BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4824/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 12
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG THUỐC VIỆT NAM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP
ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam";
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Truyền
thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án
"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn
phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bảo hiểm y tế,
Kế hoạch-Tài chính; Cục trưởng các Cục: Quản lý dược, Quản lý Khám, chữa bệnh;
các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Chánh thanh tra Bộ Y tế và Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Các Đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Công đoàn ngành Y tế;
- Trung tâm Truyền thông, Giáo dục sức khỏe TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Y tế Bộ Công an; Cục Quân y Bộ Quốc phòng;
- Sở Y tế Bộ Giao thông vận tải;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng, Thanh tra BYT;
- Hiệp hội DN dược VN; Tổng hội YHVN;
- Hội dược học VN; Cổng TTĐT BYT;
- Lưu: VT, TT, KT.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Tiến
|
ĐỀ ÁN
“NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG THUỐC VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu
tiên dùng thuốc Việt Nam”)
Phần 1.
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày
14/6/2005;
- Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược và Nghị định
số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
- Thông báo số 264-TB/TW ngày
31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”;
- Thông báo số 245/TB-VPCP ngày
10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai
đoạn đến 2020.
- Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày
10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh
vực Dược giai đoạn đến 2020;
- Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Tình hình dân số:
- Theo thống kê dân số năm 2010 cả nước
có 86.927.700 người (trong đó nữ 43.937.000 người chiếm tỷ lệ 50,54%); Tốc độ
tăng dân số là 1,05; dân số nước ta tuy còn trẻ so với một số nước công nghiệp
phát triển, nhưng đang có xu hướng già hóa so với các nước
trong khu vực. Quy mô dân số lớn và tiếp tục tăng, nên mật
độ dân số Việt Nam tăng từ 231 người/km2 năm 1999 lên 262/người/km2
năm 2010. Cơ cấu dân số biến đổi mạnh, tỷ trọng dân số của nhóm dưới 15 tuổi giảm
từ 33% năm 1999 xuống còn 24.8% năm 2010, trong khi tỷ trọng dân số của nhóm
15-59 tuổi (nhóm chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ
59% năm 1999 lên 65.8% năm 2010 và nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8%
năm 1999 lên 9.4% năm 2010. Chỉ số già hoá dân số (Tổng số người trên 60 tuổi/người
dưới 15 tuổi) tăng 11% từ 24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2010. Tỷ lệ người cao tuổi
trong dân số cao sẽ làm tăng nhu cầu đảm bảo các phúc lợi xã hội cũng như các dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già trong thời gian tới. Đồng thời, nhóm phụ nữ
bước vào tuổi sinh đẻ cũng rất lớn sẽ ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch
vụ sức khoẻ sinh sản và chăm sóc trẻ em.
2. Thực trạng về sức khỏe và mô
hình bệnh tật:
a) Tình trạng sức khỏe
Những tác động của khủng hoảng kinh tế
thế giới cũng như thay đổi khí hậu trong thời gian gần đây
ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế xã hội, qua đó ảnh hưởng đến việc thực
hiện các chỉ tiêu sức khỏe đã đặt ra. Mặc dầu vậy, trong những năm qua tình trạng
sức khỏe của người dân Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt, thể hiện ở một số
chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi thọ trung bình, tỷ suất tử vong trẻ em, tỷ số
tử vong mẹ, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới
5 tuổi.
b) Cơ cấu bệnh tật, tử vong và gánh nặng
bệnh tật:
Cơ cấu bệnh tật ([1])
Cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với đa gánh nặng.
Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có
nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn,
chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn
biến khó lường.
Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện
trong hệ thống thông tin y tế, tỷ trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm
chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008. Nhóm các bệnh
không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm
2008. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn
tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%.
Các bệnh có xu hướng giảm: từ năm
2000-2010, nhiều bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh có thể dự phòng bằng vắccin (bạch hầu, ho gà, viêm não), một số bệnh đường
tiêu hóa (thương hàn, lỵ trực trùng), viêm màng não đã có xu hướng giảm rõ so với
giai đoạn 10 năm trước đây (1990-1999).
Các bệnh có xu hướng tăng trong những năm gần đây, một số
bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, quai bị đã có xu hướng tăng lên rõ rệt tại khu
vực phía Bắc so với giai đoạn 1990-1999. Trong đó bệnh thủy đậu tăng từ 39 753
ca, giai đoạn 1990 - 1999 lên 129 745 ca giai đoạn 2000 - 2010 (tăng gấp 2,3 lần);
bệnh quai bị tăng 29,8 %. Năm 2010 ghi nhận 25 558 trường hợp mắc bệnh quai bị,
tăng 56,83% so với năm 2009 (mắc 16 297 ca). Trong 4 năm gần
đây, số mắc quai bị đều có xu hướng tăng.
Gánh nặng bệnh tật:
Kết quả của
nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chấn thương đầu tiên ở quy mô lớn được tiến
hành tại Việt Nam được công bố năm 2011[2]. Kết quả cho thấy tổng gánh nặng
bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 là 12,3 triệu DALYs, trong đó gánh nặng bệnh tật ở
nam giới chiếm 56% tổng số gánh nặng. Gánh nặng bệnh tật do tử vong sớm chiếm
56% tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.
Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không
truyền nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh
tật ở nữ. Chấn thương không chủ định (18%), các bệnh tim mạch (17%) và các bệnh
tâm thần kinh (14%) là các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở nam
giới trong khi ở nữ giới các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật là
các bệnh tâm thần kinh (22%), các bệnh tim mạch (18%) và ung thư (12%).
Ở nam giới, đột quỵ là nguyên nhân
hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (10%), tiếp đến là tai nạn
giao thông (8%) và các rối loạn do sử dụng rượu (5%). Ở nữ giới, trầm cảm là
nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (12%), tiếp đến là đột quỵ (10%) và
khuyết tật về mắt (4%). Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phổi) là nguyên nhân
chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật. Tai nạn
giao thông và HIV/AIDS chiếm một phần tư tổng gánh nặng bệnh
tật ở nam giới độ tuổi 15-49. Trầm cảm và tai nạn giao
thông chiếm 32% gánh nặng bệnh tật ở nữ giới độ tuổi này. Đột quỵ là nguyên
nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam (14%) và nữ (9%) độ tuổi 45-69. Ở
nhóm người 70 tuổi trở lên, đột quỵ gây ra 22% tổng DALYs ở nam và 24% tổng
DALYs ở nữ.
