BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
50/2002/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH TIÊU CHUẨN DƯỢC PHẨM DÙNG TRONG THÚ Y
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Căn cứ Nghị định số 73/CP
ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ “Quy định phân
công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá”;
- Căn cứ Quyết định số: 135/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành ngày 1/10/1999 về việc ban hành Quy chế lập, xét duyệt và ban hành tiêu
chuẩn ngành;
- Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay
ban hành các Tiêu chuẩn:
- 10 TCN 535-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của natri bicacbonat (sodium bicarbonate);
- 10 TCN 536-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của thuốc tiêm nitroxynil 25%;
- 10 TCN 537-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của cloramin B;
- 10 TCN 538-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của cloramin T;
- 10 TCN 539-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của Flumequin;
- 10 TCN 540-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của dung dịch uống Flumequin 20%;
- 10 TCN 541-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của thuốc bột amprolium clohidrat 10%, 20%;
- 10 TCN 542-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của viên nén sắt (II) oxalat 0,05g;
- 10 TCN 543-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của sắt (II) oxalat;
- 10 TCN 544-2002: Tiêu chuẩn kĩ
thuật của amprolium clohidrat.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:
Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Thủ trưởng
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 535 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA NATRI BICACBONAT (SODIUM
BICARBONATE)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA NATRI BICACBONAT (SODIUM BICARBONATE)
Technical standard of sodium bicarbonate
NaHCO3
= 84,01
1. Phạm vi
áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
natri bicacbonat, nguyên liệu để pha chế các loại thuốc dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Tính chất: Bột kết tinh trắng,
không mùi, vị mặn, tan được trong nước, không tan trong cồn 950C. Dung dịch có
phản ứng hơi kiềm.
2.2. Định tính: Nguyên liệu phải
có phản ứng của natri bicacbonat.
2.3. Định lượng: Nguyên liệu phải
chứa ít nhất 98,5% NaHCO3 .
3. Phương pháp
thử:
3.1. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, nguyên liệu phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Định tính:
3.2.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch acid acetic (TT);
- Dung dịch phenolphtalein (CT);
- Dung dịch magie uranyl acetat
(TT);
- Dung dịch acid hydrochloric
(TT).
3.2.2. Cách thử:
- Lấy vài hạt nguyên liệu đưa
vào một ngọn lửa không màu, ngọn lửa sẽ nhuộm màu vàng.
- Lấy 0,5ml dung dịch nguyên liệu
5% trung hòa bằng acid acetic (TT) với chỉ thị phenolphtalein, thêm dung dịch
magie uranyl acetat (TT) sẽ thể hiện tủa kết tinh màu vàng.
- Nhỏ acid hydrochloric loãng
(TT) vào nguyên liệu, sẽ thấy sủi mạnh bọt khí carbondioxit được giải phóng. Nếu
cho khí thu được chạy sang một ống nghiệm đựng nước vôi, sẽ xuất hiện tủa trắng.
3.3. Định lượng:
3.3.1. Thuốc thử:
- Dung dịch acid hydrochloric
1N;
- Dung dịch methyl da cam (CT).
3.3.2. Cách thử:
Cân chính xác khoảng 1,5g
nguyên liệu, hoà tan trong 50ml nước cất vừa đun sôi để nguội rồi định lượng bằng
dung dịch acid hydrochloric 1N (chỉ thị methyl da cam).
1ml dung dịch acid
hydrochloric tương ứng với 0,0840g NaHCO3.
4. Bảo quản:
Trong bình kín.
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Việt Nam II
- Dược điển Anh BP 88
10 TCN 536 - 2002
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA THUỐC TIÊM NITROXYNIL 25%
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 536 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA THUỐC TIÊM NITROXYNIL 25%
Technical standard of nitroxynil injection 25%
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng với thuốc
tiêm nitroxynil dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Công thức pha chế:
Nitroxynil 250g (Hai trăm năm
mươi gam);
Chất phụ và nước cất vừa đủ
1000ml.
2.2. Nguyên liệu:
Nitroxynil đạt tiêu chuẩn nước sản
xuất hoặc BP (Vet) 1998;
Chất phụ đạt tiêu chuẩn nước sản
xuất;
Nước cất pha tiêm đạt tiêu chuẩn
Dược điểm Việt Nam II.
