Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 95/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch phòng chống HIV AIDS Điện Biên 2015 2020

Số hiệu: 95/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Phạm Xuân Kôi
Ngày ban hành: 05/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 05 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50, ngày 20/11/2012 của y ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc phê duyệt 04 đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 65/TTr-SYT, ngày 21/01/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- L/đ UBND tnh;
- Các s, ban, ngành, đoàn thể tnh;
- UBND các huyện, thị xã; thành phố;
- TT PC HIV/AIDS tnh;
- Lưu: VT, TM1, TH1, NCNV, VXLĐ, VXYT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Kôi

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng chính phủ vviệc phê duyệt chiến lược quc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50, ngày 20/11/2012 của y ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc phê duyệt 04 đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Tiếp theo Kế hoạch số 48/KH-UBND, ngày 08/01/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

UBND tỉnh Điện Biên xây dựng kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể như sau:

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Tình hình dịch HIV/AIDS

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 9.562,9 km2, có đường biên giới quốc gia dài 400,861 km, trong đó: Tiếp giáp với CHDCND Lào 360 km, tiếp giáp với Trung Quốc 40,861 km. Dân snăm 2014 khoảng 534.772 người, tỉnh có 10 đơn vị hành chính: 8 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố, 130 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Điện Biên là tỉnh nghèo, trên 90% ngân sách do Trung ương hỗ trợ; tỷ lệ hộ nghèo 31,49%; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,75 triệu đồng/người/năm (năm 2014).

Tình hình dịch HIV/AIDS: Ca nhiễm HIV đầu tiên phát hiện tại Thành phố Điện Biên Phủ vào năm 1998, đến tháng 30/9/2014, lũy tích có 7.508 trường hợp, trong đó còn sống quản lý được 4.087 người. Lũy tích bệnh nhân AIDS 4.688 người (Trong đó còn sống 1.784 người; lũy tích tử vong 2.904 người); tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống trên dân số là 0,76%. Dịch HIV/AIDS đã lan ra cộng đồng, đến nay 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 107/130 xã, phường có người nhiễm HIV (Phụ lục 1 kèm theo). Trong năm 2014 phát hiện 326 người nhiễm HIV (giảm 36,1% so với cùng kỳ năm 2013; giảm 73,8% so với năm 2010 là thi kỳ đỉnh dịch).

Tình hình nghiện ma túy: Theo số liệu thống kê, rà soát ca Công an tỉnh tính đến ngày 15/6/2014 toàn tnh hiện có 9.555 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 1.886 người so với năm 2013. Trong đó: Nam 9.035 người, nữ 520 người; độ tuổi dưới 16 tuổi: 06 người, 16-18 tuổi: 56 người, trên 18-30 tuổi: 2.681 người, trên 30 tuổi trở lên: 6.812 người; 488 người có việc làm ổn định, 5.061 người có việc làm nhưng không ổn định, 4.006 người không có việc làm; 17 học sinh, sinh viên, 91 cán bộ, 32 công nhân, 8.925 nông dân, thành phần khác 490 người; hình thức sử dụng: Hút, hít: 5.077 người, chích 3.173 người, uống 122 người, khác 1.183 người (Phụ lục 2 kèm theo).

Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy năm 2013 là 30%, giảm 26% so với năm 2009 (nguồn IBBS vòng II năm 2009 và IBBS vòng III năm 2013). Tiêm chích ma túy đã gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và trật tự an toàn xã hội và làm gia tăng y nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

II. Kết quả công tác phòng chống dịch HIV/AIDS

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác phòng, chống HIV/AIDS. Được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ, Bộ Y tế và các Tổ chức Quốc tế, tỉnh Điện Biên đã đy mạnh các hoạt động phòng chng HIV/AIDS và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Y tế đã ban hành các Chỉ thị, văn bản, đán, kế hoạch chỉ đạo đồng bộ toàn diện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Chương trình phòng chống HIV/AIDS có sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Sở Y tế đã thành lập hệ thống dịch vụ phòng chống HIV/AIDS tương đi đồng bộ, toàn diện bao gồm: 08 phòng khám ngoại trú; 09 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện; 10 cơ sở điều trị dự phòng lây truyền mẹ con; 05 cơ sở điều trị Methadone; triển khai can thiệp giảm tác hại trên địa bàn 100 xã, phường. Triển khai lồng ghép các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với hệ thống y tế công lập để đảm bảo tính bền vững.

Ngành Y tế đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV. Từ năm 2011 đến tháng 10/2014 thực hiện 539 buổi truyền thông cho 40.474 lượt người. Cấp 6.690 tạp chí phòng chống HIV/AIDS; 73.865 tài liệu truyền thông. Tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đẩy mạnh công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Hiện nay có 8/10 huyện có phòng khám điều trị HIV/AIDS; điều trị ARV cho 2.350 bệnh nhân; điều trị dự phòng Lao bằng INH cho 2.713 bệnh nhân. Điều trị dự phòng Cotrimoxazol cho 5.138 bệnh nhân; chăm sóc tại nhà cho 5.938 người. Triển khai thành công mô hình thí điểm điều trị 2.0 tại 12 xã, phường thuộc 04 huyện. Chương trình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS góp phần nâng cao sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS, giảm tử vong, hạn chế lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Hiện nay tỉnh đã thành lập 05 cơ sđiều trị Methadone; đang quản lý, điều trị cho 1.438 bệnh nhân; đa số bệnh nhân tuân thủ tốt việc điều trị. Sau 02 năm điều trị, chỉ có 01/1.000 trường hợp nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 0,1%; kết quả trên khẳng định Chương trình điều trị Methadone đem lại hiệu quả rất cao về dự phòng lây nhiễm HIV.

