ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5426/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 27 tháng 11 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ THỂ THAO BIỂN VÀ KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THỂ THAO BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật số 26/2018/QH14 ngày
14 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật
TDTT;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 9597/KH-UBND
ngày 04 tháng 12 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phát triển ngành
Thể dục Thể thao giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 6644/QĐ-UBND
ngày 04/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về Phê duyệt Chiến lược phát triển thể
thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2079/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 5 năm 2019 của UBND thành phố về việc điều chỉnh Chiến lược phát
triển thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2298/QĐ-UBND
ngày 7 tháng 6 năm 2018 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai
công tác phát triển thể thao giải trí trên địa bàn thành phố từ năm 2018- 2020;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể
thao tại Công văn số 2571/SVHTT-QLTDTT ngày 29 tháng 10 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Đề án thành lập Câu lạc bộ thể thao biển và kế hoạch phát triển thể
thao biển thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Các sở, ban, ngành theo
chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện nội dung Đề án được phê duyệt theo quy
định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở ban, ngành, địa phương liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Thành ủy, TTHĐND TP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBNDTP;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, VHXH, SVHTT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ THỂ THAO BIỂN VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ THAO BIỂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 5926/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2019 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Thể thao biển là một hoạt động thi đấu
định kỳ ở các giải thể thao trong nước và quốc tế, luôn thu hút đông đảo các vận
động viên, khách du lịch, người dân tham gia thi đấu, trở thành sân chơi hấp dẫn
của mọi đối tượng. Đặc biệt, trong phát triển du lịch hiện nay, các môn thể
thao biển đã làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách và giữ chân
du khách sau khi khám phá các khu điểm du lịch.
Đối với thành phố Đà Nẵng, phát triển
loại hình thể thao biển là một việc làm cần thiết, là cách để tăng cường quảng
bá du lịch biển, là cơ sở để khai thác nguồn lợi to lớn của tài nguyên biển. Vì
thế, nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ
5 tại Đà Nẵng, xuất phát từ mục tiêu muốn xây dựng, phát triển các loại hình dịch
vụ thể thao, gắn với du lịch một cách khoa học, nên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch phối hợp với Tổ chức du lịch Thế giới và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
(UBND thành phố) tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch và Thể thao ngày
24/9/2016. Hội nghị đã đề cập tới xu hướng phát triển loại hình khai thác dịch
vụ thể thao gắn với du lịch tại một số quốc gia khu vực châu Á, trong đó có
thành phố Đà Nẵng - Việt Nam. Đó là xây dựng và phát triển loại hình khai thác
dịch vụ du lịch gắn với các mô hình hoạt động thể thao trên biển.
Đây được coi là hội nghị quốc tế với
tầm chiến lược quan trọng, coi thể thao là một trong những lĩnh vực kinh tế
phát triển du lịch hiệu quả. Hội nghị thông qua tuyên bố Đà Nẵng về du lịch và
thể thao, vì sự phát triển bền vững. “Tuyên bố chung Đà Nẵng” khẳng định du lịch
và thể thao là hai lĩnh vực bổ trợ nhau, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
kết nối giữa con người với con người, và giữa các nền văn hóa đa dạng trên thế
giới. Đây cũng là thông điệp nhằm thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các điểm
đến và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tạo chính sách, thu hút đầu tư thúc đẩy
phát triển du lịch và thể thao.
Đà Nẵng là một thành phố biển với những
bãi biển dài hơn 60km. Biển Đà Nẵng trải dài thoai thoải với cát trắng mịn được
tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành
tinh. Bên cạnh đó, với định hướng trở thành “Thành phố sự kiện”, thành phố đã,
đang và sẽ tổ chức nhiều hoạt động mang tầm quốc tế như giải Trượt sóng quốc tế
chuyên nghiệp Việt Nam năm 1993 tại bãi biển Non nước thu hút gần 100 VĐV xuất
sắc trên thế giới đến tranh tài, các cuộc thi Ironman 70.3 tại Đà Nẵng đều có nội
dung bơi biển 1,9 km. Đặc biệt, vào tháng 9 năm 2016, Đà Nẵng được chọn là nơi
đăng cai và tổ chức thành công Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 - đây
là minh chứng rõ ràng cho việc cần thiết phải xây dựng và phát triển các môn thể
thao biển để phục vụ du lịch giải trí và cho nhu cầu tập luyện, thi đấu của quần
chúng nhân dân.
