Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 739/QĐ-BYT 2015 phòng chống bệnh viêm gan vi rút 2015 2019

Số hiệu: 739/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 05/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 739/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT GIAI ĐOẠN 2015-2019

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐNH;

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015-2019”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương; Giám đốc Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Sản, Sản - Nhi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT GIAI ĐOẠN 2015-2019

 

MỤC LỤC

PHẦN 1 SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT TẠI VIỆT NAM

1. Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức

2. Giám sát, xét nghiệm

3. Ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút viêm gan

4. Sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị

PHẦN 3 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT GIAI ĐOẠN 2015-2019

1. Cơ sở xây dựng kế hoạch

2. Mục tiêu

3. Giải pháp thực hiện và các hoạt động triển khai

4. Thời gian triển khai

PHẦN 4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tuyến trung ương

2. Tại địa phương

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT GIAI ĐOẠN 2015-2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 739/QĐ-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tử vong do các biến chứng của viêm gan vi rút. Nhiễm vi rút viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện không rõ ràng, những trường hợp nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan. Có 5 loại viêm gan vi rút, trong đó viêm gan vi rút B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền HIV; viêm gan vi rút D chỉ lây truyền khi có mặt viêm gan B, và có đường lây truyền tương tự. Viêm gan vi rút A và E lây qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy đủ.

Trong 5 loại vi rút viêm gan, vi rút viêm gan B và C có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Trên 2 tỷ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 130-150 triệu trường hợp nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính trên toàn cầu (Tổ chức Y tế thế giới, năm 2014). Hàng năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh viêm gan vi rút (chiếm khoảng 2,7% tổng số các trường hợp tử vong). Vi rút viêm gan B và C là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm vi rút viêm gan B và C. Theo kết quả điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, nguyên nhân tử vong có liên quan đến vi rút viêm gan đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm gây ra. Người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm cả hai loại vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C do tình trạng dùng chung bơm kim tiêm. Ước tính khoảng 10 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy.

Bệnh viêm gan vi rút B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vắc xin sớm và đúng quy định. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đối với trẻ em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao, nên tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng. Mặc dù bệnh viêm gan B có thể dự phòng được, tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B trên toàn cầu mới đạt 75% thấp hơn nhiều so với mục tiêu cần đạt là 90% trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 27%. Hơn nữa, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 240 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và gánh nặng bệnh tật do viêm gan B gây ra đối với hệ thống y tế cũng như sức khỏe người dân là rất lớn.

Hiện nay chưa có vắc xin dự phòng cho viêm gan C nhưng đã có một số phác đồ điều trị mang lại hiệu quả đáng kể trong việc ức chế và loại trừ vi rút, tuy nhiên, các chủng vi rút viêm gan C có mức độ đáp ứng khác nhau với các liệu pháp điều trị. Các phác đồ mới đây nhất sử dụng thuốc kháng vi rút thế hệ mới có thể điều trị thành công khoảng 70 - 90%. Các thuốc thế hệ mới có tác dụng trực tiếp lên vi rút (direct acting agent - DAA) là những thuốc có hiệu quả cao và có tác dụng với hầu hết các phân nhóm (genotype) và ít độc hơn. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các thuốc này vẫn còn rất thấp do chi phí điều trị hiện còn rất cao. Mặt khác, việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị có thế làm giảm hiệu quả của việc điều trị.

Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do vi rút viêm gan ngày càng trở nên nặng nề, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã kêu gọi các quốc gia và các đối tác phát triển xây dựng các chiến lược hiệu quả với mục tiêu đối phó với các thách thức của bệnh viêm gan và nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Tổ chức Y tế Thế giới đã lấy ngày 28/7 hàng năm là “Ngày Viêm gan thế giới” và lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2011. Năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Khung chương trình Hành động Toàn cầu về Phòng chống nhiễm vi rút viêm gan với tầm nhìn không còn lây truyền viêm gan vi rút trên thế giới và tất cả bệnh nhân đều được tiếp cận về chăm sóc điều trị an toàn và hiệu quả. Khung Chương trình bao gồm 4 thành tố chính: 1) Tăng cường nhận thức, thúc đẩy quan hệ đối tác và huy động nguồn lực; 2) Xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng và số liệu cho hành động; 3) Ngăn chặn sự lây truyền của vi rút; 4) Sàng lọc, chăm sóc và điều trị. Ngày 24/5/2014, Đại hội đồng Y tế thế giới đã thông qua Nghị quyết WHA 67.6 về việc triển khai đồng bộ các can thiệp về viêm gan; theo đó cần tăng cường hệ thống sàng lọc, chẩn đoán và điều trị nhằm giảm lây truyền HIV, viêm gan B, viêm gan C đồng thời các quốc gia cần thực hiện các chính sách nhằm thực hiện các gói can thiệp thiết yếu để chẩn đoán, điều trị cho quần thể tiêm chích ma túy.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan gây nên. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan của một số nhóm dân cư từ 8 - 25% đối với vi rút viêm gan B và khoảng 2,5 -4,1% với vi rút viêm gan C, đồng thời cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện. Trong số những người hiến máu lần đầu ở tuổi từ 18-60 tuổi, tỷ lệ người khỏe mạnh mang vi rút viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền và dao động từ 15 - 25%. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỷ lệ từ 10 - 20%. Đây là yếu tố quan trọng gây nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ em qua lây truyền mẹ con trong quá trình chuyển dạ đẻ và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ em. Theo kết quả của các nghiên cứu trong nước và quốc tế, 90% số trẻ nhiễm vi rút viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính. Viêm gan mạn tính là một vấn đề y tế nghiêm trọng ở Việt Nam và ung thư gan là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.

Theo kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/Bệnh lây truyền qua đường tình dục vòng 2 tại Việt nam năm 2009 (Báo cáo điều tra hành vi và sinh học, IBBS 2009) trong nhóm tiêm chích ma túy, tỷ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan B là 15,1%, tỷ lệ đã từng nhiễm vi rút viêm gan B là 58,7% và như vậy còn trên 40% nhóm này có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ hiện nhiễm hoặc đã từng nhiễm vi rút viêm gan C là 58%. Tình trạng đồng nhiễm HIV và viêm gan B và/hoặc viêm gan C có thể ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của nhiễm HIV trên bệnh nhân. Theo báo cáo điều tra 7.587 bệnh nhân nhiễm HIV tại 30 phòng khám ngoại trú HIV trên toàn quốc giai đoạn 2005 - 2009, kết quả cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm HIV và vi rút viêm gan B là 14,2%, HIV và vi rút viêm gan C là 39,6%.

Như vậy, nhiễm vi rút viêm gan, đặc biệt là vi rút viêm gan B và viêm gan C đang diễn biến một cách âm thầm nhưng là vấn đề lớn đối với sức khỏe người dân nước ta hiện nay, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng và gây tử vong. Trong khi đó, hiện nay Việt Nam chưa có kế hoạch tổng thể và các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút do đó việc xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2014-2018 là cần thiết để định hướng các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút của các đơn vị, địa phương trên phạm vi cả nước đồng thời là căn cứ để huy động nguồn lực với mục đích giảm lây truyền vi rút viêm gan và tăng tiếp cận của người dân với chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan đặc biệt là viêm gan B và viêm gan C.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT TẠI VIỆT NAM

1. Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức

Hiện nay, thông tin, giáo dục, truyền thông về bệnh viêm gan vi rút chủ yếu được lồng ghép vào hoạt động tiêm chủng mở rộng nên các nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào công tác phòng chống bệnh viêm gan vi rút B và tiêm vắc xin viêm gan B phòng bệnh cho trẻ em. Các hoạt động chính bao gồm xây dựng các áp phích, tờ rơi, clip, sổ tay tuyên truyền về tiêm vắc xin viêm gan B; tổ chức phổ biến, tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh viêm gan B trên một số báo và tạp chí, phát sóng trên các đài phát thanh và truyền hình; tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu tuyên truyền về tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh.

Việc triển khai truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các chiến dịch truyền thông đã được triển khai tại một số tỉnh trọng điểm, tuy nhiên chưa mang tính thường xuyên và chưa tập trung vào các nhóm nguy cơ cao. Một số dự án đã bước đầu triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về dự phòng và điều trị viêm gan B và C đối với các nhóm nguy cơ cao (nhóm tiêm chích ma túy, người nhiễm HIV), tuy nhiên chỉ ở quy mô nhỏ tại một số địa bàn nhất định.

Việc triển khai các hoạt động giáo dục truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan đặc biệt là viêm gan B và viêm gan C và tiến triển nặng của bệnh cũng như sự cần thiết của việc xét nghiệm sàng lọc, tiếp cận điều trị sớm vẫn chưa được triển khai đồng bộ tại các tỉnh. Cập nhật thông tin mới về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan B và C cho cán bộ tế cũng chưa được triển khai rộng rãi.

2. Giám sát, xét nghiệm

2.1. Công tác giám sát viêm gan vi rút tại Việt Nam

Việc giám sát bệnh viêm gan vi rút tại Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế, và là một trong 28 bệnh truyền nhiễm được báo cáo định kỳ. Vì thế, công tác giám sát viêm gan vi rút được lồng ghép vào hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia và số liệu báo cáo chủ yếu dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, không quản lý đến từng ca bệnh.

Thu thập số liệu về bệnh viêm gan vi rút ở nước ta theo hệ thống giám sát thường quy chỉ phản ánh được số bệnh nhân viêm gan do vi rút đến nhập viện mà không phân loại được được theo chủng vi rút gây viêm gan. Vì thế số liệu này chỉ ghi nhận được số người mắc viêm gan tại bệnh viện mà không phản ánh được số hiện nhiễm hoặc đã từng nhiễm tại cộng đồng đối với từng loại vi rút viêm gan để từ đó xác định các hoạt động ưu tiên trong dự phòng viêm gan vi rút.

2.2. Công tác xét nghiệm viêm gan vi rút

Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn hoạt động xét nghiệm vi rút viêm gan trên toàn quốc cho các lĩnh vực đặc thù như: xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi điều trị, sàng lọc trong truyền máu, giám sát điều tra cộng đồng. Trình độ và năng lực xét nghiệm vi rút viêm gan cũng rất khác nhau giữa các tuyến cũng như trong cùng tuyển từ trung ương cho đến tỉnh, huyện. Các phòng xét nghiệm của các bệnh viện tuyến huyện chủ yếu xét nghiệm được một số chỉ số về chức năng gan và thực hiện một số xét nghiệm về viêm gan vi rút bằng sinh phẩm nhanh, trong khi đó hầu hết các phòng xét nghiệm tuyến tỉnh, trung ương có thể thực hiện được các xét nghiệm huyết thanh học sử dụng kỹ thuật ELISA. Việc thực hiện các kỹ thuật sinh học phân tử về vi rút viêm gan còn hạn chế, mới ở một số đơn vị tuyến trung ương.

Công tác đảm bảo chất lượng xét nghiệm về viêm gan chưa được triển khai đồng bộ. Hệ thống ngoại kiểm và nội kiểm để đánh giá và cải thiện chất lượng xét nghiệm viêm gan vi rút cũng chưa được thiết lập. Việc thực hiện dự phòng phổ cập chưa được quan tâm đúng mức cũng như chưa được kiểm tra đều đặn.

3. Ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút viêm gan

3.1. Hoạt động tiêm chủng dự phòng viêm gan vi rút B

Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu và hoàn thành đủ ba mũi vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia là chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Theo thống kê của WHO năm 2014 trên toàn thế giới đã có 183 quốc gia triển khai tiêm vắc xin viêm gan B trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó 94/183 quốc gia thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu. Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ kết hợp với tiêm đủ 3 liều vắc xin sau đó có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con.

Vắc xin viêm gan B được bắt đầu đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997 tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2003 được triển khai trên toàn quốc cho trẻ dưới 1 tuổi với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI). Tỷ lệ bao phủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%. Việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu được bắt đầu triển khai từ năm 2006. Tỷ lệ này mặc dù đã đạt tới 74% vào năm 2012 nhưng đã giảm xuống còn 56% vào năm 2013 do tâm lý của bố mẹ cũng như cán bộ y tế lo sợ về tai biến của vắc xin mặc dù tai biến xảy ra trong năm 2013 không thực sự liên quan đến vắc xin.

Ngoài ra việc khuyến khích tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ vị thành niên và người lớn có nguy cơ cao nhiễm vi rút viêm gan B (người tiêm chích ma túy, người chạy thận nhân tạo, người có hành vi tình dục nguy cơ cao, người chưa có miễn dịch và tiếp xúc gần gũi với người bị viêm gan B mạn tính) vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

3.2. Công tác phòng chống lây truyền viêm gan vi rút từ mẹ sang con

Tại Việt Nam, theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10-20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm vi rút viêm gan B có HBeAg dương tính có thể bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ, do đó việc phòng chống lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sang con là rất quan trọng.