Triển khai can thiệp giảm tác hại trên địa bàn 106/130 xã, phường; trong 04 năm 2011- 2014 đã tiếp cận 310.397 lượt người tiêm chích ma túy. Cp miễn phí 7.567.426 bơm kim tiêm (BKT) và 735.081 bao cao su (BCS); bán tiếp thị xã hội 32.500 bao cao su. Độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm tác hại đạt 73,1%; Trung bình 01 người tiêm chích ma túy nhận được 2,2 BKT/ngày. Đến năm 2013 đã khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy là 30% (giảm 26% so với năm 2009 - Nguồn IBBS 2009 và 2013); đã khng chế được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bán dâm là 11% (giảm 9% so với năm 2009 - Nguồn nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2009 và 2013);

Đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; từ năm 2011- 2014 đã xét nghiệm cho 32.582 phụ nữ mang thai (PNMT) trên địa bàn tỉnh; năm 2012 tỷ lệ xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai đạt 74,4%; năm 2014 đạt 80%; quản lý và điều trị cho 100% PNMT nhiễm HIV, khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ truyền sang con dưới 2% (Đạt tiêu chuẩn loại trừ nhiễm HIV từ mẹ truyền sang con, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới).

Trên địa bàn tnh đã triển khai 10 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, thực hiện đúng qui trình của Bộ Y tế. Từ năm 2011-2014, thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV cho 44.481 lượt người. Thực hiện 9.473 mẫu giám sát phát hiện HIV. Thực hiện 7.650 mẫu giám sát trọng điểm, thực hiện 11.865 mẫu xét nghiệm CD4; 166 mẫu xét nghiệm PCR. Năm 2014 quản lý 88,6% người nhiễm HIV còn sống trên địa bàn tỉnh. 100% huyện, thị xã, thành phđã thực hiện công tác theo dõi, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS.

Duy trì hoạt động của 11 nhóm tự lực và câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS, 03 nhóm Hoa hướng dương có 242 phụ nữ nhiễm HIV tham gia. Mức độ phân biệt, kỳ thị, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh. Hàng năm tổ chức tốt tháng Hành động Quốc gia phòng, chng HIV/AIDS; thực hiện tt phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Triển khai có hiệu quả các dự án FHI; dự án Quĩ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS; dự án Hà Lan - Việt Nam. Hợp tác có hiệu quả với các Tổ chức quốc tế như: WHO, UNAIDS, FHI, UNODC; MCNV, SCMS, PSI, CDC...

Đào tạo 7.544 lượt cán bộ về phòng chống HIV/AIDS; thực hiện tốt công tác kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật. Sở Y tế đã tăng cường hp tác quốc tế để huy động nguồn lực cho phòng chống HIV/AIDS.

Tăng cường hợp tác phòng, chống HIV/AIDS qua khu vực biên giới với tỉnh Phong Sa Ly, nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Giai đoạn 2011-2014, tỉnh đã cơ bản thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2015.

Khó khăn và thách thức: Điện Biên là tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn; hầu hết người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh là người nghèo, không có nghề nghiệp ổn định nên gặp khó khăn về nhận thức và trong tiếp cận điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone.

Hệ thống tổ chức, nhân lực phòng chống HIV/AIDS còn mỏng; từ năm 2014 kinh phí đầu tư cho phòng chng HIV/AIDS cắt giảm mạnh, là tỉnh nghèo, nên kinh phí đầu tư cho chương trình phòng chống HIV/AIDS rất hạn chế. Nếu không được đầu tư thỏa đáng, dịch HIV/AIDS có nguy cơ bùng phát trở lại, gây hậu quả rất nặng nề lâu dài đối với sự phát triển của giống nòi, kinh tế - xã hội và an ninh trật tự.

III. Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020

Dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, đã lan ra cộng đồng, đến nay 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 107/130 xã, phường có người nhiễm HIV. Dịch đã và đang gây ra hậu quả lớn làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng gánh nặng ngân sách đầu tư cho các vấn đề xã hội, tác động tiêu cực đến công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Cùng với tệ nạn ma túy, dịch HIV/AIDS làm gia tăng các loại tội phạm hình sự, gây rối trật tự trị an xã hội, làm tăng số trẻ mồ côi, trẻ suy dinh dưỡng, gia tăng tình trạng thất nghiệp, làm suy giảm chất lượng giống nòi.

