ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
07/2002/CT-UB
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2002
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2002
Năm 2002 là năm thứ hai thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày
15/12/2000 của Bộ Chính trị về Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác Tư pháp, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII,
triển khai thi hành Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội.
Đối với công tác Tư pháp năm
2002 ở Hà Nội phải tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng yêu cầu
công cuộc đổi mới của đất nước và Thủ đô, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, cải cách Tư pháp, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Thực hiện Chỉ thị 01/2002/CT-BTP
ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của
công tác Tư pháp năm 2002; UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành cần tập trung
triển khai công tác Tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2002 như sau :
I) MỤC ĐÍCH -
YÊU CẦU :
- Tiếp tục khẳng định vị trí,
vai trò của công tác Tư pháp trong hoạt động quản lý Nhà nước ở Thủ đô, xây dựng
đội ngũ cán bộ Tư pháp trong sạch, vững mạnh, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, cải
cách hành chính, cải cách Tư pháp; xác định rõ ý thức trách nhiệm phục vụ của mỗi
cán bộ công chức ngành Tư pháp đối với nhiệm vụ được giao; khẳng định trách nhiệm
của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân dân, tạo thuận lợi để tổ
chức tốt công tác Tư pháp từ cơ sở đến thành phố.
- Quán triệt nội dung Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về Thủ đô Hà
Nội, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác Tư pháp, Pháp lệnh
Thủ đô Hà nội và các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành của Trung ương và
Thành phố có liên quan để triển khai công tác Tư pháp ở Thủ đô đạt chất luợng,
hiệu quả cao hơn.
II - NỘI DUNG
:
Công tác Tư pháp của Thành phố
năm 2002 cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau đây :
I - Tiếp tục kiện
toàn các cơ quan Tư pháp từ Thành phố đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ Tư
pháp Thủ đô trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc
tế.
1.1. Triển khai "Năm kiện
toàn tổ chức và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan Tư pháp từ thành
phố đến quận, huyện, phưưòng, xã" theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
1.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức
pháp chế của các Sở, Ngành, cơ quan thuộc thành phố, từ đó tạo sự phối hợp đồng
bộ trong triển khai công tác Tư pháp ở địa phương. Tập trung kiện toàn tổ chức
các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, Toà án nhân dân quận huyện, cơ quan Thi hành
án dân sự, Tư pháp quận huyện và cơ sở để các đơn vị phát huy vai trò chủ dộng
tham mưu, phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương.
1.3. Làm tốt công tác giáo dục
rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp vững mạnh về chính trị, giỏi
nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Nâng cao
năng lực công tác soạn thảo, rà soát, thẩm định văn bản qui phạm pháp luật của
thành phố.
2.1. Xây dựng chương trình, kế
hoạch ban hành văn bản qui phạm pháp luật của địa phương; chú trọng soạn thảo,
thẩm định, rà soát các văn bản qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực : quản lý
kinh tế - đô thị, phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, mại dâm, bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vv... trên địa bàn
thành phố.
2.2. Thành lập ban soạn thảo, thẩm
định các văn bản qui phạm pháp luật thành phố Hà Nội; xây dựng qui chế hoạt động
của Ban soạn thảo.
2.3. Thành lập ban soạn thảo, thẩm
định các văn bản qui phạm pháp luật thành phố Hà Nội, xây dựng Qui chế hoạt động
của Ban soạn thảo.
2.3. Xây dựng kế hoạch, định kỳ
kiểm tra đánh gía chất lượng tiến độ thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản
qui phạm pháp luật của quận, huyện, sở ngành thành phố.
3. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp thực hiện Chỉ thị 20/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường nâng cao hiệu quả công tác Thi hành án dân sự.
3.1. Đảm bảo hoạt động thường
xuyên, có hiệu quả Ban chỉ đạo công tác THA dân sự thành phố.
3.2. Thành lập và sớm đưa các
Ban chỉ đạo công tác THA ở các quận, huyện vào hoạt động.
3.3. Tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra đối với công tác THA dân sự tập trung giải quyết dứt điểm những
vụ việc có điều kiện thi hành; từng bước giảm án tồn đọng.
3.4. Giải quyết kịp thời, dứt điểm,
đúng pháp luật mọi khiếu nại tố cáo trong công tác thi hành án dân sự.
3.5. Kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm minh các hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu
nhân dân, gây khó khăn ... cho việc thi hành án của các chấp hành viên, cán bộ,
nhân viên các cơ quan thi hành án.
4 - Hướng mạnh
công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở.
4.1. Kiện toàn tổ chức, nâng cao
hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật ở
các cấp, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp
luật, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
4.2. Tập trung tuyên truyền phổ biến
các văn bản qui phạm pháp luật phục vụ bầu cử đại biểu quốc hội khoá XI.
