Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND quản lý và sử dụng đối với các khoản phí lệ phí tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu: 13/2020/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Nguyễn Đức Thanh
Ngày ban hành: 10/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 13/2020/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 10 tháng 12 năm 2020

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỐI VớI CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét Tờ trình số 211/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, nộp, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh: Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện nghị quyết theo quy định pháp luật. Hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh cho HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm để giám sát theo quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa X Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2020; Bãi bỏ các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành (đính kèm phụ lục)./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính Phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa X;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- TT Công nghệ thông tin và truyền thông;
- Trang tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Thanh

PHỤ LỤC

BÃI BỎ CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND TỈNH ĐÃ BAN HÀNH
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh)

TT

Tên loại văn bản

Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản

Trích yếu nội dung của văn bản

1

Nghị quyết

64/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

2

Nghị quyết

16/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, quản lý lệ phí cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh Ninh Thuận

3

Nghị quyết

18/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

4

Nghị quyết

21/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, và quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh

5

Nghị quyết

23/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

6

Nghị quyết

24/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

7

Nghị quyết

25/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố (vỉa hè) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

8

Nghị quyết

31/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

9

Nghị quyết

32/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích tháp Pô Klong Garai trên địa bàn tỉnh

10

Nghị quyết

33/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan tại Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận

11

Nghị quyết

34/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan tại Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận

12

Nghị quyết

42/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú, cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

13

Nghị quyết

60/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

14

Nghị quyết

61/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của Hội đồng nhân dân

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường tỉnh Ninh Thuận

15

Nghị quyết

03/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

16

Nghị quyết

05/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

17

Nghị quyết

13/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan khu trưng bày, triển lãm tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

18

Nghị quyết

14/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận

19

Nghị quyết

02/2019/NQ-HĐND ngày 13/5/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan tại Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận

20

Nghị quyết

12/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 32/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan di tích tháp Pô Klông Garai tỉnh

QUY ĐỊNH

MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.

1. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nguồn giống cây lâm nghiệp thuộc thẩm quyền của tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đối tượng được miễn phí: Các Ban quản lý Vườn quốc gia, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp có vốn đầu tư nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong trường hợp xác nhận nguồn giống cây lâm nghiệp nhằm phục vụ công tác phát triển rừng theo các chương trình, dự án do nhà nước đầu tư, được cấp thẩm quyền phê duyệt.

4. Mức thu:

a) Công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp:

- Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ (cây trội): 2.000.000 đồng/01 hồ sơ nguồn giống;

- Phí bình tuyển, công nhận lâm phần tuyển chọn: 600.000 đồng/01 hồ sơ nguồn giống;

- Phí bình tuyển, công nhận rừng giống chuyển hóa: 2.400.000 đồng/01 hồ sơ nguồn giống;

- Phí bình tuyển, công nhận rừng giống trồng: 2.400.000 đồng/01 hồ sơ nguồn giống;

- Phí bình tuyển, công nhận vườn cây đầu dòng: 2.400.000 đồng/01 hồ sơ nguồn giống.

b) Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con:

- Phí chứng nhận nguồn gốc lô giống: 600.000 đồng/lô giống;

- Phí chứng nhận nguồn gốc lô cây con: 600.000 đồng/lô cây con.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 3. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố.

2. Tổ chức thu phí: Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Đối tượng miễn phí:

a) Hộ gia đình sử dụng hè phố khi tổ chức đám cưới, đám tang.

b) Hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Mức thu:

a) Các tuyến đường trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm:

- Đường phố loại I, II:

+ Hè phố có độ rộng đến 3 mét: 13.000 đồng/m2/tháng.

+ Hè phố có độ rộng trên 3 mét: 20.000 đồng/m2/tháng.

- Các loại đường phố còn lại:

+ Hè phố có độ rộng đến 3 mét: 9.000 đồng/m2/tháng.

+ Hè phố có độ rộng trên 3 mét: 13.000 đồng/m2/tháng.

b) Các tuyến đường thuộc địa bàn các huyện: 9.000 đồng/m2/tháng.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý phí: Tổ chức thu phí nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 4. Phí thăm quan Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

3. Đối tượng miễn, giảm phí:

a) Miễn phí thăm quan đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; người dân tộc Chăm; các Đoàn học sinh, sinh viên trong tỉnh do các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức.

b) Giảm 50% so với mức thu phí theo quy định đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định của pháp luật; người khuyết tật nặng, người cao tuổi, hộ nghèo. Trường hợp người thuộc diện được hưởng nhiều chính sách giảm phí theo quy định thì cũng chỉ được hưởng một mức giảm 50% phí.

