BỘ Y
TẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2025/TT-BYT
|
Hà
Nội, ngày tháng năm 2025
|
DỰ THẢO 1
|
|
THÔNG
TƯ
BAN
HÀNH MẪU BẢNG KÊ CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH SỬ DỤNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH
Căn
cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 27 tháng 11
năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của
Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19
tháng 10 năm 2023, Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2025;
Căn cứ Nghị định
số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y
tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 1. Mẫu bảng kê chi phí khám bệnh,
chữa bệnh
sử dụng tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn cách ghi bảng kê chi phí
khám bệnh, chữa bệnh
Ban hành kèm theo Thông tư
này gồm:
1. Mẫu bảng kê chi phí khám bệnh,
chữa bệnh.
2. Phụ lục hướng dẫn cách ghi bảng
kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Quy định áp dụng
1. Mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư này áp
dụng cho tất cả các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh với tất cả các hình thức khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật
khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bảng kê chi phí khám
bệnh, chữa bệnh là một trong các chứng từ tài chính làm căn cứ để cơ quan bảo
hiểm xã hội thực hiện việc giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế cho người bệnh.
3. Trong một đợt khám bệnh hoặc một
điều trị đối với mỗi người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập
01 bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh để lưu cùng với hồ sơ khám bệnh, chữa
bệnh của người bệnh đó và 01 bảng kê để cung cấp cho người bệnh. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai bệnh án điện tử thì thực
hiện lập bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh bản điện tử để lưu trữ cùng bệnh
án điện tử của người bệnh và không phải lập bảng kê giấy. Bảng kê điện tử có
đầy đủ chữ ký số theo quy định thì có giá trị tương đương bản giấy.
4. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ
kê những mục có phát sinh chi phí và giữ nguyên số thứ tự mã mục qui định trong mẫu bảng kê chi
phí khám bệnh, chữa bệnh.
5. Bảng kê chi phí khám
bệnh, chữa bệnh được lưu trữ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong vòng 10 năm
kể từ ngày lập.
Điều 3. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu
trong Thông tư này được thay thế, sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản
đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2025.
2. Quyết định
số /QĐ-BYT ngày tháng năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tạm thời hướng dẫn kỹ thuật ghi bảng kê chi phí
khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 5. Điều khoản chuyển
tiếp
Trường hợp
người bệnh vào viện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng ra viện
trong ngày hoặc sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh thực hiện lập bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại
Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Vụ Bảo hiểm y tế có trách
nhiệm:
a) Đầu mối chỉ đạo, tổ chức
triển khai Thông tư này và hướng dẫn nội dung chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc sử dụng mẫu bảng kê chi phí
khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung mẫu bảng
kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn cách ghi bảng kê để phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan khác
thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện Thông tư này theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, phổ
biến và triển khai thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền;
b) Tổng hợp các đề xuất,
kiến nghị từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn để đề xuất Bộ Y tế
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn cách ghi bảng kê phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
4. Cơ quan bảo hiểm xã hội
có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc
quyền quản lý tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Nâng cấp, hoàn
thiện Cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế
để tiếp nhận bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh điện tử có ký số do các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh gửi đến;
c) Trên cơ sở bảng kê chi
phí khám bệnh, chữa bệnh thực tế do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập, tổ chức
giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo đúng quy
định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
d) Tổng hợp, đề xuất Bộ Y tế
để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn cách ghi bảng kê phù hợp với yêu cầu thực tiễn (nếu có).
5. Cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có trách nhiệm:
a) Nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý khám bệnh, chữa bệnh
(phần mềm HIS) để thực
hiện lập, cung cấp bảng
kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh ngay sau khi kết thúc khám bệnh hoặc kết
thúc điều trị;
b) Gửi bảng kê chi
phí khám bệnh, chữa bệnh điện tử có ký số lên Cổng tiếp nhận dữ liệu
thuộc Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội
ngay sau khi người bệnh ký xác nhận bảng kê và thanh toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tổ chức lưu trữ, bảo quản
bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ
Y tế để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo - Văn xã,
Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ Y tế;
- Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, BH (05 bản).
|
BỘ
TRƯỞNG
Đào Hồng Lan
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|