họp và các hoạt động cua Hội đồng.

- Chương trình, nội dung họp đo Ban Cải cách và hiện đại hoá, Thư ký Hội đồng chuẩn bị và phải được gửi trước tối thiểu 01 ngày cho các thành viên của Hội đồng để nghiên cứu và chuẩn bị các ý kiến đóng góp .

Điều 40. Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học ngành thuế

1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học ngành thuế bao gồm cả kinh phí chi cho hoạt động Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hoá) được lập dự toán cùng với kinh phí nghiên cứu khoa học ngành thuế trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt hàng năm.

2. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt đồng của Hội đồng khoa học ngành thuế, Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành cho các nội dung chủ yếu sau:

- Mua văn phòng phẩm cho các thành viên Hội đồng và đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ hành chính khoa học của Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách).

- Mua ấn phẩm, tài liệu, số liệu....phục vụ công việc của Hội đồng.

- Tổ chức các phiên họp của Hội đồng.

- Thù lao hoạt động các thành viên của Hội đồng và cán bộ trợ giúp cho Hội đồng.

- Thù lao cho các đại biểu hoặc các chuyên gia do Hội đồng mời tham gia và đóng góp vào các hoạt động của Hội đồng.

- Các khoản chi khác.

Điều 41. Hội đồng khoa học cấp Cục Thuế

1. Hội đồng khoa học cấp Cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định thành lập với số lượng thành viên từ 05 đến 07 người.

2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học cấp Cục Thuế thực hiện theo Quy chế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định.

Chương V

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

Điều 42. Lập dự toán kinh phí

1. Căn cứ vào quy định về việc lập dự toán Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành, thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban cải cách và Hiện đại hóa) có trách nhiệm lập dự toán nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học ngành thuế hàng năm để thẩm định và tổng hợp vào dự toán thu chi ngân sách ngành Thuế.

2. Sau khi nhận được thông báo hạn mức kinh phí được cấp, Ban cải cách và Hiện đại hoá dự thảo kế hoạch, phân bổ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm.

Điều 43. Cấp kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

1. Lập dự toán kinh phí nghiên cứu của các đề tài NCKH, thực hiện dựa trên quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ KH&CN.

2. Cấp kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

a, Trích 90% tổng kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt cho chủ nhiệm đề tài, tỷ lệ cấp căn cứ vào tiến độ hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài như sau:

- Lần 1 : Khi đề tài có quyết định phê duyệt và thực hiện triển khai: 25%

- Lần 2: Nộp báo cáo kết quả nghiên cứu định kỳ lần đầu: 35%

- Lần 3: Nộp báo cáo sản phẩm cuối cùng để nghiệm thu chính thức: 30%.

b. 10% tổng kinh phí còn lại của đề tài nghiên cứu khoa học do Ban cải cách và Hiện đại hoá quản lý và sử dụng để thực hiện cáo hoạt động tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học phải được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả và tập trung chi thù lao cho cán bộ nghiên cứu khoa học, tổ chức điều tra khảo sát thực tế và thuỷ dịch các tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu trước mắt và sử dụng lâu dài.

4. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc diện thanh lý, Chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí đã được thanh toán. Phần kinh phí còn lại sẽ không được thanh toán và được xử lý như sau:

- Kinh phí còn lại của đề tài bị thanh lý được bổ sung vào kinh phí quản lý khoa học để tăng nguồn kinh phí hỗ trợ và khen thưởng các đơn vị, tập thể, cá nhân đạt được các thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

5. Các chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học có trách nhiệm lập báo cáo thanh quyết toán và đính kèm các hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Liên Bộ Tài chính- Bộ KH&CN về Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 44. Sử dụng kinh phí quản lý khoa học ngành thuế và xã hội hoá kết quả nghiên cứu

1. Kinh phí quản lý khoa học ngành thuế hàng năm quy định sử dụng vào các mục đích sau đây:

- Chi khen thưởng trong nghiên cứu khoa học.

- Chi hoạt động trong nghiên cứu khoa học.

- Chi hoạt động của Hội đồng khoa học ngành thuế, Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, Hội đồng công nhận sáng kiến cải tiến ngành thuế.

- Chi tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cán bộ giúp việc trực tiếp cho các Hội đồng.

- Chi cộng tác viên khoa học.

- Các khoản chi khác.

2. Kinh phí dành cho hoạt động xã hội hoá kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng theo chế độ quy định hiện hành của nhà nước.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ

Điều 45. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì

- Tiến hành thủ tục đăng ký tuyển chọn đề tài nghiên cứu theo quy định tại Điều 9 của quy chế này.

- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong Thuyết minh đề tài; chấp hành các yêu cầu kiểm tra việc thực hiện đề tài của cơ quan chủ trì và Hội đồng khoa học ngành thuế.

- Sử dụng thanh, quyết toán kinh phí của đề tài theo đúng quy định tài chính hiện hành.

- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung thuyết minh đề tài với cơ quan chủ trì và Hội đồng khoa học ngành thuế.

- Kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan chủ trì và Hội đồng khoa học ngành thuế tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị.......để thực hiện đề tài.