I. THỰC TRẠNG THỂ
THAO BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Các môn thể thao biển thuộc hệ
thống thi đấu
Từ sau Đại hội Thể dục thể thao toàn
quốc lần thứ VII năm 2014 và Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ V, năm
2016 đến nay, lực lượng huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao biển được
củng cố, tăng cường, tổ chức bộ máy được hoàn thiện, quy trình tuyển chọn, đào
tạo, quản lý vận động viên được thực hiện khá bài bản, chất lượng vận động viên
ngày càng cao, cung cấp được nhiều vận động viên cho các đội tuyển trẻ và đội
tuyển quốc gia tham gia các giải khu vực, Châu Á và thế giới. Tuy nhiên, xét
trên phạm vi tổng thể sự phát triển thể thao biển thành phố Đà Nẵng còn những hạn
chế như: số lượng, chất lượng huấn luyện viên, chuyên gia chưa cao, chưa có bộ
máy cán bộ quản lý phụ trách chuyên về các môn thể thao biển, Vận động viên các
tuyến còn mỏng, nhất là lực lượng trẻ kế cận, năm 2018 có 56 vận động viên
chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp thuộc 05 bộ môn là: Bóng đá bãi biển (nội
dung nam), bóng chuyền bãi biển (nội dung nữ), thuyền buồm, bóng ném bãi biển
(nội dung nam), đá cầu bãi biển (phần lớn các HLV, nhân viên y tế, VĐV vừa tham
gia thi đấu trong nhà và bãi biển) như sau:
TT
|
Môn
|
HLV
|
Nhân
viên y tế, săn sóc viên
|
VĐV
|
Ghi
chú
|
CN
|
BCN
|
1
|
Bóng đá bãi biển
|
2
|
1
|
12
|
5
|
|
2
|
Bóng chuyền bãi biển
|
2
|
6
|
|
|
3
|
Thuyền buồm
|
2
|
5
|
|
|
4
|
Bóng ném bãi biển
|
2
|
14
|
|
|
5
|
Đá cầu bãi biển
|
1
|
10
|
3
|
|
Tổng
cộng
|
9
|
1
|
47
|
9
|
|
Thành phố Đà Nẵng có các khu bóng
chuyền và khu bóng đá giải quyết được một số ít người dân tự tập luyện, mang tính
chất tự phát, chưa được sự hỗ trợ hướng dẫn một cách bài bản, chưa tạo được hứng
thú và thu hút đông đảo người dân tham gia.
Các môn thể thao biển thế mạnh của
thành phố Đà Nẵng và thuộc hệ thống thi đấu giải cấp quốc gia như bóng đá bãi
biển, bóng chuyền bãi biển, bóng ném bãi biển không có vị trí tập luyện, thi đấu
không ổn định, không phù hợp chuyên môn. Các bãi biển có điều kiện phát triển
nhóm môn thể thao biển này nhưng chưa được giao quyền sử dụng để luyện tập, huấn
luyện và tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý thể thao, khi tổ chức phải tự tìm
kiếm, thuê mướn hay tự tạo sân bãi như: đổ cát lên sân không chuyên thể thao biển
để tập luyện, mượn địa điểm do Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch
quản lý để tập luyện.
Điểm quy hoạch cấp phép cho các đơn vị
phát triển thể thao biển trước đây gần như đã chuyển đổi mục đích sử dụng sang
phục vụ dịch vụ, du lịch là chủ yếu, không thực hiện chức năng phát triển thể
thao biển.
