Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Văn Sản, Trần Thu
Ngày ban hành: 26/02/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC

Hà Nội , ngày 26 tháng 2 năm 2001

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TƯ PHÁP - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 12/2001/TTLT-BTP-VKSTC NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 

Để áp dụng một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự như sau:

I. CÁCH XÁC ĐỊNH "VIỆC" THI HÀNH ÁN:

1. Để thống nhất cách lập hồ sơ, thống kê thi hành án, nay quy định mỗi quyết định thi hành án được coi là một "việc" thi hành án.

Đối với bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Toà án (sau đây gọi chung là bản án, quyết định), Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án, cụ thể là:

a. Đối với những bản án, quyết định có nhiều khoản, trong đó có một hoặc nhiều khoản thuộc diện chủ động và một hoặc nhiều khoản thuộc diện thi hành theo đơn yêu cầu, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho tất cả các khoản thuộc diện chủ động thi hành án, còn đối với các khoản thi hành theo đơn yêu cầu, thì tuỳ từng trường hợp, căn cứ vào số lượng đơn yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án.

b. Đối với bản án, quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới,

2. Những trường hợp sau được xác định là việc chưa có điều kiện thi hành án:

a. Người phải thi hành án không có tài sản, thu nhập hợp pháp để thi hành án;

b. Người phải thi hành có tài sản nhưng có giá trị nhỏ không đáng kể để thi hành án;

c. Người phải thi hành án chỉ có tài sản đã bị kê biên, phát mại nhưng không bán được, mà người được thi hành án không đồng ý nhận để thi hành án và người phải thi hành án không còn tài sản có giá trị nào khác;

d. Người phải thi hành án có tài sản nhưng tài sản thuộc diện không được kê biên hoặc chưa được xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tài sản thuộc diện chưa được xử lý (như: di sản thừa kế chưa chia, tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản đang có sự tranh chấp về quyền sở hữu...) mà cơ quan thi hành án đã hướng dẫn cho người được thi hành án, người có quyền lợi liên quan khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết nhưng đương sự chưa khởi kiện hoặc chưa có quyết định của Toà án về việc xử lý tài sản đó.

đ. Người phải thi hành nghĩa vụ trả đất nhưng trên đất có bất động sản được xây dựng hợp lệ trước khi có bản án, quyết định của Toà án mà trong bản án, quyết định đó không đề cập đến việc xử lý bất động sản, khiến cơ quan thi hành án không thể thực hiện việc giao đất đúng theo nội dung bản án, quyết định của Toà án. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án phải có văn bản kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị để khắc phục những thiếu sót trong bản án, quyết định của Toà án.

e. Người phải thi hành nghĩa vụ giao vật đặc định mà vật đó đã bị mất, hư hỏng mà hai bên không thoả thuận được về phương thức thanh toán, cơ quan thi hành án đã hướng dẫn các đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết việc bồi thường, nhưng chưa có quyết định giải quyết của Toà án.

g. Bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ, có sai sót về số liệu hoặc có sai lầm nên không thể thi hành được, cơ quan thi hành án đã có văn bản kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân có thẩm quyền giải thích hoặc thực hiện việc kháng nghị để khắc phục những thiếu sót trong bản án, quyết định của Toà án nhưng chưa có kết quả.

h. Việc thi hành nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, nếu do điều kiện khách quan (ốm đau, đi công ở nước ngoài từ 1 năm trở lên...) mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được các nghĩa vụ đó hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án;

i. Các trường hợp khác do nguyên nhân khách quan mà cơ quan thi hành án không thể thi hành được.

Để xác định bản án, quyết định của Toà án là chưa có điều kiện thi hành, trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Việc xác minh phải lập văn bản, có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án cư trú, công tác hoặc có tài sản.

Khi xác định được một việc là chưa có điều kiện thi hành án, thì tuỳ từng trường hợp mà cơ quan thi hành án ra các quyết định phù hợp: hoãn, tạm đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp chủ động thi hành án thì cơ quan thi hành án phải lập sổ theo dõi riêng và ít nhất mỗi quý có một lần xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.

II. THỜI HIỆU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:

Khi áp dụng quy định về thời hiệu thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án cần lưu ý một số điểm sau:

1. Thời hiệu thi hành án dân sự được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định có phần bị kháng cáo, kháng nghị mà việc xét kháng cáo, kháng nghị của Toà án không ảnh hưởng đến các phần khác, thì thời hiệu thi hành đối với các phần không bị kháng cáo, kháng nghị vẫn được tính từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

Đối với bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay, thì cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định thi hành án, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu trong thời gian án chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng thời hiệu thi hành án vẫn tính từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

2. Trường hợp bản án, quyết định quy định cụ thể thời điểm người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn thực hiện. Đối với bản án, quyết định được thi hành theo định kỳ, thì thời hiệu thi hành án được tính cho từng kỳ hạn.

