BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******
|
Số:
10/2006/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2006
|
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 75/1998/QĐ-TTG NGÀY 4 THÁNG
4 NĂM 1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MÃ SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
Căn cứ các Luật thuế và Pháp
lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí;
Căn cứ Luật Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về mã số đối tượng nộp thuế;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc đăng ký cấp mã số của tổ chức, cá nhân
nộp thuế (gọi tắt là mã số thuế) và sử dụng mã số thuế như sau:
I- QUY ĐỊNH
CHUNG VỀ MÃ SỐ THUẾ
1. Khái niệm mã số thuế: Mã số thuế là một dãy
các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng tổ chức
hoặc cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của
Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là pháp luật về thuế), bao gồm
cả thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng tổ
chức, cá nhân nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc
2. Đối tượng được cấp mã số thuế: tất cả các tổ chức,
cá nhân nộp thuế với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật
về thuế (trừ các đối tượng chỉ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp,
thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, cá nhân nộp lệ phí trước
bạ).
3. Cấu trúc mã số thuế: mã số thuế là một dãy số được
chia thành các nhóm như sau:
N1N2- N3N4N5N6N7N8N9-
N10- N11N12N13
Trong đó:
Hai chữ số
đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh được quy định theo
Danh mục mã phân khoảng tỉnh kèm theo Thông tư này.
Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9
được đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là
chữ số kiểm tra.
Mười số từ N1
đến N10 được cấp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế độc
lập và đơn vị chính.
Ba chữ số N11N12N13
là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực
thuộc, chi nhánh.
4. Nguyên tắc cấp mã số thuế
Một tổ
chức, cá nhân nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy
nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến
khi chấm dứt tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế
cho tất cả các loại thuế mà đối tượng đó phải nộp, kể cả trường hợp tổ chức, cá
nhân nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất
kinh doanh trên các địa bàn khác nhau.
Mã số thuế
gắn với sự tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Mã số thuế đã được cấp sẽ
không được sử dụng lại để cấp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế khác. Tổ chức, cá
nhân nộp thuế chấm dứt tồn tại thì mã số thuế sẽ không còn giá trị sử dụng. Các
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chấm dứt tồn tại thì mã số thuế bị đóng và
không được sử dụng lại. Mã số thuế đã cấp cho một cá nhân là chủ doanh nghiệp
tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân sẽ không thay đổi trong suốt
cuộc đời của cá nhân đó, kể cả trường hợp cá nhân đã ngừng hoạt động kinh
doanh sau đó hoạt động kinh doanh trở lại thì vẫn phải sử dụng lại mã số thuế
đã được cấp trước đó. Cơ quan Thuế chỉ cấp mã số thuế duy nhất một lần cho một
cá nhân đăng ký thuế.
4.1. Mã
số thuế 10 số (N1N2 - N3N4N5N6N7N8N9-N10
) được cấp cho:
Các tổ chức
và cá nhân nộp thuế đều được cấp mã số thuế 10 số, trừ các trường hợp kể tên
tại điểm 4.2 dưới đây được cấp mã số thuế 13 số.
4.2. Mã
số thuế 13 số (N1N2- N3N4N5N6N7N8N9
-N10-N11N12N13) được cấp cho:
Các chi
nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và đăng
ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế (trừ các Chi nhánh của Công ty nước
ngoài mà trụ sở chính của Công ty đặt tại nước ngoài);
Doanh nghiệp
thành viên hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty;
Nhà thầu tham
gia hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (trừ nhà thầu điều hành hợp
đồng); nhà thầu, nhà thầu phụ không trực tiếp nộp thuế với cơ quan Thuế.
Đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Tổng công ty; trực thuộc doanh nghiệp có phát sinh nộp thuế.
Chủ doanh
nghiệp tư nhân, cá nhân, chủ hộ kinh doanh có các cơ sở, cửa hàng kinh doanh
đóng tại các địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác nhau thì ngoài mã số
thuế chính 10 số còn được cấp các mã số thuế 13 số để kê khai nộp thuế cho các
cơ sở, cửa hàng kinh doanh với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở,
cửa hàng này.
Xã viên hợp
tác xã, các cá nhân, nhóm cá nhân thuộc các tổ chức kinh tế kinh doanh theo
phương thức nhận khoán, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và nộp thuế
trực tiếp với cơ quan Thuế.
Các đối tượng
quy định tại điểm 4.2 trên được gọi là các "Đơn vị trực thuộc". Đơn
vị có các đơn vị trực thuộc được gọi là "Đơn vị chủ quản". Các đơn vị
trực thuộc không phân biệt hình thức hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc
đều được cấp mã số thuế 13 số.
Các đơn vị trực
thuộc chịu sự quản lý của đơn vị chủ quản nhưng đăng ký nộp thuế trực tiếp với
cơ quan Thuế thì đơn vị chủ quản (có mã số thuế 10 số) của đơn vị trực thuộc
phải thực hiện kê khai các đơn vị này vào "Bản kê các đơn vị trực
thuộc" để cơ quan Thuế cấp mã số thuế 13 số. Trường hợp đơn vị chủ quản
không kê khai bổ sung đơn vị trực thuộc thì các đơn vị này phải thực hiện kê
khai đăng ký mã số thuế trực tiếp với cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế cấp Thông báo
mã số thuế 10 số để đơn vị sử dụng trong việc kê khai, nộp thuế.
5. Chứng nhận cấp mã số thuế
5.1.
Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Các tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện
đầy đủ thủ tục đăng ký mã số thuế được cơ quan Thuế chứng nhận cấp mã số thuế
bằng “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” theo mẫu số 10-MST (trừ cá nhân
thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao)
5.2.
Thẻ mã số thuế cá nhân: Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký mã số thuế được cấp “Thẻ
mã số thuế cá nhân” theo mẫu số 12-MST kèm theo Thông tư này.
5.3.
Thông báo mã số thuế: các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng
nhận đăng ký thuế thì được cơ quan Thuế cấp Thông báo mã số thuế theo
mẫu số 11-MST.
6.
Đăng ký thuế:
Tổ
chức, cá nhân nộp thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế
trong thời hạn 10 ngày kể từ: ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường
hợp tổ chức, cá nhân nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh.
7.
Thay đổi thông tin đăng ký thuế : Tổ chức, cá nhân nộp thuế nếu có thay đổi
thông tin đăng ký thuế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay
đổi thông tin hoặc trước khi chấm dứt toàn bộ các hoạt động phát sinh nghĩa vụ
thuế phải thông báo bổ sung với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế theo
mẫu số 08-MST.
8. Đóng mã số thuế: đóng mã số thuế là việc cơ quan
Thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng. Mã số thuế bị đóng khi các
tổ chức, cá nhân kinh doanh giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại, bỏ trốn, cá
nhân chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự và chấm dứt nghĩa
vụ thuế, nhà thầu hoặc nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế thông qua bên Việt Nam
khi kết thúc hợp đồng đơn vị nộp hộ bên Việt Nam phải làm thủ tục đóng mã số
thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. Cơ quan Thuế thông báo công
khai danh sách các mã số thuế đã bị đóng. Mã số thuế bị đóng thì Giấy chứng
nhận đăng ký thuế sẽ không còn hiệu lực sử dụng. Tổ chức, cá nhân nộp thuế
không được sử dụng mã số thuế đã được cơ quan Thuế thông báo đóng mã số thuế.
II- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ
THUẾ
1. Nơi đăng ký và thời hạn cấp mã số thuế
Các doanh
nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ thực hiện thủ tục đăng
ký để được cấp mã số thuế (gọi tắt là đăng ký mã số thuế) tại Cục thuế tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh). Các cá nhân, hộ
kinh doanh thực hiện đăng ký mã số thuế tại Chi cục thuế quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
Cơ quan Thuế
có trách nhiệm cấp mã số thuế chậm nhất không quá 5 ngày đối với các hồ sơ đăng
ký thuế nộp trực tiếp tại các Cục thuế và 10 ngày đối với hồ sơ nộp trực tiếp
tại các Chi cục thuế, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp mã số
thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do tổ chức, cá nhân nộp
thuế kê khai sai sót). Các "ngày" trong Thông tư này là "ngày
làm việc" theo quy định của Bộ Luật lao động.
2. Mẫu tờ khai đăng ký thuế: Các mẫu tờ khai
đăng ký thuế gồm:
Mẫu số
01-ĐK-TCT: dùng cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch
vụ, trừ các đơn vị trực thuộc.
Mẫu số
02-ĐK-TCT: dùng cho các đơn vị trực thuộc của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng
hoá và cung ứng dịch vụ.
Mẫu số
03-ĐK-TCT: dùng cho các cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá và
cung ứng dịch vụ.
Mẫu số
03.1-ĐK-TCT: dùng cho cá nhân kê khai nộp thuế cho các cửa hàng, cửa hiệu trực
thuộc khác địa bàn với cơ sở kinh doanh chính.
Mẫu số
04-ĐK-TCT: dùng cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực
tiếp với cơ quan Thuế Việt Nam.
Mẫu số
04.1-ĐK-TCT: dùng cho Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài có trách
nhiệm nộp hộ thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Mẫu số 04.2-ĐK-TCT: dùng cho nhà thầu,
nhà thầu phụ nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh,
nộp thuế thông qua bên Việt Nam.
Mẫu số 05-ĐK-TCT:
dùng cho các cá nhân nộp thuế theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao.
Mẫu số
06-ĐK-TCT: dùng cho các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện của tổ
chức quốc tế tại Việt Nam (theo mẫu quy định tại Thông tư số 08/2003/TT-BTC
ngày 15/01/2003).
