Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2022/TT-BYT đăng ký lưu hành thuốc nguyên liệu làm thuốc

Số hiệu: 08/2022/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 05/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Các trường hợp hồ sơ đăng ký thuốc được thẩm định nhanh

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 08/2022/TT-BYT ngày 05/9/2022 quy định về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thuốc được thẩm định theo quy trình thẩm định nhanh khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm;

- Thuốc đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.

- Thuốc trong nước sản xuất trên dây chuyền mới đạt tiêu chuẩn GMP hoặc trên dây chuyền nâng cấp đạt tiêu chuẩn GMP-EU, GMP-PIC/S và tương đương trong thời hạn không quá 18 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận GMP.

- Vắc xin được WHO tiền đánh giá đạt yêu cầu, vắc xin tiêm chủng mở rộng quốc gia.

- Thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt có không quá 02 thuốc tương tự đăng ký lưu hành thuốc tại thời điểm nộp hồ sơ.

(Trong đó, bổ sung thuốc ức chế miễn dịch dùng trong ghép tạng)

-Thuốc mới (điều trị ung thư, kháng vi rút, kháng sinh thế hệ mới), sinh phẩm.

- Biệt dược gốc được sản xuất gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.

- Thuốc thay đổi cơ sở sản xuất dẫn đến phải cấp lại giấy đăng ký lưu hành mới theo điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược . (Quy định mới)

Xem chi tiết tại Thông tư 08/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 20/10/2022 và thay thế Thông tư 32/2018/TT-BYT .

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2022/TT-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Căn cứ Luật Dược s105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược.

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết:

a) Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu và nguyên liệu làm thuốc (dược chất, bán thành phẩm dược liệu, tá dược, vỏ nang) dùng cho người tại Việt Nam;

b) Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký thuốc;

c) Tiêu chí để xác định trường hợp miễn thử, miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng tại Việt Nam, thuốc phải yêu cầu thử lâm sàng giai đoạn 4;

d) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chuyên gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

đ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chuyên gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 43 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2018/NĐ-CP);

e) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (sau đây gọi tắt là Hội đồng);

g) Trình tự thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; trình tự thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.

2. Thông tư này không bt buộc áp dụng cho các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 54 Luật Dược và bán thành phẩm dược liệu do chính cơ sở sản xuất để sản xuất thuốc thành phẩm quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược (sau đây gọi tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP), trừ trường hợp cơ sở đăng ký tự nguyện áp dụng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) là bộ tài liệu hướng dẫn hồ sơ đăng ký thuốc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chung của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ kỹ thuật chung ICH-CTD là mẫu hồ sơ chung của Hội nghị quốc tế về hài hòa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho người.

3. Thay đổi lớn là những thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt, trực tiếp đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thay đổi nhỏ là những thay đổi không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến hiệu quả, chất lượng và an toàn của thuốc, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc là cơ sở đứng tên nộp đơn đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

6. Cơ sở sản xuất thuốc là cơ sở thực hiện một, một số công đoạn hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hoặc thực hiện việc xuất xưởng lô thuốc.

7. Cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là cơ sở sản xuất ra nguyên liệu để sản xuất thuốc thành phẩm hoặc cơ sở thực hiện việc xuất xưởng lô nguyên liệu làm thuốc.

8. Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP) là giấy chứng nhận được cấp theo Hệ thống chứng nhận chất lượng các sản phẩm dược phẩm lưu hành trong thương mại quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

9. Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA)Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA - Stringent Regulatory Authorities) là các cơ quan bao gồm:

a) Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA);

b) Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA - Stringent Regulatory Authorities): là các cơ quan quản lý dược được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại thuộc danh sách SRA, bao gồm:

- Thành viên ICH trước 23 tháng 10 năm 2015, bao gồm: Cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ (US-FDA), Cơ quan quản lý dược của các nước thuộc Liên minh Châu Âu (European Union), Cơ quan quản lý thuc và các sản phẩm y tế của Vương quốc Anh (MHRA), Cơ quan quản lý dược và trang thiết bị y tế Nhật Bản (PMDA);

- Thành viên quan sát của ICH trước ngày 23 tháng 10 năm 2015 bao gồm: Cơ quan quản lý Dược thuộc Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA- European Free Trade Association) với đại diện Cơ quan quản lý Dược Thụy Sỹ (Swissmedic) và Bộ Y tế Canada (Health Canada);

- Thành viên có hiệp định liên kết, công nhận lẫn nhau với Thành viên ICH trước ngày 23 tháng 10 năm 2015 bao gồm: Úc, Ai xơ len, Liechtenstein và Na Uy.

10. Chủ sở hữu giấy phép lưu hành thuốc (Product license holder/ Marketing authorization holder) là cơ sở sở hữu giấy phép lưu hành thuốc được ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP) theo mẫu của WHO ban hành.

11. Bán thành phẩm dược liệu là nguyên liệu để sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu dưới dạng cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch.

Điều 3. Trách nhiệm của cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp, trung thực của tất cả các tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Phối hợp với cơ sở sản xuất, cơ quan có thẩm quyền trong nước, nước ngoài trong việc trả lời các văn bản của Cục Quản lý Dược đề nghị kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ pháp lý có liên quan trong hồ sơ đăng ký thuốc.

2. Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 27, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 và Điều 38 Thông tư này trong thời gian giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực.

3. Chịu trách nhiệm về việc thay đổi, bổ sung nội dung nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc theo đúng nội dung trong văn bản yêu cầu cập nhật của Cục Quản lý Dược trong thời gian giấy đăng ký lưu hành thuốc còn hiệu lực mà không phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung.

4. Bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, nguyên liệu làm thuốc đúng với hồ sơ đăng ký.

5. Thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý Dược trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành tại bất kỳ nước nào trên thế giới đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực và nêu rõ lý do bị thu hồi.

6. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở sản xuất thuc thực hiện nghiên cứu hoặc cung cấp thêm thông tin liên quan đến thuốc đăng ký khi có thông tin hoặc bằng chứng liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

7. Phối hợp với cơ sở sản xuất, nhập khẩu, phân phối thuốc thực hiện việc theo dõi, giám sát, thu thập, tổng hợp, đánh giá và gửi báo cáo đến Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia) thông tin các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, phản ứng có hại của thuốc theo quy định tại khoản 5 Điều 77 Luật Dược, các hướng dẫn quốc gia về cảnh giác dược do Bộ Y tế ban hành và các quy định có liên quan.

8. Bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động kinh doanh dược của cơ sở đăng ký trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm thực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại của khoản 4 Điều 27, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 và Điều 38 Thông tư này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động.

9. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

10. Phối hợp cơ sở sản xuất cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc (sau đây viết tắt là Thông tư số 11/2018/TT-BYT) và Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2021/TT-BYT).

11. Thực hiện kế hoạch quản lý nguy cơ đã được phê duyệt trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với vắc xin.

12. Chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Dược và các quy định tại Điều này đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở đăng ký kể từ ngày Cục Quản lý Dược ký công văn cho phép thay đổi cơ sở đăng ký, bao gồm cả các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được đưa ra lưu hành trước thời điểm Cục Quản lý Dược có công văn cho phép chuyển đổi cơ sở đăng ký.

13. Phối hợp với cơ sở sản xuất cung cấp một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 11 Điều 22 Thông tư này cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi được yêu cầu.

14. Chịu trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Phải sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại đúng cơ sở có giấy phép sản xuất/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có phạm vi sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp.

2. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp, trung thực của tất cả các tài liệu liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc cung cấp cho cơ sở đăng ký thuốc để đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

3. Phối hợp với cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc:

a) Thực hiện quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Thông tư này;

b) Thực hiện các yêu cu về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

4. Đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có vấn đề về chất lượng, an toàn và hiệu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng theo Mẫu 1/TT ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Bảo đảm các điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

6. Trường hợp cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đủ điều kiện hoạt động theo thông báo của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ sở sản xuất được thực hiện việc thay đổi cơ sở đăng ký của thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo.

7. Thực hiện cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT và Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

8. Chịu trách nhiệm đánh giá và bảo đảm cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc, lưu trữ và cung cấp một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 11 Điều 22 Thông tư này cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Điều 5. Quy định về báo cáo theo dõi, đánh giá an toàn, hiệu quả

1. Cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện việc theo dõi, giám sát, thu thập, tổng hợp, đánh giá và báo cáo cơ quan có thẩm quyền thông tin các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, phản ứng có hại của thuốc theo quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật Dược, các hướng dẫn quốc gia về cảnh giác dược do Bộ Y tế ban hành và các quy định có liên quan.

2. Cơ sở đăng ký thuốc phải báo cáo theo dõi, đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này theo Mẫu 2A/TT (đối với thuốc) hoặc Mẫu 2B/TT (đối với vắc xin):

a) Định kỳ 06 tháng một lần trong thời hạn giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia;

b) Khi nộp hồ sơ đăng ký gia hạn giây đăng ký lưu hành tại Cục Quản lý Dược.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng thuốc báo cáo tình hình sử dụng thuốc theo Mẫu 2C/TT ban hành kèm theo Thông tư này định kỳ 06 tháng một lần trong thời hạn giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực đối với thuốc quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này và gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia.

4. Định kỳ 06 tháng một lần, Trung tâm DI & ADR Quốc gia có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá và gửi báo cáo về Cục Quản lý Dược.

Điều 6. Ngôn ngữ, hình thức hồ sơ, số lượng hồ sơ, tài liệu.

1. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Riêng tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và tóm tắt đặc tính sản phẩm phải được viết bằng tiếng Việt.

2. Hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được chuẩn bị trên khổ giấy A4, đóng chắc chắn. Hồ sơ phải có trang bìa (Mẫu 3/TT) được sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục (Mẫu 4/TT), có phân cách giữa các phần. Các phần phân cách phải được đánh số thứ tự và có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký hoặc cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở trang đầu tiên của mỗi phần trong toàn bộ hồ sơ (chấp nhận dấu của văn phòng đại diện đối với thuốc nước ngoài). Quy định này không áp dụng đối với hồ sơ nộp trực tuyến.

Các tài liệu sau phải đóng thành các phần riêng và kèm 01 đơn đăng ký:

a) Tài liệu nghiên cứu tương đương sinh học;

b) Tài liệu tiền lâm sàng, lâm sàng;

c) Tài liệu đánh giá việc đáp ứng GMP theo quy định tại Điều 95, 98 Nghị định số 54/2017/NĐ-CPkhoản 53 Điều 4, khoản 51 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

3. Các thuốc có thể đăng ký trong cùng một hồ sơ khi có chung các yếu tố sau: tên thuốc; dạng bào chế; đường dùng; tiêu chuẩn chất lượng thuốc; tên và địa chỉ nhà sản xuất; cùng công thức bào chế, trong đó: có cùng hàm lượng dược chất tính theo đơn vị chia liều đối với các thuốc dạng rắn có chia liều; có cùng nồng độ hoặc hàm lượng dược chất đối với các thuốc dạng rắn không chia liều, dạng lỏng hoặc bán rắn; có cùng nồng độ hoặc hàm lượng dược chất và chất liệu bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc đối với các thuốc dạng tiêm, tiêm truyền.

4. Số lượng các tài liệu phải nộp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành, cụ thể như sau:

a) 01 (một) bộ có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 27 Thông tư này đối với thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và hồ sơ quy định tại khoản 1, 2 Điều 30, khoản 1, 2 Điều 32 Thông tư này đối với thuốc dược liệu, nguyên liệu làm thuốc;

b) 01 (một) bản sao đy đủ hồ sơ đối với vắc xin; 02 (hai) bản sao các tài liệu gồm đơn đăng ký, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các trường hợp còn lại;

c) 02 (hai) bộ mẫu nhãn thuc, nguyên liệu làm thuc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến lưu hành có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký (chấp nhận dấu của văn phòng đại diện đối với thuốc nước ngoài) hoặc cơ sở sản xuất. Các nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gắn, thiết kế trên khổ giấy phù hợp nhưng không nhỏ hơn khổ A4. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, cơ sở chỉ nộp 01 bộ mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

5. Số lượng các tài liệu phải nộp trong hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành:

a) 01 (một) bộ có đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Thông tư này đối với thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm và khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 Thông tư này đối với thuốc dược liệu, nguyên liệu làm thuốc;

b) 02 (hai) bộ mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đề nghị thay đổi đối với trường hợp thay đổi nhãn, hướng dẫn sử dụng, có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký (chấp nhận dấu của văn phòng đại diện đối với thuốc nước ngoài) hoặc cơ sở sản xuất. Các nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gắn, thiết kế trên khổ giấy phù hợp nhưng không nhỏ hơn khổ A4. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, cơ sở chỉ nộp 01 bộ mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

6. Quy định về việc áp dụng hồ sơ trực tuyến:

a) Số lượng, thành phần hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Thông tư này (trừ trang bìa); Đối với các phần hồ sơ cần bảo mật dữ liệu, cơ sở nộp trực tiếp tại Cục Quản lý Dược theo quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn bảo mật dữ liệu thử nghiệm trong đăng ký thuốc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2010/TT-BYT);

b) Lộ trình nộp hồ sơ trực tuyến thực hiện theo công bố của Bộ Y tế. Kể từ ngày quy định áp dụng nộp hồ sơ trực tuyến toàn bộ, cơ sở đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến theo đúng quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp có yêu cầu cung cấp bản giấy hồ sơ đăng ký để xem xét, đối chiếu, Cục Quản lý Dược có văn bản thông báo.

Điều 7. Phí đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Cơ sở đăng kỳ thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải nộp phí liên quan đến đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật hiện hành về phí và lệ phí.

Điều 8. Hiệu lực, ký hiệu của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký gia hạn; số lượng giấy đăng ký lưu hành cho các thuốc có cùng dược chất hoặc thành phần dược liệu, dạng bào chế, đường dùng, hàm lượng hoặc nồng độ trong một đơn vị phân liều

1. Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là 05 (năm) năm kể từ ngày cấp hoặc gia hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn hiệu lực của giy đăng ký lưu hành là 03 (ba) năm ktừ ngày cấp đối với các thuốc sau:

a) Thuốc mới, vắc xin lần đầu cấp giấy đăng ký lưu hành, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự lần đầu cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

b) Thuốc cùng dược chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế với thuốc mới mà thuốc mới đó chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành với thời hạn 05 (năm) năm;

c) Các trường hợp tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả theo ý kiến tư vấn của Hội đồng;

d) Thuốc thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản này nhưng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành mà chưa có báo cáo an toàn, hiệu quả vì lý do chưa lưu hành hoặc có báo cáo an toàn, hiệu quả nhưng số lượng thuốc sử dụng, số lượng bệnh nhân, thời gian sử dụng còn hạn chế theo ý kiến của Hội đồng hoặc có khuyến nghị của cơ sở khám chữa bệnh về việc cần tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả.

3. Mỗi thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành sẽ có một số đăng ký theo cấu trúc quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký gia hạn: Trong vòng 12 tháng trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực, cơ sở đăng ký phải nộp hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

5. Trường hợp có thay đổi hồ sơ hành chính trong hồ sơ gia hạn, sau 12 tháng kể từ ngày ban hành Quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành, cơ sở phải thực hiện các nội dung thay đổi đã được phê duyệt trong hồ sơ gia hạn.

6. Số lượng giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc của cùng cơ sở sản xuất có cùng dược chất hoặc thành phần dược liệu; dạng bào chế; đường dùng; hàm lượng hoặc nồng độ trong một đơn vị phân liều: 01 giấy đăng ký lưu hành với tên thương mại và 01 giấy đăng ký lưu hành với tên chung quốc tế. Quy định này không áp dụng vợi thuốc sản xuất gia công và thuốc sản xuất với mục đích chỉ để xuất khẩu.

Điều 9. Tiêu chí phân loại và các trường hợp công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu

1. Tiêu chí phân loại biệt dược gốc, sinh phm tham chiếu

a) Thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

- Có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

Riêng sinh phẩm tham chiếu, phải có đầy đủ hồ sơ, dữ liệu về chất lượng, tiền lâm sàng, lâm sàng theo hướng phát triển một sản phẩm sinh học từ đầu, không phải phát triển theo hướng tương tự sinh học;

- Được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này, trừ thuốc mới sản xuất tại Việt Nam.

b) Đối với thuốc đã được Bộ Y tế công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu sau đó đặt gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn tại cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam phải bảo đảm thuốc đã công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu và thuốc gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

- Cùng công thức bào chế;

- Cùng quy trình sản xuất;

- Cùng tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu;

- Cùng tiêu chuẩn chất lượng thuốc thành phẩm;

Trường hợp có thay đổi một trong các tiêu chí tại điểm này hoặc các thay đổi khác liên quan đến chất lượng của thuốc, các thay đổi này phải được phê duyệt bởi cơ quan quản lý dược nước sản xuất hoặc cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này đã cấp phép lưu hành thuốc đó hoặc cơ sở đăng ký phải cung cấp dữ liệu chứng minh thuốc sản xuất tại Việt Nam tương đương về chất lượng so với biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trước khi gia công hoặc chuyển giao công nghệ.

c) Thuốc đã được công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu có thay đổi cơ sở sản xuất thì thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành mới của cơ sở sản xuất thay đổi cũng được phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trên cơ sở có đề nghị bằng văn bản của cơ sở đăng ký nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:

- Thuốc được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này;

- Thuốc đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trường hợp có thay đổi một trong các tiêu chí tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc các thay đổi khác liên quan đến chất lượng của thuốc, các thay đổi này phải được phê duyệt bởi cơ quan quản lý dược nước sản xuất hoặc cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này đã cấp phép lưu hành thuốc đó hoặc cơ sở đăng ký phải cung cấp dữ liệu chứng minh thuốc sản xuất tại cơ sở mới tương đương về chất lượng so với biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trước khi thay đổi cơ sở sản xuất.

2. Các trường hợp thuc được phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu:

a) Thuốc đã được Bộ Y tế công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu được sản xuất toàn bộ tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này được tiếp tục phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực hoặc được gia hạn hoặc được thay đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược. Cơ sở đăng ký không phải nộp hồ sơ đề nghị phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

- Thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành mới theo hình thức đăng ký lại quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 44/2014/TT-BYT) mà có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng thuốc thành phẩm so với biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu đã được công bố hoặc có thay đổi liên quan đến nội dung trên đã được Cục Quản lý Dược hoặc nước sở tại phê duyệt. Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

- Thuốc thay đổi cơ sở sản xuất và được cấp giấy đăng ký lưu hành mới đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thuốc sản xuất tại nước ngoài đã được Bộ Y tế công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu không được sản xuất toàn bộ tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này nhưng được cấp phép lưu hành tại nước có cơ quan quản lý thuộc danh sách quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này được tiếp tục phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực hoặc được gia hạn hoặc được thay đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược;

- Thuc được cấp giy đăng ký lưu hành mới theo hình thức đăng ký lại quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BYT mà có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tu chuẩn chất lượng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng thuốc thành phẩm so với biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu đã được công bố hoặc có thay đổi liên quan đến nội dung trên đã được cơ quan quản lý Việt Nam hoặc nước sở tại phê duyệt;

- Thuốc thay đổi cơ sở sản xuất và được cấp giấy đăng ký lưu hành mới mà đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu đối với 03 trường hợp trên theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Thuốc đã được Bộ Y tế công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam hoặc sản xuất một, một số công đoạn tại Việt Nam và các công đoạn sản xuất còn lại được thực hiện toàn bộ tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này được tiếp tục phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực hoặc được gia hạn hoặc được thay đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược. Cơ sở đăng ký không phải nộp hồ sơ đề nghị phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

- Thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành mới theo hình thức đăng ký lại quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BYT mà có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng thuốc thành phẩm so với biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu đã được công bố hoặc có thay đổi liên quan đến nội dung trên đã được cơ quan quản lý Việt Nam hoặc nước sở tại phê duyệt. Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

- Thuốc thay đổi cơ sở sản xuất và được cấp giấy đăng ký lưu hành mới mà đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Thuốc đã được Bộ Y tế công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu sản xuất một, một số công đoạn tại Việt Nam và các công đoạn sản xuất còn lại không được thực hiện toàn bộ tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này nhưng được cấp phép lưu hành tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này được tiếp tục phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực hoặc được gia hạn hoặc được thay đổi, bổ sung không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược;

- Thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành mới theo hình thức đăng ký lại quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BYT mà có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng thuốc thành phẩm so với biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu đã được công bố hoặc có thay đổi liên quan đến nội dung trên đã được cơ quan quản lý Việt Nam hoặc nước sở tại phê duyệt;

- Thuốc thay đổi cơ sở sản xuất và được cấp giấy đăng ký lưu hành mới mà đáp ứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu đối với 03 trường hợp trên theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Thuốc đã được Bộ Y tế công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu sản xuất toàn bộ tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này, được gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam thì thuốc được gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất tại Việt Nam và cấp giấy đăng ký lưu hành mới được tiếp tục phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cơ sở đăng ký thuốc đặt gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Thuốc đã được Bộ Y tế công bố là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu không được sản xuất toàn bộ tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này nhưng được cấp phép lưu hành tại nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này, được gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam thì thuốc được gia công hoặc chuyn giao công nghệ sản xuất một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất tại Việt Nam và cấp giấy đăng ký lưu hành mới được tiếp tục phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cơ sở đăng ký thuốc gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Thuốc chưa được Bộ Y tế công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu nếu đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được phân loại là biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu. Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ cập nhật phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Tiêu chí phân loại thuốc có chứng minh tương đương sinh học

Thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được phân loại là thuốc có chứng minh tương đương sinh học khi có báo cáo tương đương sinh học đáp ứng quy định của Bộ Y tế về thuốc phải thử tương đương sinh học và các yêu cầu đối với hồ sơ báo cáo số liệu nghiên cứu tương đương sinh học trong đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Điều 11. Yêu cầu bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký thuốc

Cơ sở đăng ký thuốc có nhu cầu bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký thuốc thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2010/TT-BYT và phải nêu rõ đề nghị trong đơn đăng ký theo Mẫu 5/TT ban hành kèm Thông tư này.