2.3. Chất lượng, thành phần:
2.3.1. Hình thức bên ngoài: Thuốc
đóng trong lọ thủy tinh nút kín hoặc ống thủy tinh hàn kín. Nhãn in đúng quy định.
2.3.2. Độ trong màu sắc: Dung dịch
trong màu đỏ.
2.3.3. Thể tích: Sai số thể tích
được phép ± 10%.
2.3.4. pH : 5 – 7.
2.3.5. Định tính: Chế phẩm cho
phổ hấp thụ UV đặc trưng của nitroxynil.
2.3.6. Định lượng: Hàm lượng
nitroxynil được phép sai số ± 10% so với nhãn ghi.
2.3.7. Vô trùng: Đạt tiêu chuẩn
vô trùng của thuốc tiêm theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam II, tập 3.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Hình thức: Kiểm tra bằng cảm
quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu ở phần 2.3.1.
3.2. Độ trong màu sắc: Kiểm tra
bằng cảm quan chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu ở phần 2.3.2.
3.3. Thể tích: Đo thể tích trung
bình. Sai số thể tích trong khoảng ± 10%.
3.4. pH: Theo phụ lục 3.15 (xác
định pH) Dược điển Việt Nam II tập 3.
3.5. Định tính:
3.5.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch natri hydroxyd
0,01N;
- Dung dịch acid sulfuric (TT).
3.5.2. Cách thử:
- Xử lí mẫu như phần định lượng.
Dung dịch thu được trong dải từ 240
350nm có phổ hấp thụ UV đặc
trưng của nitroxynil và chỉ có một cực đại hấp thụ ở 271nm;
- Đun nóng 0,5ml chế phẩm với
3ml acid sulfuric sẽ có mùi iod tỏa ra.
3.6. Định lượng:
3.6.1. Thuốc thử:
- Dung dịch natri hydroxyd 0,01N
3.6.2. Cách thử:
Lấy một lượng chế phẩm tương
đương với khoảng 1,7g nitroxynil, thêm dung dịch natri hydroxyd 0,01N tới
500ml, pha loãng 20ml dung dịch này thành 500ml bằng dung dịch natri hydroxyd
0,01N.
Lấy 5ml dung dịch này pha loãng
tiếp thành 100ml bằng dung dịch NaOH 0,01N. Đo độ hấp thụ của dung dịch ở lmax
271nm.
Mẫu trắng là NaOH 0,01N
Tính kết quả:
Độ hấp thụ riêng của dung dịch
nitroxynil A(1% - 1cm) là 660 ở lmax271nm.
3.7. Vô trùng:
Kiểm tra vô trùng theo phương
pháp giới thiệu trong Dược điển Việt Nam II, tập 3
4. Bảo
quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Tài liệu tham khảo
- BP (Vet) 1998
10 TCN 537 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA CLORAMIN B (CHLORAMINE B)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA CLORAMIN B
Technical standard of Chloramine B
C6H5O2NClSNa.3H2O
= 267,67
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
cloramin B, nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Tính chất: Tinh thể trắng
hay hơi vàng, thoảng có mùi clo.
Độ hoà tan: Dễ tan ttrong nước
sôi, tan được trong nước mát hoặc cồn, không tan trong ete, cloroform, benzen.
Dung dịch nguyên liệu có phản ứng
kiềm với phenolphtalein và chuyển màu giấy quỳ đỏ thành xanh, sau dần dần đến mất
màu.
2.2. Định tính: Nguyên liệu phải
cho phản ứng của cloramin B.
2.3. Định lượng: Nguyên liệu phải
chứa 25 – 29% clo hoạt động.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, nguyên liệu phải đạt các yêu cầu đã nêu
3.2. Định tính:
3.2.1. Thuốc thử:
- Dung dịch kali iodid (TT)
- Cloroform (TT)
3.2.2. Cách thử:
- Hoà tan 0,05g nguyên liệu
trong 5ml nước cất, thêm 1ml dung dịch kali iodid (TT) và lắc với 1ml cloroform
(TT) lớp cloroform sẽ hiện màu tím.
