BỘ Y TẾ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 09/2005/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 3
năm 2005
|
Căn cứ Điều 21 của Pháp lệnh
về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS) ngày 31/05/1995;
Căn cứ Điều 10 của Nghị định số 34/CP ngày 01/06/1996 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Y tế;
Căn cứ Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003
của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị
nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm
HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như
sau:
1. Đối tượng áp dụng:
a. Cán bộ, công chức, viên chức
làm việc trong các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được
thành lập theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày
02/7/2002, cơ sở cai nghiện ma tuý;
b. Cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực
lượng vũ trang nhân dân làm việc tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc trong khi thi hành công vụ theo sự phân
công của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
c. Cán bộ, công chức là thành
viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều 13 của Nghị định số 56/2002/NĐ-CP
ngày 15/5/2002 của Chính phủ
về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
d. Cán bộ, công chức chuyên
trách phòng chống tệ nạn xã hội;
đ. Học sinh thực tập tại các cơ
sở y tế do Nhà nước quản lý và người có hợp đồng lao động theo quy định của
pháp luật về lao động được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này.
2. Việc xét nghiệm khẳng định
HIV dương tính (+) phải được thực hiện tại các phòng xét nghiệm đủ điều kiện khẳng
định các trường hợp HIV dương tính đã được Bộ Y tế công nhận (Sau đây gọi tắt
là Phòng xét nghiệm HIV).
3. Người nhiễm HIV do tai nạn rủi
ro nghề nghiệp là người được xét nghiệm và khẳng định bị nhiễm HIV theo đúng
quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành và đáp ứng các điều kiện
theo quy định của Thông tư này.
II. ĐIỀU KIỆN
ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI BỊ PHƠI NHIỄM VỚI HIV VÀ BỊ NHIỄM HIV DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ
NGHIỆP:
1. Điều kiện để
xác định người bị phơi nhiễm với HIV
a. Người được xác định bị phơi
nhiễm với HIV là người bị một trong ba tai nạn sau đây khi đang thi hành công vụ:
- Bị kim, vật nhọn đâm, vật sắc
cứa xuyên qua da hoặc làm da bị trầy xước, nứt nẻ mà những vật này đã tiếp xúc
với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm
HIV;
- Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ
thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da bị trầy
xước, nứt nẻ;
- Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ
thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc.
b. Sau khi bị lây nhiễm với HIV,
chậm nhất là 36 tiếng, người bị phơi nhiễm với HIV phải đến cơ sở y tế nơi gần
nhất để lấy mẫu máu và gửi về Phòng xét nghiệm HIV để tiến hành xét nghiệm HIV:
- Nếu kết quả xét nghiệm của người
bị phơi nhiễm Dương tính (+): Xác định người đó đã bị nhiễm HIV từ trước, không
phải bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Trong trường hợp này, cơ sở y tế
nơi trực tiếp phụ trách sức khỏe của người bị phơi nhiễm phải tư vấn sau khi
xét nghiệm và thực hiện việc chăm sóc, điều trị như
đối với những người nhiễm HIV khác.
- Nếu kết quả xét nghiệm của người
bị phơi nhiễm Âm tính (-): Sau khi có kết quả xét nghiệm, cơ sở y tế nơi trực
tiếp phụ trách sức khỏe của người bị phơi nhiễm phải tư vấn về điều trị dự
phòng phơi nhiễm chống HIV và thực hiện việc lấy, gửi mẫu máu của người bị phơi
nhiễm đến Phòng xét nghiệm HIV sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng để xét nghiệm
HIV.
c. Điều kiện để xác định người bị
phơi nhiễm với HIV:
- Có tổn thương do một trong các
nguyên nhân theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Mục II của Thông tư này.
- Có Biên bản tai nạn rủi ro nghề
nghiệp (theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này). Biên bản này phải
được lập ngay sau khi xảy ra tai nạn, có xác nhận của người làm chứng và được
Thủ trưởng cơ quan nơi có người bị phơi nhiễm với HIV ký, đóng dấu xác nhận;
- Kết quả xét nghiệm HIV của nguồn
lây nhiễm Dương tính (+) và kết quả xét nghiệm của người bị phơi nhiễm Âm tính
(-).
