BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3312/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 08 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em”
Điều 2. Tài
liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em” ban hành
kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ vào tài liệu này và điều kiện cụ thể
của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em phù hợp để thực
hiện tại đơn vị.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các
ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh
viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi
nhận:
-
Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Website Cục KCB;
- Lưu VT, KCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên
|
BỘ
Y TẾ
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CHỦ
BIÊN TẬP
PGS. TS. Nguyễn Thị
Xuyên
PGS.TS. Lê Thanh Hải
ĐỒNG
CHỦ BIÊN
PGS. TS. Lương Ngọc
Khuê
GS.TS. Nguyễn Gia
Khánh
GS.TS. Trần Đình Long
PGS.TS. Phạm Nhật An
PGS.TS. Nguyễn Phú
Đạt
BAN
BIÊN SOẠN
PGS.TS. Phan Hữu
Nguyệt Diễm
PGS.TS. Trần Minh
Điển
PGS.TS. Đoàn Thị Ngọc
Diệp
PGS.TS. Khu Thị Khánh
Dung
PGS.TS. Hồ Sỹ Hà
PGS.TS. Lê Thanh Hải
PGS.TS. Lê Thị Minh
Hương
PGS.TS.Nguyễn Thị
Quỳnh Hương
PGS.TS. Vũ Minh Phúc
PGS.TS. Lê Tấn Sơn
PGS.TS. Nguyễn Văn
Thắng
PGS.TS. Phạm Văn
Thắng
PGS.TS. Nguyễn Thị
Diệu Thúy
PGS.TS.Đào Minh Tuấn
PGS.TS.Ninh Thị Ứng
PGS. TS. Bùi Văn Viên
TS. BS. Nguyễn Thị
Hương Giang
TS.BS. Nguyễn Thị
Việt Hà
TS.BS. Nguyễn Thị Thu
Hà
TS.BS. Trần Thị Hồng
Hà
TS.BS. Lê Thị Hồng
Hanh
TS.BS. Trần Kiêm Hảo
TS.BS. Phan Thị Hiền
TS.BS. Nguyễn Phạm
Anh Hoa
TS.BS. Trương Thị Mai
Hồng
TS.BS. Nguyễn Thanh
Hùng
TS.BS. Cao Vũ Hùng
TS.BS. Nguyễn Thị
Thanh Hương
TS.BS. Nguyễn Thu
Hương
TS.BS. Bùi Ngọc Lan
TS.BS. Phùng Tuyết Lan
TS.BS. Huỳnh Thoại Loan
TS.BS. Trần Thị Chi Mai
TS.BS. Nguyễn Văn Ngoan
TS.BS. Phan Hữu Phúc
TS.BS. Bùi Phương Thảo
TS.BS. Lưu Thị Mỹ Thục
TS.BS. Dương Bá Trực
TS.BS. Hà Mạnh Tuấn
TS.BS. Tạ Anh Tuấn
BSCKII. Nguyễn Thị Diệu
BSCKII. Trịnh Quang Dũng
BSCKII. Lê Thị Công Hoa
BSCKII. Nguyễn Thị
Minh Ngọc
BSCKII. Lê Tố Như
BSCKII. Phan Huy
Thuấn
BSCKII. Nguyễn Minh
Tiến
BSCKII. Trần Kinh
Trang
BSCKII. Trịnh Hữu
Tùng
Ths.BS. Nguyễn Thị
Vân Anh
Ths.BS. Lê Quỳnh Chi
Ths.BS. Vũ Chí Dũng
Ths.BS. Lê Ngọc Duy
Ths.BS. Lê Thị Hà
Ths.BS. Lê Thị Thu Hà
Ths.BS. Trần Thu Hà
Ths.BS. Trịnh Thị Thu
Hà
Ths.BS. Đỗ Thiện Hải
Ths.BS. Nguyễn Thúy
Hằng
Ths.BS. Đào Trung
Hiếu
Ths.BS. Nguyễn Thị
Mai Hoàn
Ths.BS. Đậu Việt Hùng
Ths.BS. Chu Lan Hương
Ths.BS. Nguyễn Mai Hương
Ths.BS. Nguyễn Thị
Mai Hương
Ths.BS. Nguyễn Ngọc
Khánh
Ths.BS. Nguyễn Văn
Lâm
Ths.BS. Nguyễn Ngọc
Quỳnh Lê
Ths.BS. Trương Bá Lưu
Ths.BS. Nguyễn Kiến
Mậu
Ths.BS. Quách Thúy
Minh
Ths.BS. Thành Ngọc
Minh
Ths.BS. Nguyễn Hoàng Nam
Ths.BS. Nguyễn Trần Nam
Ths.BS. Thái Thiên Nam
Ths.BS. Cấn Thị Bích
Ngọc
Ths.BS. Nguyễn Hữu
Nhân
Ths.BS. Giang Trần Phương
Ths.BS. Lê Hồng Quang
Ths.BS. Phạm Thị
Thanh Tâm
Ths.BS. Phan Thành
Thọ
Ths. Tâm lý Nguyễn
Thị Hồng Thúy
Ths.BS. Võ Đức Trí
Ths.BS. Nguyễn Thị
Ngọc Tú
Ths.BS. Hồ Anh Tuấn
Ths.BS. Nguyễn Minh
Tuấn
Ths.BS. Trần Anh Tuấn
Ths.BS. Trần Thị Hồng
Vân
Ths.BS. Nguyễn Minh
Trí Việt
Ths.BS. Đỗ Châu Việt
ThS.BS. Phùng Đăng
Việt
BSCKI. Bùi Văn Đỡ
BSCKI. Lê Nhật Trung
BS. Bạch Văn Cam
BS. Ninh Quốc Đạt
BS. Lê Thị Thu Hương
BS. Thục Thanh Huyền
BS. Trần Thị Bích
Huyền
BS. Trương Hữu Khanh
BS.Nguyễn Thu Vân
TỔ THƯ KÝ
Ths.BS. Trần Văn Học
Ths.BS. Nguyễn Đức
Tiến
Ths.BS. Ngô Thị Bích
Hà
Ths.BS. Trương Lê Vân
Ngọc
Ths.BS. Nguyễn Đức Thắng
BSCKI. Bùi Thị Hồng
Hoa
MỤC
LỤC
Danh mục các từ viết
tắt
Chương 1. NHI KHOA
ĐẠI CƯƠNG
1.Các thời kỳ phát
triển của trẻ
Chương 2. HỒI SỨC –
CẤP CỨU – CHỐNG ĐỘC
1. Nhận biết và xử
trí các dấu hiệu đe dọa chức năng sống ở trẻ em
2. Cấp cứu cơ bản
3. Tiếp cận chẩn đoán
và xử trí bệnh nhi khó thở
4. Ngưng thở ngưng
tim
5. Vận chuyển an toàn
bệnh nhân trẻ em
6. Nguyên tắc tiếp
cận và xử lý ngộ độc cấp ở trẻ em
7. Xử trí vết thương
do người và súc vật cắn
8. Xử trí ong đốt ở
trẻ em
9. Rắn cắn
10. Sốc tim trẻ em
11. Sốc giảm thể tích
tuần hoàn ở trẻ em
12. Sốc phản vệ ở trẻ
em
13. Sốc nhiễm khuẩn
14. Rối loạn nước
điện giải
15. Rối loạn kiềm
toan ở trẻ em
16. Rối loạn Can xi
và Ma giê máu
17. Rối loạn Natri và
Kali máu
18. Nuôi dưỡng tĩnh
mạch cho bệnh nhân nặng hồi sức cấp cứu
19. Tăng áp lực nội
sọ
20. Hôn mê
21. Co giật
22. Viêm phổi liên
quan đến thở máy
23. Nhiễm khuẩn huyết
trên bệnh nhân đặt Catheter mạch máu
Chương 3. SƠ SINH
1. Hạ đường huyết sơ
sinh
2. Tăng đường huyết
sơ sinh
3. Hội chứng hít phân
su
4. Tăng áp lực động
mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh
5. Viêm ruột hoại tử
sơ sinh
6. Bệnh phổi mạn tính
ở trẻ sơ sinh
7. Còn ống động mạch
ở trẻ đẻ non
8. Vàng da tăng
Bilirubine gián tiếp
9. Bệnh màng trong
trẻ đẻ non
10.Bệnh não thiếu oxy
thiếu máu cục bộ
11. Suy hô hấp sơ
sinh
12. Dinh dưỡng qua
đường tiêu hóa cho trẻ sinh non, nhẹ cân
13. Dự đoán, đánh
giá, điều trị và tiên lượng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao
Chương 4. HÔ HẤP
1. Viêm phổi do Virus
2. Viêm phổi do vi
khuẩn ở trẻ em
3. Viêm phổi không
điển hình ở trẻ em
4. Khó thở thanh quản
ở trẻ em
5. Tràn khí màng phổi
6. Viêm tiểu phế quản
cấp ở trẻ em
7. Dị vật đường thở
8. Viêm mủ màng phổi
Chương 5. TIM MẠCH
1. Tồn tại ống động
mạch
2. Viêm cơ tim do
virus
3. Suy tim ứ huyết
4. Viêm mủ màng ngoài
tim
5. Viêm nội tâm mạc
nhiễm trùng
6. Chẩn đoán và điều
trị bệnh Kawasaki
Chương 6. TIÊU HÓA –
DINH DƯỠNG
1. Tiêu chảy cấp
2. Tiêu chảy kéo dài
3. Táo bón
4. Nhiễm ký sinh
trùng đường ruột ở trẻ em
5. Đau bụng chức năng
6. Bệnh trào ngược dạ
dày thực quản
7. Xuất huyết tiêu
hóa
8. Loét dạ dày tá
tràng ở trẻ em
9. Phác đồ điều trị
viêm loét dạ dày Helicobacte Pylori tại bệnh viện
10. Bệnh suy dinh
dưỡng do thiếu Protein – Năng lượng
11. Bệnh còi xương do
thiếu Vitamin D ở trẻ em
12. Béo phì ở trẻ em
Chương 7. GAN MẬT
1. Các nguyên nhân
gây vàng da ứ mật ở trẻ em
2. Teo đường mật bẩm
sinh
3. Tiếp cận suy gan
cấp ở trẻ em
Chương 8. THẬN TIẾT
NIỆU
1. Tiếp cận chẩn đoán
Protein niệu
2. Tiếp cận chẩn đoán
đái máu
3. Nhiễm trùng đường
tiểu
4. Hội chứng thận hư
tiên phát ở trẻ em
5. Bệnh Lupus đỏ hệ
thống ở trẻ em
6. Suy thận cấp
7. Bệnh thận mạn
Chương 9. THẦN KINH
1. Nhức đầu ở trẻ em
2. Co giật do sốt
3. Động kinh ở trẻ em
4. Chảy máu trong sọ
ở trẻ em
Chương 10. TRUYỀN
NHIỄM
1. Bệnh Chân – Tay – Miệng
2. Viêm màng não mủ
3. Viêm não
4. Bệnh cúm
5. Bệnh sởi
6. Chẩn đoán, điều
trị sốt xuất huyết Dengue
7. Sốt rét ở trẻ em
8. Nhiễm trùng huyết
Chương 11. HUYẾT HỌC
1. Tiếp cận chẩn đoán
thiếu máu
2. Thiếu máu thiếu
sắt
3. Bệnh Thalassemia
4. Điều trị suy tủy
xương mắc phải
5. Chẩn đoán điều trị
xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát ở trẻ em
6. Hemophilia
7. Hội chứng thực bào
máu
8. Thiếu máu tán
huyết cấp
9. Thiếu máu tán
huyết miễn dịch
Chương 12. UNG BƯỚU
1. Bạch cầu cấp dòng
Lympho
2. Tiếp cận chẩn đoán
và xử trí khối u đặc thường gặp
3. U nguyên bào thần
kinh
4. Sốt giảm bạch cầu
hạt
Chương 13. NỘI TIẾT –
CHUYỂN HÓA – DI TRUYỀN Y HỌC
1. Suy thượng thận ở
trẻ em
2. Tăng sản thượng
thận bẩm sinh
3. Hạ đường máu nặng
do cường Insulin bẩm sinh
4. Toan Xeton do đái
tháo đường
5. Đái tháo nhạt
trung ương
6. Suy giáp trạng bẩm
sinh
7. Loãng xương ở trẻ
em
8. Dậy thì sớm trung
ương
9. Tiếp cận trẻ chậm
tăng trưởng chiều cao và điều trị trẻ chậm tăng trưởng do thiếu hụt hormon tăng
trưởng
10. Di truyền y học
và chăm sóc sức khỏe ban đầu
11. Tiếp cận chẩn
đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
12. Hạ đường máu
trong các RLCH bẩm sinh
13. Toan chuyển hóa
và toan Xeton trong các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
14. Bệnh thiếu hụt
Enzym Beta - Ketothiolase
15. Tăng Amoniac máu
16. Tăng Lactate máu
trong các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Chương 14. MIỄN DỊCH
– DỊ ỨNG – KHỚP
1. Hen phế quản trẻ
em
2. Xử trí cơn hen phế
quản cấp ở trẻ em
3. Nhiễm trùng tái
diễn
4. Dị ứng thức ăn ở
trẻ em
5. Dị ứng thuốc
6. Viêm khớp tự phát
thiếu niên
Chương 15. TÂM THẦN –
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1. Rối loạn tăng hoạt
động giảm chú ý ở trẻ em
2. Rối loạn tự kỷ ở
trẻ em
3. Rối loạn TIC
4. Các liệu pháp tâm
lý
5. Tâm lý bệnh nhi
nằm viện
6. Rối loạn giấc ngủ
ở trẻ em
7. Phục hồi chức năng
trẻ bại não
PHỤ LỤC
1. Tổ chức và trang
bị phòng cấp cứu nhi
2. Nguyên tắc sử dụng
kháng sinh trong nhi khoa
3. Khoảng tham chiếu
các xét nghiệm huyết học
4. Giá trị hóa sinh
bình thường
TỪ VIẾT TẮT
6MP
|
6- mercaptopurine
|
AFP
|
Alpha – feto
Protein
|
ALL
|
Bạch cầu cấp dòng
Lympho
|
ALNS
|
Áp lực nội sọ
|
ALOB
|
Áp lực ổ bụng
|
BC
|
Bạch cầu
|
BCN
|
Bạch cầu non
|
BCTT
|
Bạch cầu trung tính
|
BP
|
Béo phì
|
BPD
|
Bronchopulmonary
dysplasia
|
BUN
|
Blood Urea Nitrogen
|
CADO
|
French induction
regimen consisting of cyclophosphamide, adriamycin, vincristine, carboplatin
|
CCG
|
Children Cancer
Group
|
CLD
|
Chronic lung
disease
|
CMV
|
Cytomegalo Virus
|
CO
|
Cyclophosphamide,
Vincristine
|
COJEC
|
Rapid, platinum-
containing induction schedule (CBDCA, CDDP, CYC, VCR, VP16)
|
CPAP
|
Continuous positive
airway pressure
|
CRP
|
C Reactive Protein
|
CTM
|
Công thức máu
|
ĐBCN
|
Đau bụng chức năng
|
DD
|
Dung dịch
|
ĐK
|
Động kinh
|
ĐM
|
Động mạch
|
ĐMC
|
Động mạch chủ
|
ĐMP
|
Động mạch phổi
|
ĐTĐ
|
Đái tháo đường
|
ĐTDTE
|
Đái tháo đường trẻ
em
|
EBV
|
Epstein- Barr Virus
|
ELBW
|
Extreme low birth
weight
|
FAB
|
French – American –
British
|
GCSF
|
Thuốc kích bạch cầu
|
GIR
|
Glucose influsion
rate
|
HA
|
Huyết áp
|
Hb
|
Hemoglobin
|
HC
|
Hồng cầu
|
HCG
|
Hormone Chorionique
gonadotrope
|
HCTH
|
Hội chứng thận hư
|
HI
|
Hemophilus
influenza
|
HPQ
|
Hen phế quản
|
HSCC
|
Hồi sức cấp cứu
|
HSV
|
Herpes simplex
Virus
|
HVA
|
Homovanillic acid
|
IDRF
|
Image Defined Risk
Factors
|
INPC
|
International
Neuroblastoma Pathology Classification
|
INRG
|
International
Neuroblastoma Risk Group
|
INSS
|
International
Neuroblastoma Staging System
|
IVC
|
Inferior Vena Cava
|
LTS
|
Life Threatening
Symtoms
|
MBH
|
Mô bệnh học
|
MIBG
|
Meta-
iodobenzylguanidine
|
MRD
|
Bệnh tồn dư tối
thiểu Minimal Residual disease
|
MRI
|
Chụp cộng hưởng từ
|
NBTK
|
Nguyên bào thần
kinh
|
NEC
|
Necrotizing
enterocolitis
|
NICU
|
Neonate instensive
care unit
|
NKBV
|
Nhiễm khuẩn bệnh
viện
|
NKHH
|
Nhiễm khuẩn hô hấp
|
NKM
|
Nhiễm khuẩn máu
|
NKQ
|
Nội khí quản
|
NTĐT
|
Nhiễm trùng đường
tiểu
|
NTHH
|
Nhiễm toan hô hấp
|
OMA
|
Opsoclonus-myoclonus-ataxia
|
PCR
|
Polymerase chain
reaction
|
PDA
|
Patent ductus
arteriosus
|
PPHN
|
Persistent
pulmonary hypertension of the Newborn
|
PTNSLN
|
Phẫu thuật nội soi
lồng ngực
|
RA
|
13-cis Retinoic
acid
|
RDS
|
Respiratory
dystress syndrom
|
RLCHBS
|
Rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh
|
RNA
|
Ribonucleic acid
|
RSV
|
Respiratory
Syncytial Virus
|
SDD
|
Suy dinh dưỡng
|
SGA
|
Small for
gestational age
|
SGC
|
Suy gan cấp
|
SGTTTH
|
Sốc giảm thể tích
tuần hoàn
|
SHH
|
Suy hô hấp
|
SNK
|
Sốc nhiễm khuẩn
|
SPV
|
Sốc phản vệ
|
TB
|
Tiêm bắp
|
TBS
|
Tim bẩm sinh
|
TC
|
Tiểu cầu
|
TM
|
Tĩnh mạch
|
TMC
|
Tĩnh mạch chủ
|
TMTT
|
Tĩnh mạch trung tâm
|
TNM
|
Tumor Node
Metastase – Hệ thống phân loại u hạch, di
căn
|
TSB
|
Total serum
bilirubin
|
TVCH
|
Thoát vị cơ hoành
|
TVCHBS
|
Thoát vị cơ hoành
bẩm sinh
|
TX
|
Tủy xương
|
VDƯM
|
Vàng da ứ mật
|
VIP
|
Vasoactive
Intestinal Peptide
|
VMA
|
Vanillyl mandelic
acid
|
VMNM
|
Viêm màng não mủ
|
VP- Carbo
|
Etoposide,
Carboplatin
|
CHƯƠNG
1: NHI KHOA ĐẠI CƯƠNG
CÁC
THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ mà là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc thụ thai
đến tuổi trưởng thành trẻ phải trải qua 2 quá trình chính.
Quá trình tăng trưởng
(phát triển về số): do sự tăng số lượng và kích thước tế bào của các mô.
Quá trình trưởng
thành về chất (cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh dần): do sự thay đổi về cấu
trúc của các bộ phận dẫn đến sự thay đổi chức năng tế bào.
Quá trình lớn lên và
phát triển của trẻ có tính chất toàn diện cả về thể chất, tâm thần - vận động
và qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm về sinh lý và bệnh lý
riêng.
Từ khi hình thành đến
khi trưởng thành (15 - 20 tuổi) trẻ em trải qua 6 giai đoạn phát triển: giai
đoạn bào thai, giai đoạn sơ sinh; giai đoạn nhũ nhi; giai đoạn răng sữa; giai
đoạn thiếu niên; giai đoạn dậy thì. Các giai đoạn có đặc điểm phát triển và nhu
cầu dinh dưỡng khác nhau.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ
QUA CÁC THỜI KỲ
2.1. Thời kỳ bào thai
Tính từ lúc thụ thai
đến khi ra đời (trung bình 270 15 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh
cuối cùng. Thời kỳ bào thai chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thụ thai:
kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ.
- Giai đoạn phát
triển phôi: tuần lễ thứ hai đến thứ tám
- Giai đoạn bào thai:
từ tuần thứ chín đến khi sinh
2.1.1. Giai đoạn thụ
thai và giai đoạn phát triển phôi:
- Đặc điểm sinh lý:
Giai đoạn của sự hình
thành và biệt hoá các bộ phận. Phần lớn các giai đoạn phát triển các cơ quan
quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến
giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc hay bức xạ thì các dị tật bẩm sinh sẽ xảy
ra.
- Đặc điểm bệnh lý:
3 tháng đầu của thai
kỳ là thời kỳ hình thành thai nhi. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát
triển của các cơ quan trong giai đoạn này thì chúng sẽ không sửa chữa được sau
này
Trong thời kỳ này,
nếu mẹ bị nhiễm các chất độc (thuốc hay hoá chất), hay bị nhiễm virus như nhiễm
TORCH (Toxoplasmo, Rubeola, Cytomegalovirus, Herpes simplex) thì trẻ
sinh ra dễ bị dị tật.
2.1.2. Giai đoạn bào
thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh)
- Đặc điểm sinh lý:
Sau khi phần lớn các
cơ quan đã được hình thành, thời kỳ bào thai dành hết hoàn toàn cho sự tăng trưởng
và hoàn chỉnh các bộ phận. Rau thai hình thành, mẹ nuôi trẻ trực tiếp qua rau
thai.
+ Tuần thứ 13 – 14
thời kỳ bào thai, giới tính của thai nhi có thể được xác định.
+ Tuần thứ 25 – 28:
Tất cả các cơ quan bộ phận của cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát
triển chiều dài, cân nặng của thai nhi. Từ tháng 3 đến tháng thứ 6 trẻ dài được
70% chiều dài khi đẻ.
+ Tuần thứ 37 – 41:
là thời điểm thai nhi tăng trưởng về trọng lượng cơ thể. Bào thai lớn nhanh,
đặc biệt ba tháng cuối thai kỳ từ 700g ở quý II, tăng mỗi tuần 200g trong quý
III.
+ Để trẻ khỏe mạnh
thông minh thì mẹ không được mắc bệnh và cần tăng 10 -12 kg trong suốt thời
gian mang thai.
Sự tăng cân của mẹ
khi mang thai:
Thai
kỳ
|
Số
cân mẹ tăng (kg)
|
Quý
I
|
0-2
|
Quý
II
|
3-4
|
Quý
III
|
5-6
|
Bé khỏe mạnh là bé
khi sinh ra cân năng trung bình là 3000gr (2500 - 3500gr), dài trung bình 50cm (48
-52cm) và không có dị tật bẩm sinh.
- Đặc điểm bệnh lý:
trong giai đoạn này, dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau
thai. Nếu người mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém hoặc mẹ có vấn đề về
rau thai thì trẻ sinh ra dễ có cân nặng thấp lúc sinh và tỉ lệ tử vong cao. Đẻ
non dễ xảy ra trong 3 tháng cuối do rau thai không còn là hàng rào vững chắc để
bảo vệ thai nữa.
2.2. Thời kỳ sơ sinh:
từ lúc cắt rốn cho đến 4 tuần lễ đầu.
2.2.1. Đặc điểm sinh
lý
- Sự chuyển tiếp từ
đời sống trong tử cung sang ngoài tử cung buộc trẻ phải có sự thay đổi chức
năng của một số cơ quan để thích nghi với cuộc sống mới như hoạt động của bộ
máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn. Trong các cơ quan thì sự thích nghi của phổi là
quan trọng nhất. Nhờ thở tốt, hệ tuần hoàn cũng thích nghi nhanh chóng và hệ
thần kinh nhất là vỏ não cũng được kiện toàn.
- Ngay sau khi ra
đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi và vòng tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn
rau thai. Sự thích nghi của bộ máy tiêu hoá, gan thận… bắt đầu cùng với bữa ăn
đầu tiên của trẻ.
- Bộ não trẻ còn non
nớt nên trẻ ngủ nhiều 20giờ/ngày do vỏ não trong trạng thái ức chế. Tuy ngủ
nhiều nhưng trẻ biết giật mình khi có tiếng động mạnh. Trẻ không tự chủ được
mọi động tác và có một số phản ứng tự nhiên toàn thân như tăng trương lực cơ
nhẹ.
- Hệ tiêu hóa: niêm
mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của
bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra. Trẻ không
thích uống những chất đắng, chua, cay và rất thích ngọt vì vậy không nên cho
trẻ uống nước đường, sữa bò trước khi bú mẹ vì trẻ sẽ chê sữa mẹ. Trẻ có khả
năng ngửi mùi sữa của mẹ qua đó nhận được mẹ và tìm được vú mẹ.
- Cân nặng: trẻ bình
thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ
3500 kg - 4500 kg. Chiều cao: tăng khoảng 2cm.
2.2.2. Đặc điểm bệnh
lý
- Vì trẻ bắt đầu
thích nghi với môi trường bên ngoài nên nhiều yếu tố có thể cản trở sự thích
nghi của trẻ và gây tử vong cao trong 24h đầu hoặc tuần đầu tiên sau sinh.
- Các bệnh lý hay
gặp:
+ Sang chấn sản khoa:
gây ngạt, xuất huyết não, gãy xương.
+ Glucose máu trẻ sơ
sinh thấp nên cần cho trẻ bú sớm sau khi sinh.
+ Hệ thống miễn dịch
còn non yếu nên trẻ dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng rốn, phổi, não, nhiễm
trùng huyết. Tuy vậy nhờ có kháng thể từ mẹ chuyển sang nên trẻ ít bị các bệnh
như sởi, bạch hầu...
- Các bệnh vàng da
tăng bilirubin tự do.
+ Do vậy việc săn sóc
tốt nhất cho trẻ sơ sinh là chăm sóc tốt trong giai đoạn trước sinh rất quan
trọng nhằm hạn chế việc đẻ khó, nhiễm trùng nhằm hạ thấp tử vong sơ sinh. Bà mẹ
phải được khám thai định kỳ. Vệ sinh cho trẻ, trẻ sống trong điều kiện sạch sẽ
và đủ sữa mẹ.
2.3. Thời kỳ nhũ nhi
(bú mẹ): từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi
- Đặc điểm sinh lý:
trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh.
+ Cân nặng: trung
bình, 6 tháng đầu trẻ nặng gấp đôi cân nặng lúc sinh (khoảng 5-6kg) và đến
tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 (trung bình từ 9 kg - 10kg) so với lúc đẻ.
+ Chiều cao: mỗi
tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh (trung bình trẻ cao từ 74cm
- 78cm)
+ Vòng đầu: tăng 10cm
(34+10= 44cm). Tổ chức não tăng nhanh đạt tới 75% so với người lớn (900g).
+ Hệ tiêu hóa: hoàn
thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực
phẩm khác ngoài sữa. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa:
+ Công thức tính số
răng sữa = số tháng – 4.
Lớp mỡ dưới da phát
triển mạnh nên trông trẻ bụ bẫm do vậy trẻ còn bú đòi hỏi nhu cầu năng lượng
cao hơn ở người lớn trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men
tiêu hoá còn kém nên dễ bị rối loạn tiêu hoá và dẫn đến suy dinh dưỡng nếu nuôi
dưỡng không đúng cách. Vì vậy thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Trẻ cần 120 - 130
calo/kg cơ thể/ngày.
Cùng với sự phát
triển mạnh về thể chất, trẻ bắt đầu có sự phát triển tinh thần, trí tuệ và vận
động.
+ Thần kinh: cũng bắt
đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt. Tập cười nói giao
tiếp với mọi người xung quanh, 2 tháng hóng chuyện, 3 tháng cười thành tiếng,
chăm chú nhìn vào vật có màu đỏ, đen, trắng. 12 tháng biết chỉ tay vào vật mình
ưa thích. Phân biệt được lời khen và cấm đoán.
+ Vận động: trẻ tập
bò, đứng, đi. 3 tháng biết lẫy, 8 tháng biết bò, 9 tháng biết hoan hô, 12 tháng
biết đi.
+ Ngôn ngữ: 9 tháng
bắt đầu phát âm bà, ba, mẹ. 12 tháng phát âm được 2 âm.
2.3.1. Đặc điểm bệnh
lý: sau 6 tháng trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Trẻ dễ bị tiêu chảy
cấp, tiêu chảy kéo dài, nôn, chán ăn do chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn
chỉnh nhất là trẻ không bú mẹ. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ các rối loạn dạ
dày-ruột ít gặp và nhẹ hơn trẻ nuôi nhân tạo.
- Tốc độ phát triển
nhanh cộng hệ tiêu hoá kém nên trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, thiếu
máu. Ngoài ra các thức ăn nhân tạo thường thiếu các vi chất cần thiết, các
vitamin và tỷ lệ phân bố các chất không hợp lý.
- Trung tâm điều
nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ, quá trình ức chế và hưng phấn
vẫn có xu hướng lan toả nên các yếu tố gây bệnh đều có thể phản ứng toàn thân
do đó trẻ dễ bị hạ thân nhiệt hoặc sốt cao co giật, phản ứng não, màng não.
- Trong 6 tháng đầu
trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, bạch hầu... do kháng thể từ mẹ
(IgG) truyền sang qua rau còn tồn tại ở cơ thể trẻ.
- Càng về sau, miễn
dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ hãy
còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh lây như viêm phổi, viêm màng não, bạch hầu,
sởi. Trẻ hay bị chấn thương do ngã và bắt đầu tập đi.
2.4. Thời kỳ răng
sữa: (Thời kỳ trước khi đi học)
Từ 1đến 6 tuổi. Có
thể chia làm 2 thời kỳ nhỏ: Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi, tuổi mẫu giáo: 4 - 6
tuổi.
2.4.1. Đặc điểm sinh
lý
Trong thời kỳ này trẻ
tiếp tục lớn và phát triển nhưng tốc độ lớn chậm hơn giai đoạn trước. Chức năng
vận động phát triển nhanh, trẻ bắt đầu đi một mình rồi chạy, tập vẽ, viết, trẻ
tự xúc thức ăn, rửa tay, rửa mặt… Tín hiệu thứ hai, ngôn ngữ phát triển. Trẻ bắt
đầu đi học. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có đặc điểm hiếu động. Các cơ phát triển
mạnh nhưng trương lực cơ duỗi nhỏ hơn cơ gấp nên trẻ không ngồi lâu được.
- Cân nặng: mỗi tháng
tăng từ 100gram - 150gram. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi
nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm.
- Chiều cao: mỗi năm
tăng 5cm chiều cao. 6 tuổi trẻ cao từ 105cm - 115 cm.
Công
thức tính chiều cao cho trẻ > 1 tuổi: X (cm) = 75 + 5 (N -1)
(X=
chiều cao; N= số tuổi tính theo năm)
Vòng đầu bằng người
lớn (55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn.
- Hệ tiêu hóa: đã
hoàn thiện, trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm
- Hoạt động: trẻ tò
mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc. Có những hoạt động giao
tiếp, ham chơi hơn ăn.
2.4.2. Đặc điểm bệnh
lý
Xu hướng bệnh ít lan
toả. Ở lứa tuổi này trẻ cũng rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các
bệnh về thể tạng. Trong thời kỳ này miễn dịch thụ động từ mẹ chuyển sang giảm
nhiều nên trẻ hay mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu, thường bị bệnh lây do
đời sống tập thể.
Xuất hiện các bệnh có
tính chất dị ứng: hen phế quản, mề đay cấp, viêm cầu thận cấp. Trẻ hoạt động
nhiều nên hay bị các tai nạn, chấn thương, ngộ độc, bỏng...
2.5.Giai đoạn thiếu
niên: tuổi học đường.
Có 2 thời kỳ: tuổi
học sinh nhỏ: 7 - <12 tuổi; tuổi học sinh lớn: (trước tuổi dậy thì) 12 - 15
tuổi.
2.5.1.Đặc điểm sinh
lý
- Trẻ vẫn tiếp tục
lớn nhưng không còn nhanh. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa. Sự cấu tạo và
chức phận của các cơ quan hoàn chỉnh. Trẻ biết suy nghĩ, phán đoán, trí thông
minh phát triển.
- Cơ bắp bắt đầu phát
triển nhưng vẫn còn thon gầy.
- Dinh dưỡng: trẻ hay
bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, hay ăn quà vặt (bánh kẹo, nước ngọt).
2.5.2. Đặc điểm bệnh
lý
- Do tiếp xúc với môi
trường xung quanh nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp. Trong thời kỳ này hệ
thống xương đang phát triển, dây chằng còn lỏng lẻo nên trẻ dễ mắc các bệnh do
tư thế sai lệch như vẹo cột sống, gù...
- Trẻ giảm mắc bệnh
dần. Các bệnh mãn tính nếu không chữa hoặc kiểm soát sẽ có biến chứng hoặc di
chứng. Các bệnh học đường hay xuất hiện như vẹo cột sống, tật khúc xạ...
2.6. Giai đoạn dậy
thì: từ 15 tới 20 tuổi
2.6.1.Đặc điểm sinh
lý
- Giới hạn tuổi ở
thời kỳ này khác nhau tuỳ theo giới, môi trường và hoàn cảnh kinh tế, xã hội.
Trẻ gái bắt đầu từ lúc 13 - 14 tuổi và kết thúc lúc 17 - 18 tuổi. Trẻ trai bắt
đầu 15 - 16 tuổi và kết thúc lúc 19 - 20 tuổi.
- Trong thời gian này
chức năng các tuyến sinh dục hoạt động mạnh biểu hiện bằng sự xuất hiện các
giới tính phụ như ở vùng xương mu, hố nách lông mọc nhiều, các em gái vú phát
triển, bắt đầu có kinh, các em trai bắt đầu thay đổi giọng nói (vỡ tiếng)...Các
tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến yên cũng hoạt động mạnh.
- Chiều cao cũng phát
triển nhanh hơn trong những năm đầu, cần tranh thủ giai đoạn này để tăng chiều
cao của trẻ. Tăng từ 5-8 cm/năm với nữ và 5,5-9 cm/năm với nam sau đó chiều cao
tăng chậm dần. Chiều cao của nữ dừng lại khi 19-21 tuổi và nam là 20-25 tuổi.
Cân
nặng áp dụng công thức: X (kg) = 21 + 4 (N-10)
(X=
cân nặng; N= số tuổi tính theo năm)
2.6.2. Đặc điểm bệnh
lý
- Trong thời kỳ này
thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm - nội tiết,
nên thường thấy những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan như hay hồi hộp,
tăng huyết áp, những rối loạn về thần kinh: tính tình thay đổi, dễ lạc quan nhưng
cũng dễ bi quan hay có những suy nghĩ bồng bột...
- Về bệnh tật: giai
đoạn này trẻ thường ít bệnh tật hơn cả, tuy nhiên tự tử và các bệnh tâm thần
lại xuất hiện nhiều .
Tóm lại:
- Sự lớn lên và phát
triển của trẻ em trải qua 2 giai đoạn cơ bản bao gồm 6 thời kỳ. Ranh giới giữa
các thời kỳ này không rõ ràng mà thường xen kẽ nhau. Ngoài ra còn có một số yếu
tố tác động không nhỏ đến quá trình lớn lên và phát triển của trẻ hoặc ảnh hưởng
đến dung mạo bệnh tật của trẻ như ngoại cảnh, môi trường sống của trẻ (yếu tố
ngoại sinh).
- Mỗi một lứa tuổi có
đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng, nếu áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng
đúng, trẻ sẽ có một sức khoẻ tốt. Trẻ cần có sự chăm sóc tốt của gia đình, xã
hội và cách nuôi dưỡng đúng. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa
cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức khoẻ của trẻ mỗi tháng để can
thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.
- Do đó nhiệm vụ của
những cán bộ Nhi khoa là phải nắm vững những đặc điểm của các thời kỳ trên, tạo
điều kiện đảm bảo cho sự lớn lên và phát triển của trẻ được tốt.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu giảng dạy
của bộ môn nhi Huế (giáo trình của bộ môn nhi Huế)
2. Bài giảng Nhi Khoa
của Bộ Môn Nhi- Trường đại học y khoa TP HCM (2000).
3. Bài giảng Nhi Khoa
tập 1 Bộ Môn Nhi- Đại học Y Khoa Hà Nội (2006).
CHƯƠNG
2: HỒI SỨC – CẤP CỨU – CHỐNG ĐỘC
NHẬN
BIẾT VÀ XỬ TRÍ CÁC DẤU HIỆU ĐE DỌA CHỨC NĂNG SỐNG Ở TRẺ EM
Tử vong ở bệnh viện
thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu nhập viện. Phần lớn các trường hợp tử vong
này đều có thể ngăn ngừa được nếu trẻ bị bệnh nặng được phát hiện sớm và xử trí
ngay sau khi đến bệnh viện .
Việc nhận biết các
dấu hiệu đe dọa chức năng sống là một quy trình sàng lọc nhanh trẻ bệnh, có thể
xếp trẻ vào các nhóm sau:
- Trẻ có dấu hiệu
cấp cứu cần điều trị cấp cứu ngay lập tức.
- Trẻ có dấu hiệu
cần ưu tiên cần được khám ưu tiên trong lúc đợi, phải được đánh giá và được
điều trị không chậm trễ.
- Trẻ không cấp
cứu là những trẻ không nặng, có các dấu hiệu không nằm trong 2 nhóm trên.
1.CÁC DẤU HIỆU ĐE DỌA
TÍNH MẠNG bao gồm:
* Tắc nghẽn đường thở
* Suy hô hấp nặng
* Tím tái trung tâm *
Các dấu hiệu sốc
* Hôn mê * Co giật
Trẻ có dấu hiệu cấp
cứu cần điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tử vong. Trẻ có dấu hiệu cần ưu
tiên là những trẻ có nguy cơ tử vong cao. Những
trẻ này cần được đánh
giá ngay, không chậm trễ.
2.NHẬN BIẾT DẤU HIỆU
ĐE DỌA TÍNH MẠNG
Việc nhận biết các
dấu hiệu này phải được thực hiện ở nơi tiếp nhận bệnh nhân trong bệnh viện, trước
khi làm bất kỳ thủ tục hành chính nào như thủ tục đăng ký khám HOẶC ngay khi
bệnh nhân nhập khoa cấp cứu. Do đó phải tổ chức một trình tự để bệnh nhân khi
đến viện tuân theo. Trẻ phải được phân loại trước khi bà mẹ ngồi vào phòng đợi.
Cần có một y tá đánh giá nhanh tình trạng từng trẻ trước khi cân và trước khi
làm thủ tục đăng ký khám
2.1. Đánh giá ban đầu
đường thở và thở
Nhận biết dấu hiệu
suy hô hấp
Thở gắng sức
Khi mức độ thở gắng
sức tăng lên là biểu hiện nặng của các bệnh hô hấp. Cần đánh giá các chỉ số sau
đây:
Tần số thở
Cần sử dụng nhịp thở
như là công cụ để nhận định sự thay đổi lâm sàng tốt lên hay xấu đi.
Khi có biểu hiện rối
loạn nhịp thở, thở nhanh để tăng thông khí do bệnh của phổi hoặc có cản trở đường
thở, hoặc toan máu. Nhịp thở chậm thể hiện suy yếu sau gắng sức, tăng áp lực
nội sọ hoặc giai đoạn gần cuối.
Bảng
1.Nhịp thở bình thường của bệnh nhân theo tuổi
Tuổi
|
Nhịp
thở (lần/phút)
|
<1
1
– 2
2
– 5
5
– 12
>12
|
30
– 40
25
– 35
25
– 30
20
– 25
15
– 20
|
Rút lõm lồng ngực
Co rút cơ liên sườn,
hạ sườn và các hõm ức đều thể hiện thở gắng sức. Mức độ rút lõm thể hiện mức độ
khó thở. Khi trẻ đã thở gắng sức lâu và suy yếu đi, thì dấu hiệu rút lõm lồng
ngực cũng mất đi.
Tiếng ồn thì hít vào,
thở ra
Tiếng thở rít thì hít
vào (stridor) là dấu hiệu của tắc nghẽn ở tại vùng hầu và thanh quản. Khò khè
gặp ở những trẻ có tắc nghẽn đường hô hấp dưới và thường nghe thấy ở thì thở
ra.Thì thở ra kéo dài cũng thể hiện có tắc hẹp đường thở dưới. Mức độ to nhỏ
của tiếng ồn không tương ứng với độ nặng của bệnh.
Thở rên
Đây là dấu hiệu rất
nặng của đường thở và đặc trưng ở trẻ nhỏ bị viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Cũng
có thể gặp dấu hiệu này ở những trẻ có tăng áp lực nội sọ, chướng bụng hoặc
viêm phúc mạc.
Sử dụng cơ hô hấp phụ
Cũng như người lớn,
khi cần thở gắng sức nhiều hơn có thể cần sử dụng đến cơ ức – đòn – chũm.
Phập phồng cánh mũi
Dấu hiệu phập phồng
cánh mũi hay gặp ở trẻ nhỏ có suy thở
Thở hắt ra
Đây là dấu hiệu khi
thiếu oxy nặng và có thể là dấu hiệu của giai đoạn cuối.
Hậu quả của suy thở
lên các cơ quan khác
Nhịp tim
Thiếu oxy dẫn đến
nhịp tim nhanh ở trẻ lớn và trẻ nhỏ. Trẻ quấy khóc và sốt cũng làm tăng nhịp
tim, làm cho dấu hiệu này không đặc hiệu. Thiếu oxy máu nặng hoặc kéo dài sẽ
làm nhịp tim chậm và là giai đoạn cuối.
Màu sắc da
Thiếu oxy máu (do
giải phóng catecholamine) gây co mạch và da nhợt. Tím tái là dấu hiệu nặng biểu
hiện giai đoạn cuối của thiếu ôxy máu. Cần phân biệt với tím do bệnh tim.
Tri giác
Trẻ có thiếu oxy hoặc
tăng CO2 máu sẽ kích thích vật vã hoặc li bì. Khi bệnh nặng lên trạng thái li
bì sẽ rõ rệt hơn và đến mức hôn mê. Những dấu hiệu này đặc biệt có giá trị nhưng
thường khó thấy ở trẻ nhỏ.
Đánh giá lại
Chỉ theo dõi nhịp
thở, mức độ rút lõm, vv... là đã có những thông tin quan trọng, nhưng chưa đủ.
Cần thường xuyên đánh giá lại để phát hiện xu hướng diễn tiến lâm sàng của bệnh
nhân.
2.2.Bước đầu đánh giá
tuần hoàn (Circulation)
Nhận biết nguy cơ suy
tuần hoàn
Tình trạng tim mạch
Nhịp tim
Nhịp tim có thể tăng
lên ở giai đoạn đầu của sốc do sự giải phóng catecholamin và để bù lại mất
dịch. Nhịp tim, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể rất cao (đến 220 nhịp/phút).
Bảng
2. Nhịp tim và huyết áp tâm thu theo tuổi
Tuổi
(năm)
|
Nhịp
tim (lần/phút)
|
HA
tâm thu (mmHg)
|
<1
1
- 2
2
– 5
5
– 12
>12
|
110
– 160
100
- 150
95
– 140
80
– 120
60
- 100
|
70
– 90
80
- 95
80
– 100
90
– 110
100
– 120
|
Mạch chậm bất thường,
nhịp tim chậm, là khi nhịp tim ít hơn 60 lần/phút hoặc giảm nhịp tim nhanh
chóng cùng với biểu hiện suy giảm cấp máu. Đây là dấu hiệu nặng ở giai đoạn
cuối.
Độ nảy của mạch
Có thể trong sốc
nặng, huyết áp vẫn duy trì được, dấu hiệu chỉ điểm là cần so sánh độ nảy của
mạch ngoại biên và trung tâm. Khi không bắt được mạch ngoại biên và mạch trung
tâm bắt yếu là dấu hiệu của sốc, và đã có tụt huyết áp. Mạch nảy mạnh có thể
gặp trong cả khi tăng thể tích tuần hoàn (ví dụ, trong nhiễm khuẩn huyết), cầu
nối động – tĩnh mạch trung tâm (ví dụ, còn ống động mạch) hoặc khi có tăng CO2
máu.
Dấu hiệu đầy mao mạch
trở lại (refill)
Khi thời gian đầy mao
mạch trở lại kéo dài hơn thể hiện giảm cấp máu ngoại biên. Không nên sử dụng
riêng lẻ các dấu hiệu này để đánh giá sốc hoặc đánh giá mức độ đáp ứng với điều
trị.
Huyết áp động mạch
Bảng
3. Huyết áp tâm thu theo tuổi
Tuổi
(năm)
|
Huyết
áp tâm thu (mmHg)
|
<1
1-2
2-5
5-12
>12
|
70
– 90
80
– 95
80
- 100
90
– 110
100
– 120
|
Hạ huyết áp là dấu
hiệu muộn của giai đoạn cuối của suy tuần hoàn. Khi đã có hạ huyết áp là sắp có
nguy cơ ngừng tim. Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân hoặc là hậu quả của hôn
mê và tăng áp lực nội sọ.
Ảnh hưởng của suy
tuần hoàn lên các cơ quan khác
Cơ quan hô hấp:
Nhịp thở nhanh, sâu
nhưng không có co kéo lồng ngực, là hậu quả của toan máu do suy tuần hoàn gây
ra.
Da
Da ẩm, lạnh, nhợt
nhạt ở vùng ngoại biên là biểu hiện của giảm cấp máu. Khu vực da lạnh có thể
gần ở vùng trung tâm hơn nếu suy tuần hoàn tiếp tục nặng lên.
Tri giác
Trẻ có thể kích thích
vật vã hoặc lơ mơ, li bì đến hôn mê nếu có suy tuần hoàn. Đây là hậu quả của
giảm cấp máu não.
Nước tiểu
Lượng nước tiểu ít
hơn 1 ml/kg/giờ ở trẻ và ít hơn 2 ml/kg/giờ ở trẻ nhũ nhi là dấu hiệu giảm cấp
máu thận trong sốc. Cần khai thác nếu có thiểu niệu hoặc vô niệu trong bệnh sử.
Suy tim
Những dấu hiệu sau sẽ
gợi ý suy thở do nguyên nhân tim mạch:
Tím, không đáp ứng
với oxy
Nhịp tim nhanh không
tương ứng với mức độ khó thở
Gan to, tĩnh mạch cổ
nổi
Tiếng thổi tâm thu/
nhịp ngựa phi, không bắt được mạch đùi
2.3. Đánh giá ban đầu
chức năng thần kinh
Nhận biết nguy cơ tổn
thương thần kinh trung ương
Thiếu oxy tổ chức
hoặc sốc đều có thể gây rối loạn ý thức. Vì vậy, bất cứ rối loạn nào xẩy ra khi
đánh giá theo ABC cũng phải được xem xét trước khi kết luận rối loạn ý thức là
do nguyên nhân thần kinh.
Chức năng thần kinh
Mức độ tri giác
Có thể đánh giá nhanh
ý thức của bệnh nhân ở một trong 4 mức sau đây:
A: Tỉnh táo (ALERT)
V: Đáp ứng với lời nói
(VOICE)
P: Đáp ứng với đau
(PAIN)
U: Không đáp ứng
(UNRESPONSIVE)
|
Tư thế
Có nhiều trẻ mắc
những bệnh nặng ở các cơ quan có biểu hiện giảm trương lực cơ. Những tư thế co
cứng như bóc vỏ (tay co, chân duỗi) hoặc mất não (tay duỗi, chân duỗi) là biểu
hiện tổn thương não ở trẻ em. Dấu hiệu cổ cứng và thóp phồng ở trẻ nhỏ gợi ý về
bệnh viêm màng não.
Đồng tử
Nhiều loại thuốc và
tổn thương não có thể làm thay đổi kích thước và phản xạ của đồng tử. Những dấu
hiệu đồng tử quan trọng cần tìm là: giãn đồng tử, đồng tử không phản xạ, hoặc
đồng tử 2 bên không cân xứng là những dấu hiệu tổn thương não nặng.
Ảnh hưởng đến hệ hô
hấp do tổn thương thần kinh trung ương
Có những kiểu thở bất
thường do tăng áp lực nội sọ. Những kiểu thở này có thể thay đổi từ mức tăng
thông khí cho đến kiểu thở Cheyne – Stokes hoặc ngừng thở. Những kiểu thở bất
thường này ở bệnh nhân hôn mê chứng tỏ có tổn thương ở não giữa và não sau.
Ảnh hưởng đến hệ tuần
hoàn do tổn thương thần kinh trung ương
Khi có dấu hiệu chèn
ép hành não do tụt kẹt thường kèm theo tăng huyết áp và nhịp tim chậm (đáp ứng
kiểu Cushing). Đây là dấu hiệu của giai đoạn cuối.
2.4. Khám toàn thân
Nhiệt độ
Khi trẻ có sốt thường
gợi ý đến nguyên nhân bệnh là do nhiễm trùng, nhưng cũng có thể sốt là do co
giật hoặc rét run kéo dài.
Phát ban:
Khám toàn thân trẻ có
thể thấy các dạng phát ban, từ dạng mẩn gặp trong phản ứng dị ứng; hoặc ban
xuất huyết, tụ máu trong nhiễm khuẩn huyết hoặc trẻ bị xâm hại, hoặc mề đay lớn
có phỏng nước gặp trong phản ứng dị ứng và một số dạng nhiễm trùng.
3. CÁCH TIẾP CẬN MỘT
TRẺ BỊ BỆNH NẶNG
Xử trí cấp cứu một
trẻ cần phải đánh giá nhanh và can thiệp kịp thời. Các bước tiếp cận một trẻ bị
bệnh nặng gồm:
1. Đánh giá bước đầu
2. Hồi sức
3. Đánh giá bước hai
và tìm những vấn đề mấu chốt
4. Xử trí cấp cứu
5. Ổn định và vận
chuyển bệnh nhân đến đơn vị điều trị
3.1. Đánh giá bước
đầu và hồi sức
Đường thở (Airway)
Đánh giá ban đầu: đánh giá sự thông
thoáng đường thở theo trình tự:
Nhìn di động lồng ngực và
bụng
Nghe thông khí phổi
Cảm nhận luồng khí thở chỉ có
hiệu quả khi bệnh nhân thở tự nhiên.
Nếu trẻ nói được hoặc
khóc được chứng tỏ đường thở thông thoáng, hô hấp đảm bảo.
Nếu trẻ tự thở, chú ý
đến các dấu hiệu khác có thể gợi ý tắc đường hô hấp trên như:
Tiếng thở rít
Các dấu hiệu co kéo
Nếu không có bằng
chứng chắc chắn về sự lưu thông của đường thở thì làm kỹ thuật ấn hàm và nâng
cằm, sau đó đánh giá lại. Nếu đường thở vẫn chưa lưu thông thì có thể tiến hành
mở miệng bệnh nhân và thổi ngạt.
Hồi sức
Bằng các kỹ thuật:
nhìn, nghe và cảm nhận mà thấy đường thở không thông thoáng thì có thể mở thông
đường thở bằng:
Kỹ thuật nâng cằm và
ấn hàm
Điều chỉnh tư thế
bệnh nhân để đảm bảo sự thông thoáng
Có thể đặt nội khí
quản (NKQ) nếu thấy cần thiết.
Hô hấp (Breathing)
Đánh giá ban đầu
Đường thở thông
thoáng chưa chắc thông khí đã đầy đủ. Thông khí chỉ đạt được hiệu quả khi có sự
phối hợp của trung tâm hô hấp, phổi, cơ hoành và các cơ lồng ngực.
Hồi sức
Sử dụng oxy lưu lượng
cao (15lít/phút) cho những bệnh nhân có rối loạn hô hấp hoặc thiếu oxy tổ chức.
Những bệnh nhân có suy hô hấp cần được thông khí với oxy qua mặt nạ có van
và túi hoặc đặt ống NKQ và cho thở áp lực dương ngắt quãng.
Tuần hoàn
(Circulation)
Đánh giá ban đầu
Các bước đánh giá
tuần hoàn đã được mô tả.
Hồi sức
Tất cả các trường hợp
suy tuần hoàn (sốc) nên được cho thở oxy qua mặt nạ, hoặc qua ống NKQ (nếu cần
phải đặt ống để kiểm soát đường thở).
Sử dụng đường truyền
tĩnh mạch hoặc đường truyền trong xương để truyền ngay dung dịch điện giải hoặc
dung dịch keo với lượng dịch là 20ml/kg và lấy các mẫu máu xét nghiệm ngay thời
điểm này.
Đánh giá chức năng
thần kinh
Đánh giá ban đầu
Thiếu oxy tổ chức
hoặc sốc đều có thể gây rối loạn ý thức. Vì vậy cần đánh giá theo ABC trước khi
xem xét các rối loạn ý thức là do nguyên nhân thần kinh. Thêm nữa, cần làm test
đường máu trước bất cứ trẻ nào có suy giảm tri giác hoặc co giật.
Hồi sức
Nếu bệnh nhân có rối
loạn ý thức ở mức độ P hoặc U (chỉ đáp ứng với đau hoặc không đáp ứng), phải
cân nhắc đặt ống NKQ để kiểm soát đường thở.
Điều trị hạ đường
huyết bằng dung dịch glucoza 10% 2ml/kg. Trước khi truyền đường, lấy máu xét
nghiệm đường và các xét nghiệm.
3.2. Đánh giá bước hai
và điều trị cấp cứu
Chỉ được thực hiện
sau khi đã tiến hành đánh giá ban đầu và điều trị các dấu hiệu đe dọa tính
mạng. Đánh giá bước hai gồm hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và làm các xét
nghiệm đặc hiệu. Do thời gian có hạn nên việc tiếp cận phải tập trung vào những
vấn đề thiết yếu. Khi đánh giá bước hai xong, bác sỹ phải hiểu hơn về bệnh của
trẻ và có chẩn đoán phân biệt. Việc điều trị cấp cứu ở giai đoạn này là phù
hợp, cả điều trị tình trạng chuyên biệt (như hen phế quản) lẫn điều trị hội
chứng (tăng áp lực nội sọ).
Hô hấp Đánh giá bước hai
Các triệu chứng hô
hấp thường gặp:
Triệu chứng
|
Dấu hiệu
|
Khó thở
Sổ mũi
Ho
Thở ồn ào (thở rên,
thở rít, khò khè...)
Khàn tiếng
Không uống được
Đau bụng
Tím tái
Co rút lồng ngực
Đau ngực
Ngừng thở
Không ăn được
Nhịp thở nhiễm toan
|
Nhịp thở nhanh
Co rút lồng ngực
Thở rên
Cánh mũi phập phồng
Thở rít
Khò khè
Lép bép thành ngực
Khí quản bị đẩy
lệch
Tiếng gõ bất thường
Nghe tiếng ran nổ
|
Xét nghiệm
Đo lưu lượng đỉnh
nếu nghi ngờ hen, chụp XQ phổi, khí máu động mạch, độ bão hoà oxy.
|
Điều trị cấp cứu
Nếu nghe thấy tiếng
lọc sọc do đường thở có nhiều dịch thì phải hút đờm dãi.
Khi có thở rít kết
hợp với ho ông ổng và khó thở nặng thì nghĩ đến viêm tắc thanh quản nặng, điều
trị bằng khí dung adrenalin 1‰ 5ml và oxy.
Nếu có tiếng rít nhẹ
và trẻ mệt thì xem có viêm nắp thanh môn không, tuy nhiên bệnh này hiếm gặp. Có
thể liên hệ bác sỹ gây mê để trợ giúp. Không nên có các can thiệp thô bạo vào đường
thở.
Nếu bệnh của trẻ khởi
phát đột ngột và có tiền sử sặc rõ thì nghĩ đến dị vật thanh quản. Làm các biện
pháp tống dị vật ra ngoài không thành công thì phải soi thanh quản gắp dị vật.
Không được can thiệp thô bạo vào đường thở. Khi cần, liên hệ với bác sĩ gây mê
để mở khí quản gấp.
Tiếng thở rít xảy ra
sau khi bệnh nhân tiêm hoặc ăn phải dị nguyên thì nghĩ đến phản vệ. Cho
adrenalin 1‰ 10mg/kg, tiêm bắp.
Những trẻ có tiền sử
hen phế quản, thở khò khè, suy hô hấp nặng, lưu lượng đỉnh giảm hoặc thiếu oxy
tổ chức thì phải được điều trị bằng khí dung các thuốc chủ vận b2 và ipratropium với O2.
Đối với trẻ bị nhiễm
toan, cần lấy máu làm khí máu và đường máu. Điều trị nhiễm toan do đái đường
bằng huyết thanh mặn 9 ‰ và insulin
Tuần hoàn
(Circulation): Đánh
giá bước hai
Các
dấu hiệu lâm sàng thường gặp:
Triệu chứng
|
Dấu hiệu
|
Khó thở
Sốt
Nhịp tim nhanh
Ăn uống khó
Tím tái
Xanh xao
Giảm trương lực cơ
Tình trạng ngủ gà
Mất dịch
Thiểu niệu
|
Nhịp tim nhanh
Nhịp tim chậm
Rối loạn nhịp và
biên độ mạch
Màu sắc và tưới máu
da bất thường
Giảm HA
Tăng HA
Rối loạn nhịp thở
và biên độ thở
Gan to
Phổi có ran
Các tiếng thổi ở
tim
Phù ngoại biên
Tĩnh mạch cổ nổi
|
Các xét nghiệm
|
|
Urê, điện giải đồ,
khí máu, XQ phổi, điện tâm đồ, công thức máu, cấy máu.
|
Điều trị cấp cứu
Bolus dịch nếu bệnh
nhân sốc, không đáp ứng với lần bơm dịch thứ nhất. Cân nhắc dùng thuốc vận mạch
và đặt NKQ nếu phải bolus dịch lần 3.
Cân nhắc việc sử dụng
kháng sinh TM trong trường hợp trẻ sốc nếu không có dấu hiệu mất nước vì có thể
là nhiễm khuẩn máu.
Nếu bệnh nhân có rối
loạn nhịp tim thì dùng phác đồ loạn nhịp thích hợp.
Nếu sốc phản vệ thì
dùng adrenalin TB liều 10mcg/kg và theo phác đồ sốc phản vệ.
Thần kinh
(disability)
Đánh giá bước hai: Các triệu chứng thường
gặp
Triệu chứng
|
Dấu hiệu
|
Đau đầu
Co giật
Thay đổi hành vi
Rối loạn ý thức
Giảm vận động
Rối loạn thị giác
Sốt
|
Rối loạn ý thức
Co giật
Kích thước đồng tử
và phản xạ ánh sáng
thay đổi
Tư thế bất thường
Phản xạ mắt – não
bất thường
Các dấu hiệu màng
não
Phù gai thị và xuất
huyết võng mạc
Phản xạ gân xương
thay đổi
Tăng huyết áp
Mạch chậm
|
Xét nghiệm
|
|
Urê, ĐGĐ, đường
máu, cấy máu (có chọn lọc)
|
Điều trị cấp cứu
Nếu co giật kéo dài,
dùng phác đồ xử trí trạng thái động kinh
Nếu có bằng chứng của
tăng áp lực nội sọ như mất ý thức cấp tính, tư thế bất thường hoặc phản xạ vận
động nhãn cầu bất thường, trẻ cần được đặt ống NKQ và thông khí nhân tạo. Cân
nhắc dùng manitol 0,5g/kg tĩnh mạch.
Nếu tri giác giảm
hoặc co giật, cần nghĩ đến viêm màng não hoặc viêm não và cho cefotaxim/acyclovir.
Nếu trẻ lơ mơ và thở
yếu, cần kiểm tra đường máu, khí máu, định lượngsalicylate trong máu. Điều trị
nhiễm toan do đái đường bằng huyết thanh mặn 9‰ và insulin.
Nếu trẻ hôn mê, đồng
tử co nhỏ thì nghĩ đến ngộ độc opiate, có thể dùng thử naloxone.
Khám toàn thân
(exposure)
Đánh giá bước hai
Các triệu chứng thường
gặp
Triệu chứng
|
Dấu hiệu
|
Ban dị ứng
Sưng môi, lưỡi
Sốt
|
Ban hoại tử
Mày đay
Phù mạch
|
Điều trị cấp cứu
Nếu trẻ có triệu
chứng rối loạn tuần hoàn và thần kinh, có ban xuất huyết thì gợi ý có nhiễm
khuẩn huyết hoặc viêm màng não mủ, điều trị bằng cefotaxim và cấy máu.
Nếu trẻ có triệu
chứng hô hấp, tuần hoàn, có ban mề đay hoặc phù mạch thì gợi ý có sốc phản vệ, điều
trị bằng epinephrin 10 mcg/kg tiêm bắp.Tiêu hoá
Cấp cứu tiêu hoá thường
gặp là sốc do mất dịch. Điều này dễ nhận thấy khi đánh giá ban đầu về tuần hoàn
hoặc đánh giá bước hai về tim mạch.Và cũng cần tìm để loại trừ các dấu hiệu
ngoại khoa.
Bệnh sử bổ sung
Môi trường sống và sự
phát triển của trẻ
Đặc biệt là đối với
trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi, hiểu biết về quá trình phát triển, tiêm chủng và hoàn
cảnh gia đình của trẻ rất hữu ích. Người nhà có thể nhớ các bệnh đã mắc của
trẻ.
Thuốc và dị ứng
Nếu nghi ngờ trẻ bị
ngộ độc thì phải quan tâm đến tiền sử dùng thuốc ở nhà hoặc điều trị trước đó.
TÓM TẮT
Các bước nhận biết
các dấu hiệu đe dọa chức năng sống cho phép thầy thuốc chẩn đoán và điều trị
bệnh của trẻ trong những giờ đầu một cách thích hợp. Đánh giá ban đầu và hồi
sức nhằm duy trì chức năng sống cơ bản, đánh giá bước hai và điều trị cấp cứu
cho phép điều trị đặc hiệu hơn. Giai đoạn điều trị xác định đòi hỏi người thầy
thuốc phải làm từng bước, có hệ thống để tránh bỏ sót những dấu hiệu thay đổi
trên lâm sàng.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Simon Nadal,
Nirajan, Suchitra R (2008) “ Recognition and intial Management of Shock”
Roger textbook of PICU 4th edition
William & Willkins, p 372- 380.
2. Advanced
Paediatric Life Support: The Practical Approach, Chapter 7 “ The
structured approach to the seriously ill child”Fifth Edition Australia and New
Zealand 2012. , p 207-218
3. Bebra L, Weinner
(2008)” Respiratory Distress” Texbook of Pediatric Emergency Medecine, 4th p 553-564.
CẤP
CỨU CƠ BẢN
1. GIỚI THIỆU
Cấp cứu cơ bản trong
nhi khoa là việc áp dụng chính xác các kỹ thuật cấp cứu cơ bản theo kích thước
của trẻ. Ranh giới giữa các lứa tuổi được áp dụng: trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi) và
trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi).
Ở trẻ em, nguyên nhân
chính gây suy hô hấp - tuần hoàn là do thiếu oxy. Vì vậy, việc cung cấp oxy cho
trẻ còn cần thiết hơn cả việc chống rung thất. Đây là điều khác biệt chính so
với phác đồ cấp cứu áp dụng cho người lớn.
2. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU
TRỊ
Sau khi trẻ đã được
tiếp cận an toàn, đánh giá mức độ tri giác bằng phương pháp đơn giản, tiến hành
đánh giá và xử trí trẻ theo trình tự A - B - C. Trình tự cấp cứu cơ bản chung
cho trẻ bị ngừng thở - ngừng tim được tóm tắt trong hình.1.
Chú ý : Hướng dẫn này
dành cho một hoặc nhiều người cấp cứu.
Sơ
đồ cấp cứu cơ bản
Tháng 4
2011, Hiệp hội hồi sức Úc và New Zealand dành cho đào tạo các nhân viên y tế.
Xem sơ đồ gốc tại www.resus.org.au
Tiếp cận
ban đầu: Danger, Responsive, Send for help (DRS)
Người cấp
cứu không được để mình trở thành nạn nhân thứ hai, đứa trẻ phải được thoát khỏi
sự nguy hiểm càng nhanh càng tốt. Những việc này phải được thực hiện trước khi
tiến hành đánh giá đường thở. Trong trường hợp có một người cấp cứu, nên gọi sự
hỗ trợ ngay khi phát hiện nạn nhân không đáp ứng. Các bước tiếp cận được tóm
tắt trong hình 2.
Hình 2: Tiếp cận ban đầu
Khi có
trên 2 người tiến hành cấp cứu thì một người sẽ làm cấp cứu cơ bản trong khi người
thứ hai gọi cấp cứu.
Trẻ sơ
sinh hoặc trẻ nhỏ, nhân viên cứu hộ có thể bế đứa trẻ ra nơi để điện thoại và
vẫn tiếp tục làm cấp cứu cơ bản trên đường.
“Gọi điện
thoại trước”
Trong một
vài trường hợp, trình tự trên bị đảo ngược như trong ngừng tim do rối loạn nhịp
tim thì tiến hành sốc điện sớm để có thể cứu được tính mạng trẻ. Trường hợp
này, nếu có 2 người 1 người cấp cứu cơ bản, 1 người gọi cấp cứu. Nếu chỉ có một
nhân viên thì nên tiến hành gọi trung tâm cấp cứu trước và tiến hành cấp cứu cơ
bản ngay sau đó.
Khởi động
thiết bị y tế trước khi tiến hành cấp cứu cơ bản khi chỉ có một người cứu hộ
trong trường hợp:
• Chứng
kiến một người đột ngột ngất xỉu mà không có dấu hiệu báo trước gì.
• Chứng
kiến một trẻ đột ngột ngất xỉu mà trẻ này có bất thường về tim và không có nghi
ngờ nguyên nhân do hô hấp hay tuần hoàn.
Cháu có
bị sao không?
Hỏi trẻ:
“Cháu có bị sao không?” và kích thích trẻ như giữ đầu và lay tay trẻ. Những trẻ
nhũ nhi và trẻ nhỏ, nếu vì quá sợ mà không trả lời được, vẫn có thể đáp ứng
bằng cách mở mắt hoặc kêu lên những tiếng nhỏ.
Hình 3: Nâng cằm ở trẻ nhũ nhi: tư thế trung gian
Hình 4: Nâng cằm ở trẻ lớn
Đường thở
(Airway - A)
Mở thông
đường thở, trẻ có thể hồi phục mà không cần can thiệp gì thêm. Nếu trẻ có lưỡi
tụt về phía sau gây tắc nghẽn hầu họng, phải mở thông đường thở bằng thủ thuật
ngửa đầu và nâng cằm. Trẻ nhũ nhi, đặt cổ ở tư thế trung gian, trẻ lớn thì đặt
cổ hơi ngả ra sau. Trẻ tự tìm được một tư thế thích hợp để duy trì sự thông
thoáng đường thở. Vì vậy, không nên ép trẻ phải ở tư thế không thoải mái.
Đánh giá
sự thông thoáng đường thở bằng cách:
NHÌN di
động của lồng ngực và bụng
NGHE
tiếng thở
CẢM NHẬN
hơi thở
Người cấp
cứu nghiêng đầu trên mặt trẻ, tai ở trên mũi trẻ, má trên miệng trẻ và nhìn dọc
theo lồng ngực trẻ trong vòng 10 giây.
Trong trường
hợp không thực hiện được thủ thuật này hoặc có chống chỉ định do nghi ngờ chấn
thương cột sống cổ, có thể dùng thủ thuật ấn hàm. Dùng
2 - 3
ngón tay đặt dưới góc hàm 2 bên và đẩy hàm ra phía trước. Phương pháp này dễ
thực hiện hơn nếu khuỷu tay người cấp cứu đặt trên vùng mặt phẳng mà trẻ đang
nằm. Đầu trẻ có thể nghiêng nhẹ về một bên.
Hình 5: Ấn hàm ở trẻ nhũ nhi và trẻ lớn
Đánh giá
sự thành công hay thất bại của biện pháp can thiệp bằng cách dùng kỹ NĂNG NHÌN,
NGHE và CẢM NHẬN.
Chú ý:
trong trường hợp có chấn thương, biện pháp an toàn nhất là ấn hàm nhưng không
ngửa đầu.
Thở (B)
Nếu đã áp
dụng các biện pháp mở thông đường thở mà trẻ vẫn không thở lại trong vòng 10
giây thì nên bắt đầu thổi ngạt.
Cần thổi ngạt 2 lần
Trong khi
giữ thông thoáng đường thở, tiến hành thổi ngạt theo phương pháp miệng – miệng
cho trẻ lớn hoặc cả miệng và mũi cho trẻ nhỏ.
Hình 6: Thổi ngạt miệng - miệng và mũi ở trẻ nhũ nhi
Thổi chậm
1-1.5 giây và làm cho lồng ngực di động như mức bình thường, nếu thổi quá mạnh
sẽ gây bụng chướng và tăng nguy cơ trào ngược dịch dạ dày vào phổi. Giữa 2 lần
thổi, người cấp cứu hít thở để cung cấp được nhiều oxy cho nạn nhân hơn.
Do các
trẻ em có kích thước lớn nhỏ khác nhau nên chỉ có thể đưa ra một hướng dẫn
chung liên quan đến thể tích và áp lực thổi ngạt như sau :
· Chỉ
dẫn chung về thổi ngạt
• Lồng
ngực di động theo nhịp thổi ngạt.
• Áp lực
thổi ngạt có thể cao hơn bình thường vì đường thở nhỏ.
• Nhịp
thổi ngạt chậm với áp lực thấp nhất ở mức có thể được để làm giảm chướng bụng
(do hơi đi thẳng vào dạ dày).
• Ấn nhẹ
vào sụn giáp làm giảm khí vào dạ dày.
Nếu lồng
ngực vẫn không nở thường do không áp dụng chính xác các kỹ thuật mở thông đường
thở. Do đó, đặt lại tư thế đầu trẻ và tiếp tục thực hiện thổi ngạt. Nếu vẫn
không có kết quả thì nên ấn hàm. Một người cấp cứu có thể vừa ấn hàm, vừa thổi
ngạt. Nếu có hai người cấp cứu một người sẽ mở thông đường thở, một người tiến
hành thổi ngạt. Thực hiện 2 lần thổi ngạt, chú ý xem trẻ có ho hay có đáp ứng
lại hành động của bạn hay không. Sự đáp ứng đó là một phần của đánh giá dấu
hiệu sinh tồn được mô tả ở dưới.
Khi đã
đặt lại tư thế đầu trẻ và ấn hàm mà vẫn không có kết quả thì phải nghi ngờ có
dị vật làm tắc nghẽn đường thở. Cần tiến hành các phương pháp phù hợp khác.
Tuần hoàn
(C)
Ngay khi
đang tiến hành phương pháp thổi ngạt đã phải chú ý đến tuần hoàn.
Đánh giá:
Tuần hoàn
không đầy đủ được xác định khi không có mạch trong vòng 10 giây hoặc khi có
mạch nhưng mạch chậm. Ở người lớn và trẻ em có thể bắt mạch cảnh để đánh giá,
tuy nhiên bắt mạch trong vòng 10 giây là vấn đề khó. Vì vậy khi vắng mặt của
các dấu hiệu sinh tồn (cử động, ho hoặc nhịp thở bình thường) là chỉ định đầu
tiên của ép tim.
Ở trẻ nhỏ
có thể bắt mạch cảnh hoặc mạch bẹn còn trẻ nhũ nhi, do cổ ngắn và béo nên bắt
động mạch cánh tay và động mạch đùi (hình 7).
Bắt đầu ép
tim ngoài lồng ngực khi:
• Không
có dấu hiệu của sự sống.
• Không
có mạch.
• Mạch
chậm (ít hơn 60 nhịp/phút với dấu hiệu tưới máu kém)
Trong trường
hợp không có dấu hiệu của sự sống ép tim có thể được tiến hành ngay, nếu trong
trường hợp bạn không chắc chắn là nhịp tim trên 60 nhịp/phút trong 10 giây thì
việc ép tim không cần thiết cũng không gây tổn thương.
Nếu có
mạch với đủ tần số và dấu hiệu tưới máu tốt mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải tiếp
tục thổi ngạt cho đến khi trẻ thở lại.
Ép tim
ngoài lồng ngực
Đặt trẻ
nằm ngửa trên mặt phẳng cứng để đạt được kết quả tốt nhất. Ở trẻ nhũ nhi có thể
sử dụng bàn tay người cấp cứu để tạo mặt phẳng này.
Do kích
thước trẻ khác nhau nên thông thường trẻ nhũ nhi (<1 tuổi) cần kỹ thuật khác
trẻ nhỏ. Trẻ lớn (>8 tuổi) có thể sử dụng kỹ thuật dùng cho người lớn và điều
chỉnh cho phù hợp với kích thước của trẻ. Ép tim sâu xuống khoảng 1/3 bề dày
lồng ngực của trẻ.
Vị trí ép
tim thống nhất cho mọi lứa tuổi là : Một phần hai dưới xương ức
• Trẻ
nhũ nhi
Với trẻ
nhũ nhi: Ép tim có hiệu quả hơn khi sử dụng kỹ thuật 2 tay ôm vòng quanh ngực
(hình 8). Phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi có 2 người cấp cứu vì cần phải
có thời gian để đặt lại tư thế mở thông đường thở.
Hình 8 : Ép tim ở trẻ nhũ nhi - kỹ thuật 2 tay vòng quanh ngực
Một người
cấp cứu có thể sử dụng phương pháp 2 ngón tay. Một tay còn lại giữ thông đường
thở (Hình 9).
Hình 9: Ép tim ở trẻ nhũ nhi : Kỹ thuật 2 ngón tay
• Trẻ
nhỏ:
Dùng gót
bàn tay của một tay ép lên xương ức ở nửa dưới xương ức, nâng các ngón tay để chắc
chắn không ấn vào xương sườn trẻ, vị trí của bạn thẳng trục với ngực đứa trẻ và
cánh tay để thẳng.
• Trẻ
lớn:
Dùng cả
hai tay với các ngón tay khoá lại với nhau và ép sâu ít nhất 1/3 bề dầy lồng
ngức (Hình 11).
Hình 10: Ép tim ở trẻ nhi
|
Hình 11: Ép tim ở trẻ lớn
|
Hồi sức
tim phổi liên tục
Tần số ép
tim cho tất cả các lứa tuổi là 100 lần/phút, tỷ lệ 15 lần ép tim : 2 lần thổi
ngạt Nếu không có sự giúp đỡ, phải liên lạc với trung tâm cấp cứu sau CPR 1
phút.
Phải cấp
cứu cơ bản không ngừng cho đến khi trẻ có cử động và thở được.
Ép tim
nên thực hiện động tác nhanh và mạnh, độ sâu ít nhất 1/3 bề dầy lồng ngực với
tỉ lệ ép tim 100 chu kỳ/phút và hạn chế ngừng ép tim.
Không cần
kiểm tra lại vị trí ép tim sau mỗi lần thông khí.
Kỹ thuật
hồi sức tim phổi cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ được tóm tắt trong Bảng 1.
Bảng 1: Tóm tắt các kỹ thuật cấp cứu cơ bản ở trẻ em
|
Trẻ
nhũ nhi và trẻ nhỏ
|
Trẻ
lớn
|
Đường
thở
|
|
|
Tư
thế đầu ngửa
|
Trung
gian
|
Ngửa
đầu
|
Nhịp
thở
|
|
|
Nhịp
thở ban đầu
|
2
|
2
|
Tuần
hoàn
|
|
|
Bắt
mạch
|
Mạch
cánh tay hoặc mạch đùi
|
Động
mạch cảnh hoặc mạch đùi
|
Vị
trí ép tim
|
Nửa
dưới xương ức
|
Nửa
dưới xương ức
|
Kỹ
thuật
|
2
ngón tay hoặc 2 ngón cái
15/2
|
Một
hoặc hai tay
|
Tỷ
lệ ép tim/thổi ngạt
|
|
|
Sử dụng máy chống
rung tự động bên ngoài ở trẻ em
Trong 1 số trường hợp
có thể dùng máy chống rung tự động bên ngoài trong ngừng tim tiên phát và cùng
với việc nhân viên được huấn luyện có thể dễ dàng sử dụng ở những nơi công cộng
như sân bay, tổ hợp thương mại.
Tư thế hồi phục
Trẻ nên được đặt ở tư
thế đảm bảo duy trì được thông thoáng đường thở, có thể theo dõi và tiếp cận được
và đảm bảo an toàn, lưu ý các điểm dễ bị ép.
Xác định tuổi
Chỉ cần xác định nhóm
trẻ nhỏ (< 1 tuổi) và trẻ lớn hơn (từ 1 tuổi trở lên).
Tỉ lệ ép tim thông
khí
Nếu thời gian ép tim
dài hơn trong lúc tiến hành cấp cứu thì áp lực tưới máu vành sẽ tăng hơn. Tỉ lệ
ép tim / thổi ngạt 15:2 là phù hợp cho mọi lứa tuổi .
Các mức nhân viên cứu
hộ
Những người chứng
kiến thường không muốn thực hiện cấp cứu cơ bản vì họ sợ làm sai và vì lo lắng
khi phải tiến hành hồi sức miệng - miệng với người lạ. Khi sử dụng người cứu hộ
trực tiếp, tỉ lệ ép tim/thông khí 30/2 được khuyên dùng ở cả người lớn và trẻ
em. Khi có một nhân viên y tế cũng có thể tiến hành với tỉ lệ lên 30 lần ép 2
lần thổi ngạt cho trẻ em, nếu họ gặp khó khăn khi chuyển từ ép tim sang thổi
ngạt. Trong trường hợp người cấp cứu không thể tiến hành hô hấp nhân tạo miệng
miệng họ phải tiến hành ép tim.
3. CẤP CỨU CƠ BẢN VÀ
NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG
Có ít thông báo về
bệnh truyền nhiễm do thổi ngạt miệng – miệng, nếu nhiễm não mô cầu, nên sử dụng
kháng sinh dự phòng cho người cấp cứu, lao cũng có thể lây qua CPR vì vậy phải
có biện pháp phòng hộ. HIV, viêm gan B không có thông báo lây truyền qua đường
miệng miệng.
Cần thận trọng khi
tiếp xúc với các chất như máu, dịch tiết âm đạo, dịch não tuỷ, dịch màng phổi,
dịch màng bụng và dịch ối, với cả những dịch có thể chứa máu. Gạc hoặc các vật
liệu có lỗ đặt trên miệng nạn nhân thường không có hiệu quả trong trường hợp
này.
Dù búp bê dùng để
thực hành chưa có biểu hiện là nguồn lây nhiễm, vệ sinh thường xuyên vẫn phải được
tiến hành theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất. Tỷ lệ nhiễm khuẩn khác nhau tuỳ theo
từng nước nên người cấp cứu phải nhận thức được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương
mình.
4. TRẺ BỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG
THỞ
Thường gặp lứa tuổi tiền
học đường, chẩn đoán hiếm khi rõ ràng, nghi ngờ khi trẻ khởi phát với các dấu
hiệu suy hô hấp đột ngột, ho, nôn oẹ và thở rít. Phân biệt với viêm nắp thanh
môn và viêm thanh quản.
Những trẻ bị tắc nghẽn
đường thở do nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn và những trẻ tắc nghẽn không
rõ nguyên nhân nhưng vẫn tự thở cần được đưa ngay tới bệnh viện.
Những phương pháp vật
lý làm thông đường thở được mô tả sau đây chỉ nên tiến hành nếu:
1. Dị vật đường thở được
chẩn đoán rõ (được chứng kiến hoặc nghi ngờ nhiều), trẻ không ho được và khó
thở tăng dần, mất ý thức hoặc xuất hiện ngừng thở.
2. Tư thế ngửa đầu/nâng
cằm và ấn hàm để làm thông đường thở không có kết quả ở trẻ ngừng thở.
Nếu trẻ ho được thì
nên khuyến khích trẻ ho. Không nên can thiệp, trừ khi ho không có hiệu quả (ho
yếu) hoặc đứa trẻ mất ý thức. Ho có hiệu quả được nhận ra bởi các dấu hiệu :
trẻ có thể nói, khóc hoặc thở giữa những lần ho. Trẻ vẫn tiếp tục được đánh giá
và không nên để trẻ một mình. Các can thiệp chỉ tiến hành khi trẻ ho không hiệu
quả, trẻ không thể khóc, nói, thở hoặc nếu trẻ tím và dần mất ý thức. Hãy gọi
hỗ trợ và bắt đầu các can thiệp cho trẻ.
Hình
12. Trình tự xử trí một trẻ sặc
Trẻ nhũ nhi
Ấn bụng trẻ nhũ nhi
có thể gây chấn thương nội tạng. Vì vậy, ở lứa tuổi này nên phối hợp động tác
vỗ lưng và ấn ngực để loại bỏ dị vật.
Đặt trẻ dọc theo cánh
tay người cấp cứu, đầu thấp, người cấp cứu đặt tay dọc lên đùi mình, bàn tay
giữ vào cằm trẻ giúp cho đường thở được mở ra và đạt trẻ ở tư thế trung gian và
dùng gót bàn tay còn lại vỗ lên lưng trẻ 5 lần.
Nếu dị vật không bật
ra, lật ngược trẻ lại, đặt nằm dọc trên đùi vẫn ở tư thế đầu thấp. Ấn ngực 5
lần tại vị trí ép tim với tần suất 1 lần/giây. Nếu trẻ quá lớn không sử dụng được
kỹ thuật 1 tay như đã mô tả ở trên thì đặt trẻ nằm ngang trên đùi người ngồi
cấp cứu và làm cùng biện pháp. Kỹ thuật này được mô tả ở Hình 13 và Hình 14.
Hình
13: Vỗ lưng trẻ nhũ nhi
Hình
14 : Ấn ngực trẻ nhũ nhi
Trẻ lớn
Sử dụng kỹ thuật vỗ lưng
và ấn ngực như ở trẻ nhũ nhi để loại bỏ dị vật, ấn bụng có thể gây ra chấn thương
bụng.
Hình
15: Vỗ lưng trẻ nhỏ
Đặt trẻ nằm ngửa, vị
trí ấn ngực tương tự vị trí ép tim nhưng tỉ lệ một lần trong một giây,tiến hành
ép tim
5 lần nếu dị vật
không ra được. Nếu dị vật ra được, đánh giá các dấu hiệu lâm sàng, có thể vẫn
có một phần của dị vật còn lại trong đường thở. Mỗi lần thở nhìn vào miệng trẻ
xem còn dị vật hay không và loại bỏ dị vật nếu nhìn thấy. Chú ý không đẩy dị
vật xuống và tránh làm tổn thương mô mềm. Nếu dị vật đã được loại bỏ , nhưng
nạn nhân không thở vẫn tiếp tục thông khí hỗ trợ hoặc cả thông khí và ấn ngực
nếu trẻ không có dấu hiệu của sự sống.
Nếu trẻ thở có hiệu
quả đặt trẻ ở tư thế hồi phục và tiếp tục theo dõi nạn nhân.
Trẻ nhỏ bị hôn mê
hoặc trẻ lớn có dị vật đường thở gây chèn ép
Kêu hỗ trợ
Đặt trẻ nằm ngửa trên
nền cứng.
Mở miệng đứa trẻ và
thử lấy những dị vật nhìn thấy được ra.
Mở thông đường thở và
thử hà hơi thổi ngạt 2 lần, mở thông lại đường thở nếu lồng ngực không di động
sau khi thổi ngạt.
Bắt đầu ép tim kể cả
khi thổi ngạt không có tác dụng.
Tiếp tục tiến hành
cấp cứu cơ bản trong 1 phút, sau đó gọi hỗ trợ lại nếu chưa thấy ai đến.
Hà hơi thổi ngạt lại,
xem lại trong miệng trẻ có dị vật gì nhìn thấy được không và lấy dị vật ra
ngoài, cần cẩn trọng không đẩy dị vật vào sâu hơn và tránh làm tổn thương mô
mềm.
Khi đã giải thoát được
tắc nghẽn dị vật, nạn nhân vẫn cần được thông khí tiếp tục nếu chưa tự thở được
hoặc cần tiến hành đồng thời cả thông khí và ép tim nếu chưa thấy dấu hiệu hồi
phục của tuần hoàn.
Nếu trẻ tự thở được,
cho trẻ nằm ở tư thế hồi phục và tiếp tục theo dõi trẻ.
5. TỔNG HỢP
Hình 18. Toàn cảnh thứ tự tiến hành cấp cứu cơ bản khi có ngừng
tim phổi
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ BỆNH NHI KHÓ THỞ
Khó thở
là biểu hiện thường gặp trong cấp cứu nhi khoa, nguyên nhân gây ra khó thở gồm
3 loại chính: Khó thở do tắc nghẽn đường thở, khó thở do bệnh tim phổi và khó
thở do bệnh lý ngoài tim phổi (thần kinh, chuyển hoá….). Cách tiếp cận và xử lý
chung trước một bệnh nhân khó thở gồm:
1.ĐÁNH
GIÁ VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU
Việc đánh
giá và xử lý ưu tiên theo thứ tự A, B, C, D, E:
1.1.Đường
thở: (A)
1.1.1.
Đánh giá
Sử dụng
kỹ năng: “Nhìn - Nghe - Cảm nhận ” để đánh giá sự thông thoáng đường thở:
(Nhìn: Sự di động của lồng ngực, bụng. Nghe: tiếng thở và cảm nhận: hơi thở của
bệnh nhân).
Nếu trẻ
còn có thể nói được, khóc được rõ, thì đường thở thông.
Nếu lồng
ngực di động kém, không có không khí lưu thông chứng tỏ đường thở tắc – hoặc
trẻ suy thở nặng.
Nếu có
tiếng rít thanh quản (Stridor) nghĩ đến tắc đường hô hấp trên.
1.1.2. Xử
lý
- Làm thủ
thuật mở thông đường thở: Ngửa đầu- nâng cằm hoặc ấn- nâng góc hàm.
- Đặt
canuyn miệng - họng hoặc mũi họng.
- Đặt ống
nội khí quản (NKQ) nếu các xử trí trên thất bại.
- Trong
một số trường hợp cần thiết có thể phải chọc catheter qua sụn nhẫn giáp hoặc mở
khí quản.
1.2. Thở:
(B)
1.2.1.
Đánh giá: đánh giá xem bệnh nhân thở có đảm bảo không dựa vào:
a. Thở
gắng sức
- Sự co
rút: đây là dấu hiệu thường gặp trong khó thở, khi có biểu hiện sự rút lõm trên
xương ức thì thường có tắc nghẽn của đường hô hấp trên.
- Tần số
thở: tăng khi có khó thở, nhưng khi tần số thở giảm xuống rồi chậm lại là dấu
hiệu nặng lên.
- Tiếng
thở rít trong thì thở vào (Stridor) – biểu hiện tắc nghẽn đường hô hấp trên,
tiếng khò khè trong thì thở ra biểu hiện trong tắc nghẽn đường hô hấp dưới (hen,
viên tiểu phế quản).
- Thở
rên: thường gặp trong khó thở ở trẻ sơ sinh.
- Sử dụng
cơ hô hấp phụ mỗi lần thở.
- Cánh
mũi phập phồng.
- Tư thế
của trẻ: khi bị khó thở trẻ thường tìm một tư thế thích hợp để làm giảm sự khó
thở - nhất là trong khi khó thở do tắc nghẽn (dị tật, viêm thanh quản, hen,
viêm nắp thanh môn).
- Khi
bệnh nhân có biểu hiện kiệt sức, (giảm sự gắng sức, tần số thở giảm, giảm thông
khí hai phổi) báo hiệu bệnh nhi đang trong tình trạng nguy kịch.
a. Hiệu
quả của thở
- Nghe
tiếng thở: đánh giá thông khí của hai bên phổi và đường thở.
- Sự dãn
nở của lồng ngực và di động của bụng (nhất là ở trẻ nhỏ).
- Độ bão
hoà oxy mạch máu (sử dụng pulse oximeter)
- Biểu
hiện phổi câm (giảm, mất rì rào phế nang, di động lồng ngực giảm hoặc không di
động). Độ bão hoà oxy <85% khi thở khí trời, báo hiệu bệnh nhân trong tình
trạng nguy kịch.
b. Ảnh hưởng
của suy thở lên các chức năng khác
- Tần số
tim: mạch nhanh
- Màu sắc
da: tím tái
- Tình
trạng thần kinh: kích thích, vật vã, hôn mê biểu hiện các mức độ thiếu oxy não.
1.2.2. Xử
trí
Tất cả
những bệnh nhân bị khó thở đều phải được cung cấp oxy lưu lượng cao: qua mặt nạ
NCPAP, ống thông mũi, gọng oxy..
Với bệnh
nhân giảm thông khí, thở không đảm bảo thì phải được hỗ trợ hô hấp bằng bóp
bóng qua mặt nạ hoặc qua ống nội khí quản, hoặc cho thở máy.
1.3. Tuần
hoàn: (C)
1.3.1
Đánh giá: xác định xem tuần hoàn có đảm bảo hay không dựa vào:
c. Tình
trạng tim mạch
- Tần số
và nhịp tim
- Độ nảy
của mạch
- Thời
gian trở về của máu mao mạch.
- Huyết
áp.
Khi huyết
áp hạ là dấu hiệu nguy kịch.
d. Ảnh hưởng
của tuần hoàn lên cơ quan khác
Nhịp thở
và kiểu thở.
Mầu sắc
da và thân nhiệt: Biểu hiện tím tái trung ương không cải thiện khi cho bệnh
nhân thở oxy lưu lượng cao là gợi ý bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có shunt
phải ® trái.
Tình
trạng tinh thần kinh
Lượng bài
niệu
e. Dấu
hiệu suy tim: bệnh nhân có thể khó thở do bệnh của tim có suy tim.
Tần số
tim nhanh, có thể có: nhịp ngựa phi, nghe tim có tiếng thổi.
Tĩnh mạch
cổ nổi (ít thấy ở trẻ bú mẹ) Nghe phổi có ran ẩm
Gan to
1.3.2 Xử
trí
Tất cả
các bệnh nhân có biểu hiện suy tuần hoàn (sốc), cần phải được cung cấp oxy lưu
lượng cao: (mũi, mặt nạ, ống nội khí quản).
Truyền
dịch hồi phục khối lượng tuần hoàn (dung dịch điện giải hoặc dung dịch cao phân
tử: 20ml/kg), trừ trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu suy tim.
Lấy máu
để làm một số xét nghiệm cần thiết: công thức máu, điện giải đồ, urê,
creatinin, nhóm máu, khí máu, cấy máu…
1.4.
Tinh, thần kinh: (D)
1.4.1.
Đánh giá
Đánh giá
tri giác của bệnh nhân dựa vào thang điểm AVPU (tỉnh - đáp ứng với lời nói -
chỉ đáp ứng với đau - không đáp ứng). Khi bệnh nhân chỉ đáp ứng với kích thích
đau, thì cần thiết phải có những biện pháp trợ giúp về hô hấp.
Khám đồng
tử: kích thước phản xạ.
Co giật tư
thế nằm của trẻ (khi bị suy thở trẻ thường ở tư thế giảm trương lực).
Khi bệnh
nhân có giảm tri giác hoặc có co giật thì bắt buộc phải định lượng glucose máu.
1.4.2. Xử
lý
Bệnh nhân
bị giảm tri giác, không hoặc chỉ đáp ứng với kích thích đau cần phải đặt ống
nội khí quản để đảm bảo sự thông suốt của đường thở.
Bệnh nhân
nghi ngờ giảm glucose máu cần tiêm dung dịch glucose 10% hoặc 20% với liều lượng
0,5g/kg (trước đó phải lấy máu để định lượng đường máu).
Sử dụng
lorazepam tiêm tĩnh mạch hoặc diazepam bơm, thụt hậu môn khi bệnh nhân bị co
giật.
1.5 Khám
toàn thân: (E)
Chú ý lấy
nhiệt độ cơ thể: nếu sốt thì gợi ý trẻ có thể bị nhiễm khuẩn (tuy vậy khi không
bị sốt cũng chưa loại trừ được nguyên nhân này).
Phát hiện
ban trên da: nếu là ban sẩn mề đay phải nghi ngờ trẻ bị phản vệ.
2. CHẨN
ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
Đồng thời
với việc đánh giá và cấp cứu ban đầu cần phải hỏi bệnh sử của trẻ, ít nhất là
trong 24 giờ trước khi trẻ được cấp cứu. Kết hợp với kết quả các xét nghiệm có
được, việc chẩn đoán nguyên nhân khó thở có thể dựa vào các triệu chứng dẫn đường
theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1. Chẩn đoán nguyên nhân khó thở
3. ĐÁNH
GIÁ LẠI VÀ ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU THEO NGUYÊN NHÂN
Sau bước
cấp cứu và đánh giá ban đầu, tình trạng bệnh nhân tạm ổn định, nguyên nhân khó
thở được xác định (dựa vào các triệu chứng dẫn đường – xem sơ đồ 1). Bệnh nhân
cần phải được khám, đánh giá lại tỉ mỉ hơn. Lúc này một số xét nghiệm máu, cận
lâm sàng (X- quang, điện tâm đồ, khí máu…) cần được làm thêm để giúp cho việc
chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân theo nguyên nhân.Tuy vậy, trong giai đoạn
này bệnh nhi vẫn luôn được giám sát các chức năng sống (hô hấp, tuần hoàn, tinh
thần kinh, thân nhiệt…) nếu có rối loạn nào thì phải tiến hành đánh giá và điều
trị cấp cứu ban đầu lại.
3.1 Điều
trị cấp cứu
- Nếu
nghe thấy được “lọc xọc” trong miệng bệnh nhân: đường thở có nhiều chất dịch
tiết, đòi hỏi phải hút sạch.
- Nếu
bệnh nhân có thở rít thanh quản (Stridor) kèm với tiếng ho “ông ổng” và biểu
hiện suy thở nặng thì chứng tỏ đường hô hấp trên bị tắc nghẽn có thể do viêm
thanh quản nặng, cần phải cho bệnh nhân thở khí dung adrenalin (5ml adrenalin
1:1000 ).
- Nếu
bệnh nhân có tiếng thở rít thanh quản nhẹ nhưng tình trạng chung của trẻ rất
nặng (sốt, suy thở, tiết nhiều nước bọt) có khả năng trẻ bị viêm nắp thanh quản
cần: cho kháng sinh, corticoid và mời người có kinh nghiệm đặt ống nội khí quản
cấp cứu. Tôn trọng tư thế thích nghi của trẻ, không làm cho trẻ sợ hãi.
- Diễn
biến bệnh đột ngột, có tiền sử của hội chứng xâm nhập phải nghĩ đến nguyên nhân
dị vật thanh quản. Nếu sử dụng quy trình xử lý đối với “trẻ bị sặc” không thành
công thì phải tính đến việc nội soi thanh quản cấp cứu.
- Thở rít
thanh quản xảy ra ngay sau uống hoặc tiêm thuốc phải nghĩ đến nguyên nhân phản
vệ. Tiêm bắp adrenalin 10µg/kg.
Bệnh nhân
có tiền sử hen phế quản hoặc thở khò khè có suy thở nặng - lưu lượng đỉnh giảm
và/hoặc thiếu oxy thì cho khí dung ventolin và Ipratropium với oxy. Ở trẻ bú mẹ
có thể do viêm tiểu phế quản thì chỉ cần thở oxy.
3.2. Điều
trị ổn định tình trạng và vận chuyển an toàn bệnh nhân
Sau bước điều
trị cấp cứu, tình trạng bệnh nhân tạm ổn định vẫn phải thường xuyên giám sát
đánh giá bệnh nhân, việc quyết định tiếp theo (chuyển hồi sức tích cực, chuyển điều
trị chuyên khoa hay chuyển viện…) phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và điều
kiện của cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân ban đầu. Trên nguyên tắc khi chuyển
bệnh nhân phải an toàn, đảm bảo ba yếu tố an toàn của bệnh nhân: bệnh nhân phải
được ổn định chức năng sống (đường thở, thở, tuần hoàn…), liên hệ chặt chẽ với
nơi bệnh nhân sẽ chuyển đến, tiếp tục duy trì chức năng sống của bệnh nhân
trong suốt quá trình vận chuyển (Xem bài vận chuyển an toàn bệnh nhân).
NGƯNG THỞ NGƯNG TIM
1. ĐẠI CƯƠNG
Ở trẻ em
ngưng thở thường là hậu quả của tình trạng suy hô hấp cấp. Ngưng tim thường sau
ngưng thở.
Não sẽ bị
tổn thương khi ngưng thở ngưng tim trên 4 phút và nếu trên 10 phút thường tử
vong, nếu sống sẽ để lại di chứng não nặng nề. Vì thế khi ngưng thở ngưng tim
cần nhanh chóng cung cấp oxy và máu cho não.
Có 2 loại
hồi sức:
Hồi sức
cơ bản: hồi sức tại hiện trường, không có dụng cụ
Hồi sức
tiến bộ: hồi sức thực hiện tại cơ sở y tế hoặc trên xe cứu thương với dụng cụ,
thuốc cấp cứu
2. HỒI
SỨC CƠ BẢN
2.1 Chẩn
đoán ngưng thở ngưng tim
- Hôn mê:
lay gọi không tỉnh
- Lồng
ngực không di động
- Không
có mạch trung tâm
2.2 Hồi
sức cơ bản
Thực hiện
tại nơi xảy ra tai nạn ngoài bệnh viện
Nguyên
tắc: nhanh và theo thứ tự A, B, C
Thông đường
thở (Airway) Thổi ngạt (Breathing)
Ấn tim
ngoài lồng ngực (Circulation)
Các bước
thực hiện theo thứ tự ưu tiên:
a. Lay
gọi, kêu giúp đỡ
- Lay gọi
bệnh nhân
- Nếu
không đáp ứng là hôn mê, nghi ngờ ngưng thở ngưng tim khi hôn mê và kêu gọi người
giúp đỡ
b. Thông
đường thở
- Ngửa
đầu nâng cằm, nếu nghi chấn thương cột sống cổ thì dùng phương pháp ấn hàm và
cố định cổ để tránh di lệch cột sống cổ
Trong trường
hợp hôn mê thì các cơ vùng cổ mất trương lực gây chèn ép tắc đường thở
- Lấy dị
vật nếu có:
+ Thủ
thuật vỗ lưng ấn ngực: sơ sinh, nhũ nhi
+ Thủ
thuật vỗ lưng: trẻ lớn
Không
dùng tay móc mù dị vật vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn và làm tổn thương niêm mạc
miệng hầu
c. Quan
sát di động lồng ngực và nghe cảm nhận hơi thở
- Lồng
ngực không di động
|
® Ngưng
thở
|
- Không
cảm nhận được hơi thở BN
d. Thổi
ngạt
- Thổi
ngạt 5 lần để đạt được 2 nhịp có hiệu quả
Thổi có
hiệu quả khi thấy lồng ngực nhô lên khi thổi
e. Bắt
mạch trung tâm
- Sơ
sinh, trẻ nhỏ: mạch cánh tay, mạch bẹn
- Trẻ
lớn: mạch cổ, mạch bẹn
Nếu có
mạch trung tâm thì tiếp tục thổi ngạt
Không có
mạch trung tâm trong vòng 10 giây ® Ngưng tim ® Ấn tim
ngoài lồng ngực.
f. Ấn tim
ngoài lồng ngực
- Vị trí
ấn tim cho mọi lứa tuổi: ½ dưới xương ức
- Ấn sâu
1/3 bề dày lồng ngực
- Trẻ sơ
sinh nhũ nhi (dưới 1 tuổi):
- Kỹ
thuật: 2 ngón cái hoặc 2 ngón tay
Hình 1: Ấn tim 2 ngón tay
- Trẻ lớn
(Trên 1 tuổi):
- Kỹ
thuật: 1 bàn tay ( 1- 8 tuổi)
2 bàn tay
(> 8 tuổi)
Hình 2: Ấn tim 1 bàn tay
Tần số ấn
tim cho tất cả các lứa tuổi: 100 lần/phút
Ấn tim
đúng: mạch trung tâm có khi ấn
- Ngưng
thở ngưng tim:
Tỉ lệ ấn
tim/ thổi ngạt: 15/2 cho 2 cấp cứu viên, 30/2 cho 1 cấp cứu viên
3. HỒI
SỨC NÂNG CAO
Thực hiện
tại cơ sở y tế, bệnh viện có đủ y dụng cụ và thuốc cấp cứu
3.1. Lay
gọi, kêu giúp đỡ
- Lay gọi
bệnh nhân
- Nếu
không đáp ứng, hôn mê, kêu gọi BS, ĐD giúp đỡ
3.2.
Thông đường thở:
- Ngửa
đầu nâng cằm (nghi chấn thương cột sống cổ: ấn hàm, cố định cổ )
- Hút đàm
- Lấy dị
vật nếu có:
+ Thủ
thuật vỗ lưng ấn ngực: sơ sinh, nhũ nhi
+ Thủ
thuật vỗ lưng: trẻ lớn
- Đặt ống
thông miệng hầu khi thất bại với ngửa đầu, hút đàm
3.3. Quan
sát di động lồng ngực và cảm nhận hơi thở
- Lồng
ngực không di động
|
® Ngưng
thở
|
- Không cảm nhận được hơi thở BN
3.4. Bóp
bóng qua mask
- Bóp
bóng qua mask 2 nhịp có hiệu quả với FiO2 100%
Bóp bóng
có hiệu quả: lồng ngực nhô khi bóp
- Bóp
bóng mà lồng ngực không nhô:
+ Đường
thở chưa thông: kiểm tra ngửa đầu
+ Mặt nạ
không kín
+ Cỡ bóng
nhỏ so với trẻ
+ Bóp
bóng nhẹ tay
- Ấn nhẹ
sụn nhẫn (thủ thuật Sellick): tránh hơi vào dạ dày, giảm chướng bụng và nguy cơ
hít sặc
3.5. Bắt
mạch trung tâm
Không có
mạch trung tâm trong vòng 10 giây ® Ngưng tim
3.6. Ấn
tim ngoài lồng ngực
Kỹ thuật
ấn tim: xem phần hồi sức cơ bản
Tỉ lệ ấn
tim/ bóp bóng
- Sơ sinh
: 3/1
- Trẻ
ngoài tuổi sơ sinh : 15/2
Nếu có 2
người: người ấn tim đếm lớn để người bóp bóng nghe phối hợp
Tiếp tục
bóp bóng và ấn tim trong vòng 2 phút, sau đó đánh giá lại
Trường
hợp không tự thở lại sau bóp bóng qua mask (1 - 5 phút): đặt nội khí quản đường
miệng và bóp bóng qua NKQ
3.7.
Thuốc
Thiết lập
đường tĩnh mạch. Nếu sau 2 lần lấy ven ngoại biên thất bại phải tiến hành tiêm
trong xương (dùng kim 18 với trocha, bơm tiêm 5ml, tiêm vào mặt trước, 2-3 cm dưới
mào xương chày).
-
Epinephrine (Adrenaline) 1‰ TM
Chỉ định:
ngưng tim
Cách pha
dd Epinephrine 1‰: dùng ống tiêm 10 ml rút 1ml dd Epinephrine 1‰ + 9 ml nước
cất.
Liều: 0,1
ml/kg dung dịch 1%oo TM. Sau khi bơm Epinephrine, bơm 2 – 5 ml nước muối sinh lý để đẩy
thuốc.
Sau 3 - 5
phút tim chưa đập lại: lập lại liều hai như trên hoặc gấp 10 lần, nhắc lại mỗi
3 – 5 phút.
-
Epinephrine (Adrenaline) 1‰ bơm qua NKQ, dùng trong trường hợp không có đường
tĩnh mạch
Liều: 0,1
ml/kg dung dịch Epinephrine 1‰ pha NaCl 9‰ cho đủ 1-2 ml.
Sau bơm
NKQ: bóp bóng để thuốc phân tán và hấp thu vào hệ tuần hoàn - Bicarbonate ưu trương:
- Không
thường quy vì nguy cơ ứ CO2 gây nặng thêm tình trạng toan hô hấp.
- Chỉ
định:
Toan
chuyển hóa nặng,
Nếu không
thử khí máu được : có thể xem xét chỉ định Bicarbonate sau 10 phút bóp bóng
giúp thở và tiêm Epinephrine bệnh nhân vẫn còn ngưng thở ngưng tim.
- Liều:
dung dịch bicarbonate 8,4% 1ml/kg/lần hay dung dịch 4,2% 2 ml/kg/lần TMC, không
được dùng chung với đường TM đang truyền canxi.
-
Atropine
Chỉ định:
nhịp tim chậm (nhịp chậm xoang).
Liều:
0,02 mg/kg TMC, liều tối thiểu 0,1 mg, tối đa 0,5 mg/liều hoặc tổng liều không
quá 1mg.
-
Amiodarone
Chỉ định:
đây là thuốc được lựa chọn trong trường hợp nhịp nhanh trên thất, rung thất,
nhịp nhanh thất mất mạch.
Liều 5 mg/kg
bơm TM nhanh hay qua tuỷ xương trong 20 - 60 phút.
Có thể
nhắc lại liều trên. Liều tối đa 15 mg/kg/ngày. Theo dõi huyết áp trong quá
trình điều trị vì thuốc gây tụt huyết áp nếu tiêm nhanh.
Thuốc
thay thế: Lidocain 2% (0,04g / 2ml), liều 1mg/kg TM, duy trì 20- 50 mg/kg/phút
qua bơm tiêm tự động.
- Canxi:
không dùng thường qui, chỉ dùng trong trường hợp có bằng chứng hạ can xi huyết
hoặc ngộ độc thuốc ức chế canxi.
Calcium
chloride 10% 0,2ml/kg TM chậm
Calcium
gluconate 10% 1ml/kg TM chậm
-
Glucose:
Chỉ định:
hạ đường huyết (Dextrostix)
Trẻ lớn:
dung dịch glucose 30% 2ml/kg TMC
Trẻ sơ
sinh : dung dịch glucose 10% 2ml/kg TMC
- Truyền
dịch:
Nếu
nguyên nhân ngưng thở ngưng tim là hậu quả của sốc giảm thể tích: truyền nhanh
Lactate Ringer 20 ml/kg/15 phút, nếu thất bại dùng dung dịch cao phân tử.
Trong trường
hợp cấp cứu không thể cân bệnh nhân được có thể ướclượng cân nặng theo tuổi:
- Trẻ
0-12 tháng : Cân nặng(kg) = (0,5 x tuổi tính theo tháng) + 4
- Trẻ 1-5
tuổi : Cân nặng(kg) = (2 x tuổi tính theo năm) + 8
- Trẻ
6-12 tuổi : Cân nặng(kg) = (3 x tuổi tính theo năm) + 7
3.8. Sốc
điện (xem lưu đồ xử trí ngưng thở ngưng tim sau bóp bóng ấn tim) Chỉ định:
- Sốc
điện không đồng bộ: Rung thất, ngưng tim, nhịp nhanh thất mất mạch.
- Sốc điện
đồng bộ: nhịp nhanh thất có mạch, nhịp nhanh kịch phát trên thất, sau khi điều
trị thuốc thất bại hay có rối loạn huyết động.
Ở trẻ
nhỏ, dùng bản điện cỡ trẻ em 4 – 5 cm. Nếu không có bản nhỏ, có thể dùng bản
lớn đặt trước và sau ngực.
Sau mỗi
lần sốc điện, phải nghe tim và theo dõi nhịp tim qua monitor để có hướng xử trí
tiếp
3.9. Theo
dõi sau hồi sức
- Nhịp
thở, màu da, niêm mạc, mạch, HA, tri giác, đồng tử mỗi 15 phút
- SaO2 (độ bão
hòa oxygen)
- Nhịp
tim bằng ECG monitoring,
- Khí
máu, ion đồ, Dextrostix, XQ tim phổi
- Diễn
tiến tốt: hồng hào, tự thở, tim đập lại, mạch rõ, tỉnh táo.
- Khi nào
ngưng hồi sức ?
Quyết
định thời điểm nào ngưng hồi sức trường hợp ngưng thở ngưng tim kéo dài thì khó
khăn. Tuy nhiên có thể xem xét việc ngưng hồi sức nếu sau 30 - 60 phút mà tim
không đập lại, không thở lại, đồng tử dãn và sau khi đã giải thích thân nhân.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CẤP CỨU NGỪNG TIM
LƯU ĐỒ ĐIỀU TRỊ RUNG THẤT VÀ NHỊP NHANH THẤT MẤT MẠCH
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ NHỊP TIM CHẬM
LƯU ĐỒ XỬ TRÍ NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
LƯU ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHỊP NHANH THẤT
VẬN CHUYỂN AN TOÀN BỆNH NHÂN TRẺ EM
Việc vận
chuyển bệnh nhân từ khoa này đến khoa khác trong cùng một bệnh viện hoặc từ
bệnh viện này đến các bệnh viện khác không được để tình trạng của bệnh nhân
nặng thêm lên, vì vậy vận chuyển bệnh nhân đòi hỏi có chỉ định đúng, việc chuẩn
bị và thực hiện theo đúng một quy trình đã định sẵn và do những người có kinh
nghiệm thực hiện. Mục tiêu là đảm bảo tối ưu sự an toàn của bệnh nhân trong
suốt quá trình vận chuyển với việc theo dõi sát tình trạng bệnh và có những
biện phát xử trí thích hợp.
1.CHỈ
ĐỊNH
Việc
chuyển bệnh nhân được thực hiện khi tình trạng bệnh nhân đòi hỏi phải chuyển
đến nơi có điều kiện chăm sóc, điều trị, theo dõi được tốt hơn hoặc đến nơi để
làm các thăm dò, xét nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
2. TỔ
CHỨC
- Người
có kinh nghiệm và được đào tạo vận chuyển bệnh nhân.
+ Giải
thích cho bố mẹ, người nhà bệnh nhân lý do chuyển bệnh nhân.
+ Khám,
đánh giá nhanh tình trạng bệnh nhân.
- Liên hệ
bằng điện thoại trực tiếp với người có trách nhiệm (chuyên môn) ở nơi mà bệnh
nhân sẽ được chuyển đến.
Để đảm
bảo an toàn bệnh nhân cần:
- Khẳng
định lại chỉ định chuyển bệnh nhân.
- Xác
định nơi bệnh nhân sẽ chuyển đến.
- Quyết
định những can thiệp cần thiết trong khi chờ đợi.
- Dự kiến
phương tiện vận chuyển, dụng cụ cấp cứu cần thiết và người trực tiếp vận chuyển
bệnh nhân cũng như thời gian xuất phát và đến nơi.
- Trong
quá trình vận chuyển trên đường cần có sự liên hệ chặt chẽ với nơi xuất phát và
nơi sẽ đến qua điện thoại.
3. PHƯƠNG
TIỆN ĐỂ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN
- Xe vận
chuyển bệnh nhân chuyên dụng (có cáng vận chuyển, có lồng ủ ấm với trẻ sơ
sinh).
- Trang
bị tại khoa Cấp cứu về cơ số dụng cụ, thuốc men đầy đủ để theo dõi và điều trị
cho bệnh nhân trong khi được vận chuyển (tất cả những nhân viên hộ tống phải
nắm rõ).
3.1. Phương
tiện để cấp cứu bệnh nhi
3.1.1. Đường
thở
- Canuyn
đường thở các cỡ: 000, 00, 0, 1, 2, 3.
- Ống nội
khí quản các cỡ từ: 2,5 – 7,5mm (ống 7,5mm có bóng chèn – cuffed).
- Đèn đặt
ống NKQ
+ Lưỡi
thẳng: cho sơ sinh, trẻ nhỏ.
+ Lưỡi
cong: cho trẻ lớn.
- Kìm gắp
Magill
- Máy hút
xách tay (Yankauer).
- Ống hút
mềm.
- Kim
chọc dò qua sụn nhẫn – giáp.
3.1.2.
Thở
- Máy
thở.
- Bình
chứa oxy (mini) có van điều chỉnh áp lực. Bình nén cỡ E, chứa 600l, có thể cho
thở trong 150 phút với lưu lượng 4l/phút.
- Mặt nạ
thở oxy có túi dự trữ.
- Bóng
bóp tự phồng – có túi dự trữ với các kích thước (240ml cho trẻ bú mẹ, 500ml cho
trẻ nhỏ/1600ml cho trẻ lớn).
- Mặt nạ
các cỡ:
+ Cho trẻ
bú mẹ : 0, 1, 2
+ Cho trẻ
nhỏ : 2, 3
+ Cho trẻ
lớn : 4, 5
- Ống hút
thông miệng và bộ phận nối.
- Bóng
bóp (ayrés – T - piece).
- Bộ dẫn
lưu màng phổi.
3.1.3.
Tuần hoàn
- Máy khử
rung (sốc điện) có gắn giám sát điện tim cho trẻ em.
- Máy đo
huyết áp (các cỡ bóng cho trẻ em).
- Máy đo
nồng độ oxy mạch máu (pules oximeter).
- Dụng cụ
để thiết lập đường truyền.
+ Ống
thông tĩnh mạch.
+ Kim
truyền trong xương (cỡ 16- 18).
- Dây
truyền có bầu đếm.
- Bơm
tiêm: 1- 50ml.
- Máy đếm
giọt.
- Máy
tiêm (rất cần cho bệnh nhân vận chuyển đường xa).
- Dụng cụ
bộc lộ tĩnh mạch.
3.1.4.
Dịch truyền
- Dung
dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%.
- Dung
dịch ringerlactat.
- Dung
dịch glucose 5%, 10%.
- Dung
dịch hỗn hợp: (Glucose 4% và natriclorua 0,18%).
- Dung
dịch keo.
- Dung
dịch albumin 4,5%.
3.1.5.
Thuốc
-
Epinephrin (Adrenaline) 1:10.000, 1:1000
- Atropin
sulfat 0,25mg
-
Natribicarbonate 8,4%, 4,2%
- Dopamin
40 mg/ml
-
Dobutamin
-
Lignocain 1%
-
Amiodaron
- Calcium
clorid 10%, calcium gluconat
-
Furosemid 20mg/ml
- Manitol
10%, 20%
- Valium
5mg, 10mg
- Kháng
sinh: cefotaxim, gentamicin, penicillin, ampicillin
3.2. Phương
tiện khác
- Máy
glucose kế
Với phương
tiện đã trang bị nhất thiết trên đường vận chuyển phải giám sát:
- Điện
tim, tần số tim
- Độ bão
hòa oxy
- Huyết
áp
- Nhiệt
độ (trung tâm / ngoại vi)
- CO2 của khí
thở cuối thì thở ra ( End – tidal CO2)
- Tần số
thở
Các trang
thiết bị được trang bị để nơi dễ lấy và thường xuyên phải được kiểm tra, bổ
sung sau mỗi lần vận chuyển bệnh nhân. Nguồn điện cho máy (pin, ắc quy) cũng
phải được sạc bổ sung thường xuyên.
4. VẬN
CHUYỂN
Luôn đảm
bảo đường thở và thở trong quá trình vận chuyển.
Với bệnh
nhân chấn thương hoặc bệnh nặng cần phải đảm bảo đường thở và thông khí hỗ trợ:
- Đặt ống
nội khí quản (NKQ)
- Bóp
bóng qua ống NKQ với oxy hoặc thở máy (nếu có điều kiện).
- Chú ý
an thần tốt cho bệnh nhân và cố định chắc ống NKQ (tốt nhất là đặt ống qua đường
mũi khi bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc tổn thương nền sọ).
4.1.Đảm
bảo chức năng tuần hoàn
Đảm bảo
có hai đường truyền tốt trong quá trình vận chuyển nhất là đối với bệnh nhi có
nguy cơ rối loạn tuần hoàn (sốc) để qua đấy có thể truyền các dịch keo, dung
dịch gây kích ứng mạch mạnh (bicarbonat, kali, calcium, adrenalin…) vào tuần
hoàn trung ương (tốt nhất là có được một đường truyền vào tĩnh mạch trung tâm).
4.2. Tinh
thần kinh
Vận
chuyển bệnh nhân hôn mê đòi hỏi phải cân nhắc đặc biệt với những bệnh nhân bị
chấn thương, tránh tai biến thứ phát của hệ thần kinh trung ương.
4.3. Thân
nhiệt
Bệnh nhi
dễ bị nhiễm lạnh nhất là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cho nên trong khi vận chuyển
không được để trẻ bị hạ thân nhiệt (có thể sử dụng chăn, bình nước làm ấm, hệ
thống điều hòa ấm trên xe) để làm ấm bệnh nhân. Nên sử dụng phương pháp
Kangaroo để ủ ấm cho trẻ nhỏ. Dịch truyền cần phải được ủ ấm trước khi truyền
cho trẻ.
Trong quá
trình vận chuyển nếu phát hiện ra bất cứ biểu hiện nặng nào đều phải được xử lý
kịp thời.
4.4. Ghi
chép hồ sơ bệnh án
- Tất cả
các thủ thuật, thuốc, dịch truyền cho bệnh nhân phải ghi chép đủ.
- Các dấu
hiệu lâm sàng, các xét nghiệm, X quang, nhóm máu…phải thông báo đủ cho nơi bệnh
nhân sẽ chuyển tới (nếu có điều kiện thông báo trước qua điện thoại).
4.5.
Chuẩn bị bệnh nhân trước khi vận chuyển
- Chỉ
thực hiện vận chuyển bệnh nhân khi các chức năng sống phải đảm bảo và duy trì
tốt (đường thở - tuần hoàn –thân nhiệt – pH, đường máu).
- Các
việc sau đây cần làm để chuẩn bị tốt, an toàn cho việc chuyển bệnh nhân:
1. Xem đường
thở và thở đã đảm bảo chưa? (khí máu động mạch – nếu có thể).
2. Đã cố
định cổ, tay, chân của bệnh nhi tốt chưa?
3. Oxy
mang đi theo đã đủ chưa?
4. Đường
truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân đã tốt chưa?
5. Đã đủ
các loại dịch cho bệnh nhân trong khi vận chuyển chưa?
6. Các phương
tiện để giám sát bệnh nhân.
7. Liệu
bệnh nhân có đủ ấm trong quá trình vận chuyển hay không?
8. Hồ sơ,
bệnh án đã đủ chưa?
- Họ tên
bệnh nhân
- Tuổi
- Cân
nặng
- Phim
chụp X – quang nếu có
- Triệu
chứng lâm sàng
- Thuốc
đã sử dụng (liều, đường dùng, thời gian)
- Theo
dõi dịch truyền
- Chỉ số
hô hấp (nhịp thở, kiểu thở… của bệnh nhân, của máy thở).
- Các kết
quả xét nghiệm
9. Đã
trao đổi với nơi nhận bệnh nhân chưa?
10. Đã
trao đổi với bố mẹ, người nhà của bệnh nhân chưa?
4.6. Một
số trường hợp đặc biệt
- Bệnh
nhân sơ sinh bị teo thực quản: cần để trẻ tư thế ngồi – đầu nghiêng phải – đặt
ống thông vào khoang túi cùng hút nhiều lần (chú ý tránh làm tổn thương). Có
thể chủ động đặt ống nội khí quản – hút thông nội khí quản, tránh bóp bóng hô
hấp nhân tạo.
- Thoát
vị cơ hoành: cần đặt ống NKQ (không được bóp bóng qua mặt nạ) hô hấp hỗ trợ qua
ống NKQ với tần số nhanh và áp lực thấp hơn bình thường, đặt ống thông dạ dày –
hút chất dịch ứ đọng.
- Bệnh
nhân sơ sinh bị thoát vị rốn hoặc thoát vị qua khe hở thành bụng thì bọc các
quai ruột và phủ tạng trong một tấm gạc vô khuẩn để bệnh nhân nghiêng về một
bên. Trong quá trình vận chuyển phải liên tục làm ẩm và làm ấm khối thoát vị.
- Những
trường hợp: trẻ sơ sinh bị thoát vị màng não tủy thì để trẻ nằm sấp – trong khi
đó khối thoát vị và vùng bị thương tổn được che phủ một tấm gạch vô khuẩn và được
làm ẩm, ấm trong quá trình vận chuyển.
- Tất cả
trẻ sơ sinh được chuyển đến nơi để can thiệp ngoại khoa đều phải
được tiêm
bắp 5mg vitamin K1.
- Trẻ sơ
sinh của những bà mẹ bị đái tháo đường, phải được truyền dung dịch glucose 10%
trong suốt quá trình vận chuyển.
- Đối với
trẻ bị viêm nắp thanh quản hoặc tắc nghẽn đường hô hấp, khi vận chuyển phải để
tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng sang một bên.
- Với
bệnh nhận sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn do màng não cầu có ban xuất
huyết hoại tử lan tỏa thì không được vận chuyển khi trẻ còn bị sốc và nhiệt độ
>39oC.
NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM
Ở trẻ em,
ngộ độc xảy ra như là 1 tai nạn không cố ý, đặc biệt ở trẻ em dưới 12 tuổi, chủ
yếu xảy ra qua đường tiêu hoá (do ăn uống phải chất độc).
1. CHẨN
ĐOÁN
1.1. Trước
một trẻ nghi ngộ độc cấp cần xác định.
- Trẻ có
bị ngộ độc thật sự hay do một nguyên nhân bệnh lý khác
- Mức độ
nặng của ngộ độc.
- Chất
độc đó là gì.
- Thời
gian bị ngộ độc, lượng chất độc mà trẻ ăn uống phải.
1.2 Trong
thực tế các tình huống có thể xảy ra là.
- Dễ chẩn
đoán: gia đình đứa trẻ đến với lời khai rõ ràng các tang chứng đưa theo cụ thể
(thuốc, chai lọ đựng thuốc, củ, quả…)
- Khó
chẩn đoán: phải dựa vào nhiều yếu tố (hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm độc
chất), có thể nghi nghờ trẻ bị ngộ độc khi:
+ Các
triệu chứng bất thường xảy ra đột ngột (hôn mê, co giật, nôn, tiêu chảy, tím
tái…) ở trẻ trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh hoặc chỉ những bệnh nhẹ thông thường
(sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi…)
+ Thường
không sốt cao (ngoại trừ một số chất độc nhất định).
+ Hỏi
những người xung quanh (đi theo) về các chất độc (thuốc diệt chuột, thuốc trừ
sâu…) hoặc thuốc điều trị mà gia đình hiện đang dùng.
1.3. Khám
lâm sàng toàn diện:
Để xác
định tình trạng của trẻ, đặc biệt phải chú ý xác định được: tuổi, cân nặng, các
chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn, tinh thần kinh, thân nhiệt). Đồng thời
phát hiện các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu, ví dụ:
- Hôn mê,
không có dấu hiệu thần kinh khu trú kèm theo: ngộ độc thuốc ngủ (barbituric)
hoặc các loại an thần khác.
- Co
giật: Ngộ độc strychnine, atropin, theophylin, long não…
- Co đồng
tử: Ngộ độc atropin, imipramin, thuốc mê, rượu…
- Mạch
chậm: Ngộ độc digitalis, quinine, muscarin…
- Mạch
nhanh: Ngộ độc atropine, xanthin, theophylin…
- Sốt
cao: Ngộ độc nhóm xanthin, theophylin…
- Hạ thân
nhiệt: Ngộ độc barbituric,phenothiazin…
- Tăng
thông khí: Ngộ độc salicylat (aspirin)…
- Xuất
huyết: Ngộ độc chất chống vitamin K…
1.4. Xét
nghiệm độc chất:
Phải lấy
các chất nôn, dịch dạ dầy, phân, nước tiểu, máu của bệnh nhân và các chất vật phẩm
nghi ngờ mà gia đình đưa đến để xác định độc chất.
1.5. Tuỳ
theo mức độ nặng nhẹ và các rối loạn mà một số xét nghiệm sau đây cần phải làm
để giúp cho việc theo dõi và điều trị:
Công thức
máu, urê, creatinin máu, điện giải đồ, đường máu, khí máu, chức năng gan, điện
tâm đồ…
2. XỬ LÝ
2.1. Đảm
bảo và duy trì các chức năng sống
- Phải
đảm bảo bệnh nhân thở tốt: làm thông đường thở, thở oxy, đặt ống nội khí quản,
hô hấp hỗ trợ nếu cần.
- Đảm bảo
chức năng tuần hoàn: cấp cứu ngừng tim (nếu có). Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc
thì phải truyền nhanh dung dịch có điện giải, dung dịch keo hoặc máu (tuỳ theo
trường hợp cụ thể, không được dùng ngay thuốc vận mạch nếu chưa được truyền
dịch thỏa đáng.
- Điều
trị và ngăn ngừa co giật hay rối loạn thân nhiệt.
2.2. Loại
trừ chất độc
2.2.1.
Những chất độc qua da, niêm mạc
- Cởi bỏ
quần áo.
- Rửa
sạch cơ thể bằng nước hoặc dung môi thích hợp.
2.2.2.
Những chất độc qua đường uống: Các biện pháp loại bỏ chất độc là:
Gây nôn,
rửa dạ dày, tẩy ruột, bài niệu mạnh, lọc máu ngoài thận (thẩm phân phúc mạc,
thận nhân tạo), hô hấp hỗ trợ.
a. Gây
nôn, rửa dạ dày
- Gây
nôn: Chỉ định khi chất độc ở dạng thức ăn, lá, thuốc viên, thực hiện trong vòng
một giờ đầu sau khi trẻ ăn uống phải chất độc mà vẫn còn tỉnh táo.
+ Có thể
làm tức khắc bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.
+ Uống
sirô Ipeca 7- 10%: trẻ em 6 - 12 tháng uống 1 lần 10ml, 1-10 tuổi uống 15ml,
trên 10 tuổi uống 30ml. Sau khi uống xong cho trẻ uống nhiều nước, nếu sau 20
phút trẻ không nôn thì uống liều thứ hai.
+ Tiêm
apomorphin liều 0.07mg/kg sau 2 đến 5 phút trẻ sẽ tự nôn (nếu có dấu hiệu suy
thở thì tiêm naloxon (Narcan) liều 0.01mg/kg.
- Rửa dạ
dày
+ Chỉ
thực hiện trong 6 giờ đầu sau khi uống phải chất độc và trẻ vẫn còn tỉnh táo
hoặc đã được đặt ống nội khí quản nếu trẻ bị hôn mê.
+ Đặt ống
thông vào dạ dày, cho bệnh nhân nằm đầu hơi thấp nghiêng về một bên. Dùng nước
ấm thêm natriclorua (1 lít nước thêm 4g natriclorua) hoặc dùng luôn dung dịch
huyết thanh mặn đẳng trương 0.9% để rửa và làm sạch dạ dày. Phải chú ý chất
dịch chảy ra xem có các mẩu thuốc, thức ăn, máu. Về nguyên tắc là rửa cho đến
bao giờ nước lấy ra trong (thực tế là lượng dịch để rửa dạ dày khoảng 100ml/kg
cân nặng ở trẻ em. Chất dịch thu được cần gửi đi xét nghiệm độc chất. Sau khi
rửa xong nên bơm than hoạt vào dạ dày.
- Chống
chỉ định gây nôn và rửa dạ dày:
Không gây
nôn và rửa dạ dày khi bệnh nhân đang co giật và hôn mê. Chất độc là chất ăn mòn
(acid, kiềm, thuốc tẩy), chất bay hơi (xăng, dầu hoả, nước hoa), chất dầu không
tan (chất bôi trơn, chất làm bong).
b. Than
hoạt:
Lấy khoảng
30gam than hoạt pha với nước thành 1 thứ hồ, liều dùng 1g/kg cân nặng cho 1
lần. Cho bệnh nhân uống trực tiếp hoặc bơm vào dạ dày sau khi rửa dạ dày, có
hiệu quả tốt nhất một giờ đầu sau khi bệnh nhân ăn, uống phải chất độc. Than
hoạt không có hiệu quả đối với các chất độc là: rượu, acid boric, sắt, alcan,
thilium, muối acid, cyanid, các chất có hydrocarbon.
c. Thuốc
tẩy ruột:
Sử dụng
magê sulphat 250mg/kg cân nặng hoặc dầu paraphin 5ml/kg cân nặng, Khi dùng
thuốc tẩy phải theo dõi tình trạng mất nước, điện giải. Không dùng thuốc tẩy có
magiê cho người có suy thận.
d. Tanin:
Làm biến
tính một số alcaloid và có thể kết hợp với muối kim loại nặng, ngăn cản sự hấp
thu của chúng. Liều dùng 2-4g/ một lần.
e. Bài
niệu mạnh:
Chỉ định
khi chất độc được đào thải qua thận.
f. Kiềm
hoá máu: ngộ độc thuốc ngủ Barbiturate g. Lọc máu ngoài thận:
Chỉ định
trong những trường hợp ngộ độc nặng với lượng lớn các chất độc có khả năng qua
được màng lọc.
h. Đào
thải chất độc qua đường hô hấp:
- Chỉ
định trong những trường hợp ngộ độc chất bay hơi (Rượu, benzene, ether,ceton,
oxydcarbon, xylem…)
- Kỹ
thuật: đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ.
2.3. Giải
độc
- Giải
độc không đặc hiệu:
+ Hấp
thụ: than hoạt, tanin, sữa.
+ Trung
hoà hoá học: dùng oxyd magiê để trung hoà acid, dùng dấm pha loãng, chanh để
trung hoà chất kiềm…
- Giải
độc đặc hiệu:
- Chỉ
dùng khi biết chắc chắn chất gây độc và chỉ phát huy hết tác dụng khi chất độc
còn lưu thông trong hệ tuần hoàn.
Ví dụ:
|
Methemoglobin
|
® Dùng xanh methylen
|
|
Opi
|
® Narcan
|
|
Phospho hữu cơ
|
® Conthrathiol + Atropin
|
|
Paracetamol
|
® N. Acetyl – systein
|
|
Heparin
|
® Protamin
|
|
Dicoumarin
|
® Vitamin K1,PPSB
|
XỬ
TRÍ VẾT THƯƠNG DO NGƯỜI VÀ SÖC VẬT CẮN
Các vết thương do người
và súc vật cắn chiếm khoảng 1% số các trường hợp đến khoa cấp cứu, trong đó chủ
yếu do chó cắn (80-90%) sau đấy do mèo, khỉ chuột và người. Trẻ trai thường bị
cắn nhiều hơn trẻ gái và chủ yếu xảy ra vào mùa hè. Do tính thường gặp và những
biến chứng tiềm ẩn của những vết thương loại này, người thầy thuốc ở các cơ sở
cấp cứu cần phải nắm vững cách tiếp cận và xử lý chúng.
1.TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
1.1 Hỏi bệnh sử để
biết được
- Loại súc vật nào
hay người cắn, trong hoàn cảnh nào.
- Thời gian bị cắn.
- Tiền sử bệnh của
trẻ trước đó (đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh
mạn tính đang sử dụng steroid hoặc các bệnh gây suy giảm miễn dịch khác).
1.2 Khám nội khoa
toàn diện
- Khám toàn diện để
xác định tình trạng chung của trẻ (đường thở, thở, tuần hoàn, tinh thần kinh…)
- Khám kỹ vết thương
để biết: Vị trí, kiểu tổn thương (vết rách, bầm dập do day – nghiến, vết cắn
ngập sâu do răng…), ở trẻ em vết cắn ở vùng đầu có thể gây tổn thương xương sọ,
những tổn thương vùng khớp dễ ảnh hưởng đến hoạt động của khớp đó.
Chú ý đến các dấu
hiệu nhiễm khuẩn: ban xuất huyết, sưng tấy, chất dịch, mủ chảy ra từ vết thương,
phản ứng hạch, đau các chi liên quan khi thụ động.
1.3. Các xét nghiệm
- Công thức máu, nhóm
máu, thời gian đông máu, chảy máu (nếu nghi ngờ có rối loạn), cấy máu, cấy chất
dịch ở vết thương.
- X quang sọ với
những vết thương vùng đầu, nghi ngờ có tổn thương sâu.
- X- quang vùng thương
tổn: có thể phát hiện được gẫy xương, dị tật, khí ở trong vết thương.
2. XỬ TRÍ
2.1. Xử trí vết thương
- Cần gây tê tại chỗ
đối với các vết thương sâu, rộng trước khi xử lý vết thương.
- Rửa sạch vùng da
xung quanh vết thương bằng bông, gạc mềm thấm nước sạch. Sát khuẩn lại bằng
dung dịch providon – iodine 1% (Betadine…).
- Tại vết thương dùng
nước muối sinh lý (Nacl 9‰): 200ml-2 lít: sử dụng bơm tiêm 30, 50ml với kim
tiêm hoặc catheter cỡ 19, 20 để bơm rửa vết thương (bằng cách này có thể làm
giảm nguy cơ nhiễm khuẩn xuống 20 lần), một số dung dịch có tính sát khuẩn cao
như betadin, nước oxy già, cồn 70o. Hexachlorophen 20% có thể làm tổn thương
thêm và làm chậm sự phục hồi của vết thương.
- Khâu vết thương:
+ Phần lớn những vết
rách đến sớm (<8 -12 giờ) hoặc những vết thương ở vùng mặt thường được khâu
ngay, sau khi đã xử lý tốt tại chỗ (rửa cắt lọc vết thương).
+ Các vết thương ở
bàn tay, bàn chân, các vết thương sâu, rộng, chảy máu thì cần được kiểm tra kỹ,
thông thường chỉ khâu tổ chức dưới da trước, sau 3- 5 ngày nếu không có biểu
hiện nhiễm khuẩn thì tiếp tục khâu da.
+ Các vết thương nặng
ở chân, tay phải được cố định và nâng giữ ở tư thế chức năng. Kiểm tra lại vết
thương sau 24 - 48 giờ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (đau, sưng nề, sốt
cao …)
+ Các vết thương ở
bàn chân, bàn tay đặc biệt vết thương đến muộn sau
12 giờ hoặc vết thương
trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì thường để hở và sử dụng kháng sinh
trước. Khâu phục hồi vết thương vào những ngày sau. Tốt nhất sau sơ cứu, phải
chuyển bệnh nhân đến cơ sở ngoại khoa.
2.2. Sử dụng kháng
sinh
Mức độ nhiễm vi khuẩn
cũng như các loại vi khuẩn phân lập được tại vết thương có sự khác nhau: chỉ có
10% các vết thương do chuột cắn bị nhiễm khuẩn, các vi khuẩn thường gặp là
Streptobacillus moni foliformis, Spirullumminus, cũng tương tự như vậy đối với
vết thương do chó cắn là 30% (Staphylococus aureus,Streptococci,
Pasteurella.SP), do mèo cắn là 50% (Pasteurrella SP, Staphylococus aureus,
Streptococci), do người cắn 60% (Streptococus viridans, Stanphylocous aureus,
Anaerobes, Eikeinella SP). Đây là cơ sở khoa học của việc sử dụng kháng sinh
trong xử trí vết thương ban đầu khi mà chưa có kết quả cấy vi khuẩn và kháng
sinh đồ. Sử sụng kháng sinh trong lúc này có các cách sau:
- Augmentin
(Amoxicillin - acid clavulanic): 30 – 50mg/kg/ngày.
- Penicilin V +
Cephalecin
- Penicilin +
Dicloxacillin.
- Nếu bị dị ứng với
penicilin thì thay bằng erythromycin (40mg/kg/ngày).
2.3. Phòng uốn ván
Tất cả các vết thương
đều phải được dùng thuốc phòng uốn ván. Việc chỉ định dùng vaccine (anatoxin)
hay huyết thanh (seroprophylaxie) tuỳ theo từng hoàn cảnh:
- Với những vết thương
ít nguy cơ: đến sớm (<6 - 24 giờ) tổn thương nông (≤ 1cm), sạch, sắc, gọn,
không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chỉ tiêm nhắc lại vaccin chống uốn ván: TD
(Tetanus Diphtéria toxoid) hoặc DTP (Diphteria – Tetanus- Pertussis vaccine)
0,5 ml, tiêm bắp.
- Với những vết thương
nhiều nguy cơ: đến muộn (>6-24 giờ), tổn thương sâu (>1cm), nhiễm bẩn,vết
thương phức tạp, nhiều ngóc ngách, rách nát, có dị vật, chảy máu, thiếu máu,
nhiễm khuẩn: kết hợp cả vaccine và huyết thanh điều trị. DTP: 0,5ml, tiêm bắp +
huyết thanh ngựa (SAT) 1500UI, tiêm bắp hoặc HTIG (Human Tetanus Immune
Globulin ) 250 UI, Tiêm bắp.
2.4. Phòng dại
Cần phải tiêm phòng
dại cho những vết cắn nghi ngờ dại. Nếu vết thương nghi ngờ bị súc vật dại cắn
thì:
- Theo dõi con vật
trong 10 ngày, nếu con vật khoẻ mạnh thì không cần tiêm phòng dại. Nếu con vật
bị ốm, chết thì có thể tiêm phòng dại cho trẻ ( nếu có điều kiện thì có thể mổ
con vật-lấy tổ chức não để phân lập virus dại). Với các vết thương ở vị trí
nguy hiểm mà không theo dõi được con vật thì cũng có chỉ định tiêm phòng.
Có 2 loại thuốc tiêm
phòng dại:
+ HDCV (Human Diploid
Cell Vaccine): 1ml, tiêm bắp vào các ngày: 0; 3; 7; 14.
+ HRIG (Human Rabies
Immune Globulin): 20UI/kg. Trong đó 1/2 liều này được tiêm bắp, 1/2 liều còn
lại tiêm xung quanh vết thương.
XỬ
TRÍ ONG ĐỐT Ở TRẺ EM
Ở nước ta, các loại
ong đốt người đã gây ra các hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Các
loại ong đó là: ong mật, ong vàng, ong vò vẽ (ong bắp cày), ong nghệ (ong
bầu)….Điểm khác biệt giữa ong mật với các loại ong khác là khi đốt, vòi của ong
mật bị đứt, đoạn đứt có chứa những túi nọc độc bị giữ lại trong da của nạn
nhân, trong khi đó các loại ong khác thì chúng có thể rút vòi ra và đốt được
nhiều lần.
Nọc độc của các loài
ong có đặc điểm chung là chứa một protein có tính kháng nguyên cao, có khả năng
làm tăng IgE qua con đường đáp ứng miễn dịch dịch thể ở những người bị ong đốt.
Ngoài ra, trong nọc ong có các amin sinh học, phospholipase, phosphatase và
hyaluronidase.
Biến chứng nguy hiểm
có thể gây tử vong ở tất cả các loại ong là sốc phản vệ. Riêng ở ong vò vẽ: suy
thận cấp, tán huyết, tiểu Myoglobin do tiêu cơ vân, hội chứng suy hô hấp cấp
(ARDS), suy đa cơ quan.
1. ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
Phản ứng gây ra do
nọc ong có nhiều hình thái và mức độ khác nhau. Trong thực tế, người ta phân ra
4 nhóm mức độ phản ứng dị ứng:
Nhóm 1: Những trường hợp chỉ
có phản ứng tại chỗ đốt: Nốt sẩn tại chỗ, đau, ngứa
Nhóm 2: Phản ứng toàn thân
mức độ nhẹ:
- Cảm giác bỏng rát
miệng
- Ngứa môi, miệng,
họng
- Cảm giác nóng bức
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Ban sẩn mề đay
- Phù mạch
- Sung huyết kết mạc
Nhóm : Phản ứng toàn thân
mức độ nặng:
- Ho, thở khò khè
- Mất, giảm nhu động
ruột
- Vã mồ hôi
- Kích thích
- Co thắt phế quản
- Nhịp tim nhanh
- Xanh tái
Nhóm 4: Phản ứng toàn thân
mức độ rất nặng:
- Khó thở
- Trụy mạch
- Nôn, đái ỉa không
tự chủ
- Co thắt phế quản
nặng
- Phù thanh quản
- Sốc
- Ngừng thở
- Ngừng tim
Có khoảng 0,5 – 5% số
người bị ong đốt biểu hiện triệu chứng nặng của nhóm 4.
2. XỬ TRÍ
2.1. Nguyên tắc điều
trị:
- Phát hiện và điều
trị ngay sốc phản vệ.
- Chăm sóc tại chỗ
vết đốt.
- Điều trị biến
chứng.
2.2.Điều trị tại
tuyến cơ sở
- Cấp cứu ngừng thở
ngừng tim nếu có.
- Điều trị sốc phản
vệ: Adrenalin 1‰ liều 0,3ml (TDD).
- Sơ cứu vết ong đốt:
+ Dùng kẹp rút ngòi
đốt kèm túi nọc ong trên da (ong mật).
+ Rửa sạch, sát trùng
da nơi vết ong đốt bằng Alcool Povidin 10%.
- Điều trị ngoại trú:
trong trường hợp không có phản ứng sốc phản vệ, ong mật đốt, ong vò vẽ < 10
vết đốt.
+ Thuốc giảm đau
Paracetamol.
+ Hướng dẫn thân nhân
cách chăm sóc và theo dõi tại nhà: lượng nước tiểu,dấu hiệu nặng cần tái khám
ngay: tiểu ít, thay đổi màu nước tiểu, khó thở.
- Tiêu chuẩn chuyển
viện:
+ Sốc phản vệ sau khi
cấp cứu.
+ Ong vò vẽ đốt >
10 vết đốt.
+ Tiều ít, tiểu đỏ
hoặc màu đen.
2.3. Điều trị tại
tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương
* Tiểu Hemoglobine và
Myoglobine: thường xuất hiện sau 24-72 giờ do tán huyết (tiểu hemoglobine), hủy
cơ (tiểu myoglobine).
- Thiếu máu cần bù
máu (tán huyết, tiểu hemoglobine).
- Truyền dịch:
+ Tất cả trường hợp
có số mũi ong vò vẽ đốt nhiều (> 10 mũi) hoặc có tiểu ít, tiểu đỏ hoặc màu
đen.
+ Lượng dịch tăng hơn
nhu cầu (khoảng gấp rưỡi nhu cầu) để tăng thải độc tố ong vò vẽ phòng ngừa suy
thận do tiểu Hemoglobin, Myoglobin.
- Điều chỉnh rối loạn
điện giải, đặc biệt chú ý tăng kali máu.
- Tiểu Myoglobin:
kiềm hóa nước tiểu để tăng thải myoglobin qua thận. Dung dịch Dextrose 5% trong
0,45% saline 500ml (Dextrose 10% 250 ml+ Normalsalin 250 ml), pha thêm 50 ml
Natri Bicarbonate 4,2%. Truyền tốc độ 7 ml/kg/giờ đến khi không còn tiểu
myoglobine, thường ở ngày thứ 3.
Có thể xem xét kết
hợp với truyền dung dịch Manitol 20% trong 1-2 ngày đầu, liều 0,5g/kg/lần,
chống chỉ định trong trường hợp suy thận, quá tải.
Giữ pH nước tiểu >
6,5.
* Suy thận cấp: Suy
thận cấp là biến chứng muộn (3-5 ngày) thường gặp ở ong vò vẽ đốt trên 20 mũi.
Suy thận là do tổn thương trực tiếp của độc tố trên thận hay do hậu quả tiểu
myoglobin hoặc hemoglobin. Vì vậy các trường hợp ong vò vẽ đốt trong những ngày
đầu phải theo dõi sát lượng dịch nhập, nước tiểu và xét nghiệm TPTNT, chức năng
thận mỗi ngày nhất là các trường hợp có tiểu Hemoglobin và myoglobin.
- Hạn chế dịch, điều
trị rối loạn điện giải. Thường suy thận cấp do ong đốt tự hồi phục không di
chứng sau 14-21 ngày.
- Chỉ định lọc thận hay
thẩm phân phúc mạc:
+ Phù phổi cấp.
+ Tăng kali máu nặng
không đáp ứng điều trị nội khoa.
+ Toan máu không đáp
ứng Bicarbonate.
+ Hội chứng urê huyết
cao.
* Suy hô hấp:
- Suy hô hấp do ARDS
xuất hiện sớm trong 24-48 giờ đầu kèm hình ảnh phù phổi trên X-quang nhưng CVP
bình thường.
- Điều trị: thở áp
lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) hay thở máy với PEEP cao 6 - 10 cm H2O.
* Suy đa cơ quan:
- Lọc máu liên tục có
tác dụng lấy bớt độc tố ong và các cytokine.
- Hiệu quả, cứu sống
nhiều bệnh nhân bị ong vò vẽ đốt kèm tổn thương đa cơ quan.
- Cần xem xét chỉ
định lọc máu sớm ngay khi bệnh nhân có biểu hiện tổn thương ≥ 2 cơ quan.
* Điều trị rối loạn
điện giải, đặc biệt tăng kali máu do tán huyết hủy cơ, suy thận.
* Kháng sinh:
- Nếu có nhiễm trùng
vết đốt hay do ong vò vẽ đốt > 10 mũi: kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1:
Cephalexin 25 - 50 mg/kg/ngày (U), chia 3 - 4 lần.
- Nếu có bằng chứng
nhiễm trùng toàn thân như sốt, bạch cầu tăng chuyểntrái hoặc tổn thương đa cơ
quan: Cefazolin 50 - 100 mg/kg/ngày TM, cần giảm liều khi suy thận.
* Corticoid: không chỉ
định thường qui, chỉ dùng khi có phản ứng phản vệ.
* Lọc máu liên tục:
- Chỉ định:
+ Suy thận kèm huyết
động học không ổn định.
+ Tổn thương ≥ 2 cơ
quan.
* Theo dõi:
- Dấu hiệu sinh tồn,
lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu.
- Lượng xuất nhập,
cân nặng mỗi ngày khi biểu hiện thiểu niệu.
- Ion đồ, TPTNT.
3. PHÒNG NGỪA
- Phá bỏ tổ ong ngay
khi phát hiện.
- Không cho trẻ đến
gần hoặc chọc phá tổ ong.
LƯU
ĐỒ XỬ TRÍ ONG ĐỐT
RẮN
CẮN
1. ĐẠI CƯƠNG
Phần lớn rắn cắn là
rắn lành, tuy nhiên các trường hợp đưa đến bệnh viện là do rắn độc cắn. Tiên lượng
rắng độc cắn tùy thuộc theo loại rắn độc, lượng độc chất vào cơ thể, ví trí cắn
và cách sơ cứu tại chỗ. Cân nặng của trẻ thấp so với người lớn,vì thế trẻ em bị
rắn độc cắn thường nặng hơn. Thường các vết rắn cắn nằm ở chi, đặc biệt là bàn
tay và bàn chân.
Tại miền Nam rắn độc thường gặp là: rắn chàm quạp, rắn lục tre, rắn hổ đất, rắn hổ mèo, rắn cạp
nong, rắn cạp nia. Rắn độc thường có hai loại:
- Nhóm gây rối loạn
đông máu: rắn chàm quạp (Calloselasma rhodostoma hoặc Malayan pit viper): sống
nhiều ở vùng cao su miền Đông nam bộ. Ngoài rắn chàm quạp, rắn lục tre
(Trimeresurus albolaris), rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri).
- Nhóm gây liệt, suy
hô hấp: rắn hổ (hổ đất (Naja kaouthia), hổ chúa (Ophiophagus hananh)), hổ mèo,
cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn cạp nia (Bungarus candidus), rắn biển…).
* Nọc rắn độc:
- Hợp chất Proteine
trọng lượng phân tử từ 6 – 100 Kd
- Độc tố: độc tố thần
kinh (gây liệt cơ, suy hô hấp), độc tố gây rối loạn đông máu (DIC, xuất huyết
da niêm), độc tố trên tim mạch, độc tố gây tán huyết, tiêu sợi cơ.
- Thành phần nọc rắn
tùy loại rắn độc bao gồm: proteolytic enzymes, Arginine ester hydrolase,
Thrombin-like enzyme, Collagenase, Hyaluronidase, Phospholipase A,
Phospholipase B, Phosphomonoesterase, Phosphodiesterase, Acetylcholinesterase,
Nucleotidase L-Amino acid oxidase.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh
- Xác định loại rắn:
người nhà mang theo con rắn hoặc mô tả hình dạng, địa phương, hoàn cảnh xảy ra
rắn cắn.
- Các dấu hiệu lâm
sàng xuất hiện sau khi rắn cắn: đau, phù, hoại tử, xuất huyết tại chỗ; nói khó,
liệt hô hấp.
- Thời điểm rắn cắn.
- Cách sơ cứu.
b. Khám lâm sàng
- Khám vết cắn: dấu
răng, phù nề, hoại tử, xuất huyết.
- Dấu hiệu sinh tồn.
- Mức độ tri giác.
- Dấu hiệu suy hô
hấp.
- Dấu hiệu xuất
huyết. c. Cận lâm sàng:
- Công thức máu: bạch
cầu, Hematocrit, tiểu cầu
- Chức năng đông máu
khi có rối loạn đông máu hay nghi do rắn chàm quạp hoặc rắn lục.
- Nếu không có điều
kiện thực hiện xét nghiệm đông máu nên dùng xét nghiệm cục máu đông toàn thể
trong 20 phút bằng cách lấy 2 ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm thủy tinh, để
yên ở nhiệt độ phòng. Sau 20 phút nghiêng ống nghiệm, nếu máu không đông: Bệnh
nhân bị rối loạn đông máu: nghĩ đến rắn chàm quạp hoặc rắn lục cắn, loại trừ
rắn hổ. Có chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn
- Chức năng gan thận,
điện giải đồ
- Khí máu nếu có suy
hô hấp.
- X quang phổi khi có
suy hô hấp để chẩn đoán phân biệt.
- Tổng phân tích nước
tiểu
- Tại một số nước, phương
pháp ELISA được sử dụng để phát hiện độc tố của rắn từ dịch tiết nơi vết cắn, nước
tiểu, hoặc máu, có kết quả nhanh sau 45 phút, giúp xác định chẩn đoán loại rắn
độc cắn và chọn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
2.2. Chẩn đoán xác
định a. Rắn chàm quạp
* Bệnh sử : rắn cắn,
người nhà mô tả hoặc mang theo rắn chàm quạp.
* Lâm sàng: xuất hiện
trong vòng vài giờ.
- Tại chỗ: phù nề,
hoại tử lan nhanh, xuất huyết trong bóng nước và chảy máu không cầm vết cắn.
- Toàn thân: rối loạn
đông máu: bầm máu, ói máu, tiêu máu, xuất huyết não.
- Cận lâm sàng: PT,
PTT kéo dài, Fibrinogene giảm, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch lan tỏa.
b. Rắn hổ
* Bệnh sử: rắn cắn,
người nhà mô tả hoặc mang theo con rắn hổ.
* Lâm sàng : xuất
hiện sớm trong 30 phút đến vài giờ diễn tiến nhanh đến suy hô hấp.
- Tại chỗ : phù nề,
đau, ít
- Toàn thân: tê, mắt
mờ, sụp mi (sụp mi thường là dấu hiệu sớm nhất và cũng là dấu hiệt hết sớm nhất
nên dùng để theo dõi đáp ứng khi điều trị với huyết thanh kháng nọc rắn), liệt
hầu họng nói khó, nuốt khó sau đó yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, ngưng thở.
Bảng
1. Chẩn đoán rắn cắn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
Loại
rắn
|
Dấu
hiệu tại chỗ
|
Dấu
hiệu toàn thân
|
Xét
nghiệm
|
Hổ đất
|
Đau, phù
Hoại tử lan rộng
|
30 phút – vài giờ
sau:
Tê, nói, nuốt khó
Sùi bọt mép
Liệt cơ hô hấp
|
|
Cạp nong
Cạp nia
|
Đau tại chỗ
Ít / Không hoại tử
|
Liệt cơ hô hấp thường
sau
1 - 4 giờ
|
|
Hổ mèo
|
Đau tại chỗ
Hoại tử
|
Lừ đừ, liệt cơ hô
hấp
± co giật
|
Đông máu
Myoglobin niệu
|
Chàm quạp
|
Đau
Hoại tử lan rộng
Chảy máu không cầm
Bóng nước có máu
|
Bầm máu
Xuất huyết
DIC
|
Đông máu
|
Rắn lục
|
Tương tự rắn chàm
quạp nhưng ít hơn
|
XH ít hơn chàm quạp
|
Đông máu
|
Rắn biển
|
Đau ± sưng
|
1 – 3 giờ sau: Mệt,
đau cơ, liệt cơ hô hấp, suy thận
|
|
2.3. Phân độ nặng rắn
độc cắn
Dấu
hiệu
|
Nhẹ
|
Trung
bình
|
Nặng
|
Dấu hiệu tại chỗ
|
Phù, đỏ, bầm máu
khu trú tại vết cắn
|
Phù, đỏ, bầm máu
lan chậm
|
Phù, đỏ, bầm máu lan
rộng nhanh
|
Dấu hiệu toàn thân
|
Không
|
Có (lừ đừ, dấu hiệu
nhiễm độc)
Không nguy hiểm
|
Dấu hiệu nguy hiểm
cấp cứu (Sốc, suy hô hấp, rối loạn tri giác, yếu liệt cơ)
|
Rối loạn
đông máu
|
Không
|
RLĐM nhẹ
Không dấu hiệu xuất
huyết toàn thân
|
RLĐM nặng
Xuất huyết toàn
thân (Ói, tiểu máu, XH não)
|
Có vài dấu hiệu phù
hợp sẽ xếp vào độ nặng tương ứng
2.4. Chẩn đoán phân
biệt với Rắn lành cắn
- Theo dõi trong 12
giờ
- Tại chỗ : đau, phù
không lan, không có dấu hiệu hoại tử, xuất huyết.
- Không dấu hiệu toàn
thân
- Xét nghiệm đông máu
bình thường: là 1 xét nghiêm độ nhạy cao phân biệt rắn độc hay rắn lành cắn
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị
- Làm chậm hấp thu
độc tố.
- Xác định loại rắn
và dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu sớm.
- Điều trị biến
chứng.
3.2. Điều trị cấp cứu
ban đầu
3.2.1. Sơ cứu tại nơi
xảy ra tai nạn
Mục đích làm chậm hấp
thu nọc rắn vào cơ thể. Trấn an nạn nhân, thường họ rất hoảng sợ.
- Bất động và đặt chi
bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố.
- Rửa sạch vết thương.
- Băng chặt chi bị
cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía vị trí vết cắn đến gốc chi để hạn chế
hấp thu độc chất theo đường bạch huyết.
- Nẹp cố định chi bị
cắn.
- Chuyển nhanh chóng
trẻ bị nạn đến bệnh viện.
- Các điều trị hiện
nay không được khuyến cáo vì không có hiệu quả, có thể gây nhiễm trùng, tăng sự
hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ như: rạch da, hút nọc độc bằng miệng hay
giác hút, đặt garrot.
3.2.2. Xử trí rắn độc
cắn tại bệnh viện
Tất cả các trường hợp
rắn cắn, ngay cả người nhà mô tả là rắn lành phải được theo dõi tại bệnh viện
24 giờ đầu, ít nhất 12 giờ.