Điều 12. Quy định về xác minh tính xác thực của giấy tờ pháp lý

1. Trước khi cấp giấy đăng ký lưu hành, Cục Quản lý Dược thực hiện xác minh các giấy tờ pháp lý đã nộp trong hồ sơ đăng ký thuốc trong các trường hợp cụ thể như sau:

a) Đối với CPP:

- CPP có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa thông tin;

- CPP trong hồ sơ đăng ký thuốc của các cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký đã bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ kỹ thuật không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất thực tế của cơ sở sản xuất thuộc danh mục được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược. Thời hạn áp dụng việc xác thực CPP là 02 năm kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành;

- CPP của thuốc sản xuất bởi cơ sở lần đầu có thuốc đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp thuốc có nhiều cơ sở tham gia sản xuất trong đó ít nhất một cơ sở đã có thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

- CPP là bản điện tử được cung cấp bằng hình thức tự tra cứu từ trang thông tin điện tử hoặc cơ sở dữ liệu tiếng Anh của cơ quan cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền các nước mà không tra cứu trực tuyến được bằng đường dẫn trang thông tin điện tử mà cơ sở cung cấp trong hồ sơ;

- CPP không có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp;

- Các trường hợp do Hội đồng yêu cầu thực hiện việc xác thực.

b) Đối với các giấy tờ pháp lý liên quan đến cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất: Việc xác minh tính xác thực được áp dụng đối với giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất lần đầu có thuốc đăng ký tại Việt Nam.

2. Đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành, Cục Quản lý Dược thực hiện xác minh tính xác thực của các giấy tờ pháp lý khi tiếp nhận thông tin bằng hình thức văn bản, thư điện tử công vụ, thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng phản ánh liên quan đến tình trạng cấp phép, lưu hành thuốc ở nước sở tại cần xác minh, làm rõ hoặc thông tin về việc không đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở đăng ký nước ngoài.

3. Việc xác minh tính xác thực của CPP và giấy tờ pháp lý nộp trong hồ sơ đăng ký thuốc được thực hiện bằng hình thức văn bản hoặc thư điện tử công vụ theo cách thức sau đây:

a) Xác minh tính xác thực giấy tờ pháp lý liên quan đến hợp pháp hóa lãnh s: Cục Quản lý Dược phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao hoặc các cơ quan ngoại giao có chức năng hợp pháp hoá lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài để xác minh thẩm quyền, thông tin liên quan đến hp pháp hóa lãnh sự giấy tờ pháp lý nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại tiết 2, 3 điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;

b) Xác minh tính xác thực của nội dung giấy tờ pháp lý: Cục Quản lý Dược phối hợp với Cơ quan cấp/ban hành các giấy tờ pháp lý để xác minh các thông tin đã nêu trong các giấy tờ nêu trên đối với các trường hợp quy định tại tiết 1, 4, 5, 6 điểm a khoản 1 Điều này.

4. Việc xác minh tính xác thực giấy tờ pháp lý quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện đồng thời với thủ tục thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc và trong thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Dược. Thuốc chỉ được xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành nếu có kết quả xác minh đạt yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 3 Điều này.

Văn bản đề nghị xác thực giấy tờ pháp lý được gửi đồng thời cho cơ sở đăng ký thuốc. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Cục Quản lý Dược thực hiện xác minh mà không nhận được kết quả xác thực của cơ quan có thẩm quyền, Cục Quản lý Dược báo cáo Hội đồng về tình trạng xác thực giấy tờ pháp lý và đề xuất chưa cấp giấy đăng ký lưu hành.

Chương II

YÊU CẦU VỀ DỮ LIỆU LÂM SÀNG ĐỂ BẢO ĐẢM AN TOÀN, HIỆU QUẢ VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TRƯỜNG HỢP MIỄN THỬ, MIỄN MỘT SỐ GIAI ĐOẠN THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG, THUỐC PHẢI THỬ LÂM SÀNG GIAI ĐOẠN 4 TẠI VIỆT NAM

Điều 13. Quy định về dữ liệu lâm sàng trong hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm

1. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả của thuốc hóa dược mới, vắc xin, sinh phẩm trong hồ sơ đăng ký lưu hành.

a) Các nghiên cứu lâm sàng của thuốc, các dữ liệu trong hồ sơ lâm sàng phải phù hợp với hướng dẫn của ICH, Bộ Y tế Việt Nam hoặc hướng dẫn của các tổ chức khác mà Việt Nam công nhận (bao gồm: hướng dẫn của tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hướng dẫn của cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Dữ liệu lâm sàng (trừ sinh phẩm tương tự với sinh phẩm tham chiếu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam) phải có đủ thông tin để phân tích, biện giải được về ảnh hưởng của yếu tố chủng tộc người châu Á liên quan đến an toàn, hiệu quả của thuốc nhằm ngoại suy dữ liệu lâm sàng trên chủng tộc người châu Á theo các hướng dẫn quy định tại điểm a khoản này hoặc phải có dữ liệu nghiên cứu bắc cầu theo hướng dẫn của ICH-E5 nhằm ngoại suy dữ liệu lâm sàng trên chủng tộc người châu Á;

c) Vắc xin đã được cấp phép lưu hành đáp ứng quy định tại điểm d khoản 4 Điều 22 Thông tư này và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng v an toàn, hiệu quả theo quy định tại điểm a, b khoản này nhưng chưa được sản xuất toàn bộ các công đoạn trên dây chuyền của các nước là thành viên quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì phải có dữ liệu lâm sàng liên quan đến đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên quần thể đích tại Việt Nam trước khi được cấp phép lưu hành;

d) Vắc xin có đầy đủ dữ liệu lâm sàng đánh giá tính an toàn, hiệu quả quy định tại điểm a, b khoản này nhưng chưa đáp ứng quy định tại điểm d khoản 4 Điều 22 Thông tư này thì phải có dữ liệu lâm sàng liên quan đến đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên quần thể đích tại Việt Nam trước khi được cấp phép lưu hành.

2. Thuốc hóa dược có hàm lượng hoặc nồng độ, đường dùng, cách dùng, liều dùng, chỉ định, đối tượng bệnh nhân hoặc dạng bào chế ảnh hưởng đến sinh dược học của thuốc khác với biệt dược gốc đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam hoặc khác với thuốc được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này mà biệt dược gốc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam phải có dữ liệu lâm sàng theo quy định tại điểm a, b khoản 1 và khoản 3 Điều này trước khi được cấp phép lưu hành.

3. Trong trường hợp nghiên cứu được thực hiện trước thời điểm có quy định, hướng dẫn về nghiên cứu phát triển thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được xem xét chấp nhận dữ liệu của nghiên cứu để thẩm định.

Điều 14. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất, sinh phẩm tương tự

1. Thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất phải có đầy đủ dữ liệu lâm sàng theo hướng dẫn của US FDA, EMA hoặc WHO về phát triển lâm sàng thuốc phối hợp cố định liều thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sinh phẩm tương tự phải có đầy đủ dữ liệu lâm sàng theo hướng dẫn về phát triển sinh phẩm tương tự do Bộ Y tế Việt Nam ban hành hoặc hướng dẫn của WHO. Chấp nhận hướng dẫn của US FDA, EMA và các hướng dẫn được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn này. Các hướng dẫn của WHO, US FDA, EMA theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thuốc hóa dược mới không phải là biệt dược gốc

1. Đối với thuốc được cấp phép lưu hành ở nước sở tại là thuốc kê đơn (trừ trường hợp thuốc sản xuất tại Việt Nam) và đã có ít nhất một thuốc tương tự (cùng dược chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng) được cấp phép lưu hành bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này phải có dữ liệu lâm sàng đáp ứng một trong trường hợp sau:

a) Có dữ liệu lâm sàng của chính thuốc tương tự đó được chủ sở hữu cho phép sử dụng. Dữ liệu lâm sàng của thuốc tương tự phải đáp ứng quy định tại Điều 13 Thông tư này;

b) Có dữ liệu lâm sàng tập hợp từ các công trình nghiên cứu công bố trong y văn và dữ liệu về nghiên cứu tương đương sinh học (trừ trường hợp thuốc không có yêu cầu phải thử tương đương sinh học theo quy định của cơ quan quản lý nước sở tại).

2. Đối với thuốc không kê đơn theo quy định của nước sở tại (trừ trường hợp thuốc sản xuất tại Việt Nam và trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) và đã có ít nhất một thuốc tương tự (cùng dược chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng) được cấp phép lưu hành bởi ít nhất một nước trên thế giới phải có dữ liệu lâm sàng đáp ứng một trong trường hợp sau:

a) Có dữ liệu lâm sàng của chính thuốc tương tự đó được chủ sở hữu cho phép sử dụng. Dữ liệu lâm sàng của thuốc tương tự phải đáp ứng quy định tại Điều 13 của Thông tư này;

b) Có dữ liệu lâm sàng tập hợp từ các công trình nghiên cứu công bố trong y văn và dữ liệu về nghiên cứu tương đương sinh học (trừ trường hợp thuốc không có yêu cầu phải thử tương đương sinh học theo quy định của cơ quan quản lý nước sở tại).

3. Đối với thuốc được cấp phép lưu hành và phân loại là thuốc không kê đơn bởi ít nhất một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì phải có tài liệu thuyết minh và bằng chứng chứng minh việc sử dụng các dược chất trong thành phần của thuốc (về chỉ định, liều dùng, đường dùng, đối tượng sử dụng) đã được ghi rõ trong Dược thư Quốc gia Việt Nam, Dược điển Việt Nam, Dược thư hoặc các tài liệu được chấp nhận bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này.

Điều 16. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng có thay đổi, bổ sung liên quan đến dữ liệu lâm sàng so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt

Thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuc dược liệu đã được cấp giy đăng ký lưu hành tại Việt Nam có thay đổi, bổ sung liên quan đến dữ liệu lâm sàng so với hồ sơ đăng ký thuc đã được phê duyệt, cơ sở đăng ký phải bổ sung dữ liệu lâm sàng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Tiêu chí xác định miễn một, một số giai đoạn thử thuốc hóa dược mới, vắc xin, sinh phẩm trên lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành

Thuốc chưa đáp ứng quy định tại Điều 13 Thông tư này được Bộ trưởng Y tế xem xét quyết định miễn một, một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng (bao gồm cả miễn giảm dữ liệu lâm sàng) trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa mà trên thị trường chưa có sẵn các thuốc khác có khả năng thay thế.

2. Thuốc đã được cấp phép lưu hành bởi ít nhất một trong số các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này dựa trên hồ sơ lâm sàng miễn giảm theo quy định của các cơ quan này.

3. Thuốc dùng để điều trị các bệnh hiếm gặp; bệnh hiểm nghèo.

4. Vắc xin, sinh phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo hình thức chuyển giao công nghệ một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quy trình sản xuất thành phẩm mà vắc xin, sinh phẩm trước chuyển giao công nghệ có dữ liệu lâm sàng đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 13, Điều 14 Thông tư này.

Điều 18. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng trong hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thuốc dược liệu

1. Yêu cầu về dữ liệu lâm sàng để bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đăng ký lưu hành đối với thuốc dược liệu mới

a) Các nghiên cứu lâm sàng của thuốc, các dữ liệu trong hồ sơ lâm sàng phải phù hợp với Hướng dẫn nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc dược liệu của Bộ Y tế hoặc của tổ chức khác mà Việt Nam công nhận, bao gồm: Hướng dẫn nghiên cứu đánh giá an toàn và hiệu quả của thuốc dược liệu của (Research guidelines for evaluating the safety and efficacy of herbal medicines) hoặc cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này. Trong trường hợp nghiên cứu được thực hiện trước thời điểm có quy định, hướng dẫn nêu trên về nghiên cứu phát triển thuốc thì được xem xét chấp nhận dữ liệu của nghiên cứu để thẩm định;

b) Thuốc dược liệu có dữ liệu trích dẫn từ các tài liệu sau được chấp nhận là dữ liệu lâm sàng để xem xét tính an toàn, hiệu quả của thuốc:

- Các chuyên luận liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của thuc được đcập trong các dược điển, dược thư của Việt Nam hoặc của các nước trên thế giới;

- Các bài báo đánh giá về tính an toàn, hiệu quả của thuc được đăng tải trên các tạp chí thuộc danh mục SCI (Science Citation Index) - Chỉ số trích dẫn khoa học và các dữ liệu lâm sàng tập hợp từ các công trình nghiên cứu công bố trong y văn khác;

- Báo cáo đánh giá tính an toàn, hiệu quả của đtài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu.

2. Thuc dược liệu không yêu cầu phải nộp dữ liệu lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Thuốc dược liệu có cùng thành phần, khối lượng dược liệu, chỉ định, đường dùng, dạng bào chế với một thuốc dược liệu khác đã được cấp giấy đăng ký lưu hành (bao gồm cả trường hợp giấy đăng ký lưu hành đã hết hiệu lực) trừ các thuốc đã được xác định là thuốc cổ truyền và không có chỉ định đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 89 Luật Dược;

b) Trường hợp thuốc dược liệu có cùng thành phần, khối lượng dược liệu, chỉ định, đường dùng, dạng bào chế với một thuốc dược liệu mới được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều này và không có thêm chỉ định đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 89 Luật Dược thì được xem xét cấp phép lưu hành khi thuốc dược liệu khác đó đã được cấp phép lưu hành, gia hạn với hiệu lực giấy đăng ký lưu hành 05 năm.

Điều 19. Tiêu chí xác định trường hợp được miễn một, một số giai đoạn thử thuốc dược liệu trên lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành

Thuốc dược liệu chưa đáp ứng quy định tại Điều 18 Thông tư này được Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định việc miễn một, một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng (bao gồm cả miễn giảm dữ liệu lâm sàng) trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa mà trên thị trường chưa có sẵn các thuốc khác có khả năng thay thế.

2. Thuốc đã được cấp phép lưu hành bởi ít nhất một trong số các cơ quan quản lý tham chiếu quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này dựa trên hồ sơ lâm sàng miễn giảm theo quy định của các cơ quan này.

3. Thuốc có chỉ định đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 89 Luật Dược nhưng không thuộc trường hợp được miễn thử lâm sàng quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.

4. Thuốc có sự phối hợp mới của các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam và không có chỉ định đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định tại điểm b khoản 1 Điều 89 Luật Dược.

Điều 20. Tiêu chí xác định trường hợp được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam trước khi cấp phép lưu hành

1. Thuốc generic có cùng dược chất, hàm lượng, nồng độ, đường dùng, cách dùng, liều dùng, chỉ định, đối tượng bệnh nhân, dạng bào chế với một thuốc khác đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

2. Thuốc mới (trừ vắc xin) đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên thế giới và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 13, Điều 18 Thông tư này.

3. Thuốc dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Luật Dược 2016 có hiệu lực và không có chỉ định đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

4. Vắc xin đáp ứng quy định tại điểm d khoản 4 Điều 22 Thông tư này, được sản xuất toàn bộ các công đoạn ở nước có cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này và có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Điều 21. Tiêu chí để xác định trường hợp phải thử lâm sàng giai đoạn IV tại Việt Nam

Thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng cần đánh giá thêm về an toàn, hiệu quả trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng.

Chương III

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN, THAY ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Điều 22. Quy định đối với các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

2. Giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy đăng ký (gọi chung là giấy tờ pháp lý) trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận đối với giấy tờ pháp lý có ghi thời hạn hiệu lực. Trường hợp CPP không ghi thời hạn hiệu lực thì thời hạn hiệu lực được tính là 24 tháng kể từ ngày cấp.

3. Giấy tờ pháp lý:

a) Bản chính phải có đy đủ chữ ký, tên người ký và du xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp hoặc bản sao có chứng thực phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực bản sao từ bản chính. Trong trường hợp cần thiết phải xuất trình bản chính để đối chiếu;

b) Trường hợp giy tờ pháp lý được cấp là bản điện tử (chp nhận bản không có đủ chữ ký, tên người ký hoặc dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý), cơ sở đăng ký phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:

- Bản chính hoặc bản sao chứng thực của giấy tờ pháp lý được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài chứng nhận và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định;

- Kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ trang thông tin điện tử hoặc cơ sở dữ liệu tiếng Anh của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý hoặc cơ quan có thẩm quyền các nước có đóng dấu xác nhận của cơ sở kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Cơ sở đăng ký phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của cơ sở.

4. Quy định đối với CPP:

a) CPP phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và có đủ nội dung theo mẫu của WHO được công bố trên trang thông tin điện tử của WHO (https://www.who.int).

b) CPP phải có chữ ký, tên người ký, ngày cấp và dấu của cơ quan cấp CPP. Trường hợp CPP không có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp, cơ sở đăng ký cung cấp tài liệu chứng minh CPP không yêu cầu dấu theo quy định ở nước sở tại.

c) Đối với thuốc generic, thuốc dược liệu, sinh phẩm probiotics, thuốc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành:

Phải có 01 CPP được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó.

Trường hợp CPP xác nhận thuốc không được cấp phép lưu hành ở nước sản xuất hoặc cấp phép nhưng không lưu hành thực tế ở nước sản xuất, cơ sở đăng ký phải cung cấp thêm 01 giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó với các nội dung tối thiểu sau: tên thuốc, dược chất, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.

d) Đối với thuốc hóa dược mới, vắc xin, sinh phẩm nhập khẩu, trừ sinh phẩm probiotics:

Phải có 01 CPP được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp CPP thuộc danh sách quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì chỉ phải nộp 01 CPP.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp CPP không thuộc danh sách quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì phải có thêm giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó với các nội dung tối thiểu sau: tên thuốc, dược chất, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tài liệu chứng minh thuốc thuộc danh mục thuốc tiền thẩm định của WHO.

đ) Đối với thuốc đề nghị được phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu:

Phải có 01 CPP được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp CPP thuộc danh sách quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì chỉ phải nộp 01 CPP.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp CPP không thuộc danh sách quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì phải có thêm giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này xác nhận thuốc được cấp phép và lưu hành thực tế tại nước đó với các nội dung tối thiểu sau: tên thuốc, dược chất, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.

e) Đối với thuốc, vắc xin, sinh phẩm nhập khẩu không cung cấp được CPP đáp ứng quy định tại điểm c, d khoản này, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khi thuốc được cấp phép lưu hành bởi ít nhất một cơ quan có thẩm quyền trên thế giới và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thuốc, vắc xin, sinh phẩm để đáp ứng nhu cầu cho quốc phòng, an ninh; phòng, chống dịch, bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, thuốc phục vụ cho chương trình y tế của nhà nước;

- Vắc xin dùng cho chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia mà trên thị trường không sẵn có vắc xin khác có khả năng thay thế về mặt số lượng, chất lượng, an toàn, hiệu quả hoặc chi phí sử dụng vắc xin;

- Các trường hợp đặc biệt khác có văn bản thỏa thuận, công nhận lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền về điều kiện sản xuất, lưu hành thuốc, vắc xin, sinh phẩm.

g) Các thông tin thhiện trên CPP phải thống nhất với các thông tin có liên quan trong hồ sơ đăng ký thuốc. Trường hợp thông tin thể hiện trên CPP chưa thống nhất với tài liệu hành chính trong hồ sơ đăng ký thuốc, cơ sở đăng ký có văn bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh.

5. Đơn đăng ký và hồ sơ, tài liệu khác trong phần hồ sơ hành chính có liên quan phải được ký và đóng dấu, không sử dụng chữ ký dấu. Cơ sở đăng ký, sản xuất có thể sử dụng chữ ký số để ký các tài liệu liên quan của cơ sở đăng ký, sản xuất. Việc đăng ký và sử dụng chữ ký số được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các tài liệu trên phải được ký bởi một trong chức danh sau:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị; tổng giám đốc; giám đốc điều hành; giám đốc cơ sở đăng ký, sản xuất;

b) Người được phân công theo quy định tại điều lệ công ty, văn bản phân công công việc hoặc tài liệu khác chứng minh về thẩm quyền ký của người ký;

c) Người được những người quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này ủy quyền trực tiếp ký.

6. Quy định đối với thư ủy quyền:

a) Ủy quyền được đứng tên cơ sở đăng ký phải có các nội dung sau:

- Tên và địa chỉ chủ sở hữu giấy phép lưu hành hoặc cơ sở sản xuất ủy quyền;

- Tên và địa chỉ cơ sở đăng ký được ủy quyền;

- Tên thuốc; nồng độ hàm lượng dược chất; dạng bào chế;

- Nội dung ủy quyền.

Trong trường hợp ủy quyền nhiều thuốc, thư ủy quyền phải có danh mục thuốc có đầy đủ các nội dung nêu trên.

Thư ủy quyền đứng tên cơ sở đăng ký đối với thuốc nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Thư ủy quyền phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

b) Ủy quyền ký tên trên hồ sơ đăng ký phải có các nội dung sau:

- Tên và địa chỉ cơ sở đăng ký;

- Tên và chức danh người ủy quyền và người được ủy quyền;

- Tên thuốc; nồng độ, hàm lượng dược chất; dạng bào chế;

- Nội dung ủy quyền;

- Hiệu lực của thư ủy quyền.

Trong trường hợp ủy quyền nhiều thuốc, thư ủy quyền phải có danh mục thuốc có đầy đủ các nội dung nêu trên.

Trường hợp người được ủy quyền ký tên trên hồ sơ không phải trưởng văn phòng đại diện, tn giấy ủy quyền phải có dấu và chữ ký xác nhận của trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Thư ủy quyền phải là bản chính hoặc bản sao có dấu xác nhận của văn phòng đại diện (trường hợp là cơ sở đăng ký nước ngoài) hoặc dấu xác nhận của cơ sở đăng ký trong nước.

c) Slượng thư ủy quyn trong hồ sơ:

- Trường hợp cơ sở đăng ký khác cơ sở sản xuất, mi hồ sơ phải nộp kèm một thư ủy quyền đứng tên cơ sở đăng ký;

- Trường hợp chức danh của người ký tên trên hồ sơ không thuộc một trong các chức danh quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này, mỗi hồ sơ phải nộp kèm một thư ủy quyền ký tên trên hồ sơ đăng ký.

7. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với một trong các hình thức kinh doanh: sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc (đối với cơ sở đăng ký của Việt Nam).

8. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Trường hợp tên, địa chỉ của cơ sở đăng ký trên Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khác với tên, địa chỉ trên Giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải cung cấp tài liệu chứng minh.

9. Giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp cho phép thực hiện ít nhất một trong các hình thức kinh doanh sau: sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc (đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài).

Trường hợp cơ sở đăng ký thuốc đồng thời là cơ sở sản xuất thuốc ghi trên CPP thì không yêu cầu phải nộp Giấy tờ pháp lý theo quy định tại khoản này.

Trường hợp các nước không cấp giấy phép sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thì phải có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh có phạm vi kinh doanh là ít nhất một trong các hình thức sau: sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận cơ sở đáp ứng điều kiện và đang hoạt động về dược hoặc một trong các giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc, thực hành tốt phân phối thuốc, thực hành tốt cung cấp thuốc, thực hành tốt bảo quản thuốc.

Đối với cơ sở đăng ký nguyên liệu làm thuốc, trường hợp nước sở tại không cấp giấy phép kinh doanh dược cho các cơ sở kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, chấp nhận các giấy phép theo quy định của nước sở tại trong đó có nội dung xác định phạm vi kinh doanh của cơ sở là một trong các hình thức: sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc.

