Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 72/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Thế Trung
Ngày ban hành: 15/07/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/2004/QĐ-UB

Nghệ An, ngày 15 tháng 7 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2004 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 thúng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;

Căn cứ Kết luận số 20/KL-TW ngày 2/6/2003 của Bộ Chính trị về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng; Nghị quyết đại hội lần thứ XV của Tỉnh Đảng bộ; Chỉ thị số 17/CT- TU ngày 05/2/2004 của Tỉnh ủy về củng cố, tăng cường công tác y tế; và Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 20/5 /2004;

Xét đề nghị của các ông (bà): Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế tinh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt đề án Tăng cường nguồn nhân lực Ngành Y tế Nghệ An giai đoạn 2004-2010, kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Giáo dục - Đào tạo; Đài phát thanh truyền hình, Báo Nghệ An; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quyết định thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Trung

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN GIAI ĐOẠN NĂM 2004 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2004/ QĐ-UB ngày 15 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh)

MỞ ĐẦU

Tỉnh Nghệ An có trên 3 triệu dân, địa bàn rộng và địa hình phức tạp, trong tổng số 19 huyện, thành, thị có 05 huyện miền núi thấp, 05 huyện vùng cao. Tỷ lệ cán bộ y tế trên 1 vạn dân còn thấp so với bình quân chung cả nước, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao, từ đó đặt ra cho ngành y tế nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ XV của Tỉnh Đảng bộ và Chiến lược bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giai đoạn 2001-2010.

Để làm được điều đó, trước hết cần có một đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực: Quản lý, dự phòng và điều trị; đáp ứng cho 3 tuyến: tỉnh, huyện, xã. Đồng thời, cần có sự quan tâm lãnh đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự tham gia tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể. Có chế độ chính sách xã hội phù hợp, được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, tạo điều kiện tốt cho cán bộ y tế hoạt động có hiệu quả.

Bản đề án tăng cường nguồn nhân lực ngành Y tế được xây dựng trên cơ sở thực hiện Quyết định 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010; Kết luận số 20/KL-TW ngày 2/6/2003 của Bộ Chính trị về kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng; Nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV; một số chủ trương phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh đến năm 2005 và 2010; và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với ngành Y tế.

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ CỦA NGÀNH Y TẾ

1.1. Công tác tổ chức bộ máy

1.1.1 Tuyến tỉnh

- Văn phòng Sở Y tế: Có giám đốc Sở và 03 Phó Giám đốc; có 07 phòng, ban chức năng (Kế hoạch - Tổng hợp, Nghiệp vụ Y, Quản lý Dược, tài chính - Kế toán, Tổ chức - Cán bộ, Hành chính - Quản trị, Thanh tra y tế).

- Hệ dự phòng: Có 06 trung tâm và 04 trạm chuyên khoa: Trung tâm y tế dự phòng, Phòng chống Sốt rét - KST&CT, Nội tiết, Bảo vệ sức Khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Trạm Da liễu, Mắt, Lao, Tâm thần (trong đó trạm Lao và trạm Tâm thần lồng ghép vào bệnh viện); và Văn phòng Phòng chống HIV/AIDS.

- Hệ điều trị: Có 06 bệnh viện tuyến tỉnh (Hữu Nghị đa khoa, Y học cổ truyền, Nhi, Chống Lao, Tâm thần, Điều dưỡng & Phục hồi chức năng).

- Hệ đào tạo: Có trường Cao đẳng y tế.

- Các doanh nghiệp: Có Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế; Công ty cổ phần Vật tư y tế - Dược.

- Các đơn vị khác: Có Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ (chịu sự quản lý về chuyên môn); có Hội đồng Giám định y khoa - Pháp y.

1.1.2 Tuyến huyện

- Có 19 trung tâm y tế huyện, thành, thị xã. Mỗi TTYT có Cơ sở khám và điều trị, Đội YTDP, Đội Bảo vệ sức khỏe BMTE- KHHGĐ.

