Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 89/2002/NĐ-CP in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn

Số hiệu: 89/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 07/11/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89/2002/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2002 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC IN, PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ các Luật thuế và Pháp lệnh Thuế hiện hành;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán - Thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1988;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có quyền và nghĩa vụ trong việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

Điều 2. Loại, hình thức và nội dung của hoá đơn

1. Các loại hoá đơn quy định tại Nghị định này gồm:

a) Hoá đơn giá trị gia tăng;

b) Hoá đơn bán hàng;

c) Hoá đơn thu mua hàng;

d) Các loại hoá đơn khác.

2. Hoá đơn được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

a) Hoá đơn in thành mẫu;

b) Hoá đơn in theo mẫu quy định từ máy tính tiền;

c) Các loại tem, vé có in sẵn mệnh giá.

3. Nội dung hoá đơn phải có đủ các chỉ tiêu theo quy định thì mới có giá trị pháp lý.

4. Hình thức, nội dung chi tiết của hoá đơn do Bộ Tài chính quy định.

Điều 3. Một số từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ.

2. Hoá đơn tự in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân được phép in hoặc đặt in theo mẫu quy định.

3. Phát hành hoá đơn là việc tổ chức, cá nhân đưa hoá đơn đã được in ra sử dụng.

4. Ký hiệu hoá đơn là dấu hiệu phân loại hoá đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát hành hoá đơn.

5. Số của hoá đơn là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hoá đơn.

6. Liên hoá đơn là các tờ trong cùng 1 số hoá đơn.

7. Lập hoá đơn là việc dùng phương tiện cần thiết để ghi đầy đủ thông tin theo các chỉ tiêu trên hoá đơn.

8. Hoá đơn khống là hoá đơn đã được lập nhưng nội dung giao dịch là không có thực.

9. Hoá đơn giả là hoá đơn không phải do tổ chức, cá nhân có quyền in và phát hành.

Điều 4. Các hành vi bị cấm

Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân in, phát hành, sử dụng, quản lý, mua, bán hoá đơn trái với quy định tại Nghị định này.

Chương 2:

IN, PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN

Điều 5. In hoá đơn

1. Bộ Tài chính in hoá đơn để phát hành và bán cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định của các Luật thuế, Pháp lệnh Thuế.

2. Tổ chức, cá nhân được tự in hoá đơn theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tự in hoá đơn

1. Tổ chức, cá nhân được phép tự in hoá đơn, khi đặt in hoá đơn phải theo đúng mẫu đã được người đứng đầu tổ chức duyệt, ký và ghi rõ họ, tên trên mẫu hoá đơn đặt in; có hợp đồng in hoá đơn với tổ chức nhận in trong đó ghi cụ thể số lượng, ký hiệu, số thứ tự hoá đơn; sau mỗi lần in hoặc kết thúc hợp đồng in phải thực hiện thanh lý hợp đồng in.

2. Trước khi in hoá đơn đợt mới phải báo cáo việc sử dụng hoá đơn in đợt cũ và đăng ký in mới với cơ quan thuế về ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn, nơi in.

Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của tổ chức nhận in hoá đơn

1. Tổ chức nhận in hoá đơn phải có đủ các điều kiện hành nghề in theo quy định của pháp luật.

2. Khi in hoá đơn phải căn cứ mẫu hoá đơn đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản, đối chiếu với mẫu hoá đơn đặt in đã được người có thẩm quyền duyệt, phải in hoá đơn theo đúng hợp đồng đã ký với bên đăt in, trong đó ghi cụ thể số lượng, ký hiệu, số thứ tự hoá đơn; khi in xong phải thực hiện thanh lý hợp đồng, thanh huỷ các bản in, bản kẽm, sản phẩm in thừa, in hỏng.

3. Mở sổ sách theo dõi tình hình đặt in hoá đơn, định kỳ hàng quý lập và gửi báo cáo cho cơ quan Thuế về số lượng hoá đơn đã in của từng tổ chức, cá nhân đặt in.