3. Mức thu:

a) Người lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên): 15.000đ/người/lượt.

b) Trẻ em (từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 7.000đ/người/lượt

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí được để lại 100% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

Điều 5. Phí thăm quan khu trưng bày, triển lãm tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan khu trưng bày, triển lãm tại Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận.

3. Đối tượng miễn, giảm phí:

a) Miễn phí thăm quan đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; người dân tộc Chăm; các Đoàn học sinh, sinh viên trong tỉnh do các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức.

b) Giảm 50% so với mức thu phí theo quy định đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định của pháp luật; người khuyết tật nặng, người cao tuổi, hộ nghèo. Trường hợp người thuộc diện được hưởng nhiều chính sách giảm phí theo quy định thì cũng chỉ được hưởng một mức giảm 50% phí.

4. Mức thu:

a) Người lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên): 15.000đ/người/lượt.

b) Trẻ em (từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 7.000đ/người/lượt.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí được để lại 100% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

Điều 6. Phí thăm quan di tích tháp Pô Klong Garai, tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan di tích tháp Pô KIong Garai, tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Đơn vị được UBND tỉnh giao quản lý di tích tháp Pô Klong Garai.

3. Đối tượng miễn, giảm phí

a) Miễn phí thăm quan đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; người dân tộc Chăm đến thăm, thực hiện nghi lễ theo tín ngưỡng tôn giáo; các đoàn học sinh, sinh viên trong tỉnh do các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức.

b) Giảm 50% so với mức thu phí theo quy định đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định của pháp luật; người khuyết tật nặng, người cao tuổi, hộ nghèo. Trường hợp người thuộc diện được hưởng nhiều chính sách giảm phí theo quy định thì cũng chỉ được hưởng một mức giảm 50% phí.

4. Mức thu:

a) Người lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên): 20.000đ/người/lượt.

b) Trẻ em (từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 10.000đ/người/lượt.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; 10% còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Điều 7. Phí thăm quan tại Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan tại các điểm thăm quan Hang Rái, vịnh Vĩnh Hy, suối Lồ Ồ, rừng đặc dụng của vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận.

3. Đối tượng miễn, giảm phí

a) Miễn phí thăm quan đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

b) Giảm 50% so với mức thu phí theo quy định đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định của pháp luật; người khuyết tật nặng, người cao tuổi, hộ nghèo. Trường hợp người thuộc diện được hưởng nhiều chính sách giảm phí theo quy định thì cũng chỉ được hưởng một mức giảm 50% phí.

4. Mức thu:

a) Các điểm thăm quan tại Hang Rái, vịnh Vĩnh Hy, suối Lồ Ồ:

- Người lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên): 20.000 đồng/lượt/người;

- Trẻ em (từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 10.000 đồng/lượt/người.

b) Điểm thăm quan tại rừng đặc dụng:

- Người lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên): 40.000 đồng/lượt/người;

- Trẻ em (từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 20.000 đồng/lượt/người.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; 10% còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Điều 8. Phí thăm quan tại Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan tại Vườn Quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận

3. Đối tượng miễn, giảm phí

a) Miễn phí thăm quan đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

b) Giảm 50% so với mức thu phí theo quy định đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định của pháp luật; người khuyết tật nặng, người cao tuổi, hộ nghèo. Trường hợp người thuộc diện được hưởng nhiều chính sách giảm phí theo quy định thì cũng chỉ được hưởng một mức giảm 50% phí.

4. Mức thu:

a) Người lớn (từ đủ 16 tuổi trở lên): 20.000 đồng/lượt/người.

b) Trẻ em (từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi): 10.000 đồng/lượt/người.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí được trích để lại 100% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

Điều 9. Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

1. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu và được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận.

3. Mức thu:

TT

Nội dung thu

Mức thu

I

Cấp mới giấy chứng nhận

1

Kinh doanh 01 môn thể thao.

1.000.000 đồng/giấy chứng nhận.

2

Kinh doanh từ 02 môn thể thao trở lên.

1.000.000 + 300.000 đồng/01 môn bổ sung nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/giấy chứng nhận.

II

Cấp lại giấy chứng nhận

1

Do mất hoặc hư hỏng.

100.000 đồng/giấy chứng nhận.

