Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Hướng dẫn 28/HD-VKSTC 2020 thực hành quyền công tố giải quyết các vụ án giết người

Số hiệu: 28/HD-VKSTC Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Long
Ngày ban hành: 24/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2020

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI, HỦY HOẠI TÀI SẢN, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG, CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ XẢY RA TẠI ĐIỂM NÓNG CÓ KHIẾU KIỆN PHỨC TẠP

Trong những năm gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng tụ tập đông người đi khiếu kiện rất phức tạp, gây mất an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, lan sang địa phương khác với tính chất, mức độ ngày càng, nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp do quá khích đã thực hiện hành vi giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng trở thành điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cán bộ chính quyền địa phương đã vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham nhũng, vi phạm dân chủ, trù dập công dân hoặc do quá trình giải quyết không thỏa mãn yêu cầu dẫn đến xung đột giữa các bên v.v... Một số trường hợp các đối tượng cơ hội, bất mãn, tiêu cực đã lợi dụng dân chủ kích động, lôi kéo, kích động khiếu kiện đông người, bên cạnh đó lợi dụng tình hình phức tạp các thế lực thù địch đã kích động, lôi kéo, tài trợ gây mất ổn định tình hình nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Trước tình hình trên, Viện KSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng kịp thời giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của người dân, thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền quần chúng nhân dân kim chế, nâng cao cảnh giác, tăng cường đi thoại để ổn định tình hình. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Viện kiểm sát các cấp đã tăng cường trách nhiệm công tố, phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp kịp thời phân loại, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham nhũng gây khiếu kiện phức tạp; tích cực phát hiện, xử lý kịp thời nghiêm minh hành vi phạm tội Giết người, Hủy hoại tài sản, Gây rối trật tự công cộng, Chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, một số Viện KSND địa phương do chưa đánh giá đúng tính đặc thù khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự xảy ra tại điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp nên việc giải quyết thiếu linh hoạt, chưa toàn diện, kịp thời không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Để thực hiện có hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án Giết người, Hủy hoại tài sản, Gây rối trật tự công cộng, Chống người thi hành công vụ xảy ra tại các điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, Viện KSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần lưu ý một số nội dung cụ thể sau:

1. Nâng cao nhận thức về điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp.

Viện KSND các cấp cần nhận thức đúng, đầy đủ về điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp; phải nắm chắc các dấu hiệu, các đặc trưng cơ bản để nhận diện đúng về điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp. Trên cơ sở đó phân biệt rõ điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp khác những vụ việc khiếu kiện phức tạp như thế nào. Từ đó xác định và thực hiện quy trình giải quyết điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp được chính xác, đúng hướng.

Dấu hiệu để nhận diện điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp đó là: Địa bàn xảy ra xung đột về lợi ích giữa một nhóm người với chính quyền trong một hoặc một số địa bàn, không được giải quyết kịp thời, làm phát sinh những hành vi vượt khỏi khuôn khổ pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế, trật tự an toàn xã hội, thậm chí còn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Điểm nóng có khiếu kiện phức tạp là một địa bàn, một khu vực mà trong đó tập trung mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân cao độ, bùng nổ thành các cuộc tranh chấp, gây rối, xung đột, gây hậu quả xấu về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh trật tự.

Đặc trưng cơ bản của điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp là: Tụ tập đông người, thống nhất về mục tiêu, hành động chống đối có tổ chức, có người cầm đầu, người kích động, tạo ra sự phản ứng, xung đột của đám đông, dẫn đến không còn tự kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối tổ chức, chính quyền trái phép. Tình hình an ninh trật tự, đời sống xã hội trong khu vực rơi vào trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc rối loạn. Thường diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, có khả năng lan sang nơi khác. Điểm nóng chưa phải là mâu thuẫn của các thế lực thù địch với chế độ của Đảng, Nhà nước ta, nhưng các thế lực thù địch, bọn tội phạm và phần tử xấu đã lợi dụng, xuyên tạc, kích động chống đối, khi có thời cơ, điều kiện sẽ can thiệp, thâm nhập để chỉ đạo chống phá chế độ, Nhà nước ta. Có các đối tượng bất mãn, tiêu cực hoặc đối tượng thuộc thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động; hoặc một bộ phận quần chúng có hành vi quá khích tham gia. Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở yếu kém; nội bộ mất đoàn kết, hoặc bị vô hiệu hóa, mất vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành; các phong trào quần chúng bị tê liệt không có tác dụng.

Điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp ở nước ta xuất hiện trong thời gian qua do các nguyên nhân chủ yếu sau: Do cán bộ chính quyền tham ô, tham nhũng, sai phạm trong quản lý đất đai, đầu tư các công trình, dự án, chỉ đạo thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức tái định cư không đúng chính sách an sinh xã hội, vi phạm dân chủ, trù dập công dân; giải quyết các vụ việc, vụ án không thỏa mãn yêu cầu của một trong các bên... Do một số đối tượng cơ hội, bất mãn, tiêu cực, lợi dụng dân chủ kích động, lôi kéo, mua chuộc khiếu kiện đông người. Do tác động của thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài chỉ đạo, tài trợ để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

2. Tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp.

Do tính đặc thù riêng biệt của điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp là thường có đông người tham gia, dễ bị lôi kéo kích động dễ tạo ra xung đột của đám đông, dẫn đến không còn tự kiềm chế được gây áp lực chống đối chính quyền nếu không xử lý phù hợp sẽ lan tỏa sang địa bàn khác, làm bùng phát gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn nên việc giải quyết các vụ án Giết người, Hủy hoại tài sản, Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng, điểm có sự khác biệt so với giải quyết loại án này tại địa bàn khác. Vì vậy, khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án trên, Viện KSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, linh hoạt trong hình thức, chú trọng quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau:

2.1. Thực hiện có hiệu quả hoạt động công tố, kim sát chặt chẽ việc giải quyết các vụ án Giết người, Hủy hoại tài sản, Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp.

Khi xảy ra các vụ án Giết người, Hủy hoại tài sản, Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng tại điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp, Viện trưởng Viện kiểm sát phải trực tiếp chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết đối với vụ án; phân công Kiểm sát viên có năng lực, trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thụ lý giải quyết vụ án. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phải nắm chắc tiến độ giải quyết vụ án, phải thận trọng khi đánh giá chứng cứ; quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết vụ án phải kịp thời báo cáo lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo. Hoạt động này phải thực hiện ngay từ giai đoạn xác minh tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, đến giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.

Trong giai đoạn phân loại xử lý tội phạm, ngay khi xảy ra sự việc phải kịp thời có mặt tại hiện trường kiểm sát chặt chẽ việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu giữ vật chứng vụ án, lấy lời khai nhân chứng, bị hại, người có liên quan và đối tượng bị bắt giữ. (Nhân chứng trong 4 loại tội phạm nêu trên xảy ra ở điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp thường là những người quen biết, người thân trong gia đình hoặc ở trong nhóm tụ tập đông người nên việc thu thập rất khó khăn. Họ thường từ chối khai báo hoặc nếu có khai báo thì phải thận trọng đánh giá về tính khách quan của lời khai. Vì vậy, phải thận trọng và kiểm sát chặt chẽ việc Điều tra viên lấy lời khai, trường hợp cần thiết phải kiểm sát trực tiếp việc ghi lời khai hoặc trực tiếp tiến hành ghi lời khai. Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên kịp thời nghiên cứu đánh giá các tài liệu, chứng cứ thu thập được để làm rõ diễn biến hành vi phạm tội giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng; động cơ mục đích, tính chất mức độ phạm tội, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đối với các đối tượng chủ mưu cầm đầu thì kiên quyết trấn áp, ngăn chặn, bắt giữ, khởi tố để điều tra làm rõ. Đối với trường hợp phạm tội do bị kích động lôi kéo, nhân thân tốt, ăn năn hối cải thì không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, chủ động đề ra yêu cầu điều tra chính xác để hỗ trợ Điều tra viên thu thập chứng cứ làm rõ vụ án; thận trọng khi xét, phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng. Trường hợp người bị bắt, người bị khởi tố không nhận tội hoặc tài liệu, chứng cứ có mâu thuẫn, thì phải trực tiếp lấy lời khai, hỏi cung bị can trước khi phê chuẩn; thực hiện nghiêm và đầy đủ biện pháp trực tiếp kiểm sát khi Điều tra viên tiến hành các hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét. Kiểm sát chặt chẽ và tuân thủ nghiêm túc việc hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp và các cơ sở giam giữ. Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải chủ động phối hợp với Điều tra viên rà soát, tổng hợp đánh giá các chứng cứ đã thu thập được, chứng minh làm rõ hành vi của từng bị can trong vụ án, xem xét đánh giá các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, thái độ khai báo, nhân thân để áp dụng chính sách hình sự phù hợp. Đối với các bị can phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, do bị kích động lôi kéo, nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự, đã ăn năn hối cải thì Viện kiểm sát thống nhất với Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra miễn trách nhiệm hình sự.

Trong giai đoạn truy tố, phải phúc tra lại các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, đánh giá chính xác, khách quan cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Trước khi quyết định việc truy tố, Kiểm sát viên cần trực tiếp hỏi cung bị can, nếu cần thiết thì ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng; Bản Cáo trạng phải chất lượng bảo đảm việc truy tbị can phải đúng người, đúng tội danh, đúng tính chất mức độ hành vi phạm tội và đúng thời hạn luật định.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Kiểm sát viên phải nắm chắc nội dung của vụ án, các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, dự kiến các vấn đề cần xét hỏi, xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử. Tại phiên tòa phải chủ động xét hỏi, tranh luận làm rõ các tình tiết của vụ án, khi tranh luận cần lưu ý đưa ra những chứng cứ tài liệu và lập luận để đối đáp đầy đủ các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Cần nhận thức rõ đối với các phiên tòa này luôn được sự quan tâm của nhân dân và dư luận xã hội. Do vậy, trong phân luận tội Kiểm sát viên tập trung phân tích, đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội, thông qua đó lên án và xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng quyền tự do dân chủ, kích động lôi kéo người khác phạm tội, có thái độ ngoan cố chống đối. Đồng thời tuyên truyền, cảm hóa giáo dục những người lầm lỗi, phạm tội do bị lôi kéo kích động để tuyên truyền giáo dục phòng ngừa chung..