3.2.2.1. Hỗ trợ hô
hấp tuần hoàn
a. Suy hô hấp : thường
do rắn hổ
- Thở oxy, nếu nặng
thì đặt nội khí quản giúp thở.
- Thường bệnh nhân tự
thở lại sau 24 giờ.
b. Sốc : thường sốc
là hậu quả của suy hô hấp, xuất huyết
Xử trí: hỗ trợ hô
hấp, truyền dịch chống sốc Lactate Ringer 20 ml/kg nhanh
3.2.2.2. Huyết thanh
kháng nọc rắn
Chỉ định:
- Rắn độc cắn mức độ
trung bình – nặng.
- Rắn độc cắn kèm 1
trong 2 điều kiện sau:
- Có biểu hiện lâm
sàng toàn thân của rắn độc cắn
- Có rối loạn đông
máu nặng:
+ Xuất huyết tự phát
da,niêm
+ Đông máu nội mạch
lan toả
+ Hoặc xét nghiệm máu
không đông sau 20 phút
Tốt nhất là cho huyết
thanh kháng nọc rắn đơn giá (rắn chàm quạp, hổ đất, lục đuôi đỏ…). Chọn huyết
thanh kháng nọc rắn loại nào tuỳ thuộc vào:
+ Xác định loại rắn
+ Biểu hiện lâm sàng,
cận lâm sàng
+ Loại rắn độc thường
gặp ở địa phương
- Ít có tác dụng chéo
của các huyết thanh kháng nọc rắn ngay cả chung trong 1 họ rắn độc.
- Nên cho sớm trong 4
giờ đầu, sau 24 giờ ít hiệu quả. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ sau 2-3 ngày mà
tình trạng rối loạn đông máu nặng vẫn có chỉ định dùng kháng huyết thanh.
- Nên cho huyết thanh
kháng nọc rắn trước khi truyền huyết tương tươi hay các yếu tố đông máu để ngăn
chặn hiện tượng đông máu nội quản rải rác.
- Cách sử dụng:
- Làm test trước khi
truyền: dùng dung dịch 1% so với dung dịch chuẩn bằng cách pha loãng 100 lần,
tiêm trong da, sau 15 phút đọc kết quả. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu
sốc phản vệ.
- Adrenalin 1‰ 0,005
– 0,01 ml/kg TDD cho 1 lần trước khi dùng liều đầu huyết thanh kháng nọc rắn.
- Liều đầu tiên giống
nhau ở trẻ em và người lớn, không tùy thuộc cân nặng vì lượng nọc độc giống
nhau ở mọi đối tượng. Liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường từ 4 – 8 lọ.
- Cách pha: tổng liều
kháng huyết thanh pha với dung dịch Normal saline đủ 50 ml-100ml, qua bơm tiêm
trong vòng 1 giờ.
- Theo dõi đáp ứng
lâm sàng sau điều trị huyết thanh kháng nọc rắn:
+ Rắn hổ: đầu tiên là
mở được mắt, sau đó tự thở, thời gian trung bình là 6 - 10 giờ.
+ Rắn lục, rắn chàm
quạp: ngưng chảy máu vết cắn, nơi tiêm. Riêng rối loạn đông máu hồi phục chậm
hơn thường sau 6 giờ, thời gian chức năng đông máu trở về bình thường là 24
giờ.
- Sau 6 giờ nếu không
đáp ứng trên lâm sàng hoặc còn rối loạn đông máu nặng: có thể là dùng sai loại
huyết thanh hoặc chỉ định quá trễ hoặc chưa đủ liều. Nếu xác định đúng loại
huyết thanh thì có thể lặp lại liều thứ 2.
- Tổng liều không thể
xác định trước được vì tuỳ thuộc theo lượng nọc rắn trong cơ thể.
- Nếu tuyến trước có
đặt garrot hoặc băng ép, chỉ mở băng sau khi tiêm huyết thanh kháng nọc rắn.
3.2.2.3. Điều trị rối
loạn đông máu, đông máu nội quản rải rác.
Truyền máu mới toàn
phần 10 – 20 mL/kg khi Hct < 30%
Huyết tương đông lạnh
10 – 20 ml/kg khi có đông máu nội quản rải rác.
Kết tủa lạnh khi
fibrinogen < 1 g/l
Vitamine K1 5 – 10 mg TM.
3.3. Điều trị tiếp
theo
- Khi tình trạng bệnh
nhân ổn định: vaccine ngừa uốn ván (VAT) khi triệu chứng tại chỗ mức độ trung
bình - nặng, chỉ dùng huyết thanh chống uốn ván nếu tiền sử chưa chích VAT
- Kháng sinh phổ
rộng: Cefotaxime TM.
- Săn sóc vết thương
hàng ngày.
- Xem xét chỉ định
ôxy cao áp trong trường hợp vết thương có hoại tử cơ nặng, rộng nghĩ do vi
khuẩn kỵ khí.
- Không sử dụng
corticoide để điều trị giảm phù nề, giảm phản ứng viêm vì không hiệu quả, trái
lại tăng biến chứng nhiễm khuẩn.
- Phẫu thuật: chỉ được
thực hiện sau khi điều chỉnh rối loạn đông máu và bệnh nhân đã được điều trị
nội khoa ổn định:
+ Chèn ép khoang cần
phải phẫu thuật giải áp sớm.
+ Cắt lọc vết thương,
đoạn chi hoại tử chỉ nên làm sau 7 ngày.
3.4. Theo dõi
Theo dõi sát mỗi giờ
ít nhất trong 12 giờ đầu các dấu hiệu:
+ Tri giác, dấu hiệu
sinh tồn
- Vết cắn: phù, đỏ,
xuất huyết.
- Đo vòng chi phía
trên và dưới vết cắn mỗi 4 – 6 giờ để đánh giá mức độ lan rộng.
- Nhìn khó, sụp mi,
liệt chi, khó thở
- Chảy máu
- Chức năng đông máu
LƯU
ĐỒ XỬ TRÍ RẮN ĐỘC CẮN
SỐC
TIM TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Sốc tim là tình trạng
suy giảm chức năng co bóp cơ tim dẫn đến hệ thống tuần hoàn không đáp ứng được
nhu cầu chuyển hóa của mô và cơ quan trong cơ thể.
Sốc tim đứng hạng thứ
ba sau sốc nhiễm khuẩn và sốc giảm thể tích tuần hoàn. Sốc tim ở trẻ em gặp ít
hơn so với người lớn.
2. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
Biểu hiện lâm sàng
của sốc tim là giảm cung lượng tim, giảm tưới máu tổ chức trong khi thể tích
tuần hoàn thích hợp.
2.1. Lâm sàng
Nhịp tim nhanh là dấu
hiệu sớm , thường gặp trong sốc tuy nhiên không đặc hiệu . Các triệu chứng giảm
tưới máu như thiểu niệu (<1ml/kg/giờ), chênh lệch nhiệt độ da và nhiệt độ
trung tâm , suy giảm y thưc . Giảm tưới máu ngoại biên với da và đầu chi tái,
vân tím, lạnh và ẩm, thời gian làm đầy mao mạch kéo dài (refill > 2 giây) .
Các triệu chứng thở
nhanh, tim nhịp ngựa phi, nhịp ba, khò khè hoặc rales ẩm, khó thở hoặc ho, tím
tái, vã mồ hôi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi và phù ngoại vi. Hạ huyết áp là dấu
hiệu muộn và rất nặng.
2.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: số
lượng bạch cầu, hồng cầu, Hb va tiểu cầu.
- Xét nghiệm men tim:
B - type natriuretic protein (BNP), NT - proBNP, protonin T va I, CK-MB
- Điện giải đồ, can
xi, ma giê, BUN, creatinin, chức năng gan. Lactate và khí máu động mạch. Đo độ
bão hòa oxy máu tĩnh mạch pha trộn hoặc tĩnh mạch chủ trên (ScvO2) ước lượng
hiệu quả của sự cung cấp oxy dựa trên nguyên tắc Fick .
- X quang phổi: có
thể biểu hiện tim to và xung huyết phổi, chỉ số tim ngực tăng (chỉ số tim ngực
bình thường < 55% ở trẻ nhũ nhi và < 50% ở trẻ lớn).
- Điện tâm đồ (ECG)
có thể phát hiện rối loạn nhip tim , tâm thất phì đại, thiếu máu cục bộ.
- Siêu âm tim để xác
định cấu trúc và chức năng tâm thu. Xác định phân suất tống máu (EF) thường
giảm, vận động thành, kích thước thất, độ dày thành tim, trào ngược van.
- Các xét nghiêm khác
để chẩn đoán nguyên nhân: xét nghiệm virus nếu nghi viêm cơ tim do virus
(adeno, coxsackie), hóc môn tuyến giáp nếu do cường giáp, catecholamin do u tủy
thượng thận, bệnh hệ thống, xét nghiệm độc chất nếu do nhiễm độc.
2.3. Chẩn đoán xác
định
- Lâm sàng có tình
trạng sốc và suy tim cấp.
- X quang phổi có
diện tim to, ứ huyết phổi.
- Siêu âm tim có chức
năng co bóp cơ tim (EF giảm)
- Xét nghiệm men tim
tăng cao.
2.4. Chẩn đoán phân
biệt
- Sốc nhiễm khuẩn :
bệnh nhi có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, có nhiễm khuẩn nặng (xem bài sốc
nhiễm trùng), tuy nhiên khó phân biệt nếu sốc nhiễm khuẩn có viêm cơ tim.
- Sốc giam thể tích
tuần hoàn : bệnh nhân có dấu hiệu mất nước hoặc mất máu, CVP giảm, đáp ứng tốt
với bù dịch.
2.5. Chẩn đoán nguyên
nhân sốc tim
- Tim bẩm sinh: là
nhóm chính gây sốc tim, hay gặp tim bẩm sinh gây tắc nghẽn đường ra thất trái
và tim bẩm sinh có luồng thông trái-phải lớn.
- Nguyên nhân viêm
tim: nhiễm trùng, bệnh mô liên kết, ngộ độc hoặc bệnh tự miễn, trong đó virus
là phổ biến nhất, (hay gặp là coxsackie B và adenovirus).
+ Bệnh cơ tim (bệnh
cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại) có thể di truyền hoặc sau nhiễm virus va viêm
cơ tim .
+ Rối loạn chuyển
hóa: suy hay cường cận giáp trạng, hạ đường máu. Phản ứng có hại của thuốc như
sulfonamide, penicillin, anthracyclines.
+ Bệnh mô liên kết:
lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp thanh thiếu niên, Kawasaki, thấp khớp cấp.
+ Rối loạn nhịp tim:
cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất , nhịp chậm, block tim hoàn toàn, nhịp nhanh
thất hoặc rung thất.
+ Tắc nghẽn tim: tràn
khí màng phổi hai bên , tràn dịch màng ngoài tim cấp, tắc mạch phổi cấp nặng.
- Những rối loạn
khác: chấn thương , đụng dập tim gây tổn thương cơ tim.
3. ĐIỀU TRỊ SỐC TIM
3.1. Nguyên tắc điều
trị
- Giảm tối thiểu nhu
cầu oxy của cơ tim: kiểm soát hô hấp, thân nhiệt,thuốc an thần, giãn cơ.
- Hỗ trợ tối đa hoạt
động của cơ tim: điều chỉnh rối loạn nhịp tim, tối ưu hóa tiền gánh, cải thiện
chức năng co bóp cơ tim, giảm hậu gánh.
- Điều trị căn
nguyên.
3.2. Điều trị ban
đầu: theo ABCs (cấp cứu cơ bản)
- Kiểm soát đường
thở, cung cấp oxy lưu lượng cao , hoặc thông khí hô trơ. duy trì bão hòa oxy
máu động mạch ≥ 95%.
- Đặt huyết áp động
mạch xâm nhập, catheter tĩnh mạch trung tâm, theo dõi liên tục SpO2, CVP và huyết áp
động mạch.
- Kiểm soát thể tích
tuần hoàn: nếu CVP thấp cần bồi phụ đủ thể tích tuần hoàn.
- Loại dịch sử dụng:
dịch tinh thể Ringer lactate hoặc natriclorua 0,9%, dung dịch keo, huyết tương
và máu toàn phần, với liều 5 ml/kg/20 phút, có thể nhắc lại. Ngừng truyền dịch
ngay nếu có dấu hiệu quá tải dịch.
- Phải theo dõi sát
dấu hiệu quá tải : gan to,khó thở tăng , nhịp tim nhanh, nhịp ngựa phi.
3.3. Thuốc lợi tiểu
Cho lợi tiểu lasix TM
, liều 1-2mg/kg khi có biểu hiện ứ máu và quá tải dịch. Có thể kết hợp với
thuốc lợi tiểu thiazide trong những trường hợp kháng thuốc lợi tiểu.
3.4. Điều trị thuốc
tăng cường co bóp cơ tim, nâng huyết áp
- Lựa chọn thuốc trợ
tim: Dobutamine với liều khởi đầu 5 mcg / kg / phút, tăng dần mỗi 2,5 mcg / kg
mỗi 15 phút. Dopamine bắt đầu với liều 5 mcg / kg / phút, tăng dần mỗi 2,5 mcg/kg
mỗi 15 phút hoặc Milrinone liều khởi đầu 0,375 mcg/kg/ph tác dụng tăng co bóp
cơ tim và giãn mạch ngoại vi.
- Thuốc tăng co bóp
cơ tim và nâng HA : Epinephrine, Noradrenaline với liều khởi đầu 0,05 - 1mcg /
kg / phút, có thể phối hợp với Dobutamine/ Dopamine.
- Điều trị khác : cho
Natribicarbonate khi toan máu nặng pH <7,20, kiểm soát đường huyết, các rối
loạn nội môi: điện giải, huyết học, chống nhiễm khuẩn, an thần, giảm đau.
3.5. Điều trị theo
nguyên nhân
- Viêm cơ tim do
virus: Gamaglobulin tĩnh mạch (IVIG) với liều 2g/kg/48 giờ
- Rối loạn nhịp tim: điều
trị rối loạn nhịp tim bằng thuốc, sốc điện.
- Lọc máu liên tục
(CVVH) cho bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim, bệnh nhân tay chân miệng độ IV.
- ECMO nếu các biện
pháp điều trị nội khoa đáp ứng kém hoặc không đáp ứng. Chỉ định ECMO khi chỉ số
vận mạch IE (inotropic equivalent) > 40µg/kg/ph.
IE = (Dopamin +
Dobutamin + 100 x Norephineprin + 100 x ephineprin + 15 x milrinon +100 x
Isoprotenolol
- Hội chẩn với chuyên
khoa tim mạch để phẫu thuật, can thiệp sửa chữa các dị tật tim mạch khi có chỉ
định.
- Điều trị các nguyên
nhân khác.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Kohl BA (2010), “How
is cardiogenic shock diagnosed and managed in the intensive care unit?”, In:
Evidence – Based- Practice of critical care, Deutschman CS, Neligan PJ (Ads),
Saunders, USA, pp: 311-17.
2. Smith KA, Bigham MT (2013), “Cardiogenic shock”, The Open Pediatric Medicine Journal, 7 (Suppl 1:
M5), pp.19 -27.
3. The child in shock,
In: Advanced paediatric life support: the practical approach / Advanced Life
Support Group (2012), 5th, Matthew O‟Meara and David John Watton (Eds), Willey
– Blackwell, p.95-102
4. Waltzman M (2014),
“Initial evaluation of shock in children”, www.uptodate.com
SỐC GIẢM THỂ TÍCH TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Sốc giảm
thể tích tuần hoàn là loại sốc đặc trưng bởi tưới máu tổ chức không thỏa đáng
do giảm nặng thể tích dịch trong lòng mạch. Nguyên nhân của bệnh có thể do mất
dịch hoặc cung cấp dịch không đầy đủ. Khi cơ thể còn bù trừ được (biểu hiện
nhịp tim nhanh, tăng sức cản mạch hệ thống, tăng co bóp cơ tim) HA vẫn duy trì
trong giới hạn bình thường, nếu HA giảm thể tích dịch trong lòng mạch có thể
mất ≥ 30%, vì vậy khi HA giảm là sốc đã ở giai đoạn muộn
2. NGUYÊN
NHÂN
· Mất dịch
trong lòng mạch:
- Mất máu
do chấn thương, xuất huyết
- Thoát
dịch ra tổ chức kẽ
- Mất dịch
vào khoang thứ 3: do viêm tụy, tắc ruột non, lồng ruột, cổ chướng, hội chứng
thận hư
· Mất dịch
ngoài lòng mạch:
- Nôn
nhiều
- Ỉa chảy
mất nước
- Tiểu
nhiều do tăng áp lực thẩm thấu (tăng đường máu, đái nhạt do yên), suy tuyến thượng
thận.
- Sử dụng
thuốc lợi tiểu
· Mất nước
vô hình:
Thở
nhanh, sốt cao, bỏng mức độ vừa và nặng
· Không ăn
uống được:
Viêm niêm
mạc miệng, viêm loét họng, chán ăn uống
3. CHẨN
ĐOÁN
3.1. Thăm
khám lâm sàng
· Triệu
chứng lâm sàng của sốc giảm thể tích tuần hoàn bao gồm các dấu hiệu của sốc,
kèm theo các biểu hiện giảm tưới máu não và giảm tưới máu ngoại biên.
- Dấu
hiệu giảm tưới máu não: ở giai đoạn sốc sớm trẻ thay đổi ý thức trẻ kích thích
nhưng tỉnh, giai đoạn muộn vật vã li bì hoặc hôn mê.
- Dấu
hiệu giảm tưới máu ngoại biên: giai đoạn sớm còn bù trừ mạch nhanh rõ, HA trong
giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ, thời gian làm đầy mao mạch (refill) <
2s. Ở giai đoạn muộn mạch nhanh nhỏ, khó bắt hoặc không bắt được. Nhịp tim
nhanh, chi lạnh, da ẩm, vã mồ hôi, refill kéo dài >2s, huyết áp giảm và kẹt,
thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Đo tĩnh
mạch trung tâm (CVP) giảm < 5 cmH2O
· Các dấu
hiệu của bệnh chính là nguyên nhân gây sốc giảm thể tích có thể phát hiện được
khi thăm khám bao gồm:
- Nôn
hoặc ỉa chảy có dấu hiệu mất nước nặng kèm rối loạn rối loạn điện giải có thể
do viêm dạ dày ruột do virus.
- Dấu
hiệu thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt kèm tiền sử chấn thương thường là nguyên
nhân sốc giảm thể tích do mất máu.
- Dấu
hiệu mất nước nặng kèm tăng natri máu có thể do đái tháo nhạt
- Dấu
hiệu đặc trưng của sốc giảm thể tích là có dấu hiệu trương lực mạch yếu (narrow
pulse pressures) nguyên nhân huyết áp tâm trương tăng do tăng sức cản mạch hệ
thống.
- Dấu
hiệu điển hình của mất dịch có thể không điển hình ở trẻ mất nước ưu trương
(mất dịch nhược trương) có thể là viêm dạ dày ruột do rotavirus và đái nhạt do
tuyến yên hoặc ở trẻ bụ bẫm.
- Bụng chướng,
gõ đục vùng thấp, dấu hiệu thiếu máu, có tiền sử chấn thương bụng có thể tổn thương
tạng gây chảy máu trong ổ bụng.
- Bụng chướng,
nôn, có phản ứng, hoặc các dấu hiệu rắn bò có thể do tắc ruột, hoặc không có
hậu môn.
- Bệnh
nhân bị bỏng nặng gây tăng nguy cơ mất nước do thoát huyết tương.
3.2. Cận
lâm sàng
- Công
thức máu: tình trạng cô đặc máu (Hb và hematocrit tăng), chú ý khi trẻ bị thiếu
máu.
- Đường
máu: thường giảm ở bệnh nhi sốc giảm thể tích do viêm dạ dày ruột, ngược lại đường
máu thường tăng ở bệnh nhân sốc giảm thể tích do bỏng nặng hoặc chấn thương
nặng hoặc tiểu nhiều do tăng áp lực thẩm thấu.
- Điện
giải đồ, Khí máu.
- Lactat
máu giúp cho tiên lượng sốc, nếu > 5mmol/l tăng nguy cơ tử vong.
- Đông
máu (số lượng tiểu cầu, PT, aPTT, INR và Fibrinogen) xét nghiệm đông máu ở
những bệnh nhân đang chảy máu có thể giúp chẩn đoán một số nguyên nhân gây chảy
máu như: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy gan, sử dụng thuốc chống đông).
- Định
nhóm máu ABO/Rh (tùy theo nguyên nhân)
- Xét
nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nguyên nhân tiểu đường hoặc đái nhạt.
Các xét
nghiệm khác :
- Chẩn
đoán hình ảnh: chụp x quang phổi, siêu âm ổ bụng, CT có giúp chẩn đoán nguyên
nhân chấn thương, tràn dịch màng phổi màng tim, viêm tụy.
- Xét
nghiệm giúp theo dõi biến chứng: chức năng gan thận.
3.3. Chẩn
đoán xác định
- Lâm
sàng: khi trẻ có tình trạng sốc kèm với dấu hiệu mất nước/mất máu cấp và nặng
(bảng 1 và 2)
- Xét
nghiệm: cô đặc máu với Hb và Hct tăng, hoặc giảm áp lực keo nặng với protein và
albumin huyết thanh giảm nặng.
- Đo áp
lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) giảm nặng.
- Sau bù
đủ thể tích tuần hoàn trẻ thoát sốc
Bảng 1. Dấu hiệu lâm sàng theo mức độ mất nước ở trẻ em
Triệu
chứng
|
Nhẹ
|
Trung
bình
|
Nặng
|
Mạch
|
BT
|
Nhanh
|
Rất
nhanh, yếu hoặc không bắt được
|
HATT
|
BT
|
BT
hoặc giảm
|
Giảm
|
Nhịp
thở
|
BT
|
Thở
nhanh sâu
|
Rối
loạn nhịp thở/ngừng thở
|
Niêm
mạc miệng
|
ẩm
|
khô
|
Khô
|
Thóp
|
BT
|
Trũng
|
Trũng
sâu
|
Mắt
|
BT
|
Trũng
|
Trũng
sâu
|
Đàn
hồi da
|
BT
|
Kéo
dài
|
Kéo
dài
|
Da
|
BT
|
Lạnh
|
Lạnh
ẩm tím tái
|
Nước
tiểu
|
BT
hoặc giảm nhẹ
|
Giảm
|
Thiểu
niệu/vô niệu
|
Tinh
thần
|
Khát
ít
|
Khát
nhiều, kích thích
|
Li
bì, hôn mê
|
Bảng
2. Dấu hiệu lâm sàng theo mức độ sốc mất máu trẻ em
Dấu
hiệu
|
Độ
I (nhẹ)
|
Độ
II (trung bình)
|
Độ
3 (nặng)
|
Độ
IV (rất nặng)
|
Thể
tích máu mất
|
<
15 %
|
15
– 30%
|
30
– 40 %
|
>40%
|
Nhịp
tim
|
BT
|
Tăng
nhẹ
|
Nhanh
|
Rất
nhanh
|
Nhịp
thở
|
BT
|
Tăng
nhẹ
|
Nhanh
|
Rất
nhanh rối loạn nhịp thở/ngừng thở
|
HA
|
BT/tăng
nhẹ
|
BT/giảm
nhẹ
|
Giảm
|
Giảm
nhiều/không đo được
|
Mạch
|
BT
|
BT/mạch
biên nhỏ
|
Yếu,
khó bắt
|
Không
bắt được kể cả mạch lớn
|
Da
|
Ấm,
hồng
|
Lạnh
ngoại biên, ẩm
|
Lạnh
ẩm ngoại biên, tím
|
Lạnh
ngoại biên kèm tím tái
|
Refill
|
<
2s
|
>2s
|
Kéo
dài
|
Kéo
dài
|
Tinh
thần
|
Kích
thích nhẹ
|
Giảm
nhẹ
|
Rất
kích thích, li bì, lơ mơ
|
Hôn
mê
|
Nước
tiểu
|
BT
|
Giảm
nhẹ
|
Giảm
nhiều
|
Vô
niệu
|
3.4.Chẩn đoán phân
biệt
- Sốc nhiễm trùng: có
kèm giảm thể tích tuần hoàn: bệnh nhi có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, có
nhiễm khuẩn nặng (xem bài sốc nhiễm trùng).
- Sốc phản vệ: tiền
sử tiếp xúc dị nguyên, có dấu hiệu sốc. Có những trường hợp khó vì trong sốc
phản vệ cũng có giảm thể tích, đặc biệt khó phân biệt ở giai đoạn muộn.
- Sốc tim: áp lực
tĩnh mạch trung tâm thường tăng, cung lượng tim và sức co bóp cơ tim giảm, có
biểu hiện bệnh lý tại tim.
3.5. Chẩn đoán mức độ
sốc
- Sốc còn bù: trẻ
kích thích, mạch nhanh, HA bình thường hoặc kẹt.
- Sốc nặng mất bù:
trẻ li bì, hôn mê, mạch nhỏ hoặc không bắt được, HA giảm/hoặc không đo được,
tiểu ít hoặc không có nước tiểu.
4. XỬ TRÍ
4.1. Nguyên tắc
- Duy trì chức năng
sống theo ABCs
- Khẩn trương bù lại
thể tích tuần hoàn đã mất , giám sát dịch tiếp tục mất, điều chỉnh nội môi.
- Điều trị nguyên
nhân.
4.2. Xử trí cụ thể
4.2.1. Xử trí ban đầu
Mục tiêu điều trị
trong giờ đầu
- Mạch trở về bình
thường theo tuổi
- HA tâm thu ≥ 60
mmHg với trẻ < 1 tháng, ≥ 70 mmHg + [2 x tuổi (năm)] với trẻ từ 1 – 10 tuổi,
và ≥ 90 mmHg với trẻ > 10 tuổi
- Thời gian đầy mao
mạch < 2s
- Tinh thần về bình
thường
- Nước tiểu ≥ 1 ml/kg/h
· Chống suy hô hấp
- Thông thoáng đường
thở, kê gối dưới vai, đầu thấp.
- Cho thở oxy lưu
lượng cao 5- 10 lít/ph (100%). Nếu không cải thiện, môi đầu chi tím, Sp02 < 92% hoặc sốc
nặng: đặt ống nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
· Tuần hoàn: Thiết lập đường truyền
tĩnh mạch ngoại biên hoặc truyền trong xương/bộc lộ ven nếu không lấy được ven
- Truyền 20 ml/kg
dung dịch Ringer lactat hoặc Natriclorua 0,9% trong 5
- 15 phút. Có thể bơm
dịch nhanh trong trường hợp sốc nặng. Đánh giá lại sau mỗi liều dịch truyền, có
thể nhắc lại liều trên nếu cần, lượng dịch truyền có thể tới 40 - 60 ml/kg
trong giờ đầu. Từ liều dịch thứ hai cần chú ý quá tải dịch (ran phổi, gan to
ra), hoặc nếu bệnh nhân không đáp ứng có thể sử dụng dung dịch cao phân tử/albumin
4,5% cho những bệnh nhân sốc giảm thể tích không phải do mất nước đơn thuần (do
mất máu, viêm dạ dày ruột, viêm tụy, tắc ruột...), liều lượng dung dịch cao
phân tử cho bệnh nhân sốc mất máu là 3ml cho mỗi ml máu mất (nếu chưa có máu),
tốt nhất là truyền máu.
· Chú ý điều trị rối loạn đường máu
4.2.2. Điều trị tiếp
theo
- Nếu thóat sốc tiếp
tục truyền dịch duy trì trong ngày tùy theo mức độ thiếu hụt + lượng dịch tiếp
tục mất + lượng dịch nhu cầu và chú ý điều trị rối loạn điện giải nếu có
- Nếu bệnh nhân sốc
giảm thể tích đơn thuần sẽ thóat sốc sau khi điều trị bước đầu. Nếu sốc không
cải thiện sau truyền dung dịch đẳng trương với liều 60 ml/kg cần thăm khám tìm
các nguyên nhân sốc khác và điều trị theo nguyên nhân như:
+ Sốc do mất máu: cần
truyền khối hồng cầu cùng nhóm với liều 10 ml/kg, đưa Hb >= 10 g% Hct >=
30%.
+ Sốc giảm thể tích
như: bỏng, hoặc mất dịch do tăng tính thấm thành mạch (tắc ruột, viêm tụy cấp),
thường khó xác định chính xác lượng dịch mất
+ Cần truyền dung
dịch keo trong những trường hợp thể tích trong động mạch giảm do áp lực keo
thấp do giảm albumin, hội chứng thận hư
- Điều trị theo
nguyên nhân:
+ Nếu sốc do mất máu:
cầm máu tại chỗ, hoặc phẫu thuật nếu có chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa lượng
dịch tiếp tục mất
+ Sốc giảm thể tích
do các nguyên nhân khác: điều trị bệnh chính
- Theo dõi điều trị
các biến chứng nếu có: rối loạn điện giải, suy chức năng đa cơ quan.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Hobson MJ, Chima
RS (2013), “Pediatric hypovolemic shock”, The open Pediatric medicine Journal,
Vol 7, (Suppl:M3) 10 -15
2. Wendy JP, Roback
MG (2014), “Hypovolemic shock in children: Initial evauation and management”,
www.uptodate.com/hypovolemic-shock-in children
initial and management
3. The
child in shock, In: Advanced paediatric life support: the practical approach /
Advanced Life Support Group (2012), 5th, Matthew O‟Meara and David John Watton (Eds),
Willey – Blackwell, p.95-102
4.Stanhope
B(2013), Shock, In: Handbook of Pediatric emergency medicine, Brennan PO, Berry
K, Powell C, Pusic MV (Eds), BIOS 2005, UK, pp.27 – 38.
SỐC PHẢN VỆ Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Sốc phản
vệ (SPV) là phản ứng quá mẫn tức thì phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai
của dị nguyên vào cơ thể. Sốc phản vệ có biểu hiện hạ huyết áp, trụy tim mạch,
suy hô hấp cấp do tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn phế quản.
Sốc phản
vệ (SPV) là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất dễ gây tử vong nếu không được
chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Bệnh xuất
hiện nhanh, ngay lập tức hoặc sau 30 phút sau khi tiếp xúc dị nguyên. Triệu
chứng xuất hiện càng sớm bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.
Đường đưa
thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, bôi ngoài
da, nhỏ mắt,.... đều có thể gây sốc phản vệ.
2. NGUYÊN
NHÂN
Có nhiều
nguyên nhân, hàng đầu là thuốc, tiếp đến thức ăn, nọc côn trùng. Các thuốc gây
sốc phản vệ và những tai biến dị ứng do thuốc ngày càng nhiều, trong đó hàng
đầu là kháng sinh: Peniciline, streptomycin, ampixillin, vancomycin,
cephalosporin, chloramphenicol, kanamycin . Thuốc chống viêm không steroid:
salicylat, mofen, indomethacin. Các vitamin: vitamin C tiêm TM, vitamin B1..
Các loại dịch truyền: glucose, dung dịch a xít a min...Thuốc gây tê: procain,
novocain, thuốc cản quang có iot . Các vaccin, huyết thanh: vaccin phòng dại,
uốn ván. Các hormon: Insulin, ACTH, vasopressin. Các thuốc khác: paracetamol,
aminazin ...
- Thức
ăn: nguồn gốc động vật như cá thu, cá ngừ, tôm ốc, trứng, sữa, nhộng ... nguồn
gốc thực vật: dứa, lạc, đậu nành ...
- Nọc côn
trùng: ong đốt, rắn, nhện, bò cạp cắn.
3. TIẾP
CẬN CHẨN ĐOÁN
3.1.
Triêu chưng lâm sang:
Khởi phát
thường rất nhanh trong 5 - 30 phút sau khi tiếp xúc dị nguyên với các dấu hiệu
sớm: bồn chồn, hốt hoảng, khó thở vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, ngứa chân tay ...
- Giai
đoạn toàn phát với các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng ở nhiều cơ quan.
+ Hô hấp:
nghẹt mũi, hắt hơi, khàn tiếng, khò khè, phù thanh quản, ho, tắc nghẽn đường
thở. Khó thở, thở nhanh, co thắt phế quản, co rút cơ hô hấp, tím tái, ngừng
thở.
+ Tim
mạch: nhịp tim nhanh, hạ HA, loạn nhịp, ngừng tim.
+ Thần
kinh: đau đầu, chóng mặt, run chân tay, vật vã lơ mơ, co giật, ngất xỉu, hôn
mê.
+ Tiêu
hóa: đau bụng, buồn nôn, đái ỉa không tự chủ, có thể đi ngoài ra máu.
+ Ngoài
da: mày đay, phù Quincke, ban đỏ ngứa.
+ Toàn
thân: vã mồ hôi, rét run, mệt lả ...
3.2. Chẩn
đoán xác định:
Theo Hiệp
hội Hen, Dị ứng Miễn dịch Hoa kỳ năm 2006. Chẩn đoán phản vệ khi có một trong
những tiêu chuẩn sau:
Tiêu
chuẩn 1: khởi phát cấp tính (vài phút tới vài giờ) với các biểu hiện ở da, niêm
mạc, hoặc cả hai (mẩn ngứa, nóng bừng, phù nề môi, lưỡi, hầu họng) Và có ít
nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu
hiện hô hấp (vd: khó thở, khò khè/co thắt phế quản, thở rít, giảm PEF, thiếu ô
xy).
- Hạ
huyết áp hoặc các dấu hiệu của thiếu máu các cơ quan (vd: giảm trương lực cơ,
ngất, mất trương lực)
Tiêu
chuẩn 2: có hai hoặc nhiều hơn những biểu hiện sau đây và xuất hiện nhanh (vài
phút tới vài giờ) sau khi tiếp xúc với chất có thể là dị nguyên với người đó:
- Biểu
hiện ở da và niêm mạc (mẩn ngứa, nóng bừng, phù nề lưỡi, môi, mang hầu).
- Biểu
hiện hô hấp (khó thở, khò khè/co thắt phế quản, thở rít, giảm PEF, thiếu ô xy).
- Hạ
huyết áp hoặc các dấu hiệu của thiếu máu các cơ quan (vd: giảm trương lực cơ,
ngất, mất trương lực).
Các triệu
chứng tiêu hóa dai dẳng (đau quặn bụng, nôn…)
Tiêu
chuẩn 3: hạ huyết áp nhanh (vài phút tới vài giờ) sau khi tiếp xúc với dị
nguyên đã biết trước với người đó.
- Trẻ em
và nhũ nhi: huyết áp tâm thu thấp (theo tuổi) hoặc giảm >30% HA tâm thu.
- Người
lớn: huyết áp tâm thu <90 mm Hg hoặc giảm >30% so với HA lúc bình thường
Hạ huyết
áp tâm thu ở trẻ em khi HA <70 mm Hg ở trẻ từ 1 tháng tới 1 tuổi, thấp hơn
(70 mm Hg + [2 × tuổi]) với trẻ từ 1 tới 10 tuổi và <90 mm Hg với trẻ từ 11
tới 17 tuổi.
3.3. Chẩn
đoán phân biệt
- Trong
trường hợp không điển hình.
+ Hen phế
quản nặng, dị vật đường thở.
+ U thần
kinh giao cảm (pheochromocytoma)
+ Hội
chứng tăng thông khí (Hyperventilation syndrome)
+ Phản xạ
dây phế vị (Vasovagal response)
- Sự khác
biệt cơ bản là: triệu chứng trụy mạch, HA giảm xẩy ra ngay sau khi đưa thuốc
hoặc dị nguyên vào cơ thể trong SPV.
3.4. Thể
lâm sàng:
Theo mức
độ biểu hiện và tiến triển của bệnh, sốc phản vệ được chia làm 3 mức độ.
- Thể
nhẹ: với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, sợ hãi có thể nổi mày đay, mẩn ngứa,
phù Quincke, buồn nôn, nôn đau bụng, đái ỉa không tự chủ, nhịp tim nhanh, HA
giảm, khó thở.
- Thể
trung bình: bệnh nhân hốt hoảng, cảm giác sắp chết đến nơi choáng váng, mày đay
khắp người, nghẹt thở, co giật có khi hôn mê, da tím, tái nhợt, mạch nhỏ, HA
hạ.
- Thể
nặng: Xẩy ra ngay trong những phút đầu với tốc độ chớp nhoáng. Bệnh nhân hôn
mê, co giật, loạn nhịp tim, HA không đo được, ngừng thở tím tái toàn thân, tử
vong nhanh sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.
4. XỬ TRÍ
SỐC PHẢN VỆ
4.1.
Nguyên tắc: khẩn cấp, tại chỗ và dùng ngay Adrenalin.
-
Adrenalin dùng ngay càng sớm càng tốt vì thay đổi ngay các dấu hiệu nặng do sốc
phản vệ gây ra như co thắt phế quản và tụt HA do Adrenalin làm tăng cAMP trong tế bào mast và basephil sẽ ức chế giải phóng các chất trung gian hóa học.
-
Adrenalin còn kích thích trên hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng co bóp cơ
tim tăng sức cản mạch ngoại vi, làm tăng HA, tăng tưới máu các cơ quan.
4.2. Phác
đồ cấp cứu sốc phản vệ.
4.2.1. Xử
trí ban đầu:
Cho người
bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, ủ ấm, nằm nghiêng khi có nôn, đo HA 10 phút/lần.
- Ngừng
ngay tiếp xúc dị nguyên (thuốc đang tiêm, uống ...)
- Duy trì
đường thở: tư thế đường thở mở, hút đờm dãi và thở oxy.
- Nếu tắc
nghẽn đường thở nặng trẻ tím nhiều: đặt nội khí quản (NKQ) hô hấp hỗ trợ.
-
Epinephrine: tiêm bắp Adrenalin 1/1000 (0,01 mg/kg), 0,01 ml/kg, hoặc ở trẻ em
không biết cân nặng Adrenalin 1‰ 0,3 ml.
+ Tiêm bắp
ngay sau khi xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ.
+ Có thể
nhắc lại 5 - 10 phút liều như trên cho đến khi HA trở lại bình thường. Chú ý:
- Tiêm
bắp cơ lớn (TB mặt trước đùi) thuốc hấp thu và đạt nồng độ cao hơn so tiêm cơ
nhỏ hoặc tiêm dưới da.
- Không
sử dụng tiêm trực tiếp tĩnh mạch, trừ trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn vì có
thể gây loạn nhịp.
+ Nếu HA
hạ hoặc không đáp ứng liều ban đầu: Adrenalin 1/10.000 tiêm TM liều 0,1 mg/Kg
(0,1 ml/Kg) hoặc truyền Adrenalin TM:
- Truyền
Adrenalin TM liều bắt đầu 0,1 μg/kg/ph tăng dần đến khi đạt hiệu quả, tối đa
0,5 μg/kg/ph (để giảm tác dụng phụ của Adrenalin). hoặc phối hợp thêm Dopamin
liều bắt đầu 0,3 μg/kg/ph tăng liều dần mỗi 10 - 15 phút đến khi đạt hiệu quả,
tối đa 10 μg/kg/ph. Bệnh nhân phải được theo dõi sát và monitor điện tim khi
truyền Adrenalin để phát hiện và xử trí kịp thời rối loạn nhịp tim.
- Truyền
Lactate Ringer hoặc Normal Saline 20 ml/kg/giờ sau đó nếu huyết động học cải
thiện tốt, giảm liều Lactate Ringer còn 10 ml/kg/giờ. (nên truyền trong 1 giờ
thay vì bơm TM dễ nguy cơ phù phổi.
- Đo và
theo dõi CVP.
- Nếu còn
sốc sau Normal saline/ Lactate Ringer 20 ml/kg/giờ:
- Đo
huyết áp xâm lấn.
- Truyền
dung dịch cao phân tử (Haesteril 6% 200/0,5 hoặc Dextran 70) 10 - 20 ml/kg/giờ
và điều chỉnh tốc độ truyền theo CVP. Trong trường hợp sốc nặng tổng thể tích
dịch có thể đến 60 - 80 ml/kg.
- Phối
hợp truyền Adrenalin và Dopamin.
- Theo
dõi sát CVP vì biến chứng phù phổi rất thường gặp khi bệnh nhân hết giai đoạn
dãn mạch.
4.2.2.
Các biện pháp khác:
Tuỳ theo điều
kiện trang thiết bị và trình độ chuyên môn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chống
suy hô hấp:
+ Làm
thông đường thở, thở O2, thổi ngạt
+ Đặt nội
khí quản bóp bóng oxy, thông khí nhân tạo.
+ Mở khí
quản nếu có phù thanh môn.
+Truyền
tĩnh mạch : Aminophylin 1mg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,2 mcg / kg /phút. Có thể
dùng terbutalin 0,2 ml/10 kg tiêm dưới da, nhắc lại sau 6 - 8 giờ nếu không đỡ
khó thở hoặc xịt họng terbutalin/hoặc salbutmol 2,5mg - 5 mg/lần x 4 - 5 lần/ngày.
- Chống
suy tuần hoàn.
+ Thiết
lập 2 đường truyền TM: 1 đường truyền dịch điện giải, duy trì tiền gánh, 1
đường truyền thuốc vận mạch.
+ Truyền
Adrenalin duy trì HA: liều khởi đầu 0,1 mcg/kg/phút điều chỉnh theo HA, liều
tối đa 2 mcg/kg/phút.
- Các
thuốc khác.
+
Methylprednisolon 1 - 2 mg/kg/ lần TM cách 4h hoặc tiêm bắp
+
Hydrocortison hemisuccinat 5 mg/kg/giờ TM hoặc tiêm bắp tại tuyến cơ sở có thể
liều cao hơn nếu sốc nặng.
+
Diphenylhydramin 1-2 mg/kg/lần TM hoặc prometazin 1 mg/kg/lần TB cách 6- 8 giờ
+
Ranitidin 1-2 mg/kg/lần cách 6 - 8 giờ trong sốc nặng hoặc TM
+ Giám
sát: mạch, HA, nhịp thở, SpO2, ý thức, bài niệu, 30 phút - 1
giờ/1 lần.
4.2.3. Điều
trị phối hợp và theo dõi
- Theo
dõi ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổn định: giám sát: mạch, HA, nhịp thở, SpO2, ý thức,
bài niệu, 30 phút - 1 giờ/1 lần
- Nếu HA
không ổn định có thể dùng dung dịch cao phân tử: plasma, Human albumin, phối
hợp thuốc vận mạch (xem bài sốc trẻ em)
- Điều
dưỡng có thể tiêm Adrenalin theo phác đồ trên khi bác sỹ chưa kịp có mặt.
- Hỏi kỹ
tiền sử dị ứng, trang bị hộp thuốc cấp cứu SPV là rất cần thiết có tính pháp
qui.
5. NHỮNG
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỐC PHẢN VỆ
- Tuyên
truyền dùng thuốc đúng chỉ định, hợp lý, an toàn.
- Trước
khi dùng thuốc thầy thuốc phải khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân. Trên
người bệnh có mẫn cảm phải cân nhắc liều lượng, đường dùng ... tránh dùng lại
thuốc gây sốc phản vệ trước đó dù nhẹ, lưu ý thuốc có phản ứng chéo.
- Trước
khi tiêm kháng sinh theo qui đinh phải thử test lẩy da, test âm tính mới được
tiêm. Phải chuẩn bị sẵn thuốc và dụng cụ cấp cứu sốc phản vệ.
- Khi
đang tiêm thuốc, nếu thấy có cảm giác khác thường: bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi
... phải ngừng tiêm và xử lý kịp thời như sốc phản vệ.
- Sau khi
tiêm thuốc để người bệnh chờ 10 - 15 phút để đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cheng
A. Emergency treatment of anaphylaxis in infants and children . A Canadian
Paediatric Society Acute Care Committee, Paediatr Child Health 2011;16(1):35-40
2. Tang A
. A Practical Guide to Anaphylaxis, Am Fam Physician 2003;68:1325- 32,1339-40.
3. Wagner
R. Anaphylaxis in pediatric patient: optimize management and prevention. J
Pediatr Health Care 2013, 27, S5-S17
4.Chipp
BE, Update in Pediatric Anaphylaxis: A Systematic Review , Clinical Pedatrics
2013, 52; 541
5. Boyce
JA et al. Guidelines for the Diagnosis and Management of Food Allergy in the United States: Summary of the NIAID Sponsored Expert Panel Report, J Allergy Clin Immunol
2010;126 (suppl 1): S1-S58
6. Nowak
R et al. Customizing Anaphylaxis Guideline for Emergency Medicine, J Emerg
Medicine 2013; 45 (2); 299-306.
SỐC NHIỄM KHUẨN
1. ĐẠI
CƯƠNG
Sốc nhiễm
khuẩn là tình trạng sốc xảy ra như là một biến chứng nặng của nhiễm trùng
huyết, nếu không điều trị thích hợp, kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tế bào, tổn
thương đa cơ quan đưa đến tử vong.
Các định
nghĩa
- Nhiễm
khuẩn (infection): đáp ứng viêm của cơ thể đối với tác nhân vi sinh vật
- Hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic Inflammatory Response Syndrome – SIRS):
hiện diện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau (trong đó ít nhất có một tiêu chuẩn
về nhiệt độ hay số lượng bạch cầu):
+ Sốt
> 38,5oC hoặc hạ thân nhiệt < 36oC (theo
dõi nhiệt độ trung tâm)
+ Tim
nhanh theo tuổi (*) hoặc tim chậm ở trẻ dưới 1 tuổi (**).
+ Thở
nhanh theo tuổi (***).
+ Bạch
cầu tăng hoặc giảm theo tuổi (*****) (người lớn >12.000/mm3
hay <
4.000/mm3) hay bạch cầu non > 10%.
Bảng 1. Tiêu chuẩn của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
Nhóm
tuổi
|
Nhịp
tim (lần/phút)
|
Nhịp
thở (lần/phút) (***)
|
HATT
(mmHg) (****)
|
SLBC
(103/mm3) (*****)
|
Nhanh
(*)
|
Chậm
(**)
|
< 1 tuần
|
>180
|
<100
|
>50
|
<59
|
>34
|
1 tuần - < 1
tháng
|
>180
|
<100
|
>40
|
<79
|
>19,5
hoặc <5
|
1 tháng - < 1
tuổi
|
>180
|
<90
|
>34
|
<75
|
>17,5
hoặc <5
|
>1 tuổi – 5 tuổi
|
>140
|
Không
áp dụng
|
>22
|
<74
|
>15,5
hoặc <6
|
>5 tuổi – 12
tuổi
|
>130
|
Không
áp dụng
|
>18
|
<83
|
>13,5
hoặc < 4,5
|
>12 tuổi - <
18 tuổi
|
>110
|
Không
áp dụng
|
>14
|
<90
|
>11
hoặc <4,5
|
(Nguồn theo Goldstein
B, Giroir B, Randolph A và CS, Internaltional pediatric sepsis consensus
conference: Definitions for sepsis and organ dysfuntion in pediatrics. Pediatr
Cri Care Med 2005.
- Nhiễm khuẩn huyết
(sepsis) hay nhiễm khuẩn toàn thân: hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, nguyên
nhân do nhiễm khuẩn
- Nhiễm khuẩn nặng
(severe sepsis): nhiễm khuẩn huyết kèm rối loạn chức năng cơ quan tim mạch hoặc
hội chứng suy hô hấp cấp hoặc rối loạn chức năng ít nhất 2 cơ quan còn lại.
- Sốc nhiễm khuẩn
(septic shock): nhiễm khuẩn huyết kèm rối loạn chức năng cơ quan tim mạch
- Định nghĩa về mặt
huyết động của sốc nhiễm khuẩn
+ Sốc nóng: giảm tưới
máu biểu hiện bằng thay đổi tri giác, phục hồi da (refill) mất nhanh (flash),
mạch ngoại biên nảy vọt, chìm nhanh (bounding), giảm thể tích nước tiểu < 1
ml/kg/giờ.
+ Sốc lạnh: giảm tưới
máu biểu hiện bằng thay đổi tri giác, refill > 2giây, mạch ngoại biên giảm,
chi lạnh ẩm. Thường là giai đoạn cuối của bệnh.
+ Sốc kháng dịch/sốc
kháng dopamin: sốc vẫn còn mặc dù đã truyền > 60 ml/kg (thời gian thích hợp)
/ khi sốc vẫn còn dù dùng dopamin đến 10 μg/kg/phút.
+ Sốc kháng
catecholamin: sốc vẫn còn mặc dù đã dùng norepinephrin hay epinephrin (liều
norepinephrin > 0,1 μg/kg/phút)
+ Sốc trơ: sốc vẫn tiếp diễn mặc dù
đã dùng thuốc tăng sức co bóp, thuốc vận mạch, thuốc dãn mạch, điều chỉnh đường
huyết, can xi, điều trị thay thế hormon (tuyến giáp, corticoid và insulin)
- Hội
chứng rối loạn chức năng đa cơ quan: khi có rối loạn chức năng 2 cơ quan trở
lên. Tiêu chuẩn rối loạn chức năng các cơ quan được định nghĩa như sau:
Rối loạn
chức năng tim mạch: khi bệnh nhi được truyền NaCl 0,9% với liều ≥ 40ml/kg/giờ
nhưng HA vẫn giảm (bảng 1) hoặc cần dùng vận mạch để duy trì HA trong giới hạn
bình thường (Dopamin > 5 g/kg/ph hoặc Dobutamin,
Epinephrine ở bất cứ liều nào) hoặc có 2 tiêu chuẩn (giảm tưới máu) trong các
tiêu chuẩn dưới đây:
+ Toan
chuyển hóa (BE < - 5 mEq/l) không giải tích được
+ Lactate
máu động mạch > 2 lần trị số bình thường (> 4mmol/l)
+ Thiểu
niệu: < 0,5 ml/kg/h
+ Refill
>5 giây
+ Nhiệt
độ ngoại biên thấp hơn nhiệt độ trung tâm > 30C
- Rối loạn
chức năng hô hấp: có một trong các tiêu chuẩn sau:
+ PaO2/FIO2
< 300 (không có tim bẩm sinh tím hoặc bệnh phổi trước đó)
+ PaCO2
> 65 torr hoặc tăng > 20 mmHg so với chuẩn
+ Cần
FiO2 > 50% để duy trì SaO2 > 92% hoặc cần thông khí cơ học
- Rối
loạn chức năng thần kinh: Glasgow < 11đ hoặc Glasgow giảm ³ 3 điểm
so với trước đó
- Rối
loạn chức năng huyết học: Tiểu cầu < 80.000/mm3 hoặc INR
> 2
- Rối
loạn chức năng thận: Creatinin ³ 2 lần giới hạn trên theo tuổi
- Rối
loạn chức năng gan: Bilirubin > 4 mg/dl (không áp dụng cho sơ sinh) hoặc ALT >
2 lần giới hạn trên theo tuổi.
2. CHẨN
ĐOÁN
2.1. Công
việc chẩn đoán
a. Hỏi
bệnh
- Triệu
chứng khởi phát: giúp xác định ổ nhiễm trùng nguyên phát và định hướng tác nhân
+ Tiểu
buốt, xón tiểu, tiểu nhiều lần (nhiễm trùng tiểu).
+ Ỉa
chảy, phân có nhày máu (nhiễm trùng tiêu hóa).
+ Nhọt
da, áp xe (Tụ cầu).
+ Sốt, ho
(viêm phổi).
- Tiền sử
tiêm phòng: Hemophilus, não mô cầu.
- Các yếu
tố nguy cơ:
+ Sơ sinh
thiếu tháng/ trẻ < 1 tháng tuổi
+ Suy
dinh dưỡng
+ Chấn
thương nặng/ phẫu thuật lớn/ bệnh nhi có các dẫn lưu hoặc thủ thuật can thiệp
(đặt nội khí quản, catheter TMTT, bàng quang, dẫn lưu màng phổi)
+ Suy
giảm miễn dịch, đang điều trị corticoide.
+ Bệnh
mãn tính: tiểu đường, bệnh tim, gan, thận. b. Khám lâm sàng
- Phát
hiện các dấu hiệu của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: nhiệt độ, mạch, HA,
nhịp thở
- Dấu
hiệu sốc: rất quan trọng nếu nhận biết được các dấu hiệu sớm của sốc (sốc còn
bù): thay đổi về tinh thần (kích thích quấy khóc, mệt mỏi nhưng vẫn tỉnh), mạch
nhanh nhẹ hoặc bình thường, huyết áp tăng nhẹ hoặc trong giới hạn bình thường,
tiểu giảm < 1 ml/kg/h, refill < 2 giây).
- Phát hiện
các ổ nhiễm khuẩn: da, vết mổ, tai mũi họng, phổi, nước tiểu ban.
- Ban chỉ
điểm của nhiễm khuẩn: ban xuất huyết hoại tử, bầm máu, hồng
C. Cận
lâm sàng
- Công
thức máu: công thức bạch cầu, Hb, tiểu cầu
- Đông
máu
- Đường
máu, lactat, điện giải đồ, khí máu,
- CRP/
procalcitonin
- Cấy
máu: trước khi tiêm kháng sinh.
- Chức
năng đông máu, chức năng gan, thận
- Xquang
phổi
- Cấy mẫu
bệnh phẩm ổ nhiễm khuẩn nghi ngờ: mủ, nước tiểu, phân.
- Siêu âm
ổ bụng tìm ổ nhiễm trùng, áp xe sâu
2.1. Chẩn
đoán xác định
Dấu hiệu
sốc + hội chứng đáp ứng viêm toàn thân + cấy máu dương tính
2.2 Chẩn
đoán có thể
Dấu hiệu
sốc + hội chứng đáp ứng viêm toàn thân + dấu hiệu gợi ý ổ nhiễm trùng
3. ĐIỀU
TRỊ
3.1.
Nguyên tắc điều trị
- Tiếp
cận điều trị theo ABCs
- Điều
trị sốc theo mục tiêu
- Kháng
sinh
- Điều
trị biến chứng
3.2. Điều
trị ban đầu sốc nhiễm khuẩn
3.2.1. Điều
trị sốc nhiễm khuẩn
* Mục
tiêu cần đạt trong giờ đầu
- Tưới
máu ngoại biên về bình thường: refill < 2s, chi ấm, mạch bắt rõ về bình
thường theo tuổi, tinh thần trở về bình thường
- CVP 8
-12 cm H2O
- ScvO2 ≥
70%,
- Lactate
< 2mmol/L
· 0 - 5
phút: nhận biết tình trạng giảm ý thức và tưới máu, thở ô xy lưu lượng cao,
thiết lập đường truyền tĩnh mạch hoặc truyền qua xương nếu lấy tĩnh mạch thất
bại, xét nghiệm máu.
· 5 - 15
phút: truyền dịch Natriclorua 0,9% hoặc Lactate Ringer hoặc với liều
20ml/kg/15
phút hoặc dung dịch cao phân tử có thể lặp lại đến 60ml/kg cho tới khi tình
trạng tưới máu cải thiện. Đánh giá đáp ứng sau mỗi lần bù dịch, phát hiện tình
trạng quá tải dịch (ran phổi, tĩnh mạch cổ, kích thước gan, sắc môi, sử dụng cơ
hô hấp phụ). Điều trị hạ đường huyết, hạ can xi máu nếu có. Bắt đầu sử dụng
kháng sinh.
· Từ 15 -
60 phút: đánh giá đáp ứng sốc với liệu pháp truyền dịch nếu thấy:
+ Đáp ứng
tốt: cải thiện mạch, HA về bình thường, CVP từ 8 -12 cmH2O refill
< 2”, tinh thần, tiểu > 1ml/kg/h, tiếp tục truyền dịch duy trì.
+ Không
đáp ứng (sốc kháng truyền dịch): nếu sau 02 lần bù dịch (40 ml/kg) sốc chưa cải
thiện sử dụng Dopamine sớm truyền TM (có thể dùng đường ngoại biên/truyền trong
xương) liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng nhanh đến 10µg/kg/phút trong vòng 5-10
phút. Cần đặt CVP, và hô hấp hỗ trợ nếu cần thiết. Đánh giá lại nếu không đáp
ứng:
+ Sốc
lạnh: truyền Adrenaline liều từ 0,05 - 0,3µg/kg/phút.
+ Sốc nóng:
truyền Noradrenaline liều từ 0,05 - 0,3µg/kg/phút.
→ Nếu vẫn
không đáp ứng (sốc kháng với catecholamine)
- HA tâm
thu bình thường hoặc HATB ≥ 50-60mmHg, ScvO2 <70%, truyền Dobutamine 5-15µg/kg/phút.
Trong trường hợp không có dobutamine, có thể dùng milrinone 0,25-1µg/kg/phút.
Tác dụng phụ của milrinone: tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, đau
bụng, tổn thương gan, giảm tiểu cầu, hạ kali máu. Giảm liều khi suy thận. Không
dùng chung ống tiêm hay đường tiêm truyền với furosemide vì gây kết tủa.
- HA tâm
thu giảm hoặc huyết áp trung bình < 50 mmHg:
+ ScvO2
<70%: tăng liều Adrenaline (0,4-1µg/kg/phút),
+ ScvO2
≥70%: truyền Nor-Adrenalin liều 0,1-1µg/kg/phút.
-
Hydrocortisone liều 50 mg/ m2/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày TMC chia
4 lần.
→ Nếu
tình trạng sốc vẫn không cải thiện (sốc kháng catecholamine kéo dài) cần khám
phát hiện và sử trí tràn dịch màng ngoài tim, tràn khí màng phổi và làm giảm áp
lực ổ bụng (nếu > 12 mmHg). Đo cung lượng tim (CO: cardiac output), kháng
lực mạch máu hệ thống (SVR: systemic vascular resistance) để hướng dẫn dùng
thuốc vận mạch thích hợp ngoài các cathecholamine như vasopressin,
terlipressin, levosimendan.
3.2.2.
Kháng sinh
Dùng
kháng sinh sớm trong giờ đầu nếu nghĩ đến sốc nhiễm khuẩn, trước khi cấy máu.
Lựa chọn kháng sinh phổ rộng, bao phủ toàn bộ tác nhân nghi ngờ. Các hướng dẫn
chọn kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết dựa trên chứng cứ.
3.2.3. Điều
trị khác
- Truyền
máu và chế phẩm máu: truyền khối hồng cầu nếu Hb < 10 g/dl để giữ Hb ≥ 10 g/dl,
hematocrit >= 30%. Truyền khối tiểu cầu nếu tiểu cầu < 10.000/mm3, hoặc
tiểu cầu < 20.000/mm3 nếu có chảy máu trên lâm sàng, nếu có chỉ định can thiệp thủ thuật/phẫu
thuật truyền khối tiểu cầu để đưa tiểu cầu ≥ 50.000/mm3.
- Điều
trị rối loạn đường máu: giữ đường máu trong giới hạn bình thường (180 mg/dl).
Nếu đường máu hạ < 180 mg/dl truyền dung dịch glucose 10% trong natriclorua
0,9% với tỷ lệ 1/1. Nếu tăng đường máu có thể sử dụng Insulin.
- Điều
chỉnh toan chuyển hóa: khi pH máu<7,15. Sử dụng natribicacbonat 4,2%/8,4%
với liều 1- 2 mmol/kg.
- Sử dụng
cocticoit: khi sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu hoặc sốc kháng catecholamine.
Thuốc sử dụng là hydrocotisol với liều 50 mg/m2/ngày
hoặc 2 mg/kg/ngày chia 4 lần cách 6 giờ tiêm TM.
3.3. Điều
trị bước 2 (sau khi thóat sốc)
- Theo
dõi phát hiện loại bỏ ổ nhiễm khuẩn (ổ áp xe, hoặc đường vào mạch máu nghi
nhiễm khuẩn như catheter)
- Điều
trị rối loạn chức năng các cơ quan
- Đảm bảo
chế độ dinh dưỡng, thực hiện vô khuẩn khi chăm sóc bệnh nhân (thở máy, các
đường truyền, các thủ thuật can thiệp) phòng nhiễm khuẩn bệnh viện.
Lưu đồ điều trị sốc nhiễm khuẩn [3]
(Nguồn: Brierley J, Carcillo JA; Choong K et al (2009) “ Clinical
practice parameters for hemodynamic support of pediatric and neonatal septic
shock: 2007 update from the Americal College of Critical Care Medicine. Crit
Care med 2009, 37: 666)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn
Minh Tiến , “Sốc nhiễm trùng”, Phác đồ điều trị nhi khoa – Bệnh viện Nhi đồng
1. Nhà xuất bản y học 2013, trang 32-38
2.
Brierley J, Carcillo JA; Choong K et al (2009) “Clinical practice parameters
for hemodynamic support of pediatric and neonatal septic shock: 2007 update
from the Americal College of Critical Care Medicine”, Crit Care med 37: 666
3.
Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A; Annane D et al (2013), “Surviving Sepsis Campaign:
International Guidelines for Management of Severe Sepsis and Septic Shock:
2012”, Crit Care Med, vol 41 (2), pp. 580–637
4.
Goldstein B, Giroir B, Randolph A and et al (2005), “Internaltional pediatric
sepsis consensus conference: Definitions for sepsis and organ dysfuntion in
pediatrics”, Pediatr Cri Care Med 6: 500
5. Joseph
A. Carcillo JA (2003), “Pediatric septic shock and multiple organ failure”;
Crit Care Clin vol 19, pp. 413– 440.
6. The
child in shock, In: Advanced paediatric life support: the practical approach /
Advanced Life Support Group (2012), 5th, Matthew O‟Meara and David John Watton
(Eds), Willey – Blackwell, p.95 -110.
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI
1. ĐẠI
CƯƠNG
Nguyên
nhân rối loạn nước điện giải ở trẻ em thường do tiêu chảy, nôn ói hay nuôi ăn
qua đường tĩnh mạch. Khi có rối loạn điện giải khai thác bệnh sử, khám lâm
sàng, xét nghiệm cần chú ý tới các yếu tố sau:
- Rối
loạn điện giải là tăng hay giảm
- Tình
trạng huyết động học, mất nước, tri giác.
- Bệnh lý
hiện tại, dịch nhập, dịch xuất
- Kết quả
điện giải đồ phù hợp lâm sàng
Bảng 1. Thành phần một số dung dịch đẳng trương thường dùng truyền
TM
Loại
dịch
|
Na+
|
Cl-
|
K+
|
Lactate
|
Natriclorua 0,9%
Natriclorua 0,45%
trong Dextrose 5%
NatricClorua 0,2%
trong Dextrose 5%
Lactate Ringer
Lactate Ringer in
Dextrose 5%
|
154
77
34
130
130
|
154
77
34
109
109
|
0
0
0
4
4
|
0
0
0
28
28
|
Bảng
2. Nồng độ của một số điện giải trong một số dung dịch ưu trương thường dùng
truyền tĩnh mạch
Loại
dịch
|
Nồng
độ điện giải/ml
|
Natriclorua 3%
Kaliclorua 10%
Calcigluconate 10%
Calciclorua 10%
Natribicarbonate
4,2%
|
0,5 mEq Na+/ml
1,3 mEq K+/ml
0,45 mEq Ca++/ml
1,36 mEq Ca++/ml
0,5 mEq Na+/ml, 0,5 mEq HCO3-/ml
|
2. RỐI LOẠN NATRI MÁU
2.1. Hạ Natri máu:
Khi Natri máu £ 135 mEq/l.
- Nhẹ: 130-134 mEq/l
- Trung bình: 120-129
mEq/l
- Nặng: <120 mEq/l
Có triệu chứng khi
<125 mEq/l hoặc khi giảm natri máu nhanh
2.1.1. Nguyên nhân
- Ngộ độc nước:
+ Tiêu chảy bù bằng
nước thường không dùng ORS.
+ Rửa dạ dày, thụt
tháo ruột già dùng nước thường.
+ Bù dịch, nuôi dưỡng
tĩnh mạch chỉ với Dextrose 5%.
- Suy thận, suy tim,
tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.
- Hội chứng tăng tiết
ADH không thích hợp (Trong tiết ADH không thích hợp cần: hạn chế dịch ¾ nhu
cầu, dịch Natrichlorua 0,9% trong Dextrose 5% thay cho dung dịch Natrichlorua
1,8% trong Dextrose 5%).
- Điều trị lợi tiểu.
2.1.2. Lâm sàng
- Nếu hạ Natri máu
nhẹ hoặc vừa thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng ảu bệnh
chính
- Nếu hạ Natri máu
nặng (<120 mEq/L): biểu hiện các triệu chứng thần kinh như đau đầu, buồn
nôn, nôn, mệt mỏi kích thích, li bì, co giật, hôn mê
2.1.3. Điều trị
a. Nguyên tắc
Điều trị hạ Natri máu
song song bồi hoàn thể tích dịch ngoại bào. b. Bệnh nhân có sốc mất nước
Natriclorua 0,9% tốc
độ 20 ml/kg/h truyền tĩnh mạch cho đến khi ổn định huyết động học.
c. Bệnh nhân có dấu
hiệu mất nước nặng và natri < 130mEq/L
Natriclorua 0,9%
trong Dextrose 5% truyền tĩnh mạch theo phác đồ điều trị mất nước cho đến khi
có chỉ định bù dịch bằng đường uống.
Theo dõi điện giải đồ
mỗi 4 giờ cho đến ổn định hoặc bù đường uống
d. Bệnh nhân không
sốc, không có dấu hiệu mất nước nặng
· Hạ natri máu có biểu hiện thần kinh:
- Truyền Natri
Chlorua 3% 4 ml/kg qua bơm tiêm trong 30 phút (4 ml/kg Natri Chlorua 3% tăng Na+ 3mmol/L)
- Sau đó kiểm tra ion
đồ, nếu Natri máu còn thấp thì lặp lại liều thứ 2 cho đến khi Natri máu đạt 125
mEq/l tổng liều không quá 10ml/kg.
· Hạ natri máu không biểu hiện thần
kinh:
- Điều chỉnh thường
trong vòng 48 giờ tiếp.
- Không tăng natri
máu quá nhanh, không quá <0,5 mEq/l/giờ
- Lượng natri thiếu
cần bù:
Na+ thiếu = 0,6 x cân
nặng (kg) x (135 - Na+
đo
được)
|
- Na+ cho trong 24 giờ = Na
thiếu + nhu cầu natri
- Lượng natri theo
nhu cầu: 3 mEq/ 100 mL dịch
- Cách dùng: 1/2
truyền TM trong 8 giờ đầu, 1/2 truyền trong 16 giờ kế tiếp
· Nếu hạ natri do quá tải dịch hoặc
tiết ADH không thích hợp (Natri/nước tiểu >20mEq/L và nồng độ Osmol máu thấp
<280 mosm/L, Osmol nước tiểu cao >100 mosm/L, tỉ trọng nước tiểu tăng
>1020 )
- Không cần bù Natri
(trừ khi hạ natri máu có biểu hiện thần kinh)
- Hạn chế dịch 50%
nhu cầu
- Dịch Natriclorua
0,9% trong Dextrose 5%
- Furosemide 0,5 mg/kg
TM
· Nhu cầu cơ bản:
Bảng
3. Nhu cầu dịch cơ bản hàng ngày ở trẻ
Cân
nặng
|
Nhu
cầu ml/ngày
|
3
– 10 kg
10
– 20 kg
>
20 kg
|
100
ml x cân nặng
1000
ml + [50 ml x (cân nặng – 10)]
1500ml
+ [ 20 ml x (cân nặng – 20)]
|
LƯU
ĐỒ XỬ TRÍ HẠ NATRI MÁU HẠ NATRI MÁU
2.2. Tăng Natri máu:
khi Natri máu ≥ 150 mEq/L
- Tăng natri máu
trung bình: 150 – 169 mEq/L
- Tăng natri máu
nặng: > 169 mEq/L
- Tăng Natri máu ít
gặp ở trẻ em
2.2.1. Nguyên nhân
- Tiêu chảy ở trẻ nhũ
nhi chỉ bù bằng ORS.
- Truyền quá nhiều
dịch chứa Natribicarbonate.
- Đái tháo nhạt.
2.2.2. Lâm sàng
Tăng Natri máu nặng
có biểu hiện thần kinh: lơ mơ, kích thích, tăng phản xạ gân xương, hôn mê, co
giật.
2.2.3. Điều trị
· Nguyên tắc
- Chỉ làm giảm Natri
máu với tốc độ chậm không quá 12 mEq/L/ngày để tránh nguy cơ phù não.
- Điều chỉnh thường
trong vòng 48 giờ.
· Bệnh nhân có sốc mất nước:
- Lactate Ringer's 20
ml/kg/giờ truyền tĩnh mạch cho đến khi ổn định huyết động học.
- Sau đó truyền
Dextrose 5% trong Natriclorua 0,45%
- Tốc độ giảm natri
máu không quá 0,5-1 mEq/L/giờ. Nếu tốc độ Natri máu giảm >1 mEq/L/giờ sẽ
giảm tốc độ truyền 25%
- Sau đó nếu nước
tiểu tốt có thể truyền Dextrose 5% trong Natriclorua 0,2%.
· Bệnh nhân không sốc:
- Tránh hạ natri máu
quá nhanh sẽ có nguy cơ phù não.
- Dung dịch nên chọn
là Dextrose 5% trong Natriclorua 0,2%.
- Nếu thể tích dịch
ngoại bào bình thường có thể cho Furosemide 1 mg/kg TM hoặc tiêm bắp lần đầu và
lặp lại mỗi 6 giờ nếu cần.
3. RỐI LOẠN KALI MÁU
3.1. Hạ Kali máu: khi
kali máu < 3,5 mEq/L
3.1.1. Nguyên nhân
- Tiêu chảy, nôn
- Dẫn lưu dạ dày
ruột, dịch mật
- Điều trị lợi tiểu,
corticoit
- Nhiễm toan xeton
trong bệnh tiểu đường
3.1.2.Lâm sàng
- Liệt ruột, bụng
chướng.
- Nặng: yếu liệt chi,
liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim: bloc nhĩ thất.
- Điện tim: ST xẹp, T
giảm biên độ, xuất hiện sóng U, Bloc nhĩ thất, ngoại tâm thu thất.
3.1.3. Điều trị
· Hạ kali máu không yếu liệt cơ hô hấp,
không rối loạn nhịp tim
- Không có công thức
chung để điều chỉnh hạ Kali máu, do Kali là ion nội bào và bị ảnh hưởng bởi
tình trạng toan kiềm.
- Cần theo dõi sát
điện giải đồ và điện tim trong quá trình điều chỉnh.
· Hạ kali máu không yếu liệt cơ hô hấp,
không rối loạn nhịp tim
- Bù kali bằng đường
uống.
- Hoặc bù bằng đường
tĩnh mạch:
+ Nồng độ kali trong
dịch truyền tối đa 40 mEq/l.
+ Tốc độ truyền tối
đa 0,3 mEq/kg/giờ.
Theo dõi điện giải đồ
và điện tim
· Hạ Kali máu nặng < 2 mEq/l kèm có
rối loạn nhịp tim, liệt cơ hô hấp
Bù bằng đường tĩnh
mạch:
+ KCl pha trong dịch
truyền, nồng độ Kali tối đa 80 mEq/L.
+ Tốc độ truyền 0,5
mEq/kg/giờ, tối đa 1 mEq/kg/giờ.
+ Phải dùng máy
truyền dịch hoặc bơm tiêm.
+ Truyền 0,5-1 mEq/kg
sẽ tăng kali máu từ 0,5-1 mEq/l.
Theo dõi sát điện
giải đồ và điện tim, theo dõi nhịp tim trong suốt thời gian bù kali.
3.2. Tăng kali máu:
Khi Kali máu > 5 mEq/l
3.2.1. Nguyên nhân:
- Suy thận
- Toan huyết
- Tán huyết, huỷ cơ
3.2.2. Triệu chứng
- Giảm trương lực cơ,
bụng chướng do liệt ruột cơ năng
- Điện tim: sóng T
cao nhọn, QRS dãn, kéo dài PR, rối loạn nhịp thất.
3.2.3. Điều trị
· Nguyên tắc:
- Tất cả các điều trị
đều có tính chất tạm thời
- Lấy bớt Kali khi có
thể
- Tại tế bào: dùng
thuốc đối kháng tác dụng Kali tại tế bào.
· Kali máu ≥ 6 mEq/L, không rối loạn
nhịp tim
- Resin trao đổi ion:
Kayexalate 1 g/kg pha với Sorbitol 70% 3 mL/kg (U), hay pha trong 10 mL/kg nước
thụt tháo mỗi 4-6 giờ.
- Theo dõi nhịp tim
và điện giải đồ mỗi 6 giờ.
· Kali máu > 6mEq/l, có rối loạn
nhịp tim
- Calcium gluconate
10% 0,5 mL/kg hay Calcichlorua 10% 0,2 ml/kg tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút.
- Glucose 30% 2 mL/kg
tiêm tĩnh mạch chậm ± Insulin 0,1 UI/kg
- Natribicarbonate
8,4% 1-2 ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm
- Resine trao đổi
ion: Kayexalate
- Truyền salbutamol
với liều 4 µg/kg pha với Dextrose 10% truyền tĩnh mạch trong 30ph, hoặc khí
dung salbutamol với liều sau:
Tuổi
(năm)
|
Liều
Salbutamol (mg)
|
≤2,5
|
2,5
|
2,5-7,5
|
5
|
>
7,5
|
10
|
- Lọc thận hay thẩm
phân phúc mạc: khi thất bại điều trị nội khoa.
4. HẠ CAN XI MÁU
4.1. Định nghĩa
Trong cơ thể can xi
ion hóa chiếm 40% calcium toàn phần và giữ nhiệm vụ điều hòa chức năng của
enzyme, ổn định mang thần kinh-cơ, tiến trình đông máu và tạo xương.
Toan máu sẽ tăng và
ngược lại kiềm máu sẽ giảm can xi ion hóa gây co giật.
Bình thường Nồng độ
can xi máu toàn phần dưới 4,7 - 5,2 mEq/L
Hạ can xi máu nhẹ khi
ion hóa từ 0,8-1 mmol/l
Hạ can xi máu nặng
khi can xi ion hóa dưới 0,8 mmol/l
4.2. Nguyên nhân
- Thường gặp ở trẻ sơ
sinh hơn trẻ lớn.
- Thiếu Vitamin D
- Hội chứng ruột ngắn
- Suy cận giáp
- Kiềm hô hấp do thở
nhanh
4.3. Lâm sàng
Kích thích, bú kém,
nôn ói, co thắt thanh quản, tetany, co giật, dấu hiệu Troussau và Chvostek.
4.4. Điều trị
* Điều trị ban đầu
- Do tăng thông khí:
cho bệnh nhân thở chậm lại, hay qua mask với túi dự trữ mục đích là cho bệnh
nhân hít lại một phần CO2 của
bệnh nhân để làm giảm pH, vì thế sẽ làm tăng can xi ion hóa trong máu.
- Nếu không do tăng
thông khí:
+ Calcium gluconate
10% liều 0,5-1mL/kg TMC trong 1-2 phút (tiêm tĩnh mạch nên pha loãng Calcium
gluconate nồng độ 50mg/ml).
+ Hoặc Calcium
chlorua 10% 0,1-0,2mL/kg, tối đa Calcium chlorua 10% 2-5 ml/liều. TMC trong 1-2
phút TMC (tiêm tĩnh mạch nên pha loãng Calcium clorua nồng độ 20mg/ml bằng cách
pha loãng 10ml CaCl 10% trong dextrose 5% cho đủ 50 ml).
+ Nên theo dõi dấu
hiệu thóat mạch hoại tử nơi tiêm, và điện tim trong khi tiêm tĩnh mạch can xi
để phát hiện rối loạn nhịp nếu có.
+ Nếu co giật không
đáp ứng cần loại trừ nguyên nhân do hạ Ma giê máu.
* Điều trị tiếp theo
- Truyền can xi liên
tục: calciclorua 50 - 100mg/kg/ngày (pha 2g dung dịch calcichlorua 10%, trong 1
lít dịch).
- Uống Calcium
carbonate, lactate hoặc phosphate 200 - 600 mg/lần x 3-4 lần/ngày.
- Kết hợp với
magnesium nếu cần (giảm can xi thường kèm giảm magnesium).
- Cho thêm vitamine D
trong còi xương liều 5000 đơn vị/ngày.
Bảng
4. Thành phần can xi nguyên tố trong một số dung dịch thường dùng
Chế
phẩm
|
Thành
phần can xi nguyên tố
|
Calcium gluconate
10%
|
1ml = 9 mg = 0,45
mEq
|
Calcium chloride
10%
|
1ml = 27 mg = 1,36
mEq
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Văn Cam,
“Nước và điện giải”, Phác đồ điều trị nhi khoa – Bệnh viện Nhi đồng 1. Nhà xuất
bản y học 2013, trang
2. Fluid and
electrolyte management, In: Advanced paediatric life support: the practical
approach / Advanced Life Support Group (2012), 5th, Matthew O‟Meara and David
John Watton (Eds), Willey – Blackwell, p.285 – 294
3. Bettinelli A,
Bianchetti MG (2009), “Differential Diagnosis And Management Of Fluid,
Electrolyte And Acid-Base Disorders”, Comprehensive Pediatric Nephrology,
Mosby, pp. 395-431.
4. Bettinelli A,
Bianchetti MG (2009), “Differential Diagnosis And Management Of Fluid,
Electrolyte And Acid-Base Disorders”, Comprehensive Pediatric Nephrology,
Mosby, pp. 395-431.
RỐI
LOẠN KIỀM TOAN Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Cân bằng toan kiềm có
vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể. Những biến đổi của nồng
độ ion H (H+) dù rất nhỏ cũng đủ
gây ra những biến đổi lớn các phản ứng trong tế bào, thậm chí có thể gây tử
vong.
2. THUẬT NGỮ VÀ CÁC
THÔNG SỐ TRONG CÂN BẰNG ACID BAZƠ
1. PH
Là logarit âm của
nồng độ [H+], đo bằng nmol/l.
Bình thường pH từ 7,35 – 7,45: trung bình là 7,40,05
2. Áp lực
riêng phần CO2 (PCO2)
Tương ứng với nồng độ
CO2 hoà tan trong huyết
tương máu động mạch, đo bằng mmHg. Bình thường PCO2 trong máu động mạch
là 35 – 45 mmHg, trung bình là 40 ±
5mmHg.
3. Nồng độ HCO3
Thường có 2 giá trị:
- Kiềm chuẩn
(SB-Standard Bicarbonat): là nồng độ HCO3 trong huyết tương máu động mạch đo ở điều
kiện chuẩn: PCO2 = 40mmHg, độ bão hoà
oxy 100% ở nhiệt độ 37oC. Bình thường S.B = 24±2mmol/l.
- Kiềm thực:
(aB-actual Bicarbonat): là nồng độ [HCO3] trong máu động mạch đo ở điều kiện thực tế.
Bình thường aB là 22-26 mmHg
4. Kiềm đệm
(BB-buffer Base)
- Là tổng các anion
đệm của máu bao gồm [HCO3], HbO2, protein, HPO4-, NH3. bình thường.
5. Kiềm dư (BE-Base
excess)
- Là hiệu số của kiềm
đệm thực và kiềm đệm trong điều kiện chuẩn. Bình thường BE = 0±2mmol/l.
6. Áp suất oxy trong
máu động mạch (PaO2) Bình thường PaO2 = 80 – 100mmHg.
7. Độ bão hoà
oxy trong máu động mạch (SaO2)
Trong điều kiện bình
thường độ bão hoà oxy là 94 – 100%.
Lưu ý:
- pH, PaCO2, PaO2 đo
bằng máy.
- Các thông số còn
lại có được qua tính toán dựa pH, PCO2, PO2, FiO2, T0, Hb. Do đó, phải ghi
các thông số FiO2, T0, Hb của bệnh nhân
vào phiếu xét nghiệm thử khí máu để nhập vào máy đo khí máu thì kết quả mới
chính xác. Nếu không ghi, máy ngầm hiểu FiO2 = 21%, T0 = 370C, Hb = 15 g%
- AaDO2 = PAO2 – PaO2 = FiO2 (Pb
– 47) - PACO2 – PaO2 = FiO2 (Pb
– 47) - PaCO2 /R – PaO2. (R: thương số hô hấp)
3. CÁC BƯỚC ĐỘC NHANH
KẾT QUẢ KHÍ MÁU
1. Bước 1: đọc pH
- pH < 7,35 ® toan
- pH > 7,45 ® kiềm
- pH bình thường:
tính % thay đổi PCO2
và
HCO3- so với trị số bình
thường để quyết định rối loạn hô hấp hay chuyển hóa là chính.
VD1: pH: 7,39, PCO2: 30, HCO3-: 16, BE: -4
pH: 7,39: bình
thường, PCO2
giảm
25%, HCO3- giảm 33% ® toan chuyển hóa là chính
VD2: pH: 7,45, PCO2: 30, HCO3-: 33, BE: +6
pH: 7,45: bình
thường, PCO2
giảm
25%, HCO3- tăng 37,5% ® kiềm chuyển hóa là chính, kèm kiềm hô
hấp
VD3: pH: 7,38, PCO2 : 50, HCO3-: 28, BE: +2
pH: 7,38: bình
thường, PCO2
tăng
25%, HCO3- tăng 16,6% ® toan hô hấp là chính
2. Bước 2: đọc PCO2
- PaCO2 thay đổi
ngược chiều với pH ® rối loạn về hô hấp,
- PCO2 thay đổi cùng
chiều với pH ® rối loạn về chuyển
hóa
VD1: pH: 7,31, PCO2: 10, HCO3-: 5, BE: -14, Na+: 123, Cl-: 99
pH: 7,31 <7.36:
toan, PCO2
thay
đổi cùng chiều với pH: rối loạn chuyển hóa ®
toan chuyển hóa,
VD2: pH: 7,24, PCO2: 60, HCO3-: 32, BE: +2
pH: 7,24 < 7,35:
toan, PCO2
thay
đổi ngược chiều với pH: rối loạn hô hấp ®
toan hô hấp
3. Bước 3: đọc kiềm
dư (Base Excess:BE)
- BE > 2: kiềm
chuyển hóa,
- BE < -2: toan
chuyển hóa (lưu ý HCO3- tùy thuôc vào thay đổ PCO2, trong khi BE thì
không) ® tính Anion Gap =>
tổng hợp các rối loạn
- Công thức tính Anion
gap: AG = Na – (HCO3- + Cl-) . Bình thường AG =
12 ± 4 mEq/L
4. PHÂN LOẠI RỐI LOẠN
KIỀM TOAN
1. Phân loại rối loạn
toan kiềm
Bảng
1. Phân loại rối loạn toan kiềm
Rối
loạn
|
pH
động mạch
|
Thay
đổi nguyên phát
|
Thay
đổi bù trừ
|
Toan chuyển hóa
|
¯
|
¯ HCO3-
|
¯ PCO2
|
Toan hô hấp
|
¯
|
PCO2
|
HCO3-
|
Kiềm chuyển hóa
|
|
HCO3-
|
PCO2
|
Kiềm hô hấp
|
|
¯ PCO2
|
¯ HCO3-
|
2. Sự bù trừ bình
thường trong rối loạn toan kiềm.
Bảng
2. Sự bù trừ trong rối loạn toan kiềm
Rối
loạn
|
Bù
trừ
|
Toan chuyển hóa
|
PCO2 (mmHg) = 1 – 1,4 x
HCO-3 (mEq/l)
|
Kiềm chuyển hóa
|
PCO2 (mmHg) = 0,5 – 1 x
HCO-3 (mEq/l)
|
Toan hô hấp
Cấp (<24h)
Mãn (3-5 ngày)
|
HCO3- (mEq/l) = 0,1 x PCO2 (mmHg)
HCO3- (mEq/l) = 0,4 x PCO2 (mmHg)
|
Kiềm hô hấp
Cấp (<12h)
Mãn (1-2 ngày)
|
HCO3- (mEq/l) = 0,2 x PCO2 (mmHg)
HCO3- (mEq/l) = 0,4 – 0,5
x PCO2 (mmHg)
|
Dựa trên thay đổi từ
giá trị bình thường
HCO3- = 24 mmol/l
PCO2 = 40mmHg
5. NHIỄM TOAN
1. Toan chuyển hóa
(NTCH)
1.1. Lâm sàng nhiễm
toan chuyển hóa
Các dấu hiệu lâm sàng
của nhiễm toan chuyển hóa thường không đặc hiệu.
+ Tăng thông khí máu
nhẹ thường không có dấu hiệu lâm sàng, mà chỉ có
thể nhận biết qua
khí máu, thấy PCO2
giảm.
+ Khi nhiễm toan
chuyển hóa nặng có các biểu hiện thở nhanh, sâu, vô căn hoặc nhịp thở
Kussmaul.Trẻ lơ mơ , hôn mê và truỵ mạch do tình trạng nhiễm toan nặng làm giảm
co bóp của cơ tim.
- Triệu chứng giúp
chẩn đoán nguyên nhân:
+ Dấu hiệu sốc, suy
hô hấp..
+ Dấu hiệu mất nước
do tiêu chảy, tiểu đường.
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm cơ bản :
khí máu , điện giải đồ , glucose, use creatinin, tổng phân tích nước tiểu.
+ Xét nghiệm tìm
nguyên nhân : định tính cơ chất ứ đọng trong máu và nước tiểu do men chuyển
hóa, chức năng gan , bilan nhiễm trùng , độc chất, siêu âm và chụp CT/MRI.
1.2. Chẩn đoán
1.2.1.Chẩn đoán xác
định
- Lâm sàng:
+ Dấu hiệu thở nhanh
sâu, tăng thông khí không rõ nguyên nhân, toan nặng rối loạn nhịp thở, thở
Kaussmaul, truỵ mạch, HA hạ.
+ Thần kinh: nhức
đầu, buồn nôn, lơ mơ, hôn mê
- Xét nghiệm: pH¯ (<7,35),HCO3 ¯ (<18mmol/l),
paCO2 ¯ (<35mmHg),BE ¯.
1.2.2. Chẩn đoán
nguyên nhân nhiễm toan chuyển hóa
Để tìm nguyên nhân
nhiễm toan chuyển hóa có thể dựa vào khoảng trống anion (anion gap) của huyết
tương và phân biệt nhiễm toạn chuyển hóa ngoài thận và nhiễm toan chuyển hóa
tại thận
1.2.2.1. Toan chuyển
hóa dựa vào khoảng trống Anion (AG)
- Nhiễm toan chuyển
hóa với khoảng trống anion tăng (AG)
+ Do tăng axit hữu
cơ: đái đường, suy hô hấp, sốc.
+ Do giảm tiết H+:
suy thận, nhiễm toan ống thận
+ Do nhiễm độc:
aspirin, rượu
+ Rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh
- Nhiễm toan chuyển
hóa với khoảng trống Anion bình thường (AG ^),
tăng clo máu
+ Do tăng HCl: dùng
NH4Cl, axit amin
+ Do mất kiềm: ỉa
chảy, nhiễm toan ống thận
+ Do tích axit: nhiễm
toan ống thận
1.2.2.2. Toan chuyển
hóa ngoài thận và do thận
- Nhiễm toan chuyển
hóa ngoài thận
+ Tăng axit nội sinh:
hôn mê đái đường, hôn mê gan, hạ đường huyết, sốc, thiếu oxy, đói, sốc.
+ Tăng axit ngoại
sinh: ngộ độc aspirin, bacbituric, dùng nhiều NH4Cl, arginin
+ Do mất HCO3-: ỉa chảy, dò mật,
dẫn lưu ruột non.
- Nhiễm toan chuyển
hóa do thận.
+ Do bệnh lý ống thận
+ Do suy thận toàn
bộ.
- Muốn chẩn đoán
nguyên nhân ngoài hay do thận dưa vao pH máu – pH niệu Giá trị bình thường pH
niệu : 4,8 – 8.
1.2.3. Điều trị nhiễm
toan chuyển hóa
1.2.3.1. Điều chỉnh
sự thiếu hụt [HCO3-]:
- Đối với NTCH có khoảng
trống anion bình thường và nhiễm toan chuyển hóa do thận: bù HCO3- là cần thiết và có
tính chất hệ thống.
- Bù HCO3- được tính theo công
thức: NaHCO3- (mmol) = BE x P x 0,3
P: Trọng lượng cơ thể
(kg) Lưu ý:
+ Nếu toan nặng có
thể tiêm TM chậm 1mmol/kg
+ Bù 1/2 lượng HCO3- tính theo công thức,
truyền chậm TM trong 4 – 6 giờ. Truyền duy trì còn lại trong 4 – 6 giờ tiếp
+ Thử lại khí máu sau
bù, điện giải đồ
+ Không truyền chung
đường truyền với Calcium, Dopamin, Dobutamin
+ Chỉ bù khi toan hô
hấp đã được giải quyết
Đối với nhiễm toan
chuyển hóa có khoảng trống anion tăng.
- Điều chủ yếu là
phải điều trị theo nguyên nhân.
- Việc bổ sung HCO3- cần được cân nhắc
thận trọng bởi vì nếu bù nhanh một số lượng lớn có thể làm biến đổi các thành
phần khác của dịch thể: làm nặng thêm tình trạng toan trong tế bào và dịch não
tuỷ do sự tạo nên CO2, có thể vận chuyển
tự do qua màng tế bào, hoặc làm giảm K máu ảnh hưởng đến nhịp tim
1.2.3.2. Điều trị
nguyên nhân gây nhiễm toan chuyển hóa:
- Nhiễm toan do bệnh
tiểu đường: insulin, truyền dịch.
- Nhiễm toan do tăng
acid lactic do thiếu O2: thở oxy qua mặt nạ hoặc hô hấp viện trợ, chống sốc
trong suy tuần hoà.
- Nhiễm toan acid
salicylique (aspirin): kiềm hóa nước tiểu hoặc lọc máu ngoài thận.
- Suy thận: lọc máu
ngoài thận.
- Rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh: hội chẩn chuyên khoa chuyển hóa: chọn sữa, chế độ ăn phù hợp, vitamin
thích hợp
2. Nhiễm toan hô hấp
- Nhiễm toan hô hấp
là do tăng áp suất CO2, làm giảm pH máu. Nhờ cơ chế bù trừ của thận, nồng độ
HCO3- sẽ tăng theo. Tuỳ
theo tình trạng tăng CO2 cấp
hoặc mãn mà có sự thay đổi HCO3- theo.
- Trong
nhiễm toan hô hấp cấp, cứ tăng thêm 10mmHg CO2 thì HCO3- tăng thêm 1 mmol,
trong nhiễm toan hô hấp man thì tăng thêm 4mmol HCO3-.
2.1. Lâm sàng va cân
lâm sang nhiễm toan hô hấp
- Dấu hiệu lâm sàng
của nhiễm toan hô hấp là do tình trạng tăng CO2 trong máu và thường
kèm theo giảm O2 trong máu.
+ Dấu hiệu thần kinh:
trẻ nhức đầu, kích thích, vật vã rồi sau đó đi đến lơ mơ hôn mê.
+ Tim mạch: giai đoạn
đầu mạch nhanh, HA tăng sau đó mạch yếu và HA giảm.
+ Da: lúc đầu da đỏ
do dãn mạch, vã mồ hôi làm che mất dấu hiệu tím tái.
+ Triệu chứng của
bệnh lý gây nhiễm toan hô hấp: như tổn thương thần kinh trung ương, cơ hô hấp,
tại phổi…
- Cận lâm sàng:
+ Khí máu:
pH<7,35, paCO2>45mmHg, HCO3- >26mmHg
+ Điện giải đồ: Na+, K+ tăng, Cl máu giảm
+ Nước tiểu: toan, pH
< 5,5
2.2. Nguyên nhân gây
nhiễm toan hô hấp
- Tất cả nguyên nhân
làm giảm thông khí phổi.
+ Do tổn thương thần
kinh trung ương: chấn thương sọ não, xuất huyết não, màng não, tình trạng hôn
mê sâu, viêm não – màng não.
+ Do liệt các cơ hô
hấp: viêm tuỷ hoặc viêm đa rễ thần kinh và bệnh bại liệt thể hướng thượng.
+ Các bệnh cơ và lồng
ngực: bệnh nhược cơ, biến dạng lồng ngực nặng trong bệnh còi xương nặng, gù vẹo
cột sống
+ Các bệnh lý ở bộ
phận hô hấp cấp và mạn tính: viêm phổi, hen phế quản, tràn dịch hoặc tràn khí
màng phổi 2 bên, xẹp phổi, dị vật đường thở.
2.3. Điều trị: theo
trinh tư ABCs
- Làm thông thoáng
đường thở và cho thở oxy.
- Trường hợp nhiễm
toan hô hấp nặng (PaCO2 >
70mmHg) cấp tính phải sử dụng phương pháp thông khí cơ học.
- Việc sử dụng các
dung dịch kiềm như NaHCO3 cần thận trọng vì có thể làm tăng áp suất
CO2. Ngoài ra thường sử
dụng dung dịch THAM (0,3N tromethamine)
- Điều trị nguyên
nhân
6. NHIỄM KIỀM
1. Nhiễm khiềm chuyển
hóa
Nhiễm kiềm chuyển hóa
là tình trạng bệnh lý do tăng HCO3- và tăng pH máu. Do sự bù trừ hô hấp sẽ làm
giảm thông khí, làm tăng PCO2 máu.
1.1. Triệu chứng lâm
sàng.
- Không đặc hiệu,
tình trạng giảm thông khí phổi thường được nhận biết khi phân tích khí máu.
- Khi bị nhiễm kiềm
nặng trẻ có các dấu hiệu thần kinh rối loạn ý thức, lơ mơ, hoặc hôn mê.
- Thường có co giật
cơ do giảm Ca ion trong máu
1.2. Nguyên nhân
- Do mất Cl nhiều:
+ Nôn nhiều, hút dịch
dạ dày liên tục, tiêu chảy mất Cl
+ Nhiễm toan sau khi
tăng CO2 máu.
+ Điều trị bằng các
thuốc lợi niệu.
- Không mất Cl:
+ Cường aldosteron,
HC Cushing, điều trị glucocorticoid.
+ HC Bartter
+ Giảm K máu
+ Dùng nhiều dung
dịch kiềm
1.3. Điều trị:
- Nguyên tắc:
+ Hồi phục khối lượng
tuần hoàn và kali máu.
+ Tìm và điều trị sự
thiếu hụt clorua
+ Điều trị nguyên
nhân: ngừng thuốc lợi niệu, dùng thuốc kháng aldosteron, diamox.
+ Trường hợp cần
thiết phải điều chỉnh tình trạng nhiễm kiềm bằng nhỏ giọt tĩnh mạch dung dịch
NH4Cl hoặc dung dịch
chlorhydrat arginine
2. Nhiễm kiềm hô hấp
(NKHH)
Nhiễm kiềm hô hấp xẩy
ra khi PaCO2 giảm < 25 mmHg và
pH tăng trên 7,45. Do bù trừ của thận, HCO3- sẽ giảm tuỳ theo tình
trạng giảm CO2 máu cấp hay mạn tính.
Trong trường hợp giảm
CO2 máu cấp thì cứ giảm
10 mmHg CO2 thì HCO3- giảm xuống 2mmol/l,
còn khi giảm CO2 máu mãn tính thì cứ
giảm 10 mmHg CO2 sẽ giảm được 5 mmol
HCO3-.
2.1. Lâm sàng
Nhiễm kiềm hô hấp
thường gặp trong tình trạng tăng thông khí phổi, được phát hiện qua phân tích
khí máu thấy PCO2 giảm.
- Trường hợp nặng có
thể có các dấu hiệu thần kinh cơ do co thắt mạch não: mạch nhanh, loạn nhịp
thất, đau ngực.
- Có thể có tetani
như nhiễm kiềm chuyển hóa do giảm Ca+
2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân trung
ương: cao, ngộ độc aspirin, các bệnh não (viêm não, u não).
- Do thiếu máu cấp và
mãn tính (ở vùng núi cao, có thai, xơ gan)
- Do thông khí cơ học
quá mức.
2.3. Điều trị
- Ít phải can thiệp
- Nếu tăng thông khí
quá mức: có thể cho trẻ thở trong túi kín, hoặc dùng thuốc an thần.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề sinh lý
học tập I, bộ môn Sinh lý học Trường ĐH Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học, 1998.
2. Nhi khoa tập III,
1985, Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội, NXB Y học.
3. Ssig ME,
Frielander G (2001), “Troubles de I‟ equilibre acido-basque: Physiopathologie,
diagnostic, traitement”, La revuedu praticien (Paris) 2001, 47, 1607-1615.
4. H.J.Adrogue,
N.E.Madias: Management of life-threatening acid base disorders. New England
Journal of medicine, 1998, 338, 26-33 và 107-111.
5. Herrin J.T, “Fluid
and Electrolytes In manual of Pediatric therapeutis sixth edition, Edited by
Hevrin JT P66-68.
RỐI
LOẠN CAN XI VÀ MA GIÊ MÁU
I. RỐI LOẠN CAN XI
MÁU
1. HẠ CAN XI MÁU
1.1. Định nghĩa: khi
Can xi máu toàn phần < 9,0 mg/dL (< 2,25 mmol/L).
1.2. Nguyên nhân
- Hạ can xi giả tạo:
giảm albumin máu, sử dụng gadolinium. Giảm 1g/dL albumin huyết thanh, nồng độ can
xi toàn phần sẽ giảm khoảng 0,8 mg/dL.
- Thiếu vitamin D:
không đủ dinh dưỡng, thiếu ánh nắng, kém hấp thu mỡ.
- Khiếm khuyết chuyển
hóa vitamin D: điều trị thuốc động kinh, bệnh thận, bệnh gan.
- Loãng xương phụ
thuộc vitamin D: Typ I, Typ II.
- Suy cận giáp: trẻ
sơ sinh, bẩm sinh, sau phẩu thuật tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp, hạ ma giê
máu.
1.3. Lâm sàng
Thần kinh: tăng kích
thích, run cơ sở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, co cứng cơ (bàn tay đỡ đẻ), dấu hiệu
Chvostek, Trousseau.
Dấu hiệu khác: thở
rít, suy tim không rõ nguyên nhân, rối loạn nhịp, còi xương. Đôi khi không có
triệu chứng.
1.4. Điều trị
a. Nguyên tắc chung:
- Theo dõi sát điện
tim, can xi toàn phần và can xi ion.
- Điều trị nguyên
nhân
b. Điều trị
Hạ can xi máu nặng
hoặc có triệu chứng:
- Bơm tĩnh mạch:
+ Gluconate can xi
10% 1 - 2 ml/kg tĩnh mạch chậm (tốc độ tối đa 1 ml/phút). Hoặc:
+ Can xi clorua 10%
0,3 - 0,5 ml/kg pha loãng 5-10 lần tĩnh mạch chậm.
- Sau đó truyền duy
trì:
+ Can xi gluconate
10% 4 - 6 ml/kg/ngày, tốc độ truyền < 120 - 240 mg/kg/giờ và nồng độ < 50
mg/ml. Hoặc
+ Can xi clorua 10% 1
- 2 ml/kg/ngày. Tốc độ truyền < 45 - 90 mg/kg/giờ, nồng độ tối đa 20 mg/ml.
Thời gian duy trì tối thiểu là 48 giờ.
+ Nếu có giảm Mg++ máu thì phải bù Mg++. Nếu có tăng
phosphate máu thì phải được điều chỉnh.
- Sau 48 giờ bắt đầu
chuyển dần sang đường uống như hạ can xi không triệu chứng.
* Hạ can xi máu không
có triệu chứng:
- Cho ăn đường miệng:
Sữa mẹ (tốt nhất) hoặc sữa có tỷ lệ can xi và phospho phù hợp (Ca/P = 2/1-2/1,8).
- Can xi carbonate 45
- 65 mg/kg/ngày uống chia 4 lần hoặc can xi lactate 400 - 500 mg/kg/ngày uống
chia 4 lần.
- Nếu thiếu vitamin D
do thiếu cung cấp thì cho vitamin D đường uống 5000UI/ ngày.
- Nếu kém hấp thu
vitamin D thì cung cấp liều cao hơn 25.000-50.000UI/ngày.
- Nếu do suy thận,
giả suy cận giáp, suy cận giáp, loãng xương phụ thuộc vitamin D type I cần cung
cấp Rocaltrol 0,01-0,08 µg/ngày.
2. TĂNG CAN XI MÁU
2.1. Định nghĩa: khi
can xi máu toàn phần > 11,0 mg/dL
2.2. Nguyên nhân
Cường cận giáp, ngộ
độc vitamin D, sử dụng thừa can xi, ung thư, bất động kéo dài, lợi tiểu
thiazide, hội chứng William, bệnh u hạt, cường giáp.
2.3. Lâm sàng
- Tăng can xi máu nhẹ
(11,5 - 12 mg/dL) thường không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt tăng can xi mạn
tính.
- Tăng can xi máu mức
độ trung bình (12 - 14 mg/dL) có thể gây triệu chứng chán ăn, kích thích, đau
bụng, táo bón và yếu cơ. Đa niệu là một biểu hiện quan trọng.
- Nếu tăng can xi máu
nặng, sẽ xuất hiện yếu cơ tiến triển, lú lẫn, co giật, hôn mê.
- Khi tăng can xi máu
> 14 - 15 mg/dL cấp tính, có thể xảy ra cơn tăng can xi máu đe dọa tính
mạng, gồm nôn nặng, tăng huyết áp, mất nước do đa niệu, suy thận cấp và hôn mê.
2.4. Điều trị
a. Nguyên tắc chung:
- Thải can xi ra
ngoài cơ thể và hạn chế can xi đưa vào.
- Điều trị nguyên
nhân.
b. Điều trị
- Truyền dịch nước
muối sinh lý + Kali theo nhu cầu / ngày với tốc độ gấp 2-3 lần dịch duy trì để
tăng thải can xi đường niệu nếu không có suy thận hoặc quá tải dịch. Có thể
phối hợp lợi tiểu quai để thải can xi (furosemide 1mg/kg/6 giờ). Bắt đầu có tác
dụng 24 - 48 giờ.
- Steroid có thể được
chỉ định ở bệnh ung thư, bệnh u hạt, ngộ độc vitamin D để giảm hấp thu can xi
và vitamin D.
- Nếu có suy thận có
thể dung calcitonin 2-4 UI/kg/12 giờ tiêm dưới da, đây là điều trị tạm thời vì
bệnh nhanh chóng đề kháng calcitonin (khởi đầu tác dụng 2-4 giờ).
- Bisphosphonate có
thể chỉ định ở bệnh nhân ung thư.
- Lọc máu được chỉ
định khi tăng can xi máu nặng đe dọa tính mạng hoặc đề kháng các điều trị trên.
II. RỐI LOẠN MA GIÊ
MÁU
1. HẠ MAGNE
1.1. Định nghĩa: Khi
nồng độ Mg++ máu < 1,5 mEq/L.
1.2. Nguyên nhân
- Mất qua đường niệu
tăng: Sử dụng thuốc lợi tiểu, toan ống thận, tăng can xi máu, hóa trị liệu.
- Mất qua dạ dày ruột
tăng: Hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng nặng, ỉa chảy, nôn, hội chứng ruột
ngắn.
- Nội tiết: đái tháo
đường, cường Aldosterone, rối loạn hormon cận giáp.
- Chế độ ma giê không
đủ do nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài.
1.3. Lâm sàng
Các dấu hiệu và triệu
chứng ban đầu của hạ ma giê máu liên quan đến sự kích thích thần kinh cơ, như
thường thấy trong hạ can xi máu.
1.4. Điều trị
a. Nguyên tắc chung
- Theo dõi ma giê,
can xi, kali và carbonate máu khi điều chỉnh magne
- Điều trị nguyên
nhân.
b. Điều trị
- Hạ Ma giê có triệu
chứng (co giật, rối loạn nhịp tim): Tiêm hay truyền dung dịch MgSO4, liều khởi đầu 35-50
mg/kg, có thể chọn loại 10% hay 50% (100 hay 500 mg/ml), sau đó lập lại 4-6 giờ
nếu cần thiết. Tiếp tục Ma giê oxide hoặc gluconate 10-20 mg/kg/liều uống 3-4
lần/ngày trong 5-7 ngày, ngay cả khi ma giê trở về bình thường.
- Hạ Mg không có
triệu chứng: Ma giê oxide hoặc gluconate 10-20 mg/kg/liều uống x 3-4 lần/ngày
trong 5-7 ngày, ngay cả khi Mg++ trở về bình thường.
2. TĂNG MA GIÊ MÁU
2.1. Định nghĩa: Khi
nồng độ Mg++ máu > 2,2 mEq/L.
Ít gặp ở trẻ em
2.2. Nguyên nhân
- Suy thận
- Dùng Mg quá nhiều:
Hen phế quản, nhiễm độc thai nghén, thụt tháo, các chất gắn phosphate.
2.3. Lâm sàng
- Triệu chứng thần
kinh cơ gồm mất phản xạ gân xương, yếu cơ, liệt, li bì, lú lẫn, suy hô hấp.
- Triệu chứng tim gồm
hạ huyết áp, tim chậm, kéo dài khoảng PR, QRS, QT, bloc tim hoàn toàn, vô tâm
thu.
2.4. Điều trị
a. Nguyên tắc chung
- Ngừng Mg++ đưa vào và thải Mg++ ra khỏi cơ thể.
- Điều trị nguyên
nhân.
b. Điều trị
- Tăng Mg++ nhẹ không triệu
chứng: ngừng Mg++ đưa vào. Triệu chứng
thường không xuất hiện cho đến khi Mg++ lớn hơn 4,5 mg/dL.
- Tăng Mg++ có triệu chứng: ngừng
Mg++ đưa vào
- Nếu nôn, buồn nôn,
đau đầu, đỏ mặt, buồn ngủ, giảm phản xạ gân xương (4-6 mg/dl): lợi niệu cưỡng
bức bằng nước muối sinh lý và lợi tiểu.
- Nếu hạ can xi, giảm
phản xạ gân xương, hạ huyết áp, nhịp chậm, ECG biến đổi (khoảng PR dài, QT và
QRS kéo dài và song T cao) (6-12 mg/dL): Can xi gluconate 10% 0,2-0,3 ml/kg
tĩnh mạch chậm và hồi sức dịch. Lọc máu nếu suy thận hoặc điều trị trên không
hiệu quả.
- Liệt mềm, suy hô
hấp, hôn mê, ngừng tim (> 18 mg/dL): hồi sức tim phổi.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Bettinelli A,
Bianchetti MG (2009), “Differential Diagnosis And Management Of Fluid,
Electrolyte And Acid-Base Disorders”, Comprehensive Pediatric Nephrology,
Mosby, pp. 395-431.
2. Quiley R (2009), “Disorders
Of Calcium And Phosphate Regulation”, Nephrology In ICU, Spinger, pp. 55-68.
3. Ali FN, Langman CB
(2006), “Disorders Of Mineral Metabolism”, Clinical Pediatric Nephrology 2th
edition, Informa, pp. 37-63.
4. Quan A, Quiley R,
Satlin LM, Baun M (2006), “Water and Electrolyte Handling By The Kidney”,
Clinical Pediatric Nephrology 2th edition, Informa, pp. 15-35.
5. Greenbaun LA
(2007), “Pathophysiology Of Body Fluid And Fluid Therapy”, Nelson Textbook Of
Pediatrics, 18th Edition, Sauders.
6. Jüppner H, Thakker
RV, Sharma A (2009), “Genetic Disorders of Calcium And phosphate Homeostasis”,
Pediatric Nephrology, 6th Edition,
pp. 267-305.
RỐI
LOẠN NATRI VÀ KALI MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
- Rối loạn nước và
điện giải ở trẻ em thường gặp trong các trường hợp nôn mửa, tiêu chảy, suy
thận, suy gan, suy tim, bệnh chuyển hóa nội tiết, nhiễm khuẩn nặng... Có thể là
hậu quả của truyền dịch, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hay ruột, dùng thuốc
lợi tiểu...
- Rối loạn nước điện
điện giải có thể gây ra nhiều biến chứng nguy kịch, có thể gây tử vong nếu
không điều trị kịp thời và có thể phục hồi nếu phát hiện, điều trị sớm.
- Tốc độ thay đổi
điện giải quyết định độ nặng của bệnh, chứ không phải giá trị tuyệt đối của xét
nghiệm. Do đó, tốc độ điều chỉnh phải phù hợp với tốc độ thay đổi. Điều chỉnh
nhanh một rối loạn mãn tính có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ thể có khả năng
tự điều chỉnh khi nguyên nhân gây bệnh đã được giải quyết. Do đó, trong gian
đoạn đầu, không cần điều chỉnh hoàn toàn các rối loạn điện giải, chỉ điều chỉnh
1/2 các bất thường trong 8 - 12 giờ và đánh giá lại.
- Nước, điện giải và
pH có liên quan mật thiết với nhau. Khi điều chỉnh một yếu tố có thể gây rối
loạn các yếu tố khác. Thí dụ, điều chỉnh pH sẽ gây thay đổi nghiêm trọng K, Ca,
Mg.
2. RỐI LOẠN NATRI MÁU
2.1. Hạ natri máu
2.1.1. Định nghĩa:
nồng độ natri máu £ 130mEq/L
2.2. Nguyên nhân
- Hạ natri thiếu
nước:
+ Mất nước ngoài
thận, qua dạ dày ruột (nôn, ỉa chảy), qua da (bỏng, mồ hôi), mất nước qua ngăn
thứ ba.
+ Mất nước tại thận:
thuốc lợi tiểu. Đa niệu. Bệnh thận đa nang, viêm thận kẻ ống thận, bệnh lý tắc
đường niệu, nhiễm toan ống lượng gần. Mất muối do não. Giảm hiệu quả của
aldosterone
- Hạ natri có tình
trạng nước bình thường: Hội chứng tăng tiết ADH bất thường. Thiếu
glucocorticoid. Suy giáp. Ngộ độc nước: Do thầy thuốc, uống nhiều do tâm lý,
sữa bị hoà loãng, thụt tháo.
- Hạ natri thừa nước:
suy tim. Xơ gan. Hội chứng thận hư. Suy thận. Nhiễm trùng huyết. Giảm albumin
máu do bệnh dạ dày ruột.
2.3. Lâm sàng
Thay đổi tùy mức độ
hạ natri máu và tốc độ hạ natri. Triệu chứng thường không có cho đến khi natri
máu < 120 mEq/l.
- Hạ natri máu vừa
phải, xảy ra từ từ: lơ mơ, co thắt bắp thịt, mệt đờ, chán ăn, buồn, kích thích,
đau đầu, li bì, nôn.
- Hạ natri máu nặng
hay xảy ra nhanh: co giật, hôn mê và giảm phản xạ. Bệnh nhân có thể giảm nhiệt
độ, thở kiểu Cheyne-Stoke.
2.4. Điều trị
2.4.1. Nguyên tắc
chung
- Điều chỉnh hạ natri
máu dựa vào sinh lý bệnh.
- Điều trị nguyên
nhân
- Điều chỉnh rối loạn
Natri máu tùy theo tình trạng thể tích tuần hoàn của bệnh nhân. Thông thường,
không cần điều chỉnh nhanh natri máu về mức bình thường. Tốc độ điều chỉnh 0,5
mEq/l mỗi giờ cho đến khi natri máu đạt mức 125 mEq/l để ngừa biến chứng do điều
chỉnh Na+ máu quá nhanh. Ở mức
này, bệnh nhân không còn bị nguy hiểm nữa và Na+ máu phải được điều
chỉnh từ từ trong vài ngày.
2.4.2. Điều trị
Hạ natri có mất nước
nặng: phục hồi thể tích lòng mạch bằng nước muối sinh lý 20 ml/kg/giờ, có thể
lập lại lần 2 đến khi huyết động ổn định.
Tất cả các nguyên
nhân hạ natri máu có triệu chứng nặng như co giật, hôn mê: bơm tĩnh mạch dung
dịch natriclorua 3% 4-6 ml/kg (cứ 1ml natriclorua 3% làm tăng natri máu 1 mEq/l),
có thể lập lại lần 2 đến khi ngừng co giật hoặc natri máu > 125 mEq/l (tốc
độ điều chỉnh không quá 1,5-2 mEq/l/giờ).
Bệnh nhân không có
triệu chứng nặng
- Hạ natri máu thừa
nước: hạn chế muối và nước
+ Hội chứng thận hư:
có thể dùng lợi tiểu +/- truyền albumin
+ Suy thận: chỉ hạn
chế dịch hoặc lọc máu
+ Suy tim: điều trị
nguyên nhân
- Hạ natri máu thể
tích bình thường: Thường thừa nước và thiếu natri nhẹ vì vậy điều trị chủ yếu
thải nước thừa.
+ Suy giáp hoặc suy
thượng thận: Điều trị hormon
+ Hội chứng tăng tiết
ADH bất thường: hạn chế nước 1/2 nhu cầu, cho natri theo nhu cầu (3 mEq/l), có
thể phối hợp furosemide 0,5-1 mg/kg tĩnh mạch chậm.
- Hạ natri máu có mất
nước:
+ Tính lượng nước/24
giờ = Nước duy trì + nước thiếu hụt (% mất nước x cân nặng).
+ Tính lượng natri/24
giờ = Natri duy trì + natri thiếu hụt.
Lượng natri thiếu hụt
= cân nặng x 0,6 x (135- Na+ đo được)
Lượng natri/ngày =
Natri thiếu hụt + Natri nhu cầu (3 mEq/kg/ngày)
Thường truyền tĩnh
mạch 1/2 lượng natri trong 8 giờ đầu, 1/2 lượng còn lại truyền tĩnh mạch trong
16 giờ kế tiếp.
3. TĂNG NATRI MÁU
3.1. Định nghĩa: tăng
natri máu là nồng độ natri máu ³
150 mEq/L.
3.2. Nguyên nhân
- Thừa natri: uống
nhiều nước biển hoặc nước muối. Truyền nước muối ưu trương. Cường aldosteron.
- Thiếu nước: đái
tháo nhạt. Mất dịch không nhận biết tăng: đẻ non, dùng máy sưởi ấm, chiếu đèn.
Lượng dịch không đủ: bú mẹ không đủ, Adipsia, bạc đãi trẻ em...
- Thiếu natri và
nước: mất nước qua đường dạ dày ruột (ỉa chảy, nôn hoặc hút dịch dạ dày ruột).
Mất nước qua da (bỏng, ra nhiều mồ hôi). Mất nước qua thận (lợi niệu thẩm thấu,
đái tháo đường, bệnh thận mạn...).
3.3. Lâm sàng
Hầu hết trẻ tăng natri
máu có mất nước và các dấu hiệu và triệu chứng mất nước điển hình. Trẻ mất nước
tăng natri máu có khuynh hướng duy trì thể tích trong lòng mạch tốt hơn trẻ
không tăng natri máu.
Tăng natri máu gây
các triệu chứng thần kinh nặng theo mức độ tăng natri máu. Trẻ kích thích,
không yên, yếu liệt, li bì, tăng phản xạ gân xương, co giật, hôn mê. Những bệnh
nhân tỉnh rất khát.
Xuất huyết não là hậu
quả nặng nề nhất của tăng natri máu
3.4. Điều trị
3.4.1. Nguyên tắc
chung:
- Chỉ giảm natri máu
dưới 12 mEq/l/ngày và tốc độ dưới 0,5 mEq/l/giờ để tránh nguy cơ phù não.
- Theo dõi thường
xuyên nồng độ natri máu để quyết định tốc độ điều chỉnh.
- Điều trị nguyên
nhân.
3.4.2. Điều trị
- Tăng natri có mất
nước:
+ Nếu huyết động
không ổn định hay có triệu chứng giảm tưới máu các cơ quan: bù đắp thể tích
tuần hoàn khởi đầu với NaCl 0,45% hay 0,9%
+ Sau khi đã bù thể
tích tuần hoàn, lượng nước tự do còn thiếu được bù bằng dextrose 5% cho đến khi
nồng độ natri giảm, sau đó truyền NaCl 0,45%.
- Tăng natri không có
mất nước:
+ Bù lượng nước thiếu
hụt = cân nặng x 0,6 x (1-145/Na+ đo được).
+ Công thức này gần
tương đương 3-4 ml nước/kg cân nặng cho 1mEq natri máu cần hạ so với natri máu
145 mEq/L.
+ Công thức này hiếm
khi được áp dụng trên lâm sàng. Phần lớn bệnh nhân mất nước tăng natri đáp ứng
tốt với dịch truyền có nồng độ natri giữa 1/4 –1/2 NS ở tốc độ truyền 1,25-1,5
lần dịch duy trì. Dịch thường dung là Dextrose 5% ¼-1/2 NS và lượng kali được
hoà vào 20 mEq/l khi có nước tiểu.
- Tăng Natri máu dư
nước: lượng natri dư (thừa nước) có thể lấy ra bằng cách lọc thận hay thuốc lợi
tiểu, và nước mất được bù bằng dextrose 5%.
- Tăng natri cấp và
nặng có thể bù natri với tốc độ nhanh hơn tăng natri mạn
4. RỐI LOẠN KALI MÁU
4.1. Hạ Kali máu
4.2. Định nghĩa: khi
nồng độ Kali máu < 3,5 mEq/l.
4.3. Nguyên nhân
- Di chuyển kali vào
nội bào: kiềm máu, insulin, thuốc chẹn beta, theophylline, liệt chu kỳ giảm
kali.
- Chế độ kali thiếu
- Mất kali ngoài
thận: ỉa chảy, mồ hôi, lạm dụng thuốc xổ.
- Mất kali qua thận:
+ Có toan chuyển hóa:
toan ống lượng xa, toan ống lượng gần, toan ceton đái tháo đường.
+ Không có rối loạn
toan kiềm: nhiễm độc ống thận, viêm thận kẽ, giảm ma giê, đa niệu sau tắc đường
niệu, pha đa niệu hoại tử ống thận cấp.
+ Có kiềm chuyển hóa:
nôn, ỉa chảy, thuốc lợi tiểu, tăng sản thượng thận, bệnh mạch thận, u tiết
renin, hội chứng Cushing, hội chứng Barter, hội chứng Gitelman.
4.4. Lâm sàng
- Ít có triệu chứng
trừ khi < 3 mEq/l hay tốc độ giảm quá nhanh.
- Yếu cơ, tăng ức chế
thần kinh cơ, liệt ruột, chướng bụng, giảm phản xạ gân xương. Buồn ngủ, mệt mỏi
- Nặng: yếu liệt chi,
cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim (bloc nhĩ thất)
- ECG: sóng T dẹt,
đoạn ST chênh xuống, xuất hiện sóng U giữa sóng P và sóng T, blốc nhĩ thất,
ngoại tâm thu thường xảy ra nếu có kèm digoxin.
- K+ máu < 2 mEq/l
thường kết hợp với co mạch và hủy cơ vân.
4.5. Điều trị
4.5.1.Nguyên tắc
chung
- Điều chỉnh hạ kali
dựa vào: Nồng độ kali máu, triệu chứng, tình trạng toan-kiềm, chức năng thận,
mất kali tiếp tục và dung nạp đường uống.
- Bù kali nhanh có
thể gây nhiều vấn đề hơn là chính tình trạng hạ kali.
- Theo dõi sát ion đồ
và ECG
- Điều trị nguyên
nhân và yếu tố làm hạ kali máu nặng thêm.
4.5.2. Điều trị
- Hạ kali máu không
có triệu chứng: Bù kali bằng đường uống 3 mEq/kg/ngày + kali nhu cầu 2-3 mEq/kg/ngày.
- Hạ kali có triệu
chứng tim mạch, thần kinh cơ:
+ Bù kali bằng đường
tĩnh mạch: Nồng độ kali trong dịch truyền 40-80 mEq/l, tốc độ truyền 0,3-0,5
mEq/kg/giờ. Không nên pha hơn 40 mEq K+ trong lít dịch truyền và không truyền quá 0,5
mEq/kg/giờ. Khi nồng độ K+ >
20 mEq/l phải truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm.
+ Trường hợp hạ kali
máu rất nặng và kèm ECG biến đổi có thể bơm kali tĩnh mạch để có thể nâng kali
máu lên 3 mEq/l trong 2 phút. Lượng kali có thể tính theo công thức sau: lượng
kali (mEq) = 0, 4 x cân nặng x (3 - kali đo được).
5. TĂNG KALI MÁU
5.1. Định nghĩa: khi
nồng độ Kali máu > 5 mEq/L.
5.2. Nguyên nhân
- Giả tăng kali: tan
máu, thiếu máu mô khi lấy máu, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu.
- Tăng kali đưa vào:
qua đường uống hoặc tĩnh mạch, truyền máu.
- Chuyển đổi kali
giữa nội và ngoại bào: toan máu, li giải cơ, hội chứng li giải u, hoại tử mô,
khối máu tụ, chảy máu dạ dày ruột, ngộ độc digitalis, ngộ độc fluoride, thuốc
chẹn beta, Succinylcholine, hoạt động thể lực, tăng áp lực thẩm thấu, thiếu
insulin, tăng nhiệt độ do ung thư, liệt chu kỳ tăng kali.
- Giảm bài tiết: suy
thận. Bệnh thượng thận tiên phát. Giảm aldosterone do thiếu renin máu: Tắc
đường niệu, bệnh hồng cầu hình cầu, ghép thận, viêm thận lupus. Bệnh ống thận:
Tắc đường niệu, bệnh hồng cầu hình cầu, ghép thận, giảm aldosterone giả tạo. Do
thuốc: ức chế men chuyển, lợi tiểu giữ kali, cyclosporin, kháng viêm không
steroid, trimethoprim.
5.3. Lâm sàng
Hậu quả quan trọng
nhất của tăng kali là tăng khử cực màng tế bào cơ tim. Thay đổi sớm trên ECG
bắt đầu với sóng T cao nhọn và hẹp, khoảng PR tăng, sóng P dẹt, QRS giản rộng
xuất muộn hơn, và cuối cùng rung thất, vô tâm thu.
Dấu hiệu thần kinh cơ
hiếm xuất hiện cho đến khi kali máu > 8 mEq/l như yếu cơ, liệt mềm, dị cảm.
5.4. Điều trị
5.4.1.Nguyên tắc
chung
- Tùy theo thay đổi
ECG và K+ máu
- Ổn định màng tế bào
cơ tim (nhanh nhất, vài phút) và đẩy kali ngoại bào vào trong tế bào (nhanh,
vài giờ).
- Thải kali ra khỏi
cơ thể (hiệu quả nhưng chậm)
5.4.2. Điều trị
- Nếu kali máu 6-7
mEq/l và ECG bình thường:
+ Kayexalate 1g/kg
pha với 3 ml/kg sorbitol 70% uống, hoặc pha với 10 ml/kg nước thụt tháo mỗi 4-6
giờ (1g/kg Kayexalate ước tính có thể giảm kali máu 1 mEq/l).
+ Có thể dùng
Furosemide 1mg/kg TMC mỗi 4-6 giờ nếu không vô niệu hoặc liều cao nếu suy thận.
+ Nếu kali máu tăng
6-7 mEq/l và ECG biến đổi hoặc kali máu > 7 mEq/l:
+ Điều trị với tiêm
TM Can xi chậm 30 phút để ổn định màng tế bào cơ tim và chận tác dụng của kali
trên tim.
+Tăng thông khí và
cho bicarbonate để di chuyển kali vào nội bào, TM trong 5 phút, đặc biệt hiệu
quả ở bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa
+ Có thể phối hợp một
số thuốc sau:
Điều
trị
|
Liều
|
Cơ
chế
|
Bắt
đầu tác dụng
|
Thời
gian tác dụng
|
Ghi
chú
|
Can xi clorua 10%
|
0,2-0,3 ml/kg/liều
TM
|
Đối kháng
|
Ngay lập tức
|
30 phút
|
TMC 2-5 phút, thận
trọng nhịp chậm; làm nặng ngộ độc digitalis
|
Calcium Gluconate
10%
|
0,5-1 ml/kg/liều TM
|
Đối kháng
|
Ngay lập tức
|
30 phút
|
Điều trị
|
Liều
|
Cơ chế
|
Bắt đầu tác dụng
|
Thời gian tác dụng
|
Ghi chú
|
Glucose 30%+insulin
|
0,5-1g/kg
|
Tái phân bố
|
15-30 phút
|
2-6 giờ
|
|
Bicarbonate sodium
|
1-2mEq/kg TMC
|
Đối kháng Tái phân
bố
|
30-60 phút
|
2 giờ
|
TMC trong 5- 15
phút
|
Sodium chlorua 0,9%
|
10 ml/kg TM
|
Hòa loãng
|
|
|
Kèm với giảm thể
tích
|
Albuterol
|
2,5-5mg khí dung
|
Tái phân bố
|
15-30 phút
|
2-4 giờ
|
Có thể cho liên tục
|
Kayexalate
|
1mg/kg/liều uống
hoặc thụt tháo
|
Thải trừ
|
1-2 giờ
|
4-6 giờ
|
|
Furosemide
|
1mg/kg/liều TM
|
Thải trừ
|
15-60 phút
|
4-6 giờ
|
Kém với saline nếu
giảm thể tích
|
Lọc máu
|
Khi các biện pháp
trên thất bại
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.Bettinelli A,
Bianchetti MG (2009), Differential Diagnosis And Management Of Fluid,
Electrolyte And Acid-Base Disorders, Comprehensive Pediatric Nephrology, Mosby,
pp. 395-431.
2. Khurana M (2009),
Disorders Of Salt and Water, Pediatric Nephrology In ICU, Spinger, pp. 1-19.
3. Mack EH, Shoemaker
LR (2009), Dyskalemia, Pediatric Nephrology In ICU, Spinger, pp. 35-54.
4. Ali FN, Langman CB
(2006), Disorders Of Mineral Metabolism, Clinical Pediatric Nephrology 2th
edition, Informa, pp. 37-63.
5. Quan A, Quiley R,
Satlin LM, Baun M (2006), Water Aand Electrolyte Handling By The Kidney,
Clinical Pediatric Nephrology 2th edition, Informa, pp. 15-35.
6. Greenbaun LA
(2007), Pathophysiology Of Body Fluid And Fluid Therapy, Nelson Textbook Of
Pediatrics, 18th
Edition,
Sauders.
NUÔI
DƯỠNG TĨNH MẠCH CHO BỆNH NHÂN NẶNG HỒI SỨC CẤP CỨU
1. ĐẠI CƯƠNG
Dinh dưỡng đường tĩnh
mạch hoàn toàn (TPN): là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào máu để
nuôi dưỡng cơ thể. Các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, carbohydrate, lipid,
nước, muối khóang và các chất vi lượng.
Trẻ bệnh nặng có nguy
cơ cao bị suy dinh dưỡng do stress với đặc trưng là tăng chuyển hóa cơ bản và
dị hóa protein mạnh. Vì vậy với bệnh nhân nặng, ngoài điều trị bệnh chính thì
việc can thiệp dinh dưỡng sớm, hợp lý đóng vai trò quan trọng.
2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.1. Xác định nhu cầu
dinh dưỡng cho trẻ bệnh nặng
Bảng
1. Nhu cầu năng lượng bình thường
Cân nặng
|
Nhu cầu năng lượng
|
£ 10 kg
|
100 Kcal/kg
|
10 – 20 kg
|
1000 + 50 Kcal/mỗi
kg trên 10
|
> 20 kg
|
1500 + 20 Kcal/mỗi
kg trên 20
|
Bảng
2. Nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi dưỡng tĩnh mạch
Tuổi
(năm)
|
Kcal/kg
|
Protein
(g/kg)
|
Phân
bố calo
|
Chất
béo
|
protein
|
Carbonhydrat
|
0-1
1-10
11-18
|
80
- 120
60
- 90
30
- 75
|
2,0
– 2,5
1,7
– 2,0
1,0
– 1,5
|
35%
- 45%
30%
- 35%
25%
-3 0%
|
8%
- 15%
10%
- 25%
12%
- 25%
|
45%
- 65%
45%
- 65%
45%
- 65%
|
Bảng
3. công thức tính năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ngơi theo WHO
Tuổi
(năm)
|
Nam
|
Nữ
|
0
- 3
3
- 10
10
- 18
|
60,9
x p(kg) - 54
22,7
x p(kg) + 455
17,5
x p(kg) + 651
|
61,0
x p(kg) - 54
22,5
x p(kg) + 499
12,5
x p(kg) + 746
|
Bảng
4. Ảnh hưởng của hệ số hoạt động và yếu tố stress đối với nhu cầu năng lượng
của trẻ
Yếu
tố
|
Hệ
số x chuyển hóa cơ bản
|
*Yếu tố hoạt động:
Thở máy,an thần,
bất động.
Nghỉ tại gường.
Đi lại nhẹ nhàng.
*Yếu tố stress:
Đói
Phẫu thuật.
Nhiễm trùng.
Vết thương đầu kín.
Chấn thương.
Kém tăng trưởng.
Bỏng.
Suy tim.
|
0,8-0,9
1,0-1,15
1,2-1,3
0,7-0,9
1,1-1,5
1,2-1,6
1,3
1,1-1,8
1,5-2,0
1,5-2,5
1,2-1,3
|
Tổng năng lượng tiêu
hao (TEE) = Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ngơi (REE) x hệ số hoạt động (AF) x
Yếu tố stress (SF)
Bảng
5. Nhu cầu dịch bình thường
Cân
nặng
|
Lượng
dịch
|
1 - 10 kg
|
100ml/kg
|
11 - 20 kg
|
1000ml + 50ml/kg
(cho mỗi cân nặng tăng trên 10kg)
|
> 20kg
|
1500ml +20ml/kg
(cho mỗi cân nặng tăng trên 20kg)
|
Bảng
6. Nhu cầu dịch cho bệnh lý
Bệnh
lý
|
Lượng
dịch
|
Không hoạt động thể
lực
|
Nhu cầu cơ bản
(NCCB) x 0,7
|
Suy thận
|
Nhu cầu cơ bản
(NCCB) x 0,3 + nước tiểu
|
Tăng tiết ADH
|
Nhu cầu cơ bản
(NCCB) x 0,7
|
Thở máy
|
Nhu cầu cơ bản
(NCCB) x 0,75
|
Bỏng
|
Nhu cầu cơ bản
(NCCB) x 1,5
|
Sốt
|
Nhu cầu cơ bản
(NCCB) +12% nhu cầu cơ bản cho mỗi độ tăng trên 380c
|
Bảng
7. Nhu cầu chất điện giải cần thiết cho nuôi dưỡng tĩnh mạch
Điện
giải đồ
|
Trẻ
< 2 tuổi
|
Trẻ
2 - 11 tuổi
|
≥
12 tuổi
|
Natri
Kali
Clo
Calci
Magie
phospho
|
2-5mEq/kg/ng
1-4mEq/kg/ng
2-3mEq/kg/ng
0,5-4mEq/kg/ng
0,15-1,0mEq/kg/ng
0,5-2mmol/kg/ng
|
3-5mEq/kg/ng
2-4mEq/kg/ng
3-5mEq/kg/ng
0,5-3,0mEq/kg/ng
0,25-1mEq/kg/ng
0,5-2mmol/kg/ng
|
60-150mEq/ng
70-180mEq/ng
60-150mEq/ng
10-40mEq/ng
8-32mEq/ng
9-30mmol/ng
|
2.2. Chỉ định nuôi
dưỡng tĩnh mạch
- Khi không thể nuôi
dưỡng qua đường miệng hoặc đường ruột.
- Khi nuôi dưỡng qua
các đường khác nhưng không thể cung cấp đủ nhu cầu.
- Cụ thể:
+ Ngoại khoa: hội
chứng ruột ngắn, dò đường tiêu hóa, bỏng diện rộng, tắc ruột cơ giới,
Omphalocele/ Gastroschisis, thóat vi cơ hoành bẩm sinh và một số dị tật bẩm
sinh đường tiêu hóa, giai đoạn sớm hậu phẫu đường tiêu hóa.
+ Nội khoa: suy thận
cấp nặng, xuất huyết tiêu hóa nặng, viêm ruột hoại tử thiếu máu cục bộ ruột,
viêm tụy cấp, kém hấp thu nặng, sơ sinh <1000g. Hôn mê kèm co giật, suy hô
hấp có chỉ định giúp thở (giai đoạn đầu).
2.3. Chống chỉ định
- Nhiễm trùng đường
trung tâm.
- Các trường hợp dị
ứng với các thành phần nuôi dưỡng.
- Khi bệnh nhân còn
tình trạng nặng như sốc , rối loạn nôi môi nặng, cần điều trị ổn định trước.
2.4. Dưỡng chất cơ
bản
· Protein:
Là acid amin, cung
cấp năng lượng 4kcal/g, chiếm khoảng12- 20% tổng nhu cầu năng lượng (tùy thuộc
giai đoạn của bệnh và từng bệnh cụ thể) không quá 35% nhu cầu năng lượng.
- Nhu cầu: 1,25 - 2g/kg/ngày,
giao động từ 1,2 - 1,5g/kg/ngày (tùy mức độ nặng và từng bệnh).
- Tỷ lệ acid amin cần
thiết/không cần thiết từ 0,7→1.
- Tốc độ truyền:
<0,1g/kg/giờ (trung bình 0,5 - 1,0 g protein/kg/ngày)
- Bắt đầu truyền 0,5g/kg/ngày,
tăng mỗi 0,5g/kg/ngày đến khi đạt đích.
· Glucose:
Cung cấp năng lượng
chủ yếu, chiếm 45-65% tổng nhu cầu năng lượng. 1g cung cấp 4Kcal.Tuy nhiên còn
phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhu cầu calo và khả năng chịu đựng khối
lượng chất lỏng của bệnh nhân.
- Tốc độ <0,5g/kg/h
(TB 0,12 - 0,24 g/kg/h) (5-8mg CH/kg/phút) sau tăng dần hàng ngày 1-2mg/kg/
phút.
· Chất béo:
- Chiếm 30-35% tổng
nhu cầu năng lượng và không quá 60%. 1g lipit cung cấp 9 Kcal.
- Tốc độ < 0,11g/kg/h
(1g L/kg/ngày).sau tăng dần đến khi đạt nhu cầu.
- Khi trglyceride
>400mg/dl, cần thay đổi dung dịch nồng độ thấp có omega 3, giảm tốc độ, nếu
không cải thiện phải ngừng chất béo.
- Ngoài ra điện giải
đồ (ĐGĐ) tính theo nhu cầu, và điều chỉnh khi có rối loạn. Cần bổ xung các
vitamin, yếu tố vi lượng khi nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn trên 2 tuần.
2.5. Lựa chọn dung
dịch nuôi tĩnh mạch
· Theo đường nuôi
- Ngoại biên: sử dụng
khi áp suất thẩm thấu của dịch nuôi dưỡng ≤ 900 mosm/l
+ Dung dịch: Glucose:
5%,10%,15%. Béo nhũ tương: 10%, 20%. (Intralipid, lipopundin). Đạm: 5%,10%
(alvesin,Aminoplasma,vaminolac…)
- Trung ương: sử dụng
khi áp suất thẩm thấu của dịch nuôi dưỡng ≥1500 mosm/l.
+ Dung dịch:
Glucose : 20%, 30%,
50% ;
Lipid : 10%, 20%;
Đạm : 5%, 10%, 15%
· Theo bệnh
- Suy tim: hạn chế
dịch, Natri. Suy thận mạn và thiểu niệu: Hạn chế Na, K, dịch, không hạn chế đạm
ở bệnh nhân có điều kiện lọc thận.
- Suy gan: đạm 1,2 -
1,5g/kg/ngày,loại đạm giàu acid amin nhánh
· Xem xét chỉ định đặt implantofix
trong trường hợp cần dinh dưỡng tĩnh mạch trung tâm dài ngày.
2.6. Kỹ thuật nuôi
dưỡng tĩnh mạch
2.6.1. Nguyên tắc
- Các chất dinh dưỡng
được đưa vào cơ thể cùng lúc, chậm, đều đặn 24/24h, lipid được truyền riêng từ
12-18 giờ, hoặc cùng dịch khác qua chạc ba. Dung dịch đạm, đường, điện giải có
thể pha chung.
- Phải đảm bảo tốc độ
truyền các chất đạm, đường, béo
2.6.2. Các bước tiến
hành
- Đánh giá bệnh nhân:
dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, tình trạng dinh dưỡng hiện tại, bệnh lý hiện tại
và bệnh lý nền
- Xét nghiệm: CTM,
điện giải đồ, đường huyết
- Tính nhu cầu năng
lượng cần thiết
- Tính nhu cầu dịch
cần thiết
- Tính thành phần
proein, lipid
- Tính thể tích điện
giải
- Tính thể tích
glucose
- Tính nồng độ thẩm
thấu hỗn dịch glucose – acid amine – điện giải dựa vào công thức sau:
mOsm/L = [amino acid
(g/L) x 10 ] + [dextrose(g) x 5 ] + ([mEq Na + mEq K] x 2)/L + (mEq Ca x 1,4 )/L
- Tính năng lượng
thực tế cung cấp
2.7. Theo dõi
+ Dấu hiệu sống, cân
nặng, cân bằng dịch, vị trí/chân catheter hàng ngày
+ Đường niệu, ĐGĐ,
đường máu, CTM hàng ngày/tuần đầu. Khi ổn định xét nghiệm 1-2 lần/tuần.
+ Xét nghiệm khác:
protide, albumin, ure, creatinin, GOT, GPT, khí máu, triglyceride, can xi,
phospho, magnesium…2 - 3 lần/tuần đầu, khi ổn định thì tuần/lần.
2.8. Theo dõi biến
chứng
* Do catheter:
- Nhiễm trùng
catheter (nếu sử dụng đường tĩnh mạch trung tâm) : Viêm, tắc tĩnh mạch.
- Thẩm thấu tĩnh mạch
(nếu sử dụng tĩnh mạch ngoại biên).
- Nhiễm trùng huyết
- Tràn khí, tràn máu
màng phổi
- Dò động tĩnh mạch,
tổn thương ống ngực,
- Huyết khối tĩnh
mạch, tắc mạch
* Do chuyển hóa:
- Tăng đường máu và
tiểu đường, hạ đường máu
- Đa niệu thẩm thấu
- Rối loạn nước điện
giải, thiếu vi chất
- Tăng lipide máu
(triglycerid),
- Thiếu acide béo
không no cần thiết
- Tăng ure huyết.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Lavery GG, Glover
P, “The metabolic and nutritional response to critical illness”, Curr Opin
Crit Care. 2000;6:233-238
2. Skillman HE, Wischmeyer PE. “Nutrition therapy in critically ill infants and children”. JPEN J
Parenter Enteral Nutr, 2008;32, pp.520-53
3. Michael M.
Fuenfer, Kevin M, Creamer (2012), “Chapter 35: Emergency Nutrition for Sick or
Injured Infants and Children”, Pediatric Surgery and Medicine for Hostile Environments
p445-453, Government Printing office 23-2-2012
4. Baker RD, Baker
SS, Briggs J, Bojcuk G (2014), “Parenteral nutrition in Infants and children”,
www.Uptodate.com /Parenteral
nutrition in Infants and children”
TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
1. KHÁI
NIỆM
Áp lực
nội sọ (ICP) được tạo ra bởi tổng áp lực của ba thành phần trong hộp sọ là não,
máu và dịch não tủy.
Tăng áp
lực nội sọ được định nghĩa khi áp lực nội sọ lớn hơn 20 mmHg trong 5 phút.
Tăng áp
lực nội sọ dai dẳng được định nghĩa khi áp lực nội sọ từ 21- 29 mmHg kéo dài
trong hoặc hơn 30 phút, từ 30- 39 mmHg trong hoặc hơn 15 phút, lớn hơn 40 mmHg
trong hoặc hơn 1 phút.
2. NGUYÊN
NHÂN
2.1.
Nguyên nhân tăng nhu mô não
- U não
- Phù não
thứ phát: sau chấn thương, nhiễm trùng, nhồi máu não, hạ Natri máu, bệnh não do
cao huyết áp, suy gan cấp, hội chứng reye.
- Áp xe
não
- Đụng
dập não.
2.2.
Nguyên nhân tăng thể tích máu
- Khối
máu tụ: trong nhu mô não, dưới màng nhện, dưới màng cứng, ngoài màng cứng.
- Giãn
động mạch não thứ phát: thiếu oxy, tăng CO2, hạ huyết áp, tăng thân
nhiệt, co giật, thuốc gây mê.
- Giãn
tĩnh mạch não thứ phát: tắc tĩnh mạch, ho, suy tim, huyết khối xoang tĩnh mạch,
thắt cổ.
2.3.
Nguyên nhân tăng thể tích dịch não tủy
- Não úng
thủy
- Bệnh lý
màng não
- U đám
rối mạch mạc
3. CHẨN
ĐOÁN
Chẩn đoán
dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh lý ban đầu gây nên tăng áp lực nội sọ và cận
lâm sàng.
3.1. Dấu
hiệu lâm sàng
Các dấu
hiệu lâm sàng như:
- Những
triệu chứng sớm: đau đầu, nôn, kích thích, thay đổi ý thức, điểm Glasgow thấp
hơn bình thường, mắt nhìn xuống (sunsetting), thay đổi kích thước đồng tử, dấu
hiệu thần kinh khu trú, co giật;
- Những
triệu chứng muộn: hôn mê, thóp phồng, tư thế bất thường, phù gai thị, đồng tử
giãn và không đáp ứng ánh sáng, tăng huyết áp, nhịp thở bất thường, tam chứng
Cushing.
3.2. Bệnh
lý
Bệnh lý
ban đầu gây nên tăng áp lực nội sọ: u não, não úng thủy, sau tai nạn gây chấn
thương sọ não, suy gan, cao huyết áp….
3.3. Cận
lâm sàng
Chụp cắt
lớp sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não có thể thấy hình ảnh phù não, khối u,
áp xe, sự dịch chuyển của đường giữa, xẹp não thất, giãn não thất, mất các khe
rãnh, xuất huyết não, chảy máu não thất, khối máu tụ.
Trong
trường hợp theo dõi áp lực nội sọ thì thấy ICP> 20mmHg.
4. ĐIỀU
TRỊ
4.1.
Nguyên tắc điều trị
- Đảm bảo
tưới máu não tối thiểu:
· Duy trì
cung cấp ôxy
· Các chất
dinh dưỡng tối thiểu cho não.
+ Duy trì
áp lực nội sọ dưới 20 cmH2O
+ Duy trì
áp lực tưới máu não tối thiểu > 40 mmHg.
+ Đối với
viêm não, viêm màng não mủ duy trì áp lực tưới máu > 60 mmHg.
Lưu đồ điều trị tăng lực nội sọ
4.2. Điều
trị cụ thể
4.2.1.
Các biện pháp điều trị ban đầu
4.2.1.1.Hô
hấp
- Đảm bảo
về đường thở, thở.
Ø Đặt nội
khí quản:
+ Bệnh
nhân không tỉnh, điểm Glasgow < 8
+ Hình
ảnh phù não lan tỏa trên CT
+ Khó
khăn trong việc khai thông đường thở
+ Các tổn
thương não có nguy cơ chèn ép
+ Thành
ngực bị tổn thương, bất thường của hô hấp.
+ Không
có phản xạ bảo vệ đường thở, tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Ø Khi đặt
nội khí quản:
+ Không
sử dụng ketamin
+
Midazolam liều 0.2 – 0.3 mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch hoặc
+
Fentanyl liều 5 – 10 µg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch, hoặc
+
Morphine liều 0.1 mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch
+ Kết hợp
với giãn cơ vecuronium 0.1mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch hoặc atracurium liều 0.5 mg/kg/lần,
tiêm tĩnh mạch.
Ø Khi hút
nội khí quản:
Lidocain,
liều 1mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch, hoặc bơm nội khí quản trước khi hút 5 phút
- Mục
tiêu
Ø PaO2>
60mmHg, SpO2> 92%.
Ø Duy trì
PaCO2 35 – 40 mmHg.
Ø PEEP: 3
- 5 cmH2O
4.2.1.2.Tuần
hoàn
- Đảm bảo
khối lượng tuần hoàn.
- Duy trì
CVP: 10 – 12 cmH2O.
- Duy trì
HA trung bình theo tuổi để đảm bảo áp lực tưới máu não và phòng thiếu máu não.
Ø Trẻ dưới
1 tuổi : 65 – 70 mmHg
Ø Trẻ từ 1
đến 2 tuổi : 70 – 80 mmHg
Ø Trẻ từ 2
đến 5 tuổi : 80 – 85 mmHg
Ø Trẻ từ 5
đến 10 tuổi : 85 – 95 mmHg
Ø Trẻ trên
10 tuổi : 95 – 100 mmHg.
Sử dụng
thuốc vận mạch: Dopamin, Noradrenalin để duy trì HA trung bình.
4.2.1.3. Điều
trị cao huyết áp.
- Nếu
huyết áp tăng do cơn tăng áp lực nội sọ kịch phát, theo dõi và không cần dùng
thuốc hạ huyết áp
- Nên
dùng các thuốc ức chế β (labetalol, esmolol) hoặc clonidine vì không ảnh hưởng
tới áp lực nội sọ
- Tránh
sử dụng các thuốc giãn mạch (nitroprusside, nitroglycerin, and nifedipine) vì
có thể gây tăng áp lực nội sọ.
4.2.1.4.
Sốt
- Sốt làm
tăng tốc độ chuyển hóa lên 10 đến 13% trên mỗi độ C.
- Sốt gây
giãn mạch não → tăng dòng máu não → tăng ICP → làm tăng nguy cơ tổn thương não
thứ phát.
+
Paracetamol: liều 10 – 15 mg/kg/lần, uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 giờ.
+ Điều
trị nguyên nhân sốt.
4.2.1.5.
An thần và giảm đau khi thở máy
- Tiêm
ngắt quãng Midazolam liều 0.1mg/kg/lần kết hợp với Morphin liều 0.1mg/kg/lần,
mỗi 4 – 6 giờ. Hoặc
- Truyền
liên tục Midazolam liều 1 – 3 µg/kg/giờ kết hợp với Morphin liều10 – 30 µg/kg/giờ.
Hoặc
- Truyền
liên tục Midazolam liều 1 – 3 µg/kg/giờ kết hợp với Fentanyl liều 2 – 4 µg/kg/giờ
4.2.1.6.
Tư thế đầu
Đầu
giường cao khoảng 15o đến 30o và tư thế trung gian của đầu bệnh nhân.
4.2.1.7.
Phòng co giật
- Chỉ
định:
+ Tổn
thương nhu mô não sau chấn thương
+ Đối với
trẻ viêm não, viêm màng não, chỉ định khi: GCS < 8 điểm, triệu chứng tăng
ICP, bệnh sử co giật.
- Cắt cơn
co giật:
Midazolam,
Diazepam liều 0.5 mg/kg/lần, nếu không cắt cơn tiêm tĩnh mạch chậm
Phenobarbital 10 – 15 mg/kg/lần
- Dự
phòng: Gardenal 3 – 5 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần
- Điều
trị theo nguyên nhân.
4.2.1.8.
Huyết sắc tố
Thực
hành, duy trì nồng độ huyết sắc tố là 10 g/dl.
4.2.2. Điều
trị khi áp lực nội sọ trên 20 mmHg
4.2.2.1.
Tăng thông khí nhẹ nhàng
- Duy trì
PaCO2 từ 30 đến 35 mmHg
- Thực
hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp:
+ An thần
thích hợp
+ Tư thế
đầu đúng,
+ Liệu
pháp tăng áp lực thẩm thấu.
4.2.2.2.
Liệu pháp thẩm thấu
-
Manitol:
+ Dung
dịch Manitol 20%
+ Liều
0,25g đến 0,5g/kg/lần tiêm tĩnh mạch 15 đến 20 phút, có thể nhắc lại sau 4 đến
6 giờ.
+ Hiệu
quả của Maniltol phát huy tối đa khi duy trì áp lực thẩm thấu từ 300 đến 320
mOsm.
+ Áp lực
thẩm thấu < 320 mOsm: hạn chế các biến chứng giảm thể tích, tăng áp lực thẩm
thấu, suy thận.
+ Ước
lượng áp lực thẩm thấu máu theo công thức:
· Áp lực
thẩm thấu máu = 2xNa+ + ure (mmol/l) + đường (mmol/l).
· Có khoảng
5% trường hợp tăng áp lực nội sọ do Manitol.
- Muối ưu
trương:
+ Dung
dịch muối ưu trương 3%,
+ Liều :
0.1 đến 1ml/kg/giờ .
+ Tốc độ
tăng không quá 0.5 mEq/l/giờ.
+ Đích là
duy trì Natri máu từ 145 – 155 mmol/l
+ Nồng độ
thẩm thấu máu, duy trì nồng độ thẩm thấu máu <365 mosm/l, để tránh gây tổn
thương ống thận (nếu bệnh nhân không dùng Manitol)
4.2.2.3.
An thần sâu có thể kết hợp với giãn cơ.
- Thuốc
an thần: Lorazepam hoặc Midazolam
- Thuốc
giãn cơ:
+
Atracurium : 5 -15 µg/kg/giờ hoặc
+
Vecuronium: 1 -3 µg/kg/giờ
Chú ý:
khi dùng thuốc giãn cơ đối với trẻ có nguy cơ co giật cao cần được theo dõi
điện não đồ liên tục.
4.2.3. Điều
trị khi áp lực nội sọ tăng dai dẵng
4.2.3.1.
Liệu pháp Barbiturate
-
Pentobacbital:
Liều tấn
công 10mg/kg trong 30 phút, sau đó 5mg/kg mỗi giờ, trong 3 giờ. Liều duy trì
1mg/kg/giờ.
-
Thiopental:
+ Liều
tấn công 10 - 20 mg/kg
+ Sau đó
duy trì liều 3 - 5mg/kg/h.
4.2.3.2.
Phương pháp hạ thân nhiệt
- Chỉ
định:
+ Không
có chỉ định điều trị thường qui tăng áp lực nội sọ bằng hạ thân nhiệt.
+ Áp
dụng:
+ Tăng áp
lực nội sọ dai dẳng
+ Không
đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.
- Kỹ
thuật
+ Hạ thân
nhiệt kiểm soát 32 đến 34oC. Thời gian kéo dài 24 giờ.
+ Thời
gian hạ nhiệt xuống 34 oC khoảng 3 đến 4 giờ.
+ Kiểm
tra da bệnh nhân mỗi 6 giờ để tránh tổn thương da do nhiệt độ.
+ Sau 24
giờ hạ nhiệt độ, bắt đầu nâng nhiệt độ, nâng 0.3 đến 0.5 oC mỗi một
giờ.
+ Kiểm
soát tốt hô hấp và tuần hoàn.
4.2.3.3.
Tăng thông khí tích cực
- Duy trì
PaCO2 từ 25 đến 30 mmHg
- Chỉ
định
+ Tăng áp
lực nội sọ dai dẳng
+ Không
đáp ứng với điều trị ban đầu.
+ Có dấu
hiệu đe dọa tụt kẹt não.
+ Diễn
biến xấu hơn cấp tính về thần kinh.
4.2.3.4.
Mở sọ
- Chỉ
định:
+ ICP
tăng không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa và
+ Ngưỡng
ICP đang duy trì là nguy cơ đối với bệnh nhân.
4.2.3.5.
Dẫn lưu dịch não tủy
- Dẫn lưu
não thất:
+ Giảm áp
lực nội sọ.
+ Theo
dõi áp lực nội sọ
- Dẫn lưu
tủy sống:
+ Chỉ
định:
· Tăng áp
lực nội sọ dai dẳng.
· Không có
hình ảnh của dịch chuyển đường giữa hay tổn thương chóan chỗ.
4.3.4.
Các biện pháp điều trị khác
4.3.4.1.
Corticosteroid
- Chỉ
định:
+ U não
tiên phát hay di căn
+ Áp xe.
+ Sau
phẫu thuật tại não
Liều
dexamethasone 0,25- 0,5mg/kg/lần chỉ định mỗi 6 giờ.
- Đối với
bệnh nhân tăng áp lực nội sọ do chấn thương sọ não, xuất huyết não các nghiên
cứu đều chỉ ra dùng corticoid không có ích lợi.
4.3.4.2. Điều
trị nguyên nhân
5. THEO
DÕI
- Dấu
hiệu sinh tồn: mạch, HA, CVP, Nhiệt độ, tinh thần
- Khí máu
động mạch 6 giờ/lần, ít nhất 12 giờ/lần.
- Điện
giải đồ, ure, creatin, đường tối thiểu 2 lần/ngày
- Áp lực
thẩm thấu máu ước tính tối thiểu 2 lần/ngày
- Tốc độ
bài niệu và cân bằng dịch mỗi 4 giờ. Nếu bệnh nhân đa niệu, tốc độ bài niệu lớn
hơn 5 ml/kg/giờ, cần làm xét nghiệm điện giải đồ, áp lực thẩm thấu máu, áp lực
thẩm thấu niệu, tỷ trọng nước tiểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Kochanek PM et al. Guidelines for the Acute Medical Management of Severe
Traumatic Brain Injury in Infants, Children, and Adolescents-Second Edition.
Pediatric Critical Care Medicine.2012;13: S7–S10.
2. Singhi
SC et al. Management of Intracranial hypertension.Indian Journal of Pediatric.
2009;76:519-529.
3. Kumar
G et al. Raised intracranial pressure in acute viral encephalitis. Clinical
Neurology and Neurosurgery. 2009; 111: 399- 406.
4. Kumar
G et al. Randomized controlled trial comparing cerebral perfusion pressure
targeted therapy verus intracranial pressure targeted therapy for raised ICP
due to acute central nervous system infections in children. Crit Care Med. 2014
5. Warren KB (2014). Elevated intracranial pressure in children.
www.uptodate.com.
HÔN MÊ
1. ĐẠI
CƯƠNG
- Hôn mê
là sự suy giảm ý thức do tổn thương bán cầu đại não hoặc hệ thống lưới.
- Hôn mê
là một triệu chứng không phải là một bệnh
- Thường
gặp trong cấp cứu nhi, biến chứng nguy hiểm là tắt đường thở gây ngưng thở
2. NGUYÊN
NHÂN
1.1. Chấn
thương: Xuất huyết não, dập não.
1.2.
Không do chấn thương
- Tai
biến mạch máu não: nhũn não, xuất huyết não không do chấn thương.
- Nhiễm trùng:
viêm não màng não, sốt rét thể não.
- Chuyển
hóa: rối loạn điện giải, tăng đường huyết, hạ đường huyết, tiểu đường, suy gan,
suy thận, nhiễm toan chuyển hóa nặng
- Ngộ
độc: thuốc ngủ, Morphin và dẫn xuất, phospho hữu cơ.
- Thiếu
máu não (sốc), thiếu oxy não (suy hô hấp).
