ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 22/2012/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 08
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, CƠ CHẾ
THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC
DÂN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
Căn cứ
Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH
ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Giáo dục Đào tạo - Tài
chính - Lao động,
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm
học 2014-2015;
Căn cứ Nghị quyết số
14/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Liên Sở: Giáo dục
và Đào tạo - Tài chính
- Lao động, Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
8337/LN:GD&ĐT-TC-LĐTB&XH ngày 27 tháng 8 năm
2012 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 1794/STP-VBPQ ngày 27 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế
thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân của Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này
nay bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Lao động,
Thương binh và Xã hội; Cục trưởng Cục thuế Thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở Ngành, các
tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, GD&ĐT, LĐTB&XH;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố:
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Cục KT văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Ban VX, PC, KTNS (HĐND TP);
- Cổng GTĐT TP; Trung tâm
công báo;
- Sở Tư pháp; Đài PTTH HN;
- Báo Hà nội mới, Báo Kinh tế và đô thị;
- Các PVP, các PCV, TH, KSTTHC;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP, CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG
HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN CỦA THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 08 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
Quyết định này quy định về miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế
thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân của Thành phố Hà Nội bao gồm:
1. Các cơ sở
giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Các cơ sở giáo
dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại Điều 69 của Luật Giáo dục.
Chương
2.
QUY ĐỊNH VỀ MIỄN
GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
Điều 2. Đối tượng
không phải đóng học phí
Đối tượng không
phải đóng học phí tại các cơ sở giáo
dục công lập là các đối tượng được quy định tại Điều 3, Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.
Điều 3. Đối tượng
được miễn học phí
1. Đối tượng được
miễn học phí là các đối tượng được quy định tại Điều 4, Nghị định số
49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và khoản 1, Điều 2 Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày
15/11/2010 của Liên Bộ; Giáo dục và Đào tạo, Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội và quy định
hiện hành của Thành phố.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh,
sinh viên ở 13 xã miền núi khó khăn gồm; Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại, Tản
Lĩnh (huyện Ba Vì); Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai), An Phú (huyện Mỹ Đức) và 2 xã giữa sông gồm: Minh Châu (huyện Ba Vì), Vân Hà
(huyện Phúc Thọ).
Điều 4. Đối tượng
được giảm học phí
Các đối tượng được giảm học phí là
các đối tượng được quy định tại Điều 5 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010 của Chính phủ và khoản 2 Điều
2 Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục Đào tạo - Tài chính - Lao động,Thương binh và Xã hội và các quy định hiện hành của
Thành phố.
Điều 5. Đối tượng
được hỗ trợ chi phí học tập
1. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học
tập là các đối tượng được quy định tại Điều 6 Nghị định
49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ và
khoản 3, Điều 2, Thông tư Liên tịch số
29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ:
Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội và các quy định
hiện hành của Thành phố.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông ở 13 xã miền núi khó khăn gồm: Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại,
Tản Lĩnh (huyện Ba Vì); Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), Phú Mãn, Đông Xuân (huyện Quốc Oai), An Phú (huyện Mỹ Đức) và 2 xã giữa sông gồm: Minh Châu (huyện Ba Vì), Vân Hà (huyện Phúc Thọ).
Điều 6. Cơ chế miễn,
giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
Thực hiện theo
Điều 7 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của
Chính phủ và Điều
3 Thông tư Liên tịch số
29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội và theo quy định hiện hành
Chương 3.
QUY ĐỊNH HỌC PHÍ
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG
Điều 7. Mức thu học
phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và
giáo dục hướng nghiệp công lập
1. Đối với cấp học, bậc học gồm: Nhà
trẻ; Mẫu giáo; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; Bổ túc trung học phổ thông; Bổ túc trung học cơ sở,
mức thu học phí như sau:
a. Học sinh theo học tại các cơ sở
giáo dục trên địa bàn thành thị (các phường,
thị trấn): 40.000 đồng/học sinh/tháng.
b. Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nông thôn (các xã): 20.000
đồng/học sinh/tháng.
2. Đối với cấp học, bậc học: Học nghề trung học phổ thông; học nghề trung học cơ sở, mức thu học phí như sau:
a. Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành thị (các phường, thị trấn): 40.000 đồng/học sinh/năm học.
b. Học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nông thôn (các xã): 20.000 đồng/học
sinh/năm học.
Điều 8. Mức thu học
phí đối với các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình chất lượng cao
Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Điều 6 Thông tư số
29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ:
Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động, Thương binh và
Xã hội, cụ thể:
Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải
chi phí đào tạo báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý chuyên ngành để thẩm định
trình Ủy ban nhân dân Thành phố
cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Điều 9. Mức thu học
phí đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập
Thực hiện theo quy định tại khoản 4
Điều 10 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính
phủ, cụ thể:
Các cơ sở giáo dục
và đào tạo ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí trên cơ sở tính
toán các khoản chi phí đủ đáp ứng cho việc dạy và học, phải
thông báo công khai mức học phí cho từng năm học đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai đối với
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Chương 4.
