Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3370/LNGDĐT-TC-LĐTB&XH Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đỗ Văn Thuấn, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thế Thịnh
Ngày ban hành: 15/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH QUẢNG NINH
LIÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG-TB&XH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3370/LN GDĐT-TC-LĐTB&XH

Hạ Long, ngày 15 tháng 11 năm 2010

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM HỌC 2010 - 2011

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ - CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 2556/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

Căn cứ công văn số 5956/BGDĐT-KHTC ngày 20/9/2010 về chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục, công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 về hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trong khi chờ Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ -CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ, Liên Ngành Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn tạm thời về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh từ năm học 2010 - 2011như sau:

1. Quy định về mức thu học phí:

a. Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập:

Cấp học

Mức thu học phí (đồng/tháng/học sinh)

Vùng thành thị

Vùng nông thôn

Vùng miền núi, hải đảo

Mầm non

100.000

40.000

20.000

Trung học cơ sở

40.000

20.000

15.000

Trung học phổ thông

100.000

40.000

20.000

Vùng thực hiện thu học phí (phân vùng theo Phụ lục 01) là địa bàn xã, phường, thị trấn theo hộ khẩu thường trú của cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) trẻ em học mầm non và học sinh phổ thông.

b. Đối với các lớp bổ túc trung học phổ thông thuộc giáo dục thường xuyên: mức thu bằng 150% mức thu học phí cấp trung học phổ thông công lập vùng thành thị.

c. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao: đơn vị chủ động xây dựng mức học phí đủ để chi trả các chi phí liên quan, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên để phối hợp cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định mức thu.

d. Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập: được tự quyết định mức thu học phí, mức thu phải dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ và khả năng đóng góp của nhân dân trong vùng tuyển sinh, đồng thời cân đối được thu chi và có tích lũy để phát triển; tổ chức lấy ý kiến thống nhất của cha mẹ học sinh; phải công khai mức học phí và chất lượng dịch vụ trước khi tuyển sinh, công khai tình hình thu chi, quản lý và sử dụng học phí; việc tăng học phí (nếu có) chỉ được thực hiện vào đầu năm học trước khi tuyển sinh, nếu mức tăng vượt quá 30% phải được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân cùng cấp.

2. Quy định về đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

2.1 Đối tượng được miễn học phí:

a. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Cụ thể:

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh);

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con đẻ bị dị dạng, dị tật đang hưởng trợ cấp hằng tháng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

b. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo Phụ lục 02).

c. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

d) Trẻ em học mẫu giáo thuộc các đối tượng: trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

Học sinh phổ thông dưới 18 tuổi đang đi học văn hóa có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

đ) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước. Chuẩn nghèo theo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 và mức chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

e) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân: theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT- BCA-BTC ngày 14/4/2009 của Liên Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và điểm 1.1 mục 1 phần II Thông tư liên tịch số 181/2007/TTLT-BQP-BTC ngày 04/12/2007 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ.

f) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.

g) Học sinh học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

2.2 Đối tượng được giảm 50% học phí:

a. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mà cha, hoặc mẹ, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng là cán bộ, công nhân, viên chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

b. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước.

2.3 Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

a. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo Phụ lục 02).

b. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước. Chuẩn nghèo theo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 và mức chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2015, không thuộc các xã quy định tại điểm a mục này.

3. Quy định về thủ tục hồ sơ và phương thức miễn, giảm, cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

3.1 Miễn, giảm học phí đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập.

a. Hồ sơ, thủ tục:

Đầu năm học, cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập có đơn đề nghị miễn, giảm học phí (mẫu đơn theo Phụ lục 03) gửi cơ sở giáo dục kèm theo bản sao công chứng các giấy tờ như sau:

- Xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại điểm a mục 2.1 phần 2 của hướng dẫn này do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cấp;

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b mục 2.1 phần 2 của hướng dẫn này;

- Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã cho đối tượng được quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g mục 2.1 (học sinh là người tàn tật, khuyết tật có thêm xác nhận của trưởng trạm y tế cấp xã), điểm b mục 2.2 phần 2 của hướng dẫn này;

- Sổ hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng được quy định tại điểm a mục 2.2 phần 2 của hướng dẫn này;

b. Phương thức miễn, giảm:

- Cơ sở giáo dục công lập nhận và kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của hồ sơ xin miễn, giảm học phí để thực hiện việc miễn, giảm học phí theo quy định.