- Báo cáo đầy đủ, đúng yêu cầu, đúng thời hạn kết quả thực hiện và tiến độ giải ngân với cơ quan chủ trì và Hội đồng khoa học ngành thuế.

- Tiến hành đánh giá cấp cơ sở về kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định tại Điểm 1 Điều 21 của Quy chế này.

- Chấp hành các quyết định của lãnh đạo Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hội đồng khoa học.

- Đơn vị và cá nhân chủ trì đề tài chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà nước về hiệu quả sử dụng kinh phí và kết quả nghiên cứu và phải hoàn trả một phần kinh phí nếu hợp đồng thực hiện đề tài không được thanh lý.

Điều 46. Trách nhiệm của Vụ Tài vụ Quản trị

- Vụ Tài vụ Quản trị thẩm định dự toán do Ban Cải cách lập và tổng hợp chung vào dự toán hàng năm của toàn ngành.

- Vụ Tài vụ Quản trị thẩm định quyết toán kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Ban Cải cách chuyển sang để quyết toán kinh phí hàng năm của toàn ngành.

- Tham gia Hội đồng khoa học thẩm định dự toán kinh phí của các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra sử dụng kinh phí trong quá trình triển khai nghiên cứu các đề tài đã được phê duyệt, đảm bảo kinh phí sử dụng đúng mục đích, đúng chính sách chế độ.

- Bố trí dự trù nguồn kinh phí kịp thời để đảm bảo thực hiện công tác nghiên cứu khoa học toàn ngành.

Điều 47. Trách nhiệm của Ban Cải cách và Hiện đại hoá

1. Tổ chức thực hiện, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến về thuế trong toàn ngành thuế theo Quy chế này.

2. Ban Cải cách và Hiện đại hoá thực hiện các nhiệm vụ Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế sau đây:

- Tổng hợp danh sách kết quả công nhận sáng kiến tại cơ quan Tổng cục Thuế và toàn ngành thuế gửi Vụ Tổ chức cán bộ làm cơ sở để bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm đối với tập thể và cá nhân trong ngành thuế.

- Chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp của Hội đồng khoa học ngành thuế

- Tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc triển khai các Nghị quyết của Hội đồng khoa học ngành thuế.

- Chuẩn bị Báo cáo sơ kết, tổng kết, phương hướng hoạt động hàng năm và nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học ngành thuế,

- Là đầu mối phối hợp công tác giữa Hội đồng khoa học của ngành thuế với các Hội đồng khoa học cấp cơ sở trong ngành thuế và trong ngành tài chính.

- Giải quyết các nhiệm vụ liên quan tới công tác của Hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp theo chỉ đạo trực tiếp  của Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế.

- Thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp ngành để nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành.

- Lưu trữ hồ sơ các đề tài nghiên cứu khoa học toàn ngành thuế; các sáng kiến của cơ quan Tổng cục Thuế và toàn ngành thuế theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế.

3. Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Tổng cục Thuế

- Lập dự toán và quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học ngành thuế, bao gồm: nguồn kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; nguồn kinh phí chi thưởng cho các đề tài sáng kiến về thuế, nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học ngành thuế; nguồn kinh phí thực hiện cho các hoạt động phát triển công tác nghiên cứu khoa học của ngành v.v.

- Tiếp nhận và trực tiếp quản lý kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Tổng cục Thuế .

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, cấp kinh phí tạm ứng từng lần cho các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành được phép triển khai nghiên cứu, và quyết toán kinh phí các đề tài nghiên cứu khoa học này theo quy định của Nhà nước sau khi đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyết định công nhận đề tài nghiên cứu đã hoàn thành.

- Cấp kinh phí thưởng cho các đề tài sáng kiến về thuế sau khi được Hội đồng khoa học ngành thuế công nhận và xếp loại.

4. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và hoạt động của Hội đồng khoa học cấp cơ sở đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.

5. Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến toàn ngành thuế hàng năm.

Điều 48. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ

- Chủ trì và phối hợp với Ban Cải cách và Hiện đại hoá thành lập Hội đồng khoa học cấp ngành thuế, hướng dẫn,  tổ chức triển khai sử dụng kết quả công nhận sáng kiến với công tác thi đua khen thưởng đảm bảo phát huy hiệu quả tốt phong trào sáng kiến và động với quy định của Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật Thi đua Khen thưởng của các cấp.

- Chủ trì và phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế để thành lập Hội đồng sáng kiến Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế.

Điều 49. Nhiệm vụ Cục trưởng Cục thuế

1. Động viên khuyến khích cán bộ công chức tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh phát huy phong trào sáng kiến đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực chuyên môn của ngành thuế Tạo mọi điều kiện cần thiết để cán bộ công chức trong đơn vị phát huy năng lực sáng tạo, tham gia thực nghiệm để hoàn thiện các đề tài nghiên cứu khoa học, hoàn thiện sáng kiến, áp dụng sáng kiến và giám sát thực hiện.

2. Căn cứ vào Quy chế này để xây dựng Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học cấp cơ sở và gửi Ban thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hoá) thẩm định trước khi ban hành để đảm bảo tính khoa học và thống nhất trong toàn ngành.