Chiến lược phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con ở Việt Nam hiện nay là tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh và hoàn thành đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B theo lịch tiêm chủng. Tuy nhiên tỷ lệ bao phủ liều sau sinh vẫn chưa cao và thậm chí giảm xuống trong những năm vừa qua do lỗi trong quá trình tiêm đã gây ra sự dè dặt trong tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay cả đối với cả cán bộ y tế. Để mở rộng độ bao phủ liều vắc xin viêm gan B sau sinh, Bộ Y tế đã chỉ đạo yêu cầu các cơ sở có phòng đẻ thực hiện việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Việc tư vấn cũng đã được lồng ghép với các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ đang mang thai. Việc tiêm kháng huyết thanh viêm gan B cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút viêm gan B và việc điều trị thuốc kháng vi rút cho phụ nữ có tải lượng vi rút viêm gan B cao chưa được khuyến cáo và hướng dẫn chính thức.

Việc xét nghiệm vi rút viêm gan B cho phụ nữ trước sinh đã được triển khai tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Tuy nhiên việc xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B cho phụ nữ mang thai chưa được coi là xét nghiệm thường quy trong gói chăm sóc trước sinh cũng như chưa có những hướng dẫn của Bộ Y tế về việc kiểm soát nhiễm vi rút viêm gan B cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

3.3. Hoạt động xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B và C trong truyền máu

Việc xét nghiệm vi rút viêm gan B và viêm gan vi rút C đã được quy định là xét nghiệm bắt buộc trong sàng lọc máu theo Điều lệnh truyền máu năm 1992, Quy chế truyền máu năm 2007 và Thông tư số 26/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt động truyền máu. Vì vậy trong nhiều năm, đây là nguồn phát hiện người nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C trong cộng đồng, và qua đó cũng đã phòng ngừa được lây truyền viêm gan B và C và các tác nhân lây truyền khác qua đường máu, góp phần đảm bảo an toàn trong truyền máu. Ở nhiều nơi, phòng xét nghiệm sàng lọc trong truyền máu của các cơ sở cung cấp máu còn đồng thời là phòng xét nghiệm chẩn đoán viêm gan, HIV, giúp nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho các bệnh viện. Một số phòng xét nghiệm ở các trung tâm truyền máu khu vực đã đảm nhiệm vai trò phòng xét nghiệm tham chiếu về xét nghiệm viêm gan cho khu vực.

Tuy nhiên, hiện còn có vấn đề về đảm bảo chất lượng xét nghiệm sàng lọc máu về vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C như: chưa cấp phép lưu hành và quy định sử dụng sinh phẩm xét nghiệm cũng như phương cách xét nghiệm (testing algorithm) phù hợp với mục đích cụ thể dẫn đến việc bất cứ sinh phẩm nào (sinh phẩm xét nghiệm nhanh, ELISA, sinh học phân tử,...) đã được cấp phép lưu hành đều có thể sử dụng cho xét nghiệm sàng lọc trong truyền máu dẫn đến việc có thể bỏ sót các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan B và C nếu sinh phẩm sàng lọc được sử dụng có độ nhạy thấp. Hơn nữa, các phòng xét nghiệm tham gia mạng lưới xét nghiệm sàng lọc máu chưa được chuẩn hóa, thiếu hệ thống quản lý chất lượng và chưa thực hiện việc đánh giá, cấp phép hoạt động cho các phòng xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu. Việc kiểm tra chất lượng nội bộ, kiểm tra chất lượng sinh phẩm chưa phải là yêu cầu bắt buộc và chưa được triển khai ở nhiều phòng xét nghiệm. Chương trình ngoại kiểm về xét nghiệm sàng lọc máu chưa có tính bắt buộc đối với các phòng xét nghiệm và chưa có quy định ở cấp quốc gia; hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm (Laboratory Information System - LIS) hầu như chưa được áp dụng ở hầu hết các phòng xét nghiệm sàng lọc máu. Việc đào tạo, đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề của nhân viên kỹ thuật xét nghiệm chưa được quy định. Chưa có phòng xét nghiệm tham chiếu đối với xét nghiệm vi rút viêm gan. Do vậy, nguy cơ xảy ra sai sót trong quá trình xét nghiệm vẫn có thể xảy ra.

3.4. Phòng chống và quản lý đồng nhiễm vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C và vi rút HIV

Viêm gan vi rút B và vi rút viêm gan C có chung đường lây truyền với vi rút HIV và đang là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người nhiễm vi rút HIV trên toàn cầu. Tình trạng đồng nhiễm viêm gan B, viêm gan C ở người nhiễm vi rút HIV có thể làm tăng nguy cơ bệnh gan bao gồm cả ung thư gan ở những người nhiễm HIV. Tình trạng đồng nhiễm vi rút HlV/viêm gan đã dẫn đến việc điều trị bằng thuốc ARV cho người nhiễm vi rút HIV càng trở nên phức tạp. Theo các số liệu điều tra ở Việt Nam, trên 50% người nhiễm HIV là người hiện hoặc đã từng tiêm chích ma túy và khoảng 80-90% người tiêm chích ma túy có nhiễm vi rút viêm gan C.

Các can thiệp được triển khai trong thời gian qua để dự phòng lây truyền HIV và viêm gan qua đường tiêm chích và quan hệ tình dục tại các nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm với vi rút HIV và vi rút viêm gan bao gồm:

- Chương trình tư vấn can thiệp hành vi nguy cơ để dự phòng nhiễm HIV trong nhóm quần thể nguy cơ cao (người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm dân cư di biến động ...). Tuy nhiên chương trình này chưa bao hàm các thông điệp toàn diện về nguy cơ và dự phòng viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C

- Chương trình bơm kim tiêm (cung cấp bơm kim tiêm sạch, trao đổi bơm kim tiêm) cho người tiêm chích ma túy

- Chương trình bao cao su.

- Điều trị thay thế chất gây nghiện dạng thuốc phiện bằng Methadone

- Điều trị ARV đối với các trường hợp nhiễm vi rút HIV.

Các can thiệp này sẽ làm giảm tác động về y tế và xã hội do nhiễm HIV và vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C gây ra. Hiện nay độ bao phủ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS đã được mở rộng. Phác đồ bậc 1 ưu tiên là TDF/3TC/EFV có hiệu quả cả với người nhiễm vi rút viêm gan B. Để đảm bảo cho việc điều trị này được bền vững, cần có các chiến lược nhằm phát hiện sớm người đồng nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút HIV và đảm bảo nguồn cung ứng thuốc ARV với chi phí hợp lý đặc biệt trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho chương trình vi rút HIV đang giảm đi đáng kể.

Điều trị viêm gan vi rút C bằng thuốc kháng vi rút có thể làm giảm nguy cơ lây truyền từ người nhiễm sang người khác do giảm nồng độ hoặc làm sạch vi rút trong máu. Tuy nhiên, hiện nay do chi phí điều trị viêm gan vi rút C cao nên đã làm hạn chế việc tiếp cận với các phác đồ điều trị hiệu quả này của bệnh nhân viêm gan vi rút C.

3.5. Dự phòng viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C liên quan đến chăm sóc y tế

Năm 2012, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3671/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh nhằm tăng cường việc thực hiện dự phòng phổ cập và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế. Trên cơ sở đó, hầu hết các bệnh viện đã thành lập đơn vị chống nhiễm khuẩn và triển khai các hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Việc không dùng chung bơm, kim tiêm trong điều trị cho bệnh nhân đã được thực hiện trong các bệnh viện. Tuy nhiên, chất lượng và tính đầy đủ trong việc thực hành các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như tiêm vô khuẩn, tiệt trùng trang thiết bị, sử dụng các vật dụng dùng một lần khi tiêm truyền chưa được ghi nhận một cách có hệ thống.

3.6. Dự phòng nhiễm vi rút viêm gan A

Các vụ dịch viêm gan cấp được khẳng định hoặc nghi ngờ do vi rút viêm gan A vẫn xảy ra ở Việt Nam, hầu hết được khu trú tại một khu vực nhỏ và không tạo các đợt dịch lớn trong cộng đồng; bệnh thường có biểu hiện cấp tính và ít có những biến chứng nặng, điều trị thường hồi phục hoàn toàn. Do xét nghiệm huyết thanh viêm gan vi rút A không sẵn có ở nhiều cơ sở y tế nên khó chẩn đoán các trường hợp viêm gan vi rút A cấp ở bệnh nhân có vàng da hoặc tiêu chảy. Bệnh đã có vắc xin dự phòng và hiệu quả, tuy nhiên hiện mới triển khai tại các điểm tiêm chủng dịch vụ mà chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, do đó số người sử dụng vắc xin còn hạn chế. Trong bối cảnh điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn chưa tốt, nguy cơ phát sinh bệnh viêm gan vi rút A vẫn có thể xảy ra.

3.7. Dự phòng nhiễm vi rút viêm gan E

Hiện chưa có số liệu về dịch tễ học của viêm gan E ở Việt Nam mặc dù đã có các vụ dịch nhỏ nghi ngờ do vi rút viêm gan E. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng viêm gan vi rút E. Tuy nhiên việc phát triển loại vắc xin này đang được triển khai ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

4. Sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị

4.1. Sàng lọc viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C

Hiện nay, chưa có các quy định và hướng dẫn về sàng lọc, chẩn đoán người nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao, trong khi đó do bệnh diễn biến thầm lặng phần lớn người nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C không biết được tình trạng nhiễm vi rút viêm gan của họ cho đến khi có triệu chứng của bệnh gan nặng.

Các thuốc điều trị viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và các xét nghiệm theo dõi điều trị hiện nay có giá thành cao và đòi hỏi điều trị trong thời gian dài. Tuy nhiên nếu bệnh nhân được điều trị đúng, theo dõi đầy đủ sẽ đạt hiệu quả cao và góp phần làm giảm đáng kể các biến chứng liên quan tới vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C bao gồm xơ gan và ung thư gan. Nếu không điều trị sớm, đúng phác đồ, việc giải quyết biến chứng của bệnh sẽ rất khó khăn và từ đó làm tăng tỷ lệ tử vong và là gánh nặng cho ngành y tế. Hiện nay trên phạm vi toàn quốc chưa có số liệu cụ thể về số lượng bệnh nhân được tiếp cận với điều trị viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C hàng năm cũng như chất lượng và hiệu quả điều trị. Hiện tại, các bệnh viện chuyên ngành về bệnh truyền nhiễm đang điều trị bệnh viêm gan vi rút theo các hướng dẫn của WHO và một số tổ chức quốc tế khác. Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan vi rút C tại Quyết định số 4817/QĐ-BYT ngày 28/11/2013, Quyết định số 5448/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan vi rút B và Quyết định số 5449/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan vi rút D, tuy nhiên việc triển khai thực hiện tới tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh và tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận với các cơ sở y tế để được điều trị còn gặp nhiều khó khăn do việc điều trị kéo dài và tốn kém. Thêm vào đó, do chi phí điều trị cao và kéo dài nên việc theo dõi điều trị, và đánh giá hiệu quả điều trị còn hạn chế. Việc thanh toán bảo hiểm y tế cho bệnh nhân viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C còn chưa được triển khai đồng bộ ở các tỉnh. Việc tiếp cận với các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh cũng như với thuốc điều trị viêm gan vi rút C còn hạn chế. Bên cạnh đó hướng dẫn hiện nay cũng chưa đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý và theo dõi bệnh nhân nhiễm viêm gan vi rút C chưa được điều trị mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị viêm gan vi rút C với hiệu quả rất cao.

Tóm lại từ thực tế trên, có thể nhìn nhận công tác sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị viêm gan vi rút đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C còn bộc lộ một số điểm hạn chế lớn như sau:

- Chưa có chính sách và hướng dẫn cụ thể trong việc sàng lọc, chẩn đoán chăm sóc và điều trị viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C đặc biệt là trong các quần thể có nguy cơ cao như người tiêm chích ma túy và các đối tượng có nguy cơ cao khác.

- Chưa có chiến lược cụ thể trong việc mở rộng tiếp cận với điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt đối với các trường hợp mắc bệnh mạn tính viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C.

4.2. Chẩn đoán và chăm có điều trị viêm gan vi rút A và viêm gan vi rút E cấp

Chẩn đoán viêm gan vi rút A và viêm gan vi rút E cấp hiện còn gặp nhiều khăn do việc tiếp cận với các xét nghiệm đặc hiệu còn hạn chế và chỉ sẵn có ở các bệnh viện lớn. Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu đối với viêm gan vi rút A và viêm gan vi rút E cấp mà chủ yếu là điều trị hỗ trợ.

PHẦN 3: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT GIAI ĐOẠN 2015-2019

1. Cơ sở xây dựng kế hoạch

Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh viêm gan giai đoạn 2015-2019 được xây dựng trên cơ sở tình hình bệnh viêm gan vi rút và thực trạng hoạt động phòng chống tại Việt Nam; các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Luật Phòng chống HIV/AIDS;

- Luật Khám, chữa bệnh;

- Luật Bảo hiểm y tế;

- Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động truyền máu.

- Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm.

- Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền nhiễm.

- Quyết định số 4817/QĐ-BYT ngày 28/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C.

- Quyết định số 5448/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan vi rút B.

- Quyết định số 5449/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm gan vi rút D.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Giảm lây truyền vi rút viêm gan và tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh viêm gan vi rút.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của người dân, cán bộ y tế, chính quyền các cấp, các tổ chức trong nước và quốc tế đối với công tác phòng chống bệnh viêm gan vi rút.

- Tăng cường công tác dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C, và dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

- Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và thu thập số liệu để cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng chính sách và can thiệp nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút viêm gan trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế.

