|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 508/QĐ-TTg 2022 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến 2030
Số hiệu:
|
508/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Lê Minh Khái
|
Ngày ban hành:
|
23/04/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
508/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
“Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu
sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU TỔNG QUÁT
1. Quan điểm
a) Thuế, phí, lệ phí là công cụ của
Nhà nước góp phần quản lý, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền
kinh tế, động viên được các nguồn lực đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng chất
lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững; giải quyết hài hòa các vấn đề phát
triển kinh tế và môi trường gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -2030;
b) Hệ thống chính sách thuế được hoàn
thiện, đồng bộ, cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước đảm bảo tính bền vững, góp phần
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng: mở rộng cơ sở thuế; huy động
hợp lý nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ, công bằng, trung
lập của chính sách thuế; đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Các chính sách thuế chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế và được
hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung bảo đảm tính nhất quán về hiệu lực pháp lý giữa
các luật thuế và các văn bản pháp luật có liên quan;
c) Thể chế quản lý thuế tiếp tục hoàn
thiện để đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế của người dân và doanh nghiệp; đồng
thời tạo cơ sở pháp lý để xây dựng cơ quan thuế Việt Nam hiện đại, hoạt động
chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, đủ năng lực để thực hiện và quản
lý tốt các mục tiêu và nội dung cải cách hệ thống thuế đã đề ra.
2. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính
sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ
các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông
lệ quốc tế; bảo đảm tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế
trực thu ở mức hợp lý, khai thác tốt thuế, phí và lệ phí thu từ tài sản, tài
nguyên, bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội
trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế,
hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp
lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu
tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh,
điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh
tế.
Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại,
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống
nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi
phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp; đồng thời trọng tâm của công tác quản
lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý
thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm
chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý
thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.
II. MỤC TIÊU VÀ
NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Về cải cách
chính sách thuế
Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính
sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo
thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ
phí chủ yếu sau đây:
a) Thuế giá trị gia tăng;
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt;
c) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp;
đ) Thuế thu nhập cá nhân;
e) Thuế tài nguyên;
g) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
h) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
i) Thuế bảo vệ môi trường;
k) Các khoản phí, lệ phí và thu khác
thuộc ngân sách nhà nước.
Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí,
bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định,
hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 05
năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp,
người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực
của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể:
- Đến năm 2025: tỷ lệ huy động vào
ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ
thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách
nhà nước phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 85 - 86%. Trong giai đoạn đầu tập
trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất,
kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
- Đến năm 2030: tỷ lệ huy động vào
ngân sách nhà nước khoảng 16 - 17% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí
khoảng 14 - 15% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn
đấu đến năm 2030 đạt khoảng 86 - 87%.
2. Về cải cách quản
lý thuế
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản
lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm
là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, cụ thể: thể chế
quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện,
cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; đội ngũ công chức
thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính; hệ thống công nghệ thông tin tích hợp,
tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác
chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho
người nộp thuế.
Một số chỉ tiêu chủ yếu
a) Đến năm 2025
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế
với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%.
- 100% Luật Quản lý thuế và các văn bản
hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung
hoặc ban hành mới đúng kế hoạch.
- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực
hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%.
- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ
quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt
tối thiểu 80%.
- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,
miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ
chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%.
- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm
thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt
tối thiểu 98%.
- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm
31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
thu được trong năm không vượt quá 8% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế,
phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ
có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông
tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ,
khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan
thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế,
nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch
toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu
nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh. Hệ
thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức
có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.
b) Đến năm 2030
- Mức độ hài lòng của người nộp thuế
với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 95%.
- 100% Luật Quản lý thuế và các văn bản
hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung hoặc
ban hành mới đúng kế hoạch.
- Tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực
hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ
quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt
tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,
miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ
chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 90%.
- Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm
thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt
tối thiểu 98%.
- Tỷ lệ tổng tiền thuế nợ đến thời điểm
31/12 hàng năm so với số thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước
thu được trong năm không vượt quá 7% (trong đó phấn đấu tỷ lệ nợ đọng về thuế,
phí dưới 5% tổng số thu ngân sách nhà nước). Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 90% nợ
có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước chuyển sang.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông
tin tích hợp, tập trung và đáp ứng 100% nhu cầu về thu thập, xử lý, lưu trữ,
khai thác dữ liệu cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan
thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế; 100% thông tin về khai thuế,
nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ; 100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch
toán theo thời gian thực nộp; 100% người nộp thuế được cấp tài khoản tra cứu
nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh. Hệ
thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý truy cập từ xa cho 98% công chức
có chức năng, nhiệm vụ phải xử lý công việc ngoài trụ sở cơ quan thuế.
III. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Về cải cách
chính sách thuế
a) Đối với thuế giá trị gia tăng: mở
rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị
gia tăng và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%; tiến tới
cơ bản áp dụng một mức thuế suất; nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia
tăng theo lộ trình; rà soát điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu
trừ cho phù hợp với thực tế; nghiên cứu áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế
theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng hoặc
không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ; hoàn thiện các quy định liên
quan đến thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo
phản ánh đúng bản chất và phù hợp thông lệ quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
các quy định về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng đơn giản,
minh bạch và đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: rà
soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều
tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và
định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường;
xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu
để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều
chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất
theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt;
c) Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu: tiếp tục thu gọn số lượng mức thuế suất để đơn giản biểu thuế nhập khẩu,
phấn đấu đến năm 2025 số lượng mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm từ 32 mức hiện
nay xuống còn khoảng 25 mức vào năm 2025 và 20 mức vào năm 2030. Nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu,
khuyến khích gia tăng giá trị nội địa, hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản
thô; có chính sách ưu đãi phù hợp để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp
mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo phù hợp với các định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các cam kết
quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi các quy định về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu
tại chỗ và các quy định liên quan đến khu phi thuế quan, đảm bảo đồng bộ với
quy định của pháp luật có liên quan, hạn chế gian lận thương mại, trốn thuế;
d) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:
rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu
cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính
sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế để
áp dụng ổn định trong trung và dài hạn; thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời, chuyển trọng điểm chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, khuyến khích sự tham
gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư vào những ngành, nghề mũi nhọn và
những địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Mở rộng cơ sở thuế phù hợp bối cảnh kinh
tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; thực hiện các tiêu chuẩn phòng,
chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu theo thông lệ quốc tế;
đ) Đối với thuế thu nhập cá nhân: rà
soát bổ sung đối tượng chịu thuế; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng điều
chỉnh số lượng và các mức thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế phù hợp với
bản chất của từng loại thu nhập, tạo điều kiện đơn giản trong quyết toán thuế
thu nhập cá nhân cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, ngăn chặn các
hành vi trốn, tránh thuế; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm
thuế phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và
thông lệ quốc tế;
e) Đối với thuế tài nguyên: nghiên cứu
sửa đổi quy định, giá tính thuế tài nguyên, sản lượng tài nguyên tính thuế; sửa
đổi khung thuế, mức thuế và miễn, giảm thuế tài nguyên theo hướng minh bạch, rõ
ràng, đảm bảo chính sách thuế tài nguyên tiếp tục là công cụ hữu hiệu để góp phần
quản lý, bảo vệ tài nguyên, khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả,
khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị tài nguyên;
g) Đối với các loại thuế liên quan đến
tài sản (bao gồm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp): tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025
để góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện chính
sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hoàn thiện
theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm
khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất, đảm
bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đồng thời, xây dựng
chính sách thuế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ đối tượng chịu thuế
tài sản, số thuế phải nộp, đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai và quy
định của pháp luật có liên quan;
h) Đối với thuế bảo vệ môi trường:
nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô
nhiễm môi trường; nghiên cứu để điều chỉnh khung và mức thuế bảo vệ môi trường
nhằm đảm bảo chính sách thuế bảo vệ môi trường là một công cụ kinh tế quan trọng
góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sản xuất và sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm môi
trường;
i) Đối với phí và lệ phí và thu khác
thuộc ngân sách nhà nước: rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật phí và lệ phí
theo hướng khai thác hiệu quả nguồn thu phí, lệ phí từ tài sản, tài nguyên, bảo
vệ môi trường; thực hiện lộ trình tăng mức thu phí nhằm từng bước tính đủ chi
phí trong mức thu phí; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch
vụ sự nghiệp công, khuyến khích thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tăng
cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến để
tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội và
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời đảm bảo phù hợp với
chủ trương tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Nghiên cứu xây dựng khoản thu hoặc
thuế đối với các hoạt động, hình thức kinh doanh mới phù hợp với thực tế phát
triển, đảm bảo quyền thu thuế, đánh thuế của Việt Nam phù hợp với bối cảnh kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn và theo thông lệ quốc tế. Rà soát, hoàn thiện
chính sách về thu khác thuộc ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với thực tế và
đồng bộ với pháp luật chuyên ngành.
2. Về cải cách quản
lý thuế
a) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện thể chế quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực quản lý thu thuế, phù hợp với
yêu cầu chính phủ điện tử, đồng thời thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện trên cơ sở
phân loại mức độ tuân thủ pháp luật và mức độ rủi ro của người nộp thuế. Hoàn
thiện thể chế quản lý thuế trong một số lĩnh vực trọng yếu như: chống chuyển
giá; hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số,
kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới; đại lý thuế;
việc trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan có liên quan. Đơn giản
hóa các thủ tục hành chính, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thành phần hồ sơ
đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và thực hiện các
giao dịch trong lĩnh vực thuế trên môi trường điện tử phù hợp với thông lệ quốc
tế; vai trò chủ động của cơ quan thuế trong việc xử lý thu hồi nợ thuế, thủ tục
rút gọn nhằm tự động xóa nợ/thu hồi các khoản nợ nhỏ, tiếp tục nghiên cứu xây dựng
các quy định về khoanh nợ/xóa nợ đối với các khoản nợ của người nộp thuế không
còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Nghiên cứu bổ sung cơ quan thuế là cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; mô hình tổ chức bộ máy
cơ quan thuế các cấp theo hướng tinh gọn để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả.