Điều 50. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổ chức quán triệt nội dung trong Quy chế này đến từng cán bộ công chức trong đơn vị và triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, cơ quan thuế các cấp, chủ nhiệm đề tài báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để thống nhất giải quyết.

 

CÁC BIỂU MẪU QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH THUẾ
(Kèm theo QĐ số 616/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng TCT)

Mẫu 01/NCKH

Phiếu đề xuất đề tài NCKH năm

Mẫu 02/NCKH

Phiếu đánh giá đề xuất đề tài NCKH

Mẫu 03/NCKH

Biên bản họp Hội đồng xác định danh mục đề tài NCKH

Mẫu 04/NCKH

Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài NCKH

Mẫu 05/NCKH

Thuyết minh đề tài NCKH

Mẫu 06/NCKH

Lý lịch khoa học của cá nhân thực hiện đề tài NCKH

Mẫu 07/NCKH

Phiếu đánh giá Thuyết minh đề tài NCKH

Mẫu 08/NCKH

Biên bản xét duyệt Thuyết minh đề tài NCKH của HĐKH

Mẫu 09/NCKH

Phiếu bổ sung Thuyết minh đề tài NCKH

Mẫu 10/NCKH

Biên bản họp Hội đồng tuyển chọn đơn vị, cá nhân chủ trì đề tài NCKH

Mẫu 11/NCKH

Phiếu đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH cấp Tổng cục Thuế

Mẫu 12/NCKH

Biên bản họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH cấp Tổng cục Thuế

Mẫu 13/ NCKH

Báo cáo tiến độ triển khai thực hiện đề tài NCKH năm

Mẫu 14/NCKH

Biên bản kiểm tra thực hiện đề tài NCKH

Mẫu 15/NCKH

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học

Phụ lục 1

Trang bìa Phụ lục 1

Phụ lục 2

Trang bìa Phụ lục 2

Phụ lục 3

Hướng dẫn sắp xếp tài liệu

Mẫu 01/SKCT

Đơn đề nghị áp dụng thí điểm

Mẫu 02/SKCT

Đơn đề nghị công nhận sáng kiến

Mẫu 03/SKCT

Danh sách sáng kiến đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận

Mẫu 04/SKCT

Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến

 


Mẫu 01/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

Đơn vị.............

PHIẾU ĐỀ XUẤT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 20...

Kính gửi: Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế

Chủ nhiệm đề tài: ......................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

Địa chỉ liên lạc: .........................................................................................................

Điện thoại:.................................................................................................................

Email: .......................................................................................................................

Danh sách cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài: ........................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

1. Tên đề tài:

2. Tính cấp thiết:

3. Mục tiêu:

4. Nội dung chính:

5. Thời gian nghiên cứu dự kiến:

6. Nhu cầu kinh phí dự kiến:

7. Dự kiến kết quả, sản phẩm chủ yếu:

8. Đề tài tồn đọng:

 

Xác nhận của đơn vị quản lý

...., ngày ... ... tháng ... ... năm 20

Chủ nhiệm đề tài

 

Mẫu 02/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH

1 Họ tên thành viên Hội đồng:

2. Cơ quan công tác:

3. Tên đề tài:

4. Ngày họp:

5. Địa điểm:

6. Quyết định thành lập Hội đồng (số, ngày, tháng, năm):

7. Đánh giá của thành viên Hội đồng

TT

Nội dung đánh giá

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Tên đề tài

 

 

 

 

Sự rõ ràng

 

 

 

 

Tính khái quát

 

 

 

 

Sự trùng lặp với các đề tài đã và đang nghiên cứu

 

 

 

2

Tính cấp thiết

 

 

 

 

Nhu cầu thực tiễn phát triển của ngành, đơn vị

 

 

 

 

Nhu cầu nghiên cứu phát triển, phục vụ xây dựng văn bản chính sách thuế và quản lý thuế.

 

 

 

3

Mục tiêu

 

 

 

 

Sự rõ ràng, cụ thể

 

 

 

 

Sự phù hợp với tên đề tài

 

 

 

4

Nội dung nghiên cứu

 

 

 

 

Sự phù hợp với mục tiêu của đề tài

 

 

 

 

Tính khả thi

 

 

 

5

Sản phẩm và kết quả dự kiến

 

 

 

6

Kinh phí dự kiến (sự phù hợp với nội dung nghiên cứu)

 

 

 

7

Thời gian thực hiện

 

 

 

8

Đánh giá chung

 

 

 

Ghi chú:

- Các nội dung trong mỗi tiêu chí nếu không đánh giá được hoặc không xem xét đánh giá thì không đánh dấu vào các cột "Đạt", "Không đạt" và ghi chú nếu cần thiết.

- Phần "Đánh giá chung" được đánh giá là "Đạt" nếu tất cả các tiêu chí được đánh già là "Đạt"

8. ý kiến và kiến nghị khác:

 

 

Hà Nội, ngày    tháng   năm 20......