- Đốt 0,20g nguyên liệu cloramin
B trong 1 chén nung bằng sứ, nguyên liệu sẽ đột nhiên phát sáng và tự phân huỷ.
Cắn còn lại sau khi nung tới đỏ sẽ nhuộm màu một ngọn lửa không màu thành vàng
và cho phản ứng của sunfat.
3.3. Định lượng:
3.3.1. Thuốc thử:
- Dung dịch kali iodid 10% (TT)
- Dung dịch acid hydrochloric
10% (TT)
- Dung dịch hồ tinh bột (CT)
- Dung dịch natri thiosunfat
0,1N
3.3.2. Cách thử:
Cân chính xác 1,50g nguyên
liệu, hoà tan trong 50ml nước cất trong một bình định mức 100ml và thêm nước vừa
đủ tới vạch. Lắc đều và lấy 25ml dung dịch thu được cho vào một bình nón 250ml
có nút mài, thêm 10ml dung dịch kali iodid (TT), 10ml dung dịch acid
hydrochloric loãng (TT) và định lượng iod được giải phóng bằng dung dịch natri
thiosunfat 0,1N (chỉ thị hồ tinh bột).
1ml dung dịch natri
thiosunfat 0,1N tương ứng với 0,003546g clo hoạt động.
4. Bảo
quản: Tránh ánh sáng, nóng và ẩm
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Việt Nam I
- Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam
Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn
10 TCN 538 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA CLORAMIN T (CHLORAMINE T)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA CLORAMIN T TECHNICAL STANDARD OF CHLORAMINE T
C7H7CLNNAO2S.3H2O = 281,75
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
cloramin T, nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Tính chất: Bột kết tinh trắng
hay hơi vàng, có mùi clo, dễ tan trong nước, tan được trong cồn, không tan
trong ete, cloroform, benzen.
Dung dịch nguyên liệu
(1/20) có phản ứng kiềm với phenolphtalein và chuyển màu giấy quỳ đỏ thành xanh
rồi dần dần mất màu.
2.2. Định tính: Nguyên liệu phải
cho phản ứng của cloramin T.
2.3. Định lượng: Nguyên liệu phải
chứa 98 – 103% C7H7ClNNaO2S.3H2O.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, nguyên liệu phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Định tính:
3.2.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch acid hydrochloric
loãng (TT);
- Dung dịch natri hydroxyd (TT);
- Dung dịch kali iodid (TT);
- Cloroform (TT);
- Dung dịch natri bromid 1/10.
3.2.2. Cách thử:
- Hoà tan 0,20g nguyên liệu
trong 5ml nước cất, acid hoá bằng acid hydrochloric loãng (TT) sẽ hiện tủa trắng
tan trong dung dịch natri hydroxyd (TT) quá thừa.
- Hoà tan 0,05g nguyên liệu
trong 5ml nước cất, thêm 1ml dung dịch kali iodid (TT) và lắc với 1ml cloroform
(TT) lớp cloroform sẽ hiện màu tím.
- Nhỏ vào dung dịch nguyên liệu
1/30 từng giọt dung dịch natri bromid 1/10 (TT) không được bốc hơi brom (phân
biệt với dichloramin).
3.3. Định lượng:
3.3.1. Thuốc thử:
- Dung dịch kali iodid 10% (TT);
- Dung dịch acid hydrochloric
loãng (TT);
- Dung dịch hồ tinh bột (CT);
- Dung dịch natri thiosunfat
0,1N.
3.3.2. Cách thử:
Cân chính xác 0,30g nguyên
liệu, hoà tan trong 50ml nước cất trong một bình nón nút mài. Thêm 10ml dung dịch
kali iodid 10% (TT), 10ml dung dịch acid hydrochloric loãng (TT). Để yên 15
phút, sau đó định lượng iod được giải phóng bằng dung dịch natri thiosunfat
0,1N (chỉ thị hồ tinh bột).
1ml dung dịch natri
thiosunfat 0,1N tương ứng với 0,01409g C7H7ClNNaO2S.3H2O.