- Có 43 phòng khám đa khoa khu vực.

1.1.3 Tuyến y tế cơ sở (xã, phường, thị trấn).

- Có 469 trạm y tế xã; ngoài ra còn có y tế các công, nông, lâm trường, xí nghiệp, tổng đội thanh niên xung phong XDKT, các cơ sở hành nghề y, Dược tư nhân và mạng lưới y tế thôn, bản.

1.1.4 Trên địa bàn còn có Bệnh viện Quân Y 4; Bệnh viện Giao thông 4.

1.2 Số lượng giường bệnh và Phân tuyến kỹ thuật

1.2.1 Số lượng giường bệnh.

Hiện nay toàn tỉnh có 3.705 giường bệnh, trong đó: tuyến tỉnh 1.630 giường; tuyến huyện 2.075 giường.

TT

 

 

Theo QĐ 1047/BYT-QĐ ngày 28/3/2002 của Bộ Y tế

Theo đề xuất của UBND tỉnh tại Công văn 552/CV.UB-VX ngày 2/2/2004

1

Tỉnh

1.630

2.330*

2.330***

2

Huyện

1645

1.770**

1.920****

3

KĐKKV

430

430

430

Tổng cộng

3.705

4.430

4.680

Ghi chú: (*) Trong đó:

- Trung tâm y tế Nghĩa Đàn thành bệnh viện ĐKKV Tây Bắc: 250 giường.

- Trung tâm y tế Con Cuông thành bệnh viện ĐKKV Tây Nam: 150 giường.

(**) Chưa tính đến Trung tâm y tế Nghĩa Đàn và Trung tâm y tế Con Cuông: vì các bệnh viện đa khoa khu vực nằm trên địa bàn này chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe (bệnh viện hạng III) cho 2 huyện nói trên.

(***) UBND tỉnh đề nghị bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (tương lai tại địa điểm mới) có quy mô 700 giường bệnh, đã được Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

(****) Thêm 03 trung tâm y tế: thị xã Thái Hòa, thị xã 150 giường bệnh (mỗi trung tâm Y tế là 50 giường).

 

2.2.2 Phân tuyến kỹ thuật (xếp hạng bệnh viện)

- Có 03 bệnh viện hạng II (Hữu nghị đa khoa, Nhi, Y học cổ truyền).

- Còn lại là bệnh viện hạng III và hạng IV.

Hiện tại Sở Y tế đang tiến hành phân loại theo thông tư 03/2004/TT-BYT ngày 3/3/2004 của Bộ Y tế về hướng dẫn xếp hạng bệnh viện, để trình UBND tỉnh phê duyệt.

1.3. Thực trạng nguồn nhân lực

1.3.1. Thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn lực đến năm 2010 (xem thêm phụ lục 3-13)

TT

Chức danh cán bộ

Hiện có tại thời điểm 31/12/2003

Đang học chuyên tu tại các trường Đại học

Đang học chính quy tại các trường Đại học

Dự kiến nghỉ hưu đến năm 2010

Nhu cầu cán bộ đến 2010

Thừa

Thiếu

1

Bác sỹ

1.087

203

93

147

1.614

0

378

2

Dược sỹ đại học

112

1

19

25

228

0

142

3

YTTH + NHSTH

3.053

 

 

362

3.389

0

698

4

KTV + Hộ lý

1.462

 

 

118

1.614

0

270

Chú thích:

- Phụ lục 2: Cán bộ công chức Y - Dược nghỉ hưu và dự nguồn, sinh viên Y - Dược bổ sung từ năm 2005 - 2010.

- Trong đề án này xin được giới hạn đối tượng thiếu cơ bản: là cán bộ đai học và trên đai học, cử nhân, kỹ sư. Còn cán bộ trung học nguồn của Nghệ An rất dồi dào đủ để thay thế.