3. Thời hiệu thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày 1.1.1990 (ngày Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 có hiệu lực) được thực hiện như sau:

- Nếu chưa được thi hành thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày 1/1/1990.

- Nếu trước 1/1/1990, bản án, quyết định đã được đưa ra thi hành nhưng chưa được thi hành hoặc được thi hành một phần, thì cơ quan thi hành án phải tiếp tục tổ chức thi hành;

- Nếu sau ngày 1/1/1990 đơn yêu cầu thi hành án đã được trả lại do người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án, thì thời hiệu thi hành án được tính từ ngày người phải thi hành án có điều kiện thi hành.

III. THOẢ THUẬN VÀ TỰ NGUYỆN THI HÀNH ÁN:

1. Trong quá trình thi hành án, chỉ các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế tư nhân mới có quyền thoả thuận với nhau về nội dung việc thi hành án, nhưng việc thoả thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp các bên đương sự thoả thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án, thì cơ quan thi hành án lập biên bản về nội dung thoả thuận và ra quyết định đình chỉ thi hành về phần đó.

2. Trong quá trình thi hành án, các bên được thoả thuận với nhau về thời gian, địa điểm và phương thức thi hành án. Cơ quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ nội dung thoả thuận và để cho các đương sự tự nguyện thi hành thoả thuận đó. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo đúng nội dung thoả thuận thì cơ quan thi hành án thi hành theo đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án.

IV. KÊ BIÊN, GIAO BẢO QUẢN, XỬ LÝ TÀI SẢN  ĐỂ THI HÀNH ÁN:

1. Kê biên tài sản:

a. Đối với những tài sản phải làm thủ tục sang tên, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án đã mua hoặc đã được tặng cho hợp pháp (có giấy mua bán hợp pháp, xác nhận của chủ sở hữu...) nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên, đăng ký quyền sử hữu, quyền sử dụng các tài sản đó thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên để bảo đảm thi hành án.

Đối với các trường hợp sau khi có bản án, quyết định của Toà án, người phải thi hành án đã chuyển nhượng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, thì Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản đó và có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ giao dịch đó. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ bỏ giao dịch đó.

b. Việc kê biên nhà ở chỉ thực hiện khi các tài sản khác không đủ để thi hành án và số tiền phải thi hành án tương đối lớn đòi hỏi phải kê biên nhà, trừ trường hợp người phải thi hành án đề nghị kê biên nhà để đảm bảo thi hành án. Việc xác định số tiền phải thi hành án là tương đối lớn cần căn cứ vào mức sinh hoạt của từng địa phương, tương quan giữa số tiền phải thi hành án và giá trị nhà tại thời điểm kê biên.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người phải thi thi hành án có nhà đất tuy chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nhưng nếu có căn cứ xét thấy căn nhà do người phải thi hành án đã tạo dựng, sử dụng ổn định, không có tranh chấp, không nằm trong khu quy hoạch, di dời và thuộc diện được xét cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, thì cơ quan thi hành án được kê biên để đảm bảo thi hành án.

c. Việc xác định công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường không được kê biên, cần căn cứ vào điều kiện lao động tối thiểu theo từng ngành nghề hoặc điều kiện sinh hoạt tối thiểu hàng ngày tại địa phương nơi người phải thi hành án sinh sống và các tài sản này có giá trị không lớn.

Công cụ lao động thông thường cần thiết là những công cụ lao động tối thiểu phục vụ sản xuất có giá trị không lớn như: cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xích lô .... Các công vụ lao động có giá trị như: xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy cày, máy xay xát..., thì Chấp hành viên vẫn kê biên, phát mại để thi hành án và trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác.

Đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết là vật dụng phục vụ điều kiện sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của người phải thi hành án và gia đình như: nồi xoong, bát đĩa, gường, tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác.

Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang có giá trị như: ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà, máy giặt, máy vi tính, nhẫn vàng..., thì cơ quan thi hành án vẫn kê biên để đảm bảo thi hành án.

d. Việc kê biên tài sản đã được thế chấp, cầm cố:

Đối với tài sản của người phải thi hành án đã được thế chấp, cầm cố hợp pháp trong các giao dịch dân sự, nếu không có tài sản nào khác và tài sản đó có giá trị lớn hơn toàn bộ nghĩa vụ đã được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố, kể cả các chi phí liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê biên, bán đấu giá tài sản, thì chấp hành viên có thể kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án mặc dù hợp đồng thế chấp, cầm cố chưa đến hạn, nhưng trước khi kê biên tài sản Chấp hành viên phải thông báo cho người nhận thế chấp, cầm cố biết.

Trong các trường hợp kê biên tài sản, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản kê biên, thì cơ quan thi hành án phải giải thích cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản về quyền khởi kiện ra Toà án trong thời hạn theo quy định chung. Nếu vụ việc được Toà án thụ lý, thì việc xử lý tài sản, đã kê biên chỉ được thực hiện sau khi quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án có hiệu lực pháp luật.

2. Giao bảo quản tài sản kê biên.

a. Sau khi kê biên tài sản, Chấp hành viên giao tài sản cho người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản. Nếu người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản từ chối bảo quản tài sản hoặc xét thấy đương sự có khả năng tẩu tán, huỷ hoại tài sản, thì Chấp hành viên có thể giao cho cơ quan chức năng hoặc thuê bảo quản tài sản.

Đối với các trường hợp giao, thuê bảo quản tài sản nêu trên phải được lập biên bản xác định rõ tình trạng tài sản.

b. Đối với loại tài sản theo quy định phải do các cơ quan chức năng khác quản lý, bảo quản, như: vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tác phẩm văn hoá, nghệ thuật..., thì sau khi kê biên, cơ quan thi hành án giao các loại tài sản đó cho các cơ quan chức năng bảo quản theo quy định của pháp luật.

3. Xử lý tài sản kê biên:

a. Sau khi kê biên, định giá, nếu người phải thi hành án, người được thi hành án thoả thuận được với nhau về việc nhận tài sản kê biên để thi hành án, thì cơ quan thi hành án giao tài sản đã kê biên cho người được thi hành án nhận để trừ vào nghĩa vụ thi hành án.

b. Đối với tài sản thuộc diện tươi sống, mau hỏng như: rau quả, thực phẩm tươi sống..., sau khi kê biên, cơ quan thi hành án tổ chức bán ngay với sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát cùng cấp, Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bán tài sản và phải lập biên bản về việc bán tài sản.

c. Trong trường hợp trả nhà, giao nhà cho người mua theo thủ tục đấu giá hoặc người được thi hành án nhận nhà để thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu người phải thi hành án và gia đình tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Nếu người phải thi hành án và gia đình họ không tự nguyện, thì cơ quan thi hành án lập biên bản liệt kê chi tiết các loại tài sản, cho chuyển tài sản ra khỏi nhà và yêu cầu người phải thi hành án và gia đình họ nhận lại tài sản. Nếu người phải thi hành án và gia đình từ chối nhận tài sản thì cơ quan thi hành án thuê bảo quản tài sản, thông báo và ấn định thời hạn thích hợp (ĩt nhất là ba tháng) để người phải thi hành án và gia đình họ đến nhận lại tài sản. Sau thời hạn ấn định, người phải thi hành án và gia đình họ không đến nhận lại tài sản, thì cơ quan thi hành án xử lý các tài sản đó như sau:

- Đối với các loại tài sản có giá trị, cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá và gửi số tiền bán tài sản vào ngân hàng đồng thời thông báo cho người phải thi hành án nhận tiền bán tài sản. Sau thời hạn một năm, kể từ ngày thông báo mà người phải thi hành án không đến nhận số tiền bán tài sản, thì cơ quan thi hành án nộp số tiền đó vào Kho bạc nhà nước để sung công.

- Đối với các loại tài sản đã bị hư hỏng, cơ quan thi hành án tiến hành tiêu huỷ theo quy định của pháp luật. Riêng những loại giấy tờ, tài liệu, các loại chứng chỉ, văn bằng hoặc đồ vật có giá trị về tinh thần, cơ quan thi hành án tiếp tục thuê bảo quản.

Chi phí bán, bảo quản tài sản trong các trường hợp trên do người phải thi hành án chịu.

d. Trước khi bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, các đồng sở hữu được quyền ưu tiên mua lại tài sản trong thời hạn 3 tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản theo giá Hội đồng định giá tài sản đã định. Hết thời hạn ưu tiên mà các đồng sở hữu không mua thì tài sản được bán đấu giá theo thủ tục chung.

