VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/KH-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH; VỤ, VIỆC DÂN SỰ,
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, KINH DOANH THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT; CÔNG TÁC KIỂM SÁT VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát
nhân dân năm 2022;
Căn cứ Kế hoạch kiểm tra số 02/KH-VKSTC ngày
30/12/2021 của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch
kiểm tra công tác Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; các vụ, việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc
khác theo quy định của pháp luật; công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua công tác kiểm tra nhằm đánh giá
đúng tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Viện kiểm sát địa
phương trong việc quán triệt, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày
27/12/2021 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022 và các chỉ thị
chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao, qua đó đánh giá những ưu điểm, kịp thời
phát hiện hạn chế, thiếu sót, tồn tại, xác định nguyên nhân đề ra biện pháp khắc
phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng công tác, đảm bảo hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra phải bảo đảm thiết thực,
hiệu quả, đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực kết quả thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được kiểm tra. Qua kiểm tra, kịp thời hướng
dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các đơn vị được kiểm tra; tổng hợp
nghiên cứu báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao kiến nghị đối với các cơ quan tư pháp
và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với một số vấn đề vướng mắc, bất cập (nếu
có).
- Tập trung kiểm tra kết quả thực hiện những
chỉ tiêu, nhiệm vụ của Quốc hội giao và của Ngành quy định; kiểm tra những đơn
vị còn nhiều hạn chế yếu kém; kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra ban
hành thông báo rút kinh nghiệm cho các đơn vị trong toàn Ngành biết, rút kinh
nghiệm, học tập (nếu xét thấy cần thiết).
- Việc tổ chức, thực hiện kiểm tra phải đúng
quy định của Quy chế về công tác kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện việc kiểm tra; tránh chồng chéo,
gây lãng phí, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị được
kiểm tra. Bảo đảm linh hoạt, thích ứng, an toàn, hiệu quả của công tác kiểm tra
trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
II. NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM,
THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số
01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022,
các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao (Sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ
thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018; thực hiện Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày
6/8/2021...) các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ năm 2022 và yêu cầu của các đơn vị
Vụ 9, Vụ 10 và Vụ 12 VKSND tối cao. Kết quả thực hiện 02 chuyên đề: (1)Công tác
kiến nghị, kháng nghị trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình; (2)Công tác kiến nghị, kháng nghị trong kiểm sát việc giải
quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc
khác theo quy định của pháp luật. Tập trung kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của
người đứng đầu trong thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác nghiệp vụ của đơn vị; vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc
phát hiện vi phạm và kháng nghị phúc thẩm ngang cấp, nhất là đối với các vụ án
hành chính; việc lập hồ sơ, xây dựng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên
tòa, nhất là các vụ án tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, tranh chấp về kinh
doanh, thương mại; công tác phối hợp kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu
nại đã có hiệu lực pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về oan, sai,
khiếu kiện bức xúc, kéo dài; thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hồ
sơ kiểm sát (nội dung kiểm tra của từng khâu công tác có phụ lục nội dung kiểm
tra yêu cầu báo cáo kèm theo).
2. Thời điểm, thời gian, đối tượng kiểm tra
và thành phần đoàn kiểm tra
2.1. Thời điểm kiểm tra: Số liệu, kết quả
công tác phục vụ kiểm tra theo các nội dung trên của Viện kiểm sát các cấp
(VKSND cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện) từ 01/12/2021 đến hết 31/5/2022; Đoàn kiểm
tra có thể xem xét, kiểm tra đối với các vụ, việc đã được giải quyết trước hoặc
sau thời điểm kiểm tra có liên quan đến việc triển khai thực hiện kế hoạch và
các hoạt động nghiệp vụ của các khâu công tác nêu trên.
2.2. Thời gian kiểm tra: Công tác kiểm tra dự
kiến tiến hành vào tháng 8/2022 và hoàn thành trước tháng 10/2022; thời gian cụ
thể, Trưởng đoàn kiểm tra sẽ thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao, cấp tỉnh được kiểm tra.