Các tổ chức,
cá nhân nộp thuế có thể nhận mẫu tờ khai đăng ký thuế tại các cơ quan Thuế gần
nhất hoặc bản sao mẫu kèm Thông tư này hoặc in mẫu tờ khai đăng ký thuế trên
trang tin điện tử của Tổng cục Thuế (địa chỉ: www.gdt.gov.vn). Tổ chức cá nhân
nộp thuế có nhu cầu có thể đến bất kỳ cơ quan thuế nào để được cơ quan Thuế
hướng dẫn việc kê khai các chỉ tiêu đăng ký thuế. Hồ sơ đăng ký thuế được gửi
trực tiếp hoặc qua Bưu điện tới cơ quan Thuế theo quy định tại điểm 1 nêu trên.
Các tài liệu, hồ sơ yêu cầu có công chứng trong Thông tư này, nếu không
kịp công chứng thì tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể gửi bản sao, nhưng khi nộp
hồ sơ đăng ký mã số thuế phải xuất trình bản gốc. Cán bộ thuế nhận hồ sơ thực
hiện đối chiếu trực tiếp bản sao với bản gốc, ký xác nhận đã đối chiếu vào bản
sao và hoàn trả bản gốc cho người nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế.
3. Hồ sơ đăng ký mã số thuế
3.1- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh (trừ các đơn vị
trực thuộc) gồm:
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có).
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng) hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam (bản sao).
Quyết định thành
lập (bản sao) - nếu có.
3.2- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với các đơn vị trực thuộc: Cơ quan Thuế quản
lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho
từng đơn vị trực thuộc có trong “Bản kê các đơn vị trực thuộc” của đơn vị chủ
quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ
quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc.
Các đơn vị
trực thuộc thực hiện kê khai với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để được nhận
Giấy chứng nhận đăng ký thuế như sau:
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCTvà các bảng kê kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng
ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của chi nhánh (bản sao có công chứng) hoặc giấy phép đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam (bản sao).
3.3- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh gồm:
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT, kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu khác địa bàn quận,
huyện, thị xã hoặc khác tỉnh với cơ sở chính (nếu có).
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
* Cá nhân có
cửa hàng, cửa hiệu đóng khác địa bàn tỉnh, quận, huyện, thị xã với cơ sở chính
kê khai đăng ký nộp thuế với cơ quan Thuế nơi có cửa hàng, cửa hiệu thì hồ sơ
đăng ký nộp thuế gồm:
Tờ khai đăng
ký nộp thuế theo mẫu số 03.1-ĐK-TCT.
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh (bản sao có công chứng).
Trường hợp
này cơ quan Thuế chỉ Thông báo mã số thuế.
3.4- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp
thuế tại Việt nam gồm:
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu 04-ĐK-TCT kèm theo bản kê nhà thầu phụ (nếu có).
Giấy phép hoạt
động kinh doanh tại Việt nam.
3.5-Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài;
hợp dồng, hợp tác kinh doanh có trách nhiệm nộp hộ thuế cho các nhà thầu và nhà
thầu phụ nước ngoài: Bên Việt Nam ký hợp đồng nộp hộ thuế được cấp một
mã số thuế 10 số để sử dụng cho việc kê khai, nộp hộ thuế cho các nhà thầu, nhà
thầu phụ nước ngoài. Bên Việt Nam ký hợp đồng nếu là doanh nghiệp đã được cấp
mã số thuế thì không được sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp để kê khai, nộp
thuế hộ cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký
mã số thuế cho Bên Việt Nam ký hợp đồng nộp hộ thuế cho nhà thầu, nhà thầu phụ
nước ngoài gồm:
Tờ khai đăng
ký thuế theo mẫu số 04.1-ĐK-TCT kèm theo Bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước
ngoài mà Bên Việt Nam nộp hộ thuế.
Hợp đồng ký
với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt).
Các nhà thầu
phụ, nhà thầu phụ nước ngoài trong bảng kê sẽ được cấp mã số thuế 13 số theo mã
số thuế nộp hộ của Bên Việt Nam ký hợp đồng. Mã số thuế này được sử dụng để
phân biệt số thuế phải nộp, đã nộp của từng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài
khi Bên Việt Nam ký hợp đồng kê khai và nộp hộ thuế với cơ quan Thuế. Bên Việt
Nam nộp hộ thuế phải làm thủ tục đóng mã số 13 số của các nhà thầu nước
ngoài khi chấm dứt hợp đồng với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
3.6- Hồ sơ nhà thầu, nhà thầu
phụ nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh, nộp thuế
thông qua bên Việt Nam gồm :
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu 04.2-ĐK-TCT.
Hợp đồng ký
với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).
3.7- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế của cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao gồm:
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT.
Chứng minh thư
nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người nước ngoài (bản sao)
02 ảnh cỡ 2 x
3 của người đăng ký thuế (01 dán vào tờ khai đăng ký thuế, 01 để dán vào thẻ mã
số thuế).
Cá nhân kê
khai nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trực tiếp với cơ quan Thuế
thì nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế tại cơ quan Thuế để được cấp Thẻ mã số thuế cá
nhân.
Cá nhân nộp
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thường xuyên thông qua cơ quan chi
trả thu nhập thì nộp tờ khai đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan
chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của từng cá nhân để nộp cho cơ
quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế. Cơ quan thuế sẽ cấp Thẻ mã số thuế cá
nhân để chuyển cho cơ quan chi trả cấp phát tới từng cá nhân. Cơ quan chi trả
thu nhập được cấp một mã số thuế để dùng chung cho việc kê khai nộp thuế thu
nhập cá nhân và kê khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh (nếu có).
3.8- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng):
Tờ khai đăng ký
thuế theo mẫu 06-ĐK-TCT.
3.9- Hồ
sơ đăng ký mã số thuế đối với các tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án,
các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA; đơn vị khấu trừ thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao nhưng đơn vị không có hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ:
Tờ khai đăng
ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT (chỉ kê khai các chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 12, 18).
Riêng tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước lập Tờ khai
đăng ký thu phí, lệ phí theo Mẫu số 1 qui định tại Thông tư số
63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí. Đơn
vị thu phí, lệ phí được cấp một mã số thuế để dùng chung cho việc kê khai nộp
phí, lệ phí và kê khai nộp thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
(nếu có).
4- Quy định khác về hồ sơ đăng ký thuế
Đối với một số
ngành, nghề đặc biệt do các đơn vị Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín
dụng, luật sư, dầu khí, bảo hiểm,...) thì sử dụng giấy phép này thay cho Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế nêu trên.
Doanh nghiệp
có thể thực hiện thủ tục đăng ký thuế trong thời gian làm thủ tục khắc dấu.
Nhưng khi đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế, doanh nghiệp phải nộp bổ sung
mẫu dấu của doanh nghiệp kèm theo chữ ký của người ký trong các hồ sơ đăng ký
thuế đã nộp cho cơ quan Thuế.
5. Hướng
dẫn một số trường hợp cụ thể
5.1- Theo quy
định một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh
doanh duy nhất. Qua đăng ký thuế, nếu phát hiện một cá nhân làm chủ của nhiều
doanh nghiệp tư nhân hoặc nhiều hộ kinh doanh thì cơ quan Thuế phối hợp cùng cơ
quan cấp đăng ký kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
trong khi cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chưa thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, nếu các cơ sở này có hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế phải cấp
Thông báo mã số thuế 13 số tạm thời cho các cơ sở này để đưa vào quản lý thu
thuế (mã số thuế 13 số lấy theo mã số thuế 10 số của chủ doanh nghiệp tư nhân
hoặc chủ hộ kinh doanh được cấp khi kê khai đăng ký mã số thuế lần đầu tiên).
5.2- Tổng
công ty có các đơn vị trực thuộc theo hệ thống dọc từ tỉnh đến xã mà có số đơn
vị trực thuộc lớn hơn 1000 đơn vị thì các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh được phép
sử dụng mẫu 01-ĐK-TCT để thực hiện kê khai đăng ký thuế và phải kê khai đầy đủ
danh sách các đơn vị trực thuộc cấp dưới đóng trên địa bàn tỉnh vào “Bản kê các
đơn vị trực thuộc”. Các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh này sẽ được cấp mã số thuế
10 số và các đơn vị trực thuộc đơn vị tỉnh được cấp mã số 13 số.
5.3- Hộ kinh
doanh buôn chuyến thực hiện kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế tại Chi
cục thuế quận, huyện, thị xã nơi chủ hộ đăng ký hộ khẩu (sử dụng mẫu
03-ĐK-TCT). Hộ kinh doanh phải sử dụng mã số thuế được cấp để ghi trên các
chứng từ nộp thuế và chứng từ liên quan đến hoạt động buôn chuyến.
5.4- Đối với
các đơn vị hành chính, sự nghiệp không có chức năng kinh doanh nhưng có phát
sinh các hoạt động cần làm thủ tục Hải quan để nhận các hàng viện trợ của nước
ngoài như: Ban quản lý dự án thuộc các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học
và các đơn vị tương tự, trước khi làm thủ tục hải quan phải tiến hành đăng ký
mã số thuế tại cơ quan thuế nơi quản lý địa bàn có trụ sở làm việc chính của
đơn vị .
5.5- Khi đã
được cấp mã số thuế mà tổ chức, cá nhân có phát sinh các hoạt động sản xuất
kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang các tỉnh, thành phố khác (không
phải là thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc) thì phải thực hiện đăng ký
nộp thuế với cơ quan thuế mới theo quy định của các Luật thuế, Pháp lệnh thuế.
Việc kê khai thuế này nhằm đăng ký nộp thuế và thông báo mã số thuế với cơ quan
thuế mới, không phải đăng ký thuế để xin cấp mã số thuế mới (tổ chức, cá nhân
phải tự ghi mã số thuế đã được cấp trên các tờ khai đăng ký thuế này).
6. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế: cơ
quan Thuế sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thẻ mã số thuế cá nhân
trong các trường hợp sau:
6.1-
Cấp lại cho trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Khi mất Giấy
chứng nhận đăng ký thuế, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải kê khai với cơ quan
Thuế trực tiếp quản lý để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Hồ sơ đề
nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm:
Đơn đề nghị
cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, mã số thuế,
nguyên nhân mất, nơi mất, đề nghị cấp lại và cam đoan chịu trách nhiệm về việc
khai báo và sử dụng mã số thuế.