- Động
kinh
3. CHẨN
ĐOÁN
1.Lâm
sàng
1.1. Hỏi
bệnh:
Tiền sử
chấn thương, sốt co giật, tiếp xúc thuốc độc chất, rượu. Tiền sử bệnh tiểu
đường, động kinh, bệnh gan thận
1.2. Khám
lâm sàng
a. Tìm
dấu hiệu cấp cứu và xử trí cấp cứu ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
Tắc đường
thở, cơn ngưng thở, tím tái, sốc, co giật
b. Đánh
giá mức độ tri giác theo thang điểm:
* Mức độ
tri giác được đánh giá nhanh bởi thang điểm AVPU
A
(alert): trẻ tỉnh
|
V
(voice): đáp ứng với lời nói
|
P
(pain): đáp ứng với kích thích đau
|
U
(unconscious): hôn mê.
|
* Hoặc
dựa vào thang điểm Glasgow cho trẻ em (bảng 1): Trẻ hôn mê khi điểm tổng cộng
theo thang điểm Glasgow £ 10 điểm, Glasgow < 8 điểm thường nặng, tử vong cao.
* Khám
đầu cổ và thần kinh:
- Dấu
hiệu chấn thương đầu
- Cổ
cứng, thóp phồng
- Kích
thước đồng tử và phản xạ ánh sáng.
- Dấu
thần kinh khu trú
- Tư thế
gồng cứng mất võ, mất não
- Dấu
hiệu tăng áp lực nội sọ: đồng tử không đều, gồng cứng, tam chứng Cushing: mạch
chậm, huyết áp cao, nhịp thở bất thường, phù gai thị
* Khám
toàn diện:
- Lấy dấu
hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp), đo độ bảo hòa oxy (SpO2)
- Vàng
da, ban máu, thiếu máu, gan lách to, phù .
2. Cận
lâm sàng
- Xét
nghiệm thường qui:
+ Công
thức máu, ký sinh trùng sốt rét (ở những nơi lưu hành sốt rét)
+ Đường
huyết, điện giải đồ, tổng phân tích nước tiểu
+ Chọc dò
tủy sống, chống chỉ định khi: suy hô hấp, sốc, rối loạn đông máu, tăng áp lực
nội sọ.
- Xét
nghiệm khi đã định hướng chẩn đoán:
+ Siêu âm
não xuyên thóp (u não, xuất huyết não).
+ Chức
năng đông máu (xuất huyết não màng não, rối loạn đông máu).
+ Chức
năng gan, thận (bệnh lý gan, thận).
+ X quang
tim phổi (bệnh lý tim, phổi).
+ Tìm độc
chất trong dịch dạ dày, máu, nước tiểu (ngộ độc).
+ CT
scanner não ( tụ máu, u não, áp xe não)
+ Điện
não đồ (động kinh, viêm não Herpes)
Bảng 1. Thang điểm Glasgow chẩn đoán mức độ hôn mê ở trẻ em
Trẻ
trên 2 tuổi
|
Trẻ
dưới 2 tuổi
|
Điểm
|
Trạng thái mắt
|
Mở tự nhiên
Mở khi gọi
Mở khi đau
Không đáp ứng
|
Mở tự nhiên
Phản ứng với lời
nói
Phản ứng với kích
thích đau
Không đáp ứng
|
4
3
2
1
|
Đáp ứng vận động
tốt nhất
|
Làm theo yêu cầu
Kích thích đau:
Định vị nơi đau
Tư thế co khi kích
thích đau
Tư thế co bất
thường
Tư thế duỗi bất
thường
Không đáp ứng
|
Theo nhu cầu
Kích thích đau:
Định vị được nơi đau
Co tay đáp ứng kích
thích đau
Tư thế mất vỏ não
khi đau
Tư thế mất não khi
đau
Không đáp ứng
|
6
5
4
3
2
1
|
Đáp ứng ngôn ngữ
tốt nhất
|
Định hướng và trả
lời đúng
Mất định hướng và
trả lời sai
Dùng từ không thích
hợp
Âm thanh vô nghĩa
Không đáp ứng
|
Mỉm cười, nói bập
bẹ
Quấy khóc
Quấy khóc khi đau
Rên rỉ khi đau
Không đáp ứng
|
5
4
3
2
1
|
3. Chẩn đoán nguyên
nhân
Bảng
2. Chẩn đoán nguyên nhân hôn mê trẻ em
Nguyên
nhân
|
Dấu
hiệu lâm sàng – cận lâm sàng
|
Chấn thương sọ não
|
- Bệnh sử chấn
thương đầu
- Dấu hiệu thần
kinh khu trú
|
Hạ đường huyết
|
Glucose máu giảm,
đáp ứng với Glucose 10% tiêm TM
|
Co giật do sốt
|
- Tiền sử co giật
- Trẻ 6 tháng – 5
tuổi
- Tiền sử co giật
do sốt
- Sốt, co giật toàn
thân và ngắn, tỉnh táo sau co giật
|
Sốt rét thể não
|
- Vùng dịch tể sốt
rét
- Thiếu máu, gan
lách to, vàng da
- KST sốt rét trên
máu ngoại biên (+ )
|
Viêm màng não mủ
|
- Sốt, nôn ói
- Cổ cứng, thóp
phồng
- Ban máu trong
viêm màng não do não mô cầu
- Dịch não tủy:
đục, protein tăng ( > 0,48g/l ) đường giảm ( < ½ đường huyết ) , tế bào
tăng đa số bạch cầu đa nhân
|
Viêm não
|
- Sốt, thường kèm
co giật
- Đường huyết, Ion
đồ bình thường
- Dịch não tủy:
trong , protein, đường và tế bào trong giới hạn bình thường
|
Ngộ độc
|
- Tiền sử có uống
thuốc, hóa chất
- Dấu hiệu lâm sàng
đặc hiệu của từng loại ngô độc
|
Sốc
|
- Mạch nhanh nhẹ,
huyết áp tụt hoặc bằng 0 thời gian đổ đầy mao mạch chậm (refill) > 3 giây
- Sốc kéo dài
|
Viêm cầu thận cấp
|
- Huyết áp cao
- Phù mặt chi ,
tiểu ít
- Nước tiểu: Hồng
cầu (+)
|
Tiểu đường tăng Ketone -acide
|
- Đường huyết cao
- Tiền sử tiểu
đường hoặc uống nhiều , tiểu nhiều.
- Dấu hiệu mất
nước, thở nhanh sâu
|
4.ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều
trị
- Bảo đảm thông khí
và tuần hoàn.
- Phát hiện các bệnh
lý ngoại thần kinh.
- Điều trị nguyên
nhân.
- Điều trị nâng đỡ và
phòng ngừa biến chứng.
2. Tại tuyến cơ sở
- Thông đường thở:
hút đàm nhớt, nằm ngiêng, đặt ống thông miệng hầu khi thất bại với ngửa đầu
nâng cằm và hút đàm nhớt.
- Đặt nội khí quản
bóp bóng giúp thở nếu ngưng thở hoặc cơn ngừng thở.
- Thở oxy duy trì SaO2 92 - 96%
- Nếu Glucose máu
< 40 mg% hoặc nghi ngờ hạ đường huyết tiêm Glucose 10%
+ Trẻ sơ sinh:
Dextrose 10% 2 ml/kg TMC.
+ Trẻ lớn: Dextrose
30% 2 ml/kg TMC.
- Co giật: Dizepam
bơm hậu môn 0,1ml/kg/lần với ống tiêm 1ml gỡ bỏ kim đưa sâu vào hậu môn 4cm.
- Chuyển tuyến trên
nếu bệnh nhân hôn mê do chấn thương đầu, hoặc không tỉnh lại sau khi cấp cứu
2. Tuyến huyện, tuyến
tỉnh, tuyến trung ương
- Điều trị như tuyến
cơ sở
- Thở máy nếu có suy
hô hấp
- Truyền dịch chống
sốc nếu có:
+ Truyền dịch Lactate
Ringer hay Normal saline 20 ml/kg/giờ và các thuốc tăng sức co bóp cơ tim
(Dopamine, Dobutamine) để duy trì huyết áp ổn định.
+ Tránh truyền quá
nhiều dịch có thể gây phù não và tăng áp lực nội sọ.
- Chống phù não nếu
có
- Điều trị nguyên
nhân:
+ Hạ đường huyết:
dung dịch Gluose 10%
+ Ngộ độc Morphin:
Naloxone 0,1 mg/kg tối đa 2g TM
+ Sốt rét: Artesunate
(tiêm tĩnh mạch)
+ Viêm màng não kháng
sinh tĩnh mạch
+ Viêm não do Herpes:
Acyclovir TM.
- Phẫu thuật sọ não
lấy khối máu tụ khi có chỉ định
- Truyền dịch
+ 2/3 nhu cầu để
tránh phù não do tiết ADH không thích hợp.
+ Natri: 3mEq/100 ml
dịch, Kali 1-2 mEq/100 ml dịch
+ Dung dịch thường
chọn là Dextrose 5-10% trong 0,2-0,45% saline.
- Dinh dưỡng
+ Trong giai đoạn cấp
khi có chống chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày thì trong 3 ngày đầu chỉ cần
cung cấp glucose và điện giải.
+ Cần nhanh chóng cho
ăn qua sonde dạ dày nếu không có chống chỉ định, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ giọt
chậm, nếu cần nuôi ăn tĩnh mạch một phần.
- Tập vật lý trị
liệu, vật lý trị liệu hô hấp
- Theo dõi: dấu hiệu
sinh tồn, mức độ tri giác, kích thước đồng tử mỗi 3 giờ trong 24 giờ đầu, sau
đó mỗi 6 giờ.
LƯU
ĐỒ XỬ TRÍ HÔN MÊ
CO
GIẬT
1. ĐẠI CƯƠNG
Co giật là một cấp
cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng nhất là cơn co giật liên
tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút hay nhiều cơn co
giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật là thiếu oxy não,
tắc nghẽn đường thở gây tử vong.
Nguyên nhân của co
giật rất đa dạng, thường gặp nhất ở trẻ em là sốt cao co giật.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh
Tiền sử:
- Sốt cao co giật
- Động kinh
- Rối loạn chuyển
hóa.
- Chấn thương đầu.
- Tiếp xúc độc chất.
- Phát triển tâm thần
vận động. Bệnh sử:
- Sốt, tiêu chảy, bỏ
ăn.
- Tính chất cơn giật:
toàn thể, cục bộ toàn thể hóa hay khu trú, thời gian cơn giật.
b. Khám lâm sàng
- Tri giác.
- Dấu hiệu sinh tồn:
mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tím tái, SaO2.
- Dấu hiệu tổn thương
ngoài da liên quan đến chấn thương.
- Dấu hiệu thiếu máu.
- Dấu hiệu màng não:
cổ cứng, thóp phồng.
- Dấu hiệu thần kinh
khu trú.
c. Cận lâm sàng
- Công thức máu, ký
sinh trùng sốt rét.
- Ngoại trừ sốt cao
co giật, các trường hợp khác:
Đường huyết,
Dextrostix, ion đồ
Chọc dò tủy sống:
sinh hóa, tế bào, vi trùng, Latex, IgM. Huyết thanh chẩn đoán viêm não (HI, Mac
Elisa), virus
EEG (nghi động kinh),
Echo não xuyên thóp
CT scanner não nếu
nghi ngờ tụ máu, u não, áp xe não mà không làm được siêu âm xuyên thóp hoặc
siêu âm có lệch M-echo.
3. ĐIỀU TRỊ:
3.1. Nguyên tắc điều
trị
- Hỗ trợ hô hấp:
thông đường thở và cung cấp oxy.
- Cắt cơn co giật.
- Điều trị nguyên
nhân.
3.2. Điều trị ban đầu
a. Hỗ trợ hô hấp:
- Đặt bệnh nhân nằm
nghiêng, đầu ngữa.
- Đặt cây đè lưỡi
quấn gạc (nếu đang giật).
- Hút đàm.
- Cho thở oxygen để
đạt SaO2 92-96%.
- Đặt NKQ giúp thở
nếu thất bại với oxygen hay có cơn ngưng thở.
b. Cắt cơn co giật:
LƯU
ĐỒ CẤP CỨU CO GIẬT VÀ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
Diazepam:
0,2 mg/kg/liều TMC, có thể gây ngưng thở dù tiêm mạch hay bơm hậu môn vì thế
luôn chuẩn bị bóng và mask giúp thở nhất là khi tiêm mạch nhanh. Trong trường
hợp không tiêm mạch được có thể bơm qua đường hậu môn, liều 0,5mg/kg/liều. Nếu
không hiệu quả sau liều Diazepam đầu tiên lập lại liều thứ 2 sau 10 phút, tối
đa 3 liều. Liều tối đa: trẻ < 5 tuổi: 5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg.
Tuổi
|
Liều
bắt đầu Diazepam
|
TMC
(0,2mg/kg)
|
Bơm
hậu môn (0,5mg/kg)
|
<
1 tuổi
1
- 5 tuổi
5
– 10 tuổi
>
10 tuổi
|
1
– 2 mg
3
mg
5
mg
5
– 10 mg
|
2,5
– 5 mg
7,5
mg
10
mg
10
– 15 mg
|
Chuyển Hồi sức ngay
khi dùng Diazepam tổng liều 1mg/kg mà chưa cắt cơn giật
- Hoặc Midazolam liều
0,2 mg/kg/lần TM chậm. Nếu không áp ứng có thể lập lại liều trên. Liều
Midazolam truyền duy trì: 1mg/kg/phút
tăng dần đến khi có đáp ứng không quá 18mg/kg/phút
- Trẻ sơ sinh ưu tiên
chọn lựa Phenobarbital 15-20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Nếu sau 30
phút còn co giật có thể lập lại liều thứ hai 10 mg/kg.
c. Điều trị nguyên
nhân:
- Co giật do sốt cao:
Paracetamol 15 - 20 mg/kg/liều tọa dược.
- Hạ đường huyết:
Trẻ lớn: Dextrose 30%
2ml/kg TM.
Trẻ sơ sinh: Dextrose
10% 2 ml/kg TM.
Sau đó duy trì bằng
Dextrose 10% TTM.
- Hạ natri máu: Natri
chlorua 3% (xem bài hạ Natri máu)
- Tăng áp lực nội sọ
nếu có (xem bài hôn mê).
- Nguyên nhân ngoại
khoa như chấn thương đầu, xuất huyết, u não: hội chẩn ngoại thần kinh
3.3. Điều trị tiếp
theo
Nếu co giật vẫn tiếp
tục hoặc tái phát:
- Phenytoin 15-20 mg/kg
truyền tĩnh mạch chậm trong 30 phút tốc độ 0,5 - 1 mg/kg/phút, pha trong Natri
Chlorua 9‰, nồng độ tối đa 10mg/ml. Cần monitor ECG, huyết áp để theo dõi biến
chứng loạn nhịp và tụt huyết áp. Liều duy trì 5-10 mg/kg/ngày TMC chia 3 lần.
Phenytoin dạng tiêm hiện chưa có tại các bệnh viện.
- Nếu không có
Phenytoin: Phenobarbital 20 mg/kg TMC trong vòng 15-30 phút qua bơm tiêm, cần
lưu ý nguy cơ ngưng thở sẽ gia tăng khi phối hợp Diazepam và Phenobarbital.
Liều duy trì 3-5 mg/kg/ngày, chia 2 lần.
- Midazolam: tấn công
0,2 mg/kq sau đó duy trì 1mg/kg/phút,
tăng liều dần để có đáp ứng (tối đa 18mg/kg/phút)
- Nếu vẫn thất bại
dùng: Diazepam truyền tĩnh mạch
- Khởi đầu: liều
0,25mg/kg TM
- Sau đó: 0,1mg/kg/giờ
TTM qua bơm tiêm tăng dần đến khi đạt hiệu quả, liều tối đa 2 - 3mg/giờ.
- Xem xét việc dùng
Pyridoxine TM (Vitamin B6) ở trẻ < 18 tháng co giật mà không sốt và không
đáp ứng với các thuốc chống co giật. Một số ca có đáp ứng sau 10 – 60 phút
- Phương pháp gây mê:
khi tất cả các thuốc chống động kinh trên thất bại, thuốc được chọn là
Thiopental (Penthotal) 5 mg/kg TM chậm qua bơm tiêm. Sau đó truyền duy trì TM
2-4mg/kg/giờ qua bơm tiêm. Chỉ dùng Thiopental nếu có phương tiện giúp thở và
cần theo dõi sát mạch, huyết áp, CVP (8-12 cmH20). Cần theo dõi sát nếu có dấu
hiệu suy hô hấp thì đặt nội khí quản giúp thở ngay.
- Thất bại với
Thiopenthal có thể dùng thêm thuốc dãn cơ như Vecuronium 0,1 - 0,2mg/kg/liều
TMC và phải đăt NKQ giúp thở.
- Trường hợp không có
thiopenthal, có thể chọn propofol thay thế, liều 1- 3mg/kg TMC 3-5 phút
4. THEO DÕI VÀ TÁI
KHÁM
4.1.Theo dõi:
- Tri giác, mạch,
huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SaO2.
- Tìm và điều trị
nguyên nhân.
- Theo dõi các xét
nghiệm: đường huyết, ion đồ khi cần.
VIÊM
PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm phổi liên quan
đến thở máy (VAP) là tình trạng nhiễm trùng mới ở phổi xuất hiện trên những
bệnh nhân:
- Đang thở máy sau ít
nhất 48 giờ kể từ khi đặt ống nội khí quản hoặc
- Trong vòng 48 giờ
sau khi thóat máy thở.
Tùy thời điểm xuất
hiện viêm phổi bệnh viện có 2 loại:
- Viêm phổi bệnh viện
sớm: xuất hiện trong vòng 4 ngày đầu của nhập viện.
- Viêm phổi bệnh viện
muộn: xuất hiện trể từ ngày thứ 5 sau nhập viện.
2. TIÊU CHUẨN XÁC
ĐỊNH VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY
Xác định Viêm phổi
liên quan đến thở máy (Ventilatior Associated Pneumonia-VAP) ở trẻ em.
2.1. Tiêu chuẩn X
Quang phổi
Với những bệnh nhân
có bệnh tim phổi như ARDS, loạn sản phổi-phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
hoặc phù phổi thì cần ít nhất hai phim Xquang, trường hợp không có tình trạng
nói trên cần ít nhất một hơn phim Xquang có hình ảnh thâm nhiễm mới hoặc tiến
triển, hình ảnh đông đặc phổi hoặc hang phổi, mờ rốn phổi.
2.2. Quá trình trao
đổi khí xấu đi
Giảm độ bão hoà oxy,
tăng nhu cầu oxy, tăng các thông số máy thở hoặc phải vào lại máy
2.3. Tiêu chuẩn lâm
sàng và xét nghiệm
Có ít nhất ba trong
số các tiêu chuẩn sau
- Thân nhiệt không ổn
định (>38oC ; <36,5oC) không rõ nguyên
nhân
- Giảm BC
(<4000WBC/mm3) hoặc tăng BC
(≥15000WBC/mm3 và lệch trái ≥10%)
- Xuất hiện đờm mủ
mới hoặc thay đổi đặc tính đờm, hoặc tăng tiết đường hô hấp hoặc tăng nhu cầu
hút dịch
- Ngừng thở, thở
nhanh, phập phồng cánh mũi và rút lõm lồng ngực hoặc thở rên
- Khò khè, ran ẩm
hoặc ran ngáy.
- Ho mới xuất hiện
hoặc ho nặng lên
- Nhịp tim chậm
(<100lần/phút) hoặc nhanh (>170 lần/phút)
- Kết quả nuôi cấy
dương tính (Máu, NKQ, Dịch rửa phế quản...).
3. CĂN NGUYÊN VI
KHUẨN
3.1 Tác nhân viêm
phổi bệnh viện sớm: thường do các vi khuẩn còn nhạy kháng sinh.
- Streptococcus
pneumoniae.
- Haemophilus
influenzae.
- Staphyloccocus
aerus nhạy Methicillin.
3.2. Tác nhân viêm
phổi bệnh viện muộn: thường do các vi khuẩn đề kháng kháng sinh hoặc đa kháng.
- Vi khuẩn Gram (-)
chiếm đa số các trường hợp:
+ Klesiella
pneumoniae.
+ Pseudomonas
aeruginosa.
+ Acinetobacter
species.
- Staphyloccocus
aerus kháng Methicillin (MRSA), tỉ lệ vào khoảng 25%.
4. XÉT NGHIỆM
4.1. Công thức máu.
4.2. X-quang phổi.
4.3.Hút đờm qua khí
quản hoặc nội khí quản: soi trực tiếp, cấy vi khuẩn, Kháng sinh đồ.
Cấy định lượng dương
tính khi:
- Mẫu đờm qua nội khí
quản ≥ 106
khóm vi
khuẩn.
- Mẫu dịch rửa phế
quản khi ≥ 104
khóm vi
khuẩn.
4.4.Cấy máu.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Kháng sinh:
- Thời gian điều trị
kháng sinh trung bình 14 ngày.
- Chọn lựa kháng sinh
tùy theo thời điểm xuất hiện viêm phổi và mức độ nặng của viêm phổi:
+ Viêm phổi sớm hoặc
viêm phổi mức độ trung bình:
· Cephalosporin thế hệ 3 (Cefotaxim
hoặc Ceftriaxon). Hoặc
· Quinolon (Ciprofloxacin/Pefloxacin).
+ Viêm phổi muộn hoặc
viêm phổi mức độ nặng (viêm phổi có chỉ địnhđặt nội khí quản hoặc viêm phổi kèm
sốc) hoặc nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng.
· Cephalosporin kháng Pseudomonas
(Ceftazidim hoặc Cefepim). Hoặc
· Carbapenem kháng Pseudomonas
(Imipenem hoặc Meropenem). Carbapenem được chọn lựa trong trường hợp ESBL dương
tính hoặc Acinetobacter.
· Hoặc Betalactam/ức chế Beta lactamase
(Ticarcilin/clavilunat).
· Hoặc Cephalosprin thế hệ 3/ức chế
Beta lactamase (Cefoperazon- Sulbactam).
· Phối hợp với:
Aminogluycosid hoặc
Quinolon (Ciprofloxacin/Pefloxacin).
Thêm Vancomycin nếu
nghi tụ cầu.
Lưu ý:
· Vi khuẩn Gram (-) đa kháng: xem xét
truyền tĩnh mạch kháng sinh Carbapenem kéo dài từ 3 – 4 giờ để làm tăng thời
gian kháng sinh trên nồng độ ức chế tối thiểu để tăng mức độ diệt khuẩn.
· Vi khuẩn Acinetobacter đa kháng,
kháng tất cả kháng sinh: phối hợp thêm Colistin (Colistin độc thận).
5.2. Sớm rút nội khí
quản nếu có chỉ định.
5.3. Thở không xâm
nhập NCPAP.
6. CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI THỞ MÁY
6.1. Cho bệnh nhân
thóat máy ngay khi có thể
Là biện pháp phòng
ngừa hữu hiệu nhất là cho bệnh nhân thóat máy. Có quy trình cai máy.
6.2. Đặt đầu giường
của bệnh nhân
Cao từ 15-30 độ, trừ
khi tình trạng bệnh nhân không cho phép. Dây thở ra của máy thở từ trạc nối chữ
Y để thấp hơn miệng bệnh nhân để dịch tiết không chảy trở lại phổi bệnh nhân
qua ống nội khí quản
6.3. Chăm sóc răng
miệng
Vệ sinh răng, khoang
miệng bệnh nhân 4 lần một ngày bằng bàn chải đánh răng hoặc gạc sạch với dung
dịch chlohexidine 0.1- 0.2% , chỉ nên dùng dung dịch có tính sát khuẩn đối với
trẻ trên 6 tuổi, nước muối sinh lý với trẻ dưới 6 tuổi. Cần hút hầu họng liên
tục trong toàn bộ quá trình làm sạch này.
6.4. Vệ sinh tay
Bằng dung dịch xà
phòng sát khuẩn với nước hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước và sau
khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc hệ thống máy thở.
6.5. Hút nội khí quản
Tốt nhất là sử dụng
hệ thống hút kín có hút liên tục dưới thanh môn. Hút nội khí quản mở là một quy
trình cần hai nhân viên.
* Đảm bảo rằng máy
tạo ẩm đã được bật, nên đặt ở nhiệt độ là 38°C . Không dùng nước muối sinh lý
khi hút nội khí quản trừ khi ống nội khí quản bị tắc nhưng cũng chỉ sử dụng với
lượng tối thiểu.
* Mỗi bệnh nhân cần
có một bộ dụng cụ hút riêng bao gồm cả máy và dây ống hút. Thay dây và bình hút
hàng ngày.
* Tốt nhất là nên
dùng các loại catheter chuyên biệt khi hút: trong lòng ống nội khí quản, miệng
và vùng hầu họng.
* Vệ sinh tay, đi
găng khi hút nội khí quản, các đầu dây máy thở và ống nội khí quản phải được
đảm bảo vô trùng trong suốt thời gian tiến hành thủ thuật.
6.6. Loại bỏ nước
đọng ở dây thở, bẫy nước
6.7. Chỉ thay ống nội
khí quản và dây máy thở sau 14 ngày hoặc khi thấy bẩn (có chất nôn, máu, dịch,
mủ...)
6.8. Thường quy kiểm
tra thể tích dạ dày tránh để dạ dày căng quá, nên tránh sử dụng thuốc kháng
axit và kháng histamin nhóm 2 trong dự phòng viêm loét dạ dày. Nếu cần nên thay
bằng sucralfate.
6.9. Khử khuẩn mức độ
cao hoặc tiệt khuẩn tất cả các dụng cụ hô hấp dùng cho bệnh nhân. Làm vệ sinh
bề mặt các dụng cụ bao gồm cả máy thở bằng hóa chất khử khuẩn thích hợp mỗi ca
trực.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. American Thoracic
Society; Infectious diseases Society of America, “Guidelines for the management
of adults with hospital-acquired, ventilator associated, and
healthcare-associated pneumonia. Am J Respir Crit Care Med.2005; 171:388-416.
2. Morrow BM, Argent AC, Jeena PM, Green RJ (2009)
“Guideline for the diagnosis, prevention and treatment of pediatric ventilator
associated pneumonia”, SAMJ, 2009 Apr; 99(4 Pt 2): 255 - 267
3. CDC (2003),
“Guidelines for preventing Health - Care –Associated Pneumonia”.
4. Klompas M, Branson
R, Eichenwald EC, at el , “Strategies to Prevent Ventilator-Associated
Pneumonia in Acute Care Hospitals: 2014 Update”, infection control and hospital
epidemiology august 2014, vol. 35, no. 8,pp. 915 – 936.
NHIỄM
KHUẨN HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐẶT CATHETER MẠCH MÁU
1. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng nhiễm
khuẩn máu ở bệnh nhân có đặt catheter mạch máu trung tâm hoặc ngoại biên để
truyền dịch, lấy máu hoặc kiểm soát huyết động trong vòng 48 giờ trước khi xuất
hiện nhiễm khuẩn máu và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
2. TIÊU CHUẨN XÁC
ĐỊNH
* Nhiễm khuẩn máu lâm
sàng: Áp dụng một trong hai tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn 1:
- Lâm sàng: bệnh nhân
có ít nhất 1 hoặc nhiều dấu hiệu trong số những triệu chứng dưới đây mà không
tìm ra nguyên nhân nào khác: sốt (> 38oC), tụt huyết áp (HA tâm thu < 90
mmHg), vô niệu (<20ml/giờ).
Tiêu chuẩn 2:
- Lâm sàng: bệnh nhân
≤ 1 tuổi, có ít nhất 1 trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây: sốt (đo
hậu môn > 38oC), hạ thân nhiệt (đo
hậu môn < 36oC), ngừng thở, tim
đập chậm mà không tìm ra nguyên nhân nào khác
Cả 2 tiêu chuẩn đều
kèm thêm điều kiện sau:
- Không thực hiện cấy
máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên của chúng từ máu
- Không có nhiễm
khuẩn tại vị trí khác
- Bác sĩ cho chẩn
đoán và điều trị kháng sinh theo hướng nhiễm khuẩn máu.
3. NHIỄM KHUẨN MÁU CÓ
KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI SINH DƯƠNG TÍNH
Áp dụng một trong hai
tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: có tác
nhân gây bệnh được phân lập từ 1 hoặc nhiều lần cấy máu và tác nhân này không
liên quan tới vị trí nhiễm trùng khác
- Tiêu chuẩn 2: có ít
nhất 1 trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây:
+ Sốt ( >38oC)
+ Ớn lạnh
+ Tụt huyết áp
và kèm theo ít nhất 1
trong các dấu hiệu (**) sau:
+ Phân lập được vi
khuẩn thường trú trên da từ 2 hoặc nhiều lần cấy máu.
2 lần cấy máu này
phải riêng biệt và cách nhau trong vòng 48 giờ và cho kết quả kháng sinh đồ như
nhau.
+ Phân lập được vi
khuẩn thường trú trên da ít nhất 1 lần cấy máu ở bệnh nhân tiêm truyền mạch máu
và điều trị kháng sinh hoặc tìm thấy antigen trong máu (H. Influenzae, S. Pneumoniae…)
+ Ghi chú: Tiêu chuẩn
2 đối với trẻ ≤ 1 tuổi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới
đây: sốt > 38oC, hạ thân nhiệt
<36oC, ngừng thở, tim đập
chậm và có ít nhất 1 trong các dấu hiệu (**) nói trên.
4. TÁC NHÂN
● Vi khuẩn: phần lớn
nhiễm khuẩn huyết do Catheter là do tụ cầu.
- S. aureus.
- Coagulase negative
Staphylococci.
- Pseudomonas.
- Klebsiella.
- E.coli.
● Nấm Candida thường
gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, giảm bạch cầu hạt, truyền dung dịch Lipid.
5. XÉT NGHIỆM
- Công thức máu.
- Soi và cấy mủ nơi
tiêm.
- Cấy đầu catheter
ngay lúc rút bỏ catheter.
- Cấy máu.
6. ĐIỀU TRỊ
- Thời gian điều trị
kháng sinh từ 10 -14 ngày.
● Kháng sinh
- Tụ cầu: Oxacilin
hoặc Vancomycin phối hợp Gentamycin.
- Vi khuẩn Gr (-):
+ Cephalosporin thế
hệ 3 (Cefotaxim hoặc Ceftriaxon) hoặc Ceftazidin.
+ hoặc Quinolon
(Ciprofloxacin/Pefloxacin).
+ hoặc Carbapenem
(Imipenem/Meropenem).
+ hoặc Ticarcillin
–clavulanic hoặc Cefoperazon – Sulbactam.
- Phối hợp với
Aminoglycosid (Amikacin).
- Nấm: Amphotericin B
hoặc Fluconazon trong 2 tuần.
● Rút bỏ ngay
Catheter, chích Catheter nơi khác nếu cần.
● Chăm sóc vết nhiễm
khuẩn.
7. CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA
7.1.Vệ sinh bàn tay
- Vệ sinh bàn tay
bằng dung dịch xà phòng sát khuẩn với nước hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay
nhanh nếu tay không nhìn thấy vết bẩn.
- Với đặt catheter
trung tâm thì nên sát khuẩn lại bằng cồn 70o hoặc cồn trong iodine hoặc trong
chlohexidine.
- Phải để tay khô
trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.
- Mang găng sạch, nếu
đặt catheter trung tâm thì phải sử dụng găng vô trùng
7.2. Chọn vị trí đặt
catheter tối ưu
- Nên chọn ở chi
trên, tốt hơn chi dưới, tuy nhiên có thể sử dụng mu bàn chân không nên dùng
tĩnh mạch trên đầu.
- Đối với catheter
trung tâm, nên chọn tĩnh mạch dưới đòn tốt hơn là tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch
đùi.
- Ở trẻ em, đặt
catheter trung tâm từ các mạch máu ngoại biên được khuyến cáo nhằm làm giảm
nguy cơ đưa vi khuẩn trực tiếp vào vòng đại tuần hoàn. Khuyến cáo sử dụng tĩnh
mạch nền hơn tĩnh mạch đùi.
7.3. Kỹ thuật đặt và
chăm sóc vô khuẩn
- Sử dụng bảng kiểm
khi đặt và chăm sóc để đảm bảo rằng thực hiện quy trình đúng.
- Sử dụng hàng rào vô
khuẩn: mũ, khẩu trang, găng tay. Nếu là catheter trung tâm thì cần quần áo vô
trùng, săng vô trùng phủ từ đầu tới chân chỉ trừ lại vị trí đặt.
- Sử dụng kỹ thuật vô
trùng trong toàn bộ quá trình đặt
- Tốt nhất là sát
trùng da bằng chlohexidine 2% với trẻ lớn, với trẻ sơ sinh dùng nồng độ 0,5%
hoặc iodine 10% trong alcohol trước khi đặt, trong trường hợp không có cồn
chuyên dụng, có thể dùng cồn 70o hoặc
povidone-iodine và dùng kỹ thuật chà sát phẫu thuật khi sát trùng da
- Lưu ý sát khuẩn kỹ
các chỗ nối, chạc ba bằng cồn 70o với thao tác đếm đến 10 trước khi mở.
- Tốt nhất nên sử
dụng đường tiêm truyền, lấy máu kín (closed system for infusion)
7.4. Theo dõi và giám
sát hàng ngày
- Đánh giá hàng ngày
đối với chỉ định rút catheter
- Nếu sử dụng
catheter để nuôi dưỡng tĩnh mạch
+ Cân nhắc rút
catheter khi trẻ ăn qua đường miệng trên 120 ml/kg/ngày
+ Nếu trẻ đang được
truyền Lipid, cân nhắc dừng truyền Lipid nếu trẻ ăn được trên 2,5 g chất béo/kg/ngày.
- Kiểm tra vị trí
đặt, các vị trí nối hàng ngày.
- Sử dụng kỹ thuật vô
trùng tiêm truyền, lấy máu
- Giảm số đường
truyền vào nếu có thể
- Chuyển tĩnh mạch
ngắt quãng sang truyền liên tục
- Chuyển thuốc tĩnh
mạch sang dạng uống khi lâm sàng cho phép.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Band JD, Gaynes R
(2014), “Prevention of intravascular catheter- related infections”, www.uptodate.com
2. Marschall J,
Mermel LA,Fakih M, at el (2014), “Strategies to Prevent Central Line–Associated
Bloodstream Infections in Acute Care Hospitals: 2014 Update”, Infection Control and Hospital
Epidemiol, Vol 35, (7), July 2014,
p.
3. Naomi PO,
Alexander M, Burns LA, et al (2011),”Guidelines for the Prevention of
intravascular catheter-related bloodstream infections guidelines. CDC. 2011”,
Clinical Infectious Diseases 2011;52(9):e162–e193.
CHƯƠNG
3: SƠ SINH
HẠ
ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH
1. KHÁI NIỆM
Hạ đường huyết là một
trong những vấn đề thường gặp trong giai đoạn sơ sinh, có thể thoáng qua trong
giai đoạn đầu sau sinh. Tuy nhiên hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương
não và để lại hậu quả lâu dài.
Hạ đường huyết sơ
sinh được xác định khi Glucose huyết của trẻ dưới 2,6 mmol/L (47 mg/dL) (Theo
Hiệp hội nhi khoa Mỹ)[1]
Trong một số tài liệu
khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn [3]: hạ đường huyết sơ sinh được xác định
khi Glucose huyết thanh
- Dưới 2,2 mmol/L (40
mg/dL) trong 24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5
mmol/L (45 mg/dL) với những trẻ có triệu chứng.
- Dưới 2,8 mmol/L (50
mg/dL) sau 24 giờ tuổi
Trong tài liệu này
chúng tôi sử dụng ngưỡng xác định hạ đường huyết chung cho trẻ sơ sinh khi
Glucose huyết thanh < 2,6 mmol/L.
2. NGUYÊN NHÂN
Hạ đường huyết có thể
do giảm dự trữ Glycogen và hoặc tăng sử dụng Glucose, tăng Insulin. Có nhiều
nguyên nhân:
2.1. Hạ đường huyết
do tăng Insulin
a. Do thay đổi chuyển
hóa của mẹ:
- Truyền đường, thuốc
trong thai kỳ
- Bệnh tiểu đường
b. Do di truyền bẩm
sinh:
Đột biến gen mã hóa
sự điều hòa bài tiết Insulin của tế bào Beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11,
SUR1, Kir6.2…
c. Tăng Insulin thứ
phát
- Ngạt
- Hội chứng
Beckwith-Wiedemann
- Mẹ điều trị thuốc
Terbutaline
- Catheter động mạch
rốn sai vị trí: dịch có nồng độ Glucose cao được truyền vào động mạch chậu và
động mạch mạc treo tràng trên ở vị trí T11- T12, kích thích tụy tăng tiết
Insulin
- Ngừng đột ngột dịch
truyền Glucose cao
- Sau thay máu với
lượng máu có nồng độ Glucose cao
- Khối u sản xuất
Insulin (u đảo tụy), tăng sản tế bào Beta tiểu đảo Langerhans.
2.2. Trẻ to so với
tuổi thai:
Ngoài nguyên nhân do
mẹ tiểu đường, có thể không xác định được nguyên nhân. Là nhóm nguy cơ cao cần
được sàng lọc hạ đường huyết.
2.3. Giảm sản xuất/
dự trữ Glucose:
- Chậm phát triển
trong tử cung
- Đẻ non
- Chế độ dinh dưỡng
không đủ năng lượng
- Cho ăn muộn
2.4. Tăng sử dụng và/hoặc
giảm sản xuất Glucose
a. Stress chu sinh:
Nhiễm trùng, sốc,
ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, giai đoạn sau hồi sức
b. Rối loạn chuyển
hóa bẩm sinh
- Carbohydrate (rối
loạn chuyển hóa đường galactose, không dung nạp đường fructose )
- Axit amin (bệnh
siro niệu MSUD, bệnh nhiễm axit Methylmalonic máu)
- Axit béo (rối loạn
chuyển hóa carnitine, thiếu AcylCoA dehydrogenase )
c. Rối loạn nội tiết:
- Thiếu hocmon tuyến
yên/Glucagon/Cortisol/Adrenaline
d. Đa hồng cầu
e. Mẹ sử dụng các thuốc
chẹn beta ( VD labetalol, propranolol)
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Các triệu chứng lâm
sàng thường không đặc hiệu và có thể muộn
- Kích thích/ Run
giật/ Co giật
- Li bì/ Ngơ ngác
- Tiếng khóc bất
thường
- Thở rên/ Thở nhanh/
Cơn ngừng thở
- Vã mồ hôi
- Nhịp tim nhanh
- Hạ nhiệt độ
Trẻ sơ sinh cũng có
thể có hạ đường huyết mà không có triệu chứng. Do đó, chú ý hỏi bệnh tìm các
thông tin đầy đủ và khám trẻ một cách toàn diện, đặc biệt chú ý đến:
- Trẻ có các triệu
chứng nặng( co giật, tím tái, suy hô hấp…) cần phải cấp cứu ngay không?
- Tìm và xác định trẻ
có nguy cơ hạ đường huyết để sàng lọc sớm: trẻ có cân nặng khi sinh nặng cân
hay quá nhẹ cân so với tuổi thai, trẻ sinh non hay già tháng, trẻ cần điều trị
ở NICU ( VD Ngạt, nhiễm trùng), con của mẹ tiểu đường, mẹ được điều trị thuốc
chẹn beta, trẻ có đa hồng cầu…
- Khám đầy đủ các cơ
quan, chú ý khám thần kinh
3.2. Sàng lọc hạ
đường huyết
Cần làm xét nghiệm
Glucose huyết cho tất cả những trẻ sơ sinh có triệu chứng và sàng lọc hạ đường
huyết cần thực hiện cho những trẻ sơ sinh bị bệnh và trẻ sơ sinh có nguy cơ.
Sàng lọc cần thực
hiện ngay trong giờ đầu sau sinh, và tiếp tục theo dõi thường quy trong thời
gian tiếp theo.
3.3. Xét nghiệm cận
lâm sàng
a. Xét nghiệm xác
định chẩn đoán:
- Lấy máu xét nghiệm
nồng độ Glucose huyết thanh cho xét nghiệm xác định. Xét nghiệm cần được làm
sớm để có kết quả chính xác. Lượng Glucose máu sẽ giảm 0,8 – 1,1 mmol/L mỗi giờ
nếu mẫu máu để ở nhiệt độ phòng.
- Xét nghiệm nhanh:
Test Dextrostix. Lưu ý, lượng Glucose trong máu toàn phần thấp hơn khoảng 15%
so với Glucose huyết thanh và có thể thấp hơn nữa khi có cô đặc máu.
Cần điều trị ngay khi
có kết quả test nhanh này trong khi chờ chẩn đoán xác định từ xét nghiệm sinh
hóa ở phòng xét nghiệm. Test nhanh này cần thiết trong quá trình theo dõi điều
trị hạ đường huyết.
b. Xét nghiệm tìm
nguyên nhân:
Cần làm cho trường
hợp hạ đường huyết dai dẳng (khi hạ đường huyết nặng có co giật hoặc thay đổi ý
thức ở một trẻ không có bệnh gì khác hoặc trẻ cần duy trì tốc độ truyền đường
> 8- 10 mg/kg/phút để duy trì Glucose huyết thanh trên 2,8 mmol/L và kéo dài
trên 1 tuần [3])
- Insulin huyết thanh
xét nghiệm đồng thời với Glucose huyết thanh
- Cortisol
c. Trường hợp hạ
đường huyết dai dẳng với insulin huyết bình thường, cần xem xét các xét nghiệm
- Hormone tăng trưởng
(GH), ACTH, T4, TSH
- Glucagon
- Amino acid huyết
thanh, niệu. Acid hữu cơ niệu
- Xét nghiệm gen
4. XỬ TRÍ
4.1. Xử trí ngay các
tình trạng cần cấp cứu: Như co giật, tím tái, suy hô hấp… nếu có.
4.2. Điều chỉnh đường
huyết:
Mục tiêu duy trì
Glucose huyết thanh ≥ 2,6 mmol/L trong ngày đầu sau sinh và ≥ 2,8 mmol/L trong
những ngày sau.
Điều chỉnh đường
huyết được thực hiện từng bước tuỳ theo mức độ hạ đường huyết, có hoặc không có
triệu chứng như sau:
4.2.1. Điều chỉnh chế
độ ăn:
Áp dụng cho mức
Glucose huyết thanh từ 2 – 2,6mmo/L và không có triệu chứng.
- Bú mẹ sớm ngay sau
sinh. Trẻ có nguy cơ cần được cho ăn sớm ngay trong giờ đầu sau sinh và sàng
lọc Glucose huyết sau đó 30 phút.
- Nếu trẻ không thể
bú mẹ thì vắt sữa và cho trẻ ăn bằng phương pháp thay thế, lượng ăn đủ theo nhu
cầu trong ngày.
- Có thể tăng cường
bữa ăn 12 bữa/ngày.
- Theo dõi đường
huyết trước ăn.
4.2.2. Truyền dịch:
- Chỉ định cho các
trường hợp hạ đường huyết
+ Trẻ có triệu chứng.
+ Glucose huyết <
1,4 mmol/L
+ Glucose huyết <
2,2 mmol/L (40mg/dL) sau khi đã được điều chỉnh bằng chế độ ăn.
+ Trẻ không ăn được.
- Với mức Glucose
< 1,4 mmol/L cần tiêm tĩnh mạch dịch glucose 10%, 2ml/kg trong 1 phút, sau
đó truyền dịch.
- Tốc độ truyền đường
( GIR) 6 – 8 mg/kg/phút, truyền dung dịch có nồng độ Glucose 10% liều duy trì
80- 120 ml/Kg/ngày.
+ Nên dùng 2 nồng độ
đường ngoại biên là 10% và 12%.
+ Tốc độ dịch truyền
là: Dung dịch Glucose 10%: 0,6 x CN x GIR Dung dịch Glucose 12%: 0,5 x CN x GIR
- Theo dõi Glucose
huyết 3 giờ/ lần cho đến khi đường được > 2,6 mmol/L ở 2 lần xét nghiệm liên
tiếp.
- Nếu Glucosse còn
thấp, tăng dần lượng dịch hoặc nồng độ Glucose. Dịch có nồng độ glucose dưới
12,5% cho phép truyền TM ngoại biên, dịch truyền có nồng độ Glucose trên 12,5%
cần truyền TM trung tâm ( TMTT) , do đó cần điều trị tại những cơ sở y tế có
thể đặt được TMTT.
4.2.3. Hạ đường huyết
dai dẳng:
- Nếu kéo dài trên 2
ngày với tốc độ truyền đường đến 12mg/kg/phút, có thể phải điều trị thuốc
Diazocid hoặc Hydrocortisone và cần phải tìm căn nguyên để điều trị (Xét nghiệm
Insulin và cortisol máu trước khi điều trị Glucocorticoid).
Liều Hydrocortisone 5
mg/kg/ngày, chia 2 lần, tiêm TM hoặc uống.
- Glucocagon: có thể
cần ( hiếm) khi đã sử dụng Glucocorticoid mà không hiệu quả.
- Việc sử dụng
Diazocid hoặc Glucagon cần được hội chẩn với chuyên khoa nội tiết .
4.2.4. Theo dõi khi
Glucose huyết bình thường
- Nếu Glucose huyết
thanh ổn định với điều trị truyền TM:
+ Bắt đầu cho ăn 20ml/Kg/ngày
+ Tăng dần lượng ăn
và giảm dần dịch truyền cho đến khi ăn được hoàn toàn.
- Kiểm tra Glucose
huyết sau mỗi khi thay đổi điều trị, lưu ý kiểm tra đường huyết trước ăn.
4.3. Điều trị theo
nguyên nhân
Trường hợp hạ đường
huyết dai dẳng với nhu cầu tốc độ truyền đường trên 8 mg/kg/phút kéo dài trên 1
tuần cần có hội chẩn với chuyên khoa nội tiết để có điều trị thích hợp cho
những trường hợp hạ đường huyết do một số nguyên nhân không thường gặp.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Adamkin DH (2011)
“ Postnatal Glucose Homeostasis in Late-Preterm and Term Infants”. Pediatrics
2011; 127; 575; originally published online February 28, 2011
2. Wilker RE ( 2012)
“ Hypoglycemia and Hyperglycemia” Manual of Neonatal Care;p284- 289
3. See Wai Chan (
2014) “ Neonatal hypoglycemia” Uptodate
4. Phác đồ điều trị
Nhi Đồng I.
TĂNG
ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH
1. KHÁI NIỆM
Tăng đường huyết được
xác định khi Glucose máu > 6,9mmol/L (125 mg/dL) hay Glucose huyết thanh của
trẻ trên 8 mmol/L (145 mg/dL) [1].
Hậu quả của tăng
đường huyết: Tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, suy giảm miễn dịch,
tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương, tăng nguy cơ bệnh lý võng mạc,
tăng nguy cơ xuất huyết não.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Tăng đường huyết
do truyền Glucose vào quá nhiều.
Lượng Glucose cung
cấp > 4-5 mg/Kg/phút cho trẻ sinh non< 1000gr có thể gây tăng Glucose
huyết.
2.2. Do thuốc:
Thuốc hay gây tăng
Glucose huyết nhất là steroid. Ngoài ra, có thể là caffeine, theophylin,
phenytoin và diazoxide.
2.3. Trẻ cân nặng cực
thấp < 1000gr:
Tình trạng tăng đường
huyết do kém đáp ứng với insuline, giảm tiết insulin, không kiểm soát sản xuất
glucose ở gan và tình trạng đáp ứng với stress ở trẻ sinh non.
2.4. Truyền Lipid:
Acid béo tự do có
liên quan với tăng đường huyết.
2.5. Nhiễm trùng:
Giảm sản xuất insulin
và giảm sử dụng glucose ở ngoại biên, các hormon “stress” như cortisol và
catecholamine tăng lên trong nhiễm trùng).
2.6. Trẻ sinh non bị
stress:
Những trẻ sinh non
thở máy hoặc chịu nhiều thủ thuật gây đau thường tăng Glucose nội sinh do những
hormone “stress” tăng
2.7. Thiếu oxy:
Có thể do tăng sản xuất
đường nhưng sử dụng glucose ở ngoại biên không thay đổi.
2.8. Sau phẫu thuật:
Do tăng epinephrine,
glucocorticoid và glucagon cũng như có thể truyền dịch quá mức.
2.9. Tiểu đường sơ
sinh:
Hiếm gặp, thường liên
quan đến đột biến gen KCNJ11 mã hóa Kir6.1 hoặc gen ABCC8 mã hóa SUR1.
2.10. Tiểu đường liên
quan đến tế bào tuyến tụy:
Thiểu sản tụy, không
có tế bào Beta đảo tụy thường gặp ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai đi kèm với các
dị tật khác.
2.11.Tăng sản xuất
Glucose tại gan
2.12. Protein vận
chuyển Glucose chưa phát triển đầy đủ, như GLUT - 4
3. CHẨN ĐOÁN
- Tăng đường huyết
thường gặp ở những trẻ sơ sinh cân nặng thấp được truyền dịch nuôi dưỡng tĩnh
mạch, nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ bệnh nặng.
- Không có triệu
chứng lâm sàng đặc hiệu, vấn đề tăng đường huyết thường liên quan đến tăng nồng
độ thẩm thấu
- Dấu hiệu mất nước
có thể xuất hiện nhanh chóng ở những trẻ sinh non có mất nước vô hình nhiều.
- Tăng đường huyết ở
trẻ sơ sinh không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu. Thường gặp trong bệnh cảnh
trẻ nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng. Do đó mọi trẻ bệnh cần được kiểm tra đường
huyết để chẩn đoán và điều trị.
* Những trẻ sau có
nguy cơ tăng đường huyết:
- Sinh non
- Chậm phát triển
trong tử cung
- Tăng các hormon
stress: truyền các cathecholamin, tăng nồng độ glucocorticoides (dùng
corticosteroides trước và sau sinh), tăng nồng độ glucagon.
- Truyền dung dịch
glucose tốc độ cao hơn nhu cầu.
- Truyền dung dịch
lipid tốc độ cao và sớm.
- Chậm cho ăn qua
đường miệng.
- Trẻ sơ sinh tiểu
đường thường có biểu hiện nhỏ so với tuổi thai ( SGA), tiểu nhiều, mất nước,
nhiễm toan, lớp mỡ dưới da mỏng, chậm lớn, không tăng cân. Xét nghiệm có
Glucose huyết tăng, Glucose niệu nhiều, có thể có ceton niệu và nhiễm toan máu.
Xét nghiệm Insulin có thể thấp hoàn toàn hoặc tương đối để đáp ứng với tình
trạng tăng Glucose.
4. XỬ TRÍ VÀ PHÒNG
NGỪA
4.1. Mục tiêu:
Là phòng ngừa và phát
hiện sớm tình trạng tăng đường huyết bằng cách kiểm soát tốc độ truyền đường
(GIR) và xét nghiệm Glucose huyết, Glucose niệu
- Với trẻ sinh non
cân nặng cực thấp < 1000gr (ELBW) nên bắt đầu với GIR 4- 6 mg/Kg/phút. Theo
dõi nồng độ Glucose huyết và cân bằng dịch vào ra để điều chỉnh nồng độ Glucose
trong dịch truyền và tốc độ truyền.
- Khi Glucose huyết
cao, giảm tốc độ truyền đường GIR (cũng chỉ nên giảm GIR đến 4-6 mg/kg/phút,
giảm nồng độ Glucose trong dịch truyền nhưng tránh sử dụng dung dịch có nồng độ
Glucose <5%) và theo dõi Glucose huyết.
- Nuôi dưỡng tĩnh
mạch đủ acid amin và lipid cho trẻ sinh non cân nặng thấp. Một số aminoacid
kích thích tiết Insulin.
- Nuôi dưỡng đường
miệng sớm nhất khi có thể, giúp tiết ra một số hormone kích thích tiết Insulin.
4.2 . Điều trị nguyên
nhân: gây tăng đường huyết như nhiễm trùng, thiếu oxy, đau, suy hô hấp, ngưng
thuốc, …
4.3. Điều trị
Insulin:
Khi Glucose huyết
> 14mmol/L (250mg/dL) dù đã giảm tốc độ truyền Glucose và có sự giảm tăng
trưởng ở trẻ sơ sinh .
a. Insulin đường tĩnh
mạch
- Pha Insulin trong
dung dịch Natriclorua 0,9% để đạt nồng độ Insulin 0,1 đơn vị /ml. 2,5 U/kg
Insulin regular (tác dụng nhanh) pha trong 25 ml dung dịch Natri clorua 9%o.
Bơm tiêm 1ml/giờ = 0,1U/kg/giờ
- Liều tiêm tĩnh mạch:
0,05 – 0,1 đơn vị/Kg mỗi 4-6 giờ theo yêu cầu, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút.
- Kiểm tra lại Glucos
huyết sau mỗi 30 phút- 1 giờ
- Nếu Glucose huyết
vẫn > 11mmol/L (200mg/dL) sau 3 liều Insulin, cân nhắc truyền Insulin liên
tục.
- Truyền tĩnh mạch liên
tục: 0,01 – 0,1 đơn vị/Kg/giờ, thường bắt đầu với 0,05 đơn vị/Kg/giờ.
- Do sự bám dính của
Insulin vào dây truyền plastic, cần mồi Insulin trong dây dịch truyền (>25ml)
ít nhất 20 phút vì nếu không sẽ giảm tác dụng của Insulin (Lượng Insulin có thể
chỉ đạt 38% sau 2 giờ chảy qua dây dịch không được mồi Insulin trước) [2].
- Kiểm tra lại
Glucose huyết sau mỗi 30 phút- 1 giờ, điều chỉnh tăng lượng insulin duy trì từ
từ để duy trì Glucose huyết ở mức 8,3 – 11 mmol/L (150
- 200mg/dL). Khi sự
dung nạp Glucose cải thiện, cần giảm nhanh lượng insulin và ngừng để tránh hạ
đường huyết.
+ Nếu Glucose huyết
vẫn > 10mmol/L, tăng liều thêm 0,01 đơn vị/Kg/giờ
+ Nếu Glucose huyết
> 14 mmol/L, tăng tốc độ truyền Insulin (20 – 50% liều) và theo dõi Glucose
huyết mỗi giờ cho đến khi < 10 mmol/L thì duy trì liều Insulin này. Vẫn duy
trì GIR 4 – 8 mg/kg/phút. Nếu GIR thấp (gần 4 – 6 mg/kg/phút) và liều Insulin
dùng cũng thấp mà vẫn duy trì không tăng đường huyết thì có thể tăng GIR (6 – 8
mg/kg/phút) để cải thiện năng lượng. Khi bệnh nhân dung nạp được GIR 6 – 8 mg/kg/phút
với liều Insulin thấp thì có thể ngưng truyền Insulin.
+ Nếu Glucose huyết
giảm 4,5 – 10 mmol/L khi dùng Insulin liều cao thì giảm 20 – 50% liều dùng
Insulin trước đó hoặc tăng GIR nếu liều Insulin không quá cao.
+ Nếu hạ đường huyết
< 2,8 mmol/L, ngừng Insulin ngay và tiêm tĩnh mạch Glucose 10% 2ml/Kg.
+ Cần lưu ý không điều
chỉnh giảm đường huyết quá nhanh hay hạ, tăng liên tục. Lưu ý tác dụng Insulin
sẽ tăng theo thời gian truyền dù dây dịch truyền đã mồi Insulin.
+ Luôn theo dõi đường
huyết mỗi 1 – 4 giờ sau khi điều chỉnh liều Insulin vì có nguy cơ hạ đường
huyết hoặc tăng đường huyết tái phát.
- Theo dõi Kali huyết
- Theo dõi tình trạng
tăng Glucose huyết trở lại.
Những trẻ sơ sinh bị
tiểu đường thì sau điều trị ổn đường huyết chuyển sang điều trị Insulin duy
trì. Một số trường hợp dùng Sulfonylure sau đó cũng cải thiện tình trạng tăng
đường huyết.
b. Insulin lispro tiêm
dưới da
- Hiếm khi sử dụng
trừ trường hợp tiểu đường, cần hội chẩn với chuyên khoa nội tiết. Liều dùng
thông thường 0,03 đơn vị/Kg khi Glucose huyết > 11mmol/L (200 mg/dL)
- Không sử dụng nhiều
lần hơn mức 3giờ/lần để tránh hạ đường huyết.
- Thay đổi vị trí
tiêm thường xuyên
- Theo dõi Glucose
huyết thường xuyên 1 giờ/lần
- Theo dõi điện giải
đồ, đặc biệt là Kali huyết 6 giờ/lần trong thời gian đầu.
- Insulin lispro có
tác dụng nhanh sau 15- 30 phút và tác dụng cao nhất từ 30 phút – 2,5 giờ.
c. Sulfonylureas
uống:
Được sử dụng lâu dài
cho trường hợp trẻ tiểu đường có khuyết thiếu Kir6.2 và SUR1.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Wilker RE (2012) “
Hypoglycemia and Hyperglycemia” Manual of Neonatal Care;p284- 289.
2. See Wai Chan, Ann R Stark (last
updated: Sep 19, 2014 ) “ Neonatal hyperglycemia” UpToDate http: //www.uptodate.com/contents/neonatal-
hypoglycemia
3. Paul J. Rozance, William W. Hay Jr ( )
“ Neonatal hyperglycemia” NeoReview http://neoreviews.aappublications.org/content/11/11/e632.full
4. Võ Đức Trí (2014)
“Tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh”.
HỘI CHỨNG HÍT PHÂN SU
1. ĐẠI
CƯƠNG
Phân su
là chất màu xanh đen, quánh, cấu trúc bằng biểu mô ruột, lông tơ, nhày và chất
tiết của ruột (mật v.v). Phân su là vô khuẩn, đây là yếu tố đầu tiên phân biệt
với phân bình thường. Yếu tố tác động bài tiết phân su của thai trong tử cung
gồm: thiếu máu rau thai, tiền sản giật, mẹ cao huyết áp, thiểu ối, mẹ nghiện
hút đặc biệt là thuốc lá và cocain. Hít phân su trước hoặc trong khi sinh có
thể làm tắc đường thở, cản trở việc trao đổi khí và là nguyên nhân của tình
trạng suy hô hấp nặng.
1.1. Định
nghĩa
Hội chứng
hít phân su (MAS) được định nghĩa là tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh được
sinh ra trong nước ối nhuốm phân su.
1.2 Tần
suất
Hít phân
su chiếm gần 9 - 25 % ở trẻ sơ sinh sống. Gần 5% trẻ sinh ra có nước ối nhuốm
phân su sẽ bị hít phân su ( MAS) và gần 50% những trẻ này đòi hỏi phải thở máy.
2. CHẨN
ĐOÁN
2.1. Lâm
sàng
Có biểu
hiện suy hô hấp ngay sau sinh ở những trẻ có tiền sử nước ối nhuốm phân su:
+ Thở rên
+ Cánh
mũi phập phồng
+ Rút lõm
lồng ngực
+ Nhịp
thở nhanh
+ Tím tái
+ Lồng
ngực vồng
+ Có thể
có rales ẩm hoặc ran phế quản
+ Da
nhuốm phân su , bong da
+ Dây rốn
héo
+ Có thể
có suy dinh dưỡng thai
+ Có thể
có tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất
+ Trường
hợp nặng có thể có dấu hiệu của tăng áp lực động mạch phổi (PPHN) ở những giờ
sau.
2.2. Cận
lâm sàng:
+ Công thức
máu
+ Khí máu
+ Điện
giải đồ, can xi, đường, CRP
+ X- quang
tim phổi .
+ Siêu âm
tim khi nghi ngờ có tăng áp lực động mạch phổi.
2.3. Chẩn
đoán phân biệt:
2.3.1.
Nhịp thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh (TTN):
Thường
gặp ở trẻ 34-37 tuần tuổi thai, bệnh cải thiện nhanh. Còn hội chứng hít phân su
bệnh thường gặp ở trẻ có tuổi thai trên 41 tuần hoặc suy dinh dưỡng thai, bệnh
thường diễn biến nặng
2.3.2.
Hội chứng suy hô hấp cấp: thường xảy ra ở trẻ đẻ non
2.3.3
Viêm phổi:
Một số
trường hợp hơi khó phân biệt với MAS. Trong MAS nước ối thường có phân su.
2.3.4.
Tim bẩm sinh tím sớm:
Phân biệt
với hội chứng hít phân su bằng khám lâm sàng, xquang phổi và siêu âm tim.
2.3.5.
Tràn khí màng phổi tiên phát: nước ối không có phân su
3. XỬ TRÍ
3.1. Xử
trí ban đầu tại phòng đẻ
3.1.1.
Nếu trẻ sơ sinh khỏe (trẻ khóc to, hồng hào, trương lực cơ tốt), không cần phải
hút NKQ chỉ cần hút mũi miệng nếu có dịch ối. Hút mồm trước, hút mũi sau
3.1.2.
Nếu trẻ sơ sinh không khỏe: ngay lập tức cần:
- Đặt trẻ
ở giường sưởi ấm
- Trì
hoãn việc lau khô, kích thích thở, hút dịch dạ dày.
- Đặt
ngay NKQ hút trực tiếp dưới đèn soi thanh quản.
- Tránh
thông khí áp lực dương bằng mask cho đến khi việc hút phân su qua NKQ được hoàn
thành.
3.2. Các
xử trí tiếp theo
3.2.1. Hỗ
trợ hô hấp
Hỗ trợ hô
hấp là biện pháp điều trị quan trọng để duy trì oxy và thông khí, đặc biệt là
khi có giảm oxy máu, nhiễm toan và tăng CO2 . Tình
trạng này có thể làm tăng sức trở kháng mạch máu phổi dẫn tới tăng áp lực động
mạch phổi. Nên tránh tăng thông khí, kiềm hô hấp và bẫy khí .
* Liệu
pháp hỗ trợ oxy trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình để giữ SaO2>90%
duy trì PO2 máu động mạch 55->90 mmHg để cung cấp oxy tới các mô và tránh
gây chấn thương phổi.
Hạn chế
giảm oxy máu để tránh gây co thắt mạch máu phổi, gây tăng áp lực động mạch
phổi.
Nên đặt
catheter động mạch rốn để theo dõi khí máu và huyết áp, catheter tĩnh mạch rốn
để truyền dịch và thuốc.
* Hỗ trợ
thông khí: được chỉ định khi khí máu thay đổi:
- Thở
CPAP khi thở oxy đòi hỏi nồng độ cao 40% -50% . Thở CPAP cần thận trọng ở những
trẻ có tăng thông khí, có thể có bẫy khí .
- Thở
máy: mục đích của hỗ trợ thông khí là để đạt tối đa sự thay đổi khí máu và hạn
chế tối thiểu chấn thương phổi.
Đích cần
đạt: PaCO2 50-55 mmHg, PaO2: 50 -90
mmHg (SaO2 >90%).
Có thể sử
dụng máy tần số cao ở những trẻ không đáp ứng được với máy thở thường.
Trường
hợp thất bại với thở máy có thể được sử dụng với liệu pháp ECMO
* An
thần: những trẻ có hội chứng hít phân su (MAS) có thể có nhịp tự thở gây kích
thích chống máy, có thể liên quan đến giải phóng cathecholamine, tăng sự trở
kháng của mạch máu phổi, dày shunt phải - trái làm hạ oxy máu .
Mục đích:
sử dụng thuốc an thần phù hợp để đảm bảo sự thông khí một cách tối ưu nhất
trong giai đoạn cấp và kiểm soát việc cai máy .
- Tiêm
tĩnh mạch Morphine sulfate: liều khởi đầu 100 – 150 mcg/kg trong 1h. Sau đó duy
trì truyền tĩnh mạch từ 10 – 20 mcg/kg/h.
- Tiêm
tĩnh mạch Fentanyl (liều 1 – 5 mcg / kg / giờ).
Nếu có
nhịp chống máy, đặc biệt là khi nguyên nhân không xác định (tắc đường thở hoặc
tràn khí) có thể sử dụng giãn cơ Pancuronium (0.1mg/kg tĩnh mạch /giờ). Tuy
nhiên hạn chế sử dụng thuốc này (nếu có thể) vì những tác dụng không có lợi.
*
Surfactant
- Có thể
giúp giảm tình trạng suy hô hấp nặng và giảm sự cần thiết phải thở ECMO ở những
trẻ thở máy.
- Chỉ
định: Bệnh nhân hít phân su phải thở máy với FiO2 cao >
50% và áp lực trung bình đường thở > 10-12 cm H2O.
- Liều
lượng surfactant 150 mg/kg..
* Nitric
oxide – Sử dụng khí (iNO) là một sự lựa chọn làm cải thiện oxy máu ở bệnh nhân
có liên quan tới tăng áp lực động mạch phổi (xem bài tăng áp lực động mạch
phổi).
Những điều
trị khác trong điều trị tăng áp phổi là dùng sildenafil, ức chế
phosphodiestarase.
* ECMO:
được sử dụng khi trẻ hít phân su không đáp ứng với thở máy, liệu pháp
surfactant và iNO. ECMO hỗ trợ tim phổi giảm nguy cơ chấn thương phổi từ thông
khí phổi bằng máy và sử dụng nồng độ oxy cao.
3.2.2. Hỗ
trợ tuần hoàn:
Đảm bảo
được cung lượng tim và tưới máu mô thích hợp, bao gồm:
- Duy trì
thể tích tuần hoàn tốt. Tăng thể tích tuần hoàn bằng nước muối sinh lý 0.9% ở
những trẻ huyết áp thấp và tưới máu ngoại biên không tốt.
- Ngừng
cho ăn trong trường hợp suy hô hấp nặng, duy trì nuôi dưỡng tĩnh mạch trong 24
giờ đầu sau sinh với việc hạn chế thể tích dịch tới 65ml/kg bao gồm đường 5% và
không có điện giải, lượng muối đưa vào để hạn chế nuôi dưỡng ngoại biên tối
thiểu và hạn chế phù phổi.
- Có thể
truyền khối hồng cầu để tăng tưới máu mô đặc biệt là những bệnh nhân với oxy
thấp. Nhìn chung duy trì nồng độ hemoglobin trên 15g/dL (hematocrit trên 40 –
45% ở những bệnh nhân MAS nặng.
- Có thể
sử dụng các thuốc vận mạch để hỗ trợ huyết áp ở những bệnh nhân có tăng áp phổi
. Dopamin là thuốc thường được lựa chọn. Bắt đầu với liều 2.5 -10 mcg/kg/ phút
truyền tĩnh mạch và có thể tăng liều để duy trì huyết áp trung bình ở mức có
thể giảm thiểu được shunt phải trái.
3.3.3.
Kháng sinh
Vì nguy
cơ nhiễm trùng cao và khó phân biệt giữa hội chứng hít phân su và viêm phổi
nhiễm khuẩn nên chúng ta bắt đầu cho kháng sinh phổ rộng ampicillin và
gentamicin trong lúc chờ đợi kết quả cấy máu.
3.3.4.
Corticosteroid
Hiện nay
chưa có bằng chứng về hiệu quả của liệu pháp corticosteroid ở những đứa trẻ có
hít phân su. Vì vậy sử dụng corticosteroid liệu pháp ở những bệnh nhân hít phân
su không được khuyến cáo sử dụng.
3.3.5.Chống
toan
3.3.5.
Đảm bảo thân nhiệt
3.3.6. Điều
trị các triệu chứng kèm theo.
4. BIẾN
CHỨNG
- Tràn
khí màng phổi: chiếm 15%- 30 % tổng số bệnh nhân bị hít phân su, đặc biệt ở
những bệnh nhân thở máy, có bẫy khí. Chọc hút khí hoặc dẫn lưu khí là cần thiết
ở những bệnh nhân này.
- Tăng áp
động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh (PPHN): chiếm 1/3 trong số trẻ hít phân
su.
- Giảm
chức năng phổi: có 5% trẻ sống phụ thuộc oxy đến 1 tháng tuổi. Chức năng phổi
bất thường: bao gồm tăng dung tích cặn chức năng, tần suất bị viêm phổi cao.
- Hậu quả
về thần kinh: 20% trẻ có thể có vấn đề về thần kinh.
5. PHÒNG
BỆNH
- Quản lý
thai nghén tốt, chăm sóc sản khoa, giảm tỷ lệ sinh thai già tháng.
- Theo
dõi nhịp tim thai để phát hiện tình trạng thiếu oxy của thai ở những sản phụ có
nước ối nhuốm phân su.
- Với
những sản phụ có thai ≥ 41 tuần được khuyến cáo can thiệp hơn là theo dõi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. House
staff manual- 7- 2003
2.
Meconium Aspiration Syndrome – Melinda B Clark MD –Mar 30-2010.
3.
Surfactant use for MAS – Whit Walker MD May 2010
4. Phác
đồ xử trí sơ sinh bệnh lý –khoa HSSS –BV Nhi đồng 1 tháng 7- 2008.
5.
Clinical features and Meconium aspiration syndrome – Joshep A Garci – Prats,
MD Up To Date.
TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI DAI DẲNG Ở TRẺ SƠ SINH
(Persistent Pulmonary Hypertension of the Newborn – PPHN)
1. ĐẠI
CƯƠNG
Tăng áp
lực động mạch phổi ở sơ sinh là một vấn đề tuy không mới nhưng là một vấn đề
cần được quan tâm trong suy hô hấp sơ sinh.
1.1. Định
nghĩa PPHN
Tăng áp
lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là sự thất bại của sự
chuyển đổi tuần hoàn bình thường xảy ra sau khi sinh, tồn tại tuần hoàn bào
thai với shunt phải - trái. Biểu hiện bằng sự giảm nồng độ O2 máu
thứ phát do có sự tăng cao sức cản mạch máu phổi.
1.2. Dịch
tễ PPHN
Xảy ra tỷ
lệ 1 đến 2 trường hợp trong 1000 trường hợp sinh ra sống và phổ biến nhất trong
những trẻ sơ sinh đủ tháng và già tháng.
1.3. Phân
loại - cơ chế bệnh sinh:
- Tái
cấu trúc mạch máu phổi: là đặc trưng bệnh của PPHN. Sự phân bố hệ cơ bất
thường của các động mạch phế nang gây giảm diện tích thiết diện ngang của
giường mao mạch phổi và tăng sự đề kháng mao mạch phổi. Một kích thích có thể
tái cấu trúc mạch máu phổi là giảm oxy máu thai. Các tế bào nội mô bị tổn
thương vì thiếu oxy giải phóng ra các yếu tố phát triển thể dịch thúc đẩy sự co
mạch và phát triển quá mức của lớp áo giữa cơ. Mỗi chất kích hoạt mạch thần
kinh và thể dịch có thể góp phần sinh bệnh của PPHN, phản ứng sự giảm oxy máu
hoặc cả hai. Các chất này bao gồm các yếu tố kết hợp với hoạt hóa tiểu cầu và
sự sản xuất các chất chuyển hóa acid arachidonic. Ức chế NO nội sinh,
prostacyclin hoặc sự sản xuất bradykinin và giải phóng các thromboxane (A2 và
các chất chuyển hóa, B2) và các leukotriene (C4 và D4) dường như làm trung gian
sự đề kháng mạch máu phổi tăng gặp trong nhiễm trùng huyết và/hoặc
giảm oxy máu.
- Bệnh
nhu mô phổi: bao gồm thiếu surfactant, viêm phổi và các hội chứng hít như hít phân su gây tăng áp
phổi do thiếu oxy máu.
- Bất
thường sự phát triển phổi: bao gồm loạn sản mao mạch phế nang, thoát vị hoành bẩm sinh và
các dạng giảm sản nhu mô phổi khác nhau.
- Viêm
phổi và/hoặc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn hoặc do virus có thể bắt đầu TAPSS: ức chế sự
sản xuất oxide nitric (NO), ức chế cơ tim qua trung gian endotoxin và co mạch
phổi kết hợp với giải phóng các thromboxane và các leukotriene.
2. LÂM
SÀNG
2.1. Yếu
tố nguy cơ
+ Yếu tố
trước sinh: bao gồm mẹ bị đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu trong lúc mang thai,
sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs), aspirin và thuốc kháng viêm không steroid
trong lúc mang thai.
+ Yếu tố
nguy cơ chu sinh: được báo cáo có liên quan đến TAPSS bao gồm dịch ối nhuộm
phân su và những bệnh của mẹ như sốt, thiếu máu và bệnh phổi. Đặc biệt những
trẻ đẻ non, đẻ ngạt, già tháng.
2.2. Biểu
hiện lâm sàng:
- Suy hô
hấp
+ Xảy ra
sớm trong 24 giờ đầu của cuộc sống.
+ Nhịp
thở: thở nhanh > 60 l/phút, hoặc ngừng thở
+ Biểu
hiện sự gắng sức: co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
+ Tím:
SpO2 giảm, chênh lệch giữa SpO2 tay phải và chân > 10%
+ Nghe
phổi: thông khí kém, có thể có ran ẩm.
- Triệu
chứng suy tim phải
+ T2
đanh, có thể có thổi tâm thu, mạch nhanh, HA có thể giảm
+ Phù,
nước tiểu giảm
+ Gan: có
thể to
+ Cung
lượng tim giảm, trụy mạch
+ Chảy
máu phổi trong giai đoạn cuối
3. CẬN
LÂM SÀNG
3.1. Khí
máu
+ pH :
Biểu hiện còn bù 7.35 – 7.45
+ PaCO2 :
Bình thường hoặc có thể tăng
+ PaO2 :
< 100 mmHg với FiO2 100% (trước ống – ĐM quay F)
+ Chênh lệch
PaO2 trước ống và sau ống (ĐM rốn)
3.2. X
quang:
+ Bóng
tim to, mỏm cao, cung nhĩ phải phồng
+ Cung
động mạch phổi phồng, dãn mạch máu vùng rốn, ngoại vi phổi sáng.
+ Lưu lượng
máu lên phổi bình thường hoặc giảm.
3.3. Điện
tâm đồ:
Trục QRS
lệch phải, phì thất phải với R cao, T dương ở V1, phì nhĩ phải, ít có giá trị
trong chẩn đoán.
4. CHẨN
ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Siêu âm
tim đánh giá
+ Cấu
trúc tim bình thường
+ PAPs =
Gradient Max hở 3 lá + 10 mmHg
+ PAPd =
gradient cuối tâm trương hở phổi + 10 mmHg
+ PAPm =
gradient đầu tâm trương hở phổi
+ PAPs =
( huyết áp hệ thống tâm thu-10 mmHg) gradient qua CIV hay PCA.
+
Doppler: đánh giá kháng lực mạch máu phổi (PVR) Tóm lại tăng áp phổi ở trẻ sơ
sinh đặc trưng bởi:
- Áp lực
động mạch phổi cao
- Shunt
phải - trái
- Thiếu
oxy
- Huyết
áp hệ thống giảm
5. CHẨN
ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Tim bẩm
sinh tím sớm: siêu âm tim loại trừ
- Tổn
thương phổi: viêm phổi, RDS…: Xquang xác định tổn thương và siêu âm tim xác
định.
6. ĐIỀU
TRỊ
6.1.
Nguyên tắc điều trị
- Giảm
sức cản mạch máu phổi
- Duy trì
huyết áp hệ thống
- Lập lại
shunt trái - phải
- Cải
thiện độ bão hòa O2 (PaO2), tăng cung cấp O2 cho các tổ chức
- Giảm
thiểu các tổn thương phổi tiếp theo.
6.2. Điều
trị cụ thể
- Liệu
pháp Oxy và hô hấp hỗ trợ: can thiệp thở oxy, CPAP, A/C, SIMV hay thậm chí HFO
để khí máu đảm bảo:
+ pH :
7.35 - 7.5
+ PaO2 :
7 - 12 kpa (52,5 - 90 mmHg), SaO2 > 90 %
+ PaCO2 :
5 - 7 kpa (37,5 - 52,5 mmHg)
- Đảm bảo
chức năng co bóp cơ tim, duy trì huyết áp hệ thống:
+ Giữ cho
huyết áp động mạch trung bình 45 - 55 mmHg, HA tối đa 50 – 70 mmHg.
+ Sử dụng
bolus dung dịch Natriclorua 0.9%
+ Thuốc
vận mạch:
× Dopamin
5- 10 mcg/kg/phút
×
Dobutamin 5- 10 mcg/kg/phút
×
Adrenalin khi có rối loạn chức năng co bóp cơ tim 0,1 – 0,25 mcg / kg /phút.
×
Noradrenalin 0.1 - 0.2 mcg/kg/phút
- Đảm bảo
đủ khối lượng tuần hoàn
+ Giữ ổn
định Hct từ 0.4 - 0.45 hoặc Hb 15 - 16 g/dL
+ Truyền
máu, dung dịch cao phân tử: Albumin human 20%, Biseko 5%
- Thăng
bằng toan kiềm:
+ Có thể
kiềm chuyển hóa: đạt pH tối ưu 7.45 nhưng có thể cao, luôn <7.6
+ Bolus
một lượng nhỏ bicarbonate 4.2% (2 – 3 mEq/kg/ngày)
- An
thần, giảm đau:
+ Có thể
sử dụng: Morphin 10 - 30 mcg / kg / giờ Midazolam 10 - 60 mcg /kg/ giờ Fentanyl
2 - 5 mcg / kg / giờ.
+ Giãn
cơ: Tracium: 5 – 10 mcg/kg/phút
-
Surfactant có thể bổ sung cho những bệnh nhân có tổn thương phổi kèm theo (RDS,
MAS..)
- Giảm
sức cản mạch máu phổi:
+ Nitric
Oxide (NO): NO có thời gian bán hủy cực ngắn, chỉ tác dụng trên bề mặt nội mạc
không kịp tác động lên mạch hệ thống, được chuyển hóa bởi hemoglobin. NO làm
giảm áp lực động mạch phổi rất tốt do vậy được lựa chọn ưu tiên. Tác dụng phụ
thường gặp của NO là tình trạng ngộ độc (theo dõi bằng xét nghiệm
methemoglobin) và sự tăng áp lực phổi cấp hồi ứng do ngừng đột ngột NO
(rebound).
* Chỉ
định khi OI > 25
OI = (
MAP × FiO2 ÷ PaO2 ) × 100
* iNO nên
dùng khởi đầu 20 ppm, sau đó có thể giảm dần tới 5 ppm nếu có đáp ứng
+ Prostacyclin
tổng hợp và các chất tương tự Prostacyclin: Prostacyclin được sản xuất chủ
yếu bởi tế bào nội mạch, có tác dụng giãn mạch, chống ngưng tập tiểu cầu nội
sinh mạnh nhất, đồng thời có tác dụng bảo vệ tế bào và chống lại sự quá sản.
*
Iloprost dạng hít: là một dẫn chất của Prostacyclin có tính chất hóa học ổn định
(biệt dược Ventavis 20µg). Dùng Iloprost dạng hít gây được sự chú ý do có những
lợi điểm về lý thuyết thích hợp với tuần hoàn phổi. Điều quan trọng là chúng
phải có kích thước đủ nhỏ (3 - 5 micromet) để có thể vào được trong phế nang.
Sau khi hít Iloprost, người ta quan sát thấy áp lực động mạch phổi trung bình
giảm 10% đến 20%, kéo dài khoảng 45 - 60 phút. Do tác dụng ngắn nên cần phải
hít liên tục (6 - 12 lần/ngày) để đạt hiệu quả điều trị ổn định. Liều 2 mcg/kg/lần.
*
Iloprost tĩnh mạch: (Biệt dược Ilomedine 20µg), liều 1 – 4 ng/kg/phút.
+ Chất
đối kháng receptor của Endothelin-1 (ET-1)
+ Chất ức
chế phosphodiesterase type 5: Sildenafil (biệt dược Viagra,
Adagril) là một chất ức chế chọn lọc cGMP-phosphodiesterase type 5 (PDE-5) dạng
uống.
+ ECMO:
× Chỉ định
khi hỗ trợ máy với thông số tối đa và thất bại với iNO
× OI >
40
- Tiêu chuẩn
xác định có đáp ứng với điều trị:
+ PAPm
giảm > 20%
+ Cung
lượng tim không giảm
+ Giảm
PVR/SVR
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương
Qúy Sỹ, Lê Đồng Nhật Nam, Dương-Ngô Carinea, Mai Hữu Thanh Bình, Hứa Huy Thông,
Đinh-Xuân Anh Tuấn (AFVP – 2010) “Định nghĩa và phân loại mới về tăng áp phổi
”, Tạp chí Hô hấp Pháp - Việt, Bộ số 1 - Quyển 1.
2. Abman
SH (2004), Neonatal pulmonary hypertension: a physiologic approach to
treatment. Pediatr Pulmonol Suppl, 26, pp 127-8.
3.
Badesch DB, Abman SH, Simonneau G, et al (2007), “Medical therapy for pulmonary
arterial hypertension: updated ACCP evidence-based clinical practice
guidelines”, Chest, 131, pp 1917–28.
4.
Badesch DB, Champion HC, Sanchez MA, Hoeper MM, Loyd JE, Manes A, et al (2009),
“Diagnosis and assessment of pulmonary arterial hypertension”, J Am Coll
Cardiol, 54, pp S55-66.
5.
Bossone E, Bodini BD, Mazza A, et al. (2005), “ Pulmonary arterial
hypertension: the key role of echocardiography”, Chest, 127, pp 1836–43.
6. Galiè
N, Hoeper MM, Humbert M, et al.(2009), “Guidelines for the diagnosis and
treatment of pulmonary hypertension”, Eur Res-pir J, 34, pp1219- 63.
7. James
M Adams ( 2014). “ Persistent pulmonary hypertension of the newborn” uptodate.
VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH
(Necrotizing enterocolitis - NEC)
1.ĐẠI CƯƠNG
Viêm ruột
hoại tử là một bệnh lý mắc phải chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh non tháng biểu hiện
tình trạng tổn thương hoại tử nghiêm trọng của ruột do sự tác động của đa yếu
tố như mạch máu, cơ thành ruột, chuyển hóa và các yếu tố khác.
NEC chiếm
2-5% sơ sinh nhập viện, 7-10% trẻ sinh non cân nặng thấp hơn 1500 g.
Tỷ lệ tử
vong : 25-30%.
Tỷ lệ cần
phẫu thuật : 50%.
2.NGUYÊN
NHÂN
Nguyên
nhân của NEC chưa rõ ràng. Một số yếu tố được coi là nguy cơ của NEC:
Yếu tố
nhiễm khuẩn: có mối liên quan chặt chẽ giữa NEC với các vi khuẩn như
Klebsiella, E. coli, Clostridia, coagulase negative Staphylococcus, rotavirus,
và coronavirus.
Dinh
dưỡng đường tiêu hóa: 90% NEC xảy ra trên trẻ được được dinh dưỡng bằng đường
tiêu hóa.
Thiếu máu
và thiếu oxy tổ chức như ngạt, bệnh màng trong, bệnh tim bẩm sinh, đa hồng cầu
hay trên nhóm bệnh nhân được thay máu, đặt catheter tĩnh mạch rốn – những yếu
tố gây giảm tưới máu mạc treo.
Đẻ non:
90% NEC xảy ra trên trẻ đẻ non.
Yếu tố di
truyền
Tóm lại,
NEC được coi như hậu quả của sự tác động giữa các tác nhân gây bệnh và sự đáp
ứng của cơ thể mà cơ chế bệnh sinh chưa thực sự rõ ràng.
3. CHẨN
DOÁN
3.1. Lâm
sàng
Triệu
chứng lâm sàng của NEC không đặc hiệu, đa dạng và thay đổi. Lâm sàng của NEC
liên quan đến:
- Triệu
chứng toàn thân:
Hạ nhiệt
độ
Li bì
Cơn ngừng
thở
Rối loạn
về huyết động, rối loạn đông máu xuất hiện ở giai đoạn nặng
- Triệu
chứng tiêu hóa
Dư dịch
dạ dày sau ăn
Phân máu:
có thể phân máu đại thể hoặc vi thể.
Chướng
bụng.
Thành
bụng nề: được coi là triệu chứng quan trọng nhưng là dấu hiệu muộn của NEC.
Ban thành
bụng: là dấu hiệu muộn.
3.2. Cận
lâm sàng
- Công
thức máu: bạch cầu tăng hoặc bình thường, hay gặp hạ tiểu cầu
- Khí
máu: có thể gặp toan chuyển hóa hoặc toan hỗn hợp kèm theo tình trạng thiếu
oxy.
- Điện
giải đồ: có thể gặp hạ natri, tăng kali
- Cấy
máu: vi khuẩn gram âm, kỵ khí hoặc nấm
- Soi
phân (trong những trường hợp phân máu): tìm hồng cầu
- Xét
nghiệm phân: loại trừ rotavirus, enterovirus trong những trường hợp nghi ngờ.
- Chụp
Xquang ổ bụng: X quang ổ bụng thẳng, tư thế đứng không chuẩn bị. Nếu bệnh nhân
trong tình trạng nặng, chụp Xquang ổ bụng tại giường tư thế nằm, chụp thẳng
hoặc nằm nghiêng trái. Cần chụp phim Xquang bụng mỗi 6-8 giờ. Có thể gặp các
hình ảnh:
+ Quai
ruột giãn, dày thành ruột, ruột cố định
+ Khí
trong thành ruột
+ Khí
tĩnh mạch cửa
+ Khí tự
do trong ổ bụng là dấu hiệu xấu và cần phẫu thuật cấp cứu.
3.3. Chẩn
đoán xác định
- Triệu
chứng lâm sàng (như trên) và
- Trên
phim chụp Xquang ổ bụng thẳng tư thế đứng hoặc nằm hoặc tư thế nằm nghiêng trái
thấy: (1) Khí thành ruột hoặc (2) khí tĩnh mạch cửa.
3.4. Chẩn
đoán giai đoạn
Theo bảng phân loại của Bell cải tiến 1978
Giai
đoạn
|
Phân
loại NEC
|
Triệu
chứng toàn thân
|
Triệu
chứng tiêu hóa
|
Triệu
chứng Xquang ổ bụng
|
Giai
đoạn IA
|
Nghi
ngờ
|
Cơn
ngừng thở, tim nhanh, thân nhiệt không ổn định
|
Tăng
lượng sữa dư sau mỗi bữa ăn, ỉa máu vi thể, bụng chướng nhẹ
|
Bình
thường hoặc dấu hiệu tắc ruột nhẹ
|
Giai
đoạn IB
|
Nghi
ngờ
|
Như IA
|
Ỉa
máu đại thể
|
Như IA
|
Giai
đoạn II A
|
Xác
định, bệnh nhẹ
|
Cơn
ngừng thở, tim nhanh, thân nhiệt không ổn định
|
Phân
nhiều máu, bụng chướng rõ, không có âm ruột
|
Dấu
hiệu tắc ruột với 1 hoặc nhiều quai ruột dãn và hơi trong thành ruột
|
Giai
đoạn II B
|
Xác
định, bệnh nặng
|
Giảm
tiểu cầu và toan chuyển hóa nhẹ
|
Thành
bụng nề, quai ruột nổi và có cảm ứng thành bụng
|
Nhiều
hơi trong thành ruột, bụng mờ có dịch, hơi tĩnh mạch cửa
|
Giai
đoạn III A
|
Tiến
triển, rất nặng, hoại tử ruột
|
Toan
hỗn hợp, thiểu niệu, tụt ahuyết áp, ối loạn đông máu
|
Thành
bụng nề và ban hoại tử trên thành bụng, cứng bì
|
Quai
ruột dãn rõ, bụng mờ có dịch, không có khí tự do ổ bụng
|
Giai
đoạn III B
|
Tiến
triển, rất nặng, thủng ruột
|
Sốc,
các dấu hiệu tiến triển xấu hơn trên xét nghiệm và lâm sàng
|
Dấu
hiệu của thủng ruột
|
Hơi
tự do ổ bụng
|
3.5. Chẩn đoán phân
biệt
- Các bệnh lý toàn
thân
+ Nhiễm trùng huyết
do vi khuẩn
+ Nhiễm trùng do nấm
+ Rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh
- Viêm phổi
- Bệnh lý tiêu hóa
khác
+ Viêm ruột gây ỉa
chảy
+ Không dung nạp sữa
- Bệnh ngoại khoa
+ Ruột quay dở dang
gây tắc ruột
+ Tắc ruột
+ Tắc tá tràng
+ Megacolon
+ Thủng ống tiêu hóa
do nguyên nhân khác.
+ Huyết khối động
mạch mạc treo.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều
trị
- Điều trị ngay không
trì hoãn khi nghi ngờ NEC
- Chủ động các biện
pháp điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của NEC
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Điều trị hỗ
trợ
- Nhịn ăn, nuôi dưỡng
tĩnh mạch hoàn toàn
- Nhanh chóng giảm áp
lực đường ruột bằng sonde dạ dày
- Đảm bảo đủ dịch/
tưới máu mạc treo:
Đảm bảo nước tiểu 1-3
ml/kg/giờ Bù dịch bằng 0.9% NaCl nếu cần Dopamine 2-3 mcg/kg/phút
- Thở oxy, thở máy
nếu cần, chống chỉ định CPAP
- Giảm đau: Fentanyl
2-4 mcg/kg/giờ nếu bệnh nhân thở máy
- Nuôi dưỡng tĩnh
mạch: đảm bảo đủ và cân bằng protein/calories/lipid.
Đảm bảo năng lượng
≥90-110 cal/kg/ngày
- Rút catheter tĩnh
mạch, động mạch rốn (nếu có)
4.2.2. Liệu pháp kháng
sinh:
Kết hợp kháng sinh
phổ rộng theo các cách sau:
Ampicillin,
gentamycin và metronidazol
Ampicillin, cefotaxim
và metronidazol
Piperacillin –
tazobactam và gentamycin
Vancomycin,
Piperacillin – tazobactam và gentamycin
Meronem
4.2.3. Theo dõi triệu
chứng xét nghiệm và X- quang bụng
- Chụp X-quang bụng
không chuẩn bị mỗi 8h
- Xét nghiệm: Công
thức máu, tiểu cầu, điện giải đồ hàng ngày cho đến khi ổn định
4.2.4. Hội chẩn ngoại
khoa
Ngay khi có chẩn đoán
nghi ngờ hoặc xác định viêm ruột hoại tử, cần có sự hội chẩn giữa bác sỹ sơ
sinh và bác sỹ ngoại khoa để đánh giá tình trạng bệnh, lập chiến lược điều trị
và quyết định thời điểm phẫu thuật.
- Chỉ định phẫu thuật
khi có:
Dấu hiệu thủng ruột
Hoặc tình trạng viêm
phúc mạc
- Phương pháp điều
trị ngoại khoa:
Đặt dẫn lưu ổ bụng
Đặt dẫn lưu đầu ruột
Cắt đoạn ruột hoại
tử, nối ruột tận-tận
5. DỰ PHÒNG
- Sữa mẹ
- Probiotics
(Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium) + sữa mẹ: Giảm tỷ lệ và độ nặng
của NEC ở bệnh nhân rất non tháng nhẹ cân.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Bell MJ, Ternberg
JL, Feigin RD, et al: Neonatal necrotizing enterocolitis: Therapeutic decisions
based upon clinical staging. Ann Surg 1978 187:1
2. Obladen M.
Necrotizing enterocolitis--150 years of fruitless search for the cause. Epub.
2009;96(4):203-10.
3. David K.
Stevenson, Martin L. Necrotizing Enterocolitis: An Inherited Or Acquired
Condition. Neoreviews 2006;7:125
4. Gordon PV.
Emerging trends in acquired neonatal intestinal disease. Is it time to abandon
Bell‟s criteria? J Perinat. 2007;27:667-671
5. Anteo Di Napoli.
Interobserved reliability of radiological signs of necrotizing enterocolitis in
a population of high-risk newborns. Pediatr and Perinat Epidemiology.
2004;18:80-87
6. Micheal Caplan.
Necrotizing Enterocolitis and short bowel syndrome. Avery‟s diseases of the
newborn. 2011;21:1020-1029
BỆNH
PHỔI MẠN TÍNH Ở TRẺ SƠ SINH
(Chronic
lung disease - CLD)
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
- Bệnh phổi mạn tính
(CLD) còn được gọi là loạn sản phổi phế quản (bronchopulmonary dysplasia – BPD)
hậu quả của thông khí áp lực cao trong khi cấu trúc và chức năng phổi chưa
trưởng thành và ngộ độc oxy.
- Theo Viện quốc gia
của Mỹ về Sức khỏe trẻ em và phát triển con người (NICHHD - 2001) định nghĩa
CLD khi trẻ vẫn có nhu cầu oxy ở thời điểm:
+ Vượt quá 36 tuần
tuổi thai (tuổi tính từ kỳ kinh cuối - PMA) đối với trẻ sinh non < 32 tuần
tuổi thai.
+ Hoặc ở mức 29 – 55
ngày tuổi đối với trẻ sinh non ≥ 32 tuần tuổi thai.
- CLD làm tăng nhu
cầu oxy và thời gian thở máy, tăng áp lực động mạch phổi, xơ phổi, xẹp phổi,
hạn chế chức năng phổi diễn biến nặng nhiễm trùng tỷ lệ tử vong tăng cao.
1.2. Dịch tễ
- Tỷ lệ hay gặp ở
những trẻ đẻ non < 32 tuần tuổi thai đặc biệt những trẻ non tháng và nhẹ
cân.
- Yếu tố nguy cơ:
- Giai đoạn chu sinh
+ Niệu nang tĩnh mạch
rốn: được cho là liên kết với tăng nguy cơ CLD.
+ Tuổi thai < 30
tuần
+ Sơ sinh nhẹ cân,
cân nặng < 1500 gram (đặc biệt dưới 1000 gram)
+ Trẻ nam.
+ Viêm màng ối ở mẹ.
+ Gia đình có tiền sử
hen.
- Sau sinh
+ Hồi sức: các khả
năng tổn thương phổi đáng kể trong những giây phút đầu tiên được hồi sức tích
cực ngay sau khi sinh gây ra thay đổi đáng kể cấu trúc phổi.
+ Thông khí
(Barotrauma & Volutrauma): trẻ sơ sinh nhận được thông khí liên tục qua ống
nội khí quản do hội chứng suy hô hấp (RDS), hoặc các rối loạn khác (đặc biệt là
khi máy thở áp lực cao và FiO2 cao ) trong một thời gian kéo dài.
+ Oxy độc tính
+ Bệnh màng trong
không tiến triển tốt sau 3 – 4 ngày điều trị.
+ Nhiễm trùng.
+ Còn ống động mạch :
một trong những yếu tố gây CLD do sự cần thiết phải thông khí hỗ trợ lại, hoặc
tăng thông khí.
+ Nuôi dưỡng, tăng
nhu cầu về năng lượng nhanh quá mức.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- người bệnh phụ
thuộc O2 theo thời gian.
+ Trẻ < 32 tuần:
> 36 tuần tuổi điều chỉnh
+ Trẻ ≥ 32 tuần: 29 –
55 ngày tuổi.
- Suy hô hấp:
+ Nhịp thở: >60 l/ph
hoặc < 30 l/ph
+ Phập phồng cánh
mũi, co rút cơ hô hấp, thở gắng sức.
+ Cơn ngừng thở: >
20 giây hoặc < 20 giây kèm tần số tim < 100 l/ph
+ Tím trung ương:
SpO2 giảm < 85%
+ Nghe phổi có thể có
ran ẩm, ran ứ đọng hay không
- Yếu tố nguy cơ.
2.2. Cận lâm sàng
- Chức năng phổi
thông qua khí máu:
+ pH: biểu hiện còn
bù, trong giới hạn
+ PaCO2: thường tăng
+ PaO2: thường giảm.
+ Mức độ tăng giảm %
tùy thuộc vào nguyên nhân gây CLD
- Tiêu chuẩn khí máu:
Ba chỉ số đánh giá mức độ oxy hóa bị rối loạn:
+ Tỷ số áp lực oxy
động mạch - phế nang (PaO2/PAO2 hoặc A/aO2)
+ Độ chênh áp oxy phế
nang - động mạch (PAO2 - PaO2 hoặc A-aDO2) mmHg, tăng khi tình trạng oxy hóa bị
xấu đi.
+ Tỷ số oxy hóa được
biểu hiện bằng millimet thủy ngân, giảm nếu tình trạng oxy hóa xấu đi.
- Tiêu chuẩn X –
quang:
+ Hình ảnh viêm phế
quản phổi.
+ Hình ảnh phổi tăng
thể tích, nhiều vùng ứ khí, hình sợi.
- Siêu âm tim loại
trừ các tổn thương tim bẩm sinh, còn ống động mạch.
- CT Scaner
3. CHẨN ĐOÁN GIAI
ĐOẠN: Theo tuổi thai
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
- Viêm phổi kéo dài
không đáp ứng kháng sinh: Xquang + bằng chứng nhiễm khuẩn.
- Còn ống động mạch:
dựa siêu âm tim.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị tiếp
tục liệu pháp oxy hay thở máy
- Hỗ trợ oxy, NCPAP,
thở máy
- Theo dõi khí máu
được đảm bảo: pH: trong giới 7.35 – 7.45, PaCO2 có thể chấp nhận 55 – 70 mmHg.
- SpO2: 90 – 95%
5.2. Dinh dưỡng
- Đảm bảo sự phát
triển thích hợp.
- Tổng nhu cầu năng
lượng có thể lên tới 150 Kcal/kg/ngày và lượng acid – amin đạt 3.5 – 4 gram/kg/ngày.
- Tổng dịch có thể
phải hạn chế < 150 ml/kg/ngày
5.3 Thuốc lợi tiểu
- Thiazide hoặc
spironolactone
- Furosemide: 1 mg/kg/ngày
(tiêm tĩnh mạch)
5.4. Thuốc giãn phế
quản:
- Hiện nay, việc sử
dụng khí dung steroid không được khuyến khích, không có bằng chứng rằng tác
dụng của khí dung steroid có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc CLD.
- Có thể sử dụng
beta-agonists, ipratropium bromide hoặc methylxanthines cho CLD.
5.5. Corticosteroid
- Có thể sử dụng
hydrocortisone liều ban đầu 5 mg/kg.
- Hoặc dexamethasone:
thời gian của đợt điều trị steroid là một vấn đề, liều thấp < 0.75 mg/kg/
đợt
5.6. Nitric Oxide:
Hiện tại không đủ
bằng chứng để sử dụng iNO thường xuyên cho tất cả trẻ sơ sinh non.
5.7. Tăng cường miễn
dịch
5.8. Phòng nhiễm
trùng: kháng sinh thích hợp
5.9. Tư vấn gia đình
6. CAN THIỆP PHÒNG
CHỐNG
- Dự phòng
corticosteroid (ANS) khi dự đoán là sinh non. ANS giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức
độ nghiêm trọng của bệnh màng trong, và do đó giảm sự cần thiết phải thở máy,
vì vậy giảm CLD.
- Hạn chế dùng quá
nhiều oxy liều cao và thở máy.
- Điều trị surfactant
sớm tránh phụ thuộc máy thở, khuyến khích việc thoát máy sớm và thở CPAP sau
khi bơm surfactant. Đặc biệt đối với những sơ sinh < 28 tuần tuổi cần dùng
surfactant ngay tại phòng đẻ.
- Hạn chế dịch truyền
đối với những trẻ sinh quá non, nguy cơ còn ống động mạch vào ngày 1 và 2 của
cuộc sống.
- Sử dụng FiO2 tối ưu
hóa trên máy thở để đảm bảo PaO2 đạt tới đích.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Dugas MA, Nguyen
D, Frenette L, et al. Fluticasone inhalation in moderate cases of
bronchopulmonary dysplasia. Pediatrics 2005;115(5):e566-e572.
2. Eugenio Baraldi,
M.D., and Marco Filippone, M.D. Chronic Lung Disease after Premature Birth. N
Engl J Med 2007;357:1946-55.
3. Redline RW,
Wilson-Costello D, Hack M. Placental and Other Perinatal Risk Factors for Chronic
Lung Disease in Very Low Birth Weight Infants. Pediatric Research. 2002; 52:
713-18.
4. Henderson-Smart D,
Hutchinson JL, Donoghue DA, et al. Prenatal predictors of chronic lung disease
in very preterm infants. Arch Dis Child Neonatal Ed 2006; 91: F40-F45.
5. Davis P, Thorpe K,
Roberts R, et al. Evaluating "old" definitions for the
"new" bronchopulmonary dysplasia (BPD). Pediatric Research. 2001; 49:
27A.
6. Sharek PJ, Baker
R, Litman F, et al. Evaluation and development of potentially better practices to
prevent chronic lung disease and reduce lung injury in neonates. Pediatrics.
2003;111: e426-e431
7. Stevens TP,
Blennow M, Myers EW, Soll R. Early surfactant administration with brief
ventilation vs. selective surfactant and continued mechanical ventilation for
preterm infants with or at risk for respiratory distress syndrome. Cochrane
Database of Systematic Reviews 2007, Issue 4. Art. No.: CD003063.
CÒN
ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ ĐẺ NON
1. KHÁI NIỆM
Ống động mạch là cấu
trúc mạch nối giữa động mạch phổi và động mạch chủ. Trong giai đoạn bào thai,
ống động mạch mang 90% máu từ động mạch phổi sang động mạch chủ. Sau sinh ống
động mạch co thắt, đóng về mặt sinh lý vài ngày sau đẻ và đóng về mặt giải phẫu
(tạo thành dây chằng động mạch) một vài tháng sau đẻ.
Ở hầu hết trẻ sơ sinh
đủ tháng ống động mạch đóng ở thời điểm 48 giờ tuổi, trẻ ≥ 30 tuần ống động
mạch đóng 90% ở 72 giờ tuổi. Ống động mạch mở > 72 giờ tuổi được coi là tồn
tại ống động mạch hay còn ống động mạch.
Các nhà giải phẫu
bệnh chia thành 2 nhóm còn động mạch ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh còn ống động
mạch ở trẻ sơ sinh non tháng (Patent Ductus Arteriosus): Tồn tại ống động mạch
sau sinh ở trẻ đẻ non là do ống động mạch không trải qua tất cả các giai đoạn
trưởng thành về mặt cấu trúc. Quá trình đóng ống động mạch về mặt chức năng và
giải phẫu không xảy ra hoàn toàn trong vòng vài ngày sau đẻ (hay còn gọi là
chậm đóng ống động mạch). Tỉ lệ mắc còn ống động mạch ở trẻ đẻ non tỉ lệ nghịch
với tuổi thai và cân nặng lúc sinh. Tỉ lệ còn ống động mạch Ở trẻ < 750g: là
80%, 40% ở trẻ < 1000g, 20 – 30% ở trẻ 1000g – 1500g., trẻ từ 1500 – 1750g
tỷ lệ này là 7% . Nguy cơ còn ống động mạch tăng lên khi trẻ bị suy hô hấp.
- Bệnh còn ống động
mạch bẩm sinh (Persistance Ductus Arteriosus): Sự tồn tại ống động mạch ngoài 3
tháng tuổi, chiếm 13,5% bệnh tim bẩm sinh. Bệnh còn ống động mạch ở trẻ đủ
tháng và trẻ em có thể coi là dị tật bẩm sinh nguyên phát của thành động mạch. Điều
này giải thích còn ống động mạch ở trẻ đủ tháng không đáp ứng điều trị thuốc ức
chế tổng hợp Prostaglandins.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng
không tương xứng với mức độ lớn của shunt qua ống động mạch. Tuy nhiên, việc
tìm kiếm hằng ngày các dấu hiệu sau có gợi ý về việc còn tồn tại ống động mạch.
a. Triệu chứng tim
mạch
- Thổi liên tục,
nhưng thường gặp là thổi tâm thu.
- Mạch ngoại vi nẩy
mạnh.
- Mỏm tim đập mạnh
trên lồng ngực.
- Suy tim xung huyết:
nhịp tim nhanh, khó thở, gan to, tiểu ít. Thời gian làm đầy mao mạch kéo dài
trong trường hợp suy tim nặng, giảm cung lượng tim.
b. Triệu chứng hô hấp
- Suy hô hấp nặng
lên, không cai được máy thở, thở máy trên 3-4 ngày, tăng nhu cầu hô hấp hỗ trợ
so với thời điểm trước (ví dụ: ↑ FiO2: 15%).
- Ngừng thở kéo dài
cần hô hấp hỗ trợ trên bệnh nhân tự thở trước đó.
- Chảy máu phổi .
c. Triệu chứng tiêu
hóa
- Giảm dung nạp sữa
phải nhịn ăn đường miệng.
- Dấu hiệu nghi ngờ
viêm ruột hoại tử hoặc viêm ruột hoại tử thực sự.
2.2. Cận lâm sàng
a. Siêu âm tim mạch
Việc chẩn đoán còn
ống động mạch chủ yếu dựa trên siêu âm tim mạch. Siêu âm thường quy vào ngày thứ
2 – 3 sau đẻ cho tất cả các trẻ đẻ non suy hô hấp và các trẻ đẻ non < 28
tuần. Xác định ống động mạch, kích thước ống động mạch, shunt qua ống động
mạch, tỷ lệ đường kính nhĩ trái/đường kính động mạch chủ. Dòng chảy qua nhánh
động mạch phổi trái bằng Doppler liên tục. Dòng chảy qua động mạch chủ xuống,
động mạch não trước, động mạch thận (dòng phụt ngược trên Doppler liên tục).
b. X-quang tim phổi
- Với ống động mạch
nhỏ, vừa có thể không có thay đổi trên x-quang tim phổi.
- Với ống động mạch
lớn, có thể thấy tăng máu lên phổi, bóng tim to trong trường hợp suy tim.
2.3. Chẩn đoán xác
định
Các triệu chứng lâm
sàng chỉ có tính chất gợi ý, việc chẩn đoán xác định cần dựa vào siêu âm tim
mạch.
2.4. Chẩn đoán mức độ
của ống động mạch
Xác định độ lớn của
ống động mạch: Độ lớn của ống động mạch được chia thành ba loại theo tiêu chẩn
như sau:
Shunt
qua ống
Chỉ số
|
Nhỏ
|
Trung
bình
|
Rộng
|
Tỉ lệ đường kính
nhĩ trái/động mạch chủ
|
<
1,4
|
1,4
-1,6
|
>
1,6
|
Đường kính ống động
mạch/cân nặng
|
<
1,4 mm/kg
|
1,4
- 2 mm/kg
|
>
2 mm/kg
|
Dòng chảy tâm
trương động mạch chủ dưới ống
|
Về
trước
|
Phụt
ngược < 30%
|
Phụt
ngược > 30%
|
Tốc độ tâm trương
động mạch phổi trái
|
<
20 cm/phút
|
>
20 cm/phút
|
>
40 cm/phút
|
Ống động mạch với
shunt ở mức độ trung bình trở lên cần điều trị đóng ống.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Biện pháp chung:
- Hạn chế dịch: Điều
chỉnh theo cân nặng của bệnh nhân, cho phép mất từ 10 – 15% cân nặng lúc đẻ.
Hạn chế nước còn 75% nhu cầu nước và không vượt quá 130ml/kg/ngày nếu ống động
mạch đã có biểu hiện triệu chứng.
- Tối ưu hóa việc oxy
hóa vì tác dụng co thắt ống động mạch của oxy, duy trì bão hoà oxy khoảng
90-96% trong quá trình dùng thuốc.
- Điều chỉnh huyết
sắc tố, duy trì hematocrit 35-40%.
- Không sử dụng
thường xuyên Lasix vì nó làm giảm khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch khi
dùng kéo dài do làm tăng khả năng sản xuất ra PGE2 ở thận. Nếu cần phải dùng
thì nên dùng liều tối thiểu 0,5mg/kg/ngày.
3.2. Thuốc ức chế
Cyclooxygenase: Indomethacin, Ibuprofen
a. Chỉ định điều trị:
- Còn ống động mạch
của trẻ đẻ non với có ý nghĩa về mặt huyết động trên siêu âm (ống động mạch với
shunt từ trên trung bình).
- Và/hoặc có triệu
chứng lâm sàng nghi ngờ còn ống động mạch, trẻ cần hỗ trợ hô hấp, nhu cầu oxy
trên 30%, suy hô hấp nặng lên, không cai được máy thở, thở máy >3-4 ngày,
tăng nhu cầu hô hấp so với thời điểm trước (ví dụ: ↑ FiO2: 15%), ngừng thở kéo
dài, chảy máu phổi .
b. Chống chỉ định:
- Suy thận: nước tiểu
< 0,6ml/kg/h; ure máu > 30mg/dl; creatinin> 1,8mg/dl.
- Chảy máu: xuất
huyết tiêu hóa, xuất huyết não thất độ 3-4, tiểu cầu <60.000/ml.
- Viêm ruột hoại tử,
xuất huyết tiêu hóa.
- Tăng áp phổi, shunt
đảo chiều, tim bẩm sinh phụ thuộc ống.
c. Cách điều trị:
INDOMETHACIN
- Liều điều trị: 0,1
- 0,2 mg/kg/liều x 3 liều cách nhau 12 – 24 giờ. Liều được khuyến cáo dùng:
0,2mg/kg mỗi 12 giờ.
- Một số tác giả
khuyến cáo sử dụng liều indomethacin theo lứa tuổi và cân nặng:
× Trẻ dưới 48 giờ tuổi: liều 0,1 mg/kg.
× Trẻ từ 48 giờ - 7 ngày tuổi: 0,2 mg/kg.
× Trẻ trên 1 tuần tuổi: 0,25 mg/kg.
IBUPROFEN
- Đường tĩnh mạch
hoặc đường uống.
- Liều dùng: 10 mg/kg/liều
đầu, 5mg/kg/liều x 2 liều, các liều cách nhau 24 giờ.
- Một số tác giả
khuyến cáo sử dụng đường uống với liều: 10 mg/kg/liều x 3 liều, cách nhau 24
giờ.
Đợt dùng thuốc thứ
hai: chỉ định trong trường hợp sau điều trị đợt thuốc thứ nhất không có hiệu
quả hoặc ống bị mở trở lại.
PARACETAMOL
- Một số nghiên cứu
cho thấy paracetamol có tác dụng đóng ống động mạch, tuy nhiên vấn đề này còn
có nhiều tranh cãi và còn đang được tiếp tục nghiên cứu.
- Liều: 15 mg/kg/lần
x 4 lần/ngày cách 6 giờ x 3-7 ngày.
d. Theo dõi điều trị:
- Sinh hóa: điện giải
đồ, ure, creatinin hằng ngày khi dùng thuốc.
- Nước tiểu: duy trì
lượng nước tiểu > 1,5 ml/kg/giờ.
- Cân bằng dịch vào -
ra: cân nặng bệnh nhân hàng ngày, tránh tăng cân trong quá trình điều trị.
- Siêu âm khi kết
thúc điều trị.
3.2. Điều trị ngoại
khoa:
a. Chỉ định:
- Trẻ có chống chỉ
định điều trị nội khoa.
- Sau điều trị nội
khoa thất bại.
b. Chống chỉ định:
- Tim bẩm sinh phụ
thuộc ống động mạch.
- Tăng áp động mạch
phổi nặng, shunt đổi chiều.
- Tình trạng nhiễm
trùng nặng, bệnh quá nặng.
4. PHÒNG BỆNH
- Corticoid trước
sinh: làm ức chế hoạt tính của phospholipase A2, làm giảm tổng hợp
Prostaglandins và làm giảm tính nhậy cảm của ống động mạch với Prostaglandin,
giảm có ý nghĩa bệnh còn ống động mạch có triệu chứng .
- Hạn chế dịch trong
tuần đầu sau sinh, tránh không sụt cân hoặc tăng cân trong giai đoạn sụt cân
sinh lý, kiểm soát cân bằng dịch điện giải, dịch cung cấp < 130 ml/kg/ngày.
- Điều trị tốt nhiễm
khuẩn mẹ thai, phòng chống nhiễm khuẩn.
- Điều trị phòng ống
động mạch bằng thuốc ức chế Cyclooxygenase: còn đang tranh luận.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Joseph B Philips (2014)
“Management of patent ductus arteriosus in premature infants” uptodate.
2. Robert M.
Kliegman, M., et al (2007), “patent ductus arterious”, Nelson
textbook of pediatrics 18th, chapter 426.8.
VÀNG
DA TĂNG BILIRUBINE GIÁN TIẾP
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Vàng da tăng
bilirubin gián tiếp là do tình trạng tăng phá hủy hồng cầu, giảm chức năng của
men chuyển hóa bilirubin, hoặc tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột. Hậu quả có
thể gây tổn thương não, để lại di chứng nặng nề
1.2. Nguyên nhân
1.2.1. Tăng sản xuất
bilirubin:
Nguyên nhân hay gặp
nhất gây vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh là tăng sản xuất bilirubin
do bệnh lý gây tan máu.
- Tan máu miễn dịch
do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO hoặc Rh.
- Bệnh lý tại hồng
cầu: thiếu men G6PD, pyruvate kinase, bệnh lý màng hồng cầu, Thalassemia.
- Tan máu mắc phải:
do dùng vitamin K liều cao, dùng thuốc ở mẹ như sử dụng oxytoxin, thuốc chống
sốt rét...
1.2.2. Giảm chức năng
chuyển hóa bilirubin:
Hội chứng
Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia,
suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1
antitrypsin…), con của những bà mẹ đái tháo đường.
1.2.3. Tăng tái hấp
thu bilirubin từ ruột:
Hẹp môn vị, tắc ruột
non, megacolon, tắc ruột phân su, sử dụng thuốc gây liệt ruột.
1.2.4. Vàng da do sữa
mẹ
2. LÂM SÀNG
2.1.Biểu hiện lâm
sàng
· Phân vùng vàng da của Kramer
Vùng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Bilirubin máu (mg/dl)
|
5-7
|
8-10
|
11-
13
|
13-
15
|
>15
|
Bilirubin máu (mmol/l)
|
85-
119
|
136-
170
|
187-
221
|
221-
255
|
>
255
|
- Vàng da xuất hiện
đầu tiên ở mặt và củng mạc (Bilirubin toàn phần trong máu - TSB 4 - 8mg/dL), xuất hiện ở lòng bàn tay và chân (TSB > 15mg/dL).)
Vàng da được phát hiện khi dùng ngón tay ấn vào vùng da nghi ngờ vàng da (trán,
vùng trước xương ức , đùi, cánh tay, cẳng tay cẳng chân, bàn tay bàn chân) ấn khoảng
5 giây, buông ra quan sát xem có vàng không.
Khám các
dấu hiệu lâm sàng khác có thể gợi ý nguyên nhân , yếu tố nguy cơ làm tăng
bilirubine gián tiếp, tìm triệu chứng của bệnh não cấp do tăng bilirubin như lừ
đừ, mất phản xạ bú, tăng trương lực cơ, cơn xoắn vặn….
2.2. Bênh
não cấp do tăng bilirubin (ACE)
- Giai
đoạn sớm: trẻ vàng da nhiều, ngủ gà, giảm trương lực cơ, bú kém
- Giai
đoạn trung gian: trẻ lừ đừ, dễ bị kích thích và tăng trương lực cơ, có thể sốt,
khóc the thé hay lơ mơ và giảm trương lực cơ , tăng trương lực cơ biểu hiện
bằng ưỡn cổ và thân . Thay máu trong giai đoạn này trong một số trường hợp có
thể cải thiện được các biểu hiện thần kinh
- Giai
đoan nặng : hệ thần kinh bị tổn thương và không hồi phục được , biểu hiện bằng
tư thế ưỡn cổ -ưỡn người , khóc the thé , không bú được, có cơn ngưng thở, hôn
mê, một số trường hợp co giật và tử vong.
- Vàng da
nhân: Là hình thức mãn của ACE , trẻ có biểu hiện của bại não thể múa vờn , rối
loạn thính lực , loạn sản răng , mắt nhìn trần , hiếm gặp thiểu năng trí tuệ và
các tần tật khác.
3. CẬN
LÂM SÀNG
Vàng da
sớm vào ngày 1 -2 hoặc vàng da nặng (vùng 4 - 5), cần làm các xét nghiệm giúp
đánh giá mức độ nặng và nguyên nhân.
-
Bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, albumin máu, điện giải đồ
- Nhóm
máu (ABO, Rh), test Coombs
- CTM, HC
lưới.
- XN nước
tiểu và các XN khác để chuẩn đoán nguyên nhân như định lượng G6PD khi cần thiết
4. CHẨN
ĐOÁN
a. Độ
nặng vàng da
- Vàng da
nhẹ: Vàng da nhẹ từ ngày 3 – 10, bú tốt, không kèm theo các yếu tố nguy cơ, mức
Bilirubin trong máu chưa đến ngưỡng phải can thiệp.
- Vàng da
bệnh lý: vàng da sớm, mức độ vàng nặng, kèm các yếu tố nguy cơ, mức Bilirubin
vượt quá ngưỡng phải can thiệp
- Bênh
não cấp do tăng bilirubin (Vàng da nhân)
+ Vàng da
nặng + Bilirubin gián tiếp tăng cao > 20 mg% và:
+ Biểu
hiện thần kinh
b. Chẩn
đoán nguyên nhân ( thường gặp):
- Vàng da
huyết tán do
+ Bất
đồng nhóm máu ABO:
· Nghĩ đến
khi: mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B.
· Chẩn
đoán xác định: mẹ O, con A hoặc B + Test Coombs trực tiếp (+).
+ Bất
đồng nhóm máu hệ Rh:
· Nghĩ đến
nếu trẻ bị vàng da, xanh xao và phù trong vòng 24 giờ đầu.
· Thường
vàng da xảy ra ở đứa con thứ 2 ở những bà mẹ có tiền sử xảy thai, nạo thai, rau
bong non, làm thủ thuật chọc ối hay ngoại xoay thai
· Chẩn
đoán xác định khi mẹ nhóm máu Rh (-), con nhóm máu Rh (+), test Coombs (+)
- Nhiễm
trùng: vàng da + ổ nhiễm trùng/biểu hiện nhiễm trùng+xét nghiệm.
- Máu tụ:
vàng da+bướu huyết thanh/bướu huyết xương sọ/máu tụ khác.
5. ĐIỀU
TRỊ
5.1. Ánh
sáng liệu pháp (ASLP)
a. Chỉ
định chiếu đèn:
- Đối với
trẻ sơ sinh đủ tháng hoặc gần đủ tháng (trẻ trên 35 tuần):
Chỉ định
chiếu đèn dựa vào định lượng bilirubin toàn phần (TSB)
+ Yếu tố
nguy cơ: tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, thiếu men G6PD, ngạt, nhiệt độ
không ổn định, li bì, nhiễm khuẩn, toan chuyển hóa hoặc Albumin<30g/dL
+ Ngừng
chiếu đèn khi bilirubin 2-3mg/dL hoặc 35-50 micromol/ dL (dưới đường cong )
- Đối với
trẻ sơ sinh non tháng < 35 tuần tuổi: chiếu đèn dựa bảng sau:
Cân
nặng (gr)
|
Trẻ
khoẻ mạnh
|
Trẻ
có yếu tố nguy cơ *
|
Chiếu
đèn (Bili mg%)
|
Chiếu
đèn (Bili mg%)
|
<1500
|
5-8
|
4-7
|
1501-2000
|
8-12
|
7-10
|
2000-2500
|
12-15
|
10-12
|
(*: trẻ có tán huyết,
nhiễm trùng, thiếu oxy máu, toan chuyển hóa,….)
Trong một số trường
hợp đặc biệt như trẻ có phù trong phù bào thai hoặc giảm albumin rất nặng, cân
nặng của trẻ sẽ không tương xứng với tuổi thai. Bởi vậy, trong những trường hợp
này sẽ chỉ định chiếu đèn dựa vào định lượng bilirubin toàn phần theo tiêu
chuẩn của Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người (NICHHD).
- Tuổi thai < 28
tuần: TSB > 86 micromol/l ( 5 mg/dl )
- Tuổi thai từ 28 –
29 tuần: TSB: 103 – 137 micromol/l ( 6- 8 mg/dl )
- Tuổi thai từ 30 –
31 tuần: TSB: 137 – 171 micromol/l ( 8 – 10 mg/dl)
- Tuổi thai từ 32 –
33 tuần: TSB: 171 – 205 micromol/l ( 10 12 mg/dl )
- Tuổi thai từ 34 –
35 tuần: TSB: 205 – 239 micromol/l ( 12 – 14 mg/dl )
Vàng da tăng
bilirubin tự do ở trẻ đẻ non thường phổ biến hơn, nặng nề hơn và kéo dài hơn so
với trẻ đủ tháng do chức năng của hồng cầu, gan và hệ thống tiêu hóa ở trẻ đẻ
non chưa được hoàn thiện. Do đó, vàng da ở trẻ đẻ non cần phải theo dõi sát để
có chỉ định chiếu đèn sớm và thời gian chiếu đèn sẽ kéo dài hơn so với trẻ đủ
tháng.
a. Nguyên tắc:
- Chiếu đèn liên tục,
chỉ ngưng khi cho bú.
- Che mắt khi chiếu
đèn điều trị.
- Vàng da nặng: nên
chọn ánh sáng xanh với hệ thống đèn 2 mặt
- Tăng lượng dịch
cung cấp cho trẻ: tăng 10 – 20% nhu cầu
c. Ngừng chiếu đèn:
khi
Ngưỡng bilirubin
không gây bệnh não
Yếu tố nguy cơ, thúc
đẩy đã ổn định
Đủ khả năng chuyển
hóa hết lượng bilirubin tạo ra
- Trẻ < 35 tuần:
TSB dưới ngưỡng chiếu đèn ≥ 2 mg/dL
- Trẻ ≥ 35 tuần khi
TSB 13-14 mg/dL.
d. Tác dụng phụ của
ánh sáng liệu pháp:
Tăng mất nước qua da
gây mất nước, tăng hay hạ thân nhiệt, phát ban da, che dấu hiệu tím tái, tắc
mũi do băng che mắt, tổn thương võng mạc, da màu đồng (Bronze baby).
5.2. Thay máu:
a. Chỉ định:
- Lâm sàng: vàng da
nặng đến lòng bàn tay, bàn chân (< 1 tuần) + bắt đầu có biểu hiện thần kinh,
hoặc
- Mức Bilirubin máu
tăng cao > 20 mg% + bắt đầu có biểu hiện thần kinh (li bì, bú kém).
- Với trẻ sơ sinh đủ
tháng hoặc gần đủ tháng > 35 tuần: dựa vào mức bilirubin toàn phần theo biểu
đồ sau:
- Với trẻ sơ sinh non
tháng dưới 35 tuần: thay máu dựa theo bảng sau:
Cân
nặng (gr)
|
Trẻ
khoẻ mạnh
|
Trẻ
có yếu tố nguy cơ *
|
Thay
máu (Bili mg%)
|
Thay
máu (Bili mg%)
|
<1500
|
10-15
|
10-14
|
1501-2000
|
16-18
|
14-16
|
2000-2500
|
18-20
|
16-18
|
- Với những trường
hợp trẻ có phù, cân nặng không tương xứng với tuổi thai, chỉ định thay máu dựa
theo tiêu chuẩn của NICHHD
+ Tuổi thai < 28
tuần: TSB: 188 - 239 micromol/l ( 11 -14 mg/dl )
+ Tuổi thai từ 28 –
29 tuần: TSB: 205 – 239 micromol/l ( 12 –14mg/dl)
+ Tuổi thai từ 30 –
31 tuần: TSB: 222 – 274 micromol/l ( 13–16 mg/dl)
+ Tuổi thai từ 32 –
33 tuần: TSB: 257 – 308 micromol/l ( 15-18 mg/dl )
+ Tuổi thai từ 34 –
35 tuần: TSB: 291 – 325 micromol/l ( 17 – 19 mg/dl )
a. Số lượng máu thay:
Trung bình 160ml/kg
b. Chống chỉ định
thay máu
- Bệnh nhân nặng:
đang suy hô hấp nặng hoặc sốc.
- Không có máu thích
hợp hoặc máu tươi (< 7 ngày).
Þ Biện pháp điều trị thay thế: chiếu
đèn 2 mặt liên tục.
5.3. Điều trị nguyên
nhân: nhiễm trùng, tắc ruột, đa hồng cầu, suy giáp.
5.4. Điều trị hỗ trợ:
a. Cung cấp đủ dịch
(tăng 10 – 20% nhu cầu).
b. Chống co giật bằng
Phenobarbital.
c. Cho bú mẹ hoặc cho
ăn qua sonde dạ dày sớm.
d. Vật lý trị liệu
nếu vàng da nhân qua giai đoạn nguy hiểm.
e. Tăng bilirubin
gián tiếp có thể phòng , điều trị bằng tin -mesoporphyrin, ức chế sản xuất heme
oxygenase . Tuy nhiên, hiện FDA không chấp nhận thu ốc này
f. Đối với trẻ bị
bệnh tán huyết đồng miễn dịch và TSB tăng mặc dù chiếu đèn tích cực(theo AAP)
hay gần ngưỡng thay máu 2–3mg/dL, truyền immunoglobulin 0,5-1 g/kg trong 2h và
lặp lại sau 12h nếu cần thiết.
6. THEO DÕI
a. Trong thời gian
nằm viện:
- Mức độ vàng da,
biểu hiện thần kinh mỗi 4 – 6 giờ nếu vàng da nặng, mỗi 24 giờ trong trường hợp
vàng da nhẹ.
- Bilan dịch ra vào,
cân nặng mỗi ngày.
- Không nhất thiết
phải đo Bilirubin máu mỗi ngày trừ trường hợp vàng da, đáp ứng kém với điều trị
(vàng da không giảm, có biểu hiện thần kinh).
b.Tái khám mỗi tháng
để đánh giá phát triển tâm thần vận động và có kế hoạch phục hồi chức năng kịp
thời.
BỆNH
MÀNG TRONG TRẺ ĐẺ NON
Suy hô hấp do bệnh
màng trong thường gặp ở trẻ dưới 32 tuần tuổi thai. Suy hô hấp (SHH) ở trẻ đẻ
non do thiếu hụt surfactant làm xẹp các phế nang và giảm độ đàn hồi của phổi.
1. LÂM SÀNG
Triệu chứng có thể
xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau đẻ, nếu không điều trị tích cực SHH sẽ tiến
triển nặng dần trong vòng 48h.
Các dấu hiệu của SHH:
- Thở nhanh
- Cánh mũi phập phồng
- Thở rên ở thì thở
ra
- Rút lõm liên sườn,
trên hõm ức và dưới xương sườn
- Tím
Khám lâm sàng: rì rào
phế nang giảm, có thể có phù ngoại biên do giữ nước.
Mức độ suy hô hấp
được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau:
Triệu
chứng
|
0
|
1
|
2
|
1. Di động ngực
bụng
|
Cùng
chiều
|
Ngực
< bụng
|
Ngược
chiều
|
2. Co kéo liên sườn
|
–
|
+
|
++
|
3. Lõm hõm ức
|
–
|
+
|
++
|
4. Cánh mũi phập
phồng
|
–
|
+
|
++
|
5. Tiếng rên
|
–
|
Qua
ống nghe
|
Nghe
được bằng tai
|
Tổng số điểm:
<3 đ : Không suy
hô hấp
4-6đ : Suy hô hấp vừa
7-10đ : Suy hô hấp
nặng
2. CẬN LÂM SÀNG
- Xquang phổi: Thể
tích phổi giảm, lưới hạt lan tỏa và hình ảnh ứ khí cây phế quản
- Khí máu: Giảm PaO2.
Trong giai đoạn đầu: PCO2 có thể bình thường hoặc tăng nhẹ
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định
- Trẻ đẻ non
- Suy hô hấp ngay sau
đẻ
- Các dấu hiệu đặc
trưng trên xquang phổi
3.2. Chẩn đoán phân
biệt
- Khó thở nhanh
thoáng qua.
- Viêm phổi bẩm sinh.
- Các tình trạng SHH
không do phổi: hạ nhiệt độ, hạ đường huyết, thiếu máu, đa hồng cầu, toan chuyển
hóa
3.3. Biến chứng
- Tràn khí màng phổi
- Chảy máu phổi
- Còn ống động mạch
- Xuất huyết não
- Viêm ruột hoại tử
- Bệnh võng mạc ở trẻ
đẻ non
- Bệnh phổi mạn tính
4. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc chung:
- Dự phòng corticoide
trước sinh
- Surfactant ngoại
sinh
- Thông khí hỗ trợ
Corticoid trước sinh:
Cho corticoid cho các
bà mẹ có nguy cơ cao đẻ non từ 23 – 34 tuần Surfactant:
Dự phòng suy hô hấp
do bệnh màng trong: sử dụng surfactant sớm để dự phòng SHH ngay sau khi ổn định
bệnh nhân cho các bệnh nhân < 27 tuần tuổi thai.
Điều trị: cho các
bệnh nhân đẻ non có hội chứng màng trong phải thở máy với FiO2 ≥ 30% hoặc thất
bại với nCPAP (cần FiO2 ≥ 40% để duy trì SpO2 > 90%).
Liều: 50 – 200mg/kg/lần,
tùy theo mức độ nặng của bệnh (nếu dùng liều 200mg/kg sẽ giảm nguy cơ phải điều
trị lặp lại). Liều lặp lại: khi bệnh nhân cần FiO2 >30% và không rút được
nội khí quản sau bơm surfactant. Tối đa có thể lặp lại 3 lần.
Đường dùng: bơm qua
nội khí quản.
Thông khí hỗ trợ
Thở nCPAP để ngăn xẹp
phế nang, duy trì dung tích cặn chức năng và giảm các cơn ngừng thở.
Thở máy không xâm
nhập (NIPPV): tránh các chấn thương do ống nội khí quản.
Thở máy xâm nhập khi
có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Toan hô hấp: pH
< 7,2 và pCO2> 60mmHg với nCPAP
- Giảm oxy: PaO2
<50mmHg với pCO2> 60mmHg với nCPAP
- Ngừng thở dài
Đích điều trị duy
trì: SpO2: 90 – 95%, PaCO2: 45 - 60mmHg
Điều trị hỗ trợ:
- Giữ nhiệt độ da
bụng 36,5 – 37 oC để
giảm tiêu thụ oxy và năng lượng
- Cân bằng dịch: nên
giữ âm nhẹ
Gợi ý cách xử trí RDS
ở trẻ đẻ non
<
29 tuần
|
29
– 31 tuần
|
≥
32 tuần
|
Thở máy không xâm
nhập+surfactant sớm
|
Thở máy không xâm
nhập
Cho surfactant nếu
phải đặt ống nội khí quản
|
Theo dõi
CPAP/ thở máy không
xâm nhập nếu có SHH
|
Rút NKQ sớm nếu đặt
NKQ
Cho Caffeine
|
Cho điều trị
surfactant nếu FiO2 > 35% và có dấu hiệu trên xquang
Cho Caffeine
|
Cho điều trị
surfactant muộn hơn khi FiO2 > 40%, có dấu hiệu trên xquang
Cho Caffeine nếu có
triệu chứng
|
Lặp lại nếu
FiO2 > 35%
|
Lặp lại nếu
FiO2 > 40%
|
Lặp lại: FiO2 >
45%
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Recommendation for
neonatal surfactant therapy. Pediatrics child health. Feb 2005; 10(2):
109-116.
2. William A.Engle.
Surfactant replacement therapy for respiratory distress in preterm and term
neonate. pediatrics 2008; 121; 419
3. Firas Saker et al.
Prevention
and treatment of respiratory distress syndrome in preterm infants. Up to
date; 2014.
BỆNH
NÃO THIẾU OXY THIẾU MÁU CỤC BỘ
(HIE:
Hypoxic-ischemic Encephalopathy)
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa:
HIE hay ngạt chu sinh
là một tổn thương của thai và trẻ sơ sinh do thiếu oxy và thiếu tưới máu đến
các cơ quan đi kèm với nhiễm axit lactic mô.
1.2. Đặc điểm dịch tễ
- Tần suất ngạt khoảng
1-1,5% ở hầu hết các trung tâm và thường liên quan đến tuổi thai và trọng lượng
sinh.
- Chiếm 0,5% trẻ sơ
sinh sống > 36 tuần tuổi thai.
- Tần suất này cao
hơn ở trẻ sơ sinh đủ tháng có mẹ bị đái đường, mẹ nhiễm độc thai nghén, suy
dinh dưỡng bào thai, đẻ ngôi ngược và trẻ già tháng.
1.3. Nguyên nhân và
hậu quả
a. Nguyên nhân
- Nguyên nhân từ mẹ:
cao huyết áp (cấp hoặc mãn), hạ huyết áp, nhiễm trùng (bao gồm cả viêm màng
ối), thiếu oxy do bệnh lý tim phổi, đái tháo đường, bệnh mạch máu của mẹ và sử
dụng cocain,vỡ tử cung
- Nguyên nhân do nhau
thai: bất thường nhau thai, nhồi máu, xơ hóa.
- Tai biến dây rốn:
sa dây rốn, dây rốn bị thắt, bị chèn ép, bất thường mạch máu rốn.
- Nguyên nhân do thai:
thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh cơ tim, phù, suy tim/tuần hoàn nặng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
a. Trong bào thai
- Chậm phát triển
trong tử cung với sự tăng đề kháng mạch máu có thể là biểu hiện đầu tiên của
thiếu oxy thai.
- Trong quá trình
chuyển dạ, nhịp tim thai chậm, không đều hoặc muộn hơn tăng nhịp tim thai.
- Phân tích máu qua
da đầu thai có thể thấy pH < 7,2.
b. Vào lúc đẻ: xác
định ngạt thông thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Suy thai cấp (nhịp
tim thai bất thường, dịch ối có phân su).
- Apgar < 5điểm
lúc 5 phút và 10 phút
- Toan chuyển hóa
nặng (PH < 7, HCO3- thiếu hụt kiềm ≥ 12
mmol/l, tăng axit lactic máu).
- Các dấu hiệu thần
kinh (co giật, hôn mê, giảm trương lực cơ…)
- Tổn thương nhiều cơ
quan (suy đa phủ tạng): tim, phổi, đặc biệt nhất là thận, gan.
- Loại bỏ tất cả các
nguyên nhân khác của bệnh não.
Phân
loại các giai đoạn bệnh não của SARNAT cải tiến
|
Giai
đoạn I
(nhẹ)
|
Giai
đoạn II
(trung
bình)
|
Giai
đoạn III
(nặng)
|
Tình trạng ý thức
|
Kích
thích
|
Lơ
mơ
|
Hôn
mê
|
Vận động tự nhiên
|
Bình
thường
|
Giảm
|
Mất
|
Kiểm soát thần kinh
cơ
|
Tư thế
|
Gấp
các chi
|
Gấp
các chi mạnh
|
Cơn
duỗi cứng
|
Trương lực cơ
|
Bình
thường
|
Giảm
nhẹ
|
Mềm
nhẽo
|
Phản xạ gân xương
|
Tăng
|
Tăng
|
Giảm
hoặc mất
|
Phản
xạ nguyên thủy
|
Mút
|
Có
|
Yếu
hoặc mất
|
Mất
|
Moro
|
Quá
mức
|
Yếu,
không đầy đủ
|
Mất
|
Trương lực cơ cổ
|
Nhẹ
|
Mạnh
|
Không
có
|
Hệ
thống thần kinh tự động
|
Đồng tử
|
Giãn
|
Co
|
Không
đồng đều, kém đáp ứng với ánh sáng, giãn đồng tử
|
Tần số tim
|
Nhanh
|
Chậm
|
Thay
đổi
|
Co giật
|
Không
có
|
Thường
xuyên, khu trú hoặc nhiều ổ
|
Không
thường xuyên (không bao gồm cơn duỗi cứng)
|
2.2. Cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm:
điện giải đồ, LDH, men gan, creatinin ure máu, men tim, đông máu và khí máu.
- aEEG: có giá trị
chẩn đoán (sóng chậm ở giai đoạn I) và tiên lượng (cơn kịch phát, vạch đẳng
điện trong cơn).
- Siêu âm qua thóp:
trong trường hợp nặng thấy được phù não, phát hiện xuất huyết lớn nội sọ, đây
là chống chỉ định điều trị hạ thân nhiệt.
- Chụp cắt lớp vi
tính sọ não (CT Scanner) xác định tổn thương: phù não, xuất huyết, tổn thương
thiếu máu do thiếu oxy cục bộ. Chỉ chỉ định chụp CT khi cần thiết cho mục đích điều
trị.
- Chụp cộng hưởng từ
sọ não (MRI): giữa ngày thứ 7-10 là kỹ thuật chọn lựa tốt nhất để thấy các tổn
thương não.
3. XỬ TRÍ
3.1. Trước sinh: Theo
dõi tim thai và xử trí sản khoa tốt
3.2. Tại phòng sinh:
Cấp cứu hồi sức trẻ tốt
3.3. Điều trị sau
sinh:
a. Hô hấp: Duy trì
PaCO2: 45 – 55mmHg và PaO2 < 80mmHg để SpO2 <95% (tăng hoặc giảm CO2,
paO2 quá mức đều gây thêm tổn thương não).
b. Duy trì tưới máu
não và tưới máu tổ chức: tránh hạ hoặc tăng huyết áp, không làm tăng độ nhớt
của máu (nên duy trì huyết áp trung bình 35 – 40 mmHg).
c. Duy trì chuyển hóa
bình thường: đường huyết, nuôi dưỡng, can xi máu
d. Kiểm soát tốt co
giật:
- Phenobarbital: 20mg/kg
tiêm tĩnh mạch chậm trong 15 phút. Sau 30 phút nếu còn co giật, lặp lại liều
thứ hai 10mg/kg tiêm TM/15 phút. Tổng liều tối đa không quá 40mg/kg. Sau 24 giờ
tiếp theo dùng liều duy trì : 3 -5 mg/kg/ngày. Đảm bảo bacbital máu giữa 15-40
mg/l.
- Phenytoin: nếu
không đáp ứng sau khi dùng liều cao phenobacbital. Phenytoin 20mg/kg truyền
tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì: 5mg/kg/ngày (chỉ dùng nước muối sinh
lý để pha phenytoin). Chấp nhận dilantine máu giữa 15-20mg/l.
- Benzodiazepines:
0,05 – 0,1 mg/kg/liều tiêm tĩnh mạch
- Cắt cơn giật lâu
dài: Có thể sử dụng thuốc co giật kéo dài từ 1-6 tháng hoặc hơn nếu trẻ sơ sinh
có nguy cơ cao tái phát co giật về sau với tồn tại thiếu hụt thần kinh và bất
thường trên EEG.
a. Kiểm soát phù não:
tránh quá tải dịch b. Điều trị các tổn thương khác:
- Rối loạn chức năng
tim: hạn chế dịch, dopamin, milrinone.
- Rối loạn chức năng
thận: hạn chế dịch, lợi tiểu, dopamin liều thấp
- Tổn thương dạ dày
ruột: chỉ cho ăn khi huyết động ổn định.
- Rối loạn đông máu:
truyền plasma tươi, tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh tùy theo thiếu hụt.
c. Liệu pháp hạ thân
nhiệt: là biện pháp bảo vệ não cho trẻ sơ sinh ngạt. Mặc dù thiếu những so sánh
cần thiết, làm lạnh vùng đầu và làm lạnh toàn thân cho thấy hiệu quả và độ an
toàn như nhau. Làm lạnh toàn thân tạo thuận lợi cho việc theo dõi điện não đồ
hơn.
Các tiêu chuẩn bao
gồm:
- Tuổi thai ≥ 36 tuần
và < 6 giờ tuổi
- Một trong các tiêu
chuẩn sau:
+ PH ≤ 7 hoặc kiềm dư
≥16 mmol/l trong máu cuống rốn hoặc bất kỳ mẫu máu lấy trong vòng 1 giờ đầu sau
đẻ.
+ Apgar 10 phút: <
5điểm
+ Cần tiếp tục hồi
sức bắt đầu sau đẻ và kéo dài đến đến 10 phút ( Hô hấp hỗ trợ, ấn ngực, hoặc
cần dùng thuốc).
- Bệnh não mức độ vừa
đến nặng qua khám lâm sàng
- Khi liệu pháp hạ
thân nhiệt không được dùng, khuyến cáo theo dõi sát nhiệt độ cơ thể, tránh tăng
thân nhiệt.
Tiêu chuẩn loại trừ
của điều trị hạ thân nhiệt
- > 6h tuổi
- Đẻ non <36 tuần
- Cân nặng lúc đẻ ≤
1800g
- Bệnh chuyển hóa bẩm
sinh
- Nhiễm trùng nặng
- Đa dị tật
4. TIÊN LƯỢNG
Nói chung, tỷ lệ tử
vong do ngạt ở trẻ sơ sinh đủ tháng từ 10-20%. Tỷ lệ di chứng thần kinh khoảng
30%. Nguy cơ bệnh não trên trẻ sống còn có ngạt chu sinh là 5-10% so với 0,2%
dân số nói chung.
Tiên lượng theo phân
độ của SARNAT:
- Giai đoạn 1 hoặc
HIE nhẹ: 98 -100% trẻ có thần kinh bình thường và < 1% tử vong.
- Giai đoạn 2 hoặc
HIE trung bình: 20-37% tử vong hoặc có bất thường thần kinh về sau. Nhóm này có
thể cải thiện tốt nếu hạ thân nhiệt điều trị.
- Giai đoạn 3 hoặc
HIE nặng: hầu như trẻ với bệnh não nặng (độ 3) tử vong (50%) hoặc phát triển di
chứng thần kinh (bại não, chậm phát triển, động kinh, não nhỏ).
Khuyến cáo cho các
tuyến
Khi có bệnh nhân HIE:
cho hạ thân nhiệt thụ động
- Không bật nguồn
sưởi khi cấp cứu tại phòng đẻ
- Hội chẩn với tuyến
có khả năng điều trị hạ thân nhiệt để có thể chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị
an toàn và kịp thời.
- Đo nhiệt độ trực
tràng mỗi 15 phút
- Trong quá trình vận
chuyển bệnh nhân cần kiểm soát nhiệt độ trực tràng ở 33,50 C. Khi nhiệt độ xuống
340 C nên chuẩn bị sẵn
nguồn nóng, nếu nhiệt độ trực tràng <330 C để nguồn sưởi ở mức thấp nhất. Điều chỉnh
nguồn nóng để đạt được nhiệt độ mong muốn. Nếu nhiệt độ >340 C thì mở cửa lồng ấp
hoặc nới bớt chăn.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn Quốc gia
về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009, Chăm sóc sơ sinh, tr. 209-259.
2. Laugier J. 2006,
Soins aux nouveau-nés: avant, pendant et apres la naisance, Masson.
3. John P. Cloherty,
Ann R. Stark (2012), Manual of Neonatal Care, Lippincott Williams &
Winkins.
4. Nelson Textbook of
Pediatrics 2008, SAUNDERS.
5. Vademecum neonatal
2009
6. Neonatology:
Management, Procedures, On-Call Problems, Diseases, and Drugs 2004, Neonatal
seizures, McGraw-Hill Companies. Yvonne Wu: Neonatal encephalopathy. www.uptodate.com
SUY
HÔ HẤP SƠ SINH
1. ĐẠI CƯƠNG
Suy hô hấp cấp là sự
rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch.
2. NGUYÊN NHÂN
- Bệnh nhu mô phổi:
bệnh màng trong, cơn khó thở nhanh thoáng qua, hít nước ối phân su.
- Bệnh màng phổi:
tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch dưỡng chấp.
- Tim mạch: bệnh tim
bẩm sinh, cao áp phổi nguyên phát, thiếu máu hay đa hồng cầu.
- Thần kinh: ngạt chu
sinh (ngưng thở, xuất huyết não, phù não), mẹ dùng thuốc (thuốc mê, an thần),
tổn thương thần kinh hoành, bệnh lý thần kinh cơ.
- Nhiễm trùng: viêm
phổi, nhiễm trùng huyết.
- Chuyển hóa: toan
chuyển hóa, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
- Bệnh lý ngoại khoa:
hẹp mũi sau, teo thực quản, thoát vị hoành, hội chứng Pierre Robin.
- Thanh quản: màng
chắn thanh quản, u nhú thanh quản, mềm sụn thanh quản, liệt dây thanh âm.
+ Khí quản: mềm khí
quản, hẹp khí quản.
+ U/kén phổi bẩm
sinh.
+ Bất thường xương
sườn, lồng ngực.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Các yếu tố nguy cơ
- Sinh non: nguy cơ
bệnh màng trong, cơn ngưng thở.
- Sinh già tháng: hít
nước ối phân su.
- Sinh mổ: chậm hấp
thu dịch phế nang.
- Sinh ngạt: nguy cơ
hít.
- Da nhuộm phân su:
viêm phổi hít phân su.
- Mẹ vỡ ối sớm, sốt
trước hay trong lúc sinh, nước ối xấu hay có mùi hôi: viêm phổi.
- Mẹ tiểu đường: ảnh
hưởng tổng hợp surfactant: bệnh màng trong.
- Trẻ bị lạnh,
stress, bệnh lý khác: tăng tiêu thụ oxy.
Khám lâm sàng:
- Gồm 3 nhóm triệu
chứng chính:
+ Thay đổi nhịp thở:
thở nhanh > 60l/ph, hoặc thở chậm < 30l/ph.
+ Dấu hiệu thở gắng
sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm ngực, thở rên.
+ Tím khi thở khí
trời: tím quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân, đo SpO2< 90%.
- Ngoài ra còn có
những triệu chứng đáng chú ý khác: nhịp tim nhanh hay chậm, thay đổi tri giác,
giảm phản xạ.
- Mức độ suy hô hấp
được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau:
Triệu
chứng
|
0
|
1
|
2
|
Di động ngực bụng
|
Cùng
chiều
|
Ngực
< bụng
|
Ngược
chiều
|
Co kéo liên sườn
|
–
|
+
|
++
|
Lõm hõm ức
|
–
|
+
|
++
|
Cánh mũi phập phồng
|
–
|
+
|
++
|
Tiếng rên
|
–
|
Qua
ống nghe
|
Nghe
được bằng tai
|
Tổng số điểm:
<3 đ : Không suy
hô hấp
4-6đ : Suy hô hấp nhẹ
>7-10đ : Suy hô
hấp nặng
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu, CRP,
cấy máu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng huyết.
- X quang phổi: phát
hiện nguyên nhân gây suy hô hấp và các bệnh lý đi kèm.
- Khí máu động mạch,
mao mạch.
- Đường, canxi.
3.3. Chẩn đoán xác
định
- Lâm sàng: thay đổi
nhịp thở, khó thở, thở gắng sức.
- PaO2 < 50-60 mmHg và/hoặc
PaCO2 > 60mmHg, pH <
7,25.
3.4. Chẩn đoán phân
biệt
Bệnh
lý
|
Tuổi
thai
|
Dấu
hiệu
|
Tiền
sử sản khoa
|
X
quang
|
Bệnh màng trong
|
Non tháng
|
SHH sớm sau sinh
|
Sanh non ± ngạt
|
Lưới hạt, khí phế
quản đồ
|
Hít phân su
|
Già tháng, đủ tháng
|
Lồng ngực căng
phồng; nhuộm phân su da, cuống rốn.
|
Nước ối xanh, ngạt,
có phân su trong dịch ối
|
Xẹp, xen kẽ ứ khí
từng vùng
|
Ngạt, viêm phổi hít
(ối, máu)
|
Già tháng, đủ tháng
|
SHH, dấu hiệu thần
kinh
|
Ngạt chu sinh, đôi
khi phải giúp thở ngay sau sanh
|
Tăng đậm mạch máu
phổi, đôi khi trắng xóa 2 phổi
|
Viêm phổi
|
Mọi tuổi
|
Sốt hoặc hạ thân
nhiệt, vàng da sớm
|
Vỡ ối sớm, nước ối
mùi hôi, mẹ mắc bệnh nhiễm trùng
|
Mờ dạng đốm và/hoặc
khí phế quản đồ, có thể khó phân biệt với bệnh màng trong
|
Tràn khí màng phổi
|
Đủ tháng > non
tháng
|
Lồng ngực căng
phồng bên tràn khí
|
Hít phân su, ngạt
phải hồi sức hô hấp tuần hoàn
|
Tràn khí một bên
|
Thở nhanh thoáng
qua ở trẻ sơ sinh
|
Đủ tháng > non
tháng
|
Thở nhanh, rên nhẹ,
ít gây SHH nặng
|
Sanh mổ, kẹp rốn
trễ
|
Tăng đậm mạch máu
phổi, rãnh liên thùy, đường viền màng phổi
|
Cơn ngưng thở ở trẻ
non tháng
|
Non tháng
|
Cơn ngưng thở
>20 giây kèm mạch chậm <100 l/p
|
|
Phổi sáng bình
thường, cần chẩn đoán loại trừ
|
Thoát vị hoành
|
Đủ tháng > non
tháng
|
Phế âm mất 1 bên,
bụng lõm
|
Có thể có chẩn đoán
trước sinh
|
Quai ruột trong
lồng ngực
|
Teo thực quản
|
Đủ tháng, non tháng
|
Sùi bọt miệng,
không thể đặt sonde dạ dày
|
Có thể có chẩn đoán
trước sinh
|
Bóng khí của túi
cùng thực quản
|
Tim bẩm sinh
|
Đủ tháng, non tháng
|
Suy hô hấp hiếm khi
< 4giờ sau sanh
|
|
Bóng tim to, tuần
hoàn phổi tăng hoặc giảm.
|
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều
trị
- Thông đường thở.
- Cung cấp oxy.
- Điều trị nguyên nhân.
- Điều trị hỗ trợ.
4.2. Xử trí ban đầu
- Thông đường thở:
Giải quyết nguyên nhân gây tắc, chèn ép đường hô hấp.
+ Tắc mũi sau: Kích
thích cho khóc hoặc đặt ống thông miệng hầu nhằm giúp thở qua miệng. Cần chuyên
khoa tai mũi họng can thiệp.
+ Hút đờm nhớt.
- Cung cấp oxy:
+ Chỉ định:
+ Thay đổi nhịp thở
>60 l/p hoặc <30 l/p, kèm theo dấu hiệu thở gắng sức.
+ Hoặc tím tái.
+ Hoặc PaO2< 60mmHg (đủ
tháng), PaO2<50 mmHg (non
tháng).
+ Mục tiêu: Giữ SpO2 = 90-95% (đủ tháng và
non tháng).
+ Nguyên tắc:
Thực hiện khẩn
trương, tích cực.
Đảm bảo nồng độ oxy
thích hợp, FiO2=100% nếu trẻ tím
tái, sau đó giảm dần FiO2 xuống.
+ Phương pháp:
Thở Oxy qua ống thông
2 mũi (cannula): 0,25 – 1 lít/phút. Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP)
khi:
+ SHH do bệnh lý tại
phổi thất bại với oxy:
+ Các dấu hiệu lâm
sàng của SHH không cải thiện với oxy qua thông mũi.
+ Cơn ngưng thở kéo
dài không cải thiện với oxy, thuốc kích thích hô hấp.
+ SpO2< 85-90% (PaO2< 50-60mmHg) với
thở oxy qua ống thông mũi.
+ Thở không hiệu quả,
thở nông nhanh hoặc gắng sức nhiều.
+ Tràn khí màng phổi
sau khi đã được dẫn lưu.
Thở máy: Nếu thở
NCPAP với FiO2=60-70% mà không duy
trì được PaO2>50-60mmHg hay trẻ
ngưng thở, hoặc ngưng thở kéo dài phải bóp bóng hỗ trợ ở trẻ non tháng nhiều
hơn 3 lần/giờ mặc dù đã sử dụng NCPAP và cafein.
4.3. Điều trị nguyên
nhân
- Các bệnh lý cần can
thiệp ngoại khoa: thoát vị hoành, teo thực quản, teo tịt lỗ mũi sau…
- Các bệnh lý nội
khoa có xử trí đặc hiệu:
+ Viêm phổi hít phân
su: bơm surfactant.
+ Tràn khí màng phổi:
lượng nhiều cần dẫn lưu.
+ Ngộ độc Morphin
hoặc dẫn xuất Morphin: Dùng Naloxone 0,1mg/kg/lần TM.
+ Cơn ngưng thở ở trẻ
sinh non: Cafein citrate 20mg/kg liều tấn công, 5mg/kg/ngày liều duy trì TM
hoặc uống.
+ Bệnh màng trong:
bơm surfactant, thở NCPAP.
4.4. Xử trí tiếp theo
- Đảm bảo khả năng
phân bố oxy cho mô và tế bào:
+ Sốc: bồi hoàn thể
tích tuần hoàn.
+ Chỉ định truyền máu
theo tuổi thai và bệnh chính.
- Điều trị toan máu:
Chỉ bù Bicarbonate
khi có toan chuyển hóa nặng (pH< 7,2) và không kèm toan hô hấp.
4.5. Điều trị hỗ trợ
- Đảm bảo môi trường
nhiệt độ thích hợp.
- Cung cấp oxy ẩm,
ấm.
- Cung cấp đủ năng
lượng, tùy tình trạng bệnh có thể bơm sữa qua sonde dạ dày hoặc nuôi bằng đường
tĩnh mạch.
- Điều trị nhiễm
trùng: Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.
5.PHÒNG BỆNH
- Thực hiện tốt hồi
sức tại phòng sinh, xử trí ngạt.
- Phòng ngừa hít,
sặc, chống trào ngược.
- Sử dụng corticoid
trước sinh cho bà mẹ mang thai 24 -34 tuần có nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới
để phòng ngừa bệnh màng trong: dùng 2 liều Betamethason 12mg (TB) 24 giờ/lần
hoặc 4 liều Dexamethasone 6mg (TB) 12giờ/lần.
DINH
DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHO TRẺ SINH NON, NHẸ CÂN
1. ĐẠI CƯƠNG
Trẻ sinh non, nhẹ cân
không có cơ hội tăng trưởng và phát triển đầy đủ trong tử cung nên có những đặc
điểm sinh lí khác với trẻ đủ tháng, các hệ cơ quan chưa trưởng thành, trong đó
có hệ tiêu hóa, hoạt động chức năng chưa hoàn thiện như trẻ đủ tháng.
Có nhiều thách thức
trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non - nhẹ cân: dự trữ hạn chế, hấp thu và tiêu
hóa kém, nhiều bệnh lí đi kèm nhưng lại cần nhu cầu cao hơn so với trẻ đủ
tháng.
Chiến lược dinh dưỡng
tăng cường cho trẻ sinh non nhẹ cân phải đạt mục tiêu:
1. Giảm sụt cân sau
sinh
2. Lấy lại cân nặng
lúc sinh sớm
3. Giúp tăng trưởng
bắt kịp. Bao gồm: (1) Trong bệnh viện, giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau
khi sinh xấp xỉ với thai nhi bình thường có cùng tuổi thai, (2) Sau xuất viện,
giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau khi sinh xấp xỉ với trẻ bình thường có
cùng tuổi điều chỉnh trong suốt năm đầu đời.
Trong bài này chúng
tôi sử dụng khuyến cáo điều trị dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân của Hội
nhi khoa Việt Nam và Hội chu sinh, sơ sinh thành phố Hồ Chí Minh.