2

Do thay đổi nội dung về tên gọi, địa điểm, địa chỉ kinh doanh hoạt động thể thao (Trường hợp do yếu tố khách quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước hoặc chính quyền địa phương như thay đổi tên đường, số nhà... thì không thu phí cấp lại); điều chỉnh giảm danh mục hoạt động thể thao.

200.000 đồng/giấy chứng nhận.

3

Do bổ sung danh mục hoạt động thể thao kinh doanh.

300.000 đồng/môn thể thao bổ sung nhưng mức thu tối đa không quá 2.000.000 đồng/giấy chứng nhận.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 10. Phí thư viện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Cá nhân làm thẻ mượn, thẻ đọc sách, tài liệu (gọi tắt là thẻ bạn đọc) và sử dụng phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc tài liệu quý hiếm của Thư viện tỉnh Ninh Thuận và các Thư viện thuộc huyện, thành phố thuộc tỉnh

2. Tổ chức thu phí: Thư viện tỉnh Ninh Thuận và các Thư viện thuộc huyện, thành phố thuộc tỉnh.

3. Đối tượng miễn, giảm phí

a) Trẻ em, người cao tuổi, thương binh, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn các khoản chi phí làm thẻ thư viện,

b) Giảm 50% so với mức thu phí theo quy định đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định của pháp luật;

4. Mức thu:

a) Thư viện tỉnh:

- Thẻ bạn đọc (Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi): 30.000đ/thẻ/năm;

- Thẻ bạn đọc sử dụng phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc tài liệu quý hiếm (Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi): 100.000đ/thẻ/năm;

b) Thư viện huyện, thành phố:

- Thẻ bạn đọc (Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi): 15.000đ/thẻ/năm;

- Thẻ bạn đọc sử dụng phòng đọc đa phương tiện (Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi): 50.000đ/thẻ/năm;

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; 10% còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Điều 11. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng nộp phí: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Mức thu:

a) Trường hợp thẩm định lần đầu

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng vốn đầu tư dự án

(tỷ đồng)

≤ 50

>50 và ≤100

>100 và ≤200

>200 và ≤500

>500

Nhóm 1. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường

5,0

6,5

12,0

14,0

17,0

Nhóm 2. Dự án công trình dân dụng

4,8

6,0

10,5

11,2

17,5

Nhóm 3. Dự án hạ tầng kỹ thuật

7,5

9,5

17,0

18,0

25,0

Nhóm 4. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

5,5

6,7

12,0

12,6

16,8

Nhóm 5. Dự án Giao thông

8,1

10,0

18,0

20,0

25,0

Nhóm 6. Dự án Công nghiệp

8,4

10,5

19,0

20,0

26,0

Nhóm 7. Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6)

5,0

6,0

10,8

12,0

15,6

b) Trường hợp thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường: Mức thu bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 12. Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường

1. Đối tượng nộp phí: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Mức thu:

a) Trường hợp thẩm định lần đầu

STT

Tổng vốn đầu tư dự án

(tỷ đồng)

Mức phí thẩm định

(triệu đồng)

1

Đến 50

8,0

2

Trên 50 đến 100

9,0

3

Trên 100 đến 200

10,0

4

Trên 200 đến 500

12,0

5

Trên 500

15,0

b) Trường hợp thẩm định lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường: Mức thu bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 13. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác, sử dụng nước dưới đất

1. Đối tượng nộp phí: các tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Mức thu phí

a) Trường hợp cấp phép lần đầu

TT

Loại phí

Mức phí

(đồng/đề án, báo cáo)

1

Đề án thiết kế giếng thăm dò, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng dưới 200m3/ngày đêm

400.000

2

Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm

1.100.000

3

Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1000 m3/ngày đêm

2.600.000

4

Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 3000m3/ngày đêm

5.000.000

5

Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò nước dưới đất có lưu lượng dưới 200m3/ngày đêm

400.000

6

Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm

1.400.000

7

Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm

3.400.000

8

Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm

6.000.000

b) Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước dưới đất: bằng 50% mức phí cấp phép lần đầu.

c) Trường hợp cấp lại giấy phép thăm dò nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước dưới đất: bằng 30% mức phí cấp phép lần đầu.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 14. Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển

1. Đối tượng nộp phí: các tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.

2. Tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Mức thu phí

a) Trường hợp cấp phép lần đầu

TT

Loại phí

Mức phí

(đồng/đề án, báo cáo)

1

Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm và nước biển có lưu lượng trên 10.000m3/ngày đêm đến dưới 25.000m3/ngày đêm

600.000

2

Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3 đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm và nước biển có lưu lượng từ 25.000m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm

1.800.000

3

Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3 đến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200kw đến dưới 1.000kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm đến dưới 20.000m3/ngày đêm và nước biển có lưu lượng từ 50.000m3/ngày đêm đến dưới 75.000 m3/ngày đêm

4.400.000

4

Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1m3 đến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000kw đến dưới 2.000kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3/ngày đêm đến dưới 50.000m3/ngày đêm và nước biển có lưu lượng từ 75.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm

8.400.000

b) Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt: bằng 50% mức phí cấp phép lần đầu.

c) Trường hợp cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt: bằng 30% mức phí cấp phép lần đầu.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 15. Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi

1. Đối tượng nộp phí: các tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

2. Tổ chức thu phí:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu phí thẩm định đề án xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

3. Mức thu phí

a) Trường hợp cấp phép lần đầu

TT

Loại phí

Mức phí

(đồng/đề án, báo cáo)

1

Đề án xả nước thải có lưu lượng dưới 100m3/ngày đêm

600.000

2

Đề án xả nước thải có lưu lượng từ 100m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm

1.800.000

3

Đề án xả nước thải có lưu lượng từ 500m3/ngày đêm đến dưới 2.000m3/ngày đêm

4.400.000

4

Đề án xả nước thải có lưu lượng từ 2.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm

8.400.000

5

Đề án xả nước thải có lưu lượng trên 10.000m3/ngày đêm đến dưới 15.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

10.000.000

6

Đề án xả nước thải có lưu lượng từ 15.000m3/ngày đêm đến dưới 20.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

11.600.000

7

Đề án xả nước thải có lưu lượng từ 20.000m3/ngày đêm đến dưới 25.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.

13.000.000

8

Đề án xả nước thải có lưu lượng trên 25.000m3/ngày đêm đến dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

14.600.000

b) Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi: bằng 50% mức phí cấp phép lần đầu.

c) Trường hợp cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi: bằng 30% mức phí cấp phép lần đầu.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 16. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất

1. Đối tượng nộp phí: các tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

2. Tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Mức thu phí

a) Trường hợp cấp phép lần đầu: 1.400.000 đồng/hồ sơ.

b) Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất: bằng 50% mức phí cấp phép lần đầu.

c) Trường hợp cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất: bằng 30% mức phí cấp phép lần đầu.

4. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

5. Quản lý và sử dụng phí: Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 17. Phí cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

2. Tổ chức thu phí: Văn phòng đăng ký đất đai

3. Đối tượng miễn, giảm phí

a) Đối tượng được miễn

- Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên;

- Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.

b) Đối tượng giảm: Hộ nghèo, người có công cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 50% so với mức thu phí theo quy định.

4. Mức thu phí: 20.000 đồng/trường hợp (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án).

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày thu phí, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

c) Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 điều 19, khoản 2 điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

6. Quản lý và sử dụng phí: tổ chức thu phí được để lại 50% số tiền phí thu được để phục vụ công tác thu phí và được chi dùng cho các nội dung theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; 50% còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Điều 18. Lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp lệ phí: Người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

2. Tổ chức thu phí: Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Công an xã, phường, thị trấn.

3. Đối tượng miễn lệ phí và các trường hợp không thu lệ phí đăng ký cư trú:

a) Miễn thu lệ phí đối với: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; con dưới 18 tuổi của thương binh; người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật; hộ nghèo; đồng bào các dân tộc thiểu số ở các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; điều chỉnh các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính, đổi tên đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

b) Không thu lệ phí đối với trường hợp: Điều chỉnh các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi có sai sót về thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú do lỗi của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú.

4. Mức thu:

a) Mức thu tại các phường thuộc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

- Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 20.000 đồng/lần đăng ký.

- Cấp mới, cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân: 20.000 đồng/lần cấp.

- Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 8.000 đồng/lần điều chỉnh.

- Gia hạn tạm trú: 10.000 đồng/lần gia hạn.

b) Mức thu tại các khu vực khác

- Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 10.000 đồng/lần đăng ký.

- Cấp mới, cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân: 10.000 đồng/lần cấp.

- Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 4.000 đồng/lần điều chỉnh.

- Gia hạn tạm trú: 5.000 đồng/lần gia hạn.

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

6. Quản lý lệ phí: tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 19. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp lệ phí: Người được cơ quan Công an cấp chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật về chứng minh nhân dân.