Điều 8. Phát hành hoá đơn

1. Hoá đơn do Bộ Tài chính in; hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự in khi đưa ra sử dụng phải thông báo phát hành bằng văn bản về loại, hình thức, mẫu và thời gian sử dụng hoá đơn; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoá đơn đã thông báo phát hành.

2. Tổ chức, cá nhân khi mua hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành phải ghi hoặc đóng dấu tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của từng số hoá đơn tại cơ quan nơi cung cấp hoá đơn.

3. Thủ tục mua hoá đơn, thủ tục đăng ký sử dụng hoá đơn tự in do Bộ Tài chính quy định.

Điều 9. Sử dụng hoá đơn

1. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ:

a) Khi bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ phải lập, giao hoá đơn cho khách hàng theo quy định của Nghị định này.

Trường hợp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị dưới mức quy định mà người mua không yêu cầu thì không bắt buộc phải lập hoá đơn. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức tiền không bắt buộc phải lập hoá đơn.

b) Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng theo các chỉ tiêu in sẵn trên hoá đơn, những chỉ tiêu không sử dụng phải gạch bỏ. Nội dung ghi một lần trên các liên hoá đơn cùng số phải giống nhau.

c) Phải sử dụng hoá đơn theo đúng thứ tự từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số. Trường hợp viết sai cần hủy bỏ hoá đơn thì gạch chéo ghi rõ huỷ bỏ và phải lưu đầy đủ các liên của số hoá đơn hủy bỏ.

d) Phải bảo quản, lưu giữ hoá đơn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về kế toán thống kê.

đ) Hàng tháng phải báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau; hàng năm phải báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn chậm nhất vào ngày 25 tháng 2 của năm sau với cơ quan nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn.

e) Khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn và nộp lại toàn bộ số hoá đơn chưa sử dụng cho cơ quan cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động.

g) Khi có thay đổi mẫu hoá đơn phải thông báo công khai về số lượng, chủng loại hoá đơn hết giá trị sử dụng; thanh, quyết toán, nộp lại hoá đơn không sử dụng cho cơ quan thuế.

2. Đối với tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ.

a) Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ lập và giao liên 2 hoá đơn để lưu giữ và sử dụng theo quy định.

b) Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, các đơn vị thực hiện dự án khi mua hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm kiểm tra nội dung các chỉ tiêu ghi trên hoá đơn, từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với liên hoá đơn lưu của bên bán.

c) Đối với người mua hàng hoá, dịch vụ để tiêu dùng thực hiện tốt việc lưu giữ hoá đơn sẽ được hưởng các quyền lợi về việc sử dụng hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 10. Sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản

1. Đối với tổ chức, cá nhân thu mua hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người trực tiếp sản xuất bán không có hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn thu mua hàng giao cho người bán; trường hợp thu mua hàng hoá có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên hoặc mua nhiều lần của một người thì phải căn cứ Giấy chứng minh nhân dân của người bán để ghi đúng: Họ, tên, địa chỉ của người bán; số lượng, đơn giá, tổng số tiền thanh toán và yêu cầu người bán ký tên, nhận liên 2 của hoá đơn.

2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản trực tiếp bán cho người thu mua hàng hoá phải yêu cầu người mua hàng lập và giao hoá đơn thu mua hàng theo đúng quy định tại khoản 1 Điều này; có trách nhiệm lưu giữ hoá đơn thu mua hàng để làm cơ sở đối chiếu khi cần thiết.

Trường hợp bán hàng có giá trị từ 1 triệu đồng trở lên hoặc bán nhiều lần cho một đơn vị, cá nhân thu mua hàng hoá phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để người mua hàng lập hoá đơn, ghi đúng các chỉ tiêu theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Quản lý hoá đơn

1. Đối với Bộ Tài chính:

a) Hướng dẫn và thực hiện mở sổ sách theo dõi việc nhập, xuất hoá đơn, đăng ký sử dụng, thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn theo đúng quy định;

b) Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng, quản lý hoá đơn của tổ chức, cá nhân in, phát hành, sử dụng hoá đơn;

c) Phải thực hiện bảo quản, quản lý hoá đơn, không được để hư hỏng, mất hoá đơn;

d) Thông báo về việc mất hoá đơn; thu hồi hoá đơn không sử dụng do: sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động của các đơn vị đăng ký sử dụng hoá đơn, đổi mẫu hoá đơn, hoá đơn thông báo mất nhưng đã tìm thấy, hoá đơn in trùng ký hiệu, trùng số, hoá đơn rách nát cần thanh hủy.