- Ngân sách nhà nước cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục công lập có đối tượng được miễn giảm theo số đối tượng được miễn, giảm và mức thu học phí. Kinh phí bù miễn, giảm học phí được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ sở giáo dục công lập. Việc lập, chấp hành và thực hiện dự toán ngân sách hàng năm theo luật định.

3.2 Cấp bù học phí đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

a. Hồ sơ, thủ tục:

- Vào đầu kỳ học, cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc đối tượng được cấp bù học phí phải làm đơn (mẫu đơn theo Phụ lục 04) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú kèm theo bản sao công chứng các giấy tờ sau:

- Xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại điểm a mục 2.1 phần 2 của hướng dẫn này do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cấp;

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b mục 2.1 phần 2 của hướng dẫn này;

- Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã cho đối tượng được quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g mục 2.1 (học sinh là người tàn tật, khuyết tật có thêm xác nhận của trưởng trạm y tế cấp xã), điểm b mục 2.2 phần 2 của hướng dẫn này;

- Sổ hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp đối với đối tượng được quy định tại điểm a mục 2.2 phần 2 của hướng dẫn này;

- Biên lai thu học phí.

b. Phương thức chi trả:

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông ngoài công lập là đối tượng được miễn, giảm học phí bằng số miễn, giảm tính theo mức học phí của các trường công lập trong vùng (theo hộ khẩu thường trú của học sinh); thời gian hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học. Việc chi trả chế độ cấp bù học phí nếu vì lý do nào đó không kịp thời hạn thì học sinh được nhận truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;

- Kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của địa phương theo Luật định.

3.3 Hỗ trợ chi phí học tập

Hỗ trợ trực tiếp chi phí học tập cho các đối tượng được quy định tại mục 2.3 phần 2 của hướng dẫn này, mức hỗ trợ là 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác; thời gian hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

a. Hồ sơ, thủ tục.

- Vào đầu năm học, cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học tại cơ sở giáo dục (công lập và ngoài công lập) thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập phải làm đơn (mẫu đơn theo Phụ lục 05) gửi cơ sở giáo dục xin xác nhận, sau đó gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (nơi hộ khẩu thường trú) kèm theo bản sao công chứng các giấy tờ sau:

- Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm a mục 2.3 phần 2 của hướng dẫn này;

- Xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã cho đối tượng được quy định tại điểm b, điểm c mục 2.3 phần 2 của hướng dẫn này (học sinh là người tàn tật, khuyết tật có thêm xác nhận của trưởng trạm y tế cấp xã).

b. Phương thức chi trả:

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện chi trả hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) trẻ em mẫu giáo, học sinh; thời gian hưởng theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học. Việc chi trả hỗ trợ chi phí học tập được thực hiện vào học kỳ 1 của năm học. Việc chi trả chế độ hỗ trợ chi phí học tập nếu vì lý do nào đó không kịp thời hạn thì học sinh được nhận truy lĩnh trng kỳ chi trả tiếp theo;

- Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ hỗ trợ chi phí học tập được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương theo Luật định.

4. Quy định về tổ chức thu, sử dụng và quản lý học phí:

4.1 Về thu học phí:

- Cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập căn cứ hộ khẩu thường trú của cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mầm non và học sinh phổ thông để thực hiện thu học phí đúng, đủ theo quy định.

- Học phí được thu định kỳ hàng tháng, nếu học sinh tự nguyện có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc năm học; đối với cơ sở giáo dục mầm non học phí được thu theo số tháng thực học; đối với cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên học phí được thu 9 tháng/năm.

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí bằng biên lai thu học phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp vào tài khoản tiền gửi học phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

4.2 Về sử dụng học phí

- Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể: tổng số học phí thu được dùng 40% để lập quỹ dự phòng tăng lương, phần còn lại bù đắp các khoản chi phí về điện, nước, bảo vệ, vệ sinh do bãi bỏ các khoản thu này và hỗ trợ các hoạt động chuyên môn. Đối với các cơ sở giáo dục công lập thu học phí không đủ bù đắp các khoản chi phí nêu trên được ngân sách hỗ trợ một phần để chi trả tiền điện, nước, bảo vệ, vệ sinh;

- Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

4.3 Về quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp;

- Thu, chi học phí của cơ sở giáo dục công lập phải tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm.