- Nâng cao năng lực trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút và mở rộng tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C.

3. Giải pháp thực hiện và các hoạt động triển khai

3.1. Giải pháp chính sách và vận động xã hội

Việc phòng chống bệnh viêm gan vi rút là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và toàn xã hội, các hoạt động chính tập trung vào các nội dung sau:

3.1.1. Vận động sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xây dựng các chính sách hỗ trợ.

- Tuyên truyền, vận động lãnh đạo chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Thanh niên, Hội Nông dân, ... hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút để ủng hộ và vận động các thành viên tham gia chương trình phòng, chống viêm gan vi rút tại cộng đồng.

- Bổ sung, hoàn chỉnh và ban hành các chính sách, chế độ, quy định liên quan đến lĩnh vực phòng, chống viêm gan vi rút tạo điều kiện để người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh viêm gan vi rút. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm y tế để xây dựng các quy định nhằm chi trả các chi phí chẩn đoán, điều trị, đặc biệt đối với điều trị viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C.

- Xây dựng các mô hình phòng chống viêm gan vi rút tại cộng đồng lồng ghép với các mô hình phòng chống HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mại dâm, tiêm chích, ma túy.

3.1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút và các biện pháp phòng chống.

- Phối hợp và đa dạng hóa các hình thức thông tin - giáo dục - truyền thông về phòng, chống viêm gan vi rút, về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút, đặc biệt là những hậu quả lâu dài như xơ gan, ung thư gan của bệnh viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C đối với sức khỏe con người.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong việc tư vấn, tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo, tập huấn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút. Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống viêm gan vi rút để thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

- Lồng ghép việc tuyên truyền phòng chống viêm gan vi rút trong việc tuyên truyền phòng chống ung thư gan, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống tiêm chích, mại dâm và ma túy.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông dễ hiểu và có hiệu quả về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút, các biện pháp dự phòng, đặc biệt về lợi ích của việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chương trình rửa tay và vệ sinh an toàn thực phẩm, các yếu tố nguy cơ của nhiễm vi rút viêm gan.

- Đẩy mạnh việc tư vấn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại các cơ sở y tế, các trung tâm tư vấn về sức khỏe, đặc biệt cho phụ nữ có thai, người hiến máu, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiêm chích ma túy.

3.2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

3.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế

- Thường xuyên tổ chức đào tạo và tập huấn cho cán bộ y tế về bệnh viêm gan vi rút, cập nhật các kiến thức mới về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và các biện pháp dự phòng viêm gan vi rút đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C cho cán bộ y tế thông qua các lớp tập huấn, đào tạo trực tuyến, hỗ trợ kỹ thuật.

- Rà soát lại các tài liệu và chương trình giảng dạy, tập huấn liên quan đến viêm gan vi rút của Bộ Y tế, các cơ sở y tế, các trường đại học y dược để đảm bảo các tài liệu này được cập nhật đầy đủ thông tin về dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút.

3.2.2. Giám sát và thu thập bằng chứng cho việc xây dựng chính sách và xác định các can thiệp ưu tiên cho việc dự phòng viêm gan vi rút

- Chuẩn hóa các định nghĩa về báo cáo các ca bệnh viêm gan vi rút theo phân loại vi rút viêm gan dựa vào lâm sàng và xét nghiệm thay vì báo cáo viêm gan vi rút chung như hiện nay.

- Xây dựng biểu mẫu báo cáo ca bệnh dễ hiểu dễ điền đối với các ca bệnh do vi rút viêm gan A, B, C trong hệ thống báo các các bệnh truyền nhiễm. Phối hợp giữa phòng xét nghiệm và đơn vị báo cáo để tránh trường hợp trùng lặp hoặc bỏ sót ca bệnh.

- Xác định năng lực cần thiết cho cán bộ xét nghiệm về vi rút viêm gan và có kế hoạch tập huấn cho các phòng xét nghiệm. Nghiên cứu áp dụng triển khai các kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán. Tăng cường công tác quản chất lượng xét nghiệm thông qua thiết lập phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia và xây dựng hệ thống ngoại kiểm.

- Có kế hoạch cải thiện việc đánh giá chất lượng sinh phẩm xét nghiệm huyết thanh học về vi rút viêm gan đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Xây dựng hướng dẫn quốc gia về giám sát và phòng chống bệnh viêm gan vi rút phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới nhằm tăng cường chất lượng số liệu về viêm gan vi rút được thu thập qua hệ thống báo cáo và giám sát các bệnh truyền nhiễm.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế để nghiên cứu đánh giá gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan B và C tại Việt Nam, chi phí hiệu quả của việc đầu tư cho chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B và C để cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng kế hoạch, chính sách cũng như vận động chính sách trong tương lai về phòng chống viêm gan.

- Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để xây dựng kế hoạch đánh giá dịch tễ học về viêm gan vi rút B và C trong cộng đồng và có thể lồng ghép vào trong các đánh giá hiện có để tránh lãng phí về nguồn lực.

3.2.3. Tăng cường các hoạt động dự phòng giảm lây nhiễm vi rút viêm gan

a) Phòng lây truyền viêm gan vi rút B từ mẹ sang con

- Đảm bảo các cơ sở sản khoa có sinh đều có sẵn vắc xin viêm gan B để tiêm cho trẻ sơ sinh, thực hiện tốt việc tư vấn tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 90%.

- Sử dụng các mô hình thực hành tốt hiện nay để tăng tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ và các liều tiếp theo cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.

- Nâng cao chất lượng công tác làm mẹ an toàn và tư vấn sàng lọc viêm gan vi rút B cho phụ nữ mang thai ở các cơ sở khám thai để phát hiện kịp thời phụ nữ mang thai nhiễm vi rút viêm gan B và áp dụng các biện phòng lây truyền mẹ con

- Xét nghiệm HBsAg cho tất cả phụ nữ mang thai và đảm bảo trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút viêm gan B được tiêm đủ liều vắc xin viêm gan sau sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng.

b) Dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan trong cộng đồng

- Xây dựng kế hoạch để đảm bảo việc cung cấp vắc xin viêm gan B cho chương trình tiêm chủng mở rộng, thực hiện tốt việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt trên 90% và trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ trên 95%; xem xét mở rộng đối tượng tiêm chủng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai.

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp viêm gan do vi rút. Sàng lọc phát hiện nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C cho các quần thể có nguy cơ cao bao gồm người tiêm chích ma túy, người nhiễm HIV, người có bệnh lây qua đường tình dục, người lọc máu.

- Lồng ghép các can thiệp dự phòng lây nhiễm viêm gan, đặc biệt là viêm gan C vào hoạt động phòng, chống lây nhiễm HIV cho các quần thể người nhiễm HIV và người có nguy cơ nhiễm HIV.

- Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nước sạch và tuyên truyền vệ sinh cá nhân và rửa tay để dự phòng lây truyền vi rút viêm gan lây truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt là vi rút viêm gan A.

c) Dự phòng viêm gan trong cơ sở y tế và truyền máu

- Thực hiện nghiêm túc việc xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C tại các trung tâm truyền máu và các cơ sở cung cấp máu theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động truyền máu.

- Chuẩn hóa các quy trình và phương cách xét nghiệm viêm gan vi rút B và C để áp dụng trong sàng lọc máu tại tất cả các ngân hàng máu và cơ sở truyền máu. Áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng xét nghiệm tại các trung tâm truyền máu và các cơ sở cung cấp máu nhằm đảm bảo an toàn truyền máu.

- Thúc đẩy thực hiện tốt dự phòng phổ cập phòng chống nhiễm khuẩn tại tất cả cơ sở y tế, đặc biệt các cơ sở khám chữa bệnh. Đảm bảo tất cả các dụng cụ dùng cho các thủ thuật y tế phải được vô trùng bao gồm cả bơm kim tiêm và các thủ thuật răng miệng. Khuyến khích việc tiêm chủng phòng bệnh viêm gan đối với các cán bộ y tế.

- Có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác dự phòng phổ cập tại các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân.

3.2.4. Nâng cao chất lượng và mở rộng sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân viêm gan vi rút

- Hướng dẫn thực hiện phân tuyến điều trị, thực hiện công tác khám sàng lọc và áp dụng chẩn đoán, điều trị, dự phòng viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C thống nhất trên toàn quốc và theo hướng tiếp cận cộng đồng.

- Xây dựng quy trình thực hành chuẩn và phân loại các kỹ thuật áp dụng trong xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút đặc biệt là viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C.

- Tăng cường năng lực phòng xét nghiệm cấp tỉnh thông qua tập huấn, tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng (nội kiểm và ngoại kiểm).

- Đẩy mạnh triển khai và nâng cao năng lực chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho các cơ sở khám, chữa bệnh cấp tỉnh thông qua tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường tiếp cận cho bệnh nhân viêm gan, đặc biệt là viêm gan vi rút B và C.

- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp/ kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán vi rút học để tạo hiệu quả trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gam vi rút.

- Đàm phán với các công ty sản xuất thuốc và sinh phẩm để giảm giá thành thuốc, bao gồm cả các thuốc mới, và sinh phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị, giúp làm tăng số lượng bệnh nhân được tiếp cận với chẩn đoán, chăm sóc và điều trị.

3.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Kiện toàn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng, giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và truyền thông ở các tuyến.

- Triển khai tập huấn, đào tạo bổ sung kiến thức cho cán bộ triển khai các hoạt động giám sát, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, sàng lọc máu, tiêm chủng.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu tại các đơn vị tuyến tỉnh, trung ương để tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới về dự phòng, xét nghiệm, giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút.

3.4. Giải pháp về đầu tư

- Huy động nguồn lực trong nước từ các chương trình y tế ở trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút.

- Các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ công tác phòng chống viêm gan vi rút, kết cấu vào hoạt động thường xuyên của đơn vị hàng năm trình Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

- Tăng kinh phí của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi theo kế hoạch đề ra, xem xét mở rộng cho các đối tượng nguy cơ.

- Xây dựng các chính sách chi trả bảo hiểm y tế phù hợp đối với các trường hợp điều trị bệnh viêm gan vi rút đặc biệt là điều trị viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C; xây dựng cơ chế chi trả bảo hiểm đối với các trường hợp được theo dõi, điều trị ngoại trú.

3.5. Giải pháp về nghiên cứu khoa học

Khuyến khích thực hiện các nghiên cứu khoa học về viêm gan vi rút sử dụng các nguồn kinh phí từ trong nước và kêu gọi sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế:

- Nghiên cứu đánh giá gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan vi rút B và C tại Việt Nam, chi phí hiệu quả của việc đầu tư cho chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B và C để cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng kế hoạch chính sách cũng như vận động chính sách trong tương lai về phòng chong viêm gan.

- Triển khai các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối với các thuốc mới để tăng cường tiếp cận đối với chẩn đoán, chăm sóc và điều trị viêm gan đặc biệt là viêm gan vi rút B và C

- Điều tra dịch tễ học và tỷ lệ nhiễm các chủng vi rút viêm gan tại Việt Nam; điều tra nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống viêm gan vi rút.

- Đánh giá năng lực giám sát và xét nghiệm vi rút viêm gan tại các tuyến và xây dựng mô hình phù hợp để cải thiện chất lượng giám sát viêm gan vi rút ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng giám sát và xây dựng mô hình giám sát viêm gan vi rút có hiệu quả; nghiên cứu và áp dụng mô hình tổ chức phòng chống bệnh viêm gan vi rút có hiệu quả.

- Nghiên cứu sự kháng thuốc của vi rút viêm gan để đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp; nghiên cứu để áp dụng các kỹ thuật cao vào chẩn đoán và điều trị.

4. Thời gian triển khai

Triển khai từ năm 2015 đến 2019

PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tuyến Trung ương

a) Cục Y tế dự phòng

- Thường trực Nhóm tư vấn Quốc gia về phòng chống viêm gan vi rút, tổng hợp tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác giám sát và phòng chống bệnh viêm gan vi rút trên phạm vi toàn quốc.

- Đầu mối xây dựng hướng dẫn, triển khai hệ thống giám sát và phòng chống bệnh viêm gan vi rút phù hợp với các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng, các cơ sở khám, chữa bệnh, các phòng xét nghiệm triển khai giám sát và phòng chống bệnh viêm gan vi rút; tổ chức quản lý chất lượng xét nghiệm viêm gan vi rút cho các đơn vị thuộc hệ thống y tế dự phòng.

- Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và giám sát, phòng chống bệnh viêm gan vi rút, kịp thời tổ chức tập huấn đào tạo cho các cán bộ hệ dự phòng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và các đối tượng có nguy cơ cao đảm bảo an toàn và đạt tỷ lệ bao phủ theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Tổ chức triển khai truyền thông nguy cơ trong phòng chống bệnh viêm gan vi rút trên các phương tiện thông tin đại chúng và ưu tiên các đối tượng có nguy cơ cao; xây dựng các thông điệp, khuyến cáo về phòng chống viêm gan vi rút.

- Huy động các nguồn lực và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các nghiên cứu, điều tra liên quan tới bệnh viêm gan vi rút phục vụ xây dựng chính sách, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về phòng chống bệnh viêm gan vi rút.

b) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Đầu mối cập nhật, xây dựng hướng dẫn chuyên môn về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút và tổ chức tập huấn cho các cán bộ hệ điều trị. Xây dựng cơ chế chuyển gửi trong điều trị, theo dõi và quản lý bệnh nhân giữa các tuyến.

- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường năng lực các phòng xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh do vi rút viêm gan; tổ chức quản lý chất lượng xét nghiệm viêm gan vi rút cho các đơn vị khám, chữa bệnh trên cả nước.

- Đầu mối tổ chức đánh giá việc thực hiện các hướng dẫn quốc gia về điều trị viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và đề xuất các chính sách nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với việc điều trị bệnh viêm gan vi rút.

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm y tế để xây dựng cơ chế hỗ trợ chi phí điều trị đối với viêm gan vi rút, đặc biệt là đối với bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C.

- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác dự phòng phổ cập và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh, đảm bảo tất cả các dụng cụ dùng cho các thủ thuật y tế phải được vô trùng.

- Chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở y tế có phòng sinh triển khai hoạt động tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh.

c) Cục Phòng, chống HIV/AIDS

- Đầu mối xây dựng hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán, dự phòng và điều trị đồng nhiễm viêm gan vi rút /HIV.

- Chỉ đạo việc thực hiện lồng ghép các can thiệp dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan vi rút C vào can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các quần thể có hành vi nguy cơ nhiễm HIV; lồng ghép giám sát đồng nhiễm viêm gan vi rút/HIV vào giám sát HIV.

- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, dự phòng và điều trị đồng nhiễm vi rút viêm gan và HIV.

d) Cục Quản lý Dược

- Chỉ đạo việc kiểm soát chất lượng, phân loại mục đích sử dụng các sinh phẩm chẩn đoán viêm gan vi rút lưu hành tại nước ta.

- Thúc đẩy quá trình đăng ký lưu hành các thuốc điều trị viêm gan vi rút mới và hiệu quả tại Việt Nam.

- Theo dõi, đánh giá chất lượng trong quá trình sử dụng đảm bảo chất lượng thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế phục vụ công tác chẩn đoán điều trị dự phòng viêm gan vi rút.

e) Cục Quản lý môi trường y tế

- Chỉ đạo tăng cường công tác vệ sinh cá nhân, đảm bảo nước sạch và rửa tay bằng xà phòng để phòng lây nhiễm viêm gan vi rút qua đường tiêu hóa.

- Đẩy mạnh việc quản lý chất thải tại các bệnh viện để hạn chế lây lan mầm bệnh vi rút viêm gan ra môi trường.

f) Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

- Đầu mối, phối hợp với các Vụ/Cục liên quan và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương xây dựng kế hoạch truyền thông về bệnh viêm gan vi rút và các biện pháp phòng chống; vận động các Bộ ngành liên quan và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ủng hộ và tham gia công tác phòng chống viêm gan vi rút.

- Đầu mối chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc tư vấn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút, lồng ghép trong tuyên truyền phòng chống ung thư gan trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày thế giới phòng chống viêm gan.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp vơi các đối tượng nguy cơ; tổ chức tập huấn cho các cán bộ truyền thông tại các tỉnh, thành phố.

g) Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em

- Chỉ đạo các cơ sở y tế có phòng đẻ, hệ thống bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em triển khai các hoạt động phòng chống lây truyền vi rút viêm gan cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đặc biệt là các bà mẹ mang thai và có con nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng.

- Nâng cao chất lượng các gói chăm sóc trước sinh, làm mẹ an toàn trong đó bao gồm cả việc tư vấn các bà mẹ về sự nguy hiểm của bệnh do vi rút viêm gan, đặc biệt là vi rút viêm gan B, các biện pháp phòng chống, tập trung vào lợi ích tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ.

- Hướng dẫn các bệnh viện phụ sản, sản - nhi, các Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức thực hiện xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B, HIV cho phụ nữ mang thai như một phần của gói chăm sóc trước sinh.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh có phòng sinh thực hiện tốt việc tư vấn cho gia đình sản phụ và tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 90% và trên 95% cho trẻ dưới một tuổi, đảm bảo tiêm chủng an toàn.

h) Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về bố trí và sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh viêm gan vi rút nói riêng.

- Đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia về tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em và các đối tượng có nguy cơ cao.

- Kết cấu và phân bổ kinh phí hoạt động phòng chống bệnh viêm gan vi rút vào ngân sách thường xuyên của các đơn vị trong ngành y tế.

i) Vụ Bảo hiểm Y tế

Phối hợp với các Vụ, Cục và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách về bảo hiểm y tế và thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế đối với trường hợp bị mắc bệnh viêm gan vi rút, tạo điều kiện cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan vi rút được tiếp cận với các liệu pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt các trường hợp viêm gan vi rút B và viêm gan vi rút C.

j) Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

- Bố trí, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho các đơn vị trong ngành y tế tăng cường triển khai các nghiên cứu, điều tra về các vấn đề liên quan đến công tác truyền thông, giám sát, dự phòng, điều trị nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh viêm gan vi rút.

- Tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng các thuốc mới có hiệu quả trong điều trị viêm gan vi rút tại Việt Nam.

- Chỉ đạo các Trường đại học y, dược thường xuyên cập nhật các tài liệu, giáo trình giảng dạy về phòng chống, điều trị bệnh viêm gan vi rút, đặc biệt là vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C phù hợp với các hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới.

k) Vụ Hợp tác quốc tế

- Đầu mối liên hệ với các tổ chức, cơ quan quốc tế hợp tác trong công tác phòng chống viêm gan vi rút.

- Vận động và huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế cho các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút tại Việt Nam.

l) Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur

- Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) lập kế hoạch và tổ chức triển khai giám sát việc thực hiện tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ và cho trẻ dưới 1 tuổi, nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng tiêm vắc xin viêm gan B cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ đang mang thai. Theo dõi việc sử dụng và đảm bảo chất lượng vắc xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xây dựng phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về xét nghiệm vi rút viêm gan trên cơ sở nâng cấp phòng xét nghiệm vi rút viêm gan hiện có của Viện; đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các tiêu chuẩn phòng xét nghiệm, các quy trình xét nghiệm vi rút viêm gan, thực hiện qui trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi rút viêm gan của các phòng xét nghiệm kiểm chuẩn vi rút viêm gan. Đầu mối tham mưu Bộ Y tế thiết lập hệ thống ngoại kiểm đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm thuộc hệ thống y tế dự phòng; tổ chức đào tạo tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trong việc đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xây dựng và thiết lập các phòng xét nghiệm vi rút viêm gan chuẩn thức tại Viện, hỗ trợ đơn vị y tế các địa phương trên địa bàn phụ trách nâng cao chất lượng xét nghiệm vi rút viêm gan.

- Chỉ đạo, hỗ trợ các Trung tâm Y tế dự phòng thuộc khu vực được phân công phụ trách trong việc tập huấn chuyên môn kỹ thuật, triển khai các hoạt động giám sát và phòng chống bệnh viêm gan vi rút.

- Tổ chức, triển khai các hoạt động tiêm chủng vắc xin viêm gan vi rút và phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại các địa phương trên địa bàn phụ trách.

m) Viện Huyết học - Truyền máu trung ương

- Thiết lập phòng xét nghiệm chuẩn thức vi rút viêm gan tại Viện; đầu mối chuẩn hóa các và hướng dẫn quy trình xét nghiệm sàng lọc viêm gan vi rút trong truyền máu, tổ chức nội kiểm tra chất lượng và chương trình ngoại kiểm các phòng xét nghiệm tại các trung tâm truyền máu và các cơ sở cung cấp máu trên cả nước.

- Tập huấn đào tạo kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc máu cho cán bộ xét nghiệm an toàn truyền máu tại các trung tâm truyền máu và các cơ sở cung cấp máu đảm bảo việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B, viêm gan C HIV ... cho tất cả các đơn vị máu trước khi truyền.

- Tổ chức mạng lưới các phòng xét nghiệm sàng lọc máu trong truyền máu và lưu trữ máu trong đó có vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C, tổng hợp và cung cấp các kết quả xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan trong truyền máu về Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để tổng hợp theo dõi tình hình dịch bệnh và đề xuất các biện pháp phòng bệnh phù hợp.

n) Các bệnh viện tuyến Trung ương

- Áp dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh viêm gan vi rút xây dựng và tổ chức tập huấn triển khai thực hiện các hướng dẫn chuẩn về chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh viêm gan vi rút cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác khám, cấp cứu, điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm gan vi rút đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới.

- Tổ chức thực hiện việc dự phòng phổ cập để phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện đảm bảo tất cả các dụng cụ dùng cho các thủ thuật y tế phải được vô trùng bao gồm cả bơm kim tiêm và các thủ thuật răng miệng.

- Tăng cường năng lực các phòng xét nghiệm vi rút viêm gan bao gồm cả tham gia các chương trình ngoại kiểm quốc tế để phục vụ chẩn đoán điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút và hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi cần thiết.

- Chỉ đạo các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện và bệnh viện ngành triển khai công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh do vi rút viêm gan phù hợp với năng lực của mỗi tuyến.

- Tăng cường chất lượng công tác báo cáo các bệnh viêm gan vi rút (theo loại vi rút viêm gan); phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thu thập thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

o) Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương

- Đưa hoạt động về truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh viêm gan vi rút vào kế hoạch thường xuyên của Đơn vị; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống viêm gan vi rút cho cán bộ y tế và tại cộng đồng.

- Xây dựng các tài liệu truyền thông, các mô hình truyền thông phòng chống viêm gan vi rút tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế để phổ biến cho người dân, bệnh nhân và các đối tượng có nguy cơ cao.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và cơ quan thông tin đại chúng để đăng tải tin, bài, phát sóng thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ các Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống viêm gan vi rút theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Địa phương

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Phê duyệt, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng chống viêm gan vi rút tại các địa phương; bảo đảm nguồn lực, ngân sách để thực hiện các mục tiêu và hoạt động của kế hoạch.

- Huy động sự tham gia của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

- Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút trên địa bàn tỉnh, lồng ghép với các chương trình y tế có liên quan.

- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo, đài ở địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêm chủng phòng bệnh và thực hiện nếp sống lành mạnh.

- Chỉ đạo Sở Tài chính đảm bảo đủ kinh phí cho các đơn vị tham gia các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút tại cộng đồng cũng như tại các cơ sở y tế.

b) Sở Y tế

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động theo kế hoạch, đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, giải pháp đã được Bộ Y tế phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút một cách đồng bộ, lồng ghép các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút vào các chương trình, dự án phòng chống dịch bệnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch, đề xuất bổ sung ngân sách từ địa phương và huy động nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện các hoạt động.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút tới các đơn vị thành viên và vận động người dân tham gia.

- Chỉ đạo triển khai vắc xin viêm gan B cho trẻ em tại các điểm tiêm chủng và trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh đạt tỷ lệ đề ra, đảm bảo an toàn, không để tồn tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B đạt thấp.

- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy trình chuẩn về phòng nhiễm khuẩn trong bệnh viện, thực hiện tốt việc khám, sàng lọc để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan để điều trị, quản lý kịp thời hạn chế biến chứng.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, truyền thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, các Viện, Bệnh viện tuyến trung ương.

- Tổ chức tập huấn cho các bộ y tế về hướng dẫn chuyên môn giám sát và phòng chống viêm gan vi rút, tổ chức tốt các chương trình, dự án liên quan nhằm đạt được các kết quả theo kế hoạch đề ra.

c) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố

- Tham mưu Sở Y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đầu mối chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị y tế dự phòng huyện, các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống viêm gan vi rút theo kế hoạch đã được phê duyệt; phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức báo cáo số liệu giám sát bệnh viêm gan vi rút đảm bảo phân loại được các chủng vi rút gây bệnh và triển khai các biện pháp phòng chống phù hợp.

- Rà soát các đối tượng tiêm chủng, tổ chức triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ và trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ đề ra, an toàn; tổ chức các điểm tiêm lưu động tới các khu vực vùng sâu, vùng xa không để tồn tại các khu vực có tỷ lệ bao phủ thấp.

- Phối hợp với các Bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh, các phòng xét nghiệm tổng hợp các thông tin về tình hình bệnh viêm gan vi rút theo các chủng gây bệnh để đề xuất các biện pháp phòng, chống phù hợp.

- Nâng cấp và chuẩn hóa các quy trình, trang thiết bị xét nghiệm vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C tại đơn vị để có thể chủ động hỗ trợ các địa phương xét nghiệm xác định khi cần thiết.

- Xây dựng các mô hình phòng chống bệnh viêm gan vi rút; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các điều tra, nghiên cứu khoa học về viêm gan vi rút.

d) Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút theo lĩnh vực được phân công; Triển khai các gói đẻ sạch, làm mẹ an toàn tới các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện, xã.

- Tổ chức triển khai lồng ghép nội dung tư vấn về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút, lợi ích của việc tiêm vắc xin và các biện pháp phòng chống trong tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và các bà mẹ trước sinh; tư vấn, khám và xét nghiệm sàng lọc cho các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời trường hợp nhiễm vi rút viêm gan.

- Vận động người dân đẻ tại các cơ sở y tế, chỉ đạo các đơn vị y tế có phòng sinh trên địa bàn thực hiện tư vấn và tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lê trên 90%.

- Chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút theo lĩnh vực được giao.

e) Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố

- Chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện, xã trên địa bàn triển khai các hoạt động giám sát và phòng chống viêm gan vi rút theo lĩnh vực được giao.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút theo lĩnh vực được phân công; triển khai lồng ghép các hoạt động truyền thông, khám sàng lọc phòng chống bệnh viêm gan vi rút vào các hoạt động phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

- Tổ chức kết hợp tư vấn, khám sàng lọc viêm gan vi rút cùng với khám sàng lọc HIV/AIDS cho các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

- Tham gia quản lý các đối tượng đồng nhiễm HIV/AIDS và viêm gan vi rút; cung cấp thông tin cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để tổng hợp giám sát tình hình bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn tỉnh.

f) Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động về truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh viêm gan vi rút.

- Xây dựng các tài liệu truyền thông, các mô hình truyền thông phòng chống viêm gan vi rút tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế để phổ biến cho người dân, bệnh nhân và các đối tượng có nguy cơ cao.

- Phối hợp với các đơn vị báo, đài, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các đội tuyên truyền vận động tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan vi rút, các biện pháp phòng bệnh và lợi ích của tiêm vắc xin viêm gan B.

- Chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống viêm gan vi rút.

g) Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố, bệnh viện khu vực, bệnh viện sản, sản - nhi

- Tổ chức đào tạo và tập huấn cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm gan vi rút các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh viêm gan vi rút một cách hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có kế hoạch hướng dẫn, theo dõi tiến triển của bệnh nhân trong và sau điều trị.

- Tăng cường việc khám, xét nghiệm sàng lọc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, đối tượng có nguy cơ cao để phát hiện và điều trị sớm các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút trong bệnh viện. Tổ chức thực hiện đúng các hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế về phòng chống bệnh viêm gan vi rút.

- Thực hiện nghiêm túc các quy trình chuẩn về phòng nhiễm khuẩn trong bệnh viện và các hướng dẫn về khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân viêm gan vi rút theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đẩy mạnh việc tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm phát hiện các chủng vi rút viêm gan, đặc biệt là viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C ở các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm gan vi rút và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

- Thực hiện tư vấn, triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ tại các phòng sinh đảm bảo đạt tỷ lệ trên 90% và an toàn tiêm chủng.

- Nâng cấp và chuẩn hóa các quy trình, trang thiết bị xét nghiệm vi rút viêm gan tại đơn vị để áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán vi rút học đặc biệt đối với vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C phục vụ việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút một cách hiệu quả tại bệnh viện và hỗ trợ các địa phương.

- Tham gia mạng lưới xét nghiệm sàng lọc máu trong truyền máu và lưu trữ máu, phối hợp thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm phòng xét nghiệm để đảm bảo an toàn truyền máu phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

- Tổng hợp và cung cấp kết quả xét nghiệm, tình hình bệnh nhân viêm gan vi rút kịp thời về Trung tâm y tế dự phòng tỉnh để tổng hợp, đề xuất các biện pháp phòng, chống phù hợp.

- Chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn triển khai các hoạt động giám sát và phòng chống viêm gan vi rút.

h) Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm Y tế quận, huyện

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn huyện.

- Rà soát các đối tượng tiêm chủng, tổ chức triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ dưới 1 tuổi đảm bảo đạt tỷ lệ trên 95%, cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt tỷ lệ trên 90%, thực hiện an toàn tiêm chủng tổ chức các điểm tiêm lưu động tới các khu vực vùng sâu, vùng xa không để tồn tại các khu vực có tỷ lệ bao phủ thấp.

- Triển khai các hoạt động tư vấn, khám sàng lọc viêm gan vi rút cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai và các đối tượng có nguy cơ cao; tổ chức tư vấn tiêm vắc xin viêm gan B và điều trị dự phòng cho các đối tượng có nguy cơ.

- Phối hợp với các Bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh, các phòng xét nghiệm tổng hợp tổng hợp các thông tin về tình hình bệnh viêm gan vi rút theo các chủng gây bệnh để đề xuất các biện pháp phòng, chống phù hợp.

- Chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị tuyến xã trên địa bàn triển khai các hoạt động giám sát và phòng chống viêm gan vi rút.

i) Bệnh viện đa khoa quận, huyện

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan vi rút trong bệnh viện, Tổ chức thực hiện đúng các hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế về phòng chống bệnh viêm gan vi rút

- Thực hiện nghiêm túc các quy trình chuẩn về về phòng nhiễm khuẩn trong bệnh viện và các hướng dẫn về khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân viêm gan vi rút theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Khuyến khích việc lấy mẫu xét nghiệm phát hiện các chủng vi rút viêm gan B, viêm gan C ở các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm gan vi rút và các đối tượng nguy cơ cao, tại các cơ sở không đủ điều kiện xét nghiệm nên giới thiệu bệnh nhân đến các cơ sở y tế tuyến trên để được xét nghiệm xác định và điều trị kịp thời.

- Thực hiện tư vấn, khám sàng lọc viêm gan vi rút cho các trường hợp có nguy cơ cao để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Thực hiện tư vấn cho các phụ nữ mang thai, sản phụ để triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đảm bảo đạt tỷ lệ trên 90% và an toàn tiêm chủng.

- Tham gia mạng lưới giám sát bệnh viêm gan vi rút, tổng hợp và cung cấp kết quả xét nghiệm, tình hình bệnh nhân viêm gan vi rút kịp thời về Trung tâm y tế dự phòng huyện để tổng hợp, đề xuất các biện pháp phòng, chống phù hợp.

k) Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống bệnh viêm gan vi rút trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Thường xuyên rà soát các đối tượng tiêm chủng, thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt trên 90% và trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95%, đảm bảo an toàn.

- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thông cơ sở về các biện pháp phòng chống bệnh viêm gan vi rút; phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tại địa phương vận động các gia đình thực hiện, vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch, đưa con đi tiêm phòng vắc xin viêm gan B đúng lịch vận động các đối tượng có nguy cơ cao tham gia khám sàng lọc để phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng làm đầu mối tổng hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

THE MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No.: 739/QD-BYT

Hanoi, March 05th, 2015

 

DECISION

ON PROMULGATION OF PLAN ON PREVENTION AND FIGHTING AGAINST VIRAL HEPATITIS IN 2015 – 2019 PERIOD

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of Director of General Department of Preventive Medicine, the Ministry of Health,

DECIDES:

Article 1. “Plan on prevention and fighting against viral hepatitis in 2015 – 2019 period” is enclosed with this Decision.

Article 2. This Decision comes into effect from the day it is signed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

PLAN AGAINST VIRAL HEPATITIS IN 2015 – 2019 PERIOD

 

TABLE OF CONTENTS

PART 1 - NECESSITY OF THE PLAN

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Communications, education and awareness increase

2. Surveillance and testing

3. Prevention of transmission of hepatitis viruses

4. Screening, diagnosis, care and treatment

PART 3 - PLAN FOR ACTIONS AGAINST VIRAL HEPATITIS IN 2015 - 2019 PERIOD

1. Basis for formulation of the plan

2. Goals

3. Remedies and implementation

4. Time of implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Central agencies

2. Local governments

 

PLAN AGAINST VIRAL HEPATITIS IN 2015 – 2019 PERIOD

(Enclosed with Decision No. 739/QD-BYT dated March 05, 2015 by the Minister of Health)

PART 1: NECESSITY OF THE PLAN

Viral hepatitis is a common infectious disease leading to serious consequence for health and may lead to death due to its complication. Usually there is no clear symptom of infection of acute hepatitis viruses, serious cases may lead to acute or long-lasting liver failure that leads to chronic hepatitis, cirrhosis and liver cancer. There are 5 types of viral hepatitis, in which hepatitis B and hepatitis C are transmitted via bloodstream and body fluid like routes of transmission of HIV; hepatitis D is transmitted only when there is hepatitis B and has transmission routes similar to hepatitis B. Hepatitis A and hepatitis E are transmitted via fecal matters – mouth through food, drinking water or due to poor hygiene practices.

Of 5 types of hepatitis viruses, hepatitis B virus (HBV) and hepatitis C virus (HCV) affect human’s health the most. In the world, more than 2 billion people used to be infected with HBV and 130 - 150 cases are infected with chronic HCV (according to World Health Organization, 2014). Every year, approximately 1 million deaths are caused by viral hepatitis (2.7% of total deaths). HBV and HCV are top-ranking carcinogens, about 57% of cases of cirrhosis and 78% of cases of liver cancer are due to being infected with HBV and HCV. According to the survey of Global Burden of Disease 2010, the cause of death relating to hepatitis virus is ranked in top 3 of causes from infectious diseases. Drug users are very likely to be infected with both HBV and HCV by sharing injection needles. About 10 million people of 16 million people injecting drugs are infected with HCV.

People can prevent themselves from being infected with hepatitis B by using vaccine promptly and conformably. World Health Organization recommends that all kids should be inoculated against hepatitis B. Regarding area with high rate of HBV, kids should be inoculated within 24 hours after birth; the next doses should be taken according to the vaccination schedule. Although hepatitis B is preventable, the cover of vaccine against hepatitis B in the world is only 75%, much lower than the goal (90%) where ratio of vaccine against hepatitis B for babies (within 24 hours after birth) is only 27%. Besides, according to World Health Organization, about 240 million people in the world are infected with chronic HBV and HBV causes a huge burden on healthcare system as well as people’s health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Due to the fact that the burden of liver diseases caused by hepatitis virus is becoming worse, WHO has appealed to its member countries and companies to develop effective strategies with the goal of dealing with challenges caused by the hepatitis and raise the awareness of this disease. WHO chose July 28 as “World Hepatitis Day” beginning in 2011. In 2012, WHO promulgated the Global Action Program Framework of hepatitis virus prevention and fighting with expectation that the transmission of viral hepatitis is no longer existed in the world and all patients are accessible to safe and effective treatment. The Framework contains 4 main factors: 1) Raise the awareness, impulse the partnership and mobilize resources; 2) Build up policies depending on evidence and figures for activities; 3) Prevent the transmission of viruses; 4) Conduct screening, provide care and treatment. 24/5/2014, World Health Assembly (WHA) ratified the Resolution WHA 67.6 on the constant intervention against hepatitis; by that, the system of screening, diagnosis and treatment shall be developed to reduce the transmission of HIV, hepatitis B and hepatitis C, concurrently, each country shall comply with policies to adopt necessary intervention kits to provide diagnosis and treatment for people injecting drug.

Vietnam is one of countries having a high ratio of infection with hepatitis B and hepatitis C and bears serious consequence of hepatitis virus infection. Research findings in Vietnam state that the ratio of infection with hepatitis virus of a number of population groups is 8% – 25% (of HBV) and 2.5% - 4.1% (of HCV); cases of infection with hepatitis A, D, E of patients admitted to hospitals are discovered. Of people who initially donate blood from 18 years old to 60 years old, the percentage of healthy people having HBV is various by areas, from 15% to 25%. The percentage of infection with HBV of healthy people and pregnant women in Vietnam is from 10% to 20%.  This is an important factor causing the infection with hepatitis B in children via mother-to-child route when giving birth and is the main cause of chronic hepatitis in children. According to findings of researches in Vietnam and in other countries, 90% of babies who are infected with HBV within the first years old are likely to suffer chronic hepatitis B infection. Chronic hepatitis is a serious medical issue in Vietnam and liver cancer is the main cause of death from cancer.

According to the result of the surveillance of manner and biological indicators of HIV/STI (sexual transmitted infections) round 2 in Vietnam in 2009 (Integrated Biological and Behavioral Surveillance, IBBS 2009) in the group of people who inject drug, the percentage of people currently infected with hepatitis B is 15.1%; the percentage of people used to infected with hepatitis B is 58.7%, and as the result, more than 40% of them are likely to be infected with hepatitis B. The percentage of people infected or used to be infected with hepatitis C is 58%. The co-infection with HIV and hepatitis B and/or hepatitis C may affect the development of HIV on patients. According to the report of 7,587 patients infected with HIV in 30 non-resident clinics in Vietnam in the 2005 - 2009 period, the percentage of co-infection with HIV and hepatitis B is 14.2%, the percentage of co-infection with HIV and hepatitis C is 39.6%.

Thus, the infection with hepatitis, especially HBV and HCV is developing silently but it is a big problem for people in Vietnam that potentially becomes complicated and leads to death. Whereas, Vietnam does not have a master plan and constant remedies to push the prevention and fighting against viral hepatitis; hence, the formulation of Plan on prevention and fighting against viral hepatitis in the 2014 - 2018 period is necessary for the orientation of the prevention and fighting against viral hepatitis of organizations and areas in Vietnam and is also the basis for mobilizing resources to reduce the transmission of hepatitis virus and increase the access of people to the diagnosis and treatment for hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C.

PART 2: REALITY OF ACTIONS AGAINST VIRAL HEPATITIS IN VIETNAM

1. Communications, education and awareness increase

Nowadays, information, education and communication about viral hepatitis are mainly combined with expanded vaccination, thus, propagated contents mainly focus on the actions against hepatitis B and vaccination against hepatitis B for kids. Political activities including building of posters, flyers, propagating notes and clips about hepatitis B vaccination; propagation and dissemination of prophylactic measures against hepatitis B on magazines or on radio and television; conference for introduction of propagation about hepatitis B vaccination within 24 first hours for babies.