Tái thiết kế quy trình quản lý thuế nhằm đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại, hiệu quả, đồng bộ với thời gian có hiệu lực của các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan;
b) Cung cấp, phổ biến đầy đủ, kịp thời
quy định của pháp luật thuế, thông tin quản lý thuế đến người nộp thuế và tổ chức,
cá nhân khác nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của xã hội về công tác
thuế của Nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hỗ trợ người nộp
thuế để giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính thuế, đồng thời nâng cao mức
độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức kinh
doanh dịch vụ về thuế phát triển;
c) Cải cách đồng bộ, hiệu quả hồ sơ
thủ tục về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế rõ
ràng, minh bạch, dễ thực hiện; rà soát, cắt giảm thành phần hồ sơ đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện và tối
ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính điện tử liên thông giữa các cơ quan
quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết cho người nộp thuế. Duy trì và
mở rộng các hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục
hành chính thuế từ cấp độ 3 trở lên đối với doanh nghiệp và tổ chức; tập trung
hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân sử dụng các hình thức giao dịch điện tử phù hợp...
nhằm tạo thuận lợi hơn nữa và giảm chi phí tuân thủ của người nộp thuế. Chế độ
kế toán thuế tập trung được thực hiện tự động bởi ứng dụng kế toán thuế tích hợp
với các ứng dụng quản lý thuế để thu thập thông tin kế toán từ các nghiệp vụ quản
lý thuế và tự động hạch toán số phải thu, đã thu, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ,
phải hoàn, đã hoàn của từng người nộp thuế, từng cơ quan thuế theo ngày. Sử dụng
phương pháp thống kê thuế hiện đại trên nền tảng cơ sở dữ liệu quản lý thuế và
thông tin điều tra thống kê với bộ chỉ tiêu thống kê thuế nhằm đo lường kết quả
quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước phù hợp với các bộ chỉ số của quốc
tế; ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích dữ liệu, dự báo phục vụ công tác
chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng chính sách thuế, dự báo thu ngân sách nhà
nước, đánh giá sức khỏe doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế qua các chỉ
tiêu về thuế do ngành thuế quản lý. Hiện đại hóa công tác dự báo thu theo các
phương pháp được quốc tế công nhận đối với một số sắc thuế chính, từng bước áp
dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phân tích, dự báo thu, lập dự
toán thu ngân sách nhà nước hiện nay, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách
và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030;
d) Nâng cao năng lực hoạt động thanh
tra, kiểm tra tiếp cận với các thông lệ quốc tế tốt thông qua việc: đẩy mạnh áp
dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp với
định hướng xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong
công tác thanh tra, kiểm tra thuế như là một biện pháp hiệu quả để phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và giảm khiếu nại sau
thanh tra, kiểm tra thuế;
đ) Chú trọng, nâng cao hiệu quả, hiệu
lực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tố tụng về thuế, phù hợp với quy định
pháp luật và sát với thực tiễn của ngành; thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tố tụng về thuế được hoàn thiện theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch
và tạo thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế. Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt
động pháp chế, tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm
tra xử lý văn bản về thuế; nâng cao năng lực của công chức thuế khi thực hiện
công tác giám định tư pháp về thuế, tham gia các thủ tục tố tụng hành chính, tố
tụng hình sự trong các vụ việc, vụ án có liên quan đến thuế. Triển khai thực hiện
kế hoạch chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế; tăng cường
công tác kiểm soát nội ngành như là một biện pháp hiệu quả để đảm bảo nghiêm
minh trong thực thi pháp luật thuế và kỷ cương kỷ luật của ngành, ngăn chặn những
hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của công chức thuế đối với người nộp thuế;
e) Thu hồi nợ thuế đúng, đủ, kịp thời,
giảm nợ đọng thuế và chống thất thu ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng
công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo hướng: đơn giản hóa các thủ tục
quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thời gian
xử lý công việc, giảm nợ đọng thuế; áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản
lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản
lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
g) Nâng cao năng lực quản lý thuế quốc
tế thông qua việc xây dựng chiến lược đàm phán hiệp định tránh đánh thuế hai lần
phù hợp với tình hình mới, đối tác mới và các quy trình áp dụng Hiệp định thuế,
trao đổi thông tin, thủ tục thỏa thuận song phương. Ban hành các quy định và biện
pháp quản lý thuế quốc tế mới về thanh tra giá chuyển nhượng và chống trốn thuế,
tránh thuế. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế quốc