- Tính theo tỷ lệ định mức chức danh tại Quyết định số 07/QĐ-UBLĐTL ngày 23-1-1975 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Cứ 1 bác sỹ kèm 2 YTTH + 0,5 NHS + 0,5 KTV phục vụ

- Sinh viên đang học hệ chuyên tu tại các Trường đại học Y, Dược:

+ Ra trường năm 2005:87 người

+ Ra trường năm 2006:65 người

+ Ra trường năm 2007:52 người

- Sinh viên đang học hệ chính quy tại các Trường đại học Y hai năm cuối: 93 người (trong đó ra trường năm 2004: 56 người, năm 2005:37 người).

1.3.2 Nhân lực y tế công lập

Tính đến 31/12/2003, toàn Ngành có 6.218 cán bộ, nhân viên y tế trong biên chế (trong đó có 103 cán bộ y tế thôn bản của huyện Tương Dương), ở tuyến tỉnh có 1.611 người; tuyến huyện 2.961 người; tuyến xã 1.646 người.

* Bảng phân tích số lượng nguồn nhân lực hiện có :

TT

Trình độ đào tạo

Nhân lực hiện có

 

Biên chế hiện có

6.218

1.611

2.961

1.646

1

Bác sỹ

1.087

371

563

153

2

Dược sỹ đại học

112

82

30

0

3

Trung học

3.368

829

1363

1176

4

Sơ học

1.124

105

185

834

5

Cán bộ khác

527

224

303

0

- Phân tích chất lượng nhân lực cán bộ quản lý ngành Y tế (phụ lục 1).

Như vậy nhân lực theo Thông báo sô 449/TB-TCCQ ngày 14/7/2003 của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh (nay là Sở Nội vụ) là 6.477 người, trong đó: tuyến tỉnh có 1.782 người; tuyến huyện 3.049 người; tuyến xã, phường, thị trấn 1.646 người.

Nhân lực hiện tại đã có 6.218 người. Toàn ngành còn thiếu 259 người (cán bộ biên chế và cán bộ hợp đồng theo Quyết định 58/TTg của Chính phủ).

- Mạng lưới y tế thôn bản (Phụ lục 14): Toàn tỉnh có 5.218 cán bộ (trong số đó cán bộ ở KV3:878 người; KV2:926 người; KV1:885 người; Đồng bằng: 2.529 người). Riêng huyện Tương Dương có thêm 103 nhân viên y tế thôn bản đã biên chế từ trước đây (tại thời điểm đó có Quyết định 578/TTg và Tương Dương đang có vụ dịch Sốt rét).

1.3.3 Cán bộ ngoài công lập (hành nghề Y dược tư nhân): Phụ lục 15.

Tổng số: 399 người, trong đó hành nghề Y 217 người; hành nghề Dược 182 người. Có 158 phòng khám bệnh tư nhân (trong đó: khám Tây y 121; khám Đông y 37)

1.3.4 Các bệnh viện khác đóng trên địa bàn Nghệ An (Phụ lục 15).

- Bệnh viện Giao thông 4: có 100 giường bệnh; cán bộ có 80 người

- Bệnh viện Quân Y 4: Có 200 giường bệnh; cán bộ có 198 người.

Phân tích tỷ lệ cán bộ y tế(người/vạn dân)

TT

Chức danh đào tạo

Hiện có

Bình quân chung của cả nước hiện nay

Tỷ lệ so với cả nước

1

Cán bộ y tế/vạn dân

21,48

29,59

72,59%

2

Bác sỹ/vạn dân

3,62

5,38

67,28%

3

Dược sỹ đại học/vạn dân

0,37

0,76

48,68%

4

Y, bác sỹ/vạn dân

8,44

11,63

72,57%

5

Giường bệnh/vạn dân

12,35

17,71

69,73%

Nhận xét:

- Về tổ chức bộ máy: Ngành Y tế Nghệ An đã thực hiện theo đúng Nghị định số 01/1998/ NĐ-CP của Chính phủ về hệ thống y tế địa phương; và hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/ 1998 giữa Bộ Y tế - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).