2. CHỈ ĐỊNH NUÔI ĂN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA TỐI THIỂU
- Trẻ non tháng,
thường < 32 tuần (hay < 1800g), không chống chỉ định nuôi ăn tiêu hóa.
- Bắt đầu sớm sau khi
sinh, thường vào ngày 1-2 sau sinh, có thể kéo dài trong 3-6 ngày.
- Ưu tiên dùng sữa
mẹ, nếu không có sữa mẹ dùng sữa công thức cho trẻ non tháng 20 kcal/oz với thể
tích 10-20 ml/kg/ngày.
- Chú ý: có thể cho
trẻ nuôi ăn tối thiểu khi đang thở máy hay có catheter rốn, ngạt nặng bắt đầu
sau 48-72 giờ. Không pha loãng sữa cho trẻ ăn.
3. TĂNG LƯỢNG SỮA
NUÔI ĂN
Khi bệnh nhân dung
nạp với nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu, tăng sữa với tốc độ tuỳ từng bệnh nhân từ
10-30 ml/kg/ngày.
Hướng dẫn chung: trẻ
< 1000 g: tăng 10 ml/ kg/ngày, trẻ 1000 – 1500 g: tăng 20 ml/ kg/ ngày trẻ ≥
1500 g: tăng 30 ml/ kg/ ngày.
4. CÁCH NUÔI ĂN
Nên nuôi ăn ngắt
quãng, mỗi 2 giờ cho trẻ < 1000g và mỗi 3 giờ đối với trẻ ≥ 1000g. Chú ý
hiện tượng mất chất béo khi để chúc bơm xi-lanh nuôi ăn lâu. Chỉ dùng bơm liên
tục trong một số trường hợp đặc biệt: nhu động ruột kéo dài, hội chứng ruột
ngắn hay kém dung nạp tiêu hóa kéo dài.
5. LOẠI SỮA NUÔI ĂN
- Sữa mẹ tăng cường
một phần (pha 2 gói bột tăng cường trong 100 ml sữa mẹ) khi trẻ dung nạp với
thể tích sữa mẹ khoảng 80-100 ml/kg/ngày hay đang ăn sữa công thức cho trẻ non
tháng thì chuyển sang loại 22 kcal/oz.
- Sữa mẹ tăng cường
đầy đủ (pha 4 gói bột tăng cường trong 100 ml sữa mẹ) khi trẻ dung nạp với thể
tích sữa mẹ khoảng 130 ml/kg/ngày hay đang ăn sữa công thức cho trẻ non tháng
thì chuyển sang loại 24 kcal/oz.
- Thể tích sữa: với
sữa mẹ tăng cường là 180 ml/kg/ngày. Và đối với sữa công thức cho trẻ non tháng
là 160 ml/kg/ngày.
6. HƯỚNG DẪN CHUNG
|
<
1000 g
|
1000
- < 1500 g
|
≥
1500g
|
Nuôi ăn tối thiểu
|
1ml x 6 trong 3 -6
ngày
|
2 ml x 8 trong 3
ngày
|
N1: 3 ml x 8
|
Thê tich tăng thêm
|
Sau đó 1 ml x 12 và
tăng 1ml mỗi 24 giờ
|
Sau đó 2 ml x 8 và
tăng 1 ml mỗi 12 giờ
|
Từ N2: tăng 1 ml /
mỗi 6 giờ
|
150 ml/kg/ngày
|
#
N15
|
#
N14
|
#
N7
|
7. CÁC TRIỆU CHỨNG
KHÔNG DUNG NẠP TIÊU HÓA
Bao gồm: trớ sữa,
bụng chướng/vòng bụng tăng > 2 cm, nhu động ruột giảm, đổi màu da bụng, phân
máu, triệu chứng toàn thân như cơn ngưng thở, cơn tím, tim chậm, li bì.
8. XỬ TRÍ DỊCH HÚT DẠ
DÀY
9. CÁC BIỆN PHÁP CÓ
THỂ GIÚP CẢI THIỆN DUNG NẠP TIÊU HÓA
Bao gồm đặt nằm tư
thế đầu cao khi ăn, tư thế nghiêng phải hay nằm sấp, thể tích sữa ăn không quá
160 - 180 ml/kg/ngày, điều trị bệnh nhiễm khuẩn đi kèm, đảm bảo sonde nuôi ăn
đúng vị trí và đúng kích cỡ, thụt tháo nhẹ bằng Natri chlorua 0,9% nếu trẻ non
tháng không tiêu quá 24 giờ, điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
10. CHUYỂN TỪ ĂN QUA
ỐNG SANG BÚ
Điều kiện chuyển khi
trẻ > 32 tuần tuổi, tri giác tốt, thở < 60 l/p, nhịp tim < 180 l/p,
SpO2 > 88% trong > 48 giờ ăn qua ống trước đó. Tập bú tăng dần số lần ăn
và thời gian bú mỗi lần, phần còn lại cho qua ống cho đến khi trẻ có thể bú hết
và đủ các lần bú.
11. THEO DÕI DINH
DƯỠNG TIÊU HÓA
a. Giai đoạn tại bệnh
viện
- Thời điểm lấy lại cân
nặng lúc sinh: khoảng 3 tuần ở trẻ < 1000g, khoảng 2 tuần ở trẻ 1000 – <
1500g, ngắn hơn ở trẻ ≥ 1500g.
- Nếu trẻ tăng trưởng
tốt: đánh giá lại mỗi tuần.
- Nếu chậm tăng trưởng:
nếu trẻ đang được nuôi ăn sữa mẹ tăng cường toàn phần thì bổ sung ½ số lần ăn
là sữa năng lượng 27 kcal/oz, nếu trẻ đang dùng sữa non tháng loại 24 kcal/oz
thì chuyển sang loại sữa năng lượng 27 kcal/oz. Sau 2 tuần đánh giá lại, nếu
vẫn tăng trưởng kém xem xét thay thế loại 27 kcal/oz bằng loại 30 kcal/oz.
b. Giai đoạn sau xuất
viện
- Khi trẻ xuất viện thì
sau 1 tuần và 1 tháng cần tái khám để theo dõi tăng trưởng, albumin, Ca/P,
phosphatase kiềm, Hct, hồng cầu lưới. Siêu âm thận lúc 2 tháng tuổi.
- Dùng sữa mẹ tăng
cường hay sữa công thức cho trẻ non tháng 24 kcal/oz cho tới khi trẻ đạt 3500g.
Sau đó chuyển sang sữa mẹ tăng cường hay sữa công thức cho trẻ non tháng loại
22 kcal/oz cho tới khi trẻ đạt 9 tháng tuổi hiệu chỉnh.
PHỤ
LỤC: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG FENTON
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn dinh
dưỡng của khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2008)
2. Adamkin DH (2009).
Nutritional strategies for the VLBW infants, Chapter 1-10; pp:1-63. Cambridge University Press.
3. Agostoni C et al.
Enteral nutrient supply for preterm infants: Commentary from ESPGHAN Committee
on Nutrition. JPGN 2010;50:85-91.
4. Cook RJ (2012).
Post-Discharge Nutrition in Preterm Infants. In: Buonocore G, Bracci R (Eds)
Neonatology A practical Approach to Neonatal Diseases. Section III, Chapter 48,
pp:320-329
5. Ehrenkranz RA,
Dusick AM, Vohr BR et al (2006) Growth in the neonatal intensive care unit
influences neurodevelopmental and growth outcomes of extremely low birth weight
infants. Pediatrics 117:1253–1261
6. Johannes B.
(2012). Enteral Feeding of the Very Low Birth Weight Infant. In: Buonocore G,
Bracci R (Eds) Neonatology A practical Approach to Neonatal Diseases. Section
III, Chapter 46, pp: 304-308.
7. Klein CJ (ed)
(2002) Nutrient requirements for preterm infant formulas. J Nutr 132
(Suppl):1395S–1577S
8. KK women's and
Children's Hospital, Singapore (2012). VLBW Guidelines..
9. NeoTNT 2012, Singapore.
10. Rigo J, Senterre
T (2012). Parenteral Nutrition. In: Buonocore G, Bracci R Eds) Neonatology A
practical Approach to Neonatal Diseases. Section III, Chapter 47, pp: 311-319.
11. Riskin A,
Agostoni C, Shamir R (2012). Physiology of the Gastrointestinal Tract. In:
Buonocore G, Bracci R (Eds) Neonatology A practical Approach to Neonatal
Diseases. Section III, Chapter 42, pp:263-277.
12. Saudi Neonatology
Society. Guideline of enteral feeding for preterm infants in Saudi Arabia.
13. Schanler RJ
(2012). Parenteral Nutrition in premature infants. Uptodate online. URL: http://www.uptodate.com/contents/parenteral-nutrition-
in-premature-infants?source = search_result&search = parenteral + nutrition
+ premature & selected
Title=1%7E150. Last update May 17, 2012.
14. Ziegler
EE (2012). Nutritional Recommendations for the Very Low Birth Weight Newborn.
In: Buonocore G, Bracci R (Eds) Neonatology A practical Approach to Neonatal
Diseases. Section III, Chapter 45, pp:298-302.
DỰ ĐOÁN, ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY CƠ
CAO
I. SƠ
SINH ĐẺ NON
1. ĐẠI
CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa:
Theo Tổ
chức Y tế thế giới, gọi là trẻ đẻ non khi trẻ sinh ra < 37 tuần thai (259
ngày), sơ sinh rất non khi < 33 tuần thai và sơ sinh cực non khi < 28
tuần thai. Trẻ sơ sinh “có thể sống” bắt đầu từ 22 tuần thai hoặc cân nặng <
500g.
1.2. Đặc điểm
dịch tễ:
Trẻ đẻ
non chiếm khoảng 5% trẻ sơ sinh, sơ sinh cực non chiếm 1-1,5%.
1.3.
Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi: thường ghi nhận các nguyên nhân sau:
- Phụ nữ
< 16 tuổi hoặc trên 35 tuổi
- Đa thai
- Nhiễm
trùng: nhiễm trùng trong tử cung, viêm màng ối,mẹ nhiễm trùng đường tiểu, cúm,
sốt vàng…
- Ối vỡ
non
- Tai
biến chảy máu: khối máu tụ sau nhau, nhau bong non, nhau tiền đạo.
- Đa ối
- Bất
thường tử cung: hở eo cổ tử cung, dị tật tử cung.
- Bệnh lý
mạch máu nhau: nhau tiền đạo, suy dinh dưỡng bào thai.
- Suy
thai (thiếu ôxy)
- Mẹ tiểu
đường
- Bất
đồng Rhesus
- Bệnh lý
mẹ nặng: tim, hô hấp, ung thư, chấn thương…
- Tình
trạng kinh tế xã hội thấp: được tính bằng thu nhập gia đình, trình độ học thức,
vùng địa lý, tầng lớp xã hội và nghề nghiệp.
2. CÁC
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ ĐẺ NON
2.1. Hô
hấp: có thể có các biểu hiện sau:
- Suy hô
hấp nặng tại phòng sinh do kém thích nghi sau đẻ.
- Hội
chứng suy hô hấp cấp do thiếu Surfactant và chưa trưởng thành phổi.
- Cơn
ngừng thở do trung tâm hô hấp chưa trưởng thành.
- Loạn
sản phổi, bệnh Winson-Mikity và bệnh phổi mãn tính do sinh non.
2.2. Thần
kinh: trẻ đẻ non có nguy cơ cao đối với các vấn đề thần kinh:
- Ngạt
chu sinh
- Xuất
huyết nội sọ
2.3. Tim
mạch:
- Hạ
huyết áp:
+ Giảm
thể tích
+ Rối
loạn chức năng tim
+ Giãn
mạch do nhiễm trùng huyết
- Còn ống
động mạch
2.4.
Huyết học:
- Thiếu
máu
- Tăng
bilirubin máu
2.5. Dinh
dưỡng:
Trẻ đẻ
non thường kém dung nạp sữa và có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt với trẻ đủ
tháng, do đó cần chú ý đặc biệt đến thành phần, năng lượng, thể tích, đường cho
ăn.
2.6. Dạ
dày ruột:
Trẻ đẻ
non có nguy cơ cao viêm ruột hoại tử.
2.7.
Chuyển hóa:
Thường
gặp là rối loạn chuyển hóa glucose và canxi.
2.8.
Thận:
Thận chưa
trưởng thành có đặc tính là tỷ lệ lọc của cầu thận thấp, cũng như chưa có khả
năng xử lý nước, điện giải.
2.9. Điều
hòa thân nhiệt: Dễ bị hạ thân nhiệt và tăng thân nhiệt.
2.10.
Miễn dịch:
Do thiếu
hụt các phản ứng hóc môn và tế bào, trẻ đẻ non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
trẻ đủ tháng.
2.11.
Mắt:
Bệnh võng
mạc có thể phát triển ở trẻ đẻ non < 32 tuần và cân nặng <1500g do võng
mạc chưa trưởng thành và liên quan với nồng độ oxy. Nồng độ oxy tăng dẫn đến sự
co các mạch máu chưa hoàn chỉnh ở võng mạc ngoại vi, từ đó gây ra thiếu máu cục
bộ và tăng sinh tân mạch và xơ hóa ở vùng võng mạc thiếu máu, cuối cùng là bong
võng mạc.
3. XỬ TRÍ
3.1. Điều
trị ngay sau đẻ
- Phòng
sinh phải được trang bị tốt và sẵn sàng.
- Hồi sức
tốt và ổn định trẻ
3.2. Điều
trị tiếp theo
- Điều
hòa nhiệt độ: Đối với trẻ rất non đòi hỏi giường sưởi hoặc lồng ấp.
- Thông
khí hỗ trợ và liệu pháp oxy thích hợp.
- Còn ống
động mạch: hạn chế dịch và liệu pháp oxy có thể có hiệu quả, thuốc indomethacin
hoặc ibuprofen có thể cần thiết. Trường hợp không đóng được ÔĐM có thể cần phẫu
thuật thắt ống động mạch .
- Điều
trị nước và điện giải: Phải tính đến lượng nước mất không nhận biết được để bù
nước, duy trì đường máu bình thường và nồng độ điện giải huyết thanh.
- Nuôi
dưỡng: cần thiết phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch đối với trẻ không có khả
năng dung nạp sữa. Cho ăn qua ống thông dạ dày đối với những trẻ chưa phối hợp
đồng bộ giữa bú và nuốt.
- Tăng
Bilirubin máu: chiếu đèn sớm, trong trường hợp nặng, có thể cần thay máu.
- Nhiễm
trùng: kháng sinh phù hợp
- Miễn
dịch: tiêm vacxin theo lịch tiêm chủng
4. TIÊN
LƯỢNG
1. Di
chứng phát triển tinh thần:
- Di
chứng nặng: bại não, chậm phát triển tinh thần.
- Tổn
thương giác quan: giảm thính lực, tổn thương thị giác.
- Rối loạn
chức năng não: rối loạn ngôn ngữ, không có khả năng học, tăng hoạt động, thiếu
chú ý, rối loạn hành vi.
2. Bệnh
võng mạc ở trẻ đẻ non
3. Loạn
sản phổi
4. Kém
phát triển thể chất
5. Tăng
tỷ lệ bệnh tật trẻ em và hay nằm viện
II. SƠ
SINH GIÀ THÁNG
1. ĐẠI
CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa:
Gọi là sơ
sinh già tháng khi mang thai > 42 tuần (294 ngày tính từ ngày đầu của kinh
cuối).
1.2. Đặc điểm
dịch tễ: chiếm gần 6% (3-14%)
1.3.
Nguyên nhân:
Ngoài một
số trường hợp không rõ nguyên nhân, ngoài ra có thể gặp:
- Đa thai
không bằng nhau (Nulliparity)
- Béo phì
- Thai
nhi nam
- Vô não
- Ba
nhiễm sắc thể 16 và 18
- Hội
chứng Seckel (bird-head dwarfism)
1.4. Nguy
cơ bệnh lý:
Hít phân
su, thiểu ối, nhịp tim thai không ổn định trong chuyển dạ, thai lớn, chỉ số
Apgar thấp và tổn thương lúc đẻ.
2. HỘI
CHỨNG GIÀ THÁNG:
Trẻ già
tháng có thể giảm trọng lượng nhưng chiều dài và chu vi vòng đầu bình thường.
Có thể được xếp loại như sau:
Độ 1:
- Da khô,
nứt, bong, lỏng lẻo và nhăn.
- Biểu
hiện suy dinh dưỡng
- Giảm mô
dưới da
- Mắt mở
và linh lợi.
Độ 2:
- Toàn bộ
đặc trưng của độ 1
- Dịch ối
có phân su
- Suy
thai (một số trường hợp)
Độ 3:
- Các dấu
hiệu của độ 1 và độ 2
- Dính
phân su ở dây rốn và móng tay chân do dịch ối nhuộm phân su kéo dài.
- Nguy cơ
cao thai lưu, tử vong trong đẻ và sau đẻ.
3. XỬ TRÍ
3.1. Điều
trị trước đẻ:
- Đánh
giá cẩn thận chính xác tuổi thai, qua siêu âm thai.
- Đánh
giá trước đẻ bởi khám và theo dõi thai tốt bắt đầu giữa 41- 42 tuần.
Khám đánh
giá thai không tốt, có chỉ định cho đẻ.
3.2. Điều
trị trong đẻ:
Theo dõi
thai, chuẩn bị hồi sức tốt, thực hiện hồi sức trường hợp nước ối có phân su
đúng cách ( xem bài Hội chứng hít phân su).
3.3. Điều
trị sau đẻ:
- Đánh
giá đối với các vấn đề khác
+ Các bất
thường bẩm sinh
+ Suy
thai
+ Tăng áp
lực động mạch phổi tồn tại
+ Hội
chứng hít phân su
+ Hạ
đường máu
+ Hạ can
xi máu
+ Đa hồng
cầu
- Chú ý
để hỗ trợ dinh dưỡng thích hợp
III. TRẺ
NHỎ SO VỚI TUỔI THAI (SGA) HOẶC CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG (IUGR)
1. ĐẠI
CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa:
SGA hoặc
IUGR được xác định khi trọng lượng lúc sinh hoặc chiều dài lúc sinh < 10th
percentile so với tuổi thai hoặc < 2 độ lệch chuẩn (SD) đối với tuổi thai.
1.2. Đặc điểm
dịch tễ:
SGA/IUGR
chiếm tỷ lệ 3-10%.
1.3.
Nguyên nhân:
Có sự
phối hợp giữa các yếu tố sau:
1.3.1.
Yếu tố mẹ:
- Di
truyền, giòng giống, chủng tộc.
- Đa thai
- Cân
nặng thấp trước khi mang thai (SDD).
- Tử cung
bất thường
- Bệnh
mãn tính: bệnh tim mạch, bệnh thận, cao huyết áp mãn hoặc do mang thai, thiếu
máu, bệnh phổi, bệnh mạch máu-hệ tạo keo, đái tháo đường typ D,E, F, R; Bệnh tự
miễn, bệnh tiểu cầu.
- Thai
già tháng, sống ở môi trường núi cao, biểu hiện quái thai, ảnh hưởng của nhiễm
xạ, rượu, thuốc lá, cocain.
1.3.2.
Các yếu tố giải phẫu nhau và rốn:
- Dị tật:
u máu màng ối, nhồi máu, dị tật mạch máu, chỉ có một động mạch rốn.
- Nhồi
máu hoặc tổn thương tại chỗ, nhau bong non, nhau bám thấp.
3. Các
yếu tố thai:
- Dị tật:
bất thường hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống xương.
- Bất
thường nhiễm sắc thể.
- Nhiễm
trùng bẩm sinh (nhóm TORCH ) và đa thai.
2. XỬ TRÍ
2.1. Mang
thai:
- Tìm
nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân khi có thể.
- Theo
dõi thai tốt: sinh hóa, chuyển động thai, thể tích dịch ối, siêu âm thai.
- Xem xét
điều trị dự phòng bệnh phổi chưa trưởng thành bằng Glucocorticoide nếu chỉ định
đẻ sớm.
2.2.
Chuyển dạ:
Chuyển dạ
sớm là cần thiết nếu thai có nguy cơ
- Nói
chung, chỉ định chuyển dạ nếu thai ngừng phát triển và /hoặc suy thai.
- Tăng
trưởng thành phổi với sử dụng glucocorticoide ở mẹ nếu phân tích dịch ối gợi
lên phổi chưa trưởng thành hoặc chuyển dạ khi chưa đủ tháng.
- Nếu
tưới máu nhau thai kém, thai không có thể thích nghi với đẻ thường, cần mổ đẻ.
- Trẻ SGA/IUGR
nặng có thể có nhiều nguy cơ chu sinh, cuộc đẻ nên thực hiện ở gần trung tâm
NICU hoặc chăm sóc chuyên khoa sơ sinh. Cần chuẩn bị hồi sức tốt trong trường
hợp suy thai, ngạt chu sinh, hít phân su, suy hô hấp, hạ đường huyết và mất
máu.
2.3. Sau
đẻ:
a. Nếu
chưa biết rõ nguyên nhân:
- Thăm
khám và tìm nguyên nhân, chủ yếu bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh,
nhiễm trùng bẩm sinh.
- Tìm bệnh
lý nhau thai như nhồi máu hoặc nhiễm trùng bẩm sinh.
- Nếu
bệnh sử hoặc thăm khám lâm sàng gợi ý nguyên nhân nhiễm trùng bẩm sinh cần làm
xét nghiệm chẩn đoán (Sàng sọc huyết thanh, PCR) .
b. SGA
đòi hỏi trẻ cần nhiều năng lượng/kg hơn để thích hợp với tuổi thai. Tuy nhiên
trẻ đủ tháng có cân nặng thấp chỉ nên nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức
có năng lượng tương đương với sữa mẹ.
3. BIẾN
CHỨNG, TIÊN LƯỢNG
3.1.Các
biến chứng có khả năng liên quan đến SGA/IUGR:
- Bất
thường bẩm sinh
- Ngạt
chu sinh
- Hít
phân su
- Xuất
huyết phổi
- Tăng áp
lực động mạch phổi tồn tại
- Hạ
huyết áp
- Hạ
đường máu do thiếu dự trữ glycogen
- Hạ can
xi máu
- Hạ thân
nhiệt do thiếu lớp mỡ dưới da
- Rối
loạn lipide máu
- Đa hồng
cầu
- Giảm
bạch cầu
- Giảm
tiểu cầu
- Hoại tử
ống thận cấp/suy thận
3.2. Tiên
lượng đối với trẻ SGA/IUGR
Nói
chung, SGA/IUGR có nguy cơ cao kém phát triển sau đẻ, tổn thương thần kinh,
chậm phát triển ý thức, hạn chế khả năng nhận thức, học tập . Một số người lớn
có tiền sử SGA/IUGR có nguy cơ cao bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo
đường không phụ thuộc insulin, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn, tổn thương thận.
IV. TRẺ
QUÁ LỚN SO VỚI TUỔI THAI
1. ĐẠI
CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa:
Chưa có
định nghĩa thống nhất, nhưng định nghĩa được đề cập nhiều nhất là trẻ quá dưỡng
nếu lớn hơn 2SD so với tuổi thai hoặc trên 90th percentile.
1.2.
Nguyên nhân:
- Trẻ lớn
vì bố mẹ có vóc dáng lớn.
- Trẻ có
mẹ đái đường.
- Một vài
trẻ già tháng.
-
Beckwith-Wiedemann và các hội chứng khác.
2. XỬ TRÍ
- Tìm các
biểu hiện của chấn thương khi đẻ như: thương đám rối thần kinh cánh tay và ngạt
chu sinh.
- Cho ăn
sớm và theo dõi đường máu. Một số trẻ quá dưỡng có thể phát triển hạ đường máu
thứ phát do cường insulin (chủ yếu trẻ có mẹ đái đường, HC Beckwith-Wiedemann,
trẻ với erythroblastosis).
Xử trí đa
hồng cầu nếu có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng
dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 2009, Chăm sóc sơ sinh,
tr. 209-259.
2.
Neonatology: Management, Procedures, On-Call Problems, Diseases, and Drugs
2004, Neonatal seizures, McGraw-Hill Companies.
3. Lauier
J. Soins aux nouveau-ne 2006, convulsions, p. 190-195, Masson.
4. John
P. Cloherty, Ann R. Stark (2012), Manual of Neonatal Care, Lippincott Williams
& Winkins.
5. Nelson
Textbook of Pediatrics 2004, SAUNDERS.
6. Giáo
trình hồi sức và chăm sóc sơ sinh nâng cao 2009, Nhà xuất bản Đại học Huế.
CHƯƠNG 4: BỆNH HÔ HẤP VIÊM PHỔI DO VIRUS
Viêm phổi
do virus xảy ra với tần suất cao 60 – 70% trong các trường hợp viêm phổi, nhất
ở lứa tuổi 2-3 tuổi. Ở trẻ em, virus hay gặp RSV, cúm, á cúm, Adenovirus,
Rhinovirus. Mùa hay gặp nhất là vào mùa đông (lạnh và ẩm). Hình thái và mức
độ nặng của viêm phổi do virus thay đổi theo một số yếu tố như tuổi, mùa, trạng
thái miễn dịch của bệnh nhân, môi trường. Bệnh khó phòng tránh, dễ lây nhiễm và
tái phát. Viêm phổi do virus có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp, tràn
dịch màng phổi, bội nhiễm vi khuẩn...
1.CHẨN
ĐOÁN
1.1. Lâm
sàng
- Giai
đoạn ủ bệnh: dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loại virus
- Giai
đoạn khởi phát: triệu chứng viêm long đường hô hấp trên trong vài ngày (đau
họng, chảy mũi, hắt hơi, ho), có thể kèm theo sốt nhẹ.
- Giai
đoạn toàn phát: trẻ sốt vừa hoặc cao. Thở nhanh kèm theo rút lõm lồng ngực. Các
trường hợp nặng có thể có tím, thở rên và mệt lả, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khám phổi
có ran rít, ngáy hoặc ít ran ẩm. Triệu chứng thực thể nghèo nàn và không đặc
hiệu. Trên lâm sàng rất khó phân biệt giữa viêm phổi virus với viêm phổi do vi
khuẩn. Các triệu chứng ngoài phổi có thể gặp: nôn trớ, tiêu chảy, phát ban,
viêm kết mạc, gan lách to…
1.2 Xét
nghiệm
- Số
lượng bạch cầu bình thường hay tăng nhẹ tỷ lệ lymphocyte chiếm ưu thế. CRP bình
thường.
- Xquang
phổi: tổn thương đa dạng và không điển hình, hay gặp hình ảnh thâm nhiễm khoảng
kẽ lan toả hình lưới hay hình liễu rủ.
- Chẩn
đoán xác định:
+ Test
nhanh phát hiện kháng nguyên virus cho kết quả nhanh trong vòng 15 phút. Hiện
đang được áp dụng với cúm A, B, RSV.
+
Real-time PCR phát hiện chuỗi RNA đặc hiệu của virus từ dịch tiết đường hô hấp,
có độ nhậy và độ đặc hiệu cao.
+ Chẩn
đoán huyết thanh cũng có thể sử dụng với hai mẫu huyết thanh, 1 ở giai đoạn cấp
và 1 ở giai đoạn lui bệnh để xác định sự tăng hiệu giá kháng thể đối với một
loại virus (gấp 4 lần). Loại test này ít được dùng trên lâm sàng vì kết quả
muộn.
2. ĐIỀU
TRỊ
2.1.Nguyên
tắc điều trị
- Chống
suy hô hấp
- Chống
nhiễm khuẩn
- Chống
mất nước, rối loạn điện giải
- Đảm bảo
dinh dưỡng
- Đảm bảo
thân nhiệt
2.2. Điều
trị cụ thể
a. Chống
suy hô hấp
- Đặt trẻ
nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, nới rộng quần áo, tã lót.
- Hỗ trợ
kịp thời tùy theo mức độ suy hô hấp:
- Giảm
tắc nghẽn đường hô hấp:
+ Đặt trẻ
ở tư thế thích hợp: trẻ dưới 1 tuổi nằm tư thế thẳng (tư thế trung gian), trẻ
trên 1 tuổi tư thế cổ hơi ngửa ra phía sau.
+ Thông
thoáng mũi: nhỏ nước muối sinh lý trước khi ăn, bú và ngủ.
+ Vỗ rung
kèm dẫn lưu tư thế, hút thông đường hô hấp khi có nhiều đờm.
+ Cho trẻ
thở oxy mask, oxy gọng khi có khó thở, tím tái, cho thở liên tục đến khi hết
tím tái và phải thường xuyên theo dõi nhịp thở, SpO2, mạch, huyết áp, nhiệt độ…
để kịp thời xử trí. Trường hợp tím tái nặng, ngừng thở có thể đặt ống thông nội
khí quản để dễ dàng hút thông đường thở, thở oxy, bóp bóng hô hấp hỗ trợ.
- Kiểm
tra khí máu để đánh giá và điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
b. Chống
nhiễm khuẩn
- Sử dụng
kháng sinh cho trẻ khi có bội nhiễm
- Vệ sinh
sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da
- Chống
nhiễm khuẩn bệnh viện.
c. Đảm
bảo thân nhiệt
- Nới
rộng quần áo, tã lót duy trì thân nhiệt ổn định.
- Theo
dõi nhiệt độ nếu trẻ sốt cao:
+ Dùng
khăn mềm thấm nước ấm để lau cho trẻ hoặc đắp chườm tại các vị trí trán, nách,
bẹn.
+ Dùng
thuốc hạ nhiệt khi trẻ có sốt từ 38,50C trở lên. Không nên cho
trẻ dùng aspirin.
+ Cho trẻ
uống nhiều nước hoặc bú tăng cường ở trẻ bú mẹ.
+ Theo
dõi sát thân nhiệt, đề phòng biến chứng sốt cao co giật.
- Trẻ sơ
sinh đẻ non, suy dinh dưỡng cần phải ủ ấm và theo dõi sát nhiệt độ đề phòng hạ
thân nhiệt ở trẻ.
d. Đảm
bảo dinh dưỡng:
- Trẻ
được cung cấp đủ năng lượng theo cân nặng, lứa tuổi.
- Nếu trẻ
bú kém cần cho trẻ ăn bằng thìa để đảm bảo số lượng.
- Trẻ ăn
dặm hoặc trẻ lớn cần cung cấp thức ăn dễ tiêu và đảm bảo lượng calo cần thiết.
- Trẻ
không tự ăn được cần phải tiến hành cho ăn qua ống thông hoặc nuôi dưỡng tĩnh
mạch khi trẻ không bú được, nôn trớ hoặc ỉa chảy.
- Cân trẻ
1 tuần/lần để theo dõi sự phát triển của trẻ.
e. Chống
mất nước, rối loạn điện giải:
- Theo
dõi và đánh giá tình trạng mất nước (thóp, môi, mắt, nếp véo da, khát nước,
tinh thần, nước tiểu…). Đảm bảo nước và dinh dưỡng đủ.
- Cho trẻ
uống nhiều nước. Truyền dịch cho trẻ khi có chỉ định.
- Theo
dõi tình trạng điện giải để kịp thời điều chỉnh cho bệnh nhân.
2.3.Thuốc
kháng virus đặc hiệu: Phụ thuộc vào phân lập được virus (+).
-
Oseltamivir (Tamiflu): Điều trị cúm A
+ Trẻ em
trên 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
+ Trẻ em
từ 1 – 13 tuổi: Dùng dung dịch uống tùy theo trọng lượng cơ thể:
<15kg
: 30mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
16 – 23
kg : 45 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
24 – 40
kg : 60 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
40 kg :
75 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
+ Trẻ em
dưới 12 tháng:
< 3
tháng : 12 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
3 - 5
tháng : 20 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
6 – 11
tháng : 25 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày
-
Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong trường hợp không có Oseltamivir.
+ Người
lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 2 lần/ngày
+ Trẻ em
5-7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 1 lần/ngày
-
Ribavirin: dạng khí dung.
- Điều
trị RSV, Adenovirus
-
Ganciclovir: điều trị virus CMV
+ Liều
tấn công: 10 mg/kg/ngày x 7 ngày chia 2 lần truyền tĩnh mạch chậm.
+ Liều
duy trì: 5 mg/kg/ngày duy trì đến khi PCR CMV âm tính.
3. TIÊN
LƯỢNG
- Đa số
các trường hợp viêm phổi do virus đều tự khỏi. Tuy nhiên 1 vài trường hợp viêm
phổi do RSV có thể nặng ở những trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi.
- Một số
bệnh nhân có thể ho dai dẳng sau khi đã lui bệnh, 1 số bội nhiễm vi khuẩn cần điều
trị như viêm phổi vi khuẩn.
4. BỆNH
NHÂN XUẤT VIỆN
- Tỉnh
táo, ăn uống tốt
- Hết
sốt, giảm hoặc hết ho
- Không
khó thở, nhịp thở bình thường
- Phổi
hết hoặc đỡ ran
- X quang
phổi tiến triển tốt.
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM
Viêm phổi
là tình trạng viêm cấp tính lan toả cả phế nang, mô kẽ và phế quản, có thể một
hoặc hai bên phổi.
Viêm phổi
cộng đồng: viêm phổi mắc phải ở cộng đồng hoặc 48 giờ đầu nằm viện.
1.CHẨN
ĐOÁN
Chẩn đoán
viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào
lâm sàng.
1.Viêm
phổi
Trẻ ho,
sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
-Thở
nhanh:
< 2 tháng tuổi
|
≥ 60 lần/phút
|
2 - ≤ 12 tháng tuổi
|
≥ 50 lần/phút
|
1-5 tuổi
|
≥ 40 lần/phút
|
> 5 tuổi
|
≥ 30 lần/phút
|
- Rút lõm
lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)
- Nghe
phổi có tiếng bất thường: ran ẩm nhỏ hạt, ran phế quản, ran nổ, giảm thông khí
khu trú.
2. Viêm
phổi nặng
Chẩn đoán
viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các
dấu hiệu sau:
- Dấu
hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú
hoặc không uống được
+ Rối
loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê
+ Co giật
- Dấu
hiệu suy hô hấp nặng
+ Thở
rên,
+ Rút lõm
lồng ngực rất nặng
+ Tím tái
hoặc SpO2 < 90%
- Trẻ
dưới 2 tháng tuổi
2. CẬN
LÂM SÀNG
1. X
quang tim phổi thẳng: đám mờ ranh giới không rõ lan toả hai phổi hoặc hình mờ
hệ thống bên trong có hình ảnh phế quản chứa khí. Có thể thấy tổn thương đa
dạng trong viêm phổi không điển hình.
2. Công
thức máu và CRP: bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu đa nhân trung tính, CRP máu
thường tăng cao khi viêm phổi do vi khuẩn; bình thường nếu do virus hoặc do vi
khuẩn không điển hình
3. Xét
nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh: dịch hô hấp (dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản,
dịch rửa phế quản): soi tươi, nuôi cấy. Với vi khuẩn không điển hình, có thể
chẩn đoán xác định nhờ PCR tìm nguyên nhân từ dịch hô hấp hoặc ELISA tìm kháng
thể trong máu.
3. NGUYÊN
NHÂN GÂY BỆNH
Thay đổi
tuỳ theo lứa tuổi.
a. Trẻ sơ
sinh: liên cầu B, trực khuẩn Gram âm đường ruột, Listeria monocytogent,
Chlamydia trachomatis
b. Trẻ 2
tháng đến 5 tuổi: phế cầu, HI, M. pneumonia, tụ cầu…
c. Trẻ
trên 5 tuổi: Mycoplasma, phế cầu, tụ cầu
4. ĐIỀU
TRỊ
1. Viêm
phổi
- Điều
trị ngoại trú.
- Hướng
dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà: cách cho trẻ uống thuốc, các nuôi dưỡng, cách làm
thông thoáng mũi, theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nặng để đưa đến khám lại
ngay.
- Điều
trị kháng sinh:
1.1. Trẻ
dưới 5 tuổi:
Uống một
trong các kháng sinh sau:
-
Amoxicillin 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần hoặc
-
Amoxicillin – clavulanic 80mg/kg/24 giờ, chia 2 lần .Thời gian điều trị 5 ngày.
- Nếu trẻ
dị ứng với nhóm Beta – lactam hoặc nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn không điển
hình thì dùng nhóm Macrolid: (Azithromycin, Clarithromycin hoặc Erythromycin).
1.2. Trẻ
trên 5 tuổi:
Viêm phổi
do vi khuẩn không điển hình rất thường gặp. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là nhóm
Macrolid. Dùng một trong các thuốc sau:
-
Erythromycin 40 mg/kg/24 giờ, chia 3 lần, uống khi đói. Hoặc
-
Clarithromycin 15 mg/kg/24 giờ, uống, chia 2 lần. Hoặc
-
Azithromycin 10 mg/kg/24 giờ, uống một lần khi đói.
Thời gian
điều trị 7 10 ngày. Azithromycin có thể dùng 5 ngày.
2. Viêm
phổi nặng
Trẻ viêm
phổi nặng được điều trị tại bệnh viện.
2.1.
Chống suy hô hấp:
+ Bệnh nhân
nằm ở nơi thoáng, mát, yên tĩnh.
+ Thông
thoáng đường thở.
+ Thở oxy
khi SpO2 < 90%. Tùy mức độ suy hô hấp có thể thở mask, gọng mũi, thở
liên tục hay ngắt quãng. Thở CPAP.
2.2. Điều
trị triệu chứng
- Hạ sốt
khi nhiệt độ ≥ 38.5ºC, dùng Paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần cách mỗi 6 giờ. Cho
trẻ nằm trong phòng thoáng, lau người bằng nước ấm
- Chống
hạ nhiệt độ: khi thân nhiệt đo ở nách dưới 36 độ C, điều trị bằng ủ ấm.
- Cung
cấp đủ nước, điện giải và dinh dưỡng
- Phòng
lây chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện.
2.3. Điều
trị kháng sinh
Kháng
sinh lựa chọn ban đầu thuộc nhóm Penicilline A kết hợp một thuốc thuộc nhóm
Aminosid. Lựa chọn:
-
Ampicillin 200mg/kg/24 giờ, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch chậm cách mỗi 6 giờ.
Hoặc
-
Amoxicillin-clavulanic 90mg/kg/24 giờ, chia 3 lần, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc
tiêm bắp cách mỗi 8 giờ.
- Kết hợp
với Gentamicin 7,5mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm 30 phút hoặc tiêm bắp một lần. Có
thể thay thế bằng Amikacin 15mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp.
- Dùng
Ceftriaxon 80mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch chậm 1 lần hoặc Cefotaxim 100 – 200 mg/kg/24
giờ, chia 2 - 3 lần tiêm tĩnh mạch chậm ; dùng khi thất bại với các thuốc trên
hoặc dùng ngay từ đầu.
- Thời
gian dùng kháng sinh ít nhất 5 ngày.
- Nếu có
bằng chứng viêm phổi màng phổi do tụ cầu nhạy với Methicilline (cộng đồng),
dùng Oxacillin hoặc Cloxacillin 200mg/kg/24 giờ, chia 4 lần, tiêm tĩnh mạch
chậm. Kết hợp với Gentamycin 7,5mg / kg / 24 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm. Chọc hút
hoặc dẫn lưu mủ khi có tràn mủ màng phổi. Điều trị ít nhất 3 tuần.
- Nếu có
bằng chứng viêm phổi do vi khuẩn không điển hình: uống Macrolid nếu trẻ không
suy hấp. Nếu trẻ suy hô hấp, dùng Levofloxacin tiêm tĩnh mạch chậm 15-20 mg/kg/12h,
ngày hai lần. Thời gian điều trị 1- 2 tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng
dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em. Bộ Y tế, 2014
2. Viêm
phế quản phổi do vi khuẩn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em. Nhà
xuất bản Y học: 109 – 112. Lê Hồng Hanh
3. Viêm
phổi. Phác đồ điều trị Nhi khoa. 2009. Bệnh viện Nhi đồng I. 6: 476-480. Trần Anh Tuấn.
4. John.
G. Bartlett. MD. (2007), „Diagnosis approach to community acquired pneumonia‟,
Uptodate‟s Flexible Bronchoscopy, pp. 15 – 20.
5. Who
(1994) „The management of acute respiratory infection in children‟,
practicle guideline for outpatient care, Geneva Who, pp.26.
6. World
Health Organization (2005), „Cough or diffcult breathing, Pocketbook of
Hospital care for children;, pp.73 – 78.
7.
WHO(2013). Pneumonia. Guidelines for the management of common childhood
illnesses: 76-90
VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH Ở TRẺ EM
Năm 1938
Reiman đưa ra thuật ngữ viêm phổi không điển hình (atypical pneumonia) với tác
nhân là Mycoplasma. Xu hướng viêm phổi không điển hình ngày một gia tăng. Tỷ lệ
viêm phổi không điển hình từ 15-25% các trường hợp viêm phổi. Lứa tuổi hay gặp
là 2 đến 10 tuổi, trong đó tuổi tiền học đường chiếm 75-80%. Tỷ lệ người lành
mang vi khuẩn không điển hình chiếm 30-35%.
1. NGUYÊN
NHÂN VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH
Có 3 loại
vi khuẩn: - Mycoplasma pneumoniae 55 - 70%
-
Chlamydia pneumoniae 10 - 15%
-
Legionella pneumoniae 5 - 7%
Đặc điểm
chung của những vi khuẩn này là chúng chui vào trong tế bào vật chủ và phát
triển, phá hủy tế bào vật chủ, bởi cấu trúc vi khuẩn bị thiếu hụt một phần ở
thành vách tế bào, dễ biến thể, không đủ ARN.Vi khuẩn có khả năng tạo Hydrogen
peroxit phá hủy tế bào. Những vi khuẩn này đều là vi khuẩn Gram âm.
2. TỔN
THƯƠNG CƠ THỂ BỆNH
Tổn
thương bộ máy hô hấp đa dạng. Chủ yếu ở tổ chức kẽ kèm tổn thương nhu mô phổi.
Các tiểu phế quản nhỏ bị phù nề, hoại tử, nghẽn tắc mạch. Các đại thực bào và
tế bào đơn nhân bị vi khuẩn phá hủy, tổn thương nhu mô lan tỏa.
3. LÂM
SÀNG
- Đa số
viêm phổi không điển hình có giai đoạn tiền triệu bằng triệu chứng viêm đường
hô hấp. Đôi khi khởi phát nhanh đột ngột.
- Sốt
cao, sốt liên tục > 39 - 40oC hay
gặp.
- Ho
nhiều, thành cơn hoặc ho khan lúc đầu sau có đờm khi ở giai đoạn xuất tiết
trong lòng đường thở.
- Khàn
tiếng khi ho nhiều
- Trẻ lớn
có thể kèm đau ngực.
- Triệu
chứng cơ năng và toàn thân thường rầm rộ, nặng nề.
- Triệu
chứng thực thể thường nghèo nàn. Thăm khám thu được ít biểu hiện rõ ràng như
ran ở phổi hay triệu chứng khác.
- Một đặc
điểm lâm sàng gợi ý viêm phổi không điển hình là thường có kết hợp tổn thương
ngoài phổi như: tổn thương màng phổi, tổn thương gan, lách hay cơ tim v.v...
4. CẬN
LÂM SÀNG
- Xét
nghiệm huyết học: số lượng BC tăng hoặc tăng nhẹ, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung
tính có thể không tăng. CRP thường tăng cao.
- Các xét
nghiệm sinh hóa ít có biến đổi, khi có suy thở nặng, đo khí máu sẽ thấy pH có
thể giảm, paCO2 tăng, paO2 giảm, SaO2 giảm.
- Xét
nghiệm vi sinh: có giá trị chẩn đoán xác định căn nguyên vi khuẩn. Phương pháp
nuôi cấy vi khuẩn trực tiếp hay phương pháp PCR, realtime PCR tìm đoạn gen vi
khuẩn không điển hình từ các bệnh phẩm dịch tiết hô hấp.
- Xquang:
hình ảnh tổn thương phổi trên phim chủ yếu là tổn thương ở nhu mô, lan tỏa,
hình lưới, mờ không đều, rải rác toàn bộ 2 phế trường kiểu hình ảnh tổn thương
tổ chức kẽ. Đôi khi có hình ảnh tổn thương đám mờ đậm tập trung kiểu hoại tử.
Một số trường hợp có tràn dịch màng phổi một hoặc hai bên kèm theo, tuy lượng
dịch không nhiều.
5. CHẨN
ĐOÁN
- Lứa
tuổi, yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, huyết học,
Xquang có giá trị gợi ý chẩn đoán viêm phổi không điển hình.
- Chẩn
đoán xác định nguyên nhân dựa vào xét nghiệm vi sinh phân lập được vi khuẩn hay
tìm được bằng chứng đoạn ADN của vi khuẩn.
6. ĐIỀU
TRỊ
6.1. Chống
suy hô hấp:
- Nếu có
suy hô hấp cần sử dụng liệu pháp ôxy gen, theo dõi sát nhịp thở, SaO2, khí máu,
hút thông đường thở.
- Truyền
dịch: cung cấp đủ nước và điện giải.
6.2. Điều
trị hỗ trợ:
Hạ sốt,
cung cấp đủ dinh dưỡng, calo theo nhu cầu
6.3.
Kháng sinh:
- Lựa
chọn đầu tiên là kháng sinh nhóm Macrolid: Bao gồm hoặc Erythromycin (50 mg/kg /ngày),
Clarithromycin (15 mg /kg /ngày) và Azythromycin (liều 10 mg/kg/ngày).
-
Quinolone là nhóm kháng sinh tiếp theo có hiệu quả cao với vi khuẩn gây viêm
phổi không điển hình, Levofloxacin 20 mg/kg/ngày.
- Có thể
dùng dạng uống với thể viêm phổi không nặng. Nên dùng dạng kháng sinh tiêm khi
viêm phổi nặng, có suy thở.
7. PHÒNG
BỆNH
- Phòng
bệnh đặc hiệu: hiện chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu nhóm 3 loại vi khuẩn
trên.
- Phòng
bệnh không đặc hiệu chủ yếu dựa vào chăm sóc đủ dinh dưỡng, tiêm chủng đủ theo
lịch, tránh ô nhiễm môi trường.
KHÓ THỞ THANH QUẢN Ở TRẺ EM
Khó thở
thanh quản được coi như một cấp cứu hô hấp ở trẻ em.
1. CHẨN
ĐOÁN XÁC ĐỊNH
1.1. Chẩn
đoán xác định
Chủ yếu
dựa vào lâm sàng để chẩn đoán khó thở thanh quản. Có 3 triệu chứng cơ bản, cổ
điển là:
- Khó thở
thì hít vào, khó thở chậm.
- Có
tiếng rít thanh quản (Cornage)
- Co kéo
cơ hô hấp nhất là lõm ức và rút lõm lồng ngực. Có 4 triệu chứng phụ hay gặp:
- Khàn
tiếng hay mất tiếng (khi nói, ho, khóc).
- Đầu gật
gù khi thở, thường ngửa đầu ra sau trong thì hít vào.
- Quan
sát thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào.
- Nhăn
mặt và nở cánh mũi.
1.2. Chẩn
đoán mức độ khó thở thanh quản
Đánh giá
mức độ khó thở thanh quản rất quan trọng. Điều này giúp cho tiên lượng và có
thái độ xử trí kịp thời. Có 3 mức độ khó thở thanh quản theo 3 mức nặng nhẹ.
Độ 1:
- Khàn và
rè tiếng khi khóc, nói.
- Tiếng
ho còn trong hay hơi rè.
- Biểu
hiện khó thở vào chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ
- Hoặc
chưa rõ co kéo cơ hô hấp phụ ít.
- Tình
trạng toàn thân chưa ảnh hưởng.
Độ 2:
- Mất
tiếng, nói không rõ từ
- Tiếng
ho ông ổng như chó sủa
- Triệu
chứng khó thở thanh quản điển hình tiếng rít thanh quản rõ
- Co kéo
cơ hô hấp mạnh
- Trẻ
kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Độ 3:
- Mất
tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, phào phào.
- Không
ho thành tiếng hoặc không ho được.
- Triệu
chứng khó thở dữ dội, có biểu hiện của tình trạng thiếu ôxy nặng. Trẻ có thể
tím tái, rối loạn nhịp thở.
- Tình
trạng toàn thân bị ảnh hưởng rõ thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã), tim mạch,
da tái vã mồ hôi v.v...
1.3. Chẩn
đoán nguyên nhân khó thở thanh quản
1.3.1.
Khó thở thanh quản cấp tính:
- Dị vật
đường thở: thường có hội chứng xâm nhập
- Viêm
thanh quản cấp: nguyên nhân có thể là do vi khuẩn (H.influenzae,
Streptococcus.pneumonial, Staphylococcus.aureus) hoặc virus (hay gặp nhất là
virus cúm, sau đó là virus nhóm myxovirus).
-
Tétanie: thường ở trẻ còi xương có biểu hiện co thắt thanh quản cấp tính.
- Bạch
hầu thanh quản: có thể khởi phát từ từ nhưng khi có giả mạc gây tắc thì khó thở
dữ dội. Phát hiện dựa vào khám họng, soi thanh quản, cấy tìm vi khuẩn bạch cầu.
- Viêm
thanh quản do sởi: có biểu hiện viêm long đường hô hấp, mọc ban sởi và dựa vào
dịch tễ học.
- Abcès
sau họng: biểu hiện nhiễm trùng nặng và không nuốt được.
1.3.2.
Khó thở thanh quản mạn tính:
- Thở rít
thanh quản bẩm sinh do mềm sụn thanh quản, dị dạng sụn thanh quản.
- Hẹp
thanh quản mạn tính: do hậu quả của chấn thương hoặc hẹp do u máu, dị dạng bẩm
sinh.
- U nhú
thanh quản: là loại u nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát
gây khó thở thanh quản từ từ. Chẩn đoán nhờ soi thanh quản.
2. XỬ TRÍ
KHÓ THỞ THANH QUẢN TRẺ EM
- Mức độ
khó thở thanh quản.
- Có sốt
hay không sốt.
- Đánh
giá lại sau 10-15 phút điều trị
- Điều
trị nguyên nhân
Cụ thể:
theo mức độ khó thở thanh quản.
- Khó thở
thanh quản độ 1: Điều trị ngoại trú, Dexamethason 0,15mg/ kg/liều duy nhất hoặc
Prednisone 2mg/kg trong 2-3 ngày, cần tái khám mỗi ngày.
- Khó thở
thanh quản độ 2: nhập viện, Dexamethason 0,6mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch một
lần, có thể lặp lại sau 6-12 giờ nếu cần; hoặc cho uống với liều như trên, hoặc
khí dung Budenoside 1-2 mg/liều duy nhất nếu có chống chỉ định dùng Corticoide
toàn thân ví dụ như đang bị thủy đậu, lao, xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày,
nôn ói nhiều. Sau 2 giờ nếu không cải thiện xem xét khí dung Adrenalin, kháng
sinh nếu chưa loại nguyên nhân nhiễm khuẩn.
- Khó thở
thanh quản độ 3: nằm cấp cứu, thở ôxy đảm bảo SpO2 > 95%, khí dung Adrenalin
1/1000 2-5ml hoặc 0,4-0,5ml/kg (tối đa 5ml), có thể lặp lại liều 2 sau 30 phút
nếu còn khó thở nhiều và sau đó 1-2 giờ nếu cần, tối đa 3 liều; Dexamethason
0,6 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 lần, có thể lặp lại sau 6-12 giờ nếu cần;
kháng sinh Cefotaxim hay Ceftriaxone trong 3-5 ngày.
- Chỉ
định đặt nội khí quản khi thất bại với Adrenalin và Dexamethason, vẫn còn tím
tái, lơ mơ kiệt sức, cơn ngừng thở.
- Không
khuyến cáo mở khí quản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhóm
cấp cứu nâng cao Australia – New Zealand. Trẻ bị khó thở. Cấp cứu nhi khoa nâng
cao. Bệnh viện Nhi Trung ương. 2007
2. Trần
Quỵ. Cấp cứu về hô hấp. Cấp cứu nhi khoa. Nhà xuất bản Y học - 2002
3. C.
Thmerelle, C. Santos, A. Deschildre. Dyspnée de l‟ enfant. Pneumologie de l‟
enfant. Arnette – 2003
4. S.
Crisp, J. Rainbow. Stridor. Emergencies inpaediatrics and neonatology. Oxford university – 2010
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
1. ĐỊNH
NGHĨA
Tràn khí
màng phổi là hội chứng có sự xuất hiện của khí trong khoang màng phổi. Không khí
vào khoang màng phổi nhưng không ra được làm cho nhu mô phổi xẹp lại về phía
rốn phổi. Đây là tình trạng bệnh lý cấp cứu, có thể gây suy hô hấp đột ngột và
dẫn đến tử vong.
2. NGUYÊN
NHÂN
2.1. Tràn
khí màng phổi tự phát nguyên phát:
Vỡ nang
phổi bẩm sinh, nang phế quản. Bệnh nhân thường không có tiền sử và biểu hiện
của bệnh lý hô hấp trước đó.
2.2. Tràn
khí màng phổi tự phát thứ phát:
Thường do
biến chứng của các bệnh lý hô hấp như:
- Lao
phổi
- Hen phế
quản
- Viêm
phế quản phổi
- Bệnh tụ
cầu phổi màng phổi
- Áp-xe
phổi
- Dị vật
đường thở
2.3. Tràn
khí màng phổi do chấn thương:
- Thủng,
rách đường thở do chấn thương lồng ngực, nội soi phế quản, phẫu thuật lồng
ngực.
- Vỡ phế
nang do áp lực: hô hấp nhân tạo, bóp bóng, thở máy.
3. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG
3.1.
Triệu chứng cơ năng:
Phụ thuộc
vào mức độ tràn khí màng phổi mà bệnh có thể khởi phát đột ngột. Bệnh nhân khó
thở, tím tái, đau ngực, ho khan nhưng khó ho.
3.2.
Triệu chứng thực thể:
- Lồng
ngực giảm di động, vồng cao bên tràn khí.
- Nhịp
thở nhanh, nông.
- Tam
chứng Galliard: gõ vang trống, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm
hoặc mất.
3.3. Các
biểu hiện khác:
Vật vã,
kích thích, sốt, tím tái, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, các biểu hiện
bệnh lý kèm theo trước đó.
4. CHẨN
ĐOÁN HÌNH ẢNH
- Hình
ảnh tăng sáng, không có vân của phổi, nhu mô phổi bị ép lại, khoang liên sườn
giãn, đẩy tim và trung thất về bên lành, vòm hoành hạ thấp.
- Nếu
tràn khí màng phổi ít, chỉ định chụp tư thế thở ra cố, sẽ phát hiện rõ hình ảnh
tràn khí màng phổi.
- Cần chụp
cắt lớp vi tính lồng ngực để phân biệt tràn khí màng phổi với nang phổi hoặc ứ
khí phổi nặng trên Xquang, vì nếu ta dẫn lưu nhầm sẽ gây dò phế quản màng phổi.
5. ĐIỀU
TRỊ
Điều trị
tràn khí màng phổi tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, mức độ và
nguyên nhân tràn khí.
5.1. Chọc
hút khí màng phổi: chỉ định cho các trường hợp:
- Tràn
khí màng phổi tự phát nguyên phát và thứ phát
- Mức độ
tràn khí trên 10-20%
- Bệnh
nhân có khó thở
5.2. Dẫn
lưu khí màng phổi:
Chỉ định
mở màng phổi tối thiểu để dẫn lưu khí màng phổi trong các trường hợp.
- Tràn
khí màng phổi tái phát, tràn khí cả hai bên, lượng nhiều gây xẹp phổi hoàn
toàn.
- Tràn
khí do chấn thương
- Tràn
máu tràn khí màng phổi, tràn dịch tràn khí màng phổi
- Tràn
khí màng phổi dai dẳng, hoặc có dò phế quản màng phổi
- Chọc
hút khí bằng kim không hiệu quả
- Tràn
khí màng phổi áp lực: cần cấp cứu ngay bằng đặt kim dẫn lưu khí một chiều sau
đó đặt dẫn lưu hút liên tục.
* Vị trí
đặt dẫn lưu màng phổi ở khoang liên sườn II-III đường giữa đòn (nếu dùng
trocart) hoặc khoang liên sườn IV đường nách giữa (nếu dùng ống dẫn lưu kiểu
Sherwood). Ống dẫn lưu nối với hệ thồng dẫn lưu kín, một chiều, vô trùng, hút
liên tục với áp lực trung bình -5cmH20 đến
-10cmH20.
* Cần
chụp Xquang ít nhất 1lần/ngày để theo dõi xem phổi có nở ra không.
* Ống dẫn
lưu màng phổi lưu đến khi không còn khí thoát ra. Kẹp ống dẫn lưu 12h-24h trước
khi rút. Chụp Xquang phổi kiểm tra trước khi rút ống.
5.3. Điều
trị nguyên nhân gây tràn khí màng phổi:
- Gắp dị
vật đường thở
- Điều
trị hen, viêm phổi, điều trị lao theo phác đồ.
5.4. Điều
trị triệu chứng:
- Tư thế
bệnh nhân: nằm đầu cao
- Thở oxy
liên tục, lưu lượng cao
- Chống
sốc và truỵ tim mạch, nâng huyết áp, trợ tim,.
- Giảm
đau: paracetamol hoặc các thuốc giảm đau khác.
- An
thần, giảm ho.
5.5. Phẫu
thuật: chỉ định khi:
+ Cắt bỏ
nang phổi, nang phế quản
+ Phẫu
thuật sửa chữa chấn thương, vết thương
+ Dẫn lưu
sau 1 tuần không kết quả.
+ Tràn khí
màng phổi tái phát sau khi đã gây dính màng phổi.
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM
Viêm tiểu
phế quản là bệnh hô hấp cấp tính rất hay gặp ở trẻ còn bú, vào mùa đông xuân,
thời tiết ẩm ướt. Bệnh có thể nhẹ nhưng có thể rất nặng do suy hô hấp gây tử
vong.
1. NGUYÊN
NHÂN
1.1. Tác
nhân nhiễm trùng
- Virus
hợp bào hô hấp (RSV) chiếm 30-50% các trường hợp.
- Virus
cúm và á cúm (25%)
- Virus
Adenovirus (10%)
1.2. Yếu
tố nguy cơ
- Trẻ nằm
trong vụ dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên do VRS.
- Trẻ bị
ốm do nhiễm virus trước đó (viêm mũi họng, amydal, viêm VA v.v...)
- Tuổi
nhỏ < 6 tháng
- Hút
thuốc lá bị động
- Bệnh
tim bẩm sinh
- Bệnh
phổi bẩm sinh, Bệnh xơ nang, loạn sản phế quản phổi v.v...
- Suy
giảm miễn dịch
2. CƠ CHẾ
BỆNH SINH
Tác nhân
vi sinh tấn công vào lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản gây phù nề, thoái
hóa, hoại tử. Tăng tiết dịch, tăng độ nhày đặc biệt tập trung ở các tiểu phế
quản gây tắc nghẽn. Một số vùng phế quản tổn thương sâu gây co thắt - tắc nghẽn
và co thắt ở các tiểu phế quản làm xẹp phổi hay ứ khí phế nang. Hậu quả suy thở
do rối loạn thông khí đe dọa tử vong.
3. CHẨN
ĐOÁN
Lâm sàng
có giá trị gợi ý, khẳng định chẩn đoán dựa trên nuôi cấy phân lập được virus.
3.1. Tiêu
chuẩn lâm sàng
Triệu
chứng cơ năng và toàn thân
Ho, chảy
nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao.
Thể nhẹ:
những biểu hiện viêm long thuyên giảm sau vài ba ngày.
Thể nặng:
khò khè tăng, không bú được, dễ kiệt sức.
Sau 3-5
ngày ho tăng lên, xuất hiện khó thở, thở rít, có thể nặng thì tím tái, ngừng
thở.
Thăm khám
- Nhịp
thở nhanh
- Sốt vừa
- Co kéo
cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, thở rên
- Ran
rít, ran ngáy, thông khí phổi kém
Hiện
tượng ứ khí, lồng ngực căng đẩy cơ hoành xuống thấp, có thể sờ thấy gan lách.
3.2. Tiêu
chuẩn cận lâm sàng
- Công
thức máu ngoại vi: số lượng bạch cầu giảm hoặc bình thường, hay tăng tỷ lệ
lympho.
- Khí
máu: PaO2 giảm; PaCO2 tăng; Nhiễm toan hô hấp
kèm theo, có giá trị đánh giá mức độ nặng của suy hô hấp.
- X-quang
phổi: hình ảnh mờ lan tỏa, ứ khí, xẹp phổi từng vùng v.v...
- Xét
nghiệm phát hiện virus: trong dịch tiết đường hô hấp hoặc trong tổ chức phổi
hoặc phản ứng huyết thanh (ELISA).
3.3. Chẩn
đoán phân biệt
- Hen phế
quản: rất khó phân biệt với những cơn hen đầu tiên
- Viêm
phổi do vi khuẩn hoặc virus
- Mềm sụn
thanh khí quản
- Chèn ép
khí phế quản từ ngoài vào (mạch máu, u)
- Tắc
nghẽn đường hô hấp ở trong: u, u mạch máu, hẹp khí quản
- Dị vật
đường thở
- Trào
ngược dạ dày thực quản
- Khó thở
thứ phát sau nhiễm virus.
4. BIẾN
CHỨNG
4.1. Biến
chứng gần
- Suy thở
cấp
- Tràn
khí màng phổi
- Viêm
phổi - trung thất
- Xẹp
phổi
- Tử vong
4.2. Biến
chứng xa
- Rối
loạn chức năng hô hấp
- Xuất
hiện từng cơn khó thở ra tái phát
- Viêm
tiểu phế quản lan tỏa
5. XỬ TRÍ
5.1. Xử
trí cấp cứu thể nặng (Có suy hô hấp cấp)
- Liệu
pháp Oxygen (FiO2 100% sau đó giảm dần)
- Hút
thông đường hô hấp trên, tư thế fowler
- Thuốc
giãn phế quản đường khí dung ẩm (thuốc nhóm kích thích b2 Adrenergic
như Salbutamol. Liều 150mg/kg/lần) hoặc Adrenalin 0,4-0,5 ml/kg/lần.
- Truyền
nước, điện giải, cung cấp đủ theo nhu cầu bù lượng bị thiếu hụt.
- Khi suy
thở không cải thiện: thở NCPAP, đặt nội khí quản, hô hấp hỗ trợ
- theo
dõi ở trung tâm hồi sức.
- Phối
hợp vật lý trị liệu hô hấp, vỗ rung giải thoát đờm khi không có suy thở.
- Chỉ sử
dụng kháng sinh trường hợp có biểu hiện nhiễm vi khuẩn thứ phát.
- Điều
trị đặc hiệu antivirus bằng Ribavirin (nếu có).
- Cân
nhắc khi sử dụng Corticoid nếu cần thiết có thể dùng Methylprenisolon 2 mg/kg/24h.
5.2. Điều
trị các thể thông thường: (Không có suy hô hấp)
- Hút
thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết.
- Khí
dung ẩm thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như salbutamol (150mg/lần/kg)
khi có co thắt phế quản hay thở rít.
- Bù đủ
dịch và điện giải theo nhu cầu và thiếu hụt do thở nhanh, sốt, nôn
- Vật lý
trị liệu hô hấp, vỗ rung, hút đờm.
- Ăn uống
đủ chất.
- Rất cân
nhắc khi sử dụng kháng sinh.
6. DỰ
PHÒNG
- Chưa có
vaccin đặc hiệu cho tất cả các căn nguyên. Tuy nhiên có thể sử dụng một số chế
phẩm kháng thể kháng virus như: Respigam (Intravenons Gamma Globulin), synagis
là kháng thể đơn dòng, tiêm bắp, kháng RSV.
- Các
biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu.
- Hạn chế
tiếp xúc người bệnh, biện pháp cách ly khi có bệnh.
- Rửa tay
thường xuyên, không hút thuốc lá.
- Bú mẹ
đầy đủ.
DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
1. ĐẶC
ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐƯỜNG THỞ TRẺ EM
- Trẻ
càng nhỏ, sự phân chia của cây phế quản càng ít, lòng phế quản càng dễ hẹp và
co thắt biến dạng.
- Thành
phế quản mềm, khẩu kính không phải hình trụ tròn mà đường kính trước sau nhỏ
hơn đường kính ngang.
- Bề mặt
phế quản trẻ em trơn nhẵn, ít có sự cản trở, nên dị vật dễ rơi sâu vào phế quản
thùy hay phế quản phân thùy.
- Di vật
mắc ở hạ thanh môn do buồng Morgagni hẹp, dễ gây tử vong đột ngột.
2. TẦN
SỐ, KIỂU LOẠI DỊ VẬT HAY GẶP
- Hay gặp
dị vật đường thở ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (6 tháng đến 5 tuổi).
- 80% dị
vật là các vật dụng nhỏ, đồ chơi và thức ăn.
- 60% dị
vật có bản chất thực vật.
3. TRIỆU
CHỨNG VÀ DẤU HIỆU LÂM SÀNG Giúp chẩn đoán hay gợi ý chẩn đoán
3.1. Hội
chứng xâm nhập
Ngay sau
khi dị vật tiếp xúc vào nắp thanh môn, phản xạ tức thời làm đóng thanh môn, hai
dây thanh khép lại. Áp lực trong buồng thanh quản, hệ thống phế quản sẽ tăng
đột ngột và phản xạ ho sặc sụa nhằm tống dị vật ra ngoài khi mở đột ngột thanh
môn.
3.2.
Triệu chứng định khu
- Nếu dị
vật ở thanh quản:
+ Triệu
chứng khó thở thanh quản ở các mức độ khác nhau: Khó thở 2 thì, thở chậm, có
tiếng rít, có khan tiếng, tiếng ho ông ổng. Nếu dị vật gây phù nề ở hạ thanh
môn dễ gây khó thở cấp diễn.
+ Nếu dị
vật ở khí quản: Độ nguy hiểm cao
+ Nếu dị
vật to, sắc cạnh gây mắc cố định tại khí quản: Gây khó thở kiểu khó thở thanh
quản hay khó thở như hen.
+ Nếu dị
vật di động trong khí quản: Có hội chứng xâm nhập và có cơn ho rũ, tím tái,
đồng thời có những cơn khó thở kiểu thanh quản dữ dội do dị vật di động lên hạ
thanh môn.
+ Đặc
biệt là tiếng lật phật: Tiếng bật xuất hiện không thường xuyên, xuất hiện sau
kích thích gây ho, sau thay đổi tư thế, sau vỗ. Nếu có dấu hiệu này thì khẳng
định có dị vật và di động.
- Nếu dị
vật ở phế quản:
Có những
cơn ho vì dị vật tròn nhẵn, dễ di động gây kích thích. Dị vật thường gây tiếng
rít ở một bên phổi. Có thể thay đổi tiếng rít khi thay đổi tư thế hay sau cơn
ho, cơn kích thích.
Ít có cơn
khó thở cấp diễn như dị vật khí quản, thanh quản.
Nếu dị
vật bỏ quên lâu: Có thể ho ra máu. Nếu dị vật trên 1 tuần, có tổ chức viêm sùi
quanh dị vật.
3.3. Hình
ảnh X-quang
Trường
hợp dị vật mới, Xquang phổi ít có giá trị trong chẩn đoán, hầu như không có dấu
hiệu, trừ dị vật cản quang.
Những
ngày sau khi có dị vật: Xquang phổi có hình ảnh viêm phế quản, xẹp phổi, ứ khí.
- Xẹp
phổi thường do nguyên nhân phù nề dưới dị vật
- Ứ khí
do nguyên nhân phù nề phía trên dị vật
- Áp xe
phổi do dị vật bỏ quên
- Giãn
phế quản thường do dị vật để quá lâu.
4. CÁC
THỂ LÂM SÀNG
4.1. Dị
vật bỏ quên
Do không
khai thác được hội chứng xâm nhập
- Trẻ
khỏe mạnh, tự nhiên có cơn khó thở
|
- Cơn
ho rũ rượi
|
- Khó
thở đột ngột
|
- Rì
rào phế nang giảm một bên
|
- Cơn
khó thở
|
- Điều
trị không đỡ
|
Nếu có dị
vật bỏ quên ở thanh quản, thường được chẩn đoán nhờ khi có xuất hiện cơn khó
thở thanh quản.
4.2. Dị
vật sống đường thở
- Đi đến
hoặc sống ở miền núi
- Ho ra
máu thường xuyên
- Khó thở
từng cơn
- Khàn
tiếng từng lúc
5. BIẾN
CHỨNG
1. Viêm
phế quản
2. Áp xe
phổi
3. Viêm
màng phổi mủ, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da (thường do dị vật cứng gây
rách phế quản, khí quản hay do vỡ phế nang do ho nhiều gây tăng áp lực đột
ngột).
4. Giãn
phế quản
5. Sẹo
hẹp khí phế quản
6. TIÊN
LƯỢNG
- Nếu
chẩn đoán sớm và can thiệp đúng kỹ thuật, tiên lượng tốt hơn
- Người
già và trẻ em, tiên lượng xấu hơn
7. CHẨN
ĐOÁN
Dựa vào
lâm sàng:
- Hội
chứng xâm nhập
- Tổ chức
định khu
- Tiêu
chuẩn để soi phế quản
8. ĐIỀU
TRỊ: Chia ra hai giai đoạn
8.1. Giai
đoạn cấp cứu ban đầu
Thường
không ở đơn vị chuyên khoa và không đủ dụng cụ, thường can thiệp khi bệnh nhân
đe dọa tử vong do ngạt thở cấp.
Áp dụng
ngay kỹ thuật Heimlich: Đứng, nằm ấn vào thượng vị tạo áp lực tăng đột ngột,
dồn nén hơi trong phổi đẩy bật ra.
Hoặc dùng
ngay kim 13 chọc qua màng giáp nhẫn để mở thông tắt đường thở dưới dị vật.
8.2. Giai
đoạn cấp cứu chuyên khoa
- Soi
thanh khí phế quản + tiền mê + tê tại chỗ
- Soi
thanh khí phế quản + mê nội khí quản + giãn cơ + thở máy
- Nếu dị
vật thanh quản:
- Không
mở khí quản:
+ Dùng
Mac Intosh
+ Dùng
ống Chevalier - Jackson soi:
Lấy pince
gắp dị vật luôn ở tư thế nằm ngang đối với dị vật mảnh dẹt mở pince theo kiểu
trước sau đối với dị vật tròn.
- Mở khí
quản:
Trước khi
gắp, nên bịt ống canuyl để thanh môn mở ra, nhìn thấy dị vật rồi luồn pince vào
gắp. Nếu không gắp được dị vật, phải dùng ống soi phế quản lách qua thanh môn
để lấy dị vật.
- Nếu dị
vật phế quản:
+ Dị vật
khí phế quản còn sớm: Khi không gây mê, soi thực quản rồi gắp qua thanh môn vì
dị vật thường còn di động.
+ Dị vật
khí phế quản muộn hoặc cố định:
Bước 1:
Tìm dị vật
Bước 2:
Lấy dị vật
Đối với
dị vật khí phế quản có mở khí quản, phải soi từ thanh quản xuống phế quản.
9. THEO
DÕI SAU SOI PHẾ QUẢN
Bệnh nhân
cần được theo dõi thường xuyên nồng độ oxy qua da, mạch, huyết áp...
Bệnh nhân
cần nhịn ăn sau khi soi phế quản 2-3 giờ, cho đến khi bệnh nhân nuốt dễ dàng,
không bị sặc. Khi ăn, cho bệnh nhân ăn từ lỏng đến đặc.
10. PHÒNG
BỆNH
Tuyên
truyền để nhiều người được biết rõ những nguy hiểm của dị vật đường thở.
Không nên
để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi vào mồm ngậm mút.
Không nên
để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt dưa, hạt
bí...
Nếu thấy
trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét,
mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi, dễ bị hóc.
Người lớn
cần tránh thói quen ngậm dụng cụ vào miệng khi làm việc.
Nếu bị
hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa đi bệnh viện ngay.
VIÊM MỦ MÀNG PHỔI
Viêm mủ
màng phổi (VMMP) là hiện tượng viêm và ứ mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể
là dịch mủ thật sự, nhưng cũng có khi là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt nhưng
bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ
Nguyên
nhân của VMMP: Vi khuẩn thường gặp hiện nay là: Tụ cầu vàng, Liên cầu, Phế cầu,
các vi khuẩn Gram âm như P.pneumoniae, K. pneumoniae, E. coli..
1. CHẨN
ĐOÁN
1.1.Lâm
sàng
- Bệnh
nhân được chẩn đoán VMMP khi có các dấu hiệu sau:
+ Hội
chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gày sút.
+ Ho, đau
ngực, khó thở (do chèn ép phổi)
+ Hội
chứng 3 giảm ở phổi (ở trẻ nhỏ: rì rào phế nang giảm + gõ đục)
+ Chọc dò
màng phổi có mủ.
Xét
nghiệm
- Máu
ngoại biên: Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP
tăng.
- XQ phổi
(thẳng, nghiêng): hình ảnh góc sườn hoành tù, mờ đồng nhất hay không đều, mờ
nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ tràn dịch hoặc có hình ảnh vách hóa khoang
màng phổi.
- Siêu âm
khoang màng phổi: hình ảnh tràn dịch hay vách hóa tạo thành ổ cặn (giai đoạn
muộn).
- Xét
nghiệm dịch màng phổi:
- Sinh
hóa, tế bào, vi sinh (nhuộm Gram, nuôi cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ:
- Cấy
máu.
2. ĐIỀU
TRỊ
Nguyên
tắc:
- Dùng
kháng sinh liều cao, phối hợp, dùng kháng sinh theo KSĐ
- Làm
sạch khoang màng phổi
- Điều
trị hỗ trợ
- Điều
trị triệu chứng
2.1. Điều
trị kháng sinh:
2.1.1.
Với nhóm vi khuẩn Gram (+): Tụ cầu, phế cầu .v.v.
- Kết hợp
nhóm Beta-lactam và Aminosid:
Cloxacillin
(200 mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
Hoặc:
Oxacillin (200mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
Bệnh nhân
trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết: Vancomycin 40-60mg/kg/24h.
TM chậm +
Amikacin (15mg/kg/24h/TB).
2.1.2.
Với nhóm vi khuẩn Gram (-):
-
Ceftazidim (100-150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
- Hoặc
Cefoperazone (100-150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h /TB).
2.1.3.
Hoặc điều trị theo kết quả kháng sinh đồ nếu có
Thời gian
điều trị kháng sinh ≥ 4 tuần
2.2. Các
biện pháp làm sạch mủ trong khoang màng phổi:
2.2.1.
Chọc hút màng phổi:
Áp dụng
với tất cả các bệnh nhân để chẩn đoán nguyên nhân và hỗ trợ điều trị. Lấy dịch
màng phổi để làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, soi tươi, nuôi cấy. Chọc tháo mủ
làm giảm khó thở khi lượng dịch màng phổi nhiều gây chèn ép.
2.2.2. Mở
màng phổi dẫn lưu kín:
- Xquang
có dịch >3 khoang liên sườn
- Có hiện
tượng vách hóa nhưng lượng dịch nhiều, mở khoang màng phổi dẫn lưu trong khi
chờ phẫu thuật.
- Thời
gian dẫn lưu trung bình 5-7 ngày, rút ống dẫn lưu khi lượng dịch hút < 30ml/
ngày
2.2.3.
Phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ khi:
- Điều
trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7ngày không có kết quả
- Tình
trạng toàn thân xấu đi
- Suy hô
hấp dai dẳng
- Có hình
ảnh ổ cặn mủ trên phim Xquang và siêu âm
- Có hiện
tượng rò khí – phế mạc (chỉ định mổ cấp cứu)
Mổ bóc
tách màng phổi và ổ cặn mủ sớm giúp giảm thời gian điều trị và hạn chế tối đa
biến chứng của bệnh.
2.3. Điều
trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng:
- Liệu
pháp oxy (khi cần)
- Liệu
pháp bù dịch, thăng bằng toan kiềm.
- Kiểm
soát albumin máu.
- Đảm bảo
về dinh dưỡng, năng lượng, nâng cao thể trạng: cho bệnh nhân ăn uống tốt,
truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố..
- Tập thở
để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở
CHƯƠNG 5: TIM MẠCH
TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH
1.ĐẠI
CƯƠNG
- Tồn tại
ống động mạch (patent ductus arteriosus) là bệnh tim rất thường gặp chiếm 10%
các bệnh tim bẩm sinh.
- Là bệnh
dễ chẩn đoán, dễ điều trị khỏi bằng phẫu thuật tim kín.
- Thường
gặp trên nữ tỉ lệ nữ/nam: 3 /1 .
Nguyên
nhân: Phần lớn các trường hợp bệnh không rõ nguyên nhân.
- Là bệnh
thường gặp trong trường hợp mẹ mang thai bị rubella.
- Một số
trường hợp tồn tại ống động mạch có tính gia đình nhưng hiếm.
- Cuộc
sống vùng cao với tình trạng giảm oxy kéo dài làm tăng tần suất của bệnh tồn
tại ống động mạch.
- Ở trẻ
bình thường, ống động mạch tự đóng trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6
sau khi ra đời, nếu đóng kéo dài hơn thì gọi là sự chậm trễ đóng ống động mạch.
Nếu không đóng thì ta gọi là tồn tại ống động mạch.
2. CHẨN
ĐOÁN
2.1. Lâm
sàng
a. Triệu
chứng toàn thân và cơ năng:
- Phụ
thuộc vào độ nặng của luồng thông
- Chậm
phát triển chiều cao, cân nặng
- Khó thở
gắng sức
- Khó thở
liên quan đến tần suất bội nhiễm phổi
- Suy tim
b. Khám
thực thể:
- Đôi khi
có biến dạng lồng ngực: ngực nhô ra trước tại khoảng liên sườn 3-4.
- Tăng
động vùng trước ngực
- Nghe:
Âm thổi liên tục vùng dưới đòn (trái).
- Mạch
nẩy mạnh ở ngoại biên và giảm huyết áp ĐM tâm trương.
2.2. Cận
lâm sàng
a. X
quang tim phổi:
- Bóng
tim to
- Cung
giữa (trái) phồng.
- Tăng
tuần hoàn phổi.
b. Điện
tâm đồ:
- Tăng
gánh tâm trương thất (T).
- Trục
QRS lệch (T).
- Trường
hợp có tăng áp phổi nặng:
+ Dấu
tăng gánh tâm thu thất (P)
+ R >
S ở V1
+ T (-)
chuyển đạo vùng trước ngực (P)
c. Siêu
âm tim:
Mục đích
siêu âm:
- Xác
định tổn thương: siêu âm tim 2D xác định hình thái và kích thước ống động mạch
- Xác
định luồng thông: siêu âm Doppler xác định luồng shunt T ® P, hoặc
shunt 2 chiều
- Đánh
giá áp lực ĐMP: Áp lực ĐMP tâm thu và áp lực ĐMP trung bình.
- Các tổn
thương phối hợp.
- Chỉ
định phẫu thuật và theo dõi hậu phẫu.
d. Thông
tim:
- Xác định
vị trí và kích thước ống động mạch.
- Đánh
giá áp lực ĐMP và sức cản ĐMP.
- Xác
định các tổn thương phối hợp.
- Kết hợp
can thiệp bịt ống động mạch bằng dụng cụ.
2.3. Chẩn
đoán phân biệt:
- Cửa sổ
phế chủ: hiếm gập.
- Hội
chứng Laubry-Pezzi: thông liên thất phối hợp hở van ĐMC.
- Vỡ túi
phình xoang Valsalva vào buồng tim.
- Dò ĐMV
vào buồng tim .
- Dò động
tĩnh mạch phổi, hoặc dò động tĩnh mạch vành.
3. BIẾN
CHỨNG
- Tăng áp
ĐMP nghẽn tắc: chống chỉ định ngoại khoa.
- Viêm
nội tâm mạc nhiễm trùng.
- Đọng vôi
ở thành ống động mạch.
- Suy tim
.
4. ĐIỀU
TRỊ
4.1.
Hướng điều trị:
- Điều
trị nội khoa: dùng thuốc giúp đóng ống ĐM.
- Điều
trị ngoại khoa: phẫu thuật tim kín.
- Thông
tim can thiệp: bít ống ĐM.
4.2. Chỉ
định điều trị
a. Nội
khoa
Dùng
Indomethacine cho trẻ sơ sinh thiếu tháng trong 1-2 tuần đầu
- Ống nhỏ
<2mm: ống có thể tự đóng, cần theo dõi siêu âm định kỳ.
- Ống
>3mm: dùng thuốc Indomethacine truyền tĩnh mạch liều ban đầu:
+ 0,10mg/kg
(trẻ >48 giờ)
+ 0,20mg/kg
(trẻ 2-7 ngày)
+ 0,25mg/kg
(trẻ >7 ngày)
Có thể
nhắc lại liều như trên sau mỗi 12 giờ.
* Sơ sinh
đủ tháng:
- Ống
động mạch nhỏ: theo dõi diễn biến lâm sàng và siêu âm. Nếu không thấy có viêm
phổi tái diễn, chậm phát triển thể chất, suy tim, tăng áp lực ĐMP…. có thể chỉ
định phẫu thuật lúc trẻ được 3-6 tháng tuổi (chú ý theo dõi và phòng viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn).
- Ống
động mạch lớn: bệnh nhân có viêm phổi, suy tim, tăng áp lực ĐMP không đáp ứng
với điều trị nội khoa, cần chỉ định mổ cấp cứu thắt ống ĐM.
- Còn ống
ĐM không gây tăng áp ĐM phổi nhiều, lâm sàng tốt: can thiệp phẫu thuật thường
sau 1 năm.
b. Bịt
ống động mạch bằng dụng cụ:
Dùng Coil
để bịt ống động mạch khi đường kính phía đầu phổi < 3mm. Dùng Amplatzer khi
đường kính ống >5mm, thủ thuật này ngày càng được cải tiến để trở thành một
phương pháp thường quy thay thế phẫu thuật.
c. Điều
trị ngoại khoa
Phẫu
thuật thắt hoặc cắt ống động mạch, là phương pháp điều trị bệnh còn ống động
mạch có từ rất lâu, chỉ thực hiện đối với các trường hợp còn ống động mạch lớn
không thể thông tim can thiệp được.
Tử vong
chung của phẫu thuật cắt ống động mạch khoảng 2%. Ở trẻ có áp lực ĐMP cao nên
phẫu thuật sớm để tránh bệnh mạch phổi tắc nghẽn.
Các biến
chứng hoặc di chứng sau phẫu thuật còn ống động mạch bao gồm:
- Túi
phình giả ống động mạch (ductal false aneurysm).
- Liệt cơ
hoành do cắt đứt thần kinh hoành.
- Liệt
dây âm thanh.
- Tăng áp
động mạch phổi còn tồn tại .
- Tràn
dịch dưỡng chấp màng phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm
Nguyễn Vinh: Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch; Phạm Nguyễn Vinh, 2003.
2. Myung
K. Park, Pediatric Cadiology for Practitioners 1992.
3. Moss
and Adam: Heart Disease in Infants, Children and Adolescents; Michael A.
Heymann, M, 2008, Chapter 8.
4. Wyman
W. Lai, Luc L. Mertens, Meryl S. Cohen, Tal Geva: Echocardiography in
Pediatric and Congenital Heart Disease f rom fetus to adult , 2009, p 209-
222.
A.Rebeca
Snider, Gerald A. Serwer, Samuel B. Ritter: Echocardiography in Pediatric
Heart Disease , 2000, chapter 11. P 452- 459.
VIÊM CƠ TIM DO VIRUS
1. ĐỊNH
NGHĨA
Viêm cơ
tim do siêu vi là viêm thành cơ tim có đặc điểm: thâm nhiễm tế bào viêm, hoại
tử và/hoặc thóai hóa tế bào cơ lân cận nhưng không giống tổn thương thiếu máu
trong bệnh mạch vành.
2. NGUYÊN
NHÂN
Nguyên
nhân hàng đầu là Enterovirus (70 serotypes) trong đó Coxsackie B1-5, A4, A16
chiếm 50% trường hợp. Ngoài ra còn có các siêu vi khác như: Echoviruses,
Adenovirus; Herpes simplex virus; Influenza; Rubella; Cytomegalovirus;
Infectious mononucleosis; quai bị; sởi; viêm gan siêu vi; Respiratory syncytial
virus; Mycoplasma pneumoniae; HIV.
3. CHẨN
ĐOÁN
3.1. Công
việc chẩn đoán
a. Hỏi
bệnh
- Triệu
chứng của nhiễm siêu vi trước đó: sốt, ho, sổ mũi, quai bị, phát ban, vàng da.
- Triệu
chứng cơ năng: khó thở, ho, quấy khóc, bứt rứt, vật vã, vã mồ hôi, phù, ói,
tiểu ít.
b. Khám
bệnh: khám toàn diện, chú ý:
- Đánh
giá tình trạng huyết động học: mạch, huyết áp, nhịp thở, da niêm, tri giác,
nước tiểu.
- Khám
tim: tim to, nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, nhịp ngựa phi, rối loạn nhịp tim.
- Phổi có
rale ẩm, rale ngáy, rale rít.
- Gan to,
tĩnh mạch cổ nổi.
- Phù
ngoại vi do suy tim ứ huyết.
c. Đề
nghị cận lâm sàng
- Phết
máu ngoại biên, VS.
- Ion đồ
máu, chức năng thận.
-
Troponin I.
- ECG.
- TPTNT.
- X quang
phổi.
- Siêu âm
tim.
3.2. Chẩn
đoán xác định
Lâm sàng
+ kết quả sinh thiết cơ tim + phân lập siêu vi hoặc huyết thanh chẩn đoán siêu
vi gây bệnh.
3.3. Chẩn
đoán có thể: dựa vào
a. Lâm
sàng
- Bệnh
cảnh nhiễm siêu vi trước đó (±).
- Xuất
hiện cấp tính các triệu chứng sau:
- Suy tim
ứ huyết ± sốc tim ± phù phổi
cấp.
- Tim to
nhanh, tiếng tim mờ, nhịp ngựa phi.
- Rối
loạn nhịp tim.
b. Cận
lâm sàng
-
Troponin I tăng, VS tăng.
- X quang
lồng ngực: tim to nhanh, cấp tính + ứ huyết phổi.
- ECG:
nhịp tim nhanh, điện thế thấp, thay đổi ST-T, block nhánh, block nhĩ-thất, QT
dài, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh trên
thất.
- Siêu âm
tim: chức năng co bóp cơ tim (EF, SF) giảm; loại trừ các bất thường cấu trúc
tim.
4. ĐIỀU
TRỊ
4.1.
Nguyên tắc điều trị
- Điều
trị triệu chứng: suy tim, sốc tim, phù phổi cấp (xem các bài riêng).
- Điều
trị loạn nhịp: tùy theo kết quả ECG (xem bài “Rối loạn nhịp tim”).
4.2. Xử
trí theo lưu đồ dưới đây:
Chú ý: Chống chỉ
định dùng corticoides trong điều trị viêm cơ tim do siêu vi thể tối cấp.
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cớ
|
Không có bằng chứng
cho thấy thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả đối với viêm cơ tim
|
II
NEJM,
2001
|
Một số nghiên cứu
cho thấy có sự cải thiện chức năng thất trái khi dùng IVIG, tuy nhiên những
thử nghiệm ngẫu nhiên có cỡ mẫu lớn hơn chưa được tiến hành do đó việc sử
dụng IVIG thường quy trong viêm cơ tim chưa được chỉ định.
|
II
NEJM,
2001
|
SUY
TIM Ứ HUYẾT
1. ĐẠI CƯƠNG
Suy tim là tình trạng
tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của các mô trong cơ
thể.
2. NGUYÊN NHÂN SUY
TIM
- Bệnh tim bẩm sinh
|
- Quá tải thể tích
tuần hoàn
|
- Bệnh van tim mắc
phải (hậu thấp, …)
|
- Rối loạn nhịp tim
|
- Viêm cơ tim, bệnh
cơ tim
|
- Thiếu máu nặng
|
- Thiếu máu cơ tim
|
- Cao huyết áp
|
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh
- Tiền căn bệnh tim,
cao huyết áp, thiếu máu mạn (Thalassemia), truyền dịch.
- Trẻ nhũ nhi: bỏ bú,
bú chậm, khó thở, đổ mồ hôi, tím tái, ho, quấy.
- Trẻ lớn: Khó thở,
biếng ăn, xanh xao, chậm lớn, tức ngực, ngồi thở.
- Thời điểm xuất hiện
triệu chứng.
- Biểu hiện nhiễm
trùng hô hấp kèm theo làm nặng tình trạng suy tim: sốt, ho, sổ mũi.
b. Khám lâm sàng
- Mạch, huyết áp,
nhịp thở, nhiệt độ, thời gian phục hồi màu da.
- Khám tim: mỏm tim,
nhịp tim, tiếng thổi, nhịp ngựa phi (gallop).
- Ran phổi, khò khè.
- Gan to, phù, tĩnh
mạch cổ nổi, phản hồi gan - TM cổ (trẻ lớn).
c. Cận lâm sàng
- Công thức máu.
- X quang phổi.
- ECG.
- Đo SpO2.
- Ion đồ máu, chức
năng thận, tổng phân tích nước tiểu.
- Khí máu động mạch
khi suy hô hấp.
- Siêu âm tim.
3.2. Chẩn đoán xác định
a. Lâm sàng
- Tim nhanh, thở
nhanh.
- Tim to.
- Ứ trệ tuần hoàn hệ
thống: gan to, phù chân hoặc mặt, tĩnh mạch cổ nổi, khó thở phải ngồi.
- Phù phổi: khó thở,
ho, ran phổi, khạc bọt hồng.
- Da xanh, tím tái,
tụt huyết áp (dấu hiệu nặng)
b. Cận lâm sàng
- X quang: tim to, ứ
trệ tuần hoàn phổi hoặc phù phổi.
- ECG: dày, dãn buồng
tim, rối loạn nhịp tim.
- Siêu âm: phát hiện
bất thường van tim, vách ngăn tim, các mạch máu lớn, giảm sức co bóp cơ tim và
phân suất tống máu.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Cung cấp ôxy.
- Thuốc tăng sức co
bóp cơ tim.
- Giảm ứ đọng tuần
hoàn phổi và hệ thống.
- Giảm kháng lực
ngoại biên.
- Điều trị nguyên
nhân và yếu tố thúc đẩy.
4.2. Điều trị cấp cứu
a. Điều trị chung
- Ngưng ngay dịch và
kiểm tra CVP nếu đang truyền dịch.
- Thở oxy ẩm qua
canulla, nếu có phù phổi phải thở CPAP hoặc thở máy.
- Nằm đầu cao, trẻ
nhỏ nên cho mẹ bồng để giảm kích thích.
- Lợi tiểu:
Furosemide 1-2 mg/kg/TMC, ngoại trừ nguyên nhân chèn ép tim do tràn dịch màng
ngoài tim.
- Digoxin TM: là thuốc
hiệu quả trong hầu hết các trường hợp, Digoxin dùng ngay sau khi cho lợi tiểu
ngoại trừ chống chỉ định như: tim chậm, blốc nhĩ thắt độ II, III, tràn dịch
màng tim và bệnh cơ tim phì đại.
- Tổng liều trong 24
giờ đầu theo tuổi và cân nặng.
+ Sơ sinh thiếu
tháng: 10-20 mg/kg/24 giờ. Đủ
tháng: 30 g/kg/24 giờ.
+ Nhũ nhi 1-12 tháng:
35 mg/kg/24 giờ.
+ Trẻ > 12 tháng:
20-40 mg/kg/24 giờ (trẻ
>10 tuổi 0,5mg/ngày).
- Cách cho: 1/2 liều
TMC, sau đó 1/4 liều TMC giờ thứ 8 và 1/4 liều giờ thứ 16.
- Liều duy trì: 12 giờ
sau liều tấn công cuối cùng bắt đầu cho liều duy trì bằng ¼ tổng liều tấn công
mỗi ngày, chia 2 lần, nếu đáp ứng tốt có thể chuyển sang đường uống và cần theo
dõi nồng độ Digoxin máu; luôn giữ nồng độ Digoxin từ 0,5 – 2ng/ml và theo dõi
Kali máu, ECG để tránh ngộ độc. Dấu hiệu sớm của ngộ độc Digoxin là nôn ói,
nhịp tim chậm < 100 lần/phút hoặc xuất hiện ngoại tâm thu.
- Thuốc tăng sức co
bóp cơ tim khác:
+ Dopamine và
Dobutamine được chỉ định trong trường hợp suy tim kèm tụt huyết áp.
+ Dopamine liều 3-5 mg/kg/phút.
+ Dobutamine liều
3-10 mg/kg/phút là thuốc
chọn lựa trong trường hợp phù phổi, bệnh cơ tim hoặc thất bại Dopamine.
+ Isuprel: Suy tim
kèm do rối loạn nhịp chậm. Liều 0,05-0,1 mg/kg/phút.
- Thuốc hạ áp: nếu có
cao huyết áp (xem phác đồ điều trị cao huyết áp).
- Thuốc dãn mạch,
giảm kháng lực ngoại biên:
- Captopril: giảm hậu
tải, chỉ dùng sau khi hội chẩn bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Liều: 0,15-0,2 mg/kg/liều
khởi đầu. Duy trì 1,5-2 mg/kg/24 giờ.
- Isosorbide
dinitrate: giảm tiền tải, thường chỉ định trong trường hợp cấp cứu suy tim, phù
phổi. Liều: 0,5 mg/kg/liều ngậm dưới lưỡi.
b. Điều trị nguyên
nhân và yếu tố thúc đẩy
- Điều trị rối loạn
nhịp (xem phác đồ điều trị rối loạn nhịp).
- Điều trị thấp tim
(xem phác đồ điều trị bệnh thấp).
- Điều trị yếu tố
thúc đẩy:
- Hạ sốt: Nên chỉ
định sớm thuốc hạ nhiệt khi thân nhiệt > 38oC để giảm công cơ tim
đang suy.
- Thiếu máu nặng với
Hct < 20%: truyền hồng cầu lắng 5-10 mL/kg tốc độ chậm.
- Điều trị viêm phổi
(xem phác đồ điều trị viêm phổi).
- Điều chỉnh rối loạn
điện giải và kiềm toan.
4.3. Điều trị tiếp
theo
- Hạn chế dịch bằng 3/4
nhu cầu hàng ngày, ăn nhạt, hạn chế Natri, bổ sung thêm Kali đặc biệt trong
trường hợp có dùng lợi tiểu quai và Digoxin. Trong trường hợp không ăn được nên
chọn nuôi ăn qua sonde dạ dày vì an toàn hơn nuôi ăn tĩnh mạch.
- Theo dõi mạch,
huyết áp, nhịp tim, ECG, ion đồ máu, lượng nước xuất nhập.
- Tất cả các bệnh
nhân phải được khám và quản lý tại chuyên khoa tim mạch để xác định và điều
trị nguyên nhân, đặc biệt là chỉ định phẫu thuật.
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cớ
|
Ức chế men chuyển
và ức chế beta nếu được dùng với liều thích hợp và có theo dõi sẽ cải thiện
tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn.
|
I
BMJ
1999
|
Lợi tiểu và digoxin
vẫn còn giá trị trong cải thiện những triệu chứng của suy tim
|
I
BMJ
1999
|
Thuốc chống loạn
nhịp nhóm I, thuốc tăng co bóp cơ tim không phải glycoside, thuốc ức chế kênh
can xi có tác dụng giảm co bóp cơ tim đi kèm với nguy cơ tử vong và nên được
tránh trong suy tim
|
I
BMJ
1999
|
VIÊM
MỦ MÀNG NGOÀI TIM
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm mủ màng ngoài
tim (Purulent Pericarditis) là tình trạng viêm do vi khuẩn sinh mủ trong khoang
màng ngoài tim. Viêm mủ màng ngoài tim thường gặp ở lứa tuổi nhỏ, tuổi trung
bình bị bệnh là 6 – 7 tuổi. Viên mủ màng ngoài tim gặp 30 -50% trong bệnh lý viêm
màng ngoài tim ở trẻ em.
2. NGUYÊN NHÂN
Viêm mủ màng ngoài
tim tiên phát hiếm gặp, bệnh thường liên quan đến nhiễm khuẩn ở nơi khác như
viêm phổi, tràn mủ màng phổi, cốt tủy viêm, nhiễm trùng da và mô mềm.
Vi khuẩn gây viêm mủ
màng ngoài tim thường gặp nhất là tụ cầu vàng sau đó là Hemophilus
Influenza, liên cầu, phế cầu, não mô cầu... Vi khuẩn thường thường
được đi theo đường máu từ các ổ nhiễm trùng tiên phát như viêm phổi, tràn mủ
màng phổi, cốt tủy viêm… đôi khi có trường hợp sau viêm nội tâm mạc.
Khi vi khuẩn sinh mủ
xâm nhập vào khoang màng ngoài tim, hình thành một lớp giả mạc chứa các bạch
cầu đa nhân trung tính thoái hóa, vi khuẩn, và các tế bào màng ngoài tim bị tổn
thương. Lượng dịch viêm trong ổ tân mạch tăng nhiều, rồi nhanh chóng tạo ra một
lớp dịch tích lũy ở khoang màng ngoài tim. Khi lượng dịch ít, cơ tim còn tốt
thì huyết động học có thể bình thường, khi lượng dịch nhiều và tốc độ tạo dịch
nhanh có thể gây tình trạng ép tim.
Nếu viêm mủ màng
ngoài tim không được điều trị, hoặc điều trị muộn, màng ngoài tim xơ dầy, lớp
mủ đặc ở khoang màng ngoài tim chèn ép trực tiếp vào thượng tâm mạc và cơ tim
sẽ dẫn tới bệnh nhân bị tử vong do ép tim cấp hoặc viêm màng ngoài tim co thắt
sau này.
3.CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Triệu chứng lâm
sàng viêm mủ màng ngoài tim thường khác nhau, tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh,
tuổi bệnh nhi mắc bệnh và nguyên nhân ổ nhiễm khuẩn tiên phát, cũng như lượng
dịch viêm và tốc độ xuất hiện dịch trong khoang màng ngoài tim.
- Triệu chứng cổ điển
bao gồm:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn,
nhiễm độc, bệnh nhân thường trong bệnh cảnh nhiễm trùng máu, sau một thời gian
sốt cao, nhiệt độ không giảm, toàn trạng suy sụp.
+ Đau vùng trước tim
(đối với trẻ lớn) gặp 15 – 80% các trường hợp, đặc điểm của đau ngực thường
xuất hiện đột ngột, khi ho, hít vào sâu, hoặc thay đổi tư thế. Đau ngực thường
lan ra sau lưng do 1/3 dưới màng ngoài tim có dây thần kinh hoành.
+ Bằng chứng có dịch
trong khoang màng ngoài tim: tiếng cọ màng ngoài tim, tiếng tim mờ.
+ Các triệu chứng
khác: khó thở, phù, gan to, mạch nhanh, tĩnh mạch cổ nổi và khi có dấu hiệu ép
tim bệnh nhi có dấu hiệu mạch nghịch là khi đo huyết áp thì huyết áp tâm thu
giảm ≥ 10mmHg trong thì hít vào so với thì thở ra.
3.2. Cận lâm sàng
3.2.1.Chiếu chụp
Xquang tim phổi
Tùy theo số lượng
dịch trong khoang màng ngoài tim, ở trẻ em khi lượng dịch >150ml sẽ có triệu
chứng điển hình: bóng tim to bè, cuống tim ngắn tạo cho hình tim tròn như quả
bầu nậm, các cung tim bị xóa, tim co bóp yếu, góc tâm hoành mờ, bờ tù, cơ hoành
ít di động và bị đẩy xuống thấp.
3.2.2. Điện tâm đồ
- Rối loạn tái cực
với thay đổi đoạn ST và sóng T ở các chuyển đoạn ngoại biên và trước tim.
+ Gian đoạn I: Đoạn
ST chênh lên, sóng T dương là do viêm lớp nông dưới thượng tâm mạc.
+ Gian đoạn II: đoạn
ST trở về đường đẳng điện, sóng T dẹt.
+ Gian đoạn III: đoạn
ST đẳng điện, sóng T đảo ngược và đối xứng.
+ Gian đoạn IV: đoạn
ST và sóng T trở về bình thường.
- Điện thế phức bội
QRS giảm ở các chuyển đạo.
+ Chuyển đạo ngoại
biên: biên độ tuyệt đối lớn nhất của QRS thường ≤ 5mm.
+ Chuyển đạo trước
tim: biên độ tuyệt đối lớn nhất của QRS đối với chuyển đạo V2 ≤ 9mm, đối với V5, V6 ≤ 7mm
- Dấu hiệu luân phiên
điện học gợi ý cho tình trạng ép tim.
3.2.3. Siêu âm tim
- Màng ngoài tim dày.
- Dịch trong khoang
màng ngoài tim, có hiện tượng tăng âm của dịch và Fibrin hóa. Có thể ước lượng
số lượng dịch trong khoang màng ngoài tim bằng siêu âm tim, khi khoảng cách
giữa lá thành và lá tạng < 5mm là tràn dịch nhẹ, từ 5 – 20mm là tràn dịch
mức độ trung bình, và > 20mm là tràn dịch mức độ nặng.
- Dấu hiệu ép tim:
xẹp nhĩ phải trong thì tâm thu, xẹp thất phải thì tâm trương, tăng đổ đầy thất
phải và giảm đổ đầy thất trái ở thì hít vào.
3.2.4.Vi sinh
Cấy máu, cấy mủ trong
khoang màng ngoài tim có thể tìm thấy bằng chứng vi khuẩn gây bệnh.
4.ĐIỀU TRỊ
4.1.Nội khoa
- Nguyên tắc điều
trị:
+ Kháng sinh theo
kháng sinh đồ, khi chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào đặc điểm lâm sàng mà lựa
chọn kháng sinh phù hợp.
+ Chọc hút dịch màng
ngoài tim khi có ép tim.
+ Phẫu thuật: khi có
tràn dịch màng ngoài tim nhiều, khoang màng ngoài tim nhiều Fibrin tạo thành ổ
cặn mủ, màng ngoài tim dầy.
4.1.1. Kháng sinh
- Điều trị theo kháng
sinh đồ khi cấy máu hoặc dịch khoang màng ngoài tim theo vi khuẩn gây bệnh.
- Khi chưa có kết quả
cấy máu hoặc cấy dịch khoang màng ngoài tim, hoặc kết quả âm tính, thì điều trị
sử dụng kháng sinh dựa vào diễn biến lâm sàng và tính chất của dịch khoang màng
ngoài tim.
- Thời gian điều trị
kháng sinh thường điều trị từ 2 -4 tuần.
4.1.1.1. Kháng sinh điều
trị vi khuẩn gây bệnh là Tụ cầu vàng
- Methicilin hoặc
oxacilin 150-200mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch chia làm 4 lần, cách 6 giờ,
phối hợp với Amikacin 15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút, 1 lần.
- Hoặc Cepholosporin
thế hệ III:
+ Cefotaxim 100
-200mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch, chia 3 lần, cách nhau 8 giờ, kết hợp với Amikacin
15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
+ Ceftriaxon 100mg/kg/24
giờ, truyền tĩnh mạch 60 phút, kết hợp với Amikacin 15mg/kg/24 giờ
truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
- Hoặc Vancomycin
60mg/kg/24 giờ, truyền tĩnh mạch 60 phút, chia 4 lần, cách nhau 6 giờ, kết hợp
với Amikacin 15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
4.1.1.2. Kháng sinh điều
trị vi khuẩn gây bệnh là Hemophilus Influenza - Ampicilin 150
-200mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch, chia 4 lần, cách nhau 6 giờ, kết hợp với Amikacin
15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
- Hoặc Cefotaxim 100
-200mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch, chia 3 lần, cách nhau 8 giờ, kết hợp với Amikacin
15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
- Hoặc Chloramphenicol
30mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch, chia 2 lần, cách nhau 12 giờ kết hợp với Amikacin
15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
4.1.1.3. Kháng sinh điều
trị vi khuẩn gây bệnh là Phế cầu
- Cepholosporin thế
hệ I: 100mg/kg/24 giờ, tiêm tĩnh mạch, chia 3 lần, cách nhau 8 giờ, kết hợp với
Amikacin 15mg/kg/24 giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
- Hoặc Penicillin 100mg/kg/24
giờ, tiêm tĩnh mạch, chia 4 lần, cách nhau 6 giờ, kết hợp với Amikacin 15mg/kg/24
giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
4.1.1.4. Kháng sinh điều
trị vi khuẩn gây bệnh là Liên cầu
- Penicillin 100mg/kg/24
giờ, tiêm tĩnh mạch, chia 4 lần, cách nhau 6 giờ, kết hợp với Amikacin 15mg/kg/24
giờ truyền tĩnh mạch 60 phút 1 lần.
4.1.2. Các thuốc khác
4.1.2.1. Lợi tiểu
(khi có dấu hiệu suy tim hoặc ép tim)
- Furocemid: 2mg/kg/24
giờ, uống hoặc tiêm tĩnh mạch, chia 2 lần, cách nhau 12 giờ (chú ý bổ sung thêm
Kali).
- Spironolactone: 2mg/kg/24
giờ, uống chia 2 lần, cách nhau 12 giờ.
4.1.2.2. Men Urokinase
hoặc Septokinase
- Sử dụng men Urokinase
hoặc Septokinase bơm vào trong khoang màng ngoài tim với liều
400.000UI, sau đó 200.000UI để đạt được nồng độ cao tại chỗ. Men này sẽ thẩm
thấu tốt hơn vào các mảng fibrin để tiêu các sợi fibrin.
4.1.3.Chọc hút dịch
khoang màng ngoài tim
- Trước khi chọc dịch
màng ngoài tim phải cho thuốc an thần như Midazolam 0,1 – 0,2mg/kg tiêm tĩnh
mạch, hoặc Phenobacbital 5 -10mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, kết hợp với
Atropin 0,02mg/kg tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa phản xạ ngừng tim.
- Kỹ thuật: chọc hút
dịch khoang màng ngoài tim theo hai đường:
+ Đường dưới mũi ức
(Marfan) thường được sử dụng. Vị trí chọc dưới mũi ức 0,5cm, chọc kim thẳng góc
900 so với mặt da, qua cơ
thành bụng, hạ đốc kim để thân kim tạo với thành bụng một góc khoảng 150 , sau đó đẩy kim lên
trên sát phía sau xương ức, hơi lệch sang trái về mỏm tim, thường khoảng 4 – 5
cm là tới khoang màng ngoài tim, rút dịch ra từ từ hoặc hút dẫn lưu với áp lực
âm.
+ Đường lồng ngực
trái (Dieulafoy). Bệnh nhân được nằm tư thế nằm, hoặc nửa nằm, đường chọc ở
khoang liên sườn 4 – 5 cách bờ trái xương ức 3 – 5 cm, kim chọc thẳng góc 900 so với mặt da, sát bờ
trên của xương sườn dưới, đẩy kim vào khoảng 3 cm là tới khoang màng ngoài tim,
vừa đẩy kim, vừa hút dịch ra từ từ, khi được giữ nguyên vị trí kim để hút dịch,
nếu cần thì hút dẫn lưu liên tục với áp lực âm.
- Trong lúc chọc hút
dịch khoang màng ngoài tim ta có thể mắc điện cực và theo dõi trên Monitor điện
tim, nếu thấy có ngoại tâm thu, sóng ST chênh lên đột ngột là mũi kim đã chạm
vào cơ tim. Hoặc có thể chọc hút dịch khoang màng ngoài tim dưới hướng dẫn của
siêu âm tim.
- Chỉ định cho các
trường hợp viêm mủ màng ngoài tim gian đoạn đầu, với mức độ nhẹ đến vừa. Một số
trường hợp kết hợp với hút dẫn lưu kín với áp lực âm liên tục khi bệnh nhi có
dấu hiệu ép tim nhưng chưa đủ điều kiện phẫu thuật.
4.1.4. Phẫu thuật
4.1.4.1.Chỉ định
- Có dấu hiệu ép tim.
- Điều trị nội khoa
không kết quả sau 7 ngày.
- Siêu âm có hiện
tượng dày dính màng ngoài tim hoặc có nhiều fibrin trong khoang màng ngoài tim
hoặc tạo thành các ổ cặn mủ trong khoang màng ngoài tim.
4.1.4.2. Kỹ thuật
- Phẫu thuật nội soi:
cắt màng ngoài tim kết hợp với bơm rửa khoang màng ngoài tim.
- Phẫu thuật mở: bóc
tách và cắt màng ngoài tim đến trên phễu động mạch phổi và xuống dưới qua mỏm
tim, kết hợp lấy hết mủ, fibrin và bơm rửa khoang màng ngoài tim.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Christina MP,
Eduardo MC, Shelley DM (Ricardo Munoz). (2010). Pericardial Diseases. Critical
Care of Children with Heart Disease. Springer. 521 - 542.
2. Edward J Baker, (Anderson RH). (2010). Non-Rheumatic Inflammatory diseases of the heart. Paediatric
Cardiology. Third Edition. Churchill livingstone. 1081 - 1089.
3. Karen S Rheuban,
(Moss and Adams‟). (2001). Pericardial Diseases. Heart Disease In Infants,
Children, And Adolescents. Volume two. Lippincott William & Wilkins. 1287 -
1296.
4. Myung K Park,
George Troxler. (2002). Cardiovascular Infections. Pediatric Cardiology for
Practitioners. Mosby. 281 - 303.
VIÊM
NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG
1.ĐỊNH NGHĨA
Viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn là tổn thương nhiễm trùng hiện diện tại nội mạc cơ tim, hay trên
các cấu trúc nhân tạo trong tim (van nhân tạo, vật liệu nhân tạo khác..). Biểu
hiện tổn thương đặc hiệu dạng sùi (vegetation). Đây là tổn thương hình
thành với sự hình thành của fibrin, tiểu cầu, vi khuẩn tăng sinh, hay nấm. Tác
nhân là vi khuẩn, nấm hay virus và có thể biểu hiện dưới dạng cấp hay bán cấp.
Nguyên nhân thường gặp nhất là là do vi khuẩn và phạm vi bài này chỉ đề cập đến
vi nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn.
2.NGUYÊN NHÂN
Vi khuẩn gây bệnh
- Streptocoques nhiều nhất khoảng
trên 40%
- Staphylocoques chiếm khoảng 40% đang
có xu hướng tăng dần do can thiệp ngoại khoa ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
- Các vi khuẩn khác:
+ Escherichia Coli
+ Trực khuẩn gram âm
+ Nhóm HACEK (Haemophilus
spp, Actinobacillus actinomyceter comitants, Cardiobacterium hominis, Eikenella
spp, Kingella kingae)
Bảng
1. Định hướng tác nhân gây bệnh dựa vào đường vào của vi khuẩn
Đường
vào
|
Tác
nhân vi khuẩn gợi ý
|
Răng miệng
|
Streptocoque
|
Ruột
|
Streptocoque bovis,
enterocoque
|
Tai mũi họng
|
Streprocoque
|
Đường tiết niệu
|
Enterocoque
|
Sinh dục
|
Enterocoque,
staphylocoque
|
Da- thủ thuật
catherter
|
Staphylocoque
|
Phẫu thuật tim,
mạch máu lớn
|
Staphylocoque, trực quẩn gram âm
|
3.CHẨN ĐOÁN
Bệnh sử: Trên bệnh
nhân có bệnh lý tim mạch, hay bệnh nhân mà khi khám lâm sàng nghe được tiếng
thổi ở tim có xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì cần nghĩ đến viêm nội tâm
mạc
- Sốt kéo dài trên 8
ngày mà chưa tìm được nguyên nhân chính xác
- Mệt mỏi, và tổng
trạng chung của bệnh nhi giảm sút
- Thay đổi tiếng tim
- Lách lớn hay có
sang thương da nghi nghờ
- Sốt lại sau khi
ngưng kháng sinh
- Sốt trong vòng 2
tháng sau khi phẫu thuật tim hay tim mạch can thiệp
3.1.Thể lâm sàng
Thể kinh điển với sốt
kéo dài:
Sốt kéo dài: trên 8
ngày, không rõ lí do, tái diễn khi ngưng kháng sinh, sốt cao rét run trên bệnh
nhi có yếu tố nguy cơ. Thể trạng chung kém, xuất hiện tiếng thổi ở tim hay
tiếng thổi thay đổi so với trứơc, gan lách lớn, các sang thương khác: mảng
Janeway, giả chín mé osler, nốt xuất huyết, thương tổn Roth khi soi đáy mắt.
Thể bệnh âm ỉ: từng
đợt khó chẩn đoán, thường bị chẩn đoán muộn. Thể biến chứng:
+ Các biến chứng tại
tim như biểu hiện phù phổi cấp (ít gặp ở trẻ nhỏ), suy tim toàn bộ, tình
trạng huyết động không ổn định hay chẹn tim (tamponade).
+ Các biến chứng ngoài
tim: Nhồi máu phổi, nhồi máu hệ thống một hay nhiều chỗ, có triệu chứng hay
không có triệu chứng, bệnh nhân có thể trong tình trạng nhiễm trùng huyết hay
xuất huyết não do vỡ các túi phình.
Thể sau phẫu thuật
tim: Gặp trên bệnh nhân có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể hay chỉ phẫu thuật tạm
thời, dưới 2 tháng sau mổ tim, biểu hiện sốt, tiếng tim thay đổi và xuất hiện
các biến chứng đã miêu tả.
3.2 .Cận lâm sàng:
Bilan ban đầu: Huyết
đồ, CRP, chức năng gan, ion đồ, nước tiểu 10 thông số, phức hợp miễn dịch lưu
hành, X quang phổi và ECG.
Cấy máu cần lưu ý như
sau:
- Trước khi cho kháng
sinh kể cả kháng sinh uống nếu được.
- Lặp lại: 3-6 lần
trong 24-48 giờ
- Khi sốt cao hay rét
run, nếu không thì chia đều trong 24 giờ
- Cấy trên cả hai môi
trường yếm khí và kỵ khí, nếu cần thiết cần cấy trên môi trường được làm giàu.
- Giữ lâu hơn bình
thường trên môi trường nuôi cấy
- Trên môi trường làm
giàu vi khuẩn nếu như có kháng sinh trước đó.
- Kháng sinh đồ và
nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu.
Làm xét nghiệm tìm
kiếm đường vào: Nước tiểu, họng, những sang thương ghi nhận được khi thăm khám
lâm sàng
PCR bệnh phẩm khi
bệnh nhân phẫu thuật
Huyết thanh chẩn đoán
Coxiella burnetii (sốt Q)
Siêu âm tim
- Đóng vai trò cơ bản
giúp chẩn đoán, điều trị (can thiệp ngoại khoa?), tiên lượng và theo dõi
diễn tiến bệnh.
- Siêu âm tim qua
đường thực quản khi cần thiết chẩn đoán các biến chứng ap-xe quanh van.
Bilan mở rộng để tìm
các biến chứng nhồi máu hay phình mạch dạng nấm thực hiện tùy theo gợi ý lâm
sàng: chụp CT scanner sọ não, bụng hay ngực.
3.3.Tiêu chuẩn chẩn
đoán
Chẩn đoán viêm nội
tâm mạc theo tiêu chuẩn chẩn đoán Duke.
Bảng
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nội tâm mạc
Tiêu
chuẩn chẩn đoán viêm nội tâm mạc
|
Chắc chắn có viêm
nội tâm mạc
Tiêu chuẩn tổ chức
học:
Hiện diện vi khuẩn
khi nuôi cấy hay xét nghiệm mô học của sùi, tổ chức thuyên tắc hay ap-xe
trong tim
Tổn thương bệnh lý
chứng tỏ có viêm nội tâm mạc hoạt động khi làm xét nghiệm tổ chức học
Tiêu chuẩn lâm
sàng:
2 tiêu chuẩn chính hoặc
(1 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ) hoặc 5 tiêu chuẩn
phụ.
|
Có thể có viêm nội
tâm mạc
Có những dấu hiệu
gợi ý viêm nội tâm mạc nhưng không đủ nằm trong tiêu chuẩn của chắc chắn viên
nội tâm mạc hay loại trừ
|
Viêm nội tâm mạc
được loại trừ
- Khi có một chẩn
đoán khác giải thích được các triệu chứng hiện diện trên bệnh nhi
- Mất đi các triệu
chứng đã được cho là viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi không dùng kháng sinh hay
mới chỉ dùng kháng sinh dưới 4 ngày
- Không khi nhận
được tổn thương dạng viêm nội tâm mạc khi phẫu thuật hay tử thiết ở bệnh nhi
không dùng kháng sinh hay mới chỉ dùng kháng sinh dưới 4 ngày.
|
Bảng
3. Định nghĩa các tiêu chuẩn theo Duke
Tiêu chuẩn chính
|
- Cấy máu dương
tính.
Cấy máu trở thành
tiêu chuẩn chính khi thỏa mãn
+ 2 lần cấy máu mọc
lên một loại vi khuẩn điển hình gây viêm nội tâm mạc ví dụ: streptococcus
viridants, staphylococcus aureus hay nhóm HACEK. Staphylococcus aureus mắc
phải tại cộng đồng hay enterococci trong trường hợp không có ổ nhiễm khuẩn
tiên phát.
Hoặc
+ Cấy máu mọc lên
thường xuyên (trong 2 lần cấy liên tiếp với mẫu máu được lấy cách nhau 12
giờ và 3 hoặc hơn các mẫu máu liên tiếp nhau với khoảng cách lần lấy máu đầu
tiên và cuối cùng cách nhau trên 1 giờ) với một loại vi khuẩn thường gây
viêm nội tâm mạc.
- Thương tổn nội
mạc khi siêu âm tim:
có sùi, ap-xe quanh van, có hở quanh van nhân tạo mới khi so sánh với các lần
siêu âm trước
- Lâm sàng xuất hiện tiếng
thổi hở van mới khi so sánh với các lần thăm khám trước đó
|
Tiêu chuẩn phụ
|
- Đối tượng nguy cơ
của viêm nội tâm mạc hay người nghiện ma túy
- Sốt trên 38 độ C
- Sang thương mạch
máu: thuyên tắc mạch, phình mạch dạng nấm, nhồi máu phổi, xuất huyết kết mạc,
xuất huyết não
- Sang thương do
phức hợp miễn dịch lưu hành: viêm cầu thận cấp, nốt Osler, dấu hiệu Roth,
thương tổn Janeway, dương tính yếu tố thấp
- Cấy máu mọc vi
khuẩn như không đủ điều kiện để trở thành tiêu chuẩn chính, huyết thanh dương
tính với một loại vi khuẩn có thể gây viêm nội tâm mạc
- Siêu âm gợi ý
nhưng không đủ tiêu chuẩn để trở thành tiêu chuẩn chính
|
4. ĐIỀU TRỊ
Bao gồm điều trị nội
khoa và ngoại khoa
Cấp 1: khi nghi ngờ
bệnh nhân có viêm nội tâm mạc cần làm các xét nghiệm ban đầu và hội chẩn chuyên
khoa
Cấp 2: Điều trị nội
khoa
Kháng sinh liệu pháp
Cần phải dùng kháng
sinh phối hợp, diệt khuẩn, thích hợp với vi khuẩn gây bệnh theo kháng sinh đồ,
đường tĩnh mạch, kéo dài từ 4 đến 6 tuần với nồng độ huyết thanh hiệu quả.
Kháng sinh ban đầu
trước khi có kháng sinh đồ có thể sử dụng
Amoxicillin 200mg/kg/ngày
+ gentamycin 3mg/kg/ngày
Trên bệnh nhân có tổn
thương da hay hậu phẫu mổ tim
Oxacillin 200mg/kg/ngày
hay vancomycin 60mg/kg/ngày
Kháng sinh được điều
chỉnh theo kháng sinh đồ và vị trí thuyên tắc.
Điều trị các biến
chứng của bệnh và do quá trình
4.1.Theo dõi điều trị
Lâm sàng: đường biểu diễn nhiệt
độ, tổng trạng, tiếng tim, tình trạng huyết động (nhịp tim, huyết áp, nước
tiểu), đường đi mạch máu tìm hiện tượng thuyên tắc, dấu hiệu thần kinh.
Sinh học: huyết đồ, CRP, thận
gan
Vi khuẩn: cấy máu, nồng
độ huyết thanh của kháng sinh
Tim mạch: X quang, ECG, siêu âm
tim theo dõi diễn tiến sùi và đánh giá biến chứng.
Các biến chứng có thể
gặp trong thời gian điều trị: shock tim, phù phổi cấp, block nhĩ thất hoàn
toàn, tình trạng nhiễm trùng huyết không khống chế dược, thương tổn van nặng
hơn, các biến chứng trên vật liệu sinh học thay thế đang dùng trên bệnh nhi.
4.2.Chỉ định điều trị
ngoại khoa còn tranh cãi tuy nhiên tỷ lệ can thiệp ngoại khoa sớm ngày càng
tăng lên:
- Suy tim dai dẳng đã
được điều trị nội khoa tích cực.
- Nhiễm khuẩn huyết
không khống chế được: đối với những trường hợp cấy máu dương tính mà sau khi sử
dụng kháng sinh 7 ngày cấy máu kiểm tra vẫn còn vi khuẩn thì cần hội chẩn ngoại
khoa.
- Huyết khối nhiều
chỗ đặc biệt là nhồi máu hệ thống
- Đường kính sùi trên
10mm di động mạnh ở buồng tim trái.
- Áp-xe quanh van, tổ
chức cạnh van hay làm mủ khu trú trong cơ tim với rối loạn dẫn truyền.
5. DỰ PHÒNG
5.1.Nguyên tắc chung:
- Phát hiện và điều
trị sớm tất cả các loại nhiễm khuẩn
- Điều trị ngoại khoa
triệt để các bệnh tim bẩm sinh
- Vệ sinh cá nhân và
dinh dưỡng tốt
- Sử dụng kháng sinh
trước khi làm thủ thuật. Kháng sinh phụ thuộc vào cơ địa, đường vào và vi
khuẩn.
5.2.Đối tượng cần dự
phòng
Đối với các can thiệp
răng miệng
- Nhổ răng
- Phẫu thuật quang
răng
- Cấy răng giả
- Điều trị tủy răng
- Đặt dụng cụ chỉnh
nha
- Chích gây tê tại
chỗ trong dây chằng
- Lấy cao răng
Đối với phẫu thuật có
nguy có khác
Bảng
3: Đối với phẫu thuật có nguy có khác
Phẫu thuật đường hô
hấp
|
- Cắt amygdale, nạo
VA
- Phẫu thuật trên
niêm mạc đường tiêu hóa
- Nội soi phế quản
với ống cứng
|
Tiêu hóa
|
- Tiêm xơ trong
giãn tĩnh mạch thực quản
- Nong thực quản
qua nội soi
- Chụp đường mật
ngược dòng
- Phẫu thuật đường
mật và niêm mạc đường tiêu hóa
|
Tiết niệu
|
Soi bàng quang
Can thiệp nong niệu
đạo
|
Kháng sinh dự phòng
cho thủ thuật thuật răng miệng hay đường hô hấp trên với gây tê tại chỗ
Bảng
4: Kháng sinh dùng một lần trước khi làm thủ thuật 1 giờ
Đối tượng
|
Thuốc
|
Đường dung và liều
lượng
|
Không dị ứng
betalactam
|
Amoxicillin
|
75mg/kg uống
|
Dị ứng với
betalactam
|
Pristinamycin
|
25mg/kg uống
|
Kháng sinh dự phòng cho
thủ thuật răng miệng hay đường hô hấp trên với gây mê toàn thân.
Bảng 5. Kháng sinh dự
phòng cho thủ thuật răng miệng hay đường hô hấp trên với gây mê toàn thân
Đối
tượng
|
Thuốc
|
Liều
lượng và đường dùng
|
1
giờ trước thủ thuật
|
6
giờ sau
|
Không dị ứng với
betalactam
|
Amoxicillin
|
50mg/kg TM
|
25mg/kg uống
|
Dị ứng với
betalactam
|
Vancomycin
|
20mg/kg TM
|
Không dùng liều 2
|
Kháng sinh dự phòng
với phẫu thuật tiết niệu và tiêu hóa
Bảng
6: Kháng sinh dự phòng với phẫu thuật tiết niệu và tiêu hóa
Đối
tượng
|
Thuốc
|
Liều
lượng và đường dùng
|
1
giờ trước thủ thuật
|
6
giờ sau
|
Không dị ứng với
betalactam
|
Amoxicillin
Và Gentamycin
|
50mg/kg
TM
2mg/kg
(tối
đa 80mg)
|
25mg/kg
uống
|
Dị ứng với
betalactam
|
Vancomycin
Và Gentamycin
|
20mg/kg
TM
(tối
đa 1mg)
2mg
(tối đa 80mg)
|
Không
dùng liều 2
|
Bảng
7. Liều dùng, đường dùng, số lần dùng của các kháng sinh trong viêm nội tâm mạc
Kháng
sinh
|
Liều
dùng
|
Số lần
|
Amphotericin
B
|
1mg/kg/24
giờ IV
|
Hàng ngày
|
Ampicillin
|
300mg/kg/24
giờ IV
|
Liên tục hay cách
nhau 4 h
|
Cefazolin
|
80-100mg/kg/24
giờ IV
|
Cách nhau 8 giờ
|
Cefotaxim
|
100-200mg/kg/24giờ
IV
|
Cách nhau 6 giờ
|
Ceftazidim
|
100-150mg/kg/24giờ
IV
|
Cách nhau 8 giờ
|
Ceftriaxon
|
50-100mg/kg/24
giờ IV
|
12-24 giờ
|
Ciprofloxacin
|
20-30mg/kg/24
giờ IV
|
Cách nhau 12 giờ
|
30-40mg/kg/24giờ
uống
|
Cách nhau 12 giờ
|
Gentamycin
|
2-2.5mg/kg/liều
|
Cách nhau 8 giờ
|
Imipeneme/cilastatin
|
60-100mg/kg/24giờ
IV
|
Cách nhau 6 giờ
|
Oxacillin
|
150-200mg/
|
Cách nhau 4-6 giờ
|
Penicillin
G
|
150.000-200.000
UI/kg/24
giờ
|
Liên tục hay cách
nhau 4 giờ
|
Penicillin
G liều cao
|
200.000-300.000
UI/kg/24
giờ
|
Liên tục hay cách
nhau 4 giờ
|
Rifamycin
|
10mg/kg/24
liều uống
|
Cách nhau 12 giờ
|
Streptomycin
|
7,5
mg-10 mg/kg/ liều
IM
|
Cách nhau 12 giờ
|
Vancomycin
|
40mg/kg/24
giờ IV
|
Cách nhau 6-12 giờ
|
CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI
1. ĐẠI CƯƠNG
Kawasaki là bệnh sốt có mọc
ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ căn nguyên, thường
gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện và biến chứng hay gặp của bệnh là
viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy vành mãn tính về
sau.
Bệnh có xu hướng gia
tăng tại các nước phát triển và tần suất gặp nhiều hơn ở trẻ em Châu Á. Tại
Nhật Bản hàng năm gặp từ 215-218 trường hợp trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi.
2. NGUYÊN NHÂN
Đến nay chưa rõ
nguyên nhân gây Kawasaki nhưng hướng nhiều đến bệnh có nguồn gốc nhiễm khuẩn,
nhiễm độc kết hợp với yếu tố môi trường và chủng tộc.
Tác nhân nhiễm khuẩn
được cho là vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, hoặc xoắn khuẩn hay chủng vi rút nào đó.
Tác nhân không nhiễm khuẩn như thuốc sâu, kim loại nặng, các chất tẩy rửa hóa học.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
a. Những biểu hiện
lâm sàng hay gặp có giá trị chẩn đoán (Bảng)
Sốt được xem là triệu
chứng khởi đầu của bệnh, thường sốt cao liên tục, không đáp ứng kháng sinh,
thời gian trung bình 9 đến 11 ngày nếu không được điều trị. Hầu hết biểu hiện
lâm sàng xuất hiện trong giai đoạn cấp và tồn tại trên dưới một tuần. Ban ngoài
da dạng hồng ban, đôi khi dạng sởi hoặc dạng sẩn dị ứng, không phỏng nước. Viêm
kết mạc hai bên không có nhử và sưng hạch một bên.
b. Các biểu hiện lâm
sàng quan trọng khác
- Biểu hiện tim mạch:
Viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, loạn nhịp tim. Muộn hơn là phình dãn động mạch
vành (ĐMV), nghẽn tắc, suy vành và nhồi máu cơ tim.
- Biểu hiện khác: Rối
loạn tiêu hóa hay gặp trẻ nhỏ; dãn túi mật và ít gặp hơn như sưng đau các khớp
ngón, khớp gối, cổ tay hoặc biểu hiện thần kinh như li bì, co giật, viêm màng
não vô khuẩn. Có thể tấy đỏ sẹo BCG, bong loét da vùng dục.
Bảng
1: Sáu biểu hiện lâm sàng chính thường gặp (6 tiêu chuẩn lâm sàng)
1
|
Sốt liên tục 5 ngày
hoặc hơn
|
2
|
Viêm đỏ kết mạc 2
bên
|
3
|
Thay đổi khoang
miệng: Môi đỏ sẫm , mọng hoặc rỉ máu; Phù đỏ khoang miệng; Lưỡi đỏ nổi gai, “
lưỡi dâu tây” ( Strawberry tongue)
|
4
|
Thay đổi đầu chi:
Giai đoạn đầu: Phù
nề mu tay, mu chân; Đỏ tía gan bàn tay, bàn chân,
Giai đoan bán cấp (
tuần 2-3): Bong da đầu ngón tay, đầu ngón chân
|
5
|
Ban đỏ đa dạng toàn
thân
|
6
|
Sưng hạch góc hàm,
>1,5 cm, không hóa mủ.
|
3.2. Thay đổi cận lâm
sàng
a. Xét nghiệm máu và
nước tiểu
- Máu ngoại biện:
Tăng bạch cầu , chủ yếu đa nhân trung tính; Thiếu máu nhược sắc các mức độ; Sau
7 ngày thường gặp tăng số lượng tiểu cầu
- Phản ứng viêm: Tốc
độ lắng máu cao , sớm và kéo dài, Protein- C phản ứng (C-RP) tăng cao và tăng
sớm .
- Xét nghiệm khác:
Thường tăng men gan, bilirubin; giảm albumine máu
- Nước tiểu: Protein
niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu. b. Siêu âm tim (Giai đoạn cấp và bán cấp,
1-4 tuần đầu)
Hình ảnh dãn hay
phình ĐMV, khi đường kính trong (lumen diameter) >3 mm ở trẻ dưới 5 tuổi và
> 4 mm trẻ 5 tuổi hoặc hơn; Hoặc đường kính nơi tổn thương gấp rưỡi đoạn kế
theo. Tính theo diện tích da(Z score): Đường kính ĐMV phải hay nhánh liên thất
trước ĐMV trái ≥ + 2.5 SD.
+ Dấu hiệu tổn thương
viêm ĐMV hay viêm tim (2 tuần đầu): Tăng sáng thành mạch; mất thuôn lòng mạch;
đường kính ĐMV phải hoặc nhánh liên thất trước từ 2.0-2.5SD; hoặc dịch màng
tim; hở van 2 lá, chức năng tâm thu thất trái giảm.
3.3 . Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định
(thể điển hình)
+ Có ít nhất 5 trong
số 6 biểu hiện lâm sàng chính (bảng 1).
+ Hoặc 4 biểu hiện
chính kèm giãn, phình ĐMV trên siêu âm hoặc chụp mạch. Đồng thời phải loại trừ
những bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự.
(Theo Ủy ban
nghiên cứu bệnh Kawasaki Nhật bản-J.R.C.K.D)
+ Hiệp hội Tim mạch
Mỹ (AHA): sốt
liên tục ≥ 5 ngày là tiêu chuẩn bắt buộc.
b. Thể không điển
hình hay không đủ triệu chứng (Incomplet, Atypical KD).
- Xác định chẩn đoán:
ít hơn hoặc đủ 4 biểu hiện lâm sàng chính, kèm theo:
+ Bằng chứng tổn
thương ĐMV: giãn hay phình mạch vành, hoặc hình ảnh gợi ý viêm ĐMV trong giai
đoạn cấp của bệnh.
+ Tăng phản ứng viêm:
CRP≥ 3,0 mg/dl và tốc độ lắng máu ≥ 40 ml /1 h.
+ Có ít nhất 3 trong
6 tiêu chuẩn xét nghiêm là Albumin huyết thanh <3 gr/dl; Tạch cầu ngoại vi
>15.000 /mm3; Tiểu cầu sau 7
ngày> 450.000/ mm3 ; Thiếu máu các mức
độ; Men gan tăng; Nước tiểu >10 bạch cầu/ vi trường.
3.4. Chẩn đoán phân
biệt
Kawasaki cần chẩn
đoán phân biệt với các bệnh sau: Bệnh sởi; Sốt tinh hồng nhiệt; Phản ứng dị ứng
thuốc; Nhiễm Leptospirose; Viêm khớp dạng thấp thiếu niên; Hội chứng sốc; Hội
chứng Stevens-Johnson; Nhiễm vi rút. Thực tế lâm sàng cần loại trừ các bệnh
nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt nhiễm tụ cầu trùng, liên cầu nhóm A, sốt xuất
huyết hay sốt phát ban nhiệt đới có bội nhiễm.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc
chung:
Điều trị triệu chứng
như hạ sốt, giảm suy tim; phòng và điều trị biến chứng, đặc biệt biến chứng
mạch vành.
4.2. Dùng thuốc
a. Aspirin: Chống
viêm và giảm ngưng tập tiểu cầu , với 2 mục đích
- Liều chống viêm: 80
mg- 100mg/kg/24 h, uống chia 4 lần, đến khi hết sốt 3 ngày hoặc ngày thứ 14 của
bệnh. Các tác giả Nhật bản khuyến cáo sử dụng liều aspirine chống viêm thấp hơn
cho trẻ châu Á, với liều 30-50 mg /kg /24 giờ.
- Liều thấp duy trì:
3-7 mg/kg/ ngày, dùng 6-8 tuần.
b. Gamma globulin
miễn dịch (Immuno Globuline tĩnh mạch -IVIG)
Giúp thuyên giảm
triệu chứng và hạn chế thương tổn ĐMV nếu dùng sớm.
- Chỉ định: khi xác
định chẩn đoán bệnh. Nên dùng sớm trong 10 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên trước 5
ngày dễ mất triệu chứng và tăng tỷ lệ kháng thuốc.
Trường hợp phát hiện
muộn (sau10 ngày) còn sốt hoặc có thương tổn ĐMV trên siêu âm tim và tăng phản
ứng viêm vẫn chỉ định IVIG .
- Liều lượng: tổng
liều 1- 2 gram/kg. Xu hướng hiện nay sử dụng đủ 2 gr/kg.
(<1gr không có tác
dụng ngăn chặn thương tổn ĐMV).
- Cách dùng:
+ Liều cấp tốc:
truyền tĩnh mạch liên tục trong 10-12 giờ .
+ Liều từ từ: 400 mg/kg/ngày
; trong 4-5 ngày liên tiếp. Hiện ít sử dụng.
c. Không đáp ứng hay
kháng gammaglobulin (Noneresponder- Resistant IVIG):
- Biểu hiện: sau điều
trị IVIG vẫn sốt cao liên tục trên 36 giờ hoặc tái sốt kéo dài trên 48-72 giờ
và tồn tại một triệu chứng chính hoặc hơn; Biểu hiện viêm không giảm ( BC
>12.000, CRP >3gr/Dl) và đã loại trừ nguyên nhân gây sốt khác.
- Điều trị: truyền
IVIG 2gr/kg liên tục 10-12 giờ ; Tiếp tục dùng aspirine 80 mg /kg/24
trong ít nhất 3 ngày sau hết sốt.
- Trường hợp liệu
pháp IVIG lần 2 vẫn không đáp ứng: tiếp tục sốt kèm không thuyên giảm triệu
chứng lâm sàng và xét nghiệm, được xem là thể kháng thuốc. Điều trị IVIG liều
1gr/kg kết hợp methylpretnisolone 30mg/kg/ngày, tĩnh mạch trong 2-3 giờ. Có thể
dùng từ 1 đến 3 ngày, đến khi hết sốt.
4.3. Theo dõi bệnh
nhân
Theo dõi ít nhất 6
tháng -1 năm với mọi bệnh nhân. Kiểm tra công thức máu , tốc độ lắng máu và CRP
hàng tháng, trong 2 tháng đầu. Siêu âm tim đáng giá ĐMV trong tuần thứ 4, 8 và
sau 6 tháng. Nếu có tổn thương ĐMV tiếp tuc điều trị aspirin tới khi kích thước
ĐMV về bình thường. Trường hợp ĐMV phình giãn lớn, đường kính trên 8 mm, hoặc
hẹp ĐMV nên dùng heparine và kháng vitamin K để phòng nghẽn vành và nhồi máu cơ
tim.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN
CHƯNG
5.1. Tiến triển:
Bệnh thường qua 3
giai đoạn. Giai đoạn cấp trong 1-2 tuần đầu, các biểu hiện lâm sàng rầm rộ.
Giai đoạn bán cấp từ cuối tuần 2 đến tuần 4, sốt và đa phần triệu chứng thoái
lui. Đặc trưng giai đoạn này là dấu hiệu bong da đầu ngón và xuất hiện thương
tổn phình giãn ĐMV tim ở một số bệnh nhân. Giai đoạn phục hồi sau 6-8 tuần, các
xét nghiệm dần về bình thường.
5.2. Biến chứng:
a. Thương tổn động
mạch vành: Là biểu hiện vừa là biến chứng hiểm nghèo của bệnh, gặp khoảng phần
ba số trường hợp không hoặc điều trị muộn. Chia 5 mức tùy theo có giãn hay
không, mức độ phình dãn, hẹp tắc và sự phục hồi .
b. Các biến chứng tim
mạch khác: Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chính gây tử vong. Kawasaki có thể
gây xơ chun nội mạc, cơ tim dãn, suy cơ tim, bệnh van tim. Hoặc gây tổn thương
mạch máu khác như hẹp giãn động mạch thận, động mạch chậu, mạch quai chủ và các
mạch tạng khác.
c. Các biến chứng
ngoài tim: Tuy hiếm gặp, Kawasaki có thể gây liệt mặt, liệt nửa người, huyết
khối hoặc nhũn não, điếc hoặc giảm thính lực, viêm xơ thận.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Ayusawa M, Sonobe
T, Harada K (2005), Kawasaki Disease Research Committee. “Revision of
diagnostic guidelines for Kawasaki disease (the 5th revised edition)”. Pediatr
Int. 2005; 47: 232–234.
2. Brian W.
McCrindle, MD, MPH; Jane W. Newburger, MD, MPH.,(2007) “Coronary Artery
Involvement in Children With Kawasaki Disease.” , Pediatric Cardiology,
April 17.
3. Kawasaki T.
(1991): “Kawasaki disease “. Cardiol Yuong 1:184-191
4. Newburger J.W,
Takahashi M, Taubert KA, American Heart Association (2004); “Diagnosis,
treatment, and long-term management of Kawasaki disease: a statement for health
professionals”, The Committee on Rheumatic Fever, Endocarditis and Kawasaki
Disease, Council on Cardiovascular Disease in the Young, American Heart
Association”. Circulation. 2004; 110: 2747–2771.
5. Rowley Anne H.,
Shulman Standord T (2007): Kawasaki Disease. Nelson Texbook of Pediatrics.
Saunders, Elsevier , V165.
CHƯƠNG
6: TIÊU HÓA – DINH DƯỠNG
TIÊU
CHẢY CẤP
1. ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chảy: Là tình trạng
đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ.
Tiêu chảy cấp: Là
tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Tiêu chảy do
nhiễm khuẩn.
a. Nhiễm trùng tại
ruột.
- Rotavirus là tác nhân chính gây
tiêu chảy nặng và đe dọa tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra Adenovirus,
Norwalkvirus ... cũng gây bệnh tiêu chảy.
- Vi khuẩn:
+ E.coli: Bao
gồm các loại ETEC (E.coli sinh độc tố), EPEC (E.coli gây bệnh),
EHEC (E.coli gây chảy máu), EIEC (E.coli xâm nhập), EAEC (E.coli
bám dính).
+ Shigella: Lỵ
trực trùng
+ Tả: Thường gây
những vụ dịch
+ Các vi khuẩn khác: Campylobacter
Jejuni , Salmonella ...
- Ký sinh trùng: Giardia,
Cryptosporodia, amip
b. Nhiễm trùng ngoài
ruột.
- Nhiễm khuẩn hô hấp
- Nhiễm khuẩn đường
tiểu
- Viêm màng não
- Tiêu chảy do thuốc:
Liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc nhuận tràng…
- Tiêu chảy do dị ứng
thức ăn: Dị ứng protein sữa bò, sữa đậu nành hoặc một số loại thức ăn khác:
lạc, trứng, tôm, cá biển…
- Tiêu chảy do các
nguyên nhân hiếm gặp khác
+ Rối loạn quá trình
tiêu hóa, hấp thu.
+ Viêm ruột do hóa
trị hoặc xạ trị.
+ Các bệnh lý ngoại
khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp.
+ Thiếu vitamin.
+ Uống kim loại nặng.
- Các yếu tố thuận
lợi gây tiêu chảy.
+ Tuổi: 80% trẻ bị tiêu
chảy < 2 tuổi, lứa tuổi cao nhất từ 6-18 tháng .
+ Trẻ mắc một số bệnh
gây giảm miễn dịch: SDD, sau sởi, HIV/AIDS...
- Tập quán làm tăng
nguy cơ tiêu chảy cấp:
+ Cho trẻ bú chai
hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu
+ Cai sữa quá sớm.
+ Thức ăn bị ô nhiễm
+ Nước uống bị ô
nhiễm hoặc không đun chín
+ Không rửa tay trước
khi ăn
- Mùa: Mùa hè các
bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn cao, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
a. Hỏi bệnh:
Hỏi bà mẹ hoặc người
chăm sóc trẻ các thông tin sau:
- Trẻ bị đi ngoài từ
bao giờ
- Có máu trong phân
không
- Số lần tiêu chảy
trong ngày
- Số lần nôn và chất
nôn
- Các triệu chứng
khác kèm theo: ho sốt, viêm phổi, sởi….
- Chế độ nuôi dưỡng
trước khi mắc bệnh và trong khi bị bệnh
- Các thuốc đã dùng
- Các loại vaccine đã
được tiêm chủng b. Khám bệnh:
- Kiểm tra các dấu
hiệu mất nước:
+ Toàn trạng: tỉnh
táo, kích thích quấy khóc, li bì, hôn mê.
+ Khát nước: Uống
bình thường, uống háo hức, uống kém hoặc không uống được.
+ Mắt có trũng không?
Hỏi người mẹ có khác khi bình thường?
+ Độ chun giãn của da
- Các triệu chứng
khác
+ Chân tay: Da ở phần
thấp của chân, tay bình thường ấm và khô, móng tay có màu hồng. Khi mất nước
nặng, có dấu hiệu sốc thì da lạnh và ẩm, nổi vân tím…
+ Mạch: Khi mất nước,
mạch quay và đùi nhanh hơn, nếu nặng có thể nhỏ và yếu.
+ Thở: Tần số tăng
khi trẻ bị mất nước nặng do toan chuyển hoá.
+ Sụt cân.
+ Giảm dưới 5%: Chưa
có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng.
+ Mất 5 -10 %: Có
biểu hiện mất nước vừa và nhẹ.
+ Mất nước trên 10%:
Có biểu hiện mất nước nặng.
- Thóp trước: Khi có
mất nước nhẹ và trung bình thóp trước trũng hơn bình thường và rất lõm khi có
mất nước nặng.
- Đái ít.
- Trẻ có tình trạng
suy dinh dưỡng không.
- Sốt và nhiễm khuẩn:
Trẻ ỉa chảy có thể bị nhiễm khuẩn phối hợp, phải khám toàn diện tìm các dấu
hiệu nhiễm khuẩn kèm theo.
- Co giật: Một số
nguyên nhân gây co giật trong tiêu chảy như sốt cao, hạ đường huyết, tăng hoặc
hạ natri máu.
- Chướng bụng: Thường
do hạ kali máu hoặc do dùng các thuốc cầm tiêu chảy không phù hợp.
c. Đánh giá mức độ
mất nước
Trẻ 2 tháng – 5 tuổi
Dấu
hiệu mất nước
|
Phân
loại mức độ mất nước
|
Hai trong các dấu
hiệu sau:
- Li bì hay khó
đánh thức
- Mắt trũng.
- Không uống được
hoặc uống kém
- Nếp véo da mất
rất chậm
Hai trong các dấu
hiệu sau:
- Vật vã, kích
thích.
- Mắt trũng
- Khát, uống nước
háo hức
- Nếp véo da mất
chậm
Không đủ các dấu
hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng
|
Mất nước nặng
Có mất nước
Không mất nước
|
Trẻ từ
1 tuần 2 tháng tuổi
Dấu hiệu Mất nước
|
Đánh giá tình trạng mất nước
|
Hai
trong các dấu hiệu sau:
- Ngủ
li bì hay khó đánh thức
- Mắt
trũng
- Nếp
véo da mất rất chậm
Hai
trong các dấu hiệu sau:
- Vật
vã, kích thích
- Mắt
trũng
- Nếp
véo da mất chậm
Không
đủ các dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng
|
Mất nước nặng
Có mất nước
Không mất nước
|
d. Chẩn
đoán biến chứng
Rối loạn
nước – điện giải
* Tiêu
chảy cấp mất nước đẳng trương
- Lượng
muối và nước mất tương đương.
- Nồng độ
Na+: 130-150 mmol/L.
- Nồng độ
thẩm thấu huyết tương: 275-295 mOsmol/l.
- Mất
nghiêm trọng nước ngoài tế bào gây giảm khối lượng tuần hoàn
* Tiêu
chảy cấp mất nước nhược trương.
- Mất
muối nhiều hơn nước.
- Nồng độ
Na+ < 130mmol/l.
- Độ thẩm
thấu huyết tương <275 mosmol/l.
- Bệnh
nhân li bì, có thể co giật
* Tiêu
chảy cấp mất nước ưu trương.
- Mất
nhiều nước hơn Na+ .
- Nồng độ
Na+ > 150mmol/l.
- Độ thẩm
thấu huyết tương >295 mosmol/l.
- Bệnh
nhân kích thích, rất khát nước, co giật.
- Xảy ra
khi uống các dung dịch ưu trương
Các rối
loạn khác: Kali máu:
- Hạ
Kali:
+ Kali
< 3,5 mmol/l.
+ Lâm
sàng: cơ nhẽo, yếu cơ, bụng chướng, giảm phản xạ, rối loạn nhịp tim.
+ Điện
tâm đồ: ST xẹp, sóng T thấp, xuất hiện sóng U, nếu giảm quá nặng PR kéo dài, QT
giãn rộng.
- Tăng
Kali:
+ Kali
> 5,5 mmol/l
+ Lâm
sàng: yếu cơ, loạn nhịp tim
+ EGC: T
cao nhọn, QT ngắn, block A-V, rung thất ( Kali ≥ 9mmol/l)
Toan
chuyển hóa: pH < 7.2, HCO3ˉ < 15 mEq/l, thở nhanh, sâu, môi đỏ.
Suy thận
cấp: tiểu ít hoặc vô niệu, BUN, Creatinin máu tăng.
3.2. Cận
lâm sàng.
- Phần
lớn trẻ bị tiêu chảy cấp không cần thiết chỉ định làm xét nghiệm thường quy.
- Chỉ
định làm xét nghiệm điện giải đồ khi trẻ được điều trị tại bệnh viện và có biểu
hiện mất nước, mất nước nặng hoặc diễn biến bệnh và các biểu hiện lâm sàng
không tương xứng với mức độ của tiêu chảy.
- Chỉ
định làm xét nghiệm công thức máu, CRP cho các trường hợp nghi ngờ có nhiễm
khuẩn kèm theo hoặc mất nước nặng.
- Chỉ
định cấy phân cho các trường hợp tiêu chảy phân máu, tiêu chảy phân nước nặng
nghi ngờ tả, tiêu chảy nặng và kéo dài, tiêu chảy trên trẻ suy giảm miễn dịch
- Soi
tươi tìm ký sinh trùng trong phân khi lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm ký
sinh trùng
4. ĐIỀU
TRỊ
4.1. Điều
trị cần thiết
a. Bù
nước và điện giải
Phác đồ
A: Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước. Cho trẻ uống
nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước. Cách cho uống như sau:
Số lượng
uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước như sau:
Tuổi
|
Lượng ORS cho uống sau mỗi lần đi ngoài
|
Lượng ORS cần cung cấp để dùng tại nhà
|
< 24 tháng
2t- 10 tuổi
|
50-100 ml
100-200 ml
|
500ml/ngày
1000ml/ngày
|
10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát
|
2000 ml/ngày
|
|
|
|
Các loại
dịch dùng trong tiêu chảy: Dung dịch ORESOL (ORS) áp lực thẩm thấu thấp là tốt
nhất
Cách cho
uống:
+ Trẻ
< 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc
bằng bát.
+ Trẻ bị
nôn, dừng lại đợi 5-10 phút sau lại tiếp tục cho uống.
+ Cần
động viên người mẹ chịu khó cho con uống, vì chỉ có cho uống mới tránh được hậu
quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.
Phác đồ
B: Điều trị các trường hợp mất nước vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống ORS dựa theo
cân nặng hay tuổi (nếu không cân được)
Lượng ORS
cho uống trong 4 giờ đầu (ml)
Nếu biết
cân nặng có thể tính lượng dịch cần bù bằng công thức:
Số lượng
nước (ml) uống trong 4 giờ = Cân nặng bệnh nhi x 75 ml.
- Cách
cho uống:
+ Trẻ nhỏ
2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1-2 phút cho uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho
uống từng ngụm bằng chén.
+ Nếu trẻ
nôn cho ngừng uống 10 phút sau đó cho uống chậm hơn.
+ Sau 4
giờ đánh giá lại tình trạng mất nước; nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang
phác đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B.
Nếu nặng lên thì chuyển sang phác đồ C .
Phác đồ
C: Áp dụng trong những trường hợp mất nước nặng
- Truyền
tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringe Lactate (hoặc dung dịch muối sinh lý)
chia số lượng và thời gian như sau:
Tuổi
|
Lúc
đầu 30ml/kg trong
|
Sau
đó 70ml/kg trong
|
<
12 tháng
Bệnh
nhân lớn hơn
|
1
giờ
30
phút
|
5
giờ
2giờ30
phút
|
- Cứ 1-2 giờ đánh giá
lại bệnh nhân. N- Lại truyền một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu
mạch quay còn yếu hoặc không bắt được. Nếu tình trạng mất nước không tiến triển
tốt thì truyền nhanh hơn.
- Ngay khi bệnh nhân
có thể uống được, hãy cho uống ORS (5ml/kg /giờ).
- Nếu không truyền
được, tuỳ từng điều kiện cụ thể có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để
truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ORS với số lượng 20ml/kg/giờ (tổng số
120ml/kg)
Cho ăn trở lại ngay
khi trẻ có thể ăn được như tiếp tục bú mẹ hoặc cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh
dưỡng
4.2. Sử dụng kháng
sinh trong điều trị tiêu chảy cấp.
Không chỉ định sử
dụng kháng sinh cho tất cả các trường hợp tiêu chảy cấp.
Chỉ định kháng sinh
cho các trường hợp tiêu chảy cấp sau:
- Tiêu chảy phân máu.
- Tiêu chảy phân nước
mất nước nặng nghi ngờ tả.
- Tiêu chảy do Giardia.
- Trẻ mắc tiêu chảy
kèm theo các nhiễm trùng khác: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết
niệu…
Kháng sinh sử dụng
trong điều trị các nguyên ngân gây tiêu chảy
Nguyên
nhân
|
Kháng
sinh lựa chọn
|
Kháng
sinh thay thế
|
Tả
|
Erythromycin 12,5mg/kg
x 4 lần/ngày x 3 ngày
|
Tetracyclin 12,5mg/kg
x 4 lần/ngày x 3 ngày
|
Azithromycin 6 –
20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày
|
Lỵ trực khuẩn
|
Ciprofloxacin 15mg/kg/lần
x 2 lần/ngày x 3 ngày
|
Pivmecillinam 20mg/kg/lần x 4 lần/ngày
x 5 ngày
|
|
Ceftriaxon tiêm bắp
hoặc tĩnh mạch 50–100mg/kg/ngày x 2 – 5 ngày
|
Campylorbacter
|
Azithromycin 6 –
20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày
|
Lỵ a míp
|
Metronidazole 10 mg/kg/lần
x 3 lần/ngày x 5 - 10 ngày (10 ngày với trường hợp bệnh nặng), dùng đường
uống
|
Giardia
|
Metronidazole 5 mg/kg/lần
x 3 lần/ngày x 5 ngày, dùng đường uống
|
4.3. Bổ sung kẽm
trong điều trị tiêu chảy cấp.
Trẻ 1- < 6 tháng
tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày
Trẻ ≥ 6 tháng tuổi:
20mg/ngày x 10 – 14 ngày
4.4. Chế độ dinh
dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy cấp.
Cho trẻ ăn sớm khẩu
phần ăn hàng ngày 4 – 6 giờ sau bù nước và điện giải với lượng tăng dần
- Nếu trẻ bú mẹ: tiếp
tục cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn.
- Nếu trẻ không bú
sữa mẹ:
+ Cho trẻ loại sữa mà
trẻ ăn trước đó.
+ Không pha loãng
sữa.
+ Không sử dụng sữa
không có lactose thường quy trong dinh dưỡng trẻ bị tiêu chảy cấp.
+ Tránh thức ăn có
năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều carbonhydrate.
+ Sau khi khỏi tiêu
chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2-4 tuần.
4.5. Điều trị hỗ trợ
- S. Boulardii: 200 –
250mg/ngày x 5 - 6 ngày kết hợp với bù nước và điện giải đầy đủ.
- Racecadotril: 1,5mg/kg/lần
x 3 lần/ngày kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ và không dùng quá 7 ngày
- Không sử dụng thuốc
cầm nôn, cầm đi ngoài
5. CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN
VÀ TÁI KHÁM
5.1. Chỉ định nhập
viện.
Trẻ cần được theo dõi
tại cơ sở y tế và đánh giá lại trong quá trình theo dõi khi có các dấu hiệu
sau:
- Mất nước nặng (≥
10% trọng lượng cơ thể), shock.
- Có các biểu hiện
thần kinh: li bì, co giật, hôn mê.