Để tăng cường hiệu quả các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ vphòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế, việc xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. Cơ sở pháp lý

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006;

2. Chỉ thị số 54-CT/TW/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;

3. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ Qui định chi tiết một số điều của Luật phòng chống HIV/AIDS;

4. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ qui định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

5. Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tm nhìn 2030;

6. Quyết định số 1202/QĐ-TTg, ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ vviệc Phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

7. Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tưng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuốc Methadone năm 2014 và 2015.

8. Quyết định số 4548/QĐ-UBQG50 ngày 20/11/2012 của y ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc phê duyệt 04 đề án thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

9. Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT, ngày 08/10/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

10. Công văn số 7028/BYT-AIDS, ngày 17/10/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

11. Thông tư số 12/2013/TT-BYT, ngày 12/4/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

12. Chỉ thị số 44-CT/TU ngày 08/9/2010 của Tỉnh ủy Điện Biên về việc Tăng cường lãnh đạo công tác Phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong tình hình mới;

13. Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Điện Biên;

14. Kế hoạch số 48/KH-UBND, ngày 08/01/2015 của UBND tnh Điện Biên về việc thực hiện Đ án Bo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tnh Điện Biên.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động xấu của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Trên 80% người dân từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; trên 80% người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;

- Giảm 80% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy so với năm 2010;

- Giảm 80% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục so với năm 2010;

- Trên 80% phụ nữ mang thai được xét nghiệm và nhận kết quả xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con; giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%.

- Trên 80% người nhiễm HIV/AIDS được điều trị thuốc kháng vi rút HIV.

- 100% các huyện, thị xã, thành phố và 80% xã, phường, thị trấn triển khai can thiệp giảm tác hại vào năm 2015 và duy trì tỷ lệ này đến năm 2020. Tăng tỷ lệ thường xuyên sử dụng bơm kim tiêm sạch trong nhóm tiêm chích ma túy lên 85%.

- 60% người nghiện ma túy được điều trị nghiện các chất dạng thuc phiện bằng thuốc thay thế.

- 80% đối tượng có hành vi nguy cơ cao (người sử dụng ma túy, người bán dâm) nhận được dịch tư vấn xét nghiệm HIV.

- 100% các cơ skhám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trlên triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV.

- 100% UBND các cấp có kế hoạch, bố trí ngân sách, ban hành văn bản chđạo và báo cáo hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- 100% các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tnh thực hiện hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế.

- Trên 80% các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức đoàn thể triển khai hoạt động phòng, chng HIV/AIDS cho công chức, viên chức và người lao động tại nơi làm việc.

- 100% đơn vị theo dõi đánh giá thực hiện công tác theo dõi và đánh giá về tình hình dịch, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn theo hướng dẫn ca Bộ Y tế.

- 100% cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chng HIV/AIDS được đào tạo kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.

Phần III

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ NGÂN SÁCH

I. Nội dung hoạt động

1. Chương trình thông tin giáo dục truyền thông thay đi hành vi

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp đối vi công tác thông tin, truyền thông, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành, huy động cộng đồng tổ chức tham gia các hoạt động thông tin, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường truyền thông về các chương trình can thiệp giảm tác hại; chăm sóc và điều trị; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tư vấn xét nghiệm tự nguyện; điu trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

- Sản xuất tài liệu truyền thông: Băng rôn tuyên truyền, tờ rơi, sách bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con.

2. Chương trình can thiệp giảm tác hại cho nhóm nguy cơ cao

- Xây dựng mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng, triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm nghiện ma túy và người bán dâm.

- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và bao cao su. Duy trì hoạt động phân phát miễn phí bơm kim tiêm sạch, bao cao su thông qua giáo dục viên đồng đng; lực lượng y tá thôn, bản; các cơ sở y tế; hộp bơm kim tiêm cố định. Tổ chức thu gom và tiêu hủy bơm kim tiêm đã qua sử dụng.

- Định kỳ giám sát, đánh giá, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến huyện, xã triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại.

- Triển khai có hiệu quả chương trình điều trị Methadone trên địa bàn tnh.

3. Chương trình giám sát, theo dõi và đánh giá

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống giám sát, theo dõi đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến huyện, xã.

- Tăng cường giám sát, quản lý người nhiễm HIV. ng dụng các phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm HIV. Thực hiện tốt công tác giám sát trọng điểm và giám sát phát hiện.

- Triển khai có hiệu quả chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện; đảm bảo đến năm 2020, 100% shuyện có phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đạt chuẩn của Bộ Y tế.

4. Chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

- Mở rộng dịch vụ điều trị, chăm sóc HIV/AIDS tại các cơ sở y tế, các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục và Lao động xã hội và Trại giam. Tiếp tục mở rộng các dịch vụ điều trị ARV tại tuyến xã, phường, thị trấn. Duy trì mạng lưới chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.

- Tăng cường xét nghiệm và điều trị lao cho bệnh nhân nhiễm HIV. Triển khai mở rộng điều trị dự phòng Lao cho người nhiễm HIV/AIDS.

- Tăng cường quản lý, điều trị cho các đi tượng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Thiết lập hệ thống cung ứng thuốc ARV, thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội.