2. Các môn thể thao biển giải trí,
phục vụ du lịch
Hiện tại, các doanh nghiệp Công ty cổ
phần Quê Việt, Công ty CP Thể thao Biển, Temple, Công viên cá voi biển xanh,
Công ty TNHH MTV Cơ điện Võ Đại... và một số resort ven biển đã kinh doanh hoạt
động, khai thác các sản phẩm du lịch và đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi thể thao
biển cho du khách đến Đà Nẵng như cano kéo dù, phao chuối, mô-tô nước... Tạo
cho du khách, người tham gia cảm giác mới lạ, ngắm biển từ trên cao. Tuy nhiên,
chi phí dịch vụ khá cao so với mức thu nhập của người dân địa phương. Do đặc
thù các môn thể thao này phụ thuộc vào thời tiết và đối tượng là khách du lịch
Trung Quốc, Hàn Quốc và khách trong nước nên thời gian khai thác dịch vụ từ
tháng 5 đến tháng 9, thời gian còn lại trên các bãi biển Đà Nẵng các hoạt động
thể thao biển rất hạn chế.
Các môn thể thao biển không động cơ,
dùng bằng sức gió, sóng biển chưa thật sự phát triển mạnh như lướt ván diều, lướt
ván buồm, trượt sóng... loại hình này do một số cá nhân đam mê tự đầu tư để thỏa
mãn niềm đam mê, chưa thực sự phát triển trở thành dịch vụ, đây là một trong những
loại hình phát triển mạnh tại Bình Thuận, thu hút lớn lượng khách Châu Âu và loại
hình này không gây ảnh hưởng, tác động đến môi trường.
3. Cơ chế quản lý và những hạn chế
- Quản lý theo quy định của pháp luật
hiện hành đối với hoạt động của một số môn thể thao.
- Chưa có chiến lược phát triển và
quy hoạch thể thao biển, chưa phân công cụ thể cơ quan quản lý thể thao biển.
- Chưa có các quy định cụ thể về hoạt
động thể thao biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (đối với nhiều môn Trung ương
chưa có quy định).
- Thành phố chưa xây dựng và quản lý
chặt chẽ các khu vực tập luyện thể thao biển. Việc quản lý các hoạt động tại chỗ,
các hoạt động lưu động, hướng dẫn phong trào thể thao biển, mở các lớp tập huấn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn các mô hình hoạt động, các cuộc
thi thể thao biển chưa được thường xuyên triển khai.
4. So sánh với một số địa phương
có phong trào thể thao biển phát triển mạnh
Các
tiêu chí so sánh
|
Khánh
Hòa
|
Bình
Thuận
|
Đà
Nẵng
|
Các môn thể thao biển trong hệ thống thi đấu quốc gia và quốc tế
|
Bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi
biển (nam và nữ), sailing (thuyền buồm)
|
Bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi
biển (nam và nữ)
|
Bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi
biển (Nữ), sailing (thuyền buồm), bóng ném bãi biển.
|
Hệ thống cơ sở vật chất
|
Khu tập luyện thể thao biển chuyên
nghiệp
|
Trung tâm Thể thao biển quốc gia
(do Trung tâm HLTTQG TP Hồ Chí Minh quản lý) và khu thể thao biển Hàm Tiến
|
Chưa có khu tập luyện chuyên nghiệp,
chỉ có các khu vực nhỏ phục vụ cho người dân và khách du lịch
|
Các môn thể thao biển giải trí
|
Lặn biển, moto nước, đua thuyền buồm,
lướt ván buồm, lướt ván diều, cano kéo dù bay, cano kéo lướt ván, môn khinh
khí cầu...
|
Lặn biển, moto nước, đua thuyền buồm,
lướt ván buồm, lướt ván diều, cano kéo dù bay, cano kéo lướt ván, môn khinh
khí cầu...