- Nôn tái diễn hoặc
nôn ra mật.
- Thất bại với bù
dịch bằng đường uống.
- Trẻ có các biểu
hiện toàn thân: sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc.
- Có các tình trạng
bệnh lý khác kèm theo: tim mạch, bất thường về thần kinh, vận động hoặc các
bệnh lý khác chưa xác định được.
- Cha mẹ/người chăm
sóc không đảm bảo việc cho uống đủ nước và dinh dưỡng tại nhà.
- Khó đánh giá mức độ
mất nước (trẻ béo phì).
- Tái khám ngay khi
có 1 trong các dấu hiệu: ăn uống kém, sốt cao, tiêu chảy tăng lên, nôn nhiều,
toàn trạng mệt mỏi.
5.2. Hướng dẫn tái
khám:
Hướng dẫn người mẹ
phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước để đưa đến cơ sở y tế kịp thời khi:
- Trẻ đi ngoài nhiều
lần, phân nhiều nước hơn.
- Khát nhiều.
- Sốt hoặc sốt cao
hơn.
- Phân nhày máu mũi.
- Nôn tất cả mọi thứ
- Không chịu ăn.
6. DỰ PHÒNG
- Nuôi con bằng sữa
mẹ: Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Sử dụng vaccine
phòng bệnh:
+ Tiêm phòng đủ theo
chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Phòng đặc hiệu tiêu
chảy bằng vaccin: Rotavirus, tả, thương hàn.
- Cải thiện tập quán
ăn sam.
- Sử dụng nguồn nước
sạch cho vệ sinh và ăn uống.
- Thực hành an toàn
vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn.
- Rửa tay thường
xuyên khi chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp
vệ sinh.
TIÊU
CHẢY KÉO DÀI
1. ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chảy kéo dài
(TCKD) là đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính & kéo dài 14 ngày.
2. NGUYÊN NHÂN: Các
nguyên nhân thường gặp ở trẻ em
- Nhiễm trùng:
+ Vi khuẩn: Shigella,
Salmonella, Yersinia enterocolitica, Escherichia coli, Clostridium difficile,
Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Mycobacterium avium complex
+ Virus: rotavirus,
adenovirus, astrovirus, norovirus, cytomegalovirus, HIV.
+ Ký sinh trùng:
Cryptosporidium, Giardia, Entamoeba histolytica, Isospora, Strongyloides
- Chế độ ăn không hợp
lý: ăn nhiều đường, thực phẩm dinh dưỡng chứa sorbitol, mannitol, hoặc xylitol;
- Kém hấp thu đường:
+ Bất dung nạp
lactose, thiếu men sucrase-isomaltase, thiếu men lactase, bất dung nạp
glucose-galactose, bất dung nạp fructose…
3. LÂM SÀNG
3.1. Hỏi bệnh sử
- Tiêu chảy bao nhiêu
ngày?
- Số lần tiêu chảy
trong ngày, lượng phân.
- Tính chất phân:
nhầy, mỡ, có máu trong phân không?
- Các triệu chứng đi
kèm: sốt, đau bụng, mót rặn, quấy khóc, nôn, khó tiêu, chán ăn, thay đổi khẩu
vị, mệt mỏi, sụt cân.
- Chế độ ăn hiện tại:
bú mẹ? Loại thức ăn, sữa khác…
- Thuốc điều trị
trước đó.
- Tiền sử gia đình:
+ Tiêu chảy kéo dài ở
người thân trong gia đình
+ Dị ứng hay bệnh lý
miễn dịch
3.2. Khám tìm dấu
hiệu và triệu chứng lâm sàng
- Dấu hiệu sinh tồn
- Dấu hiệu mất nước
- Tình trạng nhiễm
trùng
- Tình trạng dinh
dưỡng:
+ Chiều cao và cân
nặng< 80%
+ Dấu hiệu phù mu bàn
chân 2 bên
- Triệu chứng thiếu
máu: kết mạc mắt và lòng bàn tay nhạt
- Triệu chứng thiếu
vitamin và yếu tố vi lượng: loét miệng, mờ giác mạc, viêm da, tóc dễ gãy, rụng…
- Thăm khám bụng:
+ Chướng bụng, gõ
vang, đau bụng khi thăm khám
+ Gan, lách, tuần
hoàn bàng hệ
- Tổn thương các hệ
cơ quan khác: tim mạch, hô hấp…
4. CẬN LÂM SÀNG
- Các xét nghiệm đề
nghị:
+ Thường quy: huyết
đồ, soi cấy phân.
+ Các xét nghiệm
khác: tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng
- Bệnh cảnh nặng,
nhiễm trùng, mất nước: điện giải đồ, protit máu, albumin máu, đường huyết, chức
năng gan thận, CRP, khí máu động mạch, cấy máu, tổng phân tích nước tiểu
- Nghi bệnh lý miễn
dịch: VS, điện di đạm, pANCA, ASCA, nội soi, giải phẫu bệnh mẫu sinh thiết…
- Nghi kém tiêu hóa:
lượng đạm, mỡ trong phân
- Suy kiệt, tiền căn
tiếp xúc: xét nghiệm lao, HIV
5. TIÊU CHUẤN CHẨN
ĐOÁN
Tiêu chảy kéo dài
nặng: là tiêu chảy kéo dài kèm một trong các vấn đề sau: dấu hiệu mất nước, suy
dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng nặng, trẻ nhỏ hơn 4 tháng.
Tiêu chảy kéo dài
không nặng: tiêu chảy kéo dài không có các vấn đề nêu trên.
6. ĐIỀU TRỊ
6.1. Tiêu chảy kéo
dài nặng:
- Nguyên tắc điều
trị:
+ Điều chỉnh rối loạn
nước, điện giải, toan kiềm
+ Điều trị nhiễm
trùng
+ Điều trị theo
nguyên nhân
+ Xử lý kịp thời các
biến chứng.
+ Phục hồi dinh dưỡng
- Xử trí ban đầu:
+ Đánh giá và bù nước
theo phác đồ B hoặc C.
+ Bù dịch bằng ORS,
một số trẻ không hấp thu được Glucose trong ORS làm tăng tiêu chảy do đó cần bù
dịch bằng đường tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng với ORS.
+ Một số trường hợp
mất nước B kèm ói nhiều, uống kém hoặc tốc độ thải phân cao (>10ml/kg/giờ)
cần bù nước bằng đường tĩnh mạch. Dịch được lựa chọn là Lactate Ringer, Natri
Chlorua 0,9% tốc độ truyền 75ml/kg/4giờ (phác đồ B IMCI)
+ Điều chỉnh các rối
loạn điện giải, kiềm toan nếu có
- Ðiều trị đặc hiệu:
+ Điều trị nhiễm
trùng
+ Không điều trị
kháng sinh thường quy trong TCKD.
+ Phát hiện và điều
trị nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu, viêm
phổi, viêm họng, viêm tai giữa.
+ Soi phân có máu: điều
trị kháng sinh uống nhạy với Shigella:
+ Ciprofloxacin (trẻ
2 tháng -5 tuổi) 15 mg/kg x 2 lần/ngày.
+ Trẻ < 2tháng:
Cefriaxone (IM) 100mg/kg/ x 1 lần/ngày trong 5 ngày.
+ Soi phân có E.
hystolytica dạng dưỡng bào trong hồng cầu: Metronidazole 10mg/kg x 3lần/ngày
trong 5 ngày
+ Phân có bào nang
hoặc dưỡng bào của Giardia lamblia: Metronidazole 5mg/kg x 3lần/ngày trong 5
ngày.
+ Điều trị
Campylobacter: Erythromycine 30-50mg/kg/ngày trong 5 - 10 ngày.
+ Chế độ dinh dưỡng:
Rất quan trọng với mọi trẻ TCKD. Khẩu phần cung cấp 150 kcal/kg/24h.
- Trẻ < 4 tháng:
+ Bú mẹ liên tục,
thường xuyên, kéo dài
+ Nếu không có sữa
mẹ, uống sữa giảm hoặc không có lactose, sữa protein thủy phân.
- Trẻ > 4 tháng:
+ Khuyến khích tiếp
tục bú mẹ,
+ Chế độ ăn đặc biệt
giảm lactose, tăng số lần (6 bữa hoặc hơn) và tổng năng lượng khoảng 150 kcal/kg/ngày
+ Nếu trẻ ăn uống kém
cần nuôi ăn qua sonde dạ dày
- Cung cấp vitamin và
khoáng chất: bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày trong 2 tuần: folate,
vitamin A, đồng, kẽm, sắt, magne.
- Hội chẩn dinh
dưỡng: Suy dinh dưỡng nặng, thất bại trong nuôi ăn (sau 7 ngày điều trị: tiêu
chảy > 10 lần/ngày, xuất hiện lại dấu hiệu mất nước, không tăng cân) hoặc có
chỉ định nuôi ăn qua sonde
+ Theo dõi mỗi ngày:
- Cân nặng, thân
nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy, tính chất phân.
- Các dấu hiệu, biến
chứng: nhiễm trùng, rối loạn nước – điện giải, kiềm toan, bụng ngoại khoa:
thủng ruột…
6.2. Tiêu chảy kéo
dài không nặng: không cần điều trị tại bệnh viện nhưng cần chế độ ăn đặc biệt
và bù dịch tại nhà.
- Phòng ngừa mất
nước: Uống nhiều nước, theo phác đồ A: ORS, hoặc nước trái cây, nước thường.
- Chế độ ăn:
+ Tăng cường bú mẹ.
+ Dùng sữa giảm hoặc
không lactose.
+ Chia nhỏ cữ ăn.
7. TIÊU CHUẨN NHẬP
VIỆN
- Các trường hợp TCKD
có vấn đề kèm theo như:
+ Tuổi < 4 tháng
+ Cân nặng/Chiều cao
< 80% hoặc SDD phù.
+ Mất nước.
+ Nhiễm trùng hoặc
nghi ngờ nhiễm trùng
8. TIÊU CHUẨN XUẤT
VIỆN
- Ăn uống khá
- Trẻ tăng cân
- Hết tiêu chảy
- Không còn dấu hiệu
nhiễm trùng, đã điều trị đủ liều kháng sinh
9. HƯỚNG DẪN CHO THÂN
NHÂN
- Cho trẻ bú sữa mẹ
- Phòng ngừa các yếu
tố nguy cơ
- Vệ sinh trong ăn
uống
- Xử trí tốt các
trường hợp tiêu chảy cấp
- Khám lại ngay nếu
có 1 trong các biểu hiện:
+ Trẻ mệt hoặc sốt.
+ Giảm ăn uống, giảm
bú.
+ Phân có máu.
+ Khát nước.
10. THEO DÕI VÀ TÁI
KHÁM
- TCKD nặng:
+ Tái khám định kỳ.
+ Tham vấn dinh
dưỡng.
- TCKD không nặng:
+ Tái khám sau 5
ngày, hoặc sớm hơn nếu tiêu chảy tăng, hoặc có dấu mất nước.
+ Bớt tiêu chảy <
3 lần/ngày, tăng cân: tiếp tục chế độ ăn theo lứa tuổi.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn
của Bộ Y tế (2009)
2. Tài liệu hướng dẫn
xử lý lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
3. Alfredo Guarino,
David Branski (2011), Chronic Diarrhea, Nelson Textbook of Pediatrics, 19th ed,
chapter 333, pp. 1339-1346
4. Alfredo Guarino,
Guilio De Marco (2008), Persistent diarrhea, Pediatric Gastrointestinal
Disease, chapter 15.2b, pp256-274
5. Jonathan Evans
(2011), Protracted diarrhea, Pediatric Gastrointestinal and Liver disease,
Chapter 33, pp 350-359
6. Bhupinder Sandhu,
David Devadson (2011), Management of Diarrhea, Chapter 90, pp 1002-1011.
TÁO
BÓN
1.ĐỊNH NGHĨA
Táo bón là tình trạng
đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm
theo đi ngoài phân són. Theo tiêu chuẩn ROME III , một trẻ được chẩn đoán là
táo bón khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng với
trẻ < 4 tuổi, 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
- < 3 lần đi ngoài
mỗi tuần.
- Ít nhất một lần són
phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi ngoài.
- Tiền sử nhịn đi
ngoài hoặc đi ngoài đau và khó khăn.
- Có khối phân lớn
trong trực tràng.
- Có tiền sử đi ngoài
đau hoặc khó khăn.
- Tiền sử đi ngoài
phân to có thể gây tắc bồn cầu.
2. PHÂN LOẠI
- Táo bón cơ năng.
- Táo bón thực thể
3. NGUYÊN NHÂN
- Táo bón do rối loạn
cơ năng.
- Táo bón do nguyên
nhân thần kinh: thần kinh dạ dày – ruột ( Bệnh Hirschsprung, loạn sản thần kinh
ruột, bệnh Chaga) hoặc thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u
dây sống, tật nứt dọc tủy sống).
- Táo bón do nguyên
nhân nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống: suy giáp trạng, đa xơ cứng, tăng
hoặc giảm can xi máu…
3.1. Biểu hiện lâm
sàng
3.1.1. Cơ năng
a. Hỏi bệnh:
- Thời điểm xuất hiện
triệu chứng.
- Số lần đi ngoài
trong một tuần: ít hơn 3 lần/1tuần. Tính chất phân:
+ Phân cứng chắc, to.
+ Máu quanh phân hoặc
trong giấy vệ sinh.
+ Són phân: thỉnh
thoảng từng đợt vài lần một ngày, phân nhỏ són hoặc nhiều (đôi khi mẹ bệnh nhân
nhầm lẫn với tiêu chảy).
- Hành vi nín nhịn đi
ngoài:
+ Ngồi xổm.
+ Bắt chéo hai chân.
+ Gồng cứng người.
+ Đỏ mặt, đổ mồ hôi,
khóc.
+ Bấu vào mẹ, đồ vật.
+ Trốn đi ngoài.
- Đau bụng:
+ Không đặc trưng,
không có đỉểm đau khu trú.
+ Giảm khi trẻ đi
ngoài.
b. Toàn thân:
- Trẻ chán ăn, giảm
cảm giác thèm ăn.
- Phát triển vận động
có bình thường không, có biểu hiện bệnh lý thần kinh hay không?
3.1.2. Thực thể:
a. Khám bụng:
- Có thể có bụng
chướng.
- Có thể thấy dấu
hiệu tắc ruột.
- Sờ thấy khối phân.
b. Khám hậu môn -
trực tràng
- Vị trí hậu môn:
Thường bình thường, có lỗ dò hay không.
- Có nứt kẽ hậu môn.
- Dấu hiệu của trẻ bị
ngược đãi (lạm dụng tình dục).
- Thăm trực tràng:
+ Có khối phân trong
trực tràng:
+ Sự co dãn tự động
của cơ thắt hậu môn.
+ Hẹp trực tràng.
c. Thăm khám các cơ
quan khác để phát hiện các nguyên nhân khác gây táo bón.
3.2. Cận lâm sàng.
3.2.1. XQ bụng không
chuẩn bị:
Tìm triệu chứng của
tình trạng ứ đọng phân. Thường được áp dụng khi không thăm khám được hậu môn
trực tràng (trẻ không hợp tác hoặc nghi ngờ có tổn thương).
3.2.2. XQ có thuốc
cản quang:
Chụp đại tràng thẳng
nghiêng khi nghi ngờ táo bón do nguyên nhân thực thể (phình đại tràng bẩm
sinh).
3.2.3. Chụp lưu thông
đại tràng có chất đánh dấu phóng xạ:
Ít sử dụng, giúp phân
biệt trẻ són phân do táo bón và són phân không liên quan táo bón.
3.2.4. Đo áp lực hậu
môn trực tràng
- Có thể có ích đối
với những trường hợp táo bón kéo dài và khó chữa.
- Giúp phát hiện bệnh
phình đại tràng bẩm sinh.
- Tiên lượng kết quả
và đáp ứng điều trị ở một số bệnh nhân.
3.2.4. Các xét nghiệm
cận lâm sàng khác (khi nghi ngờ táo bón do nguyên nhân thực thể):
- Sinh hóa máu: T4,
TSH chẩn đoán suy giáp trạng bẩm sinh.
- Chụp CT- scanner
hoặc MRI chẩn đoán táo bón do nguyên nhân thần kinh…
4. CHẨN ĐOÁN
Đối với táo bón cơ
năng, hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán bệnh.
4.1. Tiêu chuẩn chẩn
đoán táo bón cơ năng: (Rome III)
Có ít nhất 2 trong
các triệu chứng sau, trong vòng 1 tháng đối với trẻ <4 tuổi hoặc trong vòng
2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
- Đi ngoài ít hơn 3
lần/1 tuần.
- Ít nhất 1 lần són
phân mỗi tuần.
- Tiền sử nhịn đi
ngoài hoặc ứ phân rất nhiều (do nhịn).
- Có tiền sử đi ngoài
đau hoặc khó khăn.
- Có khối phân lớn
trong trực tràng.
- Tiền sử đi ngoài
phân to có thể gây tắc bồn cầu.
4.2. Các triệu chứng
đi kèm (sẽ hết khi trẻ đi ngoài):
- Chán ăn.
- Chướng bụng, đau
bụng.
4.3. Các dấu hiệu gợi
ý táo bón do nguyên nhân thực thể.
- Táo bón xuất hiện ở
trẻ dưới 1 tuổi.
- Chậm phân su.
- Bóng trực tràng
rỗng.
- Có máu trong phân.
- Không có sự nín
nhịn đi ngoài.
- Không đi ngoài són.
- Xuất hiện triệu
chứng ngoài ruột.
- Bất thường sắc tố.
- Bệnh liên quan đến
bàng quang.
- Không đáp ứng với điều
trị thông thường.
- Cơ thắt hậu môn chặt.
- Chậm phát triển.
Khi có các dấu hiệu
gợi ý trên cần thăm khám lâm sàng để tìm nguyên nhân thực thể gây táo bón.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị táo bón
cơ năng.
- Mục tiêu:
- Khôi phục lại khuôn
phân bình thường (phân mềm, không đau khi ngoài, không són phân).
- Ngăn ngừa sự tái
phát.
5.2. Điều trị cụ thể
a. Tư vấn: Giải thích
cho cha mẹ và trẻ biết tình trạng và các can thiệp.
b. Thụt tháo phân
(trước khi điều trị duy trì):
- PEG (Poly ethylene
glycol): 1 – 1,5g/1kg/ngày x 3 ngày (uống).
- Thụt hậu môn:
Phosphate soda enemas (Fleet): trẻ > 2 tuổi.
- Dầu paraffin: trẻ
> 1 tuổi: 15- 30ml/tuổi (năm) chia 2 lần.
c. Điều trị duy trì
(bao gồm điều trị thuốc, chế độ ăn và huấn luyện đi ngoài).
- Điều trị thuốc:
+ Nhuận tràng thẩm
thấu:
Lactulose: 1- 3ml/kg/ngày,
chia 2 lần. Sorbitol : 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
PEG 3350 không có
điện giải: 1g/kg/ngày. Magiesium hydroxide: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
+ Nhuận tràng bôi
trơn (ít dùng)
Dầu paraffin: trẻ
> 1 tuổi: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
+ Nhuận tràng kích
thích:
Bisacodyl ≥ 2 tuổi:
0,5 – 1 viên đạn 10mg/lần.
1 – 3 viên nén 5mg/lần.
Glycerin đặt hậu môn.
- Chế độ ăn:
Tăng lượng dịch,
carbonhydrate và chất xơ.
Lượng chất xơ = tuổi
+ 5 (gam/ngày) đối với trẻ < 2 tuổi.
+ Một số trẻ táo bón
do bất dung nạp sữa bò: Dùng sữa đậu nành hoặc sữa đạm thủy phân.
+ Thực phẩm giàu chất
xơ: rau quả, bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt.
- Huấn luyện đi
ngoài.
5.3. Điều trị táo bón
thực thể:
Tùy thuộc vào nguyên
nhân:
- Bệnh phình đại
tràng bẩm sinh: phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.
- Bệnh suy giáp trạng
bẩm sinh: liệu pháp hormone thay thế.
- Khối u vùng tủy-
thắt lưng, các dị tật thần kinh như thoát vị màng não tủy hoặc tật nứt dọc đốt
sống phải được điều trị triệt để bằng phẫu thuật…
NHIỄM
KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Tình trạng nhiễm giun
nơi trẻ em thường gặp ở các nước đang phát triển, tỉ lệ nhiễm rất cao có nơi
lên đến trên 90%.
Có thể gặp những
trường hợp nhiễm nhiều ký sinh trùng trên cùng một trẻ (giun đũa, giun móc,
giun kim..)
2. NGUYÊN NHÂN
Lây nhiễm chủ yếu qua
đường miệng và qua đường ăn uống nấu không chín (giun đũa, giun kim, giun tóc,
các loại sán…), qua da (giun móc, giun lươn). Tùy theo vùng sinh sống và điều
kiện sống mà chúng ta sẽ gặp trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng nào thường hơn.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Nhiễm giun ở trẻ
em: chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng
a. Giun đũa:
- Triệu chứng lâm
sàng:
+ Trẻ xanh xao, ăn
kém ngon.
+ Biểu hiện ở phổi
gây ra hội chứng Loeffler: ho đờm có thể lẫn máu, đôi khi sốt. Khi có nhiều ấu
trùng vào phế nang và phế quản có thể gây nên viêm phế quản, viêm phổi.
+ Ngoài da: nổi mề
đay, phát ban không đặc hiệu.
+ Đường tiêu hóa: đau
bụng, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy đôi khi phân mỡ. Giun có thể cuộn thành búi
gây tắc ruột, có thể chui vào ống mật gây viêm túi mật, tắc mật, áp-xe gan;
chui vào ống dẫn tụy gây viêm tụy, có khi chui qua thành ruột gây viêm phúc
mạc.
- Chẩn đoán:
+ Soi phân tìm trứng
giun đũa
+ Xét nghiệm công
thức máu thấy bạch cầu ái toan tăng là dấu hiệu gợi ý
+ Điều trị:
Mebendazole (Vermox, Fugacar)
+ Trên 12 tháng:
Vermox 100mg 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp
Hoặc Fugacar 500mg 1
viên duy nhất.
Hoặc Pyrantel pamoat
(Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
Dưới 12 tháng:
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều
duy nhất.
b. Giun kim:
Lứa tuổi nhiễm nhiều
nhất là 3 – 7 tuổi. Tỉ lệ nhiễm ở trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ rất cao. Bệnh nhiễm
giun kim mang tính chất gia đình.
- Triệu chứng lâm
sàng:
+ Trẻ bị nhiễm giun
kim thường khó ngủ, thức giấc nửa đêm, khóc đêm, đái dầm, đôi khi tiêu phân
lỏng do buổi tối giun hay bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng gây ngứa ngáy khó chịu
cho trẻ. Nếu trẻ luôn tay để gãi thì trứng giun có thể dính vào móng tay và khi
cầm thức ăn sẽ gây tái nhiễm.
+ Chẩn đoán: Tìm
trứng giun trong phân qua phương pháp quệt (swab) hoặc dán băng keo vào vùng
hậu môn buổi sáng trong vài ngày liên tiếp
+ Điều trị:
× Trên 12 tháng: Mebendazole (Fugacar)
viên 500mg, 1 viên duy nhất, lặp lại sau 2 tuần.
Hoặc Albendazole
(Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất, lặp lại sau 2 tuần.
Hoặc Pyrantel pamoat
(Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lặp lại sau 2 tuần.
Dưới 12 tháng:
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lập
lại sau 2 tuần.
Điều trị cùng lúc cho
các thành viên trong gia đình để tránh tái nhiễm.
c. Giun móc:
Thường gặp ở những
trẻ em sống trong các vùng làm rẫy, làm ruộng đi chân đất.
- Triệu chứng lâm
sàng:
+ Toàn trạng chung:
mệt mỏi xanh xao, thiếu máu.
+ Ngoài da: nơi ấu
trùng xâm nhập rất ngứa ngáy, ửng đỏ, nổi mụn nước.
+ Phổi: gây ra hội
chứng Loeffler như giun đũa.
+ Tiêu hóa: đau bụng,
ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đôi khi thấy phân đen.
+ Chẩn đoán: dựa vào
vùng dịch tễ, bệnh cảnh lâm sàng
Soi phân thấy trứng
giun móc, có thể thấy hồng cầu.
Công thức máu: Hct
giảm, Hb máu giảm, bạch cầu ái toan tăng
Sắt huyết thanh giảm.
- Điều trị:
+ Trên 12 tháng:
Mebendazole (Vermox, Fugacar)
+ Vermox 100mg 1 viên
x 2 trong 3 ngày liên tiếp
Hoặc Fugacar 500mg 1
viên duy nhất
Hoặc Albendazole
(Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất.
Hoặc Pyrantel pamoat
(Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ngày trong 3 ngày liên tiếp.(tối
đa 1g/ngày),
+ Dưới 12 tháng:
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày
liên tiếp.
+ Điều trị thiếu máu
kèm theo (nếu có)
d. Giun tóc (Trichuris
trichiura):
- Nhiễm giun tóc gây
ra những rối loạn tiêu hóa không đáng kể nhưng đôi khi có biểu hiện xuất huyết
trực tràng và sa trực tràng.
- Chẩn đoán: tìm
trứng trong phân
- Điều trị: tương tự
giun đũa
3.2. Các loại giun
khác:
- Giun chó (Toxocara
canis): Thường gặp ở những trẻ thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo.
+ Trẻ bị nhiễm thường
mệt mỏi, sốt nhẹ, đôi khi đau hạ sườn phải hoặc than đau đầu kéo dài.
+ Chẩn đoán: thường
dựa vào bạch cầu ái toan tăng trong máu và huyết thanh chẩn đoán.
+ Điều trị:
Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên/ngày trong 5 ngày. Hoặc Mebendazol
100-200mg/ngày, chia làm 2 lần trong 5 ngày
- Giun xoắn
(Trichinella): Trẻ bị nhiễm do ăn phải thịt heo hoặc thịt ngựa có chứa ấu trùng
của giun xoắn.
+ Triệu chứng rất đặc
trưng: tiêu chảy, sốt cao, phù mặt và mí mắt. Đau cơ cũng thường gặp nhưng đôi
khi khó xác định rõ nơi trẻ em.
+ Chẩn đoán: thường
dựa vào tập hợp các bằng chứng, triệu chứng lâm sàng biểu hiện trong gia đình
và trong vùng, ăn thịt heo hoặc thịt ngựa. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan
tăng, tăng enzyme cơ.
+ Điều trị:
Corticosteroides khi có triệu chứng nặng 1mg/kg/ngày trong 5 ngày
Mebendazole 200 –
400mg chia 3 lần x 3 ngày, sau đó 400 – 500mg chia 2 lần trong 10 ngày hoặc
Albendazole 400mg chia 2 lần x 8 – 14 ngày.
- Giun lươn (Strongyloides
stercoralis): Người bị nhiễm khi ấu trùng dạng lây nhiễm trong đất nhiễm
phân xâm nhập qua da và niêm mạc. Giun lươn có điểm khác biệt với các loại giun
sán khác là khả năng nhân đôi trong cơ thể người.
+ Thường thì không có
triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ ở da và tiêu hóa. Biểu hiện ngoài da thường
gặp nhất là nổi mề đay tái phát ở mông và cổ tay. Ấu trùng di chuyển tạo ra
những đường ngoằn ngoèo răng cưa đặc trưng cho bệnh – ấu trùng chạy – tổn
thương dạng hồng ban, nhô cao và ngứa. Giun trưởng thành đào đường hầm vào
trong niêm mạc ruột non gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu
hóa, viêm đại tràng mạn tính. Nếu nhiễm sớm và nặng có thể gây ra tắc ruột non,
nhiễm trùng huyết khi nhiễm nặng.
+ Chẩn đoán: dựa vào
Tìm ấu trùng trong
phân
Huyết thanh chẩn đoán
trong trường hợp nhiễm giun lươn không biến chứng.
+ Điều trị: Ivermectin
200 µg/kg/ngày trong 2 ngày
Hoặc Thiabendazole
25mg/kg, 2 lần/ngày trong 2 ngày.
- Giun Angiostrongylus
cantonensis: là loại giun sống trong phổi chuột, là nguyên nhân gây viêm
màng não tăng bạch cầu ái toan. Người bị nhiễm khi ăn cua, ốc, tôm mang ấu
trùng còn sống hoặc rau xanh dính phân của những động vật này.
+ Chẩn đoán: dựa vào
triệu chứng lâm sàng, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (E >20% trong dịch
não tủy) và tiền căn dịch tễ.
+ Điều trị: Nâng đỡ,
giảm đau, an thần và Corticoides trong những trường hợp nặng.
- Giun chỉ (Filarioses):
Có 8 loại gây bệnh cho người, trong đó có 4 loài - Wucherecia bancrofti,
Brugia malayi, Onchocerca volvulus và Loa loa – gây ra phần lớn các bệnh
nhiễm giun chỉ nặng.
+ Bệnh giun chỉ bạch
huyết (do Wucherecia bancrofti, Brugia malayi) người bị nhiễm bệnh do
muỗi đốt. Triệu chứng lâm sàng đa số là không triệu chứng, đôi khi người bị
nhiễm phôi ấu trùng có 1 vài biểu hiện như tiểu máu vi thể hoặc có protein
niệu, dãn mạch bạch huyết, có thể thấy dãn bạch huyết ở bìu nơi trẻ trai.
+ Điều trị:
Diethylcarbamazin (DEC) 6mg/kg/ngày trong 15 ngày
Hoặc Albendazole
400mg x 2 lần/ngày trong 21 ngày.
+ Bệnh Loa loa (do Loa
loa) do ruồi trâu đốt, bệnh do nhiễm phôi ấu trùng không triệu chứng, chỉ
có thể phát hiện bệnh khi giun trưởng thành di trú dưới kết mạc hay phù Calabar
từng đợt. Phù mạch và ban đỏ, thường xuất hiện ở đầu chi và ít xuất hiện ở nơi
khác, mau chóng biến mất.
+ Điều trị: DEC 8 –
10mg/kg/ngày trong 21 ngày.
+ Trường hợp nặng có
thể khởi đầu bằng Corticoides: Prednisone 40-60mg/ngày sau đó giảm liều nếu
không có tác dụng phụ.
+ Bệnh Onchocerca (do
Onchocerca volvulus) do ruồi đen đốt, bệnh ảnh hưởng ở da, mắt và hạch
bạch huyết.
+ Điều trị:
Ivermectin liều duy nhất 150 µg/kg kết hợp điều trị triệu chứng.
+ Chẩn đoán bệnh giun
chỉ hiện nay dựa vào huyết thanh chẩn đoán.
3.3. Nhiễm sán ở trẻ
em
- Nhiễm sán nơi trẻ
em thường ít gặp hơn nhiễm giun, biểu hiện lâm sàng cũng không ồ ạt thường là
không có triệu chứng, đôi khi gây ra rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn
hoặc tiêu chảy. Nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của
trẻ, trẻ sẽ chán ăn và đưa đến suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhiễm sán ở
người bắt đầu bằng sự xâm nhập trực tiếp qua tiếp xúc ở da hay hệ tiêu hóa.
Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng địa lý và có thể gây ra 1 tỉ lệ bệnh đáng kể đôi
khi tử vong.
- Bệnh sán máng (Schistosomasis):
thường gặp ở những người đi bơi hay lội qua vùng nước ngọt, do ấu trùng đuôi
xâm nhập qua da, tùy theo vùng địa lý sẽ bị nhiễm loại sán khác nhau.
+ Biểu hiện lâm sàng
thay đổi tùy theo loài gây bệnh và mật độ nhiễm sán: sốt, viêm da, triệu chứng
ở đường tiêu hóa đặc trưng là đau bụng kiểu đại tràng, gan to, đôi khi tăng áp
tĩnh mạch cửa.
+ Chẩn đoán: dựa vào sự
phối hợp giữa tiền sử bệnh lý, biểu hiện lâm sàng đặc trưng và sự hiện diện của
trứng trong các chất bài tiết kết hợp với huyết thanh chẩn đoán.
+ Điều trị: thuốc được
lựa chọn là Praziquantel
+ S. mansoni, S.
intercalatum, S. Haematobium: Prariquartel 40mg/kg/ngày, chia 2 lần trong 1
ngày.
+ S. japonicum, S.
Mekongi: Prariquartel 60mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 1 ngày.
- Bệnh sán lá gan:
+ Bệnh sán lá
Clonorchis: là do nhiễm Clonorchis sinensis, người bị nhiễm do ăn cá
nước ngọt chứa ấu trùng đuôi trưởng thành còn sống hoặc nấu không kỹ.
+ Triệu chứng lâm
sàng không rõ ràng thường là không có triệu chứng, có thể gây đau mơ hồ vùng hạ
sườn phải nếu nhiễm sán ở mức độ trung bình và nặng.
+ Bệnh sán lá
Fasciola: do nhiễm Fasciola hepatica; người bị nhiễm do dùng nước ô
nhiễm hoặc ăn phải rau cải được rửa trong các loại nước này.
+ Triệu chứng xuất
hiện khi ký sinh trùng di chuyển (1- 2 tuần sau khi nhiễm sán), bệnh nhân sốt,
đau hạ sườn phải, gan to.
+ Chẩn đoán: dựa vào
tiền căn địa lý, tăng bạch cầu ái toan trong máu. Xét nghiệm huyết thanh học có
giá trị trong chẩn đoán.
+ Điều trị: C. Sinensis:
Praziquantel 75mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 1 ngày.
Hoặc Albendazole 10mg/kg/ngày,
trong 7 ngày.
F. hepatica:
Triclabendazole 10mg/kg 1 liều duy nhất.
- Bệnh sán lá phổi:
do nhiễm sán lá phổi Paragonimus westermani, người bị nhiễm do ăn phải
ấu trùng nang lây nhiễm trong cơ và nội tạng của tôm và cua nước ngọt.
+ Triệu chứng biểu hiện
rõ rệt trên những người bị nhiễm sán ở mức độ trung bình hay nặng, thường là ho
khạc đờm nâu hay ho ra máu, có thể có dấu hiệu của viêm màng phổi. Trong trường
hợp mạn tính có thể gặp biểu hiện của viêm phế quản hay dãn phế quản.
+ Chẩn đoán: dựa vào
việc phát hiện trứng sán trong đờm hoặc trong phân. Huyết thanh chẩn đoán có
giá trị trong trường hợp tìm trứng cho kết quả âm tính.
+ Điều trị:
Praziquantel 75mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 2 ngày.
- Bệnh sán dây:
+ Bệnh sán dây bò do Taenia
saginata, người bị nhiễm do ăn thịt bò sống hoặc chưa nấu chín.
+ Biểu hiện lâm sàng có
thể đau nhẹ hay khó chịu ở bụng, buồn nôn, ăn mất ngon, mệt mỏi và sụt cân.
Bệnh nhân biết mình nhiễm sán thường là thấy các đốt sán trong phân.
+ Chẩn đoán: được xác
định khi phát hiện ra trứng hoặc đốt sán trong phân, nếu không tìm thấy có thể
kiểm tra vùng hậu môn bằng cách dán 1 dải giấy bóng kính như cách tìm giun kim.
Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu ái toan.
+ Điều trị: Liều duy
nhất Praziquantel 5 - 10mg/kg
+ Bệnh sán dây heo do Taenia
solium và bệnh do Cysticercus: người bị nhiễm do ăn thịt heo nấu
không chín.
+ Nhiễm T. solium ở
ruột thường là không có triệu chứng, thỉnh thoảng bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở
vùng thượng vị, buồn nôn, sụt cân và tiêu chảy. Bệnh nhân có thể thấy đốt sán
ra theo phân.
Chẩn đoán xác định
khi tìm thấy trứng hoặc đốt sán trong phân.
Điều trị: Liều duy
nhất Praziquantel 5 - 10mg/kg
- Bệnh do Cysticercus
hay có biểu hiện thần kinh, khi có phản ứng viêm quanh ấu trùng trong nhu
mô não, thường xuất hiện động kinh. Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ gồm nhức
đầu, buồn nôn, nôn, biến đổi thị lực, mất điều hòa, chóng mặt hoặc hay nhầm
lẫn. Ở bệnh nhân bị tràn dịch não thất có thể thấy phù gai thị và rối loạn tâm
thần. Ngoài ra có thể tìm thấy những nốt dưới da.
- Chẩn đoán xác định
khi tìm thấy ấu trùng từ những mẫu sinh thiết mô học qua kính hiển vi hoặc phát
hiện ký sinh trùng khi soi đáy mắt. CT hoặc MRI não có thể phát hiện ấu trùng
nang sán trong não thất. Huyết thanh chẩn đoán có giá trị trong trường hợp này.
- Điều trị: Điều trị
triệu chứng động kinh và tràn dịch não thất (nếu có) Praziquantel 50 - 60mg/kg/ngày,
chia 3 lần/ngày trong 15 ngày
Hoặc: Albendazole
15mg/kg/ngày (tối đa 800mg),chia 2 lần/ngày trong 8 - 28 ngày.
- Bệnh sán dây chó do
nhiễm Echinococcus granulosus hay E. multilocularis, ký chủ vĩnh
viễn là chó, thải trứng qua phân. Bệnh thường gặp ở các vùng có gia súc nuôi
chung với chó.
- Bệnh nhân bị nhiễm Echinococcus
ở gan có triệu chứng thường đau bụng hay sờ thấy khối u ở vùng hạ sườn
phải. Có triệu chứng giống như sỏi mật tái phát và nghẽn mật có thể gây vàng
da.
- Chẩn đoán: X quang
phổi có thể phát hiện các nang ở phổi
CT ngực khối u hoặc
vách nang can xi hóa
Huyết thanh chẩn đoán
có thể có giá trị nhưng nếu âm tính không loại trừ được nhiễm Echinococcus.
Điều trị: Phẫu thuật
cắt bỏ nang sán phối hợp với Albendazole
Albendazole 15mg/kg/ngày
chia làm 2 lần (tối đa 800mg/ngày), bắt đầu tối thiểu 4 ngày trước khi thực
hiện thủ thuật, tiếp tục ít nhất 4 tuần sau đối với E.granulosus và 2 năm đối
với E. multilocularis.
- Bệnh Gnathostoma do
Gnathostoma spinigerum hay Gnathostoma hispidum. Người bị nhiễm
có triệu chứng ngứa ngoài da do ấu trùng di chuyển, đau bụng, đôi khi có thể
gặp triệu chứng ho hoặc tiểu máu.
- Điều trị:
Albendazole 400mg/ngày chia 2 lần trong 21 ngày
Hoặc: Ivermectin 200
µg/kg/ngày trong 2 ngày
Có thể kết hợp với
phẫu thuật cắt bỏ nang.
3.4. Nhiễm đơn bào
- Bệnh amip: Là bệnh
nhiễm trùng do đơn bào Entamoeba histolityca gây ra. Người mắc bệnh khi
nuốt bào nang của chúng từ nước, thức ăn hoặc tay bị nhiễm phân.
- Các dạng lâm sàng
+ Bệnh amip ở ruột:
Viêm đại tràng do amip: đau bụng dưới và tiêu chảy nhẹ tiến triển từ từ, sau đó
là uể oải, sụt cân và tiêu phân nhầy máu.
+ Áp-xe gan do amip:
Bệnh nhân sốt và đau ha sườn phải, thường gặp điểm đau trên gan và tràn dịch
màng phổi phải. Áp-xe vỡ vào phúc mạc có thể gây đau bụng cấp, nếu áp-xe ở thùy
trái gan có thể vỡ vào màng ngoài tim có tiên lượng xấu nhất.
+ Những vị trí nhiễm
ký sinh trùng ngoài ruột khác: Đường tiết niệu sinh dục có thể bị ảnh hưởng
(loét sinh dục gây đau).
+ Chẩn đoán:
Xét nghiệm phân tìm
thấy thể E. histolytica ăn hồng cầu. Huyết thanh chẩn đoán có giá trị.
Siêu âm bụng, CT scan
hoặc MRI phát hiện nang.
+ Điều trị:
Metronidazole 35 – 50mg/kg/ngày, chia làm 3 lần trong 7 – 10 ngày uống hoặc IV.
Hoặc: Tinidazole 50mg/kg/ngày
(tối đa 2g) trong 5 ngày.
- Bệnh giardia: do
đơn bào Giardia lamblia gây ra, người bị nhiễm bệnh khi ăn phải những
bào nang có trong thức ăn và nước uống bị nhiễm.
+ Đa số là không có
triệu chứng hoặc nếu có là bệnh nhân tiêu chảy nhiều, buồn nôn, nôn, sưng phù
và đau bụng.
+ Chẩn đoán:
Xét nghiệm phân tươi
tìm bào nang hoặc thể tư dưỡng. Tìm kháng nguyên của ký sinh trùng trong phân.
+ Điều trị:
Metronidazole 15 – 30mg/kg/ngày, chia làm 3 lần trong 5 ngày uống.
Hoặc Tinidazole 50mg/kg,
liều duy nhất, (tối đa 2g)
Hoặc Furazolidone 6mg/kg/ngày,
chia làm 4 lần trong 7 – 10 ngày uống.
4. PHÒNG NGỪA
- Rửa tay cho trẻ
trước khi ăn và sau khi đi tiêu.
- Cho trẻ ăn chín,
uống nước chín đun sôi để nguội.
- Cho trẻ đi tiêu
đúng hố xí hợp vệ sinh.
- Vệ sinh thân thể
cho trẻ, thường xuyên giặt mùng mền chiếu gối.
- Rửa đồ chơi cho trẻ
thường xuyên.
- Sổ giun định kỳ 6
tháng một lần.
- Không cho trẻ đi
chân đất nhất là ở những vùng có trồng hoa màu, trồng cây ăn trái.
ĐAU
BỤNG CHỨC NĂNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Đau bụng mạn tính là
một trong các triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ em và trẻ lớn từ 1-19%, trong đó
chủ yếu là đau bụng chức năng (ĐBCN), chỉ có 8% liên quan đến thực thể. Bệnh
đặc trưng bởi sự đau bụng mạn tính, tái diễn hoặc liên tục không có vị trí rõ
ràng (1).
2. NGUYÊN NHÂN
Nhiều cơ chế bệnh
sinh như nhiễm trùng, viêm, chuyển hóa hoặc bất thường giải phẫu dẫn đến đau
bụng mạn tính hoặc ĐBCN. Tuy nhiên, trong nhi khoa phần lớn đau bụng là chức
năng, không đi kèm các bằng chứng của rối loạn thực thể nào (1) và liên quan
đến cơ thể bệnh sinh như tăng nhạy cảm nội tạng và dẫn truyền thông tin
não-ruột (1, 4).
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Tiền sử và khám
lâm sàng
Tâm lí căng thẳng, lo
lắng và trầm cảm của gia đình và xung quanh là dấu hiệu gợi ý ĐBCN. ĐBCN chỉ
được chẩn đoán khi không có các dấu hiệu báo động và khám lâm sàng bình thường.
Chúng ta cần lưu ý, 50% trẻ táo bón chức năng có ĐBCN (1).
Bảng
1: Các dấu hiệu báo động
Bệnh
sử
- Giảm trọng lượng
hoặc chậm phát triển thể chất
- Chậm dạy thì
- Nôn, ỉa lỏng
- Xuất huyết tiêu
hóa
- Sốt chưa rõ
nguyên nhân
- Phát ban, viêm
khớp hoặc tiền sử viêm ruột trong gia đình
|
Khám
thực thể
- Đau khu trú tại ¼
trên hoặc dưới bên phải ổ bụng
- Đau toàn bổ bụng
hoặc có khối
- Gan to, lách to
- Gai cột sống hoặc
góc sườn cột sống
- Loét miệng, nứt
hoặc dò quanh hậu môn
|
Phân nhóm ĐBCN được
áp dụng theo tiêu chuẩn ROM III (Bảng 2) (1).
3.2. Xét nghiệm
- Chỉ tiến hành xét
nghiệm khi có dấu hiệu báo động và chỉ định theo định hướng nguyên nhân gây
đau bụng. Kết quả siêu âm cho thấy dưới 1% có bất thường nhưng đây là xét
nghiệm dễ thực hiện do đó được khuyến cáo rộng rãi. Kết quả nội soi tiêu hóa,
sinh thiết và đo pH thực quản ở trẻ, đau bụng tái diễn cho thấy tỷ lệ phát
hiện bất thường từ 25-56% (1). Tuy nhiên, các xét nghiệm xâm nhập này cần cân
nhắc hơn khi chỉ định. Bảng 2: Phân loại các đau bụng chức năng theo tiêu
chuẩn Rome III (1)
|
Chứng khó tiêu chức
năng
· Đau bụng kéo dài hoặc tái diễn hoặc
khó chịu tại vùng giữa trên rốn
· Triệu chứng không giảm đi sau đại
tiện hoặc phối hợp với sự thay đổi tính chất, tần xuất và hình dạng phân
· Ít nhất 1 lần 1 tuần và kéo dài ít
nhất 2 tháng
|
Hội chứng kích
thích ruột
Khó chịu ở bụng
(không mô tả là đau) hoặc đau kết hợp với ít nhất 2 trong số các biểu hiện
sau và ít nhất 25% thời gian có biểu hiện
· Cải thiện sau đại tiện
· Khởi phát kết hợp với sự thay đổi
tần xuất phân
· Khởi phát kết hợp với sự thay đổi
hình dạng phân
Ít nhất 1 lần 1
tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng
Các triệu chứng hỗ
trợ chẩn đoán : Tần xuất phân bất thường (≥4 lần/ngày hoặc ≤ 2lần/tuần), bất
thường về hình thái phân (phân nhiều cục/rắn hoặc lỏng/nước), bất thường về
quá trình tống phân (phải rặn nhiều, đi khẩn cấp, hoặc cảm giác đi không hết
phân), đại tiện ra nhày và cảm giác căng chướng bụng.
|
Đau bụng migraine
· Các cơn dữ dội bất thường, đau
quanh rốn cấp tính kéo dài ≥1 giờ
· Các giai đoạn yên lặng kéo dài từ
vài tuần đến vài tháng
· Đau bụng làm ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường
· Đau bụng phối hợp với ≥ 2 biểu hiện
sau: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, sợ ánh sáng, mặt tái nhợt
· Tất cả các tiêu chuẩn trên cần phải
đủ và trên 2 lần trong 12 tháng
|
Đau bụng chức năng
ở trẻ em
· Đau bụng từng cơn hoặc liên tục
· Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối
loạn chức năng ống tiêu hóa khác
· Diễn biến ít nhất 1 lần/tuần và kéo
dài ít nhất 2 tháng trước chẩn đoán
|
Hội chứng đau bụng
chức năng ở trẻ em
· Phải đủ tiêu chuẩn đau bụng chức
năng ít nhất là 25% thời gian có biểu hiện và kèm theo từ 1 biểu hiện sau đây
trở lên:
a) Khiếm khuyết một
vài chức năng sinh hoạt hàng ngày
b) Các hội chứng
kèm theo: đau đầu, đau chi hoặc khó ngủ
· Các tiêu chuẩn này diễn ra ít nhất
1 lần 1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng.
Lưu ý:Tất cả các
phân nhóm trên: không tìm thấy dấu hiệu của viêm, bất thường giải phẫu hoặc
tiến triển ác tính có thể giải thích được các biểu hiện
|
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Mục tiêu
- Khẳng định với cha
mẹ rằng, ĐBCN không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong tương lai.
- Giải thích cơ thể
bệnh sinh như tăng nhạy cảm nội tạng và dẫn truyền thông tin não-ruột. Động
viên cha mẹ và trẻ cùng chia sẻ về kiến thức, nhưng không phân tích sâu dẫn đến
khó hiểu.
- Mục tiêu đầu tiên
của điều trị không phải là loại trừ hoàn toàn đau bụng, mà cần cho trẻ bắt đầu
lại các phong cách sống bình thường như đi học đều, tham gia tất cả các hoạt
động tại trường học theo khả năng của trẻ (1).
4.2. Điều chỉnh các
yếu tố gây sang chấn tinh thần cho trẻ
- Các sang chấn tâm
lý trong cuộc sống có thể làm tăng đau bụng như gia đình có người mất hoặc bố
mẹ bỏ nhau, vấn đề không tốt ở trường học, sự thay đổi các mối quan hệ xã hội,
tình trạng hôn nhân và tài chính trong gia đình không thuận lợi (1, 3). Đây là
vấn đề lớn của trẻ tuổi học đường, đặc biệt từ 5-10 tuổi. Tâm lí lo lắng của
gia đình cũng rất quan trọng như tâm thần của bản thân trẻ, thể hiện ra ngoài
bởi các phong cách khác nhau (2).
- Thái độ hợp lý của
gia đình khi trẻ đau, nên thể hiện vừa đủ để hỗ trợ và hiểu biết nhưng không
thái quá, lưu ý cho trẻ tham gia các bài tập thể dục và đi học đều.
- Chú ý các yếu tố âm
tính khi trẻ đau nếu trẻ cảm giác không được quí trọng, không được quan tâm sẽ
làm gia tăng hành vi đau (1).
4.3. Can thiệp chế độ
ăn
- Bổ sung chất xơ
- Loại trừ lactose, tuy
nhiên hiệu quả không rõ ràng.
- Loại trừ thức ăn bị
dị ứng hoặc liệu pháp uống muối Cromolyn có thay thế việc loại trừ chế độ ăn.
- Bổ sung vi khuẩn có
lợi thuộc nhóm Bifidobacterium infantis (1).
4.4. Điều trị thuốc
- Mục tiêu của điều
trị bằng thuốc là giảm nhẹ triệu chứng hơn là nhằm vào sự bất thường của cơ chế
bệnh sinh.
- Thuốc ức chế thụ
thể H2: có hiệu quả trong đau bụng và khó tiêu chức năng.
- Các nhóm khác như
chất kích thích giải phóng serotonine và thuốc trầm cảm 3 vòng: hiệu quả không
ổn định và tác dụng phụ nguy hiểm nên không khuyến cáo sử dụng.
- Cảm giác đau bụng
có thể được tạo nên bởi hiện tượng sinh lí bao gồm đau dạ dày sau ăn hoặc dãn
quai ruột hoặc co thắt ruột hoặc ruột nhiều hơi hoặc trào ngược dạ dày thực
quản, cần điều trị bằng các thuốc chống co thắt, chống trào ngược (1).
4.5. Điều trị tâm
thần
- Nếu các điều trị
ban đầu đã được áp dụng nhưng các triệu chứng kéo dài hoặc tái diễn, bậc tiếp
cận tiếp theo là thử nghiệm một trong các phương pháp điều trị tâm bệnh.
- Điều trị tâm thần
đặc biệt ưu tiên cho các trẻ đau bụng tái diễn liên quan đến lo âu và các triệu
chứng trầm cảm nhằm thay đổi nhận thức và hành vi (1).
4.6. Điều trị bổ sung
Điều trị hỗ trợ như
tinh dầu bạc hà, gừng, xoa bóp, châm cứu và bấm huyệt ở bệnh nhân đau bụng mạn
tính nhưng hiệu quả không ổn định (1).
5. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN
LƯỢNG
- ĐBCN có tỷ lệ
thuyên giảm tự nhiên rất cao từ 30-70%. Tuy nhiên, 25-66% trẻ đau bụng tiếp
diễn hoặc xuất hiện thêm triệu chứng khác như đau đầu mạn tính, đau lưng, đau
cơ, lo âu, và rối loạn giấc ngủ suốt thời gian vị thành niên đến khi trưởng
thành. 29% trẻ đau bụng chức năng xuất hiện hội chứng ruột kích thích 29% ở
tuổi trưởng thành (1).
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Arine M.V., Marc
A.B (2008), “Chronic abdominal pain including functional abdominal pain,
irritable bowel syndrome, and abdominal migraine” Pediatric gastrointestinal
desase, (2), pp: 715-27.
2. Bellaiche M.,
Navaro J (2000), “Douleurs abdominales du nourrisson et de l‟enfant”, Gastroenterologie
pediatrique, Flammarion Medcine-Sciences, Paris; (2), pp: 601-606.
3. Bourrilon A.,
Dehan M and Casasoprana A (2003), "Douleurs abdominal", Pédiatrie
pour praticien, Masson, Paris, pp. 287-93.
4. Duoglas A. D.,
Guest. E (2006), “The Functional Gastrointestinal Disorders and the Rome III” Gastroenterology, (130), pp: 1377-90.
BỆNH
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
1. ĐẠI CƯƠNG
Trào ngược dạ dày
thực quản là hiện tượng trào ngược các chất chứa trong dạ dày vào thực quản có
thể là sinh lí hay bệnh lí. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (TNDDTQ) là sự có
mặt của các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng
khó chịu và hoặc các biến chứng (5).
2. NGUYÊN NHÂN
Bệnh TNDDTQ là do sự
dãn nở bất thường của cơ thắt thực quản dưới (5). Các yếu tố nguy cơ cao với
bệnh TNDDTQ:
- Sau mô teo thực
quản thực quản
- Thoát vị khe hoành
trượt
- Bệnh lí thần kinh
- Béo phì
- Rối loạn hô hấp mạn
tính: loạn sản phế quản phổi, xơ nang, xơ hóa kẽ, xơ hóa nang.
- Ghép phổi, đẻ non
(2)
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Bảng
1: Các triệu chứng lâm sàng (2)
Trẻ
bú mẹ
|
Trẻ
lớn
|
- Khóc khi ăn
- Nôn tái diễn
- Cân nặng thấp
- Quấy khóc không
rõ nguyên nhân
- Rối loạn giấc ngủ
- Các biểu hiện hô
hấp tái diễn: ho khò khè, khàn tiếng, thở rít
|
- Đau bụng hoặc ợ
nóng
- Nôn tái diễn
- Nuốt khó
- Hen
- Viêm phổi tái
diễn
- Biểu hiện hô hấp
trên mạn tính: ho, khàn tiếng
|
Trong trường hợp nôn
trớ, phải loại trừ các dấu hiệu báo động trước khi nghĩ đến bệnh TNDDTQ (2).
Bảng
2: Các dấu hiệu báo động
- Nôn dịch mật
- Chảy máu tiêu hóa
- Nôn máu
- Ỉa máu
- Nôn tốc độ mạnh
- Sốt
- Li bì
|
- Gan lách to
- Thóp phồng
- Não to hoặc não
bé
- Co giật
- Bụng chướng
- Các số liệu hoặc
bằng chứng gợi ý hội chứng di truyền hoặc chuyển hóa
- Bệnh mạn tính đi
kèm
|
Biểu hiện hô hấp gợi
ý mối liên quan giữa bệnh TNDDTQ và hô hấp:
- Nôn và khò khè 3
giờ đầu khi ngủ
- Viêm thanh quản và
hen không tìm thấy nguyên nhân hoặc giảm biểu hiện hô hấp, giảm tiêu thụ
corticoit khi điều trị trào ngược và sự xuất hiện lại các triệu chứng hô hấp
khi ngừng điều trị chống trào ngược.
Ngoài ra, viêm tai
giữa, viêm xoang mãn tính (2) và biểu hiện khác như hơi thở hôi, sâu răng có
thể liên quan đến trào ngược (4).
3.2. Cận lâm sàng
- Măc dù , các phương
pháp chẩn đoán bệnh TNDDTQ phát triển nhưng hiện nay không có một phương pháp
nào có giá trị cho tất cả các tình huống. Do vậy, xét nghiệm thăm dò được chỉ
định tùy theo từng bệnh nhân cụ thể.
3.2.1. Đo pH thực
quản 24 giờ
- Đây là một xét
nghiệm rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh TNDDTQ (2).
- Khi chỉ số trào
ngược (tỷ lệ % pH thực quản dưới 4 trong cả quá trình đo) > 7% là bệnh lý
(5).
Hình 1: Đường biểu diễn pH thực quản 24 giờ
3.2.2. Nội soi tiêu
hóa trên:
Là phương pháp chẩn
đoán viêm thực quản và phát hiện các bất thường về giải phẫu như vị trí bất
thường tâm-phình vị hoặc hẹp thực quản, hẹp thực quản (4).
3.2.3. Tế bào học
thực quản:
Giúp loại trừ nguyên
nhân viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan, do nấm và chẩn đoán dị sản thực
quản (2).
3.2.4. Chụp lưu thông
thực quản dạ dày tá tràng:
Có giá trị loại trừ
các bất thường giải phẫu (hẹp thực quản, ruột quay bất thường, thoát vị khe…
(4).
3.2.5. Chụp phóng xạ,
siêu âm:
Không được khuyến cáo
thường qui trong bệnh TNDDTQ (2).
3.2.6. Các xét nghiệm
khác:
Đo áp lực và chức
năng vận động thực quản góp phần tìm hiểu nguyên nhân của trào ngược (7). Đo
trở kháng nhiều kênh: phát hiện cả trào ngược axít và không axít (2). Tuy
nhiên, các xét nghiệm này chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều
trị
- Giảm các triệu
chứng để đạt cân nặng và tăng trưởng bình thường.
- Khỏi viêm thực
quản.
- Dự phòng các biến
chứng hô hấp và biến chứng khác phối hợp với trào ngược mạn tính (3).
4.2. Chăm sóc và thay
đổi lối sống
- Trong 2-4 tuần,
không ăn sữa mẹ, chế độ ăn hạn chế sữa và trứng ít nhất về buổi sáng. Áp dụng
sữa thủy phân protein hoặc axít amin.
- Tăng độ quánh của
thức ăn bằng cách cho thêm 1 thìa cà phê bột gạo vào 30g sữa công thức hoặc sử
dụng loại sữa tăng độ quánh nhưng không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh đẻ non
<37 tuần tuổi .
- Tránh thuốc lá thụ
động và chủ động, cafein, rượu, chế độ ăn cay.
- Tư thế khuyến cáo
chung là nằm ngửa hoặc nửa nằm nửa ngồi (2).
4.3. Điều trị bằng
thuốc
4.3.1. Kháng bài tiết
- Thuốc điều trị chu
đáo trong bệnh TNDDTQ là thuốc kháng bài tiết axít. Trong đo thuốc ức chế bơm
Proton: có hiệu quả hơn hẳn nhóm kháng H 2 (2, 5). Thời gian điều trị trung
bình từ 8-12 tuần (2).
Bảng
3: Thuốc kháng bài tiết axít
Thuốc
|
Liều
mg/kg/ngày
|
Lứa
tuổi áp dụng
|
Cimetidine
|
30–40mg; chia 3-4
lần
|
≥16 tuổi
|
Ranitidine
|
5–10mg; chia 2-3
lần
|
1 tháng-16 tuổi
|
Omeprazole
|
0.7–3.3 mg/kg/d
|
2-17 tuổi
|
Lansoprazole
|
0.7–3 mg/kg/d
|
1-17 tuổi
|
Esomeprazole
|
0.7–3.3 mg/kg/d
|
1-17 tuổi
|
4.3.2. Bảo vệ niêm
mạc, trung hoà axít và điều hòa nhu động
- Ngày nay, các nhóm
thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường qui trong bệnh TNDDTQ nữa do
hiệu quả không rõ ràng và nguy cơ tác dụng phụ (2).
4.4. Điều trị ngoại
khoa
- Điều trị nội khoa
không đáp ứng
- Nguy cơ hít, không
bảo vệ được đường thở (2).
5. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN
LƯỢNG
- Bệnh TNDDTQ rất
thường gặp ở trẻ bú mẹ va phần lớn tự ổn định từ 6- 18 tháng tuổi (4). Khoảng
60% trẻ bú mẹ bị trào ngược ngừng nôn ngay khi có ăn thức ăn đặc, 90% không có
các biểu hiện tiêu hóa nữa sau 4 tuổi. Tuy nhiên, các biểu hiện ngoài tiêu hóa
lại hay gặp hơn và tần xuất phát hiện trào ngược chiếm khoảng 40-60% ở các bệnh
nhân có biểu hiện hô hấp tái diễn (1).
- Nếu chẩn đoán và điều
trị muộn có thể dẫn đến viêm, loét thậm chí ung thư thực quản hoặc ngất xỉu và tử vong
(4).
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.Bacular A (1995),
“Reflux gastro - oesophagien et affections respiratoires répétées de l'enfant”,
Réalités pédiatriques; (2), pp: 14-17.
2.Lightdale JR.,
Gremse DA (2013), “Gastroesophageal Reflux: Management Guidance for the
Pediatrician”, Pediatrics, 131 (5), pp: 1684-95.
3. Rudolph CD., Mazur
LJ., Liptak GS. et al. (2001), "Guidelines for evaluation and treatment of
gastroesophageal reflux in infants and children: recommendations of the North
American Society for Pediatric Gastroenterology and Nutrition", J
Pediatr Gastroenterol Nutr, 32 Suppl 2, pp. S1-31.
4.Vandenplas Y.
(2000), ”Reflux gastro-eosophagien”, Gastroentérologie pediatrique.
Flammarion Medcine-Sciences, Pari, pp: 131-45.
5. Vandenplas Y.,
Rudolph CD., Lorenzo CD. et al (2009), “Pediatric Gastroesophageal Reflux
Clinical Practice Guidelines”, Journal of Pediatric Gastroenterology and
Nutrition, 49(4), pp: 498-547.
XUẤT
HUYẾT TIÊU HÓA
1. ĐẠI CƯƠNG
Xuất huyết tiêu hóa ở
trẻ em ít gặp, biểu hiện bằng nôn máu, đi ngoài phân máu, và thường là nhẹ.
Tùy theo vị trí xuất
huyết so với góc Treitz mà người ta phân loại: xuất huyết tiêu hóa trên và xuất
huyết tiêu hóa dưới trong đó xuất huyết tiêu hóa trên thường gặp.
Từ khi áp dụng nội
soi chẩn đoán và điều trị thì rất ít trường hợp cần phẫu thuật và tiên lượng
bệnh nhân tốt hơn.
Nguyên nhân xuất
huyết tiêu hóa:
* Xuất huyết tiêu hóa
trên:
Thường gặp viêm loét
dạ dày, vỡ, dãn tĩnh mạch thực quản, Mallory weiss, trào ngược dạ dày thực
quản.
Sơ
sinh
|
Trẻ
em
|
Rối loạn đông máu
Viêm dạ dày
Stress ulcer
Nuốt máu mẹ
Viêm thực quản
Dị dạng mạch máu
Rối loạn đông máu
|
Stress ulcer
Viêm dạ dày
Viêm thực quản do
trào ngược dạ dày thực quản
Mallory Weiss do
nôn ói nhiều gây trầy niêm mạc thực quản
Vỡ, dãn tĩnh mạch
thực quản
Dị dạng mạch máu
Rối loạn đông máu
|
* Xuất huyết tiêu hóa
dưới:
Thường gặp lồng ruột,
túi thừa Meckel, nứt hậu môn, polype đại tràng , dị dạng mạch máu.
Sơ sinh
|
Trẻ em
|
Viêm ruột nhiễm
trùng
Dị ứng sữa
Lồng ruột
Nứt hậu môn
Dị sản hạch limphô
Xoắn ruột
Viêm ruột hoại tử
Túi thừa Meckel
|
Viêm ruột nhiễm
trùng
Nứt hậu môn
Polype đại tràng
Lồng ruột
Xoắn ruột
Túi thừa Meckel
Henoch Scholein
Dị dạng mạch máu
H/c tán huyết urê
huyết
Bệnh viêm ruột
|
2. CHẨN ĐOÁN
2.1.Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh:
* Xuất huyết tiêu hóa
trên:
- Lượng máu mất, tính
chất máu, có hoặc không tiêu máu đỏ hay tiêu phân đen.
- Nôn nhiều trước nôn
máu.
- Triệu chứng kèm:
sốt, đau bụng (loét dạ dày tá tràng).
- Dùng thuốc gây tổn
thương dạ dày: Aspirin, kháng viêm non-steroide, corticoides.
- Tiền sử: bệnh dạ
dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, bệnh gan và huyết học (xuất huyết giảm tiểu
cầu, rối loạn đông máu bẩm sinh).
* Xuất huyết tiêu hóa
dưới:
- Tính chất phân: máu
dính phân (nứt hậu môn), máu trộn lẫn phân, phân đen như bã cà phê, máu bầm,
nếu máu đỏ tươi cần hỏi xem có máu cục hay không.
- Có uống các thuốc
làm phân có màu đen: sắt, bismuth…
- Tiền căn xuất huyết
tiêu hóa dưới.
b. Khám lâm sàng:
- Chú ý tình trạng
huyết động học: mạch, huyết áp, màu da và thời gian phục hồi màu da.
- Dấu hiệu thiếu máu
nặng.
- Khám vùng mũi hầu
để loại trừ nguyên nhân xuất huyết từ vùng mũi hầu.
- Tìm dấu bầm máu,
ban máu.
- Khám bụng loại trừ
nguyên nhân ngoại khoa như lồng ruột (khối u, dấu hiệu tắc ruột), bệnh lý gan
(gan lách to, tuần hoàn bàng hệ, vàng da vàng mắt), đau vùng thượng vị.
- Khám trực tràng nếu
xuất huyết tiêu hóa dưới: xác định chẩn đoán và xem tính chất phân, tìm sang
thương như polype, nứt hậu môn.
c. Đề nghị cận lâm
sàng:
- CTM, đếm tiểu cầu,
dung tích hồng cầu.
- Đông máu toàn bộ.
- Siêu âm bụng,
X-quang bụng không sửa soạn.
- Nội soi cấp cứu nếu
có chỉ định (xem phần chỉ định nội soi cấp cứu).
2.2. Chẩn đoán xác
định
* Xuất huyết tiêu hóa
trên:
Đau bụng
Nôn máu, hoặc sonde
dạ dày ra máu
Nếu không có hai dấu
hiệu trên cũng cần nghĩ đến nếu tiêu phân đen hoặc tiêu máu đỏ tươi ồ ạt.
Viêm loét dạ dày
Tiền sử đau bụng vùng
thường vị lúc đói, uống thuốc kháng viêm, corticoide, aspirine
Vỡ dãn tĩnh mạch thực
quản
Tiền sử: viêm gan, xơ
gan, vàng da xuất huyết tái phát
Lâm sàng: gan lách
to, cổ chướng.
Xét nghiệm: giảm tiểu
cầu, giảm bạch cầu, transaminase tăng
Xuất huyết tiêu hóa
dưới:
Tiêu phân đen sệt hay
máu đỏ hoặc thăm trực tràng có máu.
3. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN
NHÂN
- Nội soi: Tùy theo
xuất huyết tiêu hóa trên hay dưới mà tiến hành nội soi tiêu hóa trên hay dưới
để xác định nguyên nhân.
- Siêu âm bụng.
- Xquang dạ dày tá
tràng cản quang hoặc chụp đại tràng cản quang.
- Chụp đồng vị phóng
xạ T99 chẩn đoán viêm loét
túi thừa Meckel.
- Nội soi ruột non.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều
trị
- Nhịn ăn uống
- Bồi hoàn thể tích
máu mất.
- Nội soi tiêu hóa để
chẩn đoán và điều trị cầm máu.
- Tìm và điều trị
nguyên nhân.
4.2. Bệnh nhân có
sốc, thiếu máu nặng:
- Thở oxy qua cannula
mũi hay mask.
- Thiết lập hai đường
truyền tĩnh mạch lớn.
- Lấy máu thử Hct,
nhóm máu. Nếu Hct bình thường vẫn không loại trừ mất máu cấp.
- Truyền nhanh
Lactate Ringer hay nước muối sinh lý 20 mL/kg/15 phút, sau đó 20 mL/kg/giờ cho
đến khi có huyết áp.
- Truyền máu toàn
phần 20 mL/kg/giờ nếu Hct < 30% và bệnh nhân tiếp tục ói máu.
- Nhịn ăn.
- Rửa dạ dày với nước
muối sinh lý để cầm máu hiện nay không dùng vì có thể gây tăng xuất huyết do
ngăn cản cục máu đông thành lập ở vị trí chảy máu.
- Trong trường hợp
xuất huyết tiêu hóa trên nghi do viêm loét dạ dày tá tràng: Thuốc ức chế bơm
proton :
+ Omeprazole tĩnh
mạch trong 3 ngày sau đó chuyển sang đường uống.
+ Thuốc thay thế
Ranidine 1-2mg/kg/liều TMC, mỗi 6 - 8 giờ (tối đa 50 mg).
+ Omeprazol là thuốc
chọn lựa hiệu quả hơn Ranitidine..
- Trong trường hợp
xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản
- Octreotide:
Sandostatine tổng hợp cõ tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, co mạch nội
tạng nên làm giảm xuất huyết liều 1-2 mg/kg
tiêm tĩnh mạch chậm sau đó 1mg/kg/
giờ, 0,25 mg/kg/giờ.
- Vasopresine hiện
nay do nhiều biến chứng so với Sandostatine nên ít được khuyến cáo.
- Đặt sonde
Sengstaken – Blackmore: hiện nay từ khi có phương tiện nội soi thì ít dùng vì
ít hiệu quả và nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Vitamine K1: chỉ
định trong các trường hợp bệnh lý gan, rối loạn đông máu, liều 1 mg/kg TB hay
TM (tối đa 10 mg).
- Huyết tương đông
lạnh trong trường hợp rối loạn đông máu: 10 mL/kg TTM.
- Hội chẩn:
+ Chuyên khoa tiêu
hóa để nội soi tiêu hóa
+ Thường sau 12-24
giờ khi ổn định huyết động học và tình trạng xuất huyết.
+ Nội soi cấp cứu để
cầm máu khi thất bại điều trị nội khoa, tiếp tục xuất huyết ồ ạt, huyết động
học không ổn định .
+ Ngoại khoa: Phẫu
thuật cầm máu khi thất bại với các phương pháp nội khoa và nội soi cầm máu hoặc
tổng lượng máu truyền > 85 ml/kg.
4.3. Bệnh nhân ổn
định: Không sốc, chảy máu ít, toàn trạng chung ổn:
- Tạm nhịn ăn trong
khi xem xét chỉ định nội soi và phẫu thuật.
- Không rửa dạ dày.
- Tìm và điều trị
nguyên nhân
- Omeprazole tĩnh
mạch hoặc uống kết hợp thuốc diệt HP nếu có bằng chứng nhiễm ( sinh thiết, test
thở hoặc test phát hiện kháng nguyên trong phân).
- Hội chẩn tiêu hóa:
xem xét chỉ định nội soi tiêu hóa điều trị: thời điểm thường là sau u 24 giờ
nọi soi chích cầm máu Adrenaline hoặc chích xơ (vỡ dãn tĩnh mạch thực quản)
- Nghi túi thừa
Meckel: xem xét chỉ định nội soi ổ bụng, chụp T99.
- Chụp dạ dày cản
quang hay đại tràng cản quang.
- Lồng ruột, polype:
phẫu thuật.
4.4. Chỉ định nội soi
tiêu hóa
- Xuất huyết tiêu hóa
nặng cần truyền máu hoặc đe dọa tính mạng
- Xuất huyết tiêu hóa
tái phát.
- Cấp cứu khi: Thường
xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ em tự cầm sau điều trị nội khoa vì thể hiếm khi
cần nọi soi cấp cứu. Nên nội soi ở phòng mổ kết hợp với bác sĩ nội soi để thất
bại cầm máu nội soi sẽ tiến hành phẩu thuật ngay
- Nội soi tiêu hóa:
Cần phải ổn định dấu hiệu sinh tồn trước và không có rối loạn đông máu nặng.
4.5. Chỉ định phẫu
thuật
- Bệnh lý ngoại khoa:
Lồng ruột, polype, túi thừa Meckel, ruột đôi.
- Thất bại điều trị
nội khoa và nội soi cầm máu, còn xuất huyết khi lượng máu truyền trên 85 ml/kg.
4.6. Theo dõi
- Dấu hiệu sinh tồn
mỗi 15 – 30 phút trong giai đoạn hồi sức, sau đó mỗi 1-6 giờ.
- Tình trạng xuất
huyết: lượng, tính chất nôn máu, tiêu máu - Dung tích hồng cầu.
- Lượng dịch xuất
nhập
- Diễn tiến:
+ Tiêu phân đen có
thể vẫn còn ở ngày 3-5 sau khi ngưng xuất huyết tiêu hóa.
+ Tiên lượng: thường
tự hết
+ Tỉ lệ tái phát cao
gần 40%
+ Hiếm phẫu thuật
(5%) từ khi áp dụng nội soi tiêu hóa cầm máu.
5. PHÒNG NGỪA
- Viêm loét dạ dày:
- Viêm loét dạ dày:
tránh uống thuốc kháng viêm, Aspirine.
- Dãn tĩnh mạch thực
quản
- Điều trị nguyên
nhân
LOÉT
DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM
1. ĐỊNH NGHĨA
Loét dạ dày tá tràng
là tình trạng tổn thương sâu gây mất niêm mạc có giới hạn cả phần cơ và dưới
niêm mạc của niêm mạc dạ dày.
2. PHÂN LOẠI
- Loét tiên phát:
Loét dạ dày tá tràng do những thay đổi chức năng của dạ dày (tăng tiết HCl và
pepsin), thường 1-2 ổ loét lớn nằm ở bờ cong nhỏ, hang vị, hành tá tràng.
- Loét thứ phát: gây
nên bởi các bệnh lý bên ngoài dạ dày tá tràng (bệnh Crohn, uống chất ãn mòn,
viêm dạ dày trong bệnh viêm mao mạch dị ứng, viêm dạ dày tự miễn, viêm dạ dày
tăng bạch cầu acid…). Hoặc do thuốc (NSAID, steroid, thuốc chữa ung thư. Hoặc
do stress (là những bệnh lý nội ngoại khoa rất nặng - ở các khoa hồi sức).
3. NGUYÊN NHÂN
- Chủ yếu nhất là
nhiễm HP
- Các thuốc
- Stress.
3.1. Triệu chứng lâm
sàng
- Đau bụng
+ Là triệu chứng phổ
biến nhất và không điển hình như người lớn. Đau liên quan đến bữa ăn (loét dạ
dày đau tăng ngay sau ăn, loét tá tràng đau tăng sau ăn vài giờ).
- Nóng rát thượng vị,
tức, đầy vùng thượng vị.
- Nôn tái diễn có thể
liên quan đến bữa ăn.
- Xuất huyêt tiêu
hóa: nôn máu, đi ngoài phân đen (máu).
- Thiếu máu
- Thiếu máu nhược sắc
kín đáo (loét câm).
- Có thể xuất huyết
tiêu hóa đột ngột gây thiếu máu nặng, sốc.
- Thiếu máu nhược sắc
có thể diễn biến từ từ đến nặng, trẻ có thể vào viện vì thiếu máu nặng chưa rõ
nguyên nhân.
- Với những trường
hợp loét thứ phát: các triệu chứng lâm sàng của bệnh chính nổi bật và có thể
che lấp triệu chứng của loét dạ dày tá tràng.
3.2. Triệu chứng cận
lâm sàng
- Nội soi dạ dày tá
tràng phân loại theo Forrest.
Loét
đang chảy máu
|
Loét
không chảy máu
|
Loét
không chảy máu
|
Ia: Thành tia
Ib: Rỉ máu
|
IIa: Thấy rõ mạch
máu IIb: Thấy cục máu đông IIC:Thấy vết đỏ, bẩm tím
|
III: Nền ổ loét
sạch.
|
Lâm sàng chia 2 loại:
+ Chảy máu mới: Gồm
Forrest Ia, Ib, IIa, IIb.
+ Không có chảy máu
mới: IIc, III.
- Chẩn đoán nhiễm HP:
Xem phần viêm dạ dày có nhiễm HP.
- Xét nghiệm máu: để
đánh giá mức độ thiếu máu, bệnh lý kèm theo (trường hợp loét thứ phát).
- Các xét nghiệm sâu
hơn: để đánh giá tình trạng tăng tiết của dạ dày
+ Pepsinogen A (PGA),
C (PGC).
+ Gastrin: 34 (G34),
17 (G17).
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác
định
- Lâm sàng
- Nội soi: Có tính
quyết định chẩn đoán.
4.2. Chẩn đoán phân
biệt loét tiên phát và thứ phát
Chẩn
đoán phân biệt
|
Loét
tiên phát
|
Loét
thứ phát
|
Tuổi
|
Trẻ lớn
|
Mọi lứa tuổi, hay ở
trẻ nhỏ
|
Tiền sử đau bụng
|
Có
|
Không rõ rệt
|
Tiền sử dùng thuốc
|
Không
|
Có
|
Bệnh nặng kèm theo
|
Không
|
Có
|
Lâm sàng
|
Đau bụng kéo dài,
XHTH tái diễn
|
Xuất huyết tiêu hóa
cấp
|
Nội soi
|
Loét 1-2 ổ, loét
lớn
|
Loét trợt nhiều ổ
|
HP
|
(+) rất cao
|
Âm tính
|
4.3. Chẩn đoán phân
biệt với một số bệnh và hội chứng
- Hội chứng Zollinger
Ellison (U tăng tiết Gastrin).
+ Nôn, tiêu chảy phân
mỡ, suy kiệt.
+ Nội soi: nhiều ổ
loét ở thực quản, dạ dày, tá tràng.
+ Gastrin, acid HCl
dịch vị tăng rất cao.
+ Siêu âm bụng có thể
thấy u.
+ MRI mật tụy có thể
thấy u- Bệnh Crohn.
+ Đau bụng kéo dài,
tiêu chảy từng đợt, giảm cân.
+ Phân có thể có máu,
nhày.
+ Giảm protid,
albumin máu.
+ Nội soi đại tràng
làm sinh thiết có thể giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt.
- Chảy máu đường mật.
+ Tình trạng nhiễm
khuẩn.
+ Tình trạng tắc mật.
+ Siêu âm mật tụy có
thể tìm được nguyên nhân.
+ MRI mật tụy có thể
tìm được nguyên nhân.
+ Chụp mật tụy ngược
dòng có thể tìm được nguyên nhân.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Loét cấp tính
thứ phát
- Điều trị bệnh chính
đi kèm: bỏng, nhiễm khuẩn, sốc,…
- Đặt sonde dạ dày,
hút dịch.
- PPI 1-2 mg/kg/ngày,
bơm máy, truyền tĩnh mạch.
- Cầm máu bằng nội
soi nếu có xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu nặng.
- Truyền máu nếu có
chỉ định.
5.2. Loét tiên phát.
- PPI 1-2 mg/kg/ngày,
thường dùng đường uống.
- Phác đồ kháng sinh
diệt HP (phần Viêm dạ dày HP+).
- Cầm máu bằng nội
soi nếu có chỉ định.
- Truyền máu nếu có
chỉ định.
5.3. Điều trị duy trì
Với loét tiên phát,
HP +, sau khi điều trị làm sạch HP bệnh nhân cần được điều trị duy trì bằng
thuốc ức chế bài tiết anti H2, thường dùng Ranitidine 5-7mg/kg/ngày. Thời gian điều
trị 6 tháng.
5.4. Điều trị hỗ trợ
- Chế độ ăn dễ tiêu,
kiêng chua cay, chất kích thích.
- Bổ sung sắt, acid
folic nếu có thiếu máu.
5.5. Điều trị ngoại
khoa
- Chỉ định khi:
+ Chảy máu tiêu hóa
không cầm được khi điều trị nội khoa thất bại: truyền ≥70ml máu/kg.
+ Biến chứng: hẹp,
thủng ống tiêu hóa.
+ Có nguyên nhân điều
trị ngoại khoa: U tụy, u gastrin dạ dày,…
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. U.Bleeker and
B.D.gold Gastritis and peptic ulcer disease in children. European.Journal of
Pediatric. Vol.158.No7, pp 1842-1860, 2009.
2. M.Gasparetto et al
HP Eradication Therapy Gastroenterology, vol 2012, article ID 186734. 8 pages.
3. Peptic Ulcer
disease, Kleinman, Goulet et al Pediatric gastrointestinal disease, 5th edition, 2008.
PHÁC
ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY DO HELICOBACTE PYLORI TẠI BỆNH VIỆN
1. CHỈ ĐỊNH SOI DẠ
DÀY TÁ TRÀNG
Bệnh nhân có các
triệu chứng gợi ý viêm loét dạ dày tá tràng:
- Đau bụng tái diễn:
đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
- Nôn, buồn nôn,
chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị.
- Xuất huyết tiêu
hóa.
- Thiếu máu thiếu sắt
chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân khác.
2. TIÊU CHUẨN CHẨN
ĐOÁN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI
- Chẩn đoán loét dạ
dày tá tràng dựa vào nội soi.
- Chẩn đoán viêm dạ
dày dựa vào mô bệnh học (theo phân loại Sydney).
- Chẩn đoán nhiễm
Helicobacter pylori: khi có ≥ 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
+ Mô bệnh học có vi
khuẩn Helicobacter pylori (+)
+ Test nhanh
Urease(+).
+ Nuôi cấy mảnh sinh
thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+).
+ Nếu chỉ 1 trong 2
xét nghiệm mô bệnh học và test urease (+), tiến hành làm thêm test thở hoặc
test phân(mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phần dương tính xác định có
nhiễm Helicobacter pylori.
Trường hợp ngoại lệ:
Nếu gia đình từ chối
nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân (mọi lứa tuổi).
- Nếu test (-) tìm
nguyên nhân khác.
- Nếu test (+) thảo
luận gia đình để soi dạ dày chẩn đoán nguyên nhân đau bụng.
Trẻ biểu hiện lâm
sàng và có tổn thương loét trên nội soi và có nhiễm H. pylori được
xác định bằng test nhanh urease, test thở hoặc test phân (+), bố mẹ điều trị
ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng => điều trị theo phác đồ 1.
Trẻ có tổn thương
trên nội soi và mô bệnh học có Hp (+): giải thích cho gia đình và đưa ra quyết
định có điều trị diệt Hp hay không sau thảo luận với cha mẹ/người giám hộ trẻ.
3. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Điều
trị phác đồ 1:
Trẻ <8 tuổi
- Amoxicillin +
Clarithromycin + PPI
- Amoxicillin +
Metronidazole + PPI
Trẻ >8 tuổi
Amoxicillin + Clarithromycin + PPI
- Amoxicillin +
Metronidazole + PPI
Tetracyclin ( hoặc)
Doxycyclin+Metronidazol+ PPI (Trẻ đã thay hết răng)
Liều:
- Amoxicillin : 50mg/kg/ngày
- Clarithromycin : 20
mg/kg/ngày
- PPI (omeprazole) :
1 mg/kg/ngày
- Metronidazol : 20
mg/kg/ngày
- Tetracyclin : 50 mg/kg/
ngày
- Doxycyclin : 5 mg/kg/ngày
Đánh giá hiệu quả
diệt H. Pylori:
Tiến hành sau khi:
- Dừng kháng sinh ≥4
tuần
- Dừng PPI ≥2 tuần.
Phương pháp: Test thở
C13 hoặc Test phân
Kết quả:
- Nếu test (-) sạch
vi khuẩn
- Nếu (+) còn vi
khuẩn, phác đồ thất bại.
Trường hợp điều trị
thất bại:
Nếu bệnh nhân không
có biểu hiện lâm sàng: cần theo dõi và hẹn khám lại định kỳ.
Nếu bệnh nhân có các
biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô
bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ.
- Nếu cấy H.pylori
(+) và làm được kháng sinh đồ: điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại
kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần.
- Nếu cấy H.pylori
(-):
+ Thay kháng sinh
khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1
+ Tăng liều
+ Kéo dài thời gian điều
trị
+ Phối hợp Bismuth
Chữ viết tắt:
PPI :
Proton-pump-inhibitor (thuốc ức chế bơm proton)
DDTT : Dạ dày tá
tràng
H.pylory, HP:
Helicobacter pylori./.
Lưu
đồ tiếp cận và xử lý trẻ viêm dạ dày tá tràng liên quan Helicobacter pylori tại
Bệnh viện Nhi Trung ương
BỆNH
SUY DINH DƯỠNG DO THIẾU PROTEIN – NĂNG LƯỢNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa: Suy dinh
dưỡng là thuật ngữ chuyên ngành chỉ tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự cung cấp
không đủ hay không cân đối của các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn cho cơ thể.
Suy dinh dưỡng do
thiếu protein – năng lượng là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo
protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như
tinh thần của trẻ.
SDD hiện nay đang là
vấn đề sức khoẻ quan trọng và phổ biến nhất của trẻ em trong các nước đang phát
triển như ở nước ta hiện nay. WHO (2009) ước tính có 27% trẻ dưới 5 tuổi ở các
nước đang phát triển bị SDD. Việt Nam (2013) tỷ lệ SDD 15,3% nhẹ cân, 25,9%
thấp còi và gày còm là 6,6%.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA
SUY DINH DƯỠNG
2.1. Sự thiếu kiến
thức về dinh dưỡng:
- Mẹ thiếu sữa nuôi
trẻ bằng nước cháo, bột loãng.
- Ăn bổ sung quá sớm
hoặc quá muộn.
- Kiêng khem: Khi trẻ
bị bệnh, đặc biệt bị tiêu chảy cha mẹ cho trẻ nhịn ăn, kiêng bú, cho ăn cháo
muối
- Chất lượng bữa ăn
không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng: nuôi con bằng bột muối, mỳ chính
hay bột đường.
2.2. Do nhiễm trùng:
Nhiễm trùng tiên
phát: Trẻ bị sởi, lỵ, tiêu chảy kéo dài đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
suy dinh dưỡng.
Giữa nhiễm trùng và
bệnh suy dinh dưỡng có một vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn: khi trẻ suy dinh dưỡng
dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm trùng thứ phát làm cho tình trạng suy
dinh dưỡng nặng hơn.
2.3. Các yếu tố thuận
lợi:
- Trẻ sinh non, nhẹ
cân, suy dinh dưỡng bào thai.
- Dị tật bẩm sinh:
sứt môi hở hàm ếch, Megacolon, bệnh lý dị tật tim mạch…
- Bệnh di truyền:
Landon-Down
- Trẻ có cơ địa tiết
dịch: chàm
- Điều kiện môi
trường: Tập quán dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, dịch vụ y tế…
- Nghèo đói: tiềm
năng nhân tài, vật lực của đất nước chưa khai thác và quản lý tốt. Kinh tế chưa
phát triển và thiếu hạ tầng cơ sở.
3.PHÂN LOẠI SUY DINH
DƯỠNG
Ở trẻ em hiện nay
người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng chủ yếu dựa vào cân nặng và chiều cao
và chỉ số vòng cánh tay theo các chỉ tiêu sau:
+ Cân nặng theo tuổi
(CN/T)
+ Chiều cao theo tuổi
(CC/T)
+ Cân nặng theo chiều
cao (CN/CC)
+ Chỉ số vòng cánh
tay (MUAC- Mid Upper Arm Circumference)
Trong đó, chỉ tiêu
cân nặng theo tuổi cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng hiện tại là thiếu
hay đủ nhưng không cho biết thiếu dinh dưỡng gần đây hay đã lâu. Cân nặng nói
lên khối lượng và trọng lượng hay độ lớn tổng hợp của toàn bộ cơ thể, liên quan
đến mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thu và tiêu hao.
Chỉ tiêu chiều cao
theo tuổi cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng đã lâu, chiều cao là một
trong những kích thước cơ bản nhất trong các cuộc điều tra về nhân trắc. Chiều
cao nói lên chiều dài của toàn thân, được dùng để đánh giá sức lớn của trẻ.
Cân nặng theo chiều
cao cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Đối với bệnh nhân điều
trị nội trú, đây là chỉ số quan trọng, Khi trẻ bị suy dinh dưỡng cấp nặng (CN/CC
<-3SD) tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.
Chỉ số MUAC cho phép
nhận định về nguy cơ tử vong liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 6-59
tháng tuổi.
Phân loại tình trạng
dinh dưỡng:
a. Cân nặng theo
tuổi:
Hiện nay, WHO đề nghị
lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham chiếu để coi
là nhẹ cân. Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:
+ Từ -2SD đến -3SD :
Thiếu dinh dưỡng độ I (vừa)
+ Từ -3SD đến -4SD :
Thiếu dinh dưỡng độ II (nặng)
+ Dưới -4SD : Thiếu
dinh dưỡng độ III (rất nặng)
b. Chiều cao theo
tuổi:
Chiều cao theo tuổi
thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm
cho đứa trẻ bị còi (stunting). Thường lấy điểm ngưỡng ở -2SD (thể vừa) và -3SD
(thể nặng) so với quần thể tham chiếu.
c) Cân nặng theo
chiều cao
Cân nặng theo chiều
cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm
cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còm (wasting). Các điểm ngưỡng
giống như hai chỉ tiêu trên.
Khi cả hai chỉ tiêu
chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngưỡng đề nghị, đó
là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa còm.
Phân loại của
Welcome: Ở
các thể nặng người ta dùng để phân biệt Marasmus và kwashiorkor (dựa vào chỉ
tiêu cân nặng theo tuổi và phù)
Cân
nặng % so với chuẩn
|
Phù
|
Có
|
Không
|
60
- 80%
|
Kwashiorkor
|
SDD vừa và nặng
|
<
60%
|
Marasmus -
Kwashiorkor
|
Marasmus
|
Cách phân loại này có
ưu điểm: Phân loại được các thể của suy dinh dưỡng nặng.
d. Chỉ số MUAC: Áp
dụng cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi
MUAC< 115 mm : SDD
cấp nặng
115 mm<MUAC
<125 mm : SDD cấp mức độ trung bình
MUAC> 125 mm : Trẻ
bình thường
4. TRIỆU CHỨNG LÂM
SÀNG
Ở giai đoạn đầu triệu
chứng rất nghèo nàn dễ bỏ sót, thường biểu hiện bằng:
Ngừng tăng cân hoặc
sụt cân. Lớp mỡ dưới da mỏng dần. Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát. Da xanh dần
Suy dinh dưỡng trung
bình ( SDD độ 1):
- Cân nặng/tuổi còn
70-80% ( -2SD đến -3SD)
- Lớp mỡ dưới da mỏng
- Trẻ vẫn thèm ăn và
chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá
Suy dinh dưỡng nặng
(SDD độ 2):
- Cân nặng/tuổi còn
60-70% ( -3SD đến -4SD)
- Mất lớp mỡ dưới da
bụng, mông, chi
- Rối loạn tiêu hoá
từng đợt
- Trẻ biếng ăn
Đến giai đoạn rất
nặng, biểu hiện triệu chứng của 3 thể bệnh: Thể phů ( Kwashiorkor)
Trẻ bị suy dinh dưỡng
do ăn quá nhiều bột (thừa gluxit, thiếu lipit và đặc biệt thiếu protit trầm
trọng. Do mẹ không có sữa, ăn toàn bột và nước cháo hoặc khi mẹ cai sữa trẻ ăn
nhiều bột.
Các triệu chứng gồm:
Phù bắt đầu từ mặt và
hai chi dưới, sau toàn thân nặng, có thể có cổ chướng, trắng, mềm, ấn lõm.
Triệu chứng phù lúc
đầu thường làm mẹ dễ nhầm là con mình bụ vì cân chưa giảm, vòng cánh tay bình
thường, nhưng trẻ này thường kém chơi, rối loạn tiêu hoá, hay viêm phổi.
Rối loạn sắc tố da:
cùng với phù, trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông, các nốt này tập
chung thành từng mảng đỏ, thâm đen và bong ra, để lại ở dưới lớp da non dễ
nhiễm trùng làm da trẻ loang lổ như da rắn.
Cân nặng còn 60 – 80
% trọng lượng chuẩn
Tình trạng suy dinh
dưỡng còn biểu hiện ở các nơi khác như:
+ Tóc thưa, khô, bạc
màu, dễ gãy dễ rụng
+ Răng mất bóng, sẫm
màu, dễ bị sâu, mọc chậm
+ Mắt khô, sợ ánh
sáng, loét giác mạc, dễ đưa đến mù do thiếu vitamin A theo các mức độ.
XN : Quáng gà
X1A : Khô kết mạc
X1B : Vệt Bi tôt
X2 : khô giác mạc
X3A : Loét giác mạc
< 1/3 diện tích
X3B : Loét giác mạc
>1/3 diện tích
XS : Sẹo giác mạc
XF : Khô đáy mắt
- Xương loãng, thiếu
chất vôi, chậm cốt hoá, dễ bị biến dạng xương.
- Gan thường to, chắc
do thoái hoá mỡ, có thể dẫn đến suy gan, một nguyên nhân chính gây tử vong.
- Cơ tim: Dễ bị suy
do thiếu đạm, thiếu máu, thiếu vitamin B1 hoặc do thiếu vitamin K máu và trẻ có
thể tử vong đột ngột trong đêm hoặc sau khi truyền dịch quá tải.
- Ruột: Do thiếu dinh
dưỡng, niêm mạc ruột teo dần, mất các nếp nhăn. chức năng hấp thu kém, dễ gây
rối loạn tiêu hoá, nhu động ruột giảm, dễ gây chướng bụng.
- Tuỵ teo dần và giảm
men tiêu hoá.
- Não: Nếu tình trạng
SDD nặng và sớm, lúc tế bào não chưa hình thành đầy đủ (quý III của thời kỳ bào
thai và 6 tháng đầu sau đẻ) và lúc các dây thần kinh chưa Myeline hoá (trước 3
tuổi) sẽ tác đến sự trưởng thành của não và giảm trí thông minh
Thể Marasmus:
Trẻ SDD do bị đói
thực sự, thiếu tất cả các chất protid, gluxit, chất béo nặng. Để sống trẻ phải
huy động gluxit, chất béo, sau cùng là đạm của cơ thể nên trẻ mất hết mỡ dưới
da ở mặt, mông, chi, trẻ gầy đét, mặt hốc hác, mắt trũng, da khô, nhăn nheo như
cụ già.
Cân nặng giảm <
60% trọng lượng chuẩn, không phù. Trẻ cũng có các triệu chứng thiếu vitamin A,
D,B1, Vitamin K, B12…. nhưng nhẹ hơn.
Gan không to, tình
trạng thiếu đạm, thiếu máu, thiếu K nhẹ hơn thể phù. Trẻ ít bị tiêu chảy hay
rối loạn tiêu hoá do đó nếu cho trẻ ăn sớm, đầy đủ và giải quyết nguyên nhân
thì trẻ nhanh chóng hồi phục hơn.
Tiên lượng trước mắt
tốt hơn thể phù.
Cả hai thể
Kwashiorkor và Marasmus đều dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là viêm
phổi và tiêu chảy.
Thể phối hợp:
- Cân nặng còn <
60% so với cân nặng chuẩn
- Có phù.
- Có triệu chứng của
cả hai thể trên
5. XÉT NGHIỆM
5.1. Xét nghiệm máu
+ Huyết sắc tố giảm,
hematocrit giảm
+ Protein máu giảm
nhẹ ở trẻ Marasmus, nặng ở thể Kwashiorkor.
+ Albumin huyết thanh
giảm đặc biệt trong thể phù, tỉ lệ A/G đảo ngược
+ Chỉ số White head:
Acid amin không cần thiết / Acid amin cần thiết: Tăng cao ở thể Kwashiorkor
(bình thường 0,8 – 2 )
+ Điện giải đồ: K, Na
thường giảm, đặc biệt thể Kwashiorkor có Na và K giảm nặng.
+ Đường máu giảm.
+ Sắt huyết thanh
giảm nhiều trong thể Kwashiorkor.
+ Trường hợp suy dinh
dưỡng nặng có thể có suy giảm chức năng gan.
5.2. Phân:
Cặn dư phân: có biểu
hiện của kém hấp thu, có thể tinh bột, sợi cơ, hạt mỡ.
5.3. Dịch tiêu hoá:
Độ toan giảm , men tiêu hoá giảm.
5.4. Miễn dịch:
Miễn dịch tại chỗ
giảm, khả năng bảo vệ của cơ thể giảm sút, hệ thống bổ thể cũng giảm sút.
Miễn dịch dịch thể (
Ig ) giảm.
Miễn dịch tế bào giảm
; Lympho T giảm. Miễn dịch tại chỗ Ig A tiết giảm.
6. ĐIỀU TRỊ
Suy dinh dưỡng thiếu
protein năng lượng thường phối hợp với các bệnh thiếu dinh dưỡng khác như thiếu
vitamin A, sắt, kẽm ,và có hay không có bệnh lý đi kèm như nhiễm khuẩn đường hô
hấp, tiêu hóa, dị tật bẩm sinh, hội chứng kém hấp thu …
Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị bệnh lý đi
kèm
+ Cung cấp chế độ ăn
phù hợp
+ Bổ sung vitamin và
khoáng chất
6.1. Suy dinh dưỡng
thể nhẹ hoặc vừa
- Điều trị tại nhà,
tư vấn chế độ ăn và chăm sóc.
- Điều chỉnh chế độ
ăn: xây dựng chế độ ăn cân đối theo ô vuông thức ăn. Nếu trẻ còn bú mẹ, khuyên
bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú và kéo dài từ 18 đến 24 tháng hoặc lâu hơn.
- Phòng và phát hiện
sớm các bệnh nhiễm trùng để điều trị kịp .
- Theo dõi cân nặng
để có tư vấn kịp thời.
6.2. Suy dinh dưỡng
rất nặng:
Đối với trẻ SDD rất
nặng hoặc SDD cấp nặng có biến chứng hay có bệnh lý phối hợp kèm theo thì được điều
trị nội trú theo hướng dẫn của WHO.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn xử lý
suy dinh dưỡng cấp nặng tại bệnh viện do Viện Dinh Dưỡng, Viện Nhi Trung Ương,
UNICEF Việt Nam thực hiện (2011).
2. WHO (2006).
“Training Course on Child Growth Assessment”. The WHO Child Growth Standards,Geneva.
3. WORLD HEALTH
ORGANIZATION (2003) Guidelines for inpatient treatment of severely malnourished
children. Geneva, World Health Organization.
4. Phác đồ điều trị
nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhà xuất bản Y học (2013).
BỆNH
CÕI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ EM
1.ĐẠI CƯƠNG
1.1.Định nghĩa
Còi xương là bệnh
loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hay rối loạn chuyển hoá vitamin D dẫn đến
xương mềm và dễ gãy. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gọi là còi xương dinh
dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em (thế giới có 40-50% dân số thiếu vitamin D).
Bệnh còi xương dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ,
làm tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô
hấp.
1.2.Chuyển hoá
Vitamin D là vitamin
tan trong dầu, thực chất là một loại hocmon hay kích thích tố. Vitamin D (D2,
D3) được hấp thụ ở ruột non nhờ tác dụng của muối mật, vào máu qua hệ bạch
huyết. Trong máu vitamin D được gắn với 1 protein và chuyển đến gan (đó là một
globulin). Hay tiền vitamin D (7 Dehydrocholesterol) có nhiều ở lớp malpighi
của biểu bì da, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời (bước
sóng 270-300nm) chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Các tế bào mỡ vận
chuyển Cholecalciferol vào hệ thống tuần hoàn đến gan, và sẽ qua hai giai đoạn
chuyển hoá.
Giai đoạn 1 (tại
gan): Cholecalciferol trải qua quá trình chuyển hoá (được OXH ở vị trí C5) và
sản sinh ra 25(OH)D3/ 25 (OH)D2 hay 25-hydroxyvitamin D nhờ men 25-hydroxylaza,
quá trình này xảy ra tại các microsome của tế bào gan. Kết quả tại tế bào gan,
các vitamin D tạo thành calcidiol.
Giai đoạn 2 (tại
thận): 25(OH)D3 được vận chuyển đến thận để hydroxy hoá ở vị trí C1 thành
1α25-hydroxyvitamin D gọi là calcitriol (thường viết tắt là 1,25(OH)2D3) nhờ
men 1,α-hydroxylaza của ti lập thể ở liên bào ống thận.1,25(OH)2D3 là chất
chuyển hoá cuối cùng của vitamin D. Sự tổng hợp 1,25 (OH)2D ở thận được điều
hòa chặt chẽ theo cơ chế feedback tuỳ theo nhu cầu của cơ thể về can xi và
phospho. Các yếu tố điều hòa bao gồm: nồng độ calcitriol, nồng độ can xi,
phospho và nồng độ hormon tuyến cận giáp trong huyết thanh.
1.3.Vai trò
Tại ruột: 1,25 (OH)
2D kích thích hấp thụ Ca, P, tăng tạo Ca-ATPaza và tăng tổng hợp protein vận
chuyển Ca tại diềm bàn chải của tế bào biểu mô ruột.
Tại xương: Tăng cường
tạo khuôn xương bằng cách tăng hoạt tính của DNA trong nguyên bào xương. Kích
thích vận chuyển và lắng đọng Ca vào khuông xương thông qua việc giữ cân bằng
Ca trong máu.
Điều hòa nồng độ Ca
và P máu dưới ảnh hưởng của hocmon cận giáp. Thiếu vitamin D làm giảm hấp thu
Ca ở ruột từ thức ăn xuống 40% đến 10,15%.
Cốt hoá răng: tham
gia vào độ chắc cho răng của con người
Chức năng khác: điều
hòa chức năng một số gen, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và
da ở nữ giới.
1.4. Nguồn cung cấp
vitamin D
Từ hai nguồn chính. Riêng
trẻ sơ sinh có thêm nguồn vitamin D được dự trữ từ thời kỳ bào thai.
Nguồn vitamin D nội
sinh: Do
các tiền vitamin D (Dehydrocholesterol) ở trong da, dưới tác dụng của tia cực
tím trong ánh sáng mặt trời chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Đây là
nguồn cung cấp vitamin D chính của cơ thể (chiếm 80% -90% nhu cầu vitamin D).
Nếu cơ thể tiếp xúc đủ với ánh sáng, cơ thể tổng hợp được 400-800 UI D3. Sự
tổng hợp vitamin D là 18UI/cm2 da/ngày
do vậy chỉ cần tiếp xúc rộng với ánh sáng mặt trời 10-15 phút/ngày là đủ.
Nguồn vitamin D ngoại
sinh: Từ
thức ăn
Vitamin D nguồn gốc
động vật (Vitamin D3): có nhiều trong gan cá, trứng sữa.
1 lít sữa mẹ có 40UI
D3, 1 lít sữa bò có 20 UI D3, 1 quả trứng có 130 UI D3 (lòng đỏ trứng có 20UI
D3).
Vitamin D nguồn gốc thực
vật (vitamin D2 ergocalciferol) có nhiều trong các loại nấm (ezgosterol dưới
tác dụng của tia cực tím chuyển thành ezgocalciferol). Nấm có 400-500UI vitamin
D.
1.5. Nhu cầu vitamin
D của cơ thể: phụ thuộc vào tuổi
Trẻ dưới 15 tuổi:
400UI/ngày. Người lớn: 200UI/ngày. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú tăng thêm
200-300 UI/ngày
2. TRIỆU CHỨNG LÂM
SÀNG
2.1. Các biểu hiện ở
hệ thần kinh:
Là triệu chứng xuất
hiện sớm, nhất là thể cấp tính. Trẻ ra mồ hôi trộm, ra nhiều ngay cả khi trời
mát, buổi đêm, kích thích, khó ngủ hay giật mình, hay bị rụng tóc sau gáy và
mụn ngứa ở lưng, ngực
Đối với còi xương cấp
có thể gặp các biểu hiện của hạ Ca máu: thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, nôn,
nấc khi ăn do hạ Ca máu
2.2.Chậm phát triển
vận động: Chậm biết lẫy, bò
2.3.Biểu hiện xương:
Xương sọ: Trẻ nhỏ có
mềm xương sọ (Craniotabez), bờ thóp rộng mềm, thóp lâu liền. Biến dạng xương
sọ: bướu trán, chấm, đỉnh làm cho đầu to ra.
Răng: biến dạng xương
hàm, răng mọc lộn xộn, chậm mọc răng, răng thưa, răng yếu, men răng xấu, dễ sâu
răng.
Xương lồng ngực:
Chỗ nối giữa sụn và
xương phì đại tạo nên chuỗi hạt sườn. Biến dạng lồng ngực: lồng ngực gà, hình
chuông. Rãnh Filatop-Harrison: là rãnh ở phía dưới vú, chạy chếch ra 2 bên.
Rãnh này là kết quả của bụng chướng và các xương bị mềm.
Xương dài: thường
biểu hiện muộn hơn. Đầu xương to bè tạo thành vòng cổ tay, cổ chân. Xương chi
dưới bị cong tạo thành chữ X,O. Còi xương gây chậm phát triển thể chất biểu
hiện bằng chiều cao thấp. Xưong cột sống: gù vẹo. Xương xốp mềm, dễ gãy xương
khi có sang chấn, đặc biệt là gãy cành tươi. Đau mỏi xương.
Xương chậu: hẹp
2.4.Cơ và dây chằng:
Lỏng lẻo, giảm trương
lực cơ, yếu cơ. Chuột rút khi có hạ can xi máu nặng
2.5. Thiếu máu:
Khi còi xương nặng,
trẻ có thể có thiếu máu sắt, gan lách to (thiếu máu Vonjackch – Hayemluzet).
Rối loạn chức năng
miễn dịch nên trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
3. XÉT NGHIỆM LÂM
SÀNG
Giai đoạn 1: 25OH-D trong máu
giảm, kết quả làm giảm can xi và phospho máu vẫn bình thường. 1,25 OH2D có thể tăng hoặc
không đổi.
Giai đoạn 2: 25OH-D tiếp tục giảm,
PTH tăng hoạt động để duy trì can xi máu ổn định, kết quả là tăng khử khoáng từ
xương, bệnh nhân có triệu chứng tăng nhẹ phosphataza kiềm xương, giảm phospho
máu và can xi máu bình thường
Giai đoạn 3: 25OH-D giảm nặng,
can xi và phospho máu giảm, Phosphataza kiềm máu tăng, có dấu hiệu phá huỷ
xương.
Nhưng thực tế các xét
nghiệm thường làm cho bệnh nhân:
Biến đổi sinh hoá máu
Phosphataza kiềm cao
biểu hiện sớm (bình thường 40-140UI). Ca máu bình thường hoặc giảm nhẹ. Phospho
máu có thể thấp <4mg/dl.
Định lượng 25 OH-D
giảm (bình thường 20-40ng/ml) nếu >100ng/ml là ngộ độc vitamin D. Điện giải
đồ, thăm dò chức năng thận ( BUN và creatinine) khi nghi ngờ do bệnh lý thận.
Sinh thiết xương: ít làm nhưng giúp cho chẩn đoán chắc chắn còi xương. PTH có
thể tăng
Công thức máu: có thiếu máu nhược
sắc
Khí máu: có thể có biểu hiện
của toan chuyển hoá. Dự trữ kiềm giảm
Biến đổi trong nước
tiểu: can
xi niệu giảm. phospho niệu tăng. Acid amin niệu tăng. Ph niệu giảm và bài tiết
nhiều NH3 nên nước tiểu có mùi khai hơn bình thường.
XQ xương: (xương dài, xương
sườn) có thể có biểu hiện của mất Ca xương (loãng xương do mất chất vôi) hay
biến dạng xương. Mở rộng và bất thường ở hành xương (đầu các xương dài), điểm
cốt hoá chậm, đường cốt hoá nham nhở, lõm. Có thể thấy dấu vết của các vệt can
xương do gãy xương trước đây.
Xương lồng ngực: thấy
chuỗi hạt sườn hình nút chai.
Sinh thiết xương: ít
làm nhưng giúp cho chẩn đoán chắc chắn còi xương.
4. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của còi
xương là thiếu hụt vitamin D, can xi, phospho.
Thiếu vitamin D có
thể do:
thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin D bẩm sinh, thiếu vitamin D thứ phát (kém hấp
thu, tăng phân hủy, thiếu men 25 hydroxylase ở gan), suy thận mạn, còi xương
phụ thuộc vitamin D type 1, còi xương phụ thuộc vitamin D type 2.
Thiếu can xi do: chế độ ăn thấp can
xi, giảm hấp thu (do bệnh tiên phát hoặc chế độ ăn có nhiều chất ức chế hấp thu
canxi).
Thiếu phospho do: chế độ ăn mất cân
đối, thuốc kháng acid có chứa aluminum
Bệnh lý gây mất can
xi, Vitamin D, phospho qua thận. Thường là những bệnh lý bẩm sinh di truyền.
Còi xương dinh dưỡng
là nguyên nhân chủ yếu ở trẻ em. Còi xương này gây ra bởi sự thiếu vitamin D do
các nguyên nhân sau.
Thiếu ánh sáng mặt
trời:
Nhà ở chật chội, tập
quán kiêng khem quá mức, mặc nhiều quần áo
Môi trường và thời
tiết: Mùa đông cường độ ánh sáng mặt trời giảm. Vùng núi cao nhiều sương mù,
vùng công nghiệp nhiều bụi.
Chế độ ăn:
- Thiếu sữa mẹ, nuôi
con bằng sữa bò. Trẻ ăn bột quá nhiều: Trong bột có nhiều acid phytic sẽ cản
trở sự hấp thụ Ca. Chế độ ăn thiếu dầu mỡ
- Bất dung nạp
lactose nên không dùng được sữa và tiêu hoá sữa kém
- Không dùng sản phẩm
sữa hay không uống sữa. Người ăn kiêng
- Trẻ nhỏ bú mẹ hoàn
toàn dễ bị còi xương nhất là về mùa đông hay con của các bà mẹ bị thiếu vitamin
D trong thời kỳ mang thai.
- Bệnh lý đường tiêu
hóa và bệnh lý gan mật.
Các yếu tố nguy cơ :
- Tuổi: Trẻ từ 6
tháng đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì đây là giai đoạn tốc độ
xương phát triển nhanh.
- Trẻ đẻ non, thấp
cân: do tích lũy trong thời kỳ bào thai thấp, tốc độ phát triển nhanh.
- Bệnh tật: Bệnh
nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm gan, tắc mật.
Mẹ thiếu vitamin D
trong thời kỳ có thai và cho con bú
- Màu da: người da
màu dễ mắc còi xương do tình trạng sắc tố của da cũng ảnh hưởng đến sự bức xạ của
tia cực tím.
5.CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán dựa vào hỏi
về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật, chế độ ăn.
Chẩn đoán xác định:
Dựa vào dấu hiệu thần kinh thực vật và phosphataza kiềm tăng
Các thể lâm sàng:
Chia theo mức độ: Độ
(I – nhẹ): Chủ yếu là triệu chứng thần kinh thực vật, biểu hiện ở xương ít,
khỏi không để lại di chứng. Độ (II- trung bình): Biểu hiện lâm sàng rõ, toàn
trạng bị ảnh hưởng, thiếu máu nhẹ. Độ (III-nặng): các biểu hiện ở xương rất
nặng, thiếu máu rõ, giảm trương lực cơ.
Chia theo thời kỳ:
Thời kỳ khởi phát. Nổi bật là dấu hiệu thần kinh thực vật, có thể có dấu hiệu
mềm xương, phosphataza kiềm tăng.
Thời kỳ toàn phát: có
đủ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Thời kỳ hồi phục: hết
triệu chứng thần kinh thực vật, Xquang xương có đọng chất vôi, đường cốt hóa
rõ, phosphataza kiềm giảm.
Thời kỳ di chứng:
không có triệu chứng thần kinh thực vật, các xét nghiệm bình thường chỉ còn di
chứng ở hệ xương.
Theo tính chất tiến
triển:
Còi xương cấp: thường
gặp trẻ < 6 tháng tuổi, đẻ non. Triệu chứng phát triển nhanh, chủ yếu là
triệu chứng thần kinh, mềm xương, phosphataza kiềm tăng cao.
Bán cấp: tiến triển
chậm thường từ 9-12 tháng, có các dấu hiệu quá sản của tổ chức xương (bướu,
vòng cổ tay).
Thể tái phát: chủ yếu
dựa vào Xquang.
6.PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
6.1 Điều trị:
Mục tiêu của điều
trị: mất triệu chứng của bệnh, điều trị nguyên nhân bằng cách tăng cường can
xi, phospho và vitamin D trong chế độ ăn.
Còi xương dinh dưỡng điều trị đơn giản
được điều trị bằng bổ sung vitamin D và canxi. Nếu cung cấp đủ can xi và D sớm
thì tổn thương xương được hồi phục sau vài ngày đến vài tháng tuỳ mức độ.
Điều trị cụ thể:
D2 (ezgocalciferol). D3 (cholecalciferol):
2000 - 5000UI/ngày X 4-6 tuần. sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng (400UI/ngày
cho trẻ <1 tuổi, 600UI/ngày cho trẻ >1 tuổi- điển hình là được bổ sung
dưới dạng multivitamins. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp (viêm
phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị
cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
Điều trị phối hợp:
phải đảm bảo trẻ được cung cấp chế độ đầy đủ và cân đối can xi, phospho. Cho
thêm các vitamin khác. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,
1-2 g/ngày với trẻ lớn.
Chế độ ăn đủ dinh
dưỡng, đặc biệt là dầu, mỡ, sữa và các chế phẩm của sữa.
6.2.Phòng bệnh:
Giáo dục cha mẹ về
các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống. Giáo dục cách nuôi con hợp lý, chọn
thực phẩm giàu can xi, D.
Bổ sung cho bà mẹ
mang thai vitamin D 1000UI/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000UI-200.000UI 1
lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ, có lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, ra ngoài trời
nhiều.
Tắm nắng hàng ngày có
thể tiến hành từ tuần thứ 2 sau đẻ, chế độ ăn đủ vitamin D, canxi.
Bổ sung vitamin D:
Uống vitamin D, liều 400UI/ngày từ tháng thứ hai cho những trẻ được bú mẹ hoàn
toàn do sữa mẹ hàm lượng vitamin D thấp, trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng thai, trẻ
phát triển nhanh, không có điều kiện tắm nắng, trẻ >1 tuổi nên bổ sung
vitamin D liều 600UI/ngày. Vitamin D3 Cholecalciferol (D3), dễ hấp thu hơn
vitamin D2 Ergocalciferol (D2).
Với gia đình có tiền
sử bệnh nên chẩn đoán trước sinh, có lời khuyên di truyền.
6.3. Hai quan điểm về
cách sử dụng vitamin D:
Nguyên nhân của còi
xương là do thiếu vitamin D, việc điều trị chủ yếu uống vitamin D kết hợp với
canxi.
Quan điểm 1: Dùng một
liều cao tức thì: 200.000-400.000UI dựa trên cơ sở Vitamin D sẽ dự trữ trong
các mô của cơ thể, sau đó được giải phóng dần theo nhu cầu của cơ thể. Nếu trẻ
không được chăm sóc chu đáo hay không có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế, nên
dùng liều cao cách nhau một thời gian. Từ 6-18 tháng cứ 6 tháng uống 1 liều
200.000UI. Từ 18-60 tháng dùng liều duy nhất vào đầu mỗi mùa đông trong năm.
Quan điểm 2: dùng
liều sinh lý hàng ngày để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc. Nếu trẻ được chăm sóc
chu đáo thì dùng vitamin D liều hàng ngày là tốt nhất
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Lary A. Greenbaun.
“Chapter 48: Rickets and Hypervitaminosis D”. Nelson Textbook of Pediatrics,
19th ed.
2. Bệnh còi xương -
Bách khoa thư bệnh học tập 2
3. Madhusmita Misra,
Danièle Pacaud, Anna Petryk, Paulo Ferrez Collett-Solberg, Michael Kappy. “Vitamin D Deficiency in Children and Its Management: Review
of Current Knowledge and Recommendations”. Pediatrics Vol.122 No.2August1, 2008
pp.398 -417
BÉO PHÌ Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Béo phì ở
trẻ em có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng vì nó liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, tử
vong của trẻ em tuổi trưởng thành.
Béo phì
và thừa cân đang tăng lên đến mức báo động tại khắp các miền trên thế giới, đặc
biệt tại các nước đang phát triển. Trước đây béo phì rất hiếm gặp, nhưng ngày
nay khá phổ biến nhất là các nước phát triển như Mỹ (15% trẻ 12-19 tuổi bị béo
phì).
Việt Nam
(2007) tại TP Hồ Chí Minh thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3%, và tỷ lệ giữa
thừa cân/béo phì tương đương giữa các vùng có kinh tế khá 38,9% và kinh tế
nghèo 35,9%. Tỷ lệ trẻ có thừa cân trong gia đình có cả hai cha mẹ bị thừa cân
là 1,87 lần và 2,59 lần ở trường hợp cả hai cha mẹ bị béo phì so với trẻ bị béo
phì trong gia đình bình thường.
Việt Nam hiện nay phải đối đầu kép đó là tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn cao và tỷ lệ béo phì
gia tăng ở các vùng đô thị hóa.
2. ĐỊNH
NGHĨA: WHO định nghĩa thừa cân béo phì như sau:
Thừa cân:
là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều
cao.
Béo phì: là tình
trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một
cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Đánh giá
béo phì không chỉ tính đến cân nặng mà còn quan tâm đến tỷ lệ mỡ của cơ thể.
Béo phì
được coi là bệnh vì nó chính là yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây và
là yếu tố nguy cơ tử vong.
3. PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ THỪA CÂN BÉO PHÌ
Dựa vào
chỉ số cân nặng, chiều cao, độ dày lớp mỡ dưới da, sự phân bố mỡ trong cơ thể.
Cân nặng/tuổi
> 3SD (trẻ <5 tuổi)
Chỉ số
cân nặng/chiều cao >2Z-score hoặc 2SD.
Zscore =
Đánh giá
béo phì có thể dựa vào cân nặng/chiều cao (CN/CC) tăng ít nhất trên 20% so với
bình thường hoặc % mỡ của cơ thể > 25% ở trẻ nam và 32% ở trẻ nữ (tỷ lệ mỡ
chỉ đo ở trẻ >10 tuổi).
BMI: chỉ
số khối cơ thể BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ. Chỉ số BMI ≥ 85
percentile là thừa cân. Béo phì xác định khi BMI theo tuổi và giới của trẻ
≥95percentile, hoặc BMI ≥ 85 percentile cộng thêm bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam
đầu và vùng dưới xương bả vai ≥90percentile.
BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m2)
Độ dày
lớp mỡ dưới da: dùng để ước tính lượng mỡ chung của cơ thể cũng như đặc điểm
của sự phân bố mỡ trong cơ thể. Lớp mỡ dưới da của cơ tam đầu dùng để đánh giá
mỡ ngoại vi. Lớp mỡ dưới da của vị trí dưới vai để đánh giá lượng mỡ của phần
thân.
4. CƠ CHẾ
BỆNH SINH CỦA BÉO PHÌ
Ở vùng
dưới đồi có 2 trung tâm:
VLH:
Ventrolateral nuclear of the hypothalamus là nhân bụng bên của vùng dưới đồi
kích thích ăn
VMH:
Ventromethial nuclear of the hypothalamus là nhân bụng giữa của vùng dưới đồi
hạn chế ăn.
Khi nồng
độ glucose, Insulin trong huyết thanh tăng, sự căng của dạ dày ruột sau bữa ăn,
cùng với bài tiết adrenalin sẽ kích thích trung tâm no của vùng dưới đồi, kích
thích lên vỏ não dẫn đến ức chế việc ăn.
Ngoài ra
các yếu tố như xã hội, văn hoá, môi trường, dân tộc cũng ảnh hưởng đến vỏ não, điều
khiển việc ăn uống. Thường trẻ béo phì đều háu ăn và ăn nhiều hơn trẻ bình
thường.
5. PHÂN
LOẠI BÉO PHÌ
Có nhiều
cách phân loại
5.1. Phân
loại theo cơ chế bệnh sinh: béo phì đơn thuần là loại béo phì không có nguyên
nhân rõ ràng và béo phì bệnh lý (có các vấn đề bệnh lý rõ rệt).
5.2. Phân
loại theo tuổi xuất hiện:
Béo phì
xuất hiện trước 5 tuổi
Béo phì
xuất hiện sau 5 tuổi
Hoặc
Béo phì
xuất hiện ở tuổi nhỏ
Béo phì
xuất hiện ở người lớn
5.3. Phân
loại theo hình thái mô mỡ, vị trí, giải phẫu:
Béo bụng:
hay còn gọi phì hình quả táo, là nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết
áp, rối loạn mỡ máu.
Béo thân,
béo đùi: gọi là béo phì hình quả lê, loại này thường gặp ở béo bệnh lý.
5.4. Phân
loại mức độ:
Trẻ <
9 tuổi: (theo chỉ số Cân nặng/chiều cao- W/H)
+ 2SD
<W/H < + 3SD : béo phì độ 1
+ 3SD
<W/H < + 4SD : béo phì độ 2
W/H >
+4SD : béo phì độ 3
Trẻ >
9 tuổi:
85 th
<BMI <95th : béo phì nhẹ
BMI >
95 th : béo phì trung bình và nặng
6. NGUYÊN
NHÂN
60-80%
béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh đó có thể do các rối loạn chuyển
hoá của cơ thể thông qua vai trò của hệ thần kinh, tuyến nội tiết như tuyến
yên, thượng thận, giáp trạng và tuỵ nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
6.1.
Nguyên nhân của béo phì đơn thuần:
Béo phì
đơn thuần hay còn gọi béo ngoại sinh, rất hay gặp trong lâm sàng và ở cả cộng
đồng. Nguyên nhân của béo phì đơn thuần rất phức tạp, là hậu quả của nhiều yếu
tố kết hợp (sự tương tác giữa di truyền và môi trường).
Nguyên
nhân chủ yếu là do thay đổi cân bằng năng lượng: năng lượng ăn vào > năng
lượng tiêu hao dẫn đến hậu quả tích lũy mỡ.
Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì được chia như sau:
Thói quen
ăn uống
Những
thức ăn có quá nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, nước uống công nghiệp, thức ăn
này nhiều calo hơn lượng cần thiết sử dụng để tăng trưởng. Thay đổi hành vi ăn
uống của trẻ như ăn kể cả khi không đói, ăn khi đang xem TV hoặc làm việc khác.
Gen di truyền: Rối
loạn nội tiết và gen chỉ chiếm số lượng nhỏ trong trẻ em bị béo phì. Béo phì
cũng có tính chất di truyền rõ rệt trong gia đình.
Tình
trạng kinh tế xã hội: ở gia đình có thu nhập thấp, cha mẹ thất nghiệp thấy có năng
lượng đưa vào cơ thể nhiều hơn so với mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động
và vận động.
Giảm hoạt
động thể lực: ít lao động kể cả lao động chân tay và trí óc.
Thuốc: Béo phì
còn có thể gây ra do tác dụng của thuốc hay bệnh nội tiết, nhưng tỷ lệ này rất
rất thấp, đó là do sự mất cân bằng hocmon trong cơ thể, gây ra thay đổi bất
thường quá trình dự trữ mỡ và chất béo trong cơ thể.
Điều hòa
nhu cầu năng lượng (NL): cân nặng ổn định là do có sự điều hòa giữa
NL ăn vào và NL tiêu hao nhờ các cơ chế:
Điều hòa
thần kinh: trung tâm cân bằng NL ở vùng dưới đồi kiểm soát việc ăn uống, cơ chế
dạ dày rỗng co bóp gây cảm giác đói. Mô mỡ bài tiết ra leptin, các thụ cảm của
leptin ở vùng dưới đồi. Nồng độ của leptin được điều hòa bởi đói, ăn, nồng độ
Insulin, glucocorticoid và các yếu tố khác. Các nghiên cứu đều thấy rằng hầu
hết người béo kháng với leptin hơn là giảm leptin.
Điều hòa
thể dịch: lượng Insulin tăng hoặc Glucose máu giảm gây cảm giác đói.
Điều hòa
nhiệt: nhiệt độ môi trường liên quan đến cảm giác thèm ăn và do đó ảnh hưởng
đến lượng thức ăn ăn vào.
Ngủ ít: là nguy
cơ cao ở trẻ thừa cân < 5 tuổi. Nguyên nhân chưa rõ
SDD thể
thấp còi: trẻ khi cân nặng lúc sinh và lúc 1 tuổi thấp thì về sau mỡ có
khuynh hướng tập trung ở bụng. Popkin 1996 thấy có mối liên quan giữa tình
trạng thấp còi và thừa cân ở trẻ 3-6 tuổi, 7-9 tuổi tại 4 quốc gia.
6.2. Béo
phì do nguyên nhân nội tiết:
Nội
tiết
|
Các
đầu mối chẩn đoán
|
- Suy giáp
- Cường năng tuyến
thượng thận
- Cường insulin
nguyên phát
- Giả nhược cận
giáp
- Bệnh lý vùng dưới
đồi mắc phải
|
- Tăng TSH, tăng T4
- Test ức chế
dexamethasone bất thường, tăng cortisol tự do trong nước tiểu 24 giờ
- Tăng insulin
huyết thanh, tăng C-peptid
- Hạ can xi máu,
tăng phospate máu, tăng PTH
- U vùng dưới đồi,
nhiễm trùng, chấn thương, sang thương mạch máu
|
Di truyền
|
Các đặc trưng kèm
theo
|
- Prader-Wili
- Laurence-Moon/Barddet-
Biedl
- Altrom
-
Borjeson-Eorssman- Lehmann
- Cohen
- Turner‟s
|
- Béo phì, thèm ăn
vô độ, chậm phát triển tâm thần, nhược năng tuyến sinh dục, lé.
- Béo phì, chậm
phát triển tâm thần, bệnh lý võng mạc sắc tố, nhược năng tuyến sinh dục, liệt
2 chi dưới co thắt.
- Béo phì, viêm
võng mạc sắc tố, điếc, tiểu đường.
- Béo phì, chậm
phát triển tâm thần, nhược năng sinh dục, giảm chuyển hóa, động kinh.
- Béo phì kiểu
bụng, chậm phát triển tâm thần, nhược cơ, nhược năng sinh dục.
- Lùn, không phân
biệt giới tính, các bất thường tim, cổ có màng (webbed neck), béo phì, kiểu
gen 45,X
|
- Loạn dưỡng mô mỡ
(lipodystrophy) có tính gia đình
-
Beckwith-Wiedemann
- Soto‟s
- Weaver
- Ruvalca
|
- Phì đại cơ, dạng
to đầu chi, gan to, đề kháng insulin, tăng triglyceride máu, chậm phát triển
tâm thần.
- Khổng lồ, lồi
mắt, lưỡi to, các tạng to.
- Não khổng lồ,
tăng trưởng quá phát, nhược cơ, chậm phát triển tâm thần vận động.
- Hội chứng tăng
trưởng quá phát ở trẻ nhỏ, xương trưởng thành nhanh, vẻ mặt bất thường
- Chậm phát triển
tâm thần, đầu nhỏ, bất thường khung xương, nhược năng sinh dục, cận thị.
|
7. QUY TRÌNH KHÁM VÀ
ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN BÉO PHÌ
Chú thích : CC/T :
Chiều cao/tuổi ; CN/CC : Cân nặng/chiều cao
8. HẬU QUẢ CỦA BÉO
PHÌ VÀ THỪA CÂN Ở TRẺ EM
Hầu hết các hậu quả
lâu dài của trẻ béo phì là dai dẳng cho đến khi thanh niên (70% béo phì trẻ em
tồn tại đến người lớn), là loại béo phì khó điều trị, ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe. Béo phì ở trẻ em nếu không phòng ngừa, điều trị sớm sẽ trở thành gánh
nặng cho xã hội và y tế.
Người lớn béo phì có
tiền sử từ nhỏ, có nguy cơ mắc các bệnh (Cao huyết áp, tai biến mạch não, tăng
cholesterol dẫn tới nhồi máu cơ tim, tiểu đường, mắc các bệnh xương khớp. Có
nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, giảm tuổi thọ ở người lớn.
Tỷ lệ mắc bệnh tăng,
Ảnh hưởng tâm lý xã hội. Biến chứng gan và dạ dày
Các biến chứng liên
quan đến giải phẫu: Bệnh Blount (một xương dị dạng do phát triển quá mạnh xương
chày); dễ bị tổn thương do va chạm như bong gân đầu gối, mắt cá chân.
Biến chứng khác:
Ngừng thở khi ngủ, bệnh não là bệnh hiếm gặp liên quan đến tăng áp lực nội sọ
não đòi hỏi đến bác sĩ ngay.
9. ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở
TRẺ EM
9.1. Mục tiêu điều
trị: để cho trẻ có một cân nặng và sức khoẻ lý tưởng bằng cách là làm chậm tăng
cân hoặc ngừng tăng cân.
- Kiểm soát và duy
trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao
- Bảo đảm trẻ tăng
trưởng tốt theo lứa tuổi
- Giảm nguy cơ biến
chứng do béo phì
9.2. Nguyên tắc:
Trẻ em là cơ thể đang
phát triển vì vậy điều trị béo phì ở trẻ em không đặt ra vấn đề giảm cân, mà là
giảm tốc tăng cân hay tránh tăng cân thêm để đảm bảo sự phát triển chiều cao
của trẻ. Cho phép trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng từ từ cùng với cân nặng qua
thời gian, điều này có thể kéo dài 1 đến 2 năm hoặc hơn phụ thuộc vào tuổi, cân
nặng và cách phát triển của trẻ
Do đó điều trị béo
phì trẻ em gồm 3 vấn đề chính là:
- Điều chỉnh chế độ
ăn: nhằm giảm năng lượng ăn vào.
- Tăng cường hoạt
động thể lực: nhằm tăng năng lượng tiêu hao.
- Đảm bảo cung cấp đủ
vitamin và khoáng chất theo lứa tuổi
9.3. Các biện pháp cụ
thể:
a. Xây dựng chế độ ăn
hợp lý:
Những điều nên làm:
Xây dựng thực đơn
khẩu phần ăn cân đối, hợp lý. Phối hợp nhiều loại thức ăn trong một bữa, khẩu
phần ăn vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng.
Nên uống sữa không
đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy.
Hạn chế các món quay,
xào. Hạn chế mỡ không quá 25-30% tổng năng lượng.
Nên ăn đều đặn các
bữa, tránh bỏ bữa.
- Không đẻ trẻ quá
đói (vì nếu trẻ bị đói, trẻ bị đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau làm mỡ
tích lũy nhanh hơn).
- Nên ăn nhiều vào
buổi sáng, giảm ăn về buổi chiều và tối.
- Nên ăn nhiều rau
xanh, hoa quả ít ngọt.
- Giảm bớt gạo thay
bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. Chọn ngũ cốc hoặc bánh mỳ
có ít hoặc không có chất béo.
- Nhai kỹ và cho trẻ
ăn chậm, giúp trẻ cảm nhận được no và sẽ ngừng ăn khi no. Nếu ăn quá nhanh thì
sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
- Gia đình nên ăn
cùng nhau bất cứ lúc nào có thể. Tạo ra thời gian trong bữa ăn là thời gian
thoải mái, trao đổi và chia sẻ những việc đã xảy ra trong ngày.
- Chế độ ăn của trẻ
phải cân bằng về năng lượng (calo) để giúp cho sự tăng trưởng và phát triển để
có cơ thể khỏe mạnh, ăn đa dạng thức ăn. Không ăn thực phẩm ăn nhanh, nếu có
thể không quá 1 tuần/lần. Nên kiểm soát cả những bữa ăn bên ngoài ( ví dụ như
ăn ở trường học…) để đảm bảo cân bằng
Những điều không nên
làm:
- Hạn chế các loại
đường , kẹo,sữa đặc có đường .
- Tránh cho trẻ nhai
kẹo cao su làm cho trẻ lúc nào cũng muốn nhai.
- Không nên ăn vào
lúc trước khi đi ngủ.
b. Tăng năng lượng
tiêu hao cho hoạt động thể lực: Mục tiêu là trẻ tham gia các hoạt động vừa ít
nhất trong 60 phút/ngày, ít nhất 3 ngày/tuần.
- Nghiêm cấm trẻ ngồi
lâu với các hoạt động tĩnh.
- Uống đủ nước để bù
lại lượng nước trẻ mất qua mồ hôi trong quá trình luyện tập.
10. PHÒNG BỆNH
Trẻ nhỏ được bú mẹ
đầy đủ, ăn bổ sung hợp lý sẽ ngăn ngừa được béo phì. NCBSM giảm được 5% nguy cơ
béo phì cho mỗi tháng em bé được nuôi thêm bằng sữa mẹ.
Giáo dục cho trẻ nếp
sống lành mạnh, ăn uống hợp lý. Hoạt động thể thao đều đặn hàng ngày.
Xem ti vi hay các
hoạt động tĩnh không nên quá 7h/ngày. Tránhvừa ăn vừa xem TV
Thường xuyên theo dõi
cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể can thiệp kịp thời tránh dẫn đến béo
phì.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Committee on
Nutrition, American Academy of Pediatrics (2003). Policy statement: Prevention
of pediatric overweight and obesity. Pediatrics, 112(2): 424–430.
2. Dieu HT, Dibley MJ, Sibbritt D, Hanh TT. “Prevalence of overweight
and obesity in preschool children and associated socio-demographic factors in Ho Chi Minh City, Vietnam”. Int J Pediatr Obes. 2007;2(1):40-50.
3.
Winlliam H, Dietz MD, Thomas N, Robinson MD( 2005). “Overweight children and
Adolescents”. N Eng J md 352-20100-9.
4. Phác
đồ điều trị nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhà xuất bản Y học (2013).
CHƯƠNG 7: GAN MẬT
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG DA Ứ MẬT Ở TRẺ EM
1. ĐỊNH
NGHĨA:
Vàng da ứ
mật kéo dài (VDƯM) là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây hậu quả rối loạn
chuyển hóa, lưu thông hoặc bài tiết dịch mật. Chẩn đoán VDƯM khi Bilirubin toàn
phần trên 54mmol/l,
trong đó Bilirubin trực tiếp chiếm trên 20% Bilirubin toàn phần.
2. NGUYÊN
NHÂN GÂY VÀNG DA Ứ MẬT
2.1. Vàng
da do nhiễm khuẩn
2.1.1.
Vàng da do vi khuẩn
- Giang
mai bẩm sinh: suy hô hấp, gan lách to, vàng da, não úng thủy, tổn thương ở da
và cơ, khớp, giảm trương lực cơ…
- Lao
gan: Thường gặp trong bệnh cảnh lao toàn thể, nặng và cấp tính.
- Nhiễm Toxoplasma:
vàng da, gan lách to, ban xuất huyết trên da, não bé hoặc não úng thủy, có điểm
vôi hóa trong nhu mô não, viêm não màng não, chậm phát triển…
2.1.2.
Vàng da ứ mật do nguyên nhân virus.
- VDƯM do
virus viêm gan B: Trẻ nhiễm HBV từ mẹ hoặc qua đường máu. Thường biểu
hiện lâm sàng kín đáo, chỉ vàng da ở giai đoạn viêm gan cấp.
- VDƯM do
virus viêm gan C: Trẻ nhiễm HCV từ mẹ hoặc qua đường máu. Bệnh diễn biến
thầm lặng, thường không có triệu chứng, dễ tiến triển thành viêm gan C mạn
tính.
- VDƯM do
virus viêm gan D: Virus gây bệnh thuộc họ viroid, phụ thuộc vào sự nhân lên
của HBV, chỉ gây bệnh khi đồng nhiễm HBV. Ít lây truyền dọc, chủ yếu qua đường
máu, tình dục. Xét nghiệm anti-HDV, HDVAg, HDV ARN.
- VDƯM do
HEV: Virus viêm gan E có 4 genome, lây truyền qua đường phân- miệng, nước
và thức ăn nhiễm bẩn, đặc biệt các thức ăn chế biến từ thịt lợn.
- VDƯM do
HGV: Virus lây truyền theo đường máu, hay gặp đồng nhiễm cùng HIV.
- VDƯM do
Cytomegalo virus: Virus gây bệnh thuộc nhóm Herpes, có nhân DNA.
Nhiễm CMV bẩm sinh gây thiếu máu, tổn thương gan, tổn thương hệ thần kinh TW,
vôi hóa quanh não thất, chậm phát triển... Nhiễm CMV mắc phải gây sốt, vàng da,
gan lách to, viêm phổi kéo dài, tiêu chảy, viêm gan. Chẩn đoán: phân lập virus
CMV từ máu, dịch tiết, định lượng nồng độ virus. Điều trị bằng thuốc
Ganciclovir.
- VDƯM do
Enterovirus: Virus có kích thước nhỏ, nhân có 1 sợi ARN. Ở sơ sinh, bệnh
thường khởi phát ở ngày 4-7 với biểu hiện sốt, li bì, bỏ bú, cổ chướng, gan
lách to, viêm màng não. Thể bệnh nặng có thể gây suy đa tạng, hoại tử gan.
- VDƯM do
Herpes simplex: Trẻ lây Herpes trong tử cung hoặc trong cuộc đẻ. Thể
hiện bệnh vài ngày sau đẻ với các tổn thương dạng nốt phỏng trên da, mắt, màng
nhầy, não, phổi, tổn thương gan nặng, suy đa tạng...
2.1.3.
Một số nguyên nhân nhiễm khuẩn khác
- Human
Herpes virus 6: Hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể sốt, giảm trương lực cơ, li bì,
sốc. Xét nghiệm: tăng AST, ALT, giảm tiểu cầu. Điều trị bằng Ganciclovir.
- Các
virus khác: Pravovirus B19 hoặc Reovirus type 3
2.2. Vàng
da do nguyên nhân nhiễm độc
- Thuốc:
Salicylat, Halothan, Acetaminophen, thuốc điều trị lao, thuốc hạ sốt, giảm đau,
thuốc chống ung thư, thuốc kháng động kinh...
- Các kim
loại nặng: nhôm, benzen, chì, thủy ngân...
- Một số
thực vật: lá cây móc diều, nấm rừng
2.3. Vàng
da do rối loạn tổng hợp và bài tiết mật.
- Do bất
thường chuyển hóa, vận chuyển, sinh tổng hợp các acid mật (Progressive famifial
intrahepatic cholestasis).
- PFIC
type 1: Đột biến gen ATP8B1 (18q21-22) gây ứ mật, ngứa, kém hấp thu, tổn thương
gan, tụy, chậm lớn, tiêu chảy kéo dài.
- PFCI
type 2: Đột biến gen ABCB11 (2q24), gen có chức phận mã hóa BSEP (chất vận
chuyển ở màng vi quản mật), giảm vận chuyển acid mật ra khỏi tế bào gan. Có hai
thể: Thể PFIC type 2: Tiến triển mạn tính liên tục; Thể BRIC type 2 (benign recurrent
intrahepatic cholestasis): ứ mật trong gan lành tính, hay tái phát.
- PFIC
type 3: Đột biến gen ABCB4 (7q21) gây thiếu hụt MDR3 (Multi – drug resistance
protein 3), một phospholipid vận chuyển phosphatidylcholin qua màng, gây rối
loạn vận chuyển và bài tiết ở màng vi quản mật.
+ Hội
chứng viêm xơ đường mật- da vẩy cá ở trẻ sơ sinh ( Neonatal
ichthyosis-sclerosing cholangitis syndrome- NISCH)
+ Hội
chứng ứ mật- suy thận-co cứng khớp.
(Arthrogryposis-
renal dysfunction- cholestasis syndrome-ARC)
+ Hội chứng
Aagenaes ( LCS- lymphedema cholestasis syndrome)
Vàng da ứ
mật, phù bạch huyết hai chi dưới, cholesterol và GGT thấp dù bilirrubin trực
tiếp tăng. Bệnh nhân thường suy gan sớm.
+ Các
bệnh thiếu hụt enzym gây rối loạn sinh tổng hợp acid mật
Các bất
thường trong sinh tổng hợp acid mật như thiếu 3-Oxo-4steroid 5b –
reductase, 3b- Hydroxy
D5C27steroid
dehydrogenase…
+ Thiếu
hụt chất vận chuyển acid mật:
Thiếu
acyltransferase, cơ chất vận chuyển acid mật gây tăng nồng độ acid mật trong
máu, chậm lớn, ngứa, rối loạn đông máu. Bệnh có tính chất gia đình và đáp ứng
tốt với điều trị bằng UDCA.
2.4.
Nguyên nhân gây vàng da do rối loạn chuyển hóa.
-
Tyrosinaemia: Bệnh di truyền lặn do thiếu fumaryl acetoacetate
hydrolase (FAH), gây ứ đọng fumaryl acetoacetate, maleyacetoaetate,
succinylacetoacetate, succinylacetone...gây độc cho gan, ống lượn gần và rối
loạn chuyển hóa porphyrin. Biểu hiện lâm sàng trước 6 tháng tuổi với triệu
chứng: Suy gan, rối loạn đông máu nặng, tăng men gan, vàng da, tăng Tyrosin,
phenylalanine, methionine, AFP. Chẩn đoán xác định nếu có succinyl acetone
trong nước tiểu. Điều trị: bổ sung NTBC (2-C2 - nitro - 4 -
trifloromethybenzoyl) - 1,3 –cyclohexanedione
- Bệnh lý
ty thể gây rối loạn chuỗi hô hấp tế bào: Bệnh có thể biểu hiện từ sơ sinh hoặc
diễn biến kín đáo rồi đột ngột bùng phát với triệu chứng vàng da, tăng
bilirubin, rối loạn đông máu, tăng transaminase, hạ đường máu, tăng lactat, kèm
theo các triệu chứng ngoài gan như li bì, giảm trương lực cơ, bỏ bú, nôn trớ,
bệnh cơ tim giãn, bệnh ống thận….Dịch não tủy: protein tăng cao, tỷ số lactate
dịch não tủy/máu tăng. MRI não có biểu hiện bất thường.
- Bệnh lý
thiếu hụt citrin: Bệnh rối loạn chuyển hóa, do đột biến gen SLC25A13 (7q21.3)
gây giảm citrin và argininosuccinate synthetase (ASS) của chu trình ure. Có hai
thể lâm sàng: thể NICCD (neonatal intrahepatic cholestasis cause by citrin
deficiency) ở trẻ nhỏ với các biểu hiện vàng da ứ mật, chậm lớn, suy gan...Thể
CTLN2 ở người lớn với triệu chứng thần kinh cấp tính, suy gan nặng. Chẩn đoán xác
định khi bệnh nhân mang đồng hợp tử hoặc dị hợp tử kép đột biến gen SLC25A13. Điều
trị bằng chế độ ăn, hạn chế carbonhydrat và điều trị hỗ trợ, tỷ lệ ổn định cao.
- Bệnh
Wilson: Bệnh di truyền lặn, do đột biến gen ATP7B (13q14.3) gây thiếu
P-type ATPase gây hậu quả lắng đọng đồng ở não, gan, đáy mắt, thận...Chẩn đoán
dựa vào các triệu chứng: Đồng niệu 24 giờ > 100mg/24h (
>1,6 mol/24h), đồng trong tổ chức gan khô: >250mg/g (
bình thường <50mg/g), đồng tự do trong máu > 25 mg/l (bình thường<10mg/l),
Ceruloplamin<200mg/L (20mg/dL). Điều trị: Penicillamin hoặc Trientine phối
hợp kẽm acetat hoặc kẽm sunfrit, bổ sung thêm vitamin B6, vitamin E. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều đồng như sò, các loại hạt, chocolat, nấm, phủ tạng động
vật.
- Thiếu
Anpha 1 antitrypsin: A1AT thuộc nhóm chất ức chế proteinas (proteinase
inhibitor - PI), có vai trò ức chế các enzym thủy phân protein, tham gia vào
chức năng tiêu hóa, thực bào, quá trình viêm cấp và viêm mạn...Các triệu chứng
của bệnh: vàng da ứ mật, gan lách to, bệnh phổi mạn tính ở người lớn…, định
lượng anpha 1 antitrypsin trong máu thấp < 1mg/l. Điều trị triệu trứng.
2.5. Viêm
da ứ mật do nguyên nhân mạch máu.
Hội chứng
Budd Chiary: tắc tĩnh mạch gan gây đau bụng, cổ chướng, gan to, vàng da, tăng
men gan. Chụp CT hoặc MRI mạch gan có thể thấy các bất thường: hẹp tĩnh mạch
gan, thiểu sản tĩnh mạch trên gan…Cần phân biệt với viêm màng tim co thắt (hội
chứng Pick).
2.6. Vàng
da do bệnh tự miễn.
Viêm gan
tự miễn đơn độc hoặc kết hợp các bệnh hệ thống là hậu quả của các rối loạn về
miễn dịch, các yếu tố miễn dịch khi chống lại các yếu tố ngoại lai, đồng thời
cũng gây tổn thương các tế bào của chính cơ thể mình. Chẩn đoán xác định dựa
vào tình trạng tăng gamaglobulin, giảm nồng độ bổ thể (C3, C4) và sự có mặt của
các tự kháng thể. Điều trị: các thuốc ức chế miễn dịch Corticoid, azthioprine,
mycophenolate đơn độc hoặc phối hợp. Những trường hợp không đáp ứng thuốc có
thể cân nhắc sử dụng Cyclosporine A, Tacrolimus.
2.7. Vàng
da ứ mật do nguyên nhân tắc nghẽn.
- Teo mật
bẩm sinh: Trẻ teo mật thường vàng da tăng dần từ sau sinh, phân bạc mầu sớm và
liên tục, gan lách to. Chẩn đoán dựa vào siêu âm, chụp SPECT, sinh thiết gan...Điều
trị: phẫu thuật nối rốn gan-hỗng tràng theo phương pháp Kasai.
- Hội
chứng Alagille: Bệnh gây ra do đột biến gen Jagged-1. Bộ mặt điển hình: vàng
da, đầu hình củ hành, trán rộng, cằm nhọn, hai mắt xa nhau. Thường kèm nhiều dị
tật: tim bẩm sinh, đốt sống hình cánh bướm, nứt đốt sống, bệnh thận...
2.8. Vàng
da ứ mật do một số nguyên nhân khác.
Neonatal
haemochromatosis, Haemophagocytic lymphohistiocytosis- HLH, Vàng da xơ gan ở
trẻ em Indian Bắc Mỹ.
3. TIẾP
CẬN TRẺ VÀNG DA
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Frederick J. Suchy (2005). Aproach to the infant with cholestasis. Liver
disease in children, pp:187-194.
2. Hutchin
T. et al (2006). Neonatal intrahepatic cholestasis cause by citrin
deficiency (NICC) in European. Inherit Metab Dis J pp: 112-224.
3.
Palmieri F., et al (2008). Disease caused by defects of mitochondrial
carriers: a review, Biochimica et Biophysica Acta 1777, pp: 564-578.
4.
Jeffrey Maisels. M.(2006). What‟s in name? Physiologic and Pathologic
Jaundice: the Conundrum of defining normal Bilirubin level in newborn.
Pediatrics volume 118, pp: 805- 807.
5.
William F. Balistreri., Jorge A Bezer (2006). Liver disease disease 10,
pp: 27-53.
TEO ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH
1. KHÁI
NIỆM
Teo đường
mật bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, đặc trưng bởi sự gián
đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy
của mật. Tần xuất gặp ở 1/8 000- 14 000 trẻ sinh sống, châu Á có tỷ lệ mắc bệnh
cao.
2. NGUYÊN
NHÂN GÂY BỆNH
Có nhiều
giả thiết gây về nguyên nhân gây bệnh như sự không thông nòng trở lại của đường
mật, sự bất thường của thai kỳ hay hậu quả của độc chất hoặc virus.
3. CHẨN
ĐOÁN
3.1. Lâm
sàng
Bệnh xuất
hiện với triệu chứng vàng da ứ mật tăng dần, phân bạc màu sớm và liên tục, gan
lách to. Các triệu chứng suy gan, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, phù….có thể gặp
ở bệnh nhân teo đường mật đến muộn.
3.2. Cận
lâm sàng.
- Các xét
nghiệm sinh hóa: Tăng bilirubin, chủ yếu là bilirubin trực tiếp, tăng
phosphatase kiềm và transaminase. Suy chức năng gan ở các trường hợp nặng: Giảm
tỷ lệ prothrombin, thời gian prothrombin kéo dài bất thường, giảm protid và
albumin máu.
- Siêu âm
gan- mật có chuẩn bị: xét nghiệm có giá trị chẩn đoán cao. Bệnh nhân cần nhịn
bú ít nhất 3 giờ trước siêu âm. Đánh giá đường kính và chiều dài túi mật tại 3
thời điểm: khi đói, sau bú 15 phút và sau bú 1 giờ, dấu hiệu TC sign
(triangular cord sign). Các bệnh nhân teo mật bẩm sinh thường có một trong các
biểu hiện siêu âm bất thường: không thấy túi mật trên siêu âm, túi mật nhỏ-
không thay đổi kích thước sau bữa ăn, túi mật có hình dáng hoặc thành túi mật
bất thường, dấu hiệu TC ( triangular cord sign) trên 3mm.
- Một số
các xét nghiệm khác:
+ Chụp
gan mật bằng đồng vị phóng xạ Tc 99m, do tắc mật nên chất phóng xạ tuy được hấp
thu vào gan nhưng không được bài tiết xuống ruột.
+ Chụp
cộng hưởng từ và chụp CT đường mật
+ Sinh
thiết gan chẩn đoán
4. CHẨN
ĐOÁN
4.1. Chẩn
đoán xác định:
Dựa vào
các triệu chứng: vàng da ứ mật kéo dài, phân bạc màu liên tục, siêu âm có túi
mật bất thường, dấu hiệu TC sign >3mm.
4.2. Chẩn
đoán phân biệt:
Cần phân
biệt với các nguyên nhân gây vàng da ứ mật khác như viêm gan, vàng da do rối
loạn chuyển hóa…
4.3. Phân
loại: Phân loại của Karrer và Lyli (1993)
Loại 1:
teo toàn bộ đường mật ngoài gan
Loại 2:
teo ống gan chung, túi mật và ống mật chủ vẫn có nòng
Loại 3:
teo phần cuối đường mật ngoài gan, đoạn trên giãn
5. ĐIỀU
TRỊ
Phẫu
thuật nối rốn gan và hỗng tràng theo phương pháp Kasai có cải tiến là phương
pháp điều trị duy nhất nhằm dẫn lưu một phần dịch mật. Bệnh nhân cần được phẫu
thuật càng sớm càng tốt.
6. THEO
DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT.
6.1. Điều
trị sau phẫu thuật
- Nhịn ăn
nuôi dưỡng tĩnh mạch tới khi trẻ có phân vàng hoặc xanh sau mổ. Tùy tính chất
và màu phân để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày.
- Dùng
kháng sinh phòng nhiễm trùng đường mật sớm ngay sau mổ, trong 6 tháng đầu sau
mổ với Cotrimoxazol liều dự phòng.
-
Ursodeoxycholic (UDCA): sử dụng kéo dài trong 18-24 tháng hoặc tới khi trẻ hết
ứ mật với liều 15-30 mg/kg/24h.
- Bổ sung
các vitamin tan trong dầu A, D, E, K hàng ngày.
- Sử dụng
sữa có đạm thủy phân, có các chuỗi acid béo chuỗi ngắn và trung bình .
6.2. Các
biến chứng sớm
- Bục
miệng nối.
- Chảy
dịch ổ bụng nhiều và kéo dài
- Rối
loạn điện giải, hạ Natri máu là biến chứng nặng và khó hồi phục.
- Viêm
đường mật là biến chứng hay gặp cả trong giai đoạn sớm và muộn sau mổ. Bệnh
nhân sốt cao, bụng chướng, phân bạc màu, tăng bạch cầu, tăng bilirrubin máu,
tăng transaminase. Viêm đường mật có thể làm ứ trệ việc dẫn lưu mật. Nếu tái
phát nhiều lần có thể làm tiến triển nhanh hơn tình trạng xơ gan, suy gan. Cần điều
trị bằng kháng sinh phổ rộng, nhạy cảm với vi khuẩn Gram âm bằng đường tĩnh
mạch.
6.3. Các
biến chứng muộn
- Tăng áp
lực tĩnh mạch cửa.
Biến
chứng thường gặp ở các bệnh nhân teo mật bẩm sinh, kể cả khi trẻ sau mổ bài
tiết mật tốt, hết vàng da. Cần kiểm tra định kỳ bằng siêu âm Doppler gan và hệ
tĩnh mạch cửa, đánh giá số lượng tiểu cầu. Khi đã có triệu chứng tăng áp lực
tĩnh mạch cửa cần nội soi thực quản dạ dày 6 tháng - 1 năm/lần để đánh giá và điều
trị phòng dự phòng xuất huyết tiêu hóa.
+ Điều
trị dự phòng tiên phát xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa khi
giãn tĩnh mạch thực quản > độ II bằng propranolon liều 0,5-1mg/kg/24. Lưu ý
kiểm tra điện tâm đồ, siêu âm tim, đường máu trước chỉ định và định kỳ khi khám
lại. Theo dõi mạch bệnh nhân hàng ngày trong thời gian điều trị.
+ Điều
trị can thiệp nội soi: thắt búi tĩnh mạch, tiêm xơ…nếu giãn tĩnh mạch độ III-
IV, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao.
+ Nếu các
phương pháp điều trị bảo tồn thất bại cần cân nhắc chỉ định phẫu thuật nối cửa
- chủ.
- Suy
dinh dưỡng:
Biến
chứng thường gặp trên 50% trẻ teo mật sau phẫu thuật. Cần tư vấn và thiết kế
chế độ ăn điều trị phục hồi dinh dưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Suy
gan:
+ Biến
chứng muộn sau mổ, do hậu quả xơ gan tiến triển. Cần kiểm tra định kỳ để phát
hiện và điều trị sớm.
+ Nếu suy
gan không hồi phục, cần cân nhắc chỉ định ghép gan điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haber
A. B., Russo P. (2003). “Biliary atresia”. Gastroenterol Clinnic North Americal
(32), pp. 891-911.
2. Claus
Petersen et al (2006). Pathogenesis and treatment opprunities for
Biliary Atresia. Clinical Liver Disease 10, pages 73-88.
3. Basett
MD, Muray KF (2008). Biliary atresia: Recent progress. J Clinical
Gastroenterology 42 (6), pages 720-729.
4. Willot
S, Uhlen S, Michaud L et al (2009). Effect of ursodeoxycholic acid on liver
function in children after successful surgery for biliary atresia. Pediatric
122(6) pages 1236-1241
5. Nguyễn
Thanh Liêm (2000). Teo đường mật bẩm sinh. Phẫu thuật tiêu hóa nhi. Nhà xuất
bản y học, Hà nội, tr: 303-319.
TIẾP CẬN SUY GAN CẤP Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Suy gan
cấp (SGC) ở trẻ em hiếm gặp song thường nặng và có nguy cơ tử vong cao. Các
tiến bộ khoa học trong y học gần đây, đặc biệt là lọc máu, phẫu thuật ghép gan
đã đưa lại những cơ hội sống cho các trẻ SGC.
Tổn
thương gây SGC có thể thứ phát sau tác động của virus, thuốc, độc tố do các
bệnh lý chuyển hóa hoặc các bất thường về miễn dịch. Bệnh cảnh SGC tùy thuộc
vào tuổi, đặc điểm của mỗi cá thể. Đặc điểm bệnh học chính của SGC bao gồm hoại
tử tế bào và các thành phần trong tiểu thùy gan gây phá hủy cấu trúc bình
thường và mất khả năng tái sinh của tế bào gan.
