UỶ
BAN THỂ DỤC THỂ THAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
862/QĐ-UBTDTT
|
Hà
Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT QUẦN VỢT
BỘ TRƯỞNG-CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
- Căn cứ Nghị định số
22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục Thể thao;
- Xét yêu cầu về phát triển và nâng cao thành tích môn quần vợt ở Việt nam.
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành Luật Quần vợt gồm 2 phần, 40 Điều.
Điều 2:
Luật Quần vợt được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi
đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại nước ta.
Điều 3:
Luật này thay thế cho các Luật đã ban hành trước đây và
có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4:
Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao II, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Giám đốc
Sở Thể dục Thể thao, Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao các tỉnh, các đơn vị có
liên quan thuộc Uỷ ban Thể dục Thể thao chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
|
BỘ
TRƯỞNG-CHỦ NHIỆM UỶ BAN TDTT
Nguyễn Danh Thái
|
Phần 1
ĐÁNH ĐƠN
Điều 1. SÂN
Sân Quần vợt hình chữ nhật dài
23,77m và rộng 8,23m. Lưới chia sân thành 2 phần bằng nhau. Lưới được căng bằng
sợi dây hoặc dây kim loại có đường kính tối đa 0,8cm, hai đầu dây được buộc hay
căng ngang trên đầu hai cột lưới, 2 cột lưới tròn có đường kính tối đa 15cm hoặc
nếu cột lưới vuông có cạnh tiết diện 15cm. Cột lưới không được cao hơn mép trên
cạp lưới 2,5cm. Tâm của cột lưới đặt cách mép ngoài đường biên dọc 0,914 m ở mỗi
bên, chiều cao của cột lưới sao cho mép trên cạp lưới ở độ cao 1,07m so với mặt
sân.
Khi kết hợp sân đánh đôi (xem Điều
34) với sân đánh đơn, lưới phải được nâng lên cách mặt sân 1,07m bằng 2 cọc chống
lưới. Cọc chống tròn có đường kính tối đa 7,5cm, cọc chống vuông có cạnh tiết
diện tối đa 7,5cm. Tâm của cọc chống đặt cách mép ngoài đường biên dọc của sân
đơn là 0,914m ở mỗi bên.
Lưới phải được căng sát đến 2 cột
lưới, mắt lưới có kích thước đủ để bóng không lọt qua được. chiều cao của lưới ở
giữa sân là 0,914m, ở điểm này có một giải băng màu trắng, bản rộng 5cm, buộc
giữ cho lưới ở độ cao quy định. Cạp lưới màu trắng chạy suốt dây căng lưới có bản
rộng từ 5cm dến 6,35cm ở hai bên lưới. Không được quảng cáo trên cạp lưới, cọc
chống lưới. Được quảng cáo trên lưới nhưng chỉ ở phần 0,914m từ đường biên dọc
tới cột lưới sao cho vẫn có thể nhìn qua lưới. Quảng cáo này không được dùng
màu vàng hoặc trắng.
Ở cuối 2 bên sân là đường biên
ngang, ở 2 bên mép sân là đường biên dọc. Ở 2 bên lưới kẻ 2 đường song song và
cách lưới 6,4m gọi là đường giao bóng. Khoảng sân ở mỗi bên lưới giữa đường
giao bóng với đường biên dọc kẻ một đường giao bóng trung tâm có độ rộng 5cm kẻ
từ chính giữa và song song với đường biên dọc chia thành 2 phần sân bằng nhau gọi
là ô giao bóng. Ở chính giữa đường biên ngang kẻ “vạch mốc giao bóng”rộng 5cm,
dài 10cm vuông góc với đường biên ngang và hướnh vào trong sân.
Tất cả các đường khác có độ rộng
từ 2,5cm đến 5cm, trừ đường biên ngang có độ rộng tối đa 10cm, tất cả các kích
thước được tính đến mép ngoài của đường kẻ. Các đường phải được kẻ cùng một
màu. Nếu có quảng cáo hay các vật thể khác được đặt ở cuối sân thì chúng không
được có màu trắng hoặc vàng. Có thể dùng màu nhạt nếu nó không gây cản trở cho
tầm nhìn của đấu thủ.
Ghi chú 1: Trong cup David,
Fed Cup hay các giải Vô địch chính thức của Liên đoàn quần vợt Quốc tế, những
yêu cầu cụ thể về khoảng trống sau 2 đường biên ngang và ở 2 đường biên dọc được
quy định trong điều lệ của những giải đấu đó.
Ghi chú 2: Ở cấp CLB hay khu
giải trí, thì khoảng trống ở cuối mỗi đường biên ngang tối thiểu là 5,5m và ở 2
đường biên dọc tối thiểu là 3,05m.
Điều 2.
THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH
Các thiết bị cố định trên sân
không chỉ gồm có lưới, các cột lưới, cọc chống đánh đơn, dây căng lưới, cạp lưới
mà còn tường hay lưới chắn xung quanh sân, các quầy hàng, ghế ngồi cố định hay
di động quanh sân và cả những người ngồi trên đó, tất cả các vật cố định khác ở
quanh sân hay trên sân, trọng tài, trọng tài lưới, trọng tài bắt lỗi bước chân,
trọng tài biên và người nhặt bóng đứng ở đúng vị trí của họ.
Chú ý: với mục đích của luật
này, từ “trọng tài” bao gồm cả những trọng tài ngồi trên sân và tất cả những
người được chỉ định giúp trọng tài điều khiển trận đấu.
Điều 3.
BÓNG
Những bóng được chấp thuận để
thi đấu theo Luật quần vợt phải đáp ứng những quy định dưới đây:
a. Bóng phải có mặt ngoài đồng dạng
phủ lớp vải (fabric) và có màu trắng hoặc vàng. Nếu có đường chắp nối phải
không có mũi khâu.
b. Bóng phải đáp ứng những yêu cầu
cụ thể trong phụ lục 1 (quy định kiểm tra cụ thể trong Điều 3) trọng lượng của
bóng có thể từ 56gam đến 59,4gam.
c. Có nhiều loại bóng. Mỗi quả
bóng phải có độ nảy từ 134,62cm đến 147,32cm khi rơi từ độ cao 254cm xuống mặt
sân cứng, phẳng…Bóng kiểu 1 (tốc độ nhanh) có sự biến dạng về phía trước từ
0,495cm đến 0,914cm khi có lực tác động 8,165kg vào bóng. Bóng kiểu 2 (tốc độ
trung bình) và bòng kiểu 3 (tốc độ chậm) có sự biến dạng về phía trước từ
o,559cm đến 0,737cm và biến dạng về phía sau từ 0,80cm đến 1,080cm. Các biến dạng
này là trị số trung bình của ba lần đọc số riêng rẽ theo 3 trục của bóng và các
số đọc từng đôi khác biệt tối đa là 0,76cm trong mỗi tình huống.
d. Khi thi đấu ở độ cao trên
1,219m so với mặt biển, có thể sử dụng hai loại bóng bổ sung:
i. Loại thứ nhất dành cho kiểu
bóng 1 (tốc độ nhanh) giống như các chỉ tiêu mô tả ở trên trừ trị số độ nảy từ
121,92cm đến 134,62cm và có áp suất trong lớn hơn áp suất ngoài. Loại này thường
được gọi là loại bóng có độ nén.
ii. Loại thứ hai dành cho kiểu
bóng 2 (tốc độ trung bình) giống như các chỉ tiêu mô tả ở trên trừ trị số độ nảy
từ 134,62cm đến 147,32cm và có áp suất bên trong xấp xỉ áp suất bên ngoài và đã
được thích nghi với khí hậu trong 60 ngày hoặc hơn nữa tuỳ theo độ cao của giải
đấu cụ thể. Loại bóng này được gọi là bóng có độ nén bằng không hoặc bóng không
có độ nén. Loại bóng thứ ba được đề nghị sử dụng trong các sân ở độ cao trên
1,219m so với mặt biển là bóng kiểu 3 (tốc độ chậm) với các tiêu chuẩn như đã
mô tả ở trên.
e. Tất cả việc kiểm tra về độ nẩy,
kích cỡ và sự biến dạng được thực hiện theo quy định trong phụ lục 1.
f. Liên đoàn Quần vợt thế giới
có quyền quyết định bóng hay bản mẫu bóng đáp ứng những yêu cầu trên, hoặc chấp
thuận cho thi đấu. Quyết định này có thể được đưa ra do sáng kiến của Liên đoàn
hay theo đề nghị của bất cứ bên nào có quyền lợi liên quan như đấu thủ, nhà sản
xuất, các Liên đoàn quốc gia hoặc thành viên của Liên đoàn đó. Các quy định và
đơn phải được thực hiện theo thủ tục báo cáo và thẩm định hiện hành của Liên
đoàn Quần vợt Quốc tế (xem phụ lục 3).
Chú ý 1: Bất cứ bóng nào được
sử dụng trong một giải thi đấu theo luật Quần vợt đều phải nằm trong danh sách
bóng được ITF chính thức thông qua do Liên đoàn Quần vợt Quốc tế ban hành.
Tình huống 1: Kiểu bóng nào được
dùng cho loại sân nào?
Quyết định: 3 kiểu bóng được chấp
thuận sử dụng trong thi đấu, tuy nhiên:
a. Kiểu bóng 1: (tốc độ nhanh)
nên dùng trên mặt sân tốc độ chậm (xem phụ lục 1).
b. Kiểu bóng 2: (tốc độ trung
bình) nên dùng trên mặt sân tốc độ trung bình/trung bình nhanh (xem phụ lục 1).
c. Kiểu bóng 3: (tốc độ chậm)
nên dùng trên mặt sân tốc độ nhanh (xem phụ lục 1).
Điều 4. VỢT
Chỉ những loại vợt nào đáp ứng
được những yêu cầu dưới đây mới được dùng trong thi đấu:
a. Mặt vợt là một mặt phẳng và gồm
những dây đan theo mẫu nối với khung vợt theo kiểu nống một (1 sợi trên, 1 sợi
dưới), độ dày mặt lưới không có sự khác biệt, đặc biệt ở vùng trung tâm không
được thưa hơn các chỗ khác. Vợt phải được thiết kế và đan lưới sao cho các tính
chất ở cả hai bên mặt vợt như nhau. Các dây vợt không được buộc thêm hay có nút
lồi ngoài các vật hay các nút sử dụng đơn lẽ nhằm hạn chế hoặc đề phòng đứt hay
rung, các vật và nút này phải có vị trí và kích cỡ phù hợp với các mục đích đó.
b. Khung của vợt dài tối
đa73,66cm tính toàn bộ chiều dài kể cả cán vợt. Khung vợt có độ rộng tối đa
31,57cm. Bề mặt vợt dài tối đa 39,37cm và rộng tối đa 29,21cm.
c. Vợt kể cả tay cầm, không được
buộc thêm bất cứ vật hay dụng cụ gì ngoài nút sử dụng đơn lẻ nhằm hạn chế hay đề
phòng đứt, độ rung hoặc để phân phối trọng lượng, các vật và nút này phải có vị
trí và kích cỡ phù hợp với các mục đích đó.
d. Cấu trúc của vợt, kể cả cán vợt
và dây, không được thêm bất cứ vật gì có thể làm thay đổi cơ bản hình dáng của
vợt hoặc làm thay đổi sự phân phối trọng lượng theo trục dọc của vợt hoặc trục
ngang, hay cố tình làm thay đổi tính chất có thể tác động đến việc dùng vợt
trong khi thi đấu. Không được đưa vào bên trong hay gắn vào vợt bất cứ nguồn lực
nào theo bất cứ cách nào để làm thay đổi hay tác động đến tính chất của vợt khi
đánh.
