Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 46/2005/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Trần Công Thuật
Ngày ban hành: 07/09/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2005/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 07 tháng 9 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 46 -NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 65 -KH/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ “VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989;

- Căn cứ Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 23/6/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”;

- Theo đề nghị của Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 65-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, TTHĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
- Ban Pháp chế, Ban VHXH- HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo QB, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu VT, NCVX.

TM/UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 46-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 65-KH/TU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG BÌNH "VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI"

(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2005/QĐ-UBND ngày 07/9/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 65/KH-TU ngày 23/6/2005 của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động với những nội dung sau:

I. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp.

1.1. Mục tiêu:

- Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng về trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

1.2. Giải pháp:

- Đưa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vào trong các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, đơn vị.

- Định kỳ có kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.

- Gắn kết quả thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị "Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới" với việc xếp loại danh hiệu thi đua hàng năm của từng đơn vị, cá nhân.

2. Chủ động phòng, chống dịch và thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế; chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1. Mục tiêu:

- Khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm: Dịch cúm gia cầm H5N1, SARS, sốt xuất huyết, dịch tả, thương hàn...

- Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vacxin hàng năm đạt trên 97%.

- Duy trì kết quả thanh toán bệnh phong, bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Tỷ lệ mắc sốt rét hàng năm giảm 5%; hạn chế tối đa số tử vong do sốt rét.

- Củng cố công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Giảm các tai biến sản khoa.

- Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống: lao, mù lòa, tâm thần, bướu cổ và HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2. Giải pháp:

- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các labô thuộc hệ y tế dự phòng.

- Chủ động, tích cực phòng, chống dịch. Tăng cường phối hợp chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết.

- Thực hiện các chương trình y tế một cách vững chắc, hiệu quả cao.

- Củng cố hệ thống thông tin báo cáo, bảo đảm chính xác để giúp lãnh đạo các cấp chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả.

- Sử dụng có hiệu quả ngân sách được cấp. Tăng kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Triển khai có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đặc biệt cho 50 xã khó khăn. Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

- Tăng cường quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, củng cố đội ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tuyến.

- Đẩy mạnh phòng, chống suy dinh dưỡng bằng các biện pháp: Giáo dục dinh dưỡng, nâng cao nhận thức cho bà mẹ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ có thai, giám sát dinh dưỡng.

- Triển khai thực hiện tốt Chương trình y tế trường học.

3. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

3.1. Mục tiêu:

- Đảm bảo cho các cơ sở khám, chữa bệnh có khả năng phát hiện, điều trị bệnh nhân kịp thời theo tuyến kỹ thuật, góp phần giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao.

- Hàng năm có 100% bệnh viện được công nhận là bệnh viện xuất sắc toàn diện.

3.2. Giải pháp:

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị. Giải quyết tốt chất thải bệnh viện.

- Xúc tiến đầu tư để sớm đưa Bệnh viện Y học cổ truyền vào hoạt động và chỉ đạo tuyến dưới. Triển khai có hiệu quả Chính sách quốc gia về y, dược học cổ truyền đến năm 2010.

- Chỉ đạo xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh thực sự là trung tâm khám, chữa bệnh và đào tạo cán bộ y tế của tỉnh.

- Thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, qui chế bệnh viện, nêu cao y đức, dược đức và tinh thần phục vụ người bệnh.

- Củng cố, kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu.

- Triển khai xây dựng phòng khám bệnh chất lượng cao; phòng điều trị theo nhu cầu trong các bệnh viện. Nghiên cứu để khi đủ điều kiện sẽ thành lập Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.

4. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn:

4.1. Mục tiêu:

- Mục tiêu đến năm 2010:

+ 100% trạm y tế trong toàn tỉnh có bác sĩ; có y sỹ định hướng chuyên khoa y học cổ truyền hoặc lương y, có cán bộ dược hoặc cán bộ y được đào tạo làm công tác quản lý dược.

+ 100% trạm y tế được xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

+ 100% số trạm y tế được cung cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn. 100% trạm y tế được trang bị tủ thuốc.