|
Moto nước, lặn biển, Cano kéo dù
bay, phao chuối, lướt ván diều, lướt ván buồm
|
Cơ chế quản lý
|
Đã có quy hoạch phát triển thể thao
biển, ban hành quy chế tạm thời quản lý các hoạt động thể thao biển
|
Đã có quy hoạch phát triển thể thao
biển, ban hành quy chế tạm thời quản lý các hoạt động thể thao biển
|
Kế hoạch phát triển thể thao giải
trí 2018-2020
|
Xã hội hóa hoạt động thể thao biển
|
21 doanh nghiệp
|
29 doanh nghiệp
|
09 doanh nghiệp
|
Nhìn chung hiệu quả tổ chức các loại
hình thể thao biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa đáp ứng được nhu cầu tập
luyện thi đấu, tập luyện nâng cao sức khỏe của nhân dân và
phục vụ vui chơi giải trí cho khách du lịch. Nhận thức về loại hình hoạt động
thể thao biển này chưa đầy đủ, việc đầu tư cơ sở vật chất cho loại hình này còn
nhiều bất cập, công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ hướng dẫn viên, xác định
các phương pháp tổ chức ...còn nhiều hạn chế; chưa huy động được tối đa các nguồn
lực của xã hội và phát triển tiềm năng hiện có của địa phương.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Luật số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng
6 năm 2018 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật TDTT.
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01
tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo
bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03
tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
thể thao thành tích cao Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 6644/QĐ-UBND ngày
04/8/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về Phê duyệt Chiến lược phát triển thể
thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày
17/9/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn
hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
- Kế hoạch số 9597/KH-UBND ngày 04
tháng 12 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phát triển ngành Thể dục
Thể thao giai đoạn 2016 - 2020.
- Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 7
tháng 6 năm 2018 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai công
tác phát triển thể thao giải trí trên địa bàn thành phố từ năm 2018- 2020.
- Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 10
tháng 5 năm 2019 của UBND thành phố về việc điều chỉnh Chiến lược phát triển thể
thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
2. Sự cần thiết phải xây dựng Đề
án
- Xu hướng hiện nay các môn thể thao
biển đã được Tổng cục TDTT tập trung và phát triển, đưa vào hệ thống thi đấu giải
cấp quốc gia và đăng cai tổ chức các giải cấp quốc tế như: bóng đá bãi biển,
bóng chuyền bãi biển, lướt ván diều, sailling, mô tô nước. Các tỉnh thành có ưu
thế về biển đều được tập trung lực lượng VĐV, bố trí địa điểm phát triển thể
thao thành tích cao cho các môn này. Đồng thời căn cứ nội dung tại chiến lược
phát triển thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 xác định các
môn: Bóng đá bãi biển, bóng chuyên bãi biển thuộc Nhóm II, Nhóm các môn có huy
chương Đại hội TDTT toàn quốc và một số môn mới nhưng phù hợp với tố chất con
người và truyền thống của miền Trung và Đà Nẵng để đầu tư phát triển.
- Xã hội càng phát triển thì nhu cầu
tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe của nhân dân ngày càng được nâng
cao, các môn thể thao bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi biển là nhưng môn thể
thao dễ tập luyện, không đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, điều kiện thời tiết,
không tốn kém về kinh phí. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn bài bản để có chất lượng
và thu hút nhiều đối tượng tham gia, có địa điểm tổ chức
các giải thể thao thành phố, đối tượng tham gia là quần chúng nhân dân, qua đó
góp phần tăng về số lượng người tập luyện thể thao thường xuyên trên địa bàn
thành phố.
- Về các môn thể thao phục vụ du lịch,
tạo ra sản phẩm du lịch qua đó góp phần tạo nên thương hiệu của thành phố. Vì vậy,
không chỉ dừng lại ở các môn thể thao mang lại lợi ích trước mắt như ca nô kéo
dù, mô tô nước mà cần phát triển nhiều loại hình để phục vụ nhiều đối tượng
khác nhau, trong mọi điều kiện thời tiết.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt
động thể thao biển nói riêng và lĩnh vực thể thao nói chung.