đ. Đối với tài sản đã đưa ra bán đấu giá ít nhất là hai lần nhưng không bán được, thì cơ quan thi hành án yêu cầu người được thi hành án nhận để thi hành án. Việc nhận tài sản phải đảm bảo nguyên tắc: người nhận tài sản chỉ được hưởng phần giá trị tài sản tương ứng với phần mà họ được nhận theo thứ tự ưu tiên, tỷ lệ chi trả tiền thi hành án được quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự và Điểm g Mục 3 phần IV của Thông tư này, nếu như tài sản bán được.

e. Trường hợp cơ quan thi hành án uỷ quyền bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản, thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thông báo cho đương sự biết và theo dõi việc thực hiện hợp đồng của Trung tâm bán đấu giá tài sản.

g. Thanh toán tiền bán tài sản:

- Tính đến thời điểm chi trả tiền thi hành án, số tiền thu được từ việc bán tài sản của người phải thi hành án được chi trả cho tất cả những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu thi hành án theo thứ tự, tỷ lệ quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự, mặc dù thời điểm làm đơn yêu cầu thi hành án của các đương sự là khác nhau.

- Trường hợp nhiều người được thi hành án nhưng chỉ có một số người có đơn yêu cầu thi hành án trong khi người phải thi hành án chỉ có duy nhất một tài sản có giá trị (nhà, đất...), thì số tiền thu được từ việc bán tài sản, cơ quan thi hành án tạm thời gửi vào Ngân hàng khoản tiền tương ứng với tỷ lệ những người được thi hành án khác chưa làm đơn yêu cầu sẽ được nhận, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 3 tháng cho những người được thi hành án khác về quyền làm đơn yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án không nhận được đơn yêu cầu thi hành án của những người khác, thì số tiền còn lại được thanh toán tiếp cho những người đã có đơn yêu cầu thi hành án trước đây.

- Số tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp, cầm cố hợp pháp hoặc tài sản đã được Toà án tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án cho một nghĩa vụ cụ thể, thì được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đó.

- Nếu người phải thi hành án không có tài sản có giá trị nào khác ngoài nhà ở và đó là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình, thì khi kê biên, bán đấu giá, tuỳ vào điều kiện cụ thể của đương sự, sau khi thống nhất với Viện Kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án có thể trích lại một khoản tiền để tạo điều kiện về chỗ ở cho người phải thi hành án và gia đình họ.

- Trường hợp chỉ có vợ hoặc chồng là người phải thi hành án, nếu vợ hoặc chồng không khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia khối tài sản chung, thì khi bán tài sản, cơ quan thi hành án thanh toán lại cho vợ hoặc chồng số tiền thu được từ việc bán tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình (chưa trừ đi chi phí về kê biên, bán đấu giá).

V. THI HÀNH NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN ĐÃ CHẾT:

1. Trường hợp bản án, quyết định của Toà án mà theo đó nghĩa vụ liên đới không xác định rõ phần nghĩa vụ của từng người, thì cơ quan thi hành án yêu cầu một hoặc một số người có điều kiện thi hành án thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới.

2. Trường hợp bản án, quyết định của Toà án mà theo đó nghĩa vụ liên đới xác định rõ phần của từng người và họ đều có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu mỗi người thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Nếu một trong những người có nghĩa vụ liên đới không có điều kiện thi hành án, thì cơ quan thi hành án yêu cầu những người có điều kiện thi hành án thực hiện thay phần nghĩa vụ của người đó.

3. Người đã thực hiện thay phần nghĩa vụ thi hành án của người khác có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thanh toán lại phần nghĩa vụ mà người đó đã thực hiện thay cho họ theo quy định tại Điều 304 của Bộ luật dân sự.

4. Việc thi hành nghĩa vụ tài sản của người phải thi hành án đã chết được áp dụng theo quy định tại Điều 640 của Bộ luật dân sự.

VI. KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN:

1. Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản để thi hành án theo quy định của Điều 19, Điều 20, Điều 21 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân và quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự.

Chậm nhất 7 ngày sau khi ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án, cơ quan thi hành án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để thực hiện kiểm sát theo chức năng.

