|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1958/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
25/10/2010
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1958/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010
|
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Sau 5 năm triển khai thi hành Pháp
lệnh Giám định tư pháp, công tác giám định tư pháp đã đạt được những kết quả
quan trọng. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y
tâm thần, kỹ thuật hình sự ở trung ương và địa phương đã được củng cố, kiện
toàn một bước: đã thành lập Viện Pháp y Quốc gia, Viện Giám định Pháp y tâm thần
thuộc Bộ Y tế, 33 Trung tâm Pháp y, 11 Trung tâm Giám định pháp y tâm thần và
16 Phòng Giám định pháp y cấp tỉnh; Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an tiếp
tục phát triển là tổ chức đầu ngành đạt tiêu chuẩn khu vực, làm nòng cốt, cơ sở
để kiện toàn các Phòng Kỹ thuật hình sự ở Công an cấp tỉnh. Đội ngũ giám định
viên tư pháp đã được tăng cường, tính đến tháng 9 năm 2010 đã có 2.928 giám định
viên, gần 400 người giám định tư pháp theo vụ việc. Cơ sở vật chất, phương tiện
công tác và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho hoạt động giám định đã bước
đầu được chú trọng. Hoạt động giám định tư pháp đã góp phần quan trọng trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; kết luận giám định đúng đắn, khách
quan giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được nghiêm minh, đúng
pháp luật, tránh được oan sai; giám định tư pháp còn là biện pháp hữu hiệu để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong
các vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội,
hoạt động giám định tư pháp còn góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu của xã hội
về giám định ngoài hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, công tác giám định tư
pháp cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp chưa
hoàn thiện, cơ sở vật chất của các tổ chức giám định, nhất là ở cấp tỉnh đa phần
còn thiếu thốn, lạc hậu; đội ngũ người giám định tư pháp còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng; kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa
thực sự chính xác, khách quan gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
thậm chí làm cho việc giải quyết một số vụ án trọng điểm bị kéo dài, công tác
quản lý nhà nước về giám định tư pháp còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém
của công tác giám định tư pháp đang trở thành “điểm nghẽn” trong nhiều hoạt động
tố tụng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn
chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về vị trí,
vai trò quan trọng của công tác giám định tư pháp; việc triển khai và tổ chức
thực hiện Pháp lệnh Giám định tư pháp chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều quy
trình, quy chuẩn, văn bản hướng dẫn Pháp lệnh Giám định tư pháp và Nghị định số
67/2005/NĐ-CP của Chính phủ chậm được ban hành; kinh phí và cơ chế tài chính
dành cho công tác giám định chưa phù hợp; cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản
lý nhà nước về giám định tư pháp và các cơ quan quản lý nhà nước về giám định
tư pháp trong các lĩnh vực chuyên ngành chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm
của mình trong quản lý hoạt động giám định tư pháp.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu
kém nêu trên, góp phần tháo gỡ một số “điểm nghẽn” trong công tác giám định tư
pháp, tạo tiền đề cho việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
giám định tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 (sau đây gọi tắt là Đề án 258), nâng cao một
bước chất lượng và hiệu quả công tác giám định tư pháp, phục vụ yêu cầu của hoạt
động tố tụng và nhu cầu của xã hội về giám định tư pháp trong tiến trình cải
cách tư pháp, cải cách pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ
chức thực hiện một số việc cụ thể sau đây:
1. Nâng cao nhận
thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác giám định tư pháp:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giám định tư
pháp đối với hoạt động tố tụng cũng như trong đời sống xã hội, nhận thức rõ
trách nhiệm của mình trong việc chăm lo, tạo điều kiện cho hoạt động giám định
tư pháp thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình; đồng thời tiếp tục tổ
chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về giám định
tư pháp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp,
cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định tư
pháp, tạo vị thế mới của hoạt động giám định tư pháp xứng tầm với tiến trình cải
cách tư pháp.
2. Củng cố, kiện
toàn tổ chức, đội ngũ người giám định tư pháp:
a) Củng cố, kiện toàn tổ chức giám
định tư pháp:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan, căn cứ
các quy định của Pháp lệnh Giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP , Đề án
258 của Chính phủ, tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp thuộc
lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình.
- Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn, lập danh sách các
tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc
thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính - kế toán,
khoa học kỹ thuật, văn hóa và các lĩnh vực khác để công bố trên trang thông tin
điện tử của Bộ, ngành và trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, tạo thuận lợi
cho cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định khi có yêu cầu. Nội dung này
phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 và phải được cập nhật, bổ sung
thường xuyên.
b) Tăng cường số lượng, nâng cao chất
lượng đội ngũ người giám định tư pháp:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
việc rà soát, nắm rõ về số lượng và chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp
thuộc lĩnh vực quản lý; lựa chọn, thu hút các chuyên gia giỏi để bổ nhiệm làm
giám định viên tư pháp, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc;
tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người làm
giám định tư pháp; có giải pháp thích hợp sử dụng những giám định viên đã nghỉ
hưu theo chế độ, có trình độ chuyên môn cao, có đủ sức khỏe và tự nguyện tiếp tục
làm công tác giám định, khắc phục một bước tình trạng thiếu hụt giám định viên
hiện nay; về lâu dài cần thực hiện các giải pháp đồng bộ tạo nguồn, tăng cường
số lượng, chất lượng đội ngũ người làm giám định tư pháp.
3. Ban hành các
quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp:
a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ
Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành quy trình giám định,
quy chuẩn chuyên môn về giám định pháp y, pháp y tâm thần.
b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với
Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về
các lĩnh vực thuộc các lĩnh vực giám định xây dựng.
c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với
Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn
chuyên môn về giám định kỹ thuật hình sự.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về
giám định tài chính - kế toán.
đ) Đối với các lĩnh vực môi trường,
rừng, đất đai, xăng dầu, chứng khoán, ngân hàng và các lĩnh vực giám định khác,
Thủ trưởng các Bộ, ngành xem xét, quyết định việc ban hành quy trình giám định,
quy chuẩn chuyên môn áp dụng riêng cho từng hoạt động giám định tư pháp ở từng
lĩnh vực hoặc hướng dẫn thực hiện theo quy trình, quy chuẩn chuyên môn chung của
lĩnh vực đó.
Việc ban hành các quy trình giám định,
quy chuẩn chuyên môn nêu tại mục này phải thực hiện xong trước ngày 30 tháng 6
năm 2011.
4. Xây dựng và ban
hành Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y:
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư
pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành
Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y.
Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe phải được
ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
5. Xây dựng và ban
hành phí giám định tư pháp:
a) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng
và các Bộ, ngành chủ quản khác khẩn trương xây dựng Đề án thu phí giám định tư
pháp theo yêu cầu và đặc thù lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành
mình để đề nghị Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền.
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành chủ quản khác
trong việc xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp; ban hành Thông tư về phí
giám định tư pháp trong từng lĩnh vực giám định theo đề nghị của các Bộ, ngành
chủ quản.
c) Bộ Tài chính xây dựng và ban
hành Thông tư về phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính - kế toán.
Việc xây dựng và ban hành Thông tư
về phí giám định tư pháp quy định tại mục này phải hoàn thành trước ngày 31
tháng 12 năm 2010.
6. Ban hành Thông
tư hướng dẫn thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức:
Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp
với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan
soạn thảo và ban hành Thông tư hướng dẫn việc thực hiện dịch vụ giám định theo
yêu cầu của cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 23 Nghị định số
67/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Nội dung này phải hoàn thành trước
ngày 30 tháng 6 năm 2011.
7. Bảo đảm cơ sở vật
chất, kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp:
a) Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất
xây dựng mục chi ngân sách riêng bảo đảm kinh phí cho việc trưng cầu, thực hiện
giám định trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm kinh phí và hướng dẫn các Bộ,
ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác dự toán, phân bổ kinh phí thường
xuyên bảo đảm việc thanh toán đúng, đủ, kịp thời chi phí giám định, chi phí bồi
dưỡng cho người thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Quyết định số
74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; chấm dứt tình
trạng nợ đọng chi phí giám định và chi bồi dưỡng người làm giám định trong quý
I năm 2011.
b) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên dành khoản
kinh phí đầu tư bảo đảm đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học và các điều
kiện vật chất khác cho các tổ chức giám định thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
8. Tăng cường quản
lý nhà nước về giám định tư pháp:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp,
nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư
pháp, bảo đảm quản lý nhà nước đồng bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục
những hạn chế, yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định
tư pháp hiện nay. Thủ trưởng các Bộ, ngành cần thực hiện ngay việc giao trách
nhiệm cho một đơn vị làm đầu mối giúp Bộ, ngành trong công tác quản lý hoạt động
giám định tư pháp đối với lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý. Ở Bộ, ngành nào
không có đơn vị chuyên trách thì giao cho tổ chức pháp chế Bộ, ngành làm đơn vị
đầu mối.
9. Nghiên cứu, xây
dựng Luật Giám định tư pháp:
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẩn
trương nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền
xem xét, ban hành, tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp
luật về tố tụng, sớm khắc phục những bất cập về thể chế trong hoạt động giám định
tư pháp. Cần nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp theo hướng đẩy mạnh xã
hội hóa hoạt động giám định, bảo đảm quyền yêu cầu giám định của người tham gia
tố tụng, có cơ chế bảo đảm tính khách quan, minh bạch của hoạt động giám định,
bảo đảm kết luận giám định thực sự là nguồn chứng cứ quan trọng để chứng minh sự
thật khách quan của các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, tăng cường hoạt động
giám định phục vụ nhu cầu của xã hội, của nhân dân ngoài hoạt động tố tụng.
10. Tổ chức triển
khai thực hiện Đề án 258:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án 258, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng, hiệu quả
Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo bước chuyển biến thật sự về
hoạt động giám định tư pháp ngay trong năm 2011.
11. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ
thị này.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực
hiện những nội dung nêu trong Chỉ thị này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hàng năm tổng hợp tình hình thực
hiện Chỉ thị, quý IV năm 2013 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện
Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (5b).
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Chỉ thị 1958/CT-TTg năm 2010 về giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No. 1958/CT-TTg
|
Hanoi, October 25, 2010
|
DIRECTIVE ON A NUMBER OF URGENT MEASURES TO RAISE THE CAPACITY
AND EFFECTIVENESS OF JUDICIAL ASSESSMENT After five years' implementation of the Ordinance on
Judicial Assessment, the work of judicial assessment has recorded significant
achievements. The system of judicial assessment institutions engaged in forensic
medicine, forensic psychiatry and criminological techniques at central and
local levels has been further consolidated and strengthened: the National
Institute of Forensic Medicine, the Central Institute of Forensic Psychiatry of
the Ministry of Health, 33 forensic medicine centers, 11 forensic psychiatry
centers and 16 provincial-level forensic medicine divisions have been
established; the Institute of Criminology of the Ministry of Public Security
continues to be a leading institution up to regional standards and act as the
core and foundation for strengthening criminological technique sections of
provincial-level police departments. The pool of judicial assessors has been
reinforced and reached a total of 2,928 by September 2010, including nearly 400
ad-hoc judicial assessors. Importance has been initially attached to physical
foundations, working equipment and other necessary conditions for judicial
assessment, which has made an important contribution crime prevention and
combat activities; correct and objective assessment conclusions have
facilitated the proper and lawful investigation, prosecution and adjudication,
thus avoiding injustice. Judicial assessment has also served as an effective
measure to protect lawful rights and interests of defendants, victims and
parties involved in criminal, civil and administrative cases. In the context of
socio-economic development, judicial assessment has also made an important
contribution to meeting the social demand for extra-procedural assessment. Yet, judicial assessment still saw many shortcomings
and weaknesses: The system of judicial assessment institutions remains
incomplete; physical foundations of assessment institutions, especially
provincial-level ones, are inadequate and obsolete; the pool of judicial assessors
remains quantitatively insufficient and qualitatively poor; judicial assessment
conclusions were not entirely accurate and objective in some cases, causing
difficulties to procedure-conducting agencies and even leading to delayed
handling of some major cases; and the state management of judicial assessment
remains unsatisfactory. These shortcomings and weaknesses have constituted a
"bottle neck" in proceeding activities. These shortcomings and weaknesses can be attributed
largely to inadequate awareness of concerned authorities and sectors about the
crucial position and role of judicial assessment; the implementation of the
Ordinance on Judicial Assessment has not received due attention and many
processes, regulations and documents guiding this Ordinance and Decree No.
