Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 55/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 13/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2012/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 13 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 ngày 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 ngày 02 tháng 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 ngày 10 tháng 2010 của Chính Phủ;

Căn cứ Thông tư số 127/2011/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu phí tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Căn cứ Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về danh mục và mức tối đa các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

Thực hiện Công văn số 1002/HĐND-CTHD ngày 07/12/2012 của Thường trực HĐND tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích thu phí

Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa là khoản thu nhằm mục đích bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí về bảo quản, tu bổ, phục hồi và quản lý đối với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đó.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Việc thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa được áp dụng tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch và UBND các cấp quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (theo danh mục quy định tại Biểu mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định này).

Điều 3. Đối tượng chịu phí, đơn vị thu phí

1. Đối tượng chịu phí là cá nhân tham quan tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa quy định tại Điều 2 Quy định này (trừ các đối tượng được miễn nộp phí quy định tại Điều 4 Chương II của Quy định này).

2. Đơn vị thu phí là các đơn vị do UBND các cấp giao trách nhiệm thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn.

Chương II

CHẾ ĐỘ MIỄN NỘP, MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHÍ

Điều 4. Đối tượng được miễn thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa

1. Miễn thu phí đối với người khuyết tật đặc biệt nặng.

2. Miễn thu phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

3. Để được miễn nộp phí, người khuyết tật phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật.

Điều 5. Mức thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa

1. Theo phụ lục mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo bản Quy định này.

2. Mức thu phí đối với người cao tuổi, người khuyết tật nặng bằng 50% mức thu phí hiện hành.

3. Để được áp dụng mức thu phí theo quy định tại khoản 2 điều này, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên) phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi; người khuyết tật phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật.

Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền phí

1. Toàn bộ số tiền thu phí được nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước. Từ tài khoản này, số tiền thu phí được phân phối và sử dụng như sau:

a) Trích 60% tổng số tiền phí thu được để lại cho cơ quan thu phí và dùng để chi cho các nội dung sau:

- Chi trả tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo chế độ lao động hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí;

- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: chi phí in ấn, thanh toán chứng từ thu cho cơ quan thuế, văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí;

- Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc thu phí, tăng thu nhập cho người lao động, đối với các đơn vị thu phí là cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị thu phí là đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng phần phí trích lại theo chế độ quy định cho phù hợp với cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị mình (như: chi bổ sung thu nhập cho lao động, chi khen thưởng, phúc lợi, trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho lao động trong đơn vị), sau khi đảm bảo trang trải chi cho các nội dung nêu trên.

Khoản trích để lại này không phản ánh vào ngân sách Nhà nước và được xác định là nguồn thu sự nghiệp của cơ quan thu phí. Số tiền được trích lại cho tổ chức thu được phản ảnh theo dõi vào sổ sách kế toán của đơn vị thu phí và sử dụng chi cho nội dung nêu trên.

b) Số tiền còn lại sau khi trích để lại đơn vị thu phí (40%) nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết 100% cho cấp ngân sách trực tiếp thu. Số tiền này dùng để bù đắp chi phí tôn tạo lại các khu di tích, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức lễ hội tại di tích phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.

2. Hàng năm, cơ quan thu phí phải lập dự toán thu, chi gởi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, thuế cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi mở Tài khoản “Tạm giữ tiền phí” để kiểm soát chi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Cơ quan thu phí phải quyết toán số thu, chi hàng năm theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền thu phí được trích chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

UBND các cấp và đơn vị thu phí có trách nhiệm quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương III

CHỨNG TỪ THU PHÍ, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ THU PHÍ VÀ CƠ QUAN THUẾ

Điều 7. Chứng từ thu phí

Biên lai thu phí do cơ quan thuế thống nhất phát hành. Cơ quan thu phí phải lập và giao biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí theo đúng quy định hiện hành về chế độ phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế.

Cơ quan thu phí phải có biên lai thu phí dành riêng cho người cao tuổi và người khuyết tật nặng và thực hiện việc thu phí theo đúng đối tượng, mức thu quy định tại Quy định này.

Điều 8. Cơ quan thu phí có trách nhiệm

1. Thực hiện việc công khai và trả lời chất vấn về chế độ thu phí. Hình thức công khai:

a) Niêm yết tại địa điểm lập biên lai thu phí ở những vị trí thuận lợi để đối tượng nộp phí dễ nhận biết. Nội dung niêm yết: tên phí, đối tượng thuộc diện nộp phí, đối tượng thuộc diện miễn, giảm nộp phí, mức thu, chứng từ thu, thủ tục thu, nộp phí;

b) Thông báo công khai văn bản quy định mức thu phí.

2. Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí theo Quyết định này phải đăng ký với cơ quan thuế về loại phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu (Mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính). Định kỳ hàng tháng, trong 05 ngày đầu của tháng tiếp theo, đơn vị thu phí phải thực hiện kê khai số tiền thu phí và nộp tờ khai cho cơ quan thuế đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu quy định (Mẫu số 01/PHLP, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính) và thực hiện nộp phí vào ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai.

3. Cơ quan thu phí mở tài khoản tạm giữ tiền phí tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần (tùy theo số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước), đơn vị thu phí phải nộp toàn bộ số tiền đã thu được trong kỳ vào tài khoản “Tạm giữ tiền phí” (nếu số tiền phí thu được vào các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ thì phải nộp vào ngày làm việc đầu tiên của tuần kế tiếp) và phải theo dõi, hạch toán khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành.

4. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán số tiền thu phí theo quy định hiện hành của Nhà nước:

a) Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh đầy đủ số thu, số trích, nộp và quản lý, sử dụng số tiền phí;

b) Quản lý, sử dụng biên lai thu và các chứng từ kế toán có liên quan theo đúng chế độ quản lý ấn chỉ, chứng từ quy định;

c) Thực hiện quyết toán phí theo năm dương lịch. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm cho cơ quan quản lý và cơ quan Thuế chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán phí theo biểu mẫu quy định (Mẫu số 02/PHLP, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính). Quyết toán phí phải phản ánh đầy đủ toàn bộ số tiền phí đã thu; số tiền được trích để lại; số tiền phải nộp, đã nộp; số tiền còn phải nộp hoặc nộp thừa. Đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp đủ số tiền phí còn thiếu vào ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán phí. Số tiền phí nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán được khấu trừ vào số phải nộp kỳ tiếp sau.

Đơn vị thu phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán phí, nếu đơn vị cố tình báo cáo sai để trốn nộp, gian lận tiền của ngân sách Nhà nước, thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán liên quan đến việc quản lý phí theo yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Điều 9. Cơ quan thuế có trách nhiệm

1. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện việc kê khai, thu, nộp, mở sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán phí theo đúng quy định pháp luật về phí, lệ phí và các quy định cụ thể tại Quy định này.

2. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp và quyết toán phí; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền về thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp phí vào ngân sách Nhà nước, chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu phí.

3. Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành, quản lý chứng từ thu phí theo quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính; bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ chứng từ phục vụ cho công tác thu của các đơn vị thu phí.

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 10. Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí thì ngoài việc phải trả đủ số tiền phí theo mức quy định tại Quy định này, còn bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Việc xử lý vi phạm phải theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Mọi trường hợp thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho người nộp tiền (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) và phải ghi đúng số tiền đã thu.

Điều 11. Đơn vị, cá nhân thu phí vi phạm chế độ thu, nộp tiền phí, tiền phạt; chế độ kê khai, nộp phí vào ngân sách Nhà nước; chế độ kế toán và quyết toán phí thì bị xử lý theo Pháp lệnh Phí và lệ phí và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Chương V

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 12. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 13. Tổ chức, cá nhân nộp phí không đồng ý với quyết định thu phí, có quyền gởi đơn khiếu nại đến tổ chức, cá nhân thu phí trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp phí. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện quyết định thu phí.

Điều 14. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tổ chức, cá nhân thu phí phải giải quyết và trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình thì phải chuyển đơn khiếu nại hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại.

Điều 15. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 14 mà không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh thêm đối tượng thu phí hoặc những vấn đề cần điều chỉnh, đơn vị thu phí kịp thời phản ánh với các phòng, ban chức năng của huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp, tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính) xem xét ban hành quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong thời gian chưa có quy định sửa đổi, bổ sung của UBND tỉnh thì vẫn phải thực hiện theo các quy định hiện hành./.

 

PHỤ LỤC

MỨC THU PHÍ THAM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Số TT

Tên danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa

Đơn vị quản lý

Mức thu (đồng/lần/người)

Người lớn

Trẻ em

(trên 06 tuổi)

1

Di tích lịch sử Tháp Pô Sah INư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10.000

5.000

2

Khu trưng bày Xương Cá Voi - Đình Vạn Thủy Tú

UBND thành phố Phan Thiết

10.000

5.000

3

Khu di tích lịch sử Cổ Thạch tự Bình Thạnh

UBND huyện Tuy Phong

10.000

5.000

4

Điểm Du lịch sinh thái Bàu Trắng

UBND huyện Bắc Bình

10.000

5.000

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 55/2012/QĐ-UBND ngày 13/12/2012 về Quy định chế độ thu, quản lý và sử dụng Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.568

DMCA.com Protection Status
IP: 3.239.90.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!