4.3. Đẩy mạnh phổ biến giáo dục
pháp luật trong doanh nghiệp, trong trường học, trong các đoàn thể, cơ quan,
đơn vị.
4.4. Nâng cao chất lượng, hiệu
quả của việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở phường, xã, thị
trấn, cơ quan đơn vị, tổ chức, trường học, doanh nghiệp vv...
4.5. Tổ chức tổng kết 5 năm thực
hiện Chỉ thị 02, Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác
Phổ biến giáo dục pháp luật.
5. Coi trọng
công tác hoà giải, trợ giúp pháp lý ở cơ sở, góp phần thực hiện cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết, xây dựng cuộc sống văn hoá”,”phòng chống tội phạm"
ngay từ cơ sở sở.
5.1. Xây dựng cơ chế chính sách
nhằm quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động hoà giải, trợ giúp pháp lý ở
cơ sở, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho hoà giải
viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
5.2. Xây dựng các mô hình và
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoà giải, trợ giúp pháp lý ở cơ sở, kịp
thời phát hiện phòng ngừa các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trên địa bàn dân
cư.
5.3. Tổ chức hội nghị và hội thi
Hoà giải viên giỏi trên địa bàn Thành phố; Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh về tổ
chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.
5.4. Triển khai công tác trợ
giúp pháp lý miễn phí gắn với thực hiện Chương trình 09 của Thành uỷ Hà Nội về
thực hiện những nhiệm vụ xã hội bức xúc.
6. Tiếp tục đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực hộ tích, Công chứng, dịch vụ
bán đấu giá tài sản, thi hành án dân sự, giám định, luật sư ...
6.1. Rà soát, hoàn chỉnh, bổ
sung các qui chế có liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết công việc có
liên quan đến dân, công khai để dân biết và thực hiện kiểm tra giám sát.
6.2. Hoàn thành việc khảo sát và
giải quyết dứt điểm những trường hợp chưa đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
6.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ luật sư, giám định
viên, công chứng viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.
6.4. Triển khai thực hiện Pháp lệnh
Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành, đưa công tác quản lý các văn phòng
luật sư, công ty luật hợp danh trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp.
7 - Áp dụng
công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của các cơ quan Tư pháp.
7.1. Đầu tư cung cấp thiết bị
công nghệ thông tin cho các cơ quan Tư pháp nhằm đưa công tác quản lý, khai
thác, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành các hoạt động tư
pháp.
7.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp đáp ứng kịp thời có hiệu
quả nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ Tư pháp.
IIII - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN :
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ
trên đây UBND thành phố yêu cầu :
1 - Giám đốc Sở tư pháp :
Chịu trách nhiệm xây dựng chương
trình công tác cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này trong ngành
Tư pháp, Giúp UBND Thành phố hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các đơn vị của thành
phố trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả thực
hiện về Bộ Tư pháp, HĐND và UBND Thành phố.
2 - Giám đốc các Sở, thủ trưởng
các cơ quan, ban, ngành thành phố :
Có trách nhiệm củng cố kiện toàn
đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của cơ quan đơn vị; Tuỳ theo chức năng nhiệm
vụ của mình, chủ động phối hợp với Sở Tư pháp triển khai những nhiệm vụ có liên
quan, như : Rà soát, soạn thảo, thẩm định các văn bản qui phạm pháp luật của
Trung ương và thành phố: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, triển khai
công tác hoà giải, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, trợ giúp pháp lý
cho người nghèo và đối tượng chính sách, công tác hộ tịch, công chứng, thi hành
án, thanh tra và các hoạt động Tư pháp khác vv...
3 - Chủ tịch UBND các quận, huyện
có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị của địa phương thực hiện công tác Tư pháp năm
2002; Cân đối ngân sách, tổ chức triển khai Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả
thực hiện về UBND Thành phố (qua Sở Tư pháp để tổng hợp chung)
4 - Đề nghị các Ban Thành uỷ,
HĐND, MTTQ thành phố và các đoàn thể của thành phố phối hợp chỉ đạo các cấp,
các ngành trực thuộc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Đề nghị Chánh án Toà án nhân
dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
phối hợp ngành Tư pháp thành phố tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
5 - Sở Tài chính vật giá
phối hợp với Sở Tư pháp có kế hoạch bố trí kinh phí thực hiện Chỉ thị này.
6 -Thường trực Hội đồng thi đua
khen thưởng thành phố theo dõi , tổ chức kiểm tra, đánh giá để kịp thời biểu
dương các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong
quá trình triển khai công tác Tư pháp năm 2002./.
|
T/M.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Triệu
|