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
Cơ quan Thuế cấp
lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đủ
hồ sơ như quy định.
6.2-
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp chỉ tiêu trên Giấy chứng
nhận thay đổi: khi có nội dung các chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng
ký thuế thay đổi, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải thực hiện các thủ tục theo
hướng dẫn tại Mục III dưới đây để cơ quan Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
thuế điều chỉnh.
6.3-
Cấp lại cho trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát:
trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát, hỏng, tổ chức, cá nhân
nộp thuế làm thủ tục để được cơ quan Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm:
Đơn đề nghị
cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Bản gốc Giấy
chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát.
Cơ quan Thuế
cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế với nội dung như trước trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ như quy định.
6.4- Cấp lại Thẻ
mã số thuế cá nhân: cá nhân mất Thẻ mã số thuế cá nhân hoặc thẻ bị
rách, nát, hỏng, làm đơn đề nghị cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân.
Trong đơn phải ghi rõ: mã số thuế, họ tên, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu
(nếu là người nước ngoài), nơi đăng ký cấp thẻ trước đây. Trường hợp đổi thẻ
phải nộp lại thẻ cũ cho cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá
nhân trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đổi thẻ.
III- THỦ TỤC
KÊ KHAI KHI THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ THUẾ
1. Đổi tên cơ sở kinh doanh: cơ sở kinh doanh
khi đổi tên phải kê khai bổ sung ngay với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ
gồm:
Tờ khai điều
chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh điều chỉnh theo tên mới (bản sao có công chứng).
Giấy chứng nhận
đăng ký thuế (bản gốc).
Sau 05 ngày kể
từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ kê khai bổ sung của cơ sở kinh doanh, cơ quan
Thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh theo tên mới,
nhưng với mã số thuế đã được cấp trước đây, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký thuế cũ.
2.
Chuyển địa điểm kinh doanh: trường hợp chuyển địa điểm kinh
doanh, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải khai báo với cơ quan Thuế trực tiếp quản
lý để làm thủ tục chuyển địa điểm. Mọi trường hợp thay đổi địa điểm kinh doanh
đều không thay đổi mã số thuế.
2.1- Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng địa bàn tỉnh: tổ
chức, cá nhân nộp thuế phải khai báo với cơ quan Thuế nơi chuyển đi và nơi
chuyển đến. Hồ sơ gồm:
Tờ khai điều chỉnh
đăng ký thuế theo mẫu 08-ĐK-TCT, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm
kinh doanh.
Bản sao có công
chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa điểm mới (chỉ đối với trường
hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới theo quy định).
Trường hợp tổ
chức, cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý thì hồ sơ được gửi đến Cục thuế để
thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của tổ chức, cá nhân nộp
thuế.
Trường hợp tổ
chức, cá nhân nộp thuế thuộc Chi cục thuế quản lý thì hồ sơ được lập thành 2 bộ
để gửi đến Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi và Chi cục thuế
nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến. Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp
thuế chuyển đi phải thông báo tình hình nộp thuế và thanh toán hoá đơn của tổ
chức, cá nhân nộp thuế theo mẫu số 09-MST cho Chi cục thuế nơi tổ chức, cá nhân
nộp thuế chuyển đến và Cục thuế trong thời hạn 8 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ đề nghị chuyển địa điểm.
2.2-
Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh:
* Tại nơi tổ
chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi: Hồ sơ kê khai gồm:
Quyết định hoặc
đơn báo chuyển địa điểm.
Giấy chứng nhận
đăng ký thuế (bản gốc).
Trong thời
hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kê khai chuyển địa điểm của tổ chức, cá
nhân nộp thuế, cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi thu hồi
Giấy Chứng nhận đăng ký thuế và phải lập Thông báo tình hình nộp thuế của tổ
chức, cá nhân nộp thuế theo mẫu 09-MST để gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân nộp
thuế và 01 bản cho cơ quan Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đến.
* Tại nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế
chuyển đến: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép kinh
doanh theo địa chỉ mới, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải đến đăng ký thuế tại cơ
quan Thuế nơi chuyển đến. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
Tờ khai đăng
ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó).
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chuyển đến cấp (bản
sao có công chứng).
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ
sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan Thuế phải cấp lại Giấy chứng nhận
đăng ký thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế do cơ quan
Thuế nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế chuyển đi đã cấp.
3.
Thông báo thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế: khi thay đổi
các nội dung thông tin đã kê khai trong đăng ký thuế (ngoài việc thay đổi nội
dung ghi tại điểm 1,2 Mục III nêu trên), tổ chức, cá nhân nộp thuế phải thực
hiện thông báo bổ sung đăng ký thuế theo mẫu điều chỉnh đăng ký thuế 08-MST kèm
theo Thông tư này ngay sau khi có sự thay đổi đó. Hồ sơ bổ sung đăng ký thuế
gồm:
Tờ khai điều
chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh bổ sung (bản sao có công chứng) đối với các trường hợp
thay đổi thông tin phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung.
Cơ quan Thuế
có trách nhiệm cập nhật các thông tin đăng ký thuế điều chỉnh vào hệ thống
thông tin quản lý thuế. Cơ quan Thuế không cấp lại “Giấy chứng nhận đăng ký
thuế” cho các trường hợp điều chỉnh thông tin này.
IV- ĐĂNG KÝ THUẾ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI DOANH
NGHIỆP
1. Chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp: Các doanh nghiệp (trừ doanh
nghiệp tư nhân) chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ loại hình doanh nghiệp này
sang loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật
doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện kê khai đăng ký thuế với cơ quan Thuế. Hồ
sơ đăng ký thuế gồm:
Tờ khai điều
chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chuyển đổi (bản sao có công chứng).
"Giấy chứng
nhận đăng ký thuế" của doanh nghiệp trước chuyển đổi (bản gốc).
Quyết định
chuyển đổi doanh nghiệp.
Trong thời
hạn 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan Thuế cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký thuế điều chỉnh cho doanh nghiệp sau chuyển đổi. Mã số
thuế của doanh nghiệp sau chuyển đổi giữ nguyên là mã số thuế của doanh nghiệp
trước chuyển đổi.
2.
Chia doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bị chia phải làm thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan Thuế khi có
Quyết định chia doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới được chia phải thực hiện kê
khai đăng ký thuế với cơ quan Thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ gồm:
2.1- Đối với
doanh nghiệp bị chia: hồ sơ kê khai gồm:
Công văn đề nghị
đóng mã số thuế.
Quyết định chia
doanh nghiệp (đóng dấu sao y bản chính).
"Giấy chứng
nhận đăng ký thuế" (bản gốc)
Bản cam kết xác
định kế thừa nghĩa vụ thuế của từng doanh nghiệp mới chia (có xác nhận của các
doanh nghiệp mới chia), (nếu có).
Trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh
nghiệp đã ngừng hoạt động và đang làm thủ tục đóng mã số thuế.
2.2- Đối với
doanh nghiệp mới được chia: hồ sơ đăng ký mã số thuế gồm:
Tờ khai đăng ký
thuế của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
Bản cam kết xác
định kế thừa nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Cơ quan Thuế cấp mã số thuế mới và Giấy
chứng nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp mới chia như các doanh nghiệp mới
thành lập khác.
3.
Tách doanh nghiệp:
doanh nghiệp bị tách phải thực hiện thủ tục điều chỉnh đăng ký thuế với cơ quan
Thuế khi có Quyết định tách doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tách phải thực
hiện kê khai với cơ quan Thuế chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
3.1- Đối với doanh nghiệp bị
tách:
Quyết định tách doanh nghiệp (bản sao).
Tờ kê khai các chỉ tiêu thông tin đăng
ký thuế thay đổi theo mẫu 08-MST.
Bản cam kết thực
hiện tiếp nghĩa vụ thuế (nếu có) giữa doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp
mới tách (có xác nhận của các doanh nghiệp mới tách).
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin đăng ký thuế
của doanh nghiệp bị tách trong hệ thống quản lý mã số thuế. Doanh nghiệp bị
tách vẫn sử dụng mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước
đây để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về thuế.
3.2- Đối với doanh nghiệp được
tách:
Tờ khai đăng ký
thuế của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
Bản cam kết thực
hiện tiếp nghĩa vụ thuế được chia cho doanh nghiệp mới tách (nếu có).
Cơ quan Thuế cấp mã số mới và Giấy chứng
nhận đăng ký thuế cho các doanh nghiệp được tách như các doanh nghiệp mới thành
lập khác.
4. Sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp: Doanh
nghiệp hợp nhất hoặc doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ phải chịu toàn bộ trách
nhiệm về nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất và bị sáp nhập. Các
doanh nghiệp bị hợp nhất và các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị đóng mã số thuế.
Khi có Hợp
đồng hợp nhất hoặc Hợp đồng sáp nhập theo quy định của
Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất hoặc doanh nghiệp bị sáp nhập
phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan Thuế. Hồ sơ gồm:
Công văn đề
nghị đóng mã số thuế.
Hợp đồng hợp
nhất hoặc Hợp đồng sáp nhập (bản sao).
Trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh
nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục đóng mã số thuế của các doanh nghiệp
bị hợp nhất hoặc các doanh nghiệp bị sáp nhập.
Trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp
hợp nhất hoặc doanh nghiệp nhận sáp nhập phải làm thủ tục đăng ký thuế để được
cấp mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
4.1.
Đối với doanh nghiệp hợp nhất:
Tờ khai đăng
ký thuế
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
Hợp đồng hợp
nhất (bản sao).