- Về nhân lực: Số lượng và chất lượng cán bộ hiện tại chưa đáp ứng với nhu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo báo cáo của Sở Y tế, so với quyết định 07/QĐ- UBLĐTL ngày 23/1/1975 của ủy ban Kế hoạch Nhà nước (cách đây 30 năm) thì nguồn nhân lực y tế Nghệ An còn nhiều, nhất là số lượng bác sỹ và dược sỹ đại học.

- Những kết quả đạt được:

Thực hiện Nghị quyết lần thứ XV của Tỉnh Đảng bộ Nghệ An, trong những năm qua, ngành Y tế đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ đầu ngành chuyên sâu, quan tâm công tác đào tạo bác sỹ tuyến cơ sở, kết hợp với việc củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Phần lớn các bác sỹ sau khi được đào tạo trở về đã nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tốt tay nghề. Nhất là cán bộ chuyên sâu đã đảm đương được các công việc khó khăn tại chỗ. Tuyến tỉnh đã ứng dụng một số tiến bộ công nghệ y học tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, đem lại kết quả cao. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân ở tuyến cơ sở ngày càng được cải thiện. Đến năm 2003, đã có tổng số 208 bác sỹ (các huyện đã tăng cường thêm) công tác tại trạm y tế xã đạt tỷ lệ 44,3%, và 75% trạm y tế đã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi. Mạng lưới y tế thôn bản được củng cố và phát triển.

- Những khó khăn, tồn tại và yếu kém :

Tuy nỗ lực nhiều trong công tác đào tạo, nhưng đến nay tỷ lệ bác sỹ vẫn thấp so với bình quân chung cả nước, đặc biệt là tỷ lệ bác sỹ ở xã thuộc các huyện miền núi cao.

Cán bộ chuyên sâu đầu ngành còn hẫng hụt, thiếu cân đối giữa lâm sàng và cận lâm sàng, phân bố không đều giữa miền xuôi và miền núi (nhất là thiếu cán bộ đại học ở miền núi), cán bộ chuyên khoa đầu ngành tại các bệnh viện tuyến tỉnh còn thấp so với yêu cầu chung hiện nay.

Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, sử dụng cán bộ chưa được ngành quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Trình độ cán bộ của Văn phòng Sở Y tế, một số còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ, Văn phòng thiếu cán bộ tham mưu giỏi. Cán bộ chủ chốt ở các đơn vị hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, nên hiệu quả quản lý có nhiều hạn chế, một số thiên về làm chuyên môn, chưa đầu tư cho công tác quản lý.

Một số chính sách cho cán bộ y tế chưa được quan tâm kịp thời, Nhà nước chưa có chính sách tương xứng với tính chất lao động nghề nghiệp của ngành Y.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu, nhất là thiếu các thiết bị hiện đại. Có nhiều máy móc, thiết bị ở các đơn vị y tế không được sử dụng, hoặc sử dụng hiệu quả thấp (nơi cần không có, nơi có không biết cách dùng, hoặc không có người dùng - Nhưng ngành chưa có giải pháp khắc phục). Một số trang thiết bị có giá trị lớn, bị hư hỏng nhỏ nhưng thiếu kinh phí sửa chữa để lãng phí lớn.

- Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ quan : Trách nhiệm tham mưu của cán bộ quản lý ngành, quản lý các đơn vị y tế còn yếu. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết kịp thời, chưa tôn trọng quy trình giải quyết nên tạo ra nhiều bức xúc trong ngành. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế làm chưa tốt, đào tạo cán bộ còn mang tính tự phát, cán bộ quản lý phần lớn nặng về công tác chuyên môn và sự vụ. Tuy đã có cố gắng nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.