5. Các quy định khác:

Các cơ sở giáo dục phải thực hiện công khai các khoản thu, chi theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với các khoản thu khác ngoài học phí, các cơ sở giáo dục lưu ý thực hiện theo quy định như sau:

- Đối với những khoản thu để mua áo quần đồng phục, quần áo thể dục - thể thao, phù hiệu học sinh, vở học tập mang tên trường ...: các cơ sở giáo dục cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh tự lựa chọn và quyết định hình thức mua thích hợp;

- Đối với những khoản đóng góp được thoả thuận giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh và các khoản có tính chất dịch vụ như: tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, tiền đón - trả ngoài giờ đối với trẻ mầm non, tiền nước uống, tiền trông giữ xe đạp, tiền dạy học các môn học tự chọn ... yêu cầu cơ sở giáo dục phải thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi;

- Các trường vận động phụ huynh học sinh tham gia bảo hiểm y tế cho con em mình theo đúng qui định của Luật Bảo hiểm y tế; cần giải thích rõ nội dung và tính chất tự nguyện để phụ huynh không hiểu lầm khi mua các loại bảo hiểm thương mại;

- Mức thu phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định (có Quy định cụ thể sau), việc chi tiêu phải được lập kế hoạch và được thông qua trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học;

- Đối với các khoản thu hỗ trợ để khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, các cơ sở giáo dục không được quy định mức đóng góp cụ thể để ép buộc đối với các đối tượng tham gia đóng góp. Toàn bộ nguồn tiền và hàng cứu trợ huy động được qua cuộc vận động cứu trợ phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cho mục đích khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; không sử dụng cho các mục đích khác;

- Khuyến khích đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường. Các cơ sở giáo dục phải tổ chức thu, quản lý và thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán các khoản đóng góp tự nguyện theo đúng qui định của pháp luật;

- Ngoài việc thu học phí theo quy định và các khoản thu khác nêu trên, các cơ sở giáo dục không được tự ý đặt ra các khoản thu khác dưới mọi hình thức khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, không tùy tiện lập các quỹ để ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện.

Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh áp dụng hướng dẫn này để thực hiện việc miễn, giảm học phí và cơ chế thu, sử dụng học phí trong năm học 2010 - 2011, những quy định trước đây trái với hướng dẫn này này đều bãi bỏ. Khi Liên Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn, Liên Ngành Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội sẽ có hướng dẫn chính thức sau. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên Sở để nghiên cứu hướng dẫn.

 

SỞ GD&ĐT
GIÁM ĐỐC




Đỗ Văn Thuấn

SỞ TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Minh

SỞ LĐ-TB&XH
GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thế Thịnh

 

Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND (báo cáo)
- UBND tỉnh (báo cáo)
- UBND huyện, TX, TP;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Các Phòng GDĐT, TCKH, LĐTBXH;
- Các cơ sở giáo dục;
- Lưu: VT, KHTC Sở GDĐT;

 

PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH ĐƠN VỊ CẤP XÃ PHÂN THEO VÙNG THU HỌC PHÍ

(Kèm theo công văn số:3370/LN-GDĐT-TC-LĐTBXH ngày 15/11/2010)

1. Thị xã Cẩm Phả: Vùng thành thị (11): Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Tây, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cửa Ông; Vùng miền núi (05): Mông Dương, Quang Hanh, Cẩm Hải, Cộng hòa, Dương Huy.

2. Huyện Cô Tô: Vùng miền núi (01): Thị trấn Cô Tô.

3. Huyện Đầm Hà: Vùng nông thôn (02): Thị trấn Đầm Hà, xã Đầm Hà; Vùng miền núi (05): Đại Bình, Dực Yên, Quảng Tân, Tân Bình, Tân Lập.

4. Huyện Đông Triều: Vùng thành thị (01): Thị trấn Đông Triều; Vùng nông thôn (06): Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Tràng An, Xuân Sơn; Vùng miền núi (14): Mạo Khê, An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Nguyễn Huệ, Tân Việt, Thủy An, Tràng Lương, Việt Dân, Yên Đức, Yên Thọ.

5. Huyện Hải Hà: Vùng nông thôn (07): Quảng Hà, Phú Hải, Quảng Chính, Quảng Điền, Quảng Minh, Quảng Thắng, Quảng Trung; Vùng miền núi (06): Cái Chiên, Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Thành, Tiến Tới.