Sự gia tăng của những bệnh không lây
nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị
cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so
với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền,
thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Một ca mổ tim có chi phí từ 100-150
triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp hoặc một đợt điều trị bệnh tiểu đường
cấp từ 20-30 triệu đồng... Đồng thời, các cơ sở y tế cũng phải tăng đầu tư các
trang thiết bị y tế đắt tiền để phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm,
tuyển chọn và đào tạo thêm các bác sĩ chuyên khoa, kéo theo tăng chi phí dịch vụ.
Đây là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi
phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tăng cường nỗ lực phòng, chống
các bệnh này và tổ chức cung ứng các dịch vụ y tế tương ứng.
3. Tình hình sử dụng thuốc
trong nước sản xuất tại các cơ sở khám chữa bệnh và trên thị trường:
- Tỷ lệ tiền mua
thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến: Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng,
tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm
38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%).
- Tỷ lệ tiền mua
thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện trung ương: Tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện
trung ương năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009
(12,3%).
- Tỷ lệ dùng thuốc
sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/thành phố: Tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện tỉnh/thành
phố năm 2010 là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%).
- Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại
Việt Nam tại bệnh viện huyện: Năm 2010, tổng trị
giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là 2.900 tỷ
đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với năm
2009 (60,4%).
- Phân tích tiền sử dụng thuốc theo đối tượng:
Tổng số tiền thuốc đã sử dụng năm 2010 là trên 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7%
so với cùng kỳ năm 2009, trong đó cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng hầu như
không thay đổi so với năm trước, tiền thuốc BHYT chiếm 65,9%, đối tượng viện
phí trực tiếp chiếm 28,7% trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng.
- Phân tích sử dụng
thuốc trong bệnh viện: Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc
kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm
2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống còn
4,7% (năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử dụng thuốc hợp lý
tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt tuyến tỉnh, huyện chưa thực hiện tốt sử
dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho người bệnh, tăng tình
trạng kháng kháng sinh. Trong thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, công tác bình bệnh án, phân
tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh
và vitamin, nâng cao chất lượng điều trị.
4. Tình hình sản xuất thuốc
trong nước.
4.1. Sơ lược về
vai trò và thực trạng của ngành Công nghiệp Dược Việt Nam
Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản
xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản
xuất thuốc (trong đó có khoảng 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80
doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc
đông dược (bao gồm các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham gia sản
xuất thuốc YHCT).
Tuy nhiên, đối với nền công nghiệp sản
xuất nguyên liệu hóa dược hiện nay, Việt Nam mới có một nhà máy sản xuất nguyên
liệu kháng sinh bán tổng hợp, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxycillin và
100 tấn Ampicillin mỗi năm.
Nhìn chung, công nghệ sản xuất thuốc
ngày một nâng cao, đặc biệt là từ khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp có yếu
tố nước ngoài hoạt động. Các đơn vị trong nước đã nhập khẩu thiết bị hiện đại,
mua dây chuyền công nghệ cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm
công nghệ cao.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng
về chủng loại và số lượng; VD như: các nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc
tiêm, kháng sinh và các nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất tại Việt
Nam tăng mạnh qua các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng.
4.2. Thực trạng của
ngành Công nghiệp Dược Việt Nam:
4.2.1. Đánh giá của các tổ chức quốc tế
- Theo đánh giá, hiện nay công nghiệp
dược Việt Nam mới ở gần cấp độ 3 (Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc
generic; xuất khẩu được một số dược phẩm). Theo thang phân loại của WHO. Còn nếu
theo thang phân loại 5 mức phát triển của UNIDO thì công
nghiệp dược của ta mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất
đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”. Tuy vậy, cũng phải nhận thấy ngành công
nghiệp dược Việt Nam trong 10 năm gần đây đã tăng trưởng nhanh chóng
4.2.2. Tốc độ phát triển của
Công nghiệp dược Việt Nam
Theo báo cáo của BMI, năm 2008, Việt
Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm. Trong năm 2009, con số này sẽ tăng
lên khoảng 1,2 tỷ USD do chi phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng
lên.
Vào năm 2013, chi phí này sẽ tăng lên
khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị thị trường thuốc kê đơn ước đạt
1,45 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng 73,2% thị trường dược phẩm; thuốc không
kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 26,8%.
Hiện nay, năng lực của ngành dược
trong nước đáp ứng được gần 50% về doanh thu, phần còn lại
chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2013, kim ngạch
nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong năm 2008.
Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD.
4.2.3. Hiện trạng ngành
công nghiệp dược Việt Nam
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
lưu thông phân phối thuốc trong thời gian qua đều biến đổi theo chiều hướng
tích cực so với các năm trước. Nhìn chung thị trường dược phẩm đã đi vào ổn định,
bảo đảm tốt việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh
của nhân dân. Tình trạng khan hiếm thuốc, đầu cơ, tăng giá đột biến đã được kiểm
soát và hầu như không xảy ra trên toàn quốc.
Các cơ sở đạt GMP đã thực sự cố gắng
vươn lên, cải tạo nhà xưởng cũ hoặc xây dựng nhà máy mới đạt yêu cầu theo tiêu
chuẩn GMP và tiếp tục đầu tư, nâng cấp duy trì theo tiêu chuẩn GMP. Đặc biệt
các công ty, xí nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã tích cực huy động mọi nguồn vốn
như vốn tự có, vốn ưu đãi với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân
dân địa phương, đã cải tạo xây dựng và mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu
GMP.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam ngày càng
tương đối đa dạng về dạng bào chế như: Thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm,
kháng sinh, thuốc tiêm bột đông khô và các nhóm thuốc khác.