2. Phối hợp trong công tác thi hành án:

a. Hàng năm, Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức họp ít nhất là 1 lần vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 để rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo và biện pháp thực hiện công tác thi hành án.

b. Giao cho Vụ Kiểm sát thi hành án và Cục quản lý thi hành án dân sự phối hợp kiểm sát, kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương mỗi năm ít nhất một lần.

c. Giao cho Vụ Kiểm sát thi hành án và Cục quản lý thi hành án dân sự thống nhất mẫu thống kê và số liệu báo cáo kết quản thi hành án dân sự vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm để hai ngành báo cáo trước Quốc hội.

d. Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân, thủ trưởng cơ quan thi hành án tại các địa phương phải thường xuyên phối hợp để thực hiện tốt công tác thi hành án và kiểm sát thi hành án.

e. Trường hợp Viện Kiểm sát nhân dân rút hồ sơ thi hành án để thực hiện chức năng kiểm sát phải thực hiện bằng văn bản. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, Viện Kiểm sát nhân dân phải thông báo kết quả kiểm sát đối với vụ việc và trả lại hồ sơ để cơ quan thi hành án có cơ sở tiếp tục việc thi hành án. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp, cần phải có sự trao đổi thống nhất ý kiến giữa các ngành hữu quan, thì thời hạn nói trên cũng không vượt quá 60 ngày.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có biện pháp giải quyết.

KT. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Thứ trưởng

 

Nguyễn Văn Sản

(Đã ký)

KT. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Phó viện trưởng

 

Trần Thu

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE -
THE SUPREME PEOPLE'S PROCURACY
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 12/2001/TTLT/BTP-VKSTC

Hanoi, February 26, 2001

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF LAW PROVISIONS ON EXECUTION OF CIVIL JUDGMENTS

In order to apply a number of law provisions on execution of civil judgments and to meet the requirements in the practical execution of civil judgments, the Ministry of Justice and the Supreme People’s Procuracy hereby uniformly guide a number of law provisions on execution of civil judgments as follows:

I. WAY OF DETERMINING JUDGMENT EXECUTIONS

1. With a view to ensuring the uniform way of compiling judgment execution dossiers and gathering judgment execution statistics, now to provide that each judgment execution decision be regarded as one judgment execution.

For each judgment or decision of the Court, which has come into force for execution (herein after collectively called judgment and decision), the heads of the judgment execution body may issue one or more than one judgment execution decision, specifically:

a/ For a judgment or decision which contains many clauses, of which one or more than one clause regarding proactive execution and one or more than one clause regarding execution at written request, the head of the judgment execution body may issue a decision on execution of all clauses regarding proactive execution. For the clauses on execution at written request, basing himself/herself on the number of written requests for judgment execution on the case-by-case basis, he/she may issue one or more than one judgment execution decision.

b/ For a judgment or decision involving many persons with joint rights and/or obligations, the head of the judgment execution body may issue a common judgment execution decision for all of these persons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The judgment debtor has neither property nor lawful income for judgment execution;

b/ The judgment debtor has property of a value negligible for judgment execution;

c/ The judgment debtor only has property which has been inventoried and put up on auction but remain unsalable and declined by the judgment creditor for judgment execution while the judgment debtor has no other valuable property;

d/ The judgment debtor has property which, however, is not allowed to be inventoried or has not yet been disposed of as prescribed by law. Cases of properties which have not yet been disposed of (like inherited properties not yet divided, properties under joint ownership, properties the ownership of which is in dispute…) where the judgment execution body has guided the judgment creditors and/or the persons with related interests to initiate lawsuits requesting the Court to settle but they have not yet initiated lawsuits or the Court has not yet issued a decision on the disposal of such properties.

e/ The judgment debtor is obliged to return the land but there exist on such land real estate which were lawfully built before the Court issues the judgment or decision which fails to mention the disposal of such immovable properties, thus disabling the judgment execution body to effect the land assignment under the Court’s decision or judgment. In this case, the judgment execution body shall have to propose in writing the competent People’s Procuracy or the People’s Court to lodge a protest aiming to remedy the mistake in the Court’s judgment or decision;

f/ The judgment debtor is obliged to deliver a distinctive thing which, however, has been lost or damaged while the two parties fail to reach agreement on the payment mode, and the judgment execution body has guided them to initiate a lawsuit requesting the Court to settle the compensation but there is not yet any settlement decision from the Court;

g/ The Court’s judgment or decision is unclear or contains some data errors or mistakes, which makes its execution impossible, the judgment execution body has proposed in writing the competent People’s Procuracy or the People’s Court to give explanations thereon or lodge a protest aiming to remedy such mistakes in the Court’s judgment or decision but there has been no result so far;

h/ The obligation performance is in personam, if for objective reasons (sickness, overseas working for one year or more…), and the judgment debtor cannot perform such obligations himself/herself or his/her address has not yet been identified;

i/ Other cases where the judgment execution body cannot effect the execution due to objective reasons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Once a judgment is determined as lacking execution conditions, the judgment execution body shall, on the case-by-case basis, issue an appropriate decision, either to postpone, suspend or return the judgment execution requests. In cases of proactive judgment execution, it shall open a separate monitoring book and verify at least every quarter the judgment execution conditions of the involved parties.

