Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4196/1999/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành: 29/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 4196/1999/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ vào Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23 - HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng, Chánh thanh tra - Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Điều 2. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Ông, bà: Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng, Vụ trưởng Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Đỗ Nguyên Phương

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam kể cả thực phẩm nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh.

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức và cá nhân nhập khẩu thực phẩm để bán tại thị trường Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ.

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Thực phẩm" là những đồ ăn, uống của con người ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

2. "Cơ sở thực phẩm" bao gồm nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, cơ sở hạ tầng của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc cơ sở khác có bộ phận dịch vụ ăn uống.

3. "Thực phẩm đường phố" là những thức ăn, đồ uống kể cả rau, hoa quả tươi có thể ăn ngay được bày bán trên đường phố hoặc nơi công cộng.

4. "Làm sạch thực phẩm" là việc loại bỏ các chất bẩn, cặn có trong thực phẩm.

5. "Quá trình chế biến thực phẩm" là quá trình chế biến từ thực phẩm nguyên liệu tới thành phẩm thực phẩm.

6. "Thực phẩm chiếu xạ" là thực phẩm sử dụng các chất có hoạt tính phóng xạ nhằm bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

7. "Thực phẩm sử dụng công nghệ gen" là những thực phẩm được chế biến từ những thực phẩm nguyên liệu đã bị biến đổi do áp dụng công nghệ gen và không bao gồm các chất phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến.

8. "Thực phẩm giả" là những thực phẩm được lưu thông trên thị trường không đảm bảo chất lượng hoặc nhãn hiệu hàng hoá như đã đăng ký.

9. "Chất lượng thực phẩm" là sự phù hợp với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn về thành phần, bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

10. "Vệ sinh an toàn thực phẩm" là việc thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng; không bị hỏng, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc chất lượng kém; không chứa các tác nhân hoá học, sinh học hoặc vật lý quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có thể gây hại cho người sử dụng.

11. "Quy định về thực phẩm" là quy định áp dụng bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

12. "Tiêu chuẩn thực phẩm" là văn bản kỹ thuật về thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Chương II

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ SỞ THỰC PHẨM

Điều 4. Vị trí.

1. Cơ sở thực phẩm phải bố trí cách xa các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, khói, vùng chất thải, nơi bị đọng nước và các chất ô nhiễm khác ít nhất 50m.

2. Đường sá nội bộ trong cơ sở thực phẩm phải được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có cống, rãnh thoát nước tốt.

Điều 5. Thiết kế.

1. Khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm.

2. Kho, xưởng và thiết bị của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải được thiết kế nhằm hạn chế sự xâm nhập của động vật.

3. Nơi chứa đựng và bảo quản thực phẩm của các cơ sở kinh doanh, bầy bán thực phẩm được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật.

4. Nhà vệ sinh không được mở cửa trực tiếp vào khu vực sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.

5. Thiết kế cửa lấy các chất thải, rác riêng biệt.

Điều 6. Cấu trúc.

1. Kho, xưởng, thiết bị được bố trí phù hợp và thuận lợi trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm để dễ áp dụng các biện pháp xử lý vệ sịnh.

a) Trần nhà: sáng mầu, không thấm nước, không rạn nứt, tránh mốc và đọng nước và các chất bẩn.

b) Sàn nhà: sáng màu, làm bằng các vật liệu không thấm nước, dễ rửa, không trơn, không gây độc đối với thực phẩm, dễ lau chùi, khử trùng và thoát nước tốt.

c) Tường và góc tường nhà: Phẳng, sáng mầu, không gây độc đối với thực phẩm không thấm nước, dễ cọ rửa và khử khuẩn.

d) Cửa ra vào: nhẵn, không thấm nước tốt nhất là tự động mở, đóng và đóng kín. Trước cửa ra vào đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến bao gói sẵn phải thiết kế chỗ để nước sát trùng dùng ngâm ủng trước khi vào và ra.

e) Cửa sổ: có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật. Lưới phải thuận tiện cho việc làm vệ sinh thường xuyên.

2. Hệ thống thông gió:

a) Hệ thống thông gió thích hợp để loại hơi nước ngưng tụ, không khí nóng, khí bị ô nhiễm, mùi lạ và bụi.

b) Hướng của hệ thống thông gió phải đảm bảo không được thổi gió từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch.

c) Có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh.

3. Dụng cụ chứa chất thải và vật phẩm không ăn được:

Dụng cụ chứa chất thải phải kín, có nắp đậy tránh sự xâm nhập của động vật và được dọn rửa thường xuyên.