Liên đoàn Quần vợt Quốc tế có
quyền quyết định vợt hay bản mẫu vợt đáp ứng những yêu cầu trên, công nhận hoặc
không công nhận vợt đó được dùng trong thi đấu. Quyết định này có thể được đưa
ra do sáng kiến của Liên đoàn hay theo bất cứ bên nào có quyền lợi liên quan
như cầu thủ, nhà sản xuất, các liên đoàn quốc gia hoặc thành viên của Liên đoàn
đó. Các quy định và đơn phải được thực hiện theo thủ tục báo cáo và thẩm định
hiện hành của Liên Đoàn Quần vợt Quốc tế (xem phụ lục 3).
Tình huống 1: Có thể có hơn một
bộ dây ở trên mặt vợt không?
Quyết định: Không, luật đã quy định
có một kiểu chứ không phải nhiều kiểu dây đan.
Tình huống 2: Mẫu dây đan của vợt
có được coi là phẳng và đồng nhất không nếu các dây vợt nằm trên hơn một mặt phẳng?
Quyết định: Không.
Tình huống 3: Có thể gắn vật giảm
rung lên dây vợt không, và nếu được thì gắn ở đâu?
Quyết định: Có, nhưng những vật
đó chỉ được đặt bên ngoài vùng đan dây.
Tình huống 4: Trong thi đấu, nếu
đối thủ vô tình làm đứt vợt, đối thủ có thể tiếp tục thi đấu bằng cây vợt trong
điều kiện đó không?
Quyết định: Có.
Tình huống 5: Có thể gắn bin làm
thay đổi tính chất của vợt vào vợt không?
Quyết định: Không. Cấm dùng bin
vì đó là nguồn năng lượng, như bin mặt trời hay các vật khác tương tự cũng bị cấm.
Điều 5. GIAO
BÓNG VÀ ĐỠ GIAO BÓNG
Các đối thủ sẽ đứng đối diện
nhau qua lưới; đối thủ giao bóng đầu tiên gọi là “ đấu thủ giao bóng”, đấu thủ
còn lại là “đấu thủ đỡ bóng”.
Tình huống 1: Trong khi đánh
bóng nếu đối thủ bước qua đường tưởng tượng kéo dài của 2 đầu lưới có bị mất điểm
không?
a. Trước khi đánh bóng.
b. Sau khi đánh bóng.
Quyết định: Đấu thủ không bị mất
điểm trong cả 2 tình huống nếu đấu thủ đó không vi phạm phần sân chính của đối
phương ( điều 20e). Khi bị cản trở, đối phương có quyền yêu cầu trọng tài giải
quyết theo Điều 21 và 25 của luật.
Tình huống 2: Đấu thủ giao bóng
yêu cầu đấu thủ đỡ giao bóng phải đứng trong sân có các đường biên bao quanh của
đấu thủ đó. Điều đó có cần thiết không?
Quyết định: Không. Đấu thủ đỡ
giao bóng có thể đứng ở bất kỳ chỗ nào trên phần sân của mình.
Điều 6: CHỌN
BÊN VÀ CHỌN GIAO BÓNG
rước hiệp đấu đầu tiên sẽ tiến
hành tung đồng xu để chọn bên sân và chọn giao bóng hay chọn đỡ giao bóng. Đấu
thủ thắng được quyền chọn hay yêu cầu đấu thủ chọn:
a. Quyền giao bóng hay đỡ giao
bóng, trong trường hợp đấu thủ kia chọn bên sân.
b. Chọn bên sân, trong trường hợp
đấu thủ kia chọn quyền giao bóng hay đỡ giao bóng.
Tình huống 1: Các đấu thủ có quyền
chọn lại nếu trước khi bắt đầu trận đấu bị hoãn hoặc đình chỉ?
Quyết định: Có. Vẫn giữ kết quả
tung đồng xu nhưng có thể chọn lại bên sân và giao bóng.
Điều 7: GIAO
BÓNG
Giao bóng được thực hiện như
sau: Ngay trước khi bắt đầu giao bóng, đấu thủ giao bóng đứng cả 2 chân ở phần
phía sau đường biên ngang (cách xa lưới hơn) và trong phần đường kéo dài tưởng
tượng của mốc đường giao bóng và đường biên dọc. Đấu thủ giáo bóng dùng một tay
tung bóng lên cao theo bất kỳ hướng nào và dùng vợt đánh bóng trước khi bóng chạm
xuống mặt sân. Quả giao bóng được coi là kết thúc vào thời điểm bóng chạm mặt vợt.
Đấu thủ nào chỉ sử dụng được một tay có thể dùng vợt để tung bóng lên cao.
Tình huống 1: Khi đánh đơn, đấu thủ
giao bóng có được đứng ở sau đường biên ngang, phần giữa đường biên dọc của sân
đơn và sân đôi để giao bóng không?
Quyết định: Không.
Tình huống 2: Nếu khi giao bóng,
đấu thủ tung 2 hay nhiều quả bóng lên thay vì chỉ tung một quả, như vậy có tính
là lỗi không?
Quyết định: Không. Đấu thủ được
giao lại, nhưng nếu trọng tài thấy đó là lỗi cố ý thì có thể sử phạt theo Điều
21.
Điều 8. LỖI
KHI GIAO BÓNG
Trong suốt quá trình giao bóng,
đấu thủ giao bóng:
a. Không thay đổi vị trí bằng
cách đi hoặc chạy. Đấu thủ giao bóng nếu di chuyển bàn chân nhẹ mà không ảnh hưởng
đến vị trí ban đầu thì không bị coi là thay đổi vị trí bằng cách đi hay chạy.
b. Không được chạm bàn chân vào
bất cứ đâu trừ khoảng sân sau đường biên ngang từ đường tưởng tượng kéo dài của
mốc giữa đường cuối sân với các đường biên dọc.
Điều 9:
TRÌNH TỰ GIAO BÓNG
a. Trình tự giao bóng: Đấu thủ
giao bóng lần lượt từ bên phải rồi từ bên trái sân, khi bắt đầu ván luôn giao
bóng từ bên phải. Nếu phát hiện giao bóng sai vị trí thì kết quả trước đó vẫn
được giữ nguyên nhưng phải đổi vị trí giao bóng cho đúng ngay khi phát hiện ra.
b. Bóng phải bay qua lưới rơi
trong ô giao bóng hoặc trên các vạch của ô giao bóng chéo với vị trí giao bóng
trước khi đấu thủ đỡ giao bóng đánh bóng trở lại.
Điều 10. LỖI
GIAO BÓNG
Giao bóng phạm lỗi:
a. Nếu đấu thủ giao bóng vi phạm
điểm nào đó trong Điều 7, 8 hoặc 9 (b).
b. Nếu đấu thủ giao bóng đánh
không trúng bóng khi bóng đã được tung lên.
c. Nếu bóng chạm những thiết bị
cố định trên sân (trừ lưới hoặc cạp lưới) trước khi rơi vào sân.
Tình huống 1: Sau khi tung bóng
lên cao để chuẩn bị giao bóng, đấu thủ giao bóng quyết định không đánh bóng mà
bắt bóng, như vậy có bị coi là lỗi không?
Quyết định: Không.
Tình huống 2: Khi giao bóng đánh
đơn trên sân đôi với cột lưới đôi và cọc chống đơn, bóng chạm cọc chống đơn và
sau đó chạm sân đúng ô giao bóng. Quả giao bóng đó là lỗi hay giao bóng lại.
Quyết định: Lỗi. Vì cọc chống
đơn, cột lưới sân đôi, phần lưới và cạp lưới ở giữa cột với cọc chống đều được
coi lad những thiết bị cố định (Điều 2,10 và ghi chú Điều 24).
Điều 11. QUẢ
GIAO BÓNG THỨ HAI
Sau một lỗi giao bóng (nếu đó là
lỗi thứ nhất) đấu thủ giao bóng được giao quả bóng thứ hai cũng ở vị trí đã
giao quả bóng trước, nhưng nếu vị trí đó được phát hiện là nhầm thì khi chuyển
vị trí, đấu thủ giao bóng cũng chỉ được giao một quả ở vị trí giao bóng đúng
(theo Điêu 9).
Tình huống 1: Đấu thủ giao bóng
sai vị trí, đấu thủ đó bị thua điểm và sau đó tuyên bố đó là lỗi vì đứng sai vị
trí.
Quyết định: Vẫn giữ điểm và
trong quả giao bóng tiếp theo phải đứng đúng vị trí tính theo điểm.
Tình huống 2: Điểm đang là 15 đều,
đấu thủ giao bóng do nhầm lẫn đã đứng bên trái sân. Đấu thủ đó thắng điểm. Sau
đó đấu thủ lại giao bóng ở bên phải sân và phạm lỗi. Lúc này phát hiện lỗi vị
trí. Đấu thủ có được tính điểm quả trước không. Tiếp theo đấu thủ sẽ giao bóng ở
vị trí nào?
Quyết định: Điểm trước vẫn được
giữ. Quả giao bóng tiếp theo từ phần sân bên trái, điểm số là 30/15 và dấu thủ
giao bóng đã giao lỗi một quả.
Điều 12.
KHI NÀO THÌ GIAO BÓNG
Đấu thủ giao bóng chỉ được giao
bóng khi đối phương đã sẵn sàng đỡ bóng. Nếu đấu thủ đỡ giao bóng tỏ ra cố gắng
đánh trả quả giao bóng, coi như dấu thủ đó đã sẵn sàng. Tuy nhiên , nếu đấu thủ
đỡ bóng ra hiệu mình chưa sẵn sàng, đấu thủ đó không bị quy lỗi vì bóng không
chạm đất trong thời gian ấn định cho việc giao bóng.
Điều 13. QUẢ
ĐÁNH LẠI
Trong mọi tình huống có quả đánh
lại theo luật hoặc do trận đấu bị gián đoạn thì phải tuân theo những quy định
sau:
a. Khi tuyên bố riêng lẻ với một
quả giao bóng có nghĩa là chỉ giao lại quả đó
b. Khi tuyên bố trong mọi tình
huống khác có nghĩa là điểm đó được đánh lại.
Tình huống 1. Quả giao bóng bị
gián đoạn vì lý do ngoài quy định trong Điều 14. Chỉ đánh lại quả giao bóng đó?
Quyết định: Không. Phải đánh lại
cả điểm đó.
Tình huống 2: Nếu trong khi đánh
bóng bị vỡ, có giao bóng lại không?
Quyết định : Có.
Điều 14. QUẢ
ĐÁNH LẠI TRONG GIAO BÓNG
Quả giao bóng được đánh lại:
a. Nếu quả giao bóng đó chạm lưới,
cạp lưới, giải băng, hoặc chạm lưới, cạp lưới giải băng lưới rồi lại chạm vào
người đỡ giao bóng hay bất cứ vật gì mà người đó mang trên người trước khi bóng
chạm đất.
b. Nếu một qua rgiao bóng hoặc một
lỗi được thực hiện khi đấu thủ giao bóng chưa sẵn sàng (theo Điều 12). Nếu giao
bóng lại, quả giao bóng cụ thể đó sẽ không được tính, và đấu thủ giao bóng phải
giao bóng lại nhưng vẫn tính lỗi trước đó.