67/2005/ ND-CP are slow to be promulgated; funding for and financial mechanism
applicable to judicial assessment remain inappropriate; the focal agency
assisting the Government in performing the state management of judicial
assessment and agencies performing the state management of judicial assessment
in specialized sectors have failed to bring into full play their roles and
fulfill their responsibilities in managing judicial assessment activities. In order to early tackle these shortcomings and
weaknesses, contributing to remove the "bottle neck" in the work of
judicial assessment, creating prerequisites for realizing the Project on
renewal and raising of the effectiveness of judicial assessment approved by the
Prime Minister in Decision No. 258/QD-TTg of February 11, 2010 (below referred
to as Project 258), raising the quality and effectiveness of judicial
assessment to meet requirements of proceeding activities and the social demand
for judicial assessment in line with ongoing judicial and legal reforms, and
contributing to the socioeconomic development, the Prime Minister requests
ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies
and chairpersons of provincial-level People's Committees to concentrate efforts
on organizing the performance of the following specific tasks: 1. Improving the awareness of concerned authorities
and sectors about the position and role of judicial assessment: Ministers, heads of ministerial-level agencies and
government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's
Committees should be clearly aware of the role and importance of judicial
assessment to proceeding activities as well as the social life, and of their
responsibilities to pay attention to and create conditions for judicial
assessment activities in their sectors or localities; and concurrently continue
organizing thorough study and wide dissemination of regulations on judicial
assessment, thereby creating marked improvements in the awareness of authorities,
sectors, cadres. Party members and people about the role and significance of
judicial assessment, and elevating the status of judicial assessment in the
process of judicial reform. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a/ Consolidating and strengthening judicial
assessment institutions: - Within the ambit of their tasks and powers, the
Ministry of Health, the Ministry of Public Security, the Ministry of National
Defense and concerned ministries and sectors shall, in pursuance to the
Ordinance on Judicial Assessment, the Government's Decree No. 67/ 2005/ND-CP
and Project 258, consolidate and strengthen judicial assessment institutions
under their management. - The Ministry of Construction, the Ministry of
Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Natural Resources and Environment,
the Ministry of Finance, other ministries and sectors and provincial-level
People's Committees shall select and draw up lists of professional institutions
which are professionally qualified and have sufficient physical foundations to
perform judicial assessment in construction, finance-accounting, science and
technique, culture and other sectors for posting on their websites and the
website of the Ministry of Justice, creating favorable conditions for
procedure-conducting agencies to solicit assessment upon request. This task
should be completed before December 31, 2010, and these lists should be
regularly updated. b/ Raising the number and quality of judicial
assessors: Ministries, ministerial-level agencies,
government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall
review and firmly grasp the number and quality of judicial assessors under
their management; select and attract senior experts to act as judicial
assessors and draw up lists of ad-hoc judicial assessors; provide more
professional retraining and ethical improvement courses for judicial assessors;
adopt appropriate policies to employ retired assessors who are highly
qualified, physically fit and willing to take on assessment jobs, with a view to
addressing the present storage of assessors. For the long term, it is necessary
to take synchronous measures to create sources and raise the number and quality
of judicial assessors. 3. Promulgating assessment processes and professional
regulations on judicial assessment: a/ The Ministry of Health shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice and concerned
ministries and sectors in, elaborating and promulgating assessment processes
and professional regulations on assessment involving forensic medicine and forensic
psychiatry. b/ The Ministry of Construction shall assume the
prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in,
elaborating and promulgating assessment processes and professional regulations
on construction assessment. c/ The Ministry of Public Security shall assume the
prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense
and the Ministry of Justice in, elaborating and promulgating assessment
processes and professional regulations on assessment involving criminological
techniques. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 e/ For environmental protection, forest, land, petrol
and oil, securities, banking and other sectors subject to assessment, ministers
and heads of sectors shall consider and decide to promulgate assessment
processes and professional regulations applicable to each judicial assessment
activity in each sector or guide the application of general professional
