Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 369/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 24/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 369/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2018

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÂM NGỌC LINH VÀ CÁC DƯỢC LIỆU KHÁC TẠI TỈNH KON TUM

Ngày 06 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác tại tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam; một số nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau khi nghe các báo cáo, tham luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo như sau:

1. Sâm Ngọc Linh là một sản phẩm đặc hữu, đặc biệt có giá trị của vùng núi Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tỉnh Kon Tum và Tỉnh Quảng Nam, các Bộ, ngành liên quan cần quan tâm phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, phối hợp chặt chẽ và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

a) Thực hiện đầu tư phát triển từng bước vững chắc, hiệu quả; gắn việc đầu tư phát triển với bảo tồn sâm Ngọc Linh, đặc biệt chú trọng bảo tồn nguồn gen thuần chủng của sâm Ngọc Linh, bảo đảm không bị lai tạp hay nhầm lẫn với các loại sâm, dược liệu khác. Tiếp tục mở rộng có kiểm soát việc trồng và chế biến sâm Ngọc Linh song phải bảo đảm chất lượng sâm.

b) Tập trung phát triển chiều sâu, tăng giá trị của sâm Ngọc Linh với bước đi và lộ trình thích hợp. Trước mắt hướng vào việc phát huy các giá trị vượt trội, ưu việt của sâm Ngọc Linh so với các loại sâm và sản phẩm tương tự. Về lâu dài, cần có chiến lược đại chúng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa sâm Ngọc Linh đáp ứng nhu cầu đa dạng từ thấp đến cao trên thị trường quốc tế, đồng thời tiếp tục có những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp gắn với giá trị đặc biệt của sâm Ngọc Linh. Việc bảo hộ, phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh phải bám sát yêu cầu sâm Ngọc Linh là một thương hiệu quốc gia có giá trị, không phải là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy hay của doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả việc xác định, bảo hộ chỉ dẫn địa lý của sâm Ngọc Linh xuất xứ từ Kon Tum và Quảng Nam, lưu ý thông qua ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử; ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm các trường hợp hàng giả, hàng nhái sâm Ngọc Linh, lừa dối người tiêu dùng.

d) Tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm tham gia trồng, chế biến sâm Ngọc Linh, trong đó chú trọng xây dựng một số doanh nghiệp hạt nhân, có đủ tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm trở thành những nhà tiên phong, đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh với các chủng loại sản phẩm phong phú có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết, trong đó có liên kết, hợp tác với nông dân, bảo đảm sinh kế của người dân trên địa bàn.

đ) Tận dụng các thuận lợi, cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0 trong nuôi trồng, chế biến phát triển sản phẩm sâm Ngọc Linh, coi đây là bước đột phá cho sự phát triển của ngành dược liệu và thực phẩm chức năng của Việt Nam.

đ) Nghiên cứu xây dựng, tuyên truyền, quảng bá và có giải pháp phù hợp tăng giá trị sản phẩm của sâm Ngọc Linh từ thánh địa sâm Ngọc Linh (núi Ngọc Linh). Cần nghiên cứu có hệ thống về nguồn gốc, lịch sử, những “huyền thoại” sự thật về sâm Ngọc Linh, giá trị kinh tế và dược tính vượt trội của sâm Ngọc Linh, tránh những thông tin thất thiệt, không có căn cứ khoa học về sâm Ngọc Linh.

2. Kon Tum là địa bàn có tiềm năng to lớn về phát triển dược liệu. Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cần chủ động, tập trung chỉ đạo để Kon Tum nhanh chóng để trở thành vùng trồng, chế biến dược liệu tập trung của quốc gia, coi đó thực sự là một lĩnh vực mũi nhọn chiến lược cần đặc biệt ưu tiên phát triển. Tỉnh cần chú trọng các chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển ngành dược liệu, phát huy vai trò hạt nhân của các doanh nghiệp, xây dựng các doanh nghiệp chủ lực, thực hiện cơ chế liên kết chặt chẽ với người dân, áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến (như GMP, GACP, GAP...) trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến, thúc đẩy chế biến sâu.

- Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ Tỉnh Kon Tum xây dựng và thực hiện quy hoạch, bảo tồn, đầu tư và phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung, hình thành các vùng chuyên canh gắn với chế biến và tiêu thụ, trước mắt thực hiện đối với 10 loài dược liệu chủ lực đã được lựa chọn.

- Đồng ý tỉnh Kon Tum nghiên cứu lập Đề án và thực hiện thủ tục bổ sung Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương... cử cán bộ, chuyên gia giúp Kon Tum sớm hoàn thành Đề án và trình duyệt theo quy định, trong đó cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, toàn diện các mặt, bảo đảm hiệu quả và khả thi.

- Đồng ý tỉnh Kon Tum thí điểm giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng để phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác. Việc giao rừng, cho thuê rừng phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và diễn thế tự nhiên của rừng, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; không làm xâm hại tài nguyên rừng và săn bắt động vật hoang dã; thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng môi trường rừng để phát triển dược liệu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 220/TB-VPCP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ); rà soát cụ thể, giúp Tỉnh Kon Tum sớm triển khai thực hiện cơ chế thí điểm này.

4. Giao Bộ Y tế:

a) Rà soát, đề xuất về tổ chức, bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về dược liệu, y dược cổ truyền trên tinh thần không làm tăng thêm biên chế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng việc hình thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển dược liệu quốc gia.

c) Tập trung xây dựng và trình Thủ tướng các chính sách đặc thù phát triển dược liệu; rà soát các quy định của Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu để tiếp tục hoàn thiện.

5. Giao Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Đưa Trung tâm quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh vào hoạt động và phát huy hiệu quả sau đầu tư; xây dựng Chương trình phát triển sản phẩm và thương hiệu quốc gia cho sản phẩm sâm Ngọc Linh; thúc đẩy sự cộng tác, liên kết, chuyển giao công nghệ giữa Trung tâm và các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, chế biến sâm Ngọc Linh; bảo đảm nguồn gen quý; đặc biệt góp phần chống sản phẩm giả sâm Ngọc Linh.

b) Hỗ trợ hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam xây dựng hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sâm Ngọc Linh.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ: YT, NNPTNT, KHĐT, TNMT, TC, CT, KHCN, NHNNVN, UBDT;
- UBND các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Văn Tùng, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, NN, KTTH, TKBT, QHĐP, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (3) Q.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 369/TB-VPCP ngày 24/09/2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu khác tại tỉnh Kon Tum do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.446

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.239.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!