III. MỤC TIÊU, YÊU
CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Tuyển chọn, đào tạo VĐV thể thao thành
tích cao, thông qua đó phát triển sâu rộng hơn nữa phong trào tập luyện thể
thao của nhân dân thành phố Đà Nẵng, gắn kết giữa du lịch và thể thao biển đáp ứng
nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước, góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
b) Mục tiêu cụ thể
- Duy trì, phát triển các môn thể
thao biển, trong đó tập trung phát triển các môn Olympic và các môn nằm trong
chương trình thi đấu Đại hội Thể thao toàn quốc, Đại hội Thể thao bãi biển Châu
Á.
- Phấn đấu xếp hạng nhất quốc gia về
thi đấu các môn thể thao biển (tính chung các môn).
- Trước mắt thành lập CLB thể thao biển,
phấn đấu đến năm 2023 nâng cấp thành Trung tâm thể thao biển để tổ chức rèn luyện,
vui chơi, hướng dẫn và phát triển phong trào thể dục thể thao của quần chúng
nhân dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh và phát triển các
hoạt động dịch vụ, du lịch biển.
- Phấn đấu trở thành thành phố tổ chức
sự kiện thể thao biển hàng đầu Việt Nam.
- Góp phần vào việc mở rộng quy mô và
nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ thể thao, các hoạt động thể thao giải
trí gắn với du lịch biển.
2. Yêu cầu
- Phát triển thể thao biển phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển du lịch, thể thao của
thành phố.
- Tập trung phát triển thể thao biển,
trở thành địa điểm phục vụ công tác huấn luyện thể thao, tổ chức hướng dẫn tập
luyện cho quần chúng nhân dân, phát triển một số loại hình thể thao phục vụ du
lịch.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài
nguyên du lịch thể thao biển, ưu tiên các sản phẩm du lịch thể thao biển chất
lượng cao.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, có chính sách
ưu đãi và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào việc xây dựng
CLB thể thao biển phát triển mạnh mẽ và bền vững.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Thành lập
Câu lạc bộ thể thao biển thành phố Đà Nẵng
a) Sự cần thiết
Đây là giải pháp quan trọng nhằm hình
thành bộ máy quản lý về thể thao biển, tạo nguồn nhân lực ban đầu, cần thiết để
phát triển các môn thể thao biển trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó đầu tư xây
dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ nhằm phục vụ nhu cầu tập
luyện các môn thể thao quần chúng nhân dân sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy
phong trào tập luyện các môn thể thao biển phát triển. Trên cơ sở đó sẽ tiến tới
đăng cai tổ chức nhiều sự kiện thể thao biển tầm quốc gia, quốc tế cũng mang lại
nhiều lợi thế cho thành phố trong việc quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch
khắp nơi trên thế giới đến với thành phố Đà Nẵng.
b) Cơ sở pháp lý
- Luật số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6
năm 2018 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật TDTT.
- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24
tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Thông tư số 18/2011/TT-BVHTTDL ngày
02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy
định mẫu về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ TDTT cơ sở;
- Quyết định số 6644/QĐ-UBND ngày 04
tháng 8 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về Phê duyệt Chiến lược phát triển
thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 10
tháng 5 năm 2019 của UBND thành phố về việc điều chỉnh Chiến lược phát triển thể
thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
c) Tên gọi: Câu lạc bộ Thể thao biển
thành phố Đà Nẵng.
d) Vị trí, chức năng
- Câu lạc bộ là bộ phận trực thuộc
Trung tâm Huấn luyện Đào tạo VĐV TDTT- Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng.
- Câu lạc bộ có chức năng chính là tổ
chức tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo Vận động viên các môn thể thao biển.