QUY ĐỊNH HỌC PHÍ
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 10. Học phí
đối với giáo dục nghề nghiệp
1. Mức trần học phí đối với trung cấp
chuyên nghiệp và cao đẳng công lập chương trình đại trà:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 12 Nghị định
49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, cụ thể:
Đơn
vị: Đồng/tháng/học sinh, sinh viên
SỐ
TT
|
Nhóm
ngành
|
Năm học 2012-2013
|
Năm
học 2013-2014
|
Năm
học 2014-2015
|
I
|
Đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp
|
|
|
|
1
|
Khoa học xã hội, kinh tế, luật: nông, lâm, thủy sản
|
294.000
|
339.000
|
385.000
|
2
|
Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn,
du lịch
|
336.000
|
395.000
|
455.000
|
3
|
Y dược
|
399.000
|
479.000
|
560.000
|
II
|
Đào tạo trình độ cao đẳng
|
|
|
|
1
|
Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản
|
336.000
|
388.000
|
440.000
|
2
|
Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục
thể thao, nghệ thuật; khách sạn,
du lịch
|
384.000
|
452.000
|
520.000
|
3
|
Y dược
|
456.000
|
548.000
|
640.000
|
Căn cứ mức trần
đã quy định. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên để quy định mức
học phí cụ thể đối với từng loại đối
tượng, từng trình độ đào tạo cho phù hợp.
2. Mức trần học phí đối với trung cấp
nghề (TCN), cao đẳng nghề (CĐN) công lập chương trình đại trà:
Thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính
phủ, cụ thể:
Đơn vị
tính: nghìn đồng/tháng/học
sinh, sinh viên
Tên
mã nghề
|
Năm
học 2012-2013
|
Năm
học 2013-2014
|
Năm
học 2014-2015
|
TCN
|
CĐN
|
TCN
|
CĐN
|
TCN
|
CĐN
|
1. Báo chí và
thông tin; pháp luật
|
230
|
250
|
240
|
260
|
250
|
280
|
2. Toán và thống
kê
|
240
|
260
|
250
|
270
|
270
|
290
|
3. Nhân văn:
khoa học xã hội và hành vi, kinh doanh và quản lý: dịch
vụ xã hội
|
250
|
270
|
260
|
290
|
280
|
300
|
4. Nông, lâm
nghiệp và thủy sản
|
280
|
330
|
300
|
350
|
310
|
360
|
5. Khách sạn, du
lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
|
310
|
340
|
330
|
360
|
350
|
380
|
6. Nghệ thuật
|
350
|
390
|
370
|
410
|
400
|
430
|
7. Sức khỏe
|
360
|
390
|
380
|
420
|
400
|
440
|
8. Thú y
|
390
|
420
|
410
|
440
|
430
|
470
|
9. Khoa học sự sống; sản xuất và chế
biến
|
390
|
430
|
420
|
460
|
440
|
480
|
10. An ninh, quốc phòng
|
430
|
460
|
450
|
490
|
480
|
520
|
11. Máy tính
và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật
|
450
|
500
|
480
|
530
|
510
|
560
|
12. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên;
môi trường và bảo vệ môi trường
|
460
|
510
|
490
|
540
|
520
|
570
|
13. Khoa học tự nhiên
|
480
|
520
|
500
|
550
|
530
|
580
|
14. Khác
|
490
|
540
|
520
|
570
|
550
|
600
|
15. Dịch vụ vận tải
|
540
|
600
|
570
|
630
|
600
|
670
|
Căn cứ mức trần
đã quy định. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên để quy định mức học phí cụ
thể đối với từng loại đối tượng, từng
trình độ đào tạo cho phù hợp.
3. Học phí của chương trình đào tạo
chất lượng cao:
Thực hiện theo quy định tại điểm a,
khoản 9, Điều 12, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ, Điều 6, Thông tư số
29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ:
Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao
động, Thương binh và Xã hội, cụ thể:
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được
chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho phép và phải
công khai mức học phí cho người học
biết trước khi tuyển sinh.
4. Học phí đối với các cơ sở đào tạo ngoài công lập:
Thực hiện theo quy định tại khoản 4,
Điều 10, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, cụ thể:
Các cơ sở đào tạo ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí trên cơ sở tính
toán các khoản chi phí đủ đáp ứng cho
việc dạy và học, phải thông báo công
khai mức học phí cho từng năm học và dự kiến cả khóa học đồng
thời phải thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định.
5. Học phí đối với
sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, cụ thể:
Học phí đối với sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên được thu
theo thỏa thuận với người học nghề.