2. ĐỊNH
NGHĨA
SGC xảy ra
khi có tình trạng gan bị mất chức năng do các tế bào gan bị tổn thương và chết
với số lượng lớn, trong một thời gian ngắn.
Theo
PALFSG (the Pediatric Acute Liver Failure Study Group), có thể xác đinh suy gan
cấp ở trẻ em khi có các triệu chứng sau:
- Các xét
nghiệm sinh hóa chứng tỏ có tổn thương tế bào gan.
- Không
có tiền sử mắc bệnh lý gan mãn tính.
- Rối
loạn đông máu không đáp ứng với điều trị bằng Vitamin K.
- INR
trên 1,5 nếu người bệnh có hôn mê gan hoặc trên 2 nếu người bệnh không có hôn
mê gan.
3. NGUYÊN
NHÂN
Nguyên
nhân của suy gan cấp thay đổi tùy thuộc tuổi của trẻ. Ở trẻ sơ sinh, suy gan do
các bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền hoặc nhiễm trùng nặng là nguyên nhân
thường gặp trong khi viêm gan virus, bệnh gan tự miễn hay suy gan do thuốc hoặc
nhiễm độc thường gặp ở trẻ lớn hơn.
- Nguyên
nhân nhiễm khuẩn:
+ Nguyên
nhân virus: Virus HAV, HCV, HBV, HEV, HGV, Cytomegalovirus, Herpes Simplex
virus, EBV, Enterovirus.
+ Nguyên
nhân vi khuẩn: Tình trạng nhiễm trùng nặng toàn thân, nhiễm trùng đường mật do
vi khuẩn Gram âm.
+ Nguyên
nhân ký sinh trùng: sốt rét, nhiễm sán lá gan, sán máng
- Suy gan
do shock và suy đa phủ tạng:
Thường
gặp trong giai đoạn muộn của các trường hợp nhiễm trùng nặng
- Nguyên
nhân miễn dịch:
Suy gan
do viêm gan tự miễn, suy gan trong các bệnh hệ thống.
- Suy gan
do thuốc hoặc ngộ độc:
+ Thuốc:
Suy gan do sử dụng hạ sốt giảm đau quá liều là nguyên nhân gây SGC thường gặp
nhất ở trẻ em, các thuốc điều trị lao, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống
động kinh, thuốc điều trị ung thư...
+ Ngộ
độc: Phospho hữu cơ, kim loại nặng, thủy ngân.
+ Thực
vật: lá móc diều, cây ma hoàng...
+ Nấm: họ
nấm Amanita chứa độc tố Amatoxin, nấm mốc Aflatoxin
- Bệnh lý
rối loạn chuyển hóa: Bệnh Wilson, thiếu hụt anpha1 antitrypsin, tyrosinemia,
galactosemia, rối loạn chuyển hóa acid amin, rối loạn chuyển hóa acid béo, rối
loạn chuỗi hô hấp tế bào…
- Các
bệnh hiếm: Rối loạn chuyển hóa sắt sơ sinh, bệnh lý mô bào…
4. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
- Các
biểu hiện lâm sàng chính
+ Vàng da
ứ mật do giảm bài tiết bilirubin.
+ Xuất
huyết da niêm mạc và phủ tạng do thiếu yếu tố đông máu.
+ Phù, cổ
chướng do suy chức năng tổng hợp protid, albumin.
+ Hôn mê
gan là giai đoạn cuối của suy gan, thường khó phát hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ nhỏ nôn mửa, bú kém…. Các biểu hiện kích
thích, ngủ gà, bất thường giấc ngủ thường biểu hiện ở giai đoạn muộn của bệnh.
Ở trẻ lớn có thể gặp triệu chứng kích động, múa vờn, co giật hoặc lơ mơ, ngủ
gà, li bì…
Thang điểm
đánh giá hôn mê gan ở trẻ em dưới 4 tuổi
Giai
đoạn
|
Dấu
hiệu lâm sàng
|
Phản
xạ
|
Dấu
hiệu thần kinh
|
Sớm
( I và II)
|
Quấy khóc vô cớ,
ngủ không yên giấc, mất tập trung
|
Tăng
|
Không đánh giá được
|
Phát bệnh
(III)
|
Lơ mơ. Sững sờ
Hung hăng bất
thường
|
Tăng
|
Không đánh giá được
|
Muộn
|
Hôn mê
IVa: đáp ứng với
kích thích đau
IVb: không đáp ứng
kích thích đau
|
Mất phản xạ
|
Tư thế mất não
(decerebrate) hoặc mất vỏ ( decorticate)
|
- Triệu chứng cận lâm
sàng:
+ Tăng Bilirubin,
tăng phosphatese kiềm, tăng Glutamyl Transferases.
+ Tăng transaminse,
trường hợp suy gan nặng transaminase có thể giảm đảo chiều với sự tăng
bilirubin kèm theo rối loạn đông máu nặng.
+ Rối loạn đông máu:
giảm yếu tố V, giảm tỷ lệ Prothombin. Giảm fibrinogene, yếu tố II, VII và X..
+ Các xét nghiệm
khác: Hạ đường huyết, tăng Amoniac máu, giảm Albumine máu, kiềm hô hấp do
nguyên nhân trung tâm. Tăng ure và creatinine máu ở bệnh nhân có hội chứng gan
thận. Tăng lactate trong trường hợp suy gan nặng hoặc suy gan do bệnh rối loạn
chuyển hóa
4.1. Một số trường
hợp cần lưu ý
- Suy gan do tình
trạng nhiễm khuẩn nặng thường hay gặp ở trẻ nhỏ.
- Viêm gan do HEV tuy
lành tính song có khả năng gây suy gan ở trẻ nhỏ. Nhiễm HSV đặc biệt là HSV typ
6, Enterovirus có thể gây suy gan, suy đa tạng. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi
phát ở ngày 4-7 với các biểu hiện sốt, li bì, bỏ bú, gan lách to, dịch cổ
chướng, rối loạn đông máu nặng.
- Suy gan cấp do viêm
gan tự miễn có thể sốt kèm theo huyết tán, thiếu máu, đau khớp kèm tổn thương
đa cơ quan. Chẩn đoán dựa vào tăng gama globulin, giảm bổ thể (C3, C4) và sự có
mặt của các kháng thể tự miễn: kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng cơ trơn,
kháng thể kháng tế bào gan thận, kháng thể kháng ty lạp thể.
- Các bệnh nhân nghi
ngờ suy gan do thuốc hoặc hóa chất cần được lưu ý khai thác tiền sử ăn uống và
dùng thuốc. Xác định nguyên nhân gây ngộ độc, định lượng nồng độ thuốc/ hóa
chất nghi ngờ càng sớm càng tốt.
- Bệnh lý tổn thương
ty lạp thể gây suy gan cấp và tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhân thường chậm phát
triển tinh thần vận động, tổn thương đa cơ quan, thường suy đa tạng ở giai đoạn
cuối. Kiểm tra khí máu, lactate máu, lactate dịch não tủy, định lượng acid amin
máu, acid hữu cơ niệu. Các tổn thương thần kinh có thể phát hiện qua chụp cắt
lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Bằng kính hiển vi điện tử có thể phát hiện các
tổn thương ty lạp thể ở bệnh phẩm sinh thiết mô cơ, mô gan.
- Bệnh Wilson (bệnh
lý rối loạn chuyển hóa đồng) thường gây viêm gan mạn và xơ gan, chỉ khoảng 3-5%
các bệnh nhân Wilson có suy gan tối cấp với rối loạn đông máu nặng nề, kèm theo
huyết tán, hôn mê gan. Cần lưu ý chẩn đoán Wilson ở tất cả các bệnh nhân suy
gan không rõ nguyên nhân, đặc biệt những trường hợp có huyết tán cấp. Các xét
nghiệm cần cho chẩn đoán gồm: định lượng ceruloplasmin, đồng máu, đồng niệu
24h, soi đáy mắt tìm vòng Kayer Fleisher, chụp cộng hưởng từ sọ não để phát
hiện sự lắng đọng đồng.
- Rối loạn chuyển hóa
acid béo: Bệnh nhân có gan lách to, tăng men gan, rối loạn đông máu, giai đoạn
muộn có hôn mê gan. Sinh thiết gan có tổn thương gan dạng thóai hóa mỡ và hoại
tử tế bào gan. Xét nghiệm có tăng acetylcarnitines chuỗi trung bình hoặc chuỗi
dài.
- Tyrosinemia: Ở trẻ
em chủ yếu là thể tăng tyrosine máu type I (tyrosinaemia type I) thường biểu
hiện ở trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi với các triệu chứng suy gan cấp, rối loạn đông
máu trầm trọng, không tương xứng với sự hủy hoại tế bào gan và tăng men gan,
vàng da ứ mật, chậm phát triển cân nặng, nhiễm toan ống thận, hạ đường máu, hội
chứng cường insulin. Chẩn đoán dựa trên sự gia tăng tyrosine, phenylalanine,
methionine huyết tương, xác định có succinylacetone trong nước tiểu hoặc bằng
phân tích enzyme của các nguyên bào sợi ở da (skin fibroblast).
- Galactosemia: Trẻ
sơ sinh bị bệnh Galactosemia cổ điển thường có biểu hiện sớm sau khi cho ăn sữa
mẹ hoặc sữa công thức với các triệu chứng vàng da vàng mắt, ói mửa, tăng cân
chậm, hạ đường huyết, bú kém, trẻ khó chịu, hôn mê, co giật …Nếu không được điều
trị, các triệu chứng muộn có thể xuất hiện như chậm phát triển tinh thần vận
động, đục thủy tinh thể, gan lách to, tổn thương não, suy gan, tổn thương
thận…Chẩn đoán định lượng Galactose máu và nước tiểu.
- Fructosemia: Bệnh
hiếm gặp, các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi các thức ăn có chứa fructose,
sucrose. Bệnh nhân ngủ nhiều, co giật hoặc kích thích, bỏ bú, nôn, vàng da tiến
triển nhanh kèm các triệu chứng suy gan. Xác định chẩn đoán: định lượng
Fructose máu, tăng acid uric máu, chẩn đoán xác định nếu thiếu hụt enzyme và
tìm đột biến gen.
- Nhiễm sắc tố sắt sơ
sinh (neonatal haemochromatosis- NH): Bệnh hiếm gặp, lặp lại ở các trẻ sinh sau
trong gia đình với tỷ lệ trên 80%. Trẻ bị NH thường suy gan sớm sau sinh, rối
loạn đông máu nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị sớm. Lưu ý về tiền
sử bệnh tật trong gia đình và tiền sử sản khoa của người mẹ. Nghi ngờ NH khi
trẻ sơ sinh suy gan có feritin tăng cao trên 800 µg/l, tăng AFP kèm biểu hiện
của nhiễm sắt tại gan và tổ chức ngoài gan như cơ tim, tuyến thượng thận, tuyến
nước bọt...Trẻ sơ sinh tử vong do suy gan không rõ nguyên nhân nếu nghi ngờ NH
cần được chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm sắt từ các bệnh phẩm sinh thiết
gan, lách, thận, cơ tim, tủy xương… để có thể tư vấn cho gia đình ở những lần
sinh sau.
5. CÁC YẾU TỐ GÂY SUY
GAN VÀ HÔN MÊ GAN NẶNG HƠN
Xuất huyết tiêu hóa,
giảm thể tích tuần hoàn, mất Kali, hạ đường máu, các thuốc an thần, thuốc gây
mê… tình trạng tăng ure máu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn giàu protein, táo bón.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.Bucuvalas J.,
Yazigi N., Squires R. H., Acute Liver Failure in Children. Clin Liver Dis 10
(2006) 149– 168
2.Devictor D.: Acute
liver failure in children. Clinics and Research in Hepatology and
Gastroenterology (2011) 35, 430 - 437.
3.Squires RH; Acute
Liver Failure in Children. Semin Liver Dis 2008; 28:153–166.
4.Steinhorn D.M.,
Alonso E.M., Bunchman T.E. Acute liver failure, Liver transplantation, and
Extracorporel Liver Support, chapter 81, Pediatric Critical Care, 3th edition, 2006, MOSBY Elsevier.
5.Bhatia V., Lodha R.
Intensive Care Management of Children with Acute Liver Failure Indian J
Pediatr (2010) 77:1288–1295
CHƯƠNG
8: THẬN TIẾT NIỆU
TIẾP
CẬN CHẨN ĐOÁN PROTEIN NIỆU
1. ĐẠI CƯƠNG
Tỉ lệ xuất hiện
protein niệu từ 1.5% đến 15% số trẻ em được xét nghiệm sàng lọc nước tiểu bằng
que thử.
Có mối tương quan
giữa protein niệu và tiến triển của bệnh thận.
Protein niệu có thể
xuất hiện khi trẻ bị sốt, mất nước, stress mà không liên quan đến bệnh thận.
2.CHẨN ĐOÁN PROTEIN
NIỆU
- Thử bằng que thử :
≥ 1
- Sulfosalicylic acid
test : ≥ 1
- Protein: creatinine
ration (g/mmol)
+ Trẻ > 2 tuổi :
> 0.02
+ Trẻ 6 tháng – 2
tuổi : > 0.06
- Protein niệu 24 giờ
+ g/ngày/1.73m2 : >0.15
+ mg/m2/giờ : > 4
3. NGUYÊN NHÂN CỦA
PROTEIN NIỆU
Protein
niệu nhất thời
|
Protein
niệu thường xuyên
|
Bệnh
cầu thận
|
Bệnh
ống thận
|
Protein niệu tư thế
Protein niệu không
liên quan đến tư thế bệnh nhân
- Sốt
- Thể thao
- Mất nước
- Stress
|
Bệnh cầu thận tiên
phát
- Tổn thương tối
thiểu
- Sơ hóa cầu thận
cục bộ
- Tăng sinh gian
mạch
- Viêm cầu thận
tiến triển nhanh
- Viêm cầu thận
màng
- HC thận hư bẩm
sinh
|
Di truyền
- Nhiễm toan ống
lượn gần
- Dent‟s disease
- Cystinosis
- Galactosemia
- Tyrosinemia type
1
- Không hấp thu
đường có tính chất di truyền
- Bệnh Wilson
- HC Low
|
- Không rõ nguyên
nhân
|
Bệnh cầu thận thứ
phát
- Viêm cầu thận sau
nhiễm khuẩn
- Viêm thận lupus
- Bệnh thận IgA
- Scholein Henoch
- HC Alport
- Viêm gan B
- Viêm gan C
- HIV
- Amyloid
- HC huyết tán ure
máu cao
- Bệnh thận do đái
tháo đường
- Cao huyết áp
- Luồng trào ngược
bàng quang niệu quản
- Tổn thương cầu
thận
|
Mắc phải
- Viêm thận bể thận
- Viêm thận kẽ
- Tổn thương thận
cấp
- Lạm dụng thuốc
giảm đau
- Thuốc
(penicillamine)
- Kim loại nặng
(chì, đồng, thủy ngân)
- Vitamin D
|
4. PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN CHẨN ĐOÁN PROTEIN NIỆU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diven
SC, Travis LB. A pratical primary care approach to hematuria in children.
Pediatr Nephrol 2000; 14: 65-72.
2. Yap
HK, Nyein KLM, Yeo WS. Approach to hematuria in children. Pediatric Nephrology
On The Go, 105- 112.
3. Yap
HK, Lau PYW. Hematuria and proteinuria. In: Comprehensive Peditric Nephrology
(1st edition). Ed: Geary DF, Schaefer F. Mosby, Elsevier 2008: pp
179-194.
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐÁI MÁU
1. ĐỊNH
NGHĨA ĐÁI MÁU
- Soi
nước tiểu tươi lấy giữa dòng có 5 hồng cầu/ml
- Có
>3 hồng cầu trong mẫu quay ly tâm 10 ml nước tiểu tươi lấy giữa dòng .
- Đái máu
chia làm hai loại đái máu đại thể và đái máu vi thể. Đái máu đại thể hay là
đái máu nhìn thấy bằng mắt thường. Đái máu vi thể thường phát hiện thấy thông
qua xét nghiệm sàng lọc thường quy.
2. CHẨN
ĐOÁN ĐÁI MÁU
2.1. Chẩn
đoán xác định đái máu
2.1.1.Que
thử nước tiểu
-
Hemoglobin peroxidase hoạt động chuyển đổi chromogen tetramethylbenzidine không
kết hợp trong que thử thành dạng oxidized, kết quả sẽ cho mầu xanh lá cây.
- Đây là
một xét nghiệm rất nhạy cảm và có thể phát hiện 1 lượng rất nhỏ như là 150mcg/L
hemoglobin tự do.
- Kết quả
âm tính giả và dương tính giả khi dùng que thử là rất ít gặp.
- Nguyên
nhân gây dương tính giả.
+
Hemoglobin niệu.
+
Myoglobin niệu.
+ Sự hiện
diện của các tác nhân oxy hóa trong nước tiểu (hypochlorite và peroxidases của
vi khuẩn kết hợp với nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nguyên
nhân gây âm tính giả.
+ Sự xuất
hiện một khối lượng lớn các chất khử.
+ Tỷ
trọng nước tiểu tăng
2.1.2.
Chẩn đoán phân biệt
Trẻ đái
máu có thể có nước tiểu mầu đỏ hoặc mầu nâu sẫm hoặc mầu coca cola do đó cần
chẩn đoán phân biệt với.
- Nước
tiểu có mầu vàng hoặc mầu nước cam.
+ Tỷ
trọng nước tiểu bình thường.
+ Do
thuốc (rifampicin, warfarin, pyridium).
- Mầu nâu
sẫm hoặc mầu đen.
+ Sắc tố
mật.
+ Methe
hemoglobin.
+ Alanin.
+ Thuốc
nhuận tràng.
+ Thuốc
(thymol, resorcinol).
- Mầu đỏ
hoặc mầu hồng.
+ Đái
huyết sắc tố.
+ Myoglobin
niệu.
+
Porphyrins.
+ Nhiều
urate trong nước tiểu (mầu hồng nhạt).
+ Một số
thức ăn (củ cải đường, quả mâm xôi, thuoocs nhuộm màu đỏ).
+ Một số
thuốc (chloroquine, desferoxamine, benzene, phenolphtalein, phenazopypyridine).
2.2. Soi
nước tiểu dưới kính hiển vi.
- Soi
nước tiểu tươi để lắng cặn là rất quan trọng để chẩn đoán và đánh giá mức độ
đái máu.
- Soi
nước tiểu dưới kính hiển vi có thể cho kết quả âm tính giả khi nước tiểu có tỷ
trọng thấp hoặc PH niệu kiềm.
3. CHẨN
ĐOÁN NGUYÊN NHÂN ĐÁI MÁU
- Đái máu
có thể có nguồn gốc từ cầu thận, ống thận và khoảng gian bào hoặc đường tiết
niệu (bao gồm niệu quản, bàng quàng, niệu đạo).
- Xác
định được nguyên nhân đái máu là tại cầu thận hay ngoài cầu thận là rất quan
trọng:
Đái máu
do nguyên nhân cầu thận > 30% hồng cầu biến dạng.
Đái máu
do nguyên nhân không phải cầu thận > 90 – 95% hồng cầu không thay đổi hình
dáng.
Tại
cầu thận
|
Ngoài
cầu thận
|
Đái máu lành tính
có tính chất gia đình (Bệnh mỏng màng đáy)
Đái máu lành tính
không có tính chất gia đình
Viêm cầu thận cấp
sau nhiễm trùng
Viêm cầu thận tăng
sinh màng
Viêm cầu thận tiến
triển nhanh
Bệnh thận IgA
Viêm thận Scholein
Henoch
Viêm thận Lupus
Viêm mao mạch họai
tử
Hội chứng huyết tán
ure máu cao
Hội chứng Alport
Tắc mạch thận
Viêm thận kẽ
Nang thận
|
Nhiễm trùng tiết
niệu
Tăng can xi niệu
Sỏi thận
Chấn thương
Do tập thể dục
Rối loạn đông máu
Dị tật mạch máu
Hội chứng
Nutcracker
Khối u ác tính
U nguyên bào thận
Ung thư tế bào thận
Ung thư bang quang
Kinh nguyệt
Factitlous
|
4. CÁC BƯỚC TIẾP CẬN
CHẨN ĐOÁN ĐÁI MÁU
5. CHỈ
ĐỊNH SINH THIẾT THẬN
- Protein
niệu > 1g/1.73 m2/ngày
- Bổ thể
C3 thấp kéo dài trên 3 tháng.
- Mức lọc
cầu thận giảm < 80ml/phút/1.73m2.
- Viêm
thận lupus, viêm thân scholein henoch.
- Tiền sử
gia đình có bệnh thận nghi ngờ hội chứng Alport.
- Đái máu
đại thể tái phát mà không rõ nguyên nhân.
- Đái máu
do cầu thận mà gia đình thiết tha muốn biết nguyên nhân và tiên lượng của bệnh
mặc dù protein niệu không cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diven
SC, Travis LB. A pratical primary care approach to hematuria in children.
Pediatr Nephrol 2000; 14: 65-72.
2.
Kaltenis P, Linne T. Haematuria. European Society for Paediatric Nephrology
2002, 85-7.
3.Yap HK,
Nyein KLM, Yeo WS. Approach to hematuria in children. Pediatric Nephrology On
The Go, 99-104.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU (NTĐT)
1. ĐẠI
CƯƠNG
Nhiễm
trùng đường tiểu (NTĐT) là một bệnh nhiễm trùng thường gặp, xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào niệu đạo và nhân lên
trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến thận và đường tiết
niệu. Dòng chảy của nước tiểu là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn.
2. DỊCH
TỄ
Nhiễm
khuẩn đường tiểu đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiêu
hóa. Nữ thường dễ mắc NTĐT hơn nam. NTĐT xảy ra ở khoảng 5% trẻ em gái và 1-2%
ở trẻ em trai. Tỉ lệ mắc NTĐT ở trẻ sơ sinh vào khoảng 0,1-1% và tăng cao đến
10% ở trẻ sơ sinh nhẹ cân.
3. NGUYÊN
NHÂN VÀ YÊU TỐ NGUY CƠ
3.1.
Nguyên nhân
- Vi
khuẩn: Escherichia coli (E.
coli) gây nên 90% trường hợp NTĐT. Các vi khuẩn khác gây NTĐT bao gồm Proteus,
Klebsiella…Proteus có thể gây sỏi.
- Virus,
nấm…
3.2. Yếu
tố nguy cơ:
- Thủ
thuật thông tiểu cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nếu ống thông lưu càng lâu
ngày thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Vệ sinh
không đúng cách
- Các yếu
tố nguy cơ khác gồm:
+ Tắt
nghẽn đường ra của bàng quang do sỏi.
+ Rối
loạn chức năng bàng quang ví dụ chấn thương cột sống, bàng quang thần kinh…
+ Những
dị tật đường tiết niệu như trào ngược bàng quang niệu quản… hẹp niệu đạo do bẩm
sinh hoặc do chấn thương.
+ Suy
giảm miễn dịch.
+ Đái tháo đường.
+ Hẹp bao quy đầu.
+ Sỏi thận.
+ Bất
động lâu ngày (chấn thương, bại liệt).
+ Uống ít
nước.
+ Táo
bón.
+ Một số
người có E.Colivới tuýp 1 Fimbria tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ
bám vào
tế bào lót bề mặt đường tiểu gây nên NTĐT tái diễn.
4. PHÂN
LOẠI NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU Nhiễm trùng đường tiểu được phân thành:
+ Nhiễm
trùng đường tiểu dưới(còn gọi là viêm bàng quang)
+ Nhiễm
trùng đường tiểu trên (còn gọi là viêm thận-bể thận cấp) có thể do nhiễm trùng
ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu.
+ NTĐT
không triệu chứng: không có triệu chứng lâm sàng, bạch cầu niệu âm tính, cấy
nước tiểu 2 lần đều thấy vi khuẩn niệu dương tính.
Một số
tác giả phân thành NTĐT tiên phát (không có dị tật tiết niệu) và NTĐT thứ phát
(có dị tật tiết niệu kèm theo).
5. TRIỆU
CHỨNG
- Triệu
chứng NTĐT ở trẻ sơ sinh:
+ Trẻ có
thể sốt hoặc hạ nhiệt độ.
+ Trẻ bị
vàng da, có thể gặp gan, lách to.
+ Rối loạn
tiêu hóa: nôn, bú kém hoặc bỏ bú, ỉa lỏng…
- Triệu
chứng NTĐT ở trẻ bú mẹ:
+ Dấu
hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, rét run hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
+ Rối
loạn tiểu tiện: đái buốt, đái dắt, bí đái, tiểu máu đôi khi tiểu đục…
+ Rối
loạn tiêu hóa: nôn, ỉa lỏng, bú kém…
+ Chậm
tăng cân.
- Triệu
chứng NTĐT ở trẻ lớn:
+ Dấu
hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, rét run.
+ Rối
loạn tiểu tiện: đái buốt, đái dắt, bí đái, tiểu máu đôi khi tiểu đục hoặc có
mùi bất thường…
+ Đau
thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn hoặc đau vùng bụng dưới.
6. XÉT
NGHIỆM CHẨN ĐOÁN:
- Que thử
nước tiểu nhanh có thể là một test sàng lọc.
- Các xét
nghiệm đủ để chẩn đoán là:
+ Tế bào
niệu: bạch cầu > 10 / mm3 ở trẻ nam
và > 30/mm3 ở trẻ nữ (bằng phương pháp soi tươi Webb- Stansfeld ) hoặc xuất
hiện trên 10 bạch cầu trên một vi trường rất giá trị cho chẩn đoán NTĐT.
+ BC niệu
trên xét nghiệm que thử tổng phân tích nước tiểu có thể sử dụng để phát hiện BC
niệu. Để chẩn đoán NTĐT thì sự kết hợp giữa test esterase BC và nitrite có thể
cho độ nhạy tới 78.7% và độ đặc hiệu tới 98.3%.
+ Cấy
nước tiểu giữa dòng: xuất hiện > 105 khuẩn lạc/1 ml. Ngoài ra
có thể dùng phương pháp lấy nước tiểu bằng thông tiểu (> 104 khuẩn lạc/1
ml) hoặc chọc bàng quang trên xương mu (> 103 khuẩn lạc/1
ml).
Thu thập
nước tiểu giữa dòng: Mẫu nước tiểu phải được giữ ở nhiệt độ 40C, rửa bộ
phận sinh dục trẻ và tay người hứng nước tiểu khi lấy nước tiểu.
Phương
pháp này được sử dụng nhiều nhất trong thực hành lâm sàng.
Thu thập
nước tiểu bằng phương pháp chọc trên xương mu: thường được tiến hành khi không
thực hiện được phương pháp cấy giữa dòng như trẻ bị nhiễm trùng vùng bộ phận
sinh dục…, một số trường hợp cần xác định chẩn đoán một cách chính xác ví dụ
nghiên cứu.. Dụng cụ: Kim 21-25G, xi lanh 5-10 ml, kem giảm đau EMLA, găng vô
trùng, máy siêu âm xách tay. Kỹ thuật: Bôi một lượng nhỏ kem EMLA lên vùng da
2-3 cm ở vùng đường giữa. Đợi khoảng 30 phút. Giữ trẻ tư thế cố định, không vận
động. Sát trùng da vùng chọc. Chọc kim qua da khoảng 1 khóat ngón tay ở vùng da
trên xương mu. Đưa vào chậm và hút liên tục. Thường hút được nước tiểu ở độ sâu
khoảng 2-3 cm.
- Các xét
nghiệm hỗ trợ chẩn đoán:
+ Chẩn
đoán hình ảnh:
Siêu âm
được chỉ định ở mọi trẻ bị NTĐT để phát hiện dị tật.
Chụp bàng
quang ngược dòng khi: NTĐT có sốt ở trẻ < 2 tuổi nếu gia đình có tiền sử có
người bị luồng trào ngược bàng quang niệu quản, NTĐT trên tái phát lần 2, siêu
âm có bất thường hoặc xạ hình có bất thường gợi ý có luồng trào ngược bàng
quang niệu quản.Thời gian tốt nhất cho chụp bàng quang ngược dòng là 2-6 tuần
sau khi bị nhiễm trùng.
Chụp xạ
hình thận: khi có bất thường nhu mô trên siêu âm (nhu mô thận mỏng, gợi ý thận
giảm sản hoặc loạn sản), luồng trào ngược bàng quang niệu quản mức độ nặng,
trước chụp bàng quang ngược dòng nếu NTĐT có sốt và tuổi > 2 tuổi, NTĐT tái
phát.
+ Công
thức máu, CRP, procalcitonin: xác định mức độ nhiễm trùng. Một vài dấu ấn sinh
học được chỉ định trong NTĐT trên như procalcitonin máu tăng liên quan tới tổn
thương nhu mô thận ở trẻ có NTĐT có sốt tuy nhiên phương pháp này hiện tại
không được làm thường quy do giá thành xét nghiệm.
+ Động
niệu học: nếu NTĐT điều trị ổn định mà vẫn còn dấu hiệu rối loạn tiểu tiện.
7. CHẨN
ĐOÁN
- Phân
biệt giữa nhiễm trùng đường tiểu cao và nhiễm trùng đường tiểu thấp đôi khi gặp
khó khăn:
+ NTĐT
cao: có biểu hiện nhiễm trùng rõ như sốt cao thậm chí rét run, đau vùng lưng
nếu trẻ lớn…có thể có hoặc không có rối loạn tiểu tiện và sốt cao >
38,5 độ C, CRP > 40 mg/l, BC máu > 15000/mm3 hoặc NTĐT có thể
không sốt ở trẻ nhỏ.
+ NTĐT
thấp: có biểu hiện rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu, tiểu
máu…và sốt < 38,5 độ hoặc không sốt, CRP <40 mg/l, BC máu < 15000/mm3.
- Một số
tác giả trước đây phân biệt giữa NTĐT tiên phát và NTĐT thứ phát:
+ NTĐT
tiên phát: gồm các triệu chứng lâm sàng mô tả trên và không có dị tật đường
tiết niệu.
+ NTĐT
thứ phát: gồm các triệu chứng lâm sàng mô tả trên và có dị tật đường tiết niệu.
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
8. ĐIỀU
TRỊ
8.1.Điều
trị nội khoa:
- Nhiễm
trùng đường tiểu trên (viêm thận bể thận):
Trẻ dưới
1 tuổi: Nhập viện, điều trị kháng sinh tĩnh mạch > 3 ngày, hết sốt điều
trị kháng sinh đường uống 11 ngày (tổng cộng 14 ngày). Cần thiết theo dõi để
chắc chắn trẻ hồi phục hoàn toàn.
+ Kháng
sinh cephalosporin thế hệ 3 kết hợp aminoglycosid ví dụ: Ceftriaxon 50 mg / kg /
ngày (tĩnh mạch chậm) hoặc Cefotaxim: 100-150 mg/kg/ ngày chia mỗi 8 giờ +
amikacin 15 mg/kg/ngày (tiêm bắp). Tiêm cho đến khi hết sốt thì dừng kháng sinh
tiêm chuyển sang kháng sinh cùng nhóm dạng uống hoặc theo kháng sinh đồ cho đủ
14 ngày. Aminoglycosid không dùng lâu do nhóm này độc với thận, thường chỉ dùng
3 ngày trong NTĐT không có dị tật thận tiết niệu.
+ NTĐT do
bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải phẫu thuật.
+ NTĐT
tái diễn (trên 2 lần NTĐT trong một năm) hoặc NTĐT có dị tật thận tiết niệu có
thể điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm với kháng sinh lựa chọn
là trimethoprim 2 mg/kg/ngày không quá 80 mg/ngày (tối) hoặc nitrofurantoin
liều 2 mg/kg/ngày không quá 50 mg/ngày (tối).
- Nhiễm
trùng đường tiểu dưới (viêm bàng quang):
+ Do
virus: chỉ điều trị vitamin C, kháng histamin, uống nhiều nước.
+ Do vi
khuẩn: thường chỉ dùng kháng sinh đường uống là hiệu quả. Kháng sinh uống:
(amoxicilin +a.clavulinic)Augmentin 50 mg/kg/ngày chia 2 lần, hoặc Cefuroxim 20
mg/kg/ngày chia 2 lần, hoặc cefixim 8-10 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, thời gian
5-7 ngày.Theo dõi tế bào nước tiểu là biện pháp bắt buộc để đánh giá hiệu quả
của điều trị.
- Vi
khuẩn đường niệu không triệu chứng: Không điều trị. Nghiên cứu thấy trẻ bị BC
niệu không triệu chứng không điều trị không có nguy cơ bị viêm thận bể thận,
hủy hoại thận.
8.2. Điều
trị ngoại khoa:
- Khi có
dị dạng: Tắc nghẽn gây ảnh hưởng chức năng thận, luồng trào ngược bàng quang
niệu quản ở trẻ >2 tuổi, khi có ổ mủ, áp xe trong thận điều trị kháng sinh
không thuyên giảm cần tháo mủ.
- Điều
trị mới: Một số nghiên cứu chỉ ra probiotic cũng có vai trò hỗ trợ trong điều
trị NTĐT. 100% trẻ bị NTĐT đều thiếu vitamin D nên vitamin D cần được gợi ý cho
điều trị NTĐT…
8.3. Điều
trị dự phòng kháng sinh:
Dự phòng:
Khuyến cáo cho tất cả các trẻ sau NTĐT lần đầu mà có chỉ định chụp bàng quang
ngược dòng cho đến khi được chụp bàng quang.
Điều trị
phòng NTĐT khi trẻ bị: luồng trào ngược BQ-NQ từ độ III trở lên; bệnh đường
tiết niệu tắc nghẽn và tiền sử bị NTĐT; NTĐT tái phát (> 2 tuổi).
Thuốc điều
trị phòng chung là: Co-trimoxazole (2 mg/kg TMP 1 lần vào buổi tối); hoặc
Nitrofurantoin (1-2 mg/kg/ngày) một lần / ngày vào tối trước ngủ
Thời gian
dự phòng phụ thuộc vào chỉ định: Khi trẻ bị luồng trào ngược BQ-NQ phòng liên
tục cho tới khi: Luồng trào ngược tự khỏi hoặc luồng trào ngược được điều trị
ngoại khoa.
9. BIẾN
CHỨNG
Nếu không
được điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:Áp
xe quanh thận, Nhiễm trùng huyết, Cao
huyết áp, Suy thận cấp, Suy thận mạn
10. PHÒNG
BỆNH
- Gìn giữ
vệ sinh cá nhân, tránh tắm bồn, thay tã cho trẻ ngay đi ngoài.
- Uống
nhiều nước.
- Không
được nhịn tiểu.
- Cho trẻ
ăn trái cây hay uống vitamin C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amdekar S, Singh V, Singh DD. Probiotic Therapy: Immunomodulating
Approach TowardUrinaryTractInfection. CurrMicrobiol. 2011 Sep
7. [Epub ahead of print].
2. Berman
RE, Vaughan VC.“Nelson textbook of pediatrics” W.B Saunder company 1987:
1147-50.
3. Dalrymple LS, Katz R, Kestenbaum B, de Boer IH, Fried L, Sarnak MJ, Shlipak MG.The Risk of Infection-Related
Hospitalization With Decreased Kidney Function. Am J Kidney Dis. 2011
Sep 7. [Epub ahead of print].
4. Đặng
Ngọc Dung, Nguyễn Thị Quỳnh Hương. Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ 25
(OH)D3 huyết thanh và tỷ lệ nhiễm trùng đường tiểu do E.Coli ở trẻ em tại phòng
khám Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Y học Việt Nam 2011, vol. 380:
41-45.
5.
Kate.V. Jones.Lower and upper urinary tract infection in the child Oxford textbook of clinical nephrology.Oxford New York Tokyo Oxford university press 1992.
Volume 3: 1699-1716.
6. Penna FJ, Elder JS.CKD and Bladder Problems in Children.Adv Chronic Kidney Dis.2011 Sep; 18(5): 362-9.
HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Tỷ lệ mắc
hội chứng thận hư tiên phát 1-3/100.000 trẻ dưới 16 tuổi, 80%
trẻ đáp
ứng với liệu pháp corticoid. Tỷ lệ mắc nam nhiều hơn nữ (nam/nữ = 3/1)
2. CHẨN
ĐOÁN
2.1. Chẩn
đoán hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư
|
Phù, protein/creatine
niệu >0.2 g/mmol, hoặc >40mg/m2/h hoặc 50mg/kg/24giờ, albumin máu giảm
< 25 g/l, protid máu < 56 g/l, cholesterol máu tăng > 5,2 mmol/l.
|
Thuyên giảm
|
Hết phù, protein/
creatinine < 0,02 g/mmol, hoặc < 4mg/ m2/h hoặc 10mg/kg/24
giờ, hoặc que thử nước tiểu âm tính hoặc vết trong 3 ngày liên tiếp.
|
Đáp ứng với
corticoid
|
Đạt được sự thuyên
giảm với liệu trình corticoid đơn thuần.
|
Tái phát
|
Protein/creatinine
>0,2 g/l hoặc que thử nước tiểu lúc sáng sớm ≥ 2+ trong 3 ngày liên tiếp (tái
phát phần sinh hóa) và hoặc có giảm albumin máu (tái phát đầy đủ)
|
Tái phát không
thường xuyên
|
Tái phát sau liệu
trình đầu tiên, nhưng < 2 lần trong 6 tháng hoặc < 4 lần trong 1 năm.
|
Tái phát thường
xuyên
|
Tái phát sau lần
đầu tiên, với ≥ 2 lần trong 6 tháng hoặc ≥4 lần trong 1 năm.
|
Phụ thuộc corticoid
|
Tái phát thường
xuyên với 2 lần liên tiếp trong liệu trình corticoid hoặc trong 2 tuần sau
khi ngừng thuốc.
|
Kháng corticoid
|
Không đạt được sự
thuyên giảm sau 6 tuần dùng liệu pháp prednisolon liều cao hàng ngày (60mg/m2/ngày) hoặc sau 4
tuần liều cao cộng 3 mũi solumedrol 30mg/kg/48 giờ hoặc 4 tuần liều cao và 4
tuần liều 1.5mg/kg/48 giờ.
|
2.2. Chẩn đoán biến
chứng
- Rối loạn thăng bằng
nước, điện giải
- Suy thận cấp
- Nhiễm trùng: Viêm
phúc mạc do phế cầu, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm mô tế bào.
- Tắc mạch: do tăng
đông, giảm thể tích tuần hoàn
- Giảm khối lượng
tuần hoàn:
- Rối loạn tăng
trưởng: Chậm phát triển chiều cao được ghi nhận do
+ Thóat một số
hormone qua nước tiểu
+ Suy giáp: do thóat
protein mang Iod
+ SDD do thiếu đạm
3. CHỈ ĐỊNH SINH
THIẾT THẬN
+ Hội chứng thận hư
kháng thuốc .
+ Trẻ <1 tuổi
+ Trẻ > 10 tuổi
nếu hội chứng thận hư kháng thuốc hoặc phụ thuộc.
+ Tăng huyết áp.
+ Đái máu đại thể
hoặc hồng cầu niệu (+++).
+ Bổ thể máu giảm.
+ Suy thận.
+ Tiền sử gia đình
suy thận và nghe kém.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị đặc
hiệu
Sơ
đồ điều trị hội chứng thận hư kháng thuốc
4.2 . Điều trị hỗ trợ
- Chế độ ăn
+ Năng lượng bình
thường, chất béo thấp, 10- 14% protein, 40- 50% chất béo không bão hòa, 40- 50%
glucose.
+ Hạn chế muối nếu có
phù
+ Hạn chế 50% dịch
duy trì nếu có phù.
+ Yêu cầu protein.
+ Không có bằng chứng
về việc tăng protein trong khẩu phần ăn đem lại hiệu quả trong điều trị trừ khi
bị mất số lượng lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
- Giảm protein niệu
Thuốc ức chế men
chuyển (ACE inhibitor): Bắt đầu liều enalapil 0.1- 1.0 mg/kg ngày mỗi 12h hoặc
24h (tối đa 40mg/ ngày) hoặc captopril 1-2 mg/kg/24 giờ hoặc ramipril 0.05- 0.2
mg/kg/ngày 1 lần (tối đa 10mg).
Thuốc ức chế receptor
Angiontension II: Thêm losartan 0.5- 2.0 mg/kg/ngày (tối đa 100mg) nếu protein
niệu vẫn còn.
Cân nhắc dùng kháng
viêm nonsteroid trên bệnh nhân thận hư kháng thuốc nếu protein niệu vẫn ở mức
thận hư và chức năng thận bình thường.
- Phòng hiện tượng
tăng đông.
+ Tránh giảm thể tích
máu.
+ Aspirin 3- 5 mg/Kg
(tối đa 100mg) hàng ngày khi tiểu cầu >800.000 hoặc chống ngưng tập tiểu cầu
như dipyridamole 1- 2 mg/kg (tối đa 100 mg)/8h.
+ Heparin hoặc
warfarin (nếu có hiện tượng huyết khối).
Chỉ định dùng
heparin: khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn:
Albumin ≤ 20 mg/l ATP
III ≤ 70% Fibrinogen ≥ 6g/l
D-Dimer ≥ 1000.
- Kiểm soát phù:
Truyền albumin 20% liều 1g/kg trong 4h, tiêm furosemide 1-2 mg/kg giữa quá
trình truyền và/ hoặc sau truyền albumin
Chỉ định truyền
albumin trên bệnh nhân hội chứng thận hư có biểu hiện:
Shock hoặc tiền
shock.
Albumin máu dưới 15g/l.
Bệnh nhân phù nhiều
kéo dài kém đáp ứng với thuốc lợi tiểu.
- Chỉ định dùng lợi
tiểu kéo dài trên bệnh nhân phù không thuyên giảm: Kết hợp Furosemide 1-2 mg/kg/
OM hoặc chia 2 lần và Spironolactone 1-2mg/kg/24 giờ hoặc Bumetanide 25-50 µg/kg
(tối đa 3 mg) hàng ngày có thể tăng 8-12h.
- Dùng kháng sinh nếu
trẻ có biểu hiện nhiễm trùng
- Tiêm phòng: Vaccin
sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella, varicella, rotavirus nên được chỉ
định khi:
+ Trẻ dùng
Prednisolone <1mg/kg/ ngày (dưới 20mg/ngày) hoặc dưới 20mg/kg cách ngày
(dưới 40mg/ngày cách nhật).
+ Trẻ ngừng thuốc độc
tế bào (cyclophosphamide, chlorambucil) ít nhất 3 tháng.
+ Trẻ được ngừng
thuốc ức chế miễn dịch khác như (cyclosporine, levamisol, mycopenolate) hơn 1
tháng.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Hodson EM, Willis,
Craig JC. Corticosteroid therapy for nephrotic syndrome in children. Cochrane
Database Syst Rev. 2007; 4: CD001533.
2. Hodson EM, Willis,
Craig JC. Non-corticosteroid therapy for nephrotic syndrome in children. Cochrane
Database Syst Rev. 2008; 1: CD002290.
3. Hodson EM, Craig
JC. Therapies for steroid –resistant nephrotic syndrome. Pediatr Nephrol 2008;
23: 1391-1394
4.Kidney Disease:
Improving Global Outcome (KIDIGO) Glomerulonephritis Work Group. KIDIGO
Clinical Practice Guideline for Glomerulonephritis. Kidney Int, 2012; 2:
231-232
5. Yap HK, Aragon ET,
Resontoc LPR, Yeo WS. Management of Childhood Nephrotic Syndrome. Pediatric
Nephrology. On-The-Go, 2012; 19: 122-135. Edited by: Hui Kim Yap, Isaac
Desheng Liu, Woo Chiao Tay.
BỆNH
LUPUS ĐỎ HỆ THỐNG Ở TRẺ EM
1. ĐỊNH NGHĨA
Lupus ban đỏ hệ thống
là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống
và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu
tố chính quyết định tiên lượng, tử vong.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Hỏi bệnh
- Các yếu tố khởi
phát: nhiễm trùng, stress, thuốc (sulfonamides, isoniazide, hydralazin…)
- Tiền căn: xuất
huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết miễn dịch, các bệnh thận như viêm cầu
thận cấp, hội chứng thận hư…, gia đình có ai bệnh lupus?
- Các triệu chứng:
sốt, đau cơ, sưng khớp…
2.2. Thăm khám:
Khám toàn diện để
đánh giá tổn thương các cơ quan ngoại vi cũng như nội tạng.
2.3. Thực hiện các
xét nghiệm a. Xét nghiệm giúp chẩn đoán
- Công thức máu, VS,
CRP, điện di đạm máu.
- ANA, LE cell, C3
C4, VDRL.
- Các tự kháng thể
khác: anti-Sm, anti-Ro, anti-dsDNA...
b. Xét nghiệm đánh
giá tổn thương các cơ quan: Tùy cơ quan bị tổn thương
- X quang phổi, ECG,
Echo tim màu, Điện não đồ, chọc dò tủy sống, soi đáy mắt.
- Chức năng thận,
tổng phân tích nước tiểu, cặn lắng nước tiểu.
- Sinh thiết thận:
Các trường hợp có tiểu đạm, tiểu máu.
2.4. Chẩn đoán:
Chẩn đoán lupus ban
đỏ hệ thống dựa vào tiêu chuẩn phân loại của hội thấp học Mỹ 1982 được xem xét
và bổ sung lại năm 1997 .
a. Chẩn đoán Lupus
ban đỏ hệ thống: Khi có ít nhất 4 trong 11 triệu chứng sau:
1. Ban cánh bướm:
Hồng ban phẳng hoặc gờ trên mặt da, đối xứng hai bên cánh mũi và xương gò má
(giống hình cánh bướm).
2. Ban dang đĩa: Mảng
hồng ban gờ với thâm nhiễm sắc tố và nốt phỏng; sẹo mất sắt tố trong tổn thương
kéo dài.
3. Tăng cảm thụ với
ánh sáng: Ban ở mặt khi tiếp xúc ánh nắng (thăm khám hoặc hỏi bệnh sử).
4. Loét miệng: Loét
miệng hoặc mủi họng, thường không đau
5. Viêm khớp: tổn
thương ≥ 2 khớp ngoại biên, đặc trưng bởi sưng, đỏ, phù nề và tràn dịch khớp
6. Viêm màng phổi,
viêm màng tim.
Viêm màng phổi: Bệnh
sử có đau và tiếng cọ màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
Viêm màng ngoài tim:
Tiếng cọ màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng tim không tơ huyết (X-quang, siêu
âm, điện tim).
7. Tổn thương thận:
Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện sau:
+ Protein niệu dai
dẳng > 0,5g/ngày hoặc > (+++) nếu không định lượng được.
+ Tế bào niệu: Hồng
cầu niệu hoặc bạch cầu niệu (không có dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu).
+ Trụ tế bào: Trụ
hồng cầu, trụ hạt, trụ ống thận hay hỗn hợp.
8. Tổn thương thần
kinh
- Co giật hoặc
- Rối loạn tâm thần,
rối loạn nhận thức, viêm đa dây thần kinh không do các nguyên nhân khác
9. Rối loạn huyết
học: Có thể gặp 1 trong các biểu hiện sau
- Thiếu máu huyết tán
tăng hồng cầu lưới hoặc
- Giảm bạch cầu <
4.000/mm3 hoặc giảm lymphocyte
< 1.500/mm3 hoặc
- Giảm tiểu cầu <
100.000/mm3 không do thuốc
10. Rối loạn miễn
dịch: có thể gặp
- Kháng thể
Anti-DsDNA dương tính hoặc
+ Xuất hiện các tự
kháng thể: anti Sm, anti RNP, anti Rh, anti La hoặc
+ Kháng thể
anti-phospholipid dương tính
- Bất thường kháng
thể IgG, IgM anticardiolipin.
- Lupus anticoagulant
dương tính.
- Phản ứng giả giang
mai (VDRL) dương tính kéo dài > 6 tháng.
11. Kháng thể kháng
nhân dương tính (ANA)
b. Chẩn đoán viêm
thận lupus:
Khi bệnh nhân được
chẩn đoán lupus có một trong các biểu hiện sau:
- Protein niệu ≥0,3 g/ngày/
1,73m2 hoặc Up/c ≥ 0,02 g/mmol
- Đái máu đại thể
hoặc vi thể.
- Mức lọc cầu thận
giảm (<90 ml/phút/1,73m2)
Bệnh nhân có viêm
thận + không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus, nhưng sinh thiết thận có lắng đọng
đầy đủ các phức hợp miễn dịch (fullhouse) thì vẫn được chẩn đoán viêm thận Lupus.
3. SINH THIẾT THẬN VÀ
PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC
a. Chỉ định: Tất cả
bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận Lupus.
b. Phân loại theo
sinh thiết:
Phân loại mô bệnh học
viêm thận do lupus theo phân loại của hiệp hội thận học quốc tế/hiệp hội mô
bệnh học thận năm 2003 gồm 6 nhóm:
- Nhóm I : Tổn thương
gian mạch tối thiểu.
- Nhóm II : Viêm cầu
thận tăng sinh gian mạch.
- Nhóm III : Viêm cầu
thận tăng sinh cục bộ.
- Nhóm IV : Viêm cầu
thận tăng sinh lan tỏa.
- Nhóm V : Viêm cầu
thận màng.
- Nhóm VI : Xơ thận.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Biện pháp chung:
Nghỉ ngơi, dùng màn
chắn nắng, giáo dục và tư vấn tình trạng bệnh, chủng ngừa, điều trị nhiễm
trùng.
4.2. Điều trị tổn
thương ngoài thận:
a. Điều trị nhóm
triệu chứng ngoại biên: Da niêm, cơ, khớp:
- Thuốc kháng viêm
nonsteroid: dùng trong điều trị viêm khớp, đau khớp,đau cơ. Thuốc thường dùng
là Ibuprofen (Naproxen R) liều 10-20 mg/kg/ngày
chia 2 lần ngày, thời gian dùng có thể 2-3 tháng. Ngoài ra có thể dùng
Aspirine. Thuốc kháng viêm nonsteroid nên tránh dùng khi bệnh nhi bị viêm thận.
- Thuốc chống sốt rét
(hydroxychloroquine hay chloroquine) điều trị tổn thương da, mệt mỏi, viêm
khớp, đau khớp. Liều dùng hydroxychloroquine 7mg/kg/ngày (liều tối đa 200mg) và
chloroquine 4mg/kg/ngày. Thời gian dùng mỗi đợt ít nhất là 3 tháng. Chú ý tác
dụng phụ lên võng mạc do đó nên khám mắt toàn diện trước khi dùng thuốc và định
kỳ mỗi 6 tháng.
- Có thể phối hợp với
corticoid liều thấp trong điều trị viêm da, viêm khớp, viêm cơ nếu không đáp
ứng với các thuốc điều trị trên. Liều prednisone thấp 0,35-0,5 mg/kg/ngày,
thường điều trị đợt đầu tiên là 4 tuần sau đó sẽ giảm liều prednisone.
b. Các biểu hiện
ngoài thận nặng hơn:
Có thể đe dọa tính
mạng như viêm khớp không đáp ứng với kháng viêm non steroid, viêm não hay tổn
thương thần kinh trung ương, viêm đa màng thanh dịch, tổn thương ở phổi, thiếu
máu tán huyết: dùng corticoid liều cao, có thể dùng đường uống 2mg/kg/ngày hay
thường dùng methylprednisolon truyền tĩnh mạch 1000mg/1,73 m2 DTCT (tối đa 1g/liều)
3 ngày và sau đó chuyển sang prednison uống 1 mg/kg/ngày. Thời gian tấn công
tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, đáp ứng lâm sàng cũng như xét nghiệm, Thường
tấn công 4-6 tuần, sau đó giảm liều.
c. Thuốc độc tế bào:
Cyclophosphomide
truyền tĩnh mạch chỉ định khi viêm mạch máu, xuất huyết phổi, bệnh lý thần kinh
trung ương không đáp ứng sau 3 liều tấn công methyl prednisolone. Chú ý khi
bệnh nhi có biểu hiện thần kinh phải loại trừ viêm màng não, lao màng não trước
khi chẩn đoán do bệnh lupus đỏ hệ thống
4.3.Điều trị tổn
thương thận do lupus:
Dựa vào kết quả sang
thương giải phẫu bệnh và mức độ hoạt tính của bệnh trên lâm sàng:
a. Nhóm I: không điều
trị đặc hiệu, điều trị các triệu chứng ngoài thận (viêm khớp, sốt, triệu chứng
da, niêm mạc).
b. Nhóm II:
- Protein niệu <
1g/ngày điều trị theo triệu chứng ngoài thận.
- Protein niệu >
3g/ngày: corticosteroid hoặc coiticoid và cyclosporine.
+ Prednisolon 0,5 –
1g/kg/ngày (tối đa 60mg) trong thời gian 1 – 3 tháng.
Sau đó tùy đáp ứng
lâm sàng mà dùng liều 5 – 10mg trong 2 – 2,5 năm.
+ Cyclosporin 3 – 5mg/kg/
ngày cho 1 – 2 năm.
c. Nhóm III/IV có tổn
thương hình liềm
i) Phác đồ kết
hợp Corticoid và Mycophenolate-Calcineurin inhibitors - (CNI)
* Corticosteroids:
- Methylprednisolone
tĩnh mạch trong 3 ngày/1 tháng x 6 tháng, liều 30 mg/kg/ngày hoặc 1g/1.73 m2 DTCT (tối đa 1g).
- Uống prednisolone
liều bắt đầu 1,0 mg/kg/ngày (tối đa 60mg), và giảm 5mg/ngày/tháng sau mỗi liều
methylprednisolone tĩnh mạch, tùy thuộc tình trạng bệnh.
- Giảm prednisolone
nên tiếp tục hàng tháng trong 12 tháng, có thể chuyển uống cách nhật nếu
protein niệu <0.3 g/ngày/1.73m2 và xét nghiệm máu thuyên giảm (C3, C4 bình
thường).
* Mycophenolate
mofetil (MPA)
- Uống MPA bắt đầu
cùng với methylprednisolone tĩnh mạch
- Liều: 600mg/m2/12 giờ (15-23 mg/kg/12
giờ) x 2 lần /ngày. Tối đa 1g/12 giờ.
- Theo dõi công thức
máu hàng tháng. Ngừng thuốc nếu bạch cầu trung tính <1.5x109/L.
* Calcineurin
inhibitors (CNI) Cyclosporine A (CsA) và Tacrolimus (Tac)
- Thêm CsA hay Tac
nếu protein niệu dai dẳng (>1g/ngày/1.73m2) sau 3 tháng điều trị, với điều
kiện creatinine hay mức lọc cầu thận bình thường.
- Liều:
+ CsA: 3-6 mg/kg/ngày
chia 2 lần để đạt ngưỡng nồng độ điều trị 150-200 µg/L
+ Tac: 0.2 mg/kg/ngày
chia 2 lần/ngày để đạt được ngưỡng nồng độ 8- 10µg/L
- Có thể ngừng CNI
sau khi điều trị 3-6 tháng nếu đạt được thuyên giảm
ii) Phác đồ corticoid
và cyclophosphamide tĩnh mạch (IVCYC) liều cao: Corticosteroids: (giống phần
c.i)
Cyclophosphamide tĩnh
mạch 500-1000 mg/m2 hàng tháng trong 6 tháng, sau đó duy trì:
- Cyclophophamide
tĩnh mạch 3 tháng/lần x 24 tháng hoặc
- Uống azathioprine
2-2,5 mg/kg/ngày hoặc
- Uống mycophenolate
mofetil 600 mg/m2/1 lần x 2 lần/ngày (tối đa 1g/12 giờ)
Lọc huyết tương
- Chỉ định: các bệnh
nhân có biểu hiện bệnh huyết khối vi mạch
- Liều: 5-10 lần phụ
thuộc đáp ứng của bệnh nhân
+ Sự thuyên giảm của
thiếu máu tan máu trong lòng mạch
+ Chỉ số hoạt động
của SLE thuyên giảm
+ Hồi phục chức năng
thận
c. Lọc huyết tương
nên chỉ định đồng thời với phác đồ lựa chọn ức chế miễn dịch
Rituximab
- Chỉ định trong bệnh
nhân viêm thận lupus không cải thiện hoặc xấu đi sau 6 tháng của điều trị.
- Liều: Rituximab 375
mg/m2/2 tuần trong 4 tuần
- Uống co-trimoxazole
3mg/kg/liều cách nhật trong 6 tháng để phòng nhiễm pneumocystis carini.
d. Nhóm III/IV không
có tổn thương hình liềm
Điều trị giống phát
đồ nhóm III/IV có tổn thương hình liềm, tuy nhiên liều methylprednisolone có
thể ít hơn tùy theo đáp ứng lâm sàng và có thể sử dụng thêm phát đồ IVCYC liều
thấp.
e. Nhóm V
i) Phác đồ kết hợp
Corticoid và mycophenolate – CNI:
- Corticosteroids:
(xem phần 3.1a), tuy nhiên liều Methylprednisolone tĩnh mạch có thể ít hơn 6
tháng phụ thuộc đáp ứng lâm sàng
- Mycophenolate
mofetil (MPA)
Uống MPA cùng với
methylprednisolone tĩnh mạch.
Liều: 600mg/m2 /12 giờ (15-23 mg/kg/12
giờ) x 2 lần /ngày. Tối đa 1g /12 giờ.
- Calcineurin
inhibitors (CNI) (xem phần 3.1c)
ii) Phác đồ
cyclophospamide liều cao Corticosteroids
- Uống Prednisolon
1.0 mg/kg/ngày (tối đa 60mg/ngày).
- Giảm 5 mg/ngày hàng
tháng, phụ thuộc tình trạng bệnh đến liều thuốc tối thiểu kiểm soát bệnh.
Cyclophosphamide tĩnh
mạch 500-1000 mg/ m2/1 tháng x 6 tháng,
sau đó:
- Uống azathioprine
2mg/kg/ngày hoặc
- Uống mycophenolate
mofetil 600 mg/m2/1 lần x 2 lần/ngày
(tối đa 1g /12 giờ)
f. Nhóm VI: điều trị
triệu chứng ngoài thận và điều trị thay thế thận
4.4. Điều trị hỗ trợ
a. Hydroxychloroquin
- Liều: 6.5 mg/kg/ngày
(tối đa 300 mg)
- Chống chỉ định:
Bệnh nhân thiếu G6PD vì nguy cơ tan máu
- Sàng lọc bệnh lý
võng mạc hàng năm:
Bất thường thị lực,
màu sắc, nhìn mờ, quáng gà.
Bệnh sắc tố võng mạc
có thể hồi phục nếu phát hiện sớm.
b. Điều trị protein
niệu
- Bệnh nhân với
protein niệu ≥ 0.5 g/ngày/1.73m2 nên được điều trị ức chế men chuyển (ACEI) và
/hoặc ức chế thụ thể angiotensin (ARB)
- Chống chỉ định ở
phụ nữ có thai c. Kiểm soát huyết áp
- Kiểm soát huyết áp
tốt là cần thiết để làm chậm tiến triển bệnh thận mạn.
- Mục tiêu của kiểm
soát huyết áp:
+ Tuổi <18: <90
đơn vị bách phân
<50 đơn vị bách
phân nếu protein niệu >1 g/ngày/1.73m2
+ Tuổi ≥18: <130/80
mmHg
< 125/75 mmHg nếu
protein niệu >1g/ngày/1.73m2
d. Kiểm soát tăng
lipid máu
Statin nên chỉ định ở
những bệnh nhân có LDL cholesterol >3.36 mmol/L
Lựa chọn loại
Statins: Lovastatin hoặc atorvastatin hoặc simvastatin (lưu ý nguy cơ tiêu cơ,
đặc biệt nếu dùng cùng CNI).
e. Tránh dùng thuốc
kháng viêm non-steroid nếu chức năng thận giảm (mức lọc cầu thận dưới 90 ml/phút/1.73m2
SUY
THẬN CẤP
1. ĐẠI CƯƠNG
Tình trạng suy cấp
tính chức năng thận gây ứ đọng nitrogen và nước gây rối loạn điện giải, toan
kiềm, rối loạn đông máu.
1.1. Nguyên nhân
- Trước thận: Giảm
tưới máu thận như sốc, mất nước, thiếu oxy, tắc nghẽn mạch máu thận.
- Tại thận: Tổn
thương nhu mô thận như hoại tử ống thận cấp, viêm cầu thận, hội chứng tán huyết
urê huyết cao, ong đốt.
- Sau thận: Tắc nghẽn
đường niệu.
Thường ở trẻ em
nguyên nhân gây suy thận cấp thường gặp là trước thận do mất nước, sốc nhiễm
trùng, hoặc sau viêm cầu thận cấp.
1.2. Biến chứng suy
thận cấp
- Quá tải dịch và cao
huyết áp gây suy tim, phù phổi cấp.
- Rối loạn nhịp tim
do tăng kali máu.
- Toan chuyển hóa.
- Não: Co giật, hôn
mê do rối loạn điện giải, urê huyết cao.
- Xuất huyết tiêu
hóa.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh
- Tiền sử: bệnh thận,
dị dạng đường niệu, sỏi thận.
- Dùng thuốc độc
thận, đặc biệt nhóm Aminoglycosides.
- Bệnh sử: phù, tiểu
máu (viêm cầu thận cấp).
- Ói, sốt, tiêu chảy,
côn trùng đốt.
- Thiểu niệu :
<1ml/kg/giờ
- Vô niệu: < 0,5ml/kg/ngày.
- Sốc.
b. Khám lâm sàng
- Dấu hiệu sinh tồn,
tri giác.
- Dấu hiệu quá tải:
khó thở, ran phổi, nhịp Gallop, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
- Dấu hiệu mất nước:
khát, mắt trũng, dấu véo da mất chậm.
- Phù, báng bụng.
- Khám: tim, phổi,
thận.
- Phát ban đặc hiệu
hình cánh bướm trong lupus, ban máu dạng thấp, dấu hoại tử da do ong đốt.
c. Cận lâm sàng
- CTM, đếm tiểu cầu,
ion đồ, urê, creatinine.
- Nước tiểu: TPTNT,
tỉ trọng, natri và creatinine, osmolarity nếu được.
- Tính khả năng bài
xuất natri từng phần (FeNa).
FeNa (%) = [(UNa X PCr)/(PNa X UCr)] x 100
UNa: Nồng độ natri nước
tiểu, UCr: nồng độ creatinine
nước tiểu
PCr: Nồng độ creatinine
máu, PNa: Nồng độ natri máu
|
Thiếu
dịch
|
Hoại
tử ống thận cấp
|
Natri nước tiểu
(mEq/L)
|
<
20
|
>
45
|
Osmol nước tiểu
(mosmol/kg)
|
>
500
|
350
|
Tỉ trọng nước tiểu
|
>
1,020
|
<
1,015
|
FeNa (%)
|
<
1
|
>
1
|
- ECG: dấu hiệu tăng
kali máu, rối loạn nhịp, dấu hiệu dày thất trái.
- Siêu âm thận và hệ
niệu: kích thước thận, cấu trúc chủ mô thận, đường niệu.
- Đông máu toàn bộ
khi rối loạn đông máu.
- X quang phổi, khí
máu khi có suy hô hấp.
- UIV thường chỉ định
để tìm nguyên nhân suy thận sau thận nhưng chỉ thực hiện sau giai đoạn suy
thận.
- Sinh thiết thận
trong các trường hợp nghi bệnh cầu thận khi tình trạng cho phép.
2.2. Chẩn đoán suy
thận cấp
i) Tiêu chuẩn chẩn
đoán tổn thương thận cấp theo AKIN (Acute Kidney Injury Network)
- Giảm đột ngột chức
năng thận (trong 48 giờ), được xác định bởi tăng tuyệt đối Creatinin huyết
thanh (SCr) > 0,3 mg/ dl (hoặc 26,4 µmol /l)
- Mức độ tăng SCr
trên 50% (1,5 giá trị nền) Hoặc
- Giảm bài niệu <
0,5 ml/kg/giờ trong 6giờ
ii) Phân loại AKI:
Tiêu chuẩn phân loại
AKI theo pRIFLE dựa trên độ thanh thải creatinine (GFR) (công thức Schwartz) và
lượng nước tiểu (urine output).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị
- Loại trừ và điều
trị nguyên nhân suy thận cấp trước và sau thận.
- Điều chỉnh rối loạn
nước, điện giải, toan máu.
- Kiểm soát huyết áp.
- Xác định và điều
trị nguyên nhân.
- Dinh dưỡng: Hạn chế
đạm.
3.2. Điều trị ban đầu
Loại trừ nguyên nhân
suy thận cấp trước và sau thận rất quan trọng vì suy thận trước và sau thận nếu
được xử trí kịp thời sẽ hồi phục nhanh nhưng cũng dễ chuyển sang suy thận tại
thận nếu xử trí không đúng và kéo dài.
a. Điều trị suy thận
cấp sau thận
Hội chẩn ngoại niệu
để phẫu thuật điều trị nguyên nhân và giải áp.
b. Loại trừ và điều
trị suy thận cấp trước thận
Bệnh nhân có dấu hiệu
mất nước hoặc không có bằng chứng quá tải có thể xem như suy thận trước thận và
bắt đầu điều trị với Normal saline hoặc Lactate Ringer chảy nhanh 20 mL/kg
trong 1 giờ. Trong trường hợp khó chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước và tại
thận thì căn cứ FeNa, tuy nhiên kết quả xét nghiệm thường trễ vì thế nên đo
CVP, nếu CVP thấp (< 4cm H2O) chứng tỏ suy thận cấp nguyên nhân trước
thận. Nếu đáp ứng tốt sau khi truyền dịch bệnh nhân sẽ cải thiện và có nước
tiểu. Nếu vẫn chưa tiểu và không có dấu hiệu quá tải có thể lặp lại dung dịch
điện giải lần thứ hai 10-20 mL/kg/giờ.
Trong trường hợp
không còn dấu thiếu dịch mà vẫn chưa tiểu có thể cho Furosemide TMC 2 mg/kg.
Nếu không đáp ứng lặp lại Furosemide liều thứ hai 4-10 mg/kg, dùng qua bơm tiêm
tốc độ < 4 mg/phút để giảm nguy cơ độc tai. Sau đó nếu vẫn không tiểu thì
xem như suy thận cấp tại thận và không được tiếp tục Furosemide.
c. Điều trị suy thận
cấp tại thận
- Hạn chế dịch: chỉ
bù lượng nước mất không nhận biết
- Đang có dấu hiệu
quá tải: tạm thời không cho thêm dịch.
- Không dấu quá tải:
- Lượng dịch 300 - 400
mL/m2 da/24 giờ hoặc 1/5
lượng dịch cơ bản cộng thêm lượng nước tiểu và nước mất khác (ói, tiêu chảy…)
- Cần đánh giá lại
bilan xuất nhập mỗi 12 giờ để điều chỉnh lượng dịch cho vào
- Điện giải: hạn chế
cung cấp natri 1-2 g/ngày, không cho kali ngoại trừ kết quả ion đồ và ECG có
dấu hiệu hạ kali máu.
- Lượng dịch tốt nhất
nên cung cấp qua đường uống hay qua sonde dạ dày.
- Giảm natri máu
thường do pha loãng và chỉ cần hạn chế dịch.
- Tăng kali máu: xem
phác đồ rối loạn điện giải.
- Cao huyết áp: xem
phác đồ cao huyết áp.
- Toan máu: chỉ bù
bicarbonate khi toan máu nặng có pH <7,2 và không có dấu hiệu quá tải. Có
thể bù qua đường uống.
- Truyền máu: thiếu
máu trong suy thận cấp thường nhẹ là hậu quả của pha loãng máu và thường không
cần truyền máu, ngoại trừ các trường hợp tán huyết với mức Hemoglobine <7g%
có thể xem xét chỉ định truyền máu nhưng nên lưu ý nguy cơ quá tải khi truyền
máu. Nếu có chỉ định nên truyền hồng cầu lắng 5-10 mL/kg với tốc độ thật chậm
trong 3-4 giờ. Nếu bệnh nhân thiếu máu kèm dấu quá tải có chỉ định chạy thận
thì chỉ nên truyền máu trong lúc chạy thận nhân tạo.
- Tránh dùng các
thuốc độc thận và điều chỉnh liều lượng, khoảng cách các liều thuốc tùy theo độ
thanh thải creatinine. Không giảm liều ở liều đầu tiên.
- Dinh dưỡng: chế độ
ăn suy thận (hạn chế đạm, ít natri và kali), năng lượng cung cấp chủ yếu bằng
carbonhydrate và lipide (bột Borst cải biên) và hạn chế dịch.
3.3. Chỉ định lọc
thận hay thẩm phân phúc mạc
- Quá tải (suy tim,
phù phổi cấp, cao huyết áp).
- Tăng kali máu nặng
> 7 mEq/L và không đáp ứng điều trị nội khoa.
- Toan hóa máu không
cải thiện với Bicarbonate.
- Hội chứng urê huyết
cao: Rối loạn tri giác, ói, xuất huyết tiêu hóa, Urê máu > 100 mg% và/hoặc
creatinine ở trẻ nhũ nhi >4,5 mg%, trẻ nhỏ >6,8 mg% và trẻ lớn > 9
mg%.
Hiện nay phương pháp
lọc thận được chọn do có nhiều ưu điểm: hiệu quả nhanh đặc biệt trong trường
hợp quá tải, thời gian thực hiện ngắn, ít nguy cơ nhiễm trùng so với thẩm phân
phúc mạc. Tuy nhiên do điều kiện còn hạn chế, các trường hợp cân nặng < 15
kg sẽ được thẩm phân phúc mạc.
Lọc máu liên tục
(hemofiltration) có nhiều ưu điểm hơn phương pháp lọc thận (hemodialysis) trong
những trường hợp huyết động học không ổn định. Vì thế hemofiltration được
khuyến cáo trong trường hơp nhiễm trùng huyết kèm tiểu ít > 24 giờ hoặc
Creatinine > 4 mg% hoặc Creatinine tăng nhanh trên 1 mg%/ngày
Trong điều kiện chưa
có khả năng ghép thận cho trẻ em chỉ nên lọc thận các trường hợp suy thận cấp
và không lọc thận ở đợt cấp của suy thận mạn hoặc giai đoạn cuối của bệnh hệ
thống.
4. THEO DÕI
- Dấu hiệu sinh tồn,
dấu hiệu quá tải, hội chứng urê huyết cao, cân nặng mỗi ngày.
- Theo dõi bilan nước
xuất (phân, nước tiểu, ói), nhập (uống, truyền dịch) mỗi ngày.
- Ion đồ, urê,
creatinine mỗi ngày.
- TPTNT mỗi 2 ngày
Diễn tiến tốt khi
bệnh nhân tiểu được, giảm creatinine máu. Khi đó cần cung cấp thêm lượng dịch
mỗi ngày.
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cớ
|
Furosemide nếu cho
sớm có giá trị trong suy thận cấp có tác dụng làm giảm nhu cầu lọc thận và
biến chứng nhưng không thay đổi được tiên lượng bệnh
|
II
Critical
care clinics, 1997
|
Hiện tại chưa có
bằng chứng cho thấy
Dopamine có lợi
trong xử trí suy thận cấp
|
II
Critical
care clinics, 1997
|
Chỉ định chạy thận
nhân tạo:
· Có triệu chứng lâm sàng của tăng
urê huyết.
· Quá tải không đáp ứng với điều trị
bảo tồn.
· Tăng kali máu hoặc toan chuyển hóa
nặng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
· BUN>100–150mg/dL hay
creatinin>8–10 mg/dL.
|
II
The
Kidney, Sixth Edition
2000
|
LƯU
ĐỒ XỬ TRÍ SUY THẬN CẤP
BỆNH
THẬN MẠN (CKD)
1.ĐẠI CƯƠNG
Bệnh thận mạn bao gồm
các giai đoạn của bệnh thận từ giai đoạn sớm khi mức lọc cầu thận chưa giảm,
đến giai đoạn cuối của bệnh khi bệnh nhân đòi hỏi các biện pháp điều trị thay
thế. Bệnh thận mạn nếu được phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ thì việc điều trị
sẽ mang lại kết quả tốt, làm chậm sự tiến triển của xơ hóa cầu thận, làm chậm
sự tiến triển tới giai đoạn cuối
2. DỊCH TỄ
Bệnh thận mạn có thể
gặp ở mọi lứa tuổi.Tỷ lệ mắc mới của bệnh thận mạn giai đoạn cuối của trẻ em
dưới 15 tuổi hàng năm trên toàn thế giới khác nhau tùy từng nước. Trung bình tỷ
lệ mắc mới khoảng 5-6 trẻ dưới 15 tuổi/1 triệu trẻ
3. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân hay gặp
gây ra bệnh thận mạn lag cạc dị dạng thận tiết niệu (thận đa nang, van niệu đạo
sau, bàng quang thần kinh.. ), bệnh cầu thận (viêm thận lupus, hội chứng thận
hư ..)
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh
- Bệnh thận đã có
như: hội chứng thận hư, viêm cầu thận, lupus có tổn thương thận, nhiễm trùng
tiểu tái phát.
- Dị tật đường tiết
niệu: thận ứ nước, thận đôi...
- Bệnh lý thận có
tính gia đình: thận đa nang, sỏi thận, bệnh lý ống thận.
- Chán ăn, mệt mỏi,
xanh xao, nhức đầu, buồn nôn, tiểu nhiều, rối loạn đi tiểu, chậm phát triển
b. Khám lâm sàng: tìm
các dấu hiệu:
- Thiếu máu.
- Suy dinh dưỡng, gầy
yếu.
- Chậm phát triển,
còi xương.
- Cao huyết áp.
- Suy tim, tràn dịch
màng tim.
- Tiểu máu.
- Phù.
c. Đề nghị xét nghiệm
- Xét nghiệm thường
qui:
+ Urê, creatinine,
Ion đồ.
+ Công thức máu.
+ Xét nghiệm nước
tiểu.
+ Siêu âm bụng khảo
sát kích thước thận, cấu trúc của vỏ và tủy thận, các dị dạng tiết niệu.
+ X quang phổi &
ECG.
- Xét nghiệm tìm
nguyên nhân:
+ Xét nghiệm máu: C3,
C4, kháng thể kháng nhân khi nghĩ đến bệnh tự miễn.
+ Chụp xạ hình thận
DMSA, DTPA khảo sát chức năng thận còn lại.
+ Sinh thiết thận:
chỉ cho phép quan sát sang thương ban đầu khi GFR > 40 ml/1.73 m2/phút.
Ước lượng mức lọc cầu
thận (MLCT) bằng creatinine máu với công thức Schwartz.
MLCT
=
MLCT thay đổi theo
tuổi, giới , kích thước cơ thể ,MLCT tăng từ lúc trẻ nhỏ và đạt gần như người
lớn khi trẻ 2 tuổi.
Bảng
1. MLCT bình thường ở trẻ em và hệ số K
Tuổi/
giới
|
Hệ
số K
|
MLCT
(ml/phút/
1,73m2 cơ thể)
|
1 tuần tuổi (nam/nữ)
|
29,2
|
40,6
± 14,8
|
2 => 8 tuần tuổi
(nam/ nữ)
|
39,78
|
65,8
± 24,8
|
2 tuần => 2 tuổi
(nam/ nữ)
|
39,78
|
95,7
± 21,7
|
2 tuổi => 12
tuổi (nam/ nữ)
|
48,6
|
133,0
± 27
|
13 => 21 tuổi
(nữ)
|
48,6
|
126
± 22
|
13=> 21 tuổi
(nam)
|
61,88
|
140
± 30
|
4.2. Chẩn đoán xác
định dựa vào tiêu chuẩn sau
- Thận bị tổn thương
kéo dài ít nhất 3 tháng do các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thận
có thể có hoặc không có giảm mức lọc cầu thận (MLCT), biểu hiện bởi 1 hoặc
nhiều dấu hiệu như bất thường trong các thành phần của máu hoặc nước tiểu, bất
thường trong chẩn đoán hình ảnh, bất thường trên giải phẫu bệnh.
- Mức lọc cầu thận
<60 mL /min /1.73 m2 trong 3 tháng kèm theo có hoặc không có các
dấu hiệu của tổn thương thận mô tả ở trên
4.3. Chẩn đoán giai
đoạn
Theo NKF/KDOQI
guideline bệnh thận mạn được chia làm 5 giai đoạn (Bảng 2)
Giai
đoạn bệnh
|
MLCT(
ml/ phút/ 1,73 m2 da cơ thể)
|
Giai
đoạn 1
|
>
90
|
Giai
đoạn 2
|
60
=> 89
|
Giai
đoạn 3
|
30
=> 59
|
Giai
đoạn 4
|
15
=> 29
|
Giai
đoạn 5
|
<
15
|
Tuy nhiên với trẻ nhỏ
hơn 2 tuổi thì không sử dụng được bảng phân loại này, vì trẻ nhỏ hơn 2 tuổi có
MLCT thấp khi chuẩn theo diện tích da cơ thể. Ở những trẻ này sẽ tính toán MLCT
(dựa vào creatinin huyết tương) và so sánh với MLCT thích hợp theo tổi để đánh
giá sự suy giảm chức năng thận.
4.4. Chẩn đoán phân
biệt giữa suy thận cấp và đợt cấp của suy thận mạn
Các
biểu hiện
|
Suy
thận cấp
|
Đợt
cấp suy thận mạn
|
Thiếu máu mạn
|
Không có
|
Có
|
Ảnh hưởng lên các
cơ quan (tim, xương)
|
Không có
|
Có
|
Siêu âm bụng
|
Kích thước thận: BT
hoặc to
Cấu trúc chủ mô
thận thay đổi nhẹ.
|
Kích thước thận:
teo nhỏ. Mất cấu trúc chủ mô thận.
|
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều
trị
- Điều trị nguyên
nhân
- Cung cấp một tình
trạng dinh dưỡng tối ưu.
- Giảm và điều trị
các biến chứng.
Khuyến cáo của NKF-K/DOQI
trong điều trị CKD
Giai
đoạn
|
GFR
(ml/min/1.73m2)
|
Biểu
hiện
|
1
|
≥90
|
Điều trị chủ yếu là
để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận mạn, giảm nguy cơ của bệnh tim
mạch.
|
2
|
60-89
|
Đánh giá tiến triển
của CKD
|
3
|
30-59
|
Đánh giá và điều
trị biến chứng
|
4
|
15-29
|
Chuẩn bị lọc máu,
TPPM or ghép thận
|
5
|
<15
(hoặc là giai đoạn lọc máu)
|
Lọc máu, TPPM or
ghép thận
|
5.2. Điều trị cụ thể
a. Dinh dưỡng
Nguyên tắc chung:
- Đảm bảo đầy đủ năng
lượng.
- Hạn chế protein:
chỉ cần khi GFR < 20 ml/1.73 m2/phút.
- Chế độ ăn giàu can
xi, ít phosphate.
b. Điều chỉnh rối
loạn nước và điện giải
- Nếu suy thận chưa
đến giai đoạn cuối thì hạn chế muối nước hiếm khi cần thiết. Hạn chế muối nước
khi bệnh nhân có phù, cao huyết áp, suy tim. Có thể dùng lợi tiểu Furosemide 1
– 4 mg/kg/ngày nếu không đáp ứng với hạn chế muối.
- Nếu giảm Natri do
mất qua đường tiểu sẽ bù Natri theo nhu cầu và theo dõi sát cân nặng, huyết áp,
phù và lượng Natri bài tiết qua nước tiểu.
- Thường không cần điều
chỉnh Kali nhiều. Nếu có tăng Kali sẽ điều trị tăng Kali máu
c. Điều trị bệnh lý
xương do thận
- Hạn chế phosphat
trong chế độ ăn và dùng thuốc giảm phosphate sau các bữa ăn như Calcium
carbonate, Calcium acetate khi mức phosphat máu > 3 mEq/l
- Nếu can xi còn giảm
mặc dù phosphate bình thường sẽ bổ sung Can xi nguyên tố 10-20mg/kg/ngày hay
500 –1000mg/ngày
- Nếu can xi máu còn
thấp với cách điều trị trên hay có biểu hiện loãng xương trên Xquang sẽ dùng
1,25-dihydroxy – vitamine D (Calcitriol) với liều bắt đầu 0.15/kg/ngày.
d. Điều trị toan
chuyển hóa
Khi Bicarbonat
<20mEq/l có chỉ định bù Bicarbonat đường uống.
e. Điều trị cao huyết
áp
- Nguyên tắc điều trị
giống như những trường hợp cao huyết áp khác.
- Khuyến cáo dùng hai
loại hạ áp: ức chế men chuyển, ức chế calcium.
Lưu ý giai đoạn cuối
kali máu tăng nên thận trong khi dùng thuốc ức chế men chuyển
f. Điều trị thiếu máu
- Chỉ định truyền máu
rất hạn chế, chỉ truyền khi lâm sàng có triệu chứng thiếu máu nặng và thật thận
trọng khi truyền. Chỉ truyền hồng cầu lắng và khi Hb < 6g%.
- Erythropoietin được
chỉ định khi có triệu chứng thiếu máu mạn với liều: 50 – 100 đơn vị/kg x 3 lần/tuần,
tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Liêu tối đa có thể lên đến 240UI/kg/liều x 3 lần/ 1
tuần. Khi Hb đại được 11 g/dl duy trì liều 100 - 300 UI/kg/1 tuần.
g. Dùng thuốc
Không dùng những
thuốc có độc thận, khi dùng các thuốc bài tiết qua thận phải điều chỉnh liều
6. THEO DÕI VÀ TÁI
KHÁM
- Tái khám định kỳ
mỗi 2 tuần – 1tháng hay khi có biến chứng nặng. Theo dõi: chiều cao, cân nặng,
huyết áp, công thức máu, ure, creatinine, điện giải đồ, khí máu, nước tiểu
- Hướng dẫn thân nhân
cách chăm sóc tại nhà.
CHƯƠNG
9: THẦN KINH
NHỨC
ĐẦU Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhức đầu ở trẻ em là
một tình trạng bệnh lý thường gặp, chiếm đến 90% trẻ em ở tuổi học đường. Phần
lớn trẻ em bị nhức đầu không do các nguyên nhân nghiêm trọng. Cũng như người
lớn, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu migrain, nhức
đầu liên quan đến stress (nhức đầu do căng thẳng), cũng có thể mắc chứng nhức
đầu mạn tính.
2. CÁC LOẠI NHỨC ĐẦU
2.1. Nhức đầu cấp
tính
2.1.1. Nhức đầu lan
tỏa
- Nhức đầu lan tỏa
thường gặp trong các trường hợp viêm não, viêm màng não kín đáo hoặc điển hình.
Trong những trường hợp này cần nhập viện để xác định chẩn đoán và điều trị.
- Trong trường hợp
bệnh nhi có sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, việc khai thác bệnh sử
và khám lâm sàng tỉ mỉ sẽ giúp cho chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, không bỏ qua các
trường hợp viêm màng não hoặc viêm não lúc mới bắt đầu.
- Trong trường hợp
không có sốt, cần chú ý đến các nguyên nhân:
+ Tăng huyết áp
+ Chấn thương nội sọ,
chảy máu ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng.
2.1.2. Nhức đầu khu
trú
Thường do các nguyên
nhân như: viêm tai, viêm xoang, đau răng, đau khớp thái dương hàm.
2.2. Nhức đầu cấp
tính tái diễn
2.2.1. Nhức đầu
Migraine
Nhức đầu Migraine có
thể gặp ở trẻ em tuổi học đường. Ở người lớn nhức đầu Migraine thường xuất hiện
vào buổi sáng sớm, trong khi ở trẻ em có thể vào buổi chiều muộn. Cơn nhức đầu
trẻ em thường kéo dài dưới 4 giờ so với người lớn.
Chẩn đoán dựa trên
các tiêu chuẩn kết hợp. Khi có 2 trong số 4 tiêu chuẩn sau:
1. Có tiền sử
Migraine gia đình
2. Có tiền triệu thị
giác, cảm giác hoặc vận động
3. Một bên đầu
4. Kết hợp với buồn
nôn hoặc nôn.
Hoặc 3 trong 7 tiêu
chuẩn sau (thêm 3 tiêu chuẩn cùng 4 tiêu chuẩn trước):
5. Những cơn đau bụng
tiền triệu
6. Tính chất mạch đập
của nhức đầu
7. Dịu đi khi ngủ
Hai thể nhức đầu
Migraine:
Nhức đầu Migraine đơn
thuần,
là thể bệnh thường gặp nhất
- Bệnh đôi khi khởi
phát do một số tác nhân: sự lo lắng, nhiễm nóng, ánh sáng gắt, mất ngủ, thời kỳ
kinh nguyệt, một số thức ăn…
- Nhức đầu thường bắt
đầu đột ngột, theo kiểu mạch đập, nhức đầu ở một bên trong 1/3 số trường hợp, thường
ở vùng trán và lan tỏa.
- Sự tiến triển cơn
có thể kéo dài nhiều giờ. Trẻ mệt mỏi, giảm cân, thường tìm đến chỗ yên tĩnh
hoặc bóng tối.
- Buồn nôn, nôn, đau
bụng thường kết hợp với cơn nhức đầu. Các rối loạn thị giác thường đến trước
hoặc đi cùng với cơn đau. Khám thần kinh không thấy các dấu hiệu tổn thương
thực thể.
Nhức đầu Migaine kết
hợp, thể
bệnh này hiếm gặp
- Chứng đau nửa đầu
có kèm theo liệt nửa thân. Liệt nửa thân thường xuất hiện nhanh, đi cùng với
cơn đau, đôi khi xảy ra trước. Cơn kéo dài trong vài giờ, hiếm hơn có cơn đau
một hoặc hai ngày. Bệnh có tính chất gia đình.
- Một số chứng đau
nửa đầu kết hợp: chứng đau nửa đầu vùng nền sọ, chứng đau nửa đầu vùng mắt, các
thể lú lẫn tâm thần.
2.2.2. Nhức đầu trong
bệnh động kinh, hiếm gặp
- Cơn nhức đầu xuất
hiện, đôi khi như một tiền triệu (xuất hiện trước vài giờ) của cơn động kinh.
Nhức đầu có thể xảy ra ngay sau cơn động kinh.
- Nhức đầu có thể
riêng biệt với cơn động kinh. Ghi điện não đồ trong cơn nhức đầu cho phép xác
định nguyên nhân. Điều trị nhức đầu như động kinh.
- Chẩn đoán giữa
chứng đau nửa đầu và cơn động kinh có thể khó khăn. Chứng đau nửa đầu có thể
dẫn đến cơn thiếu máu não và tạo nên cơn co giật lúc đang đau.
2.2.3. Nhức đầu cụm
(cluster)
- Nhức đầu cụm hiếm
gặp ở trẻ em, gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
- Những cơn nhức đầu
thường bắt đầu ở một bên, xuất hiện đột ngột, cường độ mạnh, không thể chịu
được, trước tiên ở trong và xung quanh mắt, rồi lan nửa mặt, nửa đầu, nửa cổ ở
cùng một phía. Trẻ thường trong trạng thái kích thích và tìm mọi cách để làm
giảm cơn.
Trong cơn, thường
nhận thấy phía bên đau trẻ có tắc mũi, đỏ mặt và đôi khi có hội chứng Claude -
Bernard - Horner (co đồng tử, sụp mi mắt, lồi mắt). Các cơn đau thường tái phát
hàng ngày, trong nhiều giờ, thường cùng một giờ, đặc biệt buổi sáng lúc thức
giấc.
2.2.4. Dị dạng mạch
máu não có thể gây nên các cơn nhức đầu kiểu đau nửa đầu.
2.3. Nhức đầu mạn
tính
Các cơn nhức đầu trở
nên thường xuyên và cường độ đau ngày càng nhiều, cần phải khám cận lâm sàng hỗ
trợ để tìm nguyên nhân.
Tăng áp lực nội sọ
phải được chú ý :
Cơn đau nhiều thường về đêm gần sáng hoặc lúc thức giấc, kèm với nôn, nôn
thường làm giảm cơn đau. Cường độ cơn đau ở mức độ vừa và xảy ra thường xuyên
trong ngày.
Cần phải tìm nguyên
nhân của hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Nhức đầu sau chấn
thương là
biến chứng của chấn thương sọ não, tụ máu nội sọ hoặc di chứng sau chấn động.
Ngoại lệ, có trường hợp nhức nửa đầu sau chấn thương.
Nhức đầu do các
nguyên nhân về mắt không
thường gặp, cần thiết khám chuyên khoa mắt để xác định tật cận thị, tật viễn
thị, loạn thị, lé mắt hoặc liệt điều tiết.
Nhức đầu do nguyên
nhân Tai – mũi - họng như viêm xoang, viêm tai mạn tính. Việc điều trị nguyên
nhân tốt sẽ làm mất cơn đau.
Ngộ độc oxytcarbon
mạn tính: nhức
đầu xảy ra ở nhiều người trong gia đình, trong khi không tìm thấy các nguyên
nhân khác.
Một số nguyên nhân
khác có
thể xác định ngay sau khám lâm sàng như tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh có
tím, suy hô hấp, thiếu máu mạn tính nặng.
Nhức đầu do nguyên
nhân tâm lý:
thường gặp ở trẻ lớn, nhức đầu thường xảy ra từ từ, không có tiền triệu. Nhức
đầu thường lan tỏa ở vùng trán hoặc vùng chẩm. Bệnh nhân có cảm giác nặng nề
hoặc nặng đầu. Bệnh thường xảy ra vào buổi sáng lúc thức giấc hoặc buổi chiều
sau tan học hàng ngày. Cần tìm nguyên nhân ở trường học hoặc gia đình.
3. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN
LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN Để chẩn đoán xác định các loại nhức đầu, cần dựa vào:
3.1. Khám lâm sàng
Khai thác bệnh sử,
tiền sử chi tiết cơn đau: thời gian, cường độ, hoàn cảnh xảy ra hoặc nguyên nhân
đau.
Khám toàn thân: lưu ý
trọng lượng cơ thể, chiều cao, vòng đầu, đo huyết áp, bắt mạch, khám mắt (chú ý
soi đáy mắt), cổ, đầu, vai, cột sống.
Khám thần kinh: chú ý
dấu hiệu màng não, vận động, phối hợp động tác, dấu hiệu tổn thương thần kinh
khu trú và cảm giác.
Nếu bệnh nhi khỏe
mạnh hoặc nhức đầu chỉ là riêng biệt, các xét nghiệm thường không cần thiết.
Trong trường hợp nghi vấn nhức đầu do nguyên nhân phức tạp cần chỉ định các xét
nghiệm cận lâm sàng.
3.2. Khám cận lâm
sàng
Tất cả các xét nghiệm
cận lâm sàng phải dựa trên các triệu chứng lâm sàng, trong nhiều trường hợp
không tìm thấy một nguyên nhân nghi vấn nào. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể
được chỉ định:
- Điện não đồ
- Khám mắt không chỉ
khám thị trường, đáy mắt mà phải tìm các rối loạn khúc xạ, rối loạn chức năng
hai mắt, liệt nhẹ điều tiết và liệt nhãn cầu.
- Chọc dò dịch não
tủy nếu nghi ngờ bệnh viêm màng não, viêm não.
- Chụp cắt lớp sọ não
là cần thiết nếu nghi vấn sự phát triển nhanh vòng đầu hoặc có các dấu hiệu
thần kinh khu trú. Giúp chẩn đoán các khối u hoặc bệnh nhiễm trùng… cũng có thể
chỉ định chụp khi nhức đầu kéo dài không thể giải thích được, không hiệu quả
với các biện pháp điều trị, một số trường hợp ngoại lệ để xác định nguyên nhân
thực thể và cần làm làm giảm sự lo lắng của gia đình.
- Chụp cộng hưởng từ
ưu việt hơn chụp cắt lớp, có hình ảnh chi tiết hơn về não, chẩn đoán khối u,
đột quỵ, dị dạng mạch não và các bất thường não khác.
4. ĐIỀU TRỊ
Điều trị nhức đầu tùy
thuộc vào tuổi, loại nhức đầu, tần số cơn đau và một số đặc tính khác.
Điều trị nhức đầu
liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý gây nên.
Đối với trẻ bị nhức
đầu liên quan đến bệnh đang mắc hoặc tổn thương đầu, có thể điều trị như nhức
đầu do căng thẳng. Tuy nhiên phải chú ý các dấu hiệu, triệu chứng của một tình
trạng bệnh lý nghiêm trọng.
Điều trị nhức đầu do
căng thẳng:
- Trẻ bị nhức đầu do
căng thẳng có thể điều trị với thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol),
Ibuprofen.
- Aspirin thường ít
được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi do nguy cơ trẻ có thể mắc hội chứng Reye.
- Liều Acetaminophen
thường là 8- 10mg/kg trọng lượng cơ thể, ngày 2-3 lần, hoặc Ibuprofen với liều
8-10mg/kg, 2-3 lần/ngày.
- Trường hợp nhức đầu
do căng thẳng kéo dài mạn tính ngoài thuốc giảm đau Acetaminophen, Ibuprofen,
cần chú ý chăm sóc tâm lý, liệu pháp thư giãn, liên hệ phản hồi sinh học
(biofeedback). Phương pháp liên hệ phản hồi sinh học giúp cho trẻ tự kiểm soát
một số chức năng cơ thể như tần số tim, huyết áp, sự căng cơ.
- Nếu nhức đầu không
cải thiện với các thuốc giảm đau, cần khám bác sỹ chuyên khoa thần kinh và được
sử dụng liều nhỏ hàng ngày thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Amitriptyline). Thuốc
có thể giảm cơn đau với liều thấp hơn so với liều điều trị trầm cảm.
Điều trị nhức đầu
Migraine: có hai loại điều trị: điều trị cắt cơn và điều trị phòng tái cơn.
- Điều trị cắt cơn
nhức đầu:
các thuốc đầu tiên được dùng là Acetaminophen với liều 8-10mg/kg hoặc Ibuprofen
liều 10mg / kg làm giảm cơn đau.
Aspirine cần dùng
thận trọng vì liên quan đến hội chứng Rey ở trẻ em.
Nếu trẻ có nôn và
buồn nôn, thuốc chống nôn thường dùng cho trẻ trên 2 tuổi là Promethazin dưới
dạng xi rô hoặc đường trực tràng với dạng viên đặt hậu môn hoặc Metoclopramid
với liều 0,15- 0,2 mg/kg.
Nếu nhức đầu không
giảm hoặc trẻ nôn, thuốc thường được dùng là Triptan, thuốc này có hiệu quả và
an toàn trong điều trị Migraine ở trẻ trên 6 tuổi. Các thuốc chẹn Beta
(Betabloquants) cũng có hiệu quả ở trẻ em.
- Điều trị phòng ngừa
cơn: Những
thuốc được dùng trong dự phòng Migraine là Cyproheptadin (Periacin),
Propranolol (biệt dược là Inderal, thuốc không chỉ định trong trường hợp bị hen
hoặc đái tháo đường). Amitriptyline (Elavil) là thuốc có thể cho liều thấp làm
giảm cơn đau nặng, tần suất cơn, thời gian kéo dài cơn. Thuốc thường dùng buổi
tối vì gây ngủ.
Điều trị nhức đầu cụm
: Thể bệnh này hiếm gặp ở trẻ em.
Điều trị nhức đầu mạn
tính: điều trị nhức đầu mạn tính thường tập trung vào thay đổi cách sống như
uống đủ nước, giảm hoặc hạn chế cafe, tập thể dục, ăn và ngủ có giờ giấc, đều
đặn, không hút thuốc. Đối với trẻ, cần động viên trẻ tham gia các hoạt động vui
chơi và học tập ở trường. Rèn luyện thư giãn, biofeedback, yoga có ích trong điều
trị nhức đầu mạn tính..
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Gaudelus J,
“Cephale de L‟Enfant”, Pediatrie, Edition marketing / Ellipses, 1989,
pp. 444 - 448.
2. International
headache Society, 2004, “The International classifiation of headache
disorders”, 2 nd Edition, Cephalagia, (suppl 1) 1-160.
3. Forsyth R.,
Parrell K., 1999, “Headache in childhood”. Pediatrics in review, 20,
39-45.
CO
GIẬT DO SỐT
(Febrile
Seizures)
1. ĐẠI CƯƠNG
- Co giật thường xảy
ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá
trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh
hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ
thần kinh.
- Bệnh thường gặp ở
trẻ em, 2 - 5% trẻ khỏe mạnh có thể bị co giật do sốt.
- Khoảng 30% trẻ em
co giật do sốt sẽ có nguy co giật lần 2, tuy nhiên chỉ 1 - 2% co giật do sốt
đơn thuần và khoảng 10% co giật do sốt phức hợp có nguy cơ bị động kinh sau
này.
- Nguyên nhân thường
do các bệnh cấp tính gây sốt như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, hệ tiết
niệu...
2. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN
LOẠI
2.1. Chẩn đoán:
Co giật do sốt thường
hay gặp, chiếm tỷ lệ 3-5% ở trẻ em. Co giật có thể xuất hiện trước khi khởi
phát sốt hoặc khi sốt mức độ trung bình, tuy nhiên thường hay gặp khi trẻ sốt
trên 38º5. Có sự liên quan giữa nhiệt độ thấp với thời gian ngắn từ khi sốt đến
khi xuất hiện cơn co giật làm tăng nguy cơ tái xuất hiện các cơn co giật do sốt.
2.2. Phân loại co
giật do sốt
a. Co giật do sốt đơn
thuần
- Xảy ra ở trẻ không
có bất thường hệ thần kinh.
- Cơn co giật toàn
thể, thời gian dưới 15 phút
b. Co giật do sốt
phức tạp: khi có một trong các biểu hiện sau:
- Co giật cục bộ hoặc
khởi phát cục bộ
- Thời gian có giật
kéo dài trên 15 phút
- Không phục hồi hoàn
toàn chức năng hệ thần kinh trong vòng 1 giờ
- Tái phát các cơn co
giật trong đợt sốt
c. Trạng thái động
kinh do sốt
- Là những cơn co
giật kéo dài trên 30 phút.
Một số lưu ý:
+ Một số trẻ xuất
hiện cơn co giật trong quá trình mắc một bệnh nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày
ruột) mà không có bằng chứng của sốt, việc điều trị và tiên lượng tương tự như
co giật do sốt.
+ Đối với trẻ dưới 6
tháng tuổi bị co giật do sốt cao cần thận trọng với tình trạng nhiễm trùng hệ
thần kinh trung ương.
d. Chẩn đoán phân
biệt
Cần chẩn đoán phân
biệt với một số bệnh lý như viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm não, hội chứng lỵ,
sử dụng một số thuốc (thuốc chống trầm cảm 3 vòng, amphetamine, cocaine), rối
loạn điện giải, hạ đường máu hay chấn thương đầu.
3. THĂM KHÁM LÂM SÀNG
3.1. Lâm sàng
- Thăm khám một cách
toàn diện, khai thác các yếu tố tiền sử và bệnh sử.
- Đánh giá đặc điểm
cơn co giật
- Đánh giá các dấu
hiệu thần kinh, hội chứng não – màng não.
- Phát hiện các bệnh
nhiễm trùng kèm theo
3.2. Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm
huyết học, sinh hóa máu, nước tiểu, chụp X – quang để đánh giá tình trạng nhiễm
trùng nếu cần thiết.
- Điện não đồ ít có
giá trị ở bệnh nhi bị co giật do sốt đơn thuần. Một số trường hợp khác có chỉ
định ghi điện não đồ như: trạng thái động kinh do sốt cao hay co giật do sốt
phức hợp.
- Chọc dò tủy sống:
với những trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc nghi ngờ có nhiễm trùng thần kinh.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị trong
đợt sốt
- Xử trí cơn co giật
+ Để trẻ nằm yên,
tránh kích thích
+ Đặt đầu trẻ nghiêng
bên phải, nới rộng quần áo
+ Thở ô xy nếu cơn
giật kéo dài trên 5 phút hoặc có tình trạng thiếu oxy
+ Nhanh chóng lấy
nhiệt độ và các chỉ số sinh tồn
+ Trong một số trường
hợp có thể đặt vật mềm hay đè lưỡi giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
+ Trong trường hợp
cơn co giật kéo dài có thể thụt Diazepam 0,5mg/kg theo đường hậu môn hoặc
0,2-0,3mg/kg đường tiêm tĩnh mạch chậm. Hoặc sử dụng Midazolam 0,1mg/kg theo
đường tiêm tĩnh mạch chậm.
+ Đối với trạng thái
động kinh do sốt cao được xử trí như trạng thái động kinh, nhất thiết phải đưa
trẻ đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.
- Kiểm soát thân
nhiệt.
+ Khi sốt trên 38oC, hạ sốt bằng
Paracetamol 15 mg/kg/1 lần, uống hoặc đặt hậu môn, nhắc lại sau 4-6 giờ (nếu
vẫn sốt), nhưng không được quá 60 mg/kg/24 h (hoặc Ibuprofen 10mg/kg/lần, 6 giờ/lần).
+ Kết hợp các biện
pháp vật lý như: chườm trán, nách, bẹn cho bệnh nhân bằng nước ấm 32 – 350C, nới bỏ quần áo.
- Điều trị bệnh cơ
bản gây sốt tùy theo từng bệnh nhân.
- Trong đợt sốt có
thể sử dụng Depakin 20mg/kg/ngày (uống chia 2 lần), hoặc Gardenal
(phenobacbital) 5mg/kg/ngày.
4.2. Điều trị dự
phòng ngoài đợt sốt
- Kiểm soát tốt tình
trạng tăng thân nhiệt.
- Thuốc kháng động
kinh, an thần kinh dùng dài hạn thường không được chỉ định. Một số ít trẻ bị
tái phát các cơn co giật thường xuyên hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật cao có
thể cân nhắc sử dụng.
- Hướng dẫn, tư vấn
cho cha mẹ trẻ cách điều trị và hẹn khám lại định kỳ.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ TIẾN
TRIỂN
Tỷ lệ tái phát phụ
thuộc vào tuổi của trẻ, cơn giật xuất hiện ở trẻ càng nhỏ nguy cơ tái phát co
giật do sốt càng cao (1 tuổi là 50 %; 2 tuổi là 30%) .
- Nguy cơ mắc động
kinh tăng lên nếu gia đình có tiền sử động kinh, chậm phát triển thần kinh, co
giật kéo dài hoặc giật cục bộ.
- Nguy cơ mắc động
kinh: nếu không có yếu tố nguy cơ khoảng 1%, nếu có 1 yếu tố nguy cơ khoảng 2%,
nếu hơn 1 yếu tố nguy cơ khoảng 10%.
6. TƯ VẤN CHO GIA
ĐÌNH
- Cha mẹ cần được
hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị co giật, cách sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc
chống co giật trong trường hợp cần thiết.
- Phải đưa trẻ tới cơ
sở y tế (hoặc gọi bộ phận cấp cứu) khi cơn giật kéo dài quá 10 phút hoặc sau
cơn giật 30 phút trẻ không trở lại bình thường.
- Cần giải thích cho
cha mẹ trẻ yên tâm là co giật do sốt đơn thuần thường không ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ cũng như nguy cơ mắc động kinh sau này.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh,
Nguyễn Thanh Liêm: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em, Nhà xuất bản giáo
dục (2006), Tr 318-319.
2. Ninh Thị Ứng: Lâm
sàng bệnh thần kinh trẻ em, Nhà xuất bản y học (2010), Tr 257-258.
3. Gerald M.
Fenichel: Clinical pediatric neurology (2001), p18-19.
4. Jean Aicardi:
Diseases of the nervous system in childhood, 3rd edition (2009), p603- 606.
5. www.rch.org.au/clinicalguide/guideline_index/Febrile_Convulsion/
ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
1.ĐẠI
CƯƠNG
Động kinh
là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện
đột ngột quá mức, nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Biểu hiện bằng các
cơn co giật, rối loạn hành vi, cảm giác, có thể bao gồm rối loạn ý thức.
Tỷ lệ mắc
bệnh động kinh nói chung khoảng 0,15-1%. Một số nước như Nhật bản 0,36%, Thái
Lan 0,72%. Tỷ lệ mắc ở Việt Nam khoảng 0,5%, trong đó trẻ em chiếm 30%.
2.NGUYÊN
NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1.
Nguyên nhân mắc bệnh động kinh theo nhóm tuổi
- Trẻ sơ
sinh đến 1 tuổi: ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, rối
loạn chuyển hóa, giảm Can xi, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, nhóm bệnh thần
kinh da, sau xuất huyết não.
- Trẻ
trên 1 tuổi: di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh, rối loạn chuyển hóa,
giảm Can xi, giảm đường máu, rối loạn mạch máu, sau chấn thương sọ não hoặc sau
các bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
2.2. Cơ
chế bệnh sinh
- Biến
đổi bất thường các dòng ion Kali và Natri qua màng tế bào. Thiếu dòng điện phụ
thuộc Canxi. Thiếu màng ATP có trách nhiệm vận chuyển ion.
- Tăng
kích thích vào Glutamate, giảm ức chế gamma aminobutyric acid (Gaba).
- Mất cân
bằng giữa hệ thống ức chế và hưng phấn của màng neuron gây ra tăng hoạt động
đồng bộ của một quần thể neuron.
3. PHÂN
LOẠI ĐỘNG KINH
Theo phân
loại của Hiệp hội chống động kinh thế giới năm 1989 (trong hoàn cảnh Việt Nam là thích hợp)
3.1. Động
kinh cục bộ
- Động
kinh cục bộ tiên phát.
+ Động
kinh cục bộ không rõ nguyên nhân.
- Động
kinh cục bộ căn nguyên ẩn (nguyên nhân không rõ ràng)
- Động
kinh cục bộ triệu chứng thứ phát
+ Động
kinh thùy thái dương, thùy trán, đỉnh, chẩm.
+ Động
kinh cục bộ toàn thể hóa.
3.2. Động
kinh toàn thể
- Động
kinh toàn thể không rõ nguyên nhân
+ Co giật
sơ sinh lành tính
+ Co giật
sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.
+ Động
kinh toàn thể nguyên phát.
+ Động
kinh giật cơ.
+ Động
kinh cơn vắng ý thức.
- Động
kinh toàn thể căn nguyên ẩn hoặc triệu chứng.
+ Hội
chứng West.
+ Hội
chứng Lennox – Gastaut.
+ Bệnh
não giật cơ sớm (hội chứng Dravet)
+ Bệnh
não giật cơ với điện não đồ có chặp ức chế – bộc phát (hội chứng Otahara).
3.3. Động
kinh và hội chứng không xác định được cục bộ hay toàn bộ.
- Động
kinh thất ngôn mắc phải (hội chứng Laudau Kleffner).
- Động
kinh có nhọn sóng liên tục khi ngủ.
3.4. Động
kinh với hội chứng đặc hiệu.
Động kinh
khi có sốt.
4. ĐẶC
ĐIỂM LÂM SÀNG MỘT SỐ THỂ ĐỘNG KINH
4.1. Động
kinh toàn thể
- Co giật
sơ sinh lành tính có tính chất gia đình: di truyền trội, gen mã hóa bệnh lý nằm
trên cánh tay dài của nhiễm sắc thể số 20 (20q 13.3) hoặc 8q24 và tương ứng bất
thường kênh Kali loại KCNQ2, kênh Kali KCNQ3. Xuất hiện ngày thứ 2-5 sau khi
sinh bằng cơn co giật, giật rung, đôi lúc ngừng thở. Thường không biến đổi đặc
hiệu trên điện não đồ.
- Co giật
sơ sinh lành tính: khởi phát từ ngày thứ 5 sau sinh. Cơn giật cơ, giật tay,
giật bàn chân, cơn có khuynh hướng lan tỏa từ một bên chuyển sang bên đối diện,
kéo dài 20-30 giây. Cần loại trừ các vận động tự nhiên không phải động kinh.
Điện não đồ có các nhọn sóng nhanh toàn bộ hai bán cầu. Bệnh có tiên lượng tốt,
sự phát triển tinh thần vận động bình thường. Có một số chuyển cơn động kinh
toàn thể thứ phát, rối loạn hành vi, chậm phát triển tinh thần vận động.
- Động
kinh vắng ý thức ở trẻ em: cơn điển hình là đột nhiên mất ý thức, dừng hoạt
động, mắt nhìn trừng trừng, không thay đổi tư thế, không vận động, ý thức trở
lại sau vài giây.
- Động
kinh toàn thể cơn trương lực: biểu hiện cơn giật cứng các chi, có thể quay mắt,
quay đầu sang bên, không giật cổ. Cơn kéo dài 30 giây đến một phút.
- Động
kinh toàn thể cơn giật cơ: các cơ thân và chi đột ngột co mạnh, co cơ thể nhẹ
hoặc rất mạnh làm mất thăng bằng ngã ra.
- Động
kinh giật cơ mất đứng (hội chứng Doose).
4.2. Động
kinh toàn thể căn nguyên ẩn hoặc động kinh triệu chứng.
- Hội
chứng West: động kinh cơn co thắt gấp ở trẻ em tử 5-6 tháng tuổi, có 3 thể co
giật:
+ Cơn co
thắt gấp, cơ co cứng ở mặt, cổ chi thân, mỗi lần giật có 10-20 nhịp co thắt
gấp.
+ Cơn
giật cơ duỗi: đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi
cứng.
+ Cơn
giật hỗn hợp: đầu ngửa ra sau, hai tay, hai chân co dúm về phía trước.
- Hội
chứng Lennox- Gatstaut: có 3 đặc điểm chính:
+ Sự kết
hợp của nhiều dạng co giật: gồm cơn vắng ý thức không điển hình kết hợp với
cơn mất trương lực, cơn giật cứng cơ.
+ Điện
não đồ biến đổi: nhọn chậm, lan tỏa ở giai đoạn thức, sóng alpha tạo nhóm ở
giai đoạn ngủ.
+ Chậm
phát triển tinh thần, rối loạn hành vi.
4.3. Động
kinh cục bộ
Động kinh
cục bộ gây ra do một hưng phấn ở vỏ não, biểu hiện bằng giật khu trú nửa người
lan từ một phần nhỏ đến rộng. Cơn Bravais Jackson giật nửa người khởi đầu co
giật ở mắt, cơ mặt sau đó chuyển sang giật tay, sau cùng giật chân. Khởi đầu
thường không mất ý thức, khi giật mặt nhiều có thể giảm hoặc mất ý thức. Vị trí
khởi đầu chỗ bị giật có giá trị chẩn đoán vị trí tổn thương.
- Động
kinh cục bộ thùy thái dương (cơn tâm thần vận động): người bệnh ngửi thấy mùi
khó chịu hoặc cảm thấy vị khó chịu, nhìn thấy cảnh lạ. Có thể có những động tác
tự động, chép miệng, đứng dậy đi ra phía trước, cởi khuy áo, nói nhiều.
- Cơn
động kinh thực vật: biểu hiện bằng sự phối hợp các triệu chứng sau: giãn hoặc
co đồng tử, đỏ bừng cổ và mặt, vã mồ hôi, sởn gai ốc, tim đập chậm hoặc nhanh,
đột ngột hạ huyết áp, rối loạn nhịp thở, đau bụng, tổn thương thường gặp ở đồi
thị hoặc dưới đồ thị.
- Cơn
động kinh cục bộ toàn thể hóa: động kinh bắt đầu từ cục bộ nhưng chuyển nhanh
sang cơn lớn vì chuyển hóa quá nhanh, khó phát hiện trên lâm sàng, phải dựa vào
điện não đồ, thấy cơn kịch phát từ một ổ khu trú lúc đầu chuyển sang toàn bộ
các đạo trình trên bản ghi.
5.CHẨN
ĐOÁN
5.1. Lâm
sàng.
- Các cơn
có tính định hình, cơn ngắn, lặp lại nhiều lần (như mô tả ở trên).
- Rối
loạn các chức năng thần kinh (vận động, cảm giác).
- Rối
loạn ý thức trong cơn (trừ cơn cục bộ đơn giản).
- Sau cơn
hồi phục nhanh.
5.2. Các
xét ngiệm cận lâm sàng:
- Công
thức máu, chức năng gan, đường máu, điện giải đồ, canxi.
- Điện
não đồ: có sóng đặc hiệu của các thể co giật.
- Chụp
cộng hưởng từ não (MRI) để tìm nguyên nhân.
6. ĐIỀU
TRỊ ĐỘNG KINH
6.1.
Nguyên tắc điều trị.
- Lựa
chọn thuốc kháng động kinh theo thể co giật.
- Điều
trị sớm, bắt đầu bằng một loại kháng động kinh.
- Bắt đầu
từ liều thấp sau tăng lên đến tối đa.
- Kết hợp
thuốc khi một loại kháng động kinh không có hiệu quả.
- Duy trì
liều đã cắt cơn trong 2 năm.
- Không
ngừng thuốc đột ngột, giảm liều từ từ.
- Ngừng điều
trị thuốc ít nhất là sau 2 năm kể từ cơn co giật cuối cùng, giảm liều từ từ
trong 3-6 tháng trước khi ngừng thuốc.
6.2. Quyết
định phẫu thuật khi
- Động
kinh cục bộ không cắt cơn, động kinh cục bộ căn nguyên ẩn kháng thuốc. Trên MRI
có ổ tổn thương khu trú như xơ hóa hồi hải mã thùy thái dương, vỏ não lạc chỗ,
phì đại nửa não.
- Phẫu
thuật có thể cắt thùy não, cắt hạnh nhân – hồi hải mã của thùy thái dương, cắt
đa thùy não, cắt vùng vỏ não lạc chỗ, cắt bán cầu.
- Với
động kinh toàn thể không cắt cơn, có thể phẫu thuật cắt thể trai, cắt bán cầu
não.
6.3.
Thuốc kháng động kinh theo thể co giật.
- Động
kinh cục bộ: Carbamazepine (Tegretol) 5-30mg/kg/ngày, hoặc Oxcarbazepine
(Trileptal) 10-30 mg/kg/ngày, hoặc Levetiracetam (Keppra) 10 - 50 mg/kg ngày,
hoặc Topiramate (Topamax) 0,5 – 6mg/kg/ngày.
- Động
kinh toàn thể: Valproate (Depakine) 20-30mg/kg/ngày hoặc Phenytoine (Sodanton)
5-10 mg/kg/ngày, hoặc Phenobarbital (Gardenal) 5- 10mg/kg/ngày, hoặc Sabril
10-50mg/kg/ngày (với hội chứng West).
7. THEO
DÕI ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG
- Liều
thuốc chống động kinh hàng ngày phải là liều cắt cơn lâm sàng cho bệnh nhân mà
không gây tác dụng phụ.
- Thuốc điều
trị phải được dùng hàng ngày, đúng, đủ liều quy định.
- Thầy
thuốc phải theo dõi diễn biến lâm sàng và các biểu hiện thứ phát của thuốc để
kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với bệnh nhi.
- Bệnh
nhi cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi, giải trí thích hợp
- Một số
trường hợp động kinh dai dẳng khó điều trị có thể thực hiện chế độ ăn sinh
ceton, hạn chế gạo, đường, ăn đạm vừa phải, tăng dầu, lạc, đậu phụ, rau hoa
quả.
- Kết hợp
phục hồi chức năng, hướng dẫn gia đình biết cách phòng chống tai nạn do co giật
gây ra, tạo điều kiện cho bệnh nhi hòa nhập trong gia đình, cộng đồng và xã
hội.
- Để điều
trị bệnh động kinh ở trẻ em có kết quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở y
tế, gia đình, nhà trường và môi trường xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê
Quang Cường(2009). Điều trị động kinh. NXB Y học.
2. Ninh
Thị Ứng (1996,2006). Bệnh động kinh ở trẻ em. NXB Y học.
3. Elaine
Wyllie(1993). The treatment of epilepsy principles and practice. Lea &
Febiger, Philadelphia / London.: 1020-1050.
4. Jean
Aicardi, Cheryl Hemingway, Hermione lyall(2009). Epilepsy 3rd.
edition, Wiley Blackwell: 405 – 422.
5. Joseph
Roger, Michelle Bureau (1992). Epileptic syndromes in infancy, childhood and
adolescence, second edition, John Libbey: 515-523.
6. John
H, Menkes. Raman Sankar (2000). Child Neurology, Paroxysmal Disorders,
Lippincott Williams & Wilkins: p 919 – 1027.
7. Simon
Shorvon, Emilio Perucca, David Fish and Edwin Dodson (2004). The treatment of
epilepsy, second edition, Blackwell Publishing, 913 p.
PHỤ LỤC
Phân loại
động kinh 2010
1. Sơ
sinh:
- Động
kinh có tính gia đình lành tính (BFNE).
- Co giật
cơ sớm do bệnh não (EME).
- Hội
chứng Ohtahara (bệnh não giật cơ điện não đồ có chặp ức chế kịch phát).
2.Trẻ
nhỏ:
- Co giật
cục bộ di chuyển.
- Hội
chứng West.
- Động
kinh giật cơ (MEI)
- Động
kinh trẻ nhỏ lành tính.
- Động
kinh lành tính trẻ nhỏ có tính gia đình.
- Động
kinh giật cơ trong bệnh lý của não không tiến triển.
3.Trẻ
lớn:
- Động
kinh khi có sốt (có thể bắt đầu từ trẻ nhỏ).
- Hội chứng
Panayotopoulos
- Động
kinh kiểu co giật cơ giảm trương lực
- Động
kinh lành tính có sóng nhọn vùng trung tâm thái dương (BECTS).
- Động
kinh thùy trán về đêm di truyền trội nhiễm sắc thường (ADNFLE).
- Động
kinh thùy chẩm khởi phát muộn.
- Động
kinh cơn vắng ý thức có co giật cơ.
- Hội
chứng Lennox – Gastaut.
- Bệnh
não co giật điện não đồ có nhọn chậm liên tục lúc ngủ.
- Hội
chứng Laudau – Kleffner (LKS).
- Động
kinh thể vắng ý thức trẻ lớn (CAE)
4.Vị
thành niên – người lớn
- Động
kinh cơn vắng thanh thiếu niên (JAE).
- Động
kinh giật cơ thanh thiếu niên (JME).
- Động
kinh cơn tăng trương lực co giật toàn thân.
- Động
kinh đa dạng tiến triển (PME).
- Động
kinh thính giác di truyền trội nhiễm sắc thể thường (ADEAF).
- Các
loại động kinh thùy thái dương có tính gia đình khác.
5. Động
kinh ít liên quan đến tuổi:
Các động
kinh cục bộ ổ thay đổi có tính gia đình từ trẻ đến người lớn.
Các động
kinh phản xạ.
CHẢY MÁU TRONG SỌ Ở TRẺ EM
(INTRACRANIAL
HEMORRHAGE)
1. ĐẶT
VẤN ĐỀ
Chảy máu
trong sọ là do vỡ bất kỳ mạch não nào ở màng não và não.
Chảy máu
trong sọ là một bệnh cấp cứu và phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ cao hơn ở trẻ lớn do hai nhóm trẻ này thường bị chảy máu trong sọ do thiếu
vitamin K tự phát. N.V. Thắng và CS thông báo tỷ lệ mắc bệnh chảy máu trong sọ
do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở tỉnh Hà Tây là 2,58/1000 trẻ sinh
ở giai đoạn 2000-2002. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh này 14%, di chứng đối trẻ được
cứu sống là 34% theo thống kê trong số 680 trẻ mắc bệnh điều trị tại Bệnh viện
Nhi Trung ương. Các di chứng chính là bại não, chậm vận động, tâm thần, hẹp hộp
sọ, động kinh. Ở trẻ lớn tỷ lệ mắc chảy máu trong sọ không do chấn thương là
2,5/100.000 trẻ dưới 15 tuổi.
2. NGUYÊN
NHÂN
Trẻ sơ
sinh mắc bệnh thường do chấn thương sản khoa, ngạt chu sinh, trẻ đẻ non tháng.
Trẻ đẻ non thường mắc nhiều hơn trẻ đủ tháng và thường chảy máu trong não thất.
Thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể gây nên chảy máu trong sọ sớm trong ngày
đầu và 3 đến 5 ngày sau sinh.
Trẻ nhỏ
và trẻ sơ sinh từ trên 2 tuần đến 12 tuần tuổi thường mắc bệnh chảy máu muộn do
thiếu vitamin K mà biểu hiện chảy máu ở não, màng não. Nguyên nhân thiếu
vitamin K có thể là tiên phát hoặc thứ phát sau tắc mật bẩm sinh, viêm gan, xơ
nang tụy, trẻ dùng nhiều kháng sinh sau sinh, tiêu chảy kéo dài… Các nguyên
nhân gây chảy máu trong sọ khác có thể gặp là giảm tiểu cầu tiên phát hoặc thứ
phát, các rối loạn đông máu di truyền, nhiễm trùng nặng..., tuy nhiên, các thể
bệnh này rất ít gặp.
Ở trẻ
lớn, nguyên nhân gây chảy máu trong sọ thường là các dị dạng mạch máu não bẩm
sinh chiếm 2,5/100.000 trẻ dưới 15 tuổi. Các dị dạng mạch máu não có thể là dị
dạng thông động - tĩnh mạch, phình động mạch, u mạch xoang hang, trong đó dị
dạng thông động - tĩnh mạch não là hay gặp nhất.
3. CHẨN
ĐOÁN
3.1. Biểu
hiện lâm sàng và cận lâm sàng
a) Trẻ sơ
sinh
+ Trẻ sơ
sinh tự nhiên rên è è, bỏ bú, thóp căng phồng, co giật, li bì hoặc hôn mê, rối
loạn nhịp thở, tím tái.
b) Trẻ
nhỏ
+ Trẻ nhỏ
ngoài 28 ngày tuổi đột nhiên khóc thét, bỏ bú, nôn, thóp căng phồng, co giật,
li bì, hôn mê, kèm theo có triệu chứng thần kinh khu trú như lác mắt, sụp mi,
giật nhãn cầu, liệt chi, cũng có thể có biểu hiện rối loạn nhịp thở, ngừng thở,
hạ thân nhiệt, trương lực cơ giảm, vòng đầu tăng, khớp sọ giãn, …
Thiếu máu
cấp và nặng hầu như xảy ra ở hầu hết bệnh nhân sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ có màu
da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đòi hỏi truyền máu cấp cứu.
Chảy máu
dưới da và niêm mạc như chấm chảy máu, chảy máu vòm họng, bầm máu nơi tiêm có
thể gặp. Chảy máu ở nội tạng như tiêu hóa và phổi ít gặp.
c) Trẻ
lớn
Bệnh
thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh trong vài giờ, nhức đầu, nôn, li bì
rồi hôn mê tăng dần, dấu hiệu thần kinh khu trú. Các triệu chứng thần kinh và
toàn thân có thể thay đổi tuỳ theo vị trí và mức độ chảy máu.
3.2. Cận
lâm sàng
Với các
biểu hiện lâm sàng như trên có khả năng chẩn đoán được phần lớn các trường hợp
chảy máu trong sọ. Các xét nghiệm được chỉ định tùy theo điều kiện trang bị và
tùy theo lứa tuổi bệnh nhân.
- Trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi thường mắc chảy máu do thiếu vitamin K vì vậy
cần làm công thức máu ngoại biên, thời gian máu đông, máu chảy sẽ thấy hồng
cầu, huyết sắc tố giảm, thời gian đông máu kéo dài, số lượng bạch cầu và số
lượng tiểu cầu bình thường, thời gian chảy máu bình thường. Nếu có điều kiện
trang bị, cần làm thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin riêng
phần hoạt hóa (APTT), các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (yếu tố II, VII,
IX, X) đều giảm.
- Các
trường hợp chảy máu trong sọ do nguyên nhân tiểu cầu, rối loạn đông máu khác,
ngoài công thức máu, cần làm tủy đồ, các yếu tố đông máu toàn bộ, fibrinogen. Ở
trẻ sơ sinh, có thể cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm trùng nặng.
- Chẩn
đoán hình ảnh như siêu âm qua thóp, chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán xác định
vị trí chảy máu. Hình ảnh tổn thương có thể gặp là chảy máu dưới nhện, trong
nhu mô não, trong não thất, có thể thấy các hình ảnh co thắt mạch trong chảy
máu dưới nhện, phù não, chèn đẩy nhu mô não, não thất, đường giữa (liềm não).
Các tổn thương có thể ở một bán cầu hoặc hai bán cầu não. Các xét nghiệm chẩn
đoán hình ảnh có thể chỉ định lần 2 nếu thấy bệnh tiếp tục nặng lên.
- Chọc dò
tủy sống thấy dịch não tủy có máu không đông, có thể dịch vàng nhưng lưu ý có
thể gây tụt kẹt não nếu bệnh nhi còn ở trong tình trạng tăng áp lực nội sọ.
- Trẻ
lớn: chảy máu trong sọ thường do nguyên nhân dị dạng mạch máu. Trong giai đoạn
đầu của đột quị, khi mới vào viện việc chụp cắt lớp vi tính sẽ xác định vị trí
tổn thương ở màng não, não thất hoặc nhu mô, tổn thương vùng não do động mạch
não chi phối, hiệu ứng chóan chỗ (hình ảnh chèn ép não thất, đẩy lệch liềm đại
não…do khối máu tụ và dịch phù não). Có thể chụp lần 2 trong giai đoạn này nếu
tiến triển bệnh xấu đi.
Xác định
thể tích chảy máu hay khối máu tụ: {(đường kính A x đường kính B x C) /2}(trong
đó: C = số lớp cắt thấy chảy máu x độ dày lớp cắt).
Giai đoạn
sau: tình trạng bệnh nhân có thể ổn định sau một đến hai tuần đầu, xem xét chỉ
định thăm dò hình ảnh học mạch máu: chụp cộng hưởng từ mạch, chụp cắt lớp vi
tính mạch hoặc chụp mạch số hóa xóa nền để xác định dị dạng động - tĩnh mạch,
túi phình mạch…
- Các xét
nghiệm về huyết học hoặc hóa sinh thường ít biến đổi bất thường.
4. ĐIỀU
TRỊ
4.1. Điều
trị nội khoa
a. Trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ bị chảy máu trong sọ do thiếu vitamin K
· Điều trị
ban đầu ở tuyến y tế cơ sở
+ Khẩn
trương xử trí cấp cứu duy trì chức năng sống:
Làm thông
đường thở, đặt bệnh nhân ở tư thế đầu trung gian cao 15-30 độ, thở oxy nếu có điều
kiện, hô hấp nhân tạo nếu có ngừng thở (xem phần cấp cứu cơ bản).
+ Ủ ấm
trẻ đề phòng hạ thân nhiệt.
+ Chống
co giật: Seduxen 0,25 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch hoặc 0,5mg/kg thụt hậu môn. Hoặc
Phenobarbital 10 – 20 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (lưu ý: phối hợp Seduxen và
Phenobacbital dễ có nguy cơ ngừng thở).
+ Tiêm
vitamin K1 0,005g: 1 ống tiêm bắp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là vấn đề
quan trọng giúp cho máu có thể ngừng chảy.
+ Chuyển
bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa để truyền máu và điều trị tiếp, chỉ chuyển bệnh
nhân khi đã hồi sức, các chức năng sống đã bảo đảm.
· Điều trị
tiếp theo ở tuyến trên
- Tiếp
tục củng cố cấp cứu các chức năng sống về hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt.
- Bệnh
nhân nằm đầu cao trung gian 15 – 30 độ so với mặt giường.
- Thông
khí hỗ trợ qua ống nội khí quản nếu bệnh nhân thở chậm hoặc ngừng thở và cho
thở oxy.
- Hồi
phục tuần hoàn, hồi phục khối lượng máu mất bằng truyền máu cùng nhóm 20 ml/kg
cân nặng;
- Chống
tình trạng chảy máu: tiêm vitamin K1 0,005 -1 ống/ngày tiêm bắp trong 3 ngày .
- Chống
co giật bằng Phenobarbital 10 – 20 mg/kg liều ban đầu, tiêm tĩnh mạch hoặc bắp,
sau duy trì 3 – 5 mg/kg/ngày bằng đường uống. Có thể dùng Seduxen 0,25 – 0,30
mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc thụt hậu môn.
- Chống
phù não: Mannitol 20% liều 0,25 g/kg/lần truyền tĩnh mạch nhanh từ 2 – 4 lần /ngày,
cần kiểm soát điện giải.
- Chống
co thắt mạch, nếu có bằng chứng co mạch trên tổn thương chẩn đoán hình ảnh, có
thể dùng nimodipin 2mg/kg cân nặng/lần, cứ 4h/lần dùng tối thiểu 21 ngày (xem
thêm chảy máu dưới nhện), nhưng cần giảm liều thích hợp nếu huyết áp giảm thấp
gây nguy cơ làm giảm áp lực tưới máu não. Nên cho điều trị sớm sau chẩn đoán
chảy máu dưới nhện để ngăn ngừa co thắt mạch.
- Nuôi
dưỡng qua ống thông dạ dày.
b. Trẻ
lớn chảy máu trong sọ do các dị dạng mạch máu
- Điều
trị ban đầu ở tuyến y tế cơ sở: trước hết phải đảm bảo chức năng sống như đường
thở, hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt ổn định như ở trẻ nhỏ.
- Điều
trị ở tuyến có trang bị y tế cao hơn
+ Tiếp
tục ổn định chức năng sống
+ Chống
tăng áp lực nội sọ bằng cách giảm phù não, chống co giật như điều trị ở trẻ
nhỏ.
+ Ở trẻ
lớn nguyên nhân chảy máu thường do dị dạng mạch máu não. Sau khi xác định loại
dị dạng, cần điều trị theo nguyên nhân do các thầy thuốc ngoại thần kinh, chẩn
đoán hình ảnh. Phương pháp điều trị tùy theo vị trí và loại dị dạng. Nếu ổ dị
dạng ở nông có thể can thiệp bằng phẫu thuật loại bỏ, nếu ở sâu có can thiệp
bằng nút mạch…
c. Các
nguyên nhân ít gặp gây xuất huyết não
- Giảm
tiểu cầu.
+ Truyền
khối tiểu cầu: 1 đơn vị khối tiểu cầu/5kg cơ thể
+ Điều
trị nguyên nhân giảm tiểu cầu.
- Thiếu
các yếu tố đông máu
+ Truyền
huyết tương đông lạnh
+ Bồi phụ
các yếu tố đông máu thiếu hụt.
- Nhiễm
khuẩn nặng sơ sinh
+ Kháng
sinh chống nhiễm khuẩn thích hợp
+ Điều
trị đông máu rải rác trong lòng mạch (xem bài riêng).
4.2. Can
thiệp phẫu thuật cấp cứu
- Mục
tiêu: là cứu sống bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính, làm giảm phù não và chèn
ép não.
- Hút bỏ
khối máu tụ bằng phẫu thuật để ngăn ngừa tử vong do hiệu ứng chóan chỗ (chưa có
bằng chứng cho thấy tiến hành thường qui phẫu thuật lấy bỏ khối máu tụ cải
thiện kết quả điều trị).
- Đối với
trẻ nhỏ: chảy máu trong sọ thường xu hướng lan tỏa nhiều vị trí ở một bán cầu
thậm chí hai bán cầu. Hút máu tụ đặt ra khi khối máu tụ lớn ở nông thường ở vỏ
não, gây phù não và chèn ép não thất và làm di lệch đường giữa 0,5cm, có thể mở
dẫn lưu não thất ra ngoài sọ khi có chảy máu nhiều trong não thất và đề phòng
biến chứng tắc đường lưu thông dịch não tủy gây não úng thủy tắc nghẽn sau này.
- Phẫu
thuật mở sọ (decompressive hemicraniectomy) giảm áp lực trong sọ do phù não gây
hiệu ứng chóan chỗ. Mảnh sọ lấy ra (được bảo quản lạnh) và mở màng cứng để tổ
chức não phù nề có thể bộc lộ ra bên ngoài thay vì chèn ép vào thân não và giảm
được áp lực trong sọ, tăng lưu lượng tưới máu máu cho não.
- Đối với
trẻ lớn:
+ Chảy
máu tiểu não gây chèn ép não thất IV, giãn sừng thái dương, chèn ép thân não,
suy giảm ý thức nhưng chưa hôn mê.
+ Chảy
máu trên lều tiểu não: nếu ổ tụ máu ở nông, gần với bề mặt não, thể tích lớn
hơn 20 ml kèm hiệu ứng chóan chỗ, suy giảm ý thức nhưng chưa hôn mê.
+ Mở
thông não thất và dẫn lưu dịch não tủy nếu thấy giãn não thất và tắc nghẽn.
5. TIẾN
TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Tử
vong: trong nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở 621 trẻ bị chảy
máu trong sọ nhập viện, chảy máu trong sọ ở lứa tuổi sơ sinh tử vong là 35/97
trẻ sơ sinh (36,1%), 52/469 trẻ nhỏ bú mẹ (11,1%), 4/55 trẻ 1-15 tuổi (7,3%).
Càng nhỏ tuổi tỷ lệ tử vong càng cao.
- Di
chứng chảy máu trong sọ ở trẻ nhỏ và sơ sinh thường gặp là hẹp hộp sọ,
chậm phát triển tâm thần - vận động, não úng thủy và động kinh.
Đối trẻ
lớn, trẻ có thể có di chứng giảm vận động, chậm phát triển tâm thần, động kinh.
Nếu trẻ không được can thiệp nguyên nhân, chảy máu có thể tái phát và nguy cơ
tử vong cao hơn.
6. DỰ
PHÒNG
- Dự
phòng chảy máu trong sọ do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
+ Tiêm vitamin
K1 liều 1mg, tiêm bắp cho tất cả trẻ ngay sau sinh. Trong trường hợp trẻ bị
tiêu chảy hoặc vàng da kéo dài cần tiêm liều nhắc lại sau 1 tháng.
+ Tuyên
truyền bà mẹ mang thai hoặc sau sinh không ăn kiêng vì dễ gây nên thiếu vi chất
và vitamin K.
- Dự
phòng chảy máu tái phát ở trẻ lớn: sau khi điều trị chảy máu do vỡ mạch máu dị
dạng ở trẻ lớn, nếu chưa điều trị nguyên nhân, cần giám sát chặt chẽ sự chảy
máu tái phát.
- Các trẻ
sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ lớn cần được theo rõi định kỳ 2 hoặc 3 tháng 1 lần để
phát hiện và điều trị di chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn
Văn Thắng và CS, 2005, “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ nhỏ” , Tạp chí Nghiên cứu Y học, Bộ Y tế -
Trường Đại học Y Hà Nội, Tập 37, Số 4, Tháng 7, tr 46-51.
2. John
H, Menkes, Harvey B. Sarnat, 2000, “Cerebrovascular Disorders”, Texbook of
Child Neurology, 6 th Edn: 900-912.
3.Mendelow
AD, Gregson BA et al, 2005, Early surgery versus initial conservative
treatement in patients with spontaneous supratentorial intracerebral haematomas
in the in international Surgical Trial in intracranial hemorrhage (STICH): a
randomized trial. Lancet 2005; 365: 387-97.
4. Đỗ
Thanh Hương và CS, 2007, “ Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh chảy máu trong sọ
trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Nghiên
cứu Y học, Bộ Y tế-Trường Đại học Y Hà Nội, Tập 47, Số 1, 82-87.
CHƯƠNG 10: TRUYỀN NHIỄM
BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG
(Hand-foot-and mouth disease)
1. ĐẠI
CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa
Bệnh
tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch
do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie
virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm
mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn
tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như
viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được
phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
Chú ý:
Bệnh ở người không liên quan với bệnh lở mồm long móng (Foot- and mouth or
hoof-and mouth disease) ở động vật - do loại virus khác gây nên.
1.2.Dịch
tễ
Bệnh lây
chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân
của trẻ nhiễm bệnh.
Bệnh gặp
rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu
hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng
12 hàng năm.
Có thể
gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở
nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ,
mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh,
đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
2. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:
2.1. Lâm
sàng
2.1.1.
Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
2.1.2.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau
họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
2.1.3.
Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của
bệnh:
Loét
miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi,
lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
- Phát
ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong
thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét
hay bội nhiễm.
- Sốt
nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ
sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến
chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của
bệnh.
2.1.4.
Giai đoạn lui bệnh:
Thường từ
3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
2.1.5.
Các thể lâm sàng:
- Thể tối
cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô
hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
- Thể cấp
tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể
không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc
chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
2.2. Cận
lâm sàng
2.2.1.
Các xét nghiệm cơ bản
- Công
thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 hay đường
huyết tăng > 160mg% (8,9 mmol/l) thường liên quan đến biến chứng
- Protein
C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
- Đường
huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ
2b.
2.2.2.
Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:
- Khí máu
khi có suy hô hấp
-
Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim
hoặc sốc.
- Dịch
não tủy:
+ Chỉ
định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc không loại trừ viêm màng
não mủ.
+ Xét
nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình
thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân chiếm ưu thế.
2.2.3.
Xét nghiệm phát hiện vi rút (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn
đoán phân biệt:
Lấy bệnh
phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tủy để thực hiện xét nghiệm
RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân.
2.2.4.
Chụp cộng hưởng từ sọ não:
Chỉ thực
hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần
kinh.
3. CHẨN
ĐOÁN
3.1. Chẩn
đoán ca lâm sàng : Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố
dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng
một thời gian.
- Lâm
sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm
sốt hoặc không.
3.2. Chẩn
đoán xác định căn nguyên
- Xét
nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.
3.3. Chẩn
đoán phân biệt
3.3.1.
Các bệnh có biểu hiện loét miệng
Các bệnh
viêm loét miệng do căn nguyên khác, viêm miệng áp-tơ: Vết loét sâu, có dịch
tiết, hay tái phát.
3.3.2.
Các bệnh có phát ban da:
- Sốt
phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng:
hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da
mủ: Đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ
đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm
khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
- Sốt
xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
3.3.3.
Viêm não-màng não
- Viêm
màng não do vi khuẩn.
- Viêm
não-màng não do vi rút khác.
3.3.4.
Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi
3.4. Chẩn
đoán biến chứng
3.4.1.
Biến chứng thần kinh : Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
- Rung
giật cơ (myoclonic jerk), giật mình: Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và
chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Ngủ gà,
bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Rung
giật nhãn cầu.
- Yếu,
liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt
dây thần kinh sọ não.
- Co
giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
- Tăng
trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)
3.4.2.
Biến chứng tim mạch, hô hấp:
Viêm cơ
tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
- Mạch
nhanh > 150 lần/phút.
- Thời
gian đổ đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
- Da nổi
vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ khu
trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân...)
- Giai
đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi ≥ 110 mmHg, trẻ từ 1-2
tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp
không đo được.
- Khó
thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở bụng,
thở không đều.
- Phù
phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có
máu hay bọt hồng.
3.5. Phân
độ lâm sàng : (Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tháng 3/2012)
3.5.1. Độ
1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
3.5.2. Độ
2: Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
+ Bệnh sử
có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+ Sốt
trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc
vô cớ.
Độ 2b: có
dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2
* Nhóm 1:
Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật
mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử
có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
- Bệnh sử
có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà
+ Mạch
nhanh > 130 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
* Nhóm 2:
Có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao
≥ 39,5oC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mạch
nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Thất điều:
run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung
giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi
hoặc liệt chi.
- Liệt
thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
3.5.3. Độ
3 - có các dấu hiệu sau:
- Mạch
nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Một số
trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ
hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- HA tâm
thu tăng :
+ Trẻ
< 12 tháng HA > 100mmHg
+ Trẻ từ
12 tháng ® < 24
tháng HA > 110mmHg
+ Trẻ
> 24 tháng HA > 115 mmHg
- Thở
nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò
khè, thở rít thì hít vào.
- Rối
loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng
trương lực cơ.
3.5.4. Độ
4: Có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốc.
- Phù
phổi cấp.
- Tím
tái, SpO2 < 92%.
- Ngưng
thở, thở nấc.
4. ĐIỀU
TRỊ
4.1.Nguyên
tắc điều trị
- Hiện
nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh
khi không có bội nhiễm).
- Theo
dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp.
- Đối với
trường hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu (ABC...)
- Bảo đảm
dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
4.2. Điều
trị cụ thể:
4.2.1. Độ
1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
- Dinh
dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt
khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
- Vệ sinh
răng miệng.
- Nghỉ
ngơi, tránh kích thích.
- Tái
khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi
ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
- Cần tái
khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
+ Sốt cao
≥ 390C.
+ Thở
nhanh, khó thở.
+ Giật
mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
+ Đi
loạng choạng.
+ Da nổi
vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
+ Co
giật, hôn mê.
4.2.2. Độ
2: Điều trị nội trú tại bệnh viện
4.2.2.1.
Độ 2a:
- Điều
trị như độ 1. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có thể
phối hợp với ibuprofen 5-10 mg/kg/lần lập lại mỗi 6-8 giờ nếu cần (dùng xen kẽ
với các lần sử dụng paracetamol), không dùng hạ sốt nhóm Aspirin. Tổng liều tối
đa của ibuprofen là 40mg/kg/ngày.
- Thuốc:
Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống.
- Theo
dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.
4.2.2.2.
Độ 2b: Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức
- Nằm đầu
cao 30°.
- Thở oxy
qua mũi 3-6 lít/phút.
- Hạ sốt
tích cực nếu trẻ có sốt.
- Thuốc:
+
Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
+ Immunoglobulin
Nhóm 2: 1g/kg/ngày
truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn dấu hiệu độ 2b: Dùng
liều thứ 2
Nhóm 1: Không
chỉ định Immunoglobulin thường qui. Nếu triệu chứng không giảm sau 6 giờ điều
trị bằng Phenobarbital thì cần chỉ định dùng Immunoglobulin. Sau 24 giờ đánh
giá lại để quyết định liều thứ 2 như nhóm 2.
- Theo
dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi
1- 3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.
- Đo độ
bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).
4.2.2.3.
Độ 3: Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực
- Thở oxy
qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy.
- Chống
phù não: nằm đầu cao 30o, hạn chế dịch (tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu
cầu bình thường), nếu thở máy cần tăng thông khí để giữ PaCO2 từ 30-35
mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
-
Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
Liều tối đa : 30mg/kg/24h.
-
Immunoglobulin (Gammaglobulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ,
dùng trong 2 ngày liên tục.
-
Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút
truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện
lâm sàng; liều tối đa 20µg/kg/phút (không dùng Dopamin).
-
Milrinone truyền tĩnh mạch 0,4 – 0,75 µg/kg/phút chỉ dùng khi huyết áp cao,
trong 24-72 giờ. Nếu huyết áp ổn định trong 12-24 giờ, giảm dần liều Milrinone
0,1 µg/kg/phút mỗi 30-60 phút cho đến liều tối thiểu 0,25 µg/kg/phút. Nếu huyết
áp ổn định ở liều tối thiểu này trong ít nhất 6 giờ thì xem xét ngưng
Milrinone.
- Điều
chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết.
- Hạ sốt
tích cực.
- Điều
trị co giật nếu có: Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2- 0,3 mg/kg
truyền tĩnh mạch chậm, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần).
- Theo
dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1-
2 giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
4.2.2.4.
Độ 4: Điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực
- Đặt Nội
khí quản thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35
mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
- Chống
sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
+ Nếu
không có dấu hiệu lâm sàng của phù phổi hoặc suy tim: Truyền dịch Natri clorua
0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP
và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải,
phù phổi cấp.
+ Đo và
theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
+
Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 2- 3µg/kg/phút mỗi 15 phút cho
đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
- Phù
phổi cấp:
+ Ngừng
ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
+ Dùng
Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút.
+
Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
- Điều
chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não:
- Lọc máu
liên tục hay ECMO (nếu có điều kiện).
-
Immunoglobulin: Chỉ định khi HA trung bình ≥ 50mmHg
- Kháng
sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh nhiễm
khuẩn nặng khác
- Theo
dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, nước
tiểu mỗi 30 phút trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng; Áp
lực tĩnh mạch trung tâm mỗi giờ, nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động
mạch xâm lấn.
5. PHÒNG
BỆNH
5.1.
Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện
chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng
các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu
hóa, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
5.2.
Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
- Cách ly
theo nhóm bệnh.
- Nhân
viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
- Khử
khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các
ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
- Xử lý
chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng
lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
5.3.
Phòng bệnh ở cộng đồng:
- Vệ sinh
cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp
xúc với phân, nước bọt).
- Rửa
sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn
nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly
trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung
trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
Viêm màng
não mủ (VMNM) là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có
khả năng sinh mủ (chủ yếu là một số loại vi khuẩn) xâm nhập vào màng não gây
nên. Là một trong những bệnh cấp cứu nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất
là ở lứa tuổi dưới 3 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng khá cao.
1.CĂN
NGUYÊN GÂY BỆNH
Ba loại
vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ hay gặp nhất là:
- Phế cầu
(Streptococcus pneumoniae)
- H.
Influenzae (Haemophilus influenzae)
- Não mô
cầu (Neisseria meningitidis)
- Riêng ở
giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi (cũng như ở người già), căn
nguyên gây bệnh thường gặp nhất là các loại vi khuẩn đường ruột (như E.
Coli, Proteus, Klebsiella, Listeria, Streptococci nhóm B...).
Ngoài ra
nhiều loại vi khuẩn và nấm khác cũng có thể là căn nguyên gây VMNM nhưng ít gặp
hơn và thường xảy ra trên những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch,
nhiễm khuẩn huyết.v.v
2. CHẨN
ĐOÁN
2.1. Chẩn
đoán xác định
Phải dựa
trên các biểu hiện lâm sàng và nhất thiết phải dựa trên kết quả xét nghiệm dịch
não tuỷ.
2.1.1.
Biểu hiện lâm sàng
- Sốt,
hội chứng nhiễm trùng: Thường sốt cao đột ngột, có thể kèm viêm long đường hô
hấp trên, quấy khóc hoặc li bì, mệt mỏi, ăn hoặc bú kém, da xanh tái.
- Hội
chứng màng não:
Các dấu
hiệu cơ năng: Nôn tự nhiên và buồn nôn, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc
hoặc khóc thét từng cơn), táo bón (ở trẻ nhỏ thường gặp tiêu chảy), có thể có
biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng.
Các dấu
hiệu thực thể: Gáy cứng (ở trẻ nhỏ có thể gặp dấu hiệu cổ mềm), dấu hiệu
Kernig, Brudzinsky, vạch màng não... dương tính.
Trẻ nhỏ
còn thóp thường có dấu hiệu thóp trước phồng hoặc căng, li bì, mắt nhìn vô cảm.
- Các
biểu hiện khác
+ Co giật.
+ Liệt
khu trú.
+ Rối
loạn tri giác – hôn mê.
+ Ban
xuất huyết hoại tử hình sao (Gặp trong nhiễm Não mô cầu).
+ Các dấu
hiệu của shock nhiễm khuẩn.
Riêng ở
trẻ sơ sinh bệnh thường xảy ra trên trẻ đẻ non, nhiễm trùng ối, ngạt sau đẻ.
Hội chứng nhiễm trùng thường không rõ rệt, có thể không sốt, thậm chí còn hạ
thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không đầy đủ hoặc kín đáo. Trẻ thường bỏ
bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng
nhẹ, bụng chướng, tiêu chảy, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sinh lý của
trẻ sơ sinh...và có thể co giật.
2.1.2.
Biểu hiện cận lâm sàng
- Quan
trọng nhất và có tính chất quyết định cho chẩn đoán là xét nghiệm dịch não tuỷ.
Cần tiến hành chọc dịch não tuỷ sớm ngay khi khám xét lâm sàng có nghi ngờ VMNM
tại cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên (tại khe liên đốt L4-L5 vùng thắt lưng
với cỡ kim chuyên dụng thích hợp theo lứa tuổi – trẻ dưới 1 tuổi dùng kim số 4,
số 6. Chú ý các chống chỉ định như hội chứng tăng áp lực nội sọ nặng có nguy cơ
gây tụt kẹt thuỳ hạnh nhân tiểu não, tình trạng shock nặng, suy hô hấp nặng
chưa ổn định, viêm tấy hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí chọc dò...).
Xác định
chẩn đoán khi dịch não tuỷ có các biểu hiện sau:
- Dịch
não tuỷ đục như nước dừa non, nước vo gạo hoặc như mủ.
- Soi
hoặc cấy dịch não tuỷ xác định được vi khuẩn gây bệnh.
- Xét
nghiệm sinh hóa dịch não tuỷ thấy nồng độ Protein cao (thường trên 1 gr/ lít),
Glucose giảm dưới 1/2 đường máu, thử cùng lúc – có khi chỉ còn vết; tế bào tăng
cao – từ vài trăm tới hàng nghìn tế bào/mm3, trong đó bạch cầu đa
nhân trung tính chiếm ưu thế.
- Các xét
nghiệm khác:
Công thức
máu thường thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu
thế; ở trẻ nhỏ thường giảm nồng độ huyết sắc tố (thiếu máu).
Cấy máu
và cấy dịch tỵ hầu, dịch hút tại ổ xuất huyết hoại tử... có thể xác định được
vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra
có thể chụp cắt lớp vi tính sọ não, siêu âm qua thóp... để xác định các biến
chứng có thể gặp; các xét nghiệm DNT giúp cho chẩn đoán phân biệt những trường
hợp VMNM không điển hình (thường do điều trị kháng sinh không đúng trước đó)
như PCR, ELISA đặc hiệu, nồng độ LDH, A. Lactic... và các xét nghiệm giúp cho điều
trị toàn diện như điện giải đồ, khí máu...
2.2. Chẩn
đoán phân biệt
2.2.1.
Chẩn đoán phân biệt trước khi chọc dò dịch não tuỷ
Trên thực
tế cần phân biệt với sốt cao co giật, động kinh, các viêm màng não do căn
nguyên virus, lao... Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chú ý phân biệt với
các xuất huyết não – màng não, tình trạng nhiễm khuẩn nặng như viêm phế quản
phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết. Trong những trường hợp chưa phân biệt được hay có
nghi ngờ VMNM, giải pháp đúng đắn nhất là phải chọc dò dịch não tuỷ để xác định
chẩn đoán.
2.2.2.
Chẩn đoán phân biệt khi đã chọc dò tuỷ sống
Hầu hết
các trường hợp xét nghiệm dịch não tuỷ điển hình cho phép chẩn đoán chắc chắn
hay loại trừ chẩn đoán VMNM. Tuy nhiên, do việc lạm dụng kháng sinh, tự điều
trị kháng sinh không đúng khi chưa có chẩn đoán đã gây khó khăn cho việc xác
định VMNM vì các biểu hiện xét nghiệm dịch não tuỷ không còn điển hình nữa. Cụ
thể như sau:
- Nếu
dịch não tuỷ trong hoặc không rõ đục, nồng độ Protein tăng, số lượng tế bào
tăng từ vài chục đến hàng trăm: Cần chẩn đoán phân biệt với viêm màng não do
virus và lao màng não.
- Nếu
dịch não tuỷ vàng, ánh vàng: Cần chẩn đoán phân biệt với lao màng não hoặc xuất
huyết não-màng não cũ.
+ Với
viêm màng não (hoặc viêm não-màng não) do virus:
Dịch não
tuỷ thường trong, Protein tăng ít (thường dưới 1gr/lít), số lượng bạch cầu
trong dịch não tuỷ thường thấp hơn (vài chục đến một vài trăm bạch cầu/ mm3), bạch
cầu lympho và mono chiếm ưu thế. Cần chú ý tới các yếu tố dịch tễ và làm các
xét nghiệm đặc hiệu như ELISA hoặc PCR để xác định căn nguyên virus.
+ Với lao
màng não:
Dịch não
tuỷ trong hoặc vàng chanh, Protein tăng trên 1gr/l, số lượng tế bào thường vài
trăm/mm3, nhưng chủ yếu là lymphocyt. Cần tìm nguồn lây nhiễm, làm phản
ứng Mantoux, chụp phổi và các xét nghiệm đặc hiệu để xác định lao.
+ Với
xuất huyết não – màng não cũ:
Thường
dịch não tuỷ vàng, Protein tăng nhưng số lượng tế bào trong dịch não tuỷ ít
hoặc không có. Cần xem xét kỹ các biểu hiện lâm sàng, các biến đổi về xét
nghiệm huyết học và nếu cần thì chụp CT scan sọ não để xác định chẩn đoán.
3. ĐIỀU
TRỊ
3.1.
Nguyên tắc chung
Viêm màng
não mủ là một trong các bệnh cấp cứu, cần được định chẩn đoán, điều trị kịp
thời và theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh tại cơ sở y tế.
Liệu pháp
kháng sinh cần được chỉ định đúng, càng sớm càng tốt ngay khi xác định chẩn
đoán.
Trong
những trường hợp bệnh nặng, các biện pháp điều trị tích cực và hỗ trợ là hết
sức quan trọng để cứu sống người bệnh và giảm thiểu các di chứng.
3.2. Liệu
pháp kháng sinh
3.2.1.
Khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn, liệu pháp kháng sinh được
chỉ định theo lứa tuổi bệnh nhân, cụ thể như sau:
Bảng 1.
Liệu pháp kháng sinh điều trị VMNM khi chưa xác định căn nguyên
Lứa
tuổi
|
Loại
kháng sinh
|
Liều
lượng
(mg/kg/24h)
|
Cách
dùng
|
Thời
gian dùng (ngày)
|
Trẻ
sơ sinh
(≤
1 tháng tuổi)
|
1.Ceftriaxone
hoặc
Cefotaxime
Kết
hợp với Ampiciline Hoặc:
2.
Ampiciline
Kết
hợp với Gentamicin
|
100mg
200
– 300mg
200-300
mg
200-300
mg
5mg
|
IV
chia 1-2
lần
IV
chia 4 lần
IV
chia 4 lần
IV
chia 4 lần
IV
/ IM 1 lần
|
7
- 21 ngày (tuỳ theo căn nguyên và tiến triển)
nt
|
Từ
>1 - ≤ 3 tháng tuổi
|
Ceftriaxone
hoặc Cefotaxime
|
100
mg
200
– 300mg
|
IV
chia 1-2 lần
IV
chia 4 lần
|
7-
14 ngày
|
Trên
3 tháng tuổi – 5 tuổi
|
Ceftriaxone
hay
Cefotaxime
|
100mg
200mg
– 300mg
|
IV
chia 4 lần
IV
chia 1-2 lần
|
7-
14 ngày
|
Trẻ
> 5 tuổi
|
Ceftriaxone
hay
Cefotaxim
Có
thể phối hợp với
Vancomycin
|
100mg
200
– 300mg
60mg
|
IV
chia 1 -2 lần
IV
chia 4 lần
PIV
chia 4 lần
|
7-14
ngày
|
(Chữ viết tắt trong
bảng 1: IV: Tiêm tĩnh mạch; PIV: truyền tĩnh mạch; IM: Tiêm bắp)
Khi không đáp ứng đổi
kháng sinh phổ rộng bao vây phế cầu và H. Influenzae:
3.2.2. Liệu pháp
kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên gây VMNM (có kết quả cấy dịch não
tuỷ dương tính và có kháng sinh đồ):
- Với Phế cầu (S. Pneumoniae): Nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với Penicilin: Dùng Benzyl Penicilin liều
60mg/kg tiêm TM chậm cho mỗi 6 giờ (250.000UI/kg/24h).