2.3. Hình thức kiểm tra: Có thể áp dụng kết hợp
nhiều hình thức kiểm tra, đảm bảo linh hoạt thích ứng, an toàn, hiệu quả trong
tình hình dịch bệnh covid - 19.
2.4. Đối tượng kiểm tra: Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(danh sách các đơn vị được kiểm tra sẽ thông báo sau).
2.5. Thành phần đoàn kiểm tra: Lãnh đạo Vụ, Kiểm
sát viên cao cấp, các thành viên khác của Vụ 9, Vụ 10 và Vụ 12 VKSND tối cao.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn công tác của
Ngành, trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và việc nắm
tình hình, kết quả công tác của các đơn vị Viện kiểm sát cấp dưới, các đơn vị Vụ
9, Vụ 10, Vụ 12 VKSND tối cao đề xuất Viện trưởng VKSND tối cao Quyết định
thành lập đoàn kiểm tra tại một số đơn vị và có thông báo cho các đơn vị được
kiểm tra.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được kiểm tra (sau khi nhận được thông báo) căn
cứ Kế hoạch này và yêu cầu của các đoàn kiểm tra để xây dựng báo cáo phục vụ
công tác kiểm tra (nội dung theo phụ lục kèm theo) và gửi trước cho đoàn kiểm
tra khi được thông báo thời gian kiểm tra.
- Khi tiến hành kiểm tra tại các Viện kiểm
sát địa phương, đoàn kiểm tra sẽ nghe báo cáo của lãnh đạo đơn vị được kiểm
tra, trực tiếp kiểm tra hồ sơ, sổ sách, văn bản, tài liệu về từng lĩnh vực công
tác được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra từ 01 đến 02 đơn vị Viện kiểm sát nhân
dân cấp huyện (tại đơn vị cấp tỉnh được kiểm tra; do Trưởng Đoàn kiểm tra quyết
định sau khi thống nhất với Lãnh đạo đơn vị được kiểm tra).
Thủ trưởng các đơn vị: Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12
VKSND tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh được kiểm tra tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kế hoạch
này để việc kiểm tra đạt chất lượng, hiệu quả./.
Nơi nhận:
-
Đ/c Viện trưởng VKSTC (để b/cáo);
- Đ/c Nguyễn Duy Giảng, PVT VKSTC (để lưu);
- Đ/c Vụ trưởng Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 (để t/h);
- Đ/c Viện trưởng VKS cấp cao 1,2,3 (để t/h);
- Đ/c Viện trưởng VKS các tỉnh, TP trực thuộc TW (để t/h);
- Văn phòng VKSTC (để theo dõi);
- Lưu: VT, V9.
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Duy Giảng
|
PHỤ LỤC
NỘI
DUNG YÊU CẦU XÂY DỰNG BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Kế hoạch kiểm tra số 42/KH-VKSTC ngày 30/3/2022, tình
hình và số liệu lấy từ ngày 01/12/2021 đến ngày 30/5/2022)
I. CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI, KIỂM TRA HƯỚNG DẪN VÀ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Kiểm tra đánh giá trách nhiệm của người đứng
đầu trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại,
lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; công tác kiểm sát và
giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, trong việc triển khai
thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022 và hướng dẫn
nghiệp vụ của Vụ 9, Vụ 10 và Vụ 12; công tác hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, chỉ
đạo và điều hành công tác kiểm sát đối với VKSND cấp dưới trong các lĩnh vực
công tác này. Việc tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; thực trạng ứng dụng công nghệ
thông tin, số hóa hồ sơ kiểm sát...
