ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
01/CT-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 1 năm 1978
|
CHỈ THỊ
VỀ
CÔNG TÁC THU THUẾ TẠI THÀNH PHỐ TRONG NĂM 1978
Công tác thu tích lũy tiền tệ
đối với kinh tế quốc doanh và thuế công thương nghiệp đối với kinh tế tư doanh
năm 1977 đạt kết quả tốt: đã góp phần đảm bảo những yêu cầu chỉ tiêu của ngân
sách thành phố và của trung ương, bước đầu thông qua công tác thu, góp phần
tăng cường quản lý kinh tế - tài chánh, tăng cường quản lý thị trường, phục vụ
thiết thực cho công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư
bản tư doanh.
Năm 1978, công tác quản lý thu
tích lũy tiền tệ đối với kinh tế quốc doanh và thuế công thương nghiệp cần được
đẩy mạnh ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, vừa đảm bảo các nhu cầu chỉ
tiêu thường xuyên của ngân sách trung ương và thành phố, vừa thể hiện là công
cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản, góp phần đẩy mạnh sản xuất phát
triển, tăng cường quản lý kinh tế - tài chánh, tích cực phục vụ công cuộc cải
tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh của thành phố.
Căn cứ chế độ thu đối với kinh
tế quốc doanh và những loại thuế mà Trung ương Đảng và Chính phủ quy định cho
áp dụng tại các tỉnh phía Nam, Ủy ban Nhân dân thành phố hướng dẫn một số điểm
sau đây để thi hành công tác thu trong những tháng đầu năm 1978.
I. – ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ
QUỐC DOANH
Năm 1978 cần sớm đưa tất cả các
xí nghiệp quốc doanh vào diện thu theo chế độ mới và ổn định công tác thu. Cụ
thể:
Đối với các xí nghiệp quốc doanh
do các ngành, các cấp thuộc thành phố quản lý, cần xác định đầy đủ các yếu tố
về giá và phí (giá thành sản phẩm, giá bán buôn xí nghiệp, chiết khấu thương
nghiệp, giá bán buôn công nghiệp,…) nhằm phục vụ việc tăng cường quản lý kinh
tế - tài chánh, đồng thời sớm đưa công tác thu vào nề nếp chế độ, Ủy ban Kế
hoạch thành phố, Sở Tài chánh, Sở Thuế, Ủy ban vật giá thành phố cùng các cơ
quan chủ quản xí nghiệp cần có kế hoạch phối hợp xác định các loại giá và phí
trên. Đối với các xí nghiệp quốc doanh thuộc trung ương quản lý, thông qua công
quản lý thu, Sở Thuế phản ánh kịp thời cho các cơ quan chức năng các trường hợp
sản phẩm do xí nghiệp sản xuất nhưng hệ thống giá chưa được ấn định.
Đối với các khoản tồn đọng của
xí nghiệp (cả của trung ương và thành phố) còn thiếu ngân sách Nhà nước, cần
xem xét và đòi hỏi xí nghiệp phải thanh toán đầy đủ ngay trong quý I/1978; phấn
đấu đưa công tác thu nộp vào nề nếp, khắc phục tình trạng xí nghiệp chiếm dụng
vốn ngân sách, dây dưa không nộp tích lũy tiền tệ.
Sở Thuế thành phố, trong tổ chức
quản lý thu đối với các xí nghiệp quốc doanh, phải thực hiện đầy đủ chức năng
kiểm kê, kiểm soát các mặt hoạt động kinh tế - tài chánh của từng xí nghiệp cơ
sở, giúp các xí nghiệp thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh tế, phấn đấu tăng
năng suất lao động, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí lưu thông để tăng tích lũy
tiền tệ.
Các cơ quan chủ quản và giám đốc
các xí nghiệp, chủ nghiệm các công ty phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán
bộ thuế thực hiện đầy đủ chức năng giám đốc tài chánh thông qua công tác kiểm
tra thu nộp của xí nghiệp.
II. – ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH
TẾ CỦA TƯ NHÂN
Cần thu hết các khoản thuế tồn
đọng và tổ chức thu ngay các loại thuế sau đây:
1. – Thuế lợi tức:
a) Phân loại những hộ kinh doanh
có môn bài từ trung doanh nghiệp trở lên và những hộ có môn bài tiểu doanh
nghiệp để tận dụng biện pháp thu thích hợp.
Với những hộ có môn bài từ trung
doanh nghiệp trở lên, tổ chức cho từng hộ kê khai tình hình hoạt động kinh
doanh trong năm 1977, tính số thuế lợi tức họ còn phải nộp cho cả năm 1977 (trừ
phần đã nộp trong năm).
Những hộ kinh doanh thương
nghiệp có thu nhập lợi tức bất hợp lý, phải tính thuế lợi tức siêu ngạch như
chế độ độ quy định. Khi tính và thu thuế lợi tức năm 1977, phải đồng thời đòi
thanh toán cả số thuế còn thiếu của các năm 1975 và 1976 (với những hộ còn
thiếu thuế).
Những hộ ngưng hoạt động nhưng
chưa kê khai để thanh toán thuế lợi tức trong thời gian kinh doanh, nay phải kê
khai và thu đủ số thuế phát sinh trong thời gian có kinh doanh.
Những hộ được thu xếp vào công
tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất,… kể cả các cơ sở chuyển từ tư doanh,
đều phải kê khai và thanh toán đủ số thuế còn thiếu khi còn hoạt động dưới hình
thức tư doanh.
Chú ý cần dứt điểm thu thuế lợi
tức siêu ngạch trong quý I/1978.
Những hộ có môn bài tiểu doanh
nghiệp vừa qua đã dự nộp một phần thuế lợi tức năm 1977, nay phải tính và thu
đủ số thuế lợi tức còn phải nộp cho cả năm có kinh doanh.
Khi làm, cần phân loại số hộ
kinh doanh theo ngành nghề, quy mô hoạt động và mỗi loại rút ra một số hộ tiêu
biểu, điều tra tính toán số thuế lợi tức phải nộp cho chính xác, dựa vào kết
quả việc tính thuế cho những hộ này mà ghép những hộ cùng loại để chịu chung
mức thuế như nhau. Đương nhiên kết quả cuối cùng trước khi lên bộ thuế lợi tức
tính cho cả năm, phải tham khảo rộng rãi ý kiến của các đoàn thể, các ban,
ngành và Ủy ban Nhân dân phường, xã như Ủy ban Nhân dân thành phố đã quy định
trong chỉ thị số 05/CT-UB ngày 10-8/1977.
Số thuế lợi tức của từng hộ còn
phải nộp là thuế lợi tức cho cả năm 1977 trừ phần đã nộp trong năm 1977; đồng
thời đòi hỏi những hộ còn thiếu thuế năm 1976 phải thanh toán sòng phẳng, có
xét chiếu cố miễn giảm đối với những trường hợp có khó khăn.
b) Năm 1978, tạo điều kiện cho
các hộ kinh doanh làm tốt nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước.
Đối với những hộ thuộc loại
những tiểu doanh nghiệp (kinh doanh buôn bán nhỏ), Sở Thuế sớm nghiên cứu mức
thuế lợi tức sẽ thu cả năm đối với từng hộ, có phân biệt ngành nghề và qui mô,…
Mức thuế này cần được tham khảo rộng các ngành, các cấp, các đoàn thể,… rồi
công bố ngay từ đầu năm cho các hộ công thương biết rõ mức thuế phải nộp trong
cả năm 1978. Trên cơ sở mức thuế lợi tức cả năm, tổ chức thu sẽ tiến hành theo
từng tháng hoặc từng quý.