(ký tên)

 

Mẫu 03/NCKH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -  Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH
DANH MỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH

1. Tên đề tài:

2. Quyết định thành lập Hội đồng:

3. Ngày họp:

4. Địa điểm:

5. Thành viên Hội đồng:             Tổng số:           Có mặt:            Vắng mặt:

6. Khách mời dự:

7. Kết quả bỏ phiếu đánh giá:

Số phiếu đánh giá ở mức "Đạt" - Số phiếu đánh giá ở mức "Không đạt"

8: Đánh giá chung :                   Đạt €                Không đạt €

9. Kết luận của Hội đồng:

Ghi chú: Đánh giá chung được xếp loại "Đạt" nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng xếp loại "Đạt".

10. Các nội dung sửa đổi, bổ sung:

TT

Nội dung

Nội dung sửa đổi, bổ sung (ghi chi tiết yêu cầu)

1

Tên đề tài

 

2

Mục tiêu

 

3

Nội dung nghiên cứu

 

4

Sản phẩm

 

5

Kinh phí

 

13. Ý kiến khác

 

Chủ tịch Hội đồng

(ký, họ tên)

Hà Nội, ngày......... tháng....... năm.......

Thư ký

(ký, họ tên)

 

Mẫu 04/NCKH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -  Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH

Kính gửi: Thường trực Hội đồng khoa học ngành Thuế

Căn cứ thông báo của Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế về việc tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 20..., chúng tôi:

Tên tổ chức chủ trì đề tài: ...........................................................................................

Địa chỉ : .......................................................................................................................

Điện thoại: ...................................................................................................................

Email: ..........................................................................................................................

Họ và tên chủ nhiệm đề tài:..........................................................................................

Học vị, chức vụ:............................................................................................... .......

Địa chỉ cá nhân: ........................................................................................................

Điện thoại:.................................................................................................................

Email: .......................................................................................................................

Xin đăng ký chủ trì thực hiện đề tài:.........................................................................

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét chọn chủ trì thực hiện đề tài gồm:

1. Thuyết minh đề tài: ...............................................................................................

2. Lý lịch khoa học của Chủ nhiệm đề tài và cá nhân tham gia chính nghiên cứu đề tài.

3. Văn bản xác nhận về sự đồng ý tham gia của đơn vị phối hợp nghiên cứu thực hiện đề tài (nếu có).

 

Xác nhận của đơn vị

(Ký ghi rõ họ tên)

....., ngày ... ... tháng ...  năm 20... ...

Chủ nhiệm đề tài

(Ký ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 05/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

Đơn vị:.....

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1

Tên đề tài

2

Mã số

3

Dạng đề tài

 

 

 

€ Nghiên cứu cơ bản

 

 

 

€ Nghiên cứu triển khai

 

 

4

Thời gian thực hiện:..... tháng

 5

 Cấp quản lý

 

(Từ tháng .../20.... đến tháng:...../20....)

 

Tổng cục Thuế

6

 Kinh phí ..... ngàn đồng, trong đó:

 

 

 

Nguồn

 

Tổng số (ngàn đồng)

 

Từ Ngân sách nghiên cứu khoa học

 

 

 

Từ nguồn khác (ghi rõ nguồn cấp)

 

 

7

€ Thuộc Chương trình (ghi rõ tên chương trình nếu có)

 

 

 

€ Tự đề xuất .

 

€ Đặt hàng (công văn số)

8

Chủ nhiệm đề tài

 

 

 

Họ và tên:.............................................................................................................

Năm sinh: .............................................. ................. Nam/nữ .............................

Học vị: ............ Chuyên ngành:...........năm đạt học vị:.........................................

Chức danh khoa học:........... Chuyên ngành:. Năm được phong chức danh: .........

Chức vụ (nếu có): ......................................................................................................

Tên cơ quan đang công tác: ......................................................................................

Địa chỉ cơ quan; .........................................................................................................

Điện thoại cơ quan: ......................... Fax ...................................................................

Địa chỉ nhà riêng: .......................................................................................................

Điện thoại nhà riêng: .................  DTDĐ:.................  E-mail: .....................................

9

Cơ quan chủ trì đề tài

 

 

 

Tên đơn vị:................................ ..............................................................................

Điện thoại:...................................... Fax: .................................................................

E-mail: .............................................Website: ..... ...................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................... 

II. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

10

Mục tiêu của đề tài

 

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

11

Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài

 

(Thể hiện sự hiểu biết cần thiết của đơn vị, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu; nắm được thông tin những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính cấp thiết của đề tài ...)

11.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Ngoài nước: (Trình bày tổng quan như theo hướng dẫn ở trên)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Trong nước: (Trình bày tổng quan như theo hướng dẫn ở trên)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã nêu trong phần tổng quan này (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố) :

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

11.2 Tính cấp thiết của đề tài:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

1.3 ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

11.4 Tình trạng đề tài.

€ Mới           € Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

                    € Kế tiếp nghiên cứu của người khác 

12

Nội dung nghiên cứu

 

(Liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu nêu bật những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, kể cả những dự kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

13

 Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề

 

(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, các phương pháp sẽ sử dụng - so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác, nêu được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

 

14

Hợp tác quốc tế (nếu có

 

Đã hợp tác

Tên đối tác

(Người và tổ chức khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác

(Ghi rõ nội dung, lý do, hình thức hợp tác, kết quả thực hiện hỗ trợ cho đề tài này)

