CHỦ
TỊCH NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
59/1999/QĐ-CTN
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 06 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 59/1999/QĐ-CTN NGÀY 3 THÁNG 6 NĂM
1999 VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ GIỮA NƯỚC
CHXHCN VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều
106 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 518/CP-QHQT ngày 21 tháng 5 năm
1999;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1-
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự
giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp đã được ký
ngày 24 tháng 2 năm 1999 giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hoà
Pháp.
Điều 2-
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối
ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Hiệp định
tương trợ tư pháp này và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu lực của
Hiệp định.
Điều 3-
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP
Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp,
Với lòng mong muốn phát triển và
tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, đã quyết định ký kết Hiệp định
này;
Để thực hiện mục đích đó, đã cử
Đại điện toàn quyền của mình:
Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam cử:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình
Lộc,
Tổng thống nước Cộng hoà Pháp cử;
Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp
ELISABETH GUIGOU,
Các Đại diện toàn quyền, sau khi
trao đổi Giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức, đã thoả tuận những điều dưới đây:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi áp dụng
Nước ký kết này cam kết dành cho
Nước Ký kết kia sự tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự. Các vấn đề dân sự
nói trong Hiệp định này bao gồm các vấn đề pháp luật dân sự, pháp luật hôn
nhân, gia đình, pháp luật thương mại và pháp luật lao động.
Điều 2.
Cơ quan trung ương
1. Bộ tư pháp của hai Nước ký kết
là Cơ quan trung ương chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại
Hiệp định này.
2. Các Cơ quan trung ương liên hệ
trực tiếp với nhau; gửi yêu cầu tương trợ tư pháp kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ
của Nước ký kết được yêu cầu; sự tương trợ tư pháp này được miễn phí.
Điều 3.
Từ chối tương trợ tư pháp
Có thể từ chối thực hiện yêu cầu
tương trợ tư pháp, nếu việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây thương hại
đến chủ quyền, an ninh hoặc trật tự công cộng của Nước ký kết được yêu cầu.
Điều 4. Trao
đổi thông tin
Các cơ quan trung ương, theo yêu
cầu, thông báo cho nhau thông tin về pháp luật, cũng như trích lục bản án, quyết
định của Toà án nước mình.
Chương 2:
LIÊN HỆ VỚI TOÀ ÁN
Điều 5. Bảo
hộ tư pháp
1. Để bảo vệ quyền và lợi ích của
mình, công dân của Nước ký kết này trên lãnh thổ của Nước ký kết kia được quyền
liên hệ với các Toà án theo cùng những điều kiện dành cho công dân của Nước ký
kết kia và có quyền và nghĩa vụ như công dân của Nước ký kết kia trong quá
trình tham gia tố tụng tại Toà án.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này
cũng được áp dụng đối với pháp nhân được thành lập theo pháp luật của một trong
hai Nước ký kết.
Điều 6. Miễn
cược án phí
Công dân của Nước ký kết này
trên lãnh thổ của Nước ký kết kia không phải chịu bất kỳ hình thức cược án phí
nào vì lý do là người nước ngoài hoặc không có nơi cư trú hay chỗ ở tại nước
đó.
Điều 7. Trợ
giúp pháp lý
1. Công dân của Nước ký kết này
trên lãnh thổ của Nước ký kết kia được trợ giúp pháp lý như công dân của Nước
ký kết kia, phù hợp với pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu trợ giúp pháp
lý.
2. Trợ giúp pháp lý nói trong Hiệp
định này bao gồm cả miễn hoặc giảm án phí, cũng như miễn hoặc giảm thù lao bổ
trợ tư pháp.
Điều 8. Tiếp
tục hưởng trợ giúp pháp lý
Khi một người đã được trợ giúp
pháp lý trên lãnh thổ của Nước ký kết này trong quá trình tố tụng để Toà án ra
quyết định, thì người đó cũng được trợ giúp pháp lý trên lãnh thổ của Nước ký kết
kia mà không cần phải xem xét lại, khi yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết
định đó.
Điều 9. Thủ
tục yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý
phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết được yêu cầu thông qua Cơ
quan trung ương.