5. Chương trình dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con

- Đẩy mạnh các hoạt động về tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Triển khai mở rộng các dịch vụ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã, phường, thị trấn.

- Chuyển tiếp các thai phụ nhiễm HIV đến điều trtại các cơ sở điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Chuyển tiếp các sản phụ nhiễm HIV, trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV tới các phòng khám ngoại trú để được tiếp tục theo dõi, chăm sóc, điều trị.

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các huyện, thị xã, thành phố về chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

6. Chương trình nâng cao năng lực và hp tác quốc tế

- Tiếp tục xây dựng hệ thống dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bổ sung thiết bị cho các đơn vị tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tnh; cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS các huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho 100% cán bộ y tế tham gia các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS

II. Kinh phí phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020

Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 -2020: 410.241 triệu đồng (Phụ lục 2,3,4 kèm theo)

Phần IV

NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về chính trị, xã hội

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, tiếp tục tổ chức quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

- Vận động các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, mạng lưới người nhiễm HIV tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

2. Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và các hoạt động can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm HIV; triển khai có hiệu quả chương trình điều trị Methadone.

3. Nhóm giải pháp về chăm sóc, điều trị ngưi nhiễm HIV

- Mở rộng dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng virus HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV/AIDS; điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Triển khai mở rộng dịch vụ điều trị ARV tại tuyến xã, phường, thị trấn.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình có người nhiễm bệnh giúp người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.

5. Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá

- Củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao tính chính xác của số liệu giám sát dịch HIV/AIDS, sliệu đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS.

- Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS, đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

6. Nhóm giải pháp về nguồn tài chính

- Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài nước và nhân dân để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; tăng dần tỷ trọng bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ (điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tiếp thị bao cao su; bơm kim tiêm...)

- Tăng cường công tác quản lý, điều phối các nguồn lực đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS.

7. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống HIV/AIDS. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS; chú trọng đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã và y tế thôn bản;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, mạng lưới người nhiễm HIV, nhóm tự lực, câu lạc bộ trong cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS;tăng cường bồi dưỡng, đào tạo người nhim HIV về kỹ năng chăm sóc, tư vấn để tham gia hỗ trợ công tác điều trị cho bệnh nhân.

8. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác, triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS qua khu vực biên giới với tỉnh Phong Sa Ly nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng chống HIV/AIDS.

9. Nhóm giải pháp về chế độ chính sách

Thường xuyên cập nhật và thực hiện nghiêm các văn bản, chế độ, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chế độ chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương và của tỉnh về công tác Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020, định kỳ báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tnh.

- Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực, chương trình, dự án để bổ sung kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

2. Sở Y tế

- Hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020. Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát; định kỳ, đột xuất tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Định kỳ báo cáo kết quả phòng chống HIV/AIDS với Bộ Y tế và UBND tnh theo quy định.

- Hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy phòng chống HIV/AIDS; chđạo triển khai lồng ghép các dịch vụ phòng, chng HIV/AIDS trong hệ thống y tế.

- Chỉ đạo các đơn vị ngành y tế sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế. Hướng dẫn các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thực hiện việc thu phí điều trị của bệnh nhân theo các quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường huy động kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết cho hệ thng phòng, chống HIV/AIDS trình cp có thm quyền phê duyệt. Giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát trin kinh tế xã hội của tỉnh.

5. Bảo hiểm xã hội tnh

Phối hợp với ngành y tế đảm bảo thanh toán các chi phí liên quan đến điều trị bệnh cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

6. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hp với ngành y tế tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng chng HIV/AIDS; bsung biên chế và thực hiện các chế độ, chính sách trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho người nghiện ma túy và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS trong các Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của tỉnh.

- Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ người nghiện chích ma túy, người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng và tiếp cận các nguồn hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo; vay vốn; học nghề, tìm việc làm.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến công tác phòng, chống HIV/AIDS; định kỳ thông tin về tình hình dịch và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đy mạnh hoạt động truyn thông trong tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hp với Sở Y tế triển khai các nội dung hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các nội dung hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục và đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí huy động.

10. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh

Trên cơ sở kế hoạch do UBND tnh phê duyệt, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đặc thù của ngành, cơ quan, đơn vị. Phối hợp chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch.

11. Đề nghị y ban Mặt trận Tquốc Việt Nam tnh và các thành viên

Tăng cường tuyên truyền, vận động các các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị liên quan tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tnh. Triển khai lồng ghép chương trình phòng chống HIV/AIDS với các chương trình hành động của cơ quan, đơn vị.

12. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai kế hoạch kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 theo chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, các phòng, ban chức năng và các đơn vị liên quan trin khai thực hiện nội dung của kế hoạch phòng, chng HIV/AIDS đến năm 2020 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch triển khai mrộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn; chủ động đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả phòng chống HIV/AIDS vUBND tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020./.