10. Trường hợp cơ sở đăng ký đã có tên trong danh sách cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược thì không phải nộp giấy tờ quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều này.

11. Tài liệu chứng minh cơ sở sản xuất dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu và dược liệu (để sản xuất thuốc dược liệu) đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc (GMP) có thể là một trong các loại giấy tờ sau:

a) Giy chứng nhận GMP;

b) Giấy phép sản xuất có xác nhận nội dung cơ sở sản xuất đáp ứng GMP;

c) CPP đối với dược chất có nội dung đáp ứng GMP;

d) Chứng nhận phù hợp chuyên luận Dược điển Châu Âu (CEP);

đ) Đối với tá dược trong hồ sơ đăng ký thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc là bán thành phẩm:

Trường hợp không cung cấp được giấy tờ quy định tại một trong các điểm a, b, d khoản này, cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm, bán thành phẩm thực hiện tự đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất tá dược theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 3 và điểm đ khoản 5 Điều 20 Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a, b và đ khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban ban hành, liên tịch ban hành) và tự công bố trong hồ sơ đăng ký thuốc về nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mà cơ sở sản xuất tá dược đáp ứng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố này theo Mẫu 10/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Đối với dược liệu trong hồ sơ đăng ký thuốc:

Trường hợp không cung cấp được giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản này, cơ sở cung cấp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt nuôi trồng thu hái dược liệu (GACP);

g) Các giấy tờ pháp lý khác được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền có các nội dung tối thiểu bao gồm: tên và địa chỉ nhà sản xuất, xác nhận cơ sở sản xuất đáp ứng GMP và tên của dược chất/tá dược/vỏ nang/bán thành phẩm dược liệu/dược liệu.

12. Mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc lưu hành thực tế tại nước sản xuất hoặc nước cấp CPP có dấu xác nhận của văn phòng đại diện hoặc cơ sở đăng ký hoặc cơ sở sản xuất (chấp nhận bản in màu theo đúng mẫu nhãn đang lưu hành ở nước sở tại). Trường hợp tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thực tế tại nước sở tại không phải bằng tiếng Anh yêu cầu nộp bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt có dấu xác nhận của văn phòng đại diện hoặc cơ sở đăng ký hoặc cơ sở sản xuất.

13. Mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến u hành tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các yêu cầu cụ thể sau:

a) Mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng dự kiến lưu hành phải có du xác nhận của văn phòng đại diện hoặc cơ sở đăng ký hoặc cơ sở sản xuất;

b) Nhãn bao bì ngoài của thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được in mã vạch (Bar code) hoặc mã QR (Quick response) hoặc mã DataMatrix Code (DMC) theo lộ trình quy định tại điểm l khoản 1 Điều 48 Thông tư này.

14. Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có tên trong danh mục cơ sở sản xuất được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược về việc đã được đánh giá đáp ứng GMP thì không yêu cầu phải nộp hồ sơ đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất trong hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

15. Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm, phiếu kiểm nghiệm và hồ sơ nghiên cứu độ ổn định (áp dụng đối với cả phần hồ sơ dược chất và thuốc thành phẩm) phải là bản chính có dấu xác nhận của cơ sở sản xuất, trường hợp có nhiều cơ sở sản xuất tham gia quá trình sản xuất thành phẩm, chấp nhận dấu của cơ sở chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng thuốc hoặc xuất xưởng lô; trường hợp nộp bản sao thì phải có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký (chấp nhận dấu của văn phòng đại diện đối với thuốc nước ngoài).

Trường hợp hồ sơ dược chất không có dấu xác nhận của cơ sở sản xuất dược chất, cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm phải thực hiện đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp, trung thực của tài liệu này.

Phiếu kiểm nghiệm phải bao gồm các thông tin sau: thông tin hành chính (tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, số phiếu kiểm nghiệm, tên và chữ ký của người được giao trách nhiệm, ngày phát hành phiếu kiểm nghiệm) và thông tin về mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc (tên sản phẩm, số lô, hạn dùng, tiêu chuẩn chất lượng áp dụng, chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu chất lượng, kết quả kiểm nghiệm, kết luận về chất lượng lô sản phẩm).

16. Quy định đối với phiếu kiểm nghiệm, kết quả thẩm định tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm bằng thực nghiệm tại Việt Nam:

Phiếu kiểm nghiệm, kết quả thẩm định tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm bằng thực nghiệm đối với cơ sở sản xuất chưa đáp ứng GMP theo lộ trình của Bộ Y tế hoặc những trường hợp được Cục Quản lý Dược thông báo theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của cơ sở kiểm nghiệm thuốc của nhà nước đáp ứng GLP hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

17. Giấy chứng nhận nguyên liệu làm thuốc được phép sản xuất hoặc lưu hành ở nước sản xuất, bao gồm các thông tin bắt buộc sau: tên nguyên liệu; tên và địa chcơ sở sản xuất; nước sản xuất; chữ ký, dấu và họ tên của người ký giấy xác nhận.

Điều 23. Quy định chung về tài liệu hành chính trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Tài liệu hành chính của hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược mới, vắc xin, sinh phẩm bao gồm:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu 5/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy ủy quyền đứng tên cơ sở đăng ký (nếu có);

c) Giấy ủy quyền ký tên trên hồ sơ đăng ký (nếu có);

d) Mẫu nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến lưu hành;

đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở đăng ký của Việt Nam;

e) Giấy tờ pháp lý, giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với cơ sở đăng ký nước ngoài;

g) Tóm tắt đặc tính sản phẩm đối với thuốc hoá dược mới, vắc xin, sinh phẩm theo Mẫu 6/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm dược liệu, dược liệu;

i) Giấy chứng nhận của cơ sở kiểm nghiệm đối với trường hợp quy định tại khoản 16 Điều 22 Thông tư này;

k) Kế hoạch quản lý nguy cơ (đối với vắc xin) theo Mẫu 7/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

l) Mẫu nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc lưu hành thực tế tại nước sản xuất hoặc nước cấp CPP đối với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài;

m) Giấy chứng nhận CPP đối với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài;

n) Tài liệu đánh giá việc đáp ứng GMP đối với các trường hp quy định tại Điều 95 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam đối với hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài (trừ trường hợp cơ sở đã được công bố thông tin đáp ứng GMP trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược hoặc cơ sở đã nộp hồ sơ đề nghị Cục Quản lý Dược đánh giá đáp ứng GMP).

2. Tài liệu hành chính hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc generic, thuốc dược liệu, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, l, m, n khoản 1 Điều này và giấy chứng nhận nguyên liệu làm thuốc được phép sản xuất hoặc lưu hành ở nước sản xuất đối với hồ sơ đăng ký nguyên liệu làm thuốc sản xuất tại nước ngoài.

3. Tài liệu hành chính hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc hỏa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại điểm a, c, đ, e, m, n khoản 1 Điều này và các tài liệu sau:

a) Giấy ủy quyền đứng tên cơ sở đăng ký đối với trường hợp thay đổi cơ sở đăng ký tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn;

b) Báo cáo lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu 8/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;

d) Báo cáo theo dõi, đánh giá an toàn, hiệu quả; tình hình sử dụng thuốc theo Mẫu 2/TT ban hành kèm theo Thông tư này đối với hồ sơ gia hạn thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu có yêu cầu phải báo cáo theo dõi, đánh giá an toàn, hiệu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

đ) Giấy chứng nhận nguyên liệu làm thuốc được phép sản xuất hoặc lưu hành ở nước sản xuất đối với hồ sơ gia hạn nguyên liệu làm thuốc sản xuất tại nước ngoài.

4. Tài liệu hành chính hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này.

5. Tài liệu hành chính hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy trình thẩm định rút gọn theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, l, m khoản 1 Điều này.

Mục 2. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN, THAY ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC HÓA DƯỢC, VẮC XIN, SINH PHẨM

Điều 24. Tài liệu chất lượng trong hồ sơ đề nghị cấp, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm

Tài liệu chất lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II - ACTD hoặc Hp phần 3-ICH-CTD và các quy định sau:

1. Đối với vắc xin, huyết thanh có chứa kháng thể, dẫn xuất của máu và huyết tương người:

a) Giy chứng nhận xuất xưởng lô được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước cấp CPP theo quy định hoặc một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này;

b) Phiếu kim nghiệm, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm có xác nhận bởi Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.

2. Đối với thuốc hiếm, thuốc để đáp ứng nhu cầu cho quốc phòng, an ninh; phòng, chống dịch, bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt:

a) Thuốc hiếm để điều trị bệnh hiếm gặp: dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có theo hướng dẫn của ASEAN hoc của ICH;

b) Thuốc đđáp ứng nhu cầu cho quốc phòng, an ninh; phòng, chống dịch, bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa:

Chấp nhận dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký để xem xét hạn dùng của thuốc trên cơ sở ý kiến của Hội đồng trong trường hợp khoảng thời gian của dữ liệu nghiên cứu độ ổn định của thuốc chưa đáp ứng đủ quy định về thời gian nghiên cứu tối thiểu theo hướng dẫn của ASEAN.

Sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành, cơ sở phải tiếp tục nộp hồ sơ nghiên cứu độ ổn định thành phẩm cho đến khi khoảng thời gian nghiên cứu độ ổn định tối thiểu thực tế đáp ứng theo hướng dẫn của ASEAN về Cục Quản lý Dược theo hình thức thay đổi, bổ sung quy định tại Phụ lục II Thông tư này để được xem xét và cập nhật hạn dùng theo quy định.

Trường hợp thuốc không đạt kết quả nghiên cứu độ ổn định theo đề cương trong hồ sơ đăng ký, cơ sở phải báo cáo ngay về Cục Quản lý Dược để trình Hội đồng xem xét về hạn dùng của thuốc.

Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược xem xét, quyết định về hạn dùng của thuốc bao gồm cả các lô thuốc đã sản xuất căn cứ trên dữ liệu nghiên cứu độ ổn định thực tế.

c) Thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt: dữ liệu nghiên cứu độ ổn định sẵn có theo hướng dẫn của ASEAN hoặc của ICH được Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở ý kiến của Hội đồng trong trường hợp cơ sở đăng ký chứng minh thuốc không thể bảo quản ở điều kiện khí hậu vùng IVb theo hướng dẫn của ASEAN.

3. Trường hợp cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam:

a) Không yêu cầu phải nộp tài liệu chất lượng liên quan đến nguyên liệu và tài liệu quy định tại điểm h khoản 1 Điều 23 Thông tư này trong hồ sơ đăng ký thuốc thành phẩm;

b) Cơ sở đăng ký phải nộp:

- 01 phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm kiểm nghiệm phải có đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng với mức chất lượng tương đương hoặc chặt chẽ hơn mức chất lượng trong tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất nguyên liệu. Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm không đủ năng lực kiểm tra tất cả các chỉ tiêu chất lượng, cơ sở phải cung cấp phiếu phân tích các chỉ tiêu còn thiếu do Cơ quan kiểm nghiệm nhà nước hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đđiều kiện kinh doanh dược thực hiện;

- 01 phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuc do cơ sở sản xuất nguyên liệu kiểm nghiệm.

4. Đối với thuốc đề nghị thực hiện theo quy trình thẩm định rút gọn

a) Phần hồ sơ dược chất:

- Tên dược chất (ghi theo tên chung quốc tế);

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất dược chất, bán thành phẩm chứa dược chất;

- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm dược chất, bán thành phẩm chứa dược chất. Trường hợp thuốc đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hoặc tiêu chuẩn dược điển tham chiếu theo quy định của Bộ Y tế thì chỉ ghi tên dược điển, phiên bản dược điển áp dụng hoặc ghi dược điển hiện hành;

- 01 Phiếu kiểm nghiệm dược chất, bán thành phẩm của cơ sở sản xuất dược chất, bán thành phẩm và 01 Phiếu kiểm nghiệm dược chất, bán thành phẩm của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm;

- Đối với dược chất ở dạng bán thành phẩm thì phải có thêm công thức bào chế và quy trình sản xuất bán thành phẩm chứa dược chất của cơ sở sản xuất bán thành phẩm.

b) Phần hồ sơ thành phẩm:

- Mô tả và thành phần theo hướng dẫn tại Phần P.1- ACTD;

- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc thành phẩm. Trường hợp đăng ký theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hoặc tiêu chuẩn dược điển tham chiếu theo quy định của Bộ Y tế thì ghi tên dược điển, phiên bản dược điển hoặc ghi dược điển hiện hành;

- Sản xuất thành phẩm, bao gồm: công thức lô sản xuất; quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình; kiểm soát các bước quan trọng và các sản phẩm trung gian.

- Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm;

- Bao bì đóng gói sơ cấp: Mô tả hình thức, chất liệu và tiêu chuẩn chất lượng bao bì đóng gói sơ cấp;

- Báo cáo nghiên cứu độ ổn định của thuc thành phm.

c) Các tài liệu còn lại của phân hồ sơ chất lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II - ACTD hoặc Hp phần 3-ICH-CTD lưu tại cơ sở đăng ký và cơ sở sản xuất.

5. Tài liệu quy định tại Điều này phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Áp dụng theo các quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:

- Hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD);

- Hướng dẫn nghiên cứu độ ổn định;

- Hướng dẫn thẩm định quy trình sản xuất;

- Hướng dẫn thẩm định phương pháp phân tích;

- Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học;

b) Đối với hồ sơ thuốc đã chuẩn bị theo mẫu ICH-CTD và hướng dẫn kỹ thuật tương ứng của ICH thì không yêu cầu chuyển đổi hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Trường hợp nguyên liệu có giấy chứng nhận tuân thủ dược điển châu Âu (CEP): Hồ sơ dược chất tại điểm a, b khoản này có thể được thay thế bằng việc nộp bộ tài liệu sau:

- Giấy chứng nhận tuân thủ dược điển châu Âu (CEP) đối với dược chất kèm theo tất cả các phụ lục được ban hành bởi Hội đồng châu Âu về chất lượng thuốc (EDQM);

- Số liệu phân tích lô dược chất;

- Nếu thời hạn phải kiểm tra lại chất lượng dược chất không nêu trong CEP, nộp số liệu nghiên cứu độ ổn định của dược chất.

Điều 25. Tài liệu tiền lâm sàng trong hồ sơ đề nghị cấp, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm

Tài liệu tiền lâm sàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần III-ACTD hoặc Hợp phần 4-ICH-CTD.

Đối với sinh phẩm probiotics có nguồn gốc, chủng vi khuẩn, nồng độ, hàm lượng, chỉ định, liều dùng tương tự sinh phẩm được cấp phép bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì không phải nộp tài liệu tiền lâm sàng.

Điều 26. Tài liệu lâm sàng trong hồ sơ đề nghị cấp, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm

Tài liệu lâm sàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần IV-ACTD hoặc Hợp phần 5-ICH-CTD.

Đối với sinh phẩm probiotics có nguồn gốc, chủng vi khuẩn, nồng độ, hàm lượng, chỉ định, liều dùng tương tự sinh phẩm được cấp phép bởi một trong các cơ quan quản lý quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này thì không yêu cầu tài liệu lâm sàng.

Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc hóa dược mới, vắc xin, sinh phẩm, bao gồm:

a) Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư này.

b) Tài liệu chất lượng quy định tại Điều 24 Thông tư này;

c) Tài liệu tin lâm sàng quy định tại Điều 25 Thông tư này;

d) Tài liệu lâm sàng quy định tại Điều 26 Thông tư này;

đ) Trường hợp cơ sở đăng ký có đề nghị phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc thì thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này và tiết 2 điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc generic, bao gồm:

a) Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;

b) Tài liệu chất lượng quy định tại Điều 24 Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc:

a) Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư này;

b) Các tài liệu liên quan theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này đối với các trường hợp thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính (không bao gồm thay đổi mẫu nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc).

Trường hợp cơ sở đăng ký đã nộp thay đổi về hồ sơ hành chính trước thời điểm nộp hồ sơ gia hạn nhưng chưa được phê duyệt thì không phải nộp lại phần hồ sơ này trong hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

4. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, bao gồm:

a) Tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư này;

b) Các tài liệu tương ứng với các nội dung thay đổi lớn, thay đổi nhỏ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Đối với vắc xin của cùng một cơ sở sản xuất hoặc chủ sở hữu giấy phép lưu hành thuốc chấp nhận thay đi địa điểm cơ sở sản xuất ở cùng quốc gia hoặc ngoài quốc gia đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy trình thẩm định rút gọn, bao gồm:

a) Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Thông tư này;

b) Tài liệu chất lượng thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 24 Thông tư này.

Mục 3. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN, THAY ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC DƯỢC LIỆU

Điều 28. Tài liệu chất lượng trong hồ sơ đề nghị cấp, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu

1. Nguyên liệu

a) Quy trình sản xuất (chỉ áp dụng đối với nguyên liệu dược liệu): Mô tả chi tiết, đầy đủ quá trình sơ chế, chế biến nguyên liệu dược liệu. Nếu nguyên liệu là bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu phải mô tả chi tiết quy trình sản xuất bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu từ nguyên liệu dược liệu (trừ trường hợp bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành);

b) Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm

- Đối với dược liệu không phải dạng bán thành phẩm dược liệu: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT;

- Đối với bán thành phẩm dược liệu áp dụng tương tự quy định về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm đối với dược liệu không phải dạng bán thành phẩm dược liệu quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

c) Phiếu kiểm nghiệm nguyên liệu

- 01 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm. Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm không đủ năng lực kiểm tra tất cả các chỉ tiêu chất lượng, cơ sở phải cung cấp phiếu phân tích các chỉ tiêu còn thiếu do Cơ quan kiểm nghiệm nhà nước hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược kiểm nghiệm thực hiện;

- 01 Phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu của cơ sở sản xuất bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu và 01 Phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu của cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm.

2. Thành phẩm

a) Quy trình sản xuất

- Công thức cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất: tên, hàm lượng, nồng độ, khối lượng, tiêu chuẩn áp dụng của từng thành phần có trong công thức cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Trường hợp sản xuất từ bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu phải ghi rõ khối lượng dược liệu tương ứng với bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu hoặc tỷ lệ cao dược liệu, bán thành phẩm dược liệu so với dược liệu ban đầu hoặc kèm theo hàm lượng (%) của dược chất, nhóm hợp chất đã định lượng được theo từng dược liệu;

- Công thức cho một lô sản xuất thuốc thành phẩm: ghi rõ tên, khối lượng, thể tích của từng thành phần trong công thức lô thuốc;

- Sơ đquy trình sản xuất thuc: thhiện đy đủ các giai đoạn trong quá trình sản xuất thuốc bao gồm đường đi của nguyên liệu và phù hợp với mô tả quy trình sản xuất;

- Mô tả quy trình sản xuất thuốc: mô tả đầy đủ, chi tiết các bước thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ các thông số kỹ thuật ca từng giai đoạn;

- Danh mục trang thiết bị: tên thiết bị, thông s, mục đích sử dụng;

- Kiểm soát trong quá trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát đối với mỗi giai đoạn gồm tên chỉ tiêu, tiêu chuẩn chấp nhận, phương pháp kiểm soát, tần suất kiểm soát, số lượng mẫu lấy để kiểm soát;

b) Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm

- Công thức cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất: tên, hàm lượng, nồng độ, khối lượng, tiêu chuẩn áp dụng của từng thành phần có trong công thức cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Trường hợp sản xuất từ bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu phải ghi rõ khối lượng dược liệu tương ứng với bán thành phẩm dược liệu, cao dược liệu hoặc tỷ lệ cao dược liệu, bán thành phẩm dược liệu so với dược liệu ban đầu hoặc kèm theo hàm lượng (%) của dược chất, nhóm hợp chất đã định lượng được theo từng dược liệu;

- Tiêu chuẩn thành phẩm: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT;

c) Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm;

d) Tiêu chuẩn của bao bì đóng gói: Mô tả đầy đủ, chi tiết chất liệu bao bì, chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm;

đ) Báo cáo nghiên cứu độ ổn định theo hướng dẫn nghiên cứu độ ổn định quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 29. Tài liệu an toàn, hiệu quả trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu

1. Tài liệu an toàn, hiệu quả đối với thuốc dược liệu thực hiện theo quy định của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định của ASEAN (ACTD), ICH-CTD

2. Các tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư này (nếu có).

Điều 30. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu

1. Hồ sơ đề nghị cấp giy đăng ký lưu hành thuc dược liệu, bao gồm:

a) Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;

b) Tài liệu chất lượng quy định tại Điều 28 Thông tư này;

c) Tài liệu an toàn, hiệu quả quy định tại Điều 29 Thông tư này;

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giy đăng ký lưu hành thuc dược liệu:

a) c tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư này;

b) Các tài liệu liên quan theo quy định tại Mục D Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này đối với các trường hợp thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính tại thời điểm gia hạn giấy đăng ký lưu hành (không bao gồm thay đổi mẫu nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc).

Trường hợp cơ sở đăng ký đã nộp thay đổi về hồ sơ hành chính trước thời điểm nộp hồ sơ gia hạn nhưng chưa được phê duyệt thì không phải nộp lại phần hồ sơ này trong hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

3. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc dược liệu, bao gồm:

a) Tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư này;

b) Tài liệu tương ứng với các nội dung thay đổi lớn, thay đổi nhỏ quy định tại Mục D Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 4. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC

Điều 31. Tài liệu chất lượng trong hồ sơ đề nghị cấp, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc

1. Đối với nguyên liệu dược chất: Thực hiện theo hồ sơ ACTD phần dược chất. Trường hợp dược chất đăng ký chất lượng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, phải nộp kèm theo hồ sơ tổng thể dược chất (Drug Master File).

2. Đối với nguyên liệu ở dạng bán thành phẩm chứa dược chất: Thực hiện theo hồ sơ ACTD như đăng ký thuốc thành phẩm, trong đó phần hồ sơ về thành phẩm được thay bằng hồ sơ bán thành phẩm đăng ký; các công thức cho một đơn vị liều, đơn vị đóng gói nhỏ nhất thay bằng công thức lô sản xuất.