4. Hệ thống chiếu sáng:

a) Cơ sở thực phẩm phải luôn được chiếu sáng đầy đủ:

- Nơi sản xuất có cường độ, ánh sáng không dưới 200 lux.

- Nơi cần kiểm tra thực phẩm phải đạt cường độ ánh sáng không dưới 540 lux.

b) Đèn trong khu vực cơ sở thực phẩm phải có hộp hoặc lưới bảo vệ và được lau chùi thường xuyên.

5. Hệ thống cống, rãnh phải kín, thoát nước tốt, dễ cải tạo, không gây ô nhiễm các vùng xung quanh.

6. Hệ thống nhà vệ sinh đầy đủ được bố trí ở các vị trí thuận tiện cho tất cả mọi người trong cơ sở thực phẩm và có đầy đủ các thiết bị đảm bảo vệ sinh.

7. Khu vực nuôi động vật (nếu có) được bố trí ở cuối hướng gió chính và cách ly riêng biệt với khu vực sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Điều 7. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm và phương tiện vận chuyển.

1. Các dụng cụ dùng chứa đựng và chế biến thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn mòn.

2. Dụng cụ chứa đựng và chế biến thực phẩm phải nhẵn, không rạn nứt, dễ làm sạch và tẩy trùng bề mặt.

3. Các phương tiện vận chuyển phải phù hợp với các tính chất đặc biệt của thực phẩm, dễ dàng cọ rửa và phải được giữ gìn sạch sẽ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Các phương tiện vận chuyển sử dụng trong quá trình chế biến, sản xuất kinh doanh, lưu thông thực phẩm không được gây ô nhiễm, thay đổi mùi hoặc làm biến chất thực phẩm.

Điều 8. Khu vực vệ sinh.

1. Có đầy đủ các thiết bị rửa tay ở các vị trí thuận tiện trong khu vực chế biến sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Nơi rửa tay trong khu vực sản xuất phải cung cấp đầy đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay sử dụng 1 lần hay máy sấy khô tay.

3. Khu vực vệ sinh phải có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và đảm bảo vệ sinh. Nhà vệ sinh phải được xây dựng sao cho hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến, bảo quản và bầy bán thực phẩm.

4. Khu vệ sinh phải cách ly hoàn toàn với khu vực chế biến, bảo quản, bầy bán thực phẩm và có chỉ dẫn "Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh".

Điều 9. Vệ sinh nhà xưởng.

1. Thực phẩm được chế biến, bảo quản, bầy bán ở nơi sạch sẽ và hợp vệ sinh. Các chất bẩn, chất gây ô nhiễm phải được loại trừ hay giảm tới mức không có khả năng gây nguy hại tới sức khoẻ của con người.

2. Nơi chế biến thực phẩm, nơi bầy bán thực phẩm phải sạch sẽ, không đọng dầu mỡ và các thực phẩm tồn đọng, được cọ rửa, lau chùi hàng ngày.

3. Nơi bảo quản thực phẩm để bán phải được sắp xếp gọn gàng, có từng khu riêng biệt cho mỗi loại thực phẩm để tránh ô nhiễm chéo và luôn được giữ gìn sạch sẽ.

Điều 10. Làm sạch và tẩy trùng các thiết bị, dụng cụ chế biến, sản xuất và bầy bán thực phẩm.

1. Các thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong quá trình chế biến, bảo quản và bày bán thực phẩm phải được làm sạch trước và ngay sau khi sử dụng. Chỉ sử dụng chất tẩy rửa dụng cụ chứa đựng thực phẩm và chất tẩy trùng được Bộ Y tế cho phép.

2. Rửa bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ hay làm giảm dư lượng chất tẩy rửa xuống dưới mức cho phép.

3. Nước sử dụng để rửa phải đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế.

4. Các thiết bị, dụng cụ chế biến và sản xuất thực phẩm phải được khử khuẩn thường xuyên.

5. Các chất dùng để tẩy rửa và sát trùng dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết và có hướng dẫn sử dụng phù hợp với đặc điểm kỹ thuật. Các chất tẩy rửa phải để cách biệt với nơi chế biến, bảo quản hay bày bán thực phẩm.

Chương III

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU HÀNH, NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Điều 11. Học tập kiến thức vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Chủ các cơ sở thực phẩm có trách nhiệm liên hệ với cơ quan y tế địa phương tổ chức cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến hoặc bán thực phẩm học tập về các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều 12. Sức khoẻ người sản xuất.

1. Người tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế biến thực phẩm đều phải khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra lại theo quy định của Bộ Y tế.