Điều 15. THỨ
TỰ GIAO BÓNG
Sau ván thứ nhất, đấu thủ đỡ
giao bóng đổi thành đấu thủ giao bóng và ngược lại đấu thủ đỡ giao bóng trở
thành đấu thủ giao bóng. Thứ tự này được lặp lại trong tất cả các ván tiếp theo
của trận đấu. Nếu phát hiện giao bóng sai thứ tự thì phải điều chỉnh ngay nhưng
tất cả các điểm trước đó vẫn được giữ nguyên. Quả giao bóng lỗi trước khi phát
hiện sai thứ tự không được tính. Nếu phát hiện giao bóng sai thứ tự khi vừa kết
thúc một ván thì thứ tự giao bóng giữ nguyên như đã bị thay đổi.
Điều 16. ĐẤU
THỦ ĐỔI BÊN
Đấu thủ đổi bên sau các ván thứ
nhất, thứ ba và các ván lẻ tiếp theo của mỗi hệp và ở cuối mỗi hiệp trừ khi tổng
số ván của hiệp đó chẵn, trong trường hợp này thì sau khi kết thúc ván thứ nhất
củ hiệp sau mới đổi bên.
Nếu phạm lỗi không theo đúng thứ
tự nôí tiếp đó, các đấu thủ phải về đúng vị trí của mình ngay khi phát hiện lỗi
đó và theo sự nối tiếp ban đầu.
Điều 17.
BÓNG TRONG CUỘC
Bóng trong cuộc tính từ lúc quả
giao bóng được thực hiện, trừ khi có phạm lỗi hoặc khi có quyết định đánh lại,
cho đến khi điểmđó được xác định.
Tình huống 1: Đấu thủ đánh trả
đường bóng hỏng nhưng không có tín hiệu gì của trọng tài và bóng vẫn tro ng cuộc.
Sau khi kết thúc loạt bóng đối phương đòi thắng điểm?
Quyết định: Không. Nếu như đối
phương không bị cản trở thì không được đòi tính điểm đó nếu cả hai đấu thủ tiếp
tục thi đấu sau khi bóng hỏng.
Điều 18. ĐẤU
THỦ GIAO BÓNG THẮNG ĐIỂM
Đấu thủ giao bóng thắng điểm khi:
a. Nếu quả giao bóng, không phải
là quả giao bóng lại theo Điều 14, chạm vào người đối phương hoặc bất cứ thứ gì
đấu thủ đó mặt hoặc mang trên người trước khi bóng chạm sân.
b. Nếu đấu thủ đỡ giao bóng bị
thua điểm theo quy định của Điều 20.
Điều 19. ĐẤU
THỦ ĐỠ GIAO BÓNG THẮNG ĐIỂM
Đấu thủ đỡ giao bóng thắng điểm
khi:
a. Nếu đấu thủ giao bóng giao hỏng
liên tiếp cả hai lần.
b. Nếu đấu thủ giao bóng bị thua
điểm theo quy định của Điều 20.
Điều 20. ĐẤU
THỦ THUA ĐIỂM
Đấu thủ thua điểm nếu:
a. Không đánh trả được bóng qua
lưới, để bóng nảy hai lần (trừ trường hợp trong điểm 24a hay 24c).
b. Đấu thủ đánh trả bóng mà bóng
chạm đất, chạm thiết bị cố định trên sân, một vật thể, hoặc ngoài các đường
biên của sân đối phương (trừ trường hợp trong điểm 24a hay 24c).
c. Đánh trả bóng bằng cách đập
trên không (đánh vô lê) nhưng bị hỏng, ngay cả khi đấu thủ đứng ngoài sân.
d. Trong khi đánh đấu thủ cố
tình giữ hoặc chạm bóng lâu trên mặt vợt hoặc chạm bóng bằng vợt quá một lần.
e. Đấu thủ hoặc vợt (dù vợt cầm
trong tay hay không) hay bất cứ thứ gì mà đấu thủ đó mặt, mang trên người chạm
vào lưới, cột lưới, cột chống đơn, dây cáp, cạp lưới, băng vải hoặc sân đối
phương bất cứ lúc nào khi bóng còn trong cuộc.
f. Đánh bóng bằng đập bóng trên
cao (đánh vôlê) trước khi bóng bay sang lưới phía sân bên mình.
g. Bóng trong cuộc chạm vào đấu
thủ hoặc bất cứ thứ gì đấu thủ đó mặt trên người, trừ vợt do đấu thủ đó cầm bằng
một tay hoặc hai tay.
h. Đấu thủ quăng vợt của mình về
phía bóng và chạm vào bóng.
Đấu thủ cố tình làm thay đổi các
cấu kiện và hình dáng của vợt trong khi đánh tính điểm.
Tình huống 1: Khi giao bóng, vợt
tuột khỏi tay đấu thủ và chạm lưới trước khi bóng đập xuống sân. Đó là lỗi giao
bóng hay đấu thủ đó có mất điểm?
Quyết định: Đấu thủ giao bóng
thua điểm vì vợt chạm lưới khi bóng trong cuộc (Điều 20e).
Tình huống 2: Trong khi giao
bóng, vợt tuột khỏi tay đấu thủ và chạm lưới sau khi bóng đập xuống phần sân
không đúng ô giao bóng. Đó là lỗi giao bóng hay đấu thủ bị mất điểm?
Quyết định: Đó là lỗi giao bóng
vì khi vợt chạm lưới bóng đã ở ngoài cuộc.
Tình huống 3: A và B thi đấu với
C và D, A giao bóng cho D, C chạm lưới trước khi bóng đập xuống sân. Bóng rơi
không đúng ô giao bóng bị coi là lỗi giao bóng. C và D có mất điểm không?
Quyết định: Gọi lỗi giao bóng là
không đúng. C và D mất điểm trước khi lỗi giao bóng xảy ra vì C chạm lưới khi
bóng trong cuộc (Điều 20e).
Tình huống 4: Đấu thủ nhảy sang
phần sân đối phương khi bóng trong cuộc mà không bị phạt?
Quyết định: Sai, đấu thủ đó bị mất
điểm (Điều 20e).
Tình huống 5: Đấu thủ A cắt bóng
sang sân của B Và bóng nảy lại sang phần sân của A. B không với được bóng,
quăng vợt đánh bóng, cả bóng và vợy rơi sang phần sân của A. A đánh trả bóng và
bóng rơi ngoài phần sân của B. B thắng điểm hay thua điểm?
Quyết định: B thua điểm (điều
20-e và h).
Tình huống 6: Đấu thủ đứng ngoài
ô giao bóng và và giao bóng bay sang chạm đấu thủ đó trước khi nảy xuóng sân. Đấu
thủ đó được điểm hay thua điểm?
Quyết định: Đấu thủ bị bóng chạm
thua điểm (Điều 20-g), trừ trường hợp ngoại lệ trong Điều 14a.
Tình huống 7: Đánh thủ đứng
ngoài sân đánh bóng vôlê hoặc bắt bóng bằng tay và tuyên bố bóng đã ra ngoài
sân và đòi được điểm?
Quyết định: Trong mọi tình huống
đấu thủ đó không có quyền đòi điểm:
1. Nếu bắt bóng bằng tay thì mất
điểm theo Điều 20-g.
2. Nếu đánh vôlê mà bóng hỏng
thì mất điểm theo Điều 20-c.
3. Nếu đánh vôlê mà bóng tốt thì
tiếp tục đánh bóng.
Điều 21. CẢN
TRỞ ĐỐI PHƯƠNG
Nếu đấu thủ có hành động cản trở
đối phương đánh trảbóng thì đấuthủ sẽ mất điểm nếu đó là hành vi cốtình,nếu là
vô tình thì điểm đó được đánh lại.
Tình huống 1: Đấu thủ có bị phạt
không nếu khi đánh bóng đấu thủ đó va chạm với đối phương?
Quyết định: Không, trừ phi trọng
tài thấy cần sử dụng Điều 21.
Tình huống 2: Khi bóng nảy ngược
lại qua lưới, đấu thủ có thể với qua lưới để đánh bóng, nếu đối phương ngăn cản
đấu thủ làm việc này thì xử lý sao?
Quyết định: Theo Điều 21, trọng
tài có thể cho đấu thủ bị ngăn cản thắng điểm hoặc cho đánh lại điểm đó (tham
khảo Điều 25).
Tình huống 3: Khi vô tình xảy ra
chạm bóng tay đôi, việc đó có được coi như một hành động cản trở trong phạm vi
Điều 21 không?
Quyết định: Không.
Điều 22.
BÓNG RƠI TRÊN VẠCH
Bóng rơi trên vạch bao quanh sân
cũng được coi như rơi trên sân.
Điều 23.
BÓNG CHẠM CÁC THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH
Nếu bóng trong cuộc chạm vào thiết
bị cố định (trừ lưới, cột lưới, cọc chống đơn, dây cáp, cạp lưới) sau khi đã chạm
sân quy định thì cầu thủ đánh bóng đó được điểm, nếu trước khi chạm sân thì đối
phương được điểm.
Tình huống 1: Bóng đánh trả chạm
trọng tài hoặc ghế trọng tài. Đấu thủ tuyên bố là bóng đang bay vào trong sân.
Quyết định: Đấu thủ đó mất điểm.
Điều 24.
ĐÁNH BÓNG TRẢ TỐT
Bóng đánh trả được coi là tốt:
a. Nếu bóng chạm lưới, cọc chống
đơn, dây cáp, cạp lưới chỉ cần bóng đi qua đỉnh các thứ đó và chạm mặt sân theo
đúng quy định, hoặc:
b. Nếu bóng được giao hoặc được
đánh trả rơi trong sân quy định và nảy lên và bay trở lại qua lưới về sân bên
mình, đấu thủ đánh trả quả bóng đó có thể với vợt qua lưới đánh bóng miễn là
không vi phạm Điều 20-e, hoặc
c. Nếu bóng được đánh trả bên
ngoài các cột hoặc cọc chống đơn dù ở trên hay dưới mức mép lưới trên, thậm chí
chạm vào cột hay cọc chống đơn miễn là nó chạm sân đúng quy định, hoặc
d. Nếu vợt của cầu thư vượt qua
trên lưới sau khi anh ta đánh bóng miễn là bóng qua lưới trước khi đánh bóng và
được đánh trả hợp lệ, hoặc
e. Nếu cầu thủ đánh bóng trả tốt
quả bóng giao hoặc bóng trong cuộc mà bóng đập vào quả bóng khác trên sân
Ghi chú: Trong một trận đấu
đơn, nếu vì mục đích thuận tiện, sân đôi được trang bị các cột chống đơn để thi
đấu các trận đơn thì lúc đó cột lưới đôi và các phần của lưới, cạp lưới và băng
lưới ở phía ngoài cọc chống đơn sẽ được coi là các thiết bị cố định và không được
coi là cột lưới hoặc phần lưới của trận đấu đơn.
Bóng đánh trả lại qua phần giữa
cọc chống đơn và cột lưới sân đôi mà không chạm vào phần dây cáp lưới, lưới hoặc
hai cột lưới sân đôi và rơi trong phần sân đối phương thì được coi là quả đánh
trả tốt.