6. Thành phố Hạ Long: Vùng thành thị (12): Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Giếng Đáy, Hà Lầm, Hà Tu, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu; Vùng nông thôn (02): Hà Khẩu, Hùng Thắng; Vùng miền núi (06): Đại Yên, Hà Khánh, Hà Phong, Hà Trung, Tuần Châu, Việt Hưng.

7. Huyện Hoành Bồ: Vùng nông thôn (02): Trới, Lê Lợi; Vùng miền núi (06): Bằng Cả, Dân Chủ, Quảng La, Sơn Dương, Thống Nhất, Vũ Oai.

8. Thành phố Móng Cái: Vùng thành thị (03): Hòa Lạc, Ka Long, Trần Phú; Vùng nông thôn (03): Bình Ngọc, Trà Cổ, Vạn Ninh; Vùng miền núi (09): Hải Hòa, Hải Yên, Ninh Dương, Hải Đông, Hải Tiến, Hải Xuân, Quảng Nghĩa, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.

9. Huyện Tiên Yên: Vùng nông thôn (01): Thị trấn Tiên Yên; Vùng miền núi (06): Đông Hải, Đông Ngũ, Đồng Rui, Hải Lạng, Tiên Lãng, Yên Than;

10. Thị xã Uông Bí: Vùng thành thị (03): Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương; Vùng nông thôn (02): Điền Công, Phương Nam; Vùng miền núi (06): Bắc Sơn, Nam Khê, Vàng Danh, Phương Đông, Thượng Yên Công, Yên Thanh.

11. Huyện Vân Đồn: Vùng nông thôn (02): Cái Rồng, Hạ Long; Vùng miền núi (10): Bản Sen, Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Đông Xá, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Vạn Yên

12. Huyện Yên Hưng: Vùng thành thị (01): Quảng Yên; Vùng nông thôn (15): Cẩm La, Cộng Hòa, Hà An, Hiệp Hòa, Liên Hòa, Liên Vị, Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải, Sông Khoai, Tân An, Tiền An, Tiền Phong, Yên Giang, Yên Hải; Vùng miền núi (03): Đông Mai, Hoàng Tân, Minh Thành.

(Tổng số: 150 đơn vị, gồm: 31 thành thị, 42 nông thôn, 77 miền núi)

 

PHỤ LỤC 02: DANH SÁCH ĐƠN VỊ CẤP XÃ VÙNG ĐƯỢC MIỄN HỌC PHÍ

(Kèm theo công văn số: /LN-GDĐT-TC-LĐTBXH ngày 14/11/2010)

1. Huyện Ba Chẽ (08): Thị trấn Ba Chẽ, Đạp Thanh, Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Nam Sơn, Thanh Lâm, Thanh Sơn.

2. Huyện Bình Liêu (08): Thị trấn Bình Liêu, Đồng Tâm, Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại.

3. Huyện Cô Tô (02): Đồng Tiến, Thanh Lân.

4. Huyện Đầm Hà (03): Quảng An, Quảng Lâm, Quảng Lợi.

5. Huyện Hải Hà (03): Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Thịnh.

6. Huyện Hoành Bồ (05): Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Tân Dân.

7. Thành phố Móng Cái (02): Hải Sơn, Bắc Sơn.

8. Huyện Tiên Yên (05): Đại Dực, Đại Thành, Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ.

(Tổng số: 36 đơn vị)

 

PHỤ LỤC 03: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông)

Họ và tên: (1)

Là cha/mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) của em: (2)

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (Ghi rõ đối tượng theo quy định được miễn, giảm học phí)

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét miễn/giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

..........................., ngày    tháng    năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN (3)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

___________________

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng)/học sinh phổ thông.

 

PHỤ LỤC 04: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ HỌC PHÍ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội (Tên đơn vị cấp huyện)

Họ và tên: (1)

Là cha/mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) của em: (2)

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (Ghi rõ đối tượng theo quy định được cấp bù học phí)

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét cấp bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

..........................., ngày    tháng    năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN (3)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

___________________

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng)/học sinh phổ thông.

 

PHỤ LỤC 05: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông)

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội (Tên đơn vị cấp huyện)

Họ và tên: (1)

Là cha/mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng) của em: (2)

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (Ghi rõ đối tượng theo quy định được hỗ trợ chi phí học tập)

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét cấp bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

..........................., ngày    tháng    năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN (3)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

___________________

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng)/học sinh phổ thông.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 3370/LN GDĐT-TC-LĐTB&XH ngày 15/11/2010 thực hiện quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2010-2011

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


857

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!