II. STATUTE OF LIMITATIONS FOR CIVIL JUDGMENT EXECUTION

When applying the provision on the statute of limitations for civil judgment execution, the judgment execution bodies must pay attention to the following points:

1. The statute of limitations for civil judgment execution shall be counted from the date the judgments or decisions take legal effect. Where part of a judgment or decision is appealed or protested and the Court’s consideration of such appeal or protest does not affect other parts, the statute of limitations for execution of the unappealed or unprotested parts shall still be counted from the date the judgment or decision takes legal effect.

For a judgment or decision which is executed immediately before it takes legal effect, the judgment execution body may issue a judgment execution decision and the judgment creditor may make a written request when the judgment has not yet taken legal effect, but the statute of limitations for judgment execution shall still be counted from the date such judgment or decision takes legal effect.

2. Where a judgment or decision specifies the time when the judgment debtor has to perform his/her obligation, the statute of limitations for judgment execution shall be counted from the date on which the obligation performance is due. For judgments and decisions which are executed on a periodical basis, the statute of limitations for judgment execution shall be counted for each period.

3. The statute of limitations for execution of judgments and decisions which took legal effect prior to January 1, 1990 (the date on which the 1989 Civil Judgment Execution Ordinance becomes effective) shall be as follows:

- If not yet executed, the statute of limitations for judgment execution shall be counted from January 1, 1990.

- If before January 1, 1990, such a judgment or decision had been put out for execution but had not yet been executed or had been executed only in part, the judgment execution body shall have to continue organizing the execution thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. AGREED AND VOLUNTARY EXECUTION OF JUDGMENTS

1. In the course of judgment execution, only individuals or private economic organizations may agree with one another on the contents of the judgment execution but such agreement must not be contrary to law and social ethics. Where the involved parties agree on abstention from requesting the judgment execution body to execute part or the whole of the Court’s judgment or decision, the judgment execution body shall make a record of the agreed details and issue a decision to suspend the execution of such part.

2. In the course of judgment execution, the involved parties may agree with one another on the time, venue and mode of judgment execution. The judgment execution body shall have to make a record clearly stating the agreed details and allow the involved parties to voluntarily execute such agreement. If the involved parties fail to voluntarily execute the agreed details, the judgment execution body shall effect the execution according to the Court’s judgment or decision.

IV. INVENTORY, HAND-OVER FOR MAINTENANCE AND DISPOSAL OF PROPERTIES FOR JUDGMENT EXECUTION

1. Property inventory:

a/ For properties for which the transfer, ownership and/or use right registration procedures must be completed, if there are grounds to determine that they have been lawfully bought by or donated to, the judgment debtors (accompanied with lawful sale and purchase papers, owner’s certification…) but the procedures for the transfer, ownership and/or use right registration of such properties have not yet been completed, the executors shall still be entitled to inventory them in order to secure the judgment execution.

For the following cases where after the Court’s judgments or decisions are issued, and the judgment debtors have transferred all properties under their ownership, the executors shall still be entitled to inventory such properties and propose in writing the competent authorities to cancel such transactions. The judgment creditors and persons with related interests and obligations may request the competent authorities or initiate lawsuits to request the Court to cancel such transactions.

b/ The inventory of dwelling houses shall be conducted only when other properties are not enough for judgment execution while the money amounts required for judgment execution are relatively large, thus requiring the inventory of dwelling houses, except cases where the judgment debtors request the inventory of their houses to secure the judgment execution. The determination of money amounts as relatively large should be based on the cost of living in each locality and the proportion of the money amounts required for judgment execution to the value of the house(s) at the time of inventory.

In some special cases where the judgment debtors possess houses and land who have not yet been granted house ownership and land use right certificates but there are grounds to deem that such houses have been built and used by the judgment debtors in a stable manner without disputes, are not situated in the planned or to-be-relocated areas, who are eligible for consideration of granting of house ownership rights and land use rights, the judgment execution bodies may inventory such houses and land to secure the judgment execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Essential common labor tools are minimum small-value labor tools in service of production, such as ploughs, harrows, hoes, shovels, pack-bikes, pedicabs… For valuable labor tools like motorbikes, cars, ships, boats, mechanical ploughs, grinders…, the executors shall still have to inventory and auction them for judgment execution and deduct a sum of money for the judgment debtors to buy other labor tools.