2.2. Tăng cường phối hợp với cơ quan tiến hành ttụng cùng cấp tham mưu cho cấp ủy Đảng giải quyết tốt các điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp.

Ngay khi xảy ra điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp, Viện kiểm sát phải chủ động phối hợp với cơ quan Công an, cơ quan Tòa án và cơ quan chức năng có thẩm quyền cùng cấp thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:

- Phải phối hợp với cơ quan Công an cung cấp rà soát, nắm chắc kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến điểm nóng có khiếu kiện phức tạp; phải nắm chắc nội dung đơn khiếu nại, tố cáo về vấn đề gì? Đã giải quyết bao nhiêu đơn, còn lại bao nhiêu đơn chưa giải quyết? Phân tích nội dung đơn để làm rõ nguyên nhân, mâu thuẫn xảy ra trong điểm nóng (mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn do đối tượng thù địch); nắm chắc số người đứng đầu đơn, số lượng người tham gia; họ đòi hỏi những lợi ích gì (kinh tế, chính trị, văn hóa, tín ngưỡng...). Trên cơ sở đó, tham mưu cho cấp ủy Đảng những biện pháp xử lý thích hợp giải quyết tốt những khiếu kiện phức tạp không để kéo dài làm tình hình nghiêm trọng hơn. Đối với nội dung tố cáo, khiếu nại cán bộ chính quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, làm trái công vụ, nhũng nhiễu nhân dân thì phải tham mưu cho cấp ủy Đảng chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ. Nếu có dấu hiệu tội phạm xảy ra thì chuyển Cơ quan điều tra xác minh làm rõ, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử nghiêm trước pháp luật. Thông qua đó thực hiện tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình phức tạp.

- Quá trình giải quyết điểm nóng có khiếu kiện phức tạp, nếu xảy ra việc một số đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ, kích động lôi kéo người dân khiếu kiện đông người rất phức tạp, gây mâu thuẫn xung đột giữa các bên ngày càng phức tạp dẫn đến phạm tội giết người, hủy hoạt tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra cùng cấp trấn áp, ngăn chặn kịp thời không để hậu quả tiếp tục xảy ra; khẩn trương điều tra làm rõ, kịp thời bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, tham gia tích cực để ngăn chặn, khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

- Viện kiểm sát phải tranh thủ tuyệt đối, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoạt tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đng trực tiếp lãnh đạo về tình hình và tiến độ giải quyết vụ án. Trước khi quyết định khởi tố bị can hoặc tạm giam, quyết định truy tố hoặc xử lý bằng biện pháp khác thì tùy theo giai đoạn điều tra, truy tố vụ án, Viện kiểm sát thực hiện nghiêm túc theo đúng Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc.

2.3. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chức năng tuyên truyền vận động nhân dân lên án, ngăn chặn các vi phạm, tội phạm; thực hiện tốt việc rút kinh nghiệm, kiến nghị phòng ngừa không để xảy ra điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp.

- Viện kiểm sát phải chủ động phối hợp với Cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; phải gần dân, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của dân; giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của người dân; động viên và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Thông qua đó tuyên truyền, chỉ ra những điều sai trái khi tham gia tụ tập đông người thực hiện các việc làm quá khích để người dân nhận thức đúng sự việc, không bị kích động, thay đổi tư tưởng lên án ngăn chặn những phần tử xấu đã lợi dụng, xuyên tạc, kích động họ chống đối chính quyền.

- Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoạt tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp phải kịp tìm ra những nguyên nhân xảy ra những khiếu kiện phức tạp làm phát sinh điểm nóng dẫn đến những xung đột không giải quyết được, các đối tượng quá khích đã thực hiện các hành vi phạm tội giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng để kiến nghị các cơ quan chức năng rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp phòng ngừa chung.

Trên cơ sở hướng dẫn kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng xảy ra tại các điểm nóng, điểm có khiếu kiện phức tạp, Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị nghiên cứu, vận dụng bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Viện KSND tối cao (Vụ 2) để tổng hợp, hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Lê Minh Trí - Viện trưng Viện KSND tối cao (để báo cáo);
- Đ/c Nguyễn Duy Giảng - Phó viện trưởng VKSND tối cao (để báo cáo)
- Viện KSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để nghiên cứu thực hiện);
- Lưu: VT, V2.

TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN TRẬT TỰ XÃ HỘI




Lê Minh Long

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 28/HD-VKSTC ngày 24/09/2020 về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ xảy ra tại điểm nóng có khiếu kiện phức tạp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.345

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.23.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!