tế. Thực hiện các chương trình hợp tác về quản lý thuế quốc tế với cơ quan thuế
các nước và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới;
h) Xây dựng bộ máy cơ quan thuế có đủ
quyền hạn và năng lực chủ động thực thi pháp luật thuế theo mô hình kết hợp quản
lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tượng, phù hợp với việc áp dụng
thuế điện tử và phương pháp quản lý rủi ro theo hướng tự động hóa; bộ máy cơ
quan thuế tiếp tục được tổ chức sắp xếp lại theo địa bàn tỉnh, huyện kết hợp với
theo khu vực phù hợp với yêu cầu quản lý thuế tập trung để nâng cao hiệu suất
hoạt động của cơ quan thuế; nghiên cứu thành lập bộ phận tiến hành một số hoạt
động điều tra thuế tại cơ quan thuế, kiện toàn bộ phận thanh tra kiểm tra thuế,
bộ phận kiểm tra nội bộ, bộ phận quản lý thuế quốc tế, bộ phận quản lý kê khai
kế toán, thống kê thuế, bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn và bộ phận quản lý thuế
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân theo mô hình quản lý theo chức
năng kết hợp với quản lý theo đối tượng, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo thông lệ quốc tế. Nghiên cứu kiện toàn hoạt
động Trường Nghiệp vụ Thuế để nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực ngành
Thuế. Xây dựng đội ngũ công chức thuế có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức
danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, ngày càng chuyên nghiệp,
chuyên sâu, liêm chính, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và phù hợp với xu
thế hội nhập quốc tế; trong đó đào tạo và xây dựng được đội ngũ chuyên gia cao
cấp với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, là chuyên gia đầu ngành trong quản
lý thuế;
i) Hệ thống công nghệ thông tin tích
hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế và
chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho người nộp thuế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thuế chính xác, đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ hiệu quả
cho quản lý rủi ro, tiến tới cơ chế tự động kiểm tra chéo một cách có hệ thống
các thông tin từ bên thứ ba nhằm phát hiện các nội dung tiềm ẩn rủi ro dẫn tới
sai lệch trong hồ sơ khai thuế; xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin để
áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra; hoàn thành kết nối cơ
sở dữ liệu ngành thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ quan quản
lý Nhà nước, các bên có liên quan, ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ nhằm
xử lý tự động các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và phân tích dữ liệu lớn phục
vụ công tác hoạch định chính sách, dự báo số thu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế, quản lý rủi ro thuế, quản lý tuân thủ và thanh tra, kiểm tra thuế, điều
tra thuế... Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện
đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật
dữ liệu;
k) Triển khai thực hiện cơ chế quản
lý tài chính và biên chế gắn với nhiệm vụ thu ngân sách, gắn với vị trí công việc
đảm bảo phục vụ công cuộc cải cách hiện đại hóa ngành thuế và đảm bảo thu nhập
của công chức thuế. Hiện đại hóa công sở thuế, tạo môi trường làm việc đồng bộ,
chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, lâu dài cho công
chức ngành Thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và phục vụ tốt nhu cầu của
người đến giao dịch về thuế.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí triển khai thực hiện Chiến
lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và các Đề án triển khai thực hiện Chiến
lược được trích từ nguồn kinh phí hiện đại hóa của ngành Thuế.
V. TRÁCH NHIỆM TỔ
CHỨC, THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì, tổ chức triển khai thực
hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030;
b) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ
quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, tổ chức thực hiện
các chương trình, nội dung có liên quan đến Chiến lược;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, địa
phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; hàng năm và định kỳ 5 năm
tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Chiến lược;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên
quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội
dung chiến lược trong trường hợp cần thiết.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư công hàng năm theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công để thực hiện Chiến lược.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan căn cứ chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có
trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược
này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
|
Quyết định 508/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 508/QD-TTg
|
Hanoi, April 23,
2022
|
DECISION APPROVAL
OF TAX REFORM STRATEGY UNTIL 2030 PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of
the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization
dated November 22, 2019; Pursuant to the Government's Decree No.