Daily life essentials mean articles serving the minimum daily-life needs of the judgment debtors and their families, such as cooking pots, pans, bowls and plates, beds, cabinets, tables and desks, and other common articles.

For valuable daily-life articles or jewelry like television sets, refrigerators, air-conditioners, washing machines, computers, gold rings…, the judgment execution bodies may still inventory them to secure the judgment execution.

d/ Inventory of mortgaged or pledged properties

For the judgment debtors’ properties which have been mortgaged or pledged lawfully in civil transactions, if no other properties are available and such properties are of a value larger than all the obligations secured under mortgage or pledge contracts, including costs related to the mortgaged or pledge properties plus expenses for the property inventory and auction, the executors may inventory them to secure the judgment execution even if the mortgage or pledge contracts are not due, but before inventorying such properties, the executors must notify the mortgagees or pledgees thereof.

In cases of property inventory, if there arise disputes related to the inventoried properties, the judgment execution body must explain to the persons with related rights and interests on their right to initiate lawsuits to the Court within the time limit generally prescribed. If the cases are processed settled by the Court, the disposal of the inventoried properties shall be effected only after the Court’s dispute-settlement decisions take legal effect.

2. Hand-over of inventoried properties for maintenance

a/ After inventorying properties, the executors shall hand over them to the judgment debtors, their relatives or the current managers or users of such properties for maintenance. If the judgment debtors, their relatives or the current managers or users of such properties refuse to maintain them or it is deemed that they may disperse and/or destroy such properties, the executors can hand over such properties to the functional bodies or hire the management thereof.

For the above-mentioned cases of hand-over for maintenance and hired maintenance, written records must be made, clearly determining the state of the properties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Disposal of inventoried properties

a/ After the property inventory and valuation, if the judgment debtor and the judgment creditor can reach agreement on the receipt of the inventoried properties for judgment execution, the judgment execution body shall assign the inventoried properties to the judgment creditor for deduction into the judgment execution obligation.

b/ For properties which are raw and fresh or quickly rot such as vegetables and fruits, fresh and raw foodstuffs…; after inventorying them, the judgment execution bodies shall immediately organize their sale in the presence of the representatives of the People’s Procuracy of the same level and the People’s Committee of the commune or ward where the properties are sold and make written record of the property sale.

c/ In cases where houses are returned or handed to the purchasers according to the auctioning procedures or where the judgment creditors receive houses for judgment execution, the judgment execution bodies shall request the judgment debtors and/or their family members to remove on their own properties from the houses. If the judgment debtors and/or their family members do not voluntarily do so, the judgment execution bodies shall make a detailed list of properties, get the properties removed from the houses and request the judgment debtors and their family members to receive such properties. If the judgment debtors and/or their family members refuse to receive the properties, the judgment execution bodies shall hire the maintenance of such properties, notify such and fix an appropriate time (at least three months) for the judgment debtors and/or their family members to receive back their properties. Past the fixed time limit, if the judgment debtors and/or their family members fail to come and receive back their properties, the judgment execution bodies shall deal with such properties as follows:

- For valuable properties, the judgment execution bodies shall organize their auction and deposit the proceeds therefrom into banks and concurrently notify the judgment debtors thereof for receiving such proceeds. Past one year after the date of such notice, if the judgment debtors still fail to come and receive the proceeds, the judgment execution bodies shall remit them into the State Treasury for confiscation into public fund.

- For damaged properties, the judgment execution bodies shall proceed with the destruction thereof according to law provisions. Particularly for assorted papers, documents, certificates and diplomas or objects of spiritual value, the judgment execution bodies shall continue hiring the maintenance thereof.

The property sale and maintenance expenses in the above-mentioned cases shall be borne by the judgment debtors.

d/ Before the auction of the judgment debtors’ properties which are under joint ownership by other persons, the co-owners have the pre-emptive right to buy such properties within three months, for immovables, and within one month, for movables, at the prices fixed by the property valuation boards. Past the priority time limits, if the co-owners do not buy, such properties shall be auctioned according to general procedures.

e/ For properties which remain unsalable after being put up for auction at least twice, the judgment execution bodies shall request the judgment creditors to receive them for judgment execution. The property receipt must adhere to the principle that the property recipients shall only enjoy a part of the properties’ value proportional to the amounts they may receive in the priority order and at the percentages of money payment for judgment execution as prescribed in the Ordinance on Execution of Civil Judgments and at Point g, Section 3, Part IV of this Circular, if the properties are sold out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Payment of the property sale proceeds:

- By the time of money payment for judgment execution, the proceeds from the sale of the judgment debtors’ properties shall be paid to all judgment creditors who have filed written requests for judgment execution in the order and at the percentages prescribed in the Ordinance on Execution of Civil Judgments despite the fact that the involved parties’ written requests for judgment execution are made at different points of time.