Bảng kê các
nghĩa vụ về thuế của các doanh nghiệp bị hợp nhất (kèm theo danh sách các doanh
nghiệp bị hợp nhất với mã số thuế và các khoản thuế còn phải nộp với cơ quan
Thuế và cơ quan Hải Quan (nếu có) của từng doanh nghiệp bị hợp nhất
chuyển giao sang cho doanh nghiệp hợp nhất).
Trong thời
hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác của doanh
nghiệp hợp nhất, cơ quan Thuế phải cấp mã số thuế, Giấy chứng nhận đăng ký thuế
cho doanh nghiệp hợp nhất.
4.2.
Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập :
Tờ khai đăng
ký thuế điều chỉnh theo mẫu 08-MST.
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp nhận sáp nhập (bản sao có công
chứng).
Hợp đồng sáp
nhập (bản sao).
Bảng kê các
nghĩa vụ về thuế của các doanh nghiệp bị sáp nhập (kèm theo danh sách các doanh
nghiệp bị sáp nhập với mã số thuế và các khoản thuế còn phải nộp với cơ quan
Thuế và cơ quan Hải Quan (nếu có) của từng doanh nghiệp bị sáp nhập
chuyển giao sang doanh nghiệp nhận sáp nhập).
Trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác của doanh nghiệp
nhận sáp nhập, cơ quan Thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin đăng ký thuế
điều chỉnh vào hệ thống thông tin quản lý thuế. Doanh nghiệp nhận sáp nhập
không thay đổi mã số thuế. Nếu thông tin đăng ký thuế thay đổi có ảnh hưởng đến
các thông tin ghi trên “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” thì cơ quan Thuế sẽ cấp
lại “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” với mã số thuế cũ và thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký thuế cũ. Nếu thông tin đăng ký thuế thay đổi không ảnh hưởng đến các
thông tin ghi trên “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” thì tổ chức, cá nhân nộp
thuế vẫn sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây.
5. Bán doanh nghiệp: khi có hợp đồng
hoặc thỏa thuận về việc bán doanh nghiệp, doanh nghiệp bán phải thông báo bằng
văn bản, kèm theo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bản gốc Giấy chứng nhận đăng
ký thuế và quyết toán thuế gửi cho cơ quan Thuế.
Trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp mua phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan Thuế. Hồ sơ đăng ký
gồm:
Tờ khai đăng
ký thuế.
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh mới (bản sao có công chứng).
Hợp đồng mua
doanh nghiệp (bản sao).
Bản thỏa
thuận chuyển giao số thuế còn nợ giữa doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán (nếu
có).
Trong thời
hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác của doanh
nghiệp, cơ quan Thuế phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanh nghiệp
mua.
Mã số thuế
của doanh nghiệp mua giữ nguyên là mã số của doanh nghiệp bán. Riêng trường hợp
doanh nghiệp bán là doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp mua được cấp mã số
thuế mới.
6. Chuyển doanh nghiệp trực thuộc thành doanh nghiệp độc lập
và ngược lại: doanh nghiệp trực thuộc có quyết định
chuyển thành doanh nghiệp độc lập hoặc ngược lại phải thực hiện kê khai đăng ký
thuế lại để được cơ quan Thuế cấp mã số thuế mới. Trước khi chuyển đổi, doanh
nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế, quyết toán hoá đơn và làm thủ tục đóng
mã số thuế với cơ quan Thuế.
Đơn vị trực
thuộc chuyển đổi thành doanh nghiệp độc lập phải thực hiện đăng ký mã số thuế
để được cấp mã số thuế 10 số. Hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai đăng
ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT.
Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh mới (bản gốc).
Quyết định
chuyển đổi doanh nghiệp (bản sao).
Bản cam kết
hoặc thoả thuận thực hiện các nghĩa vụ thuế của đơn vị trước chuyển đổi.
Một doanh
nghiệp độc lập chuyển thành đơn vị trực thuộc của một doanh nghiệp độc lập khác
thì mã số thuế thay đổi thành mã 13 số, trong đó 10 số đầu là mã số thuế của
đơn vị chủ quản mới. Đơn vị trước khi chuyển đổi làm thủ tục đóng mã số thuế
với cơ quan Thuế. Đơn vị chủ quản phải thực hiện bổ sung đăng ký thuế, kê khai
thêm đơn vị trực thuộc mới vào bản kê đơn vị trực thuộc để cơ quan Thuế cấp mã
số 13 số. Đơn vị trực thuộc mới thực hiện đăng ký thuế với cơ quan Thuế trực
tiếp quản lý để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Một đơn vị
trực thuộc một đơn vị độc lập chuyển sang thành đơn vị trực thuộc một đơn vị
độc lập khác phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế cũ. Đơn vị chủ quản mới
phải bổ sung đăng ký thuế vào bản kê đơn vị trực thuộc để cơ quan Thuế cấp mã
số thuế 13 số cho đơn vị trực thuộc mới. Đơn vị trực thuộc mới thực hiện đăng
ký nộp thuế với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký thuế.
7.
Tạm ngừng hoạt động
Các đơn vị,
tổ chức kinh doanh tạm ngừng hoạt động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan
Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất 5 ngày trước khi tạm ngừng hoạt động. Nội dung
thông báo phải ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc tạm ngừng hoạt động, lý do
tạm ngừng hoạt động.
8.
Chấm dứt tồn tại
8.1- Đối với
doanh nghiệp:
doanh nghiệp chấm dứt tồn tại như giải thể, phá sản, chấm dứt kinh doanh,...
phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan Thuế. Hồ sơ đóng mã số thuế
gồm:
Giấy chứng nhận
đăng ký thuế (bản gốc).
Quyết định giải
thể doanh nghiệp hoặc Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh
doanh.
Trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh
nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục đóng mã số thuế.
8.2- Đối với đơn
vị có các đơn vị trực thuộc: đơn vị chủ quản bị đóng mã số thuế thì
tất cả các đơn vị trực thuộc sẽ bị đóng mã số thuế. Đơn vị chủ quản có trách
nhiệm thông báo việc chấm dứt tồn tại của mình cho các đơn vị trực thuộc biết.
Đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thực hiện thủ tục đóng mã số thuế của mình với
cơ quan Thuế quản lý. Hồ sơ gồm:
Giấy chứng nhận
đăng ký thuế (bản gốc)
Thông báo chấm
dứt tồn tại của đơn vị chủ quản.
Sau khi đóng mã
số thuế cho đơn vị chủ quản, Cục thuế quản lý đơn vị chủ quản phải thông báo
ngay cho Cục thuế các tỉnh có đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn về việc đóng
mã số thuế của đơn vị chủ quan để các Cục thuế này kiểm tra việc thực hiện thủ
tục đóng mã số thuế của các đơn vị trực thuộc. Nếu đơn vị trực thuộc chưa đóng
mã số thuế thì cơ quan Thuế yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải thực hiện thủ
tục đóng mã số thuế theo quy định.
Sau khi doanh
nghiệp chủ quản giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại, nếu một số đơn vị trực
thuộc vẫn tiếp tục hoạt động thì các đơn vị trực thuộc này phải làm thủ tục
đóng mã số thuế trực thuộc và thực hiện đăng ký thuế mới với cơ quan Thuế như
một đơn vị độc lập. Các trường hợp đơn vị chủ quản đã đóng mã số thuế mà đơn vị
trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều
bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.
8.3- Đối với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ngừng kê khai và nộp thuế nhưng không khai báo
với cơ quan Thuế:
quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, sau 3 lần gửi thông báo nhắc nhở đối
tượng phải kê khai và nộp thuế, nếu không có phản hồi từ phía tổ chức, cá nhân
nộp thuế thì cơ quan Thuế liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thông
tin và điều tra tình hình thực tế về sự tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Nếu đối tượng không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì yêu cầu
đối tượng thực hiện thủ tục đóng mã số thuế. Nếu đối tượng không còn hoạt động
kinh doanh tại trụ sở đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích thì
cơ quan Thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình
trạng không tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Cơ quan Thuế thông báo công
khai tình trạng không tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế
8.4- Đối với cá
nhân chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự: cơ quan Thuế có
trách nhiệm liên hệ với chính quyền địa phương để nắm thông tin về những cá
nhân nộp thuế nhưng không nộp thuế quá 3 tháng. Nếu xác định cá nhân đã chết,
mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì đề nghị chính quyền địa
phương xác nhận để làm căn cứ đóng mã số thuế của cá nhân đó.
9. Một số quy định về mã số thuế cá nhân
Các
cá nhân kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân hay cá nhân nộp thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao được cơ quan Thuế cấp mã số thuế duy nhất một lần.
Một cá nhân đã được cấp mã số thuế có trách nhiệm sử dụng mã số thuế duy nhất
của mình để kê khai các loại thuế và cho mọi hoạt động có phát sinh nộp thuế.
Trường
hợp quên mã số thuế đã cấp trước đây, cá nhân liên hệ với cơ quan Thuế để được
cung cấp thông tin. Khi liên hệ phải thông báo rõ họ tên, địa chỉ thường trú,
số chứng minh thư nhân dân.
Cá nhân cùng lúc nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao qua
nhiều tổ chức chi trả, cũng chỉ đăng ký thuế tại một đơn vị chi trả để được cấp
mã số. Sau đó cá nhân thông báo mã số của mình với các cơ quan chi trả khác để
các cơ quan chi trả sử dụng vào việc kê khai nộp thuế. Nếu một cá nhân vừa nộp
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, sau đó có hoạt động kinh doanh thì
sử dụng mã số thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao để kê khai nộp thuế
cho các hoạt động kinh doanh theo mẫu đăng ký thuế 03-ĐK-TCT (ghi mã số thuế đã
được cấp vào ô mã số thuế của tờ khai). Ngược lại, cá nhân hoạt động kinh doanh
đã được cấp mã số thuế thì sử dụng mã số thuế này để kê khai nộp thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao. Cá nhân thực hiện thủ tục kê khai đăng ký nộp
thuế với cơ quan Thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT (tự ghi mã số thuế đã được cấp vào ô
mã số thuế).
V- TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MÃ SỐ THUẾ
1.Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế
1.1.Tổ chức,
cá nhân nộp thuế có trách nhiệm kê khai đăng ký mã số thuế, kê khai bổ sung
những thông tin thay đổi về đăng ký thuế, phí, lệ phí theo quy định tại thông
tư này. Khi chấm dứt, ngừng hoặc nghỉ hoạt động, tổ chức, cá nhân nộp thuế phải
khai báo với cơ quan Thuế và chỉ được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch để
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
1.2.Tổ chức,
cá nhân nộp thuế phải sử dụng mã số thuế để thực hiện các thủ tục kê khai và
nộp thuế, phí, lệ phí với cơ quan Thuế và thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế
với cơ quan Hải quan. Tổ chức, cá nhân nộp thuế có hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu phải xuất trình "Giấy chứng nhận đăng ký thuế" khi làm các
thủ tục khai báo xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan.
1.3.Tổ chức,
cá nhân nộp thuế phải ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch như: hoá đơn,
chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, sổ sách kế toán, hợp đồng kinh tế và các
giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế. Tổ chức, cá
nhân nộp thuế phải sử dụng mã số thuế khi mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng khác. Đối với các loại giấy tờ, sổ sách, chứng từ chưa có
phần để ghi mã số thuế thì tổ chức, cá nhân nộp thuế phải ghi rõ mã số thuế của
mình vào góc trên, bên phải trang đầu của các loại giấy tờ, sổ sách, chứng từ
đó. Các đơn vị sử dụng hoá đơn tự in phải in sẵn mã số thuế của mình trên từng
tờ hoá đơn.
1.4.Tổ chức,
cá nhân nộp thuế có trách nhiệm khai báo các thông tin thay đổi của mình cho cơ
quan Thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo đúng quy định. Tổ chức, cá nhân
nộp thuế có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan Thuế và cơ quan
Hải quan (nếu có hoạt động xuất, nhập khẩu) trước khi đóng cửa, ngừng hoạt động
hoặc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp.
1.5.Nếu quá
thời hạn cấp mã số thuế mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc
Thông báo mã số thuế thì tổ chức, cá nhân nộp thuế có quyền khiếu nại đến Cục
thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cấp mã số thuế. Sau thời hạn 15
ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu nại mà không nhận được trả lời của Cục thuế thì
tổ chức, cá nhân nộp thuế có quyền khiếu nại lên Tổng cục Thuế để giải quyết.
1.6.Nghiêm
cấm việc cho mượn, tẩy xoá, huỷ hoại hoặc làm giả Giấy chứng nhận Đăng ký thuế.
2. Đối với cơ
quan Thuế
2.1. Cơ quan Thuế
cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn các thủ tục, kê khai hồ sơ đăng
thuế, cấp mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đúng thời hạn quy định.
Trường hợp khi kiểm tra phát hiện hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế
chưa đầy đủ, chưa đúng qui định, thông tin kê khai chưa chính xác thì cơ quan
Thuế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp thuế chậm nhất không quá 3 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong đó nêu rõ các nội dung còn thiếu,
sai và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
2.2. Cơ quan Thuế
có trách nhiệm sử dụng mã số thuế để quản lý tổ chức, cá nhân nộp thuế và ghi
mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với tổ chức, cá nhân nộp thuế như: thông
báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các Quyết định phạt hành chính thuế,
biên bản kiểm tra về thuế,...
2.3. Cơ quan Thuế
có trách nhiệm xử lý, lưu giữ hồ sơ đăng ký thuế, cấp Giấy chứng nhận đăng ký
thuế hoặc Thông báo mã số thuế. Cơ quan Thuế xây dựng, quản lý toàn bộ hệ thống
mã số thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế và cập nhật thông tin đăng ký thuế
thay đổi vào hệ thống quản lý mã số thuế trên mạng máy tính ngành Thuế.
2.4. Cơ quan Thuế
có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức đưa mã số thuế
vào hệ thống thông tin hiện có của các Bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan
đến tổ chức, cá nhân nộp thuế. Hàng ngày, Tổng cục Thuế có trách nhiệm cung cấp
kịp thời, đầy đủ thông tin về các đối tượng được cấp mã số thuế bao gồm các
trường hợp cấp mã số thuế mới, thay đổi các thông tin đăng ký thuế và trường
hợp ngừng hoạt động, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trên toàn quốc cho Tổng
cục Hải quan.
3.Đối với
cơ quan Hải quan
3.1.Cơ quan Hải quan có trách nhiệm
kiểm tra việc ghi mã số thuế của đối tượng làm thủ tục Hải quan. Cơ quan Hải
quan sử dụng mã số thuế thống nhất trong các khâu nghiệp vụ hải quan.
3.2.Tổng cục
Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế được
cấp mã số thuế từ Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác
quản lý hải quan.
4. Đối với các Bộ, ngành quản lý Nhà nước và các cơ quan
liên quan
Cơ quan Kho bạc
có trách nhiệm cập nhật mã số thuế của từng tổ chức, cá nhân nộp thuế trong
việc quản lý số thuế nộp vào Kho bạc và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
công tác thuế như: hoàn thuế, trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ
chức, cá nhân nộp thuế vào tài khoản của Ngân sách Nhà nước khi nhận được Lệnh
thu thuế,.... Thực hiện trao đổi thông tin về số thuế đã nộp của từng tổ chức,
cá nhân nộp thuế giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan Thuế cùng cấp.
Kho bạc nhà nước, Ngân hàng và tổ chức tín dụng phải thể hiện mã số
thuế trong hồ sơ mở tài khoản của tổ chức, cá nhân nộp thuế và các chứng từ
giao dịch qua tài khoản.
Các Bộ, ngành quản lý Nhà nước và các cơ quan chuyên ngành khác có
trách nhiệm thông báo thông tin thay đổi của tổ chức, cá nhân nộp thuế (như
giải thể, phá sản, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tổ chức, sắp xếp
lại doanh nghiệp,...); bổ sung phần ghi mã số thuế trong các biểu khai báo và
các chứng từ có liên quan đến các tổ chức, cá nhân nộp thuế thuộc thẩm quyền
quản lý và cập nhật thông tin mã số thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế vào
hệ thống thông tin dữ liệu của mình và phối hợp thực hiện trao đổi thông tin
với Bộ Tài chính, nhằm tăng cường quản lý và tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân nộp thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
VI- XỬ LÝ VI PHẠM
1. Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế:
Tổ chức, cá nhân nộp thuế vi phạm về đăng ký thuế và sử dụng sai mã số thuế sẽ
bị xử phạt đối với các hành vi vi phạm về kê khai đăng ký thuế, kê khai thủ tục
hải quan đã quy định tại các Luật thuế, Luật Hải quan và các văn bản pháp quy
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan.
2. Đối với cơ quan Thuế và cán bộ thuế:
Thủ trưởng cơ quan Thuế chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
về đăng ký cấp mã số thuế. Cán bộ thuế vi phạm quy định về đăng ký thuế như:
gây phiền hà cho đối tượng đăng ký thuế, kéo dài thời gian cấp mã số thuế, Giấy
chứng nhận đăng ký thuế, cấp sai quy định về mã số thuế,... sẽ bị xử lý theo
quy định của các Luật thuế, Luật Hải quan, các văn bản pháp quy về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan và Pháp lệnh cán bộ, công chức.
VII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư
số 80/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính.
Các tổ chức,
cá nhân nộp thuế đã được cấp mã số thuế theo Thông tư số 79/1998/TT-BTC
ngày 12/6/1998 và Thông tư số 68/2003/TT-BTC ngày 17/7/2003 của Bộ Tài chính và
Thông tư số 80/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính thì vẫn được tiếp
tục sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký thuế và mã số thuế đã được cấp.
Tổng cục Thuế
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng ký cấp mã số thuế, cấp Giấy chứng
nhận đăng ký thuế và quản lý sử dụng mã số thuế.
Trong quá
trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản
ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- VP TW Đảng.
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước.
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ
- Cơ quan TW của các đoàn thể.
- Công báo
- UBND, Sở Tài chính, Kho bạc
NN, Cục thuế,
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư
pháp)
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện,
cơ quan trực thuộc Bộ Tài
chính.
- Lưu: VT, TCT (VT, PCCS, THTK).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU SỐ 01-ĐK-TCT
1. Tên chính thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng
chữ in hoa tên tổ chức theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
2. Tên giao dịch: Tên giao dịch hoặc tên
viết tắt dùng trong giao dịch kinh doanh.
3. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở chính của
đơn vị, tổ chức kinh tế. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã,
quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng -
số điện thoại/số Fax.
4. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh
nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của
trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ;
nếu không có thì ghi đúng địa chỉ trụ sở.
5. Quyết định thành lập: Quyết định thành
lập của đơn vị cấp trên. Ghi rõ số quyết định, ngày ra quyết định và cơ quan
quyết định.
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi
rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các
giấy phép hoạt động khác do các cơ quan có thẩm quyền cấp được qui định
trong Thông tư.
7. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu "Có", ngược lại đánh dấu
“Không”
8. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo
giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành
nghề kinh doanh chính
9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày
bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
10. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động
(người) thường xuyên tại thời điểm đăng ký, bao gồm cả lao động là người Việt
Nam và người nước ngoài.
11. Vốn điều lệ: Ghi theo vốn điều lệ trên
quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh, ghi rõ loại tiền. Phân loại
nguồn vốn theo chủ sở hữu ghi rõ tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng
số vốn.
12. Tài khoản ngân hàng, kho bạc: Ghi rõ số
tài khoản, tên ngân hàng, kho bạc nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
13. Loại hình kinh tế: Doanh nghiệp tự Đánh
dấu X vào 1 trong những ô tương ứng.
14. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Chỉ đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này.
15. Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu
niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch.
16. Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp): Tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị cấp trên
trực tiếp của doanh nghiệp.
Nếu là doanh nghiệp Nhà nước độc lập thì để trống.
Nếu doanh nghiệp là thành viên của một tổng công ty hoặc công ty nào
đó thì ghi tên của tổng công ty hoặc công ty chủ quản đó.
17. Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty: nếu doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp phải kê khai thông
tin về người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm: Số CMT nhân dân của
chủ doanh nghiệp, tên, số điện thoại liên lạc của chủ doanh nghiệp, địa chỉ
liên lạc (Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện,
tỉnh/thành phố).
18. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào
những ô tương ứng với những sắc thuế mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ.
19. Thông tin về các đơn vị có liên quan:
Đơn vị thành viên: Đơn vị thành viên của doanh nghiệp là các doanh
nghiệp do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, có
tư cách pháp nhân đầy đủ và là thành viên của doanh nghiệp. Nếu có đơn vị
thành viên trực thuộc trực tiếp thì đánh dấu X vào ô "Có đơn vị thành
viên", sau đó phải kê khai vào phần "Bản kê các đơn vị thành
viên".
Đơn vị trực thuộc: Đơn vị trực thuộc do doanh nghiệp tự thành lập,
không có tư cách pháp nhân đầy đủ. Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có đơn
vị trực thuộc", sau đó phải kê khai vào phần "Bản kê các đơn vị
trực thuộc".
Kho hàng trực thuộc: kho hàng do doanh nghiệp trực tiếp quản lý,
không có chức năng kinh doanh. Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có kho hàng
trực thuộc", sau đó phải kê khai rõ vào phần "Bản kê các kho hàng
trực thuộc".
Văn phòng đại diện...: Các văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự
nghiệp không có chức năng kinh doanh: Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có
văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự nghiệp trực thuộc", sau đó phải
kê khai rõ vào phần "Bản kê các văn phòng đại diện, giao dịch...".
Riêng các Văn phòng đại diện, giao dịch , đơn vị sự nghiệp có phát sinh nộp
thuế phải kê khai vào “Bản kê các đơn vị trực thuộc”.
Nhà thầu, nhà thầu phụ: Nếu doanh nghiệp có hoạt động nhà thầu, nhà
thầu phụ thì đánh dấu vào đây sau đó kê khai rõ vào "Bản kê các nhà thầu
phụ"
Đơn vị liên danh, liên kết : Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên danh,
liên kết thì đánh dấu vào đây sau đó kê khai rõ vào "Bản kê các đơn vị
liên danh, liên kết"
20. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, và số
điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc, Giám đốc,... và kế toán trưởng của
doanh nghiệp.
21. Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có): Nếu doanh nghiệp đăng ký thuế do tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp
trước đó thì đánh dấu vào một trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách... và phải rõ mã số thuế đã cấp trước đây của các doanh nghiệp bị
sáp nhập, bị hợp nhất, bị chia bị tách...
****Người ký vào Tờ khai đăng ký thuế là người là người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp****
|
BẢN KÊ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
STT
|
Mã số thuế
|
Tên gọi
|
Số nhà, đường phố (thôn xã)
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
(kể cả các đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại
diện có hoạt động kinh doanh và trực tiếp kê khai nộp thuế với cơ quan thuế)
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
STT
|
Mã số thuế
|
Tên gọi
|
Số nhà, đường phố (thôn xã)
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, VĂN PHÒNG GIAO DỊCH, ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC
(Không hoạt động kinh doanh, không kê khai
nộp thuế với cơ quan thuế)
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
STT
|
Tên gọi
|
Số nhà, đường phố (thôn xã)
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ KHO HÀNG TRỰC THUỘC
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
STT
|
Tên gọi
|
Địa chỉ
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DANH, LIÊN KẾT
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
STT
|
Mã số thuế
|
Tên gọi
|
Số nhà, đường phố (thôn xã)
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ CÁC NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
S TT
|
Tên Nhà thầu nước ngoài
|
Quốc tịch
|
Mã số ĐTNT tại Việt Nam (nếu có)
|
Mã số ĐTNT tại nước ngoài (nếu có)
|
Số hợp đồng
|
Giá trị hợp đồng
|
Địa điểm thực hiện
|
Số
lượng lao động
|
A
|
Nhà thầu nước
ngoài ký hợp đồng với bên Việt Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhà thầu, nhà
thầu phụ nước ngoài bên Việt Nam nộp hộ thuế
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ
(Kèm theo Mẫu số 01-ĐK-TCT)
S TT
|
Tên Nhà thầu phụ
|
Quốc tịch
|
Mã số ĐTNT tại Việt Nam (nếu có)
|
Mã số ĐTNT tại nước ngoài (nếu có)
|
Số hợp đồng
|
Giá trị hợp đồng
|
Địa điểm thực hiện
|
Số lượng lao động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
MẪU SỐ 02-ĐK-TCT
1. Tên chính thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng
chữ in hoa tên tổ chức theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
2. Tên giao dịch: Tên giao dịch hoặc tên
viết tắt dùng trong giao dịch kinh doanh.
3. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở chính của
đơn vị, tổ chức kinh tế. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã,
quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng -
số điện thoại/số Fax.
4. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh
nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của
trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ;
nếu không có thì ghi đúng địa chỉ trụ sở.
5. Quyết định thành lập: Quyết định thành
lập của đơn vị chủ quản.
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi
rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các
giấy phép hoạt động khác do các cơ quan có thẩm quyền cấp được qui định
trong Thông tư.
7. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu "Có", ngược lại đánh dấu
“Không”.
8. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo
giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành
nghề kinh doanh chính
9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày
bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
10. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động
(người) thường xuyên tại thời điểm đăng ký, bao gồm cả lao động là người Việt
Nam và người nước ngoài.
11. Vốn điều lệ: Ghi theo vốn điều lệ trên
quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh, ghi rõ loại tiền. Phân loại
nguồn vốn theo chủ sở hữu ghi rõ tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng
số vốn.
12. Tài khoản ngân hàng, kho bạc: Ghi rõ số
tài khoản, tên ngân hàng, kho bạc nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
13. Loại hình kinh tế: Doanh nghiệp tự Đánh
dấu X vào 1 trong những ô tương ứng.
14. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Chỉ đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này.
15. Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu
niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch.
16. Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp): Tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị cấp trên
trực tiếp của doanh nghiệp.
17. Thông tin về chủ doanh nghiệp: Nếu doanh
nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp phải kê khai thông tin về chủ doanh
nghiệp bao gồm: Số CMT nhân dân của chủ doanh nghiệp, tên, số điện thoại liên
lạc của chủ doanh nghiệp, địa chỉ liên lạc (Ghi rõ số nhà, đường phố,
thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
18. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào
những ô tương ứng với những sắc thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
19. Thông tin về các đơn vị có liên quan:
Kho hàng trực thuộc: kho hàng do doanh nghiệp trực tiếp quản lý,
không có chức năng kinh doanh. Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có kho hàng
trực thuộc", sau đó phải kê khai rõ vào phần "Bản kê các kho hàng
trực thuộc".
Văn phòng đại diện...: Các văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự
nghiệp không có chức năng kinh doanh: Nếu
có thì đánh dấu X vào ô "Có văn phòng đại diện, giao dịch, đơn
vị sự nghiệp trực thuộc", sau đó phải kê khai rõ vào phần "Bản kê
các văn phòng đại diện, giao dịch...".
Nhà thầu, nhà thầu phụ: Nếu doanh nghiệp có hoạt động nhà thầu, nhà
thầu phụ thì đánh dấu vào đây sau đó kê khai rõ vào "Bản kê các nhà thầu
phụ"
Đơn vị liên danh, liên kết : Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên danh,
liên kết thì đánh dấu vào đây sau đó kê khai rõ vào "Bản kê các đơn vị
liên danh, liên kết"
20. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, và số
điện thoại liên lạc của người có quyền điều hành cao nhất (Tổng giám đốc,
giám đốc,...) và kế toán trưởng của doanh nghiệp.
21. Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có): Nếu doanh nghiệp đăng ký thuế do tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp
trước đó thì đánh dấu vào một trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách... và phải rõ mã số thuế đã cấp trước đây của các doanh nghiệp bị
sáp nhập, bị hợp nhất, bị chia bị tách.
|
BẢN KÊ
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, VĂN PHÒNG GIAO DỊCH
(Kèm theo Mẫu số 02-ĐK-TCT)
STT
|
Tên gọi
|
Địa chỉ
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ KHO HÀNG TRỰC THUỘC
(Kèm theo Mẫu số 02-ĐK-TCT)
STT
|
Tên gọi
|
Địa chỉ
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ
(Kèm theo Mẫu số 02-ĐK-TCT)
S TT
|
Tên Nhà thầu phụ
|
Quốc tịch
|
Mã số ĐTNT tại VN (nếu có)
|
Số hợp đồng
|
Giá trị hợp đồng
|
Địa điểm thực hiện
|
Số lượng lao động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢN KÊ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DANH, LIÊN KẾT
(Kèm theo Mẫu số 02-ĐK-TCT)
STT
|
Mã số thuế
|
Tên gọi
|
Số nhà, đường phố (thôn, xã)
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
MẪU SỐ 03-ĐK-TCT
1. Tên cơ sở kinh doanh: Ghi rõ ràng, đầy đủ
bằng chữ in hoa tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Địa chỉ kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ
sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện,
tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện
thoại/số Fax.
3. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và
tên cá nhân là chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh;
Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số
nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số
điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi
rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Số CMT hoặc hộ chiếu: Số chứng minh thư
nhân dân do cơ quan Công an cấp, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố
cấp) của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số hộ khẩu thường trú và nơi cấp nếu
có.
6. Vốn kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh
doanh, nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.
7. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động
(số người) thường xuyên tại thời điểm đăng ký.