Tình huống 1: Một quả bóng bay
ra ngoài sân chạm cột lưới hay cọc chống đơn và rơi trong sân đối phương. Đó có
phải quả đánh bóng tốt không?
Quyết định: Nếu là quả giao bóng
thì bóng hỏng, theo Điều 10c. Nếu không phải quả giao bóng thì là bóng tốt theo
Điều 24a.
Tình huống 2: Đấu thủ đánh trả
bóng bằng cách cầm vợt bằng cả hai tay có được coi là tốt không?
Quyết định: Có.
Tình huống 3: Quả giao bóng, hoặc
bóng trong cuộc, chạm một quả bóng nằm trên sân, thắng hay mất điểm?
Quyết định: Tiếp tục đánh bóng,
trừ khi trọng tài không biết bóng được đánh trả có đúng là bóng trong cuộc
không thì cho đánh lại quả bóng đó.
Tình huống 4: Đấu thủ có thể
dùng nhiều vợt tại thời điểm bất kỳ trong khi thi đấu không?
Quyết định: Không. Luật quy định
chỉ được dùng một vợt trong lúc thi đấu.
Tình huống 5: Đấu thủ có quyền
yêu cầu nhặt bóng nằm trên sân đối phương không?
Quyết định: Có, trừ khi bóng
đang trong cuộc.
Tình huống 3: Qủa giao bóng, hoặc
bóng trong cuộc, chạm một quả bóng nằm trên sân, thắng hay mất điểm?
Quyết định: Tiếp tục đánh bóng,
trừ khi trọng tài không biết rõ bóng được đánh trả có đúng là bóng trong cuộc
không thì cho đánh lại quả bóng đó.
Tình huống 4: Đấu thủ có thể
dùng nhiều vợt tại thời điểm bất kỳ trong khi thi đấu không?
Quyết định: Không. Luật quy định
chỉ được dùng một vợt trong thi đấu.
Tình huống 5: Đấu thủ có quyền
yêu cầu nhặt bóng nằm trên đối phương không?
Quyết định: Có, trừ khi bóng
đang trong cuộc.
ĐIỀU 25. ĐẤU
THỦ BỊ CẢN TRỞ
Trong tình huống đấu thủ bị cản
trở không đánh được bóng vì lý do gì đó nằm ngoài sự điều khiển của đấu thủ đó,
trừ những thiết bị cố định trên sân hoặc trừ nhưng quy định trong Điều 21, thì
cho đánh lại.
Tình huống 1: Một khán giả đi
vào đường di chuyển của đấu thủ làm đấu thủ đó không đánh trả lại bóng được. Vậy
đấu thủ đó có thể yêu cầu đánh lại không?
Quyết định: Được. Nếu trọng tài
cho rằng sự cản trở đó do hoàn toàn nằm ngoài khả năng điều khiển của đấu thủ.
Không .Nếu đó là các thiết bị cố định trên sân hay sự sắp xếp của sân bãi.
Tình huống 2: Một đấu thủ bị cản
trở như ở tình huống 1 và trọng tài cho đánh lại. Đấu thủ giao bóng giao quả thứ
nhất trước đó hỏng thì có quyền giao hai quả nữa không?
Quyết định: Có. Theo luật khi
đánh lại bóng trong cuộc thì đánh lại cả điểm chứ không chỉ đánh lại quả đang
đánh.
Tình huống 3: Đấu thủ có được
phép yêu cầu được đánh lại theo Điều 25 vì nghĩ rằng đối phương của mình bị cản
trở và do không ngờ là bóng được đánh trả không.
Quyết định: Không.
Tình huống 4: Bóng đánh trả có
được coi là tốt không khi chạm một bóng khác cũng đang bay trên không?
Quyết định: Sẽ cho đánh lại trừ
khi một bóng khác được tung lên không do hành động của một trong các đấu thủ tạo
ra thì trọng tài sẽ quyết định theo Điều 21.
Tình huống 5: Nếu trọng tài
chính hoặc trọng tài khác nhầm lẫn hô “lỗi” hoặc “ngoài” và sau đó tự sửa khẩu
lệnh thì khẩu lệnh nào sẽ được tuân theo?
Quyết định: Tuyên bố đánh lại,
trừ phi theo ý kiến của trọng tài chính thì không có đấu thủ nào bị cản trở và
việc sửa lại khẩu lệnh là đúng.
Tình huống 6: Nếu quả giao bóng
thứ nhất bị hỏng, bật trở lại ngăn trở việc đỡ quả giao bóng thứ hai thì đấu thủ
đỡ giao bóng có quyền yêu cầu đánh lại không?
Quyết định: Được. Nhưng nếu đấu
thủ này có khả năng gạt quả bóng ra khải sân nhưng lơ là không làm điều đó thì
không được đòi đánh lại.
Tình huống 7: Nếu bóng chạm vào
các vật thể tĩnh hoặc di động trên sân thì bóng có được coi là đánh tốt không?
Quyết định: Bóng được coi là
đánh tốt trừ phi các vật thể tĩnh được đưa vào sân sau khi bóng đã vào cuộc và
trong trường hợp này phải tuyên bố đánh lại. Nếu bóng trong cuộc chạm vật một
đang di chuyển dọc theo sân hoặc trên mặt sân thì phải tuyên bố đánh lại.
Tình huống 8: Luật sẽ xử lý như
thế nào nếu quả giao bóng đầu tiên bị hỏng, quả thứ hai giao bóng tốt và cần phải
cho đánh lại theo Điều 25 hoặc do trọng tài không quyết định được điểm?
Quyết định: Lỗi sẽ được huỷ bỏ
và toàn bộ điểm được đánh lại .
Điều 26.
TÍNH ĐIỂM TRONG VÁN
a. Nếu đấu thủ thắmg điểm thứ nhất,
điểm sẽ được tính 15 cho đấu thủ đó; thắng điểm thứ hai tỷ số 30 cho đấu thủ đó;
thắng điểm thứ ba , tỷ số là 40 và thắng điểm thứ tư là thắng ván đó. Trừ các
trường hợp sau:
Nếu cả hai đấu thủ cùng thắng ba
điểm, tỷ số là 40 đều và đấu thủ nào thắng điểm tiếp theo sẽ được lợi điểm. Nếu
đấu thủ đó thắng điểm tiếp theo thì sẽ thắng ván. Nếu đối phương thắng điểm tiếp
theo thì tỷ số lại 40 đều. Và cứ như vậy cho đến khi một đấu thủ thắng hai điểm
liên tiếp sau tỷ số đều sẽ thắng ván đó.
b. Lựa chọn hệ thống tính điểm
không bắt buộc:
Hệ thống tính điểm không tính lợi
điểm (no-ad) có thể được áp dụng thay cho hệ thống tính điểm truyền thống trong
phần (a) của điều luật này, nhưng quyết định này phải được thông báo trước khi
thi đấu.
Trong trường hợp này, các điều
luật sau sẽ có hiệu lực:
Nếu đấu thủ thắng điểm thứ nhất,
điểm sẽ được tính 15 cho đấu thủ đó; thắng điểm thứ hai tỷ số 30 cho đấu thủ
đó; thắng điểm thứ ba tỷ số là 40 và thắng điểm thứ tư là thắng ván đó. Trừ các
tình huống sau:
Nếu cả hai đấu thủ cùng thắng ba
điểm, tỷ số là 40 đều, sẽ đánh tiếp điểm quyết định và đấu thủ đỡ giao bóng ở
phần sân bên trái hoặc bên phải. Đấu thủ nào thắng điểm quyết định sẽ thắng ván
đấu.
Đánh đôi
Trong đánh đôi cũng áp dụng cách
thức tương tự như đánh đơn. Từ tỷ số 40 đều, đôi đỡ giao bóng có quyền chọn đỡ
bóng ở nửa sân bên phải hoặc nữa sân bên trái. Đôi nào thắng điểm quyết định sẽ
thắng ván đấu.
Đánh đôi nam nữ
Trong đánh đôi nam nữ áp dụng
hơi khác như sau:
Từ tỷ số 40 đều, nếu đấu thủ nam
giao bóng, đấu thủ này phải giao bóng cho đấu thủ nam đối phương bất kể đấu thủ
đó đứng ở phần sân nào, khi đấu thủ nữ giao bóng sẽ giao bóng cho đấu thủ nữ của
đội đối phương.
Điều 27.
TÍNH VÁN TRONG HIỆP
a. Đấu thủ (các đấu thủ) nào thắng
trước 6 ván là thắng hiệp, miễn là phải thắng đối thủ 2 ván cách biệt và nếu cần
có thể kéo dài hiệp đấu đến khi đạt được chênh lệch 2 ván.
b. Hệ tính ván quyết thắng
(Tie-break) có thể được dùng như một cách thay thế cho những ván kéo dài của hệ
thống tính điểm trong mục a của điều này nhưng phải thông báo trước trận đấu.
Trong trường hợp này, những điều
khoản sau sẽ có hiệu lực:
Ván quyết thắng sẽ được áp dụng
khi cả hai bên đều thắng 6 ván, trừ hiệp thứ 3 hoặc thứ 5 của trận đấu 3 hoặc 5
hiệp. Hiệp thứ 3 hoặc thứ 5 của trận đấu 3 hoặc 5 hiệp phải áp dụng luật cách
nhau 2 ván như thông thường, trừ khi có quy định khác được công bố trước trận đấu.
Thi đấu ván quyết thắng tiến
hành như sau:
Đánh đơn
1. Đấu thủ nào được 7 điểm trước
sẽ thắng ván và hiệp đấu đó nhưng cũng phải thắng đối phương cách biệt 2 điểm.
Nếu điểm đến 6 đều sẽ đánh đén khi có 2 điểm cách biệt. Trong toàn bộ sec quyết
thắng áp dụng cách đếm số thông thường.
2. Đấu thủ đến lượt giao bóng sẽ
giao bóng điểm đầu tiên, đối phương giao điểm thứ 2 và thứ 3 sau đó thì mỗi đối
thủ lần lượt giao 2 điểm cho tới hết ván.
3. Từ điểm đầu tiên sẽ giao bóng
lần lượt ở sân bên phải và sân bên trái, bắt đầu từ sân bên phải. Nếu giao bóng
sai vị trí và không phát hiện kịp thời thì tất cả các điểm trước khi đó đều được
tính, khi đã phát hiện giao bóng sai vị trí thì lập tức đổi vị trí giao bóng
theo đúng quy định.
4. Các đấu thủ đổi bên sau mỗi 6
điểm và ở cuối ván thi đấu tính điểm quyết thắng.
5. Ván quyết thắng được tính như
ván đổi bóng mới, trừ khi bóng mới đổi khi bắt đầu ván quyết thắng thì việc đổi
bóng mới được lùi lại ở ván thứ hai của hiệp sau đó.
Đánh đôi
Thể thức đánh đôi cũng áp dụng
như trong đánh đơn. Đấu thủ đến lượt giao bóng thì sẽ giao bóng điểm thứ nhất.
Sau đó mỗi đấu thủ giao bóng luân phiên 2 điểm, theo thứ tự giống như trong hiệp
đấu đó cho tới khi có đôi thắng ván đấu hoặc hiệp đấu đó.
Giao bóng luân phiên
Đấu thủ (hoặc đôi) nào đến lượt
giao bóng sẽ giao bóng điểm đầu tiên trong ván quyết thắng và đỡ giao bóng
trong ván ván đầu tiên của hiệp đấu tiếp theo.