- Where there are many judgment creditors but only some of them have made written requests for judgment execution and the judgment debtor has merely a single valuable property (house, land…), part of the proceeds from the sale of such property shall be temporarily deposited by the judgment execution body into a bank, which is proportional to the amount to be received by those judgment creditors who have not filed written requests and at the same time inform them of the right to file written requests for judgment execution and fix a time limit not exceeding three months for them to exercise this right. Past the notified time limit, if the judgment execution body does not receive any written requests from such creditors, the remaining amount shall be further paid to those who have already filed written requests for judgment execution.

- The proceeds from the sale of lawfully mortgaged or pledged properties or properties which have been inventoried under the Court’s declaration as security for performance of a particular obligation, shall be used for prioritized payment for such obligation.

- If the judgment debtors have no other valuable properties besides their dwelling houses which are the only places where they and their families live, when inventorying and auctioning such houses, the judgment execution body may, depending on the practical conditions of the involved parties and after consulting with the People’s Procuracy of the same level, deduct a sum of money as lodging support for the judgment debtors and their families.

- Where either spouse is the judgment debtor, if the other spouse does not initiate a lawsuit requesting the Court to divide their common property, when selling such property, the judgment execution body shall pay the other spouse the proceeds from the property sale in accordance with the Law on Marriage and Family (without subtracting the property inventory and auction expenses).

V. EXECUTION OF JOINT OBLIGATIONS AND OBLIGATIONS OF DECEASED JUDGMENT DEBTORS

1. Where under a Court’s judgment or decision the joint obligation does not clearly determine the obligation of each obligee, the judgment execution body shall request one or several joint obligees who has/have conditions to execute the judgment to perform the whole joint obligation.

2. Where under a Court’s judgment or decision the joint obligation clearly determines the obligation of each of the joint obligees and they all have conditions to execute the judgment, the judgement execution body shall request each obligee to fulfill his/her own obligation. If one of the joint obligees does not have conditions to execute the judgment, the judgment execution body shall request those who have conditions to fulfill such obligee’s obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The performance of the property obligation of a deceased judgment debtor shall comply with the provisions of Article 640 of the Civil Code.

VI. INSPECTION OF LAW OBSERVANCE AND THE RELATIONS of COORDINATION
IN THE JUDGMENT EXECUTION WORK

1. The Procuracy shall inspect law observance in the auction of properties for judgment execution according to the provisions in Articles 19, 20 and 21 of the Law on Organization of the People’s Procuracy and the provisions of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

Within seven days after signing contracts with the Property Auction Service Center for property auction for judgment execution, the judgment execution body shall have to notify such to the People’s Procuracy of the same level for inspection according to its function.

2. Coordination in the judgment execution work:

a/ Annually, the leadership of the Supreme People’s Procuracy and the leadership of the Ministry of Justice shall meet at least once in late September or early October to draw experiences, discuss the measures to remedy mistakes, and reach agreement on the direction as well as measures to carry out the judgment execution work.

b/ To assign the Judgment Execution Inspection Department and the Civil Judgment Execution Management Department to coordinate with each other in inspecting and supervising the civil judgment execution work in the localities at least once a year.

c/ To assign the Judgment Execution Inspection Department and the Civil Judgment Execution Management Department to reach agreement on the statistical forms and data for reporting on the civil judgment execution results in March and October every year so that the two branches can present reports thereon before the National Assembly.

d/ The leadership of the People’s Procuracy and the heads of the judgment execution bodies in the localities shall have to regularly coordinate with one another in order to well carry out the judgment execution work and inspect the judgment execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its signing.

2. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Justice and the Supreme People’s Procuracy for solution.

 

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
VICE MINISTER





Nguyen Van San

FOR THE CHAIRMAN OF
THE SUPREME PEOPLE’S PROCURACY
VICE-CHAIRMAN




Tran Thu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông Tư Liên tịch 12/2001/TTLT-BTP-VKSTC hướng dẫn thi hành án do Bộ Tư pháp - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.685

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.94.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!