2. Những người đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm.

3. Việc khám sức khoẻ phải được tiến hành ở các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện trở lên.

Điều 13. Vệ sinh của người sản xuất và chế biến thực phẩm.

1. Người trực tiếp sản xuất hay chế biến thực phẩm đều phải rửa tay sạch sẽ bằng nước sạch, có xà phòng:

a) Khi bắt đầu làm việc

b) Sau khi chế biến với các nguyên vật liệu tươi sống.

c) Sau khi tiếp xúc với bề mặt bẩn.

d) Sau khi đi vệ sinh xong.

e) Trước khi tiếp xúc với thực phẩm ăn ngay.

2. Người chế biến thực phẩm phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Mặc trang phục riêng khi chế biến hoặc bán thực phẩm. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, người sản xuất, chế biến thực phẩm phải đội mũ và đi găng tay hay đeo khẩu trang sạch.

b) Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ăn ngay.

c) Không ăn uống trong khu vực sản xuất thực phẩm.

d) Không khạc nhổ, hút thuốc lá trong khu vực chế biến.

Chương IV

YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 14. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ được sản xuất, chế biến, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho người sử dụng.

2. Nghiêm cấm việc sản xuất, chế biến, nhập khẩu, tồn trữ hay bán thực phẩm giả.

Điều 15. Nước, nước đá và hơi nước.

1. Có đủ lượng nước phân phối cho toàn bộ khu vực sản xuất.

2. Nước sử dụng cho chế biến thực phẩm phải sạch và không chứa các chất ô nhiễm khác, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nước để uống và sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế.

3. Cơ sở sản xuất phải có đầy đủ nước sạch, đủ áp lực cung cấp cho quá trình làm sạch, chế biến thực phẩm. Thiết bị chứa nước phải được thiết kế phù hợp cho việc dự trữ và sử dụng hợp vệ sinh.

4. Nước đá dùng cho ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước sạch, hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

5. Nước đá dùng cho ăn uống và bảo quản thực phẩm phải được bảo quản, vận chuyển hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

6. Hơi nước sử dụng trực tiếp để sản xuất thực phẩm hay tiếp xúc với thực phẩm phải hợp vệ sinh, phù hợp với mục đích sử dụng và không gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

7. Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy chữa cháy hay sử dụng với mục đích khác phải có đường ống riêng, sơn màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất và chế biến thực phẩm.

Điều 16. Phụ gia thực phẩm.

1. Phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, trước khi nhập khẩu hoặc đưa vào sử dụng phải được Bộ Y tế cho phép bằng văn bản.

2. Nghiêm cấm việc nhập khẩu, chế biến, bảo quản, sử dụng, quảng cáo hay bán phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục được Bộ Y tế cho phép.

3. Nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu, chế biến, bảo quản và bán thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm vượt quá giới hạn an toàn cho phép của Bộ Y tế.

Điều 17. Các chất bổ sung.

1. Việc sử dụng các chất bổ sung mới phải được Bộ Y tế cho phép bằng văn bản.

2. Nghiêm cấm việc sản xuất, chế biến, nhập khẩu, cất giữ và bán thực phẩm có chứa các chất bổ sung ở nồng độ vượt quá giới hạn an toàn cho phép theo quy định hiện hành.

Điều 18. Thực phẩm sử dụng công nghệ gen.

Mọi thực phẩm sử dụng công nghệ gen hoặc các nguyên liệu sử dụng công nghệ gen phải ghi nhãn tiếng Việt "có sử dụng công nghệ gen".

Điều 19. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y.

Nghiêm cấm việc sản xuất, chế biến, nhập khẩu và bán các thực phẩm có chứa thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc thú y vượt quá dư lượng cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 20. Vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

Nghiêm cấm việc sản xuất, chế biến, nhập khẩu hay bán các thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật hay các độc tố của chúng vượt quá giới hạn an toàn theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 21. Thực phẩm chiếu xạ.

1. Thực phẩm chiếu xạ phải được sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn CODEX và phải ghi nhãn bằng tiếng Việt.

2. Nghiêm cấm việc sản xuất, chế biến, nhập khẩu hoặc bán các thực phẩm chiếu xạ ngoài danh mục những thực phẩm được phép chiếu xạ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Điều 22. Yêu cầu về vệ sinh an toàn đối với thực phẩm đường phố.

1. Thực phẩm đường phố phải được bày bán trên giá cao không thấp hơn 1m.

2. Thức ăn đã chế biến phải được bày bán trong các vật dụng đảm bảo tránh bụi, côn trùng, động vật, các nguồn ô nhiễm khác và phải để riêng rẽ với các thực phẩm tươi sống hoặc sơ chế.