processes and regulations of such sectors. The promulgation of assessment processes and
professional regulations specified in this Section shall be completed before
June 30, 2011. 4. Elaborating and promulgating a table of health
loss rates for use in forensic medicine: The Ministry of Health shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Ministry
of Public Security, the Ministry of National Defense and concerned ministries
and sectors in, elaborating and promulgating a table of health loss rates for
use in forensic medicine. Such a table shall be promulgated before December 31,
2010. 5. Elaborating and promulgating judicial assessment
charges: a/ The Ministry of Health, the Ministry of Public
Security, the Ministry of Construction and other line ministries and
authorities shall expeditiously elaborate schemes on collection of judicial
assessment charges according to requirements and particular characteristics of
sectors under their management, then propose them to the Ministry of Finance
for promulgation. b/ The Ministry of Finance shall guide and urge the
Ministry of Health, the Ministry of Public Security, the Ministry of
Construction and other line ministries and authorities in elaborating schemes
on collection of judicial assessment charges; and promulgate circulars on
judicial assessment charges in different assessment areas at the request of
these ministries and authorities. c/ The Ministry of Finance shall elaborate and issue
a circular on judicial assessment charge in the finance-accounting sector. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 6. Issuing a circular guiding the provision of assessment
services at the request of individuals and institutions: The Ministry of Justice shall coordinate with the
Ministry of Finance, the Ministry of Health, the Ministry of Public Security,
the Ministry of National Defense and concerned ministries and sectors in
elaborating and issuing a circular guiding the provision of assessment services
at the request of individuals and institutions defined in Article 23 of the Government's
Decree No. 67/2005/ND CP. This task shall be completed before June 30, 2011. 7. Assuring physical foundations and funds for
judicial assessment activities: a/ The Ministry of Finance shall study and propose
the formation of a separate budget expenditure item to fund the solicitation
and performance of assessment in criminal procedures, assure funds for and
guide ministries, sectors and localities in seriously conducting the estimation
and allocation of regular funds for proper, full and timely payment of
assessment expenses and allowances for judicial assessors under the Prime
Minister's Decision No. 74/2009/QD-TTg of May 7, 2009; put an end to the
delayed payment of assessment expenses and allowances for assessors in the
first quarter of 2011. b/ The Ministry of Health, the Ministry of Public
Security, the Ministry of National Defense and provincial-level People's
Committees shall prioritize investment in building adequate physical
foundations, scientific equipment and devices and assuring other material
conditions for assessment institutions under their management. 8. Enhancing the state management of judicial assessment: The Ministry of Justice shall assume the prime
responsibility for, and coordinate with other ministries and sectors in,
enhancing the state management of judicial assessment, studying and proposing a
renewed mechanism for state management of judicial assessment, thereby assuring
the synchronous, effective and practical state management and addressing
existing shortcomings, weaknesses and inadequacies of the state management of
judicial assessment. Ministers and heads of sectors shall promptly assign units
to act as focal points to assist their ministries and sectors in managing the
judicial assessment in the sectors under their management. Ministries and
sectors that have no specialized units in charge of judicial assessment shall
assign their legal sections to act as focal points. 9. Studying and drafting a Law on Judicial
Assessment: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 10. Organizing the implementation of Project 258: Within the ambit of their tasks and powers,
ministers, heads of sectors and chairpersons of provincial-level People's
Committees shall expeditiously organize the thorough study and work out plans
on implementation of Project 258, and assure the quality and effective
implementation of this Project according to the set schedule and their assigned
functions and tasks, thereby creating a practical progress in judicial
assessment right in 2011. 11. Ministers, heads of ministerial-level agencies
and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People's
Committees shall implement this Directive. The Supreme People's Court and the Supreme People's
Procuracy shall coordinate with concerned ministries and sectors in performing
the tasks specified in this Directive. The Minister of Justice shall urge, inspect and
annually review the implementation of this Directive, and conduct in the fourth
quarter of 2013 a final review and appraisal of results of the implementation
of this Directive, then report them to the Prime Minister. This Directive takes effect on the date of its signing. PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chỉ thị 1958/CT-TTg ngày 25/10/2010 về giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.289
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|