3. Đối với nguyên liệu bán thành phẩm dược liệu, tá dược, vỏ nang:

a) Công thức bào chế đối với bán thành phẩm dược liệu, tá dược ở dạng trộn sẵn, vỏ nang: thành phần, khối lượng, thể tích, tiêu chuẩn chất lượng của từng thành phần trong công thức. Trường hợp sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật phải cung cấp thông tin về các chất ngẫu nhiên (các số liệu an toàn vi rút);

b) Quy trình sản xuất

- Sơ đồ quy trình sản xuất: thể hiện đầy đủ các giai đoạn trong quá trình sản xuất bao gồm đường đi của nguyên liệu và phù hợp với mô tả quy trình sản xuất;

- Mô tả quy trình sản xuất: mô tả đy đủ, chi tiết các bước thực hiện trong từng giai đoạn ca quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ các thông số kỹ thuật của từng giai đoạn;

- Danh mục trang thiết bị: tên thiết bị, thông số, mục đích sử dụng;

- Kiểm soát trong quá trình sản xuất: Mô tả đầy đủ, chi tiết các chỉ tiêu kiểm tra, kiểm soát đối với mỗi giai đoạn gồm tên chỉ tiêu, tiêu chuẩn chấp nhận, phương pháp kiểm soát, tần suất kiểm soát, số lượng mẫu lấy để kiểm soát.

c) Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm

- Đối với bán thành phm dược liệu áp dụng tương tự quy định về tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm đối với dược liệu không phải dạng bán thành phẩm dược liệu quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT;

- Đối với tá dược, vỏ nang: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT.

d) Phiếu kiểm nghiệm;

đ) Tiêu chuẩn của bao bì đóng gói: Mô tả đầy đủ, chi tiết chất liệu bao bì, chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm;

e) Báo cáo nghiên cứu độ ổn định, bao gồm đề cương nghiên cứu độ ổn định; số liệu nghiên cứu độ ổn định; kết quả và bàn luận.

Điều 32. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc, bao gồm:

a) Tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;

b) Tài liệu chất lượng quy định tại Điều 31 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc:

a) Các tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư này;

b) Các tài liệu liên quan theo quy định tại Mục B Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này đối với các trường hợp nguyên liệu làm thuốc có thay đổi về hồ sơ hành chính tại thời điểm gia hạn giấy đăng ký lưu hành (không bao gồm thay đi mẫu nhãn nguyên liệu làm thuốc).

Trường hợp cơ sở đăng ký đã nộp thay đổi về hồ sơ hành chính trước thời điểm nộp hồ sơ gia hạn nhưng chưa được phê duyệt thì không phải nộp lại phần hồ sơ này trong hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

3. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc, bao gồm:

a) Tài liệu hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư này;

b) Tài liệu tương ứng với các nội dung thay đổi lớn, thay đổi nhỏ theo quy định tại Phần B Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, THAY ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC; TRÌNH TỰ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ NHẬP KHẨU THUỐC CHƯA CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH

Điều 33. Các trường hợp được thực hiện theo quy trình thẩm định nhanh, thẩm định rút gọn

1. Các trường hợp được thực hiện theo quy trình thẩm định nhanh

Hồ sơ đăng ký thuc được thẩm định theo quy trình thẩm định nhanh khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, quốc phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;

c) Thuốc trong nước sản xuất trên những dây chuyền mới đạt tiêu chuẩn GMP hoặc trên dây chuyền nâng cấp đạt tiêu chuẩn GMP-EU, GMP-PIC/S và tương đương trong thời hạn không quá 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận GMP;

d) Vắc xin đã được WHO tiền đánh giá đạt yêu cầu, vắc xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia;

đ) Thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt chỉ có không quá 02 (hai) thuốc tương tự (cùng dược chất, cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng, nồng độ) có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm:

- Thuốc điều trị ung thư;

- Thuốc điều trị kháng vi rút thế hệ mới;

- Kháng sinh thế hệ mới;

- Thuốc dùng trong điều trị sốt xuất huyết, lao, sốt rét;

- Thuốc ức chế miễn dịch dùng trong ghép tạng.

e) Thuốc sản xuất trong nước, bao gồm:

- Thuốc được sản xuất gia công hoặc chuyn giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam đối với thuốc điều trị ung thư, vắc xin, sinh phẩm, thuốc điều trị kháng vi rút thế hệ mới, kháng sinh thế hệ mới, thuốc ức chế miễn dịch dùng trong ghép tạng;

- Thuốc dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu đạt yêu cầu, thuốc được sản xuất toàn bộ từ nguồn dược liệu trong nước đạt GACP;

- Thuốc mới sản xuất trong nước đã hoàn thành thực hiện thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam;

g) Thuốc mới (điều trị ung thư, kháng vi rút thế hệ mới, kháng sinh thế hệ mới), sinh phẩm tham chiếu;

h) Biệt dược gốc được sản xuất gia công hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam;

i) Thuốc thay đổi cơ sở sản xuất dẫn đến phải cấp giấy đăng ký lưu hành mới theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược.

2. Các trường hợp được thẩm định theo quy trình rút gọn

Hồ sơ đăng ký thuốc được thẩm định theo quy trình thẩm định rút gọn khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

a) Thuốc được sản xuất tại cơ sở được Cục Quản lý Dược định kỳ đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc;

b) Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;

c) Thuốc không phải dạng bào chế giải phóng biến đổi;

d) Thuốc không dùng trực tiếp trên mắt.

Điều 34. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Cục Quản lý Dược và các đơn vị do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định (sau đây gọi tắt là đơn vị thẩm định) tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thay đổi bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

2. Cục Quản lý Dược:

a) Cấp, gia hạn, phê duyệt thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu, thuốc có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng đối với từng trường hợp cụ thể hoặc chủ trương chung của Hội đồng áp dụng cho từng loại hình thay đổi, bổ sung, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo (Notification).

Điều 35. Quy định chung về trình tự cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Hồ sơ được nộp trực tuyến, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Quản lý Dược.

2. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược trả cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 9/TT ban hành kèm theo Thông tư này.

Cục Quản lý Dược tiếp nhận hồ sơ mà không bắt buộc phải nộp CPP đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 4 Điều 22 Thông tư này và tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Thông tư này tại thời điểm nộp hồ sơ.

3. Đối với hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành, việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 77 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

4. Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đi, bổ sung giy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành:

a) Cục Quản lý Dược chuyển hồ sơ cho các chuyên gia hoặc các đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ để tổ chức thẩm định trên cơ sở danh sách chuyên gia do Cục Quản lý Dược hoặc các đơn vị thẩm định thành lập, phê duyệt;

b) Trên cơ sở tng hp ý kiến thẩm định của các chuyên gia hoặc các đơn vị thẩm định và xem xét các thông tin liên quan, Cục Quản lý Dược chịu trách nhiệm đề xuất việc cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung hoặc chưa cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung hoặc không cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cấp, chưa cấp hoặc không cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành. Ý kiến đề xuất của Cục Quản lý Dược được thể hiện trên biên bản thẩm định;

c) Cục Quản lý Dược trình Hội đồng xem xét, tư vấn về các ý kiến đề xuất của Cục Quản lý Dược quy định tại điểm b khoản này đối với các trường hợp sau:

- Cấp, không cấp; gia hạn, không gia hạn; phê duyệt, không phê duyệt thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

- Công bố, không công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trừ trường hợp cơ sở đăng ký thuốc không phải nộp hồ sơ đề nghị phân loại biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu quy định Điều 9 Thông tư này;

- Cấp, không cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành;

- Các trường hợp khác do Cục Quản lý Dược đề xuất để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong phòng bệnh, chữa bệnh.

5. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở chỉ được phép sửa đổi, bổ sung không quá 03 lần. Nếu quá số lần sửa đổi, bổ sung nêu trên mà hồ sơ sửa đổi, bổ sung chưa đạt, Cục Quản lý Dược có công văn thông báo không đồng ý cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành, không đồng ý phê duyệt hồ sơ thay đổi, bổ sung. Hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Điều 36. Thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, trình tự thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành

1. Trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc (trừ trường hợp quy định tại Điều 39 Thông tư này), Cục Quản lý Dược cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc. Trường hợp không cấp hoặc chưa cp, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thời gian giải quyết các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành rà soát, phân loại và gửi hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, đề xuất ý kiến trên biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ được Cục Quản lý Dược đề xuất cấp, không cấp hoặc đề xuất cần xin ý kiến xem xét, tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược chuyển Văn phòng Hội đồng để tổ chức họp Hội đồng;

c) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và gửi biên bản họp Hội đồng về Cục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

2. Trong thời hạn 36 tháng đối với trường hợp có yêu cầu bổ sung tài liệu tiền lâm sàng và lâm sàng, tài liệu tương đương sinh học, tài liệu nghiên cứu độ ổn định hoặc trong thời hạn 12 tháng đối với các trường hợp bổ sung tài liệu khác, kể từ ngày Cục Quản lý Dược có văn bản thông báo, cơ sở đăng ký phải nộp tài liệu bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn này, cơ sở đăng ký không nộp tài liệu bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Cơ sở đăng ký được phép thông báo cập nhật bằng văn bản về Cục Quản lý Dược về hồ sơ đăng ký đã nộp và đang trong thời gian thẩm định đối với các trường hợp cập nhật thông tin liên quan đến an toàn, hiệu quả của thuốc hoặc giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc so với hồ sơ đã nộp.

Thời gian kể từ khi có văn bản thông báo của Cục Quản lý Dược đến khi cơ sở đăng ký nộp tài liệu bổ sung không được tính vào thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Dược.

3. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ tài liệu bổ sung, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu hoặc có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định không đạt theo kết luận của Hội đồng hoặc có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt và nêu rõ lý do. Thời gian giải quyết các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành rà soát, phân loại và gửi hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, đề xuất ý kiến trên biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 01 tháng ktừ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ được Cục Quản lý Dược đề xuất cấp, không cấp hoặc đề xuất cần xin ý kiến xem xét, tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược chuyển Văn phòng Hội đồng để họp tổ chức Hội đồng;

c) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và gửi biên bản họp Hội đồng về Cục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

4. Trình tự thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành chuyển hồ sơ cho các chuyên gia thẩm đnh hoặc các đơn vị thẩm định.

Thời gian thẩm định là không quá 30 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu, hoặc không quá 60 ngày đối với đối với các hồ sơ yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu kể từ ngày Cục Quản lý Dược chuyển hồ sơ cho chuyên gia thẩm định hoặc đơn vị thẩm định;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định:

- Cục Quản lý Dược tổng hợp ý kiến thẩm định của các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định và xem xét các thông tin liên quan để đề xuất việc cấp, chưa cấp hoặc không cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.

- Đối với hồ sơ cần phải trình Hội đồng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 35 Thông tư này, Cục Quản lý Dược trình Hội đồng trong phiên họp gần nhất;

- Đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược cấp Giấy phép nhập khẩu đối với hồ sơ đạt yêu cầu; hoặc có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt hoặc không đạt yêu cầu và nêu rõ lý do;

d) Sau khi nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của cơ sở nhập khẩu, Cục Quản lý Dược thực hiện theo quy định tại điểm a, b và c khoản này.

Đối với hồ sơ Hội đồng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và không yêu cầu phải trình lại Hội đồng lần sau, Cục Quản lý Dược thông báo cho cơ sở sửa đổi, bổ sung; trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung thẩm định đạt yêu cầu, Cục Quản lý Dược thực hiện việc cấp phép mà không phải trình lại Hội đồng.

Điều 37. Thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược gia hạn giấy đăng ký lưu hành lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trường hợp không gia hạn hoặc chưa gia hạn, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thời gian các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành rà soát, phân loại và gửi hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, kết luận biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ được Cục Quản lý Dược đề xuất gia hạn, không gia hạn hoặc đề xuất cần xin ý kiến thẩm định, tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược chuyển Văn phòng Hội đồng để tổ chức họp Hội đồng;

c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và gửi biên bản họp Hội đồng về Cục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

2. Trong thời hạn 12 tháng đối với các trường hợp bổ sung tài liệu, kể từ ngày Cục Quản lý Dược có văn bản thông báo, cơ sở đăng ký phải nộp tài liệu bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn này, cơ sở đăng ký không nộp tài liệu bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Cơ sở đăng ký được phép thông báo cập nhật bằng văn bản về Cục Quản lý Dược về hồ sơ đã nộp và đang trong thời gian thẩm định đối với các trường hợp cập nhật thông tin liên quan đến an toàn, hiệu quả của thuốc hoặc giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc so với hồ sơ đã nộp.

Thời gian ktừ khi có văn bản thông báo của Cục Quản lý Dược đến khi cơ sở đăng ký nộp tài liệu bổ sung không được tính vào thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Dược.

3. Trong thời hạn 03 tháng ktừ ngày nhận đủ tài liệu bổ sung, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

Trình tự, thời gian xem xét tài liệu bổ sung được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 38. Thủ tục thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực

1. Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược phê duyệt nội dung thay đổi, bổ sung. Trường hợp không phê duyệt hoặc chưa phê duyệt, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thời gian các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành rà soát, phân loại và gửi hồ sơ cho các chuyên gia hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, chuyên gia và các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, kết luận biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt hoặc không đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ thẩm định đạt yêu cầu hoặc những trường hợp khác cần xin ý kiến thẩm định, tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược chuyển Văn phòng Hội đồng để tổ chức họp Hội đồng;

c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và có biên bản họp Hội đồng gửi Cục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu, thuốc có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học, phê duyệt nội dung thay đổi, bổ sung hoặc có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

2. Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với nội dung thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo (Notification):

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược thực hiện phân loại và công bnội dung thay đi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược. Trường hợp nội dung thay đổi, bổ sung không phù hợp với phân loại thay đổi nhỏ chỉ yêu cầu thông báo, Cục Quản lý Dược có văn bản thông báo.

Cơ sở được thực hiện và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với nội dung thay đi, bổ sung kể từ ngày tiếp nhận ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin thay đổi bổ sung chỉ yêu cầu thông báo, thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hậu mại.

3. Trong thời hạn 36 tháng đối với trường hợp có yêu cầu bổ sung tài liệu tiền lâm sàng và lâm sàng, tài liệu tương đương sinh học, tài liệu nghiên cứu độ ổn định hoặc trong thời hạn 12 tháng đối với các trường hợp bổ sung tài liệu khác, kể từ ngày Cục Quản lý Dược có văn bản thông báo, cơ sở đăng ký phải nộp tài liệu bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn này, cơ sở đăng ký không nộp tài liệu bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Cơ sở đăng ký được phép thông báo cập nhật bằng văn bản về Cục Quản lý Dược về hồ sơ đăng ký đã nộp và đang trong thời gian thẩm định đối với các trường hợp cập nhật thông tin liên quan đến an toàn, hiệu quả của thuốc hoặc giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc so với hồ sơ đã nộp.

Thời gian kể từ khi có văn bản thông báo của Cục Quản lý Dược đến khi cơ sở đăng ký nộp tài liệu bổ sung không được tính vào thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Dược.

4. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận đủ tài liệu bổ sung đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Quản lý Dược phê duyệt thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do. Thời gian các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành rà soát, phân loại và gửi hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, kết luận biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt hoặc không đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ thẩm định đạt yêu cầu hoặc những trường hợp khác cần xin ý kiến thẩm định, tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược chuyn Văn phòng Hội đồng để tổ chức họp Hội đồng;

c) Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và gửi biên bản họp Hội đồng vCục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu, thuốc có báo cáo nghiên cứu tương đương sinh học; phê duyệt nội dung thay đổi, bổ sung thuốc đối với hồ sơ đạt yêu cầu. Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

5. Thời hạn phải thực hiện đối với các nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc: không quá 12 tháng kể từ ngày Cục Quản lý Dược ký ban hành công văn phê duyệt đối với các trường hợp thay đổi, bổ sung.

6. Một số trường hợp thay đổi, bổ sung, cơ sở đăng ký thuốc, cơ sở sản xuất thuốc chịu trách nhiệm tự cập nhật trên nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc và không yêu cầu phải nộp hồ sơ hoặc thông báo cho Cục Quản lý Dược, bao gồm các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 01/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;

b) Thực hiện việc thay đổi, bổ sung nội dung nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc theo công văn của Cục Quản lý dược hướng dẫn chủ trương của Hội đồng;

c) Ngoài những trường hợp phải nộp lại mẫu nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc khi có thay đổi, bổ sung theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, các thay đổi khác liên quan đến các thông tin trên nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc, cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất phải tự cập nhật khi đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt đối với các thay đổi, bổ sung này.

d) Các nội dung khác:

- Thay đổi vị trí, thông tin cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;

- Sửa lỗi chính tả trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;

- Thay đổi bố cục trình bày các mục trong tờ hướng dẫn sử dụng nhưng không thay đổi nội dung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê theo đúng quy định đối với tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;

- Bổ sung thông tin về tiêu chuẩn chất lượng trên nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc theo hồ sơ đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt;

- Bỏ các thông tin không bắt buộc trên nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc.

Điều 39. Trình tự cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc thực hiện theo quy trình thẩm định nhanh, thẩm định rút gọn và cấp giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc

1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trường hợp không cấp hoặc chưa cập, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Thời gian giải quyết các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý Dược phân loại và gửi hồ sơ cho chuyên gia hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, chuyên gia và các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, kết luận biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ thẩm định đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu hoặc những trường hợp khác cần xin ý kiến thẩm định, tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược chuyển Văn phòng Hội đồng để họp tổ chức họp Hội đồng;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và gửi biên bản họp Hội đồng về Cục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

2. Trong thời hạn 36 tháng đối với trường hợp có yêu cầu bổ sung tài liệu tiền lâm sàng và lâm sàng, tài liệu tương đương sinh học, tài liệu nghiên cứu độ ổn định hoặc trong thời hạn 12 tháng đối với các trường hợp bổ sung tài liệu khác, kể từ ngày Cục Quản lý Dược có văn bản thông báo, cơ sở đăng ký phải nộp tài liệu bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn này, cơ sở đăng ký không nộp tài liệu bổ sung thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Cơ sở đăng ký được phép thông báo cập nhật bằng văn bản về Cục Quản lý Dược về hồ sơ đăng ký đã nộp và đang trong thời gian thẩm định đối với các trường hợp cập nhật thông tin liên quan đến an toàn, hiệu quả của thuốc hoặc giấy tờ pháp lý của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc so với hồ sơ đã nộp.

Thời gian kể từ khi có văn bản thông báo của Cục Quản lý Dược đến khi cơ sở đăng ký nộp tài liệu bổ sung không được tính vào thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Dược.

3. Trong thời hạn 03 tháng ktừ ngày nhận đủ tài liệu bổ sung, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do. Thời gian giải quyết các bước được quy định, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kê từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược tiến hành rà soát, phân loại và gửi hồ sơ cho các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định. Trong thời hạn 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Quản lý Dược, các chuyên gia thẩm định hoặc các đơn vị thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định và gửi Cục Quản lý Dược tổng hợp, đề xuất ý kiến trên biên bản thẩm định theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Thông tư này;

b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt và nêu rõ lý do. Đối với hồ sơ được Cục Quản lý Dược đề xuất cấp, không cấp hoặc đề xuất cần xin ý kiến xem xét, tư vấn của Hội đồng, Cục Quản lý Dược chuyển Văn phòng Hội đồng để họp tổ chức họp Hội đồng;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu từ Cục Quản lý Dược, Văn phòng Hội đồng tổ chức họp Hội đồng và gửi biên bản họp Hội đồng về Cục Quản lý Dược;

d) Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được biên bản họp Hội đồng, Cục Quản lý Dược ban hành quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành đối với hồ sơ đạt yêu cầu; Cục Quản lý Dược có văn bản trả lời theo kết luận của Hội đồng đối với hồ sơ thẩm định chưa đạt, không đạt và nêu rõ lý do.

Chương V

THU HỒI GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH, NGỪNG NHẬN HỒ SƠ CẤP, GIA HẠN GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH

Điều 40. Thẩm quyền, thủ tục thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Thẩm quyền thu hồi và trách nhiệm thông báo thu hồi giấy đăng ký lưu hành:

a) Cục Quản lý Dược thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Dược;

b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo quyết định của Cục Quản lý Dược về việc thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc địa bàn quản lý.

2. Thủ tục thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 58 Luật Dược:

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi thuốc của cơ quan quản lý có thẩm quyền, Cục Quản lý Dược ra quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

3. Thủ tục thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 58 Luật Dược

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có kết luận bằng văn bản của cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc hồ sơ của thuốc đã được cấp giy đăng ký lưu hành là hồ sơ giả mạo hoặc thuốc, nguyên liệu làm thuốc được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đăng ký, Cục Quản lý Dược ra quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

4. Thủ tục thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm c và e khoản 1 Điều 58 Luật Dược

Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc kể từ ngày nhận được thông báo của WHO hoặc của nước xuất xứ khuyến cáo thuốc không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm, Cục Quản lý Dược ra quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

5. Thủ tục thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm g khoản 1 Điều 58 Luật Dược:

a) Cơ sở nộp đơn đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu 1/TT ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thu hồi, Cục Quản lý Dược ra quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Điều 41. Quy định về việc ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

1. Việc ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 100 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

2. Cục Quản lý Dược thông báo việc ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Chương VI

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC, ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH, CHUYÊN GIA THẨM ĐỊNH

Điều 42. Tổ chức, hoạt động của Hội đồng

1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp bảo đảm khả năng thẩm định hồ sơ, phản biện ý kiến của chuyên gia thẩm định, ý kiến đề xuất của Cục Quản lý Dược và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế các vấn đề liên quan đến pháp chế dược, hồ sơ về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

2. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam trên cơ sở kết quả thẩm định của chuyên gia, ý kiến đề xuất của Cục Quản lý Dược và các vấn đề liên quan do Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu. Hội đồng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về các ý kiến tư vấn.

3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:

a) Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch. Ý kiến của Hội đồng phải bảo đảm cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ của các chuyên gia thẩm định, căn cứ thực tiễn lâm sàng, đề xuất của Cục Quản lý Dược;

b) Hội đồng họp khi có từ 2/3 thành viên Hội đồng đủ điều kiện (theo Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng do Bộ Y tế ban hành) tham dự, trường hợp thành viên Hội đồng không tham dự buổi họp nhưng có gửi ý kiến bằng văn bản thì được xem là tham dự họp;

Chủ tịch Hội đồng hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền chủ trì họp Hội đồng kết luận trên cơ sở có ít nhất 2/3 ý kiến của các thành viên tham dự hợp đồng thuận. Các ý kiến chưa đồng thuận với kết luận của Hội đồng được bảo lưu.

Ý kiến của các thành viên Hội đồng và kết luận của Hội đồng phải được thhiện trong biên bản họp Hội đồng, kể cả ý kiến chưa đồng thuận với kết luận của Hội đồng.

c) Trường hợp không tổ chức họp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng thực hiện việc lấy ý kiến bằng văn bản đến các thành viên Hội đồng;

Trường hợp đã quá thời hạn gửi xin ý kiến, Chủ tịch Hội đồng hoặc người được ủy quyền đưa ra kết luận của Hội đồng khi có ít nhất 2/3 số thành viên đã gửi ý kiến gửi về Thường trực Hội đồng để tổng hợp.