Đánh giá về thực trạng sản xuất vắc
xin, sinh phẩm y tế:
Hiện nay, Việt Nam đã có 8 đơn vị
tham gia sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế và đã sản xuất được cả 3 loại theo
phân loại vắc xin trên của WHO, trong đó có 04 cơ sở có dây chuyền đạt GMP,
doanh thu sản xuất của vắc xin, sinh phẩm y tế sản xuất tại Việt Nam năm 2009
là: 130 tỉ VNĐ.
Các vắc xin sử dụng trong Chương
trình TCMR là sản xuất tại Việt Nam, bao gồm: vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván,
bại liệt uống, sởi, thương hàn, viêm gan B, lao, viêm não Nhật Bản, tả. Trong
thời gian tới, Chương trình TCMRQG đang nghiên cứu sẽ đưa thêm một số vắc xin
vào chương trình như: vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,
Hib), HPV (ung thư cổ tử cung).
5. Thực trạng hệ thống lưu
thông, phân phối thuốc của Việt Nam:
Hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam
đã có những đóng góp rất lớn thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ bản của Chính
sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam:
- Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ
thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Với tính xã hội
hóa cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc
phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, người
dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ thuốc.
- Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, có hiệu quả: Bộ Y tế tích cực và cương quyết triển khai Chính sách quản
lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất đến tận tay người
tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
Hệ thống sản xuất, kiểm tra chất lượng,
tồn trữ bảo quản, lưu thông phân phối thuốc không ngừng được tiêu chuẩn hoá
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tiêu chuẩn quốc tế. Việc triển
khai áp dụng GDP, GPP từ tháng 01/2007 bước đầu đạt những kết quả, đặc biệt
trong việc thay đổi nhận thức của các đối tượng là nhà quản lý, người hành nghề
và người bệnh.
Qua thực trạng cho thấy, thuốc sản xuất
tại Việt Nam có chất lượng đạt tiêu chuẩn của WHO về tương đương sinh học và hiệu
quả điều trị tốt, nhiều nhóm thuốc và vắc xin của Việt Nam được các nước trong
khu vực và thế giới đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và đáp ứng ... phần
trăm nhu cầu sử dụng thuốc trong nước.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới
cùng nền kinh tế đất nước, ngành Dược đang có những bước tiến nhất định nhưng
ngành Dược Việt Nam vẫn còn được đánh giá là khá non trẻ về “tuổi đời” lẫn kinh
nghiệm so với một số nước phát triển trên thế giới, hiện nay cả nước mới có 178
doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược,
80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất
thuốc đông dược.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng
về chủng loại và số lượng như các nhóm: thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc
tiêm, thuốc kháng sinh, các nhóm vitamin và các thuốc khác, đặc biệt cả nước có
8 cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế và đã sản xuất được cả 3 loại theo
phân loại vắc xin của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó có 4 cơ sở có dây truyền
đạt tiêu chuẩn GMP. Năng lực sản xuất thuốc trong nước hiện nay đáp ứng khoảng
50% nhu cầu phục vụ công tác chữa bệnh. Thuốc sản xuất tại Việt Nam hiện nay
cũng đang xuất khẩu sang một số thị trường như Bangladesh, Pakistan, Lào,
Campuchia, Singapore... nhưng trên thực tế hiện nay tại các cơ sở điều trị công
lập và tư nhân cũng như trên thị trường thuốc sản xuất tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng
thuốc sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp. Tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuất tại
Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt 11,9% , tuyến tỉnh 33,9%,
tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị.
Mặt khác, người dân nói chung và
không ít thầy thuốc nói riêng vẫn còn có quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa
bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất tại Việt Nam là tương đương.
Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí kinh phí cho chữa bệnh rất lớn,
vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều trong khi đó thuốc sản xuất
tại Việt Nam thì được sử dụng rất thấp.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách,
pháp luật hiện hành trong lĩnh vực dược cũng còn khá nhiều những bất cập, cần
được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như những vấn
đề liên quan đến quản lý giá thuốc, quy định về đấu thầu thuốc trong các cơ sở
y tế, đấu thầu quốc gia trong lĩnh vực dược, quy định về tương đương điều trị,
tương đương sinh học, nhượng quyền, chuyển giao thương hiệu, thương quyền trong
lĩnh vực dược, quyền xuất nhập khẩu, phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, điều kiện hoạt động kinh doanh thuốc, quản lý dược liệu và thuốc từ
dược liệu, chợ dược liệu, trung tâm phân phối dược phẩm/dược liệu, thử thuốc
trên lâm sàng, thanh tra chuyên ngành dược..., chính sách sử dụng thuốc y học cổ truyền, chính sách ưu đãi cho sản xuất
tại Việt Nam, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, sự vào cuộc
của các cơ quan thông tin đại chúng chưa thực sự mạnh mẽ, góp phần tác động
thúc đẩy làm thay đổi chính sách, pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát cũng còn nhiều bất cập, lực lượng mỏng, hệ thống văn bản về XPVPHC còn hạn
chế nhất định, đặc biệt còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu, khảo sát đánh
giá tổng thể về hệ thống quản lý, phân phối, lưu thông thuốc trong nước...
Từ những bất cập, tồn tại nêu trên
cho thấy, rất nhiều nội dung cần được chỉnh sửa, quy định trong hệ thống pháp
luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế nói chung và trong lĩnh vực dược
nói riêng vừa để góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cản trở, níu kéo sự
phát triển của ngành dược, vừa tạo nên công cụ quản lý hiệu quả, đồng bộ và
thúc đẩy ngành dược phát triển mạnh mẽ.
Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với mục tiêu nhằm tiết kiệm
chi phí trong khám, chữa bệnh góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát
triển công nghiệp Dược Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực và trên
thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần
xây dựng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.
Đề án Vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012 - 2020 là cuộc vận
động rộng khắp, huy động tổng lực các ngành, các cấp và toàn thể mọi người dân
Việt Nam tham gia, hưởng ứng và thay đổi nhận thức, có hành vi thói quen trong
việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam trong chữa bệnh là biểu hiện
lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Phần 2.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU CHUNG:
Nâng cao nhận thức của người dân và
cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam qua đó góp phần tăng
tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có chất lượng tại các cơ sở y tế và
trong cộng đồng, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam
phát triển, tăng cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thuốc phòng
bệnh, chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực và
trên thế giới.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:
Mục tiêu 1.