8. Ngày bắt đầu kinh doanh: Ngày bắt đầu
hoạt động sản xuất kinh doanh.
9. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo
giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh.
10. Đăng kí xuất nhập khẩu: Nếu cá nhân có hoạt
động xuất nhập khẩu thì đánh dấu "Có" và ngược lai, đánh dấu
“Không”
11. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc: Ghi rõ số
tài khoản, tên Ngân hàng, Kho bạc nơi mở tài khoản.
12. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào
những ô tương ứng với những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.
13. Tình trạng đăng ký thuế:
Nếu cá nhân, hộ kinh doanh lần đầu tiên đăng ký thuế để cấp mã số
thuế với cơ quan thuế thì đánh dấu X vào ô Cấp mới.
Nếu cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh từ thì đánh dấu vào ô Chuyển
địa điểm và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô Mã số thuế của tờ
khai.
Nếu cá nhân sau một thời gian nghỉ kinh doanh, hoạt động kinh doanh
trở lại thì đánh dấu X vào ô Tái hoạt động và ghi mã số thuế đã đã được cơ
quan thuế cấp vào ô Mã số thuế của tờ khai.
14. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc: Đánh
dấu X vào ô này nếu có các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đồng thời liệt kê các
cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đó vào Bản kê cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc.
|
BẢN KÊ CÁC CỬA HÀNG, CỬA HIỆU TRỰC THUỘC
(Kèm theo Mẫu số 03-ĐK-TCT)
STT
|
Mã số thuế
|
Tên gọi
|
Địa chỉ
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU SỐ 03.1-ĐK-TCT
1. Tên chính
thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên của cơ
sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
2. Địa chỉ
kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ sở kinh doanh. Ghi
rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có
số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.
3. Thông tin
về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên cá nhân là chủ cơ
sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh; Địa chỉ thường trú
hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố,
thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax
thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.
4. Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ
quan cấp giấy phép kinh doanh.
5. Số CMTND/
hộ chiếu: Số chứng minh thư nhân dân do cơ quan Công
an cấp, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố cấp) của chủ cơ sở sản
xuất kinh doanh.
Ghi rõ số hộ
khẩu thường trú và nơi cấp của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh (nếu có ).
6. Vốn kinh
doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh, nếu khác với
vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.
7. Tổng số
lao động: Ghi tổng số lao động (số người) thường
xuyên tại thời điểm đăng ký.
8. Ngày bắt
đầu kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh
doanh.
9. Ngành nghề
kinh doanh chính: Ghi theo giấy phép kinh doanh và
ngành nghề thực tế đang kinh doanh.
10. Tài khoản
Ngân hàng, Kho bạc: Ghi rõ số tài khoản, tên Ngân
hàng, Kho bạc nơi mở tài khoản.
11. Các loại
thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với
những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.
12. Tình
trạng đăng ký thuế: Nếu lần đầu tiên đăng ký thuế để
cấp mã số thuế mới thì đánh dấu X vào ô cấp mới.
Nếu chuyển địa
điểm kinh doanh từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh thành phố khác hoặc từ quận
huyện này sang quận huyện khác thì dánh dấu vào ô Chuyển địa điểm
Nếu sau một thời
gian nghỉ kinh doanh, hoạt động kinh doanh trở lại và đã được cơ quan thuế
cấp mã số thuế thì đánh dấu vào ô Tái hoạt động. Đồng thời ghi mã số thuế đã
cấp vào ô Mã số thuế trên tờ khai.
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU SỐ 04-ĐK-TCT
GUIDANCE FOR DECLARATION
1. Tên nhà thầu (hoặc Nhà thầu phụ): ghi đầy
đủ tên (kể cả viết tắt) của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ tham gia các hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam không theo các hình thức quy định tại Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Name of contractor/sub-contractor: Write full name (including
abbreviated name) of contractor or sub-contractor doing business in Vietnam
under the form not stipulated in the Law on Foreign Invesment in Vietnam.
2. Quốc tịch: Ghi rõ quốc tịch của Nhà thầu
hoặc Nhà thầu phụ.
Nationality: Fill in clearly the nationality of the contractor or
sub-contractor.
3. Địa chỉ trụ sở chính: Nếu là cá nhân thì
ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi cá nhân cư trú.
Nếu là tổ chức hoặc công ty thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax
nơi đặt trụ sở chính.
Address of head office:
If contractor/sub-contractor is an idividual, fill in address,
telephone number, fax number of residency.
If contractor/sub-contractor is an organisation or company, fill
in address, telephone number, fax number of the head office.
4. Địa chỉ văn phòng điều hành tại Việt Nam:
Nếu là cá nhân thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi cá nhân cư
trú tại Việt Nam để điều hành hoạt động.
Nếu là các tổ chức hoặc công ty thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số
fax nơi đặt trụ sở văn phòng điều hành tại Việt Nam.
Address of Management office in Vietnam:
If contractor/sub-contractor is an idividual, fill in address,
telephone number, fax number of the individual residing in Vietnam to do
business.
If contractor/sub-contractor is an organisation or company, fill
in address, telephone number, fax number of the management office in Vietnam.
5. Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: Căn cứ vào giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam do cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp để điền vào các chỉ tiêu tương ứng.
Business license in Vietnam:
Based on the business license granted by the competent Goverment
authority, fill in the relevant items in the form.
6. Hoạt động tại Việt Nam theo hợp đồng Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ: Căn cứ vào hợp đồng được ký kết mà điền vào các chỉ tiêu cho phù
hợp.
Contract for contractor/sub-contractor operation in Vietnam:
Based on the signed contract, fill in the relevant items in the
form.
7. Đăng kí xuất nhập khẩu: Nếu có hoạt động
xuất nhập khẩu thì đánh dấu "Có" và ngược lại đánh dấu “Không”.
Import- Export registration: If have import- export activities,
please check “Yes”, vice versa check “No”.
8. Mục tiêu hoạt động tại Việt Nam theo hợp đồng: Ghi cụ thể từng mục tiêu hoạt động của hợp đồng.
Contract objectives:
Declare each operation objective of the contract concretely.
9. Địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng: Ghi cụ thể các địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng. Trong
trường hợp tiến hành công việc tại nhiều địa phương khác nhau thì phải kê
khai đầy đủ các địa điểm tiến hành công việc tại địa phương đó.
Location of business according to the contract:
Declare each operation location of the contract concretely. In case
of doing business at many different location, contractor/sub-contract has to
declare fully the location to do business.
10. Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ
thời gian thực hiện hợp đồng từ tháng, năm đến tháng, năm.
Contract duration: Fill inclearly contract duration from month, year
to month, year.
11. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động
do Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ tuyển dụng.
Number of employees hired:
Declare number of employees hired by the contractor or
sub-contractor.
12. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc: Kê khai
các tài khoản Ngân hàng và Kho bạc (kể cả tài khoản mở tại nước ngoài).
Bank and Treasury Accounts:
Declare the bank or treasury accounts (including the bank accounts
opened abroad).
13. Nhà thầu phụ: Nếu có các Nhà thầu phụ
thực hiện một phần hợp đồng yêu cầu kê khai đầy đủ các Nhà thầu phụ theo bản
kê đính kèm tờ khai đăng ký thuế.
Do you have sub-contractor:
If there are sub-contractors taking part in the contract, please
declare fully in the Sub-contracor
Declare attached.
14. Tài liệu kèm theo: Ghi các tài liệu gửi
cho cơ quan thuế kèm theo tờ khai đăng ký thuế.
Attachments: List all documents attached to the Tax Registration Form
|
BẢNG KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ (SUB-CONTRACTOR DECLARATION)
(Kèm theo mẫu 04-ĐK-TCT)
STT
No
|
Tên nhà thầu phụ
Name of sub-contractor
|
Quốc tịch
Nationality
|
Mã số đăng ký ĐTNT tại VN (nếu có)
Taxapayer identification number in Vietnam (if any)
|
Số hợp đồng
Sub-contract number
|
Giá trị hợp đồng
Sub-contract value
|
Địa điểm thực hiện
Location of business according to the sub-contract
|
Số lượng lao động
Employees hired in the sub-contract
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU SỐ 04.1-ĐK-TCT
1. Tên bên Việt Nam ký hợp đồng: Ghi rõ
ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên tổ chức là bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà
thầu nước ngoài.
2. Mã số thuế của bên Việt Nam (nếu có):
Ghi rõ mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp của tổ chức là bên Việt Nam ký hợp
đồng với nhà thầu nước ngoài (nếu có)
3. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở chính của
tổ chức là bên Việt Nam ký hợp đồng. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp,
phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi
rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.
4. Địa chỉ nhận thư, thông báo của cơ quan thuế: Nếu có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ
của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên
hệ; nếu không có thì ghi đúng địa chỉ trụ sở.
5. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu có hoạt động
xuất nhập khẩu thì đánh dấu "Có" và ngược lại đánh dấu “Không”
6. Tài khoản ngân hàng, kho bạc: Ghi rõ số
tài khoản, tên ngân hàng, kho bạc nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
7. Các loại thuế bên Việt Nam có trách nhiệm nộp hộ nhà thầu, nhà
thầu phụ: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những
sắc thuế phải nộp hộ Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
8. Thông tin về người phụ trách của bên Việt Nam: Tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax, Email của người phụ trách bên
Việt Nam.
|
BẢN KÊ CÁC NHÀ THẦU, NHÀ THẦU PHỤ NƯỚC
NGOÀI
KÝ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH NỘP THUẾ
THÔNG QUA BÊN VIỆT NAM
(Kèm theo Mẫu số 04.1-ĐK-TCT)
STT
|
Mã số thuế
|
Tên gọi
|
Số nhà, đường phố (thôn xã)
|
Tỉnh/thành phố
|
Quận/huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU SỐ 04.2-ĐK-TCT
GUIDANCE FOR DECLARATION
1. Tên nhà
thầu (hoặc Nhà thầu phụ): ghi đầy đủ tên (kể cả viết
tắt) của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ tham gia các hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam không theo các hình thức quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Name of
contractor/sub-contractor: Write full name (including abbreviated name) of
contractor or sub-contractor doing business in Vietnam under the form not
stipulated in the Law on Foreign Invesment in Vietnam.