87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and
organizational structure of the Ministry of Finance; Upon the request of the Minister of Finance, HEREIN DECIDES Article 1. Approval of
"Tax reform strategy until 2030” with the following main subject matters:
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Viewpoints a) Taxes, fees and charges serve as tools that help
the State manage, regulate and stabilize macro-economy, restructure the
economy, and mobilize resources to ensure significant, efficient, fast and
sustainable economic growth; balance economic development and environmental
issues against the goals and requirements of the 10-year socio-economic
development strategy for the 2021-2030 period; b) Build a perfect and synchronous tax policy
system with restructured state-budget revenues with the intention of ensuring
sustainability and contribution to improving the investment and business
environment towards broadening tax base; rationally pooling resources into the
state budget with a view to ensuring consistency, fairness and neutrality in
tax policies; ensuring that tax policies are simple, transparent, clear,
comprehensible and easy to apply. Tax policies are presented in legislative
documents on tax only; are perfected and revised in order to ensure consistency
in terms of legal value among tax-related laws and relevant legislative
documents; c) Tax regulatory framework continues to be
perfected in order to help to streamline administrative procedures and boost
use of information technology to reduce costs of compliance with tax
legislation of the public and enterprises; concurrently, formulate legal bases
for constructing Vietnamese tax authorities that are modern, professionally
operated, effective, efficient, upright and fully qualified in order to carry
out and duly take control of objectives and requirements of tax reforms. 2. General objectives Continue to perfect tax policies and restructure
state budget revenues with a view to covering all of revenues, expanding tax
collection basis, especially the basis for new tax collections, and conforming
to international conventions; ensuring that the proportion of domestic tax
collections and the proportion of indirect taxes to direct taxes are at a
reasonable level; making sure that taxes, fees and charges imposed on property,
natural resources, and environmental protection are properly exploited;
minimizing the integration of social policies into tax legislation and tax
exemption or reduction policies in order to ensure neutrality in tax policies,
strive for a synchronous tax system with a sustainable structure, ensure proper
resources are mobilized to feed the state budget, and at the same time;
contribute to creating a favorable and fair investment and business
environment, encouraging investment, promoting competition, regulating income
reasonably and in line with the process of integration and development of the
economy. Build a modern, streamlined, efficient and
effective tax system of Vietnam; unified, transparent, intensive and
professional management of taxes, fees and charges by utilizing the method of
risk management, boosting information technology application, simplifying
administrative procedures, reducing compliance costs of the public and
businesses as taxpayers; at the same time, centering tax administration on the
electronic tax platform and three basic pillars, including a complete,
synchronous, modern and integrated regulatory framework for tax administration;
professional, upright and innovative personnel; modern and compatible
information technology meeting tax administration requirements in the digital
economy context. II. SPECIFIC OBJECTIVES AND
ASSIGNMENTS 1. Regarding tax policy reform ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a) Value-added tax; b) Special consumption tax; c) Import and export duty; d) Corporate income tax; dd) Personal income tax; e) Severance tax; g) Agricultural land tax; h) Non-agricultural land tax; i) Environmental protection tax; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Regarding the volume of budget revenues from taxes
and fees, ensure the rate of taxes and fees remitted into the state budget is
at a stable, reasonable level and in line with the socio-economic development
strategy for each five-year period of 2021 - 2025 and 2026 – 2030.
Particularly, in the first five-year period, focus on supporting businesses and
people to overcome difficulties and restore their production and business
activities adversely affected by the Covid-19 epidemic, specifically as
follows: - By 2025, the average ratio of state budget
revenues is expected to make up at least 16% of GDP, including taxes and fees
accounting for about 13 - 14% of GDP; the proportion of domestic revenue to
total state budget revenue strives to reach about 85-86%. In the first period,
focus on supporting businesses and the population in mitigating difficult
situation and restoring their production and business activities adversely
affected by the Covid-19 epidemic. - By 2030, the average ratio of state budget
revenues is expected to make up about 16 - 17% of GDP, including taxes and fees
accounting for about 14 - 15% of GDP; the proportion of domestic revenue to
total state budget revenue strives to reach about 86-87%. 2. Regarding tax administration reform Absolutely modernize tax administration to ensure
conformity with international practices and Vietnamese law, mainly regulatory
framework for tax administration, human resource and information technology,
specifically as follows: The regulatory framework for tax administration which
is expected to become uniform, public, transparent and fair, allow application
of the method of risk management to tax administration, enable taxpayers to
comply voluntarily, and tax authorities to have the capacity to manage tax
effectively and efficiently; the tax personnel who become more professional,
specialized and upright; the information technology system that is compatible,
concentrated, meets the requirements of processing and providing information
for tax administration, direction and administration of tax authorities, and
providing electronic and digital services to taxpayers. Below are several targets: a) By 2025 - The minimum level of taxpayers’ satisfaction with
tax authorities’ services is expected to be 90%. - 100% of the Law on Tax Administration, written
documents providing instructions for implementation thereof and other relevant
legal normative documents are expected to be revised or promulgated as planned.