Có cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ,
thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trong nước, cơ sở y tế ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.
Mục tiêu 2:
- Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại
Việt Nam/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế phấn đấu
đến năm 2020 đạt các chỉ số như sau:
+ Bệnh viện tuyến trung ương đạt 22%
(tăng 1% - 3%/năm, trừ một số bệnh viện chuyên khoa).
+ Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt
50% (tăng 2% - 4%/năm).
+ Bệnh viện tuyến huyện đạt 75% (tăng
2% - 4%/năm).
- Tăng tỷ lệ kê đơn cấp thuốc sản xuất
tại Việt Nam cho bệnh nhân điều trị ngoại trú hàng năm tăng 5% - 10%.
Mục tiêu 3:
+ 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc
tân dược trong nước đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP
+ Đến cuối năm
2014, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc đều sử dụng bao bì dược đạt tiêu chuẩn
GMP.
+ Tăng đầu tư kinh phí cho hoạt động
truyền thông, quảng cáo về các sản phẩm thuốc được sản xuất tại Việt Nam.
+ Thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng
70% (hiện tại 50%) nhu cầu sử dụng.
+ Xuất khẩu được thuốc sản xuất tại
Việt Nam sang các nước mỗi năm tăng từ 5 - 10% so với năm
trước.
Mục tiêu 4:
- Nhận thức đúng về chất lượng, hiệu
quả thuốc sản xuất tại Việt Nam và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược
tại Việt Nam qua đó làm thay đổi thói quen sử dụng thuốc ngoại bằng thuốc sản
xuất tại Việt Nam.
- Tích cực tham gia cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” là góp phần giảm gánh nặng chi phí
điều trị cho gia đình và xã hội đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp dược Việt Nam.
- Nhận thức sâu sắc tinh thần người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nói chung và ưu tiên dùng thuốc sản xuất tại
Việt Nam nói riêng là thể hiện lòng yêu nước, tự hào và tinh thần tự lực, tự cường
của người Việt Nam.
Mục tiêu 5:
- Tập trung nguồn lực, phối hợp liên
ngành tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt
trong dư luận và nhận thức cộng đồng về tính ưu việt của thuốc sản xuất tại Việt
Nam trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
III. NỘI DUNG
1. Đối với nhóm các nhà hoạch
định và thực thi chính sách:
Tuyên truyền, vận động các nhà hoạch
định chính sách đồng thuận, ủng hộ và tham gia thực hiện Đề án vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung các chính sách, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện đầu tư, kiện toàn và thúc đẩy
ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy, tạo
niềm tin cho người dân, cơ sở y tế tăng cường sử dụng thuốc sản xuất tại Việt
Nam.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thuốc, các cơ sở
y tế triển khai thực hiện tốt mục tiêu Đề án.
2. Đối với nhóm cơ sở y tế và thầy thuốc:
- Cung cấp các thông tin về năng lực
sản xuất, chất lượng thuốc (tương đương sinh học, tương đương điều trị, hiệu quả
điều trị...) cũng như việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý của thuốc
sản xuất tại Việt Nam.
- Nhận thức và có nghĩa vụ, trách nhiệm
tham gia tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đạt
mục tiêu của Đề án.
3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc:
- Tuyên truyền, vận động các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh dược nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ
trong việc đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, hệ thống phân phối
thuốc đạt các tiêu chuẩn chuyên môn về GMP, GSP, GLP để
thuốc sản xuất bảo đảm chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn.
- Phát triển hệ thống thông tin, quảng
cáo, tiếp thị sản phẩm thuốc, chủ động cải tiến mẫu mã cạnh tranh với các loại
thuốc đang được lưu hành trên thị trường.
4. Đối với người sử dụng thuốc:
- Tuyên truyền, vận động giúp người
dân nhận thức việc dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam là hành động thiết thực hưởng
ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thể hiện
lòng yêu nước, tự hào và tinh thần tự lực, tự cường của người Việt Nam
- Thường xuyên cung cấp các thông
tin, truyền thông về thuốc sản xuất tại Việt Nam và năng lực sản xuất của các
doanh nghiệp dược tại Việt Nam để người dân từng bước nhận thức đầy đủ về khả
năng cung cấp và chất lượng của các sản phẩm thuốc chữa bệnh trong nước đã sản
xuất được.
Phần 3.
GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp về cơ chế
chính sách:
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn
quản lý nhà nước về giá thuốc.
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn
lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch
hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
- Ban hành Thông tư thí điểm quản lý
giá thuốc bằng phương pháp thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối với một số
thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả.
- Ban hành Thông tư về chế độ kê đơn
thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh trong đó có quy định về tỷ lệ kê đơn thuốc sản
xuất tại Việt Nam.
- Sửa đổi, bổ sung Luật Dược.
- Trình Thủ tướng Chính phủ Đề
án thí điểm đấu thầu thuốc quốc gia đối với một số nhóm thuốc có
nhu cầu sử dụng cao trong các bệnh viện do Bảo hiểm y tế chi trả.
- Đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi quy định
trong Luật thuế về tăng tỷ lệ % chi phí cho quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản
phẩm thuốc sản xuất tại Việt Nam tương đương với tỷ lệ áp dụng như thuốc nhập
khẩu tại Việt Nam.
- Ban hành tiêu chí cụ thể để chấm điểm
phân hạng Bệnh viện trong việc phấn đấu tăng tỷ lệ % sử dụng thuốc sản xuất
trong nước/tổng giá trị tiền sử dụng thuốc hàng năm của bệnh viện.
- Thông báo định kỳ dữ liệu về tình
hình hết hạn của thuốc bảo hộ để làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt
Nam đón đầu sản xuất các thuốc generic đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Xây dựng dự thảo Chỉ thị tăng cường
sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam hưởng ứng Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
- Xây dựng cơ chế thanh toán thuốc
BHYT theo hướng ưu tiên thanh toán thuốc sản xuất tại Việt
Nam.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ban hành danh mục thuốc sản xuất tại Việt Nam được thanh toán qua quỹ bảo
hiểm y tế.
2. Giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc:
- Người đứng đầu cơ sở y tế xây dựng
kế hoạch và tiêu chí phấn đấu để chỉ đạo Hội đồng thuốc & điều trị đơn vị
tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu điều trị hiệu quả
và đáp ứng mục tiêu của Đề án.
- Người đứng đầu cơ sở y tế xây dựng
cơ chế kiểm tra, giám sát các bác sĩ, thầy thuốc trong công tác tư vấn, kê đơn
thuốc cho người bệnh, từ đó hạn chế lạm dụng kê đơn thuốc nhập khẩu
đắt tiền, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, yêu cầu của Đề án.
- Đối với bác sỹ khám bệnh, kê đơn
thuốc và điều trị: Có trách nhiệm tư vấn, kê đơn thuốc và
điều trị cho người bệnh bằng thuốc sản xuất tại Việt Nam,
hạn chế lạm dụng kê đơn thuốc nhập khẩu đắt tiền, bảo đảm thực hiện đúng mục
tiêu, yêu cầu của Đề án.
- Người đứng đầu cơ sở y tế tăng cường
công tác truyền thông, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ đối với các dịch vụ y tế và thuốc sản xuất tại Việt Nam để người dân từng
bước nhận thức đầy đủ về khả năng cung cấp và chất lượng của các sản phẩm thuốc
chữa bệnh trong nước đã sản xuất được.
3. Giải pháp đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc:
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuốc theo các tiêu chuẩn về “Thực
hành tốt - GPs” bảo đảm chất lượng tốt, giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn.
- Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm
thuốc, bảo đảm thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong nước.
- Sắp xếp, đổi mới hệ thống phân phối,
lưu thông, bảo quản thuốc sản xuất tại Việt Nam nhằm bảo đảm việc cung ứng thuốc
kịp thời, hiệu quả, giảm chi phí trung gian và tăng sức cạnh tranh với thuốc nhập
khẩu.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc
trong nước tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động truyền thông, quảng
cáo, thông tin thuốc tới các y bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng thuốc
thông qua các Hội thảo, Hội nghị, sự kiện, hội chợ triển lãm y dược trong nước
và quốc tế thường niên, các phương tiện thông tin truyền thông khác.
- Tăng cường hoạt động tư vấn giới
thiệu thuốc sản xuất tại Việt Nam tại các cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh,
phân phối thuốc...
- Tổ chức các cuộc Hội thảo chuyên đề
về chủ đề ưu tiên dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam cho các nhóm: cán bộ quản lý
cơ sở y tế; đội ngũ thầy thuốc trực tiếp khám chữa bệnh; Hội đồng đấu thầu thuốc
bệnh viện...
4. Giải pháp Truyền thông:
4.1. Truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng:
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục,
phóng sự về chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” trên kênh truyền
hình cáp O2TV, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, một số báo Trung ương.
- Sản xuất các tài liệu tuyên truyền
về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp
báo: giới thiệu những tiến bộ, thành tựu của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn
GMP, GSP, GLP.
- Thiết lập chuyên trang "Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
và các báo có đông đảo bạn đọc có sự tham gia trực tiếp của các bệnh viện, các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trong nước.
- Tổ chức các sự kiện truyền thông trực
tiếp, triển lãm hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc
Việt Nam".
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông
trực tiếp về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam".
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng
tác về đề tài hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc
Việt Nam".
- Xây dựng tài liệu truyền thông: tờ
rơi, pano, áp phích, phim ảnh, TV spot, Radio spot... các thông điệp giới thiệu,
quảng cáo sản phẩm về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam".
4.2. Phối hợp với Bộ, cơ quan trung
ương, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội để lồng ghép nội dung tuyên truyền
cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" trong các
hội nghị, hội thảo, các sinh hoạt chuyên đề.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung
ương, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh
niên Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Hội y dược Việt Nam, Hiệp hội
Doanh nghiệp dược Việt Nam...: Lồng ghép, tổ chức các hội nghị, hội thảo giới
thiệu, triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam".
- Đưa nội dung tuyên truyền cuộc vận
động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" lên các tạp chí,
tài liệu tuyên truyền chuyên ngành.
4.3. Tổ chức tham quan cơ sở sản xuất
thuốc trong nước và triển khai Mô hình thí điểm:
- Tổ chức đoàn tham quan các cơ sở sản
xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GPs cho các lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh,
phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng.
Triển khai Mô hình điểm tại một số bệnh
viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện áp dụng sử dụng các nhóm thuốc sản
xuất tại Việt Nam trong điều trị các nhóm bệnh, sau 1 năm sơ kết, đánh giá hiệu
quả về chất lượng điều trị, chi phí tài chính so với thuốc nhập khẩu, rút kinh
nghiệm và làm cơ sở số liệu để tuyên truyền, nhân rộng trên toàn quốc.
5. Giải pháp về thi đua,
khen thưởng:
- Tổ chức bình chọn Giải thưởng về
thuốc Việt Nam nhằm khuyến khích, động viên các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuốc có các công trình nghiên cứu, sáng kiến ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất ra nguyên liệu, thành phẩm để sản xuất thuốc trong nước.
- Xây dựng tiêu chí phân loại/xếp hạng
đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có chính sách khen thưởng động
viên kịp thời nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
- Xây dựng tiêu chí chấm điểm đối với
các cơ sở khám, chữa bệnh về sử dụng thuốc Việt Nam để kiểm tra, đánh giá, khen
thưởng cuối năm.
- Phát động phong trào thi đua về sản
xuất và sử dụng thuốc Việt Nam, đánh giá, tổng kết sau mỗi giai đoạn, khen thưởng
những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu
tiên dùng thuốc Việt Nam".
6. Giải pháp về nguồn lực
- Ngân sách Nhà nước.
- Các nguồn tài trợ hợp pháp của các
Tổ chức Quốc tế.
- Xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà
hảo tâm trong nước và quốc tế.
- Thành lập Quỹ "Người Việt Nam
ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" nhằm hưởng ứng thiết thực cuộc vận động
"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
Phần 4.
TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Vụ Truyền thông và Thi
đua, khen thưởng:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan:
- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực
hiện Đề án cấp Trung ương.
Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề
án cấp Trung ương bao gồm: Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban;
Phó Ban là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Thứ trưởng; các ủy viên mời một số đại diện Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có liên
quan. Giao Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng là
đơn vị thường trực Ban chỉ đạo.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị,
diễn đàn chuyên đề về "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" gắn
liền với việc tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm về y dược trong nước và quốc
tế để giới thiệu, quảng bá tuyên truyền cho cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng thuốc Việt Nam”.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục
định kỳ hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
trên các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí có liên quan.
- Phát động phong trào thi đua về sản
xuất và sử dụng thuốc Việt Nam, tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai đồng
thời đề xuất các giải thưởng phù hợp nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân có
thành tích trong việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc
Việt Nam”.
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng có hiệu
quả Quỹ "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
- Tổ chức các sự kiện hưởng ứng cuộc
vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" phát sóng trực
tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình Việt Nam nhằm khởi động phong trào góp
phần nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản
xuất tại Việt Nam sau khi Đề án được phê duyệt.
- Phối hợp với Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai cuộc vận động "Người
Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
- Xây dựng Kế hoạch
hành động đối với từng nhóm nội dung và giải pháp, hướng dẫn triển khai thực hiện
và tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ 6 tháng/lần các nội
dung liên quan đến Đề án.
2. Cục Quản lý dược:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan nghiên cứu đưa nội dung ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại
Việt Nam trong các văn bản QPPL và chính sách có liên quan, trong đó sửa đổi, bổ
sung một số văn bản chính cụ thể:
- Luật Dược và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
- Thông tư hướng dẫn quản lý nhà nước
về giá thuốc.
- Thông tư hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu
mua thuốc trong các cơ sở y tế.
- Thông tư liên tịch hướng dẫn đấu thầu
mua thuốc trong các cơ sở y tế.
- Thông tư quy định về đăng ký thuốc.
- Thông tư thí điểm
quản lý giá thuốc bằng phương pháp thặng số bán buôn tối
đa toàn chặng đối với một số thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi
trả.
- Xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính
phủ cho phép thực hành thí điểm đấu thầu thuốc quốc gia đối với một số nhóm thuốc
có nhu cầu sử dụng cao trong các bệnh viện do Bảo hiểm y tế chi trả.
- Đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi quy định
trong Luật thuế về tăng tỷ lệ % chi phí cho quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản
phẩm thuốc sản xuất tại Việt Nam tương đương với tỷ lệ áp dụng như thuốc nhập
khẩu tại Việt Nam.
- Công bố định kỳ dữ liệu về tình
hình hết hạn của thuốc bảo hộ để làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt
Nam đón đầu sản xuất các thuốc mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt
Nam nghiên cứu, đề xuất các quy định khuyến khích việc sử dụng thuốc sản xuất tại
Việt Nam bảo đảm chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khám chữa bệnh
theo chế độ bảo hiểm y tế.
- Xây dựng dự thảo Chỉ thị tăng cường
sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam hưởng ứng Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày
17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y
tế trong tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá chất lượng thuốc sản xuất
tại Việt Nam.
3. Cục Quản lý khám, chữa bệnh:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan nghiên cứu đưa nội dung ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt
Nam vào các văn bản QPPL và chính sách có liên quan, trong đó sửa đổi, bổ sung
một số văn bản chính cụ thể:
- Xây dựng trình ban hành Thông tư về
chế độ kê đơn thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh (Quy chế Thực hành tốt kê đơn thuốc
- GPP)
- Bổ sung tiêu chí tăng tỷ lệ thuốc sản
xuất tại Việt Nam/tổng giá trị tiền sử dụng thuốc hàng năm của bệnh viện vào bảng
chấm điểm của bệnh viện hàng năm (xây dựng tiêu chí chấm điểm đối với các cơ sở
khám, chữa bệnh về sử dụng thuốc Việt Nam để kiểm tra, đánh giá, khen thưởng cuối
năm).
- Tổ chức phát động các cơ sở y tế
công lập, dân lập các tuyến tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng
thuốc Việt Nam”.
- Chỉ đạo người đứng đầu cơ sở y tế
xây dựng kế hoạch triển khai Đề án và chỉ đạo Hội đồng thuốc, điều trị đơn vị
hàng năm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu điều trị
hiệu quả và mục tiêu của Đề án.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y
tế kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện các chỉ tiêu, mục
tiêu của Đề án.
4. Vụ Bảo hiểm y tế:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan:
- Xây dựng quy định chi trả của bảo
hiểm y tế đảm bảo giảm tỷ lệ tổng chi phí cho người bệnh.
- Xây dựng cơ chế thanh toán thuốc bảo
hiểm y tế theo hướng ưu tiên thanh toán thuốc sản xuất tại Việt Nam.
- Xây dựng danh mục thuốc sản xuất
trong nước được thanh toán qua quỹ BHYT và nguồn ngân sách nhà nước.
5. Vụ Kế hoạch-Tài chính:
- Đầu mối, phối hợp với các đơn vị có
liên quan bố trí kinh phí và huy động nguồn lực để bảo đảm việc triển khai có
hiệu quả Đề án.
- Tham gia xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan nhằm triển khai có hiệu quả Đề án “Người Việt Nam
ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
6. Thanh tra Bộ Y tế:
Đưa nội dung “Người Việt Nam ưu tiên
dùng thuốc Việt Nam” vào kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm đối với các cơ sở
y tế trong cả nước và hướng dẫn hệ thống thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện.
7. Trung tâm Truyền thông
giáo dục sức khỏe Trung ương:
Đầu mối, phối hợp với các đơn vị có
liên quan:
- Xây dựng, sản xuất các tài liệu
truyền thông để giới thiệu, quảng bá về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu
tiên dùng thuốc Việt Nam" để phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trong đó chú trọng trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam và một số báo Trung ương, địa phương.
Thiết lập và duy trì chuyên mục
"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" trên cổng thông tin điện
tử Bộ Y tế và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương.