Ý kiến kết luận của Hội đồng dựa trên cơ sở ý kiến đồng thuận của ít nhất 2/3 thành viên đã có ý kiến gửi về Thường trực Hội đồng và trên cơ sở báo cáo tổng hợp và đề xuất của Cục Quản lý Dược;

Ý kiến kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng Phiếu trình ghi ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng hoặc của người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

d) Trong trường hợp cần thiết, thành viên hội đồng có quyền xem xét, thẩm đnh hồ sơ, Chủ tịch Hội đồng có quyền tham vấn thêm ý kiến từ các chuyên gia độc lập ngoài các thành viên trong Hội đồng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Các chuyên gia nàythể trực tiếp tham dự phiên họp Hội đồng hoặc cho ý kiến bằng văn bản, có trách nhiệm và quyền lợi như các thành viên chính thức của Hội đồng;

đ) Không vi phạm các nguyên tắc về xung đột lợi ích.

4. Cục Quản lý Dược tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế về tổ chức, hoạt động của Hội đồng, cơ chế phối hợp giữa Hội đồng và chuyên gia thẩm định trong quá trình cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng lưu hành tại Việt Nam.

5. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

6. Thường trực Hội đồng đặt tại Cục Quản lý Dược.

Điều 43. Tổ chức, hoạt động của đơn vị thẩm định, chuyên gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành

1. Cục Quản lý Dược, đơn vị thẩm định có trách nhiệm thành lập các tiểu ban chuyên gia thẩm định: pháp chế; tiêu chuẩn chất lượng; dược lý; lâm sàng; bào chế, độ ổn định; tương đương sinh học và danh sách chuyên gia trong các tiểu ban thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành. Cơ cấu các tiểu ban chuyên gia thẩm định phải phù hợp với phân loại sản phẩm đăng ký và hình thức đăng ký hoặc sản phẩm đề nghị cấp phép nhập khẩu và hình thức đề nghị cấp phép nhập khẩu.

2. Chuyên gia thẩm định hoạt động theo nguyên tắc: các ý kiến thẩm định phải bảo đảm căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học và phải được thể hiện trong biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành. Chuyên gia thẩm định chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Quản lý Dược và trước đơn vị thẩm định về các nội dung thẩm định, ý kiến đề xuất liên quan đến công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đi, bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.

3. Cục Quản lý Dược căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các nhóm chuyên gia thẩm định (bao gồm cả chuyên gia của đơn vị thẩm định) hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hồ sơ nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành; ký hợp đồng với chuyên gia thẩm định hoặc đơn vị thẩm định hồ sơ;

Cục Quản lý Dược, đơn vị thẩm định tổ chức các khoá tập hun, đào tạo cho chuyên gia thẩm định; tiến hành đánh giá năng lực chuyên môn của chuyên gia thẩm định do đơn vị thành lập và sự tuân thủ các quy định để có điều chỉnh, bổ sung chuyên gia thẩm định phù hợp.

4. Kinh phí tổ chức thẩm định hồ sơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ktừ ngày 20 tháng 10 năm 2022

2. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc;

b) Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 23/2021/TT-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;

d) Điểm h khoản 3 Điều 14 Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các hồ sơ đã nộp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp cơ sở đăng ký tự nguyện thực hiện theo quy định kể từ ngày ký ban hành Thông tư này.

2. Các hồ sơ đã nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng đang trong quá trình giải quyết được áp dụng theo quy định có liên quan tại Thông tư này hoặc các quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực theo hướng thuận tiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

3. Thuốc được nộp hồ sơ đăng ký theo các quy định trước ngày Thông tư số 32/2018/TT-BYT có hiệu lực và được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc gia hạn giấy đăng ký lưu hành, cơ sở chỉ được sản xuất thuốc thành phẩm từ nguyên liệu làm thuốc sản xuất bi các cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất với phạm vi phù hợp theo đúng quy định tại Điều 141 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP. Cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký phải lưu trữ tài liệu chứng minh theo quy định tại khoản 11 Điều 22 Thông tư này và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan khi có yêu cầu.

4. Việc đăng ký lưu hành vắc xin phòng Covid - 19 trong trường hợp cấp bách thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký lưu hành vắc xin phòng Covid - 19 trong trường hợp cấp bách.

5. Trường hợp WHO công bố mẫu CPP cập nhật, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày mẫu CPP cập nhật được công bố trên trang thông tin điện tử của WHO, cơ sở đăng ký phải nộp CPP có đủ nội dung theo mẫu CPP cập nhật trong hồ sơ đăng ký thuốc. Chấp nhận đối với CPP chưa cập nhật (mẫu cũ) nếu CPP còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuốc.

6. Nội dung liên quan đến cơ quan quản lý nước tham chiếu quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 32/2018/TT-BYT được dẫn chiếu tại văn bản quy phạm pháp luật khác được tiếp tục thực hiện đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

7. Trường hợp thuốc đã được Bộ Y tế công bố biệt dược gốc trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, giao Cục Quản lý Dược thực hiện điều chỉnh, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin đã công bố biệt dược gốc theo đề nghị của cơ sở đăng ký thuốc.

8. Trường hợp Phụ lục I, III, IV ban hành kèm theo Thông tư này cập nhật theo những yêu cầu kỹ thuật chung Asean, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày các tài liệu cập nhật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Asean (https://asean.org/our-communities/economic-community/standard-and-comformance/key-documents-publications/), Cục Quản lý Dược tổ chức dịch và công bố nội dung cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.

Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Cục Quản lý Dược công bố nội dung cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất phải cập nhật trong hồ sơ đăng ký thuốc.

9. Thuốc đăng ký sản xuất tại Việt Nam theo hình thức chuyển giao công nghệ, thuốc thực hiện đóng gói thứ cấp tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BYT đến khi Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành đối với thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam của Bộ Y tế được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Điều 46. Lộ trình thực hiện

1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở sản xuất có nhiều hơn 02 thuốc có cùng dược chất hoặc thành phần dược liệu, dạng bào chế, đường dùng, hàm lượng hoặc nồng độ trong một đơn vị phân liều đã được cấp giấy đăng ký lưu hành, khi nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành, cơ sở sản xuất phối hợp với cơ sở đăng ký thuốc lựa chọn và đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 2 thuốc theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư này, các thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành còn lại sẽ được gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12/2025.

2. Đối với thuc, nguyên liệu làm thuc sản xuất trong nước đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và cơ sở có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang về Việt Nam: Trước khi nhập khẩu lần đầu về Việt Nam, cơ sở đăng ký cập nhật toàn bộ thông tin về nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang trong hồ sơ đã được phê duyệt lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Cục Quản lý Dược. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở cập nhật thông tin lên hệ thống, Cục Quản lý Dược phải hoàn thành việc công bố. Cơ sở đăng ký chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cập nhật so với thông tin trong hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt và không bắt buộc phải cập nhật lại thông tin ở lần nhập khẩu tiếp theo.

3. Việc áp dụng số đăng ký theo cấu trúc quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này khi cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023. Đối với thuốc đã được cấp số đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được gia hạn giấy đăng ký lưu hành thì được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký theo cấu trúc quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 47. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 48. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Quản lý Dược căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và lộ trình hòa hp ASEAN trong đăng ký thuốc, có trách nhiệm:

a) Tổ chức hướng dẫn và thực hiện các quy định của Thông tư này;

b) Cập nhật danh mục các thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành và các thông tin đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược;

c) Công bố, cập nhật danh mục các thuốc có chứng minh tương đương sinh học, thuốc được công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký lưu hành và các thông tin thay đổi, bổ sung của thuốc có chứng minh tương đương sinh học, thuốc được công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày phê duyệt thay đổi, bổ sung giấy đăng, ký lưu hành thuốc trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược;

d) Xem xét, rà soát thuốc có chứng minh tương đương sinh học, thuốc đã được công bố biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu không còn đáp ứng các tiêu chí theo quy định;

đ) Xây dựng, ban hành tổ chức triển khai thực hiện các quy trình chuẩn (SOPs) trong đăng ký thuốc và sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc (QM);

e) Phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược ctruyền trong việc gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu đã được cấp giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc;

g) Trường hợp cơ sở đăng ký thuốc có hành vi giả mạo hoặc tự ý sửa chữa hồ sơ, tài liệu, giấy tờ pháp lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam hoặc của nước ngoài; sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký hoặc dấu của cơ sở đăng , cơ sở sản xuất và các cơ sở liên quan trong hồ sơ đăng ký thuốc thì Cục Quản lý Dược sẽ có công văn cảnh báo cơ sở và ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 100 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

Ngoài các hình thức trên, Cục Quản lý Dược công khai nội dung vi phạm của cơ sở trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, đồng thời thông báo tới cơ quan Thanh tra và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;

h) Trường hợp cơ sở sản xuất thuốc có hành vi giả mạo hoặc tự ý sửa chữa hồ sơ, tài liệu, giấy tờ pháp lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam hoặc của nước ngoài; cung cấp hồ sơ cho cơ sở đăng ký thuốc để đăng ký lưu hành tại Việt Nam không dựa trên nghiên cứu, sản xuất thực tế thì Cục Quản lý Dược sẽ có công văn cảnh báo cơ sở và ngừng nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 100 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

Ngoài các hình thức trên, Cục Quản lý Dược công khai nội dung vi phạm của cơ sở trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, đồng thời thông báo tới cơ quan Thanh tra và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;

i) Trong trường hợp cần thiết, Cục Quản lý Dược tổ chức cuộc họp với cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, chuyên gia thẩm định nhằm làm rõ các vướng mắc liên quan đến việc thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuc;

k) Công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược danh mục các cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại khoản 10, 14 Điều 22 Thông tư này;

l) Xây dựng quy định việc áp dụng mã vạch (Bar code), mã QR, mã DataMatrix Code (DMC) trên bao bì ngoài của thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở sản xuất nhằm quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành trên thị trường và lộ trình thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

m) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược trả nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cơ sđăng ký;

n) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, 07 ngày kể từ ngày phê duyệt thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược công bố nguồn nguyên liệu làm thuốc đối với các thuốc sản xuất tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược.

2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong phạm vi quản lý.

3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP, các cơ sở kinh doanh thuốc có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để xem xét giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ủy ban xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo, Cổng thông tin điện Chính phủ; Vụ KGVX);
- Q. Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Công Th
ương;
- Bộ Quốc phòng (Cục Quân Y);
- Bộ Công an (Cục Y tế);
- Bộ Giao thông vận tải (Cục Y tế GTVT);
- Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan);
- Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Hội đồng tư vấn cấp GĐKLH thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP;
- Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam;
- Hội Dược học Việt Nam;
- Tổng cục Hải quan;
- Cổng thông tin điện tử BYT, Website Cục QLD;
- Các DN SX, KD thuốc trong nước và nước ngoài;
- Viện kiểm nghiệm thuốc TW; Viện kiểm nghiệm thuốc TP. HCM; Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế;
- Lưu: VT, PC, QLD (5)
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No.: 08/2022/TT-BYT

Hanoi, September 05, 2022

 

CIRCULAR

MARKETING AUTHORIZATION OF DRUGS AND MEDICINAL MATERIALS

Pursuant to the Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13 dated April 06, 2016;

Pursuant to the Government's Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on elaboration of the Law on Pharmacy;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Government's Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 amending some regulations on conditions for doing business under management of the Ministry of Health;

At the request of the Director of the Drug Administration of Vietnam. 

The Minister of Health of Vietnam promulgates a Circular prescribing the marketing authorization of drugs and medicinal materials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular provides for:

a) Documentation requirements, procedures for issuance, renewal, revision and revocation of the marketing authorization of modern medicines, vaccines, biologicals, herbal drugs and medicinal materials (including active ingredients, semi-finished herbal ingredients, excipients, and capsule shells) for human use in Vietnam;

b) Required clinical data for assurance of safety and efficacy in the application;

c) Requirements for exemption from clinical trial or certain stages thereof in Vietnam; drugs that have to undergo Stage 4 clinical trial;

d) Rules for validation of marketing authorization applications (hereinafter referred to as “marketing application”) for drugs/medicinal materials, renewal and revision thereof;

dd) Rules for validation of applications for license to import drugs that are yet to be approved for marketing authorization (hereinafter referred to as “unapproved drugs”) in the cases specified in Point a Clause 43 Article 5 of Decree No. 155/2018/ND-CP dated November 12, 2018 providing amendments to regulations on business conditions under state management of the Ministry of Health of Vietnam (hereinafter referred to as “Decree No. 155/2018/ND-CP”);

e) Rules for organization and operation of Marketing Authorization Advisory Board (hereinafter referred to as “the Advisory Board”);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Circular does not apply to the cases mentioned in Clause 2 Article 54 of the Law on Pharmacy and semi-finished herbal ingredients produced by the same manufactuers of the drug products as prescribed in Point e Clause 1 Article 93 of the Government’s Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017 on elaboration of the Law on Pharmacy (hereinafter referred to as “Decree No. 54/2017/ND-CP”), unless relevant organizations voluntarily apply the provisions of this Circular.

Article 2. Definitions

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. ASEAN common technical dossier (ACTD) means a document providing guidance on the format of a registration application for drug products regarding ASEAN Common Technical Requirements (ACTR) which are specified in Appendix I hereof.

2. ICH-CTD means the common technical document provided by the International Conference on Harmonization of Technical Requirements for Registration of Pharmaceuticals for Human Use.

3. “major variations” are variations that may affect significantly and/or directly the aspects of quality, safety and efficacy of the drug, specified in Appendix II hereof.

4.”minor variations” are variations with minimal/no significant impact on the aspects of quality, safety and efficacy of the drug, specified in Appendix II hereof.

5. “applicant” means the establishment whose name is specified in the marketing application, or application for renewal or revision of marketing authorization.

6. “drug manufacturer” means the establishment that carries out one or some or all of the manufacturing processes or release of the batch of drug.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. “Certificate of pharmaceutical product (CPP)” means a certificate issued in the format recommended by WHO according to WHO’s Certification Scheme on the Quality of Pharmaceutical Products Moving in International Commerce.

9. European Medicines Agency (EMA) and Stringent Regulatory Authorities (SRA) are the following agencies:

a) European Medicines Agency (EMA);

b) Stringent Regulatory Authorities (SRA): drug regulatory authorities that are considered as SRAs by WHO. SRAs include:

- Members of ICH established before October 23, 2015, including: US-FDA, drug regulatory authorities of European Union, the UK’s Medicines and Healthcare products Regulatory Agency (MHRA), and Japan’s Pharmaceuticals Medical Devices Agency (PMDA);

- ICH observers established before October 23, 2015, including: European Free Trade Association (EFTA), Swissmedic and Health Canada;

- Regulatory authorities associated with ICH members through legally-binding, mutual recognition agreements made before October 23, 2015, including: Australia, Iceland, Liechtenstein and Norway.

10. “product license holder” or “marketing authorization holder” means the establishment that holds the marketing authorization of the drug written on the Certificate of pharmaceutical product (CPP) issued using WHO's format.

Article 3. Responsibilities of applicants

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. apply for revision according to Clause 4 Article 27, Clause 3 Article 30, Clause 3 Article 32 and Article 38 of this Circular during the validity period of the marketing authorization.

3. take responsibility for any revision to the label or package insert which is made according to the update request of the Drug Administration of Vietnam during the validity period of the marketing authorization without having to submit an application for revision.

4. ensure quality, safety and efficacy of the drugs/medicinal materials as declared in the marketing application.

5. send a written notice to the Drug Administration of Vietnam within 30 days from the day on which the marketing authorization is revoked in any country on the world if the drugs/medicinal materials have been granted the marketing authorization in Vietnam which has not yet been expired. The reasons for such revocation must be also specified in the notice.

6. at the request of a competent authority, cooperate with the drug manufacturer in doing studies or providing additional information about the to-be-marketed drug when there is information or evidence about the safety and efficacy of the drug during the validity period of its marketing authorization.

7. cooperate with the drug manufacturer, importer and distributor in monitoring, collecting, consolidating and analyzing information, and sending a report to the National Centre of Drug Information and Adverse Reactions Monitoring (National DI & ADR Centre) on post-vaccination reactions and adverse reactions of the drug in accordance with Clause 5 Article 77 of the Law on Pharmacy, national pharmacovigilance guidelines issued by the Ministry of Health of Vietnam and relevant regulations. 

8. maintain its satisfaction of eligibility requirements for pharmacy business during the validity period of the marketing authorization. In cases it no longer satisfies eligibility requirements for pharmacy business, the applicant shall follow procedures for changing the applicant in accordance with Clause 4 Article 27, Clause 3 Article 30, Clause 3 Article 32 and Article 38 of this Circular within 30 days from its failure to satisfy eligibility requirements for pharmacy business.

10. cooperate with the manufacturer in updating specifications of drugs/medicinal materials in accordance with the Circular No. 11/2018/TT-BYT dated May 04, 2018 of the Minister of Health of Vietnam stipulating quality of drugs and medicinal materials (hereinafter referred to as “Circular No. 11/2018/TT-BYT”) and the Circular No. 38/2021/TT-BYT dated December 31, 2021 of stipulating quality of herbal ingredients, traditional ingredients and traditional drugs (hereinafter referred to as “Circular No. 38/2021/TT-BYT”).

11. implement the approved risk management plan included in the application for issuance or renewal of the marketing authorization of vaccines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. cooperate with the manufacturer in provide one of the documents specified in Clause 11 Article 22 of this Circular to competent authorities as requested.

14. assume other responsibility as prescribed in this Circular and relevant regulations of law.

Article 4. Responsibilities of drug/medicinal material manufacturers

1. Manufacture the drugs/medicinal materials at the facility granted the manufacture license/certificate of eligibility for pharmacy business that allows manufacture of the drugs/medicinal materials by a competent authority.

2. Assume total legal responsibility for the accuracy, legitimacy and truthfulness of all documents about the drugs/medicinal materials provided for the applicant for the marketing authorization in Vietnam.

3. Cooperate with the applicant in:

a) implementation of the provisions of Clauses 2, 3 and 4 Article 3 of this Circular;

b) fulfillment of competent authorities’ request for inspection or evaluation of the manufacturing facility.

4. Submit a request for revocation of the marketing authorization in case the drug/medicinal material may affect users’ health in terms of their quality, safety or efficacy (using Form No. 1/TT enclosed herewith).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. If the applicant fails to satisfy eligibility requirements for operation according to the notification given by a competent authority, the manufacturer shall be allowed to follow procedures for changing the applicant within 30 days from the date of the notification.

8. Take responsibility for evaluation and assurance that the medicinal material manufacturing facility complies with good manufacturing practices for medicinal materials, retention and provision of one of the documents specified in Clause 11 Article 22 of this Article to competent authorities at their request.

Article 5. Reporting on monitoring and evaluation of safety and efficacy

1. Pharmacy business establishments and health facilities shall monitor, collect, consolidate and analyze information, and submit reports to competent authorities on post-vaccination reactions and adverse reactions of the drugs in accordance with Article 77 and Article 78 of the Law on Pharmacy, the national pharmacovigilance guidelines issued by the Ministry of Health of Vietnam and relevant regulations.

2. The applicants shall submit reports on safety and efficacy of the drugs specified in Clause 2 Article 8 of this Circular (using Form No. 2A/TT for drugs or Form No. 2B/TT for vaccines):

a) to the National DI & ADR Center on a periodical basis of every 06 months during the validity period of the marketing authorization; and

b) when applying for renewal of the marketing authorization with the Drug Administration of Vietnam.

3. Health facilities that use the drugs specified in Clause 2 Article 8 of this Circular shall submit reports on the use of drugs (using Form No. 2C/TT) to the National DI & ADR Center on a periodical basis of every 06 months during the validity period of the marketing authorization.

4. The National DI & ADR Center shall prepare and submit consolidated reports on a periodical basis of every 06 months to the Drug Administration of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Language of documents included in the marketing application

All documents included in the marketing application shall be written in either Vietnamese or English language. The package insert and summary of product characteristics shall be written in Vietnamese language.

2. Documents included in the marketing application shall be A4-size papers and firmly bound. The application shall have covers (Form No. 3/TT) arranged in the order specified in the Table of Contents (Form No. 4/TT). Different sections are separated from each other. The sections shall be numbered and bear the applicant’s or drug/medicinal material manufacturer’s seal on the first page (for foreign drug, the seal of the representative office shall be acceptable). These provisions shall not apply to online applications.

The following documents shall be bound separately and enclosed with 01 application form:

a) Bioequivalence study documents;

b) Pre-clinical and clinical study documents;

3. Different drugs may be included in the same marketing application if they have the same following elements, including: drug name, dosage form, route of administration, specifications; manufacturer’s name and address, formula, content active ingredient per unit dose (for metered-dose solid drugs), content or concentration of active ingredient (for non-metered solid drugs, liquid drugs or semi-solid drugs); concentration or content of active ingredient and material of the primary package (for parenteral drugs).

4. Quantity of required documents included in the application for issuance or renewal of the marketing authorization:

a) For modern drugs, vaccines, biologicals: 01 set of adequate documents specified in Clauses 1, 2, 3, 5 Article 27 of this Circular; For herbal drugs and medicinal materials: the documents specified in Clauses 1, 2 Article 30, Clauses 1, 2 Article 32 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) 02 sets of samples of the label of the drug/medicinal material and the package insert bearing the seal of the applicant (or seal of the representative office for foreign drugs) or of the manufacturer. The labels shall be attached or presented on papers of appropriate size which shall not be smaller than A4 size. In case of online application, only 01 set of samples of the label and the package insert is required.

5. Quantity of required documents included in the application for revision of the marketing authorization:

a) For modern drugs, vaccines and biologicals: 01 set of adequate documents specified in Clause 4 Article 27 of this Circular; For herbal drugs and medicinal materials: the documents specified in Clause 3 Article 30 and Clause 3 Article 32 of this Circular. 

b) For revision to the label or package insert: 02 sets of samples of the label and the package insert bearing the seal of the applicant (or seal of the representative office for foreign drugs) or of the manufacturer. The labels shall be attached or presented on papers of appropriate size which shall not be smaller than A4 size. In case of online application, only 01 set of samples of the label and the package insert is required.

6. Provisions on online application:

b) The online application roadmap shall be announced by the Ministry of Health of Vietnam. Since all documents must be submitted online as prescribed, online applications shall be submitted according to Point a of this Clause. If physical documents are required for verification purpose, the Drug Administration of Vietnam shall give written notification thereof.

Article 7. Marketing authorization application fees

Applicants shall pay the fees for issuance of the marketing authorization of drugs/medicinal materials in accordance with applicable regulations of law on fees and charges.