1. Đối với công tác kiểm sát việc giải quyết
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
1.1. Việc xác định, thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm và khâu công tác đột phá. Việc triển khai, thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ của
Ngành, chỉ tiêu Quốc hội giao theo quy định tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày
27/11/2019 của Quốc hội. Việc thực hiện các chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối
cao đã ban hành: Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 về tăng cường việc thỉnh
thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm
trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Sơ kết 04
năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 về tăng cường các biện pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành
chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
và những việc khác theo quy định của pháp luật; Công văn số 3882/VKSTC-V14 ngày
27/8/2019 về việc nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ
án hành chính trong ngành KSND, Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 06/8/2021 về tiếp tục
tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án
hành chính, vụ việc dân sự...
1.2. Kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của người
đứng đầu trong thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh
thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Kiểm tra các bản án, quyết định bị Hội đồng
xét xử tuyên hủy, sửa nghiêm trọng; việc thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ
lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
1.4. Vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát,
của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự,
hành chính liên quan đến đất đai, khiếu kiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định
cư; trong việc phát hiện vi phạm và kháng nghị phúc thẩm ngang cấp, nhất là đối
với các vụ án hành chính...
1.5. Kiểm tra việc lập hồ sơ kiểm sát (việc
thực hiện số hóa hồ sơ...) báo cáo đề xuất, bài phát biểu của Kiểm sát viên tại
phiên tòa, nhất là các vụ án tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, tranh chấp về
kinh doanh, thương mại. Kiểm tra các bản án, quyết định bị Hội đồng xét xử
tuyên hủy, sửa nghiêm trọng...
1.6. Việc hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, chỉ
đạo và điều hành thực hiện công tác kiểm sát đối với VKSND cấp dưới.
2. Đối với công tác kiểm sát và giải quyết
đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
2.1. Công tác tiếp công dân, phân loại, xử lý
đơn; công tác quản lý việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư
pháp thuộc thẩm quyền của VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh.
2.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm
quyền.
2.3. Công tác kiểm tra quyết định giải quyết
khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của VKSND cấp tỉnh đối với VKSND cấp huyện.
2.4. Việc hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, chỉ
đạo và điều hành thực hiện công tác kiểm sát đối với VKSND cấp dưới.
II. TÌNH HÌNH, SỐ LIỆU
VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SÁT
1. Tình hình (Nêu rõ tình hình
khiếu kiện, tranh chấp và vi phạm trong việc giải quyết các vụ án hành chính;
các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và
xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án; tình hình
khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động tư pháp).
2. Số liệu công tác Kiểm sát việc giải quyết
các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (đối với VKSND cấp
tỉnh yêu cầu tách riêng từng loại, bao gồm cấp huyện và cấp tỉnh; có so sánh với
cùng kỳ năm trước)
2.1. Án cấp sơ thẩm
- Trả lại đơn khởi kiện;
- Tổng thụ lý (số cũ, số mới);
- Đã xử lý, giải quyết;
+ Tạm đình chỉ;
+ Đình chỉ;
+ Công nhận sự thỏa thuận theo tố tụng dân sự
(đối với án kinh doanh thương mại, lao động); Quyết định công nhận kết quả đối
thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án (đối với án hành chính);
+ Đã xét xử (trong đó số đình chỉ giải quyết
vụ án (lý do); số vụ án mà Tòa án quyết định trái quan điểm của VKS);
+ Số vụ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa,
phiên họp;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
2.2. Án cấp phúc thẩm
- Tổng thụ lý (số cũ, số mới);
- Đã xử lý, giải quyết;
+ Hoãn phiên tòa;
+ Đình chỉ xét xử;
+ Đã xét xử:
Trong đó: + Số vụ do VKS kháng nghị;
+ Số vụ xét xử chấp nhận kháng nghị của VKS;
+ Số vụ án bị hủy; Số vụ án bị sửa án; Số vụ
án y án;
+ Tỷ lệ kháng nghị so với án hủy, sửa;
+ Tỷ lệ kháng nghị so với án hủy, sửa có lỗi
của VKS;
+ Số vụ án báo cáo VKS cấp trên đề nghị kháng
nghị;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
2.3. Án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm
- Công tác thụ lý và giải quyết án giám đốc
thẩm, tái thẩm;
- Công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái
thẩm;
- Công tác thụ lý, xử lý, giải quyết đơn đề
nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (tỷ lệ xử lý, giải quyết đơn...).