Với những hộ kinh doanh buôn bán
lớn hơn (cụ thể từ trung doanh nghiệp trở lên), đòi hỏi phải kê khai tình trạng
kinh doanh như chế độ quy định, tổ chức tính và thutheo từng quý và quý cuối
năm quyết toán cho cả năm, tránh cuối năm thu dồn một lần.
c) Thuế lợi tức thu trực tiếp
vào phần thu nhập của bản thân các nhà công thương, nó chính là công cụ điều
tiết lợi nhuận tư doanh, kết hợp với các chánh sách khác (giá cả, mức lãi,…),
lại phục vụ thiết thực bước đi của quá trình cải tạo. Thuế lợi tức có ý nghĩa
quan trọng và có tác dụng rất lớn một khi được tổ chức thu tốt (thu đúng chánh
sách, thu đủ số phải thu,…). Quá trình thực hiện, cần phân biệt để có thái độ đối
xử đối với từng ngành nghề, theo quy mô,… và theo từng đối tượng cụ thể (kiên
quyết thu đủ số phải thu và xét chiếu cố đúng mức đối với những hộ có khó khăn
cụ thể, nghiêm khắc xử lý đối với số hộ có tính dây dưa,…).
2. – Thuế doanh nghiệp: Tiếp thu
như các quy định hiện hành. Muốn thu được đủ số thuế phải thu, cần tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát; hướng dẫn các hộ kinh doanh chấp hành đầy đủ các
chế độ sổ sách, kế toán, hóa đơn Nhà nước đã ban hành.
Các cơ quan quản lý kinh tế và
các xí nghiệp quốc doanh cần tăng cường hợp tác xã hội chủ nghĩa, giúp ngành
thuế nắm đầy đủ những cơ sở kinh doanh, quản lý chặt chẽ khâu sản xuất, gia
công, tăng cường công tác bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và khâu lưu thông,
góp phần quản lý thị trường, bình ổn vật giá.
3. – Thuế tiêu thụ đặc biệt: cần
nắm chắc những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chịu thuế, nắm tình hình
sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ,… để hướng dẫn chấp hành chế độ khai báo, vận
chuyển tiêu thụ và nộp thuế. Phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết
xử lý đối với các cơ sở vi phạm chế độ quản lý thị trường, sản xuất kinh doanh
những mặt hàng do Nhà nước thống nhất quản lý.
4. – Thuế môn bài: Trong quý I
phải tích cực chuẩn bị tổ chức nắm chắc số hộ kinh doanh, lên danh sách cho từng
ngành nghề, theo từng đơn vị phường, xã kết hợp với kế hoạch cải tạo của các
ngành để nắm được những hộ còn được phép kinh doanh, đồng thời căn cứ vào
thương vụ, qui mô, tính chất hoạt động của từng hộ, phân loại, hạng để có biện
pháp quản lý và phục vụ việc thu ngay các loại thuế cho thích hợp, sau khi hoàn
thành bước chuẩn bị.
5. – Một số loại thuế khác: Thuế
thổ trạch, xe tự động, trước bạ, con niêm tiếp tục thu như thường lệ. Phải
thông qua công tác thu các loại thuế này mà phục vụ đắc lực công tác bảo vệ,
quản lý tài sản của Nhà nước cũng như của nhân dân.
III. – ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH
TẾ TẬP THẾ
Chủ trương chung là có chiếu cố,
nhưng phải hướng dẫn các cơ sở tăng cường cải tiến quản lý, củng cố quan hệ sản
xuất mới, thực hiện đúng đắn chế độ hạch toán, đảm bảo sản xuất kinh doanh có
hiệu quả kinh tế cao. Các ngành có liên quan như Công nghiệp, Ngoại thương,
Thương nghiệp cần trao đổi, bàn bạc thống nhất với Sở Thuế và trình Ủy ban biện
pháp thu tạm thời về thuế lợi tức và áp dụng đối với các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể này. Trước mắt cần:
Hướng dẫn các cơ sở khai báo đầy
đủ kết quả sản xuất, kinh doanh theo chế độ tháng, quý, năm cho cơ quan thuế và
các ngành liên hệ.
Giúp đỡ các cơ sở củng cố về mặt
quản lý, đưa dần công tác quản lý vào nề nếp và giáo dục nghĩa vụ đóng góp cho
Nhà nước. Chú ý giám sát việc ký kết, thực hiện hợp đồng, quản lý các mặt sử
dụng nguyên, nhiên, vật liệu, tiền vốn, lao động, thu bán sản phẩm, v.v… để thu
thuế doanh nghiệp đúng chế độ. Tạm thời chưa thu thuế doanh nghiệp vào các hợp
tác xã mua bán, tiêu thụ, các đại lý bán hàng do thương nghiệp quốc doanh tổ
chức. Không thu thuế doanh nghiệp vào doanh số các sản phẩm bán cho ngoại
thương để xuất khẩu.