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND, ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị: Người

TT

Tên huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn

HIV

AIDS

Tử vong

Quản lý

Tỷ lệ bệnh nhân còn sng qun lý được
(%)

Phát hiện mới năm 2014

Lũy tích

Phát hiện mi năm 2014

Lũy tích

Số bệnh nhân còn sng

10 tháng 2014

Lũy tích

Có mặt tại địa phương

Smất dấu

I

Thành phĐiện Biên Phủ

7

1015

44

662

180

39

482

419

114

78,6

1

Phường Mường Thanh

0

152

7

85

23

8

62

42

48

 

2

Phường Tân Thanh

0

124

10

96

28

6

68

52

4

 

3

Phường Thanh Bình

1

99

8

71

16

8

55

31

13

 

4

Phường Him Lam

1

198

4

142

37

3

105

71

22

 

5

Phường Noong Bua

0

112

4

76

28

2

48

53

11

 

6

Xã Thanh Minh

0

35

2

29

6

2

23

11

01

 

7

Phường Nam Thanh

3

197

6

114

29

6

85

106

6

 

8

Phường Thanh Trường

2

92

3

49

13

4

36

47

9

 

9

Xã Tà Lèng

0

6

0

0

0

0

0

6

0

 

II

Huyện Điện Biên

94

2518

105

1597

541

86

1056

1249

213

85,3

1

Xã Thanh Luông

6

229

20

152

47

10

105

88

36

 

2

Xã Thanh Xương

4

189

14

130

40

8

90

76

23

 

3

Xã Thanh Hưng

3

241

9

154

50

13

104

111

26

 

4

Xã Thanh An

9

242

5

151

41

6

110

114

18

 

5

Xã Noong Hẹt

4

171

2

110

44

4

66

89

16

 

6

Xã Sam Mứn

2

272

4

175

58

8

117

148

7

 

7

Xã Pom Lót

5

5

1

1

0

1

1

4

 

 

8

Xã Thanh Nưa

4

140

4

86

38

4

48

81

11

 

9

Xã Hua Thanh

3

3

1

1

0

1

1

2

 

 

10

Xã Nà Tấu

5

64

4

35

14

5

21

37

6

 

11

Xã Thanh Yên

9

169

6

104

26

7

78

75

16

 

12

Xã Thanh Chăn

0

162

3

104

29

0

75

69

18

 

13

Xã Mường Phăng

5

153

13

97

58

4

39

106

8

 

14

Xã Pá Khoang

6

6

1

1

1

0

0

6

 

 

15

Xã Mường Pồn

8

132

11

88

26

8

62

68

2

 

16

Xã Núa Ngam

5

127

3

82

24

2

58

58

11

 

17

Xã Hẹ Muông

2

2

0

0

0

0

0

2

 

 

18

Xã Noong Luống

2

91

1

62

18

4

44

40

7

 

19

Xã Mường Nhà

6

75

1

41

17

1

24

45

6

 

20

Xã Na Tông

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

21

Xã Mường Lói

1

13

0

6

3

0

3

10

0

 

22

Xã Phu Luông

5

5

0

0

0

0

0

5

 

 

23

Xã Na Ư

0

8

0

3

1

0

2

4

2

 

24

Xã Pa Thơm

0

6

0

4

1

0

3

3

 

 

25

Xã Nà Nhạn

0

13

2

10

5

0

5

8

 

 

III

Huyện Tuần Giáo

40

1205

10

647

227

9

420

735

50

 

1

Thị trấn

1

262

2

164

48

3

116

120

26

 

2

Xã Quài T

6

116

0

56

16

0

40

71

5

 

3

Xã Quài Cang

5

118

0

63

27

0

36

82

 

 

4

Xã Quài Nưa

0

83

1

52

20

2

32

47

4

 

5

Xã Nà Sáy

0

97

0

57

29

0

28

68

1

 

6

Xã Mường Khong

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

7

Xã Pú Nhung

0

4

0

2

1

0

1

1

2

 

8

Xã Mường Thin

0

25

0

17

3

0

14

11

 

 

9

Xã Chiềng Sinh

8

293

2

138

45

1

93

193

7

 

10

Xã Chiềng Đông

7

7

0

0

0

0

0

7

 

 

11

Xã Mường Mùn

9

89

2

35

12

2

23

64

2

 

12

Xã Pú Xi

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

13

Xã Mùn Chung

4

97

3

55

21

1

34

60

3

 

14

Xã Nà Tòng

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

15

Xã Tênh Phông

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

16

Xã Tỏa Tình

0

1

0

0

0

0

0

1

 

 

17

Xã Ta Ma

0

3

0

0

0

0

0

3

 

 

18

Xã Rạng Đông

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

19

Xã Phình Sáng

0

10

0

8

5

0

3

7

 

 

IV

Huyện Mường ng

51

837

37

521

236

36

285

516

36

93,4

1

Thị trấn

2

187

8

133

60

9

73

106

8

 

2

ng Nưa

5

73

3

47

27

3

20

52

1

 

3

ng Cang

13

158

10

97

44

6

53

105

 

 

4

Xã Ẳng T

6

59

3

36

20

2

16

39

4

 

5

Xã Búng Lao

2

72

6

57

16

5

41

22

9

 