Article 8. Validity periods, symbols of marketing authorization and deadline for renewal; quantity of marketing authorization of drugs having same active ingredients or herbal ingredients, dosage form, route of administration, content or concentration in a dosage unit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The validity period of the marketing authorization of the following drugs is 03 years:

a) New drugs and vaccines that apply for the marketing authorization of the first time, reference biologicals and similar biologicals that apply for the marketing authorization in Vietnam for the first time;

b) Drugs having the same active ingredient(s), concentration, content or dosage form as those of a new drug which has not been granted a 05-year marketing authorization;

c) Cases in which extension of monitoring of safety and efficacy advised by the Advisory Board;

d) Any of the drugs mentioned in Points a, b, and c of this Clause if a report on their safety and efficacy is not submitted when applying for renewal of the marketing authorization because the drug has not been marketed in reality, or a report on their safety and efficacy has been submitted but the quantity of drug used, quantity of patients or use duration is insufficient according to the Advisory Board, or the health facility recommends extension of monitoring of the safety and efficacy of the drug;

3. Each drug and medicinal material that has been granted the marketing authorization in Vietnam will have a separate registration number with the format specified in Appendix VI hereof.

4. Renewal deadline: Within 12 months before the expiration date of the marketing authorization, an application for renewal must be submitted.

5. In case of changes to the documents in the application for renewal, after 12 months from the issuance date of the decision on renewal of the marketing authorization, its holder shall implement the changes that have been approved in the renewal application.

Article 9. Criteria for classification and cases in which proprietary drugs and reference biologicals are declared

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A drug which has been granted marketing authorization in Vietnam shall be classified as proprietary drug or reference biological when it meets all of the following criteria:

- The safety and efficacy data is sufficient as prescribed in Article 13 of this Circular;

With regard to a reference biological, quality, preclinical and clinical documents and data must be sufficient to prove that it is developed as a biological product other than a biosimilar product from the first stage;

- The drug has been granted the marketing authorization by one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular, except for new drugs that are manufactured in Vietnam.

b) In case a drug has been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam, and the drug processing is conducted in Vietnam or one, some or all of its manufacturing processes are transferred to a manufacturer in Vietnam, the proprietary drug or reference biological and the drug products processed or manufactured in Vietnam must satisfy all of the following criteria:

- They have the same formula;

- The manufacturing processes are the same;

- The material quality specifications are the same;

- The drug product specifications are the same;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) In case of change of the manufacturer of a drug declared as a proprietary drug or reference biological, the drug granted the new marketing authorization of the new manufacturer will also be classified as a proprietary drug or reference biological if the applicant makes a written request and all of the following criteria are satisfied:

- The drug has been granted the marketing authorization by one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular;

- The drug satisfies all of the criteria specified in Point b Clause 1 of this Article.

2. Cases in which drugs are classified as proprietary drugs or reference biologicals:

a) The drug which has been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam and has been wholly manufactured in the country of one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular shall continue to be classified as proprietary drug or reference biological in one of the following cases:

- The marketing authorization of the drug has not yet expired or has been renewed or revised in cases other than the one specified in Point b Clause 2 Article 55 of the Law on Pharmacy. The applicant shall not be required to submit an application for classification of proprietary drug or reference biological;

- The drug is granted a new marketing authorization in the form of re-registration as prescribed in the Circular No. 44/2014/TT-BYT dated November 25, 2014 of the Minister of Health of Vietnam prescribing registration of drugs (hereinafter referred to  as “Circular No. 44/2014/TT-BYT”) and has the same formula, manufacturing processes, quality specifications of materials and finished drug products with the declared proprietary drug or reference biological or has any changes in the said contents approved by the Drug Administration of Vietnam or its home country. The applicant shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith;

- The drug manufacturer is changed and the drug has been granted a new marketing authorization according to Point c Clause 1 of this Article. The applicant shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith.

b) The drug which has been manufactured in a foreign country and declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam, and has not been wholly manufactured in the country of one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular but has been granted the marketing authorization in the country of one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular shall continue to be classified as proprietary drug or reference biological in one of the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The drug is granted a new marketing authorization in the form of re-registration as prescribed in the Circular No. 44/2014/TT-BYT and has the same formula, manufacturing processes, quality specifications of materials and finished drug products with the declared proprietary drug or reference biological, or has any changes in the said contents approved by Vietnam’s regulatory authority or its home country;

- The drug manufacturer is changed and the drug has been granted a new marketing authorization according to Point c Clause 1 of this Article;

c) The drug which has been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam and of which all manufacturing processes are carried out in Vietnam or one or some manufacturing processes are carried out in Vietnam and others are carried wholly in the country of one of regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular shall continue to be classified as proprietary drug or reference biological in one of the following cases:

- The marketing authorization of the drug has not yet expired or has been renewed or revised in cases other than the one specified in Point b Clause 2 Article 55 of the Law on Pharmacy. The applicant shall not be required to submit an application for classification of proprietary drug or reference biological;

- The drug is granted a new marketing authorization in the form of re-registration as prescribed in the Circular No. 44/2014/TT-BYT and has the same formula, manufacturing processes, quality specifications of materials and finished drug products with the declared proprietary drug or reference biological, or has any changes in the said contents approved by Vietnam’s regulatory authority or its home country. The applicant shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith;

- The drug manufacturer is changed and the drug has been granted a new marketing authorization according to Point c Clause 1 of this Article. The applicant shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith.

d) The drug which has been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam, has one or some manufacturing processes carried out in Vietnam and others not carried wholly in the country of one of regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular but has been granted the marketing authorization in the country of one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular shall continue to be classified as proprietary drug or reference biological in one of the following cases:

- The marketing authorization of the drug has not yet expired or has been renewed or revised in cases other than the one specified in Point b Clause 2 Article 55 of the Law on Pharmacy;

- The drug manufacturer is changed and the drug has been granted a new marketing authorization according to Point c Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) If the drug has been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam, and wholly manufactured in the country of one of regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular, and the drug processing is conducted in Vietnam or one, some or all of its manufacturing processes are transferred to a manufacturer in Vietnam, the drug which is processed or manufactured in Vietnam and granted a new marketing authorization shall continue to be classified as a proprietary drug or reference biological provided that it satisfies the criteria in Point b Clause 1 of this Article. The applicant that places processing order or transfers manufacturing processes to a manufacturer in Vietnam shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith;

e) If the drug has been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam, has not been wholly manufactured in the country of one of regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular but has been granted the marketing authorization in the country of one of the regulatory authorities mentioned in Clause 9 Article 2 of this Circular, and the drug processing is conducted in Vietnam or one, some or all of its manufacturing processes are transferred to a manufacturer in Vietnam, the drug which is processed or manufactured in Vietnam and granted a new marketing authorization shall continue to be classified as a proprietary drug or reference biological provided that it satisfies the criteria in Point b Clause 1 of this Article. The applicant that places processing order or transfers manufacturing processes to a manufacturer in Vietnam shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith;

g) The drug which has not yet been declared as a proprietary drug or reference biological by the Ministry of Health of Vietnam shall be classified as a proprietary drug or reference biological if it satisfies the criteria in Point b Clause 1 of this Article. The applicant shall submit an application for update of classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Appendix II enclosed herewith.

Article 10. Criteria for classification of drugs having demonstrated bioequivalence

Drugs granted the marketing authorization in Vietnam shall be classified as drugs having demonstrated bioequivalence when their reports on bioequivalence studies meet the Ministry of Health of Vietnam’s regulations on drugs requiring bioequivalence testing and requirements for reports on bioequivalence studies included in application for marketing authorization in Vietnam.

Article 11. Confidentiality of information in marketing application

Article 12. Verification of legal documents

1. Before granting the marketing authorization, the Drug Administration of Vietnam shall verify the authenticity of legal documents included in the marketing application in the following cases:

a) Regarding CPP:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The CPP is included in the marketing application of a manufacturer or applicant that has incurred administrative penalties imposed by Vietnam’s competent authorities for provision of information on technical documents which are not based on research findings or the manufacturer’s actual production as published on the website of the Drug Administration of Vietnam. Verification of CPP shall be applied for 02 years after the suspension of applications for issuance or renewal of marketing authorization has expired;

- The drug covered by the CPP is the drug applying for marketing authorization of the first time in Vietnam of a manufacturer, unless the drug is manufactured by different manufacturers of which at least a manufacturer has drugs granted marketing authorization in Vietnam;

- The CPP is an electronic copy which is obtained from the English database or website of the issuing authority or a foreign competent authority but cannot be verified by accessing the website path specified in the application;

- The CPP does not bear the seal of the issuing authority; 

- The verification is request by the Advisory Board.

b) Regarding legal documents about the applicant/manufacturer: Legal documents of an applicant or manufacturer that applies for marketing authorization in Vietnam for the first time.

2. Regarding drugs granted the marketing authorization, the Drug Administration of Vietnam shall verify legal documents when it receives information, in the form of a written document or public affairs email or through the mass media, about the the licensing and marketing of drugs in the drug’s home country which needs to be verified or clarified, or information about the foreign applicant or manufacturer’s failure to satisfy operating conditions.

3. Verification of the authenticity of the CPP and legal documents included in the marketing application shall be carried out in the form of written document or public affairs email as follows:

b) Verification of authenticity of legal documents: The Drug Administration of Vietnam shall cooperate with issuing authorities to verify the information on such legal documents in the cases specified in Paragraphs 1, 4, 5, 6 Point a Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The request for verification of legal documents shall be also sent to the applicant. Within 06 months from the verification procedures initiated by the Drug Administration of Vietnam, if no verification results are provided by competent authorities, the Drug Administration of Vietnam shall submit a report to the Advisory Board on verification of legal documents and request it to suspend the issuance of marketing authorization.

Chapter II

MANDATORY CLINICAL DATA FOR ASSURANCE OF SAFETY AND EFFICACY; CRITERIA FOR EXEMPTION FROM CLINICAL TRIAL OR CERTAIN STAGES THEREOF IN VIETNAM; DRUGS THAT HAVE TO UNDERGO STAGE 4 CLINICAL TRIAL IN VIETNAM

Article 13. Clinical data in an application for marketing authorization of a modern drug, vaccine or biological

1. Mandatory clinical data for safety and efficacy in an application for marketing authorization of a new modern drug, vaccine or biological.

a) Clinical studies of the drug and data in clinical documents shall be conformable with guidelines given by ICH, the Ministry of Health of Vietnam or other organizations recognized by Vietnam (international organizations to which Vietnam is a member, regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular), except for the case specified in Clause 3 of this Article;

b) Clinical data (except similar biologicals of reference biologicals granted marketing authorization in Vietnam) shall be sufficient for analysis and justification of the safety and efficacy of the drug in Asian populations for extrapolating clinical data from Asian populations according to instructions in Point a of this Clause, or bridging study data according to ICH-E5 guideline for extrapolating clinical data from Asian populations;

d) If the vaccine has sufficient clinical data for its safety and efficacy as prescribed in Point a and Point b of this Clause but the requirement specified in Point d Clause 4 Article 22 of this Circular is not satisfied, it is required to have clinical data pertinent to safety and immunogenicity in the intended population in Vietnam before granting marketing authorization.

2. If the content or concentration, route of administration, dose, indications, or intended users of a modern drug or dosage form which might affect its biopharmaceutics is different from those of the proprietary drug granted the marketing authorization in Vietnam or those of a drug which has been granted the marketing authorization by one of the regulatory authorities in Clause 9 Article 2 of this Circular but of which the proprietary drug has not yet been granted the marketing authorization in Vietnam, it is required to have clinical data as prescribed in Points a, b Clause 1 and Clause 3 of this Article before granting marketing authorization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Mandatory clinical data for safety and efficacy in application for marketing authorization of a drug with new combination of similar biologicals or active ingredients 

1. A drug with new combination of active ingredients shall have sufficient clinical data according to guidelines of US FDA, EMA or WHO for clinical development of fixed-dose combination drugs according to Appendix IV enclosed herewith.

2. Similar biologicals shall have sufficient clinical data according to the guidelines of the Ministry of Health of Vietnam or WHO for development of similar biologicals. Guidelines of US FDA or EMA and other guidelines which are developed based on the aforementioned guidelines are acceptable. Guidelines of WHO, US FDA, EMA are provided in Appendix IV enclosed herewith.

Article 15. Mandatory clinical data for safety and efficacy in application for marketing authorization of a new modern drug which is not a proprietary drug

1. If a drug that has been granted the marketing authorization in its home country is a prescription drug (except drugs manufactured in Vietnam) and at least a similar drug (with the same active ingredient, content, concentration thereof, dosage form and route of administration) has been granted the marketing authorization by one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular, the clinical data shall satisfy one of the following requirements:

a) The use of clinical data of the similar drug is permitted by its owner. The clinical data shall satisfy the requirements in Article 13 of this Circular;

2. If a drug is considered as OTC drug according to regulations of the home country (except drugs manufactured in Vietnam and the case specified in Clause 3 of this Article) and at least a similar drug (with the same active ingredient, content, concentration thereof, dosage form and route of administration) has been granted the marketing authorization by a foreign country, the clinical data shall satisfy one of the following requirements:

a) The use of clinical data of the similar drug is permitted by its owner. The clinical data shall satisfy the requirements in Article 13 of this Circular;

b) There is clinical data obtained from published researches and bioequivalence studies (unless the drug does not require bioequivalence test according to regulations of its home country).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Mandatory clinical data for drugs granted marketing authorization in Vietnam in case of changes in clinical data thereof

In case of changes to clinical data for a modern drug, vaccine, biological or herbal drug that has been granted marketing authorization in Vietnam, the applicant shall provide the additional clinical data in accordance with Appendix II enclosed herewith.

Article 17. Criteria for exemption of one or some stages of clinical trial of new modern drugs, vaccines, biologicals before marketing authorization

In one of the following cases, the Minister of Health of Vietnam is entitled to exempt one or several stages of clinical trial (including clinical data) of a drug that fails to meet the requirements in Article 13 of this Circular on the basis of opinions given by the Advisory Board:

2. The drug has been granted marketing authorization by at least one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular according to the reduced clinical documents they require.

3. The drug is meant to treat a rare or fatal disease.

4. Vaccines and biologicals manufactured in Vietnam through technology transfer of one, some or all of the manufacturing processes and the clinical data of vaccines and biologicals before technology transfer satisfies the requirements in Clause 1 Article 13 and Article 14 of this Circular.

Article 18. Mandatory clinical data in an application for marketing authorization a herbal drug

1. Mandatory clinical data for assurance of safety and efficacy in the application for marketing authorization of a new herbal drug

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Data extracted from the following documents is acceptable as clinical data for consideration of safety and efficacy of a herbal drug:

- The treatises about safety and efficacy of the drug mentioned in pharmacopoeias or drug formularies of Vietnam and other countries;

- Evaluations of safety and efficacy of the drug published on SCI (Science Citation Index) journals and clinical data collected from other medical publications;

- Evaluations of safety and efficacy in a national, ministerial or provincial research which has been accepted.

2. Clinical data is not required as prescribed in Clause 1 of this Article if the herbal drug satisfies one of the following requirements:

a) The drug has the same composition, content of herbal ingredients, indications and dosage form as those of another herbal drug which has been granted marketing authorization (even if it has expired), except traditional drugs the indications of which do not include any of the diseases on the list of diseases published by the Minister of Health of Vietnam according to Point b Clause 1 Article 89 of the Law on Pharmacy;

Article 19. Criteria for exemption of one or some stages of clinical trial of herbal drugs before marketing authorization

In one of the following cases, the Minister of Health of Vietnam is entitled to exempt one or several stages of clinical trial (including clinical data) of a herbal drug that fails to meet the requirements in Article 18 of this Circular on the basis of opinions given by the Advisory Board:

1. The drug is meant to serve urgent needs for national defense and security, epidemic control, disaster recovery and cannot be replaced by any other drug on the market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The drug is meant to treat a disease on the list of diseases published by the Minister of Health of Vietnam according to Point b Clause 1 Article 89 of the Law on Pharmacy but is not exempt from clinical trial as prescribed in Clause 3 Article 20 of this Circular.

4. The drug is new combination of herbal ingredients that have been used in Vietnam and its indications do not include any of the diseases on the list of diseases published by the Minister of Health of Vietnam according to Point b Clause 1 Article 89 of the Law on Pharmacy.

Article 20. Criteria for exemption of clinical trial in Vietnam before marketing authorization

1. A generic drug has the same active ingredients, content and concentration thereof, route of administration, uses, doses, indications, intended users and dosage form as those of another drug that has been granted marketing authorization.

2. A new drug (except vaccines), has been granted marketing authorization in at least another country and has sufficient clinical data about its safety and efficacy according to Article 13 and Article 18 of this Circular.

3. A herbal drug has been granted the marketing authorization before the effective date of the 2016 Law on Pharmacy and has indications which do not include any of the diseases on the list of diseases published by the Minister of Health of Vietnam.

4. A vaccine satisfies the requirements in Point d Clause 4 Article 22 of this Circular, all of the manufacturing processes of which are carried out in the country of one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular, and the clinical data for its safety and efficacy is sufficient according to Article 13 of this Circular.

Article 21. Criteria for State IV clinical trial in Vietnam

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. APPLICATION FOR ISSUANCE, RENEWAL, REVISION OF MARKETING AUTHORIZATION OF DRUGS/MEDICINAL MATERIALS

Article 22. Documents in application for issuance, renewal, revision of marketing authorization of drugs/medicinal materials

1. Documents issued by foreign competent authorities shall bear consular legalization in accordance with regulations of law on consular legalization, except for the cases in which consular legalization is exempted by law.

2. Licenses, certificates, confirmations, registration certificates (hereinafter referred to as “legal documents”) that have effective dates written thereon must be effective on the date of receipt of the application (according to the receipt note). In case the CPP does not specify the effective period, it will be 24 months from the issuance date.

3. Legal documents:

a) Original copies shall bear signatures and names of the signers and seals of competent authorities of the certifying country; certified true copies shall be authenticated by Vietnamese competent authorities or organizations in accordance with Vietnam’s regulations of law on document authentication. Original copies shall be presented for verification purposes where necessary;

b) In case a legal document is an electronic document, which does not have to bear the signature and name of the signer or seal of the competent authority of the certifying country, the applicant shall submit one of the following documents:

- The original copy or certified true copy of the legal document which has been certified by the foreign competent authority and bears consular legalization as per regulations;

- The legal document search result from a website or English database of the issuing authority or competent authority of the foreign country which bear the applicant's seal enclosed with the document providing information about the search link. This shall be sent to the Drug Administration of Vietnam. The applicant shall bear legal responsibility for the legitimacy and accuracy of these documents, information and search result.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The CPP must be issued by a competent authority and contains sufficient information according to the model certificate published on WHO's website (https://www.who.int).

b) The CPP shall bear the signature and name of the signer, and seal of the issuing authority. In case the CPP does not bear the seal of the competent authority of the certifying country, the applicant shall provide documents proving that the CPP does not have to bear the seal according to the certifying country's regulations.

c) For generic drugs, herbal drugs and probiotics, and drugs whose marketing authorization is renewed or revised:

If the drug has not yet been granted the marketing authorization in the country of origin or has been granted the marketing authorization but has not been marketed in reality in the country of origin, the applicant shall provide 01 legal document which is issued by the regulatory authorities prescribed in Clause 9 Article 2 of this Circular which certifies that the drug has been granted the marketing authorization and marketed in reality in such country and contains the following mandatory information: name of drug, active ingredients, concentration or content of active ingredients, dosage form, name and address of the manufacturer.

d) Regarding new modern medicines, vaccines, biologicals that are imported, except probiotics:

There has to be 01 CPP issued by the competent authority of the manufacturing country certifying that the drug is granted marketing authorization and marketed in reality in such country.

In case the issuing authority is one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular, only 01 CPP has to be submitted.

In case the issuing authority is not one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular, the applicant shall provide legal documents issued by the regulatory authorities prescribed in Clause 9 Article 2 of this Circular certifying that the drug has been granted the marketing authorization and marketed in reality in such country and contains the following mandatory information: name of drug, active ingredients, concentration or content of active ingredients, dosage form, name and address of the manufacturer, or documents proving that the drug in on WHO's prequalified list of medicines.

dd) Regarding drugs applied for classification of proprietary drugs or reference biologicals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case the issuing authority is one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular, only 01 CPP has to be submitted.

In case the issuing authority is not one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular, the applicant shall provide legal documents issued by the regulatory authorities prescribed in Clause 9 Article 2 of this Circular certifying that the drug has been granted the marketing authorization and marketed in reality in such country and contains the following mandatory information: name of drug, active ingredients, concentration or content of active ingredients, dosage form, name and address of the manufacturer.

e) In case an imported drug, vaccine or biological does not have a CPP that satisfies the requirements specified in Point c and Point d of this Clause, the Minister of Health of Vietnam, on the basis of opinions provided by the Advisory Board, shall make the decision if the drug/vaccine/biological has been granted the marketing authorization by at least one regulatory authority in any country and satisfies any of the following requirements:

- The drug/vaccine/biological is meant to serve national defense and security, epidemic control, disaster recovery or a state-level health program;

- In other cases under a mutual recognition agreement between competent authorities in terms of conditions for manufacturing and marketing of drugs, vaccines and biologicals.

g) The information displayed on the CPP must be consistent with relevant information in the marketing application. In case information on the CPP is not consistent with that in the marketing application, the applicant shall provide documentary explanation and evidence.

5. The application form and other administrative documents must bear signatures and seals. Signature seals are not permitted. Applicants and manufacturers may use digital signatures on their documents. The registration and use of digital signatures shall comply with the Government’s Decree No. 130/2018/ND-CP dated September 27, 2018. These documents shall be signed by one of the following persons:

a) The President of the Member Board or Board of Directors; the General Director, chief executive officer, or director of the applying or manufacturing establishment;

b) An assigned person according to the company's charter, authorization letter or other documents proving the authority of the signer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Regulations on authorization letter:

a) The document authorizing a person to act as the applicant shall have the following information:

- Name and address of the product license holder/marketing authorization holder or the authorizing manufacturer;

- Name and address of the authorized applicant;

- Name of the drug, concentration or content of active ingredients; dosage form;

- Authorization content.

In case the authorization involves multiple drugs, the authorization letter shall have a list of drugs with adequate information as mentioned above.

The authorization letter of a foreign applicant must bear consular legalization as per regulations. The authorization letter must be the original copy or an authenticated copy.

a) The document authorizing a person to sign the marketing application shall have the following information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Names and positions of the authorizing person and authorized person;

- Name of the drug, concentration or content of active ingredients; dosage form;

- Authorization content.

- Effect of the authorization letter.

In case the authorization involves multiple drugs, the authorization letter shall have a list of drugs with adequate information as mentioned above.

The authorization letter shall be the original copy or a copy bearing the seal of the representative office (for foreign applicants) or the Vietnamese applicant.

c) Quantity of authorization letters in an application:

- In case the applicant is not the manufacturer, each application shall include one authorization letter bearing the name of the applicant;

- In case the position of the person who signs the application is not one of those specified in Point a and Point b Clause 5 of this Article, each application shall include one document authorizing that person to sign the application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The license to establish a representative office in Vietnam.