3. Thức ăn đã chế biến để ăn nóng phải luôn được giữ ở nhiệt độ không thấp hơn 60oC, thức ăn đã chế biến để ăn lạnh phải luôn được giữ ở nhiệt độ không quá 5oC trong thời gian bảo quản và bán thực phẩm.

4. Phải có dụng cụ riêng để chọn, gắp, lấy thức ăn đã chế biến.

Điều 23. Áp dụng các biện pháp đảm bảo chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, ISO hoặc các hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm tương đương khác.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI BAO GÓI, DÁN NHÃN VÀ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM

Điều 24. Bao gói thực phẩm.

1. Việc sử dụng các vật liệu bao gói mới đều phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép.

2. Các vật liệu bao gói thực phẩm được sản xuất, chế biến, đóng gói phải bảo đảm tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

3. Nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các bao gói có nguy cơ gây độc, gây hại, không đảm bảo chất lượng và an toàn hoặc gây hư hỏng thực phẩm.

Điều 25. Ghi nhãn thực phẩm.

1. Việc ghi nhãn thực phẩm phải tuân thủ "Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ - TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nghiêm cấm việc tự thay đổi nhãn thực phẩm, thay đổi hạn sử dụng của thực phẩm đã lưu hành.

Điều 26. Quảng cáo.

Quảng cáo thực phẩm phải đúng sự thật và phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về quảng cáo.

Chương VI

THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU

Điều 27. Yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu.

1. Thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn theo quy định của Pháp luật.

2. Cơ sở nhập khẩu thực phẩm phải chịu trách nhiệm về chất lượng, vệ sinh an toàn của thực phẩm nhập khẩu.

3. Thực phẩm nhập khẩu thuộc Danh mục phải kiểm tra Nhà nước phải có giấy xác nhận đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam.

4. Thực phẩm nhập khẩu không thuộc Danh mục phải kiểm tra Nhà nước vẫn phải kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn.

5. Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thì phải tái chế, huỷ bỏ hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan thẩm quyền.

Điều 28. Thực phẩm xuất khẩu.

1. Thực phẩm xuất khẩu phải bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

2. Khi có yêu cầu của nước mua hàng Bộ Y tế sẽ xét cấp giấy chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận sản phẩm thực phẩm lưu hành tự do trong nước cho các mặt hàng thực phẩm đã được Bộ Y tế hoặc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp số đăng ký.

Chương VII

QUY ĐỊNH VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM, THỰC PHẨM BỊ THU HỒI VÀ THỬ NGHIỆM MẪU

Điều 29. Lưu mẫu thức ăn, báo cáo về ngộ độc, bệnh do ô nhiễm thực phẩm.

1. Các cơ sở, đơn vị tổ chức bữa ăn phục vụ từ 30 người trở lên đều phải lưu mẫu thức ăn và chịu sự giám sát của cơ quan y tế địa phương về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mẫu thức ăn phải được lưu giữ ít nhất 24 giờ.

2. Người phát hiện hoặc nghi ngờ có ngộ độc và các bệnh do ô nhiễm thực phẩm gây ra có trách nhiệm thông báo ngay với các cơ quan y tế gần nhất.

3. Cơ quan y tế địa phương phải báo cáo các trường hợp có ngộ độc thực phẩm hoặc nghi ngờ có biểu hiện các bệnh do ô nhiễm thực phẩm lên cơ quan y tế cấp trên trong thời gian không quá 24 giờ khi nhận được thông báo.

4. Các cơ quan y tế địa phương phối hợp với Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để tổ chức chỉ đạo điều tra và xử lý các vụ ngộ độc do thực phẩm khi được thông báo.

5. Số liệu liên quan đến các bệnh do ô nhiễm thực phẩm phải được Bộ Y tế thu thập, đánh giá và công bố trên cơ sở đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

6. Người có thực phẩm hoặc người chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đồng thời trả các chi phí cho việc điều tra, tìm nguyên nhân và chi phí điều trị cho người bị ngộ độc. Nếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Thực phẩm bị thu hồi.

1. Các doanh nghiệp nhập khẩu, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải có hệ thống sổ sách theo dõi ghi chép đầy đủ và sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

2. Thực phẩm bị thu hồi là những thực phẩm nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị trường không đảm bảo chất lượng và không đúng với hồ sơ đã đăng ký. Thanh tra Vệ sinh an toàn thực phẩm và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi những thực phẩm này.