6

Xã Mường Đăng

6

120

0

70

36

5

34

82

4

 

7

Xã Mường Lạn

6

70

2

38

17

2

21

45

4

 

8

Xã Xuân Lao

3

44

2

21

5

2

16

23

5

 

9

Xã Nậm Lịch

0

13

0

8

5

0

3

10

 

 

10

Xã Ngi Cáy

8

41

3

14

6

2

8

32

1

 

V

Thị xã Mường Lay

13

615

6

499

219

16

280

301

34

89,8

1

Phường Sông Đà

0

140

0

131

48

7

83

42

15

 

2

Phường Na Lay

4

224

2

172

65

4

107

105

12

 

3

Phường Lay Nưa

9

251

4

196

106

5

90

154

7

 

VI

Huyện Điện Biên Đông

57

854

86

519

271

45

248

575

31

94,9

1

Thị trấn

4

102

4

74

41

2

33

69

 

 

2

Xã Pú Nhi

1

29

5

26

6

8

20

8

1

 

3

Xã Mường Luân

13

159

14

77

37

5

40

119

 

 

4

Xã Na Son

8

191

8

113

59

5

54

118

19

 

5

Xa Pú Hồng

1

11

1

7

5

1

2

9

 

 

6

Xã Luân Giói

18

187

29

116

68

12

48

131

8

 

7

Xã Keo Lôm

0

54

8

42

18

5

24

30

 

 

8

Nong U

0

5

0

4

2

0

2

3

 

 

9

Xã Xa Dung

4

40

4

20

12

1

8

32

 

 

10

Xã Háng Lìa

0

2

0

2

1

0

1

1

 

 

11

Xã Tìa Dình

2

5

0

0

0

0

0

5

 

 

12

Xã Phì Nhừ

0

11

1

6

5

0

1

7

3

 

13

Xã Chiềng Sơ

6

55

11

31

17

5

14

41

 

 

14

Xã Phình Giàng

0

3

1

1

0

1

1

2

 

 

VII

Huyện Mường Chà

10

271

2

174

92

3

82

163

26

86,3

1

Thị trấn

4

78

2

46

18

2

28

41

9

 

2

Xã Pa Ham

1

24

0

13

5

1

8

11

5

 

3

Xã Nậm Nèn

1

1

0

0

0

0

0

1

 

 

4

Xã Mường Tùng

1

17

0

13

8

0

5

9

3

 

5

Xã Hừa Ngài

0

41

0

27

19

0

8

31

2

 

6

Xã Huổi Mí

1

1

0

0

0

0

0

1

 

 

7

Xã Mường Mươm

0

74

0

56

26

0

30

39

5

 

8

Xã Sá Tổng

0

2

0

0

0

0

0

2

 

 

9

Xã Huổi Lèng

0

1

0

0

0

0

0

1

 

 

10

Xã Na Sang

0

29

0

19

16

0

3

24

2

 

11

Xã Sa Lông

1

2

0

0

0

0

0

2

 

 

12

Xã Ma Thì H

1

1

0

0

0

0

0

1

 

 

VIII

Huyện Tủa Chùa

4

101

9

53

9

9

44

50

7

87,7

1

Thị trấn

0

27

3

18

5

3

13

11

3

 

2

Xã Huổi Só

0

9

0

3

0

0

3

6

 

 

3

Xã Mường Báng

3

51

3

27

4

3

23

24

4

 

4

Xã Xá Nhè

1

2

1

1

0

1

1

1

 

 

5

Xã Mường Đun

0

9

1

2

0

1

2

7

 

 

6

Xã Tủa Thàng

0

1

0

1

0

0

1

0

 

 

7

Xã Sính Phình

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

8

Xã Trung Thu

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

9

Xã Lao Xả Phình

0

2

1

1

0

1

1

1

 

 

10

Xã Tả Sìn Thàng

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

11

Xã Sín Chải

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

12

Xã Tả Phìn

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

IX

Huyện Mường Nhé

13

85

5

42

28

1

14

69

2

97,1

1

Xã Mường Nhé

7

52

1

35

22

1

13

37

2

 

2

Xã Mường Toong

2

14

2

3

2

0

1

13

 

 

3

Xã Huổi Lếch

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

4

Xã Sín Thu

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

5

Xã Chung Chải

1

4

0

1

1

0

0

4

 

 

6

Xã Quảng Lâm

0

6

0

0

0

0

0

6

 

 

7

Xã Nậm Vì

1

4

2

2

2

0

0

4

 

 

8

Xã Pá Mỳ

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

9

Xã Sen Thượng

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

10

Xã Leng Su Sìn

0

1

0

0

0

0

0

1

 

 

11

Xã Nậm Kè

2

4

0

1

1

0

0

4

 

 

IX

Huyện Nậm Pồ

2

27

3

17

11

4

6

15

6

80,9

1

Xã Si Pa Phìn

0

8

3

6

3

3

3

1

4

 

2

Xã Chà Nưa

0

3

0

3

2

0

1

0

2

 

3

Xã Chà T

0

3

0

3

1

1

2

1

 

 