e) Nguồn nhân lực
Sử dụng viên chức và lực lượng HLV,
VĐV hiện đang công tác và tập luyện thuộc Trung tâm Huấn luyện Đào tạo vận động
viên TDTT- Sở Văn hóa và Thể thao, cụ thể như sau:
TT
|
Bộ môn
|
Số
lượng huấn luyện viên, vận động viên
|
Ghi
chú
|
HLV
|
VĐV
|
|
1
|
Bóng đá bãi biển
|
02
|
13
|
|
2
|
Bóng chuyền bãi biển
|
02
|
08
|
|
3
|
Thuyền buồm
|
02
|
08
|
|
4
|
Bóng ném bãi biển
|
02
|
14
|
|
5
|
Đá cầu bãi biển
|
02
|
10
|
|
6
|
Cầu mây bãi biển
|
01
|
06
|
Phát
triển vào năm 2020
|
7
|
Bóng rổ 3x3
|
01
|
08
|
f) Mục tiêu đạt được
- Duy trì phát triển 5-7 môn thể thao
biển thuộc hệ thống thi đấu giải cấp quốc gia, quốc tế theo Kế hoạch do Tổng cục
TDTT ban hành: Bóng chuyền bãi biển bóng ném bãi biển, bóng đá bãi biển, thuyền
buồm (Sailing), cầu mây bãi biển, bóng rổ 3x3... trong đó tập trung phát triển
các môn Olympic và các môn nằm trong chương trình thi đấu Đại hội Thể thao toàn
quốc, Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á.
- Phấn đấu xếp hạng nhất quốc gia về
thi đấu các môn thể thao biển (tính chung các môn). Đối với từng môn thể thao
biển thành tích hàng năm nằm trong tốp 3 đơn vị dẫn đầu trong cả nước.
- Hàng năm đăng cai tổ chức khoảng từ
4- 5 sự kiện thể thao biển cấp thành phố, quốc gia và quốc tế.
g) Kinh phí thực hiện
- Kinh phí đào tạo, huấn luyện sử dụng
từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định, trong đó
nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán hằng năm cho Trung tâm Huấn
luyện Đào tạo VĐV TDTT- Sở Văn hóa, Thể thao.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện cơ bản phục vụ cho một số môn của Câu lạc bộ, sử dụng cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện có của Trung tâm Huấn luyện Đào tạo VĐV TDTT.
2. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của các hoạt động thể thao biển
- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của
thể thao biển trong việc nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất cho con người;
đặc biệt là ở khu vực các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê và
Liên Chiểu.
- Phát động các phong trào thể thao
biển, vận động các đơn vị, cá nhân tổ chức các sự kiện thể thao biển như:
Festival thể thao biển, trại hè thể thao biển … từ đó nhận thức của người dân về
thể thao biển được nâng lên, góp phần thúc đẩy thể thao du lịch biển phát triển
ngày càng lớn mạnh.
- Tăng cường quảng bá về thể thao biển
thông qua mạng xã hội, báo đài... và các sự kiện thể thao biển cấp quốc gia và
quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng.
3. Xây dựng cơ
chế, chính sách, cơ sở pháp lý cần thiết để phát triển thể thao biển
- Quy định hệ thống thi đấu các môn
thể thao biển cấp quận huyện (đối với các quận huyện có điều kiện phát triển)
và thành phố.
- Quy hoạch các khu tập luyện thể
thao biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Ban hành các cơ chế chính sách ưu
đãi cho các doanh nghiệp khai thác thể thao biển.
- Có chính sách đầu tư cơ sở vật chất
để cho nhân dân tham gia tập luyện thể thao biển miễn phí.
4. Phát triển
nguồn nhân lực thể thao biển
- Xây dựng và hình thành lực lượng vận
động viên, huấn luyện viên các môn thể thao biển có chất lượng cao nhằm đạt thứ
hạng tại các giải thi trong hệ thống quốc gia và đóng góp vận động viên cho các
đội tuyển quốc gia tại các giải thi đấu Quốc tế.
- Xây dựng và hình thành hệ thống thi
đấu phong trào ổn định, rộng khắp trong thành phố đối với các đối tượng là học
sinh, sinh viên và thanh thiếu niên, nhằm tạo nền tảng vững chắc phục vụ thành
tích cao. Bên cạnh đó có kế hoạch đăng cai tổ chức các giải thi đấu cấp quốc
gia, quốc tế nhằm giúp cho lực lượng HLV, VĐV, trọng tài có điều kiện tiếp cận
trình độ cao, cơ hội cọ sát, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động
lễ hội của thành phố phục vụ du lịch.