Nguyên nhân khách quan: Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền chưa đặt đúng vị trí, chưa quan tâm đúng mức đến công tác y tế. Đa số các định mức, chế độ chính sách từ cấp vĩ mô cho cán bộ y tế, cho giường bệnh còn quá thấp, một số lạc hậu so với hiện nay (qua 30 năm vẫn thực hiện, chậm thay đổi). Thời gian đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học rất dài, điểm thi tuyển đầu vào các trường đại học Y Dược khá cao so với các ngành khác dẫn đến thiếu số lượng bác sỹ, dược sỹ đại học so với nhu cầu.

Phần II

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP TĂNG CUỜNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

2.1 Mục tiêu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát:

Tăng cường nguồn nhân lực y tế Nghệ An đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng phù hợp quy mô phát triển của ngành từ nay đến năm 2010. Nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường nguồn nhân lực của ngành y tế Nghệ An đảm bảo đến năm 2007 đủ số lượng và chất lượng cán bộ y tế cho Trường Cao đẳng Y tế lên Trường Đại học Y (hoặc phân hiệu Đại học Y); và cho Bệnh viện đa khoa 700 giường bệnh (Phụ lục 7, 8).

- Đến năm 2009 đủ số lượng nguồn nhân lực cho 2 bệnh viện vùng Tây Bắc (Nghĩa Đàn) và Tây Nam (Con Cuông) (Phụ lục 9,10).

- Đến năm 2007 : Phấn đấu 100% sô xã, phường, thị trấn có đủ bác sỹ (theo Đề án tăng cường bác sỹ cho cơ sở đã phê duyệt).

- Hệ y tế dự phòng, các Trung tâm y tế huyện tập trung nâng cao chất lượng cán bộ, quan tâm bổ sung số lượng, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

- Nâng cao trình độ cho cán bộ Dược - Vật tư y tế đáp ứng nhu cầu công tác.

2.2 Giải pháp

2.2.1.Các giải pháp chung

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, có kế hoạch chủ động ngay ở từng đơn vị. Chú ý đào tạo cán bộ chuyên sâu, cân đối giữa các chuyên ngành, đào tạo cán bộ quản lý.

- Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đề bạt cho từng chức danh cán bộ. Nhất là đối với Lãnh đạo và Trưởng các phòng, ban văn phòng Sở; Chánh, phó Giám đốc và Trưởng, Phó các khoa phòng đơn vị trực thuộc Sở; Chánh, Phó giám đốc các TTYT và Đội trưởng Y tế Dự phòng các huyện, thành, thị; Trưởng trạm Y tế các xã, phường thị trấn, điều dưỡng trưởng các tuyến...

- Hàng năm có tổ chức việc đánh giá, xếp loại cán bộ căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh, năng lực và hiệu quả công tác.

- Những cán bộ, công chức, viên chức y tế không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cần có chế độ chính sách giải quyết phù hợp.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tinh giản biên chế trong toàn ngành.

- Hàng năm có kế hoạch bố trí, điều động luân chuyển cán bộ hợp lý, nhất là số cán bộ có trình độ cao, số cán bộ quản lý,... nhằm tạo ra động lực mới trong công tác.

2.2.2 Công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên sâu

+ Hàng năm, các đơn vị căn cứ vào thực trạng tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị lập kế hoạch đào tạo theo chức danh và từng chuyên ngành cụ thể: Tiến sỹ, bác sỹ CKII, thạc sỹ, bác sỹ CKI, dược sỹ CKII, dược sỹ CKI, cử nhân điều dưỡng, cử nhân NHS, cử nhân KTV... Với các loại hình đào tạo trong nước, ngoài nước, ngắn hạn, dài hạn (theo nhu cầu phát triển nguồn lực đến năm 2010).

+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: hàng năm đơn vị lập kế hoạch cử cán bộ chuyên khoa đi bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thực hành với thời gian từ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm với hình thức:

Mời giáo viên của các viện, trường Trung ương về đào tạo tại chỗ.

Phối kết hợp các đơn vị trong ngành, trên địa bàn (quân và dân y).