2. Quốc tịch: Ghi rõ quốc tịch của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ.
Nationality:
Fill in clearly the nationality of the contractor or sub-contractor.
3. Địa chỉ
trụ sở chính: Nếu là cá nhân thì ghi địa chỉ, số
điện thoại, số fax nơi cá nhân cư trú.
Nếu là tổ chức
hoặc công ty thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi đặt trụ sở chính.
Address of head
office:
If
contractor/sub-contractor is an idividual, fill in address, telephone number,
fax number of residency.
If
contractor/sub-contractor is an organisation or company, fill in address,
telephone number, fax number of the head office.
4. Địa chỉ
văn phòng điều hành tại Việt Nam:
Nếu là cá nhân
thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi cá nhân cư trú tại Việt Nam để
điều hành hoạt động.
Nếu là các tổ
chức hoặc công ty thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi đặt trụ sở văn
phòng điều hành tại Việt Nam.
Address of
Management office in Vietnam:
If
contractor/sub-contractor is an idividual, fill in address, telephone number,
fax number of the individual residing in Vietnam to do business.
If
contractor/sub-contractor is an organisation or company, fill in address,
telephone number, fax number of the management office in Vietnam.
5. Đơn vị nộp
hộ: Ghi đầy đủ thông tin mã số thuế, tên đơn vị nộp
hộ, địa chỉ.
Tax withholding
agent:
Fill tax
identification number, name, address of tax withholding agent.
6. Hoạt động
tại Việt Nam theo hợp đồng Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ: Căn cứ vào hợp đồng được ký kết mà điền vào các chỉ tiêu cho phù
hợp.
Contract for
contractor/sub-contractor operation in Vietnam:
Based on the
signed contract, fill in the relevant items in the form.
7. Giấy phép
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: Căn cứ vào giấy phép
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
cấp để điền vào các chỉ tiêu tương ứng.
Business license
in Vietnam:
Based on the
business license granted by the competent Goverment authority, fill in the
relevant items in the form.
8. Mục tiêu
hoạt động tại Việt Nam theo hợp đồng: Ghi cụ thể
từng mục tiêu hoạt động của hợp đồng.
Contract
objectives:
Declare each
operation objective of the contract concretely.
9. Địa điểm
tiến hành công việc theo hợp đồng: Ghi cụ thể các
địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng. Trong trường hợp tiến hành công
việc tại nhiều địa phương khác nhau thì phải kê khai đầy đủ các địa điểm tiến
hành công việc tại địa phương đó.
Location of
business according to the contract:
Declare each
operation location of the contract concretely. In case of doing business at
many different location, contractor/sub-contract has to declare fully the
location to do business.
10. Thời gian
thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện hợp
đồng từ tháng, năm đến tháng, năm.
Contract
duration: Fill inclearly contract duration from month, year to month, year.
11. Tổng số
lao động: Ghi tổng số lao động do Nhà thầu hoặc Nhà
thầu phụ tuyển dụng.
Number of
employees hired:
Declare number
of employees hired by the contractor or sub-contractor.
12. Tài khoản
Ngân hàng, Kho bạc: Kê khai các tài khoản Ngân hàng
và Kho bạc (kể cả tài khoản mở tại nước ngoài).
Bank and
Treasury Accounts:
Declare the bank
or treasury accounts (including the bank accounts opened abroad).
13. Tài liệu
kèm theo: Ghi các tài liệu gửi cho cơ quan thuế kèm
theo tờ khai đăng ký thuế.
Attachments:
List all documents attached to the Tax Registration Form.
|
MẪU SỐ: 05-ĐK-TCT
FORM NO.: 05-ĐK-TCT
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
INSTRUCTION FOR DECLARING THE REGISTRATION FORM
Chỉ tiêu
Norms Nội
dung hướng dẫn
Instruction
1. Họ và tên: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ
in hoa tên của cá nhân đăng ký thuế trên chứng minh thư nhân dân hoặc hộ
chiếu. Nếu là người nước ngoài thì phải phiên âm tên sang tiếng La Tinh.
Name (Full name): Write clearly,
sufficiently in capital letter the name of an individual who registers as
the name provided in his identity card or passport. If the individual is
foreigner, his name should be written in Latin characters.
2. Tên khác (nếu có): Ghi tên thường dùng khác với
tên trong chứng minh thư hoặc hộ chiếu nếu có.
Other names (if any): Write the
regular name other than the name in identity card or passport, if any.
3. Địa chỉ thường trú: Ghi rõ số nhà, đường phố,
thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú hoặc tạm trú, nếu là người nước ngoài ghi rõ nơi cư trú. Nếu có số điện
thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.
Address: Write clearly the house’s
number, street, village, commune, district, province/city where the
permanent residence or temporary residence is registered, in case of
foreigner, write clearly the place of residence. If telephone and fax
numbers are available, please write region code – telephone/fax number.
4. Cơ quan chi trả thu nhập: Tên cơ quan chi trả thu nhập mà
cá nhân thực hiện đăng ký thuế và địa chỉ cơ quan chi trả thu nhập đó (ghi
rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố). Nếu
có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.
Income paying company: Name of the income
paying company with which the individual does the tax registration and also
the address (write in full the house’s number, street, village, commune,
district, province/city). If telephone and fax numbers are available,
please write region code – telephone/fax number.
5. Số CMT hoặc hộ chiếu của cá nhân: ghi rõ ngày sinh, quốc tịch,
số chứng minh thư nhân dân do cơ quan Công an cấp hoặc hộ chiếu nếu là
người nước ngoài, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố cấp đối với
CMT, nước cấp nếu là hộ chiếu).
ID Number or personal passport: write
in full the date of birth, nationality, ID issued by Police authorities or
passport in case of foreigner, place and date of issuance (write province,
city of issuance only for ID, country of issuance only for passport).
6. Nghề nghiệp: Ghi theo giấy phép kinh doanh
và ngành nghề thực tế đang kinh doanh.
Profession: Write in accordance with
the Business Licence and the present business sectors.
7. Tháng bắt đầu có thu nhập chịu
thuế:
First month arising taxable income
8. Tài khoản Ngân hàng: Ghi rõ số tài khoản cá nhân
tại Ngân hàng nơi mở tài khoản.
Banking Account: clearly write the
personal account number at the Bank where the account is opened.
9. Đăng ký phương pháp nộp thuế thu
nhập cá nhân:
Nếu cá nhân nộp thuế qua cơ quan chi ttả thì đánh dấu X vào ô khấu trừ qua
cơ quan chi trả thu nhập, nếu cá nhân nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế
thì đánh dấu X vào ô trực tiếp nộp tại cơ quan thuế.
Register the payment method of
personal income tax: If an individual pays tax through income paying
company, mark X in the box “withheld by income payer”, if an individual
directly pays tax at tax offices, then mark X in the box “directly paid to
tax office”.
10. Tình trạng đăng ký thuế: nếu cá nhân lần đầu tiên đăng
ký thuế để cấp mã số thuế thì đánh dấu X vào ô Cấp mới.
Nếu cá nhân đã được cấp mã số thuế
nhưng sau một thời gian không kê khai nộp thuế nay tiếp tục đăng ký thuế
để kê khai nộp thuế thì đánh dấu X vào ô đăng ký lại.
Nếu cá nhân chuyển địa điểm từ tỉnh/
thành phố này sang tỉnh thành phố khác và nộp thuế trực tiếp tại cơ quan
thuế thì đánh dấu X vào ô Chuyển địa điểm.
Status of tax registration: if an
individual for the first time does the tax registration for the tax
identification number, then mark X in the box “New Registration”.
In case an individual has been
provided with tax identification number but after a period of time during
which he does not file and pay tax and now desires to re - register to pay
tax, then mark X in the box “re-registration”.In case an individual moves
to the other province/city and directly pays tax at tax offices, then mark
X in the box “relocation”.
11. Nơi đăng ký quyết toán thuế: Cơ quan thuế mà cơ sở nộp tờ
khai quyết toán thuế hàng năm.
Tax office of tax finalization: Tax office
at which the business entity finalization tax.
|
|
DANH SÁCH VIÊN CHỨC NGOẠI GIAO THUỘC ĐỐI TƯỢNG
HOÀN THUẾ GTGT
(Kèm theo mẫu số 06-ĐK-TCT)
List of Diplomatic staff entitled to VAT refund
Số TT
No.
|
Tên
Name
|
Quốc tịch
Nationality
|
Chức danh
Position
|
Hộ chiếu/
CMND số
Passport or Identify number
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu: 08-MST
TỜ KHAI
ĐIỀU CHỈNH ĐĂNG KÝ THUẾ
Tên đơn vị/cá nhân:
Mã
số thuế:
Địa chỉ trụ sở chính:
Đơn
vị đăng ký thay đổi các chỉ tiêu đăng ký thuế như sau:
Chỉ tiêu
(1)
|
Thông tin đăng ký cũ
(2)
|
Thông tin đăng ký mới
(3)
|
Ví dụ:
- Chỉ tiêu 4: Địa chỉ nhận Thông báo
thuế
- .....
|
124 Lò Đúc-Hà Nội
|
235 Nguyễn Thái Học - Hà Nội
|
Đơn
vị/cá nhân cam kết những thông tin kê khai trên là hoàn toàn chính xác.
.
. . . . , ngày tháng năm
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN
(ký, ghi họ tên
và đóng dấu)
HƯỚNG DẪN:
- Cột (1): Chỉ tiêu ghi trên mẫu tờ khai đăng ký thuế.
- Cột (2): Ghi lại nội dung thông tin đã kê khai trong
lần đăng ký thuế gần nhất.
- Cột (3): Ghi chính xác chỉ tiêu mới thay đổi.