Tình huống 1: Khi tỷ số là 6 đều,
thể thức ván quyết thắng được áp dụng nhưng trước đó đã công bố áp dụng luật
theo lợi thế. Điểm đã tính có được giữ không?
Quyết định: Nếu sai sót này được
phát hiện trược khi giao bóng điểm thứ hai thì điểm thứ nhất vẫn được tính
nhưng sai sót này phải được sửa chữa ngay. Nếu sai sót này được phát hiện sau
khi giao bóng điểm thứ hai thì ván đó tiếp tục áp dụng luật ván quyết thắng .
Tình huống 2: Khi tỷ số là 6 đều,
thể thức luật lợi thế được áp dụng nhưng trước đó đã công bố áp dụng ván quyết
thắng. Điểm đã tính có được giữ không?
Quyết định: Nếu sai sót này được
phát hiện trước khi giao bóng điểm thứ 2 thì điểm thứ nhất vẫn được tính nhưng
sai sót này phải được sưả chữa ngay. Nếu sai sót này được phát hiện sau khi
giao bóng điểm thứ 2 thì ván đó tiếp tục áp dụng luật lợi thế. Nếu sau đó tỷ số
lên tới 8 đều hoặc một số chẵn lớn hơn thì sẽ thi đấu theo thể thức ván quyết
thắng.
Tình huống 3: Áp dụng ván quyết
thắng trong đánh đơn hoặc đánh đôi, đấu thủ giao bóng không đúng thứ tự thì thứ
tự giao sai đó có được duy trì đến hết ván đấu không?
Quyết định: Nếu đấu thủ đã hoàn
thành vòng quay giao bóng của mình thì sửa ngay thứ tự giao bóng và các điểm
trước đó vẫn được tính.
Tham khảo phụ lục II về cách
giao bóng luân phiên.
Điều 28. SỐ
HIỆP TỐI ĐA
Một trận đấu có thể đánh 3 hiệp
(đấu thủ/đôi nào thắng 2 hiệp trước sẽ thắng trận), hoặc trận đấu 5 hiệp (đấu
thủ/đôi nào thắng 3 hiệp trước sẽ thắng trận).
Điều 29.
VAI TRÒ CỦA TRỌNG TÀI TRÊN SÂN
Trong các trận đấu có chỉ định
trọng tài chính thì quyết định của trọng tài chính là quyết định cuối cùng.
Trong trận đấu có chỉ định giám sát, có thể khiếu lại tới giám sát những quyết
định của trọng tài chính về luật và trong những trường hợp đó quyết định của
giám sát là quyết dịnh cuối cùng. Trong những trận đấu có trọng tài phụ ( trọng
tài biên, trọng tài lưới, trọng tài lỗi bước chân), quyết định của trọng tài phụ
về từng sự việclà quyết định cuối cùng trừ khi trọng tài chính cho rằng lỗi rõ
ràng và trọng tài chính có quyền thay đổi quyết định của trọng tài phụ hoặc cho
đánh lại. Nếu trọng tài phụ không thể quyết định về phần việc của mình thì phải
thông báo ngay để trọng tài chính đưa ra quyết định. Khi trọng tài chính không
quyết định được một sự việc thì có thể cho đánh lại.
Trong các trận đấu cúp David hoặc
các trận đấu đồng đội khác có trọng tài giánm sát trên sân, trọng tài giám sát
có quyền thay đổi mọi quyết định của trọng tài chính và chỉ thị cho trọng tài
ra lệnh đánh lại.
Trọng tài giám sát, theo suy xét
của mình, có quyền hoãn trận đấu vì trời tối, điều kiện mặt sân hay thời tiết.
Tình huống hoãn trận đấu, tỷ số và các vị trí trên sân vẫn được giữ vững, trừ
khi giám sát và các đấu thủ đều đồng ý thay đổi.
Tình huống 1: Trọng tài yêu cầu
đánh lại nhưng đấu thủ yêu cầu không đánh lại điểm đó. Có được yêu cầu giám sát
quyết định không?
Quyết định: Có. Vấn đề của luật
phát sinh liên quan đến một sự việc cụ thể sẽ do trọng tài quyết định. Nếu trọng
tài không chắc chắn hoặc đấu thủ có khiếu nại về quyết định của trọng tài thì
giám sát sẽ ra quyết định và quyết định đó là quyết định cuối cùng.
Tình huống 2: Trọng tài hô bóng
ngoài nhưng đấu thủ cho là bóng tốt, trọng tài giám sát có quyền can thiệp
không?
Quyết định: Không. Đó là tình huống
thực tế, đó là vấn đề liên quan tới sự việc đã cụ thể đã xảy ra và quyết định của
các trọng tài trên sân là quyết định cuối cùng.
Tình huống 3: Khi kết thúc loạt
đánh bóng, trọng tài chính có quyền phủ quyết trọng tài biên không nếu ở vị trí
của mình trọng tài chính thấy rõ ràng trọng tài biên đã sai trong loạt đánh?
Quyết định: Không. Trọng tài
chính chỉ được phủ quyết trọng tài biên ngay khi lỗi đó xảy ra.
Tình huống 4: Trọng tài biên hô
bóng ngoài. Trọng tài chính không nhìn rõ nhưng cho là bóng tốt.Trọng tài chính
có quyền phủ quyết trọng tài biên không?
Quyết định: Không. Trọng tài
chính chỉ được phủ quyết trọng tài biên nếu khẳng định đó là quyết định không
đúng với thực tế. Trọng tài chính chỉ được phủ quyết trọng tài biên. Trọng tài
chính chỉ được phủ quyết trọng tài biên cho là bóng tốt khi trọng tài chính
nhìn thấy khoảng trống giữa bóng và đường biên và chỉ được phủ quyết trong trường
hợp trọng tài biên cho là bóng ngoài hay lỗi khi trọng tài chính nhìn thấy bóng
rơi trong sân hay trong trên vạch.
Tình huống5: Trọng tài biên có
thể thay đổi quyết định của mình sau khi trọng tài đã tính điểm không?
Quyết định :Có. Nếu trọng tài
biên thấy mình đã sai thì có thể hô lại miễn là phải kịp thời.
Tình huống 6: Trọng tài biên hô
bóng ngoài, đấu thủ khiếu nại bóng đánh tốt. Trọng tài chính có phủ quyết
quyết định của trọng tài biên không?
Quyết định: Không. trọng tài
chính không bao giờ phủ quyết sau phản đối hay khiếu nại của đấu thủ.
Điều 30. TIẾN
TRÌNH TRẬN ĐẤU VÀ THỜI GIAN NGHỈ
Trận đấu sẽ tiếp diễn từ khi
giao quả bóng đầu tiên cho đến khi kết thúc trận đấu theo những quy định sau:
a. Nếu đấu thủ giao bóng thứ nhất
hỏng, đấu thủ phải giao ngay quả thứ hai không chậm trễ.
Đấu thủ nhận giao bóng phải thi
đấu theo nhịp độ hợp lý của đấu thủ giao bóng và phải sẵn sàng đỡ giao bóng khi
đấu thủ giao bóng đã sẵn sàng.
Đổi sân trong thời gian 90 giây
kể từ khi bóng ở ngoài cuộc kết thúc ván đấu đến khi giao bóng quả đầu tiên của
ván sau.
Tuy nhiên, sau ván đấu đầu tiên
của mỗi hiệp và trong ván quyết thắng, trận đấu không được ngắt quãng, đấu thủ
đổi sân không có thời gian nghỉ.
Cuối mỗi hiệp đấu, được nghỉ tối
đa 120 giây kể từ khi bóng ở ngoài cuộc kết thúc ván đấu cuối cùng của hiệp đấu
đến khi giao bómg quả đầu tiên của ván sau.
Trọng tài chính có quyền quyết định
khi có trở ngại làm trận đấu không tiếp tục được.
Ở các nội dung đồng đội và vòng tròn
quốc tế Ban tổ chức do ITF bổ nhiệm có thể quyết định thời gian giữa 2 điểm,
nhưng không quá 20 giây tính từ khi bóng ở ngoài cuộc của điểm trước đến khi
giao bóng quả đầu tiên của điểm sau.
b. Trận đấu không được trì hoãn,
tạm dừng hay bị can thiệp với mục đích để đấu thủ hồi sức, hít thở hay tăng cường
thể lực. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hỗ trợ y tế, trọng tài chính có thể
cho phép nghỉ 1 lần trong 3 phút để chăm sóc y tế.
c. Khi có tình huống vượt ngoài
khả năng kiểm soát của đấu thủ như trang phục, giày hay thiết bị (trừ vợt) của
đấu thủ quá xộc xệch hoặc gây khó chịu cho đấu thủ khi thi đấu thì trọng tài
chính có thể cho tạm ngừng trận đấu khi thấy cần thiết và thích hợp.
d. Trọng tài chính có thể tạm dừng
hoặc tạm hoãn trận đấu khi thấy cần thiết và thích hợp.
e. Sau hiệp đấu thứ 3, hoặc hiệp
đấu thứ 2 của nữ, đấu thủ có thể được nghỉ tối đa 10 phút, hoặc ở những nước nằm
giữa vĩ tuyến 15 độ Bắc và vĩ tuyến 15 độ nam đấu thủ có thể nghỉ 45 phút hoặc
hơn, trong những điều kiện nằm ngoài khả năng kiếm soát cuả đấu thủ trọng tài
có thể tạm ngừng thi đấu trong khoảng thời gian mà trọng tài thấy cần thiết. Nếu
trận đấu bị tạm dừng và hôm sau mới tiếp tục, thì chỉ được nghỉ sau hiệp thứ 3
(sau hiệp thứ 2 đối với nữ) việc thi đấu nốt ván dở coi như một hiệp.
Nếu trận đấu bị tạm dừng quá 10
phút và đánh tiếp cùng ngày thì chỉ được nghỉ sau 3 hệp liên tục không nghỉ (với
nữ là 2 hiệp), việc thi đấu nốt hiệp đánh dở được coi như một hiệp.
Quốc gia hoặc Ban tổ chức giải đấu,
trận đấu được quyến sửa đổi hoặc bỏ qua điều luật này nhưng phải công bố trước
khi bắt đầu thi đấu. Đối với Cup David và FedCup thì chỉ có Liên đoàn Quần vợt
Quốc tế mới có quyền sửa đổi hay bỏ qua điều luật này trong điều lệ thi đấu.
f. Ban tổ chức các giải đấu có
quyền quyết định thời gian khởi động trước trận đấu nhưng không quá 5 phút và
phải công bố trước trận đấu.
g. Khi áp dụng hệ thống điểm phạt
và điểm phạt cộng gộp, trọng tài sẽ quyết định dựa trên các điều khoản cuả các
hệ thống này.
h. Đấu thủ vi phạm luật thi đấu
liên tục, sau khi đã nhắc nhở trọng tài chính có quyền truất quyền thi đấu của
đấu thủ đó.
Điều 31. CHỈ
ĐẠO VIÊN
Trong trận đấu của nội dung đồng
đội , đấu thủ có thể nhận sự chỉ đạo của đội trưởng ngồi trong sân nhưng chỉ
khi đổi sân giữa các ván mà không được chỉ đạo khi đổi sân ở ván quyết thắng.