4. Bảo
quản: Tránh ánh sáng, nóng và ẩm
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Việt Nam II
- Dược điển Anh
10 TCN 539 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA FLUMEQUIN (FLUMEQUINE)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA FLUMEQUIN TECHNICAL STANDARD OF FLUMEQUINE
C14H12NO3F = 261,25
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
flumequin, nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Tính chất: Thuốc ở dạng bột
màu trắng hoặc gần như trắng, không mùi, tan trong dung dịch kiềm, không tan trong
nước.
2.2. Định tính: Nguyên liệu cho
phổ hấp thụ UV đặc trưng của flumequin.
2.3. Định lượng: Hàm lượng
flumequin từ 93 – 102%.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, nguyên liệu phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Định tính:
3.2.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch natri hydroxyd 1M
(TT).
3.2.2. Cách thử:
Ghi phổ hấp thụ UV của
dung dịch nguyên liệu đã xử lí trong phần định lượng. Đối chiếu với phổ chuẩn của
flumequin.
3.3. Định lượng:
3.3.1. Thuốc thử:
- Dung dịch natri hydroxyd 1M.
3.3.2. Cách thử:
Cân chính xác khoảng 0,2g
nguyên liệu cho vào bình định mức 100ml. Thêm khoảng 20ml nước cất và 5ml dung
dịch natri hydroxyd 1M, hoà tan. Thêm nước cất tới vạch. Lấy 5ml dung dịch này
vào bình định mức 500ml và pha loãng bằng nước cất tới vạch. Đo độ hấp thụ ở
lmax 330nm.
Mẫu trắng là nước cất.
Tính kết quả: Lấy độ hấp thụ
riêng A(1% - 1cm) ở 330nm là 434.
4. Bảo
quản: Đóng gói trong bao bì kín, chỗ mát, tránh ánh sáng.
Tài liệu tham khảo
Dược điển Châu Âu
10 TCN 540 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA DUNG DỊCH UỐNG FLUMEQUIN 20%
(FLUMEQUINE 20%)
HÀ NỘI-2002
NHÓM B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA DUNG DỊCH UỐNG FLUMEQUIN 20%
Technical standard of flumequin oral solution 20%
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng với thuốc
uống flumequin 20%, dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Công thức pha chế:
Flumequin 200g (Hai trăm
gam);
Chất phụ và nước cất vđ 1000ml.
2.2. Nguyên liệu:
Flumequin đạt tiêu chuẩn nước sản
xuất;
Chất phụ đạt tiêu chuẩn nước sản
xuất;
Nước cất đạt tiêu chuẩn Dược điển
Việt Nam II.
2.3. Chất lượng, thành phần:
2.3.1. Hình thức bên ngoài: Thuốc
đóng trong lọ thuỷ tinh nút kín. Nhãn in đúng quy định.
2.3.2. Độ trong màu sắc: Dung dịch
trong màu vàng nhạt.
2.3.3. Thể tích: Sai số thể tích
được phép ± 10%.
2.3.4.pH: 10 – 11
2.3.5. Định tính: Chế phẩm phải
cho phổ hấp thụ UV của flumequin.
2.3.6. Định lượng: Hàm lượng
flumequin được phép sai số ± 10% so với nhãn ghi.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Hình thức: Kiểm tra bằng cảm
quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Độ trong màu sắc: Kiểm tra
bằng cảm quan chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.3. Thể tích: Đo thể tích trung
bình. Sai số thể tích trong khoảng ± 10%.
3.4. pH: Theo phụ lục 315 (xác định
pH) Dược điển Việt Nam II tập 3.
3.5. Định tính:
3.5.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch natri hydroxyd 1M
(TT).
3.5.2. Cách thử:
Ghi phổ hấp thụ UV của dung dịch
đã được xử lí trong phần định lượng. Phổ hấp thụ của dung dịch này phải có một
hấp thụ cực đại ở 330nm.
3.6. Định lượng:
3.6.1. Định lượng flumequin bằng
phương pháp quang phổ
3.6.1.1. Thuốc thử:
- Dung dịch natri hydroxyd 1M
3.6.1.2. Cách thử:
Lấy chính xác 5ml dung dịch chế
phẩm vào bình định mức 500ml. Hoà loãng đến vạch bằng nước cất và trộn đều. Lấy
5ml dung dịch này vào bình định mức 500ml, thêm khoảng 200ml nước cất và 5ml
dung dịch natri hydroxyd 1M, pha loãng bằng nước cất tới vạch và trộn đều. Đo độ
hấp thụ của dung dịch này ở 330nm.