2. Tổ chức thu phí: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh; Công an các huyện (trừ Công an thành phố Phan Rang - Tháp Chàm).

3. Đối tượng miễn lệ phí và các trường hợp không thu lệ phí

a) Miễn thu lệ phí cấp chứng minh nhân dân đối với: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; con dưới 18 tuổi của thương binh; người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật; hộ nghèo; đồng bào các dân tộc thiểu số ở các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; điều chỉnh các thay đổi trong chứng minh nhân dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính, đổi tên đường phố, số nhà.

b) Không thu lệ phí đối với trường hợp: Điều chỉnh các thay đổi trong chứng minh nhân dân khi có sai sót về thông tin trong chứng minh nhân dân do lỗi của cơ quan cấp chứng minh nhân dân.

4. Mức thu lệ phí chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp chứng minh nhân dân):

a) Cấp lần đầu, cấp lại, cấp đổi tại các phường thuộc thành phố Phan Rang- Tháp Chàm: 9.000 đồng/lần cấp

b) Cấp lần đầu, cấp lại, cấp đổi tại các khu vực khác: 4.000 đồng/lần cấp

5. Kê khai, nộp phí

a) Người nộp phí thực hiện kê khai, nộp phí theo từng lần phát sinh.

b) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

6. Quản lý lệ phí: tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 20. Lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp lệ phí: Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định pháp luật.

2. Tổ chức thu lệ phí: Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Đối tượng được miễn lệ phí:

a) Các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hộ tịch năm 2014.

b) Người cao tuổi.

4. Mức thu lệ phí

a) Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã

- Khai sinh: 5.000 đồng.

- Khai tử: 5.000 đồng.

- Kết hôn: 30.000 đồng.

- Nhận cha, mẹ, con: 15.000 đồng.

- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi, bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước: 15.000 đồng.

- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 15.000 đồng.

- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác: 5.000 đồng.

b) Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Khai sinh: 75.000 đồng.

- Khai tử: 75.000 đồng.

- Kết hôn: 1.500.000 đồng.

- Giám hộ, chấm dứt giám hộ: 75.000 đồng.

- Nhận cha, mẹ, con: 1.500.000 đồng.

- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài: 25.000 đồng.

- Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: 75.000 đồng.

- Đăng ký hộ tịch khác: 75.000 đồng.

5. Kê khai, nộp lệ phí

a) Người nộp lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

b) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

6. Quản lý lệ phí: tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 21. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh Ninh Thuận

1. Đối tượng nộp lệ phí: người sử dụng lao động phải nộp lệ phí khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Tổ chức thu lệ phí: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

3. Mức thu lệ phí

a) Cấp mới giấy phép lao động: 400.000 đồng/giấy phép;

b) Cấp lại giấy phép lao động: 300.000 đồng/giấy phép.

4. Kê khai, nộp lệ phí

a) Người nộp lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

b) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

5. Quản lý lệ phí: tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 22. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất

1. Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.

2. Tổ chức thu lệ phí: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh.

3. Đối tượng miễn lệ phí: Hộ nghèo, người có công cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Mức thu lệ phí

a) Cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân

- Tại các phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

* Trường hợp cấp mới: 80.000 đồng/giấy.

* Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: 20.000 đồng/giấy.

+ Trong trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất):

* Trường hợp cấp mới: 25.000 đồng/giấy.

* Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: 20.000 đồng/giấy.

+ Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 15.000 đồng/1 lần.

+ Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 10.000 đồng/1 lần.

- Tại các khu vực khác: Tính bằng 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

b) Cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức

- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

+ Trường hợp cấp mới: 400.000 đồng/giấy.

+ Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/giấy.

- Trong trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất):

+ Trường hợp cấp mới: 100.000 đồng/giấy.

+ Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/giấy.

- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: 20.000 đồng/1 lần.

- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 20.000 đồng/1 lần.

5. Kê khai, nộp lệ phí

a) Người nộp lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

b) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

6. Quản lý lệ phí: tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Điều 23. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

1. Đối tượng nộp lệ phí: tổ chức, cá nhân xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

2. Tổ chức thu lệ phí: Sở Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Mức thu lệ phí

a) Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 75.000 đồng/01 giấy phép.

b) Cấp phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng/01 giấy phép.

c) Trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng: 15.000 đồng/01 giấy phép.

4. Kê khai, nộp lệ phí

a) Người nộp lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

b) Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

5. Quản lý lệ phí: tổ chức thu lệ phí nộp 100% tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của cơ quan thu lệ phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.327

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!