6. Học phí đối với
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ, cụ thể:
Căn cứ vào chi phí đào tạo, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức
học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép. Mức học
phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để người
học biết trước khi tuyển sinh.
7. Học phí đào tạo theo phương thức
giáo dục thường xuyên: Thực hiện theo quy định tại khoản 7
Điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, cụ thể: Mức thu không vượt
quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
8. Học phí đào tạo theo tín chỉ: Thực
hiện theo quy định tại khoản 8 điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, cụ thể:
Mức thu học phí
của một tín chỉ được xác định căn cứ
vào tổng thu học phí của toàn khóa học
theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới
đây:
Học
phí tín chỉ
|
=
|
Tổng
học phí toàn khóa
|
Tổng số tín chỉ toàn khóa
|
Tổng học phí
toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học.
9. Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam: Thực hiện theo quy định
tại điểm b khoản 9 điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính
phủ, mức thu do các cơ sở giáo dục quyết định.
Chương 5.
QUY ĐỊNH VỀ TỔ
CHỨC THU, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỌC PHÍ
Điều 11. Thu học
phí
Thực hiện theo quy định tại Điều 13
Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.
1. Học phí được thu định kỳ hàng
tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể
thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông,
học phí được thu 9 tháng/năm học. Đối
với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp học
phí được thu 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo
học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
2. Các cơ sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chúc thu học phí và nộp Kho bạc Nhà nước.
Biên lai thu học phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 12. Sử dụng
học phí
Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
của Chính phủ.
1. Các cơ sở giáo dục và đào tạo công
lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định
của Chính phủ về chính sách khuyến
khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,
môi trường.
Điều 13. Quản lý
tiền học phí và chế độ báo cáo
Thực hiện theo quy định tại Điều 15,
Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.
1. Các cơ sở giáo
dục và đào tạo công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước.
2. Các cơ sở giáo
dục và đào tạo ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản để đăng ký hoạt động.
3. Các cơ sở giáo
dục và đào tạo thuộc mọi loại hình có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế
toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật, thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có
thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, trung thực
của các thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Thu, chi học phí của cơ sở giáo dục và đào tạo công lập phải tổng hợp
chung vào báo cáo quyết toán thu, chi
ngân sách nhà nước hàng năm.
Điều 14. Công
khai học phí
Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành
Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống
giáo dục quốc dân.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách
nhiệm của các cơ quan đơn vị
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a. Chủ trì hướng
dẫn thực hiện việc thu, quản lý và sử dụng học phí.
b. Chủ trì phối hợp với các ngành có
liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, thu, quản lý và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non,
phổ thông, các trường chuyên nghiệp trực thuộc.
2. Sở Tài chính
a. Phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực
hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, việc thu, quản lý và sử dụng học phí.
b. Phối hợp với các ngành có liên
quan trong việc kiểm tra, thanh tra
quá trình thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, thu, quản lý
sử dụng học phí.
3. Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
a. Chủ trì
hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi
phí học tập.
b. Phối hợp với các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện chế độ miễn, giảm học
phí, thu, quản lý sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc.
c. Hướng dẫn việc
xác định hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu
nhập của hộ nghèo để có căn cứ thực hiện chính sách giảm học phí cho đối tượng
này.
4. Kho bạc nhà nước:
a. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo mở tài
khoản tiền gửi để quản lý nguồn thu học phí.
b. Kiểm soát chi nguồn thu học phí của các đơn vị gửi tại kho bạc
theo các quy định hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
a. Chỉ đạo,
tổ chức triển khai thực hiện chính sách miễn,
giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, thu, quản lý, sử dụng học phí đối với
các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc.
b. Tổ chức kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, thu, quản lý
sử dụng học phí đối với các cơ sở
giáo dục mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở trực thuộc.
6. Các cơ sở giáo
dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:
a. Tổ chức thu,
sử dụng, quản lý tiền học phí và chế
độ báo cáo theo quy định.
b. Chịu sự kiểm
tra, thanh tra định kỳ, đột xuất của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16. Tổ chức
thực hiện:
1. Thời gian thực hiện: Từ năm học
2012-2013.
2. Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Quyết định
này mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính
sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng
một chế độ ưu đãi cao nhất.
Học sinh, sinh viên thuộc diện được
miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường)
thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về
miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất.
Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với
học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ
này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.
Trong quá trình thực hiện, nếu các
văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Quyết định này được sửa đổi, bổ sung
hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản
mới đó.
3. Đối với các cơ sở giáo dục công lập
có mức thu học phí quy định tại Điều 7 của Quyết định này thấp hơn mức thu học phí hiện tại (theo quy định của cấp có thẩm
quyền) được ngân sách cấp bù phần chênh lệch.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục
và Đào tạo để phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.