Đấu thủ không được nhận sự chỉ đạo
ở bất cứ trận đấu nào khác. Những quy định của điều luật này phải được thực hiện
ngjiêm túc.
Sau khi đã được nhắc nhở nếu đấu
thủ còn phạm lỗi có thể bị truất quyền thi đấu. Nếu áp dụng hệ thống phạt điểm
trọng tài sẽ áp dụng theo hệ thống đó.
Tình huống 1: Nếu việc chỉ đạo
được thực hiện bằng tín hiệu kín đáo thì đấu thủ có bị cảnh cáo hay truất quyền
thi đấu không?
Quyết định: Khi thấy hành động
chỉ đạo bằng lời nói hay cử chỉ Trọng tài chính phải ngăn chặn ngay. Nếu trọng
tài chính không thấy, đấu thủ có thể ra hiệu cho trọng tài thấy hành động đó.
Tình huống 2: Đấu thủ có được nhận
sự chỉ đạo trong thời gian nghỉ theo Điều 30-e hoặc khi tạm dừng trận đấu và đấu
thủ rời sân không?
Quyết định:
Có. Trong những trường hợp đó,
khi đấu thủ không ở trên sân thi đấu việc chỉ đạo không bị cấm.
Ghi chú: Từ “chỉ đạo” gồm cả
khuyên bảo và hướng dẫn.
Điều 32.
THAY BÓNG
Bóng phải được thay sau một số
ván cụ thể, nếu bóng không được thay theo dúng trình tự đó, sai sót này phải được
sửa ngay và đấu thủ, hoặc đội có quyền giao bóng sẽ giao bóng tiếp theo bằng
bóng mới. Sau đó bóng sẽ được thay đúng với số lượng ván đấu đã quy định.
Phần II
ĐÁNH ĐÔI
Điều 33.
ĐÁNH ĐÔI
Tất cả các điều luật trên sẽ được
áp dụng cho nội dung đánh đôi trừ những điểm dưới đây.
Điều 34.
SÂN ĐÁNH ĐÔI
Để đánh đôi, sân phải rộng
10,97m tức là mỗi bên rộng hơn sân đánh đơn 1,37m, và những đường biên của sân
đánh dơn nằm giữa hai đường giới hạn giao bóng được gọi là đường biên giao bóng.
Sân đa hs đôi tương tự như đã miêu tả ở điều 1 nhưng đường kẻ của các đường
biên dọc đánh đơn từ đường giao bóng ở mỗi bên lưới đến đường biên ngang có thể
bỏ nếu muốn.
Điều 35. THỨ
TỰ GIAO BÓNG TRONG ĐÁNH ĐÔI
Thứ tự giao bóng sẽ được quyết định
khi bắt đầu mỗi hiệp như sau:
Đôi có quyền giao bóng ở ván thứ
nhất sẽ chọn đấu thủ giao bóng trước và trong ván thúư hai đôí phương sẽ chọn đấu
thủ giao bóng trước.Đồng đội của đối thủ thủ giao bóng ván thứ nhất sẽ giao
bóng ở ván thứ 3, đồng đội của đối thủ giao bóng ở ván thứ 2 sẽ giao bóng ở ván
thứ 4 và tiếp tục theo trình tự đó trong các ván tiếp theo của hiệp đấu.
Tình huống 1:Trong đánh đôi, một
đấu thủ khong có mặt đúng giờ, đồng đội của đấu thủ đó xin thi đấu một mình với
đôi đối phương cóp được không?
Quyết định: Không.
Điều 36.THỨ
TỰ ĐỠ GIAO BÓNG
Thứ tự đỡ giao bóng sẽ được quyết
định khi bắt đầu mỗi hiệp như sau:
Đôi nào đỡ giao bóng ở ván thứ
nhất sẽ chọn đấu thủ đỡ giao bóng trước và đấu thủ đó sẽ đỡ giao bóng đầu tiên ở
các ván lẻ trong toàn bộ hiệp đấu. Tương tự như vậy, đôi đói thủ sẽ chọn đấu thủ
đỡ giao bóng ở ván thứ hai và đấu thủ đó sẽ tiếp tục đỡ giao bóng đầu tiên ở tất
cả các ván chẵn trong toàm bộ hiệp đấu.
Các đấu thủ đồng đội đỡ giao
bóng lần lượt từ đầu đến cuối mỗi ván.
Tình huống 1: Trong đánh đôi, đồng
đội của đấu thủ giao bóng hoặc đồng đội của đấu thủ đỡ giao bóng có được phép đứng
ở vị trí che khuất tầm nhìn của đấu thủ đỡ giao bóng không?
Quyết định: Có. Đồng đội của đấu
thủ giao bóng hoặc đồng đội của đấu thủ đỡ giao bóng có thể đứng ở bất kỳ vị
trí nào trên khu vực sân của mình hoặc ở ngoài sân nếu người đó muốn.
Điều 37.
GIAO BÓNG KHÔNG ĐÚNG THỨ TỰ TRONG ĐÁNH ĐÔI
Nếu 1 đấu thủ giao bóng không
đúng thứ tự, đấu thủ đồng đội phải giao bóng ngay khi lỗi được phát hiện, nhưng
tất cả các điểm ghi được trước khi lỗi được phát hiện vẫn được tính. Nếu ván kết
thúc trước khi phát hiện ra lỗi thì thứ tự giao bóng được duy trì theo thứ tự
đã nhầm.
Điều 38. LỖI
THỨ TỰ ĐỠ GIAO BÓNG TRONG ĐÁNH ĐÔI
Nếu trong một ván, thứ tự đỡ
giao bóng bị thay đổi do những đấu thủ đỡ giao bóng thì thứ tự đó sẽ được duy
trì cho tới cuối ván, khi lỗi bị phát hiện, các đấu thủ cùng đôi sẽ quay lại thứ
tự đỡ giao bóng lúc đầu ở ván tiếp theo của hiệp đó khi họ là bên đỡ giao bóng.
Điều 39. LỖI
GIAO BÓNG TRONG ĐÁNH ĐÔI
Giao bóng hỏng như đã quy định ở
Điều 10, hoặc nếu bóng chạm vào đồng đội của đấu thủ giao bóng hoặc bất cứ vật
gì người đó mặc hay mang trên người .Trước khi bóng chạm sân, nếu bóng chạm vào
đồng đội của đấu thủ đỡ giao bóng hoặc bất cứ vật gì người đó mặc hay mang trên
người mà không phải là quả giao bóng lại như Điều 14-a thì đấu thủ giao bóng sẽ
được điểm.
Điều 40.
ĐÁNH BÓNG TRONG ĐÁNH ĐÔI
Các đấu thủ của hai đội sẽ luân
phiên đánh bóng và nếu 1 đấu thủ dùng vợt chạm bóng trái với luật này, đối phương
sẽ được điểm.
Lưu ý 1: Trừ phi có quy định
khác,tất cả các vấn đề có liên quan trong những điều luật này đối với đấu thủ
nam cũng bao gồm cho cả đấu thủ nữ.
Lưu ý 2: Xem Điều 26-b về hệ
thống tính điểm lựa chọn trong đánh đôi và đánh kết hợp (đôi nam nữ).
ĐIỀU LUẬT TRONG QUẦN VỢT XE LĂN
Ván đấu trong quần vợt xe lăn
theo như luật quần vợt ITF và loại trừ những ngoại lệ sau:
a. Luật bóng nảy 2 lần
Đấu thủ đánh quần vợt xe lăn được
phép để bóng nảy 2 lần. Đấu thủ phải đánh trả bóng trước khi bóng chạm đất lần
thứ 3. Bóng nảy lần thứ 2 có thể ở trong hay ngoài đường biên.
b. Xe lăn
Xe lăn được coi là một phần của
cơ thể và tất cả các điều luật quy định về cơ thể đối thủ thì sẽ được áp dụng với
xe lăn.
c. Giao bóng
i. Bóng sẽ được giao theo tiêu chuẩn
sau: Ngay trước khi bắt đầu giao bóng, đấu thủ giao bóng đẫ phải đứng ở chỗ cố
định. Đấu thủ giap bóng sẽ được phép tung bóng lên trước khi đánh bóng.
ii.Trong khi phát bóng, đấu thủ
giao bóng không được chạm bánh xe vào bất cứ nơi nào trừ khu vực dằng sau đường
biên trong phạm vi phần mở rộng của đường biên và điểm giao bóng trung tâm.
iii. Nếu về mặt thể chất, các
VĐV bị liệt cả tay chân không đáp ứng cho các phương pháp giao bóng thông thường,
các đấu thủ hay cá nhân nào khác có thể tung bóng cho VĐV đó. Tuy nhiên phải sử
dụng cùng một phương pháp giao bóng.
d. Đấu thủ mất điểm
Đấu thủ sẽ bị mất một điểm nếu:
i. Đấu thủ không đánh trả bóng
trước khi nó đập xuống sân 3 lần.
ii. Theo luật e) dưới đây .Đấu
thủ dùng bất kỳ phần nào của chân, chi dươí hoặc bộ phận giữ thăng bằng trong
khi giao bóng, đánh bóng, quay người hoặc dừng lại hay tỳ vào bánh xe khi bóng
đang trong cuộc.
iii. Đấu thủ không chạm mông vào
xe lăn khi đỡ bóng.
e. Đẩy ghế bằng chân.
i. Do thương tật, đấu thủ đó
không thể đẩy xe lăn bằng bánh xe thì đấu thủ đó có thể sử dụng một chân để đẩy
xe.
ii. Dù là theo điều e)i.ở trên,
một đấu thủ được phép sử dụng một chân để đẩy xe không có phần chân nào của đấu
thủ đó được chạm trên mặt sân: a)trong suốt quá trình chuyển động về phía trước,
cả khi vợt chạm vào bóng. từ khi bắt đầu chuyển động để giao bóng cho đến khi vợt
chạm vào bóng.
Đấu thủ sẽ bị mất một điểm nếu
vi phạm luật này.
f. Quần vợt xe lăn/Quần vợt dành
cho người bình thường.
Khi VĐV quần vợt xe lăn thi đấu
cùng với người bình thường đánh đơn và đánh đôi, luật quần vợt xe lăn sẽ được
áp dụng đối với VĐV khuyết tật thi đấu trên xe lăn và luật quần vợt thông thường
áp dụng cho VĐV bình thường. Trong trường hợp cá biệt này, đấu thủ trên xe lăn
sẽ được phép để bóng nẩy 2 lần và đấu thủ bình thường chỉ được phép để bóng nẩy
một lần.
Chú ý: Chi dưới ở đây gồm:
mông, hông, bắp đùi, ống chân, mắt cá chân và bàn chân.
Một số sửa đổi trong Luật Quần vợt
Văn bản chính thức và có tính
quyết dịnh của Luật Quần vợt sẽ là văn bản Tiếng Anh và không có sự sửa đổi hay
phiên dịch nào được thực hiện trừ khi ở hội nghị Hội đồng thường niên hay Liên
đoàn nhận được thông báo về quyết định sửa đổi theo Điều 17-hiến pháp Liên đoàn
Quần vợt thế giới (thông báo các nghị quyết) và nghị quyết này hoặc ảnh hưởng của
nó sẽ được thực hiện nếu có được 2/3 số phiếu thuận.
Bất cứ sửa đổi nào được thực hiện
đều có hiệu lực từ ngày 1/1 năm tiếp theo trừ phi phải chờ sự quyết định của đa
số phiếu trong hội nghị quyết định.