3. Thực phẩm bị thu hồi phải được giữ ở những nơi thích hợp và riêng biệt.

4. Thực phẩm bị thu hồi phải được cơ sở thực phẩm tái chế hoặc huỷ bỏ theo các trình tự được pháp luật quy định.

5. Nếu cơ sở thực phẩm không tự tiêu huỷ thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền tại địa phương sẽ tiêu huỷ và cơ sở thực phẩm phải có trách nhiệm trả toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hoặc xử lý thực phẩm.

Điều 31. Thử nghiệm mẫu.

1. Bộ Y tế chỉ định cơ quan có chức năng thử nghiệm mẫu thực phẩm thu thập được.

2. Đơn vị thu thập mẫu phải giao mẫu thực phẩm cho cơ quan thử nghiệm mẫu trong thời gian sớm nhất. Mẫu phải được ghi nhãn đầy đủ, rõ ràng theo đúng quy định và đảm bảo không có bất kỳ thay đổi nào về vật lý, hoá học, vi sinh vật so với thời điểm lấy mẫu.

3. Phương pháp lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu phải phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam.

4. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiến hành kiểm tra, giám sát cơ sở thực phẩm theo phân cấp và lấy mẫu kiểm tra khi có nghi ngờ không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chương VIII

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, các Vụ và cơ quan có liên quan để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong phạm vi cả nước.

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong địa phương.

Điều 33. Thanh tra Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thanh tra Nhà nước về y tế chuyên ngành vệ sinh được tổ chức theo Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế ban hành theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) chịu trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, được quyền xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc thanh tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện.

Điều 34. Xử lý vi phạm.

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No.: 4196/1999/QD-BYT

Hanoi, December 29, 1999

 

DECISION

ON PROMULGATING "PROVISIONS ON QUALITY, HYGIENE AND FOOD SAFETY"

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Protection of People's Health dated 06/30/1989 and Charter of Sanitation issued together with Decree No.23 - HDBT dated 24/01/1991 of the Council of Ministers (now the Government);

Pursuant to Decree No.68/CP dated 11/10/1993 of the Government on functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Health;

Pursuant to Decree No.68/CP dated 11/10/1993 of the Government on functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Health;

Pursuant to Decree No.86/CP dated 08/12/1995 of Government on the assignment of responsibilities of State management over goods quality;

At the proposal of the General Director of Department of Preventive Medicine, Chief Inspector - Ministry of Health, General Director of Department for Management of quality, hygiene and food safety,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Issuing together with the Decision is the “Provisions on quality, hygiene, and food safety”.

Article 2. Management Department of Quality, Hygiene, and Food Safety is responsible for directing, guiding, and inspecting the implementation of this Regulation.

Article 3. This Decision takes effect 15 days after the signing date.

Article 4. Mr. and Ms: Chief Office, Chief Inspector, General Director of Department of Preventive Medicine, General Director of Department of the Ministry of Health, General Director of Department of Management of quality, hygiene and food safety, the heads of the units directly under Ministry and Director of the Department of Health of provinces/cities under the Central Government are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

MINISTER OF HEALTH




Do Nguyen Phuong

 

PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Issuing together with the Decision No.4196/1999/QD-BYT dated December 29, 1999 of Minister of Health)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing.

This Regulation provides for quality, hygiene, and food safety in the production, processing, storage, transportation, trading of food in Vietnam, including imported food.

Article 2. Subjects of governing.

This Regulation applies to organizations and individuals producing, trading food in the territory of Vietnam, organizations, and individuals that import food to sell in the Vietnam market.

Article 3. Interpretation of terms.

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 2. "Food establishment" includes workshops, warehouses, equipment and infrastructure of the facilities of production, processing and sales of food, import of food and food service facilities or other facilities with food service department.

3. "Street food" is food, beverages, including vegetables, fresh fruit that may be eaten immediately sold on the streets or public places.

4. "Food cleaning" is the removal of dirt, residues in food.

5. "The food processing" means the processing of food from raw materials to finished food.

6. "Irradiation food" is the food used radioactive substances in order to preserve and prevent deterioration of food.

7. "Food used gene technology" means the food made from food materials which have been modified by application of genetic technology and not including food additives and processing aids.

8. "Fake food" means the foods circulated on the market not guaranteeing the quality or trademark as registered.

9. "Food quality" is consistent with the regulations on hygiene and food safety and the standards on the components, packaging, labeling, storage, and transportation of food.

10. "Hygiene and food safety" means the food that is not harmful to health or life of users; not being ruined, degenerated, reduced quality or low quality; not containing physical or biologic, chemical agents exceeding the permissible limitation; not being the products of diseased animals that can be harmful to users.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. "Food standard" is the technical documents on food issued by the competent authority.