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - The minimum ratio of applications for tax
registration answered online at the level 3 and 4 to total of received
applications is expected to reach 80%. - The minimum rate of online tax declaration,
payment, refund, exemption and reduction of taxpayers who are enterprises and
other entities; who are individuals is expected to reach 98% and 85%,
respectively. - The minimum rate of tax refund, exemption and
reduction applications handled and answered by the deadline is expected to
equal 98%. - The ratio of total tax arrears until December 31
each year to tax amounts and other revenues that the state budget succeeds in
collecting each year is expected not to exceed 8% (especially, taxes and fees
in arrears is expected to account for less than 5% of total state budget
revenue). The minimum ratio of successfully recovered debts to recoverable
debts due on December 31 that are brought forward from the previous year is
expected to reach 80%. - Build an compatible and centralized information
technology system that meets 100% of the demands for data collected, processed,
stored and utilized in tax administration and governance of tax authorities,
and 100% of taxpayers’ electronic services; 100% of tax declaration and
electronic tax payment which are processed within 24 hours; 100% of total
amounts of electronic tax payment which are accounted for in real time; 100% of
taxpayers who are granted electronic accounts to check their tax obligations
and tax payments on a smart mobile devices. The information technology system
must meet the remote processing needs of 98% of tax personnel in charge of
processing applications who are required to deal with their work out of tax
authorities’ offices. b) By 2030 - The minimum level of taxpayers’ satisfaction with
tax authorities’ services is expected to rise to 95%. - 100% of the Law on Tax Administration, written
documents providing instructions for implementation thereof and other relevant
legal normative documents are expected to be revised or promulgated as planned.
- The minimum rate of electronic support for
taxpayers is expected to increase to 90%. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - The minimum rate of online tax declaration,
payment, refund, exemption and reduction of taxpayers who are enterprises and
other entities; who are individuals is expected to rise to 98% and 90%,
respectively. - The minimum rate of tax refund, exemption and
reduction applications handled and answered by the deadline is expected to
equal 98%. - The ratio of total tax arrears until December 31
each year to tax amounts and other revenues that the state budget succeeds in
collecting each year is expected not to exceed 7% (especially, taxes and fees
in arrears is expected to account for less than 5% of total state budget
revenue). The minimum ratio of successfully recovered debts to recoverable
debts due on December 31 that are brought forward from the previous year is
expected to reach 90%. - Build an compatible and centralized information
technology system that meets 100% of the demands for data collected, processed,
stored and utilized in tax administration and governance of tax authorities,
and 100% of taxpayers’ electronic services; 100% of tax declaration and
electronic tax payment which are processed within 24 hours; 100% of total amounts
of electronic tax payment which are accounted for in real time; 100% of
taxpayers who are granted electronic accounts to check their tax obligations
and tax payments on a smart mobile devices. The information technology system
must meet the remote processing needs of 98% of tax personnel in charge of
processing applications who are required to deal with their work out of tax
authorities’ offices. III. MEASURES 1. Regarding tax policy reform a) For value-added tax: Broaden tax base by
reducing categories of goods and services not subject to value added tax and
categories of goods and services subject to the 5% VAT rate; strive for the
only one tax rate to be applied basically; study the roadmap for increase in
value added tax rate; review the thresholds of sales subject to VAT calculated
according to the tax credit method and adjust them to reality; study the single
method of taxation according to the percentage of sales and apply it to
taxpayers whose sales are below the threshold or are not eligible to apply the
tax credit method; perfect regulations related to value-added tax on exported
goods and services, and ensuring that they reflect matters of substance and
conform to international practices. Study any necessary amendments and
supplements to regulations on VAT deduction and refund with a view to ensuring
simplicity, transparency and consistency with other regulatory provisions; b) For special consumption tax: Review and study
any amendments and supplements to taxable items or objects to regulate
consumption according to the shift in social consumption trends and the
guidelines of the Party and the State on protection of public health and
environment; develop a roadmap for increase in taxes on tobacco, beer and
alcohol products to limit production and consumption thereof and fulfill
international commitments; review any adjustment in rates of the special
consumption tax on a number of items to suit socio-economic condition in the
2021 - 2030 period; study the application of a combination of proportional tax
rate and absolute tax rate to a number of goods and services subject to the
special consumption tax; c) For import and export duty: Continue to reduce
the number of tax rates to create a more simplified import tariff, strive to
reduce the number of import tax rates from 32 at present to about 25 by 2025,
and to 20 by 2030. Study any amendments and supplements to export and import
tax policies to promote exports, encourage the increase of domestic value, and
limit the export of raw resources and minerals; adopt appropriate preferential
policies to promote the development of key industries, supporting industries
and other preferred sectors, ensuring compliance with the country's
socio-economic development orientations over periods of time and international
commitments. Study any amendments to regulations on-the-spot exports or imports
and regulations related to non-tariff zones, ensuring consistency with
regulations of relevant law and prevention of trade fraud and tax evasion; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 dd) For personal income tax: Additionally review
taxable items; study any amendments and supplements aimed at adjusting the
amounts and tax rates suitable to taxable income according to the nature of
each type of income, imposing simple conditions in personal income tax
finalization on both taxpayers and tax authorities, preventing acts of tax
evasion and avoidance; study any amendments and supplements to regulations on
tax exemption and reduction in accordance with our country's socio-economic
context over periods of time and international practices; e) For severance tax: Study any changes in
regulations, taxable prices, and taxable natural resource outputs; amend the