- Mời các chuyên gia trong và ngoài
nước có kinh nghiệm phát triển thể thao du lịch biển tham gia giảng dạy và cung
cấp những kinh nghiệm trong hoạt động thể thao du lịch biển cho các đối tượng
như: Các doanh nghiệp kinh doanh thể thao du lịch; huấn luyện viên, hướng dẫn
viên, trọng tài thể thao biển; nhân viên cứu hộ; nhân viên kỹ thuật chuyên môn.
Nghiên cứu, chuyển giao các môn thể thao biển mới, thu hút đông đảo khách du lịch
tham gia ở nước ngoài về tổ chức tập luyện tại Đà Nẵng phù hợp với thể thao du
lịch biển Đà Nẵng.
5. Phát triển thể
thao biển theo hướng xã hội hóa
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
thể thao du lịch biển như là giải pháp đột phá trong công tác huy động nguồn lực
của xã hội, doanh nghiệp, tư nhân vào phát triển thể thao biển.
- Xây dựng chính sách riêng biệt cho
thể thao biển nhằm giúp cho hoạt động thể thao phát triển bền vững và lâu dài,
đảm bảo được các tiêu chuẩn quản lý nhà nước về thể thao biển và hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia đầu tư thể thao biển.
- Phát triển các mô hình quản lý mới
cho các tổ chức hoạt động thể thao biển dựa trên xã hội hóa và nguồn lực từ các
doanh nghiệp. Đưa ra chính sách khuyến khích doanh nghiệp thành lập các trung
tâm thể thao du lịch biển bằng các chính sách ưu đãi, đồng thời hỗ trợ hoạt động
đào tạo, nâng cao kỹ năng tổ chức sự kiện đối với việc cung cấp dịch vụ thể
thao biển.
- Xem xét khen thưởng kịp thời cho
các doanh nghiệp có hoạt động thể thao biển hiệu quả, thu hút đông đảo du khách
tham gia.
V. DỰ BÁO KẾT QUẢ
Sau khi thành lập CLB và triển khai
thực hiện Đề án kế hoạch phát triển thể thao biển, đầu tư cơ sở vật chất, kinh
phí và nguồn nhân lực cho các môn thể thao biển trong hệ thống thi đấu quốc gia
và quốc tế của thành phố Đà Nẵng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng trở
thành đơn vị dẫn đầu trong cả nước về hoạt động thi đấu thể thao biển, xứng
đáng với vị thế là thành phố Trung tâm khu vực Miền Trung và Tây Nguyên theo
tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
1. Hiệu quả về chuyên môn
- Câu lạc bộ thể thao biển thành phố
Đà Nẵng khi được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ đóng vai trò là đầu tàu thúc
đẩy, hỗ trợ phát triển thể thao biển tại thành phố Đà Nẵng và khu vực các tỉnh
duyên hải Miền trung.
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các môn
thể thao biển cho các câu lạc bộ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thể
thao biển. Phân công các Huấn luyện viên, hướng dẫn viên và cộng tác viên hỗ trợ
chuyên môn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thể thao biển, nhằm
giúp các doanh nghiệp phát triển thể thao biển hiệu quả và an toàn.
2. Hiệu quả về kinh tế xã hội
- Tạo điều kiện để thành phố Đà Nẵng
đăng cai tổ chức các hoạt động thể thao biển, các hoạt động du lịch biển có quy
mô lớn, góp phần để phát triển du lịch, tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố
và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
- Tuyển chọn và đào tạo vận động viên
thể thao biển nhằm phát triển phong trào thể thao biển thành phố Đà Nẵng, thu
hút đông đảo người dân tham gia tập luyện thể thao biển, nhằm tăng cường sức khỏe,
đảm bảo việc lao động sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Góp một phần quan trọng vào việc
nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ thể thao biển, đặc biệt là các hoạt
động thể thao giải trí biển. Người dân của thành phố Đà Nẵng và khách du lịch
trong và ngoài nước được tiếp cận, hưởng thụ các hoạt động thể thao biển có chất
lượng cao, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần.