Chapter II

REQUIREMENTS FOR THE FOOD ESTABLISHMENTS

Article 4. Location.

1. Food establishments must locate away from areas of dust contamination, toxic substances, smoke, waste areas, place of the stagnant water and other contaminants at least 50m.

2. Internal roads in the food establishments must be constructed to ensure hygiene standards, with well sewers, drains.

Article 5. Design.

1. The area of production, processing of food must be designed according to the rule of one way from raw material to finished product to avoid contamination.

2. Storage, factory and equipment of the establishments of production, processing of food must be designed to limit the entry of animals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Toilets must not be opened directly to the sectors of manufacturing, processing, trading food.

5. Doors taking waste, garbage must be designed separately.

Article 6. Structure.

1. Warehouse, workshops, and equipment are located conveniently and easily in the process of manufacturing, processing food to facilitate the application of measures to handle sanitary.

a) Ceiling: bright color, waterproof, no cracks, prevention of mold and stagnant water and dirt.

b) Floors: bright color; made of materials that are waterproof, washable, non-slip, non-toxic for food, easy to clean, sterile and well drained.

c) Walls and wall angle: flat, bright, non-toxic for food, waterproof, easily easy to clean, sterile.

d) Doors: smooth, waterproof, it is better to automatically open and closed. For the establishments producing canned food, packed, processed food, the in-front entrance must be designed the location for placing antiseptic water to soak boots before entering and exiting.

e) Window: a safety net to avoid the intrusion of insects and animals. The net must facilitate for regular cleaning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Ventilation system must be proper to eliminate condensation, heat, polluted air, strange smells, and dust.

b) The direction of the ventilation system must be ensured not being blown the wind from contaminated areas to clean areas.

c) With protection mesh made of easy-to-disassemble; rustless materials for cleaning.

3. Containers of waste and inedible items:

Waste containers must be sealed with lids to avoid the entry of animals and be cleaned regularly.

4. Lighting system:

a) The food establishments must always be fully illuminated:

- The place of producing must have the light intensity of not less than 200 lux.

- The place of checking food must reach the light intensity of not less than 540 lux.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Sewage, ditches systems must be tight, well-drained, easily renovated, non-pollution of the surrounding area.

6. The full toilets system which are located in the convenient locations for everyone in the food establishment and all the equipment to ensure hygiene.

7. Area of breeding pet (if any) is arranged at the end of the main wind direction and separate isolation with the area of producing, processing, and trading food.

Article 7. Containers of food and means of transportation.

1. The instrument used for containing and processing food must be made from nontoxic materials without causing strange odor compared to the taste of initial food, not being absorption, not being contamination into food, non-corrosive .

2. The instrument used for containing and processing food must be smooth, without cracks, easy to clean and disinfected its surfaces.

3. The means of transportation must conform to the particular nature of food, easy to clean and should be kept clean regularly to ensure food safety.

4. The means of transportation used in the processing, production, business, and circulation of food is not polluted, changed odor or deteriorated food

Article 8. Toilet area.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Hand wash place in the production area must be provided adequate clean water, soap, hand towels of one time use or hand dryer.

3. Toilet area must have the systems of lighting and ventilation, easy drainage, waste disposal and hygiene assurance. Toilets should be constructed so that the main wind direction does not blow from the restroom area to the area for processing, storage, and sale of food.

4. Toilet area must be completely separated from the area of processing, storage, selling of the food and having guidline "Wash your hands after leaving the toilet”.

Article 9. Sanitation of facilities.

1. Food is processed, stored, displayed for sale in the clean and hygienic places. The dirt, contaminants must be eliminated or reduced to the levels not likely to cause hazards to human health.

2. The place where food is processed; sold must be clean and not depositing grease and outstanding foods are washed; cleaned daily.

3. The place where food is stored for sale must be neatly arranged, with each separate area for each type of food to avoid cross contamination and always kept clean.

Article 10. Making clean and disinfect equipment, tools of processing, production and sale of food.

1. The equipment and tools used in the processing, storage and sale of food must be cleaned before and after use. Only use detergents for food containers and disinfectant permitted by the Health Ministry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Water used for washing must be ensured according to provisions of the Ministry of Health.

4. Equipment, tools of processing and production of food must be disinfected regularly.

5. The substance used for cleaning and sterilizing food containers must be placed in easily identifiable packages and manuals in accordance with specifications. The detergents must be placed separate from the area of processing, storage, or sale of food.

Chapter III

REQUIREMENTS FOR EXECUTIVES, PERSONS WHO DIRECTLY PRODUCE AND TRADE FOOD

Article 11. Learning knowledge of hygiene and food safety.