framework, rates and exemption and reduction of severance tax towards ensuring
transparency and clarity, ensuring that the resource tax policy continues to be
an effective tool to contribute to managing and protecting natural resources;
encouraging the economical and efficient use of natural resources, deep
processing and increase in the value of resources; g) For property-related taxes (including
agricultural and non-agricultural land use taxes): Continue to grant exemption
from agricultural land use tax until the end of 2025 to contribute to the
implementation of the Party and State's guidelines on agricultural and rural
development. Complete general review reports on implementation of
non-agricultural land use tax policies. On such basis, study and complete these
tax policies with a view to levying more taxes on land and home in order to
encourage the effective use of real property, contributing to limiting the speculation
in real estate, and ensuring a reasonable and stable source of revenues
remitted into the state budget and conformity with Vietnam's socio-economic
condition and international practices. Concurrently, develop tax policies to
ensure that they are simple, easy to understand, easy to be used for
identifying items subject to property tax, tax amounts payable, and in line
with provisions of land law and regulations of relevant law; h) For environmental protection tax: Study and
expand items or objects of environmental protection tax on goods causing
environmental pollution; study adjustment to the environmental protection tax
framework and rates to ensure that the environmental protection tax policy is
an important economic tool that contributes to limiting the import, production
and use of goods polluting the environment; i) For fees, charges and other collections remitted
into the state budget: Review and complete the legal system of fees and charges
oriented towards effectively exploiting fees and charges from property, natural
resources, and environmental protection; actualize the roadmap to increase the
levels of collected fees and charges in order to gradually cover the full cost
at each level; accelerate the transition from fees to public service prices,
encouraging private-sector involvement in provision of public services; push
for administrative procedure reform and provision of online public services to
further improve the business environment, free up resources of the entire
society and contribute to improving national competitiveness; at the same time,
ensure compliance with the guidelines for re-organization or restructuring of
the apparatus of state regulatory authorities and non-business units. Conduct researches on inventing revenues or taxes
collected from new business activities and types to keep up with the actual
condition of development, ensuring that Vietnam's rights to collect and impose
taxes are put in the socio-economic contexts from time to time and conform to
international practices. Review and finalize policies on other state budget
revenues, ensuring they are aligned with real circumstances and in sync with
specialized legislation. 2. Regarding tax administration reform a) Conduct researches on amending, supplementing
and perfecting the regulatory framework for tax administration in order to
improve capacity for administration of tax collection subject to e-government
requirements and, at the same time, promoting voluntary compliance on the basis
of ratings of compliance with law and levels of risk of taxpayers. Complete
regulatory frameworks for tax administration in several key areas such as:
anti-transfer pricing; new production and business activities in the economy,
the digital economy, the sharing economy, smart production, cross-border
transactions; tax agent services; exchange of information between tax
authorities and other relevant agencies. Streamline administrative procedures
by reviewing, reducing, and simplify components of dossiers on tax
registration, declaration, payment, refund, exemption and reduction, and
perform electronic tax transactions in accordance with international practices;
promote the proactive roles of tax authorities in handling tax debt collection,
apply concise procedures to automatically write off/collect small debts,
continue to study and develop regulations on debt relief/debt forgiveness with
respect to tax debts that taxpayers are no longer able to pay the state budget.
Study a new function of tax authorities, i.e. the function of carrying out several
investigation activities; study the models to develop apparatuses of all-level
tax authorities towards streamlined ones to ensure effectiveness and
efficiency. Re-design tax administration procedures in order to ensure that
effective application of up-to-date information technology coincides with the
effective dates of relevant legal normative documents; b) Fully and promptly provide and disseminate
tax-related regulatory provisions and tax administration information to
taxpayers and other organizations or individuals in order to raise public
awareness and consensus on the State’s tax administration; apply information
technology to help taxpayers reduce the costs of implementation of tax
administrative procedures and, at the same time, improve the level of voluntary
compliance of taxpayers; encourage and support tax service businesses to
prosper; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 d) Improve the capacity of inspection and
examination to approach good international practices by promoting the
application of information technology to strengthen tax inspection and
examination in accordance with the guidelines for building of the electronic
Government; apply more risk management practices in tax inspection and
examination activities as an effective measure to detect, prevent and promptly
handle acts of tax-related violations and minimize post-inspection or
examination complaints. dd) Focus on and improve the efficiency and
effectiveness of the settlement of tax complaints, denunciations, and legal
proceedings in accordance with the provisions of law and in line with the
practical situation arising in the tax sector; perfect procedures and processes
for settlement of tax complaints, denunciations and legal proceedings towards
ensuring simplicity, openness, transparency and more facilitation to be
provided for taxpayers. Renovate and improve the capacity of legal activities,
strengthen the monitoring of law enforcement and inspection and handling of tax
documents; improve the capacity of tax officials in charge of performing tax
judicial assessment, participating in administrative and criminal proceedings
in tax-related cases and legal matters. Implement the national strategic plan
to prevent and combat corruption in the tax sector; strengthen internal control
as an effective measure to ensure strict compliance with tax law and
discipline, prevent tax officials from making taxpayers annoyed and harassed; e) Recover tax liabilities in a proper, sufficient
and timely manner, reduce tax arrears and avoid loss of state budget revenue.