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Nguồn ngân sách nhà nước.
- Nguồn xã hội hóa.
- Nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì triển khai thực hiện đề án.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có
liên quan xây dựng dự án đầu tư cơ sở vật chất trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt để đáp ứng yêu cầu phát triển Câu lạc bộ thể thao biển.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan đề xuất các khoản chi đặc thù cho các huấn luyện viên hoặc
vận động viên thể thao biển đạt thành tích cao, nhưng chưa được quy định trong
các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền, tổng hợp báo cáo UBND thành phố
trình HĐND thành phố xem xét, quyết định.
- Chỉ đạo thực hiện các yêu cầu về
chuyên môn trong tuyển chọn, đào tạo lực lượng vận động viên, chuẩn bị lực lượng
vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao biển quốc gia và quốc tế.
- Tham mưu đề xuất các cơ chế, chính
sách liên quan đến phát triển thể thao biển, đảm bảo đúng các quy định của
Trung ương và thể hiện sự ưu đãi vượt trội của thành phố đối với việc phát triển
thể thao biển, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành
liên quan tham mưu cấp thẩm quyền quy định, công bố cụ thể vùng, khu vực hoạt động
(dưới nước/ trên không); đảm bảo đúng quy định về phương tiện, trang thiết bị
và người tham gia các hoạt động thể thao trong đề án.
- Hàng năm, tham mưu UBND thành phố tổ
chức các giải Thể thao biển cấp thành phố và có kế hoạch làm việc với Tổng cục
Thể dục Thể thao, các Liên đoàn Thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế để
đăng cai các giải thể thao biển cấp quốc gia và quốc tế.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc tiến độ
triển khai đề án, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo UBND thành
phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở
Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất cho Câu lạc bộ Thể thao biển đảm bảo phù hợp các quy định.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển phong trào thể thao biển thành phố Đà Nẵng, đảm bảo đúng các quy định của
Trung ương và thể hiện chính sách ưu đãi của thành phố Đà Nẵng.
3. Sở Tài chính
- Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự
toán, trên cơ sở dự toán theo các nội dung chi, mức chi đúng chế độ định mức hiện
hành của các cơ quan, đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch
này, được cơ quan chủ quản là đơn vị dự toán cấp I thẩm định, đề xuất và tổng hợp
cùng dự toán chung của ngành, gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trên cơ sở khả
năng cân đối ngân sách, trình UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố phê duyệt
trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị để làm cơ sở thực hiện đảm
bảo đúng Luật ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút lực lượng vận động viên, huấn luyện
viên và cán bộ quản lý về thể thao biển.
4. Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và
Thể thao phát triển sản phẩm du lịch gắn với Thể thao biển. Có kế hoạch quy hoạch
các địa điểm tập luyện thể thao biển tại các bãi biển, du lịch.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
trình UBND thành phố lựa chọn vị trí để xây dựng Câu lạc bộ Thể thao biển.
- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao cấp
phép sử dụng mặt nước biển phục vụ cho hoạt động thể thao biển.
- Hướng dẫn cho các đơn vị liên quan
các thủ tục theo quy định để Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng phối hợp hướng dẫn khi có
tổ chức các hoạt động thể thao biển.
6. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan đề xuất vị trí xây dựng Câu lạc bộ Thể thao biển thành phố Đà Nẵng.
- Chủ trì tham mưu UBND thành phố đối
với những hoạt động quy hoạch kiến trúc, xây dựng có liên quan đến đề án.
7. Cảng vụ Hàng hải, Bộ chỉ huy
Biên phòng thành phố
Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động thể thao trên biển tại các địa điểm đơn vị phụ trách.
Trên đây là Đề án thành lập CLB thể
thao biển và kế hoạch phát triển thể thao biển thành phố Đà Nẵng. Trong quá
trình triển khai thực hiện Đề án, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh thì
kịp thời tổng hợp và báo cáo UBND thành phố thông qua Sở Văn hóa và Thể thao./.