Khi thu hồi hoá đơn để thanh hủy phải lập bảng kê chi tiết, ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn thanh hủy. Việc thanh huỷ hoá đơn phải được Bộ Tài chính chấp thuận và phải thành lập Hội đồng thanh huỷ. Hội đồng thanh huỷ hoá đơn do Bộ Tài chính quy định.

2. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn:

a) Phải sử dụng hoá đơn theo đúng quy định, không được mua, bán, cho hoá đơn hoặc dùng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được sử dụng hoá đơn để kê khai khống thuế, chi phí, thanh quyết toán tài chính;

b) Mở sổ sách theo dõi, có nội quy quản lý và phương tiện bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định của pháp luật. Không được để hư hỏng, mất hoá đơn;

c) Phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn về việc mất hoá đơn;

d) Phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng hoá đơn theo đúng quy định.

Chương 3:

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 12. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hoá đơn

1) Đối với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9. 000.000 đồng đối với hành vi đặt in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.

2. Đối với tổ chức nhận in hoá đơn

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hoá đơn;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi nhận in hoá đơn trùng ký hiệu, trùng số.

Điều 13. Đối với hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn nhưng không thực hiện thông báo phát hành hoá đơn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tự in không đăng ký sử dụng hoá đơn với cơ quan Thuế.

Điều 14. Đối với hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi lập hoá đơn không ghi rõ các chỉ tiêu: Chữ ký, hình thức thanh toán.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ, trừ các trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định không phải lập hoá đơn.

3. Căn cứ vào giá trị ghi trên liên 2 của hoá đơn, phạt tiền đối với các hành vi lập hoá đơn có chênh lệch giữa các liên của mỗi số hoá đơn như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch từ 10.000.000 đồng trở lên.

4. Căn cứ vào giá trị ghi trên liên 2 của mỗi số hoá đơn, phạt tiền đối với hành vi sử dụng hoá đơn khống như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị dưới 2.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của hoá đơn đã sử dụng.

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số hoá đơn đối với hành vi sử dụng hoá đơn giả.

8. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này tối đa là 100.000.000 đồng.

Điều 15. Đối với hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn chậm; lưu trữ, bảo quản hoá đơn không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hoá đơn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hoá đơn không đúng quy định cho mỗi số hoá đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng

Điều 16. Đối với hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn

1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên 2 của mỗi số hoá đơn chưa sử dụng.

2. Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng.

3. Đối với hành vi cho, bán hóa đơn:

a) Trường hợp cho, bán hóa đơn phát hiện đã sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 4, khoản 8 Điều 14 Nghị định này.

b) Trường hợp cho, bán hóa đơn chưa sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt theo mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Mức phạt đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này tối đa là 50.000.000 đồng.

Điều 17. Các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều 14, 15, 16 của Nghị định này dẫn đến trốn thuế thì:

1. Bị truy thu đủ số thuế trốn.

2. Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các Luật thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 18. Các biện pháp khắc phục khác

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 14; khoản 3 Điều 15 của Nghị định này thì các hoá đơn đó không được kê khai để tính khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính vào chi phí khi tính thuế. Trường hợp đã thanh toán thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán, đã khấu trừ, đã hoàn, đã tính vào chi phí để tính thuế; đối với các đơn vị thụ hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước thì không được quyết toán chi ngân sách; đối với các chủ đầu tư thì không được quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.

2. Tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn khi:

a) Có hành vi mua, bán hoá đơn không đúng quy định tại Nghị định này;

b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn và thuế quy định tại Nghị định này.

c) Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày vi phạm tại điểm a khoản này bị phát hiện và từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt tại điểm b khoản này. Nếu vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.

Trường hợp, quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm tại điểm a, b khoản này chưa được khắc phục thì áp dụng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan Thuế có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Cơ quan Thuế có quyền thu hồi hoá đơn hết hạn sử dụng; hoá đơn đổi mẫu; hoá đơn đã thông báo mất mà tìm lại được; hoá đơn in trùng ký hiệu, trùng số; hoá đơn rách nát; hoá đơn sử dụng không đúng quy định và số tiền thu được do bán hoá đơn trái quy định tại Nghị định này.

Điều 19. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hiệu thi hành quy định xử phạt

Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn phải thi hành quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm. Nếu cố tình không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm thì bị cưỡng chế chấp hành theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Thẩm quyền xử lý vi phạm

Cơ quan thuế, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn; thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 21. Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn dẫn đến khai man, trốn thuế thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Thuế để xử lý hành vi vi phạm về khai man, trốn thuế.

3. Các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn dẫn đến trốn thuế mà theo quy định của pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành phải lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn cho cơ quan đã đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KHEN THƯỞNG

Điều 22. Quy định về khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm về hoá đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 23. Quy định về khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có công phát hiện, tố giác, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 3 Điều 15, Điều 16 của Nghị định này thay thế các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Điều 25. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Nghị định này.

Điều 26. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
---------

No. 89/2002/ND-CP

Hanoi, November 07th, 2002

 

DECREE

THE PRINTING, ISSUANCE, USE AND ADMINISTRATION OF INVOICES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001; Pursuant to the current laws and ordinances on tax;
Pursuant to the Ordinance on Accounting and Statistics dated 20 May 1988;
Pursuant to the Ordinance on Dealing with Administrative Offences dated 2 July 2002; On the proposal of the Minister of Finance;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and applicable subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Types, forms and contents of invoices

1. The types of invoices governed by this Decree shall comprise:

(a) Value added invoices.

(b) Sale of goods invoices.

(c) Procurement invoices.

(d) Other types of invoices.

2. Invoices shall be made in one of the following forms:

(a) Invoices printed on a sample form.

(b) Invoices printed following a stipulated form from a cash register.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Invoices shall only have legal validity when their contents include all the criteria stipulated by the regulations.

4. The Ministry of Finance shall provide regulations on the forms of, and the contents of criteria on invoices.

Article 3. The following terms in this Decree shall be construed as follows:

1. Invoice means any voucher which is printed on a sample form, printed from a cash register or printed as a ticket with a face value in accordance with State regulations, fixing the quantity and value of goods or services purchased, sold or exchanged and fixing the rights and obligations of parties participating in the transaction of purchase, sale or exchange of goods or services.

2. Self-printed invoice means an invoice which an organization or individual is permitted to print, or permitted to order to have printed, in accordance with a prescribed form.

3. Issuance of an invoice means an organization or individual introduces into use an invoice which has already been printed.

4. Invoice symbol means the sign classifying the invoice by a system of Vietnamese letters plus the year of issuance of the invoice.

5. Invoice number means a number following a consecutive order and following a row of natural numbers in the invoice symbol.

6. Duplicates/counterfoils means the papers jointly making up one invoice number.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Blank invoice means an invoice which has been prepared but does not contain contents of a transaction.

9. False invoice means an invoice which an organization or individual does not have the right to print or to issue.

Article 4. Prohibited conduct

It is strictly prohibited for any organization or individual to print, issue, use, administer, purchase or sell an invoice contrary to the provisions in this Decree.

Chapter II

PRINTING, ISSUANCE, USE AND ADMINISTRATION OF INVOICES

Article 5. Printing invoices

1. The Ministry of Finance shall print invoices for issuance and sale to organizations and individuals to use in accordance with the laws and ordinances on tax.