The communication has been sent by means of mass media through communication campaigns in a number of key provinces but is not with a frequency and not focuses on high-risk groups. The awareness of prevention and treatment for hepatitis B and hepatitis C of high-risk people (injecting drug or infected with HIV) is raised in a number of areas.

The communication education to raise the awareness of the community of the risk of infection of hepatitis virus, especially hepatitis B and hepatitis C and the negative development of the disease as well as the necessary of the screening and prompt treatment has not been carried out constantly in all provinces. The update of information about the screening, diagnosis and treatment for hepatitis B and hepatitis C for medical officials has not been carried out widely either.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1. The surveillance of viral hepatitis in Vietnam

The surveillance of viral hepatitis in Vietnam is carried out according to Circular No. 48/2010/TT-BYT dated 31/12/2010 by the Ministry of Health. Viral hepatitis is of 28 infectious diseases subject to periodic report. Hence, the surveillance of viral hepatitis is combined with the national infectious disease surveillance system and the reported figures are based mainly on the clinical diagnosis results instead of specific case.

Collection of figures about viral hepatitis in Vietnam according to the common surveillance system can reflects only the number of patients with viral hepatitis who are admitted to hospitals but not the classification of species of hepatitis viruses. Therefore, such figures can note the number of patients infected with hepatitis in hospital but cannot reflect the number of infections in the community of each hepatitis virus to determine prioritized activities in the prevention of viral hepatitis.

2.2. Testing for viral hepatitis

Currently, there are no standards, regulations and guidance on the testing for hepatitis virus in Vietnam in peculiar fields like testing and diagnosis, surveillance and treatment, screening in blood transfusion, community inspection. Qualification and capacity for hepatitis virus testing are different between facilities. Laboratories of hospitals in districts are mainly for testing for a number of indices of functions of liver and a number of rapid tests related to viral hepatitis whereas most of central or provincial laboratories are eligible for conducting serological testing using ELISA technique. The use of molecular biology techniques about hepatitis virus is now available in only central facilities.

The assurance of quality of testing related to hepatitis has not been carried out constantly. The external and internal inspection system for assessment and improvement of quality of testing of viral hepatitis has not been established either. The popularized prevention has not been sufficiently knowledgeable as well as has not been inspected regularly.

3. Prevention of transmission of hepatitis virus

3.1. Immunization against hepatitis B

The hepatitis B vaccination for babies within 24 hours after birth and the vaccination according to the national immunization schedule are in the strategy of WHO to prevent the transmission of HBV from mother to child. According to the report of WHO, by 2014, 183 countries have carried out the hepatitis B vaccination in the expanded immunization, 94 of which have carried out the vaccination for babies within 24 hours after birth. For the dose given within 24 hours after birth, the earlier the vaccination is given, the more effective it is. 3 later doses provide the prevention of 85-90% of transmission from mother to child.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Besides, the encouragement to give hepatitis B vaccine to adolescents and adults with high risk of infection with HBV (people who inject drug, people who receive hemodialysis, people having high-risk sexual relationship, people without immunity and people in close contact with people with chronic hepatitis B) is not widely popular.

3.2. Prevention of transmission of viral hepatitis from mother to child (perinatal transmission)

In Vietnam, according to a number of researches, the percentage of infections with HBV in pregnant women is 10% - 20% and 90% of babies of women infected with HBV having positive HBeAg may be infected with HBV transmitted from their mothers, thus, the prevention of transmission of HBV from mother to child is very important.

The strategy of prevention of transmission of hepatitis B from mother to child in Vietnam giving the first shot/dose of hepatitis B vaccine within 24 hours after birth and the 3 later shots according to the immunization schedule. However, the coverage of postnatal vaccination is not high and become lower and lower in recent years because the mistake in vaccination has caused worry about hepatitis B vaccination for children in even medical officials. To widen the coverage of postnatal hepatitis B vaccination, the Ministry of Health has directed medical facilities with delivery rooms to carry out the hepatitis B vaccination for babies within 24 hours after birth. The consultation has been combined with the initial healthcare for pregnant women. There are not recommendation and guidelines for the injection of anti-HB serum for babies of women infected with HBV and the treatment using antiviral medicines for women with high amount of HBV.

The prenatal testing for HBV for women has been carried out in many hospitals in provinces and central levels. However, the screening for HBV for pregnant women has not been considered common testing in the pre-natal care kit and there has not been guideline of the Ministry of Health on HBV control for women in reproductive age, especially pregnant women.

3.3. Screening for HBV and HCV in blood transfusion

The testing for HBV and HCV is compulsory in blood screening and is regulated in Blood Transfusion Statulation 1992 and Blood Transfusion Practice 2007 and Circular No. 26/2013/TT-BYT by the Ministry of Health. Thus, for many years, this is the source of discovery of people infected with HBV and HCV in the community to prevent the transmission of hepatitis B and hepatitis C and other pathogens through bloodstream, contributing to the guarantee of safety in blood transfusion. In many areas, laboratories for screening in blood transfusion of blood provision facilities are also the laboratories for diagnosis of hepatitis and HIV to increase the capacity in diagnosis and treatment for hospitals. A number of laboratories in blood transfusion centers have taken on the duty as reference laboratories of hepatitis in local areas.

However, there are still issues about the assurance of quality of blood screening for HBV and HCV: failure to issue license for sale and failure to issue regulations on use of testing biologics as well as testing algorithm according to specific purposes leads to the fact that any biologics (rapid testing biologics, ELISA, molecular biology, etc.) granting the license for sale are used for screening in blood transfusion; as the result, if the screening biologics that are used have low sensitivity, HBV/HCV may be missed. Additionally, laboratories in the blood screening system have not been standardized, lack the quality control system and have not carry out the assessment and issuance of the operation license for blood screening laboratories. Internal quality inspection and biologic quality inspection are not compulsory request and are not carried out in a number of laboratories. The external inspection of blood screening is not compulsory in laboratories and not provided in regulations at national level; hardly any Laboratory Information System (LIS) is applied in blood screening laboratories. The training, assessment and issuance of practice certificates for officials in charge of testing are not regulated. There are not reference laboratories for testing of hepatitis viruses. Hence, the shortcomings in testing are possible.

3.4. Prevention and management of co-infection with HBV, HCV and HIV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Intervention has been carried out to prevent the transmission of HIV and hepatitis through injection and sexual activities in people at high risk of infection with HIV and hepatitis viruses, including:

- Program of risk behavior intervention consultancy to prevent HIV infection in high-risk people (people injecting drug, whores, homosexual activities in male, mobile and migrant populations, etc.) However, this program does not include comprehensive messages about the risks and the prevention of hepatitis B and hepatitis C

- Tubular needle program (provision of clean tubular needles, exchange of tubular needles) for people injecting drug

- Condom program.

- Replacement therapy of opium with Methadone

- Use of ARV for HIV infections.

Such interventions will reduce the medical and social effect of HIV/HBV/HCV infections. Recently, the use of ARV for patients with HIV/AIDS has been increased. First-line initiated treatment regimen is also effective for people with HBV. To ensure the sustainability of the treatment, there shall be strategies to promptly discover people co-infected with HBV and HIV and the supply of ARV with reasonable cost shall be ensured, especially in the period that the funding for HIV program is decreased significantly.

Treatment for hepatitis C using antiviral medication may eliminate the risk of transmission between infected people and others due to the decrease or eradication of viruses in blood. However, currently, the high cost of treatment for hepatitis C has limited the access to such effective treatment regimens for patients with hepatitis C.

3.5. Prevention of hepatitis B and hepatitis C related to medical care

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.6. Prevention of HAV

Acute hepatitis cases that are detected or suspected of being caused by HAV are still determined in Vietnam, most of which are in a small area and not cause widespread epidemic in the community; such cases usually have acute symptoms and hardly any serious complication and completely overcome after treatment. Serological test for hepatitis A is not available in many medical facilities, therefore, the diagnosis of acute hepatitis A is difficult in patients with jaundice or diarrhea. There are preventive and effective vaccines, however, they are provided only at immunization point as service and are not included in expanded immunization, therefore, the number of people receiving vaccines is limited. In the time that conditions of personal hygiene, environmental sanitary and food safety are not good, the risk of hepatitis A is potential.

3.7. Prevention of HEV

Currently, there is no figure about epidemiological features of hepatitis E in Vietnam although there are epidemic cases suspected of causing by HEV. Until now, there is no vaccine against hepatitis E. However, the development of this vaccine has been carried out and is in clinical testing period.

4. Screening, diagnosis, care and treatment

4.1. Screening of hepatitis B and hepatitis C

Currently, there are no regulations and guidance on screening and diagnosis of HBV and HCV, especially for high-risk people when most of people infected with HBV/HCV do not realize their own situation until symptoms of a serious liver disease are displayed.

Costs of medicines for hepatitis B, hepatitis C and testing during treatment are high and long-lasting. However, if patients receive suitable treatment and sufficient surveillance, the treatment will be highly effective and will contribute significantly to the reduction of complication related to HBV and HCV including cirrhosis and liver cancer. If treatment is not provided promptly and suitably, the solution of complication will be very difficult and therefore the rate of death will be increased and cause burden to medicine sector. Currently, there is no specific figure about the number of patients accessing to treatment for hepatitis B and hepatitis C every year as well as the quality and effect of the treatment. Hospitals specialist in infectious diseases are providing treatment for hepatitis according to the guidance of WHO and other international organizations. The Ministry of Health promulgated Decision No. 4817/QD-BYT on 28/11/2013 on Guidance on diagnosis and treatment for hepatitis C, Decision No. 5448/QD-BYT on 30/12/2014 on Guidance on diagnosis and treatment for hepatitis C and Decision No. 5449/QD-BYT dated 30/12/2014 on Guidance on diagnosis and treatment for hepatitis D, however there are difficulties in the implementation of such guidance in all medical facilities and the facilitation for patients to get access to medical facilities for treatment due to the long-lasting and costly treatment. In addition, costly and long-lasting treatment makes the supervision of treatment and the assessment of treatment efficiency is limited. The payment of health insurance to patients with hepatitis B and hepatitis C is not constant in provinces. The access to necessary testing for diagnosis and surveillance as well as medicines for hepatitis C treatment is limited. Besides, current guidance does not include provisions on the management and supervision of patients with hepatitis C who have not received treatment though there are advances in treatment for hepatitis C with high efficiency.

In short, according to the facts above, the screening, diagnosis, care and treatment for viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C are considered having weaknesses as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- There is no specific strategy in the expansion of access to the treatment for viral hepatitis, especially the chronic hepatitis B and chronic hepatitis C.

4.2. Diagnosis, care and treatment for acute hepatitis A and acute hepatitis E

The diagnosis of acute hepatitis A and acute hepatitis E meets a lot of difficulties because the access to specialist testing is limited and is available only in major hospitals. Besides, there is no specific treatment but only support treatment for acute hepatitis A and acute hepatitis E.

PART 3: PLAN ON ACTIONS AGAINST VIRAL HEPATITIS IN 2015 - 2019 PERIOD

1. Basis for formulation of the plan

The Plan on actions against viral hepatitis in the 2015 - 2019 period is formulated on the basis of the situation of viral hepatitis and the reality of hepatitis prevention and fighting in Vietnam; legislative documents, including:

- The Law on prevention and control of infectious diseases;

- The Law on prevention and control of HIV/AIDS;

- The Law on medical examination and treatment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- National strategies for preventive medicine of Vietnam by 2010 orienting towards 2020;

- Circular No. 26/2013/TT-BYT dated 16/9/2013 by the Minister of Health on guidance on blood transfusion.

- Circular No. 13/2013/TT-BYT dated 17/4/2013 by the Minister of Health on guidance on infectious diseases surveillance.

- Circular No. 48/2010/TT-BYT dated 31/12/2010 by the Minister of Health on guidance on declaration, information and report about infectious diseases.

- Decision No. 4817/QD-BYT dated 28/11/2013 by the Minister of Health on guidance on hepatitis C diagnosis and treatment.

- Decision No. 5448/QD-BYT dated 30/12/2014 by the Minister of Health on guidance on hepatitis B diagnosis and treatment.

- Decision No. 5449/QD-BYT dated 30/12/2014 by the Minister of Health on guidance on hepatitis D diagnosis and treatment.

2. Goals

2.1. General goals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2. Specific goals

- To intensify the propagation to raise the awareness and the support of citizens, medical officials and government of all levels, Vietnamese and international organizations in prevention and fighting against viral hepatitis.

- To intensify the preventive actions against hepatitis virus, especially hepatitis B and hepatitis C and preventive actions against transmission of hepatitis B from mother to child.

- To raise the efficiency of systems of surveillance and figure collection to provide evidence for the formulation of policies and to eliminate the spread of hepatitis virus in community and at medical facilities.

- To raise the efficiency in diagnosis and treatment of viral hepatitis and to enlarge the access to diagnosis and treatment services for viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C.