+ Phối hợp Viện - Trường trong công tác đào tạo: Thực hiện mô hình giáo viên kiêm chức đối với các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành của các bệnh viện tuyến tỉnh (Đa khoa, Nhi, Đôngy...). Thời gian giành cho công tác giảng dạy chiếm 30-50%.

+ Hàng năm chủ động đề xuất Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo làm việc với các Trường đại học để ký hợp đồng đào tạo bác sỹ theo địa chỉ sử dụng; xin tăng chỉ tiêu cử tuyển đào tạo bác sỹ, dược sỹ cho tỉnh.

+ Tiếp tục đào tạo Y sỹ đa khoa, nhằm tạo nguồn để đào tạo bác sỹ chuyên tu cho tuyến y tế cơ sở.

+ Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng về cán bộ dược, y học dân tộc cho tuyến y tế cơ sở để thực hiện Chuẩn quốc gia cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

+ Phấn đấu đến năm 2005 Điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến tỉnh có trình độ cử nhân, năm 2009 Điều dưỡng trưởng các bệnh viện huyện có trình độ cử nhân.

* Yêu cầu đối với cán bộ quản lý.

Quản lý là một nghề và là nghề khó với yêu cầu đặt ra rất cao, vì đối tượng của quản lý là: Nhân lực, vật lực và tài lực, đều là những nguồn lực quý giá của xã hội, do đó người cán bộ quản lý cần phải được đào tạo để am hiểu nghề và có đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ quản lý không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn chuyên sâu cao, nhưng người cán bộ quản lý phải am hiểu về công tác quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực định hướng các hoạt động và tư duy phát hiện, giải quyết các vấn đề, có khả năng tập hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

+ Yêu cầu đối với cán bộ quản lý các đơn vị y tế cấp tỉnh: Các bác sỹ, dược sỹ quản lý từ khoa phòng trở lên phải học qua chương trình quản lý Nhà nước. Thống nhất thực hiện đúng quy định chức năng, nhiệm vụ đối với Giám đốc, Phó giám đốc các đơn vị trong toàn ngành (1 người không kiêm nhiệm nhiều chức danh, chỉ 1 hoặc 2 chức danh) (phụ lục 3).

+ Đối với Trung tâm y tế: Bác sỹ Giám đốc TTYT giành khoảng 70% thời gian cho công tác quản lý y tế trên địa bàn; thời gian còn lại cho công tác quản lý chuyên môn tại nhiệm sở. về cơ cấu lãnh đạo TTYT có Giám đốc và các Phó giám đốc:

- 1 bác sỹ Phó giám đốc phụ trách công tác khám chữa bệnh (nội viện).

- 1 bác sỹ Phó giám đốc phụ trách công tác dự phòng (ngoại viện).

- 1 Phó giám đốc phụ trách công tác hậu cần.

* Công tác đào tạo và giáo dục Chính trị - tư tưởng.

Đào tạo nâng cao nhận thức và trình độ chính trị, để từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý. Đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị phải qua lớp đào tạo chính trị tốt nhất đạt trình độ từ cao cấp trở lên. Đối với Trưởng, Phó khoa, phòng đơn vị tuyến tỉnh, Trưởng khoa, phòng đơn vị tuyến huyện phải có trình độ từ trung cấp chính trị trở lên. Trên cơ sở đó, xây dựng tốt bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ nòng cốt cho các đơn vị, đảm bảo tính đoàn kết nhất trí nội bộ cao, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2.3 Cơ chế, chính sách thu hút cán bộ:

Thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học là người Nghệ An và các tỉnh khác đang công tác tại các tỉnh về Nghệ An. Do tính đặc thù (mỗi chức danh thêm 5 triệu đồng so với mức thu hút chung đã được quy định tại Quyết định số 30/2001/QĐ.UB ngày 27/3/2001 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách thu hút lao động có trình độ cao ở Nghệ An; Cán bộ về Nghệ An được ngân sách tỉnh cấp ban đầu:

- Giáo sư: 35.000.000 đ/người.