Ban chấp hành sẽ có toàn quyền để
giải quyết tất cả các vấn đề cấp bách trong việc dịch thuật cần thiết để phê
chuẩn tại hội nghị lần tiếp theo.
Vào bất cứ thời điểm nào, điều
luật này chỉ được thay đổi khi có sự nhất trí tại hội nghị toàn thể của Hội đồng.
PHỤ LỤC I
NHỮNG QUY ĐỊNH TIẾN HÀNH KIỂM TRA THEO ĐIỀU 3
i. Trừ khi có quy định khác, tất
cả các cuộc kiểm tra đều được tiến hành ở nhiệt độ khoảng 68 độ Farenheit (20độ
C) và độ ẩm xấp xỉ 60%. Tất cả bóng phải được bỏ ra khỏi hộp và bảo quản ở nhiệt
độ và độ ẩm trên trong vòng 24 giờ trước khi kiểm tra và cũng ở nhiệt độ và độ ẩm
đó cho đến khi cuộc kiểm tra bắt đầu.
ii. Trừ phi có quy định khác, giới
hạn cho một cuộc kiểm tra được tến hành trong điều kiện áp suất khí quyển với
khí áp là 76 cm.
iii. Các mức độ khác có thể được
ấn định với các vùng nơi trận đấu diễn ra có nhiệt độ trung bình, độ ẩm, khí áp
trung bình khác so với mức tiêu chuẩn lần lượt là 68 độ Farenheit (20độ C), 60%
và 76 cm.
Liên đoàn Quốc gia có thể xin
Liên đoàn Quần vợt Quốc tế điều chỉnh những tiêu chuẩn này và nếu được thông qua
nếu được thay đổi đối với vùng đó.
iv. Trong tất cả các cuộc kiểm
tra đường kính, máy đo tiêu chuẩn sẽ được sử dụng bao gồm một đĩa kim loại
không bị oxi hoá, có độ dày đồng nhất là 0,318cm. Trong trường hợp bóng loại 1
(tốc độ nhanh) và bóng loại 2 (tốc độ trung bình) sẽ lần lượt có hai vòng tròn
mở trên đĩa kim loại là 6,541cm và 6,858cm ở đường kính tương ứng. Trong trường
hợp bóng loại 3 (tốc độ chậm) sẽ lần lượt có hai vòng tròn mở trên đĩa kim loại
là 6,985cm và 7,302cm ở đường kính. Mặt trong của máy đo có một mặt lồi nghiêng
với bán kính là 0,159cm. Bóng sẽ không rơi qua chỗ mở nhỏ hơn mà sẽ rơi qua chỗ
chỗ mở lớn hơn bằng trọng lực.
v. Trong tất cả các cuộc kiểm
tra độ đàn hồi theo điều 3 sẽ sử dụng máy do Percy Herbert Stevens thiết kế và
được cấp bằng sáng chế ở Vương quốc Anh có số hiệu là Patent No230250, cùng với
các thành tựu và các cải tiến khác bao gồm cả việc làm bóng đàn hồi trở lại sẽ
được sử dụng. Các thiết bị khác có thể được sử dụng để kiểm tra độ đàn hồi của
bóng thay thế cho máy Stevens nếu có sự chấp thuận của Liên đoàn quần vợt Quốc
tế.
vi. Thủ tục tiến hành kiểm tra.
a. Nén trước. Trước khi được kiểm
tra, bất kỳ bóng nào cũng phải được nén chắc ở khoảng 1 inch 92,54cm) ở các góc
phải ở 1 trong 3 đường kính lần lượt nnối tiếp nhau; quá trình này được thực hiện
3 lần (tổng cộng là 9 lần nén). Tất cả các cuộc kiểm tra được tiến hành trong
khoảng 2 giờ của nén trước.
b. Kiểm tra độ nảy của bóng
(theo điều 3). Đo kích thước tính từ sàn bêtông cho đến đáy của bóng.
c. Kiểm tra kích cỡ của bóng
(mhư trong phần iv ở trên).
d. Kiểm tra độ nặng của bóng
(như trong điều 3).
e. Kiểm tra độ đàn hồi của bóng.
Bóng được đặt cố định ở máy Stevens sao cho không có phần nào của máy chạm vào
đường chắp nối xung quanh. Nếu trọng lượng đạt tiêu chuẩn, kim chỉ và mức đạt,
đồng hồ đo sẽ quay về số 0. Trọng lượng kiểm tra tương đương là 181 b 98,165
kg) được đặt trên đòn cân bằng và áp lực được tạo ra bằng cách quay bánh lái với
tốc độ chuẩn mực trong 5 giây từ lúc đòn cân bằng rời vị trí cho đến khi kim chỉ
vào mức chuẩn. Khi vòng quay dừng thì các chỉ số được ghi lại (biến dạng về
phía trước). Bánh lái lại quay khi số 10 đạt được trên cân (biến dạng 2,54cm).
Sau đó, bánh lái quay theo hướng ngược lại theo tốc độ tiêu chuẩn (giảm nén)
cho đến khi kim chỉ cân trùng với mức tiêu chuẩn. Sau 10 giây kim chỉ được điều
chỉnh tới mức chuẩn nếu cần thiết. Chỉ số sẽ được ghi lại. Quá trình này được
thực hiện lặp lại trên mỗi quả bóng trên 2 đường kính ở mỗi góc phải đến vị trí
đã được đánh dấu.
vii. Phân loại tốc độ mặt sân.
Liên đoàn Quần vợt quốc tế sử dụng
phương pháp ITF CS 01/01 để quyết định tốc độ mặt sân theo như mô tả trong phần
“Nghiên cứu bước đầu mức chuẩn của mặt sân quần vợt”.
Những mặt sân mà có tốc độ ở từ
0 đến 35 sẽ được coi là sân loại 1 (sân tốc độ chậm). Ví dụ của những loại mặt
sân này là những sân đất sét và những mặt sân khác mà bóng không nảy.
Những mặt sân mà có tốc độ từ 30
đến 45 sẽ được coi là sân loại 2 ( sân tốc độ trung bình). Ví dụ của những loại
mặt sân này là nhứng sân đất cứng và mặt ngoài của đất acrylic được phủ bằng bề
mặt sợi.
Những mặt sân mà có tốc độ trên
40 sẽ được coi là sân loại 3 ( sân tốc độ nhanh). Ví dụ của những loại mặt sân
này là những sân đất cỏ mọc tự nhiên , nhân tạo và bề mặt đất xốp.
Ghi chú: Việc đánh giá những
mặt sân trên cho phép lựa chọn loại bóng phù hợp.
PHỤ LỤC II
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM LỰA CHỌN
(ĐIỀU
27)
1. Ván ngắn
Đội/Đấu thủ đầu tiên thắng liền
4 ván là thắng hiệp miễn là có số dư điểm 2 ván hơn đối phương. Nếu hoà 4 đều,
sẽ đấu ván quyết thắng.
2. Trận quyết thắng (7 điểm)
Khi hai bên hoà 1 đều hay 2 đều
trong trận đấu 5 hiệp thì sẽ đấu ván quyết thắng để quyết định trận đấu. Ván
quyết đấu này thay cho hiệp quyết định cuối cùng.
Đấu thủ thắng 7 điểm trước và thắng
đấu thủ 2 ván cách biệt sẽ thắng ở ván quyết thắng (Tie-break) và thắng trận.
3. Trận quyết thắng (10 điểm)
Khi hai bên hoà 1 đều hoặc 2 đều
trong những trận đấu 5 hiệp thì sẽ đấu ván quyết thắng để quyết định trận đấu.
Ván quyết thắng này thay cho hiệp quyết định cuối cùng.
Đấu thủ thắng 10 điểm trước và
thắng đấu thủ 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván quyết thắng (Tie-break) và thắng trận.
PHỤ LỤC III
THỦ TỤC XEM XÉT LẠI CÁC ĐIỀU LUẬT QUẦN VỢT
1. Giới thiệu
1.1. Những thủ tục này được xem xét
bởi ban chấp hành Liên đoàn Quần vợt Quốc tế vào ngày 17/5/1998.
1.2. Theo thời gian, ban chấp
hành có thể bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện những thủ tục này.
2. Mục đích
2.1. Liên đoàn Quần vợt Quốc tế
là tổ chức thi hành các điều lệ quần vợt và được uỷ nhiệm:
a. Duy trì tính truyền thống và
tính chính chính trực trong môn quần vợt.
b. Chủ động duy trì các kỹ năng
truyền thống cần thiết cho môn quần vợt.
c. Tích cực cải thiện, duy trì
tính thách thức của môn thể thao này.
d. Đảm bảo thi đấu công bằng.
2.2. Để đảm bảo công bằng, cần
xem xét khẩn trương và có quyết định phù hợp với cá điều luật cùng với những thủ
tục được quy định dưới đây.
3. Phạm vi
3.1. Những thủ tục này sẽ quyết
định áp dụng cho những quy định dưới đây:
a. Điều 1-Sân bãi
b. Điều 3-Bóng
c. Điều 4-Vợt
d. Phụ lục 1 về ác điều luật của
Quần vợt
e. Bất cứ điều luật quần vợt nào
do Liên đoàn Quần vợt Quốc tế quyết định.
4. Kết cấu
4.1. Theo những quy định này thì
các điều luật sẽ được Ban luật ban hành.
4.2. Những điều lệ này cuối cùng
sẽ được lưu lại, cho phép trình hội đồng xét xử giải quyết theo đúng những điều
luật đã ban hành.
5. Áp dụng
5.1. các điều luật sẽ được thực
hiện
a. Theo sự chỉ đạo của ban điều
hành
b. Dựa trên đơn đáp ứng những
quy định về thủ tục được đặt ra dưới đây.
6. Quan điểm và thành phần của
ban luật
6.1. Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt
thế giới (hoặc theo ý đồ của Chủ tịch) Sẽ bổ nhiệm Ban luật và quy định số lượng
thành viên của Ban này.
6.2. Nếu Ban luật có từ 2 người trở
lên thì Ban đó sẽ chỉ định một người làm trưởng ban.
6.3. Trưởng ban sẽ có quyền điều
chỉnh những thủ tục và xem xét, lắng nghe các thành viên trong ban.
7. Các điều luật được Ban luật
đề xuất
7.1. Chi tiết các điều luật được
ban hành theo yêu cầu của ban điều hành có thể được quy định cho các cá nhân
hay vận động viên, nhà sản xuất trang thiết bị, các Liên đoàn Quốc gia hay các
thành viên có thiện chí tuân thủ đúng luật.
7.2. Cá nhân nào được thông báo
về các điều luật mới sẽ có thời gian hợp lý để chuyển những đề nghị, ý kiến bất
đồng hay các yêu cầu tới chủ tịch và cá thành viên trong ban điều hành liên
quan tới điều luật được đề xuất.
8. Đóng góp cho các điều luật
8.1. Đơn xin đóng góp ý kiến đối
với một điều luật có thể do bất cứ tổ chức nào đưa ra nếu các vận động viên,
các nhà sản xuất trang thiết bị, các tổ chức quốc gia hay các thành viên có thiện
chí quan tâm đến.
8.2. Bất cứ đơn đề nghị nào cũng
phải được đệ trình tới ngài chủ tịch.