 

 

Dự kiến hợp tác

Tên đối tác

(Người và tổ chức khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác

(Ghi rõ nội dung cần hợp tác; lý do hợp tác; hình thức thực hiện; dự kiến kết quả hợp tác đáp ứng yêu cầu của đề tài)

 

 

 

15

Tiến độ và tổ chức thực hiện

TT

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện
 (các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm phải đạt

Thời gian (bắt đầu, kết thúc)

Người, cơ quan thực hiện

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

16

Dạng kết quả dự kiến của đề tài

 

 

 

 

 

17

Các lợi ích mang lại và các tác động của kết quả nghiên cứu

 

17.1. Đối với việc xây dựng văn bản chính sách thuế và quản lý thuế

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

17.2 Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

17.3. Đối với công tác đào tạo cán bộ (kể cả việc nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc thực hiện đề tài)

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

IV. CÁC TỔ CHỨC /CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

18

Các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện đề tài (ghi những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ chức chủ trì và tham gia đề tài, không quá 10 người)

 

Tên tổ chức, cá nhân

Cơ quan công tác

Nội dung công việc tham gia

Thời gian cho đề tài (Số tháng qui đổi)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

10

 

 

 

 

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

19

Tổng kinh phí

 

Trong đó:

- Kinh phí từ nguồn NSNN:

- Các nguồn kinh phí khác (cơ sở hỗ trợ, tài trợ của cá nhân, tổ chức ..):

- Nhu cầu kinh phí từng năm

+ Năm.....

+ Năm.....

- Dự trù kinh phí theo các mục chi (Theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCNMT, ngày 07/05/2007)

 

Thủ trưởng

Cơ quan chủ trì đề tài

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

........, ngày..... tháng..... năm 201.....

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên và chữ ký)

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

(Duyệt tổng kinh phí, ký tên và đóng dấu)

 

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt

(Họ tên và chữ ký xác nhận đề cương đã
chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng xét duyệt)

 

Mẫu số 06/NCKH

Đơn vị.........

LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(Kèm theo Thuyết minh đề tài NCKH)

Đăng ký chủ nhiệm đề tài: €

Đăng ký tham gia thực hiện chính đề tài: €

1. Họ và tên

2. Năm sinh:

3. Nam/Nữ:

4. Học hàm

Năm được phong học hàm

Học vị

Năm đạt học vị

5. Chức danh nghiên cứu

Chức vụ

 

6. Địa chỉ nhà riêng

 

7. Điện thoại:         Cơ quan

Nhà riêng;                     Mobile

Fax

Email:

8. Cơ quan đang làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm (hoặc tham gia) thực hiện đề tài

- Tên cơ quan

- Địa chỉ cơ quan:

 

9. Quá trình đào tạo

Bậc đào tạo                         Nơi đào tạo

Chuyên môn               Năm tốt nghiệp

Đại học

 

Thạc sĩ

 

Tiến sỹ

 

Nghiên cứu sinh

 

10. Quá trình công tác

 

Thời gian               Đơn vị công tác

Địa chỉ                          Ghi chú

(Từ năm..... đến năm...)

 

11. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu

Tên đề tài, dự án,               Thời gian thực hiện nhiệm vụ khác đã chủ trì

Tình trạng đề tài                   Cấp quản lý

12. Các công trình khoa học đã công bố

(Liệt kê các công trình, bài báo, báo cáo khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài đã công bố trong 5 năm gần nhất

TT

Tên công trình (bài báo, công trình)

Nơi công bố

Năm công bố

Tác giả hoặc đồng tác giả

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

....

 

 

 

 

13. Số công trình được áp dụng trong thực tiễn liên quan đến đề tài (nếu có)

TT

Tên công trình

Hình thức, quy mô, địa chỉ áp dụng

Thời gian áp dụng

1

 

 

 

2

 

 

 

....

 

 

 

 

Xác nhận của Cơ quan chủ trì

(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu )

........, ngày..... tháng..... năm ...

Chủ nhiệm đề tài

(Ký ghi rõ họ tên )

 

Mẫu 7/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Họ và tên thành viên Hội đồng:

2. Tên đề tài:

3. Chủ nhiệm đề tài:

4. Quyết định thành lập Hội đồng số ngày   tháng             năm 20

5. Ngày'họp:

6. Địa điểm:

7. Đánh giá của thành viên Hội đồng:

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài nghiên cứu khoa học (kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trong lĩnh vực đề tài

5

 

2. Xác định mục tiêu, tính cấp thiết của đề tài

10

 

3. Xác định nội dung, tiến độ thực hiện và phương pháp nghiên cứu

30

 

4. Sản phẩm và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu.

25

 

5. Kinh nghiệm nghiên cứu những thành tích nổi bật và năng lực quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì đề tài

9

 

6. Kinh nghiệm nghiên cứu, những thành tích của những người tham gia thực hiện đề tài:

3

 

7. Tiềm lực của  cơ quan chủ trì đề tài.

8

 

9. Tính hợp lý của dự toán kinh phí đề nghị.

10

 

Cộng

100

 

Ghi chú:

- Đề tài chỉ được đề nghị phê duyệt nếu tổng trung bình của Hội đồng ³70 điểm (trong đó tổng điểm trung bình của 4 tiêu chí 1, 2, 3, 4 ³50 điểm).