Mẫu trắng là nước cất.
Tính kết quả: Lấy độ hấp thụ
riêng A(1% - 1cm) ở 330nm là 434. Tính theo công thức:
Flumequin
% w/w
Trong đó: - A: độ hấp thụ của
dung dịch mẫu ở 330nm
- 434= A1cm1%
của flumequin ở 330nm
3.6.2. Định lượng
flumequin bằng phương pháp sắc kí lỏng
3.6.2.1. Thuốc thử:
- Acetonitril (HPLC)
- Tetrabutylamonium hydrogen
sulfate 0,5% (w/v)
- Acid phosphoric
3.6.2.2. Cách thử:
* Điều kiện sắc kí:
- Cột: 1 cột thép 250 x 4,6mm,
chất nhồi là octasilyl silicagen;
- Detector UV: 230nm;
- Tốc độ dòng: 1ml/phút;
- Pha động: Tetrabutylamonium
hydrogen sulfate 0,5% w/v trong nước - Acetonitril – Acid phosphoric theo tỉ lệ
(175:75:1 v/v/v). Trộn đều, lọc đuổi khí;
- Thể tích tiêm: 20ml.
* Tiến hành pha mẫu:
- Dung dịch thử (a): Hoà tan
25mg chế phẩm trong 100ml pha động.
- Dung dịch thử (b): Hoà tan
100mg chế phẩm trong 20ml acetonitril và pha loãng đến 100ml bằng pha động.
- Dung dịch chuẩn (a): Hoà tan
25mg flumequin chuẩn trong 100ml pha động.
- Dung dịch chuẩn (b): Hoà tan
5mg 6 fluoro–2methyl, 1,2,3,4 tetrahydroquinoline chuẩn trong 100ml pha động.
- Dung dịch chuẩn (c): Hoà tan
5mg defluoroflumequine chuẩn trong 100ml pha động.
- Dung dịch chuẩn (d): Hoà tan
5mg flumequine ethylester chuẩn trong 100ml pha động.
- Dung dịch chuẩn (e): Hoà tan
5mg chloroflumequine chuẩn trong 100ml pha động.
- Dung dịch chuẩn (f): Trộn 1ml
dung dịch chuẩn (a), 5ml dung dịch chuẩn (b),5ml dung dịch chuẩn (c), 5ml dung
dịch chuẩn (d), 5ml dung dịch chuẩn (e).
- Dung dịch chuẩn (g): Trộn 10ml
dung dịch chuẩn (b), 10ml dung dịch chuẩn (c), 10ml dung dịch chuẩn (d), 10ml
dung dịch chuẩn (e) và pha loãng đến 100ml bằng pha động.
Tiêm 20ml dung dịch chuẩn (f).
Điều chỉnh độ nhạy cảm của detector để các pic thu được có độ cao phù hợp ở khoảng
giữa đường cong. Phép thử không có gía trị khi tỉ lệ giữa pic lần 1 (6 fluoro –
2methyl 1,2,3,4, tetrahydroquinoline) và pic lần 2 (defluoroflumequine) là
không dưới 20; pic (flumequine ethylester) lần 2 và lần 3 không dưới 1,5; pic
(flumequine) lần 3 và lần 4 không dưới 3 và pic (chloroflumequine) lần 4 và lần
5 không dưới 10.
Tiêm dung dịch chuẩn (a) 6 lần.
Phép thử không có giá trị khi pic các tạp chất liên quan của flumequine không
dưới 1%.
Tiêm riêng biệt 20ml dung dịch
chuẩn (a) và dung dịch thử (a) vào hệ thống sắc kí, ghi lại sắc kí đồ. Dựa vào
diện tích pic hoặc chiều cao pic thu được từ sắc kí đồ. Tính % flumequin.