3. Remedies and implementation

3.1. Political remedies and social mobilization

Prevention and fighting against viral hepatitis are common responsibilities of governments of all levels, regulatory bodies, political organizations, political – social organization and the society. Main actions focus on the following contents:

3.1.1. Mobilize the participation of local governments, regulatory bodies, political organizations, political – social organizations and formulation of supportive policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Amend, complete and issue policies and regulations related to the prevention and fighting against viral hepatitis, enable citizens to access better to viral hepatitis diagnosis, care and treatment services. Cooperate with medical insurance companies in formulating regulations on payment of charge of diagnosis and treatment, especially treatment for hepatitis B and hepatitis C.

- Formulate viral hepatitis preventive models in community combining with models of prevention and fighting against HIV/AIDS, diseases transmitted via sexual acts, prostitution and drug injection.

3.1.2. Intensify the provision of information, education and communication to raise the awareness of citizens of the danger of viral hepatitis and preventive remedies.

- Cooperate and diversify the form of provision of information, education and communication about prevention and fighting against viral hepatitis and the danger of viral hepatitis, especially long-term consequences of hepatitis B and hepatitis C for people’s health like cirrhosis, liver cancer, etc.

- Propagate by means of mass media or combine the propagation with consultancy and organization of communication, conference and training in prevention and fighting against viral hepatitis. Respond to the World Hepatitis Day to attract the community.

- Combine the propagation of prevention and fighting against viral hepatitis with the propagation of prevention and fighting against liver cancer, HIV/AIDS and sexual transmitted diseases, prevention and fighting against prostitution and injection and use of drugs.

- Formulate understandable and effective information messages about the danger of viral hepatitis, preventive measures and especially about the benefits of the inoculation against hepatitis B for babies and young children, benefits of Hand Washing Festival and Food safety and hygiene program and about the risk of infection with hepatitis virus.

- Intensify the consultancy about prevention and fighting against viral hepatitis at medical facilities and health consultant centers, especially for pregnant women, blood donors and people with high risk of infection with diseases that are transmitted via sexual acts and drug injection.

3.2. Professional remedies

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regularly provide medical officials with training in viral hepatitis, update new knowledge about diagnosis, treatment, care and preventive measures for viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C online or via technical assistance.

- Recheck teaching/training materials and programs pertaining to viral hepatitis of the Ministry of Health, medical facilities and universities of medicine and pharmacy to ensure that information about prevention, diagnosis and treatment for viral hepatitis in such materials are fully updated.

3.2.2. Supervise and collect evidence for the formulation of policies and determination of preferential intervention for prevention of viral hepatitis.

- Standardize definitions about report on viral hepatitis cases according to hepatitis virus classification depending on mild symptoms and testing instead of report on general viral hepatitis as recent.

- Formulate the form of report that is easy to understand and fill in, applicable to cases of hepatitis A/B/C virus in the infectious disease reporting system. Laboratory shall cooperate with reporting unit in avoiding duplicating or missing out cases.

- Determine necessary qualification for officials in charge of testing for hepatitis virus and build up plan on training for members of laboratories. Research and use new techniques in diagnosing testing. Intensify the management of quality of testing through the establishment of national reference laboratories and external assessment systems.

- Build up plan for the improvement of assessment of quality of biologics for serological testing for hepatitis virus to be conformable with international standards.

- Build up national guidance on surveillance and actions against viral hepatitis according to the guidance of WHO to raise the quality of figures about viral hepatitis that are collected via infectious disease reporting and surveillance systems.

- Cooperate with international organizations in researching and assessing burden of disease by hepatitis B and HCV in Vietnam, effective cost of investment in diagnosis and treatment for hepatitis B and hepatitis C to provide evidence for the formulation of plans and policies as well as the political mobilization in future on prevention and fighting against hepatitis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.2.3. Intensify preventive activities to reduce the transmission of hepatitis virus

a) Prevention of transmission of hepatitis B from mother to child

- Ensure than obstetrics facilities where children are born always have sufficient hepatitis B vaccine for babies, provide consultancy about hepatitis B vaccination for more than 90% of babies within 24 hours after birth.

- Apply recent good practice models to increase the cover of hepatitis B vaccination for babies within 24 hours after birth and the next doses according to the immunization schedule.

- Increase the quality of safe motherhood program and provide consultancy on hepatitis-B screening for pregnant women at antenatal facilities to promptly discover pregnant women infected with HBV and take measures for preventing transmission from mother to child

- Conduct HBsAg testing for every pregnant woman and ensure that children of women infected with HBV are provided with hepatitis vaccine at birth and the later doses according to vaccination schedule.

b) Prevention of transmission of hepatitis virus in the community

- Build up plans to provide sufficiently hepatitis B vaccines for expanded vaccination, ensure than more than 90% babies and 95% of infants receive hepatitis B vaccine; consider including women in reproductive age and pregnant women in the objects of immunization.

- Promptly discover and provide treatment for viral hepatitis cases. Conduct screening to discover HBV and HCV among high-risk people including people who inject drug, who are infected with HIV, who is infected with sexual transmitted disease and people who receive blood dialysis

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Intensify the programs of food safety and hygiene, clean water assurance and personal hygiene and hand washing to prevent the transmission of hepatitis virus via gastrointestinal tract, especially hepatitis A virus.

c) Prevention of transmission of hepatitis virus in medical facilities and blood transfusion

- Carry out the screening for HBV and HCV at blood transfusion centers and blood provisions facilities according to the guidance in Circular No. 26/2013/TT-BYT dated 16/9/2013 by the Minister of Health.

- Standardize procedures and modes of hepatitis B and hepatitis C testing to apply in blood screening at all blood banks and blood transfusion facilities. Adopt the testing quality inspection system at blood transfusion centers and blood provision facilities to ensure the safety in blood transfusion.

- Speed up the popular antibacterial activities at medical facilities, especially medical examination and treatment facilities. Ensure that all tools used for medical operation, including tubular needles and tools used for dental operations are sterilized. Encourage the immunization against hepatitis for medical officials.

- Set up regime for the inspection and assessment of the prevention activities at stated-owned medical facilities and private medical facilities.

3.2.4. Raise the quality and widen the screening, diagnosis, treatment and management of viral hepatitis patients

- Provide guidance on the classification of facilities in the provision of treatment, conduct screening and apply constant methods of diagnosis, treatment and prevention of viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C nationwide and in orientation to access to the community.

- Build up standard practice procedures and procedures for the classification of techniques used in testing serving the diagnosis and treatment for viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Intensify activities and raise the capacity in diagnosis, care and treatment for medical facilities of provinces through training and technical assistance to raise the accessibility of patients with hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C.

- Research and apply advanced methods/techniques in virological testing and diagnosis to ensure the efficiency in the diagnosis and treatment for viral hepatitis.

- Negotiate with medicine and biologic producers to reduce the price of medicines, including new medicines and biologics serving diagnosis and treatment so as to increase the number of patients accessing to diagnosis, care and treatment.

3.3. Remedies pertaining to human resource cultivation

- Strengthen and standardize staff members in charge of prevention, surveillance, testing, diagnosis, treatment and communication in facilities.

- Provide training to improve knowledge of staff members carrying out the surveillance, testing, diagnosis, treatment, blood screening, and immunization.

- Cultivate a specialist staff for provincial and central facilities to intensify technical assistance for inferior facilities in prevention, testing, surveillance, diagnosis and treatment for viral hepatitis.

3.4. Remedies pertaining to investment

- Mobilize resources in Vietnam from healthcare program at central and local levels, social organizations, international organizations and non-governmental organizations to ensure the resources for the prevention and fighting against viral hepatitis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Raise the funding of National expanded immunization program to ensure the coverage of hepatitis B vaccination for babies and infant according to the plans, consider expanding objects at risk.

- Build up suitable policies on payment of health insurance for cases receiving treatment for viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C; build up structure of payment of insurance for cases receiving non-resident surveillance and treatment.

3.5. Remedies pertaining to scientific research

Encourage scientific researches on viral hepatitis using funding from Vietnam and mobilize technical and financial assistance from international organizations:

- Conduct researches on the assessment of burden of disease from HBV and HCV in Vietnam, efficient cost of the investment in diagnosis and treatment for hepatitis B and hepatitis C to provide evidence for the establishment of political plans as well as political mobilization in future about prevention and fighting against hepatitis.

- Conduct researches on clinical testing of new medicines to intensify the access to diagnosis, care and treatment for hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C.

- Conduct epidemiological inspections and inspections of the ratio of infections with hepatitis virus in Vietnam; conduct inspection of awareness, attitude and behavior of people towards the prevention and fighting against viral hepatitis.

- Conduct assessments of the capacity for surveillance and testing of hepatitis virus in facilities and formulate a suitable model to improve the quality of the surveillance of viral hepatitis in Vietnam.

- Conduct assessments of the situation of the surveillance and formulate an effective viral hepatitis surveillance model; research and apply effectively the viral hepatitis prevention and fighting model.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Duration of implementation

From 2015 to 2019

PART 4: ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Central organizations

a) General Department of Preventive Medicine

- Work full time for National Consultant on prevention and fighting against viral hepatitis, provide advice for the Minister of Health on direction of the surveillance and actions against viral hepatitis nationwide.

- Work as the focus point to formulate guidance and run the viral hepatitis surveillance and fighting system according to guidance of WHO; direct and expedite the surveillance and fighting against viral hepatitis in areas and units in preventive medicine system, medical facilities and inspect the surveillance and fighting against viral in such places; manage the quality of viral hepatitis testing of units in the preventive medicine system.

- Update often professional guidance and guidance on surveillance and fighting against viral hepatitis, promptly provide training for reserve officials.

- Direct, guide and inspect the hepatitis B vaccination for babies, infants and high-risk people, ensuring the safety and the recovery according to the target.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Mobilize resources and cooperate with relevant units to conduct researches and investigation related to viral hepatitis for the formulation of policies and professional guidance on prevention and fighting against viral hepatitis.

b) Medical Service Administration

- Work as the focus point that updates and formulates professional guidance on screening, diagnosis and treatment for viral hepatitis and provides training for officials in charge of providing treatment. Formulate transference structure in treatment, surveillance and management of patients between facilities.

- Directly steer and expedite medical facilities to reinforce the capacity of laboratories serving the diagnosis and treatment for diseases caused by hepatitis virus; manage the quality of viral hepatitis testing in medical facilities in Vietnam.

- Work as the focus point that conduct assessment of the implementation of national guidance on treatment for hepatitis B and hepatitis C and propose policies to develop the access of people towards the treatment for viral hepatitis.

- Cooperate with medical insurance companies to formulate the structure of subsidies to cost of treatment for viral hepatitis, especially for patients with hepatitis B and hepatitis C.

- Directly steer, expedite and inspect the popular prevention and contamination control in medical facilities, ensure that all tools used for medical operation are sterilized.

- Direct medical facilities with delivery rooms to give hepatitis B immunization at birth.

c) Vietnam Administration of HIV/AIDS Control

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct the combination of measures for prevention of viral hepatitis, especially hepatitis C with measures for prevention of HIV of people at risk of infection with HIV; combine the surveillance of co-infection with viral hepatitis and HIV with the surveillance of HIV.

- Cooperate with General Department of Preventive Medicine, Medical Service Administration and relevant units in the surveillance, prevention and treatment for co-infection with hepatitis and HIV.

d) Drug administration of Vietnam

- Direct the control of quality and classification of use purposes of biologics used for diagnosing viral hepatitis that are sold in Vietnam.

- Speed up the registration for sale of new and effective medicines for treating viral hepatitis in Vietnam.

- Supervise and assess the quality of medicines, vaccine and medical biologics, ensure that their quality is conformable for diagnosis, prevention and treatment for viral hepatitis.

e) Health Environment Management Agency

- Direct the enhancement of personal hygiene practice, clean water provision and washing hand with soap to avoid the transmission of viral hepatitis through gastrointestinal tract.

- Reinforce the waste management in hospitals to avoid the spread of hepatitis virus into the environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Work as the focus point, cooperate with relevant departments and National Center for Health Communication and Education in making plans on communication about viral hepatitis and preventive measures; mobilize relevant authorities and political organizations, political – social organizations and to support and joint in fighting against viral hepatitis.

- Work as the focus point that direct and cooperate with relevant agencies in intensifying the consultation about prevention and fighting against viral hepatitis, combined with the propagation of fighting against liver cancer on means of mass media and organize communication campaigns responding to the World Hepatitis Day.

- Cooperate with relevant units in formulating communication documents suitable for each object; provide training for communication staff of provinces/cities.

g) Department of Maternal Health and Children

- Direct medical facilities with delivery rooms and maternal health and children protection system to carry out the prevention and fighting against the transmission of hepatitis virus for women in reproductive age, especially pregnant women and women whose children is subject to immunization.

- Raise the quality of prenatal care kits and safe motherhood kits, including the consultation for mothers about the danger of hepatitis virus, especially HBV, preventive measures, focusing on benefits of hepatitis B vaccination for babies within 24 hours after birth.

- Provide obstetrics hospitals, obstetrics - pediatrics hospitals and centers for reproductive healthcare with guidance on screening testing for hepatitis B and HIV virus for pregnant women as a part of prenatal care.

- Direct medical facilities with delivery rooms to provide consultancy for family of pregnant women and ensure that 90% of babies receive hepatitis vaccine within 24 hours after birth and 95% of infants receive hepatitis vaccine; the immunization shall be conformable to safety conditions.

h) Department of Planning and Finance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ensure sufficient funding for National expanded immunization program including hepatitis B vaccination for children and high-risk people.

