ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/CT-UBND
|
Hải
Dương, ngày 21 tháng 9 năm 2016
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Sau 5 năm thực hiện, luật Thi
hành án hình sự đã bước đầu góp phần hiệu quả vào quản lý nhà nước về thi hành
án hình sự và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, quan hệ phối hợp giữa
các đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác thi hành án hình sự chưa thường
xuyên; lực lượng chuyên trách làm công tác tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
đôn đốc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này ở cấp huyện còn thiếu cả về mô
hình tổ chức và yếu về chất lượng; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của pháp luật của UBND cấp huyện còn hạn chế, nhất là trong chỉ đạo cơ quan
chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành
xong án phạt tù; nhiều vi phạm trong thực hiện pháp luật của lĩnh vực này chậm
hoặc không được phát hiện kiến nghị khắc phục và xử lý; hầu hết UBND cấp xã
chưa thực hiện nghiêm hoặc còn lúng túng trong quản lý số người chấp hành hình
phạt tù cho hưởng án treo, quản chế, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, người
có án phạt tù được tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án…
Để khắc phục tình trạng trên và
tăng cường công tác thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng Công an chủ trì, phối hợp với các
ban, ngành liên quan tham mưu chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND cấp xã tập
trung thực hiện một số nội dung sau:
- Tuyên truyền vận động nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về yêu cầu,
nhiệm vụ của công tác thi hành án hình sự; quyền, nghĩa vụ của người phải chấp hành
án phạt và biện pháp tư pháp tại cộng đồng. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” và thực hiện nghiêm pháp luật về thi hành án hình sự.
- Củng cố, duy trì hiệu quả
quan hệ phối hợp trong thực hiện pháp luật về thi hành án hình sự theo phương
châm lấy Tòa án làm trung tâm, lực lượng Công an là nòng cốt, cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương là nhân tố quan trọng. Phân công trách nhiệm cụ thể cho
từng ngành, tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác thi hành án hình sự. Gắn
việc thực hiện pháp luật về thi hành án hình sự với nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, tăng cường kiểm tra để chấn chỉnh và khắc
phục kịp thời những sơ hở thiếu sót; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá
nhân có thành tích.
- Thực hiện nghiêm
các quy định liên quan đến quyền lợi của người chấp hành án trong đó có việc
xét đề nghị giảm thời hạn chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Quản
lý chặt chẽ các trường hợp được tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt
tù; kiến nghị kịp thời các trường hợp đã hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ thi
hành án mà chưa nhận được quyết định thi hành án. Tổ chức thực hiện nghiêm các
trường hợp chấp hành án phạt khác: án treo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú,
quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định...
- Tiếp tục xây dựng, triển
khai thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định
các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án
phạt tù theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 435/UBND-VP ngày
21/3/2012. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án hòa nhập cộng đồng của Bộ
Công an khi được Chính phủ phê duyệt. Có biện pháp cụ thể nhằm huy động các
doanh nghiệp, người hảo tâm tham gia giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù
trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Xem xét, hỗ trợ kinh phí
cho công tác thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ tại các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn.
2.
Công an tỉnh
-
Chỉ đạo Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án hình
sự. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác thi hành án
hình sự đối với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện. Duy trì hoạt động thanh
tra chuyên ngành việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Tổ chức theo dõi
chặt chẽ công tác thi hành án hình sự theo quy định.
-
Kiện toàn tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ
tư pháp của Công an cấp huyện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho cán
bộ chiến sỹ thuộc lực lượng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, các
lực lượng liên quan và Công an xã, thị trấn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm,
trình độ và kỹ năng trong tổ chức quản lý, giám sát người chấp hành án hình sự
tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
-
Chỉ đạo phối hợp mở đợt tổng kiểm kê số người trốn thi hành án, số có hình phạt
quản chế, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, người bị kết án tù nhưng được
hưởng án treo, người có án phạt tù được tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành
án cư trú tại xã, phường, thị trấn để theo dõi và tham mưu, hướng dẫn quản lý
hiệu quả.
-
Tham mưu, đề xuất dự trù kinh phí hàng năm hỗ trợ cho công tác thi hành án hình
sự nhằm đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động quản lý nhà nước về thi hành án
hình sự của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh.
3.
Sở Tư pháp tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
thi hành án hình sự, thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan
nghiên cứu, góp ý nhằm khắc phục sơ hở, thiếu sót và hoàn thiện hệ thống pháp
luật trong thực hiện pháp luật thi hành án hình sự.
4.
Sở Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương
phối hợp với các cơ quan tư pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật và kết quả
công tác thi hành án hình sự, chú trọng vào công tác quản lý, giám sát người
chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, các điển hình tiên tiến… để nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật và nhân rộng trong nhân dân.
5.
Tỉnh đoàn chỉ đạo tổ chức đoàn các cấp xây dựng chương trình hoạt động lồng
ghép nội dung hỗ trợ, giúp đỡ hòa nhập cộng đồng đối với những người lầm lỡ,
người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
6.
Đề nghị Tòa án nhân dân các cấp chuyển giao các bản án, quyết định thi hành án
và các quyết định khác cho Cơ quan Thi hành án hình sự và chính quyền cấp xã để
tổ chức thi hành đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
7.
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường giám sát việc thực hiện pháp
luật về thi hành án hình sự để kịp thời kiến nghị các cơ quan, tổ chức, địa
phương liên quan thực hiện nghiêm pháp luật về thi hành án hình sự.
8.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
các cấp, các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các
tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tham gia thực hiện
tốt các nội dung Chỉ thị này.
Nhận
được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Giao
Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo
kết quả triển khai thực hiện về Bộ Công an và UBND tỉnh biết, chỉ đạo./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|