Owners of the food establishments shall have to contact local health agencies for organizing the workers directly participate in the production, processing, or selling food to study the knowledge of hygiene and food safety.

Article 12. Health of producers.

1. Persons who directly participate in producing and processing food must be examined health before the recruitment and periodic re-examination in accordance with the provisions of the Ministry of Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The medical examination must be conducted in the medical institutions from district level upwards.

Article 13. Hygiene of those who manufacture and process food.

1. The persons who directly produce or process food must wash their hands with water, with soap:

a) When starting to work.

b) After processing the raw materials.

c) After touching dirty surfaces.

d) After the toilet is complete.

e) Before contacting with ready to eat food.

2. The persons who process food must comply with the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Keeping the nails short, clean and not wearing jewelry when contacting directly with instant food.

c) Not to eat in the food manufacturing sector.

d) Not to spit, smoke in the area for processing.

Chapter IV

REQUIREMENTS FOR THE QUALITY, HYGIENE, AND FOOD SAFETY

Article 14. Responsibility for implementing the requirements of quality, hygiene, and food safety.

1. The establishments manufacturing, selling food is produced, processed, imported, traded only the foods reaching the standards of quality, hygiene, and food safety, safety for the users.

2. Strictly prohibit the manufacture, processing, importation, storage, or sale of fake food.

Article 15. Water, ice, and steam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Water used for food processing must be clean and not containing other contaminants, ensuring hygiene and safety standards for drinking water and living water in accordance with provisions of the Ministry of Health.

3. Manufacturing establishments must have sufficient clean water, enough pressure to provide for the cleaning, food processing. Water storage equipment must be designed properly to store and use hygienically.

4. Ice used for food must be produced from clean water, sanitary according to the Health Ministry’s provisions.

5. Ice used for food and food preservation must be preserved and transported under sanitary regulations of the Ministry of Health.

6. Steam used directly to produce food or contact with food must be hygienic, suitable to the using purpose and not causing harm to human health.

7. Water used for steam production, refrigeration, fire protection or used for other purposes must have separate pipes, be painted its own distinctive colors, and not connected to the water system used for production and processing of food.

Article 16. Food additives.

1. Food additives that are not included in the permissible list of the Ministry of Health before being imported or brought into use must be permitted in writing by the Ministry of Health.

2. Strictly prohibit the import, processing, storage, use, advertisement, or selling of food additives that are not included in the list permitted by the Health Ministry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Supplements.

1. The use of new additional substances must be permitted in writing by the Health Ministry.

2. Strictly prohibit the manufacture, importation, processing, storage, and sale of food containing the supplements at the contents exceeding permissible safe limits by current regulations.

Article 18. Food using genetic technology.

All food using genetic technology or materials using genetic technology must be labeled in Vietnamese "With use of genetic technology."

Article 19. Residues of plant protection medicine and veterinary medicine

Strictly prohibit the manufacture, processing, importation and sale of foods containing plant protection medicine or veterinary medicine exceeding permitted residues under the provisions of the Health Ministry.

Article 20. Microorganisms and Microorganisms’ toxins.

Strictly prohibit the manufacture, processing, importation, or sale of foods contaminated with microorganisms or their toxins exceeding the safety limits as prescribed by the Ministry of Health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Irradiated food must be produced, processed by the CODEX standards and must be labeled in Vietnamese.

2. Strictly prohibit the manufacture, processing, importation, or sale of irradiated foods out of the list of food permitted for irradiation issued by the competent authority.

Article 22. Requirements on hygiene and safety for street food.

1. Street food must be put on the high shelf of not less than 1m.

2. Processed foods must be marketed in the tools ensuring to avoid dust, insects, animals and other pollution sources and must be placed separate from the draw food or preliminarily processed.

3. Hot processed food must be kept at a temperature of not lower than 60°C, processed food for cold eating must be kept at a temperature of not more than 5°C during the storage and sale of food.

4. It must have its own tools to pick the prepared food.

Article 23. Application of measures to ensure food quality during production.

To encourage the establishments of production, processing of food applying the system of assurance of quality, hygiene, and food safety under HACCP, GMP, ISO or other equivalent food quality assurance systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROVISIONS ON THE QUALITY, HYGIENE, AND FOOD SAFETY FOR PACKAGING, LABELLING AND ADVERTISING OF FOOD

Article 24. Food packaging.

1. The use of new packaging materials must be appraised and licensed by the Ministry of Health.

2. The food packaging materials produced, processed, packaged must ensure the prevention of dust, insects, and other pollution sources.