- Include and allocate the expenditure of the prevention and fighting against viral hepatitis to regular budget of healthcare units.

i) Department of Health Insurance

Cooperate with departments and relevant agencies in building up policies on health insurance and payment of health insurance fund for people infected with viral hepatitis, enable patients with viral hepatitis to get access to effective treatment therapies, especially patients with hepatitis B and hepatitis C.

j) Agency of Science, Technology and Training

- Arrange and mobilize resources to assist healthcare units to intensify the research and inspection about issues related to the communication, surveillance, prevention and treatment to raise the effect of the prevention and fighting against viral hepatitis.

- Facilitate the assistance for clinical testing of new medicines for viral hepatitis treatment in Vietnam.

- Direct universities of medicine and/or pharmacy to update often teaching materials and course books in fighting and treatment for viral hepatitis, especially hepatitis B and hepatitis C according to guidance of the Ministry of Health and WHO.

k) Department of International Cooperation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Mobilize resources from international organizations for the fighting against viral hepatitis in Vietnam.

l) Institutes of Hygiene and Epidemiology/Pasteur Institute

- Participants of the National expanded immunization project (National Institute of Hygiene and Epidemiology) shall make plan and supervise the hepatitis B vaccination for babies within 24 hours after birth and for infants, conduct research on proposal for expansion of object of hepatitis B vaccination for women in reproductive age and pregnant women. Supervise the use and quality assurance of hepatitis B vaccine in the expanded immunization.

- National Institute of Hygiene and Epidemiology shall establish the National Reference Laboratory on testing for hepatitis virus by upgrading their laboratory of hepatitis virus. National Institute of Hygiene and Epidemiology shall work as the focus point that cooperates with relevant units in establishing standards for laboratory and procedures for hepatitis virus testing and shall follow procedures for hepatitis testing quality control and assurance of laboratories of hepatitis virus standardization and quality control. Work as the focus point that gives advice to the Ministry of Health to establish external quality assessment, ensuring the quality of laboratories of the preventive medicine system; provide training and technical assistance for units in testing quality assurance.

- Institutes of Hygiene and Epidemiology/Pasteur Institute shall establish accredited hepatitis virus laboratories in the institute(s), assist medical facilities in local areas to raise the quality of hepatitis testing quality.

- Direct and assist preventive medical centers in assigned areas in professional and technical training, carry out the surveillance and fighting against viral hepatitis.

- Organize and carry out the viral hepatitis immunization and fighting against viral hepatitis in assigned areas.

m) National Institute of Hematology and Blood Transfusion

- Establish accredited hepatitis virus laboratories in the institute(s); work as the focus point that standardizes and provides guidance on procedures for screening viral hepatitis in blood transfusion, conduct internal quality assessment and external quality assessment at laboratories in blood transfusion centers and blood provision establishments in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Set up a network of blood screening laboratories serving blood transfusion and storage, especially testing for HBV and HCV, report the results of screening for hepatitis virus in blood transfusion to General Department of Preventive Medicine and Medical Service Administration for supervision and solution.

n) Central hospitals

- Apply new technique in diagnosis, treatment and surveillance of viral hepatitis, provide training in the implementation of guidance on diagnosis, treatment and surveillance of viral hepatitis for medical staff directly provide examination, emergency care, treatment and care for patients with viral hepatitis according to the guidance of the Ministry of Health and WHO.

- Carry out the common preventive medicine to avoid contamination in hospitals, ensuring that every tools used for medical operation, including tubular needles and dental operation, are sterilized.

- Raise the capacity of hepatitis virus laboratories, including the participation in international external quality assessment for the diagnosis and treatment for patients with viral hepatitis and assistance for inferior facilities when necessary.

- Direct polyclinics and specialized clinics of provinces/districts and hospitals of specific sector to make diagnosis and provide treatment for patients with hepatitis virus according to capacity of each facilities.

- Intensify the quality of the reporting on viral hepatitis (according to type of hepatitis virus); cooperate with preventive medical facilities in the collection of information and report sufficiently and promptly cases of infection according to regulations.

o) National Center for Health Communication and Education

- Include the communication and education about prevention and fighting against virus hepatitis in their regular plan; preside over and cooperate with relevant units to send communication about prevention and fighting against viral hepatitis to medical staff in the community.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cooperate with relevant units and mass media agencies in publishing message and reportage on means of mass media.

- Direct, supervise and assist Center for health communication and education of provinces/cities to send communication about prevention and fighting against viral hepatitis according to the guidance of the Ministry of Health.

2. Local organizations

a) People’s Committees of central-affiliated cities and provinces

- Grant approval and direct the implementation of plans on prevention and fighting against viral hepatitis in local areas; ensure resources and budget for the implementation of goals and activities in the plans.

- Mobilize the participation of organizations at committee level, governments of all levels, authorities, political organizations, political – social organizations to cooperate with health sector in carrying out the epidemic prevention and fighting.

- Direct Departments of Health to cooperate with relevant units to carry out constantly the prevention and fighting against viral hepatitis in local areas, combining with relevant medical programs.

- Direct Services of Information and Communications and media agencies in local areas to cooperate with medical facilities in intensifying the propagation and mobilization of people to take preventive measures, immunization and to have healthy lifestyle.

- Direct Services of Finance to ensure funding for the prevention and fighting against viral hepatitis in the community as well as at medical facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct medical facilities in local areas to follow the plans, ensure the conformity with goals and measures approved by the Ministry of Health.

- Build up plans on the constancy in prevention and fighting against viral hepatitis, combine the prevention and fighting against viral hepatitis with epidemic prevention and fighting programs and projects; give People’s Committees of provinces advice on approval for plans, propose the addition to local budget and mobilize funding to ensure the implementation of the plans.

- Cooperate with Services, regulatory bodies, political organizations, political – social organizations that are relevant in their provinces in informing their subsidiaries about the prevention and fighting against viral hepatitis and mobilize people to participate.

- Direct the hepatitis B vaccination for children at vaccination point and the hepatitis B vaccination for babies at medical facilities with delivery rooms according to the provided ratio and ensuring the safety.

- Direct medical facilities in local areas to comply strictly with standard procedures for prevention of contamination in hospitals, carry out the screening conformably to promptly discover cases of infection with hepatitis virus to promptly provide treatment and management to eliminate the complication.

- Direct preventive medical facilities, communication facilities, reproductive healthcare facilities, HIV/AIDS control facilities and medical facilities in local areas to comply with professional guidance of the Ministry of Health and central Institutes/Hospitals.

- Provide training for medical officials in professional guidance on surveillance and fighting against viral hepatitis, organize relevant programs and projects to reach the goals.

c) Preventive medical centers of provinces/cities

- Give advice to Departments of Health to build up plans and carry out constantly professional activities related to prevention and fighting against viral hepatitis according to the guidance of the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review people subject to vaccination, carry out the hepatitis B vaccination for babies within 24 hours after birth and for infants according to regulations; organize mobile vaccination point in remote areas, avoid areas with low coverage of hepatitis vaccination.

- Cooperate with Hospitals, medical facilities and laboratories in collecting information about the situation of viral hepatitis according to the species of pathogens to take suitable measures.

- Upgrade and standardize procedures and equipment for testing for HBV and HCV in their facilities to initiatively assist areas to conduct testing when necessary.

- Establish models of prevention and fighting against viral hepatitis; preside over and cooperate with relevant units in conducting investigation and scientific researches about viral hepatitis.

d) Reproductive healthcare centers of provinces/cities

- Build up plans and carry out professional activities pertaining to prevention and fighting against viral hepatitis according to the assigned sectors; provide the safe birth kits and safe motherhood kits in medical facilities of provinces, districts and communes.

- Combine the consultation about the danger of viral hepatitis, benefits of the vaccination and preventive measures with the consultation for women in reproductive age and prenatal women; give consultancy, provide examination and screening for high-risk people to promptly discover and treat hepatitis virus infection cases.

- Mobilize people to give births at medical facilities, direct medical facilities with delivery rooms in local areas to held consultation and carry out hepatitis B vaccination for at least 90% of babies within 24 hours after birth.

- Direct and assist medical facilities of districts and of communes in local areas to carry out the prevention and fighting against viral hepatitis according to the assigned sectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct and assist medical facilities of provinces and of districts in local areas to carry out the prevention and fighting against viral hepatitis according to the assigned sectors.

- Build up plans, carry out professional activities about prevention and fighting against viral hepatitis according to the assigned sectors; combine the communication and screening for viral hepatitis with the prevention and fighting against sexual transmitted diseases and HIV/AIDS.

- Combine the consultation and screening for viral hepatitis with the screening for HIV/AIDS for high-risk people for prompt discovery and treatment.

- Participate in the management of co-infection with HIV/AIDS and viral hepatitis; provide information for preventive medical centers of provinces to control the situation of viral hepatitis in local areas.

f) Centers for Health Communication and Education of provinces/cities

- Build up plans and carry out activities pertaining to communication and education about prevention and fighting against viral hepatitis.

- Formulate communication documents and communication models for the prevention and fighting against viral hepatitis in the community and medical facilities to disseminate to people, patients and high-risk people.

- Cooperate with media agencies in sending communication through means of mass media; establish teams to propagate people in remote areas and ethnic minorities the danger of viral hepatitis and introduce preventive measures and benefits of hepatitis B vaccination.

- Direct and assist medical facilities of districts and of communes in local areas to carry out the prevention and fighting against viral hepatitis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Provide training for medical officials who directly carry out the testing and diagnosis or provide treatment and care for patients with viral hepatitis according to the guidance of the Ministry of Health; make plans on guidance and supervision of the development of patients during and after treatment.

- Intensify the examination and screening of suspected cases and high-risk cases to promptly discover and provide treatment for patients infected with hepatitis virus.

- Build up plans, carry out the prevention and fighting against viral hepatitis in hospitals. Comply with professional and technical guidance of the Ministry of Health on prevention and fighting against viral hepatitis.

- Comply with standard procedures for prevention of contamination in hospitals and guidance on examination, treatment and care for patients with viral hepatitis according to the guidance of the Ministry of Health; intensify the consultation, screening and testing for hepatitis viruses, especially HBV and HCV for suspected cases and high-risk cases to promptly discover and provided treatment.

- Hold consultation and carry out hepatitis B vaccination for at least 90% of babies at delivery rooms within 24 hours after birth according to regulations on immunization safety.

- Upgrade and standardize procedures and equipment for testing for hepatitis virus at their units to apply special techniques of testing and diagnosis for hepatitis B and HCV serving effectively the diagnosis and treatment for viral hepatitis in their hospitals and local areas.

- Participate in screening system in blood transfusion and storage, cooperate the internal and external quality assessment of laboratories to ensure the safety in blood transfusion serving emergency care and treatment for patients.

- Promptly report the testing results and situation of patients with viral hepatitis to preventive medical centers of provinces for suitable measures.

- Direct and assist medical facilities of districts and of communes in local areas to carry out the surveillance and fighting against viral hepatitis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Build up plans, carry out professional activities about prevention and fighting against viral hepatitis in districts.

- Inspect the objects of immunization, give hepatitis B vaccine to at least 95% of infants, at least 90% of babies (within 24 hours after birth), comply with regulation on immunization safety, establish mobile vaccination point in remote areas to make sure there are not areas with low coverage.

- Hold consultation, provide screening for viral hepatitis for women in reproductive age, pregnant women and high-risk people; hold consultation about hepatitis B vaccination and preventive treatment for risked people.

- Cooperate with Hospitals, medical facilities and laboratories in collecting information about the situation of viral hepatitis according to the species of pathogens to propose suitable measures.

- Direct and assist facilities of communes in local areas to carry out the surveillance and fighting against viral hepatitis.

i) Polyclinics of districts

- Build up plans, carry out the prevention and fighting against viral hepatitis in hospitals, comply with professional and technical guidance of the Ministry of Health on prevention and fighting against viral hepatitis

- Comply with standard procedures for prevention of contamination in hospitals and guidance on examination, treatment and care for patients with viral hepatitis according to the guidance of the Ministry of Health.

- Encourage the collection of specimens for testing of hepatitis B and HCV in cases suspected of infection with viral hepatitis and high-risk people; regarding facilities unconformable for carrying out testing, patients shall be recommended to receive testing at a superior facility for prompt treatment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Participate in viral hepatitis surveillance network, promptly report the testing results and situation of patients with viral hepatitis to preventive medical centers of provinces for suitable measures.

k) Medical stations of communes, wards and towns

- Build up plans, carry out professional activities about prevention and fighting against viral hepatitis in communes/wards/towns.

- Inspect often the objects of immunization, give hepatitis B vaccine to at least 95% of infants, at least 90% of babies (within 24 hours after birth), comply with regulation on vaccination safety.

- Propagate through local communication about measures for prevention and fighting against viral hepatitis; cooperate with regulatory bodies, political organizations, political – social organizations in local areas in mobilizing households to enhance personal hygiene practice and let their children receive hepatitis B vaccine according to  the schedule for mobilizing high-risk people to receive screening to promptly discover and receive treatment.

Department of preventive medicine shall be the focus point that supervises the implementation of plans and reports it to the Ministry of Health.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 739/QĐ-BYT ngày 05/03/2015 về Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015 - 2019 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.458

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.134.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!