Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 58/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Trần Quốc Toản
Ngày ban hành: 29/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 58/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2007

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI NGÀNH Y TẾ NHÂN LỄ KỶ NIỆM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27 THÁNG 02

Ngày 26/02/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 02, phát động thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", sơ kết một năm phong trào học tập noi gương anh hùng-liệt sỹ-bác sỹ Đặng Thùy Trâm, do Bộ Y tế tổ chức.

Tham dự buổi lễ trọng thể này có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TRONG THỜI GIAN QUA:

1. Trong điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng toàn ngành Y tế đã tích cực, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là:

a) Đã chủ động đề ra và tích cực thực hiện các giải pháp kiểm soát, ngăn chặn không để xảy ra dịch bệnh lớn, đặc biệt là khống chế kịp thời dịch cúm A(H5N1) ở người. Công tác khám, chữa bệnh có bước tiến bộ đáng kể thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh, đồng thời phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ y tế; góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sống và phúc lợi cho nhân dân.

b) Công tác xã hội hóa trong ngành y tế đã được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực, đã huy động được các nguồn lực của xã hội đầu tư vào lĩnh vực y tế. Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập, nhất là ở các thành phố lớn được hình thành với trang thiết bị hiện đại, góp phần tích cực nâng cao quy mô, chất lượng và hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị.

c) Đã tích cực triển khai nhiệm vụ củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở và các cơ sở khám, chữa bệnh tới tận vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hầu hết các xã, phường có Trạm y tế, các thôn, bản có nhân viên y tế cộng đồng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của nhân dân.

d) Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế đã được ban hành tương đối hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý và công cụ quan trọng trong quản lý và điều chỉnh các hoạt động y tế. Đặc biệt, năm 2006, đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, đây được coi là một trong những mốc quan trọng về định hướng phát triển của ngành y tế.

đ) Công tác quản lý dược, sản xuất và kinh doanh thuốc đã có bước tiến bộ; sản xuất thuốc trong nước đã đáp ứng trên 50% nhu cầu thuốc chữa bệnh; đã chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn giá thuốc, bảo đảm thị trường thuốc trong nước tương đối ổn định, cung cấp kịp thời, đủ thuốc có chất lượng tốt để phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn "Thực hành tốt" trong quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối và sử dụng thuốc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập trong khu vực và quốc tế.

e) Đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của tập thể đội ngũ công chức, viên chức trong toàn ngành; quan tâm hơn đối với đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế đối với vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn.

Là một nước còn ở trình độ phát triển thấp, song các kết quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, tuổi thọ trung bình của người dân, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta ngày càng tăng, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Điều này khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong đó có đóng góp rất quan trọng của ngành y tế.

2. Tuy nhiên, lĩnh vực y tế vẫn còn bộc lộ một số bất cập, nhược điểm cần sớm được chấn chỉnh, khắc phục:

a) Mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh vẫn chưa thật sự hợp lý, thường xuyên có tình trạng quá tải tại tuyến tỉnh và trung ương; chất lượng dịch vụ y tế nhìn chung còn thấp, nhất là ở tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Các Trung tâm y tế chuyên sâu chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên chưa phát huy tốt ưu thế của khoa học và công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị.

b) Công tác quản lý nhà nước và sự điều hành hoạt động trong lĩnh vực y tế còn chậm đổi mới, vẫn mang nặng tính hành chính, bao cấp. Một số chính sách y tế như: viện phí, bảo hiểm y tế chậm được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, thanh toán viện phí chậm được cải tiến, còn gây phiền hà cho nhân dân. Công tác quản lý và phát triển công nghiệp chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng sẵn có.

c) Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bức xúc; ngộ độc thức ăn, nhất là ngộ độc tập thể vẫn còn xảy ra ở một số nơi.

d) Vấn đề y đức, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh trong một bộ phận thầy thuốc vẫn còn chưa tốt, gây không ít bức xúc trong nhân dân, làm tổn hại đến uy tín của ngành và hình ảnh người thầy thuốc của nhân dân.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, ngành y tế cần chủ động, tích cực tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các mặt công tác của ngành Y tế, trong đó tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