- Tổ chức các sự kiện, chiến dịch
truyền thông, hội chợ triển lãm quảng bá các sản phẩm thuốc, các doanh nghiệp sản
xuất thuốc tại Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án
"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam".
8. Các Báo và Tạp chí ngành
Y tế:
- Tổ chức Giải thưởng “Thuốc Việt
Nam” nhằm khuyến khích, động viên các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thuốc có các công trình nghiên cứu, sáng kiến ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất ra nguyên liệu, thành phẩm để sản xuất thuốc trong nước.
- Xây dựng, duy trì chuyên trang,
chuyên mục, phóng sự về chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng
tác thơ, ca, nhạc, kịch... tuyên truyền chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc
Việt Nam”.
9. Sở Y tế tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án "Người Việt Nam
ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" cấp Tỉnh.
Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề
án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban; các Phó Ban là đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, lãnh đạo Sở Thông tin - Truyền thông,
lãnh đạo các Đài, Báo địa phương, trong đó Giám đốc Sở Y tế là Phó trưởng ban thường
trực; ủy viên là lãnh đạo một số phòng, ban chuyên
môn và một số Giám đốc bệnh viện tuyến tỉnh, trong đó Giám đốc Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khỏe tỉnh là ủy viên thường
trực.
10. Người đứng đầu cơ sở y
tế:
Người đứng đầu cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện các
nhiệm vụ quy định tại nhóm "Giải pháp đối với thầy
thuốc, cơ sở y tế", đáp ứng mục tiêu quy định tại Đề
án này.
11. Hiệp hội kinh doanh dược
Việt Nam và Tổng công ty dược Việt Nam:
- Phối hợp với Cục Quản lý dược, Vụ Bảo
hiểm y tế, Vụ Pháp chế, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng và các Vụ, Cục
chức năng có liên quan xây dựng, sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan nhằm thúc đẩy việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam có
hiệu quả, đạt mục tiêu như Đề án được đặt ra.
- Tổ chức đoàn tham quan các cơ sở sản
xuất thuốc trong nước đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP... cho các lãnh đạo cơ sở
khám chữa bệnh, thầy thuốc, phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng.
- Xây dựng tiêu chí phân loại/xếp hạng đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có chính sách
khen thưởng động viên kịp thời nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục
chức năng có liên quan triển khai thực hiện Đề án có hiệu
quả trong cộng đồng doanh nghiệp thành viên thông qua việc tổ chức các cuộc hội
thảo khoa học, hội nghị, diễn đàn chuyên đề về "Người Việt Nam ưu tiên
dùng thuốc Việt Nam" để giới thiệu, quảng bá đến các bệnh viện, thầy thuốc,
cộng đồng về các thành tựu khoa học, sản phẩm thuốc mới sản xuất tại Việt
Nam...
- Phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi
đua, khen thưởng vận động hội viên tham gia ủng hộ Quỹ "Người Việt Nam ưu
tiên dùng thuốc Việt Nam".
12. Tổng hội Y học Việt
Nam, Hội người tiêu dùng Việt Nam:
Phối hợp với các Vụ, Cục, Đơn vị có
liên quan của Bộ Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án "Người Việt
Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" thông qua các Chương trình phối hợp hành
động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phù hợp.
II. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Giai đoạn 2012
- 2015:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, chính sách về ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.
- Tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền
thông triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
- Thành lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nhằm hưởng ứng cuộc vận động
"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội
nghị chuyên đề triển khai Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, kiểm
tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong hoạt động triển khai Đề án "Người Việt
Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam.
2. Giai đoạn 2016
- 2020:
Trên cơ sở đánh giá kết quả Đề án
giai đoạn 2012-2015, đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu thực
tiễn của giai đoạn 2016-2020.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề
án giai đoạn 2012-2015: 30 tỷ đồng
2. Nguồn kinh phí:
- Từ Ngân sách Nhà nước: 10 tỷ đồng
- Xã hội hóa: 20 tỷ đồng
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Ý nghĩa thực tiễn của Đề
án:
- Tạo phong trào thi đua yêu nước rộng
khắp trong cả nước hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc
Việt Nam” nói riêng và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” nói chung.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của đội
ngũ thầy thuốc trong việc chỉ định sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí trong điều trị.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất
thuốc trong nước nâng cao chất lượng, giảm giá thành, nâng cao vị thế Ngành
công nghiệp Dược Việt Nam trong nước và Quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế
phát triển đất nước.
2. Đối tượng hưởng lợi của Đề án:
- Người dân được cung cấp thông tin về
chất lượng, hiệu quả của các thuốc sản xuất tại Việt Nam, có ý thức sử dụng thuốc
sản xuất tại Việt Nam trong chữa bệnh, góp phần giảm chi phí nhất là đối tượng
người nghèo, người chưa có Bảo hiểm Y tế.
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh thuốc tiêu thụ được nhiều sản phẩm và có cơ hội xuất khẩu, tăng nguồn thu
nhập cho doanh nghiệp phát triển ổn định và tiếp tục đầu tư ngày càng hiện đại,
lớn mạnh./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, X của Đảng - Báo Điện tử Đảng Cộng sản việt Nam (http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/)
2. Chiến lược phát triển ngành Dược
Việt Nam đến năm 2010. Bộ Y tế năm 2002.
3. Các định hướng phát triển công
nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn 2010. (www.cqldvn.gov.vn)
4. Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày
29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển đề án Phát triển công nghiệp
Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 -
2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phát triển dược liệu đến năm 2015
và tầm nhìn đến năm 2020. NXB KH&KT - Hà Nội năm 2007.
6. Đề án Quy hoạch
chi tiết phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. Bộ Y tế năm 2011.
7. Đề án Quy hoạch hệ thống phân phối
và cung ứng thuốc giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Bộ Y tế năm 2011.
8. Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày
14/6/2005.
9. Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày
09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Dược và Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
10. Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày
31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Y tế.
11. Thông báo số 264-TB/TƯ ngày
31/7/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động người “Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam”.
12. Thông báo số 245/TB-VPCP ngày
10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Đầu tư ngành Dược năm 2010.
13. Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày
10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh
vực Dược giai đoạn đến 2020.
14. Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày
17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam''.