2. Đơn phải kèm theo giấy chứng
nhận về thu nhập của người yêu cầu trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp áp dụng Điều
8 của Hiệp định này. Các giấy tờ kèm theo đơn phải được dịch ra ngôn ngữ của Nước
ký kết được yêu cầu.
Điều 10.
Thi hành quyết định về án phí
Quyết định của Toà án của một
trong hai Nước ký kết buộc nguyên đơn hoặc người dự sự phải chịu án phí mà họ
đã được miễn cược án phí thì sẽ được công nhận và cho thi hành không phải nộp
phí ở Nước ký kết được yêu cầu, theo đề nghị của Cơ quan trung ương của Nước ký
kết đã ra bản án, quyết định đó.
Chương 3:
CHUYỂN GIAO GIẤY TỜ
Điều 11.
Chuyển giấy tờ
Khi cần chuyển giấy tờ của Toà
án hoặc của cơ quan Tư pháp khác cho một người sinh sống trên lãnh thổ của Nước
ký kết kia, cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật của Nước ký kết yêu cầu chuyển
yêu cầu tống đạt giấy tờ đó cho Cơ quan trung ương của Nước ký kết được yêu cầu.
Giấy tờ cần tống đạt phải được lập
thành 2 bộ, dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu, gửi kèm theo yêu cầu
tống đạt.
Điều 12.
Giao giấy tờ
1. Cơ quan trung ương của Nước
ký kết được yêu cầu thực hiện hoặc cho thực hiện việc tống đạt giấy tờ theo
cách mà mình xác định là thích hợp nhất, phù hợp với pháp luật của nước mình.
2. Bằng chứng của việc đã tống đạt
được hoặc tống đạt không thành thể hiện bằng biên lai, giấy xác nhận hoặc biên
bản. Những giấy tờ này kèm theo 01 bộ giấy tờ cần tống đạt được gửi trả lại trực
tiếp cho cơ quan tư pháp đã yêu cầu tống đạt.
3. Không phải thanh toán hoặc
hoàn lại các khoản lệ phí hoặc chi phí của Nước ký kết được yêu cầu về việc
chuyển, giao giấy tờ.
Điều 13.
Tống đạt qua đường ngoại giao hoặc lãnh sự
Mỗi Nước ký kết đều có quyền tống
đạt giấy tờ cho công dân của nước mình trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, một
cách trực tiếp và không áp dụng biện pháp cưỡng chế, thông qua các viên chức
ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mình.
Điều 14.
Các hình thức tống đạt khác
Các quy định trên đây không cản
trở:
* Việc gửi trực tiếp bản sao giấy
tờ cho đương sự qua bưu điện bằng thư bảo đảm kèm theo giấy biên nhận;
* Việc một bên liên quan thực hiện
việc tống đạt hoặc chuyển giao giấy tờ bằng chi phí của mình theo các phương thức
hiện hành ở Nước ký kết nơi nhận tống đạt.
Chương 4:
THU THẬP CHỨNG CỨ
Điều 15.
Uỷ thác tư pháp
1. Cơ quan tư pháp của Nước ký kết
này có thể, bằng cách uỷ thác tư pháp, yêu cầu Cơ quan tư pháp của Nước ký kết
kia tiến hành các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ mà mình xét thấy cần
thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà mình đã thụ lý.
2. Văn bản uỷ thác tư pháp phải
gồm những nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan yêu cầu và, nếu
có thể được, tên cơ quan được yêu cầu;
b) Họ, tên, địa chỉ của các bên
và của đại diện các bên, khi các bên có đại diện;
c) Tính chất và nội dung của vụ
việc uỷ thác và bản tóm tắt sự việc;
d) Các biện pháp xác minh, thu
thập chứng cứ cần thực hiện.
Văn bản uỷ thác tư pháp phải có
chữ ký và đóng dấu của cơ quan yêu cầu.
3. Văn bản uỷ thác tư pháp phải
gửi kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu.
Điều 16.
Cách thức gửi uỷ thác tư pháp
Văn bản uỷ thác tư pháp phải gửi
thông qua các Cơ quan trung ương. Hồ sơ thực hiện uỷ thác tư pháp được gửi trả
cho Cơ quan tư pháp yêu cầu cũng theo cách thức này.
Điều 17.