- Không phê duyệt. < 70 điểm

9. Ý kiến khác:

 

 

Hà Nội, ngày........ tháng...... năm 201....

(ký tên)

 

Mẫu 08/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

BIÊN BẢN XÉT DUYỆT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

1. Tên đề tài

2. Chủ nhiệm đề tài:

3. Quyết định thành lập HĐKH số............ ngày........tháng........năm 201....

4. Cơ quan chủ trì:

5 . Ngày họp :

6. Địa điểm:

7. Ý kiến đánh giá trung bình của Hội đồng theo các nội dung sau:

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá trung bình của HĐ

1.Tổng quan kết quả nghiên cứu trong và ngoài  nước trong lĩnh vực  đề tài

5

 

2 . Xác định mục tiêu tính cấp thiết

10

 

3. Xác định nội dung, tiến độ thực hiện và phương pháp nghiên cứu

30

 

4. Sản phẩm và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu

25

 

5. Kinh nghiệm nghiên cứu, những thành tích nổi bật và năng lực quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì đề tài

9

 

6. Kinh nghiệm nghiên cứu,  những thành tích của những người tham  gia thực hiện đề tài

3

 

7. Tiềm lực của cơ quan chủ trì đề tài

8

 

8. Tính hợp lý của dự toán kinh phí đề nghị

10

 

Tổng

100

 

Ghi chú: Đề tài chỉ được đề nghị phê duyệt nếu tổng trung bình của Hội đồng ³70 điểm (trong đó tổng điểm trung bình của 4 tiêu chí 1, 2, 3, 4 ³ 50 điểm).

8. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng:

9. Kết quả bỏ phiếu:

Đồng ý với kết luận của Chủ tịch HĐ ................. %, không đồng ý .................  % .

10. Ý kiến khác:

 

 

Hà Nội,........ ngày......tháng.....năm 201

Chủ tịch Hội đồng

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 09/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

Đơn vị: ..............

PHIẾU BỔ SUNG
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài:

2. Mã số đề tài:

3. Họ và tên, học vị, chức danh khoa học của chủ nhiệm đề tài:

4. Cơ quan chủ trì:

5. Thay đổi về tên đề tài (giải trình lý do và nội dung thay đổi)

6. Thay đổi về nội dung và kết quả nghiên cứu (giải trình lý do và nội dung thay đổi)

7. Thay đổi về chủ nhiệm đề tài (giải trình lý do và nội dung thay đổi)

8. Thay đổi về tiến độ, thời gian nghiên cứu (giải trình lý do và nội dung thay đổi)

 9. Thay đổi về kinh phí (giải trình lý do và nội dung thay đổi)

 

Ngày     tháng   năm

Cơ quan chủ trì

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Ngày         tháng            năm

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

 

Mẫu 10/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ

Đơn vị .................

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN
ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài tuyển chọn:

2. Quyết định thành lập Hội đồng số:

3. Ngày họp :

4. Địa điểm:

5. Thành viên của Hội đồng:       Tổng số:           Có mặt:           Vắng mặt:

6. Khách mời dự:

7. Tên các chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài tham gia tuyển chọn:

A. Chủ nhiệm đề tài:                               Cơ quan:

B. Chủ nhiệm đề tài:                              Cơ quan:

C. Chủ nhiệm đề tài:                               Cơ quan:

D. ....

8. Kết quả tuyển chọn:

Kết quả

A

B

C

D

Tổng số điểm

 

 

 

 

Điểm trung bình ban đầu

 

 

 

 

Tổng số đầu điểm

 

 

 

 

trong đó: - hợp lệ

 

 

 

 

               - không hợp lệ

 

 

 

 

Tổng số điểm hợp lệ

 

 

 

 

Điểm trung bình cuối cùng

 

 

 

 

Ghi chú: Điểm của thành viên Hội đồng chênh lệch > 20 điểm so với điểm trung bình ban đầu coi là điểm không hợp lệ và không được tính vào tổng số điểm hợp lệ.

9. Kết luận của Hội đồng:

Phê duyệt chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài:

10. Các ý kiến góp ý cho tổ chức, cá nhân được tuyển chọn:

 

Chủ tịch Hội đồng

(ký và ghi rõ họ tên)

Thư ký

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 11/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH THUẾ

1. Họ tên thành viên Hội đồng:

2. Cơ quan công tác và địa chỉ liên hệ:

3. Tên đề tài, mã số:

4. Họ tên chủ nhiệm đề tài:

5. Cơ quan thực hiện đề tài.

6. Ngày họp:

7. Địa điểm:

8. Quyết định thành lập Hội đồng (số, ngày, tháng, năm):

9. Ý kiến đánh giá của thànhviên Hội đồng:

TT

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1

Mức độ đáp ứng mục tiêu, nội dung, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu so với đã đăng ký trong  Thuyết minh đề tài

15

 

2

Đóng góp lý luận

25

 

3

Đóng góp thực tiễn

30

 

4

Bố cục đề tài

5

 

5

Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài (nội dung: hình thức; cấu trúc văn bản và phương pháp trình bày,v.v... )

10

 

6

Trình bày bảo vệ và trả lời câu hỏi

15

 

 

Cộng

100

 

10. Ý kiến và kiến nghị khác: .........................................................................................