Có thái độ xử lý nghiêm khắc đối
với các tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chất “cái đầu dài” trá hình. Các
hình thức tổ chức này phải nộp thuế như các hộ kinh doanh cá thể và buộc phải
nộp đầy đủ.
IV. – ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
CÔNG TƯ HỢP DOANH
Cơ sở nào đã có quyết định công
nhận là công tư hợp doanh với hình thức định lãi, thì áp dụng chế độ thu như
đối với xí nghiệp quốc doanh. Các xí nghiệp công tư hợp doanh được công nhận
theo hình thức chia lãi, thì trước mắt thu thuế doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc
biệt (nếu có) và hướng dẫn dự nộp thuế lợi tức.
Trên đây là một số điểm quy định
về công tác thuế trong những tháng đầu năm 1978, khi triển khai và tổ chức chỉ
đạo thực hiện, Ủy ban cần lưu ý:
a) Phải rút kinh nghiệm công tác
thu thế công thương nghiệp năm 1977, mà chủ yếu là phải dựa vào lực lượng quần
chúng, các đoàn thể (Công đoàn, Phụ nữ, Ban Liên lạc công thương, v.v…) để làm
tốt công tác thuế. Đồng thời, phải tăng cường công tác giáo dục chánh trị tư
tưởng, làm cho mọi người, mọi giới quán triệt chủ trương thu thuế của ta, tranh
thủ các ngành, các tổ chức, động viên các hộ sản xuất kinh doanh làm tròn nghĩa
vụ đóng góp, xây dựng đất nước.
b) Công tác thuế là một công tác
kinh tế - chánh trị tổng hợp, mang tính chất đấu tranh giai cấp phức tạp, đòi
hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan, giải quyết tốt các
mối quan hệ giữa Nhà nước và các hộ kinh doanh công thương nghiệp (qua các
chánh sách cải tạo, trưng thu mua, thanh toán hợp đồng,… gắn liền với công tác
thuế). Chánh sách thuế, bản thân nó có mối quan hệ khắng khít với nhiều chánh
sách khác (như cải tạo, giá cả, quản lý thị trường,…) và trong cao trào cải tạo
thành phố, thuế và cải tạo phải kết hợp chặt chẽ để việc giải quyết và xử lý
được chính xác và đầy đủ.
c) Điều kiện quyết định là phải
có sự lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp Ủy và Ủy ban Nhân dân các
cấp, huy động các ngành, các đoàn thể, có kế hoạch cùng cơ quan thuế thực hiện
có hiệu quả chủ trương thu thuế và thông qua công tác quản lý thu thuế mà tăng
cường công tác quản lý kinh tế, chánh trị, xã hội, v.v… Ở từng quận, huyện, các
Ủy ban Nhân dân quận, huyện phải trực tiếp chỉ đạo công tác thuế, các Phòng
Thuế quận, huyện là cơ quan chuyên trách, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban
Nhân dân quận, huyện và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Sở Thuế thành phố.
d) Sở Thuế có nhiệm vụ tổ chức,
chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Thuế trực thuộc làm tốt nhiệm vụ được giao, nâng
cao chất lượng quản lý và công tác của cán bộ, nhân viên (tăng cường công tác
chánh trị tư tưởng, nắm vững nghiệp vụ, đi đúng đường lối quần chúng, nâng cao
ý thức vì nhân dân phục vụ, chống tác phong quan liêu, mệnh lệnh,… nghiêm khắc
đối với hành vi tham ô, hối lộ,…); phải biết tranh thủ sự lãnh đạo của cấp Ủy
và Ủy ban các cấp, sự hỗ trợ của các ngành, tập trung lực lượng để hoàn thành
đầy đủ các quy định trong chỉ thị này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH /THƯỜNG TRỰC
Lê Đình Nhơn
|