3. Strictly prohibit the foods packaging by the packages which are likely to cause toxic, harmful, not guaranteeing the quality and safety or causing ruin to food.

Article 25. Food labeling.

1. The labeling of food must comply with the "Regulation on labeling of domestically circulated goods and exports and imports" issued together with the Decision No.178/1999/QD – TTg dated 30/8/1999 of the Prime Minister.

2. Strictly prohibit the self-change of food labels, change of the expiry of the food circulated.

Article 26. Advertising.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

IMPORTED AND EXPORTED FOOD

Article 27. Requirements for imported food.

1. Food imported into Vietnam must ensure the quality, hygiene, and safety as prescribed by law.

2. Food importing establishments shall be responsible for the quality, hygiene, and safety of imported food.

3. Imported food on the list required for state inspection must have a certificate of quality, hygiene, and food safety of the competent authorities before they are imported and sold in Vietnam.

4. Imported food which is not on the list required for state inspection must still check if detected signs of failure to ensure the quality, hygiene, and safety.

5. Imported food which is unsatisfactory in quality, hygiene, and safety must be recycled, cancelled or re-exported under decisions of the competent authorities.

Article 28. Exported food.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Upon request by the purchasing country, the Ministry of Health will consider to grant a certificate of quality, hygiene and food safety and certificate of food products circulated freely in the country for the food items which were issued the registration number by the Ministry of Health or the Health Departments of provinces and cities under central authority.

Chapter VII

REGULATION ON FOOD POISONING, RECALLED FOOD AND SAMPLE TESTING

Article 29. Saving of food sample, reports of poisonings and diseases caused by contaminated food.

1. The establishments, units that organize the meals for from 30 people or more must save food samples and under the supervision of local health agencies on quality, hygiene, and food safety. The food samples must be kept for at least 24 hours.

2. The persons who detect or suspect poisoning and diseases caused by contaminated food shall be responsible for notifying immediately the nearest health agencies.

3. The local health agencies must report the cases of food poisoning or suspected signs of diseases caused by contaminated food to high level health authorities for the period of not exceeding 24 hours after receiving the notice.

4. The local health agencies coordinate with the Management Department of quality, hygiene and food safety to organize and direct the investigation and handling of food poisoning cases as being notified.

5. The data relating to diseases caused by contaminated food must be collected and evaluated and announced by the Ministry of Health on the basis of ensuring the implementation of the provisions of the law on protection of state secrets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Withdrawn food.

1. The importing enterprises, establishments manufacturing, processing food must have the book system to keep track and record in full and ready to provide for the competent authorities upon request.

2. Withdrawn foods are the foods imported, manufactured, or marketed without quality assurance and improper registration records. Inspection of hygiene and food safety and the competent authorities are responsible for revoking these foods.

3. Foods which were withdrawn must be kept in appropriate and separate places.

4. Foods which were withdrawn must be recycled or canceled by the orders provided by the law.

5. If the food establishments do not make self-destruction of food, the local competent authorities shall destroy and the food establishments are responsible for paying all costs for disposal or processing of food.

Article 31. Sample testing.

1. The Ministry of Health designates the function agencies to test food samples collected.

2. The unit collecting samples must hand over the food samples to the samples testing agency as soon as possible. Samples must be labeled in full and clearly as prescribed and make sure that there is not any change in the physics, chemical, micro-organism compared to the time of sampling.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Management Department of quality, hygiene and food safety, the Departments of Health of provinces and cities under the Central Government is responsible for inspecting, monitoring the food establishments by decentralization and sampling for inspection if it is in doubt of not guaranteeing quality, hygiene and food safety.

Chapter VIII

EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32. Examination of hygiene and food safety.

The Management Department of quality, hygiene and food safety coordinates with inspectors of the Ministry of Health, the Departments and relevant agencies to examine and inspect the implementation of the provisions on hygiene and safety of food for organizations and individuals producing and trading food in the country.

The Departments of Health of provinces or cities under central authority are responsible for organizing the examination and inspection of the implementation of the provisions on hygiene and safety of food for organizations and individuals producing and trading food in the country.

Article 33. Inspection of hygiene and food safety.

The State inspectorate of specialized-hygiene health that are held under the State Inspectorate Charter of Health issued by the Decree No.23/HDBT dated 24/01/1991 of the Council of Ministers (now the Government) is responsible for inspecting the observance of the law on quality, hygiene and food safety, entitled to sanction administrative violations of quality, hygiene and food safety in accordance with the law regulations on handling of administrative violation. The inspection of quality, hygiene, and food safety is performed by inspection teams or inspectors.

Article 34. Handling of violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.006

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.178.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!