2. Organizations and individuals shall be permitted to self-print invoices in accordance with the provisions in this Decree and guidelines of the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When organizations and individuals who are permitted to self-print invoices place an order for printing invoices, they must correctly follow the sample approved by the head of their organization, they must write their full name and sign the sample form which they send to the organization accepting the printing of invoices, and they must have a contract for printing invoices with such organization which specifies the quantity of invoices, the invoice symbols, and the range of consecutive numbers of the invoices. After each printing occasion or on termination of a printing contract, the parties must liquidate the contract.

2. Prior to printing a new tranche of invoices, a report must be made to the tax office on the use of the former tranche and the following items of the new tranche to be printed must be registered: invoice symbols, quantity of invoices, the range of consecutive numbers and the place of printing.

Article 7. Conditions for, and responsibilities of organizations accepting the printing of invoices

1. Organizations which accept the printing of invoices must satisfy the conditions for practising printing in accordance with law.

2. Invoices must be printed using a sample form approved in writing by the Ministry of Finance, and must be compared with the sample form which was approved by the competent person and provided [to the printer] when the order for printing was made; invoices must be printed correctly in accordance with the contract signed by the person making the order, which contract must specify the quantity of invoices, the invoice symbols and the range of consecutive numbers of the invoices. After printing is finished, there must be liquidation of the contract, and the following things must be destroyed: the printing board, the print stereotype, any excess products printed and any damaged prints.

3. A register shall be opened to monitor any orders for printing, and every quarter a report must be made and sent to the tax office on the quantity of invoices printed by each organization and individual placing an order for printing.

Article 8. Issuance of invoices

1. The Ministry of Finance shall issue invoices. When organizations and individuals introduce self-printed invoices into use, they must provide written notice of the fact of issuance [to the Ministry of Finance?] and specify the type, form, sample and use period of the invoices. Organizations and individuals shall be legally liable for the invoices whose issuance they notify.

2. When organizations and individuals purchase invoices issued by the Ministry of Finance, they must write or seal their name, address and tax code number on two duplicates of each invoice number at the office of the agency issuing the invoices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9. Use of invoices

1. Applicable to organizations and individuals who sell goods and services:

(a) On the sale or exchange of goods and services, an invoice must be prepared and handed to the client in accordance with law.

In the case of retail sale of goods or provision of services with a value below a stipulated level and the purchaser does not request an invoice, it is not compulsory to prepare one. The Ministry of Finance shall regulate the specific monetary level at which it is not compulsory to prepare an invoice.

(b) When preparing an invoice, all the printed criteria must be filled in fully and correctly, and any criteria not filled in must be crossed out. Contents written on any one occasion on duplicates making up the one invoice number must resemble each other.

(c) Invoices must be used in their correct consecutive order moving from small numbers to larger ones, without jumping a number. If an error is made and it is necessary to invalidate an invoice, it must be diagonally crossed out and the word “rescinded” written clearly and all duplicates of the rescinded invoice must be retained.

(d) Invoices not yet used and invoices already used must be preserved and archived in accordance with the laws on tax and the laws on accounting and statistics.

(dd) A monthly report must be made on the status of use of invoices by the 10th day of the following month at the latest, and an annual report must be made on finalization of use of invoices by 25 February of the following year at the latest, to the office which provided the invoices or where their use was registered.

(e) On merger, consolidation, dissolution, conversion of form of ownership, bankruptcy or interruption1 of operations, a report must be made on finalization of use of invoices as well as handing in all unused invoices to the office which provided the invoices or where their use was registered, within 15 days at the latest from the date of the decision on merger, consolidation, dissolution, conversion of form of ownership, bankruptcy or interruption of operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Applicable to organizations and individuals who purchase goods and services:

(a) Organizations and individuals who purchase goods and services shall have the right and obligation to request the organization or individual selling the goods and services to prepare and handover the second duplicate for archiving and use in accordance with law.

(b) With respect to production and trading organizations and individuals who declare and pay tax, entities which are beneficiaries of State budget funds, and entities implementing projects which purchase goods and services, they shall be responsible to check the contents of the criteria recorded on invoices and refuse to accept any invoice on which incorrect criteria are recorded or which record different values on duplicate invoices retained by each party.