- Đảm bảo 100% số thôn, bản thường xuyên có các nhân viên y tế hoạt động.

- Thực hiện thường trực và làm việc tại trạm y tế bảo đảm 24/24 giờ, giải quyết tốt yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; giám sát phát hiện dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em đạt kết quả tốt.

4.2. Giải pháp:

- Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực để củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế theo chuẩn quốc gia.

- Đào tạo, bồi dưỡng đủ, đúng chức danh cho cán bộ các trạm y tế theo qui định của Bộ Y tế. Có chính sách khuyến khích bác sĩ đến làm việc tại các trạm y tế ở các xã vùng sâu, vùng xa.

- Tích cực liên hệ với các trường đại học để tăng các chỉ tiêu đào tạo bác sĩ cho các trạm y tế;

- Nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường Trung học y tế để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho số cán bộ hiện có tại các trạm y tế.

- Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo hoạt động của các trạm y tế.

5. Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, tăng cường khả năng sản xuất và cung cấp thuốc, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

5.1. Mục tiêu:

- Cung ứng thuốc thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc tràn lan, thuốc ngoại, thuốc đắt tiền trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

5.2. Giải pháp:

- Tiếp tục triển khai Chính sách quốc gia về thuốc, đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra chặt chẽ chất lượng thuốc, bảo đảm thuốc dùng an toàn cho người bệnh và bình ổn giá thuốc trên địa bàn.

- Thực hiện tốt Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế "Về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện".

- Mở rộng thị trường tiêu thụ thuốc trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu thuốc, dược liệu.

- Hoàn thiện mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc trên địa bàn tỉnh.

6. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước, thực hiện tự chủ về tài chính, huy động nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở khám, chữa bệnh.

6.1. Mục tiêu:

- Các nguồn đầu tư của Nhà nước, viện trợ quốc tế và nguồn huy động, đóng góp của cộng đồng được sử dụng có hiệu quả.

- Từng bước thực hiện tự chủ về tài chính, phát huy tính năng động, hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế trong khám, chữa bệnh và phục vụ nhân dân.

6.2. Giải pháp:

- Từng bước tăng mức chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước. Chú trọng ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và cho các hoạt động y tế dự phòng, y dược học cổ truyền, khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi và các đối tượng chính sách.

- Quản lý chặt chẽ nguồn thu, kể cả ở các trạm y tế xã; từng bước thực hiện tự chủ về tài chính, phát huy tính năng động và hiệu quả hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các công trình bằng nguồn vốn Dự án y tế nông thôn. Đề xuất với Bộ Y tế cho Quảng Bình được hưởng Dự án nâng cấp các Trung tâm y tế.

- Quản lý tốt việc thu viện phí, tạo nguồn để tái đầu tư phục vụ người bệnh. Kịp thời điều chỉnh mức thu viện phí cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

- Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế để tăng nguồn viện trợ; tranh thủ các chương trình, dự án của Trung ương để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế. Trong đó ưu tiên cho mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, các phòng khám đa khoa khu vực.

7. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.

7.1. Mục tiêu:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sử dụng, bố trí hợp lý những cán bộ có trình độ, năng lực và đạo đức tốt vào trong bộ máy của Ngành Y tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các tuyến: Công chức hành chính thuộc các ngạch chuyên viên chính và chuyên viên phải đảm bảo 100% đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, trong đó 30% có trình độ chuyên môn sau đại học; 100% đạt chuẩn về lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ theo quy định.

- Nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn cho cán bộ y tế ở các bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã và y tế thôn bản. 100% viên chức sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn. Đến năm 2006 không sử dụng cán bộ sơ cấp y trong các trạm y tế. 100% viên chức có trình độ trung cấp trở lên trong hệ thống trực tiếp phục vụ bệnh nhân.

- Chỉ tiêu đào tạo sau đại học, đào tạo cao học, tiến sĩ đến 2010: Có 75 Bs CKI, 10 Bs. CKII, 10 thạc sĩ, 4 tiến sĩ.

7.2. Giải pháp:

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy Ngành Y tế theo Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và Thông tư số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về y tế ở địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực Ngành Y tế giai đoạn 2006- 2010.

- Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Nội vụ bổ sung chỉ tiêu đào tạo bác sĩ, dược sĩ hệ chính quy, mỗi năm từ 15- 20 chỉ tiêu.

- Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đủ cán bộ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ giảng dạy của Trường Trung học y tế để nâng cao năng lực và hiệu quả đào tạo.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ dược, đặc biệt là dược sĩ đại học và sau đại học.

- Chú trọng đào tạo chuyên khoa sâu sau đại học như: Mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, phục hồi chức năng, dược lâm sàng... Coi trọng việc đào tạo và sử dụng nhân tài Ngành Y tế. Mở rộng quan hệ hợp tác để đưa cán bộ đi đào tạo có trình độ cao ở nước ngoài; khuyến khích du học tự túc theo các chuyên ngành có nhu cầu.

- Thực hiện tốt ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

- Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút cán bộ, công chức có trình độ bác sĩ, dược sĩ đại học về công tác tại tỉnh.

8. Thực hiện có hiệu quả xã hội hóa công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh các hoạt động quân, dân y kết hợp tại các xã vùng sâu, vùng xa.

8.1. Mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; bảo đảm để nhân dân, đặc biệt các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc được hưởng thụ đầy đủ các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao.

- Đến năm 2010 chuyển 100% các bệnh viện tuyến tỉnh sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; từng bước chuyển các bệnh viện tuyến huyện sang hoạt động theo cơ chế dịch vụ.

- Đến năm 2010 thực hiện BHYT toàn dân và việc khám, chữa bệnh bằng hình thức chi trả trước đạt tối thiểu 80% dân số. Xây dựng 1- 2 bệnh viện ngoài công lập tại tỉnh.

8.2. Giải pháp:

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác xã hội hóa theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.

- Tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân đều tự nguyện tham gia BHYT, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2010.

- Thực hiện có hiệu quả công tác kết hợp quân, dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển...

- Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập 1- 2 bệnh viện tư nhân; phát triển các phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình.

- Quản lý thống nhất đối với các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Tạo điều kiện để các cơ sở y tế này phát triển ổn định, có chất lượng cao.

- Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực y tế công lập vào ngoài công lập. Hỗ trợ các cơ sở y tế ngoài công lập về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật y tế.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh.

9. Nâng cao hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông:

9.1. Mục tiêu:

Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và của cộng đồng về công tác chăm sóc sức khỏe để tự giác, chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, các hành vi trái pháp luật trong y tế.

9.2. Giải pháp:

- Quan tâm đầu tư phương tiện kỹ thuật, tăng cường đội ngũ tuyên truyền viên để đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền bằng cách đa dạng hóa các loại hình truyền thông. Gắn tuyên truyền về kinh tế - xã hội với các chuyên đề về y tế. Quan tâm tuyên truyền cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định nghiêm cấm quảng cáo về hút thuốc lá, sử dụng rượu mạnh, chất kích thích có hại cho sức khỏe; xây dựng nếp sống văn hóa của người cán bộ, công chức, viên chức ở công sở, công dân gương mẫu ở các khu dân cư.

- Phát hiện, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Căn cứ Chương trình hành động của UBND tỉnh, Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện ở ngành, địa phương mình. Trong đó, cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 23/6/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình.

2. Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế theo Thông tư số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ và quy định về phân cấp quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn, bảo đảm theo đúng quy định hiện hành, phát huy hiệu quả hoạt động; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ vào mục tiêu đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, xây dựng kế hoạch phối hợp lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách cho phát triển sự nghiệp y tế.

4. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 23/6/2005 của Thường vụ Tỉnh uỷ và Chương trình hành động này, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân; phát hiện và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

5. Sở Y tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình này.

Trên đây là Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 65/KH-TU ngày 23/6/2005 của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố căn cứ Chương trình này để triển khai thực hiện./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 46/2005/QĐ-UBND ngày 07/09/2005 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW và Kế hoạch 65-KH/TU “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” do tỉnh Quảng Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.124

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.140.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!