4. Bảo
quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Châu Âu
10 TCN 541 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA THUỐC BỘT AMPROLIUM CLOHIDRAT 10%, 20%
(amprolium hydrocloride 10%, 20%)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA THUỐC BỘT AMPROLIUM CLOHIDRAT 10%, 20%
Technical standard of amprolium hydrocloride powder 10%, 20%
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
thuốc bột amprolium 10%, 20%, dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Công thức pha chế:
- Amprolium HCl 10g (hoặc
20g) (Mười gam hoặc 20 gam);
- Tá dược vừa đủ 100g.
2.2. Nguyên liệu:
- Amprolium HCl đạt tiêu chuẩn
nước sản xuất;
- Tá dược đạt tiêu chuẩn Dược điển
Việt Nam I.
2.3. Chất lượng, thành phần:
2.3.1. Hình thức bên ngoài: Thuốc
đóng trong bao gói kín. Nhãn in đúng quy định.
2.3.2. Tính chất: Bột màu trắng
khô tơi, đồng nhất.
2.3.3. Khối lượng: Khối lượng
đóng gói được phép sai số ± 10%.
2.3.4. Định tính: Chế phẩm cho
phổ hấp thụ UV đặc trưng của amprolium clohidrat.
2.3.5. Định lượng: Hàm lượng
amprolium clohidrat được phép sai số ± 10% so với nhãn ghi.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Hình thức bên ngoài: Kiểm tra
bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.3. Khối lượng: Cân bằng cân kĩ
thuật, khối lượng trung bình được phép sai số ± 10%.
3.4. Định tính:
3.4.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch acid hydrochloric
1N.
3.4.2. Cách thử:
Ghi phổ hấp thụ của dung dịch
chế phẩm như trong phần định lượng. Phổ thu được giống với phổ chuẩn của
amprolium HCl.
3.5. Định lượng:
3.5.1. Thuốc thử:
- Dung dịch acid hydrochloric
1N.
3.5.2. Cách thử:
Cân chính xác khoảng 0,5g
bột loại 20% và 1g bột loại 10% cho vào bình định mức 100ml hoà tan với nước cất,
pha loãng tới vạch và trộn đều, lọc nếu cần thiết. Lấy 10ml dung dịch này vào
bình định mức 500ml, thêm 350ml nước cất, 5ml HCl 1N pha loãng bằng nước cất tới
vạch và trộn đều. Ghi phổ hấp thụ của dung dịch này ở lmax 246nm.
Mẫu trắng là nước cất.
Tính kết quả: Lấy độ hấp
thụ riêng A(1% - 1cm) ở 246nm là 424,6.
4. Bảo
quản: Nơi khô mát
10 TCN 542 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA VIÊN NÉN SẮT II OXALAT 0,05G (IRON II
OXALATE 0,05G)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA VIÊN NÉN SẮT (II) OXALAT 0,05G
Technical standard of iron (II) oxalate table 0,05gr
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
viên nén sắt oxalat dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Công thức pha chế:
- Sắt (II) oxalat 0,05g (năm
centigam);
- Bột nếp 0,10g (mười centigam);
- Kaolin 0,03g (ba centigam);
- Bột talc 0,005g (năm miligam);
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
2.2. Nguyên liệu:
- Sắt (II) oxalat đạt tiêu chuẩn
hãn sản xuất;
- Các phụ liệu: kaolin, bột talc
đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam I; bột nếp đạt 52 TCN 230 – 87.
2.3. Chất lượng, thành phần:
2.3.1. Hình thức:
Viên thuốc màu vàng nhạt, không
mùi, vị hơi tanh, các viên đều màu, cạnh viên nguyên vẹn, không có lẫn vật lạ.
2.3.2. Độ bện cơ học: Đạt tiêu
chuẩn Việt Nam 916 – 70 viên nén (Dược điển Việt Nam I).
2.3.3. Chênh lệch về khối lượng
viên: Khối lượng 1 viên so với khối lượng trung bình viên được phép sai số 15%
đối với viên £ 25mg; 10% đối với viên trên 25mg.
2.3.4. Độ tan rã: Không quá 15
phút.
2.3.5. Định tính: Phải có phản ứng
của sắt và của oxalat.
2.3.6. Định lượng: Hàm lượng sắt
oxalat trong mỗi viên được phép sai số
± 10% so với nhãn.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Hình thức: Kiểm tra bằng cảm
quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Độ bền cơ học: Theo TCVN
916 – 70 Dược điển Việt Nam I.