.........................................................................................................................................

 

 

Hà Nội, ngày..... tháng... năm...

(Ký tên)

 

Mẫu 12/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NGÀNH THUẾ

1 Tên đề tài, mã số ..........................................................................................................

2: Chủ nhiệm đề tài: .........................................................................................................

3. Cơ quan thực hiện đề tài: ...............................................................................................

4. Quyết định thành lập Hội đồng: ....................................................................................

5. Ngày họp: ......................................................................................................................

6. Địa điểm: .....................................................................................................................

7. Thành viên của Hội đồng:

Tổng số: .................  Có mặt: .............. Vắng mặt: ................................................

8. Khách mời dự:

.......................................................................................................................................

Tổng số điểm : ................. .................................. Điểm trung bình ban đầu:.................

9. Tổng số đầu điểm:.......................  trong đó hợp lệ: ............ không hợp lệ:.................

10. Tổng số điểm hợp lệ: ...............................................................................................

11. Điểm trung bình cuối cùng: ......................................................................................

12 . Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

13. Xếp loại: .....................................................................................................................

* Ghi chú:

- Xếp loại (theo điểm trung bình cuối cùng): Xuất sắc: 91 - 100 điểm; Giỏi: 81 - 91 điểm

Khá: 71- 81 điểm; Đạt yêu cầu: < 71 điểm; Không đạt: < 55 điểm

- Điểm của thành viên hội đồng chênh lệch > 20 điểm so với điểm trung bình ban đầu coi là điểm không hợp lệ và không được tính vào tổng số điểm hợp lệ.

 

 

Chủ tịch Hội đồng

(ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội, ngày       tháng      năm 201

Thư ký

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 13/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ
Đơn vị…………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 201

( Báo cáo Lần ..... từ ngày....đến...ngày....... )

1. Thông tin chung:

1.1 Tên đề tài - Mã số:

1.2. Chủ nhiệm đề tài:

1.3. Cơ quan chủ trì:

1.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng năm            đến tháng          năm ....

1.5. Kinh phí được duyệt:                                  Đã nhận:

2. Đánh giá tình hình thực hiện đề tài

2.1  Nội dung đã nghiên cứu so và kết quả:

2.2. Nội dung chưa nghiên cứu

3. Kinh phí đề tài

3.1. Kinh phí được cấp:

3.2 Kinh phí đã chi (Giải trình các khoản chi):

3.3. Kinh phí đã quyết toán:

3.4. Tự đánh giá

4. Kế hoạch triển khai tiếp theo:

4.1. Nội dung nghiên cứu:

4.2. Dự kiến kết quả:

4.3. Kinh phí :

5. Kiến nghị

 

Xác nhận của cơ quan chủ trì

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

........, ngày                tháng         năm 20...

Chủ nhiệm đề tài

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 14/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài :

2. Mã số :

3. Thời gian thực hiện:

4. Tổng kinh phí

5 . Chủ nhiệm đề tài :

6. Cơ quan chủ trì đề tài:

7. Họ và tên, chức trách thành viên đoàn kiểm tra:

8. Các nội dung, kết quả, sản phẩm nghiên cứu đã đạt được:

9. Đánh giá tiến độ, nội dung, kết quả, sản phẩm đạt được, kinh phí đã nhận và quyết toán, công việc phải hoàn thành trong thời gian tới so với Thuyết minh đề tài và Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài.

10. Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì.

11. Kết luận của đoàn kiểm tra:

 

Xác nhận của cơ quan

(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên)

....... , ngày......... tháng........ năm .......

TM Đoàn kiểm tra Trưởng đoàn

(ký, họ tên)

 

Mẫu 15/NCKH

TỔNG CỤC THUẾ
Đơn vị…………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

Hà Nội, ngày   tháng      năm 201

 

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài :

2. Mã số:

3. Chủ nhiệm đề tài:                                Tel:                                   E-mail:

4. Đơn vị chủ trì đề tài:

5. Đơn vị và cá nhân phối hợp thực hiện:

6. Thời gian thực hiện:

7. Kinh phí thực hiện

8. Mục tiêu của đề tài:

9. Nội dung chính của đề tài:

10. Kết quả chính đạt được

11. Kiến nghị


PHỤ LỤC 1

MẪU TRANG BÌA 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

TỔNG CỤC THUẾ

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ NGHIÊN CỨU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ....

 

 

TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên tỉnh, thành phố - Năm

 


PHỤ LỤC 2

MẪU TRANG BÌA 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

TỔNG CỤC THUẾ

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ NGHIÊN CỨU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ....

 

 

TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm đề tài:

Thành viên tham gia:

(Ghi rõ họ tên, chức vụ và học hàm, học vị)

 

 

 

 

 

Tên tỉnh, thành phố - Năm

 


PHỤ LỤC 3

HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ ( Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung,... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ có ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).

2. Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.

- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ

- Nếu một tác giả có từ hai tài liệu (bài báo, sách) trở lên trong một năm thì phân biệt theo chữ thường a,bc,c (ví dụ: 2010a, 2010b...)

- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm., ví dụ Bộ Tài chính xếp vào vần B, Tổng cục Thống kê xếp vần T...

3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

-  tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)

- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)

- nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) .

Ví dụ:

- Bộ Tài chính, Cục tin học và Thống kê tài chính (2008), Niên giám Thống kê Tài chính 2007, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

- Viện Khoa học Tài chính (2009), Tài chính Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

- Fry, Maxwell J. (1995), Money, Interest, and Banking in Economic Development 2nd The Johns Hopkids university Press, Baltimore/London.

4. Tài liệu tham khảo và bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách....ghi đầy đủ các thông tin sau:

- tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)

- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- "tên bài báo"  (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

- tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

- tập (không có dấu ngăn cách)

- (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- Các số trang (gạch ngang giữ hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Ví dụ:

- Lê Hồng Giang (2009), "Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008", Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và Thách thức đổi mới, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 39-73 .

- Đặng Văn Thanh (2010), "Chính sách tài chính thời kỳ hậu khủng hoảng", Tạp chí Tài chính, 4(546), 17-20

5. Tài liệu tham khảo là  sách dịch, báo cáo làm việc và chưa công bố, internet..... thì ghi như sau:

-  Đinh Văn Nhã (2002), Các giải pháp tổng thể phát triển thị trường vốn và thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam ( Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), Bộ Tài chính, Việt Nam (lưu trữ tại Viện Khoa học Tài chính).

- Dobson, Wendy và Pierre  Jacquet (2001), Tự do hoá dịch vụ tài chính trong khuôn khổ WTO:  Kinh nghiệm các nước (Viện Nghiên cứu Tài chính dịch), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

- Japan Financal Services Agency website http://www.fsa.go.jp - Guideline for Financial Conglomerate Supervision, May 2006.


Mẫu 01/SKCT

TỔNG CỤC THUẾ
Đơn vị…………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành thuế

Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số...... /QĐ-TCT ngày          của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế;

Căn cứ công văn số               của Tổng cục Thuế về việc hướng đẫn triển khai phong trào sáng kiến cải tiến trong ngành thuế;

Cục Thuế (Vụ.....) đề nghị Hội đồng sáng kiến ngành thuế  cho phép áp dụng thí điểm sáng kiến ................. (danh  sách và  báo cáo áp dụng thí  điểm  sáng kiến đính kèm, đồng thời chuyển qua email theo đúng quy định của Tổng cục Thuế)./.

 

 

....... , ngày...... tháng .... năm 20

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu, xác nhận)

 

Mẫu 02/SKCT

TỔNG CỤC THUẾ
Đơn vị…………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành thuế

Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số        /QĐ-TCT ngày    của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải  tiến và  quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế;

Căn cứ công  văn số của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn triển khai phong trào sáng kiến cải tiến trong ngành thuế;

Cục Thuế: (Vụ... ) đề nghị Hội đồng sáng kiến ngành thuế chấm xếp loại..... sáng kiến (theo danh sách và báo cáo đính kèm, đồng thời chuyển qua email theo đúng quy định của Tổng cục Thuế)./.

 

 

....... , ngày...... tháng .... năm 20

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu, xác nhận)

 

Mẫu 03/SKCT

TỔNG CỤC THUẾ

Đơn vị

DANH SÁCH SÁNG KIẾN


ĐỀ NGHỊ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH THUẾ CÔNG NHẬN


(DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM SÁNG KIẾN)

TT

TT

Tên sáng kiến

Tác giả, đồng tác giả

1

SK1

 

 

2

SK2

 

 

3

SK3

 

 

4

SK4

 

 

5

SK5

 

 

6

SK6

 

 

7

SK7

 

 

 

Mẫu 04/ SKCT

TỔNG CỤC THUẾ
Đơn vị…………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Hội đồng sáng kiến ngành thuế

- Tác giả sáng kiến:...................................................................................................

- Đơn vị công tác: .....................................................................................................

- Tên sáng kiến: ........................................................................................................

- Thời gian thực hiện: Từ ngày: ......... /........./.........đến ngày: ............ /........./.........

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến ...........................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Phạm vi triển khai áp dụng: ..................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Mô tả sáng kiến: ....................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

4. Kết quả, sản phẩm mang lại: ..................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

5. Đánh giá về lợi ích đã đạt được sau khi áp dụng sáng kiến: ..............................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

6. Kiến nghị, đề xuất: ...............................................................................................

a, Về công nhận sáng kiến:

b, Về danh sách cá nhân đước công nhận có tham gia sáng kiến:

c, Kiến nghị khác:.........................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

 

 

Ý kiến xác nhận
của đơn vị thụ hưởng

................., ngày          tháng            năm 20

Người báo cáo

(ký tên)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 616/QĐ-TCT ngày 18/05/2011 về Quy chế tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và quản lý tài chính trong công tác khoa học ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.390

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.169.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!