If the name or address of the applicant on the license to establish a representative office in Vietnam is different from those on the legal documents issued by foreign authorities, documentary evidence must be provided.

9. For foreign applicants: Legal documents issued by foreign authorities permitting at least one of the following: manufacture, wholesaling, export, import of drugs/medicinal materials.

In cases where the applicant is also the manufacturer written on the CPP, the legal documents mentioned in this Clause are not required.

In cases where the license for manufacture, wholesaling, export or import of drugs/medicinal materials is not issued in any country, it is required to have the business license for business registration certificate that permits manufacture, wholesaling, export or import of drugs/medicinal materials and a certification issued by a competent authority that the applicant is qualified and is operating in the pharmaceutical field, or a certificate of Good Manufacturing Practice, Good Distribution Practice, Good Supply Practice or Good Storage Practice.

In case of medicinal materials: if the home country does not grant licenses to traders of medicinal materials, other licenses available in the home country may be accepted if they permit manufacture, wholesaling, export or import of medicinal materials.

10. If the applicant is already included in the list of applicants for drugs/medicinal materials posted on the website of the Drug Administration of Vietnam, the documents mentioned in Clause 7, 8, 9 of this Article are not required.

a) The GMP certificate;

b) The manufacture license that certifies GMP compliance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The Certificate of Suitability to the monographs of the European Pharmacopoeia (CEP);

dd) For excipients in marketing applications of drug products or semi-finished medicinal materials:

In case the documents specified in Point a, b or d of this Clause cannot be provided, the manufacturer of drug products or semi-finished drug shall carry out self-evaluation of GMP for excipients manufacturers according to regulations in Point dd Clause 1 Article 3, Point b Clause 3 Article 3 and Point dd Clause 5 Article 20 of Circular No. 35/2018/TT-BYT, which is amended by Points a, b, and dd Clause 6 Article 1 of Circular No. 29/2020/TT-BYT, include in the marketing application a self-declaration of GMP conformity, and take legal responsibility for such declaration according to Form No. 10/TT enclosed herewith;

e) For herbal ingredients in marketing applications:

In case the documents specified in Point a and Point b of this Clause cannot be provided, the applicant shall provide a certification of Good Agricultural and Collection Practice (GACP);

g) Other legal documents provided by competent authorities shall have the following mandatory information: name and address of the manufacturer, certification of GMP compliance and names of the active ingredients/excipients/capsule shells/semi-finished and finished herbal ingredients.

12. The label sample and package insert of the drug marketed in reality in the country of manufacture or the country in which the CPP is issued (certifying country) bearing the seal of the representative office, the applicant or the manufacturer (color prints are accepted if the colors thereon match those on the labels marketed in the home country. If the package insert of the drug marketed in the country of origin is not written in English, a Vietnamese translation bearing the seal of the representative office, applicant or manufacturer is required.

13. The label sample, the package insert of the drug to be marketed in Vietnam shall comply with regulations of the Minister of Health of Vietnam on labeling of drugs/medicinal materials and the following requirements:

a) The label sample and package insert shall bear the seal of the representative office, applicant or manufacturer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15. Specifications, test method, test report and stability study documents (for both active ingredients and drug product) shall be original copies bearing the seal of the manufacturer; in case there are multiple establishments participating in the manufacture of the product, the seal of the establish responsible for quality inspection of the drug or batch shall be accepted; copies shall bear the seal of the applicant (or representative office of the foreign applicant).

In case the application of an active ingredient does not bear the seal of its manufacture, the drug product manufacturer shall append its seal and take legal responsibility for the accuracy, legitimacy and truthfulness of this document.

The test report shall contain: name and address of the manufacturer, certificate number, name and signature of the responsible person, issuance date of the certificate), information about the drug/medicinal material (name, batch number, expiry date, applied standards, specifications, analysis result, conclusion on quality of the batch).

16. The test report, results of validation of specifications and test method in Vietnam:

For manufacturers that have not applied GMP under the roadmap of the Ministry of Health of Vietnam or those required by the Drug Administration of Vietnam according to Appendix III hereof, the test report, results of validation of specifications and test method in Vietnam shall be certified by a state-owned drug testing laboratory that satisfies GLP requirements or a profitable drug testing laboratory that has a certificate of eligibility (original copy or certified true copy).

17. The certificate that the medicinal material is permitted to be manufactured or marketed in the country of origin, on which the following information is mandatory: name of the ingredient, name and address of the manufacturer, the country of origin, signature and full name of the signer.

Article 23. Administrative documents in application for issuance, renewal, revision of marketing authorization of drugs/medicinal materials

1. Administrative documents in an application for marketing authorization of a new modern drug, vaccine or biological consists of:

a) Form No. 5/TT enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The label sample, the package insert of the to-be-marketed drug.

dd) The Certificate of Eligibility for Pharmacy Business (for Vietnamese applicants);

e) Legal documents, the license to establish a representative office in Vietnam (for foreign applicants);

g) Summary of product properties for new modern drugs, vaccines and biologicals (Form No. 6/TT enclosed herewith);

h) Legal documents of the manufacturer of active ingredients, excipients, capsule shells, semi-finished and finished herbal ingredients;

i) The certificate of the testing laboratory in the cases specified in Clause 16 Article 22 of this Circular;

k) The risk management plan (for vaccines) according to Form No. 7/TT enclosed herewith;

l) The label sample and the package insert of the drug being marketed in reality in the country of origin or the country in which the CPP is issued (for foreign applicants);

m) The CPP (for foreign applicants);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Administrative documents of the application for marketing authorization of generic drugs, herbal drugs, medicinal materials shall comply with regulations of Points a, b, c, d, dd, e, h, i, l, m, n Clause 1 of this Article (an application for marketing authorization of a medicinal material manufactured in a foreign country also requires the certificate that the medicinal material is approved for manufacture or marketing in such country).

3. Administrative documents of the application for renewal of marketing authorization modern drugs, vaccines, biologicals, herbal drugs, medicinal materials include those specified in Points a, c, dd, e, m, n Clause 1 of this Article and the following documents:

a) The document authorizing a person to act as applicant in case of change of applicant when the application is submitted;

b) The marketing report according to Form No. 8/TT enclosed herewith;

c) A copy of the marketing authorization granted in Vietnam;

d) The report on monitoring and evaluation of safety and efficacy of the drug according to Form No. 2/TT enclosed herewith if the renewal requires such a report according to Clause 2 Article 5 of this Circular;

dd) The certificate that the medicinal material is permitted to be manufactured or marketed in the country of origin (for medicinal materials that are manufactured in foreign countries).

5. Administrative documents of the application for marketing authorization following simplified validation procedures are those specified in Points a, b, c, d, dd, e, h, i, l, m Clause 1 of this Article.

Section 2. APPLICATION FOR ISSUANCE, RENEWAL, REVISION OF MARKETING AUTHORIZATION OF MODERN DRUGS, VACCINES AND BIOLOGICALS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Quality documents shall comply with Part II – ACTD or 3-ICH-CTD and the following regulations:

1. For vaccines, antiserum, blood extracts and human plasma:

a) The batch release certificate issued by a competent authority of the country in which the CPP is issued or one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular;

b) The test report, specifications and test method certified by National Institute for Control of Vaccines and Biologicals (NICVB).

2. For rare drugs, drugs serving national defense and security, epidemic control, disaster recovery, and drugs serving special treatment:

a) Rare drugs for treatment of rare diseases: existing stability studies according to ASEAN or ICH guidelines;

b) Drugs serving national defense and security, epidemic control or disaster recovery:

Stability study data existing at the submission date shall be accepted for consideration of expiry date of the drug according to opinions given by the Advisory Board if the time period of stability study data fails to meet the minimum study period requirement laid down in ASEAN guidelines.

After obtaining the marketing authorization, the applicant shall continue submit stability study documents of finished product, until the minimum period of stability study is satisfied according to ASEAN guidelines, to the Drug Administration of Vietnam in the form of modification as prescribed in Appendix II enclosed herewith for considering and updating the expiry date as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Based on opinions given by the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall decide the expiry date of drug, including the batch of drugs manufactured, according to actual stability study data.

3. If the manufacturer uses medicinal materials that are have been granted marketing authorization in Vietnam:

a) Quality documents of the materials and the documents mentioned in Point h Clause 1 Article 23 of this Circular are not required in the application for marketing authorization of the drug product;

b) The applicant shall submit the following documents:

- 01 test report of the medicinal materials provided by the drug product manufacturer the specifications in which are equivalent to or higher than those of the medicinal material manufacturer. Where the drug product manufacturer is unable to inspect all specifications, it shall provide test reports of remaining indicators provided by state testing bodies or testing laboratories granted certificate of eligibility for pharmacy business;

- 01 test report of the medicinal materials provided by the medicinal material manufacturer.

4. For simplified validation procedures:

a) Documents about active ingredients:

- Names of the active ingredients (international nonproprietary names);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Specifications and method for testing of the active ingredients and semi-finished product that contain the active ingredients. If a Vietnam’s pharmacopoeia or a reference pharmacopoeia accepted by the Ministry of Health of Vietnam is applied, only the name of the pharmacopoeia is required;

- 01 test report of active ingredients and semi-finished products provided by the manufacturer thereof, and 01 test report of active ingredients and semi-finished products provided by the manufacturer of the drug product;

- For semi-finished active ingredients, the manufacturer shall provide their formula and manufacturing process.

b) Documents about the drug product:

- The description and composition shall comply with Part 1 of ACTD;

- Specifications and method for testing of the drug product. If Vietnam’s pharmacopoeia or a reference pharmacopoeia accepted by the Ministry of Health of Vietnam is applied, only the name of the pharmacopoeia is required;

- Manufacture of the drug product: batch formula, manufacturing process and process controls; control of critical steps and intermediates.

- Test report of drug product;

- Primary package: appearance, materials and specifications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Other quality documents shall comply with Part II of ACTD or 3-ICH-CTD and shall be retained by the applicant and manufacturer.

5. The documents mentioned in this Article shall:

- ACTD;

- Guideline for stability study;

- Guideline for manufacturing process validation;

- Guideline for analytical method validation;

- Guideline on bioavailability and bioequivalence study;

b) Documents that are prepared according to ICH-CTD and guidelines thereof are not required to be converted to the requirements in Point a of this Clause;

c) If the Certificate of Suitability to the monographs of the European Pharmacopoeia (CEP) is available: the active ingredient documents specified in Points a, b of this Clause may be replaced by the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Analytical data of the batch of active ingredients;

- If the time limit for re-inspecting quality of the active ingredients is not specified in CEP, the stability study data of the active ingredients shall be submitted.

Article 25. Pre-clinical documents in application for issuance, renewal or revision of marketing authorization of modern drugs, vaccines or biologicals

Pre-clinical documents shall comply with Part III or ACTD or 4-ICH-CTD.

Pre-clinical documents are not required for probiotics with origins, bacterial strain, concentration or content, indications, doses that are similar to biologicals licensed by one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular.

Article 26. Clinical documents in application for issuance, renewal or revision of marketing authorization of modern drugs, vaccines or biologicals

Clinical documents shall comply with Part IV or ACTD or 5-ICH-CTD.

Clinical documents are not required for probiotics with origins, bacterial strain, concentration or content, indications, doses that are similar to biologicals licensed by one of the regulatory authorities specified in Clause 9 Article 2 of this Circular.

Article 27. Application for issuance, renewal or revision of marketing authorization of modern drugs, vaccines or biologicals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The administrative documents specified in Clause 1 Article 23 of this Circular.

b) The quality documents specified in Article 24 of this Circular;

c) The pre-clinical documents specified in Article 25 of this Circular;

d) The clinical documents specified in Article 26 of this Circular;

dd) For proprietary drugs or reference biologicals: the documents specified in Points a, b, c, d Clause 1 of this Article and Paragraph 2 Point a Clause 1 Article 9 of this Circular.

2. An application for issuance of marketing authorization of a generic drug consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 2 Article 23 of this Circular;

b) The quality documents specified in Article 24 of this Circular.

a) The administrative documents specified in Clause 3 Article 23 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the applicant has submitted the new administrative documents before the renewal application, they are not required in the renewal application even if they are yet to be approved.

4. An application for revision of the marketing authorization consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 4 Article 23 of this Circular;

b) Documents suitable for the major variations and minor variations specified in Appendix II enclosed herewith. For vaccines of the same manufacturer or product license holder or marketing authorization holder, the manufacturing location may be changed within or outside the country in which the marketing authorization is granted.

5. An application for marketing authorization following simplified procedures consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 5 Article 23 of this Circular;

b) The quality documents specified in Point a and Point b Clause 4 Article 24 of this Circular.

Section 3. APPLICATION FOR ISSUANCE, RENEWAL, REVISION OF MARKETING AUTHORIZATION OF HERBAL DRUGS

Article 28. Quality documents in application for issuance, renewal or revision of marketing authorization of herbal drugs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The manufacturing process (only applied to herbal ingredients): detailed and adequate description of the preparation and processing of herbal ingredients. For semi-finished herbal ingredients and bone glue, it is required to describe in details the manufacturing process thereof, except for those that have been granted marketing authorization;

b) Specifications and test method

- For herbal ingredients other than semi-finished herbal ingredients: follow instructions in Circular No. 38/2021/TT-BYT;

- Regulations on specifications and test methods for herbal ingredients other than semi-finished herbal ingredients specified in Circular No. 38/2021/TT-BYT shall also be applied to semi-finished herbal ingredients.

c) Test report of ingredients

- 01 test report of herbal ingredients provided by the manufacturer of the drug product. Where the drug product manufacturer is unable to inspect all specifications, it shall provide test reports of remaining indicators provided by state testing bodies or testing laboratories granted certificate of eligibility for pharmacy business;

2. Drug product

a) Manufacturing process

- Formula of a smallest packaging unit: name, content, concentration, weight, specifications of each ingredient in a smallest packaging unit. If the drug product is made of semi-finished herbal ingredients or bone glue, it is required to specify the ratio of herbal ingredients to total weight of semi-finished herbal ingredients or bone glue, the the ratio of bone glue or semi-finished herbal ingredients to the initial herbal ingredients and content (%) of the active ingredients or substances therein;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Manufacturing process diagram: present all stages in the manufacturing process, including the path of ingredients and its consistency with the manufacturing process description;

- Manufacturing process description: describes in details every step of the manufacturing process, including specifications thereof;

- Equipment list: names, specifications and uses of each equipment;

- Control of manufacturing process: Describe in details control criteria for each stage, including the criterion, specifications, control method, control frequency and sample size;

b) Specifications and test method

- Formula of a smallest packaging unit: name, content, concentration, weight, specifications of each ingredient in a smallest packaging unit. If the drug product is made of semi-finished herbal ingredients or bone glue, it is required to specify the ratio of herbal ingredients to total weight of semi-finished herbal ingredients or bone glue, the the ratio of bone glue or semi-finished herbal ingredients to the initial herbal ingredients and content (%) of the active ingredients or substances therein;

- Specifications of drug product: comply with the Circular No. 11/2018/TT-BYT;

c) The test report of drug product;

d) Specifications of packages: Describe in details the material, specifications, quality and test method;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 29. Safety and efficacy documents in application for issuance, renewal or revision of marketing authorization of herbal drugs

1. Safety and efficacy documents of herbal drugs shall comply with regulations in Appendix V enclosed herewith, ACTD or ICH-CTD.

2. The documents specified in Point b Clause 1 Article 18 of this Circular (if any).

Article 30. Application for issuance, renewal, revision of marketing authorization of herbal drugs

1. An application for issuance of marketing authorization of a herbal drug consists of:

b) The quality documents specified in Article 28 of this Circular;

c) The safety and efficacy documents specified in Article 29 of this Circular;

2. An application for renewal of marketing authorization of a herbal drugs consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 3 Article 23 of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the applicant has submitted the new administrative documents before the renewal application, they are not required in the renewal application even if they are yet to be approved.

3. An application for revision of the marketing authorization of a generic drug consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 4 Article 23 of this Circular;

b) Documents about major variations and minor variations according to Section D Appendix II enclosed herewith.

Section 4. APPLICATION FOR MARKETING APPLICATION OF MEDICINAL MATERIALS

Article 31. Quality documents in application for issuance, renewal or revision of marketing authorization of medicinal materials

1. For active ingredients: Documents of active ingredients specified in ACTD. Submit the Drug Master File if the manufacturer’s specifications are applied.

2. For semi-finished active ingredients: The same documents specified in ACTD as those of drug products, in which the documents about the drug product will be replaced with documents about the semi-finished products; the formula of a single dose or smallest packaging unit will be replaced with the batch formula.

3. For semi-finished herbal ingredients, excipients and capsule shells:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Manufacturing process

- Manufacturing process description: describes in details every step of the manufacturing process, including specifications thereof;

- Equipment list: names, specifications and uses of each equipment;

- Control of manufacturing process: Describe in details control criteria for each stage, including the criterion, specifications, control method, control frequency and sample size.

c) Specifications and test method

- Regulations on specifications and test methods for herbal ingredients other than semi-finished herbal ingredients specified in Circular No. 38/2021/TT-BYT shall also be applied to semi-finished herbal ingredients;

- Specifications of excipients and capsule shells shall comply with Circular No. 11/2018/TT-BYT.

d) The test report;

dd) Specifications of packages: Describe in details the material, specifications, quality and test method;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 32. Application for issuance, renewal, revision of marketing authorization of medicinal materials

1. An application for issuance of marketing authorization of a medicinal material consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 2 Article 23 of this Circular;

b) The quality documents specified in Article 31 of this Circular.

2. An application for renewal of marketing authorization of a medicinal material consists of:

a) The administrative documents specified in Clause 3 Article 23 of this Circular;

b) Relevant documents according to Section B of Appendix II enclosed herewith if there are changes to the administrative documents of the medicinal material at the time of application for renewal of the marketing authorization (excluding changes in samples of the label).

If the applicant has submitted the new administrative documents before the renewal application, they are not required in the renewal application even if they are yet to be approved.

3. An application for revision of the marketing authorization of a medicinal material consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Documents about major variations and minor variations according to Section B Appendix II enclosed herewith.

Chapter IV

PROCEDURES FOR ISSUANCE, RENEWAL, REVISION OF MARKETING AUTHORIZATION OF DRUGS/MEDICINAL MATERIALS; PROCESSING OF APPLICATIONS FOR IMPORT OF DRUGS WITH MARKETING AUTHORIZATION

Article 33. Drugs eligible for quick and simplified validation

1. Drugs eligible for quick validation

a) A drug included in the list of rare drugs announced by the Minister of Health of Vietnam;

b) Drugs serving urgent needs for national defense and security, epidemic control or disaster recovery;

c) Domestic drugs that are manufactured by production lines that satisfy GMP, GMP-EU, GMP-PIC/S standards and equivalent standards within 18 months from the issuance date of the GMP certificate;

d) Vaccines that have been prequalified by WHO; vaccines used for national expanded immunization programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Antineoplastic drugs;

- Next-gen antiviral drugs;

- Next-gen antibiotics;

- Drugs for treatment of haemorrhagic fever, tuberculosis, malaria;

- Immunosuppresive drugs used in organ transplantation.

e) Drugs that can be domestically manufactured, including:

- Antineoplastic drugs, vaccines, biologicals, next-gen antiviral drugs, next-gen antibiotics, and immunosuppresive drugs used in organ transplantation that are manufactured in Vietnam under a processing agreement or technology transfers agreement;

- Herbal drugs under a national, ministerial or provincial research which has been accepted; drugs wholly obtained from domestic herbal ingredients that satisfy GACP standards;

- New domestic drugs that have undergone clinical trial in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Proprietary drugs that are manufactured in Vietnam under a processing agreement or technology transfer agreement;

i) Drug whose manufacturer is changed resulting in application for issuance of a new marketing authorization as prescribed in Point b Clause 2 Article 55 of the Law on Pharmacy.

2. Drugs eligible for simplified validation procedures

A marketing application will be eligible for simplified validation procedures if all of the following conditions are satisfied:

a) The drug is manufactured in a factory that periodically undergoes GMP inspection by the Drug Administration of Vietnam;

b) The drug is included in the list of OTC drugs;

c) The dosage form of the drug is not modified-release;

d) The drug is not directly applied to the eye.

Article 34. Authority to approve issuance, renewal, revision of marketing authorization of drugs and medicinal materials

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Drug Administration of Vietnam shall:

b) publish on its website the minor variations to the marketing authorization of drugs/medicinal materials that only require notification.

Article 35. General procedures for issuance, renewal, revision of marketing authorization of drugs/medicinal materials

1. Applications can be submitted online, in person or by post to the Drug Administration of Vietnam.

2. After receiving adequate documents, the Drug Administration of Vietnam shall issue the receipt note (using form No. 9/TT enclosed herewith) to the applicant.

The Drug Administration of Vietnam shall receive application without requesting the applicant to submit CPP in the case prescribed in Point e Clause 4 Article 22 of this Circular and the documents specified in Point b Clause 1 Article 24 of this Circular at the submission time.

3. Receipt of applications for import of unapproved drugs shall comply with the provisions of Point b Clause 1 Article 77 of Decree No. 54/2017/ND-CP.

4. Validation of applications for issuance, renewal, revision of the marketing authorization of drugs/medicinal materials and applications for import of unapproved drugs:

a) The Drug Administration of Vietnam shall send received applications to validators or units assigned by the Ministry of Health of Vietnam on the basis of the list of validators approved by the Drug Administration of Vietnam or validating units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Drug Administration of Vietnam shall consult with the Advisory Board about its proposal as prescribed in Point b of this Clause in the following cases:

- Whether to grant, renew or approve the revision of the marketing authorization of drugs/medicinal materials, except for the cases specified in Clause 5 of this Article;

- Whether to declare the proprietary drug or reference biological, unless the applicant is not required to submit application for classification of proprietary drug or reference biological as prescribed in Article 9 of this Circular;

- Whether to grant the license to import an unapproved drug;

- Other cases proposed by the Drug Administration of Vietnam to serve urgent treatment.

Article 36. Procedures for granting marketing authorization of drugs and validation of applications for import of unapproved drugs

1. Within 12 months from the receipt of an adequate application for issuance of the marketing authorization (except the case specified in Article 39 of this Circular), the Drug Administration of Vietnam shall issue marketing authorization. If an application is rejected or yet to be approved, the Drug Administration of Vietnam shall respond in writing and provide explanation. Processing deadlines:

a) Within 02 months from the receipt of an application, the Drug Administration of Vietnam shall consider, classify and transfer it to the validator or validating unit. Within 06 months from the receipt of the application from the Drug Administration of Vietnam, the validator or validating unit shall send a validation record to the Drug Administration of Vietnam for making proposal in accordance with Clause 4 Article 35 of this Circular;

b) Within 02 months from the receipt of the validation record, the Drug Administration of Vietnam shall make a written response if the application is rejected and provide explanation. If the Drug Administration of Vietnam makes the proposal or needs to obtain opinions from the Advisory Board about an application, it shall transfer the application to the Office of the Advisory Board for holding a meeting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Within 01 month from the receipt of the meeting minutes from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to grant the marketing authorization if the application is satisfactory; the Drug Administration of Vietnam shall give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to the conclusions given by the Advisory Board.