3.3. Chênh lệch khối lượng viên:
Theo TCVN 916 - 70 Dược điển Việt Nam I.
3.4. Độ tan rã: The TCVN 916 –
70 Dược điển Việt Nam II.
3.5. Định tính:
3.5.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch natri hydroxyd 1N
(TT);
- Dung dịch acid acetic 10%
(TT);
- Dung dịch calci chlorid 10%
(TT);
- Dung dịch acid hydrochloric
10% (TT);
- Dung dịch kali ferocyanid 5%
(TT).
3.5.2. Cách thử:
Oxalat: Nghiền 2 viên
thành bột cho vào ống nghiệm, thêm 5ml dung dịch natri hydroxyd 1N, đun sôi 1 –
2 phút. Để nguội, lọc acid hoádịch lọc bằng dung dịch acid acetic 10% rồi thêm
0,5ml dung dịch calci chlorid 10% sẽ có tủa trắng.
Sắt: Lấy một phần cắn trên
giấy lọc hoà tan bằng acid hydrochloric loãng 10% (TT) thêm 2 – 3 giọt dung dịch
kali ferocyanid 5% (TT) sẽ có màu xanh lam hoặc tủa xanh lam.
3.6. Định lượng:
3.6.1. Thuốc thử:
- Natri cacbonat (TT);
- Dung dịch acid sunfuric 20%;
- Dung dịch kali permanganat 0,1N.
3.6.2. Cách thử:
Cân 20 viên và nghiền
thành bột mịn, cân đúng một lượng bột viên tương ứng với khoảng 10 viên sắt
oxalat cho vào cốc có mỏ thêm 30ml nước cất, 1,5g natri cacbonat (TT) đun tới
sôi. Để nguội, chuyển nhanh vào bình định mức 100ml,tráng kĩ cốc và tập trung
nước tráng vào bình định mức. Thêm nước cất vừa đủ tới vạch, lắc đều trong 2
phút. Để lắng và lọc, bỏ 10ml dịch lọc đầu. Lấy đúng 20ml dịch lọc sau vào bình
nón, acid hoá bằng 20ml acid sunfuric 20% và đun nóng đến khoảng 40 – 500C. Định
lượng bằng dung dịch kali permanganat 0,1N tới màu hồng bền vững.
1ml dung dịch kali
permanganat 0,1N tương đương với 0,008995g C2O4Fe.2H2O.
4. Bảo
quản: Đóng trong chai lọ, bao bì khô sạch kín, nhãn in rõ ràng,
đúng quy định. Để nơi mát.
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Việt Nam I
- Tiêu chuẩn kĩ thuật ngành y tế
- Dược điển Anh BP 88
10 TCN 543 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA SẮT II OXALAT (IRON II OXALATE)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA SẮT (II) OXALAT
Technical standard of iron (II) oxalate
C2O4Fe.2H2O = 179,9
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với sắt
II oxalat, nguyên liệu dùng để pha chế các loại thuốc dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Tính chất: Bột kết tinh màu
vàng nhạt, không mùi, hơi có vị của sắt.
Độ hoà tan: gần như không tan
trong nước, không tan trong cồn,tan trong acid hydrochloric loãng lạnh và trong
acid sulfuric loãng nóng.
2.2. Định tính: Nguyên liệu phải
cho phản ứng của sắt (II) oxalat.
2.3. Định lượng: Nguyên liệu phải
chứa ít nhất 98% C2O4Fe.2H2O.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, nguyên liệu phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Định tính:
3.2.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch natri hydroxyd 1N
(TT);
- Dung dịch canxi chlorid (TT);
- Dung dịch acid acetic loãng (TT);
- Dung dịch kali ferocyanid 5%
(TT);
- Acid hydrochloric loãng (TT).
3.2.2. Cách thử:
Đốt trong ống nghiệm, nguyên liệu
sẽ để lại cắn sắt oxit đen, nung ở ngoài không khí sẽ để lại cặn nâu sắt III
oxit khan.