4

Xã Phìn Hồ

0

2

0

0

0

0

0

2

 

 

5

Xã Nậm Khăn

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

6

Xã Nà Hỳ

0

5

0

2

2

0

0

5

 

 

7

Xã Nậm Chua

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

8

Xã Chà Cang

1

5

0

3

3

0

0

5

 

 

9

Xã Nậm Tin

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

10

Xã Pa Tần

1

1

0

0

0

0

0

1

 

 

11

Xã Nà Bủng

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

12

Xã Vàng Đán

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

13

Xã Nà Khoa

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

14

Xã Nậm Nhừ

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

15

Xã Na Cô Sa

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

130

Tổng

291

7528

307

4731

1814

248

2917

4092

519

88,7

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND, ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nhu cầu kinh phí cho các hoạt động

Tổng

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I

Chương trình điu trị thay thế bng Methadone

37.850

35.447

38.991

42.891

47.180

51.898

254.256

1

Văn phòng phẩm

484

532

585

644

708

779

3.732

2

Photo in ấn

343

378

415

457

502

553

2.648

3

Chi phí thường xuyên (Mua cốc, điện thoại...)

3.003

3.303

3.634

3.997

4.397

4.837

23.171

4

Xét nghiệm thường quy

4.278

4.706

5.177

5.694

6.264

6.890

33.008

5

Xét nghiệm nước tiểu (Heroin/mocphin)

1.056

1.161

1.277

1.405

1.546

1.700

8.145

6

Tiền xăng + tiền công tác phí của cán bộ vận chuyển thuốc Methadone từ Hà Nội lên Điện Biên

0

0

0

0

0

0

0

7

Tiền xăng + tiền công tác phí của cán bộ vận chuyển thuốc Methadone

81

90

99

108

119

131

628

8

Lương hàng tháng

8.228

9.051

9.956

10.951

12.046

13.251

63.483

9

Lương ngoài giờ (T7, lễ tết)

938

1.031

1.134

1.248

1.373

1.510

7.234

10

Hội nghđồng thuận

133

 

 

 

 

 

133

11

Tập huấn

328

 

 

 

 

 

328

12

Bảo hộ lao động

128

141

155

170

187

206

988

13

Sửa chữa cơ sở vật chất

4.200

490

539

593

652

717

7.191

14

Trang thiết bị cơ sở

1.680

0

0

0

0

0

1.680

15

Mua bơm thuốc Methadone Caliblex

416

754

829

912

1.004

1.104

5.019

16

Tiền thuốc Methadone

12.555

13.810

15.191

16.710

18.381

20.219

96.866

II

Giám sát HIV/AIDS

4.185

3.993

3.132

3.983

3.810

2.956

22.059

1

Khen thưởng

41

45

50

55

60

66

317

2

Thanh toán nhiên liệu

124

136

149

164

181

199

953

3

Vật tư văn phòng

33

36

40

44

48

53

255

4

Phụ cấp lương cho cán bộ chuyên trách xã phường

312

343

378

415

457

502

2.407

5

Rà soát số liệu

 

 

 

 

 

 

0

6

- Tỉnh

16

17

19

21

23

25

120

7

- Huyện

2,0

2,2

2,4

2,6

2,9

3,2

15

8

- Xã

73

80

88

97

106

117

560

9

- Lưu trú + tiền ngủ tuyến tnh khi đi rà soát

129

142

157

172

190

208

999

11

In ấn tài liệu

25

27

30

33

36

40

191

12

Giám sát trọng điểm lồng ghép với giám sát hành vi

0

81

76

83

92

101

434

13

Xét nghiệm HIV

3.431

3.082

2.144

2.896

2.614

1.641

15.808

 

Sửa chữa cơ sở vật chất

1.100

750

350

650

550

150

3.550

 

Thiết bị cơ s

1.615

1.101

514

951

772

220

5.173

 

Vật tư, sinh phẩm

462

834

883

887

887

887

4.840

 

Tiền công lấy mẫu, làm mẫu xét nghiệm

116

286

286

301

301

301

1.591

 

Tiền vận chuyển mẫu HIV (+)

23

26

26

21

21

0

118

 

Photo in ấn; Văn phòng phẩm

109

80

80

80

80

80

510

 

Tiền họp chè nước giao ban với các xã

1

1

1

1

0

0

3

 