- Nếu không làm được
hay không có kháng sinh đồ và MIC nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) >0,125mg/l
cần dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone theo cách dùng tại bảng 1, phối hợp với
Vancomycine 60mg/kg/24h chia 4 lần truyền tĩnh mạch , phối hợp Rifampicin 20mg/kg
chia 2 lần uống . Thời gian điều trị thường phải kéo dài từ 10-14 ngày.
- Với H.
Influenzae: Dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone theo cách dùng tại bảng 1.
Thời gian điều trị thường từ 7-10 ngày. Nếu không đáp ứng phối hợp pefloxacine
10 – 15 mg/kg/ngày chia 2 -3 lần truyền tĩnh mạch trong ngày hay Meropenem
120mg/kg/ngày chia 3-4 lần tiêm mạch hay truyền tĩnh mạch.
- Với Não mô cầu (N.
Meningitidis): Penicillin G 250000UI/kg/24h; hoặc Ampicillin 200mg/kg/24h
IV chia 4 lần.Cũng có thể dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone theo cách dùng và
liều lượng đã nêu trong bảng 1. Thời gian điều trị thường từ 5 - 7 ngày.
- Với các loại trực
khuẩn đường ruột Gr (-): Dùng Cefotaxime hoặc Ceftriaxone phối hợp với
Gentamycin như đã nêu trong bảng 1. Thời gian điều trị thường kéo dài hơn tới 3
tuần.
- Riêng với Listeria
cần dùng Benzyl Penicilin (liều 250.000UI / Kg / 24h chia 4 lần) hoặc
Ampicillin (liều 300 mg / Kg / 24h chia 4 - 6 lần). (kết hợp Trimethoprim +
sulfamethoxazole liều “5 + 25” mg/Kg cho mỗi 6 giờ (“20+100”/Kg/24h), hoặc kết
hợp Gentamicin theo liều 5mg/Kg/24h cho những trường hợp nặng). Có thể Thời
gian điều trị thường từ 2-3 tuần.
Chú ý:
Trên những trường hợp
bệnh nhân VMNM có biểu hiện suy gan, suy thận liều kháng sinh sử dụng cần được
cân nhắc, tính toán cụ thể tuỳ theo mức độ suy gan, thận và tình trạng bệnh
VMNM.
3.3. Điều trị phối
hợp
- Nếu bệnh nhân hôn
mê hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đe dọa shock nhiễm khuẩn cần được điều
trị, chăm sóc tại phòng cấp cứu hoặc điều trị tích cực.
- Nếu bệnh nhân có co
giật: Cắt cơn giật bằng Seduxen, liều 0,1- 0,2mg/kg/lần pha trong dung dịch
NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm cho tới khi ngừng giật. Nếu vẫn còn giật có thể
tiêm lại cứ sau mỗi 10 phút nhưng không quá 3 lần. Phòng co giật bằng
Barbituric (Gardenal) uống liều 5-20mg/kg/ngày, kết hợp với việc dùng thuốc hạ
nhiệt, chống phù não, cân bằng nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm khi cần
thiết.
- Nếu bệnh nhân có
suy hô hấp cần được cho thở oxy hoặc hô hấp hỗ trợ, kể cả cho thở máy khi có
chỉ định.
- Chống viêm bằng
Dexamethason liều 0,2-0,4 mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm tĩnh mạch chậm trong 3
ngày đầu cho những trường hợp nặng.
- Chế độ chăm sóc và
nuôi dưỡng: Bảo đảm thông khí, chống ứ đọng đờm rãi (hút đờm rãi, vỗ rung, đặt
tư thế nằm nghiêng, đầu thấp...). Nếu bệnh nhân không ăn được cần cho ăn qua
sonde và nuôi dưỡng hỗ trợ bằng đường tĩnh mạch .
3.4. Điều trị cụ thể
tại các tuyến y tế
- Tuyến xã: Cần khám
xét thận trọng, tỷ mỷ; nếu nghi ngờ bệnh nhân có khả năng mắc bệnh VMNM phải
chuyển tuyến trên ngay sau khi đã sơ cứu. Các biện pháp sơ cứu cần thiết là
chống co giật hoặc phòng co giật, hạ sốt, chống suy hô hấp... Những trường hợp
nặng, nếu điều kiện cho phép cần báo gấp để được hỗ trợ phương tiện vận chuyển
và cấp cứu.
- Tuyến huyện: Chỉ
tiếp nhận điều trị nếu có khả năng xác định chẩn đoán (chọc dò dịch não tuỷ,
xét nghiệp dịch não tuỷ) và bệnh nhân không có biểu hiện tiên lượng nặng như
hôn mê, suy hô hấp, đe dọa shock nhiễm khuẩn hoặc có khả năng biến chứng, không
có các bệnh mạn tính kèm theo.
- Tuyến tỉnh, trung
ương: Là nơi tiếp nhận và điều trị tất cả các trường hợp VMNM, thực hiện được
tất cả các biện pháp điều trị như đã nêu ở trên.
4. THEO DÕI TIẾN
TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Cần khám xét và theo
dõi bệnh nhân VMNM hàng ngày hoặc hàng giờ tuỳ theo tình trạng bệnh nặng, nhẹ
về các chức năng sống (hô hấp, tuần hoàn...), tình trạng tri giác, hội chứng
màng não, tình trạng nhiễm trùng...
Tiến hành các xét
nghiệm cần thiết (Điện giải đồ, đường máu, khí máu...) cho những bệnh nhân nặng
để giúp cho điều trị. Riêng chọc dò dịch não tuỷ thường tiến hành 3 lần: Lúc
vào viện (để chẩn đoán xác định). sau điều trị kháng sinh từ 1-3 ngày (để đánh
giá hiệu quả của liệu pháp kháng sinh và cân nhắc việc thay đổi kháng sinh khi
cần thiết) và trước khi ra viện (để bảo đảm khỏi bệnh).
Tiêu chuẩn khỏi bệnh
hoàn toàn: Hết sốt, lâm sàng hoàn toàn bình thường ít nhất 3 ngày; dịch não tuỷ
trở về ngưỡng bình thường.
Một số biến chứng có
thể gặp:
Tràn dịch dưới màng
cứng, ổ abces nội sọ: Thường bệnh nhân có tình trạng tăng áp lực nội sọ, các
dấu hiệu nhiễm trùng vẫn dai dẳng, dịch não tuỷ vẫn biến đổi.
Ứ dịch não thất do
dính tắc: gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu nhiễm trùng và dịch não tuỷ cải
thiện nhưng có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, giãn đường khớp, thóp căng...
Các trường hợp này
cần xác định bằng chụp CT scan sọ não (với trẻ nhỏ có thể siêu âm qua thóp) và
cân nhắc khả năng phối hợp điều trị ngoại khoa.
Các biến chứng khác
có thể gặp là bại não, động kinh, điếc hay giảm thính lực v.v…
Cần chú ý là tỷ lệ tử
vong và các biến chứng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, chẩn đoán muộn, điều trị không
đúng.
5. PHÒNG BỆNH
5.1. Vaccin phòng
bệnh
- Tiêm vaccin Hib cho
tất cả các trẻ em (3 liều, lúc 2, 4 và 6 tháng).
- Đối với vaccin
phòng não mô cầu và phế cầu chỉ sử dụng cho những vùng dịch lưu hành hoặc trên
những người có cơ địa đặc biệt (Suy giảm miễn dịch, sau cắt lách...)
5.2. Phòng cho những
người có nguy cơ (tiếp xúc với nguồn lây) Dùng Rifampicin liều từ 10 đến 20mg/kg/ngày
trong 4 ngày.
Áp dụng các biện pháp
cách ly và khử khuẩn môi trường, dụng cụ... theo quy định.
VIÊM
NÃO
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm não cấp là tình
trạng viêm nhiễm cấp tính ở mô não - có thể lan tỏa hay khu trú, do nhiều
nguyên nhân gây nên nhưng phần lớn là do một số loại virus.
Bệnh viêm não cấp do
virus có thể lây truyền qua muỗi đốt (đối với các loại arbovirus như
viêm não Nhật Bản); qua đường hô hấp (như virus Herpes Simplex-HSP) hoặc
qua đường tiêu hóa (như các loại virus đường ruột). Bệnh thường khởi phát cấp
tính diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng khá cao; hay gặp ở trẻ em với
các độ tuổi khác nhau.
2. DỊCH TỄ HỌC
- Bệnh viêm não cấp
gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc có xu
hướng tăng vào mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm).
- Viêm não Nhật Bản:
Lưu hành ở hầu hết các địa phương nước ta, thường gây dịch vào các tháng 5,6,7;
gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 2 đến 8; lây truyền qua trung gian muỗi đốt.
- Viêm não cấp do các
virus đường ruột: bệnh xẩy ra quanh năm nhưng nhiều hơn ở các tháng từ 3 đến 6;
thường gặp ở trẻ nhỏ và lây truyền qua đường tiêu hóa.
- Viêm não cấp do virus
Herpes Simplex: bệnh xẩy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi (HSV
typ 1). Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh viêm não cấp do HSV typ 2.
- Các loại virus khác
ít gặp hơn có thể xẩy ra rải rác quanh năm với các bệnh cảnh riêng: các virus
cúm, sởi, quai bị, Rubella, Adenovirus, Epstein-Barr, HIV,
Cytomegalovirus...
3. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán dựa vào các
yếu tố dịch tễ học, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng; loại trừ các bệnh
có biểu hiện thần kinh nhưng không phải viêm não (xem phần chẩn đoán phân
biệt).
3.1. Yếu tố dịch tễ
Căn cứ vào tuổi, mùa,
nơi cư trú, số người mắc trong cùng một thời gian.
3.2. Lâm sàng
3.2.1. Giai đoạn khởi
phát
- Sốt: là triệu chứng
phổ biến, xẩy ra đột ngột, sốt liên tục 39-40oC nhưng cũng có khi
sốt không cao.
- Nhức đầu, quấy
khóc, kích thích, kém linh hoạt.
- Buồn nôn, nôn.
- Có thể có các triệu
chứng khác tuỳ theo loại virus như:
+ Ho, chảy nước mũi.
+ Tiêu chảy, phân
không có nhày, máu.
+ Phát ban: mẩn đỏ,
bọng nước hoặc ban ở lòng bàn tay, bàn chân kèm loét miệng (bệnh tay- chân –
miệng gặp ở viêm não do Enterovirus 71).
3.2.2. Giai đoạn toàn
phát
Sau giai đoạn khởi
phát, các biểu hiện thần kinh sẽ nhanh chóng xuất hiện:
- Rối loạn tri giác
từ nhẹ đến nặng như: ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê.
- Thường có co giật.
- Có thể có các dấu
hiệu thần kinh khác: dấu hiệu màng não, các dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt
nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ...
- Có thể có suy hô
hấp, phù phổi cấp, suy tim hoặc sốc.
3.2.3. Các thể lâm
sàng
- Thể tối cấp: Sốt
cao liên tục, co giật, hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy mạch và dẫn đến tử vong
nhanh.
- Thể cấp tính: diễn
biến cấp với các biểu hiện lâm sàng nặng, điển hình.
- Thể nhẹ: rối loạn
tri giác mức độ nhẹ và phục hồi nhanh chóng.
3.3. Cận lâm sàng
- Dịch não tuỷ: Có ý
nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, cần được chỉ định xét nghiệm dịch não tuỷ sớm
khi nghi ngờ viêm não.
+ Dịch trong, áp lực
bình thường hoặc tăng.
+ Tế bào bình thường
hoặc tăng từ vài chục đến vài trăm/mm3, chủ yếu là bạch cầu đơn nhân.
+ Protein bình thường
hoặc tăng (thường tăng nhẹ trong viêm não Nhật Bản), glucose và muối bình
thường.
Chú ý
+ Nên gửi dịch não
tuỷ để làm các xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác định căn nguyên virus (như
PCR, ELISA, phân lập virus...).
+ Không nên chọc dò
dịch não tuỷ trong trường hợp có dấu hiệu tăng áp lực trong sọ có nguy cơ gây
tụt (lọt) não, đang sốc, suy hô hấp nặng.
- Xét nghiệm máu
+ Công thức máu: số
lượng bạch cầu tăng nhẹ hoặc bình thường.
+ Điện giải đồ và
đường huyết thường trong giới hạn bình thường.
* Các xét nghiệm xác
định nguyên nhân (áp dụng tại cơ sở có điều kiện)
- Tìm kháng thể IgM
đặc hiệu cho từng loại căn nguyên bằng kỹ thuật thử nghiệm miễn dịch gắn enzym
(ELISA);
- Tìm kháng nguyên
đặc hiệu cho từng loại căn nguyên bằng kỹ thuật phản ứng khuyếch đại chuỗi
polymeza (PCR),
- Phân lập virus từ
dịch não tuỷ, máu, bọng nước ở da, dịch mũi họng, phân.
* Các xét nghiệm
khác: chỉ định khi cần thiết
- Điện não đồ.
- Chụp cắt lớp vi
tính (CT scan) não.
- Chụp tim phổi.
3.4. Chẩn đoán phân
biệt
Cần loại trừ các bệnh
thần kinh sau đây:
- Co giật do sốt cao.
- Viêm màng não mủ.
- Viêm màng não do
lao.
- Ngộ độc cấp.
- Sốt rét thể não.
- Chảy máu não-màng
não.
- Động kinh.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều
trị
* Bảo đảm các chức
năng sống
- Bảo đảm thông khí,
chống suy hô hấp, chống các rối loạn tuần hoàn, sốc, trụy mạch.
- Chống phù não.
* Điều trị triệu
chứng
- Hạ nhiệt.
- Chống co giật.
- Điều chỉnh rối loạn
nước, điện giải, đường huyết (nếu có).
* Chăm sóc và điều
trị hỗ trợ
- Đảm bảo chăm sóc và
dinh dưỡng.
- Phục hồi chức năng
sớm.
- Phòng và chống bội
nhiễm; nhiễm khuẩn bệnh viện.
* Điều trị nguyên
nhân
4.2. Điều trị cụ thể:
* Bảo đảm thông khí,
chống suy hô hấp
- Luôn bảo đảm thông
đường hô hấp: đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu ngửa ra sau và nghiêng về
một bên, hút đờm dãi khi có hiện tượng xuất tiết, ứ đọng.
- Nếu suy hô hấp:
Thở oxy:
+ Chỉ định: co giật,
suy hô hấp, độ bão hòa oxy SaO2 dưới 90% (nếu đo được)
+ Phương pháp: Thở
oxy qua ống thông, liều lượng 1-3 lít/phút hoặc qua mặt nạ với liều lượng 5-6
lít/phút tuỳ theo lứa tuổi và mức độ suy hô hấp.
- Đặt nội khí quản và
thở máy:
+ Chỉ định: Ngưng thở
hoặc có cơn ngưng thở, thất bại khi thở oxy, SpO2 dưới 85% kéo dài.
+ Phương pháp:
+ Các thông số ban
đầu khi thở máy:
+ Chế độ: thở kiểm
soát thể tích
+ FiO2 ban đầu: 100%;
thể tích khí lưu thông (TV): 10- 15ml/kg.
+ Tần số thở: dưới 1
tuổi: 25 lần/phút; từ 1-5 tuổi: 20 lần/phút; trên 5 tuổi: 15 lần/phút. Tỷ lệ
hít vào/thở ra (I/E):1/2
+ Cài đặt PEEP: ban
đầu 4 cm H2O
+ Điều chỉnh các
thông số dựa trên diễn biến, đáp ứng lâm sàng và SaO2, khí máu.
Trong trường hợp
không đặt được nội khí quản thì bóp bóng giúp thở qua mặt nạ. Nếu không có máy
thở thì bóp bóng qua nội khí quản. Tần số bóp bóng từ 20 đến 30 lần/phút.
Dừng thở máy và rút
ống nội khí quản khi bệnh nhân tự thở, hết co giật, huyết động học ổn định, tri
giác cải thiện, khí máu bình thường với FiO2 dưới 40% và PEEP 4 cm H2O.
* Chống phù não
- Chỉ định: khi có
các dấu hiệu của phù não như nhức đầu kèm theo dấu hiệu kích thích, vật vã hoặc
li bì, hôn mê (có thể kèm theo phù gai thị, đồng tử không đều; liệt khu trú; co
cứng; nhịp thở không đều; mạch chậm kèm theo huyết áp tăng...)
- Phương pháp:
+ Tư thế nằm: đầu cao
15- 30 độ.
+ Thở oxy: khi thở
máy cần tăng thông khí và giữ PaO2 từ 90 đến 100mmHg và PaCO2
từ 30 đến 35 mmHg.
+ Dung dịch Manitol
20%: Liều 0,5 g/kg (2,5 ml/kg) truyền tĩnh mạch 15 -30 phút. Có thể truyền nhắc
lại sau 8 giờ nếu có dấu hiệu phù não nhưng không quá ba lần trong 24 giờ và
không quá ba ngày. Không dùng Manitol trong trường hợp có sốc, phù phổi.
+ Khi truyền cần theo
dõi lâm sàng và điện giải đồ (nếu có điều kiện) để phát hiện dấu hiệu quá tải
và rối loạn điện giải. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng sau truyền Manitol có thể
cho truyền chậm dung dịch Ringer lactat với liều 20- 30ml/kg.
+ Có thể dùng
Dexamethason liều 0,15 – 0,20 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm cho mỗi 6 giờ trong một
vài ngày đầu.
* Chống sốc
Nếu có tình trạng
sốc, cần truyền dịch theo phác đồ chống sốc- có thể sử dụng Dopamin truyền tĩnh
mạch, liều bắt đầu từ 5 mcg/kg/phút và tăng dần, tối đa không quá 15 mcg/kg/phút,
có thể sử dụng Dobutamin nếu có viêm cơ tim.
* Hạ nhiệt
- Cho trẻ uống đủ
nước, nới rộng quần áo, tã lót và chườm mát.
- Nếu sốt trên 380C hạ nhiệt bằng
paracetamol 10-15mg/kg/lần, uống hoặc đặt hậu môn (có thể nhắc lại sau 6 giờ,
ngày 4 lần nếu còn sốt); trường hợp sốt trên 400C hoặc uống không có
hiệu quả có thể tiêm propacetamol (Prodafalgan) 20-30mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch.
* Chống co giật
- Diazepam: sử dụng
theo một trong các cách dưới đây:
+ Đường tĩnh mạch:
liều 0,2- 0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm (chỉ thực hiện ở cơ sở có điều kiện hồi
sức vì có thể gây ngừng thở);
+ Đường tiêm bắp:
liều 0,2 – 0,3mg/kg.
+ Đường trực tràng:
liều 0,5mg/kg. Cách thức
- Lấy lượng thuốc đã tính
(theo cân nặng) từ ống Diazepam dạng tiêm vào bơm tiêm 1ml. Sau đó rút bỏ kim,
đưa bơm tiêm vào trực tràng 4-5cm và bơm thuốc. Kẹp giữ mông trẻ trong vài
phút.
- Nếu sau 10 phút vẫn
còn co giật thì cho liều Diazepam lần thứ hai.
- Nếu vẫn tiếp tục co
giật thì cho liều Diazepam lần thứ ba, hoặc phenobacbital (gacdenal) 10-15 mg/kg
pha loãng với dung dịch dextrose 5% truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Sau đó dùng
liều duy trì 5-8 mg/kg/24 giờ chia ba lần, tiêm bắp hoặc chuyển tới Khoa điều
trị tích cực.
* Điều chỉnh rối loạn
điện giải, đường huyết (nếu có)
- Bồi phụ đủ nước và
điện giải. Cần thận trọng khi có dấu hiệu phù phổi.
- Sử dụng dung dịch
Natri Clorua và Glucoza đẳng trương. Lượng dịch truyền tính theo trọng lượng cơ
thể.
- Điều chỉnh rối loạn
điện giải và thăng bằng kiềm - toan dựa vào điện giải đồ và khí máu.
* Đảm bảo dinh dưỡng
và chăm sóc, phục hồi chức năng
- Dinh dưỡng:
+ Cung cấp thức ăn dễ
tiêu, năng lượng cao, đủ muối khoáng và vitamin.
Năng lượng đảm bảo
cung cấp 50 - 60 kcal/kg/ngày.
+ Đảm bảo cho trẻ bú
mẹ. Trẻ không bú được phải chú ý vắt sữa mẹ và đổ từng thìa nhỏ hoặc ăn bằng
ống thông mũi- dạ dày (chia làm nhiều bữa hoặc nhỏ giọt liên tục). Cần thận
trọng vì dễ sặc và gây hội chứng trào ngược.
+ Nếu trẻ không tự ăn
được thì phải cho ăn qua ống thông mũi - dạ dày hay dinh dưỡng qua truyền tĩnh
mạch. Nên bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B.
- Chăm sóc và theo
dõi:
+ Chú ý chăm sóc da,
miệng, thường xuyên thay đổi tư thế để tránh tổn thương do đè ép gây loét và vỗ
rung để tránh xẹp phổi và viêm phổi do ứ đọng đờm dãi.
+ Hút đờm dãi thường
xuyên.
+ Chống táo bón.
+ Bí tiểu tiện, căng
bàng quang: gõ cầu bàng quang. Hạn chế thông tiểu vì có nguy cơ gây bội nhiễm.
+ Thường xuyên theo
dõi các dấu hiệu sinh tồn, mức độ tri giác; các dấu hiệu phù não; SaO2, điện
giải đồ và đường huyết.
+ Phục hồi chức năng:
Tiến hành sớm khi trẻ ổn định lâm sàng hoặc khi có di chứng.
* Thuốc kháng virus
Khi nghi ngờ viêm não
do Virus Herpes Simplex thì có thể dùng Acyclovir, liều 10mg/kg/mỗi 8
giờ, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Thời gian điều trị: ít nhất 14 ngày – 21
ngày.
* Thuốc kháng sinh
Được chỉ định trong
những trường hợp sau:
- Trường hợp chưa
loại trừ được viêm màng não mủ.
- Khi bội nhiễm.
5. PHÒNG BỆNH
5.1. Vệ sinh phòng
bệnh
- Vệ sinh cá nhân,
nằm màn chống muỗi đốt.
- Vệ sinh ăn uống để
tránh lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hoá.
- Vệ sinh ngoại cảnh,
không nuôi gia súc gần nhà, gần khu dân cư.
- Diệt côn trùng,
tiết túc trung gian truyền bệnh, diệt bọ gậy, diệt muỗi.
5.2. Tiêm chủng
5.2.1. Tiêm phòng viêm
não Nhật Bản:
- Tiêm dưới da.
- Liều lượng: 0,5ml
cho trẻ dưới 5 tuổi; 1ml cho trẻ trên 5 tuổi.
+ Mũi 1: bắt đầu
tiêm
+ Mũi 2: 7 ngày
sau mũi 1
+ Mũi 3: 1 năm sau
mũi 2
+ Tiêm nhắc lại sau
3-4 năm
5.2.2. Tiêm chủng vắc
xin bại liệt, sởi, quai bị, thủy đậu theo lịch tiêm chủng.
BỆNH
CÚM
Cúm là bệnh truyền
nhiễm cấp tính lây lan nhanh theo đường hô hấp, do vi rút cúm A, B, C, Á cúm
gây ra với nhiều subtype khác nhau. Bệnh diễn biến đa dạng từ nhẹ đến nặng, có
thể gây thành dịch lớn.
CÚM THÔNG THƯỜNG (Cúm
mùa)
Cúm mùa thường do các
chủng cúm A, B đã lưa hành và không có biến chủng. Chẩn đoán dựa và lâm sàng và
dịch tễ.
1. LÂM SÀNG
1.1 Hội chứng cúm
- Sốt cao kéo dài 3 –
7 ngày. Có thể sốt kiểu “V” cúm (sốt 3-5 ngày rồi đỡ sốt 1-2 ngày rồi lại sốt
cao trở lại).
- Viêm long đường hô
hấp trên: chảy mũi, ho, hắt hơi.
- Đau họng, ho khan,
khàn tiếng, đau tức ngực.
- Đau đầu: đau đầu
vùng thái dương, vùng trán, ù tai, quấy khóc ở trẻ nhỏ.
- Đau cơ: đau mỏi cơ,
khớp toàn thân.
1.2. Hội chứng nhiễm
trùng – nhiễm độc. Có thể gặp ở thể nặng.
- Môi khô lưỡi bẩn,
mệt mỏi.
- Mạch nhanh, vã mồ
hôi...
- Suy đa phủ tạng.
1.3. Triệu chứng thực
thể
- Thường không thấy
tổn thương tại phổi hoặc có thể nghe phổi thấy ran ngáy, rít.
2. DỊCH TỄ: Bệnh
thường xảy ra hàng năm.
Tiếp xúc nguồn bệnh
trong cộng đồng, gia đình.
3. CẬN LÂM SÀNG
3.1. Máu:
- CTM: Giảm bạch cầu;
- CRP: âm tính.
3.2. X quang phổi:
Không có tổn thương đặc hiệu.
3.3. Tìm sự hiện diện
vi rút cúm trong dịch tỵ hầu:
- Test nhanh: có giá
trị sàng lọc.
- PCR: có thể định
được Subtype.
4. TIÊU CHUẨN CHẨN
ĐOÁN:
a) Trường hợp nghi
ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ,
sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
b) Trường hợp xác
định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm
sàng cúm.
- Xét nghiệm dương
tính khẳng định nhiễm vi rút cúm.
c) Người lành mang vi
rút:
- Không có biểu hiện
lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm.
- Những trường hợp
này cũng phải được báo cáo.
5. YẾU TỐ NGUY CƠ
NẶNG:
- Trẻ nhỏ dưới 5
tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
- Mắc bệnh mãn tính
khác.
- Cơ địa suy giảm
miễn dịch.
- Mắc bệnh 2 lần
trong vòng 1 tháng hoặc bệnh đã giảm nhưng lại sốt cao trở lại.
6. CÚM ÁC TÍNH :
Thường diễn biến rất nặng và nhanh.
- Triệu chứng sớm
giống như cúm thông thường.
- Sau đó diễn biến
rất nhanh, xuất hiện các triệu chứng:
+ Kích thích, vật vã,
mê sảng.
+ Khó thở, tím tái,
suy hô hấp nhanh chóng, SPO2 giảm.
+ Rối loạn huyết
động.
+ Phù phổi cấp do độc
tố vi rút hoặc quá tải dịch.
+ Rối loạn nhịp tim,
viêm cơ tim.
+ Chụp phổi: hình ảnh
viêm phổi kẽ lan tỏa, tiến triển nhanh chóng, đặc hiệu của viêm phổi do vi rút.
7.BIẾN CHỨNG
- Viêm phổi: khi có
bội nhiễm thì bệnh nặng lên rất nhiều, có thể bội nhiễm vi khuẩn, nấm.
- Nhiễm khuẩn Tai –
Mũi – Họng.
- Tràn dịch màng
phổi.
- Viêm não, màng não.
- Viêm cơ tim.
- Suy đa phủ tạng.
8.ĐIỀU TRỊ
8.1. Nguyên tắc
chung:
- Bệnh nhân phải được
cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Dùng thuốc kháng vi
rút đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các
trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.
- Điều trị hỗ trợ
trong những trường hợp nặng.
- Điều trị tại chỗ ở
những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp
nặng.
8.2. Thể thông
thường:
- Chủ yếu là điều trị
triệu chứng và chăm sóc nâng cao thể trạng, phòng bội nhiễm.
- Bảo đảm chế độ dinh
dưỡng và chăm sóc
- Cách ly tương đối:
trẻ ở phòng riêng, hạn chế tiếp xúc tránh lây lan.
- Hạ sốt: chườm ấm,
paracetamon.
- Phòng co giật: khi
sốt cao trên 38o5 dùng phenobacbital,
seduxen….
- Vệ sinh cá nhân,
nhỏ mũi dung dịch NaCl 0,9%.
- Kháng sinh: dùng
khi có bội nhiễm.
- Hỗ trợ hô hấp khi
có suy hô hấp:
+ Nằm đầu cao 30 - 45o.
+ Cho người bệnh thở
oxy với lưu lượng thích hợp.
+ Những trường hợp
không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc
xâm nhập.
- Phát hiện và điều
trị suy đa phủ tạng.
- Những trường hợp
nặng điều trị giống như cúm A (H5N1) nặng đã được
Bộ Y tế ban hành.
8.3.Tiêu chuẩn ra
viện:
a) Nơi không có xét
nghiệm RT-PCR:
- Sau khi hết sốt 3
ngày.
- Tình trạng lâm sàng
ổn định.
b) Nơi có xét nghiệm
Real time RT-PCR:
- Sau khi hết sốt 3
ngày.
- Tình trạng lâm sàng
ổn định.
- Xét nghiệm lại
RT-PCR vi rút cúm A (H1N1) vào ngày thứ tư âm tính. Trong trường hợp xét nghiệm
lại vào ngày thứ tư vẫn dương tính thì xét nghiệm lại vào ngày thứ sáu.
8.4. Thể ác tính:
- Thuốc kháng vi rút:
chỉ định khi bệnh nhi có yếu tố nguy cơ nặng hoặc do một số type vi rút đặc
biệt như H1N1, H5N1…… Thuốc kháng vi rút hiện tại đang dùng: Oseltamivir
(Tamiflu)
- Gamaglobulin chống
cúm, Interferon: chỉ định khi bệnh nặng hoặc do một số chủng vi rút đặc biệt.
- Hô hấp hỗ trợ: tùy
mức độ suy hô hấp, có thể thở oxy mask, NKQ,…..
- Chế độ dinh dưỡng
đầy đủ, vệ sinh cá nhân, môi trường.
Điều trị biến chứng:
Tùy theo biến chứng mà có xử trí phù hợp.
9. PHÒNG BỆNH
+ Vắc xin: tiêm chủng
đầy đủ, đặc biệt là vắc xin phòng cúm.
+ Cách ly bệnh nhân,
hạn chế nguồn lây.
BỆNH
SỞI
Bệnh sởi là bệnh
truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc
họ Paramyxoviridae.
Bệnh có thể diễn biến
nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ
lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
1. CHẨN ĐOÁN
1.1. Chẩn đoán xác
định
Dựa vào các yếu tố
sau:
* Lâm sàng:
- Sốt nhẹ tới sốt
cao.
- Viêm long đường hô
hấp: là triệu chứng hầu như không bao giờ thiếu: hắt hơi, sổ mũi, ho, chảy nước
mắt, viêm kết mạc mắt, dử mắt, phù nhẹ mi mắt.
- Hạt Koplik ở niêm
mạc má: chỉ có ở giai đoạn viêm long, mất nhanh trong 12-18 giờ sau khi xuất
hiện.
- Ban hồng: nhẵn, ấn
vào biến mất, mọc theo thứ tự: sau tai, lan dần lên hai bên má, cổ, ngực, chi
trên, sau lưng, chi dưới. lúc này các triệu chứng toàn thân giảm dần sau đó ban
bay lần lượt như khi mọc và để lại vết thâm trên da xen kẽ vùng da lành.
- Tiêu chảy: do viêm
long, phát ban đường ruột gây ra.
* Dịch tễ:
- Có tiếp xúc với trẻ
mắc sởi hoặc sống trong vùng có nhiều trẻ mắc.
- Chưa được tiêm
phòng
* Xét nghiệm:
- Tìm kháng thể IgM
đặc hiệu dương tính từ ngày thứ 4 kể từ khi phát ban.
- Phân lập vi rút,
tìm gen (PCR) từ máu, màng kết mạc mắt, mũi, họng.
1.2. Chẩn đoán phân
biệt
Cần chẩn đoán phân
biệt với một số bệnh có phát ban dạng sởi:
- Rubella: Phát ban
không có trình tự, ít khi có viêm long, thường có hạch cổ.
- Nhiễm enterovirus:
Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay kèm rối loạn tiêu hoá.
- Bệnh Kawasaki: Sốt
cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không theo thứ tự.
- Phát ban do các vi
rút khác.
- Ban dị ứng: Kèm
theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan.
1.3. Yếu tố tiên
lượng nặng
- Trẻ nhỏ 6 tháng - 2
tuổi.
- Cơ địa suy giảm
miễn dịch.
- Suy dinh dưỡng.
- Kết hợp bệnh khác.
2. BIẾN CHỨNG
- Nhiễm khuẩn da và
mô mềm, niêm mạc miệng (Cam tẩu mã)…..
- Viêm phổi, viêm
thanh quản
- Viêm tai giữa
- Viêm não, màng
não...
- Mù mắt do loét giác
mạc (nhiễm khuẩn hoặc thiếu vitamin A).
- Tiêu chảy kéo dài
- Suy dinh dưỡng (do
hậu quả của các bệnh nhiễm trùng kéo dài hoặc quá kiêng khem).
- Lao tiến triển.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc
- Chủ yếu là điều trị
triệu chứng, nâng cao thể trạng, phòng bội nhiễm.
- Không dùng
Corticoid khi chưa loại trừ sởi.
3.2. Điều trị triệu
chứng
- Vệ sinh da, mắt,
miệng họng : không sử dụng các chế phẩm Corticoid.
- Tăng cường dinh
dưỡng.
- Hạ sốt: paracetamol
15mg/kg/lần x 4-6h/lần.
- Bồi phụ nước, điện
giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy
cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung Vitamin A :
+ Trẻ < 6 tháng :
uống 50.000 đv/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ 6 – 12 tháng : uống
100.000 đv/ngày x 2 ngày liên tiếp
+ Trẻ trên 12 tháng
và người lớn : Uống 200.000 đv/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trường hợp có biểu
hiện thiếu vitamin A : Lặp lại liều trên sau 4-6 tuần
+ Điều trị biến chứng
tùy từng loại (nếu có).
3.3. Điều trị các
biến chứng:
3.3.1. Viêm phổi do
vi rút:
- Điều trị: điều trị
triệu chứng.
- Hỗ trợ hô hấp: tùy
theo mức độ suy hô hấp.
3.3.2.Viêm phổi do vi
khuẩn mắc trong cộng đồng:
- Kháng sinh: Beta
Lactam/ Ức chế Beta Lactamase, Cephalosporin thế hệ 3.
- Hỗ trợ hô hấp: tùy
theo mức độ suy hô hấp.
- Điều trị triệu
chứng.
3.3.3. Viêm phổi do
vi khuẩn mắc trong bệnh viện:
+ Kháng sinh: Sử dụng
kháng sinh theo phác đồ điều trị viêm phổi mắc phải trong bệnh viện.
+ Hỗ trợ hô hấp: tùy
theo mức độ suy hô hấp.
+ Điều trị triệu
chứng.
3.3.4.Viêm thanh khí
quản:
- Khí dung Adrenalin
khi có biểu hiện co thắt, phù nề thanh khí quản.
- Hỗ trợ hô hấp: tùy
theo mức độ suy hô hấp.
- Điều trị triệu
chứng.
3.3.5. Trường hợp
viêm não màng não cấp tính:
Điều trị: hỗ trợ, duy
trì chức năng sống.
- Chống co giật:
Phenobarbital 10-20mg/kg pha trong Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60
phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần. Có thể dùng Diazepam đối với người lớn 10 mg/lần
tiêm tĩnh mạch.
- Chống phù não:
+ Nằm đầu cao 30°, cổ
thẳng (nếu không có tụt huyết áp).
+ Thở oxy qua mũi 1-4
lít/phút, có thể thở oxy qua mask hoặc thở CPAP nếu bệnh nhân còn tự thở được.
Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi điểm Glasgow < 12 điểm hoặc SpO2 <
92% hay PaCO2 > 50 mmHg.
+ Thở máy khi Glasgow < 10 điểm.
+ Giữ huyết áp trong
giới hạn bình thường
+ Gữi pH máu trong
giới hạn: 7.4, pCO2 từ 30 – 40 mmHg
+ Giữ Natriclorua máu
trong khoảng 145 – 150 mEq/l bằng việc sử dụng natriclorua 3%
+ Giữ Glucose máu
trong giới hạn bình thường
+ Hạn chế dịch sử
dụng 70 - 75% nhu cầu cơ bản (cần bù thêm dịch nếu mất nước do sốt cao, mất
nước thở nhanh, nôn ỉa chảy..)
+ Mannitol 20% liều
0,5-1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.
- Chống suy hô hấp:
Suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não.
- Hỗ trợ khi có suy
hô hấp.
- Có thể dùng
Dexamethasone 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. Nên
dùng thuốc sớm ngay sau khi người bệnh có rối loạn ý thức.
Chỉ định IVIG
(Intravenous Immunoglobulin ) khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình
trạng suy hô hấp tiến triển nhanh , viêm não. Chế phẩm: lọ 2,5 gam/50 ml. Liều
dùng: 5 ml/kg/ngày x 3 ngày liên tiếp. Truyền tĩnh mạch chậm trong 8-10 giờ.
4. PHÒNG BỆNH
4.1. Phòng bệnh chủ
động bằng vắc xin.
- Thực hiện tiêm
chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án
tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)
- Tiêm vắc xin phòng
sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
4.2. Cách ly bệnh
nhân và vệ sinh cá nhân
- Bệnh nhân sởi phải
được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với
bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Tăng cường vệ sinh cá
nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề
kháng.
- Sử dụng Immune
Globulin (IG) tiêm bắp sớm trong vòng 3 - 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm
với sởi cho cac bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện vì những lý do khác. Dạng
bào chế: Immune Globulin (IG)16%, ống 2ml. Liều dùng: 0,25 ml/kg, tiêm bắp, 1
vị trí tiêm không quá 3ml. Với trẻ suy giảm miễn dịch có thể tăng liều gấp đôi.
CHẨN
ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
I. ĐẠI CƯƠNG
Sốt xuất huyết Dengue
là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp thanh là
DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do
muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh xảy ra quanh
năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm
của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn
đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được
chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
II. DIỄN BIẾN LÂM
SÀNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Bệnh thường khởi phát
đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và
giai đoạn hồi phục.
1. Giai đoạn sốt
1.1. Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột,
liên tục.
- Nhức đầu, chán ăn,
buồn nôn.
- Da xung huyết.
- Đau cơ, đau khớp,
nhức hai hố mắt.
- Nghiệm pháp dây
thắt dương tính.
- Thường có chấm xuất
huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
1.2. Cận lâm sàng.
- Dung tích hồng cầu
(Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu
bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3).
- Số lượng bạch cầu
thường giảm.
2. Giai đoạn nguy
hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh
2.1. Lâm sàng
a) Người bệnh có thể
còn sốt hoặc đã giảm sốt.
b) Có thể có các biểu
hiện sau:
- Biểu hiện thoát huyết
tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ):
+ Tràn dịch màng
phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
+ Nếu thoát huyết
tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh
đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và
tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
- Xuất huyết:
+ Xuất huyết dưới da:
Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và
mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm
mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh
sớm hơn kỳ hạn.
+ Xuất huyết nội tạng
như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
c) Một số trường hợp
nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.
Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu
thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
2.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit tăng so
với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở
cùng lứa tuổi.
- Số lượng tiểu cầu
giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L).
- Enzym AST, ALT
thường tăng.
- Trong trường hợp
nặng có thể có rối loạn đông máu.
- Siêu âm hoặc xquang
có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.
3. Giai đoạn hồi phục
3.1. Lâm sàng
Sau 24-48 giờ của
giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong
lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48-72 giờ.
- Người bệnh hết sốt,
toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.
- Có thể có nhịp tim
chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
- Trong giai đoạn
này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
3.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit trở về
bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái
hấp thu trở lại.
- Số lượng bạch cầu
máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt.
- Số lượng tiểu cầu
dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sốt xuất
huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009):
- Sốt xuất huyết
Dengue.
- Sốt xuất huyết
Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết
Dengue nặng.
1.1. Sốt xuất huyết
Dengue
a) Lâm sàng
Sốt cao đột ngột,
liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất
huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da,
chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn,
buồn nôn.
- Da xung huyết, phát
ban.
- Đau cơ, đau khớp,
nhức hai hố mắt. b) Cận lâm sàng
- Hematocrit bình
thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.
- Số lượng tiểu cầu
bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu
thường giảm.
1.2. Sốt xuất huyết
Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu
chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:
- Vật vã, lừ đừ, li
bì.
- Đau bụng vùng gan
hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm
mạc.
- Tiểu ít.
- Xét nghiệm máu:
+ Hematocrit tăng
cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh
chóng.
Nếu người bệnh có
những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước
tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
1.3. Sốt xuất huyết
Dengue nặng
Khi người bệnh có một
trong các biểu hiện sau:
- Thoát huyết tương
nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang
màng phổi và ổ bụng nhiều.
- Xuất huyết nặng.
- Suy tạng.
a) Sốc sốt xuất huyết
Dengue
- Suy tuần hoàn cấp,
thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật
vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt
(hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không
đo được huyết áp; tiểu ít.
- Sốc sốt xuất huyết
Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc sốt xuất huyết
Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm
theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.
+ Sốc sốt xuất huyết
Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.
b) Xuất huyết nặng
- Chảy máu cam nặng
(cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất
huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm
tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và
đông máu nội mạch nặng.
- Xuất huyết nặng
cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic
acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng,
viêm gan mạn.
c) Suy tạng nặng
- Suy gan cấp, men
gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
- Suy thận cấp.
- Rối loạn tri giác
(Sốt xuất huyết thể não).
- Viêm cơ tim, suy
tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.
2. Chẩn đoán căn
nguyên vi rút Dengue
2.1. Xét nghiệm huyết
thanh
- Xét nghiệm nhanh:
+ Tìm kháng nguyên
NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.
+ Tìm kháng thể IgM
từ ngày thứ 5 trở đi.
- Xét nghiệm ELISA:
+ Tìm kháng thể IgM:
xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh.
+ Tìm kháng thể IgG:
lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (gấp 4 lần).
2.2. Xét nghiệm PCR,
phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm
có điều kiện).
3. Chẩn đoán phân
biệt
- Sốt phát ban do
virus
- Sốt mò.
- Sốt rét.
- Nhiễm khuẩn huyết
do liên cầu lợn, não mô cầu, vi khuẩn gram âm, …
- Sốc nhiễm khuẩn.
- Các bệnh máu.
- Bệnh lý ổ bụng cấp,
…
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị sốt xuất
huyết Dengue:
Phần lớn được điều
trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chú ý theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm
sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
1.1. Điều trị triệu
chứng
- Nếu sốt cao ≥ 39oC, cho thuốc hạ
nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.
- Thuốc hạ nhiệt chỉ
được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 -15 mg/kg cân nặng/lần, cách
nhau mỗi 4-6 giờ.
+ Không dùng aspirin
(acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất
huyết, toan máu.
1.2. Bù dịch sớm bằng
đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để
nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối.
2. Điều trị Sốt xuất
huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Nhập viện điều trị
- Chỉ định truyền
dịch:
+ Nên xem xét truyền
dịch nếu người bệnh không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ,
hematocrit tăng cao; mặc dù huyết áp vẫn ổn định.
+ Dịch truyền bao
gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9%.
+ Ở người bệnh ≥ 15
tuổi có thể xem xét ngưng dịch truyền khi hết nôn, ăn uống được.
+ Sốt xuất huyết
Dengue trên cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, người béo phì,
người cao tuổi; có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế
quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, …; người sống một mình hoặc nhà ở xa cơ sở
y tế nên xem xét cho nhập viện theo dõi điều trị.
3. Điều trị sốt xuất
huyết Dengue nặng: Nhập viện điều trị cấp cứu
Người bệnh phải được
nhập viện điều trị cấp cứu
3.1. Điều trị sốc sốt
xuất huyết Dengue a) Sốc sốt xuất huyết Dengue:
- Cần chuẩn bị các
dịch truyền sau
+ Ringer lactat.
+ Dung dịch mặn đẳng
trương (NaCl 0,9%)
+ Dung dịch cao phân
tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES)).
- Cách thức truyền
+ Phải thay thế nhanh
chóng lượng huyết thanh mất đi bằng Ringer lactat hoặc dung dịch NaCl 0,9%,
truyền tĩnh mạch nhanh với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ.
+ Đánh giá lại tình
trạng người bệnh sau 1 giờ; truyền sau 2 giờ phải kiểm tra lại hematocrit:
(α) Nếu sau 1 giờ
người bệnh ra khỏi tình trạng sốc, huyết áp hết kẹt, mạch quay rõ và trở về
bình thường, chân tay ấm, nước tiểu nhiều hơn, thì giảm tốc độ truyền xuống 10
ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ; sau đó giảm dần tốc độ truyền xuống
7,5ml/kg cân nặng/giờ, truyền 1-2 giờ; đến 5ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-5 giờ;
và 3 ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-6 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng và
hematocrit.
(β) Nếu sau 1 giờ
truyền dịch mà tình trạng sốc không cải thiện (mạch nhanh, huyết áp hạ hay kẹt,
tiểu vẫn ít) thì phải thay thế dịch truyền bằng dung dịch cao phân tử. Truyền
với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1 giờ. Sau đó đánh giá lại:
• Nếu sốc cải thiện,
hematocrit giảm, thì giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ,
truyền trong 1-2 giờ. Sau đó nếu sốc tiếp tục cải thiện và hematocrit giảm, thì
giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 7,5 ml/kg cân nặng/giờ, rồi đến 5 ml/kg
cân nặng/giờ, truyền trong 2-3 giờ.
Theo dõi tình trạng
người bệnh, nếu ổn định thì chuyển truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải (xem
chi tiết trong phụ lục 2).
• Nếu sốc vẫn chưa
cải thiện, thì đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để quyết định cách thức xử
trí.
Nếu sốc vẫn chưa cải
thiện mà hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%) thì cần phải thăm
khám để phát hiện xuất huyết nội tạng và xem xét chỉ định truyền máu. Tốc độ
truyền máu 10 ml/kg cân nặng/1 giờ.
Chú ý: Tất cả sự thay đổi
tốc độ truyền phải dựa vào mạch, huyết áp, lượng bài tiết nước tiểu, tình trạng
tim phổi, hematocrit một hoặc hai giờ một lần và CVP.
b) Sốc sốt xuất huyết
Dengue nặng
Trường hợp người bệnh
vào viện trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, huyết áp không đo
được (HA=0)) thì phải xử trí rất khẩn trương.
- Để người bệnh nằm
đầu thấp.
- Thở oxy.
- Truyền dịch:
+ Đối với người bệnh
dưới 15 tuổi: Lúc đầu dùng bơm tiêm to bơm trực tiếp vào tĩnh mạch Ringer
lactat hoặc dung dịch mặn đẳng trương với tốc độ 20 ml/kg cân nặng trong vòng
15 phút. Sau đó đánh giá lại người bệnh, có 3 khả năng xảy ra:
• Nếu mạch rõ, huyết
áp hết kẹt, cho dung dịch cao phân tử 10 ml/kg cân nặng/giờ và xử trí tiếp theo
như sốt xuất huyết Dengue còn bù.
• Nếu mạch nhanh,
huyết áp còn kẹt hoặc huyết áp hạ: Truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/kg cân
nặng/giờ, sau đó xử trí theo điểm (β) ở trên.
• Nếu mạch, huyết áp
vẫn không đo được: Bơm tĩnh mạch trực tiếp dung dịch cao phân tử 20 ml/kg cân
nặng/15 phút. Nên đo CVP để có phương hướng xử trí. Nếu đo được huyết áp và
mạch rõ, thì truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, sau đó xử
trí theo điểm (β) ở trên.
* Những lưu ý khi
truyền dịch
- Ngừng truyền dịch
tĩnh mạch khi huyết áp và mạch trở về bình thường, tiểu nhiều. Nói chung không
cần thiết bù dịch nữa sau khi hết sốc 24 giờ.
- Cần chú ý đến sự
tái hấp thu huyết tương từ ngoài lòng mạch trở lại lòng mạch (biểu hiện bằng
huyết áp, mạch bình thường và hematocrit giảm). Cần theo dõi triệu chứng phù
phổi cấp, hiện tượng bù dịch quá tải gây suy tim hoặc phù phổi cấp cần phải
dùng thuốc lợi tiểu như furosemid 0,5-1 mg/kg cân nặng/1 lần dùng (tĩnh mạch).
Trong trường hợp sau khi sốc hồi phục mà huyết áp kẹt nhưng chi ấm mạch chậm,
rõ, tiểu nhiều thì không truyền dịch, nhưng vẫn lưu kim tĩnh mạch, theo dõi tại
phòng cấp cứu.
- Đối với người bệnh
đến trong tình trạng sốc, đã được chống sốc từ tuyến trước thì điều trị như một
trường hợp không cải thiện (tái sốc). Cần lưu ý đến số lượng dịch đã được
truyền từ tuyến trước để tính toán lượng dịch sắp đưa vào.
- Nếu người bệnh
người lớn có biểu hiện tái sốc, chỉ dùng cao phân tử không quá 1.000 ml đối với
Dextran 40 và không quá 500 ml đối với Dextran 70. Nếu diễn biến không thuận
lợi, nên tiến hành:
+ Đo CVP để bù dịch
theo CVP hoặc dùng vận mạch nếu CVP cao.
+ Theo dõi sát mạch,
huyết áp, nhịp thở, da, niêm mạc, tìm xuất huyết nội để chỉ định truyền máu kịp
thời.
+ Thận trọng khi tiến
hành thủ thuật tại các vị trí khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn.
- Nếu huyết áp kẹt,
nhất là sau một thời gian đã trở lại bình thường cần phân biệt các nguyên nhân
sau:
+ Hạ đường huyết
+ Tái sốc do không bù
đắp đủ lượng dịch tiếp tục thoát mạch.
+ Xuất huyết nội.
+ Quá tải do truyền
dịch hoặc do tái hấp thu.
- Khi điều trị sốc,
cần phải chú ý đến điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan
3.2. Điều trị xuất
huyết nặng
a) Truyền máu và các
chế phẩm máu
- Truyền khối hồng
cầu hoặc máu toàn phần khi:
+ Sau khi đã bù đủ
dịch nhưng sốc không cải thiện, hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên
35%).
+ Xuất huyết nặng
b) Truyền tiểu cầu
- Khi số lượng tiểu
cầu xuống nhanh dưới 50.000/mm3 kèm theo xuất huyết nặng.
- Nếu số lượng tiểu
cầu dưới 5.000/mm3 mặc dù chưa có xuất
huyết có thể truyền tiểu cầu tùy từng trường hợp cụ thể.
c) Truyền plasma
tươi, tủa lạnh: Xem xét truyền khi người bệnh có rối loạn đông máu dẫn đến xuất
huyết nặng.
3.3. Điều trị suy tạng
nặng
a) Tổn thương gan,
suy gan cấp
- Hỗ trợ hô hấp: Thở
oxy nếu thất bại thở NCPAP, xem xét đặt nội khí quản thở máy sớm nếu người bệnh
có sốc kéo dài.
- Hỗ trợ tuần hoàn:
+ Nếu có sốc: chống
sốc bằng NaCl 9% hoặc dung dịch cao phân tử, không dùng Lactat Ringer.
+ Nếu không sốc: bù
dịch điện giải theo nhu cầu hoặc 2/3 nhu cầu khi người bệnh có rối loạn tri
giác.
- Kiểm soát hạ đường
huyết: Giữ đường huyết 80-120mg%, tiêm tĩnh mạch chậm 1-2ml/kg glucose 30% và
duy trì glucose 10-12,5% khi truyền qua tĩnh mạch ngoại biên hoặc glucose
15-30% qua tĩnh mạch trung ương (lưu ý dung dịch có pha điện giải).
- Điều chỉnh điện
giải: Hạ Natri, hạ Kali máu
- Điều chỉnh rối loạn
thăng bằng toan kiềm
- Điều chỉnh rối loạn
đông máu/xuất huyết tiêu hóa (XHTH):
+ Huyết tương tươi
đông lạnh 10-5 ml/kg: XHTH + rối loạn đông máu.
+ Kết tủa lạnh 1 đv/6kg:
XHTH + fibrinogen < 1g/L.
+ Tiểu cầu đậm đặc:
XHTH + số lượng tiểu cầu < 50000/mm3.
+ Vitamin K1: 1mg/kg/ngày
(tối đa 10mg) TMC x 3 ngày.
- Điều trị/phòng ngừa
XHTH: Ranitidine 2mg/kg x 3 lần/ngày hoặc omeprazole 1 mg/kg x 1-2 lần/ngày.
- Rối loạn tri giác/co
giật:
+ Chống phù não:
mannitol 20% 2,5ml/kg/30 phút x 3-4 lần/ngày.
+ Chống co giật:
diazepam 0,2-0,3 mg/kg TMC hoặc midazolam 0,1 - 0,2 mg/kg TMC. Chống chỉ định:
phenobarbital.
+ Giảm amoniac máu:
Thụt tháo bằng nước muối sinh lý ấm, lactulose, metronidazol, neomycin
(gavage).
- Kháng sinh toàn
thân phổ rộng. Tránh dùng các kháng sinh chuyển hóa qua gan chẳng hạn như
pefloxacine, ceftraxone.
- Không dùng
paracetamol liều cao vì gây độc tính cho gan.
b) Suy thận cấp: Điều
trị bảo tồn và chạy thận nhân tạo khi có chỉ định và huyết động ổn định. Lọc
máu liên tục nếu có biểu hiện suy đa tạng đi kèm hoặc suy thận cấp huyết động
không ổn định. Chỉ định chạy thận nhân tạo trong sốt xuất huyết suy thận cấp.
- Rối loạn điện giải
kiềm toan mà không đáp ứng điều trị nội khoa.
+ Tăng kali máu nặng
> 7mEq/L.
+ Rối loạn Natri máu
nặng đang tiến triển ([Na] > 160 hay < 115 mmol/L).
+ Toan hóa máu nặng
không cải thiện với bù Bicarbonate (pH < 7,1).
- Hội chứng urê huyết
cao: Rối loạn tri giác, nôn, xuất huyết tiêu hóa, Urê máu > 200 mg% và hoặc
creatinine trẻ nhỏ > 1,5 mg% và trẻ lớn > 2mg%.
3.4. Quá tải dịch
không đáp ứng điều trị nội khoa
- Suy tim ứ huyết,
cao huyết áp.
- Phù phổi cấp.
- Chỉ định lọc máu
liên tục trong sốt xuất huyết: Khi có hội chứng suy đa tạng kèm suy thận cấp
hoặc suy thận cấp huyết động không ổn định.
3.5. Sốt xuất huyết
Dengue thể não, rối loạn tri giác, co giật
- Hỗ trợ hô hấp: thở
oxy, nếu thất bại CPAP áp lực thấp 4-6cmH2O, nếu thất bại thở máy.
- Bảo đảm tuần hoàn:
Nếu có sốc thì điều trị theo phác đồ chống sốc và dựa vào CVP.
- Chống co giật.
- Chống phù não.
- Hạ sốt.
- Hỗ trợ gan nếu có
tổn thương.
- Điều chỉnh rối loạn
nước điện giải, kiềm toan.
- Bảo đảm chăm sóc và
dinh dưỡng.
- Phục hồi chức năng
sớm.
3.6. Viêm cơ tim, suy
tim: vận mạch dopamine, dobutamine, đo CVP để đánh giá thể tích tuần hoàn.
4. Thở oxy: Tất cả
các người bệnh có sốc cần thở oxy gọng kính.
5. Sử dụng các thuốc
vận mạch.
- Khi sốt kéo dài,
cần phải đo CVP để quyết định thái độ xử trí.
- Nếu đã truyền dịch
đầy đủ mà huyết áp vẫn chưa lên và áp lực tĩnh mạch trung ương đã trên 10 cm
nước thì truyền tĩnh mạch.
+ Dopamin, liều lượng
5-10 mcg/kg cân nặng/phút.
+ Nếu đã dùng dopamin
liều 10 mcg/kg cân nặng/phút mà huyết áp vẫn chưa lên thì nên phối hợp
dobutamin 5-10 mcg/kg cân nặng/phút.
6. Các biện pháp điều
trị khác
- Khi có tràn dịch
màng bụng, màng phổi gây khó thở, SpO2 giảm xuống dưới 92%, nên cho người bệnh thở
NCPAP trước. Nếu không cải thiện mới xem xét chỉ định chọc hút để giảm bớt dịch
màng bụng, màng phổi.
7. Chăm sóc và theo
dõi người bệnh sốc
- Giữ ấm.
- Khi đang có sốc cần
theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở từ 15-30 phút 1 lần.
- Đo hematocrit cứ
1-2 giờ 1 lần, trong 6 giờ đầu của sốc. Sau đó 4 giờ 1 lần cho đến khi sốc ổn
định.
- Ghi lượng nước xuất
và nhập trong 24 giờ.
- Đo lượng nước tiểu.
- Theo dõi tình trạng
thoát dịch vào màng bụng, màng phổi, màng tim.
8. Tiêu chuẩn cho
người bệnh xuất viện
- Hết sốt 2 ngày,
tỉnh táo.
- Mạch, huyết áp bình
thường.
- Số lượng tiểu cầu
> 50.000/mm3.
9. Phòng bệnh
- Thực hiện công tác
giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo quy định của Bộ Y tế.
- Hiện chưa có vắc
xin phòng bệnh.
- Biện pháp phòng
bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt,
diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ
chứa nước đọng.
SỐT
RÉT Ở TRẺ EM
Sốt rét là bệnh
truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu.
Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh
sang người lành do muỗi Anopheles. Ký sinh trùng sốt rét là một đơn bào, lớp
Protozoa, họ Plasmodiidae, loại Plasmodium,
có 4 loài gây bệnh ở người là P. falciparum, P. malariae, P. ovale, và P.
Vivax. ở Việt Nam, chủ yếu là 2 loại P. Falciparum và P. Vivax. Bệnh
có đặc điểm lâm sàng là sốt thành cơn có chu kỳ, có thể có biến chứng nặng gây
tử vong.
1. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh phải
dựa vào 3 yếu tố cơ bản là: yếu tố dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm tìm ký sinh
trùng sốt rét.
1.1. Yếu tố dịch tễ:
Bệnh nhân đang sống
trong vùng sốt rét hoặc đã mắc sốt rét trong vòng 6 tháng gần đây. Nếu bệnh
nhân có mặt ở vùng sốt rét trong thời gian ngắn, cần quan tâm đến thời gian từ
khi vào vùng sốt rét đến khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên. Thời gian ủ bệnh của P.
Falciparum là 9–14 ngày; P. Vivax là 12–17 ngày; P. Ovale là
16–18 ngày; và P. Malariae là 18–40 ngày; có thể kéo dài đến 6-12 tháng
với P. Vivax.
Có 7 vùng sốt rét
được phân bố ở Việt Nam như sau:
- Vùng I (Đồng bằng
và đô thị): không có sốt rét lưu hành
- Vùng II (Vùng trung
du, đồi thấp, có nước chảy): sốt rét lưu hành nhẹ
- Vùng III (Núi đồi,
rừng thưa, có nước chảy): sốt rét lưu hành vừa
- Vùng IV (Núi rừng
miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên): sốt rét lưu hành nặng.
- Vùng V (Cao nguyên
miền Bắc): sốt rét lưu hành nhẹ.
- Vùng VI (Núi cao
> 800 m ở miền Bắc, >1200m-1500m ở miền Nam): không có sốt rét lưu hành.
- Vùng VII (ven biển
nước lợ): sốt rét lưu hành mức độ khác nhau và không ổn định.
1.2. Lâm sàng:
i. Sốt : Với những đặc điểm
riêng của sốt rét.
Cơn sốt điển hình: 3 giai đoạn
Giai đoạn rét run:
Sau vài triệu chứng tiền triệu như ớn lạnh, rùng mình, trẻ bắt đầu rét run dữ
dội, kéo dài từ 1-2 giờ, da tái nhợt, môi tím, chi lạnh, mạch nhanh, lách to
ra, đái nhiều.
Giai đoạn nóng: thân
nhiệt tăng vọt 39-40oC, bệnh nhân thấy
nóng, kèm theo mặt đỏ, mắt xung huyết đỏ, nhức đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng,
đau vùng gan, lách, buồn nôn, nôn, tiểu ít, mạch nhanh, nhịp thở nhanh...Giai
đoạn này kéo dài 2-4 giờ, sau đó sốt giảm dần. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị
tử vong do các biến chứng suy gan, suy thận, co giật, thiếu máu nặng…
Giai đoạn vã mồ hôi:
sốt dần dần hạ, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, có cảm giác khát nước, sau đó cảm
thấy dễ chịu dần, giảm đau đầu, vùng gan, lách bớt đau và trở lại trạng thái
gần bình thường.
Cơn sốt có tính chất
chu kỳ: P. ovale và P. Vivax: cách mỗi 48 giờ; P. Malariae:
Cách mỗi 72 giờ; P. Falciparum: cơn hàng ngày
Cơn sốt không điển hình:
Trường hợp sơ nhiễm
(nhiễm lần đầu tiên): sốt cao liên tục vài ngày đầu, sau đó sốt cơn.
Có nhiễm trùng khác
kèm theo
Trẻ nhỏ: từ 6 tháng
đến 4 tuổi. Trẻ thường không có giai đoạn rét run, hay có co giật khi sốt cao,
rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng), thiếu máu nhanh,
lách to nhanh, hạ đường huyết, tăng men gan, suy thận cấp
1.2.2. Lách to:
Thời kỳ sơ nhiễm,
lách to mềm và đau. Trường hợp sốt rét tái phát nhiều năm, lách to và chắc.
1.2.3.Thiếu máu:
Thiếu máu nhanh sau
mỗi một cơn sốt, có thể thiếu máu nặng.
1.2.4.Vàng da:
Vàng da khi có tan
huyết dữ dội, có thể đái huyết sắc tố; có thể không vàng da
1.2.5.Các triệu chứng
khác: Gan to, da xạm, chậm phát triển thể chất…
1.2.6.Các biểu hiện
của sốt rét nặng (sốt rét ác tính):
Sốt rét thể não: Có
hôn mê, rối loạn ý thức; co giật toàn thể tái diễn. Thiếu máu nặng, hạ đường
huyết, toan chuyển hóa
Suy hô hấp, phù phổi
cấp, ARDS, shock
Xuất huyết, vàng da,
đái huyết sắc tố
Lượng hồng cầu nhiễm
ký sinh trùng sốt rét cao (> 5% hồng cầu máu ngoại biên).
1.3.Xét nghiệm:
1.3.1. Các xét nghiệm
tìm ký sinh trùng sốt rét để chẩn đoán xác định: bằng các kỹ thuật sau:
- Trên tiêu bản giọt
máu: lấy giọt máu đầu ngón tay và nhuộm soi giemsa với cả giọt dày và giọt dàn
mỏng. Đây là kỹ thuật cơ bản để tìm và phân loại ký sinh trùng sốt rét, giúp
chẩn đoán xác định bệnh sốt rét.
- Kỹ thuật QBC
(Quantiative Buffy Coat): quay li tâm để tập trung hồng cầu rồi soi dưới kính
huỳnh quang. Dùng trong trường hợp ký sinh trùng ít, nhưng không định lượng và
định loại được.
- Kỹ thuật phát hiện
kháng thể: phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT), ngưng kết hồng cầu thụ
động gián tiếp (IHA), miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA). Chỉ có tính chất hồi
cứu vì kháng thể xuất hiện muộn.
- Kỹ thuật phát hiện
kháng nguyên: Test phát hiện kháng nguyên P. Falciparum (Parasight F.
test…), PCR. Tuy nhiên, kháng nguyên có thể tồn tại thời gian dài sau khi ký
sinh trùng đã hết nên có giá trị xác định ký sinh trùng mà không giúp chẩn đoán
bệnh.
1.3.2. Các xét nghiệm
khác: Tùy theo tình trạng bệnh nhân
Công thức máu ngoại
vi: hồng cầu giảm, bạch cầu bình thường hoặc giảm.
Chức năng gan, thận;
huyết sắc tố niệu…
2. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT:
Cần phải chẩn đoán
phân biệt với một số bệnh nhiễm khuẩn khác trong trường hợp sốt rét lâm sàng,
xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét âm tính.
- Với trường hợp sốt
rét sơ nhiễm: chẩn đoán phân biệt với các bệnh như thương hàn, sốt rickettsia,
sốt Dengue…
- Một số bệnh nhiễm
khuẩn có sốt cơn, rét run giống sốt rét: Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tiết
niệu, viêm đường mật, túi mật, áp xe gan, áp xe phổi…
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị
- Phát hiện và điều
trị càng sớm càng tốt.
- Chọn đúng thuốc và
đủ liều theo phác đồ.
- Kết hợp điều trị
cắt cơn với điều trị tiệt căn.
- Điều trị toàn diện:
điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng, chăm sóc tăng cường, nâng đỡ thể trạng
cho bệnh nhân
3.2. Các thuốc chống
sốt rét:
3.2.1. Phân loại
thuốc sốt rét:
3.2.1.1. Theo nguồn
gốc:
- Nguồn gốc thực vật:
Các alcaloid của cây quinquina (Quinin, Quinidin…); dẫn xuất cây Quinbaosu:
(Artemisinin, Artesunat, Artemether, Dihydroartemisinin…)
- Nguồn gốc tổng hợp:
4 - Amino quinolein(Chloroquin, Amodiaquin…); Aryl-Amino-Alcool: (Mefloquin,
Halofantrin…); Antifolic, antifolinic (các sulfamid,sulfon, pyrimethamin,
proguanil); Kháng sinh (nhóm cyclin, macrolid, fluoquinolon...); 8-Amino
quinolein (primaquin, Tafenoquin).
3.2.1.2. Theo tác
dụng diệt ký sinh trùng:
- Diệt thể vô tính
trong hồng cầu, chủ yếu với P. Falciparum: gồm tất cả các nhóm thuốc,
trừ nhóm 8-Amino quinolein.
- Diệt thể hữu tính:
8-Amino quinolein: tác dụng với cả P. falciparum, P. Malariae và P.
Vivax. 4- Amino quinolein: chỉ có tác dụng hạn chế với giao bào P.
Malariae và P. Vivax.
- Ức chế chu kỳ hữu
tính trong muỗi: Antifolic, antifolinic.
- Diệt thể tiền hồng
cầu (trong tế bào gan): 8-Amino quinolein(tác dụng với P. Falciparum và P.
Vivax); Antifolic, antifolinic: chỉ có tác dụng hạn chế với P.
Falciparum.
- Diệt thể không hoạt
động trong gan của P. ovale, và P. Vivax: 8-Amino quinolein.
3.2.2. Chỉ định dùng
thuốc sốt rét:
Bảng 1. Lựa chọn
thuốc sốt rét: theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh sốt rét (ban
hanh theo quyết định số 3232/QĐ-BYT ngày 30/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế):
Nhóm
người bệnh
|
Sốt
rét lâm sàng
|
Sốt
rét do P.falciparum
|
Sốt
rét do P.vivax/ P.ovale
|
Sốt
rét do P.malariae/ P.knowlesi
|
Sốt
rét nhiễm phối hợp có P.falciparum
|
Dưới 3 tuổi
|
DHA-PPQ(1)
|
DHA-PPQ(1)
|
Chloroquin
|
Chloroquin
|
DHA-PPQ(1)
|
Từ 3 tuổi trở lên
|
DHA-PPQ(1)
|
DHA-PPQ(1)
+Primaquin
|
Chloroquin
+Primaquin
|
Chloroquin
|
DHA-PPQ(1)
+Primaquin
|
Phụ nữ có thai
trong 3 tháng
|
Quinin
+ Clindamycin
|
Quinin
+ Clindamycin
|
Chloroquin
|
Chloroquin
|
Quinin
+ Clindamycin
|
Phụ nữ có thai trên
3 tháng
|
DHA-PPQ(1)
|
DHA-PPQ(1)
|
Chloroquin
|
Chloroquin
|
DHA-PPQ(1)
|
Chú thích:
DHA(Dihydroartemisinin)-PPQ(Piperaquin phosphat): biệt dược là CV Artecan,
Arterakine.
* Phác đồ thay thế khi thất bại với phác
đồ 1, dùng 1 trong các phác đồ sau:
Artesunat tiêm
Artesunat tiêm +
Doxycycline/ Tetracycline/Clindamycin
DHA-piperaquin +
Doxycycline/Mefloquine
Halofantrin
Không phối hợp
artemisinin với quinin; artemisinin với Fansidar (sulfadoxine+pyrimethamine)
Trẻ em < 8 tuổi :
không dùng Doxycycline, Tetracycline
<3 tuổi : không
dùng Primaquin
<1 tuổi : không
dùng Halofantrin
3.2.3. Liều điều trị:
trẻ em không dùng vượt quá liều người lớn
DHA-piperaquin: Mỗi
viên chứa 40mg dihydroartemisinin và 320 mg piperaquin phosphat
+ Trẻ em 3-6 tuổi:
Ngày 1: uống 1 viên
chia 2 lần
Ngày 2: uống 0,5
viên một lần
Ngày 3: uống 0,5
viên một lần
|
+ Trẻ em 7-10 tuổi:
Ngày 1: uống 2 viên
chia 2 lần
Ngày 2: uống 1 viên
một lần
Ngày 3: uống 1 viên
một lần
|
+ Trẻ em 10-14
tuổi:
Ngày 1: uống 3 viên
chia 2 lần
Ngày 2: uống 1,5
viên một lần
Ngày 3: uống 1,5
viên một lần
|
+ Người lớn > 15
tuổi:
Ngày 1: uống 4 viên
chia 2 lần
Ngày 2: uống 2 viên
một lần
Ngày 3: uống 2 viên
một lần
|
Artemisinin viên
250mg:
Ngày đầu: 20mg/kg;
ngày 2-5: 10mg/kg
Artesunat viên 50mg:
Ngày đầu: 4mg/kg chia
3 lần, cách mỗi 8 giờ ( lần đầu 2mg/kg, các lần sau 1mg/kg), tối đa 4 viên/ngày.
Ngày 2-7: 2mg/kg/ngày, tối đa 2 viên/ngày.
Artesunat tiêm tĩnh
mạch hoặc tiêm bắp, lọ 60mg: dùng trong điều trị cấp cứu. Hòa thuốc trong lọ
bằng 1 ml natri bicarbonat lắc kỹ, sau đó hòa 5 ml natriclorua 0,9% tiêm tĩnh
mạch 3 phút, hoặc hòa 2 ml natriclorua 0,9% tiêm bắp.
Trẻ em < 7 tuổi:
1,5 mg/kg/ngày, 7 ngày
Chloroquine phosphate
viên 250mg (trong đó có 150mg base)
Lần 1: 10 mg base/kg,
tối đa 600 mg base, sau đó 5mg base/kg sau liều đầu 6, 24, 48 giờ. Tổng liều
25mg base/kg/đợt.
Primaquine phosphate
viên 13.2mg = 7.5mg base: Liều 0,6 mg base /kg /ngày.
Để diệt giao bào P.
Falciparum: uống 1 ngày cuối của đợt điều trị.
Để điều trị P. vivax
và P. ovale: dùng 14 ngày
Để phòng bệnh cho
người khỏe: 0,5 mg base/kg/ngày, uống hàng ngày, bắt đầu 1-2 ngày trước khi vào
vùng dịch và kéo dài tới 7 ngày sau khi rời vùng dịch.
Không dùng cho bệnh
nhân thiếu G6PD, phụ nữ mang thai, trẻ em < 4 tuổi, có nguy cơ giảm bạch cầu
hạt và tan máu.
Mefloquin: viên 250mg
và 50 mg. Liều: 13,7mg base/kg (=15mg muối/kg) uống liều đầu, sau đó 9,1mg base/kg
(=10mg muối/kg), uống cách 6-12 giờ sau liều đầu, tổng liều 25 mg hợp chất/kg.
không dùng cho người có tiền sử động kinh, tâm thần.
Quinidine gluconate:
viên 300 mg base, ống 300 mg base, người lớn và trẻ em liều như nhau.
Tiêm: 6,25 mg base/
kg (=10 mg/ muối/kg) IV trong 1-2 giờ, sau đó truyền liên tục 24 giờ với liều
0,0125 mg base/kg/phút. Hoặc 15 mg base/kg IV trong 4 giờ, sau đó 7,5 mg base/kg
IV trong 4 giờ, mỗi 8 giờ 1 lần, bắt đầu lúc 8 giờ sau liều đầu.
Khi lượng ký sinh
trùng giảm <1%, bắt đầu cho uống, liều 8 mg base/kg/lần cách mỗi 8 giờ,
trong 7 ngày.
Clindamicin: viên 150
mg. Trẻ em: 20 mg/kg/ngày chia 4 lần uống trong 7 ngày. Trường hợp nặng không
uống được, dùng đường tiêm: 10 mg/kg liều đầu IV, sau đó 5 mg/kg/lần mỗi 8 giờ.
Người lớn 150-300mg
mỗi 6 giờ. Dùng chung với quinin.
3.3. Điều trị triệu
chứng, điều trị tăng cường, chăm sóc, nuôi dưỡng:
- Chú ý điều trị sốt,
bù dịch cho trẻ, tránh để xảy ra biến chứng do bệnh và do thuốc điều trị.
- Theo dõi sát, phát
hiện, điều trị cấp cứu, tăng cường các trường hợp nặng.
- Chú ý phát hiện các
bệnh lý kèm theo để điều trị.
3.4. Theo dõi kết quả
điều trị
- Lấy tiêu bản máu
vào ngày thứ 3, ngày thứ 8, và ngày thứ 15 tìm KST sốt rét.
- Sau khi bệnh nhân
ra viện, hẹn khám lại xét nghiệm vào ngày 21 và 28
4. PHÒNG BỆNH
4.1.Điều trị dự phòng
sốt rét:
- Chỉ định cho những
người chưa có miễn dịch đi vào vùng sốt rét
- Chỉ dùng 3-6 tháng
đầu kể từ khi vào vùng sốt rét.
- Các thuốc dự phòng:
dùng 1 trong số thuốc sau
+ Mefloquine: uống 5
mg /kg/tuần (người lớn 1 viên 250mg/tuần)
+ Doxycycline: viên
100 mg, ngày 1 viên.
+ Chloroquine: uống
5mg base/kg/tuần (người lớn 300mg base/ tuần)
+ Proguanil 3 mg/kg/ngày
(người lớn 150-250 mg/ngày)
+ Primaquine: 0,5 mg
base/kg/ngày, uống hàng ngày, bắt đầu 1-2 ngày trước khi vào vùng dịch và kéo
dài tới 7 ngày sau khi rời vùng dịch
- Không điều trị dự
phòng bằng các thuốc Artemisinin, quinin, Hadofantrin.
4.2. Diệt muỗi, tránh
để muỗi đốt.
NHIỄM
TRÙNG HUYẾT
1. ĐẠI CƯƠNG
Nhiễm trùng huyết là
tình trạng có sự hiện diện của vi khuẩn trong dòng máu kèm theo biểu hiện lâm
sàng của nhiễm trùng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng.
Tác nhân thường gặp
thay đổi tùy theo tuổi và ổ nhiễm trùng nguyên phát.
1.1.Tác nhân nhiễm
khuẩn cộng đồng thường gặp
Vi khuẩn:
- Gram dương: Liên cầu
nhóm B, phế cầu, tụ cầu vàng.
- Gram âm: Hemophilus
influenzae
Vi khuẩn thường gặp
theo nhóm tuổi:
Sơ sinh
|
Nhũ nhi
|
Trẻ lớn
|
Group B
Streptococcus
E.coli
Listeria
monocytogene
Stapylococcus
aureus
|
Hemophilus
influenzae
Streptococcus
pneumoniae
Stapylococcus
aureus
Meningococcus
|
Streptococcus
pneumoniae
Meningococcus
Stapylococcus
aureus
Enterobacteriacae
|
1.2.Nhiễm khuẩn bệnh
viện
Vi khuẩn, Klebsiella,
Pseudomonas, Acinetobacter
Nấm: Candida albican
1.3.Yếu tố nguy cơ:
- Sơ sinh
- Suy dinh dưỡng, béo
phì
- Giảm bạch cầu
- Điều trị corticoide
- Nằm viện
- Thủ thuật xâm lấn
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiếp cận chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh:
- Triệu chứng khởi
phát: giúp xác định ổ nhiễm trùng nguyên phát và định hướng tác nhân.
- Tiểu buốt, xón
tiểu, tiểu nhiều lần (nhiễm trùng tiểu).
- Tiêu chảy, phân máu
(nhiễm trùng tiêu hóa).
- Nhọt da, áp xe (tụ
cầu).
- Sốt, ho (viêm
phổi).
- Tình trạng chủng
ngừa: Hemophilus, não mô cầu.
- Tiền căn yếu tố
nguy cơ:
- Sơ sinh thiếu
tháng.
- Suy dinh dưỡng, béo
phì.
- Suy giảm miễn dịch,
đang điều trị corticoide.
- Bệnh mãn tính: tiểu
đường, bệnh tim, gan, thận
b. Khám lâm sàng:
- Dấu hiệu sinh tồn:
mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu.
- Mức độ tri giác.
- Ổ nhiễm trùng: da,
vết mổ, phổi.
- Ban xuất huyết,
hồng ban.
- Tim mạch: phát hiện
bệnh TBS
- Phổi: phát hiện bất
thường
- Bụng: phát hiện điểm
đau khu trú phản ứng thành bụng.
C. Cận lâm sàng:
- Công thức bạch cầu,
dạng huyết cầu.
- CRP hoặc
Procalcitonine nếu có điều kiện.
- Cấy máu: trước khi
tiêm kháng sinh.
- Điện giải đồ, đường
huyết.
- Chức năng đông máu,
chức năng gan, thận
- Xquang phổi
- Cấy mẫu bệnh phẩm ổ
nhiễm trùng nghi ngờ: mủ, nước tiểu, phân.
- Siêu âm bụng tìm ổ
nhiễm trùng, áp xe sâu.
- Siêu âm tim: tìm
TBS, Osler.
2.2. Chẩn đoán có thể
Nghi ngờ nhiễm trùng
huyết khi có trên hai dấu hiệu sau:
- Sốt cao hoặc hạ
thân nhiệt.
- Tim nhanh.
- Thở nhanh.
- Bạch cầu >12.000/mm3 hay < 4.000/mm3.
2.3. Chẩn đoán xác
định
Có các dấu hiệu lâm
sàng và cận lâm sàng kể trên kèm cấy máu dương tính.
2.4. Chẩn đoán phân
biệt:
- Sốt rét, sống hoặc
đến vùng dịch tể sốt rét, sốt cao kèm rét run vã mồ hôi, tìm thấy ký sinh trùng
sốt rét trong máu .
- Lao toàn thể: Tiếp
xúc hoặc lao trước đó, sốt kèm ho, khó thở, X quang phổi có tổn thương lao, xét
nghiệm đờm có vi khuẩn lao.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị
- Điều trị sốc nếu
có.
- Điều trị kháng sinh
ban đầu sớm và phù hợp, tiếp theo tùy đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh.
- Cấy máu trước khi
cho kháng sinh
- Điều trị biến
chứng.
3.2. Bù dịch điều trị
sốc nhiễm trùng nếu có (xem phần phác đồ điều trị sốc):
- Đưa bệnh nhân ra
sốc trong giờ đầu
- Nhanh chóng khôi
phục thể tích tuần hoàn bằng dung dịch điện giải, cao phân tử, liều 20ml/kg
truyền TM nhanh. Trong trường hợp sốc nặng có thể tối đa 60 ml/kg/giờ và xem
xét chỉ định đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP).
- Cần duy trì CVP ở
mức 10 -15 cm H2O
- Nếu không đáp ứng
và CVP bình thường hoặc cao thì dùng thuốc vận mạch: Dopamine và Dobutamine.
Liều Dopamine 5 - 10 mg/kg/phút tối đa 10 mg/kg/phút. Dobutamine 5 -15 mg/kg/phút.
- Trong trường hợp
thất bại với Dopamin, Dobutamin có thể phối hợp Dobutamin liều 05 mg/kg/phút với Nor-Adrenalin 0,02 -
0,05 mg/kg/phút tối đa 5 mg/kg/phút.
3.3. Kháng sinh ban
đầu trước khi có kết quả phân lập vi khuẩn
Cần dùng kháng sinh
đường tĩnh mạch sớm ngay sau khi cấy máu. Chọn lựa kháng sinh tốt nhất là tùy
theo tác nhân. Nhưng kết quả cấy máu cho kết quả chậm, do đó trên thực tế chọn
kháng sinh ban đầu dựa vào kinh nghiệm.
Các yếu tố để chọn
lựa kháng sinh ban đầu:
- Ổ nhiễm khuẩn hoặc
nghi ngờ
- Nhiễm khuẩn cộng
đồng hay bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện thường do vi khuẩn đa kháng).
- Kết quả soi và
nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm.
- Mức độ đề kháng
kháng sinh tại địa phương, bệnh viện, khoa
3.4. Dựa vào ổ nhiễm
khuẩn tìm thấy hoặc nghi ngờ
Ổ
nhiễm khuẩn
|
Tác
nhân
|
Kháng
sinh ban đầu
|
Nhiễm
trùng tiểu
|
Vi
khuẩn Gr (_),
Enterococcus
|
Cefotaxime
hoặc
Ceftriaxone
|
Nhiễm
trùng tiêu hóa Gan mật
|
Vi
khuẩn Gr (_),
Enterbacteriacea
|
Cefotaxime/Ceftriaxone
Hoặc
Fluoroquinolone (Ciprofloxacin hoặc Pefloxacine)
Hoặc
Carbapenem (Imipenem/ Meropenem) khi có sốc nhiễm khuẩn
-
Cần phối hợp Aminoglycoside (Gentamycin/ Amikacin)
-
Có thể thêm Metronidazole nếu nghi vi khuẩn kỵ khí
|
Nhọt
da, áp xe, viêm phổi có bóng khí
|
Tụ
cầu
|
Oxacilline
hoặc Clindamycin hoặc Cephalosporin thế hệ 1 + Gentamycine
-
Dùng Vancomycine nếu nghi ngờ MRSA hoặc đang sốc
|
Viêm
phổi cộng đồng
|
H.influenzae,
S.pneumoniae
|
Cefotaxime/Ceftriaxone
+ Aminoglycoside
|
Nhiễm
trùng huyết não mô cầu
|
N.
meningitidis
|
Cefotaxime/Ceftriaxone
|
Nhiễm
trùng ổ bụng sau phẫu thuật
|
VK
Gram (-)
VK
kỵ khí
|
Cefotaxime/Ceftriaxone
hoặc Fluoroquinolone hoặc Ertapenem khi có sốc nhiễm khuẩn phối hợp với
Aminoglycoside thêm Metronidazole khi nghi ngờ VK
kỵ
khí
|
3.5.Nhiễm khuẩn bệnh viện
- Thường do vi khuẩn
đa kháng
- Áp dụng liệu pháp
xuống thang bắt đầu với kháng sinh phổ rộng. Sau 48 - 72 giờ tùy đáp ứng lâm
sàng và kết quả vi sinh sẽ chọn lựa kháng sinh phổ hẹp phù hợp.
- Thường kết hợp
kháng sinh để tăng mức độ diệt khuẩn
- Kháng sinh:
Imipenem/meropenem hoặc Quinolone hoặc Ticarcillin – clavuclinic acid hoặc
Cefoperazone-Sulbactam Amikacin
Phối hợp thêm
Vancomycine nếu nghi do tụ cầu
3.6. Nhiễm khuẩn cộng
đồng không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn: Trẻ trước đó bình thường:
Trẻ < 2 tháng
tuổi:
- Ampicilline +
Gentamycine + Cefotaxime.
- Nếu có kèm sốc:
Quinolone hoặc Ceftazidime hoặc Cefepim hoặc Imipenem/meropenem.
- Nếu nghi tụ cầu:
Cefotaxime + Oxacillin ± Gentamycine. Nếu có
sốc thay Oxacillin bằng Vancomycin.
Trẻ > 2 tháng
tuổi:
- Cefotaxime hoặc
Ceftriaxone hoặc Quinolone ±
Gentamycine.
- Nếu có kèm sốc:
Quinolone hoặc Ceftazidime hoặc Cefepim hoặc Imipenem/meropenem.
- Nếu nghi tụ cầu:
Thêm Oxacillin hoặc Vancomycin khi có sốc
Trên cơ địa suy giảm
miễn dịch hoặc giảm bạch cầu hạt:
- Cefotaxime hoặc
Ceftriaxone hoặc Ceftazidime hoặc Fluoroquinolones ± Amikacin.
- Nếu có kèm sốc:
dùng Imipenem/meropenem Amikacin
- Nghi tụ cầu: thêm
Oxacillin hoặc Vancomycin khi có sốc.
4. KHÁNG SINH TIẾP
THEO SAU KHI CÓ KẾT QUẢ VI SINH:
Sau 48 -72 giờ đánh
giá lại đáp ứng kháng sinh dựa vào lâm sàng và kết quả vi sinh.
Phần lớn kết hợp
kháng sinh chỉ cần thiết ở 3-5 ngày đầu điều trị để tăng khả năng diệt khuẩn,
giảm đề kháng.
Thời gian điều trị
kháng sinh trung bình 10 – 14 ngày hoặc kéo dài hơn tùy ổ nhiễm khuẩn, tác nhân
gây bệnh hoặc đáp ứng lâm sàng.
Ngưng kháng sinh sau
khi đủ ngày điều trị kèm bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, chỉ số xét nghiệm
nhiễm khuẩn trở về bình thường.
4.1. Cấy máu dương
tính:
Việc tiếp tục kháng
sinh đang dùng hay thay đổi kháng sinh tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và kết
quả kháng sinh đồ, trong đó đáp ứng lâm sàng là quan trọng nhất.
- Đáp ứng lâm sàng
tốt: tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10-14 ngày.
- Lâm sàng không cải
thiện: đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Tác
nhân
|
Kháng
sinh ban đầu
|
Kháng
sinh thay thế
|
Nhiễm
khuẩn cộng đồng
|
|
|
Hemophilus
influenza
|
Cefotaxime/
Cetriaxone
|
|
N meningitidis
|
Cefotaxime/
Ceftriaxone
|
|
S. pneumoniae
|
Cefotaxime/
Ceftriaxone
|
Vancomycine
|
Salmonella
|
Cefotaxime/
Cetriaxone
|
Choramphenicol
hoặc Ciprofloxacin
|
Shigella
|
Ciprofloxacin
|
|
Staphylococcus
aureus
|
Oxacilline
|
Vancomycine
|
Nhiễm khuẩn BV
|
|
|
Enterobacter
Pseudomonas
|
Cefotaxime/Ceftazidime/
Ciprofloxacin/ Pefloxacine/
Ticarcillin
– clavuclinic acid/ Cefoperazone- Subactam phối hợp với Amikacin
|
Imipenem/meropenem/hoặc
Ticarcillin – clavuclinic acid phối hợp với Amikacin
|
Enterococcus
|
Ampiciline
hoặc
Peniciline
phối hợp với Amikacin
|
Vancomycine+
Amikacin
|
Escherichia coli
|
Cefotaxime
hoặc Ceftazidime hoặc Ticarcillin – clavuclinic acid hoặc Cefoperazone-
Sulbactam hoặc Ciprofloxacin phối hợp với Amikacin
|
Imipenem/Meropenem/
Ertapenem ± Amikacin Phối hợp
với Ciprofloxacin
|
Klebsiella
|
Cefotaxime
hoặc Ceftazidime hoặc Ticarcillin – clavuclinic acid hoặc Cefoperazone-
Sulbactam hoặc Ciprofloxacin
|
Imipenem/Meropenem/
Ertapenem ± Amikacin
|
Enterobacter
|
Imipenem/Meropenem/
Ertapenem hoặc Ticarcillin – clavuclinic acid/ Cefoperazone- Sulbactam kèm
Amikacin
|
Imipenem/Meropenem/
Ertapenem kèm Ciprofloxacin
Hoặc
Ciprofloxacin kèm Amikacin
|
Acinetobacter
|
Imipenem/Meropenem/
Ertapenem hoặc Cefoperazone- Sulbactam/ Ticarcillin – clavuclinic acid
|
Imipenem/Meropenem/
Ertapenem hoặc Cefoperazone- Sulbactam/ Ticarcillin – clavuclinic acid phối
hợp với Colistin
|
VK Gram (-) tiết
ESBL
|
Ertapenem/Imipenem/
Meropenem hoặc Ciprofloxacin hoặc Cefoperazone- Sulbactam
|
Ertapenem/Imipenem/
Meropenem/Cefoperazon e-Sulbactam phối hợp với Ciprofloxacin
|
Staphylococcus
aureus
- Nhạy Methiciline
( MSSA)
- Kháng Methiciline
( MRSA )
|
Oxaciline
Vancomycine
|
Cefazoline/
Clindamycine Vancomycine + Rifampicine
Hoặc
Clindamycine
|
Staphylococcus
coagulase negative
|
Vancomycine
|
|
* Ertapenem: không
hiệu quả với Pseudomonas
4. 2. Cấy máu âm
tính:
- Đáp ứng lâm sàng
tốt: tiếp tục kháng sinh đang dùng đủ 10-14 ngày.
- Lâm sàng không tốt:
đổi kháng sinh tùy theo ổ nhiễm trùng nguyên phát nghi ngờ.
- Từ nhiễm trùng
tiểu: Ciprofloxacin / Pefloxacin + Amikacin
- Từ viêm phổi:
Ceftazidime/ Pefloxacin / Ciprofloxacin + Amikacin. Nếu không đáp ứng: Cefepim/
Imipenem / Meropenem+ Amikacin. Nếu nghi tụ cầu kháng thuốc: thêm Vancomycin
- Từ nhiễm trùng da:
Vancomycin
- Nếu có ban xuất
huyết: Ciprofloxacin / Pefloxacin
- Liên quan đặt
catheter tĩnh mạch: Vancomycin
- Nghi nhiễm trùng
bệnh viện
+ Nghi do Gr (-):
Cefepim / Imipenem/ meropenem ±
Amikacin
+ Cơ địa suy giảm
miễn dịch: Ciprofloxacin / Pefloxacin (nếu chưa dùng) hoặc Cefepim/ Imipenem +
Amikacin.
+ Nghi tụ cầu kháng
Methicillin: Dùng Vancomycin.
+ Nghi nấm: thêm
Fluconazole hoặc Amphotericin B.
5. ĐIỀU TRỊ BIẾN
CHỨNG
- Rối loạn đông máu:
truyền tiểu cầu và huyết tương đông lạnh, kết tủa lạnh.
- Toan chuyển hóa:
thường là hậu quả của sốc nên cần điều trị tích cực sốc nhiễm trùng tránh để
sốc kéo dài. Trong trường hợp toan hóa máu nặng cần điều chỉnh bằng
Bicarbonate.
- Không khuyến cáo.
- Dopamine liều thấp
để ngừa suy thận cấp vì không tác dụng
- Corticoides tĩnh
mạch: nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả chưa rõ ràng và có thể làm tăng nguy
cơ bội nhiễm, xuất huyết.
- Immunoglobuline
chưa thấy hiệu quả giảm tử vong.
6. LỌC MÁU LIÊN TỤC
- Lọc máu liên tục:
Ngoài điều trị suy thận cấp lọc máu còn giúp loại bỏ Cytokine và các hóa chất
trung gian.
- Chỉ định:
- Suy thận cấp kèm
huyết động học không ổn định (suy thận cấp: thiểu niệu ³ 24 giờ hoặc Creatinin > 0,4 mmol/L
hoặc tăng > 0,1mmol/L/ngày)
- Suy đa cơ quan
7. PHẪU THUẬT
Cần có chỉ định sớm
phẩu thuật loại bỏ ổ mủ trong trường hợp nặng vừa hồi sức vừa can thiệp ngoại
khoa.
- Dẫn lưu ổ mủ
- Phẫu thuật loại bỏ
ổ nhiễm trùng.
- Theo dõi
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cớ
|
Corticosteroides
không làm thay đổi tỉ lệ tử vong trong bệnh viện và tử vong vào ngày 28 của
bệnh đối với nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng.
|
I
The
Cochrane Library
2009,
Issue 1
|
LƯU
ĐỒ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHIỄM TRÙNG HUYẾT
CHƯƠNG
11: HUYẾT HỌC
TIẾP
CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU
1. ĐỊNH NGHĨA THIẾU
MÁU
Thiếu máu là tình
trạng giảm nồng độ hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới,
cùng lứa tuổi, cùng điều kiện sống.
Người thiếu máu là
người có các chỉ số trên thấp dưới 2SD so với quần thể cùng tuổi và giới.
Theo Tổ chức y tế thế
giới, thiếu máu khi lượng hemoglobin dưới giới hạn
- Trẻ 6 tháng - 5
tuổi : Hb<110 g/l
- Trẻ 5 tuổi -12 tuổi
: Hb<115 g/l
- Trẻ 12 tuổi- 15
tuổi : Hb<120 g/l
- Người trưởng thành
:
+ Nam: Hb<130 g/l
+ Nữ : Hb<120 g/l
+ Phụ nữ có thai:
Hb<110g/l
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH
CỦA THIẾU MÁU
Hồng cầu được sinh ra
từ tuỷ xương, đời sống của hồng cầu ở máu vi kéo dài 120 ngày. Trong điều kiện
sinh lý, tốc độ sinh hồng cầu ở tủy xương và sự chết theo chương trình cân bằng
nhau.
Hai cơ chế gây thiếu
máu là:
Cơ chế tại tủy
Tốc độ sinh hồng cầu
ở tủy xương giảm do giảm quá trình sinh hồng cầu non hoặc giảm quá trình tổng
hợp hemoglobin.
Cơ chế ngoài tủy
Tăng mất hồng cầu ở
ngoại vi do mất máu hoặc tan máu.
3. PHÂN LOẠI THIẾU
MÁU
Việc phân loại thiếu
máu có vai trò quan trọng giúp chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thiếu máu.
a. Theo mức độ
Mức
độ thiếu máu
|
Nồng
độ huyết sắc tố (g/l)
|
Nhẹ
|
90
≤ Hb<120
|
Vừa
|
60≤
Hb<90
|
Nặng
|
30
≤ Hb<60
|
Rất
nặng
|
Hb<30
|
b.Theo diễn biến
Trong trường hợp
thiếu máu do mất máu cấp tính, giá trị chỉ số hematocrit sẽ phản ánh trung
thành thể tích máu bị mất đi và thường được sử dụng để ước tính lượng máu cần
truyền để cấp cứu
Trong trường hợp
thiếu máu mạn tính, mức độ thiếu máu chủ yếu dựa vào nồng độ huyết sắc tố.
c. Theo nguyên nhân
- Kém sản sinh hồng
cầu: Do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn quá trình sinh các tế bào máu (suy
tủy, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn), thiếu các yếu tố to
máu (thiếu sắt, thiếu folat, thiếu vitamin B12 do dinh dưỡng hoặc do bệnh lý
đường tiêu hóa…Thiếu erythropoietin trong bệnh nhân bị bệnh thận đặc biệt là
suy thận mạn).
- Tan máu: Tăng quá
trình phá hủy hồng cầu do các nguyên nhân tại hồng cầu (nất thường màng hồng
cầu, thiếu enzyme, bệnh Hemoglobin…) hoặc ngoài hồng cầu (Tan máu miễn dịch,
nhiễm khuẩn, nhiễm độc…).
- Mất máu: xuất huyết
tiêu hóa trên và dưới, rong kinh, đái máu …nhiều trường hợp cháy máu kín đáo
khó nhận thấy.
d. Theo đặc điểm hồng
cầu
Đây là cách xếp loại
thường được sử dụng để giúp tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.
- Dựa vào kích thước
(MCV) để phân biệt hồng cầu to, nhỏ hay bình thường (MCV bình thường 80-
100fl).
- Dựa vào nồng độ
huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) để phân biệt hồng cầu bình sắc hay nhược
sắc (MCH bình thường 320-360g/l).
- Dựa vào chỉ số hồng
cầu lưới để định hướng nguyên nhân thiếu máu tại tủy xương hay ở ngoại vi (giá
trị bình thường là 0,5%-1%). Lưu ý chỉ số hồng cầu lưới khác với tỷ lệ hồng cầu
lưới.
Chỉ số hồng cầu lưới
= Tỷ lệ hồng cầu lưới x hematocrit bệnh nhân/hematocrit bình thường.
- Dựa vào dải phân bố
kích thước hồng cầu (RDW) xác định độ đồng đều và kích thước của hồng cầu (RDW
bình thường là 11 đến 14%).
4. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
VÀ CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU
Thiếu máu là một hội
chứng, có nhiều nguyên nhân gây bệnh và có các cơ chế khác nhau.
Vì vậy để chẩn đoán
thiếu máu cần tiếp cận vấn đề một cách toàn diện.
- Hỏi bệnh sử tỉ mỉ
(cá nhân, gia đình, dân tộc, khởi phát, thời gian kéo dài, các bệnh lý liên
quan... ).
- Thăm khám hệ thống:
Chú ý cơ quan tạo máu, gan, lách; bệnh lý thận; bệnh tiêu hóa; bệnh phụ khoa
gây mất máu…
- Xét nghiệm và đánh
giá xét nghiệm.
a. Chẩn đoán xác định
thiếu máu
Dựa vào biểu hiện lâm
sàng và xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố. Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu là
biểu hiện của thiếu oxy ở mô và tổ chức. Triệu chứng xuất hiện tùy thuộc mức độ
thiếu máu và đáp ứng của cơ thể.
- Triệu chứng cơ
năng:
Mệt mỏi, chán ăn, hoa
mắt, chóng mặt, giảm tập trung chú ý, cảm giác khó thở nhất là khi gắng sức,
hồi hộp đánh trống ngực…
- Triệu chứng thực
thể:
Da xanh, niêm mạc
nhợt, móng tay khô, dễ gãy, tóc rụng và khô.
- Xét nghiệm: Chẩn
đoán xác định dựa vào nồng độ huyết sắc tố giảm trên 2SD so với quần thể cùng
tuổi và giới.
b. Tiếp cận nguyên
nhân thiếu máu
Có nhiều cách phân
loại thiếu máu nhưng trong thực hành lâm sàng người ta hay sử dụng bảng phân
loại và tiếp cận nguyên nhân thiếu máu dựa vào kích thước hồng cầu và chỉ số
hồng cầu lưới.
Tiếp
cận chẩn đoán thiếu máu dựa vào MCV và hồng cầu lưới
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Minh
(2007), “Đại cương về thiếu máu”, Bài giảng huyết học truyền máu sau đại học,
Nhà xuất bản y học, trang 165-190
2. Phạm Quang Vinh
(2012), “Thiếu máu: phân loại và điều trị thiếu máu”, Bệnh học nội khoa. Nhà
xuất bản y học.
3. Nguyễn Công Khanh
(2004), “Phân loại và chẩn đoán thiếu máu”, Huyết học lâm sàng nhi khoa , Nhà
xuất bản y học, Trang 33- 46
4. Lanzkowsky P
(1991), “Classification and diagnosis of anemia during childhood”. Manual of
Pediatric Hematology and oncology. NewYork, Academic Press, 2000: 1-12
5. Gree J.P. et al
(2004), “Disorders of Red Cells”, in the Wintrobe‟s Clinical Hematology, 2nd edition.
6. Iron deficiency
anaemia assessment, prevention, and control. A guide for programe manager
Genava, World Health Organization, 2001.
THIẾU
MÁU THIẾU SẮT
1. KHÁI NIỆM
Thiếu máu thiếu sắt
có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, sắt và ferritin huyết thanh giảm. Thiếu máu
thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em. Ở các nước
đang phát triển tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khoảng 40 – 50 %. Các nguyên nhân hay
gây thiếu máu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em chủ yếu do cơ thể trẻ phát triển
nhanh, thức ăn có nồng độ sắt thấp, ăn sữa bò hoàn toàn.
Thiếu máu khi
hemoglobin giảm hơn bình thường theo lứa tuổi như sau:
(Theo Manual of
Pediatric Hemataology and Oncology)
+ Sơ sinh < 140g/L
+ 2 tháng <90g/L
+ 3 – 6 tháng<95g/L
+ Từ 6 tháng đến 2
tuổi <105g/ L
+2 – 6 tuổi<115g/L
+ Từ 6 đến 14 tuổi
< 120g/ L
+ Người trưởng thành:
Nam <130g/L
Nữ < 120g/ L
Phữ nữ có thai <
110g/L
2. NGUYÊN NHÂN THIẾU
SẮT
- Cung cấp thiếu sắt
(thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, trẻ đẻ non...)
- Mất máu mạn tính
(chảy máu, đái máu, nhiễm KST...)
- Tăng nhu cầu sắt
(đẻ non, dậy thì, phụ nữ có thai...)
- Kém hấp thu sắt
(tiêu chảy kéo dài, kém hấp thu, cắt dạ dày...)
3.CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán dựa vào lâm
sàng và xét nghiệm huyết học, sinh hóa.
3.1. Lâm sàng
- Thiếu máu xảy ra từ
từ, mức độ thường nhẹ đến vừa, ít khi thiếu máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt;
móng tay và móng chân nhợt nhạt, có thể có khía dễ gãy. Trẻ mệt mỏi, ít vận
động, chậm phát triển, với trẻ lớn học kém tập trung.
- Các biểu hiện theo
hệ thống cơ quan:
+ Tiêu hóa: Chán ăn,
viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, giảm độ toan dạ dày.
+ Thần kinh trung
ương: Mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền, chậm phát triển, kém tập trung
, sức học giảm, phù gai thị.
+ Tim mạch: Tim to,
nhịp nhanh, thở nhanh, tăng cung lượng tim, tăng khối lượng huyết tương, tăng
dung nạp digitalis.
+ Cơ xương: Thiếu
myoglobin, cytochrom, giảm khả năng luyện tập, giảm sức bền bỉ, tăng nhanh axit
lactic ở mô vận động, giảm α-glycerophosphat oxidase, thay đổi khoang sọ trên
Xquang.
+ Hệ miễn dịch: Tăng
nhiễm khuẩn: rối loạn chuyển dạng bạch cầu, giảm myeloperoxidase, rối loạn khả
năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính, giảm khả giảm mẫn cảm da, tăng
mẫn cảm với vi khuẩn.
Giảm nhiễm khuẩn: ức
chế vi khuẩn phát triển (giảm transferin và Fe tự do) kích thích vi khuẩn không
gây bệnh phát triển.
3.2. Xét nghiệm
- Hemoglobin giảm so
với chỉ số bình thường theo tuổi
- Hồng cầu nhỏ, nhược
sắc: MCV, MCH, MCHC giảm hơn trị số bình thường theo tuổi
- Thường chỉ số RDW
> 14.5%
- Sắt huyết thanh
< 9 mmol/l
- Ferritin huyết
thanh < 12ng/ ml
- Chỉ số bão hòa sắt
< 16%
- Porphyrin tự do
hồng cầu > 400mg/ l
3.3 Chẩn đoán xác
định
- Dựa và lâm sàng và
xét nghiệm
4. ĐIỀU TRỊ
4.1 Nguyên tắc điều
trị
Điều trị càng sớm
càng tốt và phải đảm bảo đủ liều, nâng lượng huyết sắc tố trở lại bình thường.
4.2 Điều trị cụ thể
Bổ sung sắt
- Uống chế phẩm sắt,
sulfat sắt (II) (chứa 20% sắt nguyên tố) hoặc phức hợp sắt (III) Hydroxide
Polymaltose:
4 - 6mg Fe/kg/ ngày,
trong 6 - 8 tuần lễ. Nếu đúng là thiếu máu thiếu sắt:
Sau 5 - 10 ngày: Hồng
cầu lưới tăng,
Hemoglobin tăng 2,5 -
4,0g/ l/ ngày
Trên 10 ngày:
Hemoglobin tăng 1,0 - 1,5g/ l/ ngày.
- Tiêm bắp trong
trường hợp không thể uống được, không hấp thu được:
Lượng Fe (mg) tiêm = x V (ml) x 3,4 x 1,5
Hb (bt) : Hemoglobin
bình thường (12g/ dl)
Hb (bn) : Hemoglobin
bệnh nhân
V (ml) : 80ml/ kg
3,4 : 1g Hb cần 3,4mg
Fe
1,5 : Thêm 50% cho
sắt dự trữ
Phức hợp sắt dextran
có 50mg Fe /ml
- Tiêm tĩnh mạch: Sắt
natri gluconate hoặc phức hợp sắt (III) hydroxide sucrose an toàn và hiệu quả
hơn sắt dextran.
Liều từ 1 - 4 mg/ Kg/
tuần
- Thêm vitamin C 50 -
100mg/ ngày để tăng hấp thu sắt. Truyền máu, chỉ định khi
- Hb £ 40g/ l
- Cần nâng nhanh
lượng Hb (cần phẫu thuật, nhiễm khuẩn nặng).
- Suy tim do thiếu máu
nặng.
Điều trị bệnh gây
thiếu sắt
- Điều chỉnh chế độ
dinh dưỡng
- Điều trị các bệnh
mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt.
- Điều trị các nguyên
nhân mất máu mạn tính.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN
CHỨNG
- Lượng huyết sắc tố
thường phục hồi sau 2-3 tháng
- Trẻ thường có phân
màu đen khi uống sắt
- Thiếu máu kéo dài
có thể gây suy tim, mệt mỏi nhiều
6. DỰ PHÒNG THIẾU MÁU
THIẾU SẮT
- Bú mẹ hoàn toàn 6
tháng đầu sau sinh.
- Bổ sung sữa có bổ
sung sắt nếu không có sữa mẹ
- Thức ăn bổ sung có
nhiều sắt và vitamin C (từ động vật và thực vật)
- Bổ sung sắt cho trẻ
sinh thấp cân:
Với trẻ:
2,0 - 2,5 kg : 1mg/
kg/ ngày
1,5 - 2,0 kg : 2mg/
kg/ ngày
1,0 - 1,5 kg : 3mg/
kg/ ngày
< 1,0 kg : 4mg/ kg/
ngày
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh,
Nguyễn Thanh Liêm (2006). Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh trẻ em. Nhà xuất
bản Y học.
2. Nguyễn Công Khanh
(2004). Huyết học lâm sàng nhi khoa, Nhà xuất bản Y học.
3. Philip
Lanzkowshy(2011). Manual of Pediatric hematology and oncology 5th, Elsevier.
4. Hoffbrand A.V,
Hershko C, Camaschella C (2011). Iron metabolism, iron deficiency and disorders
of haem synthesis , Posgraduate Haematology, 6th, Edited by Hoffbrand
A.V, Catovsky D, Tuddenham E.GD, Green A.R, Bladewell Publishing; 928-939.
BỆNH
THALASSEMIA
1. ĐỊNH NGHĨA
Khiếm khuyết di
truyền trong sự tổng hợp chuỗi globin, làm cho hemoglobin không bình thường,
hồng cầu bị vỡ sớm gây thiếu máu. Bệnh được gọi tên theo chuỗi globin bị khiếm
khuyết
2. CHẨN ĐOÁN
2.1.Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi:
- Bệnh sử thời gian
bắt đầu thiếu máu, diễn tiến thiếu máu
- Tiền sử cá nhân:
chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần, dễ gẫy xương hay sâu răng.
- Gia đình: có anh
hay chị bị tương tự.
b.Khám lâm sàng (thể
nặng)
- Thiếu máu huyết tán
mãn: da niêm nhợt nhạt, ánh vàng, xạm da.
- Gan và lách to,
chắc.
- Biến dạng xương:
trán dô, mũi tẹt, xương hàm trên nhô, u trán, u đỉnh.
- Chậm phát triển thể
chất: nhẹ cân, thấp bé, không thấy dấu dậy thì ở trẻ lớn.
c. Đề nghị xét nghiệm
- Huyết đồ: Hb giảm,
MCV < 78fl, MCH < 28pg.
- Dạng huyết cầu:
hồng cầu nhỏ, nhược sắc, hồng cầu đa sắc +++, có thể có hồng cầu bia.
- Sắt huyết thanh và
Ferritin: sắt huyết thanh và Ferritin bình thường hay tăng.
- Điện di Hemoglobin
(làm trước truyền máu): tỉ lệ Hb A giảm (< 96%)
2.2.Chẩn đoán xác
định: điện di Hb:
HbA ¯, Hb F, Hb A2,
có Hb E hay Hb H.
a. a Thalassemia (thể ẩn): Có MCV <
78fl, MCH <28pg, HbA2 <3,5%
b. a Thalassemia (thể Hb H): Hb A giảm
< 96%, xuất hiện Hb H và có thể có Hb Constant Spring.
c. b Thalassemia (thể trung bình hay nặng,
đồng hợp tử): có thiếu máu sớm nặng, có gan lách to. Có MCV < 78fl, MCH
<28pg, điện di Hb A < 80%, Hb F 20 –100 %.
d. b Thalassemia (thể nhẹ, dị hợp tử):
không thiếu máu hay thiếu máu nhẹ, không có gan lách to. Có MCV < 78fl, MCH
<28pg và hoặc điện di Hb A2 >3,5 % hoặc Hb F=2-16%.
Bảng
phân loại các thể bệnh Thalassemia phổ biến tại Việt Nam
THỂ
BỆNH
|
LÂM
SÀNG
|
XÉT
NGHIỆM
|
XỬ
TRÍ
|
a Thalassemia (thể ẩn)
|
Không thiếu máu hay
thiếu máu nhẹ
|
MCV
<78fl
MCH
<28pg
HbA
bt, Hb A2
<3,5%
|
Không
cần điều trị
|
a Thalassemia (thể Hb H)
|
Thiếu máu trung
bình hay nhẹ
Gan lách to
Biến dạng xương ít
|
MCV
<78fl
MCH
<28pg
HbA
↓, Hb A2
<3,5%
Hb
H dương tính
|
Tùy
diễn tiến
|
b Thalassemia (thể ẩn, dị hợp tử)
|
Không triệu chứng
Thiếu máu nhẹ
|
Hb
>10g/dL
MCV
<78fl
MCH
<28pg
Hb
A2 >3,5 % hoặc
Hb
F >2 - 5 %
|
Không
cần truyền máu
|
b Thalassemia (thể trung gian)
|
Thiếu máu từ nhẹ
đến trung bình
|
Hb
7-10g/dL
|
Tùy
diễn tiến
|
b Thalassemia (thể trung bình hay
nặng, đồng hợp tử)
|
Thiếu máu sớm nặng
Gan lách to nhiều
Biến dạng xương
nặng
|
Hb
<7g/dL
HC
nhỏ, nhược sắc, HC đa sắc, HC bia, HC nhân
Hb
F >20-80 %
|
Cần
truyền máu
|
b Thalassemia /Hb E
|
Thiếu máu trung
bình đến nặng Gan lách to
Biến dạng xương mức
độ trung bình
|
Hb
<10g/dL
HC
nhỏ, nhược sắc, HC đa sắc, HC bia, HC nhân
Hb
A <80 %
Hb
F >20-80 % Hb A2/E >8 %
|
Cần
truyền máu
|
2.3.Chẩn đoán có thể:
Nếu không làm được
điện di Hb có thể chẩn đoán Thalassemia dựa trên:
- Lâm sàng thiếu máu
mãn và có gan lách to, biến dạng xương, chậm phát triển.
- Xét nghiệm: Thiếu
máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, hồng cầu đa sắc, hồng cầu nhân, Bilirubin gián tiếp
tăng, sắt huyết thanh tăng, ferritin tăng.
- Xét nghiệm cha và
mẹ đều có hồng cầu nhỏ, nhược sắc.
- Tiền sử gia đình .
3. ĐIỀU TRỊ
3.1.Nguyên tắc:
- Truyền máu
- Thải sắt
- Điều trị hỗ trợ
- Cắt lách khi có chỉ
định
- Chủng ngừa
3.2.Xử trí
a.Truyền máu:
Chỉ định bệnh nhân
thalassemia truyền máu lần đầu khi:
- Tiêu chuẩn lâm
sàng: Chậm phát triển, có thể có biến dạng mặt, gan lách to, xạm da và
- Tiêu chuẩn cận lâm
sàng: Hb < 7g/dL (sau khi loại trừ nguyên nhân khác như thiếu sắt và nhiễm
trùng kèm theo) và
- Xét nghiệm chẩn
đoán xác định thalassemia thể nặng.
- Chế phẩm máu: hồng
cầu lắng phù hợp nhóm máu ABO và Rhesus.
- Nên khảo sát kháng
nguyên hồng cầu trước khi truyền máu đầu tiên.
- Chỉ định truyền máu
thường qui khi Hct < 25% hay Hb < 8g/dL.
- Số lượng truyền: 10
– 20 ml/kg hồng cầu lắng/lần, truyền chậm 3-4 ml/kg/giờ.
- Nếu có suy tim,
truyền £ 2ml/kg/giờ, dùng lợi
tiểu Lasix 0,5mg/kg/tĩnh mạch chậm ngay trước truyền máu và điều trị suy tim đi
kèm.
- Khoảng cách truyền
máu khoảng 4 - 6 tuần tùy theo mức độ tán huyết của bệnh nhân, duy trì Hb ở
ngưỡng 9,5 - 11g/dL sau truyền máu..
b.Thải sắt
- Chỉ định: khi
ferritin máu > 1000ng/ml, hay sau truyền máu 10-20 lần.
- Cách thải sắt:
- Thải sắt bằng thuốc
truyền dưới da Desferrioxamine. Thời gian truyền từ 8 – 12 giờ/ đêm trong 5- 6
đêm/tuần.
- Liều truyền 20- 40
mg/kg/ngày.
- Uống vitamine C 3mg/kg
, 1 giờ sau khi bắt đầu thải sắt.
* Lưu ý khi dùng
Desferrioxamine :
Tuổi bệnh nhân: nên dùng cho trẻ trên
3 tuổi. Nếu dưới ba tuổi cần theo dõi chậm phát triển thể chất và xương.
Tác dụng phụ của
thuốc:
Phản ứng đỏ, ngứa,
cứng da tại chỗ: Chỉnh nồng độ pha loãng thuốc. Loét da tại nơi tiêm trong da:
Luồn kim sâu hơn
Sốt: bệnh nhân bị sốt
khi đang thải sắt cần tạm thời ngưng y lệnh thải sắt để tìm nguyên nhân sốt:
cấy máu, lưu ý các tác nhân thường gặp là Yersinia, Klebsiella sp, Escherichia
coli, Streptococcus pneumonia, Pseudomonas aeroginosa. Xử dụng kháng sinh tùy
tác nhân gây bệnh.
Biến chứng do thuốc
sử dụng: Dùng
Desferrioxamine quá liều có thể gây ra biến chứng ù tai, điếc, mù màu, giảm thị
trường, nhìn mờ. Khi dùng Desferrioxamine liều cao ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể
làm trẻ bị chậm phát triển, tổn thương xương.
Chỉ số điều trị: Khi thải sắt liên
tục cần theo dõi chỉ số điều trị, để giữ liều
Desferrioxamine ở mức
an toàn, giữ chỉ số < 0,025
Chỉ số điều trị =
liều trung bình mỗi ngày (mg/kg) / ferritin (μg/l)
Liều trung bình mỗi
ngày = liều thực tế truyền mỗi ngày x số lần truyền trong tuần, chia cho 7.
Khi lưu kim catheter
trong cơ thể cần theo dõi nguy cơ nhiễm trùng và huyết khối.
Thải sắt bằng đường
uống Deferasirox:
Liều: 20-30mg/kg/ngày,
uống một lần mỗi ngày bằng cách hòa tan viên thuốc vào nước chín, nước cam hoặc
nước táo trước bữa ăn cho trẻ ≥2 tuổi, tốt nhất là vào cùng một thời điểm mỗi
ngày. Không nhai viên thuốc hoặc nuốt nguyên viên.
Theo dõi ferritin mỗi
tháng để đánh giá đáp ứng điều trị và điều chỉnh liều từng bước mỗi lần 5-10mg/kg
mỗi 3-6 tháng để đạt mục tiêu điều trị.
Chống chỉ định: Suy
thận, suy tim có giảm phân suất tống máu thất trái(EF).
Lưu ý khi dùng
Deferasirox: (tác dụng phụ của Deferasizox).
Rối loạn tiêu hóa gồm
đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và táo bón. Thường kéo dài không quá 8
ngày và không cần phải điều chỉnh liều Phát ban
Tăng creatinin máu:
giảm liều 1/3 – 1/2 nếu như creatinin máu tăng trong hai lần đo liên tiếp trên
33% mức creatinin bình thường.
Thải sắt bằng đường
uống Deferiprone: Liều 50 – 75mg/kg/ ngày, chia 2 - 3 lần.
Lưu ý khi dùng
Deferiprone:
+ Tuổi bệnh nhân: Chưa có khuyến cáo về
độ an toàn của thuốc cho trẻ dưới 10 tuổi.
+ Theo dõi huyết đồ
mỗi tuần.
+ Không cần bổ sung
vitamine C.
+ Tác dụng phụ của
Deferiprone:
Giảm bạch cầu đa nhân
trung tính, mất bạch cầu hạt, và giảm tiểu cầu. Do đó, khi dùng thải sắt đường
uống, cần theo dõi huyết đồ mỗi tuần và ngưng thuốc khi số lượng bạch cầu đa
nhân dưới 1500/mm3.
Triệu chứng tiêu hóa:
nôn ói, thay đổi cảm giác thèm ăn. Ảnh hưởng trên gan: thay đổi men gan.
Bệnh lý khớp: Viêm
khớp nhiều mức độ từ nhẹ đến viêm khớp có tổn thương phá hủy khớp. Cần ngưng
thuốc Deferiprone khi triệu chứng ở khớp vẫn tiến triển dù đã giảm liều và
không đáp ứng với thuốc giảm đau không có steroide.
Thải sắt tăng cường
bằng thuốc phối hợp: Chỉ định:
Ferritin huyết thanh
cao (>2500 ng/ml) và không đáp ứng với thuốc thải sắt đơn liều.
Bệnh tim nặng: rối
loạn nhịp tim nặng, bằng chứng suy chức năng thất trái.
Thuốc và liều phối
hợp: có thể có chọn lựa
Chọn lựa 1:
Desferrioxamine tăng thời gian truyền thuốc 24g/24g; tăng liều Desferrioxamine
50-60mg/kg/24g hoặc tăng số lần truyền.
Chọn lựa 2: phối hợp
Desferrioxamine và Deferiprone
Desferioxamine:
30-40mg/kg/truyền trong 2 đêm/tuần và
Deferiprone: 50- 75mg/kg/
uống trong 5 ngày . Lưu ý khi phối hợp thuốc
- Theo dõi tác dụng
phụ của 2 thuốc và cần lưu ý giảm bạch cầu hạt.
- Phối hợp hai thuốc
thải sắt chỉ áp dụng cho Desferioxamine và Deferiprone.
c. Điều trị hỗ trợ:
- Chế độ dinh dưỡng:
Nên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của trẻ, đầy đủ các
chất đạm, đường, béo và bổ sung đầy đủ sinh tố và chất khoáng.
- Cần lưu ý một số
vấn đề:
- Bổ sung axit folic
(5mg) ngày. Ưu tiên cho đối tượng Thalassemia thể trung gian, đối tượng không
truyền máu thường xuyên.
- Hạn chế tăng hấp
thu sắt từ đường tiêu hóa: không sử dụng các thuốc bổ tổng hợp có chứa chất
sắt. Trẻ lớn hay người lớn có thể khuyến cáo uống nước trà trong các bữa ăn.
Hạn chế dùng vitamine C, chỉ sử dụng trong thời gian dùng thuốc thải sắt
Desferrioxamine.
- Hạn chế biến chứng
tiểu đường thứ phát ở trẻ thanh thiếu niên: không sử dụng các chế phẩm có chứa
đường tinh luyện (nước giải khát, đồ ăn nhẹ ...)
- Hạn chế nguy cơ sỏi
thận ở người lớn bị thalassemia thể nặng: sử dụng cân đối lượng Calcium và
vitamine D dựa vào chế độ ăn có bổ sung đầy đủ (sữa, bơ, pho mát…) , chỉ sử
dụng Calcium , Vitamine D theo hướng dẫn của cán bộ y tế trong trường hợp có
dấu hiệu suy tuyến cận giáp.
- Vitamine E: có tác
dụng bảo vệ lớp lipid của màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do,
vitamine E cần cho bệnh Thalassemia thể nặng. Có thể tăng cường vitamine E qua
chế độ ăn có dầu thực vật.
- Nội tiết tố: mục
đích hỗ trợ hoạt động cơ thể khi có dấu hiệu suy hoạt động của cơ quan nội tiết
vào giai đoạn cuối như khi bệnh nhân chậm dậy thì hay tiểu đường thứ phát.
d. Cắt lách:
Chỉ định trong những
trường hợp:
- Lách to quá rốn (độ
IV) và
- Truyền HCL
>250ml /kg /năm mới duy trì Hb ở ngưỡng an toàn (Hb>9-10g/dL) HOẶC:
- Thời gian giữa hai
lần truyền ≤ 2 tuần, hay khối lượng truyền tăng 150% so với trước đây.
- Trẻ trên 6 tuổi (để
giảm nguy cơ nhiễm trùng).
Chú ý: Cần loại trừ
bệnh lý tán huyết miễn dịch thứ phát khi đánh giá lượng máu truyền.
Kháng sinh phòng ngừa
sau cắt lách cho đến 16 tuổi: Phenoxylmethylpenicilline 250 mg /viên uống ngày
2 lần, hay Erythromycine 250mg mỗi ngày.
e.Chủng ngừa:
Khuyên bệnh nhân
chủng ngừa viêm gan siêu vi B, Streptococcus pneumonia, Nesseria meningitidis.
Nhất là chủng Streptococcus pneumonia cần thực hiện từ 2 - 4 tuần trước cắt
lách và lập lại sau mỗi 5 năm.
f. Các vấn đề thường
gặp ở bệnh nhân Thalssemia sau truyền máu nhiều lần
- Thiếu máu tán huyết
miễn dịch thứ phát do cơ thể tạo kháng thể chống hồng cầu máu cho. Xử trí: nên
truyền hồng cầu phenotype ngay từ đầu truyền máu, chú ý các nhóm máu Kell,
Rhesus D và E.
- Phản ứng sốt sau
truyền máu. Xử trí: nên truyền hồng cầu lắng, giảm bạch cầu. Hay cho uống
paracetamol 30 - 40mg/kg/24giờ chia 4 lần trong giai đoạn truyền máu.
g. Ghép tuỷ phù hợp
HLA:
Là biện pháp hiệu quả
trong điều trị, tỉ lệ 90% trường hợp không triệu chứng sau 3 năm ở những trẻ
không có gan to và xơ gan.
h.Tái khám: Hẹn tái
khám 4-6 tuần sau truyền máu.
- Kiểm tra cân nặng,
chiều cao, Ferritin mỗi 6 tháng
- Tổng kết: Truyền
máu, ferritin sau mỗi 12 tháng.
g. Theo dõi diễn biến
xét nghiệm:
- Lần đầu trước khi
truyền máu
- Huyết đồ
- Hồng cầu lưới
- Phết máu có hồng
cầu nhân/ 100 bạch cầu
- Điện di Hemoglobin,
- Kháng nguyên hồng
cầu của bệnh nhân: lưu ý C, c, E, e và Kell
- Chẩn đoán gen (nếu
có thể)
- Định lượng G6PD
- Huyết thanh chẩn
đoán: HBsAg, Anti HBs, HIV, Anti CMV, Anti EBV, Toxoplasma, H. Pylori, Yersinia
- Trước mỗi lần
truyền máu
- Huyết đồ đầy đủ
(mỗi tuần nếu đang dùng Deferiprone)
- Phản ứng chéo
- Coomb‟s test
Mỗi 6 tháng:
- Kiểm tra sinh hóa:
ALS, AST, bilirubin, LDH, protein, GGT, urea, creatinine, axit uric,
cholesterol, HDL, LDL, triglyceride, Calcium, Phosphorus, Sodium, Magnesium,
zinc, sắt huyết thanh, ferritin.
- Đông máu toàn bộ:
PT, PTT, INR, Fibrinogen.
- Coomb‟s test
- ECG
- Siêu âm tim màu
Mỗi 1- 3 năm:
- Tự kháng thể: AMA,
ASMA, APCA, ANCA, C3,C4, định lượng kháng thể.
- Xét nghiệm hormone:
prolactin, FSH, LH, estradiol, progreterone, testosterone, ACTH, cortisol, FT4,
FT3, TSH
- X quang ngực
- Đánh giá tuổi xương
(nếu nghi chậm phát triển)
- Siêu âm bụng
- CT bụng
- MRI: tim và gan.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Androulla
Eleftheriou.(2011). Thalassemia cartoon for young chidren. All about
Thalassemia.1-32.
2. Androulla
Eleftheriou (2003). About Thalassemia 2003, page 154-158.
3. Androulla
Eleftheriou and Michael A ngastiniotis (2011). Beta Thalassemia, Alpha
-Thalassaemia and sickle cell disorders. Hemoglobin Disorders
Hemoglobinopathies. 4-40.
4. John Old et al
(2003). Prevention of Thalassemias and other Hemoglobin Disorders. Volume2 17-
126.
5. Renzo Galanello et
al (2003). Prevention of Thalassemias and other Haemoglobin Disorders (2005).
Volume 1. 34-60.
6. Thalassemia
International Federation (2008).Guideline for the clinical management of The
Thalassemia. Revised 2nd edition.21-63.
ĐIỀU
TRỊ SUY TỦY XƯƠNG MẮC PHẢI
1. ĐỊNH NGHĨA
Suy tủy là tình trạng
bệnh lý của tế bào gốc tạo máu gây ra hậu quả tủy xương không sản sinh được đầy
đủ các dòng tế bào dẫn đến giảm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu ở máu ngoại
biên. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Trong phạm vi bài này chúng
tôi chỉ giới thiệu suy tủy toàn bộ mắc phải.
1.1. Lâm sàng
- Thiếu máu xảy ra từ
từ ngày càng nặng và khó hồi phục bằng truyền máu. Mức độ thiếu máu nặng hơn
mức độ xuất huyết.
- Xuất huyết kiểu
giảm tiểu cầu.
- Có thể có sốt do
giảm bạch cầu hạt.
- Không có gan lách
hạch to
- Không có dị dạng cơ
thể
Xét nghiệm thăm dò:
- Huyết -Tủy đồ
- Sinh thiết tủy
- Phân tích
chromosome: test đứt gẫy chromosome
- Flow cytometry
(CD59) nếu có điều kiện để loại trừ PNH
- Chức năng gan thận
- Virus: viêm gan A,
B và C, EBV, CMV, Parvo virus B19.
- Xét nghiệm đánh giá
các bệnh tự miễn: kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng DNA.
- CD3, CD4 và CD8.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác
định:
Dựa vào lâm sàng,
huyết tủy đồ và tổ chức học tủy xương đặc thù.
* Lâm sàng:
- Thiếu máu xảy ra từ
từ ngày càng nặng và khó hồi phục bằng truyền máu. Mức độ thiếu máu nặng hơn
mức độ xuất huyết.
- Xuất huyết do giảm
tiểu cầu.
- Có thể có sốt và
nhiễm khuẩn.
- Không có gan lách
hạch to. Không có dị dạng cơ thể
* Huyết đồ:
- Hb giảm, tỷ lệ HCL
giảm. Thiếu máu đẳng sắc kích thước hồng cầu bình thường.
- SLBC giảm, tỷ lệ
BCĐNTT giảm.
- SLTC giảm, độ tập
trung tiểu cầu giảm.
* Tủy đồ:
- Số lượng tế bào tủy
giảm.
- Các dòng hồng cầu
non, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu giảm.
- Các loại tế bào
trong tủy xương chủ yếu là loại trung gian và trưởng thành. Không tăng các tế
bào blast.
- Sinh thiết tủy thấy
tủy mỡ hóa, không tăng tê bào xơ và nghèo tế bào.
2.2. Chẩn đoán phân
biệt
- Các bệnh suy tủy
bẩm sinh
- Giảm sản nguyên
hồng cầu thoáng qua
Bạch cầu cấp thể giảm
bạch cầu
2.3. Phân loại mức độ
nặng:
Dưới đây chúng tôi
xin giới thiệu cách phân loại mức độ nặng suy tủy theo Calmitta.
Suy tủy nặng:
- Tế bào tủy xương
< 25% hoặc từ 25-50% nhưng dưới 30% tế bào tạo máu còn lại.
- Có 2/3 các tiêu
chuẩn sau : BCHTT<500/µl, tiểu cầu dưới 20.000/ µl, hồng cầu lưới dưới
20.000/ µl.
- Suy tủy rất nặng:
Như suy tủy nặng nhưng BCHTT<200/ µl.
- Suy tủy không nặng:
- Không đủ tiêu chuân
suy tủy nặng
- Có giảm tế bào tủy
đi kèm 2/3 tiêu chuẩn sau : 500<BCHTT<1.500/ µl, 20.000<TC<100.00/
µl, Hb<10 g/dl.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị đặc
hiệu:
3.1.1. Chiến lược điều
trị
Điều trị suy tủy
không rõ nguyên nhân tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Nguyên tắc điều trị
suy tủy:
Suy tuy không nặng:
- Theo dõi sát và điều
trị hỗ trợ
- Nếu bệnh nhân phát
triển suy tủy nặng và/hoăc giảm TC đi kèm chảy máu nặng và /hoặc, thiếu máu mạn
phải truyền máu và /hoặc nhiễm khuẩn nặng thì điều trị như suy tủy nặng
Suy tủy nặng:
Trình tự ưu tiên như
sau:
- Ghép tế bào gốc tạo
máu nếu có người cho cùng huyết thống phù hợp HLA.
- Nếu không có sẵn
người cho cùng huyết thống phù hợp HLA : ức chế miễn dịch bằng ATG,
cyclosporine A, Methylprednisolone, growth factors.
- Nếu không không đáp
ứng với ức chế miễn dịch, lựa chọn 1 trong 2 biện pháp:
+ Ghép tế bào gốc tạo
máu phù hợp HLA người cho không có quan hệ huyết thống hay
+ Cychlophosphamid
liêu cao có thể phôi hơp với cyclosporine A.
3.1.2. Các phương
pháp cụ thể:
Phương pháp ghép tế
bào gốc (theo quy trình ghép tế bào gốc điều trị suy tủy của BV Nhi trung
ương):
- Ngày -5 đến ngày
-1: Điều kiện hóa bằng Cyclophosphamide va ATG.
- Ngày 0: Truyền tế
bào gốc. Tế bào gốc tốt nhất là lấy từ tủy xương.
- Sau đó:
+ Chống thải ghép
bằng Methotrexate và cyclosporin A
+ Điều trị hỗ trợ
+ Phòng và điều trị
các biến chứng sau ghép
Phương pháp ức chế
miễn dịch bằng ATG và CSA:
- ATG: Tổng liều 200
mg/kg. Có thể phân bố liều trong khoảng 5 đến 8 ngày.
- Methylprednisolone
2mg/kg/d, chia 4 lần từ ngày 1-8 sau đó giảm dần liều tuần tiếp theo bằng
prednisolone : liều 1,5 mg/kg/24h ngày 9-10, liều 1,0 mg/kg/24h ngày 11-12,
liều 0,5 mg/kg/24 ngày 13-14. Ngày thứ 15 liều 0,25 mg/kg/24, sau đó ngừng
thuốc.
- G-CSF 5µg/kg/ngày
tiêm d /da từ ngày thứ 5 (tính từ khi bắt đầu dùng ATG) cho đến khi không phụ
thuộc truyền máu trong 2 tháng, ANC>1000/µl trong 3 ngày liên tục rồi dừng.
- CSA 10mg/kg/d tư
ngay 1. Liều khởi đầu 10 mg/kg/24h chia làm 2 lần cách nhau 12h. Kiểm tra nồng
độ CsA 72h sau khi dùng liều CsA đầu tiên . Duy trì nồng độ CsA huyết thanh
100-250 ng/ml. CSA cần dùng liên tục trong một năm để giẩm nguy cơ tái phát .
Sau đo giảm dần liều mỗi 2mg/kg/2 tuần rồi ngừng hẳn.
Phương pháp ức chế
miễn dịch băng Cyclophosphamid liều cao , có thể phối hợp với CSA:
- Cyclophosphamide 45
mg/kg/ngày x 4 ngày
- Mesna 360 mg/m2/
liều. TM với cyclophosphamide trong 3h, sau đó bolus 6h, 9h và 12h sau
cyclophosphamide
- G-CSF 5 µg / kg /
ngày. Tiêm dưới da sau liều thứ 4 của Cyclophosphamide. Dùng liên tục cho đến
khi số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt > 1000/µl trong 3 ngày liên tiếp mới
được dừng.
3.2. Điều trị hỗ trợ
- Chống thiếu máu:
truyền khối hồng cầu để duy trì lượng Hb >80 g/L.
- Phòng chảy máu các
bộ phận nguy hiểm: truyền khối tiểu cầu để duy trì số lượng tiểu cầu > 20 G/L.
- Lưu y : Trong
trường hợp có điều kiện ghép tủy, để tránh bệnh mảnh ghép chống vật chủ nếu
phải truyền máu tránh truyền máu của người cho là cha mẹ, anh em, hay người có
quan hệ họ hàng với bệnh nhi. Không nên truyền máu toàn phần mà chỉ truyền
thành phần bệnh nhân thiếu như khối hồng cầu, khối tiểu cầu hay Plasma. Chú ý
là tất cả các chế phẩm máu ở trên đều phải được lọc bạch cầu.
- Đề phòng nhiễm
khuẩn:
+ Vệ sinh cá nhân,
chăm sóc răng miệng, không cặp nhiệt độ ở hậu môn, không để chấn thương da và
niêm mạc.
+ Nếu có sốt cần tìm
ổ nhiễm khuẩn, cấy các dịch, cho kháng sinh phổ rộng, liều cao.
3.3. Theo dõi và đánh
giá đáp ứng:
3.3.1. Theo dõi
- Tổng phân tích tế
bào máu
- Hồng cầu lưới
- Chức năng gan-thận
- Nồng độ CsA
- CD3, CD4, CD8
- Làm các xét nghiệm
trên các thời điểm 1 tuần, 2 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Riêng CsA cứ 1
tuần/lần hay khi có thay đổi về liều trong tháng đầu sau đó 1 tháng/1 lần.
3.3.2. Đánh giá đáp
ứng
Thường đánh giá sau
3-4 tháng dùng ATG
Tiêu chuẩn đáp ứng
với ATG của suy tủy nặng:
Không đáp ứng:
- Vẫn nặng
Đáp ứng một phần:
- Không phụ thuộc
truyền máu
- Không lâu sau đó
quay lại có đủ tiêu chuẩn suy tủy nặng
Đáp ứng hoàn toàn:
- Hemoglobin về bình
thường so với tuổi
- ANC > 1,5 G/L
Tiểu cầu > 150 G/L
Tiêu chuẩn đáp ứng
đối suy tủy không nặng:
Không đáp ứng:
- Xấu đi hay không
đạt các tiêu chuẩn đáp ứng hoàn toàn hay một phần dưới đây.
Đáp ứng một phần:
- Không phụ thuộc
truyền máu (nếu trước đây phụ thuộc truyền máu)
- Hoặc tăng gấp đôi
hay đạt bình thường it nhất một dòng tế bào
- Hoặc tăng hemglobin
cơ bản > 30 g/L (nếu lúc đầu <6)
- Hoặc tăng ANC cơ
bản > 0,5 G/L (nếu lúc đầu < 0,5)
- Hoặc tăng tiểu cầu
cơ bản > 20 G/L (nếu lúc đầu < 20)
Đáp ứng hoàn toàn:
- Tiêu chuẩn như suy
tủy nặng
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Jeffrey D. Hord:
The acquired Pancytopenias. The Pancytopenias. Nelson Textbook of
pediatrics, 18th edition (2007): 2053-2055.
2. Nguyễn Công Khanh:
Suy tủy xương. Chương 4: Bệnh tủy xương. Huyết học lâm sàng nhi khoa. Nhà
xuất bản Y học (2008): 165-194.
3. Philip Lanzkowski:
Bone Marrow failure. Manual of Pediatric Hematology and Oncology. 2012:
123-167.
4. Judith. C. W.
Marsh, Sarah E. Ball, Jamia Cavenagh et al: Guideline for diagnosis and
management of aplastic anemia. British journal of hematology (2009), 147:
43-70.
5. Judith C. W. Marsh
and Austin G. Kulaseraraj: Management of the refractory aplastic anemia
patient: what are the options?. Blood (2013), 122 (22): 3561-3567.
6. Neal S. Young,
Rodrigo T. Calado, and Phillip Scheinberg: Current concepts in pathophysiology
and treatment of aplastic anemia. Blood (2006), 108 (15): 2509-2519.
HƯỚNG
DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM
1. ĐỊNH NGHĨA
Xuất huyết giảm tiểu
cầu tiên phát là tình trạng rối loạn trung gian miễn dịch mắc phải, đặc trưng
là số lượng tiểu cầu giảm đơn độc dưới 100x109/L (100.000/mm3)
2. NGUYÊN NHÂN
Do xáo trộn miễn dịch
trong cơ thể: cơ thể tự sinh gia kháng thể kháng tiểu cầu, rối loạn sinh mẫu
tiểu cầu, ảnh hưởng của tế bào T.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
- Xuất huyết dưới da:
chấm, nốt bầm tím tự nhiên
- Xuất huyết do va
đập, cào xước
- Chảy máu kéo dài:
mũi, chân răng, chỗ chọc kim, vết thương, nhổ răng...
- Kinh nguyệt ồ ạt ở
trẻ gái lớn (rong kinh)
- Chảy máu nội tạng:
đường tiêu hóa, đường tiết niệu, phổi, não
3.2. Cận lâm sàng:
Số lượng tiểu cầu
giảm dưới 100.000
Số lượng bạch cầu và
công thức bạch cầu bình thường theo lứa tuổi
Hemoglobin bình
thường hoặc giảm do chảy máu hoặc thiếu máu kèm theo.
Đông máu cơ bản: PT
bình thường, Fib bình thường, APTT không kéo dài
Tủy đồ (không bắt
buộc nếu các xét nghiệm ở máu ngoại vi đã khẳng định được chẩn đoán)
- Dòng mẫu tiểu cầu
tăng sinh – tăng tỷ lệ mẫu tiểu cầu ưa basơ không sinh tiểu cầu
- Các dòng hồng cầu
và bạch cầu hạt không có biến đổi (không suy, không tăng sinh ác tính).
3.3. Chẩn đoán xác
định:
Dựa vào lâm sàng có
xuất huyết, không có gan lách to, hạch to và xét nghiệm có tiểu cầu giảm đơn
độc, không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
3.4. Phân loại:
- Giảm tiểu cầu miễn
dịch cấp tính khi tiểu cầu về bình thường (>150000/mm3) trong 3 tháng,
không tái phát.
- Giảm tiểu cầu miễn
dịch dai dẳng: không đạt được lui bệnh hoặc không giữ được bệnh ổn định sau khi
ngừng điều trị, sau khi chẩn đoán 3- 12 tháng.
- Giảm tiểu cầu miễn
dịch mãn tính: giảm tiểu cầu kéo dài > 12 tháng.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều
trị
4.2. Giảm tiểu cầu
cấp tính:
Dựa vào bảng sau để
quyết định điều trị
Độ nặng của chảy máu
và chỉ định điều trị
Chảy
máu/ chất lượng cuộc sống
|
Hướng
điều trị
|
Độ 1: ít xuất huyết (tổng
số £ 100) và/hoặc £ 5 mảng xuất huyết (£ 3cm) không có chảy máu niêm mạc
Độ 2: nhiều xuất huyết (
tổng số> 100) và/ hoặc >5 mảng xuất huyết (> 3cm đường kính)
Độ 3: Chảy máu ở mức
trung bình, chảy máu niêm mạc, ảnh hưởng tới lối sống
Độ 4: Chảy máu niêm mạc
rõ hoặc nghi ngờ chảy máu trong
|
Giải thích, theo
dõi
Giải thích, theo
dõi, điều trị trên một số trẻ (gia đình tha thiết điều trị hoặc không theo
dõi sát được)
Điều trị
Điều trị
|
- Với trẻ < 5
tuổi: tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 4mg/kg trong 4 ngày, giảm liều dần đến 7
ngày.
- Với trẻ > 5
tuổi: Uống Prednisolon 2mg/kg trong tối đa 2 tuần.
Sau đó:
Nếu tiểu cầu >
30.000 quan sát và theo dõi , 2- 4 tuần 1 lần cho đến khi tiểu cầu về bình
thường
Nếu tiểu cầu <
30.000
+ Nếu lâm sàng không
có xuất huyết mới thì theo dõi
+ Nếu lâm sàng vẫn có
xuất huyết mới, chảy máu từ độ 3 trở lên
Điều trị:
Methylprednisolon
30mg/kg x 3 ngày
(Không dùng cho trẻ
dưới 6 tháng tuổi)
Nếu không đỡ: IVIG 1g/Kg/
ngày x 1 ngày
4.3. Xuất huyết giảm
tiểu cầu dai dẳng hoặc mạn tính:
Bệnh nhi có tiêu câu
< 30.000 và có các biểu hiện độ 3 hoặc bệnh nhi có biểu hiện độ 4
Dexamethasone 28mg/m2/ 1 ngày
Hoặc
Methylprednisolon
30mg/kg x 3 ngày sau đó 20mg/kg x 4 ngày
Hoặc
Chất ức chế miễn dịch
khác:
Dùng đơn lẻ hoặc kết
hợp
- Immurel 2mg/kg/
ngày x 3 - 4 tháng
- Cyclosporin A 2-
5mg/kg/ngày x 4 – 6 tháng
- Vinblastine 0.1mg/kg/tuân
(trong 6 tuần)
- Methylprednisolon
uống 1mg/kg/ngày x 4 tuần
4.4. Cắt lách:
Mãn tính, xuất huyết
nguy hiểm đến tính mạng
(Dùng các biện pháp
khác không hiệu quả)
4.5. Điều trị trong
trường hợp cấp cứu
Chảy máu nặng, đe dọa
tính mạng:
- Truyền tiểu cầu từ
2-3 lần liều thông thường
- Dùng IVIG 1g/kg x 1
ngày kết hợp với Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN
CHỨNG:
- Trong giai đoạn
cấp: đếm số lượng tiểu cầu mỗi tuần hoặc khi chảy máu tăng lên.
- Trong giai đoạn mạn
tính : đếm số lượng tiểu cầu hàng tháng hoặc 2 tháng theo mức độ ổn định của
bệnh
- Sau 3 tháng nếu số
lượng tiểu cầu bình thường được coi là bệnh ổn định
- Tiên lượng xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch tiên phát ở trẻ em tốt hơn người lớn.
- Biến chứng nặng là
chảy máu niêm mạc mũi, đường tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh trung ương.
HEMOPHILIA
Hemophilia là bệnh
chảy máu do thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Thiếu yếu tố VIII là hemophilia
A, thiếu yếu tố IX là hemophilia B. Bệnh có tính chất di truyền lặn liên kết
với nhiễm sắc thể giới tính X.
1. CHẨN ĐOÁN
1.1. Chẩn đoán xác
định:
Chẩn đoán dựa vào lâm
sàng và xét nghiệm cầm máu.
* Lâm sàng:
- Biểu hiện chủ yếu
là xuất huyết. Xuất huyết có thể xảy ra sớm từ thời sơ sinh với tụ máu dưới da
đầu, chảy máu nội sọ.
- Đa số biểu hiện
xuất huyết khi trẻ vận động nhiều, lúc biết bò, đi.
- Xuất huyết có thể
tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ.
- Đặc điểm xuất huyết
là đám bầm máu dưới da, tụ máu trong cơ, chảy máu ở khớp, đôi khi có tiểu máu.
- Bệnh chỉ xảy ra ở
trẻ trai, khai thác tiền sử gia đình có thể thấy có anh em trai, các cậu bác
bên ngoại , hoặc con trai của chị em gái của mẹ bị bệnh giống bệnh nhân.
* Xét nghiệm đông cầm
máu:
- APTT dài
- PT bình thường
- Fibrinogen bình
thường
- Thời gian máu chảy,
số lượng tiểu cầu bình thường. Độ ngưng tập tiểu cầu bình thường.
- Yếu tố von
Willebrand bình thường về nồng độ và hoạt tính
- Định lượng yếu tố
VIII hoặc IX thấy giảm các mức độ khác nhau.
+ Thiếu yếu tố VIII
là hemophilia A
+ Thiếu yếu tố IX là
hemophilia B
* Phân loại thể bệnh:
- Yếu tố VIII/ IX
< 1%: thể nặng
- Yếu tố VIII/ IX
1-5%: thể vừa
- Yếu tố VIII/ IX
5-30%: thể nhẹ
* Mix test để sàng
lọc kháng thể kháng yếu tố VIII/IX
1.2. Chẩn đoán phân
biệt:
Cần phân biệt với
bệnh von Willebrand (VWD). Ở bệnh von Willebrand:
- Lâm sàng : Bênh von
Willebrand gặp cả hai giới , thường hay chảy máu niêm mạc như chảy máu mũi ,
chân răng, rong kinh hay đa kinh ở trẻ nữ đến tuổi dậy thì. Ở thể nặng (type 3)
bệnh nhân có thể tụ máu trong cơ và chảy máu khớp.
- Xét nghiệm đông cầm
máu : Xét nghiệm đông cầm máu trong bệnh von Willebrand thay đổi theo từng thể
bệnh . Trong trường hợp điển hình , như vWD type 3, bên cạnh APTT kéo dài và
yếu tố VIII giảm thường có thời gian chảy máu kéo dài, cục máu không co hay co
không hoàn toàn, độ ngưng tập tiểu cầu thay đổi. Xét nghiệm yếu tố von
Willebrand thấy giảm số lượng và hoạt tính.
2. ĐIỀU TRỊ:
2.1. Phân loại mức độ
chảy máu
Phân loại chảy máu
giúp xử trí chính xác và hiệu quả. Chảy máu được phân thành 2 loại:
Chảy máu thông thường
gồm:
- Chảy máu cơ,
- Chảy máu khớp
- Chảy máu máu mũi,
chân răng, tụ máu dưới da
Chảy máu nặng:
- Chảy máu não
- Xuất huyết tiêu hóa
- Xuất huyết đường
tiết niệu sinh dục
- Chảy máu cơ đái
chậu
- Cần phẫu thuật
2.2. Điều trị cụ thể:
* Điều trị thay thế
khi chảy máu:
Truyền yếu tố VIII,
cho hemophilia A và yếu tố IX cho hemophilia B.
Mục tiêu: Khi đang có
xuất huyết phải nâng yếu tố VIII/IX lên 35-50% trong trường hợp chảy máu thông
thường ; Trường hợp chảy máu nặng đe dọa tính mạng hay cần phẫu thuật phải nâng
yếu tố VIII/IX lên 100%.
Nói chung, khi truyền
yếu tố VIII/IX với liều 1 đơn vị/kg có thể nâng yếu tố VIII lên 2% và yếu tố IX
lên 1,0%.
Trường hợp chảy máu
thông thường (khớp, da, cơ, mũi, miệng):
- Yếu tố VIII: 20-30
đơn vị/kg/12 giờ đến khi ngưng xuất huyết
- Yếu tố IX: 30-50
đơn vị/kg/24 giờ đến khi cầm chảy máu.
Trường hợp chảy máu
nặng (xuất huyết tiêu hóa, nội sọ, tiểu máu, cần phẫu thuật):
- Yếu tố VIII: 50 đơn
vị/kg/12giờ x 3 ngày, sau đó 24 giờ/lần trong 7 ngày.
- Yếu tố IX: 80 đơn
vị/kg/24giờ x 3 ngày, sau đó 24 giờ/lần trong 7 ngày.
Chế phẩm sử dụng:
- Đầu tiên sử dụng
yếu tố VIII/IX đậm đặc với liều như trên đến khi ngưng xuất huyết.
- Trường hợp không có
sẵn các chế phẩm này dùng tủa lạnh VIII liều như trên hay huyết tương tươi hay
huyết tương tươi đông lạnh 20ml/kg/lần, nhắc lại ngày sau cho đến khi ngừng
xuất huyết.
* Điều trị hỗ trợ:
- Prednison 2mg/kg/ngày
x 3-5 ngày cho chảy máu khớp.
- EACA(e-aminocaproic acid) 50mg/kg/6giờ x 7
ngày cho trẻ có chảy máu mũi - miệng.
- Tranexamic acid:
15-25 mg/kg /8h uống hay 10-15 mg/kg/8h tĩnh mạch.
Lưu ý khi đái máu
không được dùng.
-
DDAVP(1-Deamino-D-Arginin-Vasopressin): điều trị thay thế cho hemophilia A thể
nhẹ: 0,3-0,4 mg/kg trong 30-50ml
NaCL 0.9% trong 15-20 phút, dùng cách ngày.
3. CHĂM SÓC, PHÕNG
CHẢY MÁU TÁI DIỄN
- Chăm sóc để tránh
mọi chấn thương.
- Tránh dùng các
thuốc Aspirin, kháng Histamin, thuốc tiêm bắp.
- Băng ép cơ hay khớp
đang chảy máu.
- Chườm đá lạnh các
vị trí cơ và khớp đang chảy máu
- Cố định khớp khi
đang chảy máu. Giữ khớp ở tư thế cơ năng, phối hợp điều trị phục hồi chức năng
vận động khớp.
- Điều trị dự phòng
xuất huyết tái diễn bằng cách bổ xung định kỳ yếu tố VIII/IX nếu có điều kiện.
- Theo dõi và dự
phòng các bệnh lây truyền theo đường máu, như viêm gan B, C, HIV. Nên cho trẻ
tiêm phòng viêm gan.
- Chăm sóc răng
miệng, điều trị sâu răng và lấy cao răng.
4. THEO DÕI
Cứ 3-6 tháng một lần
bệnh nhân cần được kiểm tra các xét nghiệm: Mixtest, Viêm gan A, B, C, HIV,
CMV.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Khanh:
Các rối loạn yếu tố đông máu di truyền. Chương 7: Rối loạn cầm máu. Huyết học
lâm sàng Nhi Khoa. Nhà xuất bản Y học 2008: 304-324.
2. Nguyễn Công Khanh
& Bùi Văn Viên. Hội Chứng xuất huyết. Chương 7: Huyết học. Bài giảng Nhi
Khoa tập 2. Nhà xuất bản Y học 2009: 102-117.
3. Micheal A Laffan
& K John Pasi: Inherited bleeding disorers. Postgraduate of Hematology.
Edited by A Victor Hoffbrand. Published by Wiley Blackwell 2011: 793-812.
4. Philip Lanzkowski.
Chapter 13:Hemostatic disorders. Manual of Pediatric Hematology and Oncology.
Published by Elservier 2012: 378-418.
5. World Federation
of Hemophilia: Guidelines for the management of hemophilia. Published by World
Federation of Hemophilia 2005.
HỘI
CHỨNG THỰC BÀO MÁU
1. ĐỊNH NGHĨA
Hội chứng thực bào
máu (HLH : Hemophagocytic Lymphohistiocytosis) là một bệnh lý xuất hiện do các đại
thực bào hoạt động quá mức đưa đến hậu quả là các tế bào hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu và các tế bào tiền thân huyết học bị thực bào cho nên bệnh có tên gọi
là thực bào máu. Đây là một bệnh lý kịch phát và có khả năng đe doạ tính mạng.
HLH được xem là một
bệnh lý để chỉ các thể bệnh như Hội chứng thực bào máu tiên phát (Bệnh thực bào
máu có tính gia đình) và hội chứng thực bào máu thứ phát bao gồm HLH phối hợp
nhiễm siêu vi (viral-associated hemophagocytic syndrome), hoặc HLH xuất hiện từ
bệnh tự miễn hay bệnh ác tính…
Hội chứng thực bào
máu tiên phát hay còn gọi là bệnh thực bào máu di truyền (genetic or primary
hemophagocytic lymphohistiocytosis) là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc
thể thường. Bệnh do đột biến gen sẽ làm khiếm khuyết chức năng hoạt động của tế
bào bạch cầu có liên quan. Các thể bệnh HLHDT đã được xác định: FHL 1: đã xác
định vị trí bị đột biến 9q21.3-22, chưa xác định gen bị đột biến; FHL
2_Perforin (PRF1); FHL 3_ Munc13-4 (UNC13D); FHL4_Syntaxin 11 (STX11);
FHL-5_Munc19-2 (STXP2). Ngoài ra, HLH kết hợp một số bệnh di truyền khác: X-linked
lympoproliferative type 1 (XLP1), SAP, gen trách nhiệm T cell receptor. HLHDT
có thể tự xuất hiện hoặc khởi phát sau khi nhiễm trùng.
Hội chứng thực bào
máu thứ phát (secondary hemophagocytic syndrome): các tác nhân nhiễm trùng hoặc
miễn dịch có thể tác động lên hệ thực bào gây hoạt tác quá mức của hệ thực bào
tạo nên hội chứng thực bào máu.
- Nhiễm khuẩn: các
tác nhân nhiễm khuẩn thường gặp là EBV, CMV, Parvovirus, Herpes simplex,
Varicella Zoster, sởi, HIV. Ngoài ra, HLH có thể xuất hiện cùng lúc với nhiễm
lao, nhiễm trùng gram âm, hoặc ký sinh trùng, vi nấm.
- Bệnh lý miễn dịch:
lupus hệ thống, viêm đa khớp, bệnh Still, viêm động mạch nút. Ngoài ra một số
trường hợp ghi nhận bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát như: bệnh tăng lympho bào
có liên quan nhiễm sắc thể giới tính X (X- linked lymphoproliferation disease).
- Bệnh ác tính: Bệnh
bạch cầu cấp, lymphoma.
- Bệnh ít phổ biến: Kawasaki, sau ghép thận, gan…
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh:
- Thời gian sốt, dấu
hiệu thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi, kém ăn), dấu hiệu xuất huyết, thuốc đã điều
trị.
- Tiền sử: HLH ở trẻ
nhỏ thường không phát hiện bệnh lý đặc biệt trước đây
b. Khám lâm sàng:
- Đánh giá các dấu
hiệu sinh tồn: tri giác, nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Sốt: là dấu hiệu xuất
hiện sớm nhất, có đặc điểm sốt cao kéo dài không đáp ứng với kháng sinh hoặc
thuốc hạ sốt. Sốt có thể kèm dấu hiệu viêm đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng
tiêu hoá.