8.3. Để hoàn thành đơn đó phải
bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
a. Tên đầy đủ và địa chỉ của người
đệ đơn.
b. Ngày làm đơn.
c. Chỉ rõ nội dung của điều luật
khiến người làm đơn quan tâm.
d. Mọi tài liệu làm bằng chứng
mà người đệ đơn muốn sử dụng từ bất cứ nguồn nào.
e. Theo ý kiến của ca nhân người
làm đơn, nếu những ý kiến chuyên môn là cần thiết thì người đó sẽ phải đưa ra
trong yêu cầu của mình. Trong yêu cầu đó phải xác định rõ tên của chuyyen gia
đã đưa ra đề xuất và ý kiến của họ.
f. Khi đệ đơn về luật đối với vợt
hay các trang thiết bị khác thì phải gửi kèm theo vật mẫu hay chính xác là 1 bản
in về trang thiết bị đó phải được trình cùng đơn.
g. Nếu theo ý kiến của người đệ
đơn, có những vấn đề không bình thường cần ban hành luật trong một khoảng thời
gian nào đó hay trước ngày nào đó thì người đệ đơn phải nêu ra được những vấn đề
không bình thường đó.
8.4. Nếu đơn kiến nghị về luật
không liên quan các thông tin hay các trsng thiết bị đã dược đề ccập đến trong
phần 8.3 (a)-(g) như trên, chủ tịch hay những người đồng sự sẽ cho người đệ đơn
một thời gian hợp lý để họ thống nhất sửa chữa những thiếu sót đó. Nếu người đệ
đơn không sữa chữa được những thiếu sót đó thì đơn kiến nghị coi như bị bác bỏ.
9. Triệu tập ban luật
9.1. Với một đơn hợp lệ và theo
sự đề nghị của ban điều hành, Chủ tịch hay các đồng sự trong Ban điều hành có
thể triệu tập một cuộc họp Ban luật để giải quyết vấn đề kiến nghị đó.
9.2. Ban luật không cần thiết tổ
chức một buổi để lấy ý kiến của bên đệ đơn mà lấy ý kiến của trưởng ban, đơn
yêu cầu hay kiến nghị đó có thể được giải quyết một cách công bằng.
10. Thủ tục của Ban luật
10.1. Trưởng ban luật sẽ quyết định
mẫu riêng, thủ tục và ngày tháng để xem xét và nghe ý kiến.
10.2. Trưởng ban sẽ cung cấp mẫu
này cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào muốn đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện
các điều luật.
10.3. Trưởng ban sẽ quyết định tất
cả các vấn đề có liên quan đến chứng cứ và sẽ không giới hạn bởi các thủ tục và
tính xác thực của các chứng cứ miễn là việc xem xét hay nghe ý kiến được tiến
hành với tinh thần đúng đắn, diễn ra ở thời điểm hợp lý.
10.4. Việc xem xét, nghe ý kiến
theo những thủ tục dưới đây:
a. Diễn ra mật.
b. Ban luật có thể quyết định dừng
lại hay hoãn lại.
10.5. trưởng ban có thể kết nạp
thêm các cộng tác viên vào ban luật nếu người đó có kỹ năng và kinh nghiệm giải
quyết các vấn đề mà ban yêu cầu.
10.6. ban luật sẽ quyết định ý
kiến theo đa số, không có thành viên nào được phép bỏ phiếu trắng.
10.7. Trưởng ban sẽ có toàn quyền
đặt ra các yêu cầu đối với người đệ đơn (các cá nhân khác hay các tổ chức đưa ra
vấn đề yêu cầu xem xét hay nghe ý kiến) cùng với các chi phí làm đơn và các chi
phí để ban luật tiến hành kiểm tra thiết bị liên quan tới đề nghị.
11. Việc thông báo
11.1. Khi ban luật đã có quyrts định
thì sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người đệ đơn, các cá nhân hay tổ chức có
quan tâm và đưa ra kiến nghị về luật ngay khi có thể thực hiện được.
11.2. Việc thông báo bằng văn bản
này sẽ bao gồm cả tóm tắt những lý do dẫn đến quyrts định của Ban luật.
11.3. Qua thông báo đến người đệ
đơn và ngày tháng xác định từ Ban luật, các điều luật đó sẽ ngay lập tức thuộc
hệ thống các điều luật quần vợt.
12. Sự áp dụng các điều luật
quần vợt hiện hành
12.1. Về quyền lực của Ban luật
trong việc ban hành các quy định tạm thời, các điều luật hiện tại sẽ tiếp tục
được áp dụng cho đến khi khi Ban luật tiến hành xem xét, nghe ý kiến và ban
hành điều luật mới.
12.2. Trước và trong quá trình
xem xét và nghe ý kiến, trưởng ban luật có thể ban hành các chỉ dẫn cần thiết trong
việc thực hiện các điều luật và các thủ tục bao gồm cả việc ban hành các điều
luật tạm thời.
12.3. Những điều luật tạm thời
này có thể bao gồm cả những hạn chế đối với việc sử dụng các trang thiết bị mà
theo luật quần vợt đang bị Ban luật xem xét các trang thiết bị đó có hay đáp ứng
tiêu chuẩn trong điều lệ quần vợt hay không.
13. Bổ nhiệm và thành phần của
Hội đồng xét xử
13.1. Hội đồng xét xử sẽ do Chủ
tịch hay đồng sự (là thành viên của ban điều hành/ban kỹ thuật) chỉ định.
13.2 Những thành viên của ban luật,
đã đề ra điều luật bị xem xét, không được làm thành viên của Hội đồng xét xử.
13.3. Chủ tịch và đồng sự sẽ quyết
định số thành viên của Hội đồng xét xử nhung không được có ít hơn 3 người.
13.4. Hội đồng xét xử sẽ chỉ định
ra một người làm trưởng ban.
13.5. trưởng ban có quyền quy định
các thủ tục trước và trong khi tiến hành xem xét.
14. Đơn đề nghị
14.1. Người đệ đơn (hay 1 người,
1 tổ chức quan tâm) có thể đệ đơn đến ban luật đề nghị xem xét.
14.2. Để hoàn thành đơn đề nghị
cần phải:
a) Gửi văn bản đến trưởng ban luật
trong vòng 45 ngày sau khi có thông báo về điều luật.
b) Đưa ra chi tiết các ý kiến đối
lập.
c) Phải bao gồm đầy đủ nội dung
đề nghị.
14.3. Khi hoàn thnhf đơn kiến
nghị đến trưởng ban luật, ngueơì làm đơn phải đóng một khoản lệ phí như tiền bảo
chứng, và khoản tiền này sẽ được trả lại nếu kiến nghị đó đạt kết quả.
15. Triệu tập hội đồng xét xử
15.1. Chủ tịch hay những người đồng
sự sẽ triệu tập hội đồng xét xử sau khi người đệ đơn dã đóng phí.
16. Những thủ tục của hội đồng
xét xử
16.1. Hội đồng xét xử và trưởng
ban sẽ tiến hành các thủ tục và nghe ý kiến theo các vấn đề đã được đưa ra ở phần
10, 11, 12.
16.2. Hội đồng xét xử sẽ thông
báo cho người đệ đơn và ngày tháng đưa ra quyết định cuối cùng về điều luật quần
vợt.
17. Những vấn đề chung
17.1. Nếu ban luật chỉ có 1
thành viên thì thành viên đó sẽ là người chịu trách nhiệm tiến hành xem xét như
trưởng ban và sẽ quyết định các thủ tục trứoc và sau khi tiến hành xem xét,
nghe ý kiến.
17.2. Tất cả các cuộc xem xét, nghe
ý kiến đều phải thực hiện bằng Tiếng anh, trong đó nếu người đệ đơn, các cá
nhân hay các tổ chức đưa ra đề nghị không nói được Tiếng Anh thì bắt buộc phải
có phiên dịch.
Người phiên dịch sẽ phải là người
độc lập.
17.3. Ban luật hay Hội đồng xét
xử sẽ công bố trích đoạn các quyết định.
17.4. Tất cả các thông báo làm
theo những thủ tục này đều phải bằng văn bản.
17.5. Bất cứ thông báo nào theo
các thủ tục này sẽ đều phải thông báo ngày quyết định, gửi hoặc chuyển tới người
đệ đơn hoặc những bên có liên quan.
17.6. Ban luật sẽ huỷ bỏ đơn nếu
trong đó ý kiến kiến nghị giống với đề nghị mà ban luật đã ra quyết định trong
vòng 3 tháng trở lại đây.
HƯỚNG DẪN KẺ SÂN
Thông thường người ta hay kết hợp
sân đơn và đôi (xem chú ý dành cho sân đơn và sân đôi)
Trước tiên chọn vị trí của lưới,
kẻ một đường dài 12,8m. Đánh dấu ở giữa (dấu X như hình trên), từ đó đo về mỗi
hướng và đánh dấu các điểm:
- Từ 4,11m đến điểm a, b, nơi mà
lưới cắt đường biên dọc trong.
- Từ 5,03m các vị trí cọc chống
đơn.
- Từ 5,49m đến điểm A, B,nơi mà
lưới cắt đường biên dọc ngoài.
- Từ 6,40m đến vị trí cột lưới
(N,N), vị trí cuối cùng của đường kẻ chính 12,8m.
Chôn cột đánh dấu 2 điểm A, B và
buộc vào mỗi cọc đó hai thước dây. Ở một cọc đo theo đường chéo nửa sân 1 đoạn
dài 16,18m và ở cọc còn lại đo theo đường biên dọc1 đoạn dài 11,86m. Kéo căn 2
sợi dây và chúng gặp nhau tại điểm C, điểm C là một góc sân. Làm tương tự như
theo cách trên sẽ tìm ra được điểm D. Để kiểm tra quá trình trên, ta đo đọ dài
đoạn CD, đường cuối sân tìm được đúng là 10,97m. Lúc này có thể đánh dấu điểm
giữa (điểm J) và 2 điểm cuối của đường biên trong (c,d ) 2 điểm này lần lượt
cách C, D 1,37m.
- Đường giữa sân và vạch phát
bóng có thể được đánh dấu bằng các điểm F, H, G, có khoảng cách là 6.4m lần lượt
từ lưới kẻ dọc xuống chạm các đường biên bc, XJ, ad.
- Làm tương tự như vậy ở phần
sân bên kia để hoàn thành mặt sân.
Ghi chú:
i. Nếu chỉ yêu cầu kẻ sân đơn
thì không cần kẻ các đường mằm ngoài các điểm a, b, c, d nhưng sân thì vẫn kẻ
theo số đo như trên. Các góc của đường cuối biên ngang ( c, d) có thể tìm được
bằng cách buộc 2 sợi dây ở a, b thay vì buộc ở A, B và sau đó do 1 đoạn dài
14,46m và 11,89m. Cột lưới vẫn ở vị trí n, n và lưới đơn 10m được sử dụng.
ii. Khi kết hợp sân đơn và sân
đôi và dùng lưới đánh đôi cho cả đánh đơn, lưới phải được đặt 2 cọc chống đơn ở
2 điểm n, n và có chiều cao 1,07m, có tiết diện vuông hoặc đường kính tối đa
7,5cm. Tâm của cọc chống đơn cách mép ngoài đường biên dọc sân đơn là 0,914m ở
mỗi bên.
Để dễ dàng đóng cọc chống đơn,
nên đánh dấu 2 điểm n bằng sơn trắng khi vẽ sân.