Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 788/TB-DPMT Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Cục Y tế dự phòng và Môi trường Người ký: Nguyễn Huy Nga
Ngày ban hành: 15/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 788/TB-DPMT

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009

 

THÔNG BÁO

VỀ TÌNH HÌNH BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO PHẨY KHUẨN TẢ TẠI MỘT SỐ TỈNH KHU VỰC MIỀN BẮC

Từ ngày 12/5-15/5/2009, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác nhận thêm 06 trường hợp tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả: Hải Dương (02), Ninh Bình (2), Quảng Ninh (01) và Bắc Ninh (01) trong số 72 trường hợp tiêu chảy cấp tại 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình).

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 12/5/2009 đã phát hiện phẩy khuẩn tả trên mẫu lấy từ sàn cạnh chuồng chó, nước trong chậu dùng để rửa thịt chó, bề mặt dụng cụ mổ chó, tăm bông ngoáy hậu môn chó trước mổ, nước thải sau khi rửa thịt chó tại một số điểm giết mổ chó tại xã Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.

Dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả đang có xu hướng lan rộng và nguy cơ bùng phát rất lớn. Thực hiện Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 14/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, Cục Y tế dự phòng và Môi trường -Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tiến hành điều tra, giám sát và xử lý triệt để các ổ dịch đầu tiên, tuyên truyền người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả.

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, dễ sinh ngập lụt là điều kiện để mầm bệnh phát triển và phát tán ra môi trường. Hơn nữa, sự giao lưu qua lại giữa các vùng, các khu vực ngày càng tăng làm tăng nguy cơ phát tán bệnh. Bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất nhanh và có thể gây tử vong, nếu người dân không thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, đến các cơ sở điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh thì nguy cơ dịch sẽ tiếp tục lây lan là rất lớn, đối với các trường hợp đến bệnh viện muộn, mất nước, nguy cơ tử vong cao.

Để chủ động phòng chống dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, Cục Y tế dự phòng và Môi trường khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số nội dung sau:

1.Thực hiện tốt 4 khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại cộng đồng.

2.Trong vùng có dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người.

3.Thực hiện “Ăn chín, uống sôi”; không sử dụng các thực phẩm như: thịt chó, rau sống, thức ăn tươi sống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh.

 

 

CỤC TRƯỞNG
NGƯỜI PHÁT NGÔN CỦA BỘ Y TẾ




Nguyễn Huy Nga

 

CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ MÔI TRƯỜNG

4 KHUYẾN CÁO CHO CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM

Bệnh Tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

-Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

-Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

-Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

-Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

-Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm:

-Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

-Không ăn rau sống, không uống nước lã.

-Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

-Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

-Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất Cloramin B.

-Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 788/TB-DPMT ngày 15/05/2009 về tình hình bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại một số tỉnh khu vực miền Bắc do Cục Y tế dự phòng và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.724

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.85.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!