1. Phải quán triệt sâu sắc nội dung các Nghị quyết của Đảng, mà gần đây là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; các Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ để tiếp tục rà soát hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển y tế; trên cơ sở đó lựa chọn xác định các chương trình, đề án, dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư hợp lý; huy động các nguồn lực để đầu tư thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ đề ra của các chương trình, đề án, dự án; thông qua đó, thực hiện được mục tiêu chung của toàn ngành y tế. Trong đó, lưu ý tập trung hoàn thiện mạng lưới khám, chữa bệnh; hệ thống y tế dự phòng, ưu tiên công tác phòng, chống dịch; xây dựng các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế khám, chữa bệnh, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bệnh viện; đẩy mạnh việc phân cấp trong quản lý, kể cả việc quản lý cán bộ đi đôi với đề cao trách nhiệm cho các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc. Tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khám, chữa bệnh, trước hết phải tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các quy định pháp luật, cơ chế chính sách về khám, chữa bệnh, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh đúng quy định. Khẩn trương thực hiện đề án viện phí theo nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh, có sự chia sẻ hợp lý về trách nhiệm giữa nhà nước, xã hội và người bệnh; thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh đối với các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và đồng bào các dân tộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống và chế độ bảo hiểm y tế, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

3. Thúc đẩy thực hiện nhanh việc xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP để đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; yêu cầu ngành y tế, theo chức năng nhiệm vụ của mình, phải tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chủ trương này. Cùng với việc Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, ngành Y tế phải chủ động, tích cực tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm thu hút mọi thành phần trong xã hội cùng tham gia đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, góp phần đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Bộ Y tế chỉ đạo lựa chọn một số bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh công lập trực thuộc Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ điều kiện để xem xét, cho phép thực hiện thí điểm cổ phần hóa; từ đó sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất kế hoạch cổ phần hóa và lộ trình thực hiện tiếp theo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược gắn với tiến trình hội nhập quốc tế. Quản lý tốt việc nhập khẩu thuốc nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu thuốc cả số lượng và chất lượng cho công tác phòng bệnh, chữa bênh; cần quan tâm hơn đến lĩnh vực y - dược học cổ truyền để không ngừng kế thừa, phát triển và hiện đại hóa các phương thuốc, bài thuốc có giá trị của dân tộc. Bảo đảm bình ổn thị trường thuốc. Thống nhất cơ chế cung ứng thuốc trong các bệnh viện, bảo đảm đủ thuốc có chất lượng tốt, với giá hợp lý tới tận người sử dụng. Kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, độc quyền, đầu cơ tăng giá thuốc. Khuyến khích sản xuất và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế trong nước.

5. Thực hiện tốt việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), trong đó cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật và xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển mạng lưới quản lý VSATTP; giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thức ăn; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về VSATTP trong xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, phát hiện xử lý theo quy định của pháp luật các vi phạm về VSATTP.

6. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về y tế, trong đó cần tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về y tế, kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách cho phù hợp, đồng thời tăng cường trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Trước hết cần rà soát lại các nội dung cải cách hành chính để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, cải cách công tác quản lý tài chính, tiến tới hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành, ưu tiên tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp về đầu tư, về công tác cán bộ cho các đơn vị trực thuộc; đề xuất và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải cách hành chính nhanh và hiệu quả hơn, sớm loại bỏ những thủ tục gây phiền hà, tiêu cực, tham nhũng; tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tất cả các hoạt động hành chính. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, làm tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành y tế, xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh.

7. Bộ Y tế cần chủ động, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên ngành y - dược bao gồm cả y - dược học cổ truyền, điều dưỡng, kỹ thuật y tế trong phạm vi cả nước. Tích cực vận động nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng tham gia đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cả về số lượng và chất lượng cán bộ y tế.

8. Ngành y tế, các cấp ủy đảng, chính quyền ở trung ương và địa phương cần dành sự quan tâm thích đáng và thường xuyên chỉ đạo, lãnh đạo công tác y tế; có chính sách chăm lo đến điều kiện làm việc, đời sống, nâng cao trình độ chuyên môn và y đức của các cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Một mặt phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên những đơn vị, cá nhân hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tôn vinh y đức của người thầy thuốc, mặt khác có thái độ và xử lý thích hợp đối với những người thầy thuốc thờ ơ, vô trách nhiệm trước sinh mạng người bệnh.

Cán bộ, nhân viên ngành y tế phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thường xuyên phấn đấu, rèn luyện nâng cao y đức, phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của mỗi cá nhân và các đơn vị trong toàn ngành. Kịp thời khắc phục những tồn tại, yếu kém và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân; đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ; Website CP, các Vụ: Đp, KTTH, I.V, TH;
- Lưu: Văn thư, VX(5b). Hòa (135bản).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Trần Quốc Toản

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 58/TB-VPCP ngày 29/03/2007 về việc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với ngành y tế nhân lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt nam 27 tháng 02 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.814

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.250.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!