Tiền đi lại giám sát hỗ trợ kỹ thuật của tuyến tnh

5

5

5

5

3

3

25

III

Thông tin truyền thông

542

461

461

450

450

450

2.815

1

Truyền thông trực tiếp

151

151

151

140

140

140

872

2

Truyền thông gián tiếp

340

310

310

310

310

310

1.893

3

Thiết bị

51

0

0

0

0

0

51

IV

Can thiệp giảm tác hại

7.127

7.777

8.588

9.153

10.051

10.753

53.450

1

Chi phụ cấp cho nhân viên tiếp cận cộng đồng có th

390

402

402

402

402

402

2.400

2

Bơm kim tiêm

4.558

5.384

6.105

6.606

7.403

8.026

38.083

3

Kinh phí tiêu hủy bơm kim tiêm

326

385

436

472

529

573

2.720

4

Bao cao su

334

379

419

446

490

524

2.591

5

Vật tư

1.221

1.227

1.227

1.227

1.227

1.227

7.357

6

Thiết bị

298

0

0

0

0

0

298

V

Điều trị HIV/AIDS

13.122

10.671

11.205

11.999

12.494

12.889

72.380

1

Sửa chữa nâng cấp cơ svật chất

300

0

0

0

0

0

300

2

Chi phí nhân sự

3.545

445

445

445

445

445

5.771

3

Chi phí giám sát

186

98

98

98

98

98

678

4

In ấn, phô tô biểu mẫu hồ sơ bệnh án

32

32

32

32

32

32

194

5

Văn phòng phẩm, điện thoại

8

12

12

12

12

12

68

6

Chăm sóc tại nhà

33

29

29

29

29

29

177

7

Xét nghiệm cơ bản

521

1.117

1.174

1.231

1.288

1.334

6.665

8

Xét nghiệm CD4 + xét nghiệm tải lượng vi rút

100

97

97

97

97

97

584

9

Thuốc điều trARV và điều trị phòng lây truyền mẹ

7.989

8.572

9.009

9.447

9.884

10.234

55.135

10

Thuốc nhiễm trùng cơ hội

300

160

200

500

500

500

2.160

11

Vật tư tiêu hao cho các phòng khám ngoại trú

108

108

108

108

108

108

648

VI

Nâng cao năng lực

428

262

265

226

225

264

1.670

1

Hội nghị tập huấn (Chương trình giám sát HIV)

57

64

11

12

13

14

170

2

Tập huấn (Truyền thông)

193

142

168

124

125

125

878

3

Chi phí tổ chức hội nghị, đào tạo tập huấn (Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS)

95

3

3

31

3

36

172

4

Tập huấn xét nghiệm HIV; tư vấn

83

53

83

59

83

89

451

VII

Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ

457

601

602

638

638

675

3.611

1

Vật tư, sinh phẩm

337

440

440

466

466

493

2.641

2

Tiền công ly mẫu

120

162

162

172

172

182

970

Tổng

63.711

59.212

63.245

69.341

74.847

79.885

410.241

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND, ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nhu cầu kinh phí qua các năm

Tổng

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Thông tin truyền thông

542

461

461

450

450

450

2.815

2

Can thiệp giảm tác hại

7.127

7.777

8.588

9.153

10.051

10.753

53.450

3

Điều trị HIV/AIDS

13.122

10.671

11.205

11.999

12.494

12.889

72.380

4

Giám sát HIV/AIDS

4.185

3.993

3.132

3.983

3.810

2.956

22.059

5

Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

457

601

602

638

638

675

3.611

6

Nâng cao năng lực

428

262

265

226

225

264

1.670

7

Chương trình điều trị thay thế bng Methadone

37.850

35.447

38.991

42.891

47.180

51.898

254.256

 

Tổng kinh phí

63.711

59.212

63.245

69.341

74.847

79.885

410.241

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015 -2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-UBND, ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

I

Tổng nhu cầu kinh phí

63.711

59.212

63.245

69.341

74.847

79.885

410.241

1

Ngân sách trung ương

3.393

3.482

18.246

23.803

28.843

33.333

111.100

2

Ngân sách địa phương

21.692

6.473

6.797

7.137

7.494

7.868

57.461

3

Viện trợ quốc tế

30.760

28.648

17.462

17.462

17.462

17.462

129.256

4

Bo hiểm Y tế

2.403

5.462

5.512

5.589

5.588

5.661

30.215

5

Doanh nghiệp

1.274

1.184

1.265

1.387

1.497

1.598

8.205

6

Người dân tự chi trả

4.189

13.963

13.963

13.963

13.963

13.963

74.004

II

Ước khả năng huy động được

38.260

36.523

8.269

8.682

9.116

9.572

110.422

 

Ngân sách trung ương

2.100

2.205

2.315

2.431

2.553

2.680

14.284

2

Ngân sách địa phương

5.400

5.670

5.954

6.251

6.564

6.892

36.730

3

Viện trợ quốc tế

30.760

28.648

-

-

-

-

59.408

4

Bảo hiểm Y tế

 

 

 

 

 

 

-

5

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

-

6

Người dân tự chi trả

 

 

 

 

 

 

-

III

Thiếu hụt - cần phải huy động được

25.451

22.689

54.976

60.658

65.731

70.313

299.818

1

Ngân sách trung ương

1.293

1.277

15.931

21.372

26.291

30.653

96.816

2

Ngân sách địa phương

16.292

803

844

886

930

976

20.731

3

Viện trợ quốc tế

-

-

17.462

17.462

17.462

17.462

69.848

4

Bảo hiểm Y tế

2.403

5.462

5.512

5.589

5.588

5.661

30.215

5

Doanh nghiệp

1.274

1.184

1.265

1.387

1.497

1.598

8.205

6

Người dân tự chi tr

4.189

13.963

13.963

13.963

13.963

13.963

74.004

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 95/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.264

DMCA.com Protection Status
IP: 103.131.71.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!