Thể thức thực hiện uỷ thác tư pháp
1. Cơ quan tư pháp, khi thực hiện
uỷ thác tư pháp, áp dụng pháp luật của nước mình về thể thức thực hiện uỷ thác
tư pháp.
2. Tuy nhiên, nếu cơ quan yêu cầu
đề nghị, cơ quan được yêu cầu có thể thực hiện uỷ thác tư pháp theo một thể thức
đặc biệt, trừ khi trái với pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu hoặc không thể
thực hiện được theo thể thức đó vì trái với thông lệ của Nước ký kết được yêu cầu
hoặc vì có khó khăn trong thực tế.
3. Uỷ thác tư pháp phải được thực
hiện trong thời gian sớm nhất có thể được.
Điều 18.
Chi phí thực hiện uỷ thác tư pháp
Không phải hoàn trả bất kỳ khoản
phí hoặc lệ phí nào cho việc thực hiện uỷ thác tư pháp. Tuy nhiên, Nước ký kết
được yêu cầu có quyền yêu cầu Nước ký kết yêu cầu hoàn trả thù lao đã trả cho
giám định viên và các chi phí phát sinh do việc áp dụng một thể thức đặc biệt
theo đề nghị của Nước ký kết yêu cầu.
Điều 19.
Thực hiện uỷ thác tư pháp thông qua viên chức ngoại giao, lãnh sự
Mỗi nước ký kết đều có quyền cho
thực hiện, không áp dụng biện pháp cưỡng chế, các uỷ thác tư pháp, thông qua
các viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mình, nếu các uỷ thác này liên
quan đến công dân của nước mình.
Chương 5:
CÔNG NHẬN VÀ CHO THI
HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN
Điều 20.
Bản án, quyết định có thể được công nhận và cho thi hành
Chương này áp dụng đối với bản
án, quyết định của Toà án của hai Nước ký kết về các vấn đề dân sự, bao gồm cả
các quyết định về bồi thường thiệt hại dân sự trong các bản án hình sự.
Điều 21.
Điều kiện công nhận và cho thi hành
Bản án, quyết định của Toà án của
Nước ký kết này được công nhận và có thể được cho thi hành trên lãnh thổ của Nước
ký kết kia, nếu hội đủ các điều kiện sau đây:
1. Là bản án, quyết định của Toà
án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu;
2. Luật áp dụng để giải quyết vụ
việc là luật được chọn theo quy phạm xung đột pháp luật được công nhận trên
lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu. Tuy nhiên, luật áp dụng có thể khác với
luật được chọn theo quy phạm xung đột pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu, nếu
việc áp dụng luật này hay luật kia đều dẫn đến cùng một kết quả;
3. Bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật và được cho thi hành. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về nghĩa vụ cấp
dưỡng, quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên, thì bản án,
quyết định có thể chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng được thi hành ngay trên
lãnh thổ của Nước ký kết đã ra bản án, quyết định đó;
4. Các bên đương sự đã được triệu
tập ra Toà, có đại diện của mình một cách hợp thức hoặc, nếu các bên vắng mặt,
thì giấy triệu tập ra Toà đã được tống đạt hợp thức và trong thời gian cần thiết
để bảo đảm quyền lợi của các bên;
5. Bản án, quyết định không trái
với các nguyên tắc và giá trị cơ bản của Nước ký kết được yêu cầu;
6. Vụ kiện giữa chính các bên
đương sự đó, có cùng căn cứ và cùng đối tượng như ở Nước ký kết yêu cầu:
* Không phải là vụ án đang trong
quá trình thụ lý và xem xét tại một Toà án của Nước ký kết được yêu cầu, hoặc
* Chưa có bản án, quyết định nào
của Nước ký kết được yêu cầu trước khi có bản án, quyết định đang được yêu cầu
công nhận và cho thi hành, hoặc
* Chưa có bản án, quyết định nào
của nước thứ ba đã được công nhận tại Nước ký kết được yêu cầu trước khi có bản
án, quyết định đang được yêu cầu công nhận và cho thi hành.
Điều 22.
Thủ tục công nhận và cho thi hành
1. Thủ tục công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự tuân theo pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu.
2. Cơ quan tư pháp được yêu cầu
không tiến hành bất kỳ sự xem xét nào đối với nội dung bản án, quyết định.