PHỤ LỤC
Tỷ lệ
tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến:
(đơn
vị tính 1.000 đồng)
|
Năm
2009
|
Năm
2010
|
So
sánh
|
Giá
trị
|
%
|
Giá
trị
|
%
|
%
|
Thuốc ngoại nhập
|
8.314.828.358
|
61,8
|
10.012.452.743
|
61,3
|
120,4
|
Thuốc sx trong
nước
|
4.716.166.092
|
38,2
|
5.849.119.723
|
38,7
|
124
|
Tổng
số
|
12.329.750.119
|
100,0
|
15.095.680.009
|
100,0
|
122,4
|
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại
Việt Nam tại bệnh viện trung ương
(đơn
vị tính 1.000 đồng)
|
Năm
2009 (34 bv)
|
Năm
2010 (34 bv)
|
So
sánh
|
Giá
trị
|
%
|
Giá
trị
|
%
|
%
|
Tổng số tiền mua thuốc
|
2.497.146.123
|
|
3.187.339.507
|
|
126,9
|
Thuốc ngoại nhập
|
2.190.480.667
|
|
2.808.855.748
|
|
128,2
|
Thuốc sx trong nước
|
306.665.456
|
12,3
|
378.483.759
|
11,9
|
123,4
|
Nguồn: Cục Quản lý
KCB
Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh
viện tỉnh/thành phố
(đơn vị tính 1.000
đồng)
|
Năm
2009 (307 bv)
|
Năm
2010 (307 bv)
|
So
sánh
|
Giá
trị
|
%
|
Giá
trị
|
%
|
%
|
Tổng số tiền mua thuốc
|
5.614.780.198
|
|
6.588.872.310
|
|
117,4
|
Thuốc
ngoại nhập
|
3.750.643.291
|
|
4.356.454.282
|
|
116,2
|
Thuốc sx trong nước
|
1.864.136.907
|
33,2
|
2.232.418.028
|
33,9
|
119,8
|
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)
Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại
Việt Nam tại bệnh viện huyện
(đơn
vị tính 1 000 đồng)
|
Năm
2009 (559 bv)
|
Năm
2010 (559 bv)
|
So
sánh
|
Giá
trị
|
%
|
Giá
trị
|
%
|
%
|
Tổng số tiền mua thuốc
|
3.758.491.543
|
|
4.721.256.804
|
|
128
|
Thuốc
ngoại nhập
|
1.486.909.020
|
|
1.818.538.665
|
|
122,3
|
Thuốc sx trong nước
|
2.271.582.523
|
60,4
|
2.902.718.139
|
61,5
|
127,8
|
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)
Phân tích tiền sử dụng thuốc
theo đối tượng:
(đơn
vị tính 1.000 đồng)
Đối
tượng người bệnh
|
Năm
2009 (1018 bv)
|
Năm
2010 (1018 bv)
|
So
sánh
|
Giá
trị
|
%
|
Giá
trị
|
%
|
%
|
1. Bảo hiểm Y
tế
|
6.715.159.239
|
62,0
|
9.050.841.624
|
65,9
|
134,8
|
2. Trẻ em dưới 6 tuổi
|
667.985.748
|
6,2
|
405.621.588
|
2,9
|
60,7
|
3. Người nghèo
|
149.279.899
|
1,4
|
148.096.463
|
1,1
|
99,2
|
4. Viện phí
|
3.137.971.369
|
28,9
|
3.941.143.107
|
28,7
|
125,6
|
TS tiền thuốc đã sử dụng
|
10.838.467.224
|
|
13.727.772.452
|
|
126,7
|
(Nguồn: Cục Quản lý
KCB)
Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện:
(đơn
vị tính 1 000 đồng)
Diễn
biến qua các năm
|
Năm
2009 (1018 bv)
|
Năm
2010 (1018 bv)
|
So
sánh
|
|
SL
|
%
|
SL
|
%
|
%
|
- Kháng sinh
|
4.160.923.799
|
38,4
|
5.178.820.866
|
37,7
|
124,5
|
- Vitamin
|
705.212.468
|
6,5
|
645.924.159
|
4,7
|
91,6
|
- Dịch truyền
|
892.487.187
|
8,2
|
1.122.417.724
|
8,2
|
125,8
|
- Corticoid
|
307.291.784
|
2,8
|
371.084.542
|
2,7
|
120,8
|
- Thuốc giảm đau, chống viêm không
steroid
|
1.240.587.200
|
11,4
|
2.495.777.610
|
18,2
|
201,2
|
Tổng số tiền thuốc đã sử dụng
|
10.838.467.224
|
|
13.727.772.452
|
|
126,7
|
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)
Số lượng
các doanh nghiệp đạt GPs qua các năm được thể hiện
Năm
|
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
GMP
|
18
|
25
|
31
|
41
|
45
|
57
|
66
|
74
|
89
|
98
|
101+
04VX
|
109
+ 04VX
|
GLP
|
0
|
6
|
16
|
26
|
32
|
43
|
60
|
74
|
88
|
98
|
104
|
113
|
GSP
|
0
|
3
|
8
|
11
|
30
|
42
|
64
|
79
|
106
|
126
|
137
|
158
|
(Nguồn: Cục Quản lý dược)
Một số số liệu về hệ thống lưu thông, phân
phối thuốc của Việt Nam:
Loại hình
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
Số doanh nghiệp trong nước (Công ty
TNHH, CTCP, DNTN, DNNN)
|
1.330
|
1.336
|
1.676
|
2.318
|
2.278
|
Số doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (đã triển khai hoạt động)
|
22
|
37
|
3
9
(26)
|
39
(26)
|
39
(32)
|
Chi nhánh công ty tại các tỉnh
|
164
|
160
|
320
|
446
|
502
|
Tổng số khoa dược và các trạm
chuyên khoa
|
977
|
1.012
|
1.099
|
1.213
|
1.213
|
Tổng số quầy bán lẻ
|
39.016
|
39.172
|
41.849
|
43.629
|
40.573
|
Tổng số nhà thuốc
|
|
9.066
|
11.629
|
10.250
|
10.533
|
Nguồn:
Tổng hợp số liệu từ báo
cáo của các Sở Y tế