3. Số liệu kiểm sát giải quyết vụ, việc phá sản (đối với cấp tỉnh
yêu cầu tách riêng từng loại, bao gồm cấp huyện và cấp tỉnh; có so sánh với
cùng kỳ năm trước)
3.1. Viện kiểm sát cấp huyện
- Tổng thụ lý (số cũ, số mới);
- Đã xử lý, giải quyết;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
3.2. Viện kiểm sát cấp tỉnh
- Tổng thụ lý (số cũ, số mới);
- Đã xử lý, giải quyết;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
3.2. Viện kiểm sát cấp cao
- Tổng thụ lý (số cũ, số mới);
- Đã xử lý, giải quyết;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
4. Số liệu kiểm sát việc xem xét áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện (số liệu yêu cầu nêu
cụ thể từng biện pháp: Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; Đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc; Đưa vào trường giáo dưỡng)
4.1. Viện kiểm sát cấp huyện
- Tổng thụ lý;
- Đã xử lý, giải quyết;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
4.2. Viện kiểm sát cấp tỉnh
- Tổng thụ lý;
- Đã xử lý, giải quyết;
- Còn tồn chưa xử lý, giải quyết.
5. Kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ
án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật
5.1. Kết quả công tác kiểm sát
- Kiểm sát trả lại đơn khởi kiện (Số lượng
văn bản trả lại đơn khởi kiện đã kiểm sát? Số kiến nghị đã ban hành);
- Kiểm sát thông báo thụ lý (Số lượng thông
báo đã kiểm sát? Số kiến nghị đã ban hành);
- Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ (Số lượng
quyết định đã kiểm sát? Số kiến nghị, kháng nghị đã ban hành);
- Kiểm sát quyết định đình chỉ (Số lượng quyết
định đã kiểm sát? Số kiến nghị, kháng nghị đã ban hành);
- Kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời? (Số kiến nghị, kháng nghị đã ban hành);
- Kiểm sát quyết định công nhận thỏa thuận của
đương sự (đối với án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động), quyết định công
nhận kết quả đối thoại thành và đình chỉ giải quyết vụ án (đối với án hành
chính);
- Kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
- Kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm, phúc
thẩm (bao gồm cả cấp huyện và cấp tỉnh), giám đốc thẩm, tái thẩm.
5.2. Thực hiện thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị
- Số VKS yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập
tài liệu, chứng cứ;
- Số VKS tiến hành xác minh, thu thập tài liệu,
chứng cứ;
- Số kiến nghị được ban hành (bao gồm cả cấp
huyện và cấp tỉnh đối với cấp tỉnh); kết quả: Chấp nhận, không chấp nhận;
- Số kháng nghị được ban hành (bao gồm cả cấp
huyện và cấp tỉnh đối với cấp tỉnh); kết quả: Chấp nhận, không chấp nhận;
5.3. Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm
Số phiên tòa rút kinh nghiệm: trong đó, số
phiên tòa đã tổ chức họp rút kinh nghiệm? (bao gồm cấp huyện và cấp tỉnh đối với
cấp tỉnh);
5.4. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo
nghiệp vụ
- Số thông báo rút kinh nghiệm;
- Số văn bản trả lời thỉnh thị;
- Số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ;
- Công tác kiểm tra đối với Viện kiểm sát cấp
dưới;
5.5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ của
Ngành, chỉ tiêu Quốc hội giao theo quy định tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày
27/11/2019 của Quốc hội;
- Việc lập hồ sơ kiểm sát phục vụ việc kiểm
sát (bao gồm cả cấp huyện và cấp tỉnh đối với cấp tỉnh);
Ngoài các nội dung trên, xét thấy có nội
dung, vụ việc cần thiết phải báo cáo thì đơn vị được kiểm tra báo cáo kết quả
đã thực hiện cùng những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất với đoàn kiểm
tra.