3. Nếu bản án, quyết định gồm
nhiều phần, có thể cho thi hành từng phần.
Điều 23.
Giấy tờ kèm theo
Người yêu cầu công nhận hoặc cho
thi hành bản án, quyết định cần phải nộp các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao bản án, quyết định có
chứng thực hợp lệ;
2. Các giấy tờ xác nhận của bản
án, quyết định đã được tống đạt hoặc thông báo;
3. Nếu có, bản sao có chứng thực
giấy triệu tập bên vắng mặt ra Toà và mọi giấy tờ xác nhận đương sự đã nhận được
kịp thời giấy triệu tập ra Toà;
4. Các giấy tờ xác nhận bản án,
quyết định đã có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của Nước ký kết đã ra bản án,
quyết định đó và xác nhận bản án, quyết định này không còn có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục chung nữa, trừ trường hợp bản án, quyết định về nghĩa vụ
cấp dưỡng, về quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên.
Tất cả các giấy tờ này phải được
gửi kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu có chứng thực hợp
thức của viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự, hoặc của người có thẩm quyền trên
lãnh thổ của một trong hai Nước ký kết.
Chương 6:
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI
Điều 24.
Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
Nước ký kết này công nhận và cho
thi hành trên lãnh thổ của nước mình các quyết định trọng tài được tuyên trên
lãnh thổ của Nước ký kết kia theo quy định của Công ước New York ngày 10.6.1958
về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
Chương 7:
HỘ TỊCH VÀ MIỄN HỢP PHÁP
HOÁ
Điếu 25.
Chuyển giao giấy tờ về hộ tịch
1. Nước ký kết này gửi cho Nước
ký kết kia, theo yêu cầu, với mục đích quản lý hành chính ghi rõ trong yêu cầu,
các giấy tờ và trích lục bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hộ tịch của
công dân của Nước ký kết yêu cầu.
2. Văn bản yêu cầu và các giấy tờ
về hộ tịch được gửi qua đường ngoại giao hoặc lãnh sự. Văn bản yêu cầu và trích
lục bản án, quyết định của Toà án được gửi qua Cơ quan trung ương.
Điều 26.
Miễn hợp pháp hoá
Các giấy tờ nói tại Hiệp định
này được miễn hợp pháp hoá.
Tuy nhiên, trong trường hợp có
nghi ngờ xác đáng về chữ ký, tư cách của người ký, hoặc về nhận sạng của con dấu
hoặc con tem, thì cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết yêu cầu có thể đề nghị
Cơ quan trung ương của Nước ký kết đã cấp giấy tờ hoặc tài liệu đó xác minh
tính xác thực của giấy tờ. Chỉ được yêu cầu xác minh tính xác thực của giấy tờ
trong những trường hợp đặc biệt và phải nêu rõ lý do.
Chương 8:
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI
CÙNG
Điều 27.
Theo dõi thực hiện Hiệp định
Đại diện của hai Nước ký kết sẽ
gặp nhau khi cần thiết, nhằm đánh giá tình hình hình thực hiện Hiệp định này.
Điều 28.
Giải quyết khó khăn trong việc thực hiện Hiệp định
Những khó khăn nảy sinh trong
quá trình thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết qua đường ngoại giao.
Điều 29.
Thời điểm có hiệu lực
Hai Nước ký kết cam kết sẽ thông
báo cho nhau về việc đã hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp
luật nước mình để Hiệp định này có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ
ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau ngày nhận được văn bản thông báo sau cùng về
việc hoàn tất các thủ tục đó.
Điều 30.
Thời hạn, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ Hiệp định
1. Hiệp định này có giá trị vô
thời hạn.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung Hiệp định
này phải được hai Nước ký kết trao đổi, bàn bạc với nhau.
3. Mỗi Nước ký kết có thể bãi bỏ
Hiệp định này vào bất kỳ thời điểm nào và việc bãi bỏ đó sẽ có hiệu lực sau 6
tháng, kể từ ngày Nước ký kết kia nhận được thông báo bãi bỏ hiệp định.
Để làm bằng, các Đại điện toàn
quyền của hai Nước ký kết đã ký và đóng dấu vào Hiệp định này.
Làm tại Paris, ngày 24 tháng 2
năm 1999, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, cả hai
văn bản đều có giá trị như nhau.