2. Điều kiện để
xác định người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:
a. Đã được xác định bị phơi nhiễm
với HIV theo quy định tại điểm c, khoản 1, Mục II của Thông tư này.
b. Kết quả xét nghiệm HIV của
người bị phơi nhiễm với HIV sau khi được điều trị dự phòng 01 tháng hoặc 3
tháng hoặc 6 tháng là Dương tính (+): Xác định người đó bị nhiễm HIV do tai nạn
rủi ro nghề nghiệp.
a. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận bị phơi nhiễm với HIV:
- Biên bản tai nạn rủi ro nghề
nghiệp:
- Bản sao hợp pháp kết quả xét
nghiệm HIV của nguồn lây nhiễm Dương tính (+) và kết quả xét nghiệm của người bị
phơi nhiễm Âm tính (-):
- Công văn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận bị nhiễm HIV của cơ quan, đơn vị nơi người bị phơi nhiễm với HIV công tác.
b. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:
- Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm
với HIV;
- Bản sao hợp pháp kết quả xét
nghiệm HIV dương tính (+) của người bị phơi nhiễm với HIV sau khi được điều trị
dự phòng 01 tháng hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng;
- Công văn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị nơi người bị
phơi nhiễm với HIV công tác.
2. Thủ tục cấp
Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn
rủi ro nghề nghiệp:
a. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận bị phơi nhiễm với HIV, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp cho người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang công tác tại các
cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của các Bộ, ngành cấp Trung ương được gửi
như sau:
- Đối với trường hợp người bị
phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang thực tập, công tác tại các đơn vị trực
thuộc Bộ Y tế, hồ sơ gửi về Cục Y tế dự phòng và phòng, chống (HIV/AIDS) ? Bộ Y
tế;
- Đối với trường hợp người bị
phơi nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc
phòng quản lý, hồ sơ gửi về Cục Quân y ? Bộ Quốc phòng;
- Đối với trường hợp người bị
phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Công
an quản lý, hồ sơ gửi về Cục Y tế - Bộ Công an;
- Đối với trường hợp người bị
phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Lao
động - Thươnh binh và Xã hội quản lý, hồ sơ gửi về Cục Phòng chống tệ nạn xã hội
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận bị phơi nhiễm với HIV, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp cho người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang thực tập, công
tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Sở Y tế tỉnh.
c. Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp
lệ theo quy định tại Khoản 1, mục III của Thông tư này, các Bộ, ngành quy định
tại điểm a, Khoản 2, mục III của Thông tư này có trách nhiệm gửi hồ sơ của người
bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đến Bộ Y tế để xem xét và cấp giấy chứng
nhận.
3. Thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi
ro nghề nghiệp:
a. Bộ Y tế cấp
Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV đối với các trường
hợp người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang công tác tại các cơ
quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành cấp Trung ương quản lý (theo mẫu Phụ lục 2 ban
hành kèm theo Thông tư này);
b. Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận bị
phơi nhiễm, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV đối với các trường hợp người bị phơi
nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Uỷ ban nhân dân (theo mẫu Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư
này);
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH.
1. Chế độ đối với người bị phơi
nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được thực hiện
theo quy định của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với
người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Y tế để nghiên cứu,
giải quyết.
PHỤ LỤC 1
MẪU BIÊN BẢN TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
BIÊN
BẢN TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
Họ và
tên:.......................................... Tuổi:................... Giới
tính:...................
Nghề nghiệp:....................................................................................................
Nơi công
tác:....................................................................................................
Hoàn cảnh xảy ra tai nạn: (Tường
trình chi tiết)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Thông tin về vết thương, tình trạng
phơi nhiễm:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Thông tin về nguồn lây nhiễm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Đã xử trí như
thế nào:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Tình trạng sức khoẻ của cán bộ bị
tai nạn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
........, ngày........
tháng........ năm.........
Cán
bộ bị tai nạn
|
Người
chứng kiến
|
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 2
MẪU 1
GIẤY CHỨNG NHẬN BỊ PHƠI NHIỄM VỚI HIV DO TAI NẠN RỦI RO
NGHỀ NGHIỆP
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY
CHỨNG NHẬN BỊ PHƠI NHIỄM VỚI HIV DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
Bộ Y tế/Sở Y tế tỉnh... chứng nhận:
Ông/Bà:................................................................................
Tuổi:.....................
Nghề nghiệp:......................................................................................................
Nơi công
tác:.....................................................................................................
bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn
rủi ro nghề nghiệp.
................,
ngày.... tháng.... năm.....
CỤC TRƯỞNG
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
hoặc
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
(Ký tên, đóng dấu)
MẪU 2
GIẤY CHỨNG NHẬN BỊ NHIỄM HIV DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ
NGHIỆP
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY
CHỨNG NHẬN BỊ NHIỄM HIV DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
Bộ Y tế/Sở Y tế tỉnh... chứng nhận:
Ông/Bà:..................................................................................
Tuổi:.................
Nghề nghiệp:....................................................................................................
Nơi công
tác:....................................................................................................
bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro
nghề nghiệp.
................,
ngày.... tháng.... năm.....
CỤC TRƯỞNG
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
hoặc
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
(Ký tên, đóng dấu)