(c) Organizations and individuals who purchase goods and services for consumption and who properly retain invoices shall enjoy the benefits of the use of invoices in accordance with the regulations of the Ministry of Finance.

Article 10. Use of invoices to procure agricultural, forestry or aquatic goods

1. Where organizations and individuals procure goods being unprocessed agricultural, forestry or aquatic goods from sellers being direct producers who do not have a sales invoice, such purchasers must prepare a procurement invoice and hand it to the seller; if goods worth one million dong or more are procured, or if goods are purchased on many occasions from the same seller, the seller’s citizen identity card shall be relied on to record the full name and address of the seller, the quantity, unit price and total sum paid, and the seller must be asked to sign his name and to accept the second duplicate of the invoice.

2. Organizations and individuals producing agricultural, forestry or aquatic goods and directly selling them to purchasers must ask such purchasers to prepare a procurement invoice and hand it to the seller in accordance with the provisions in clause 1 of this article; and they shall be responsible to retain procurement invoices so that the invoices can be used for comparison purposes when necessary.

If goods worth one million dong or more are sold, or if goods are sold on many occasions to the same purchasing entity or individual procuring goods, [the seller] must present his citizen identity card so that the purchaser may prepare an invoice and correctly record all the criteria in accordance with the provisions in clause 1 of this article.

Article 11. Administration of invoices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Guide and open a register to monitor in-coming and out-going invoices, and to register their use and finalization of use in accordance with the regulations.

(b) Regularly provide a plan for inspection of use and for administration of invoices which organizations and individuals print, issue and use.

(c) Preserve and administer invoices, and not allow them to be damaged or lost.

(d) Notify any loss of invoices2. Reclaim any invoices which are unused due to: merger, dissolution or interruption of operations of an entity registering the use of invoices, changing the sample form of invoices, re-finding invoices which were notified as having been lost, printing invoices with overlapping symbols or numbers, or torn invoices which need to be destroyed.

When invoices are reclaimed for destruction, a list shall be prepared of the criteria, invoice symbols, quantity and numbers in consecutive order of the invoices to be destroyed. The Ministry of Finance must approve any destruction of invoices, and a Liquidation Council must be established in accordance with regulations of the Ministry of Finance.

2. Applicable to organizations and individuals using invoices: [They shall:]

(a) Use invoices correctly in accordance with the regulations; not purchase, sell or give invoices to other organizations and individuals; not use invoices of other organizations and individuals; not use invoices to make fraudulent tax declarations or fraudulent accounting finalizations.

(b) Open a monitoring register, and have internal management rules and facilities to preserve and archive invoices in accordance with law. Not allow the destruction or loss of invoices.

(c) Immediately provide written notification of any loss of an invoice to the office which issued the invoice or where its use was registered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

DEALING WITH ADMINISTRATIVE BREACHES

Article 12. Fines for administrative breaches regarding printing of invoices

1. Applicable to organizations and individuals who order printing of invoices:

(a) A fine of from 1,000,000 dong to 5,000,000 dong shall be imposed for ordering printing of invoices without the competent State body providing written approval for the invoice form.

(b) A fine of from 4,000,000 dong to 9,000,000 dong shall be imposed for ordering printing of invoices with overlapping symbols or numbers.

2. Applicable to organizations which accept orders for printing invoices:

(a) A fine of from 1,000,000 dong to 5,000,000 dong shall be imposed for accepting an order for printing invoices without the competent State body providing written approval for the invoice form.

(b) A fine of from 4,000,000 dong to 9,000,000 dong shall be imposed for accepting an order for printing invoices with overlapping symbols or numbers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of from 500,000 dong to 1,000,000 dong shall be imposed on an organization or individual who uses an invoice without providing a notice of issuance of invoice.

2. A fine of from 1,000,000 dong to 2,000,000 dong shall be imposed on an organization or individual who uses a self-printed invoice without registering use of the invoice with the tax office.