2. Within 36 months from the day on which the Drug Administration of Vietnam requests submission of additional pre-clinical and clinical documents, bioequivalence documents, or stability study documents (or 12 months for other documents), the applicant shall provide the additional documents as requested. Otherwise, the application will be rejected.

During the validation of the submitted application, the applicant shall be allowed to send a written notification to the Drug Administration of Vietnam of updated information about safety and efficacy of the drug or legal documents about the applicant, the drug or medicinal material manufacturer.

3. Within 06 months from the receipt of adequate additional documents, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to grant the marketing authorization if the application is satisfactory, or give written response to rejected application according to the conclusions given by the Advisory Board, or give written response and provide explanation for the application yet to be approved. Processing deadlines:

a) Within 01 month from the receipt of an application, the Drug Administration of Vietnam shall consider, classify and transfer it to the validator or validating unit. Within 02 months from the receipt of the application from the Drug Administration of Vietnam, the validator or validating unit shall send a validation record to the Drug Administration of Vietnam for making proposal in accordance with Clause 4 Article 35 of this Circular;

b) Within 01 month from the receipt of the validation record, the Drug Administration of Vietnam shall make a written response and provide explanation for the rejected application. If the Drug Administration of Vietnam makes the proposal or needs to obtain opinions from the Advisory Board about an application, it shall transfer the application to the Office of the Advisory Board for holding a meeting;

c) Within 01 month from the receipt of documents from the Drug Administration of Vietnam, the Office of the Advisory Board shall hold a meeting and send the meeting minutes to the Drug Administration of Vietnam;

d) Within 01 month from the receipt of the meeting minutes from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to grant the marketing authorization if the application is satisfactory; the Drug Administration of Vietnam shall give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to the conclusions given by the Advisory Board.

4. Validation of applications for import of unapproved drugs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 20 days from the receipt of the validation record:

- The Drug Administration of Vietnam shall consolidate opinions from the validators or validating units and consider relevant information to decide whether to propose the grant of the import license.

- If an application needs to be submitted to the Advisory Board as prescribed in Point c Clause 4 Article 35 of this Circular, the Drug Administration of Vietnam shall submit it in the next meeting;

- If an application is unsatisfactory, the Drug Administration of Vietnam shall send written response and provide explanation.

c) Within 05 working days from the receipt of the meeting minutes from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall grant the import license if the application is satisfactory, or give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to the conclusions given by the Advisory Board;

d) After receiving the modified application from the applicant, the Drug Administration of Vietnam shall follow instructions in Points a, b and c of this Clause.

If the Advisory Board requests modification of the application without resubmission of the application, the Drug Administration of Vietnam shall inform the applicant and, if the modified application is satisfactory, grant the license without resubmitting to the Advisory Board.

Article 37. Procedures for renewal of marketing authorization of drugs/medicinal materials

1. Within 03 months from the receipt of an adequate application, the Drug Administration of Vietnam shall renew the marketing authorization of drug/medicinal material. If the renewal application is rejected or yet to be approved, the Drug Administration of Vietnam shall give a written response and provide explanation. Processing deadlines:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 12 working days from the receipt of the validation record, the Drug Administration of Vietnam shall make a written response and provide explanation for the rejected application. If the Drug Administration of Vietnam makes the proposal or needs to obtain opinions from the Advisory Board about an application, it shall transfer the application to the Office of the Advisory Board for holding a meeting;

d) Within 18 working days from the receipt of the meeting minutes from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to renew the marketing authorization if the application is satisfactory; the Drug Administration of Vietnam shall give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to the conclusions given by the Advisory Board.

2. The applicant shall provide additional documents within 12 months from the day on which it receives a request from the Drug Administration of Vietnam. Otherwise, the application will be rejected.

During the validation of the submitted application, the applicant shall be allowed to send a written notification to the Drug Administration of Vietnam of updated information about safety and efficacy of the drug or legal documents about the applicant, the drug or medicinal material manufacturer.

The time limit prescribed in Clause 5 Article 56 of the Law on Pharmacy shall exclude the period from the date on which the Drug Administration of Vietnam issues the request for additional documents to the date on which additional documents are submitted.

3. Within 03 months from the receipt of adequate additional documents, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to renew the marketing authorization if the application is satisfactory; the Drug Administration of Vietnam shall give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to the conclusions given by the Advisory Board.

Additional documents shall be examined in accordance with the provisions of Clause 1 of this Article.

Article 38. Procedures for revision of unexpired marketing authorization of drugs/medicinal materials

1. Revision of the marketing authorization of drug/medicinal material, except for the cases specified in Clause 2 of this Article

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Within 08 working days from the receipt of an adequate application, the Drug Administration of Vietnam shall consider, classify and transfer it to the validator or validating unit. Within 01 month from the receipt of the application from the Drug Administration of Vietnam, the validator or validating unit shall send a validation record to the Drug Administration of Vietnam for consideration in accordance with Clause 4 Article 35 of this Circular;

c) Within 06 working days from the receipt of the application from the Drug Administration of Vietnam, the Office of the Advisory Board shall hold a meeting and send the meeting minutes to the Drug Administration of Vietnam;

d) Within 18 working days from the receipt of the meeting minutes from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall declare the proprietary drug, reference biological or drug with demonstrated bioequivalence, approve revised contents or give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to conclusions given by the Advisory Board.

2. Minor variations that only require notification:

Within 15 working days from the receipt of an adequate application, the Drug Administration of Vietnam shall classify and publish minor variations that only require notification on its website. If revised contents can not be classified as minor variations that only require notification, the Drug Administration of Vietnam shall give a written notification.

The applicant shall make and assume the full responsibility for revised contents from the date of the application receipt note. The applicant/drug manufacturer shall assume legal responsibility for the accuracy and truthfulness of minor variations that only require notification, and retain relevant documents to serve competent authorities’ post-sale inspection.

3. Within 36 months from the day on which the Drug Administration of Vietnam requests submission of additional pre-clinical and clinical documents, bioequivalence documents or stability study documents (or 12 months for other documents), the applicant shall provide the additional documents as requested. Otherwise, the application will be rejected.

During the validation of the submitted application, the applicant shall be allowed to send a written notification to the Drug Administration of Vietnam of updated information about safety and efficacy of the drug or legal documents about the applicant, the drug or medicinal material manufacturer.

The time limit prescribed in Clause 5 Article 56 of the Law on Pharmacy shall exclude the period from the date on which the Drug Administration of Vietnam issues the request for additional documents to the date on which additional documents are submitted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 07 working days from the receipt of the validation record, the Drug Administration of Vietnam shall make a written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved. If an application is satisfactory or requires opinions from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall transfer it to the Office of the Advisory Board for holding a meeting;

c) Within 06 working days from the receipt of documents from the Drug Administration of Vietnam, the Office of the Advisory Board shall hold a meeting and send the meeting minutes to the Drug Administration of Vietnam;

d) Within 18 working days from the receipt of the meeting minutes from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall declare the proprietary drug, reference biological or drug with demonstrated bioequivalence; approve the revision if the application is satisfactory. The Drug Administration of Vietnam shall send written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to conclusions given by the Advisory Board.

5. The implementation of the revisions to the marketing authorization must be completed within 12 months from the day on which the Drug Administration of Vietnam gives approval for such revisions.

6. The applicant or drug manufacturer shall update the label and package insert of the drug without submitting a revision application or sending notification to the Drug Administration of Vietnam in the following cases:

a) The label or package insert is provided in accordance with Clause 2 Article 35 of the Circular No. 01/2018/TT-BYT dated January 18, 2018 of the Minister of Health of Vietnam;

b) The label or package insert is revised according to the Official Dispatch given by the Drug Administration of Vietnam to instruct the implementation of guidelines of the Advisory Board;

d) Other contents:

- Change to information position or information about the importer on the label or package insert;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Change in the order of information on the package insert without change to information thereof which has been approved;

- Addition of specifications to the label or package insert approved by the Drug Administration of Vietnam;

- Removal of information other than the compulsory one on the label or package insert.

Article 39. Issuance of marketing authorization of drugs following quick and simplified validation procedures and grant of marketing authorization of medicinal materials

1. Within 06 months from the receipt of an adequate application, the Drug Administration of Vietnam shall grant the marketing authorization of drugs/medicinal materials. If an application is rejected or yet to be approved, the Drug Administration of Vietnam shall a written response and provide explanation. Processing deadlines:

a) Within 16 working days from the receipt of an adequate application, the Drug Administration of Vietnam shall classify and transfer it to the validator or validating unit. Within 03 months from the receipt of the application from the Drug Administration of Vietnam, the validator or validating unit shall send a validation record to the Drug Administration of Vietnam for consideration in accordance with Clause 4 Article 35 of this Circular;

b) Within 18 working days from the receipt of the validation record, the Drug Administration of Vietnam shall make a written response and provide explanation for the application which is yet to be approved. If an application is satisfactory or unsatisfactory or requires opinions from the Advisory Board, the Drug Administration of Vietnam shall transfer it to the Office of the Advisory Board for holding a meeting;

c) Within 10 working days from the receipt of documents from the Drug Administration of Vietnam, the Office of the Advisory Board shall hold a meeting and send the meeting minutes to the Drug Administration of Vietnam;

2. Within 36 months from the day on which the Drug Administration of Vietnam requests submission of additional pre-clinical and clinical documents, bioequivalence documents or stability study documents (or 12 months for other documents), the applicant shall provide the additional documents as requested. Otherwise, the application will be rejected.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The time limit prescribed in Clause 5 Article 56 of the Law on Pharmacy shall exclude the period from the date on which the Drug Administration of Vietnam issues the request for additional documents to the date on which additional documents are submitted.

3. Within 03 months from the receipt of adequate additional documents, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to grant the marketing authorization if the application is satisfactory; the Drug Administration of Vietnam shall give written response and provide explanation for the application which is rejected or yet to be approved according to the conclusions given by the Advisory Board. Processing deadlines:

a) Within 10 working days from the receipt of an application, the Drug Administration of Vietnam shall consider, classify and transfer it to the validator or validating unit. Within 16 working days from the receipt of the application from the Drug Administration of Vietnam, the validator or validating unit shall send a validation record to the Drug Administration of Vietnam for making proposal in accordance with Clause 4 Article 35 of this Circular;

b) Within 08 working days from the receipt of the validation record, the Drug Administration of Vietnam shall make a written response and provide explanation for the application which is yet to be approved. If the Drug Administration of Vietnam makes the proposal to approve or reject or needs to obtain opinions from the Advisory Board about an application, it shall transfer the application to the Office of the Advisory Board for holding a meeting;

c) Within 10 working days from the receipt of documents from the Drug Administration of Vietnam, the Office of the Advisory Board shall hold a meeting and send the meeting minutes to the Drug Administration of Vietnam;

Chapter V

REVOCATION OF MARKETING AUTHORIZATION, TEMPORARY REJECTION OF APPLICATIONS FOR ISSUANCE OR RENEWAL OF MARKETING AUTHORIZATION

Article 40. Authority and procedures for revocation of marketing authorization

1. Authority to revoke the marketing authorization and responsibility to inform the revocation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Provincial Departments of Health and health authorities affiliated to supervisory ministries shall take charge of notifying the revocation decisions issued by the Drug Administration of Vietnam in their provinces.

2. Procedures for revocation in the cases specified in Point a and Point b Clause 1 Article 58 of the Law on Pharmacy:

Within 30 days from the issuance date of the decision to recall a drug, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to revoke the marketing authorization of the drug/medicinal material.

3. Procedures for revocation in the cases specified in Point d and Point dd Clause 1 Article 58 of the Law on Pharmacy

Within 30 days from the day on which a competent authority reaches the conclusion that documents in the marketing application is forged, or the drug/medicinal material is manufactured at a location other than the registered one, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to revoke the marketing authorization of the drug/medicinal material.

4. Procedures for revocation in the cases specified in Point c and Point e Clause 1 Article 58 of the Law on Pharmacy

Within 10 days from the day on which a notification that the drug is not safe or effective on human is given by a Vietnamese competent authority or WHO or country of origin, or a foreign competent authority revokes the product certificate, the Drug Administration of Vietnam shall issue a decision to revoke the marketing authorization of the drug/medicinal material.

5. Procedures for revocation in the cases specified in Point g Clause 1 Article 58 of the Law on Pharmacy:

a) A written request for revocation of the marketing authorization (using Form 1/TT enclosed herewith) shall be submitted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 41. Temporary rejection of applications for issuance or renewal of marketing authorization

1. Applications for issuance or renewal of marketing authorization will be temporarily rejected in accordance with the provisions of Clauses 2, 3 and 4 Article 100 of the Decree No. 54/2017/ND-CP.

Chapter VI

RULES FOR ORGANIZATION AND OPERATION OF ADVISORY BOARD, VALIDATING UNITS AND VALIDATORS

Article 42. Organization and operation of Advisory Board

1. The Advisory Board is established by the Minister of Health of Vietnam. The Advisory Board is composed of experts whose qualifications and experience are appropriate for validating applications, questioning opinions of validators and proposals of the Drug Administration of Vietnam, and provide the Minister of Health with advice about pharmacy laws, safety and efficacy documents of drugs/medicinal materials.

2. The Advisory Board has the responsibility to provide the Minister of Health of Vietnam with advice on issuance, renewal, revision of marketing authorization; issuance of license to import unapproved drugs on the basis of validation conclusions given by validators and proposals of the Drug Administration of Vietnam, and relevant issues at the request of the Minister of Health of Vietnam. The Advisory Board shall assume responsibility before the Minister of Health of Vietnam for its advice and opinions.

3. Operation of the Advisory Board:

a) The Advisory Board operates following the rule of unanimity, democracy, objectivity and transparency. The Advisory Board shall give opinions on a scientific and lawful basis while taking account of validation conclusions given by validators, clinical reality and proposals of the Drug Administration of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The chairperson or a person authorized by the chairperson to chair the meeting shall draw the conclusion when it is approved of by at least 2/3 of the participants. Dissenting opinions shall be reserved.

Opinions, including dissenting opinions, of the members and the conclusions drawn by the Advisory Board shall be written in the meeting minutes.

c) If a meeting is not held, the chairperson shall obtain written opinions from its members;

After the deadline for sending opinions, the chairperson or a person authorized by the chairperson shall reach conclusions when at least 2/3 of the members have sent their opinions.

The conclusions of the Advisory Board shall be reached based on consenting opinions of at least 2/3 of its members, the consolidated report and proposal of the Drug Administration of Vietnam;

d) Where necessary,  members of the Advisory Board are entitled to consider and validate the application, and the chairperson may seek opinions from independent experts other than its members reaching final conclusions. These experts may participate in the meeting of the Advisory Board or send their written opinions, have the same responsibilities and rights as those of the members of the Advisory Board;

dd) Conflict of interest rules must be complied.

4. The Drug Administration of Vietnam shall propose to the Minister of Health of Vietnam regulations on organization and operation of the Advisory Board, the mechanism for cooperation between the Advisory Board and validators regarding issuance, renewal and revision of marketing authorizations and licenses for import of unapproved drugs.

5. Operating budget of the Advisory Council shall comply with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 43. Organization ad operation of validating units, validators of applications for issuance, renewal and revision of marketing authorization and applications for license to import unapproved drugs

1. The Drug Administration of Vietnam and validating units shall establish validating teams in charge of validating legal documents, specifications, pharmacology, clinical data, dosage form, stability, bioequivalence and list of experts of validating teams in charge of validating marketing applications and applications for license to import unapproved drugs. The composition of each validating team shall be suitable for the proposed products, registration form or licensing form.

2. Validators’ opinions shall be given on a lawful and scientific basis, and written in the validation record. Validators shall assume responsibility before the Director of the Drug Administration of Vietnam and validating units for their validation works and opinions about applications for issuance, renewal and revision of marketing authorization or applications for license to import unapproved drugs.

The Drug Administration of Vietnam and validating units shall provide training courses for validators; organize assessment of the validators’ knowledge and compliance with regulations of law, which is the basis for replacement or employment of validators.

4. Funding for validation shall be allocated in accordance with regulations of law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION

Article 44. Effect

1. This Circular comes into force from October 20, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Circular No. 32/2018/TT-BYT dated November 12, 2018 of the Minister of Health of Vietnam;

b) Clause 3 Article 1 of the Circular No. 23/2021/TT-BYT dated December 09, 2021 of the Minister of Health of Vietnam;

c) Clause 5 Article 1 of the Circular No. 29/2020/TT-BYT dated December 31, 2020 of the Minister of Health of Vietnam;

d) Point h Clause 3 Article 14 of the Circular No. 01/2018/TT-BYT dated January 18, 2018 of the Minister of Health of Vietnam.

Article 45. Transition 

1. Applications which have been submitted before the effective date of this Circular shall be processed in accordance with regulations in force at the submission time, unless applicants wish to apply regulations of this Circular when it comes into force.

2. Applications which have been submitted before the effective date of this Circular and are currently under consideration may be processed in accordance with relevant regulations of this Circular or regulations in force before the effective date of this Circular whichever is favorable for applicants.

3. With regard to a drug for which the application for marketing authorization has been submitted in accordance with regulations in force before the effective date of the Circular No. 32/2018/TT-BYT and which has been granted the marketing authorization or has the marketing authorization renewed, drug products shall be only made of medicinal materials supplied by manufacturers that meet GMP requirements within an appropriate scope as prescribed in Article 141 of the Decree No. 54/2017/ND-CP. Manufacturer and applicant shall retain documentary evidences as prescribed in Clause 11 Article 22 of this Circular and present them to competent authorities as requested.

4. Applications for marketing authorization of Covid-19 vaccines to serve urgent demand shall comply with the provisions of the Circular No. 11/2021/TT-BYT dated August 19, 2021 of the Minister of Health of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. With regard to proprietary drugs declared by the Ministry of Health of Vietnam before the effective date of this Circular, the Drug Administration of Vietnam shall be assigned to modify or update information about such declared proprietary drugs at the request of applicants.

8. In case Appendixes I, III and IV enclosed herewith are updated according to Asean common technical requirements, within 06 months from the day on which updated technical documents are published on Asean website (https://asean.org/our-communities/economic-community/standard-and-comformance/key-documents-publications/), the Drug Administration of Vietnam shall organize translation and publish updated translations on both its website and the website of the Ministry of Health of Vietnam.

Within 06 months from the day on which updated translations are published on its website and the website of the Ministry of Health of Vietnam, applicants and manufacturers are required to update them in their applications.

9. Drugs manufactured in Vietnam under technology transfer agreements and drugs undergoing secondary packaging shall still be treated in accordance with the provisions of the Circular No. 32/2018/TT-BYT until the Circular prescribing marketing authorization of drugs manufactured in Vietnam under processing agreements or technology transfer agreements promulgated by the Ministry of Health of Vietnam comes into force.

Article 46. Implementation roadmap

1. Since this Circular comes into force, the manufacturer that has more than 02 drugs which have the same active ingredients or herbal ingredients, dosage form, administration route, content or concentration in a unit dose and which have been granted the marketing authorization shall, when applying for renewal of the marketing authorization, cooperate with the applicant to select and apply for renewal of the marketing authorization of 02 drugs as prescribed in Clause 6 Article 8 of this Circular; the marketing authorization of other drugs shall be renewed until December 31, 2025 inclusively.

3. Application of registration numbers using the structure specified in Appendix VI enclosed herewith when issuing or renewing marketing authorization shall start from January 01, 2023. When renewing the marketing authorization of drugs granted registration numbers before January 01, 2023, such registration numbers may continue to be used for a maximum duration of 12 months from the registration number issued using the structure specified in Appendix VI enclosed herewith.

Article 47. Reference clauses 

If any legislative documents or regulations referred to in this Circular are amended or superseded, the newest ones shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Drug Administration of Vietnam shall, within the ambit of its assigned functions and tasks, and pursuant to the roadmap for ASEAN harmonization of drug registration, take the responsibility to:

a) Implement and organize the implementation of this Circular;

b) Update on its website the list of drugs and medicinal materials whose marketing authorizations are granted or renewed within 05 days from the day on which the marketing authorization is granted or renewed, and other information about registration of drugs and medicinal materials;

c) Publish and update on its website the list of drugs with demonstrated bioequivalence, proprietary drugs and reference biologicals within 05 days from the issue date of the marketing authorization, and revisions to their information within 07 days from the day on which the revisions are approved;

d) Review drugs with demonstrated bioequivalence, and declared proprietary drugs and reference biologicals when they may no longer satisfy the set requirements;

dd) Develop, issue and organize implementation of SOPs in drug registration and QM;

e) Cooperate with the Traditional Medicine Administration of Vietnam in renewing and revising the marketing authorizations of traditional drugs and herbal ingredients that have been issued in accordance with the Circular No. 44/2014/TT-BYT dated November 25, 2014 of the Minister of Health of Vietnam;

Other than the abovementioned method, the Drug Administration of Vietnam will make an announcement about the violation on its website, inform inspection authorities and competent authorities for taking appropriate actions in accordance with regulations of law;

h) In cases where a drug manufacturer forges or falsifies legal documents of Vietnamese or foreign authorities, or provides an applicant with documents which are issued without referring to studies or actual manufacturing activities, the Drug Administration of Vietnam will issue a warning and stop receiving applications from such manufacturer in accordance with Clause 2 through 4 Article 100 of the Government’s Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Where necessary, the Drug Administration of Vietnam may hold a meeting with the applicant, manufacturer or experts to clarify the issues that arise during validation of the applications;

k) Publish on its website the list of applicants and manufacturers of drugs and medicinal materials in accordance with Clause 10 and Clause 14 Article 22 of this Circular;

l) Propose to the Minister of Health of Vietnam regulations and a roadmap for use of bar codes, QR codes and DataMatrix codes (DMCs) on secondary packages of drugs and medicinal materials of manufacturers in order to serve management, identification and tracing of origin of marketed drugs and medicinal materials;

m) Return the label and package insert to the applicant within 30 days from the date of issue or renewal of the marketing authorization;

n) Publish on its website the origin of medicinal materials of domestically manufactured drugs within 15 days from the date of issue or renewal of the marketing authorization, or within 07 days from the day on which the revisions to the marketing authorization are approved.

2. Provincial Departments of Health shall carry out inspection of the implementation of this Circular by pharmaceutical manufacturers and sellers in their provinces.

3. Affiliated units of the Ministry of Health of Vietnam, Vinapharm and drug sellers have the responsibility for implementation of this Circular.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Health of Vietnam (via the Drug Administration of Vietnam) for consideration./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Xuan Tuyen

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2022/TT-BYT ngày 05/09/2022 quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


147.373

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.233.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!