Đun sôi 0,10g nguyên liệu với
5ml dung dịch natri hydroxyd 1N, sau đó lọc, axit hoá dịch lọc bằng axit acetic
loãng (TT) rồi thêm 0,5ml dung dịch canxi chlorid (TT) sẽ thể hiện tủa trắng.
Hoà tan cặn còn lại trên giấy lọc vào acid hydrochloric loãng (TT) và thêm vài
giọt dung dịch kali ferocyanid 5% (TT) sẽ thể hiện tủa xanh.
3.3. Định lượng:
3.3.1. Thuốc thử:
- Natri cacbonat (TT);
- Dung dịch acid sunfuric 20%
(TT);
- Dung dịch kali permanganat
0,1N.
3.3.2. Cách thử:
Cân chính xác khoảng 1g
nguyên liệu, đun sôi với dung dịch của 3g natri cacbonat (TT) hoà tan trong
50ml nước cất. Chuyển hỗn hợp thu được vào một bình định mức 100ml và thêm nước
cất vừa đủ đến vạch, lắc để lắng và lọc. Bỏ 15ml dịch lọc đầu, lấy 20ml dịch lọc
sau đem acid hoá bằng 20ml dung dịch acid sulfuric 20% (TT) và đun nóng đến khoảng
40 – 500C.
Định lượng bằng dung dịch
kali permanganat 0,1N cho tới khi màu hồng bền vững.
1ml dung dịch kali
permanganat 0,1N tương đương với 0,008995g C2O4Fe.2H2O.
4. Bảo
quản: Trong chai lọ nút kín.
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Việt Nam I
10 TCN 544 - 2002
TIÊU CHUẨN KĨ THUẬT CỦA AMPROLIUM CLOHIDRAT (AMPROLIUM
HYDROCLORIDE)
HÀ NỘI-2002
Nhóm
B
TIÊU
CHUẨN KĨ THUẬT CỦA AMPROLIUM CLOHIDRAT
Technical standard of amprolium hydrocloride
C14H19ClN4.HCl = 315,3
1. Phạm
vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với
amprolium, nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc dùng trong thú y.
2. Yêu cầu
kĩ thuật:
2.1. Tính chất: Bột màu trắng hoặc
gần như trắng, không mùi hoặc gần như không mùi.
Độ hoà tan: hoà tan tốt trong
nước cất, hoà tan nhẹ trong ethanol (96%), rất ít tan trong ete, hầu như không
tan trong cloroform.
2.2. Định tính: Nguyên liệu cho
phổ hấp thụ đặc trưng của amprolium clohidrat.
2.3. Định lượng: Hàm lượng
amprolium clohidrat từ 97,5 – 101% tính theo nguyên liệu đã sấy khô.
3.
Phương pháp thử:
3.1. Tính chất: Kiểm tra bằng cảm
quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu.
3.2. Định tính:
3.2.1. Thuốc thử (TT):
- Dung dịch acid hydrochloric
loãng 0,1N;
- Dung dịch naphthalenediol;
- Dung dịch acid nitric 10%
(TT);
- Dung dịch bạc nitrat 2% (TT).
3.2.2. Cách thử:
Độ hấp thụ ánh sáng trong
dải 230 – 350nm, dung dịch nguyên liệu 0,002% w/v trong acid hydrochloric 0,1N
có 2 cực đại hấp thụ ở 246nm và 262nm. Độ hấp thụ ở 2 cực đại đó là khoảng 0,84
và khoảng 0,80.
- Lấy 1mg nguyên liệu thêm 5ml
dung dịch naphthalenediol một màu tím sẫm xuất hiện.
- Lấy 5mg nguyên liệu hoà trong
2ml nước cất, thêm 1ml HNO3 10%, thêm vài giọt bạc nitrat 2% sẽ có tủa trắng.
3.3. Định lượng:
3.3.1. Thuốc thử:
- Dung dịch acid hydrochloric
0,1N.
3.3.2. Cách thử:
Pha loãng nguyên liệu để
có dung dịch nồng độ 20mg amprolium trong 1ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch này ở
lmax 246nm.
Tính kết quả: Lấy độ hấp
thụ riêng A(1% - 1cm) ở l 246nm là 424,6.
4. Bảo
quản: Trong bao gói kín, chỗ mát, tránh ánh sáng.