Improve the quality of debt management and enforcement of payment of tax debts
with a view to simplifying debt management procedures and enforcing debt
collection to improve tax administration performance, reduce processing time,
and tax arrears; apply risk management approaches to debt management and
enforcement of payment of tax debts; apply information technology to assist in
debt management and enforcement of payment of tax debts; g) Improve international tariff administration
capacity through developing a strategy to negotiate about the double taxation
agreement to deal with the new situation, partners and procedures for applying
the Tax Agreements, exchanging information and bilateral agreement procedures.
Introduce new regulations and measures for international tariff administration
in terms of inspection of transfer prices and combat against tax evasion and
avoidance. Apply risk management approaches to the practice of international
tariff administration. Execute the program for cooperation in international
tariff administration with tax authorities of foreign countries and
international organizations within the region and in the world; h) Build the system of tax authorities with
sufficient authority and competence to proactively enforce tax legislation
according to the model of function-based tax administration combined with
object-based tax administration that is aligned with the application of
electronic tax and risk management methods with a view to becoming automatic;
ensuring that the apparatuses of tax authorities continue to be reorganized and
rearranged by provinces, districts and regions subject to the requirements of
centralized tax administration in order to improve the operational efficiency
of tax authorities; study establishment of departments in charge of conducting
a number of tax investigation activities at tax authorities, consolidate such
departments as tax inspection, examination, internal inspection, international
tariff administration, accounting declaration management, tax statistics,
administration of large enterprises, tax administration of small and medium
enterprises, business households and individuals by adopting the model of
function-based tax administration combined with object-based tax administration
and, at the same time, supplement human resources to meet the requirements of
modern tax administration according to international practices. Conduct
researches into consolidating activities of Taxation Colleges in order to
improve the capacity for training tax personnel. Build a team of tax officials
according to a reasonable structure meeting professional standards relating to
titles and employment positions and competency framework as prescribed, make
them become more and more professional, specialized and upright to adapt to
present tax administration requirements and the trend of international
integration; preferably, train and develop the team of senior experts who have
high professional experience and are leading experts in the tax administration
sector; i) Develop the integrated and centralized
information technology system that meets requirements for processing, provision
of information for tax administration and direction of tax authorities, and
provision of electronic services to taxpayers. Build an accurate, complete and
timely tax database, effectively supporting risk management, striving for an
automatic mechanism to systematically cross-check information from third
parties to detect potentially dangerous contents leading to defects in tax
returns; build an information technology infrastructure foundation to apply
techniques to support inspection work; complete the connection of the tax
database with the national database on the population and the State regulatory
authorities, stakeholders, applying new technological achievements to
automatically handle professional processes for tax administration and big data
analysis for policy making, revenue forecasting and propaganda intended for
supporting taxpayers, tax risk management, compliance management, tax
inspection, examination and investigation, etc. Develop technical utilities for
application of information technology and equipment that are innovative,
modern, synchronous, ensuring continual and effective operation, information
safety and data security; k) Implement the financial management mechanism and
the personnel management mechanism in which personnel are assigned the task of
state budget collection and hold the posts that help in performing the task of
tax reform and modernization with the aim of paying adequate wages and salaries
to tax officials. Modernize tax offices, create synchronous, professional and
effective working environment, ensuring advantageous and long-term working
condition for tax officials, meeting modern tax administration requirements and
fully meeting demands of tax service users. IV. BUDGET Funds for implementation of this Strategy and
schemes for implementation thereof shall come from the tax modernization
budget. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. The Ministry of Finance shall assume the
following responsibilities: a) Lead and take charge of implementation of the
Strategy; b) Instruct and encourage ministries, central and
local authorities to design and implement programs and jobs related to implementation
of the Strategy according to their respective jurisdiction and functions; c) Take charge of and cooperate with relevant
ministries and local authorities in implementation of the Strategy; on an
annual or 5-year basis, carry out the preliminary and final assessment and
review of lessons from implementation of the Strategy; d) Take charge of and cooperate with relevant tax
authorities in proposing and requesting the Prime Minister to approve
adjustments to objectives and requirements of the Strategy where necessary. 2. The Ministry of Planning and Investment shall
take charge of and cooperate with the Ministry of Finance in allocating and
providing annual public investment funds in accordance with the Law on State
Budget and the Law on Public Investment for implementation of the Strategy. 3. People’s Committees of cities and
centrally-affiliated cities in collaboration with the Ministry of Finance and
relevant authorities shall, according to their respective powers and duties
prescribed in law, have responsibilities for directing and getting involved in
implementing tasks on their part in this Strategy. Article 2. This Decision shall enter into force from the signature
date. Article 3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of
Governmental bodies, and Presidents of People’s Committees of
centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for
implementing this Decision. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Minh Khai
Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23/04/2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
20.990
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|