- Phó Giáo sư, Tiến sỹ, CK2:25.000.000đ/người

- Thạc sỹ, CK1: 20.000.000đ/người.

Các đối tượng nêu trên về công tác tại các huyện miền núi cao được trợ cấp thêm l0.000.000đ/người. Công tác tại các huyện miền núi thấp được hỗ trợ thêm 5.000.000đ/người. Với điều kiện cán bộ thực sự có năng lực, có phẩm chất tốt, tuổi đời dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 đối với nữ. Thời gian làm việc tại Nghệ An ít nhất là 5 năm, kể từ ngày hưởng chính sách thu hút (có cam kết trong hợp đồng).

*Đối với thầy thuốc tốt nghiệp đại học chính quy (tập trung) đạt loại khá trở lên nếu tình nguyện về tỉnh nhận công tác lâu dài theo yêu cầu phân công của tỉnh, được trợ cấp ban đầu l0.000.000đ/người (đối với loại khá), 15.000.000đ/người (đối với loại giỏi). Được hưởng lương và phụ cấp 100% ngạch bậc trong thời gian tập sự. Ngoài ra nếu nhận công tác các tại huyện miền núi cao được trợ cấp thêm 5.000.000đ/người. Nếu nhận công tác tại các huyện miền núi thấp được trợ cấp thêm 3.000.000đ/người.

* Chính sách hỗ trợ cho sinh viên tại các trường đại học y dược (2 năm cuối) nếu sau tốt nghiệp về Nghệ An công tác, như sau:

TT

Xếp loại học lực

Năm thứ 4 đại học Dược, năm thứ 5 đại học Y

Năm thứ 5 đại học Dược năm thứ 6 đại học Y

Ghi chú

Mức hỗ trợ

Số lượng sinh viên cần hỗ trợ

Mức hỗ trợ

Số lượng sinh viên cần hỗ trợ

1

Đối với sinh viên học lực trung bình

100.000đ/tháng

> 37 người

150.000/tháng

> 56 người

 

2

Đối với sinh viên học lực loại khá

150.000/tháng

200.000/tháng

3

Đối với sinh viên học lực loại Giỏi

200.000đ/tháng

300.000/tháng

Dự tính mức hỗ trợ bình quân cho mỗi sinh viên là 200.000đ/tháng x 10 tháng/năm X 93 sinh viên = 186.000.000đ/năm.

Trong 2 năm tổng số tiền hỗ trợ sẽ là 372.000.000 đồng.

* Chế độ khuyến khích học tập cho cán bộ viên chức trong ngành thực hiện theo Quyết định 02/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Mặt khác, cán bộ chuyên viên trong biên chế được khuyến khích học tập nâng cao trình độ, theo đúng ngành nghề và chuyên môn cần đào tạo, được hưởng các chính sách chế độ tài chính hiện hành theo đặc thù ngành y tế, như sau:

Hỗ trợ 20.000.000, đ/người cho Tiến sỹ và BS chuyên khoa cấp 2.

Hỗ trợ 15.000.000,đ/người cho Thạc sỹ và BS chuyên khoa cấp 1.

Hỗ trợ cho đào tạo bác sỹ tuyến cơ sở: 2.000.000đ/người/năm đối với vùng núi cao; và 1.500.000đ/người/năm đối với vùng núi thấp và đồng bằng.

Hàng năm, Sở Y tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh phí cần thiết, Sở Tài chính có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí cho ngành y tế để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ (Phụ lục 16).

2.2.4 Nâng cấp Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An

Trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cho phép thực hiện một trong hai phương án sau:

* Phương án I. Trên cơ sở Trường Cao đẳng y tế Nghệ An; với sự ủng hộ, đỡ đầu của Trường Đại học Y Hà Nội, để nâng cấp Trường Cao đảng thành Phân hiệu Đại học Hà Nội ở Nghệ An vào năm 2005; và khi có đủ điều kiện thì nâng lên thành Trường Đại học Y Vinh.