Article 14. Applicable to breaches regarding use of invoices

1. A fine of from 100,000 dong to 300,000 dong shall be imposed for preparation of an invoice without clearly completing the criteria on signature or form of payment.

2. A fine of from 2,000,000 dong to 7,000,000 dong shall be imposed for failure to prepare an invoice on the sale of goods or services, except for cases where the law does not require an invoice.

3. Depending on the value recorded on the second duplicate, a fine shall be imposed for preparation of an invoice with differences in duplicates of the one invoice number as follows:

(a)  A fine of from 500,000 dong to 1,000,000 dong applicable to each invoice number where there are differences below 1,000,000 dong.

(b) A fine of from 2,000,000 dong to 3,000,000 dong applicable to each invoice number where there are differences from 1,000,000 dong to below 5,000,000.

(c) A fine of from 4,000,000 dong to 5,000,000 dong applicable to each invoice number where there are differences from 5,000,000 dong to below 10,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Depending on the value recorded on the second duplicate of the one invoice number, a fine shall be imposed for use of fraudulent invoices as follows:

(a) A fine of from 1,000,000 dong to 2,000,000 dong applicable to each invoice number where the value is below 2,000,000 dong.

(b) A fine of from 3,000,000 dong to 5,000,000 dong applicable to each invoice number where the value is from 2,000,000 dong to below 5,000,000 dong.

(c) A fine of from 6,000,000 dong to 20,000,000 dong applicable to each invoice number where the value is 5,000,000 dong or more.

5. A fine of from 1,000,000 dong to 2,000,000 applicable to each invoice number shall be imposed for use of an invoice whose use validity has expired.

6. A fine of from 2,000,000 dong to 6,000,000 applicable to each invoice number shall be imposed for erasing or altering the contents of criteria on a used invoice.

7. A fine of from 3,000,000 dong to 10,000,000 applicable to each invoice number shall be imposed for using a false invoice.

8. A maximum fine of 100,000,000 dong shall be applied for the breaches stipulated in clauses 3, 4, 5, 6 and 7 of this article.

Article 15. Applicable to breaches regarding administration of invoices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of from 1,000,000 dong to 2,000,000 dong shall be imposed on an organization or individual who fails to report the use, payment or use finalization of an invoice.

3. A fine of from 1,000,000 dong to 2,000,000 dong shall be imposed for accepting or purchasing an invoice incorrectly in terms of the regulations, applicable to each invoice number used. The maximum level of fine shall be 50,000,000 dong.

Article 16. Applicable to losing, giving away or selling invoices

1. A fine of 500,000 shall be imposed for losing the second duplicate of any one unused invoice number.

2. A fine of 200,000 shall be imposed for losing other duplicates and the second duplicate of any one used invoice number.

3. Applicable to giving away or selling invoices:

(a) In a case of giving away or selling an invoice discovered to have been used, the organization or individual giving or selling it shall be fined at the level stipulated in clauses 4 and 8 of article 14 of this Decree.

(b) In a case of giving away or selling an unused invoice then the organization or individual giving or selling it shall be fined at the level stipulated in clauses 1 and 2 of this article.

4. A maximum fine of 50,000,000 dong shall be applied for the breaches stipulated in clauses 1, 2 and 3 (b) of this article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any organization or individual guilty of a breach stipulated in articles 14, 15 or 16 of this Decree which results in tax evasion shall:

1. Be obliged to repay the amount of tax evaded.

2. Be subject to a tax fine pursuant to the laws on tax, or in the case of a serious offence be subject to criminal prosecution in accordance with law.

Article 18. Other redressing measures

1. Where an organization or individual is guilty of a breach stipulated in clauses 3 to 7 inclusive of article 14 or in clause 3 of article 15 of this Decree, the invoices concerned may not be declared for deduction or refund of VAT and may not be included in expenses when calculating tax. In cases where payment has already been made, then the total sum paid or deducted or refunded or included in expenses for tax calculation must be paid back; and in respect of entities enjoying State budget funds, they may not conduct accounting finalization of budget disbursements; and in respect of investors they may not conduct accounting finalization of the value of completed capital construction works.