6. Kết quả công tác kiểm sát và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
6.1. Đối với VKSND cấp tỉnh (báo cáo kết quả
2 cấp, trong đó phân tích kết quả của cấp tỉnh và cấp huyện)
6.1.1. Tiếp công dân
Số lượt công dân VKS 2 cấp đã tiếp: ...... lượt.
Trong đó:
- VKSND tỉnh tiếp .... lượt, lãnh đạo VKSND tỉnh
tiếp .... lượt
- Các VKSND cấp huyện tiếp .... lượt, lãnh đạo
VKSND cấp huyện tiếp ... lượt.
6.1.2. Công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý đơn
- Tổng số đơn đã nhận:... Trong đó:
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết: ....đơn/
việc (khiếu nại: đơn/ việc; tố
cáo: đơn/ việc; kiến nghị,
phản ánh: đơn/ việc).
+ Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết:
đơn/ việc
+ Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm
sát việc giải quyết.
6.1.3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền
- Tổng số thụ lý:
đơn/ việc (tỉnh:...., huyện....),
trong đó:
+ Khiếu nại:
đơn/ việc (tỉnh...., huyện....);
+ Tố cáo:
đơn/ việc (tỉnh….., huyện....);
+ Kiến nghị, phản ánh:
đơn/ việc (tỉnh..., huyện....);
- Giải quyết:
đơn/ việc (tỉnh...., huyện....);
- Đang giải quyết: đơn/
việc (quá hạn: đơn/ việc).
6.1.4. Kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại
đã có hiệu lực pháp luật
- Tiếp nhận:
đơn/ việc;
- Đủ điều kiện thụ lý, kiểm tra:
đơn/ việc;
+ Đã kiểm tra, ban hành kết luận:
, kết quả:
+ Đang xem xét, kiểm tra:
đơn.
6.1.5. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp
- Kiểm sát trực tiếp: .... cuộc (tỉnh:
, huyện: ).
- Kiểm sát vụ việc: ...đơn/.... vụ việc;
- Các biện pháp kiểm sát khác.
6.1.6. Kiểm tra, hướng dẫn, trả lời thỉnh thị,
thông báo rút kinh nghiệm đối với cấp dưới
Ngoài các nội dung trên, xét thấy có nội dung
cần thiết phải báo cáo thì VKSND hai cấp báo cáo kết quả đã thực hiện cùng những
khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất với Đoàn kiểm tra.
6.2. Đối với VKSND cấp cao
6.2.1. Tiếp công dân
Số lượt tiếp công dân: ...... lượt;
Trong đó: Lãnh đạo VKSND tiếp .... lượt.
6.2.2. Công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý, giải
quyết đơn
- Tổng số đơn đã nhận: ......
Trong đó:
+ Đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT;
+ Đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết: đơn/ việc;
- Đã giải quyết: ..... đơn/ ..... việc (bao gồm:
đơn đề nghị GĐT, TT; đơn khiếu nại, tố cáo);
- Đã xử lý: ..... đơn/ ..... việc (bao gồm:
đơn đề nghị GĐT, TT; đơn khiếu nại, tố cáo);
- Tồn chưa xử lý, giải quyết: ..... đơn/
..... việc.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT
QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SÁT
- Những kết quả đã đạt được;
- Những hạn chế, tồn tại;
- Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại;
- Những khó khăn, vướng mắc.
IV. GIẢI PHÁP, KIẾN
NGHỊ
- Giải pháp: Giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu
công tác năm 2022; Giải pháp nâng số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm; nâng tỷ lệ xử lý, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm...
- Kiến nghị (đối với VKS cấp trên, các cơ
quan tư pháp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có)./.