* Phương án II. Xúc tiến sớm thành lập Trường Đại học Y Vinh, do Trường Đại học Hà Nội đỡ đầu vào năm 2007.

2.2.5 Đẩy mạnh Công tác xã hội hóa các hoạt động y tế

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện tư nhân, các phòng khám bệnh tư nhân phát triển đúng hướng.

Huy động tốt các nguồn lực tại chỗ trong nhân dân tham gia vào các hoạt động y tế. Phục hồi, chấn hưng các mô hình hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được xác lập.

2.2.6 Sở Nội vụ cùng Sở y tế nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh có Qui chế và Cơ chế đổi mới công tác quản lý của ngành y tế, giao cho Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc các đơn vị y tế trong ngành quyền tự chủ, tự quyết và chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước pháp luật.

2.2.7 Chăm lo đời sống tinh thần, đời sống vật chất và thu nhập chính đáng cho cán bộ, nhân viên y tế, nhằm tạo động lực và điều kiện tốt cho họ an tâm công tác.

2.2.8 Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm và y đức cho cán bộ, nhân viên y tế, kiểm tra xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên vi phạm, kém về y đức.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Đối với Ngành Y tế:

* Sau khi đề án trình xin ý kiến Thường vụ Tỉnh ủy và được UBND tỉnh phê duyệt; Ngành Y tế phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, thiết thực đạt hiệu quả. Tham mưu các chế tài quản lý đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

* Tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, chuyển đổi nhận thức tạo ra sự đồng thuận trong toàn ngành để thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các quy trình, quy chế của ngành, của đơn vị.

* Căn cứ đề án được phê duyệt, thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai sát thực trong từng đơn vị mình phụ trách. Đồng thời tổ chức thực hiện có kết quả, đảm bảo công bằng, dân chủ, đoàn kết nội bộ và tạo được sức mạnh trong từng đơn vị phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và nhân dân trong vùng.

* Hàng năm, Ngành tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả các hoạt động nêu trong đề án; kịp thời tham mưu đề xuất trình UBND xử lý các việc cần thiết.

* Định kỳ giám sát kiểm tra 3 tháng 1 lần, từ ngành xuống các đơn vị, nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra.

3.2 Đối với cấp Ủy, chính quyền các cấp:

Có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung của đề án.

* Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn.

3.3 Đối với các Sở, Ban, ngành liên

* Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế để xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ ngành y tế, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng chức danh; Điều động, luân chuyển, đánh giá, phân loại cán bộ. .

* Sở Kế hoạch và Đầu tư: Quan tâm công tác xây dựng cơ bản của ngành Y tế, xác định ưu tiên đầu tư cho miền núi, các cơ sở khám chữa bệnh có đặc thù. Quan tâm thu hút các nguồn đầu tư cho sự phát triển của ngành Y tế.

* Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động của ngành Y tế.

* Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Y tế quy hoạch hợp lý các cơ sở y tế trong tỉnh, nhất là các cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh.

* Sở Giáo dục - Đào tạo và Ban Dân tộc - Miền núi: Phối hợp với Sở Y tế trong công tác đào tạo cán bộ y tế nói chung và diện cử tuyển nói riêng.

* Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Theo dõi, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Đề án, kịp thời tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy để có các chủ trương sát đúng với thực tiễn.

* Các cơ quan báo, đài PT-TH tỉnh: Tăng cường tuyên truyền các hoạt động triển khai các đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp tốt hơn với lãnh đạo ngành y tế trong việc phát hiện các điển hình tiên tiến và các hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế để có giải pháp phù hợp.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 72/2004/QĐ-UB ngày 15/07/2004 phê duyệt đề án tăng cường nguồn nhân lực ngành Y tế Nghệ An giai đoạn 2004 – 2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.764

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.15.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!