2. Organizations and individuals shall have their use of invoices temporarily suspended when:

(a) They purchase or sell invoices incorrectly in terms of the provisions of this Decree.

(b) They fail to implement decisions imposing a fine for an administrative offence regarding invoices and tax as stipulated in this Decree.

(c) The maximum duration of temporary suspension of use of invoices shall be 3 months as from the date of discovery of a breach in sub-clause (a) above and as from the date an organization or individual fails to correctly implement a decision imposing a fine in sub-clause (b) above. If an offence is redressed earlier than 3 months, then the effectiveness of the temporary suspension of use of invoices shall end immediately after the day on which redress is completed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In necessary cases, the tax office may recommend that the competent State office revoke a business registration certificate.

4. The tax office shall have the right to revoke the following: invoices whose use has expired; change of sample form invoices; invoices which have been re-found after a notice of loss was provided; invoices printed with overlapping symbols or numbers; torn invoices; invoices not correctly used in terms of the regulations; and [the tax office shall have the right] to recall the amount collected from the sale of invoices contrary to the provisions of this Decree.

Article 19. Principles and procedures for dealing with breaches; extenuating and aggravating circumstances; enforcement of, and limitation period for enforcing penalty decisions

Principles for dealing with breaches; procedures for imposing fines; extenuating and aggravating circumstances; and the limitation period for enforcing fines imposed for administrative offences regarding invoices as stipulated in this Decree shall be implemented in accordance with the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.

Any organization or individual which is fined for an offence in printing, issuing, using or administering an invoice must comply with the decision within a time-limit of ten (10) days as from the date the competent agency issues the decision on the administrative offence. If it deliberately fails to comply with such decision, it shall be compelled to do so in accordance with law.

Article 20. Authority to deal with breaches

The tax office and the specialized financial Inspectorate shall have authority to deal with administrative offences in printing, issuing, using and administering invoices; and authority to deal with administrative offences in printing, issuing, using and administering invoices shall be exercised in accordance with the provisions in articles 36 and 38 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.

Article 21. Ascertaining authority to deal with administrative offences in the sector of printing, issuing, using and administering invoices

1. The principles for ascertaining authority to deal with administrative offences in printing, issuing, using and administering invoices stipulated in this Decree shall be implemented in accordance with the provisions in article 42 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. With respect to any offence in printing, issuing, using or administering an invoice which resulted in fraudulent tax declaration or tax evasion and which the law provides must be prosecuted under the criminal law, the inspecting office or specialized Inspectorate shall prepare a file and transfer it to the competent agency for prosecuting criminal offences.

4. Any agency conducting a criminal prosecution shall notify the results of dealing with any offence in printing, issuing, using or administering an invoice to the agency which proposed that there was criminal liability.

Chapter IV

REWARDS, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 22. Provision on complaints and denunciations

Complaints, resolution of complaints, and denunciations of offences regarding invoices stipulated in this Decree shall be implemented in accordance with the laws on complaints and denunciations.

Article 23. Provision on rewards

Any organization or individual with work in the discovery, informing, inspecting or dealing with offences in printing, issuing, using or administering invoices shall be rewarded in accordance with the regulations of the Government.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24. This Decree shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its signing.

Articles 13.2, 14, 15.3 and 16 of this Decree shall replace the provisions on administrative offences regarding invoices in sub-clauses (b), (c), (d) and (dd) of article 6.1 of, and article 9.3 (a) of Decree No. 49-1999-ND-CP of the Government dated 8 July 1999 on dealing with administrative offences in the accounting sector.

Article 25. The Minister of Finance shall provide guidelines for the implementation of this Decree and shall co-ordinate with State offices, political organizations, socio-political organizations, social organizations and socio-occupational organizations to provide information on this Decree and to motivate the citizens to implement and to supervise its implementation.

Article 26. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies, heads of Government bodies and chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


61.675

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.202.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!