- Gan to: là dấu hiệu
thường gặp, gan to thường phối hợp với thay đổi men gan, tăng bilirubin máu.
- Lách to: là một
trong những dấu hiệu phổ biến để chẩn đoán. Mức độ lách to có thể từ mấp mé (độ
I) đến to quá rốn (độ IV), thường tùy vào bệnh nền của HLH.
- Dấu hiệu thần kinh:
thường đa dạng, có thể chỉ là dấu hiệu co giật, giảm tiếp xúc, dấu hiệu thân
não, mất điều hòa, hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên và hôn mê…Bệnh nhân có
dấu hiệu thần kinh có tiên lượng xấu.
- Các dấu hiệu khá
phổ biến khác:
+ Hồng ban: có đặc điểm
là dạng dát sẩn, xuất hiện ở mắt, thân, chi. Hồng ban có thể xuất hiện trong
suốt giai đoạn nhập viện, sau đó sạm đi và bay dần, vị trí mọc và hướng lan
không điển hình, không theo thứ tự.
+ Vàng da: vàng da
kèm theo gan to lúc nhập viện là biểu hiện của tổn thương gan.
+ Phù: thường phù
chi, kèm ứ dịch màng bụng và màng phổi, thường do hiện tượng viêm.
+ Thiếu máu: da niêm
nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, suy tim.
+ Xuất huyết da,
niêm, mũi họng, tiêu hoá.
+ Tìm các dấu hiệu
nhiễm trùng: nhiễm trùng da, phổi, nhiễm trùng huyết.
c) Xét nghiệm đề nghị
Các xét nghiệm sàng
lọc chẩn đoán
- Huyết đồ: khảo sát
đủ các thông số về hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Chức năng gan thận,
men gan, bilirubin, albumin, LDH, creatinin và điện giải đồ.
- Đông máu toàn bộ:
APTT, PT, fibrinogen, D-dimers
- Ferritin và
triglyceride
- Điện di đạm
- Chọc dò tủy sống:
nên thực hiện trước khi điều trị để phân biệt viêm màng não do tác nhân nhiễm
khuẩn và phản ứng màng não trong HLH. Khi có tăng tế bào đơn nhân và tăng
protein trong dịch não tủy sẽ hỗ trợ chẩn đoán.
- Tủy đồ: Khảo sát số
lượng tế bào tủy, đánh giá sự phát triển của tế bào và xác định có sự hiện diện
của các đại thực bào đang hoạt động.
- Sinh thiết hạch:
xác định có đại thực bào đang hoạt động.
- Xét nghiệm hình
ảnh: Chụp X quang phổi (tìm hình ảnh thâm nhiễm phổi); siêu âm bụng hay CT
scanner bụng để xác định kích thước gan, lách các bất thường khác. MRI não được
khuyến cáo bắt buộc cho các trường hợp có dấu hiệu thần kinh, khi HLH không đáp
ứng điều trị vẫn có chỉ định MRI vì xuất độ của tổn thương thần kinh trung ương
cao.
Các xét nghiệm tầm
soát bệnh phối hợp
- Xét nghiệm tầm soát
bệnh nhiễm trùng: cấy máu, cấy dịch não tủy, cấy phết tủy… Lưu ý tác nhân như
sốt rét, thương hàn, lao, và tầm soát bệnh lý nhiễm siêu vi phổ biến như EBV,
CMV, HIV, Herpes simplex virus (HSV), HBV, sốt xuất huyết dengue. Nên làm
real-time polymerase chain reaction (RT- PCR) các tác nhân siêu vi. Khi sốt kéo
dài không đáp ứng kháng sinh phổ rộng điều trị cần lưu ý cho cấy máu, cấy dịch
tìm nấm.
- Xét nghiệm tầm soát
bệnh lý miễn dịch: định lượng nồng độ kháng thể máu (IgG, IgM, IgE, IgA), ANA,
anti dsDNA, C3, C4.
- Xét nghiệm tầm soát
bệnh lý huyết học ác tính: dựa vào khảo sát tủy đồ và sinh thiết hạch.
- Xét nghiệm bệnh lý
di truyền: chẩn đoán sinh học phân tử các bệnh lý di truyền như: perforin,
hMunc 13-4, các bệnh di truyền chỉ thực hiện ở phòng xét nghiệm chuyên khoa.
- Xét nghiệm khảo sát
cytokines và hoạt động của tế bào diệt tự nhiên (phòng xét nghiệm chuyên khoa
cao cấp)
- Khảo sát HLA cho
bệnh nhân và gia đình nên thực hiện sớm vì chuẩn bị cho bước điều trị ghép tủy
về sau (nếu có thể).
2.2. Chẩn đoán xác
định
a. Chẩn đoán xác
định:
Chẩn đoán HLH được
xác định nếu bệnh nhân có đủ 1 hay 2 nhóm tiêu chuẩn sau:
Nhóm tiêu chuẩn 1:
Chẩn đoán phân tử xác định về HLH DT Nhóm tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân có đủ 5 trên
8 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn lâm sàng
1.Sốt: sốt cao liên
tục ≥ 38,3ºC hơn 7 ngày
2. Lách to > 3cm
dưới bờ sườn trái
3. Giảm tế bào máu:
giảm 2 trong 3 dòng tế bào máu ngoại biên; Hemoglobin<90g/L,tiểu cầu
<100x109/L, bạch cầu đa nhân
<1,0x 109/L . Trẻ sơ sinh
(<4 tuần): Hemoglobin <100g/L.
4.Tăng triglyceride
(≥ 3,0mmol/L), giảm fibrinogen (≤ 1,5g/L).
5. Dấu hiệu thực bào
máu hoạt động trong tủy xương, lách hay hạch. Không thấy tế bào ác tính.
6. Hoạt lực của tế
bào diệt tự nhiên giảm hoặc mất (NK).
7. Ferritin ≥
500microgram/L
8. CD25 hòa tan (như
thụ thể của IL-2 hòa tan) ≥ 2400U/ml
b. Chẩn đoán phân
biệt
- Giảm ba dòng ngoại
biên cùng với gan lách hạch to khi vào viện cần phân biệt với bệnh lý bạch cầu
cấp ở trẻ em qua kết quả tủy đồ.
- Tổn thương da, xương,
kết quả sinh thiết hạch và da sẽ giúp phân biệt với thể tổn thương đa cơ quan
của bệnh lý mô bào Langerhans cell histiocytosis (LCH).
- Sốt cao liên tục,
hạch phì đại và gan lách to cần phân biệt với lymphoma thể tế bào lớn không
biệt hóa (large-cell anaplastic lymphoma).
- HLH giai đoạn khởi
phát cần phân biệt với các tình huống sốt nhiễm trùng vì bệnh nhân vẫn còn toàn
trạng tốt. Tuy nhiên khi sốt vẫn tiếp tục cao và đặc biệt khi phát hiện thêm
dấu hiệu gan lách to, lúc này cần khảo sát ngay huyết đồ, chức năng gan, kiểm
tra lại tiền sử cha mẹ cùng huyết thống hay gia đình có trẻ nhỏ mất sớm.
- HLH giai đoạn khởi
phát chưa có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán cần theo dõi sát diễn tiến lâm sàng và
xét nghiệm. Đôi khi khảo sát tủy đồ 1 đến vài lần, hoặc cần sinh thiết hạch hay
gan. Phân biệt nhiễm trùng thông thường với HLH qua sự tăng sản xuất cytokines
bằng theo dõi ferritin, triglyceride, fibrinogen. Lưu ý một số dấu hiệu có thể
hỗ trợ chẩn đoán như hạch to, vàng da, hồng ban, dấu hiệu màng não, tăng men gan,
giảm đạm máu, giảm natri máu,VLDL↑, HLD↓.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1.Nguyên tắc chung:
a. Bệnh nhân HLH cần
được phát hiện sớm ở các tuyến địa phương và nên được chuyển về điều trị tại
các trung tâm nhi khoa hoặc chuyên khoa huyết học ung bướu nhi là nơi có đủ
phương tiện chuyên môn và điều kiện vô trùng, dụng cụ chăm sóc, dinh dưỡng và
phương tiện theo dõi sát phát hiện kịp thời các biến chứng do thuốc.
b. Khoa điều trị nên
có chương trình quản lý bệnh, để theo dõi chặt chẽ diễn tiến từng bệnh nhân và
có thể hội chẩn với các trung tâm điều trị về HLH trong khu vực.
c.Phác đồ điều trị
HLH (HLH -2004) được hội thực bào thế giới nghiên cứu nhằm áp dụng cho HLH di
truyền. Phác đồ HLH-2004 gồm hóa trị liệu, miễn dịch và ghép tủy (là biện pháp điều
trị tận gốc). HLH thứ phát giai đoạn đầu nếu nặng và không tìm ra chứng cứ bệnh
phối hợp hoặc đã xác định bệnh phối hợp và đã điều trị bệnh phối hợp nhưng tình
trạng thực bào nặng sẽ được áp dụng phác đồ HLH-2004.
3.2. Tiến trình điều
trị
a. Giai đoạn tấn
công: Thời gian 8 tuần
- Chỉ định: dành cho
HLH di truyền hoặc HLH thứ phát nặng không đáp ứng với điều trị bệnh nền hoặc
HLH nặng chưa thể xác định được nguyên nhân di truyền hay thứ phát.
- Điều trị ức chế
miễn dịch: phối hợp các thuốc như sau
+ Etoposide: 150mg/m2 /tiêm mạch. 2 tuần
đầu mỗi 2 lần trong tuần, tuần thứ 3 đến tuần 8 mỗi tuần 1 lần. Chú ý: không
dùng etopodide nếu bệnh nhân có bạch cầu hạt < 0,5 x109/L và khi tủy nghèo
tế bào.
+ Dexamethasone:
0,3mg/kg/ngày/TM trong 2 tuần, sau đó giảm liều 50% sau mỗi 2 tuần. Khi bệnh
nhân uống được thì chuyển sang uống, nên hỗ trợ thuốc băng dạ dày. Tới tuần 8
thì giảm liều Dexamethasone và ngưng tùy vào hiệu quả điều trị.
+ Cyclosporin A: khởi
đầu là 6mg/kg/uống, ngày chia 2 lần. Cần kiểm tra nồng độ cyclosporine trong
máu và giữ 200microgram/L, theo dõi chức năng thận.
+ Điều trị tổn thương
hệ thần kinh trung ương: Theo dõi dấu hiệu thần kinh và dịch não tủy sau 2 tuần
đầu. Nếu bệnh nhân vẫn còn dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh tiến triển hay dịch
não tủy bất thường (số tế bào và protein), sẽ dùng methotrexate và prednisone.
- Điều trị kháng
sinh: Trong giai đoạn khởi phát, khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao kéo dài, có
biểu hiện bạch cầu hạt giảm thấp, và bệnh nhân chưa xác định tác nhân nhiễm
trùng thì vẫn có chỉ định kháng sinh phổ rộng, ưu tiên kháng sinh chống nhiễm
khuẩn gram âm, phối hợp tương tự như sử dụng kháng sinh trong các trường hợp
nhiễm trùng huyết nặng có giảm bạch cầu hạt hay bệnh nhân huyết học có giảm
bạch cầu hạt nặng. Kháng sinh sẽ tăng bậc trong thời gian ngắn nếu dấu hiệu lâm
sàng không cải thiện
- Mới nhập viện chưa
dùng kháng sinh trước: Cefotaxime /Ceftriaxone ± Amikacin, hoặc Ceftazidime/
Ciprofloxacin/Pefloxacin± Amikacin
- Nếu nghi ngờ nhiễm
tụ cầu: Cefotaxime + Oxacillin ± Amikacin Hoặc có sốc nhiễm trùng: thêm
Vancomycin.
- Nếu diễn tiến không
cải thiện sau 2-3 ngày và chưa có kết quả kháng sinh đồ thì chuyển ngay sang
Cefepim hoặc Imipenem + cilastatin hoặc Meropenem.
- Phòng ngừa nhiễm
trùng khi bệnh nhân ổn định: Cotrimoxazole (với trimetroprime) là 5mg/kg, 2-3
lần trong tuần.
- Sử dụng kháng nấm:
Fluconazole hoặc Amphotericin B
- Xem xét dùng kháng
virus khi bệnh nhân tiếp tục nhiễm siêu vi
- Điều trị hỗ trợ.
- Truyền Human
Globulin: 0,5g/Kg/ truyền tĩnh mạch cho mỗi 4 tuần.
- Truyền huyết tương
tươi, tiểu cầu, hồng cầu lắng …khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng xuất huyết
trầm trọng, rối loạn đông máu nặng, thiếu máu..
b. Giai đoạn duy trì:
Thời gian từ tuần 9 đến tuần 40
Chỉ định: dành cho
bệnh nhân thuộc nhóm HLH di truyền, HLH thứ phát chỉ dùng khi bệnh tái hoạt
động.
Điều trị ức chế miễn
dịch: phối hợp các thuốc như sau
- Etoposide: 150mg/m2 /truyên tĩnh mạch,
mỗi 2 tuần,
- Dexamethasone: 10mg/m2 mỗi 3 ngày trong 2
tuần,
- Cyclosporin A: duy
trì nồng độ 200microgram/L, theo dõi creatinin máu.
c. Giai đoạn cũng cố:
Chỉ định: dành cho
bệnh nhân thuộc nhóm HLH di truyền, khi không tìm được nguồn ghép tủy.
Ghép tủy
- Chỉ định ghép tủy:
HLH di truyền và HLH không di truyền nhưng bệnh kéo dài, hay tái hoạt động.
- Nguyên tắc: ưu tiên
chọn ghép tủy cùng huyết thống, nếu không có sẽ chọn ghép không cùng huyết
thống hoặc ghép máu cuống rốn. Sử dụng sớm trong 4 tuần đầu.
4. THEO DÕI VÀ ĐÁNH
GIÁ
Trong 8 tuần đầu, khi
diễn tiến có đáp ứng thì mỗi tuần kiểm tra: Huyết đồ, Ferritin, TG, CRP, LDH,
AST, ALT, Bilirubin gián tiếp, Bilirubin trực tiếp, albumin, creatinin, Na
Định lượng
Cyclosporin sau mỗi 2 tuần.
Khi diễn tiến không
thuận lợi, tùy tình huống lâm sàng sẽ bổ sung các xét nghiệm bất cứ khi nào
thấy cần thiết cho công tác điều trị.
LƯU
ĐỒ XỬ TRÍ HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cứ
|
Theo dõi nồng độ
ferritin huyết tương là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và đánh giá
đáp ứng điều trị bệnh nhân hội chứng thực bào máu
|
III
Treatment
Protocol of the Second International HLH Study 2004, Hemophagocytic
Lymphohistiocytosis Study Group 2004, 1-30.
|
Etoposide phối hợp
với cyclosporin A, dexamethason trong điều trị hội chứng thực bào máu giúp
đạt lui bệnh và cải thiện tỉ lệ sống sót.
|
III
Treatment
Protocol of the Second International HLH Study 2004, Hemophagocytic
Lymphohistiocytosis Study Group 2004, 1-30.
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Treatment Protocol
of the Second International HLH Study 2004, Hemophagocytic Lymphohistiocytosis
Study Group 2004, 1-30.
2. Gholam C,
Grigoriadou S, Gilmour KC, Gaspar HB. Familial haemophagocytic
lymphohistiocytosis: advances in the genetic basis, diagnosis and management.
Clin Exp Immunol. 2011 Mar;163(3):271-83. doi: 10.1111/j.1365-2249.2010.04302.x.
THIẾU
MÁU TÁN HUYẾT CẤP
1. ĐỊNH NGHĨA
Thiếu máu tán huyết
là thiếu máu do giảm đời sống của hồng cầu lưu hành trong máu ngoại vi.
Thiếu máu tán huyết
cấp là thiếu máu tán huyết xảy ra nhanh và cấp tính gây giảm đột ngột lượng
hemoglobin và các triệu chứng mất bù của một tình trạng thiếu máu nặng.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi
Thời gian, mức độ,
diễn tiến của các triệu chứng:
- Thiếu máu: mệt,
nhức đầu, chóng mặt, khó thở, đau ngực, ngất
- Tán huyết cấp: vàng
da, vàng mắt, sốt lạnh run, tiểu sậm màu, đau lưng, đau bụng
Hoàn cảnh khởi phát:
- Sau sử dụng thuốc
có tính oxy hóa: sulfonamides, thuốc kháng sốt rét, nalidixic acid,
nitrofurantoin, phenazopyridine, phenylhydrazine
- Sau nhiễm trùng,
nhiễm siêu vi (viêm hô hấp trên, viêm phổi do
Mycoplasma, sởi, quai
bị, thủy đậu, nhiễm EBV)
- Sau lui tới vùng
dịch tễ sốt rét trong vòng 6 tháng trước đó
- Sau truyền máu
- Sau phẫu thuật sửa
chửa van tim hoặc các lổ thông
- Tiền căn gia đình:
có người bị thiếu men G6PD, thalassemia, sốt rét, bệnh tự miễn.
b. Khám lâm sàng
Sinh hiệu: tri giác,
mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, nước tiểu
Tìm dấu hiệu thiếu
máu:
- Da xanh, niêm nhạt,
lòng bàn tay, bàn chân nhợt nhạt
- Thở nhanh, khó thở,
tim nhanh, âm thổi thiếu máu, thiếu oxy não (ngủ gà, lơ mơ hoặc vật vã, bứt
rứt)
Tìm dấu hiệu tán
huyết:
- Vàng da, vàng mắt,
gan to, lách to
- Dấu hiệu của đợt
tán huyết cấp: tiểu sậm màu, tiểu màu xá xị
- Dấu hiệu của bệnh
lý tán huyết mãn đi kèm: biến dạng xương, da xạm, chậm lớn.
Tìm các dấu hiệu biến
chứng:
Tụt huyết áp, suy
tim, suy thận cấp, thuyên tắc mạch (não, vành, phổi, chi).
Các dấu hiệu khác:
+ Chấm xuất huyết
hoặc vết bầm ngoài da do tiểu cầu giảm hoặc do tiêu thụ yếu tố đông máu
+ Sốt: do tán huyết
cấp, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, hoặc sốt rét
c. Đề nghị cận lâm
sàng
Xét nghiệm để chẩn
đoán:
CTM bằng máy đếm tự
động:
Hb và Hct giảm. Trên
bệnh nhân không có tiền sử thiếu máu từ trước, Hb có thể giảm nặng < 9g/dl.
MCV, MCH bình thường hoặc tăng. RDW thường tăng. Trường hợp đợt thiếu máu tán
huyết cấp trên bệnh nhân thalassemia hoặc bệnh hemoglobin có thể thấy MCV bình
thường hoặc thấp.
Số lượng bạch cầu,
bạch cầu hạt có thể tăng do phản ứng tủy xương. Số lượng tiểu cầu thay đổi, có
thể bình thường; nếu giảm có thể do tán huyết nặng, tiêu thụ tiểu cầu, hội
chứng tán huyết urê huyết cao, hội chứng Evans, hoặc đợt tán huyết cấp trên bệnh
nhân Thalassemia có cường lách
Phết máu ngoại biên:
thường có nhiều hồng cầu đa sắc +++, kích thước hình dạng thay đổi ++ do tăng
đáp ứng của tủy xương, có thể có hồng cầu nhân
Mãnh vỡ hồng cầu:
bệnh nhân sau mổ sửa các tật ở van tim hoặc các lỗ thông, thiếu máu tán huyết
vi mạch do DIC hoặc hội chứng thiếu máu tán huyết urê huyết cao.
Hồng cầu hình cầu:
thiếu máu tán huyết miễn dịch, bệnh hồng cầu hình cầu
Hồng cầu hình ellip:
bệnh hồng cầu hình ellip di truyền
Hồng cầu bia:
thalassemia hoặc bệnh hemoglobin
- Hồng cầu lưới:
thường tăng cao >1,5%. Số lượng hồng cầu lưới tuyệt đối tăng (trị số bình
thường từ 25000-75000/mm3). Cần tính số lượng hồng cầu lưới tuyệt đối xem tủy
xương có đáp ứng tăng tạo hồng cầu phù hợp với mức độ thiếu máu hay không.
- Chức năng gan:
Bilirubin toàn phần và bilirubin gián tiếp tăng chiếm ưu thế
- LDH thường tăng
- Chức năng thận, ion
đồ để đánh giá biến chứng suy thận, tăng kali máu
- Khí máu động mạch
khi khó thở hoặc có biểu hiện suy thận.
- Tổng phân tích nước
tiểu: Urobilinogen nước tiểu tăng. Nếu có tiểu huyết sắc tố, TPTNT sẽ có kết
quả tiểu máu dương tính giả do không phân biệt được giữa tiểu máu và tiểu huyết
sắc tố bằng máy TPTNT.
- Hemoglobin niệu
dương tính nếu có tiểu huyết sắc tố.
- Nhóm máu: trường
hợp thiếu máu tán huyết miễn dịch, định nhóm máu có thể rất khó do hồng cầu tự
ngưng kết và dễ cho kết quả nhầm là nhóm máu AB.
Xét nghiệm để tìm
nguyên nhân:
- Ký sinh trùng sốt
rét, cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết
- Coomb‟s test: trực
tiếp (+) trong thiếu máu tán huyết miễn dịch
- Chức năng thận để
chẩn đoán hội chứng tán huyết urê huyết cao
- Định lượng men
G6PD: giảm trong thiếu men G6PD thể nặng nhưng có thể bình thường trong các
trường hợp thể nhẹ.
- Sức bền hồng cầu:
tăng trong bệnh hồng cầu hình cầu
- Siêu âm tim nếu tán
huyết cấp xảy ra sau mổ tim.
2.2. Chẩn đoán xác
định:
Triệu chứng thiếu máu
cấp xảy ra nhanh và đột ngột, vàng da, vàng mắt, lách hoặc gan to, Hb và Hct
giảm, hồng cầu lưới tăng, bilirubin toàn phần và gián tiếp tăng, nước tiểu sậm
màu hoặc màu xá xị, urobilinogen nước tiểu tăng và/hoặc hemoglobin niệu (+).
2.3. Chẩn đoán phân
biệt:
- Tiểu máu do viêm
cầu thận cấp: phù, cao huyết áp, ít khi thiếu máu, không vàng da, nước tiểu có
hồng cầu, hemoglobin niệu âm tính
- Tiểu myoglobin:
Bệnh cảnh của hội chứng vùi lấp
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị:
- Duy trì thể tích
tuần hoàn
- Điều trị triệu
chứng
- Điều trị nguyên
nhân
3.2. Duy trì thể tích
tuần hoàn
Truyền dịch Dextrose
Saline hoặc Dextrose 5% trong 0,45% Saline (Dextrose 10% 250ml + NaCl 0,9%
250ml) để làm tăng lưu lượng nước tiểu càng sớm càng tốt. Có thể làm kiềm hóa
nước tiểu để cho pH nước tiểu > 6,5 bằng cách pha thêm 50ml Natri
bicarbonate 4,2% cho mỗi 500ml dịch truyền nhất là khi có kèm tiểu myoglobin để
ngừa tắc nghẽn ống thận gây suy thận cấp. Không nên truyền Natri bicarbonate
nếu pH máu > 7,5, hạ can xi máu nặng, hoặc bicarbonate máu > 30mEq/l.
Tốc độ truyền tùy
thuộc vào tình trạng huyết động học, thông thường từ 3-5ml/kg/giờ cho đến khi
bệnh nhân tiểu khá và nước không còn sậm màu nhiều. Truyền quá nhanh có thể gây
phù phổi trên bệnh nhân thiếu máu. Trường hợp có suy thận cấp tại thận, dịch
truyền cần tính theo lượng nước mất và nhu cầu của bệnh nhân (xem bài Suy thận
cấp).
3.2. Điều trị triệu
chứng:
- Thở oxy
- Truyền hồng cầu
lắng nếu có dấu hiệu thiếu máu mất bù ảnh hưởng trên tim mạch, thần kinh, hô
hấp. Thiếu máu tán huyết cấp trên bệnh nhân không có tiền sử thiếu máu từ
trước, chỉ định truyền máu khi Hb <9g/dl.
Chú ý đối với thiếu
máu tán huyết miễn dịch, chỉ định truyền máu khi có thiếu máu nặng với Hct <
15-20% hoặc đe dọa tính mạng, vì nguy cơ bệnh có thể nặng hơn nếu truyền không phù hợp nhóm
máu. Cần chọn đơn vị máu phù hợp nhất với nhóm máu của bệnh nhân (xem bài Thiếu
máu tán huyết miễn dịch).
3.3. Điều trị nguyên
nhân:
Một số nguyên nhân
được trình bày trong các bài riêng như Sốt rét, Thiếu máu tán huyết miễn dịch,
Nhiễm trùng huyết, Ong đốt, ngộ độc, Truyền lầm nhóm máu, Bất đồng nhóm máu ABO
ở trẻ sơ sinh
- Thiếu men G6PD:
phòng ngừa tái phát bằng tránh các tác nhân oxi hóa
- Sau mổ tim: hội
chẩn với bác sĩ tim mạch và bác sĩ phẫu thuật tim
- Hội chứng thiếu máu
tán huyết urê huyết cao: truyền huyết tương, thay huyết tương, lọc máu nếu có
suy thận cấp…
4. THEO DÕI
- Tri giác, mạch,
huyết áp, nhịp thở, nước tiểu, monitoring nhịp tim, SaO2 mỗi 2-4 giờ.
- Hct mỗi 4-6 giờ và
sau truyền máu, ion đồ, chức năng gan thận, khí máu động mạch, TPTNT mỗi 12-24
giờ tùy theo mức độ nặng trên lâm sàng.
- Định lượng G6PD sau
1 tháng nếu nghi ngờ thiếu G6PD mức độ nhẹ.
LƯU
ĐỒ CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU TÁN HUYẾT
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cứ
|
Duy trì thể tích
tuần hoàn bằng truyền dịch để làm tăng lưu lượng nước tiểu ngừa hoại tử ống
thận cấp tránh tắc nghẽn ống thận do hemoglobin, myoglobin
|
II
National
Guideline Clearing
House
2007
|
Kiềm hóa nước tiểu
có tác dụng ngừa hoại tử ống thận cấp do tắc nghẽn ống thận bởi myoglobin hơn
là do hemoglobin
|
I
Don
BR, Kaysen GA. Hemoglobinuria (2010). In: Robert W. Schrier (ed). Renal and
electrolyte disorders. 7th ed, pp 531-532. Lippincott Williams & Wilkins,
Philadenphia
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Lee GR. Hemolytic
disorders: General consideration (1999). In: Lee GR, Foerster J et al (eds).
Wintrobe‟s Clinical hematology. Vol 1, 10th ed, pp 1109-1131. Williams & Wilkins,
Baltimore
2. Wolfe L. General
approach to diagnosis of hemolytic anemia (2011). In: Philip Lanzkowsky (ed).
Manual of Pediatric Hematology and Oncology. Pp 172-199.
THIẾU
MÁU TÁN HUYẾT MIỄN DỊCH
1. ĐỊNH NGHĨA
Thiếu máu tán huyết
miễn dịch (TMTHMD) là bệnh lý được đặc trưng bởi sự hiện diện các kháng thể bám
trên bề mặt hồng cầu do chính cơ thể bệnh nhân sản xuất ra, làm cho các hồng
cầu này bị phá hủy sớm hơn bình thường. Chẩn đoán xác định dựa trên Coomb‟s
test trực tiếp dương tính. Nguyên nhân của bệnh đa số trường hợp là tiên phát.
Các nguyên nhân thứ phát có thể gặp là lupus đỏ, suy giảm miễn dịch mắc phải,
rối loạn tăng sinh của dòng tế bào lympho, sau nhiễm Mycoplasma pneumoniae,
EBV, sởi, quai bị, thủy đậu, viêm hô hấp trên, chích ngừa hoặc sử dụng thuốc.
Trường hợp TMTHMD
tiên phát kèm giảm tiểu cầu được gọi là hội chứng Evans.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán
a. Hỏi bệnh:
Thời gian, mức độ,
diễn tiến của các triệu chứng:
- Thiếu máu: Mệt,
chóng mặt, khó thở, chán ăn
- Tán huyết: Vàng da,
tiểu sậm màu, đau lưng, đau bụng
Triệu chứng đi kèm:
Sốt, xuất huyết, buồn nôn, nôn ói, hiện tượng Raynauld.
Trong vòng 3 tuần qua
có:
- Viêm hô hấp trên,
viêm phổi (do Mycoplasma), sởi, quai bị, thủy đậu, chích ngừa.
- Sử dụng thuốc:
Penicillin hay Cephalothin liều cao, Quinin, Quinidin, α methyldopa.
- Trong vòng vài phút
hoặc vài giờ trước khi khởi phát bệnh: có tiếp xúc với lạnh (nhúng tay, chân vô
nước lạnh; tắm nước lạnh.)
Tiền căn cá nhân hoặc
gia đình có bệnh tự miễn như lupus đỏ.
b. Khám lâm sàng:
Sinh hiệu: tri giác,
mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu
Tìm dấu hiệu thiếu
máu:
- Da xanh, niêm nhạt,
lòng bàn tay, bàn chân nhợt nhạt
- Thở nhanh, khó thở,
tim nhanh, có âm thổi thiếu máu, thiếu oxy não (ngủ gà, lơ mơ, bán mê).
Tìm dấu hiệu tán
huyết:
- Vàng da, vàng mắt,
tiểu sậm màu, tiểu màu xá xị
- Gan to, lách to
Các dấu hiệu khác:
Xuất huyết da niêm, hiện tượng Raynauld, dấu chứng của mắc sởi, thủy đậu trước
đó.
c. Đề nghị cận lâm
sàng:
Xét nghiệm để chẩn
đoán:
- Công thức máu, tiểu
cầu đếm hay Data cell: MCV bình thường hoặc tăng.
- Dạng huyết cầu - Ký
sinh trùng sốt rét: thường có hồng cầu đa sắc, hồng cầu nhân, có thể có mãnh vỡ
hồng cầu
- Hồng cầu lưới:
thường tăng
- Nhóm máu
- Chức năng gan,
thận: bilirubin toàn phần và ưu thế là bilirubin gián tiếp thường tăng.
- Tổng phân tích nước
tiểu
- Hemoglobin niệu nếu
nghi tiểu huyết sắc tố
- Coomb‟s test
Xét nghiệm để tìm
nguyên nhân: Kháng thể bất thường
+ Nếu kháng thể bất
thường là IgG: làm ANA, LE cells để tầm soát lupus; test nhanh chẩn đoán HIV
(nếu nghi ngờ suy giảm miễn dịch mắc phải).
+ Nếu kháng thể bất
thường là IgM: làm X quang phổi, huyết thanh chẩn đoán Mycoplasma, EBV.
Nếu kèm theo tiểu cầu
giảm hoặc nghi bệnh lý ác tính: tủy đồ
2.2. Chẩn đoán xác
định:
Triệu chứng thiếu
máu, vàng da, vàng mắt, lách hoặc gan to, có thể kèm theo tiểu sậm màu và xét
nghiệm Coomb‟s test trực tiếp dương tính.
2.3. Chẩn đoán có
thể:
Có triệu chứng thiếu
máu tán huyết nhưng xét nghiệm Coomb‟s test trực tiếp âm tính mà không phải do
sốt rét, Thalassemia, bệnh hemoglobin, thiếu G6PD, không đáp ứng với điều trị
truyền máu, thuốc kháng sốt rét, chỉ cải thiện sau khi được điều trị với
steroids.
2.4. Chẩn đoán phân
biệt:
- Sốt rét: Vùng dịch
tễ sốt rét hoặc lui tới vùng dịch tễ sốt rét trong vòng 6 tháng trước đó, KSTSR
trong máu (+).
- Nhiễm trùng huyết:
tổng trạng kém, vẻ mặt nhiễm trùng, sốt thường kéo dài, CRP thường tăng rất
cao, Bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp đều tăng, SGOT, SGPT thường
tăng, X quang phổi, cấy máu hoặc cấy nước tiểu cho gợi ý vị trí nhiễm trùng.
- Thalassemia, bệnh
hemoglobin: Bệnh di truyền, biến dạng xương, da xạm, hồng cầu nhỏ nhược sắc,
điện di hemoglobin cho chẩn đoán xác định
- Thiếu men G6PD:
Giới nam, di truyền, sau sử dụng thuốc có tính oxy hóa, thiếu máu tán huyết cấp
có thể tiểu huyết sắc tố, tự giới hạn, định lượng men G6PD cho chẩn đoán xác
định.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị: Điều trị triệu chứng Điều trị đặc hiệu
3.2. Xác định kiểu
khởi phát và mức độ nặng của bệnh:
a. Khởi phát:
Cấp tính: xuất hiện
đột ngột và từ lúc có triệu chứng đến khi nhập viện ≤ 2 tuần.
Từ từ: xuất hiện từ
từ và từ lúc có triệu chứng đến khi nhập viện > 2 tuần.
b. Mức độ nặng:
Nặng: Hct < 15%
hoặc Hb < 5g/dl và/hoặc có biểu hiện sốc, suy tim, suy thận tiểu huyết sắc
tố, thiếu oxy não
Trung bình: Hct
15-25% hoặc Hb 5-8g/dl và không có các biểu hiện nặng nói trên.
Nhẹ: Hct > 25% và/hoặc
Hb > 8g/dl và không có các biểu hiện nặng nói trên.
3.3. Điều trị triệu
chứng
a. Truyền dịch:
Chỉ định trong trường
hợp TMTHMD cấp tính
Loại dịch: Dextrose
Salin, tốc độ 3-5ml/kg/giờ trong 24-48 giờ đầu
Theo dõi tình trạng
tim mạch trong khi truyền
b. Truyền máu:
Chỉ định:
- Trường hợp mới nhập
viện mà thiếu máu nặng Hct < 15-20%: hồng cầu lắng 10ml/kg và chỉ cần nâng
Hct bệnh nhân lên trên 15-20%. Sau khi có kết quả Coomb‟s test dương tính, bệnh
nhân sẽ được điều trị đặc hiệu và nếu còn cần truyền máu sẽ dùng hồng cầu lắng
phù hợp ba giai đoạn.
- Trường hợp đã xác
định chẩn đoán nhưng kém đáp ứng với điều trị Methyl-prednisolone, Hct vẫn <
20%: hồng cầu lắng phù hợp ba giai đoạn 5-10ml/kg và chỉ cần nâng Hct bệnh nhân
lên trên 20%.
Tốc độ truyền: truyền
chậm 2-3ml/kg/giờ
Nếu do kháng thể lạnh
IgM cần làm ấm bịch máu trước khi truyền.
3.4. Điều trị đặc
hiệu:
a. Steroids:
Bệnh khởi phát cấp
tính và nặng: Methyl-prednisolone 10 mg/kg/ngày đường tĩnh mạch x 3 ngày hoặc
2mg/kg x 4 lần/ngày trong 3 ngày, sau đó chuyển sang Prednisone 2 mg/kg/ngày
đường uống x 3-4 tuần rồi giảm liều dần.
Bệnh khởi phát từ từ,
nhẹ-trung bình: Prednisone 1-2 mg/kg/ngày x 3-4 tuần rồi giảm liều dần.
Giảm liều steroids:
Sau khi đã dùng đủ 3-4 tuần, Prednisone sẽ được giảm liều dần trong vòng 8-12
tuần cho đến liều 0,25-0,5mg/kg/ngày.
Sau đó nếu bệnh ổn có
thể ngưng thuốc. Nếu bệnh đã tái phát nhiều lần thì cần duy trì ở liều này
trong 1 tháng rồi chuyển sang cách ngày và giảm liều dần mỗi tháng 0,15mg/kg
cho đến liều tối thiểu là 0,15mg/kg/cách ngày. Liều tối thiểu này có thể giữ
trong nhiều tháng trước khi ngưng hẳn thuốc.
Nếu có tái phát trong
khi giảm liều thì lấy lại liều ngay trước khi bị tái phát đó và duy trì trong
nhiều tuần trước khi bắt đầu thử tiếp tục giảm liều trở lại.
Trường hợp thiếu máu
tán huyết nặng nghi có thể do miễn dịch mà Coomb‟s test âm tính thì cũng được điều
trị với steroids như trên.
b. Gamma globulin:
Không phải là thuốc
hàng đầu trong điều trị TMTHMD
c. Lọc huyết tương và
thay máu:
Ít dùng, là biện pháp
xâm lấn đối với bệnh nhi
d. Cắt lách: Chưa
được khuyến khích ở trẻ em trong điều trị TMTHMD
4. THEO DÕI VÀ THĂM
KHÁM
4.1. Tái khám:
Mỗi 2-4 tuần tùy lâm
sàng, Hct, tiểu cầu (nếu là hội chứng Evans)
4.2. Nội dung theo
dõi:
Cân nặng, huyết áp,
dấu hiệu thiếu máu tán huyết, tác dụng phụ của steroids, Hct, hồng cầu lưới,
tiểu cầu đếm.
Kiểm tra Coomb‟s
test:
- Mỗi 8 -12 tuần
- Hoặc trước khi
ngưng steroids
- Hoặc khi có dấu
hiệu thiếu máu tái phát sau khi ngưng steroids
LƯU
ĐỒ CHẨN ĐOÁN TMTHMD
Vấn
đề
|
Mức
độ chứng cứ
|
Corticosteroids
được chấp nhận sử dụng rộng rãi trong điều trị TMTHMD, nhất là ở bệnh nhân có
kháng thể tự miễn thuộc loại IgG
|
I
Ware
RE. Autoimmune hemolytic anemia (2009). In: Orkin SH, Nathan DG, Ginsburg D,
Look AT, Fisher DE, Lux SE (eds). Nathan and Oski‟s: Hematology of Infancy
and Childhood. 7th
ed, pp
613-658. Saunders Elservier, Philadenphia
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Ware RE.
Autoimmune hemolytic anemia (2009). In: Orkin SH, Nathan DG, Ginsburg D, Look
AT, Fisher DE, Lux SE (eds). Nathan and Oski‟s: Hematology of Infancy and
Childhood. 7th ed, pp 613-658.
Saunders Elservier, Philadenphia
CHƯƠNG
12: UNG BƯỚU
BẠCH
CẦU CẤP DÕNG LYMPHO
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh bạch cầu cấp là
bệnh do tăng sinh ác tính trong quá trình tạo máu của dòng tế bào lympho hoặc
dòng tế bào tủy. Đây là bệnh ác tính thường gặp nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi,
chiếm khoảng 31% các bệnh ác tính ở trẻ em. Bạch cầu cấp dòng lympho (ALL)
chiếm 75% các bệnh bạch cầu ở trẻ em. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng 200
trẻ bị ALL được chẩn đoán hàng năm. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi mắc
bệnh cao nhất là 3-5 tuổi. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở
trẻ em đã được coi là bệnh chữa khỏi được.
2. LÂM SÀNG
Biểu hiện không đặc hiệu,
khởi phát bệnh một vài tuần đến một vài tháng. Mệt mỏi, chán ăn, sốt kéo dài,
ra nhiều mồ hôi ban đêm, nhiễm trùng khó điều trị, thiếu máu, xuất huyết dưới
da hoặc niêm mạc, gan, lách, hạch to, đau xương hoặc khớp. Biểu hiện hiếm gặp
hơn: tăng áp lực nội sọ, liệt dây thần kinh sọ, khó thở do u trung thất, tinh
hoàn to.
3. XÉT NGHIỆM
- Tổng phân tích tế
bào máu ngoại vi: hầu hết bệnh nhân có Hb và tiểu cầu (TC) giảm nhưng có thể
bình thường; số lượng bạch cầu (BC) tăng, giảm hoặc bình thường, tỉ lệ bạch cầu
trung tính (BCTT) giảm, có hoặc không có bạch cầu non (BCN).
- Tủy đồ: ≥ 25% tế
bào của tủy xương là nguyên bào lympho, lấn át các dòng tế bào khác.
- Đông máu cơ bản:
bình thường hoặc rối loạn đông máu
- Sinh hóa: ure,
creatinin, kali, axit uric máu tăng, can xi giảm nếu có hội chứng phân giải
khối u. LDH, GOT, GPT máu tăng hoặc bình thường.
- Xét nghiệm dịch não
tủy khi tiêm hóa chất tủy sống
- X quang phổi: u
trung thất trước
- Siêu âm: thâm nhiễm
thận, hạch ổ bụng, gan lách to
4. PHÂN LOẠI
- Theo hình thái học
và hóa học tế bào (Phân loại FAB): L1, L2, L3
- Theo miễn dịch tế
bào: dựa vào dấu ấn miễn dịch
+ ALL dòng tiền B hay
gặp hơn dòng T: CD19, CD20, và CD22 (+)
+ ALL dòng T: CD3,
CD5, CD7 (+)
+ ALL phối hợp 2 dòng
T và B hoặc phối hợp dòng tủy.
- Theo di truyền tế
bào (nhuộm băng G, FISH): bất thường số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể
(chuyển đoạn, mất đoạn, đảo đoạn...)
- Theo nhóm nguy cơ:
+ Nguy cơ không cao:
tuổi từ 1 đến dưới 10 tuổi, số lượng bạch cầu ban đầu trong máu < 50.000/mm3, không có bất thường
nhiễm sắc thể có tiên lượng xấu như thiểu bội ≤ 44 nhiễm sắc thể, chuyển đoạn t
(9;22), t (4;11), t (1;19)
+ Nguy cơ cao: tuổi
dưới 1 và trên 10, hoặc số lượng bạch cầu ban đầu trong máu ≥ 50.000/mm3, hoặc có bất thường
nhiễm sắc thể có tiên lượng xấu
5. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
- Dựa vào lâm sàng và
tủy đồ ≥ 25% nguyên bào lympho
- Thâm nhiễm thần
kinh trung ương (TKTƯ):
+ TKTƯ - 1: khi dịch
não tủy bình thường, không có biểu hiện lâm sàng
+ TKTƯ - 2: < 5
BCN/mm3 dịch não tuỷ, không
có triệu chứng của thâm nhiễm TKTƯ.
+ TKTƯ - 3: ≥ 5 BCN/mm3 dịch não tuỷ hoặc
liệt dây thần kinh sọ não hoặc chụp CT hoặc MRI sọ não có khối u nội sọ hoặc
tổn thương mắt hoặc võng mạc.
- Thâm nhiễm tinh
hoàn: tinh hoàn to, có BCN khi chọc hút tinh hoàn.
6. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
- Bạch cầu cấp dòng
tủy.
- Các bệnh ác tính
khác có di căn tuỷ xương (u lympho, u nguyên bào thần kinh, u cơ vân, sarcoma Ewing, và u nguyên bào võng mạc).
- Các nguyên nhân gây
suy tuỷ tiên phát như suy tuỷ bẩm sinh hoặc mắc phải, xơ hoá tuỷ; thiếu máu
tăng nguyên hồng cầu thoáng qua, giảm bạch cầu hạt; giảm tiểu cầu miễn dịch
- Bệnh tăng bạch cầu
đơn nhân nhiễm trùng ở giai đoạn khởi phát; viêm khớp có sốt;
7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Hóa trị liệu
toàn thân
- Bạch cầu cấp dòng
lympho L3: điều trị theo phác đồ U lympho không
Hodgkin tế bào B (xem
phác đồ UK CCSG NHL 902 hoặc 903).
- Bạch cầu cấp dòng
lympho tiền B: đáp ứng điều trị sớm nếu tủy đồ ngày thứ 7 của giai đoạn cảm ứng
là TX1/TX2. Các giai đoạn cụ thể: Cảm ứng ®
Củng cố ® Duy trì tạm thời lần
I ® Tích cực muộn lần 1 ® Duy trì tạm thời lần II ® Tích cực muộn lần II* ® Duy trì.
* Chỉ áp dụng cho ALL
nguy cơ cao hoặc phác đồ tăng cường cho ALL nguy cơ không cao .
TX: tình trạng của
tủy xương. TX1: BCN ≤ 5% tế bào tủy; TX2: 5 - ≤ 25%; TX3: > 25%. Xét nghiệm
tủy đồ ngày thứ 7, 14 và 28 của giai đoạn điều trị cảm ứng để đánh giá đáp ứng điều
trị.
Xét nghiệm MRD (bệnh
tồn dư tối thiểu) ngày 28 của giai đoạn cảm ứng bằng kỹ thuật Flow cytometry.
Nhóm nguy cơ không
cao: điều trị phác đồ CCG 1991, nhánh OS (chi tiết xem sau). Bệnh nhân đáp ứng điều
trị chậm nếu xét nghiệm tủy đồ ngày thứ 7 của giai đoạn cảm ứng là TX3 và ngày
thứ 14 là TX2 hoặc ngày thứ 14 là TX3, chuyển sang phác đồ tăng cường.
Nhóm nguy cơ cao: điều
trị phác đồ CCG 1961, nhánh B (chi tiết xem sau). Bệnh nhân đáp ứng điều trị
chậm nếu xét nghiệm tủy đồ ngày thứ 7 là TX3, chuyển sang phác đồ đáp ứng chậm.
Bệnh nhân có tủy đồ
ngày thứ 28 của giai đoạn cảm ứng là TX3 sẽ không tiếp tục điều trị theo phác
đồ. Nếu MRD > 0,01% vào ngày 28 của giai đoạn cảm ứng , chuyển sang phác đồ
tăng cường.
Bạch cầu cấp dòng
lympho T: điều trị theo phác đồ AZNCCSG Study VII (chi tiết xem sau). Các giai
đoạn cụ thể: Cảm ứng ® Củng cố ® Tích cực muộn ® Tái tấn công / Tái củng cố ® Duy trì
Lưu ý: Chọc dò tuỷ
sống có máu do chạm ven (>10 hồng cầu/mm3) và có BCN sẽ điều trị như TKTƯ-2
(tăng cường tiêm tủy sống, không xạ trị).
Cảm ứng / Tấn công:
tiền B, nguy cơ không cao - 3 thuốc; tiền B, nguy cơ cao và dòng T - 4 thuốc.
DXM 6mg/m2 uống hàng ngày,
ngày 0-27
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2mg) tiêm
TM, ngày 0, 7, 14, 21
ASP 6.000 UI/m2/liều, TB, từ ngày
3, thứ 2, 4, 6, tổng số 9 liều
DAUNO** 25 mg/m2, truyền TMC, ngày
0, 7, 14, 21
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 7, 14*, 21*, 28 (tiền B) / ngày 0, 14 (tế
bào T)
|
Liều MTX theo tuổi: 1
đến < 2 tuổi: 8 mg; 2 đến <3 tuổi: 10 mg; ≥3 tuổi: 12 mg, pha trong dung
dịch Ringer lactat hoặc Natriclorua 0,9% vừa đủ 4-5 ml
* Chỉ điều trị bệnh
nhân thâm nhiễm TKTƯ ngay khi chẩn đoán bệnh
* Chỉ điều trị bệnh
nhân ALL nhóm nguy cơ cao x 4 liều hoặc bệnh nhân nhóm nguy cơ không cao đáp
ứng điều trị chậm (phác đồ tăng cường) x 2 liều (ngày 14, 21). Nếu không có
DAUNO, thay bằng DOXO với liều và ngày dùng tương tự DAUNO.
DXM: Dexamethason;
VCR: Vincristin; ASP: Asparaginase; DAUNO: daunorubicin; MTX: Methotrexat, CY:
Cyclophosphamid; Ara-C: Cytosine Arabinoside.
Củng cố
DXM giảm liều trong
1 tuần
|
Tiền B, nguy cơ
không cao (4 tuần): bắt đầu từ ngày thứ 28 của giai đoạn Tấn công, khi BCTT
> 1000/mm3, TC > 100.000/mm3
6MP 75 mg/m2/ngày, uống hàng
ngày, ngày 0-27
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2 mg) tiêm
TM, ngày 0
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi, ngày 7, 14, 21
|
Tiền B, nguy cơ
cao, đáp ứng nhanh (8 tuần): bắt đầu từ ngày thứ 35 của giai đoạn Tấn công,
khi BCTT > 750/mm3, TC > 75.000/mm3. Tạm ngừng điều
trị nếu ngày thứ 14 có giảm sản tủy. Ngừng điều trị nếu sốt, giảm BC hạt và
nhiễm trùng. Điều trị tiếp khi hết nhiễm trùng.
CPM 1000 mg/m²/liều,
truyền tĩnh mạch chậm( TMC) trong 30 phút @
Ara-C: 75 mg/m²/ngày,
TMC hoặctiêm dưới da x 16 liều, ngày 1-4, 8- 11, 15-18, 22-25
Mercaptopurine: 75
mg/m²/ngày, ngày 0-13 và 28-41
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 7, 14, 21
|
Tiền B, nguy cơ
cao, đáp ứng chậm:
CPM 1000 mg/m²/liều,
truyền TMC trong 30 phút @
Ara-C: 75 mg/m²/ngày,
TMC hoặctiêm dưới da x 16 liều, ngày 1-4, 8- 11, 15-18, 22-25
Mercaptopurine: 75
mg/m²/ngày, ngày 0-13 và 28-41
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 7, 14, 21
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2mg) tiêm
TM, ngày 14, 21, 42, 49
ASP 6.000 UI/m2/liều x 6 liều, TB,
thứ 2, 4, 6, từ ngày 14 và 42
|
Tế bào T, nguy cơ
không cao và nguy cơ cao (6 tuần)
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 7, 14, 21
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2mg) tiêm
TM, ngày 0, 7, 21, 28
CPM 1000 mg/m²/liều,
truyền TMC trong 30 phút @
Ara-C: 75 mg/m²/ngày,
TMC hoặc tiêm dưới da x 16 liều, ngày 0-3, 7-10, 14-17, 21-24
|
♦ Chỉ điều trị bệnh
nhân thâm nhiễm TKTƯ ngay khi chẩn đoán.
Mercaptopurine,
Methotrexate uống sau ăn tối ít nhất 1 giờ, không uống cùng sữa.
Mercaptopurine: tính
liều hàng ngày đến ½ viên để đạt được liều cả tuần là 525 mg/m2, không tăng liều khi
BCTT> 2.000/mm3.
@ Cyclophosphamid
(CPM) : 1000 mg/m²/liều, truyền TMC trong 30 phút, pha trong 125 ml/m² Glucose
5% : 1/2 Natriclorua 0.9%, ngày 0,14. Truyền dịch 2 giờ trước mỗi liều để tỉ
trọng niệu < 1,015. Dịch truyền sau CPM: 125 ml/m2/giờ, tối thiểu 4
giờ. Lasix 0,25-0,5 mg/kg nếu lượng nước tiểu < 3 mL/kg/giờ sau truyền CMP.
Duy trì tạm thời lần
I, II:
Tiền B, nguy cơ
không cao (8 tuần): ngày 28 của giai đoạn Củng cố hoặc khi BCTT ≥ 1.000 và TC
≥ 100.000/mm3
MTX uống 20 mg/m2 x 8 liều, ngày 0,
7, 14, 21, 28, 35, 42, 49
6MP 75 mg/m2/ngày,
uống hàng ngày, ngày 0-49
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2 mg) tiêm
TM, ngày 0, 28
DXM 6 mg/m2 uống hàng ngày,
ngày 0-4 và 28-32
MTX tiêm TS, liều theo tuổi (tối đa 12 mg),
ngày 0*, 28 (* Chỉ dùng ngày 0 của giai đoạn Duy trì tạm thời lần 2)
|
Tiền B, nguy cơ cao
(8 tuần) : ngày 35 của giai đoạn Củng cố hoặc khi BC hạt ≥ 750/mm3 và TC ≥ 75.000/mm3.
Ngừng điều trị khi nhiễm trùng nặng hoặc BCTT < 750 và TC < 75.000. Khi
dùng thuốc lại, liều 100% nếu ngừng vì nhiễm trùng hoặc liều 75% nếu ngừng vì
giảm BCTT và TC
MTX uống 20 mg/m2 x 4 liều, ngày 7,
14, 21, 35
6MP 75 mg/m2/ngày,
uống hàng ngày, ngày 0-41
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 28
|
Tiền B, nguy cơ
cao, đáp ứng chậm hoặc Tiền B, nguy cơ không cao, phác đồ tăng cường (8 tuần)
– Capizzi: ngày 35 của giai đoạn Củng cố hoặc khi BCTT ≥ 750/mm3 và TC ≥ 75.000/mm3.
Ngừng điều trị khi nhiễm trùng nặng. Chỉ ngừng MTX khi BCTT < 750 và TC
< 75.000. Khi dùng thuốc lại, giảm 20% của liều trước khi ngừng. Không
nhắc lại liều đã bị ngừng.
VCR 1,5 mg/m2
(tối đa 2mg) tiêm TM, ngày 0, 10, 20, 30, 40
MTX: 100 mg/m², TMC
10-15 phút, ngày 0. Tăng liều tiếp theo thêm 50 mg/m²/liều đến khi có độc tính x 5 liều,
ngày 0, 10, 20, 30 40. Liều bắt đầu của MTX ở giai đoạn Duy trì tạm thời lần
2 sẽ thấp hơn 50mg/m2 của liều tối đa đã dùng ở giai đoạn duy trì
tạm thời lần 1, sau đó tăng dần liều nếu không có độc tính
*ASP 15,000 IU/m2 TB x 5 liều, sau
MTX, ngày 0, 10, 20, 30, 40. Không ngừng ASP vì giảm BCTT và TC (chỉ dùng cho
tiền B, nguy cơ cao)
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 30* (* chỉ dùng cho phác đồ tăng cường,
nhóm nguy cơ không cao)
|
Tế bào T, nguy cơ
cao (8 tuần):
MTX uống 20 mg/m2 x 6 liều, ngày 0, 7,
14, 21, 28, 35
6MP 50 mg/m2/ngày,
uống hàng ngày, ngày 0-42
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2 mg) tiêm
TM, ngày 0, 28
DXM 6 mg/m2 uống hàng ngày,
ngày 0-4 và 28-32
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0*, 28 (* Chỉ dùng ngày 0 của giai đoạn Duy
trì tạm thời lần 2)
|
Tích cực muộn lần I,
II (8 tuần): ngày thứ 56 của Duy trì tạm thời hoặc khi BCTT ≥ 1.000 và TC ≥
100.000 (tiền B, nguy cơ không cao) và BC hạt ≥ 750/mm3 và TC ≥ 75.000/mm3 (cho các nhóm còn
lại). Tạm ngừng điều trị nếu ngày thứ 28 có giảm sản tủy. Ngừng điều trị nếu
sốt, giảm BC hạt hoặc nhiễm trùng nặng.
Tiền B:
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2 mg), tiêm
TM, ngày 0, 7, 14, 42*, 49* (*, chỉ áp dụng cho phác đồ tăng cường nguy cơ
không cao và phác đồ nguy cơ cao đáp ứng chậm)
DXM 10 mg/m2 uống, ngày 0-6 và
14-20
ASP 6.000 UI/m2/lần
x 6 liều, TB, từ ngày thứ 3, thứ 2, 4, 6
DOXO 25 mg/m2,
truyền TM ngày 0, 7, 14
CPM 1.000 mg/m2,
truyền TMC ngày 28
6 MP 75 mg/m2/ngày,
uống hàng ngày, từ ngày 28-41
ARA-C tiêm dưới da
hoặc TM 75 mg/m2/ngày, ngày 28-31 và 35-38 (nguy cơ không cao) /
ngày 29-32 và 36-39 (nguy cơ cao).
ASP 6.000 UI/m2/lần
x 6 liều, TB, từ ngày 42, thứ 2, 4, 6 (chỉ áp dụng cho phác đồ tăng cường
nguy cơ không cao và phác đồ nguy cơ cao đáp ứng chậm)
MXT tiêm tủy sống,
liều theo tuổi, ngày 0, 28, 35∞ (∞, chỉ điều trị cho nguy cơ cao, đáp ứng
sớm)
|
Tế bào T, nguy cơ
không cao (8 tuần) – 1 đợt
MTX 5g/m2,
truyền TMC 24 giờ, ngày 0, 14, 28, 42
Folinic axit, 15 mg/m2/liều
x 12 liều, 6 giờ /liều, liều đầu 36 giờ sau khi bắt đầu truyền MTX hoặc khi
MTX < 0,01 mmol/L
6 MP 50 mg/m2/ngày,
uống hàng ngày, từ ngày 0-28
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi (tối đa 12 mg), ngày 0, 14, 28, 42
|
DOXO: Doxorubicin ;
ARA-C: Aracytin-C
Tái tấn công / Tái
củng cố
Tế bào T, nguy cơ
không cao (9 tuần)
DXM 6mg/m2 uống hàng ngày, ngày
0-20, giảm liều dần
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2mg) tiêm
TM, ngày 0, 7, 14, 21
ASP 25.000 UI/m2/liều,
TB, ngày 0, 7, 14, 21, 28, 35, tổng số 5 liều
DOXO** 25 mg/m2,
truyền TMC, ngày 0, 7, 14, 21
CPM 1.000 mg/m2,
truyền TMC ngày 35
6 MP 75 mg/m2/ngày,
uống hàng ngày, từ ngày 35-48
ARA-C tiêm dưới da
hoặc TM 75 mg/m2/ngày, ngày 35-38 và 42-45
|
Tia xạ sọ não hoặc
tinh hoàn: trước khi điều trị duy trì
Duy trì:
Tiền B (nguy cơ cao
và không cao): 84 ngày/đợt, trẻ gái điều trị 2 năm, trẻ trai 3 năm, tính từ
ngày 0 giai đoạn Duy trì tạm thời lần 1.
MTX uống 20 mg/m2/tuần*,
tuần 1 lần, không uống vào tuần tiêm tủy sống.
6MP 75 mg/m2/ngày*
uống hàng ngày, ngày 0-83
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2 mg) tiêm
TM, ngày 0,28,56
DXM 6 mg/m2 uống, ngày 0-4,
28-32, 56-60
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi, ngày 0
Tế bào T: 56 ngày/đợt,
trong 58 tuần
MTX uống 20 mg/m2/tuần*,
ngày 1, 8, 15, 22, 29, 36, 43, 50
6MP 50 mg/m2/ngày*
uống hàng ngày, ngày 0-27
VCR 1,5 mg/m2 (tối đa 2 mg) tiêm
TM, ngày 0,28,56
DXM 6 mg/m2 uống, ngày 0-4,
28-32, 56-60
MTX tiêm TS, liều
theo tuổi, ngày 0
|
* Chỉnh liều MTX, 6MP
trong giai đoạn duy trì:
Ngừng khi BCTT <
500 và TC < 50.000.
Giảm 50% liều nếu
BCTT từ 500 đến < 750 và TC từ 50.000 đến < 75.000.
Giữ nguyên liều và
xét nghiệm BCTT và TC hàng tuần nếu BCTT 750 - < 1.000 và TC 75.000 - <
100.000.
Tăng liều thêm 25%
nếu BCTT ≥ 2.000/mm3 và
tiểu cầu ≥ 100.000/mm3
7.2. Xạ trị
- Chỉ định điều trị:
ALL có thâm nhiễm thần kinh trung ương (TKTƯ - 3) hoặc tinh hoàn ngay khi chẩn
đoán hoặc khi tái phát.
- Chỉ định dự phòng:
ALL nguy cơ cao tái phát thần kinh trung ương như ALL dòng T có số lượng bạch
cầu > 200.000/mm3, ALL dòng tiền B đáp ứng điều trị chậm, TKTƯ –
2 hoặc chọc dò dịch não tủy có máu và có BCN.
- Liều xạ trị sọ não điều
trị cho ALL nhóm nguy cơ không cao hoặc xạ trị dự phòng: tổng liều 1800 cGy,
180 cGy/liều/ngày, 5 ngày/tuần.
- Liều xạ trị tinh
hoàn: tổng liều 2400 cGy cho cả 2 tinh hoàn, 300 cGy/liều/ngày. Nếu tinh hoàn
vẫn to sau xạ trị 2400 cGy, thêm 300 cGy/liều x 2 liều.
7.3. Ghép tế bào gốc
tạo máu: Chỉ định
+Nguy cơ rất cao khi
chẩn đoán: không đạt lui bệnh sau 4 tuần điều trị cảm ứng bằng 4 thuốc; bạch
cầu cấp dòng lympho T có đáp ứng kém với prednisone và / hoặc có số lượng bạch
cầu > 100.000/mm3; số lượng nhiễm sắc thể nửa thiểu bội; có
chuyển đoạn t (9;22) và số lượng bạch cầu > 25.000; trẻ dưới 1 tuổi có
chuyển đoạn t (4;11); bệnh còn lại tối thiểu (MRD) > 1% khi kết thúc điều
trị cảm ứng; MRD > 0,1% sau điều trị tái cảm ứng (khoảng 14 tuần); MRD tăng
lên ở bất kỳ thời gian nào. Bệnh nhân sẽ ghép tủy khi đạt lui bệnh lần 1.
+ Bệnh tái phát lần 1
và đạt lui bệnh lần 2. Không chỉ định cho bệnh tái phát đơn độc ngoài tủy xương
hoặc dòng tiền B tái phát tủy xương muộn.
+ Tái phát lần 2 và
đạt lui bệnh lần 3.
7.4. Điều trị hỗ trợ
- Truyền khối hồng
cầu khi Hb < 80 g/L, 10 mL/kg cân nặng. Nếu BC ≥ 100.000/mm3,
truyền khối hồng cầu khi Hb < 60 g/L, 5 mL/kg cân nặng.
- Truyền tiểu cầu đậm
đặc hoặc tiểu cầu máy khi xuất huyết nặng, TC ≤ 20.000/mm3, 0,1 đơn
vị tiểu cầu/kg cân nặng
- Truyền plasma tươi,
vitamin K khi có rối loạn đông máu.
- Cấy máu hoặc các ổ
nhiễm trùng trước khi dùng kháng sinh. Dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm
khuẩn hoặc khi sốt giảm bạch cầu hạt (điều trị theo phác đồ sốt giảm bạch cầu
hạt). Phối hợp kháng sinh nhóm Cephalosphorin thế hệ 3 hoặc 4 với nhóm
Aminoglycoside hoặc theo kháng sinh đồ. Cân nhắc sử dụng kháng sinh chống nấm
tĩnh mạch (Amphotericin B) nếu dùng kháng sinh không cải thiện.
- G-CSF
(Granulocyte-Colony Stimulating Factor) khi sốt giảm bạch cầu hạt (bạch cầu hạt
< 500/mm3). Không dùng trong giai đoạn Tấn công/Cảm ứng.
- Điều trị và dự phòng hội chứng phân giải
khối u khi có u trung thất lớn hoặc số lượng bạch cầu ≥ 50.000/mm3:
truyền dịch 3.000 mL/m2/24 giờ (Glucose 5%: 1/3 Natriclorua 0,9%,
hoặc theo điện giải đồ), Allopurinol 10 mg/kg/ngày, 12 giờ/lần, uống; điều trị
tăng Kali máu hoặc giảm Can xi máu theo phác đồ.
TIẾP
CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KHỐI U ĐẶC THƯỜNG GẶP
1. ĐẠI CƯƠNG
- Phần lớn các khối u
đặc ở trẻ em có tính chất ác tính (ung thư). Chẩn đoán sớm ung thư trẻ em có ý
nghĩa quan trọng: tăng khả năng chữa khỏi bệnh, rút ngắn quá trình điều trị,
giảm bớt việc sử dụng các thuốc gây độc tế bào, giảm tác dụng không mong muốn
và biến chứng của điều trị. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào bản chất u tiên phát,
tình trạng di căn của khối u và đáp ứng với điều trị. Khi nghi ngờ khối u ác
tính, cần làm chẩn đoán nhanh để xác định: vị trí u nguyên phát, mô bệnh học,
hóa mô miễn dịch, giai đoạn bệnh, các yếu tố nguy cơ, tiên lượng bệnh. Mô bệnh
học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định. Quá trình chẩn đoán cần sự phối
hợp của nhiều chuyên khoa, bệnh nhân và gia đình.
- Các khối u hệ thần
kinh trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là u lympho, nguyên bào thần kinh,
sarcoma phần mềm, u nguyên bào võng mạc, ung thư xương, u tế bào mầm, ung thư
gan, ung thư thận....
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Triệu chứng lâm
sàng
- Bất cứ khối u nào
của cơ thể đều phải xác định lành hay ác tính. Tùy theo vị trí khối u, mức độ
di căn mà có các biểu hiện khác nhau. Triệu chứng thực thể thường gặp nhất ở 4
tổ chức, cơ quan: máu, não, bụng, xương. Cần chẩn đoán phân biệt với những bệnh
không ác tính
Bảng
1. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp trong ung thư trẻ em
Triệu
chứng
|
Bệnh
không ác tính
|
Ý
nghĩa
|
Bệnh
ác tính
|
Thiếu máu, xuất
huyết do giảm tiểu cầu, sốt kéo dài, nhiễm trùng tái diễn
|
Thiếu máu do nguyên
nhân khác. Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát. Bệnh nhiễm trùng
|
Thâm nhiễm tủy
xương
|
Bệnh bạch cầu cấp,
các ung thư di căn tủy xương
|
Đau xương, khớp
|
Cốt tủy viêm, viêm
khớp, chấn thương
|
U xương tiên phát,
di căn xương
|
Sarcoma xương,
Sarcom Ewing, bạch cầu cấp, u nguyên bào thần kinh, sarcoma sụn
|
Hạch to, nhiều,
không đau
|
Nhiễm virus EBV,
virus cự bào
|
Bệnh lympho liên
võng ác tính
|
Bệnh Hodgkin, u
lympho không Hodgkin, bạch cầu cấp
|
Tổn thương da
|
Áp xe, chấn thương
|
Bệnh tiên phát hoặc
di căn
|
U nguyên bào thần
kinh, bạch cầu cấp, tăng mô bào X, u hắc tố
|
Khối u bụng
|
Cơ quan trong ổ
bụng to như thận đa nang, nang bạch huyết, u nang buồng trứng...
|
Các khối u hoặc
hạch trong ổ bụng
|
U nguyên bào thần
kinh, các loại u thận, u gan, u lympho không Hodgkin, u quái, u tế bào mầm, u
nguyên bào tụy
|
Cao huyết áp
|
Viêm cầu thận, bệnh
mạch thận
|
U thần kinh giao
cảm
|
U nguyên bào thần
kinh, u tủy thượng thận, u thận, u lympho không Hodgkin
|
Khối phần mềm
|
Áp xe
|
U khu trú hoặc di căn
|
Sarcoma Ewing, u cơ vân, sarcoma phần mềm khác, u hạt ưa axit
|
Chảy máu âm đạo
|
Dị vật, rối loạn
đông máu
|
U tử cung
|
U cơ vân, u túi
noãn hoàng
|
Nôn, nhìn mờ, thất điều,
đau đầu, phù gai thị, liệt
|
Đau nhức nửa đầu
Migraine
|
Tăng áp lực nội sọ
|
U não tiên phát, di
căn não (u nguyên bào thần kinh)
|
U trung thất trước,
khó thở, tràn dịch màng phổi
|
Nhiễm khuẩn (lao),
tuyến hung to
|
Ho, thở rít, viêm
phổi, chèn ép khí phế quản
|
Bạch cầu cấp dòng
lympho T, u lympho không Hodgkin, u quái, u nguyên bào phổi- màng phổi, di
căn phổi (u gan, u tế bào mầm...)
|
U trung thất sau
|
Bệnh thực quản
|
Chèn ép rễ thần
kinh, cột sống, khó nuốt
|
U nguyên bào thần
kinh
|
Đốm trắng ở đồng tử
|
Đục thủy tinh thể,
tăng nhãn áp
|
Đồng tử trắng
|
U nguyên bào võng
mạc
|
Bầm máu quanh mắt
(dấu hiệu đeo kính râm)
|
Chấn thương
|
Di căn
|
U nguyên bào thần
kinh
|
Lồi mắt, sụp mi
|
Bệnh Graves
|
U hốc mắt
|
Bạch cầu cấp dòng
tủy, u nguyên bào thần kinh, sarcoma cơ vân
|
Tinh hoàn to
|
Viêm tinh hoàn
|
U tiên phát hoặc di
căn
|
U túi noãn hoàng, u
lympho, bạch cầu cấp dòng lympho
|
- Một số loại ung thư
trẻ em có tần số mắc bệnh cao theo tuổi:
- Trẻ 1-2 tuổi: u
quái, u nguyên bào thận, u nguyên bào thần kinh, u nguyên bào võng mạc, u gan,
u tế bào mầm
- Trẻ 2-5 tuổi: bệnh
bạch cầu cấp dòng lympho, u não, u nguyên bào thận
- Trẻ lớn: u não,
bệnh Hodgkin, bạch cầu cấp dòng tủy, u lympho không Hodgkin.
2.2. Cận lâm sàng
- Các kỹ thuật cần
cho chẩn đoán: chẩn đoán hình ảnh (X quang thường, siêu âm, CT có thuốc, MRI),
tế bào học, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch, hóa sinh, di truyền tế bào và phân
tử.
- Chẩn đoán hình ảnh:
là tiếp cận đầu tiên để xác định vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u,
tình trạng di căn hạch lympho. Chẩn đoán hình ảnh cũng rất có giá trị trong
theo dõi tiến triển bệnh khi điều trị.
- X quang, siêu âm
thông thường có giá trị xác định sơ bộ vị trí khối u.
- Chụp CT có thuốc có
giá trị chẩn đoán hơn chụp MRI trong chẩn đoán các khối u vùng bụng, tiểu
khung, trung thất, xương, đánh giá di căn phổi, mối tương quan với các mạch máu
để phẫu thuật, xác định có huyết khối hay không.
- Chụp MRI có thuốc
có giá trị chẩn đoán hơn chụp CT trong khối u phần mềm, u não, u cột sống.
- Chụp đánh dấu phóng
xạ có giá trị trong chẩn đoán u tuyến giáp.
- Chụp PET-CT giúp
xác định tình trạng di căn xa của một số khối u:
tuyến giáp, u lympho
không Hodgkin.
- Tế bào học: những
khối hạch, u vùng dưới da nên được chọc hút tế bào để loại trừ các khối u lành.
Nếu kết quả tế bào học lành tính, nhưng lâm sàng nghi ngờ ác tính vẫn phải sinh
thiết khối u để chẩn đoán xác định.
- Mô bệnh học: là xét
nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định. Yêu cầu phải lấy được đúng bệnh
phẩm của khối u nghi ngờ, kích thước đủ lớn, cố định trong môi trường đúng. Nếu
chất lượng tiêu bản tốt, mô bệnh học điển hình, có thể chẩn đoán xác định qua
đọc kính hiển vi. Những trường hợp khó, cần chẩn đoán phân biệt, hoặc phân dưới
nhóm (ví dụ, u lympho không Hodgkin), kỹ thuật hóa mô miễn dịch rất có giá trị.
- Xét nghiệm sinh
hóa: góp phần chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến triển bệnh. U nguyên bào thần kinh:
tăng catecholamin, VMA, HVA niệu.
U tế bào mầm, u
nguyên bào gan: tăng AFP. U tế bào mầm: tăng HCG
- Tủy đồ hoặc sinh
thiết tủy xương: có giá trị chẩn đoán các khối u di căn vào tủy xương: u
lympho, nguyên bào thần kinh, u tế bào mầm, sarcoma cơ vân, sarcoma Ewing, u nguyên bào võng mạc.
- Xét nghiệm di
truyền tế bào và phân tử từ các tế bào của khối u: có giá trị để chẩn đoán nguy
cơ tái phát, lựa chọn phác đồ điều trị. Ví dụ: trong bệnh u nguyên bào thần
kinh, tìm n-MYC trong tế bào khối u hoặc tế bào di căn ở tủy xương bằng kỹ
thuật FISH. Nếu có n-MYC là yếu tố tiên lượng xấu, bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ
cao tái phát.
2.3. Chẩn đoán giai
đoạn bệnh
Đánh giá mức độ di
căn, lan tỏa của khối u rất quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị
thích hợp. Mỗi loại bệnh ung thư có cách phân giai đoạn riêng, tùy theo từng
nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên đều dựa trên nguyên tắc phân giai đoạn cổ điển hoặc
hệ thống TNM.
Bảng
2. Phân giai đoạn ung thư theo kinh điển
Giai
đoạn
|
Đặc
điểm
|
0
|
Khối u khu trú tại
chỗ (không xâm lấn, không có di căn theo đường mạch máu hoặc bạch huyết)
|
I
|
Khối u xâm lấn tại
chỗ, chưa có di căn
|
II
|
Khối u lan rộng hạn
chế và / hoặc có di căn hạch lympho vùng
|
III
|
Khối u lan rộng và /
hoặc di căn nhiều đến các hạch lympho vùng
|
IV
|
Khối u lan rộng
nhiều hoặc có di căn xa, không kể tình trạng xâm lấn của u
|
Bảng
3. Phân giai đoạn ung thư theo TNM
Yếu tố
|
Đặc điểm
|
T
|
U nguyên phát
|
TX
|
U nguyên phát không
đánh giá được
|
TO
|
Không phát hiện
được u nguyên phát
|
Tis
|
Carcinoma tại chỗ
|
T1, 2, 3,4
|
Kích thước và/hoặc
mức độ lan rộng tại chỗ của u nguyên phát tăng dần
|
N
|
Hạch lympho vùng
|
NX
|
Hạch vùng không
đánh giá được
|
NO
|
Không thấy di căn
hạch vùng
|
N1, 2, 3
|
Hạch vùng tăng dần
về số lượng
|
M
|
Di căn xa
|
MX
|
Di căn xa không
đánh giá được
|
MO
|
Không thấy di căn
xa
|
M1
|
Có di căn xa, tùy
theo vị trí di căn có chú thích thêm: M1 (pul: phổi; os: xương; hep: gan;
bra: não; lym: hạch lympho; pleu: màng phổi; per: màng bụng, ski: da; oth:
nơi khác)
|
3. XỬ TRÍ
3.1. Nguyên tắc
chung:
- Điều trị đặc hiệu:
Kết hợp các phương pháp phẫu thuật, đa hóa trị liệu, xạ trị.
- Điều trị hỗ trợ:
Chống nhiễm trùng, dinh dưỡng, giảm đau, chống nôn, tâm lý.
3.2. Phẫu thuật:
Trong một số trường
hợp, phẫu thuật ung thư trẻ em là cấp cứu có trì hoãn. Tùy vị trí, kích thước
khối u để phẫu thuật nhằm mục đích:
- Sinh thiết để xác
định chẩn đoán: sinh thiết mở hoặc nội soi lấy bệnh phẩm u, hạch lần cận, sinh
thiết lạnh tức thì trước khi cắt u. Cách lấy bệnh phẩm: sinh thiết qua kim,
sinh thiết lạnh, sinh thiết qua mổ nội soi hoặc mổ mở. Khi mổ sinh thiết hoặc
cắt u, phẫu thuật viên cần mô tả đầy đủ đại thể khối u, mức độ xâm lấn, di căn
của khối u tới hạch hoặc tổ chức, cơ quan lần cận.
- Phẫu thuật cấp cứu:
tắc ruột, bí đái, mở khí quản, thủng ruột.
- Phẫu thuật cắt toàn
bộ u hoặc cắt bỏ tối đa khối u trước hóa trị liệu. Cắt rộng khối u, cắt bỏ
khoang cơ, cắt bỏ toàn bộ cơ quan, lấy tổ chức mỡ quanh u. Tránh làm vỡ khối u
làm tăng giai đoạn bệnh.
- Phẫu thuật cắt u
sau hóa trị liệu: u nguyên bào thận (tùy quan điểm); u nguyên bào thần kinh
giai đoạn III; u nguyên bào gan lớn, không thể cắt được; sarcoma Ewing. Hóa trị trước phẫu thuật giúp cắt u dễ dàng hơn, giảm giai đoạn bệnh vào thời điểm
phẫu thuật, giảm di căn vào mạch máu (huyết khối tĩnh mạch chủ dưới), giảm tăng
sinh mạch máu quanh u, giảm mủn nát u.
- Phẫu thuật nội soi
cắt u: khi kích thước khối u nhỏ.
- Vét hạch khu vực:
các loại ung thư có nguồn gốc biểu mô, sarcoma cơ vân, vét hạch rất cần thiết.
- Phẫu thuật tạm
thời: giảm triệu chứng, giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối như mở
thông dạ dày, làm hậu môn nhân tạo...
- Phẫu thuật tạo hình
và phục hồi chức năng: tạo hình vạt da, cắt đoạn xương...
- Đặt buồng tiêm dưới
da (port a cath): chỉ định khi bệnh nhân cần hóa trị liệu liều cao, tích cực,
kéo dài. Biến chứng: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tại vị trí đặt, tắc
catheter, tụ máu tại vị trí đặt...
- Đánh giá toàn trạng
bệnh nhân trước gây mê: tình trạng hô hấp, nguy cơ khối u trung thất chèn ép
khí quản, tim mạch và xét nghiệm cơ bản : công thức máu, tiểu cầu, đông máu cơ
bản, điện giải đồ.
- Nguyên tắc sinh
thiết
+ Đường rạch da hợp
lý: có thể cắt đường rạch này khi cắt bỏ khối u.
+ Không làm tế bào u
lan tràn đến khoang kế cận, đến đường dẫn lưu bạch huyết ngoài khu vực khối u.
Ví dụ: sinh thiết tinh hoàn qua đường ống bẹn, không xuyên da bìu.
+ Chọn phương pháp
sinh thiết hợp lý: sinh thiết toàn bộ hạch khi nghi ngờ u lympho.
+ Đánh giá giai đoạn
bệnh.
3.3. Hóa trị liệu:
Hầu hết các tế bào u
nhạy cảm với hóa chất diệt tế bào u.
- Nguyên lý sử dụng:
đa hóa trị liệu, hóa chất bổ trợ, dùng liều tối đa dung nạp được.
- Chỉ dùng hóa trị
liệu khi có chẩn đoán ung thư bằng mô bệnh học.
- Chỉ điều trị hóa
chất ở những trung tâm có đủ điều kiện chăm sóc hỗ trợ, bác sĩ có kinh nghiệm
trong sử dụng, xử trí độc tính thuốc, sự cam kết từ gia đình hoặc bệnh nhân.
- Trước khi bắt đầu
hóa trị liệu, cần có phác đồ điều trị cụ thể, đã được chấp nhận về hiệu quả điều
trị trước đó, phối hợp được với các chuyên khoa khác như phẫu thuật, xạ trị,
hồi sức.
- Tuần thủ nghiêm
ngặt phác đồ điều trị. Không giảm liều hoặc hoãn điều trị trừ khi bệnh nhân
không đủ điều kiện dùng thuốc.
- Hóa trị liệu liều
cao, sau đó ghép tủy hoặc tế bào gốc tạo máu cho các khối u giai đoạn muộn,
nguy cơ tái phát cao.
3.4. Xạ trị:
Cân nhắc lợi ích, độc
tính cấp, và lâu dài của xạ trị, hạn chế xạ trị ở trẻ nhỏ.
- Một số bệnh ung thư
có chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị liệu, phẫu thuật: u cơ vân; u thận giai đoạn
III, nhóm nguy cơ cao; u nguyên bào tủy (medulloblastoma)...
- Xạ trị điều biến
liều làm giảm các tác dụng trên mô lành.
- Xạ trị đúng thời điểm,
liều lượng theo phác đồ đã lựa chọn cho bệnh nhân.
- Điều trị giảm nhẹ:
Bệnh nhân giai đoạn cuối, khi các biện pháp giảm đau khác thất bại; tình trạng
cấp cứu như khối u chèn ép tủy sống, hội chứng tĩnh mạch chủ trên.
3.5. Điều trị hỗ trợ
khác:
- Điều trị các nhiễm
khuẩn, sốt giảm bạch cầu hạt: kháng sinh nhóm Cephalosphorin thế hệ 3 hoặc 4,
phối hợp với nhóm Aminoglycosis. Nếu có buồng tiêm dưới da, sốt sau 48 giờ dùng
kháng sinh trên, cân nhắc dùng thêm Vancomycin. Nếu sốt sau 4 ngày dùng kháng
sinh như trên, cân nhắc dùng thêm Amphotericin B tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg/ngày.
Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, viêm quanh hậu môn: dùng thêm Metronidazol tĩnh
mạch 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần.
- Sử dụng thuốc kích
bạch cầu (GCSF), 5-10 mcg/kg/ngày nếu sốt, giảm bạch cầu hạt ≤ 500/mm3.
- Truyền các chế phẩm
máu: Truyền khối hồng cầu khi Hb ≤ 80 g/L, tiểu cầu ≤ 20.000/mm3,
plasma tươi khi giảm prothrombin, fibrinogen.
- Chống nôn:
Ondasetron 6 mg/m2/lần, tiêm tĩnh mạch chậm, 4-6 giờ /lần
- Tâm lý liệu pháp:
Nếu trẻ có lo âu, trầm cảm.
- Giảm đau: Đánh giá
đau, sử dụng các thuốc giảm đau theo mức độ đau, từ Paracetamol, Efferalgan
codein, Morphine tiêm ngắt quãng, truyền liên tục 24 giờ, liều tăng cường;
Morphine uống
- Dinh dưỡng: khuyến
khích trẻ tự ăn hoặc tăng cường dinh dưỡng qua sonde dạ dày hoặc nuôi dưỡng
tĩnh mạch. Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chán ăn trước, trong và sau điều trị.
U
NGUYÊN BÀO THẦN KINH
1. ĐẠI CƯƠNG
U nguyên bao thần
kinh (u NBTK, Neuroblastoma) là khối u ác tính ngoài sọ não hay gặp nhất ở trẻ
em , chiếm hơn 7% tổng số các loại ung thư ở trẻ dưới 15 tuổi với tỷ lệ tử vong
cao vào khoảng 15% tổng số trẻ tử vong do bệnh ung thư. Khối u bắt nguồn từ các
tế bào của sừng thần kinh nguyên thủy , các tế bào này bình thường phát triển thành
tuyến tủy thượng thận và các hạch thần kinh giao cảm . Tần suất mắc bệnh u NBTK
là 10,5/106
trẻ dưới
15 tuổi một năm . Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 19 tháng, 90% trẻ bị bệnh
dưới 5 tuổi,1/3 dưới 1 tuổi. Đây là loại ung thư hay gặp nhất trong năm đầu đời
. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai cao hơn ở trẻ gái. Nguyên nhân gây bệnh cho tới giờ
vẫn chưa rõ.
2. LÂM SÀNG, CẬN LÂM
SÀNG
2.1. Lâm sàng
U NBTK có thể phát
triển từ bất kỳ chỗ nào của hệ thần kinh giao cảm : bụng (65%), ngực, cổ, tiểu
khung..với các biểu hiện như chướng bụng , nôn, đau bụng, phù nề bừu hoặc chi
dưới do u chèn ép , hội chứng Horner (sụp mi mắt một bên, co đồng tử, giảm tiết
mồ hôi ), cao huyết áp , dấu hiệu chèn ép tủy sống (đau, mất cảm giác , giảm
vận động hoặc liệt các chi , các rối loạn chức năng của bàng quang và ruột ). U
NBTK di căn (50%) vào các hạch lympho, tủy xương, xương, gan, da…với các biểu
hiện toàn thân như sốt mệt mỏi, sụt cân, đau xương, thiếu máu, xuất huyết,
nhiễm trùng, lồi mắt kèm theo xuất huyết quanh hốc mắt, u phần mềm vùng đầu.
Gan to là triệu chứng nổi bật của một số thể di căn ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (hội
chứng Pepper) có thể dẫn đến suy hô hấp. Các biểu hiện cận ung thư có thể gặp
như hội chứng rung giật mắt -co giật chi –thất điều (opsoclonus-
myoclonus-ataxia, OMA), tiêu chảy xuất tiết (do khối u tiết ra VIP -vasoactiv
intestinal polypeptid), tăng can xi máu.
2.2. Cận lâm sàng
Chẩn đoán hình ảnh
(siêu âm, chụp CT, MRI) nhằm xác định u tiên phát , đánh giá khả năng phẫu
thuật cắt bỏ u (dựa trên các yếu tố nguy cơ xác định bằng chẩn đoán hình ảnh ),
tìm di căn xa (gan, hạch xa), và là công cụ theo dõi , đánh giá tiến triển bệnh
trong quá trình điều trị . Các di căn xương được xác định dựa trên X quang
xương, SPECT với Technetium Tc -99, SPECT với MIBG sử dụng I123 hoặc I131, chụp
PET scan với fluorine-18 fluorodeoxyglucose.
Chuyển hóa
catecholamine : những kỹ thuật nhạy cảm có thể tìm thấy sự tăng chuyển hóa của
catecholamines trong nước tiểu (VMA, HVA) từ 90-95% ở các bệnh nhân có u NBTK.
Xét nghiệm tủy xương
: nhằm phát triển các di căn vào tủy xương với độ nhạy là 1/102 trên kính hiển vi
thường, 1/105 đến 1/106 khi sử dụng phương
pháp hóa mô miễn dịch với kháng thể đơn dòng disialoganglioside GD2.
Chẩn đoán mô bệnh hoc
: U NBTK thuộc nhóm các khối u ác tính “tế bào tròn, nhỏ, màu xanh”, dựa trên
mức độ trưởng thành và biệt hóa tế bào người ta phân loại mô bệnh học u NBTK
thành ba loại : u NBTK , u hạch NBTK và u hạch thần kinh . U NBTK sẽ bắt màu
với các kháng thể đơn dòng như synaptophysin, NSE trên kỹ thuật nhuộm hoa mô
miễn dịch . Hệ thống phân loại mô bệnh học u NBTK quốc tế dựa trên tuổi , mô
đệm Schwann, mức độ biệt hóa tế bào, chỉ số gián phân-phân hủy nhân MKI phân
loại các khối u thành mô bệnh học tiên lượng thuận lợi và không thuận lợi.
Xét nghiệm di truyền
: Các biến đổi di truyền hay gặp và được sử dụng như các yếu tố tiên lương quan
trọng trong việc xác định chiến lược điều trị trong u NBTK là khuếch đại gen
tiền ung thư MYCN , chỉ số ADN , thêm đoạn 17q (17q+), mất đoạn 1p (1p-), mất
đoạn 11q (11q-).
3. HƯỚNG DẪN CHẨN
ĐOÁN
Bệnh sử: Các triệu
chứng đau , sụt cân , tiêu chảy , cao huyết áp , giảm vận động, tối loạn tiểu
tiện và thời gian xuất hiện.
Lâm sàng: khám lâm
sàng toàn diện, huyết áp, chú ý các tổn thương da, tìm các dấu hiệu rung giật
mắt-co giât chi, gan to, khối u và các di căn hạch (cổ, nách, bẹn), các dấu
hiệu chèn ép tủy sống, các dấu hiệu đe dọa chức năng sống.
Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm huyết
học và sinh hóa : tổng phân tích tế bào máu ngoại vi ; đông máu toàn bộ ; chức
năng thận và gan (Na, K, Ca, Mg, ure, creatinine, đường máu, bilirubin,
transaminases); LDH và ferritin máu ; VMA và HVA niệu (µmol/mmol creatinine).
- Chẩn đoán hình ảnh
: chụp X quang tim phổi ; siêu âm tim khối u tiên phát (cơ sở theo dõi về sau
); chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI u tiên phát kèm theo tính thể tích u
(D1xD2xD3x0,52), SPECT với Technetium , chụp nhấp nháy đồ với MIBG (I123), chụp
X quang xương khi có dấu hiệu tổn thương trên lâm sàng hoặc SPECT xương dương
tính (nếu tổn thương sọ chụp cắt lớp sọ não).
- Tủy xương : chọc
hút tủy xương 2 vị trí + sinh thiết tủy xương 2 vị trí , hoặc chọc hút tủy
xương 4 vị trí.
- Chức năng các cơ
quan : siêu âm tim đánh giá chức năng thất trước khi điều trị Anthracycline ,
đo thính lực cho các bệnh nhân điều trị Carboplatine hoặc Cisplatin.
Mô bệnh học và di
truyền : tất cả các bệnh nhân đều cần được sinh thiết u tiên phát kể cả trong
trường hợp có di căn để làm chẩn đoán mô bệnh học có/hoặc không có di truyền .
Có thể thực hiện sinh thiết mở hoặc sinh thiết có nòng dưới hướng dẫn siêu âm
với điều kiện cung cấp đủ mẫu cho xét nghiệm mô bệnh học và di truyền . Đối với
các bệnh nhân giai đoạn IVS có thể thực hiện sinh thiết gan hoặc các tổn thương
da khi mà sinh thiết u tiên phát có thể gây nguy hiểm. Xét nghiệm mô bệnh học
theo phân loại INPC. Xét nghiệm di truyền (tùy theo từng trung tâm) bao gồm tỷ
lệ phần trăm tế bào u trong mâu , chỉ số ADN, MYCN, 1p-, 11q-.
Chẩn đoán xác định.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Chẩn đoán mô bệnh
hoc trên bệnh phẩm u có /hoặc không có hóa mô miễn dịch, hoặc
- Tăng nồng độ các
chất chuyển hóa catecholamines trong nước tiểu, hoặc
- Chọc hút hay sinh
thiết tủy xương xác định có các tế bào u di căn kèm theo sự tăng nồng độ của
các chất chuyển hóa catecholamines trong nước tiểu
- Phân loại:
Phân loại giai đoạn
quốc tế INSS
Giai đoạn I
|
Khối u khu trú cắt
bỏ hoàn toàn trên đại thể, có hoặc không còn sót lại vi thể; hạch cùng phía
với khối u còn sót lại vi thể âm tính (hạch dính vào và được cắt bỏ cùng khối
u có thể dương tính).
|
Giai đoạn IIA
|
Khối u khu trú cắt
bỏ không hoàn toàn trên đại thể, hạch cùng phía không dính vào khối u âm tính
.
|
Giai đoạn IIB
|
Khối u khu trú cắt
bỏ hoàn toàn hay không hoàn toàn, hạch cùng phía không dính vào u dương tính.
Hạch bên đối diện phải âm tính.
|
Giai đoạn III
|
Khối u không thể
cắt bỏ xâm lấn vượt qua đường giữa, có/không có xâm lấn hạch khu vực; hoặc
khối u 1 bên có xâm lấn hạch bên đối diện; hoặc khối u ở giữa xâm lấn cả 2
bên không thể cắt bỏ hoặc có hạch xâm lấn 2 bên.
|
Giai đoạn IV
|
Khối u tiên phát
bất kỳ kèm theo di căn vào hạch xa, xương, tủy xương, gan và các cơ quan khác
(trừ định nghĩa 4S).
|
Giai đoạn IV S
|
Khối u tiên phát
khu trú (giai đoạn 1, 2A hoặc 2B) kèm theo di căn vào gan, da và/ hoặc tủy
xương trẻ < 1 tuổi.
|
Hệ
thống phân loại giai đoạn quốc tế INRG
Giai
đoạn
|
Mô
tả
|
L1
|
Khối u khu trú
không xâm lấn các cơ quan sống còn (theo định nghĩa các yếu tố nguy cơ xác
định bằng chẩn đoán hình ảnh) và giới hạn trong một khoang của cơ thể
|
L2
|
Khối u lan tỏa khu
vực với biểu hiện một hay nhiều yếu tố nguy cơ xác định bằng chẩn đoán hình
ảnh
|
M
|
Di căn xa (trừ giai
đoạn Ms)
|
Ms
|
Di căn ở trẻ dưới
18 tháng, biểu hiện ở da , gan, và/hoặc tủy xương (< 10%)
|
Các
yếu tố nguy cơ xác định bằng chẩn đoán hình ảnh
Image
Defined Risk Factors - IDRF
Khối u nằm ở hai
khoang của cơ thể : cổ-ngực, ngực-bụng, bụng-tiểu khung.
Vùng cổ: khối u bao
quanh động mạch cảnh và /hoặc động mạch đốt sống và/hoặc tĩnh mạch cảnh trong ;
khối u xâm lấn xương nên sọ; khối u chèn ép khí quản.
Vùng giáp ranh cổ
-ngực: khối u bao quanh đám rối thần kinh cánh tay ; khối u bao quanh mạch máu
dưới xương đòn và /hoặc động mạch đốt sống và / hoặc động mạch canh; khối u
chèn ép khí quản.
Vùng ngực : khối u
bao quanh động mạch chủ và /hoặc các nhánh chính ; khối u chèn ép khí quản và /hoặc
phế quản chính; khối u trung thất dưới xâm lấn chỗ nối xương sườn và đốt sống
ngực T9 đến T12.
Ngực-bụng: khối u bao
quanh động mạch chủ và/hoặc tĩnh mạch chủ.
Bụng/tiểu khung :
khối u xâm lấn tĩnh mạch cửa gan và /hoặc dây chằng gan-tá tràng ; khối u bao
quanh các nhánh của động mạch tràng trên và rễ tràng trên; khối u bao quanh chỗ
xuất p hát của động mạch thân tạng ; khối u xâm lấn vào một hoặc hai rốn thận ;
khối u bao quanh động mạch chủ và /hoặc tĩnh mạch chủ; khối u bao quanh các
mạch máu chậu ; khối u vùng tiểu khung vượt quá gai hông.
Khối u xâm lấn hơn 1/3
ống sống trên mặt phẳng axial và /hoặc khoang màng não quanh tủy sống không
nhìn thấy và /hoặc tín hiệu tủy sống bất thường . Khối u xâm lấn các cơ quan
hoặc cấu trúc xung quanh : màng ngoài tim , cơ hoành, thân, gan, khối tá-tụy và
mạc trẻo.
Các dấu hiệu đe dọa
chức năng sống (Life Threatening Symptoms-LTS)
Chỉ định điều trị hóa chất khi có một trong những triệu chứng dưới
đây.
U NBTK trong ống sống . Các bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép tủy sống hoặc khi khối u xâm lấn hơn 1/3 ống sống trên
mặt phẳng axial và /hoặc khoang màng não quanh tủy sống không nhìn thấy và/hoặc
tín hiệu tủy sống bất thường.
Biểu hiện toàn thân:
Tiêu hóa: Nôn nhiều cần hỗ trợ nuôi dưỡng bằng sonde dạ dày hoặc đường tĩnh mạch; sụt cân >10%. (Chú ý các bệnh nhân tiêu chảy do VIP
không đáp ứng với hóa chất và có chỉ định mổ ngay).
Hô hấp: Suy hô hấp khi không có bằng chứng nhiễm trùng, nhịp
thở >60 lần/phút, thở oxy, hô hấp hỗ trợ.
Tim mạch: Cao huyết áp, hội chứng
chèn ép tĩnh mạch chủ (TMC) trên có/hoặc
không có phù chi dưới.
Thận: Tổn thương chức năng
thận creatinin > 2N, thiểu niệu <2mls /kg/ngày, ứ nước đài bể thận-niệu
quản.
Gan: Rối loạn chức năng gan > 2N, đồng máu nội mạch lan tỏa, tiểu cầu < 50.000/ml.
Rối loạn chức năng bàng quang, ruột do khối u chèn ép.
Khối u rất lớn có nguy cơ vỡ hoặc tiến triển nhanh có nguy cơ phát
triển các biểu hiện toàn thân.
4. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị: hóa trị liệu, phẫu thuật, xạ trị, điều trị
bệnh tồn dư tối thiểu. Dựa trên phân loại nhóm nguy cơ : nhóm nguy cơ không cao
(rất thấp,
thấp, trung bình) và nhóm nguy cơ cao.
Nhóm nguy cơ không cao: điều trị liều tối thiểu để giảm bớt các
tác dụng phụ, theo dõi sát lâm sàng và hình ảnh để phát hiện các biểu hiện tiến triển của
bệnh và can thiệp kịp thời, đánh giá đáp ứng điều trị để quyết định điều trị
tiếp (hóa chất, phẫu thuật).
Nhóm nguy
cơ rất thấp
Đặc điểm
|
L1 MYCN-
|
Ms< 12 th, MYCN- No 1p- 11q-, LTS-
|
Điều
trị
|
Phẫu thuật đơn thuần
|
Theo dõi 4-6 tuần/lần, điều trị khi có biểu
hiện bệnh tiến triển
|
Nhóm nguy cơ thấp
Đặc điểm
|
L2 <
18 th MYCN- no1p- 11q- LTS-
|
L2 <
18 th MYCN- no1p- 11q- LTS+
|
L2 <
18 th MYCN- 1p- 11q- ±LTS
|
Ms<
12 th MYCN- no1p-11q- LTS+
|
Ms<
12 th MYCN- 1p-or11q- ±LTS
|
Điều trị
|
COx2-4
±VP-
Carbox2
±phẫu thuật
|
VP-
Carbox2
±CADOx2
±phẫu thuật
|
VP-
Carbox2-4
±CADOx2
±phẫu thuật
|
VP-
Carbox2
±CADOx2
±phẫu thuật
|
VP-Carbox2
±CADOx2 ±phẫu thuật
|
Nhóm nguy
cơ trung bình
Đặc điểm
|
L2>
18 th
MYCN-
MBH thuận lợi
|
L2>
18 th
MYCN-
MBH
không thuận lợi
|
L1
MYCN+
|
M<
12 th MYCN-
|
Điều
trị
|
VP-Carbox2-
4
±CADOx2
±phẫu thuật
|
VP-Carbox2
CADOx2
VP-Carbox1
CADOx1
hoặc
CADOx2
±phẫu thuật + xạ trị 21Gy +6x13cis-RA
|
VP-Carbox2
CADOx2
VP-Carbox1
CADOx1
hoặc
CADOx2
±phẫu thuật + xạ trị 21Gy +6x13cis-RA
|
VP-Carbox2-4
±CADOx2-4 ±phẫu thuật
|
Xét nghiệm di truyền: trong trường
hợp không làm được 1p-, 11q- điều trị theo
nhóm có kết quả âm tính vì các nghiên cứu cho thấy chỉ có 10% bệnh nhân L2 £ 18 th và 20% bệnh nhân Ms £ 12 th có mất đoạn 1p và
11q.
Liều hóa chất:
Liều hóa chất được tính theo mg/kg nếu trẻ <1 tuổi hoặc 10 £ kg. Nều trẻ <5kg liều hóa chất giảm thêm 33%.
Các đợt hóa trị liệu chỉ được bắt đầu khi bạch cầu (BC) trung tính >1000/ml và tiểu cầu TC>
100000/ml.
CO: Vincristine N1 1,5 mg/m2 hoặc 0,05mg/kg
tiềm tĩnh mạch chậm
Cyclophosphamide N1 ® N5 150 mg/m2
hoặc 5mg/kg pha với Glucose 5% hoặc NaCl 9‰ (5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 1h.
Khoảng cách giữa mỗi đợt CO là 14 ngày.
VP-Carbo: Etoposide N1 ®N3 150mg/m2 hoặc 5mg/kg pha với NaCl 9‰
(12,5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 2h.
Carboplatin N1® N3 200mg/m2 hoặc 6,6mg/kg pha với Glucose
5%(5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 1h.
Khoảng cách giữa mỗi đợt VP-Carbo là 21 ngày.
CADO: Vincristine N1, N5 1,5 mg/m2
hoặc 0,05mg/kg tiềm tĩnh mạch chậm.
Cyclophosphamide N1 ®N5 300mg/m2 hoặc 10mg/kg pha với Glucose 5%
hoặc NaCl 9‰ (5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 1h.
Doxorubicine N4 ,N5 30mg/m2 hoặc 1mg/kg pha với Glucose 5%
hoặc NaCl 9%0 (5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 6h.
Khoảng cách giữa mỗi đợt CADO là 21 ngày.
Điều trị bệnh nhân có hội
chứng chèn ép tủy sống :
Dexamethasone 0,5mg/kg tĩnh mạch chậm , tiếp theo 0,2mg/kg/ngày chia 3 lần tiềm tĩnh mạch chậm. Nếu triệu chứng thần kinh tiến triển rất nhanh thảo luận với phẫu
thuật viên thần kinh mở cung đốt sống . Hóa chất cấp cứu VP -Carbo x2 (sinh thiết có thể tiến hành sau).
Không cần thiết mổ cắt u tồn dư trong ống sống sau hóa chất.
Đánh giá đáp ứng: sau mỗi 2 đợt hóa chất đánh giá đáp ứng dựa trên xét nghiệm chẩn
đoán hình ảnh (siêu âm/chụp cắt lớp) để quyết định điều trị tiếp (tiếp tục/chuyển phác đồ, ngưng điều
trị hoặc phẫu thuật cắt u).
Phẫu thuật: các yếu tố nguy cơ phẫu thuật được xem xét dựa trên
các yếu tố nguy cơ xác định bằng chẩn đoán hình ảnh (IRDF). Mục đích của phẫu thuật là cố gắng
cắt u triệt để và tránh để lại các biến chứng . Trong một số các trường hợp bệnh
nhân có tiên lượng tốt mặc dù khối u không thể cắt bỏ hoàn toàn cần tránh những di chứng không cần thiết do phẫu thuật.
Xạ trị liệu: liều 21 Gy chia làm 14 liều, 1,5Gy/liều. Bắt đầu sau khi kết thúc hóa chất hoặc sau phẫu thuật , thông thường 21 ngày sau lần điều trị hóa chất cuối.
Điều trị biệt hóa tế bào 13-Cis-retinoic acid (13-Cis-RA): 160mg/
m2/ngày (5,33mg/kg/ngày nếu <12kg) uống chia làm 2 lần trong 14 ngày/28 ngày, 6
đợt.
Nếu bệnh nhân được tia xạ điều trị biệt hóa tế bào sẽ được bắt đầu 2 tuần sau khi kết thúc tia xạ, với điều kiện BC trung tính >500/ml,
GOT và GPT <5N (N=giá trị bình thường).
Theo dõi sau kết thúc điều trị : Lâm sàng (chiều cao, cân nặng), siêu âm, VMA-HVA niệu, chức năng thận, gan, tim, thính lực.
Nhóm nguy cơ cao : chiến
lược điều trị phụ thuộc vào
phương tiện , khả năng của mỗi trung tâm và đáp ứng của bệnh nhân.
Đặc điểm bệnh nhân: M> 12 th, giai đoạn INSS > 2 và MYCN +
Điều trị:
COJECx4
¯
Đánh giá đáp ứng(u tiên phát, di căn)
Bệnh tiến triển ® điều trị
giảm nhẹ Carboplatin 1 lần/4 tuần
Có đáp ứng ® COJECx4
¯
Đánh giá (khả năng phẫu thuật u tiên phát, di căn)
Không mổ được ® ± xạ trị ± Carbo 1 lần/4 tuần
Phẫu thuật được ® hóa trị liệu củng cố + xạ trị + 6 x 13 cis- RA
Hóa trị liệu củng cố: Ifo/Doxo x 3 xen kẽ Carbo/VP x 3 COJEC:
ABCB ¯ ABCB
Đánh giá
Liều hóa chất:
Liều hóa chất được tính theo mg/kg nếu trẻ <1 tuổi hoặc 12
<kg. Nếu trẻ <5kg liều hóa chất giảm thêm 33%.
Các đợt hóa trị liệu chỉ được bắt đầu khi BC trung tính >1000/ml
và TC> 100000/ml và cách nhau 21 ngày.
A= Vincristine-Carboplatin-Etoposide
Vincristine N1 1,5 mg/m2 hoặc 0,05mg/kg tiêm
tĩnh mạch chậm (liều tối đa 2mg).
Carboplatin N1 750mg/m2 hoặc 25mg/kg pha với
Glucose 5% (<250 mg Carboplatin-50ml Glucose 5%, 250-500 mg
Carboplatin-100ml, > 500 mg Carboplatin-250ml) truyền tĩnh mạch 1h.
Etoposide N1, N2 175mg/m2 hoặc
5,833mg/kg pha với NaCl 9%0 (<40 mg Etoposide-100ml NaCl 9%0, 40-50mg
Etoposide- 150 ml, 50-100 mg Etoposide- 609
250 ml, 100-200mg Etoposide- 500 ml, 200-300 mg Etoposide- 750ml,
>300mg Etoposide-1000ml) truyền tĩnh mạch 4h.
B = Vincristine-Cisplatin
Vincristine N11,5 mg/m2 hoặc 0,05mg/kg tiêm
tĩnh mạch chậm (liều tối đa 2mg)
Cisplatin N1 80mg/m2 hoặc 2,666mg/kg
0h: Dịch truyền trước Cisplatin 200ml/ m2/h trong 3h
NaCl 9%0 cùng với 10 mmol/l KCl.
0h : Manitol 20% truyền tĩnh mạch chậm 40ml/ m2
2,5h : Manitol 20% truyền tĩnh mạch chậm 40ml/ m2
3h : Cisplatin truyền tĩnh mạch trong 24h, pha với NaCl 9‰ (<50
mg Cisplatin pha với 100ml NaCl 9%0, 50-100 mg Cisplatin-150ml, >100mg
Cisplatin- 200ml).
Dịch thải song song với Cisplatin : 1,5l/m2/24h NaCl
9%0, 1,5l/m2/24h Glucose 5%, 30 mmol/m2/24h KCl, 2,5mmol/m2/24h
Can xi gluconat, 10mmol/m2/24h MgSO4.
9h: Manitol 20% tiêm tĩnh mạch chậm 40ml/ m2 nếu nước tiểu <400ml/ m2/6h, lặp lại khi cần.
27h: Dịch thải sau Cisplatin 1,5l/m2/24h NaCl 9%0, 1,5l/m2/24h
Glucose 5%, 60 mmol/m2/24h KCl, 2,5mmol/m2/24h Can xi
gluconat, 10mmol/m2/24h MgSO4.
51h: Kết thúc
C = Vincristine-Etoposide-Cyclophosphamide
Vincristine N1 1,5 mg/m2 hoặc 0,05mg/kg tiêm
tĩnh mạch chậm (liều tối đa 2mg).
Etoposide N1, N2 175mg/m2 hoặc
5,833mg/kg pha với NaCl 9%0 (<40 mg Etoposide-100ml NaCl 9%0, 40-50mg
Etoposide- 150 ml, 50-100 mg Etoposide- 250 ml, 100-200mg Etoposide- 500 ml,
200-300 mg Etoposide- 750ml, >300mg Etoposide-1000ml) truyền tĩnh mạch 4h.
Cyclophosphamide N1, N2 1050mg/m2
hoặc 35mg/kg
Mesna 200mg/ m2 tiêm tĩnh mạch chậm trước Cyclophosphamịde
Cyclophosphamịde tiêm tĩnh mạch chậm , dịch thải trong 24 h 1,2g/
m2/ 24h Mesna, 1,5l/m2/24h NaCl 9%0, 1,5l /m2/24h
Glucose 5%, 60 mmol/m2/24h KCl.
Hóa trị liệu giảm nhẹ : Carboplatin 560mg/ m2 1 l'ân/4
tuần pha với Glucose 5% truyền tĩnh mạch 1h.
Hóa trị liệu củng cố : Xen kẽ Ifo /Doxo và VP -Carbo. Các đợt hóa trị liệu chỉ được bắt đầu khi
BC trung tính >1000/ml và TC > 100000/ml và cách nhau 21 ngày.
Ifosfamide/Doxorubicin
Ifosfamide N1 ® N4 2g/m2
hoặc 66,667 mg/kg pha với Glucose 5% truyền trong 3h. Mesna 600mg/ m2
tiềm tĩnh mạch chậm trước Ifosfamide . Dịch thải trong 24h bao gồm 2,4g/m2/24h Mesna,
1,5l/m2/24h NaCl 9‰ 1,5l/m2/24h Glucose 5%, 60 mmol/m2/24h
KCl.
Doxorubicine N1 ® N2 30mg/m2
hoặc 1mg/kg pha với Glucose 5% hoặc NaCl 9‰ (5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 6h.
VP-Carbo
Etoposide N1 ® N3 150mg/m2
hoặc 5mg/kg pha với NaCl 9‰ (12,5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 2h.
Carboplatin N1 N3 200mg/m2 hoặc
6,6mg/kg pha với Glucose 5% (5ml/kg) truyền tĩnh mạch chậm 1h.
Khoảng cách giữa mỗi đợt VP-Carbo là 21 ngày.
Đánh giá đáp ứng: xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm/chụp cắt lớp) đối với u tiên phát và các di căn gan , hạch xa...;
tủy đồ hai bên khi có di căn tủy, SPECT với Tc99, VMA và HVA niệu.
Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt u sẽ được tiến hành sau 8 đợt COJEC nếu các kết quả cho thấy có thể cắt u triệt để với biến chứng tối
thiểu.
Xạ trị liệu: Liều 21 Gy chia làm 14 liều, 1,5Gy/liều. Bắt đầu sau khi kết thúc hóa chất hoặc sau phẫu thuật , thông thường 21 ngày sau lần điều trị hóa chất cuối.
Điều trị biệt hóa tế bào 13-Cis-retinoic acid (13-Cis-RA): 160mg/
m2/ngày (5,33mg/kg/ngày nếu <12kg) uống chia làm 2 lần trong 14 ngày/28 ngày, 6 đợt. Nếu bệnh nhân được tia xạ điều trị
biệt hóa tế bào sẽ được bắt đầu 2 tuần sau khi kết thúc tia xạ, với điều kiện BC trung tính >500/ml, GOT và GPT <5N (N=giá trị
bình thường).
Theo dõi sau kết thúc điều trị : lâm sàng (chiều cao, cân năng),
siêu âm, VMA-HVA niệu, chức năng thân, gan, tim, thính lực.
SỐT
GIẢM BẠCH CẦU HẠT
Trẻ em bị các bệnh
ung thư được điều trị bằng các chế độ tăng cường (hóa trị liệu liều cao, tia
xạ, ghép tuỷ xương) thường bị suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em bị ung thư. Sốt
giảm bạch cầu hạt là một cấp cứu. Việc áp dụng ngay tức thì liệu pháp kháng
sinh kinh nghiệm cho bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt đã giảm tỷ lệ tử vong do
nhiễm khuẩn Gram âm từ 80% xuống còn 10%. Vì vậy việc đánh giá và điều trị kịp
thời bệnh nhi ung thư có sốt là vô cùng quan trọng.
1.TIÊU CHUẨN CHẨN
ĐOÁN
Sốt: to (cặp ở miệng ) ≥ 38,50C hoặc 380C kéo dài trên 1giờ
hoặc 2 lần cách nhau ít nhất 12 giờ và
Giảm bạch cầu hạt: BC
hạt < 500/mm3 hoặc
< 1000/mm3
nhưng dự
đoán sẽ giảm tiếp trong 2 ngày tới < 500/mm3
Giảm bạch cầu hạt
nặng: BC hạt < 100/mm3
2. CÁC TÁC NHÂN GÂY
NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM UNG THƯ
Vi khuẩn Gram dương:
Staphylococci ( S.
aeruginosa, S.epidermidis)
Streptococci (α-
hemolytic; nhóm D)
Corynebacterium
Listeria
Clostridium difficile
|
Virus
Herpes simplex
Varricella Zoster
Cytomegalovirus
Epstein – Barr
Respiratory
syncytial
Adenovirus
Influenza
Rotavius
Nguyên nhân khác
Pneumocystis
carinii
Toxoplasma gondii
Crytosporidia
|
Vi khuẩn Gram âm
Enterobacteriaciae
(E. Coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter)
Pseudomonads (kháng
đa KS)
Anaerobes
(Bacteroides)
Nấm Candidas
Aspergillus
Phycomycete
Crytococcus
|
3. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Bệnh ác tính: U
lympho, bạch cầu cấp…
- Hóa trị liệu.
- Steroid.
- Phẫu thuật.
Dụng cụ nội mạch,
sonde tiểu.
4. LÂM SÀNG
Hỏi bệnh sử và khám
lâm sàng tỉ mỉ, đặc biệt chú ý tới những vị trí hay bị nhiễm trùng ở bệnh nhân
sốt giảm bạch cầu hạt.
- Các dấu hiệu sinh
tồn
- Da, đầu vào và
đường đi của catheter trung tâm
- Khó thở và các biểu
hiện suy hô hấp
- Niêm mạc miệng và
vùng quanh miệng
- Vùng quanh hậu môn:
viêm hoặc nứt kẽ.
- Khám bụng, phản ứng
thành bụng.
5. CẬN LÂM SÀNG
Với bệnh nhân sốt
giảm bạch cầu hạt, một viêm nhiễm nhẹ, kín đáo cũng có thể là nguồn gốc nhiễm
trùng vì vậy cần phải được cấy tìm vi khuẩn. 10-30% bệnh nhân sốt giảm bạch cầu
hạt có kết quả cấy vi khuẩn dương tính.
- Công thức máu, đông
máu toàn bộ
- Cấy máu 2 mẫu:
Catheter trung tâm (buồng tiêm dưới da hoặc Hickman) và 1 mẫu máu ngoại vi hoặc
cấy máu ngoại vi 2 mẫu ở 2 vị trí khác nhau, hoặc 1 vị trí và cách nhau > 20
phút.
- Cấy nước tiểu và
tổng phân tích nước tiểu
- X quang tim phổi,
- Các xét nghiệm chẩn
đoán khác phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng:
Soi, cấy đờm tìm vi
khuẩn, lao; soi tươi, PCR dịch rửa phế quản chẩn đoán Pneumocystis carini .
CT lồng ngực.
Cấy mủ vết thương
Soi tươi, cấy phân
nếu ỉa chảy.
Siêu âm, chụp X
quang, CT bụng nếu nghi ngờ viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, viêm hồi manh tràng…
- Các xét nghiệm sinh
hóa: CRP, điện giải đồ, Ca, urê, creatinin, men gan
6. ĐIỀU TRỊ
a. Liệu pháp kháng
sinh phổ rộng theo kinh nghiệm càng sớm càng tốt
Liệu pháp KS kinh
nghiệm: Một KS nhóm β- lactam có tác dụng với trực khuẩn mủ xanh đơn thuần hoặc
kết hợp aminoglycoside (tobramycin, amikacin).
Khi chọn liệu pháp
kinh nghiệm cần cân nhắc loại vi khuẩn thường gặp, mô hình kháng KS ở địa
phương, tiền sử dị ứng thuốc…Lựa chọn ban đầu có thể là:
- Piperacillin-
tazobactam hoặc
- Cefoperazon,
ceftazidime, cefepim hoặc
- Carbapenem
(imipenem-cilastatin hoặc meropenem): nếu sốt cao liên tục, rét run, giảm BC
hạt nặng.
Liệu pháp kháng sinh
ban đầu có thể điều chỉnh như sau
· Cấy máu dương tính
Methicillin-resistant
S. aureus
Enterococus kháng
vancomycin
VK Gr(-) tiết β-
lactamase phổ rộng
VK tiết
carbapenemase
· Nhiễm khuẩn Catheter, đa hóa trị
liệu tích cực gây tổn thương niêm mạc miệng nặng, nhiễm trùng da và mô mềm,
viêm phổi hoặc huyết động không ổn định.
· Viêm niêm mạc miệng nặng, nứt kẽ
hậu môn hoặc có dấu hiệu nặng ở bụng (phản ứng thành bụng…)
· Viêm phổi lan toả Trimethoprim/Sulfamethoxazol
và azithromycin
· Tổn thương hình tròn ở phổi hoặc
thâm nhiễm phổi mới
· Không đỡ sốt sau 2 – 3 ngày
· Nếu sốt dai dẳng 4 – 7 ngày hoặc
tái phát
|
Điều
trị
Kháng sinh theo
kháng sinh đồ
Cân nhắc kết hợp
Vancomycin, linezolid hoặc daptomycin.
Cân nhắc kết hợp
linezolid hoặc daptomycin.
Cân nhắc dùng
carbapenem
Cân nhắc dùng
polymycin – colistin hoặc tigecycline
Vancomycin, ngừng
vancomycin nếu cấy máu âm tính với vi khuẩn Gr(+)
Metronidazol điều
trị vi khuẩn kỵ khí
· Kết hợp amphotericin B
Cân nhắc đổi kháng
sinh ví dụ cefoperazon thành cefepim hoặc carbapenem.
Bắt đầu kháng sinh
chống nấm amphotericin B
|
Bệnh nhân dị ứng với
penicillin nên được điều trị kết hợp ciprofloxacin và clindamycin hoặc
aztrẻonam và vancomycin (tránh β-lactam và carbapenem).
b. Điều trị sốt không
rõ nguyên nhân
Nhiều bệnh nhân sốt
giảm bạch cầu hạt không xác định được nguyên nhân sốt. Trong số này có một tỷ
lệ đáng kể có nhiễm trùng sâu kín.
Sốt không rõ nguyên
nhân được chia làm 2 nhóm:
Nguy cơ thấp: bạch cầu hạt hồi phục
trong vòng 1 tuần điều trị kháng sinh → ngừng kháng sinh khi bạch cầu hạt đạt
500/mm3
trong 2
ngày liên tiếp.
Nguy cơ cao: Giảm bạch cầu hạt kéo
dài hơn 1 tuần và không có bằng chứng hồi phục tuỷ xương → điều trị một đợt
kháng sinh 14 ngày và ngừng nếu hết sốt, nếu sốt lại → tiếp tục điều trị kháng
sinh và kết hợp thuốc chống nấm.
c. Liệu pháp chống
nấm theo kinh nghiệm
Bệnh nhân giảm bạch
cầu hạt sốt dai dẳng sau 4 – 7 ngày điều trị bằng kháng sinh phổ rộng nên được điều
trị bằng liệu pháp chống nấm toàn thân.
Fluconazole uống hoặc
tiêm TM được lựa chọn theo kinh nghiệm với những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt,
sốt dai dẳng.
Amphotericin B được
chỉ định với bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nấm cao hoặc cấy máu dương
tính với nấm.
Khi sử dụng amphotericin
B cần theo dõi BUN, creatinin, điện giải đồ hàng ngày vì Amphotericin B gây độc
với thận và làm giảm Na+ và
K+ máu nặng. Nếu
creatinin tăng 1,5 – 2 lần so với bình thường, có thể phải ngừng thuốc cho tới
khi creatinin giảm và chế phẩm amphotericin B tan trong mỡ được chỉ định để
giảm độc tính với thận.
d. Điều trị kết hợp
- Với bệnh nhân nhiễm
khuẩn hoặc sốt giảm BC hạt nặng: G – CSF 5-10 mg/kg/ngày (không chỉ định cho người bệnh bạch cầu cấp
đang điều trị giai đoạn tấn công).
- Truyền máu và các
chế phẩm nếu thiếu máu (Hb < 80 g/L), xuất huyết, TC < 20.000/mm3 hoặc rối loạn yếu tố
đông máu.
- Viêm loét niêm mạc
miệng:
+ Súc, lau miệng bằng
Natriclorua 9‰, dd Natribicacbonate 14‰, chlorhexidine 0,2%. Nếu viêm loét nặng
nên súc miệng bằng ôxy già pha loãng 1/8 với nước sạch hoặc Natriclorua 9‰.
+ Thuốc chống nấm:
nystatin hoặc daktarin dạng bột hoặc kem bôi miệng.
+ Viêm loét nặng kèm
các nốt phỏng coi như sự hoạt hóa HSV: acyclovir.
+ Giảm đau tại chỗ:
cepacaine súc miệng, bôi xylocain gel trước khi ăn.
+ Giảm đau toàn thân
(panadol, codeine hoặc morphine) được chỉ định theo mức độ đau.
Liều một số thuốc
kháng sinh
Cefoperazon
|
100 mg/kg/ngày
TMC, chia 2 lần
|
Ceftazidime
|
100 mg/kg/ngày
TMC, chia 2 lần
|
Cefepim
|
100 mg/kg/ngày
TMC, chia 2 lần
|
Tobramycin
|
6 – 7,5mg/kg/ngày
TM trong 30 phút, 1 lần
|
Amikacin
|
15mg/kg/ngày TM
trong 30 phút, 1 lần
|
Vancomycin
|
10mg/kg x 4 lần/ngày
cách 6 giờ TM trong 30-60 phút
|
Imipenem/cilastatin
|
15mg/kg x 4 lần/ngày
cách 6 giờ TM trong 30 phút
|
Meropenem
|
20 mg/kg x 3 lần/ngày
cách 8 giờ TMC
|
Metronidazol
|
7,5mg/kg x 3 lần/ngày
cách 8 giờ TM
|
Fluconazole
|
6 – 12mg/kg/ngày,
chia 1 – 2 lần x 28 ngày, uống hoặc TM
|
Amphotericin B liều
test đầu tiên 0,01 - 0,1mg/kg truyền TM 15phút.
Nếu dung nạp thuốc,
truyền TM liều 0,5mg/kg, trong 3-4 giờ. Tăng liều hàng ngày đến liều mong muốn,
thường 0,75 – 1 mg/kg/ngày.
Bactrim 5mg TMP/kg x
4 lần/ngày cách 6 giờ x 21 ngày uống hoặc TM Acyclovir: 3 tháng - 2 tuổi 100mg
x 5 lần/ ngày uống ≥ 2 tuổi 200mg x 5 lần/ ngày uống
CHƯƠNG
13: NỘI TIẾT - CHUYỂN HÓA – DI TRUYỀN Y HỌC
SUY
THƯỢNG THẬN Ở TRẺ EM
1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA SUY THƯỢNG THẬN
Hầu hết các ca suy
thượng thận ở trẻ em thì nguyên nhân hoặc là do di truyền, hoặc là do sử dụng
glucocorticoid . Nguyên nhân chính của suy thượng thận tiên phát ở trẻ em là
tăng sản thượng thận bẩm sinh . Điều quan trọng nữa là, hầu hết các dạng của
suy thượng thận ở trẻ em thì không chỉ giới hạn ở tuyến thượng thận mà còn có
thể gặp tổn thương cả tuyến sinh dục hoặc các cơ quan khác nữa . Như vây , suy
thượng thận thường biểu hiện bởi các dấu hiệu và các triệu chứng trong một bệnh
cảnh phức tạp . Viêm tuyến thượng thận tự miễn là nguyên nhân gây suy thượng
thận phổ biến ở người lớn nhưng hiếm ở trẻ em và có tỷ lệ mắc tăng lên ở tuổi
sau 25. Các triệu chứng suy thượng thận tiên phát đặc trưng bởi thiếu tổng hợp
cả glucocorticoid và mineralocorticoid . Suy thượng thận thứ phát biểu hiện bởi
sự thiếu hụt đơn độc glucocorticoid trong khi đó mineralocorticoid được tổng
hợp và điều hòa bởi hệ thống RAAS nên không bị tổn thương. Các triệu chứng lâm
sàng của suy thượng thận thường không đặc hiệu nên có thể dẫn đến chẩn đoán
muộn. Khởi phát và mức độ nặng của suy thượng thận khác nhau và phụ thuộc vào
tuổi.
Bảng
1. Dấu hiệu và triệu chứng của suy thượng thận
Thiếu
hụt Glucocorticoid
|
Thiếu
hụt Mineralocorticoid (chỉ suy thượng thận tiên phát)
|
Vàng da tăng
bilirubin trực tiếp
Mệt mỏi, thiếu năng
lượng
Sụt cân, chán ăn
Đau cơ, dây chằng
Sốt
Thiếu máu, tăng
lympho, tăng bạch cầu eosinophi
Tăng nhẹ TSH
Hạ đường máu
Tăng nhạy cảm
insulin
Hạ huyết áp, hạ
huyết áp tư thế đứng
Hạ natri máu
Ngừng thở
|
Bú kém
Nôn, buồn nôn, đau
bụng
Chậm tăng cân
Mất nước
Chóng mặt, hạ huyết
áp khi đứng
Thèm muối
Tăng creatinin
Hạ natri máu, tăng
kali máu
Mất muối qua nước
tiểu
Sốc giảm thể tích
|
Khoảng 80% các bệnh
nhân suy thượng thận tiên phát có biểu hiện hạ natri máu tại thời điểm nhập
viện , trong khi đo tăng kali máu chỉ biểu hiện ở 40% các bệnh nhân khi được
chẩn đoán lần đầu . Nguyên nhân hàng đầu gây giảm natri máu là thiếu hụt
mineralocorticoid , tuy nhiên giảm natri máu đơn độc có thể xuất hiện trong suy
thượng thận thứ phát hoặc thiếu hụt glucocorticoid đơn độc do sự ức chế ADH của
cortisol giảm xuống . Hậu quả này dẫn đến hội chứng SIADH nhẹ (inappropriate
secretion of antidiuretic hormone).
2. NGUYÊN NHÂN SUY
THƯỢNG THẬN Ở TRẺ EM
2.1. Nguyên nhân tiên
phát:
- Bẩm sinh:
+ Loạn sản, ví dụ:
giảm sản thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hypoplasia)
+ Thiếu hụt các
enzyme tổng hợp steroid vỏ thượng thận: ví dụ: thiếu hụt các enzyme gây tăng
sản thượng thận bẩm sinh: 21-hydroxylase; 3β- hydroxysteroid dehydrogenase type
2.
+
Adrenoleukodystrophy (4%)
- Mắc phải:
+ Viêm tuyến thượng
thận tự miễn (14%)
+ Lao
+ Hội chứng
Waterhouse-Friedrichsen – nhiễm trùng máu não mô cầu
2.2. Nguyên nhân thứ
phát:
- Khiếm khuyết thụ
thể nhận cảm của CRH
- Thiếu hụt ACTH đơn
thuần
- Thiếu hụt đa
hormone tuyến yên
2.3. Các nguyên nhân
khác
- Các khối u tuyến
yên
- Dị tật thần kinh
trung ương
- Liệu pháp
glucocorticoid liều cao
3. LIỆU PHÁP HORMONE
THAY THẾ
- Hydrocortisone được
khuyến cáo cho liều pháp hormone thay thế từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi vị
thành niên . Lương cortisol được bài tiết trung bình khoảng 8 mg/m2/ngày.
Hydrocortisone nên được uống làm 3 đến 4 lần/ngày (8-10 mg/m2/ngày;
liều cao hơn được sử dụng trong trường hợp tăng sản thượng thận bẩm sinh). Việc
điều trị nên bắt chước nhịp sinh lý của bài tiết cortisol tuy nhiên thông
thường khó thực hiện.
- Mineralocorticoid
trong suy thượng thận tiên phát được thay thế bằng fludrocortisones. Liều
fludrocortisones trong năm đầu của cuộc đời thường là 150 µg/m2/ngày.
Điều trị thay thế mineralocorticoid thích hợp nhìn chung có tác dụng giảm được
liều hydrocortisone. Liều fludrocortisones có liên quan đến diện tích da của cơ
thể và giảm xuống khi tuổi tăng lên . Liều 100 µg/m2/ngày là đủ đối
với trẻ sau 2 tuổi. Nhu cầu nay tiếp tục giảm ở vị thành niên và người trưởng
thành (50 đến 100 µg/m2/ngày hay 100 đến 200 µg). Liều thay thế
mineralocorticoid được kiểm soát bằng hoạt độ re nin huyết thanh hoặc huyết áp
động mạch (so sánh với huyết áp theo tuổi, giới và chiều cao).
- Liều pháp thay thế
androgen thượng thận vẫn còn tranh cãi và nhìn chung ít thực tiễn.
- Muối cần được bổ
sung cùng với số lượng bổ sung trong 6 tháng đầu là 10 mmol/kg/ngày. Bổ sung
muối có thể ngừng lại khi trẻ được cung cấp đủ muối qua thức ăn.
Điều trị khi có
stress
Cơn suy thượng thận
là do thiếu hụt đáp ứng của cortisol đối với trạng thái stress và là sự đe dọa
nguy hiểm trong suy thượng thận . Khi có sốt (> 38o5 C), chấn thương và
phẫu thuật , liều hàng ngày hydrocortisone nên khoảng 30 mg/m2/ngày
và lý tưởng là chia làm 4 lần mỗi 6 giờ/lần. Trong trường hợp này
fludrocortisones thường không cần thiết . Tuy nhiên , bổ sung thêm muối có thể
cần thiết . Cần chú ý đặc biệt bổ sung glucose trong thời gian ốm nặng vì bệnh
nhân (đặc biệt tăng sản thượng thận bẩm sinh ) có xu hướng hạ đường máu . Ở
những bệnh nhân ỉa chảy hoặc nôn và không có khả năng uống hydrocortisone , lúc
đó cần tiêm bắp (100 mg/m2/liều, tối đa 100 mg) và ngay lập tức cần
được thăm khám bởi nhân viên y tế.
Bệnh nhân ốm nặng
hoặc có phẫu thuật lớn cần được tiêm tĩnh mạch hydrocortisone. Bổ sung muối
bằng đường tĩnh mạch khi có suy thượng thận cấp và cần được theo dõi điện giải
đồ để tránh thay đổi nồng độ natri nhanh chóng. Bệnh nhân cần có sẵn lọ thuốc
tiêm hydrocortisone trong trường hợp cấp cứu và được hướng dẫn cách tự tiêm
bắp.
Bảng
2. Liều glucocorticoid tĩnh mạch trong trường hợp ốm nặng, phẫu thuật lớn hoặc
suy thượng thận cấp
Tuổi
|
Thuốc
|
Bolus
(một liều)*
|
Duy
tri*
|
≤
3 tuổi
|
Hydrocortisone
|
25
mg TM
|
25-30
mg/ngày TM
|
>3
và <12 tuổi
|
Hydrocortisone
|
50
mg TM
|
50-60
mg/ngày TM
|
≥
12 tuổi
|
Hydrocortisone
|
100
mg TM
|
100
mg/ngày TM
|
Người
lớn
|
Hydrocortisone
|
100
mg TM
|
100-200
mg/ngày TM
|
*liều bolus và duy
trì khoảng 100 mg/m2
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Stewart PM, Krone N 2011 The Adrenal
Cortext. In: Melmed S, Polonsky KS, Larsen PR, Kronenberg HM eds. Williams
Textbook of Endocrinology. 12th ed. Philadelphia: Saunders Elsevier; 479-544
Shulman DI, Palmert MR, Kemp SF; Lawson Wilkins Drug and
Therapeutics Committee.
2007 Adrenal insufficiency: still a cause of morbidity and death in
childhood. Pediatrics. 119(2):e484-94
TĂNG
SẢN THƯỢNG THẬN BẨM SINH
Tăng sản thượng thận
bẩm sinh (TSTTBS) là một nhóm các bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường đặc
trưng bởi sự thiếu hụt một trong số các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp
cortisol từ cholesterol. Thiếu hụt cortisol gây nên sự tăng tiết hormone hướng
vỏ thượng thận (ACTH) của tuyết yên và tăng sản vỏ thượng thận. Thiếu hụt
enzyme gây nên thiếu hụt tổng hợp hormone vỏ thượng thận và tăng các chất
chuyển hóa trung gian trước chỗ tắc. TSTTBS là nguyên nhân phổ biến nhất của mơ
hồ giới tính ở trẻ gái.
1. CÁC THỂ THIẾU HỤT
ENZYME CỦA TSTTBS:
- Thiếu hụt
21α-hydroxylase: chiếm 90 – 95% các ca TSTTBS, biểu hiện nam hóa ở trẻ gái, dậy
thì sớm ở trẻ trai; 75% các ca có kèm theo biểu hiện mất muối.
- Thiếu hụt
11β-hydroxylase: chiếm 5 – 8% các trường hợp TSTTBS, biểu hiện nam hóa ở trẻ
gái, dậy thì sớm ở trẻ trai, cao huyết áp ở tuổi nhỏ do tăng DOC, hiếm gặp mất
muối.
- Thiếu hụt
17α-hydroxylase: chiếm 1% các ca TSTTBS: các triệu chứng ở giai đoạn dậy thì do
sự thiếu hụt phát triển giới tính bình thường, cao huyết áp và hạ kali máu.
- Thiếu hụt
3β-hydroxysteroid dehydrogenase type 2 và thiếu hụt P450 oxidoreductase rất
hiếm gặp.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM
SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN TSTTBS DO THIẾU 21α- HYDROXYLASE:
2.1. Thể cổ điển:
- Tỷ lệ mới mắc: 1/5000
đến 1/15 000 trẻ đẻ sống ở các nước châu Âu, một số cộng đồng gặp tỷ lệ cao
hơn.
- Triệu chứng lâm
sàng:
+ Thể mất muối (thiếu
hoàn toàn hoạt độ 21α-hydroxylase): chiếm 75% các cá thể cổ điển, thiếu hụt
mineralocorticoid dẫn đến giảm natri, tăng kali máu, nôn, mất nước tùy mức độ,
giảm thể tích tuần hoàn, giảm huyết áp, chậm tăng cân, thường xuất hiện trong
vòng hai tuần đầu sau đẻ. Hạ đường máu trong nhiều trường hợp nhưng không phải
tất cả các ca.
+ Thể nam hóa đơn
thuần (hoạt độ 21α-hydroxylase còn 1-3% so với bình thường): biểu hiện nam hóa
chuyển giới ở trẻ gái tùy mức độ nặng nhẹ: phì đại âm vật, hai môi lớn dính
nhau; ở trẻ trai bộ phận sinh dục ngoài bình thường khi sinh, biểu hiện dậy thì
sớm thường xuất hiện sau 2 tuổi.
- Xét nghiệm chẩn
đoán:
+ Tăng 17 – OH
progesterone (17-OHP) (đây là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, theo dõi điều
trị và sàng lọc sơ sinh), androstenedione và DHEA
+ Giảm deoxycorticosterone,
11 - deoxycortisole, corticosterone, aldosterone
+ Tăng các chất
chuyển hóa trung gian qua nước tiểu (17-ketosteroids và pregnanetriol)
+ Tăng hoạt độ Renin
và ACTH.
Trong các trường hợp
kết quả xét nghiệm các hormone không rõ để chẩn đoán thì cần phân tích để phát
hiện đột biến gen CYP21A2. Phân tích đột biến gen CYP21A2 với
bệnh phẩm tế bào gai rau hoặc nước ối còn được chỉ định trong chẩn đoán và điều
trị trước sinh.
2.2. Thể không cổ
điển (thiếu một phần hoạt độ enzyme):
- Tỷ lệ mới mắc cao tới
1/1000
- Triệu chứng lâm
sàng: không có mất muối và không có bất thường về phát triển.
+ Trẻ trai: xạm da,
phát triển sớm đặc tính sinh dục thứ phát như dương vật to, lông mu sớm, thể
tích tinh hoàn còn nhỏ tương ứng với tuổi.
+ Trẻ gái: rậm lông,
có thể có âm vật phì đại, rối loạn chức năng buồng trứng sau dậy thì.
- Xét nghiệm chẩn
đoán: tăng rõ ràng 17-OHP sau 60 phút kích thích bằng ACTH.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị cấp
cứu:
- Điều trị mất
nước tùy theo mức độ mất nước, nếu có biểu hiện sốc thì bù dịch cấp như
phác đồ điều trị sốc:
+ Sốc hoặc mất nước
nặng: 20 ml/ kg dung dịch NaCl 0,9%, tiêm tĩnh mạch. Nhắc lại nếu cần. Sau đó
bù lượng dịch thiếu còn lại và dịch theo nhu cầu đều đặn trong 24 giờ bằng dung
dịch NaCl 0,9% pha kết hợp với dextrose 5%.
+ Mất nước trung
bình: bù lượng dịch thiếu và dịch theo nhu cầu bằng dung dịch NaCl 0,9% và
dextrose 5% đều đặn trong 24 giờ.
- Điều trị hạ đường
máu nếu
có bằng dung dịch dextrose 10%.
- Điều trị bằng
hydrocortisone tiêm
tĩnh mạch:
+ Sơ sinh: bắt đầu
bằng 25 mg, sau đó 10-25 mg mỗi 6 giờ/lần.
+ Từ 1 tháng đến 1
năm: bắt đầu bằng 25 mg, sau đó 25 mg mỗi 6 giờ/lần.
+ Trẻ nhỏ (1 đến 3
tuổi): bắt đầu 25-50 mg, sau đó 25-50 mg mỗi 6 giờ/lần.
+ Trẻ lớn hơn (4 đến
12 tuổi): bắt đầu 50-75 mg, sau đó 50-75 mg mỗi 6 giờ.
+ Trẻ vị thành niên
và người lớn: bắt đầu 100 – 150 mg, sau đó 100 mg mỗi 6 giờ.
Khi tình trạng bệnh
nhân ổn định, giảm liều hydrocortisone tĩnh mạch, chuyển sang liều uống gấp 3
lần liều duy trì, sau đó giảm dần đều đặn và duy trì với liều 10-15 mg/m2/ngày.
- Điều trị bằng
mineralocorticoid (fludrocortisones hay florinef): ở các bệnh nhân thể mất
muối, bắt đầu sử dụng florinef liều duy trì (thường 0,05 – 0,1 mg/ngày) càng
sớm càng tốt khi bệnh nhân có thể dung nạp được qua đường uống.
- Điều trị hạ natri
máu: bổ xung natri không phải luôn cần thiết, 6 ml/kg dung dịch 3N muối
tăng được 5 mmol/l.
- Điều trị tăng
kali máu: kali máu sẽ trở về bình thường với liệu pháp bù dịch và
hydrocortisone, điều trị tăng kali máu nếu có triệu chứng hoặc bất thường trên
điện tâm đồ.
3.2. Điều trị duy
trì:
- Liệu pháp
hydrocortisone thay thế với liều 10 -15 mg/m2/ngày chia 3 lần.
- Liệu pháp thay thế
mineralocorticoid: florinef 0,05 – 0,1 mg/ngày trong thể mất muối.
- Trẻ nhũ nhi cần bổ
sung muối 1 – 3 gram/ngày ở thể mất muối.
- Giám sát điều trị:
theo dõi phát triển thể chất: chiều cao, cân nặng, BMI; khám lâm sàng (huyết
áp, xạm da, cushing); theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và dấu hiệu dậy thì; theo dõi
thể tích tinh hoàn. Theo dõi định kỳ các xét nghiệm: điện giải đồ, PRA đối với
thể mất muối; Testosteron, 17-OHP; tuổi xương (1 lần/năm khi > 2 tuổi).
- Ở tuổi trưởng thành
có thể chuyển sang prednisone, prednisolone, hoặc dexamethasone (bảng 1).
Bảng
1. Liệu pháp hormone thay thế được khuyến cáo cho các bệnh nhân đã hoàn thành
giai đoạn tăng trưởng
Dạng
GC tác dụng kéo dài
|
Liều
khuyến cáo (mg/ngày)
|
Số
lần chia trong ngày
|
HC
|
15–25
|
2–3
|
Prednisone
|
5–7.5
|
2
|
Prednisolone
|
4–6
|
2
|
Dexamethasone
|
0.25–0.5
|
1
|
Fludrocortisone
|
0.05–0.2
|
1
|
3.3. Điều trị dự
phòng suy thượng thận cấp:
- Tăng gấp đôi hoặc
gấp ba liều hydrocortisone trong 2-3 ngày khi có stress (ví dụ: sốt cao, gẫy
xương).
- Tiêm bắp
hydrocortisone khi có bất thường hấp thu bằng đường uống như: nôn, ỉa chảy
nặng.
- Tăng liều
hydrocortisone (1-2 mg/kg) đường tiêm trước khi gây mê, kèm theo hoặc không
tăng liều sau phẫu thuật.
3.4. Điều trị phẫu
thuật: chỉnh hình bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái:
Khuyến cáo tuổi phẫu
thuật chỉnh hình bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái là 2-6 tháng.
3.5. Điều trị trước
sinh:
Điều trị trước sinh
được chỉ định ở các bà mẹ có nguy cơ sinh con mắc TSTTBS. Điều trị trước sinh
bằng cách cho bà mẹ mang thai uống dexamethasone trong suốt thời gian mang thai
có tác dụng ngăn ngừa nam hóa bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái mắc TSTTBS. Điều
trị chỉ nên được chỉ định và tiến hành tại các trung tâm có đầy đủ các điều
kiện phân tích đột biến gen CYP21A2 và có các chuyên gia về nội tiết nhi
khoa có kinh nghiệm, hơn nữa phải có sự cam kết chấp thuận của gia đình.
3.6. Sàng lọc sơ sinh
TSTTBS:
Giúp chẩn đoán sớm
ngăn ngừa tử vong do duy thượng thận cấp ở thể cổ điển mất muối ở trẻ trai: Mẫu
máu được thu thập bằng giấy lọc (Guthrie cards), thời điểm thu thập mẫu: 48-72
giờ sau đẻ, định lượng 17-OHP, có thể khẳng định chẩn đoán bằng phân tích đột
biến gen CYP21A2.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Speiser PW, Azziz
R, Baskin LS, Ghizzoni L, Hensle TW, Merke DP, Meyer-Bahlburg HF, Miller WL,
Montori VM, Oberfield SE, Ritzen M, White PC; Endocrine Society. Congenital adrenal hyperplasia due to steroid 21-
hydroxylase deficiency: an Endocrine Society clinical
practice guideline. J Clin Endocrinol Metab. 2010 Sep;95(9):4133-60
2. Joint LWPES/ESPE
CAH Working Group. Consensus statement on 21-
hydroxylase deficiency from the Lawson Wilkins Pediatric
Endocrine Society and the European Society for Paediatric Endocrinology. J
Clin Endocrinol
Metab. 2002
Sep;87(9):4048-53.
HẠ
ĐƯỜNG MÁU NẶNG DO CƯỜNG INSULIN BẨM SINH
1. KHÁI NIỆM
Hạ đường máu nặng do
cường insulin bẩm sinh được định nghĩa là tình trạng bài tiết insulin quá mức
cho dù đường máu thấp . Đây là bệnh cảnh cấp cứu, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc di
chứng thần kinh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời . Tỷ lệ mới mắc
của cường insulin bẩm sinh là từ 1/50 000 đến 1/2500 trẻ đẻ sống.
Nguyên nhân của cường
insulin bẩm sinh:
Cường insulin bẩm
sinh là do đột biến một trong 8 gen bao gồm các gen mã hóa cho kênh KATP (ABCC8 và KCNJ11);
các gen mã hóa cho các enzyme và protein vân chuyên (GLUD1, GCK, HADH,
SLC16A1, UCP2) và yếu tố điều hòa HNF4A. Trong các nguyên nhân trên
thì đột biến ABCC8 là phổ biến nhất (45%), sau đó đến các gen KCNJ11 (5%),
GLUD1 (5%), HNF4A (5%), GCK (<1%), HADH (<1%)
và UCP2 (<1%). Gen ABCC8 bao gồm 39 exon, có kích thước 100
kb, mã hóa cho protein (SUR1) bao gồm 1582 axit amin. Gen KCNJ11 gồm duy
nhất 1 exon và mã hóa cho protein 390 axit amin (Kir6.2). Cả hai gen này đều
nằm trên nhiễm sắc thể 11 (11p15.1) và cách nhau là 4,5 kb. Các đột biến này
phân bố suốt chiều dài của gen.
2. CHẨN ĐOÁN CƯỜNG
INSULIN BẨM SINH
Chẩn đoán xác định
cường insulin bẩm sinh dựa trên các triệu chứng lâm sàng và hóa sinh
Tiêu chuẩn của
Hussain K (2008) bao gồm:
- Đường máu hạ lúc
đói hoặc sau ăn (<2,5 – 3 mmol/l) kết hợp với tăng tiết insulin và C-peptid
(insulin huyêt thanh > 1UI/l).
- Đáp ứng với tiêm
glucagon (đường máu tăng lên 2-3 mmol/l sau tiêm dưới da 0,5 mg glucagon).
- Không có xeton niệu
và xeton máu thấp.
- Phụ thuộc vào
truyền glucose kéo dài trong những tháng đầu sau sinh.
Năm 2013, các tác giả
này đã đưa ra tiêu chuẩn chi tiết hơn để chẩn đoán cường insulin bẩm sinh bao
gồm:
- Tốc độ truyền
glucose > 8mg/kg/phút
- Xét nghiệm đường
máu < 3 mmol/l với các điều kiện:
+ Phát hiện được
insulin/C-peptid huyết thanh
+ Thể xeton máu thấp
; axit béo tự do máu thấp ; ammoniac máu tăng cao trong hội chứng cường insulin
tăng ammoniac máu.
+ Tăng
hydroxybutyrylcarnitine máu và 3-hydroxyglutarate (khi thiếu HADH) nước tiểu.
- Trong trường hợp
khó khăn thì các test chẩn đoán sau đây sẽ cung cấp bằng chứng hỗ trợ : tăng
đường máu (>1,5 mmol/l) sau khi tiêm bắp /tĩnh mạch glucagon; tăng đường máu
khi tiêm 1 liều octrẻotide; nồng độ thấp của IGFBP 1 (insulin điều hòa âm tính
I GFBP1); ức chế axit amin chuỗi nhánh (leucine, isoleucine và valine).
Lord K (International
Journal of Pediatric Endocrinology . 2013) đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán như
sau:
Bảng
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán cường insulin bẩm sinh
Lâm
sàng
|
Cân
nặng lớn khi đẻ
|
GIR
> 10 mg/kg/phút #
|
Các xét nghiệm với
đường máu < 50 mg/dl (2.77 mmol/l)
|
¯ Beta-hydroxybutyrate (<0,6 mM)
|
¯ axit béo tự do (< 0,5 mM)
|
+/- insulin mau
|
Đáp ứng tăng đường
máu với glucagon*
|
glucose > 30 mg/dl hay 1,66 mmol/l
|
* Cách tiến hành test
glucagon : khi đường máu < 2.7 mmol/l; tiêm 1 mg glucagon (tiêm bắp hoặc
tĩnh mạch) và theo dõi đường máu 10 phút/lần trong 40 phút sau tiêm ; nếu đường
máu không tăng sau 20 phút thì ngừng test và truyền glucose tĩnh mạch. #GIR (glucose infusion
rate): tốc độ truyền glucose.
Chú ý là một số
trường hợp tốc độ truyền đường có thể thấp hơn.
Phân tích đột biến
các gen có liên quan nêu trên sẽ góp phần chẩn đoán và định hướng chọn lựa
phương pháp điều trị thích hợp . Đây là một trong các tiến độ trong chẩn đoán
và điều trị cường insulin bẩm sinh những năm gần đây.
Chẩn đoán hình ảnh : 18Dopa – PET CT giúp xác định tổn thương lan tỏa hay khư trú của tế bào beta tiểu đảo tụy . Đây cũng
là một trong các tiến bộ về chẩn đoán và điều trị cường insulin bẩm sinh , kết
quả chẩn đoán sẽ định hướng cho các phẫu thuật viên cắt tụy gần toàn bộ hay chỉ
cắt bỏ tổn thương khư trú trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội
khoa . Việc cắt bỏ tổn thương khư trú sẽ giúp điều trị khỏi hoàn toàn và tránh
chỗ bệnh nhân biến chứng tiểu đường sau cắt gần toàn bộ tụy.
Trong thực hành lâm
sàng , ngoài các tiêu chuẩn trên cần chẩn đoán loại trừ các bệnh cảnh sau : hội
chứng Beckwith -Wiedemann; Trisomy 13; Mosaic Turner. Các rối loạn chuyển hóa
bẩm sinh . Các nguyên nhân gây cường insulin thứ phát (thóang qua ) như: mẹ
tiểu đường (thai nghén hoặc typ 1), chậm phát triển trong tử cung, ngạt.
3. ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG
MÁU DO CƯỜNG INSULIN BẨM SINH
Điều trị ha đường máu
nặng do cường insulin bẩm sinh bao gồm duy trì truyền dung dịch glucose ưu
trương và cung cấp qua đường tiêu hóa , sử dụng các thuốc có tác dụng tăng
đường máu và điều trị phẫu thuật cắt tụy gần toàn bộ trong trường hợp tổn
thương lan tảo tiểu đảo tụy và cắt bỏ tổn thương khư trú . Mục đích điều trị là
duy trì đường máu > 70 mg/dl (3,8 mmol/l). Điều này có ý nghĩa quan trọng để
tránh hạ đường máu và khả năng co giật gây tổn thương não.
Viêc điều trị ha đường
máu phải coi như cấp cứu , thiết lập đường truyền tĩnh mạch , trong trường hợp
cần truyền tốc độ lớn và nồng độ cao glucose thì cần thiết lập đường truyền
tĩnh mạch trung tâm.
Bảng
2. Truyền dung dịch glucose.
Đường
truyền
|
Đường
truyền ngoại biên: glucose 10%
|
|
2 ml/kg/giờ (3,3 mg/kg/phút)
4 ml/kg/ giờ (6,7
mg/kg/phút)
6 ml/kg/ giờ (10 mg/kg/phút)
8 ml/kg/ giờ (13,3
mg/kg/phút)
Đường truyền trung
tâm: glucose 10%; 20%; 30% hoặc 50%
|
|
Ví dụ glucose 30%
|
|
0,5 ml/kg/ giờ (2,5
mg/kg/phút)
1 ml/kg/ giờ (5 mg/kg/phút)
2 ml/kg/ giờ (10 mg/kg/phút)
3 ml/kg/ giờ (15 mg/kg/phút)
|
Bảng 3. Các mốc thời
gian cho chẩn đoán, điều trị và chuyển tuyến đối với cường insulin bẩm sinh:
Ngày
1
|
Xác định chẩn đoán
(phân trên)
|
Ngày
thứ 2 – 5
|
Bắt đầu điều trị
thư trong 5 ngày bằng diazoxide
Nếu cường insulin
nặng nên bắt đầu bằng liều tối đa 15 mg/kg/ngày
Nếu cường insulin
ít nặng hơn /stress quanh đẻ nên bắt đầu bằng liều 5-10 mg/kg/ngày*
Cân nhắc điều trị
kết hợp lợi tiểu đặc biệt khi cần truyền đường tốc độ cao.
Xác định tốc độ
truyền glucose tối thiểu để duy trì đường máu từ 70-100 mg/dl (3,8 – 5,5 mmol/l).
Nếu cường insulin nặng hoặc tốc độ truyền glucose > 10 mg/kg/phút cần gửi
bệnh phẩm phân tích các gen có liên quan cho bệnh nhân và bố mẹ.
|
Ngày
6
|
Xác định sự dung
nạp khi đói đối với diazoxide , nếu thất bại > 12 giờ với mức duy trì
đường máu > 3,8 mmol/l, tức là không đáp ứng với diazoxide . Thất bại điều
trị bằng diazoxide gợi ý cường insulin do đột biến K ATP và khả năng phải điều
trị ngoại khoa.
Chuẩn bị thu xếp
thực hiện chẩn đoán hình ảnh bằng 18F- DOPA PET.
|
Ngày
7
|
Ngưng diazoxide và
cân nhắc octrẻotide 5 mg/kg/ngày chia mỗi
6-8 giờ. Kém nhạy cảm với octrẻotide thường sau 2 – 3 liều, nếu cần thiết có
thể tăng liều tối đa 15 mg/kg/ngày.
|
Ngày
8 - 14
|
Đánh giá hiệu quả ctrẻotide
đối với test nhịn đói trong lúc chờ đợi các kkqa phân tích phân tử và chẩn
đoán hình ảnh.
|
Bảng
4. Tóm tắt các thuốc được sử dụng điều trị bệnh nhân cường insulin bẩm sinh
Thuốc
|
Đường
sử dụng
|
liều
|
Cơ
chế tác dụng
|
Tác
dụng phụ
|
Diazoxide
|
uống
|
5-20 mg/kg/ngày
chia 3 lần
|
Mở kênh KATP có chức năng và cấu
trúc nguyên vẹn
|
Phổ biến: giữ nước,
rậm lông.
Hiếm: tăng axit
uric máu
|
Chlorothiazide
|
uống
|
7-10 mg/kg/ngày
chia 2 lần
|
Sử dụng kết hợp với
diazoxide để lợi tiểu
|
Phổ biến: hạ natri
và kali máu
|
Glucagon
|
TDD/ TM điều trị
duy trì; TDD/ TM khi cấp cứu
|
1-20 mg/kg/giờ duy trì; 0,5- 1 mg khi cấp
cứu
|
Tăng đường máu vì
kích thích phân hủy glycogen và tổng hợp glucose
|
Buồn nôn, nôn, bài
tiết insulin bị đảo ngược ở liều cao, phát ban
|
Octrẻotide
|
TDD/ TM truyền liên
tục;
6-8 giờ tiêm dưới
da
|
5-35 mg/kg/ngày
|
Nhiều cơ chế:
Ức chế giải phóng
insulin khỏi tế bào; ổn định kênh KATP; ức chế can xi vào trong tế bào beta
|
Phổ biến: sỏi mật
(không liên quan đến liều), tachyphylaxia
Hiếm: ức chế tăng
trưởng, kích thích hormone giáp và glucagons, ỉa chảy, phân mỡ, chướng bụng
(viêm ruột hoại tử).
|
Những năm gần đây ,
di truyền phân tử đã giúp định hướng và lựa chọn phương pháp điều trị.
Đối với các bệnh nhân
không đáp ứng điều trị nội khoa và có chỉ định phẫu thuật cắt tụy gân toàn bộ
hay cắt bỏ tổn thương khư trú thì phẫu thuật nội soi những năm gần đây là một
trong các tiến độ điều trị đối với cường insulin bẩm sinh, để quyết định phương
pháp phẫu thuật thì kết quả phân tích phân tử , kết quả chụp 18Dopa – PET CT và quan
sát đại thể tổn thương tụy của phẫu thuật viên sẽ giúp xác định tổn thương khư
trú hay lan tỏa.
Hình
1. Sơ đồ các bước chẩn đoán và điều trị cường insulin bẩm sinh
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Arnoux JB, de
Lonlay P, Ribeiro MJ, Hussain K et al. 2010. Congenital hyperinsulinism. Early Hum Dev.
86(5):287-94
2. Banerjee I, Skae M, Flanagan SE. 2011. The
contribution of rapid KATP channel gene mutation analysis to the clinical
management of children with congenital hyperinsulinism. Eur J Endocrinol. 164(5):733-40
3. Palladino AA, Stanley CA.
2011. A specialized team approach to
diagnosis and medical versus surgical treatment of
infants with congenital hyperinsulinism. Semin Pediatr Surg.
20(1):32-7
4. Senniappan S, Arya
VB, Hussain K. 2013.
The molecular mechanisms, diagnosis and management of congenital
hyperinsulinism. Indian J Endocrinol Metab. 17(1):19-30.
TOAN
XETON DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Toan xeton do đái
tháo đường (DKA) xảy ra do thiếu insulin hoàn toàn hoặc một phần kèm theo sự
tăng nồng độ của các hormon điều hòa đối kháng: catecholamin, glucagon,
cortisol, và hormon tăng trưởng.
1. CHẨN ĐOÁN
+ Tiêu chuẩn chẩn
đoán DKA về xét nghiệm:
- Đường máu cao
>11 mmol/L (có thể không cao ở một số ít trường hợp)
- pH <7,3 hoặc
bicarbonate <15 mmol/L
- Đường niệu, xeton
niệu dương tính
+ Bệnh sử: thường có
sụt cân, đau bụng, nôn, đái nhiều, uống nhiều.
+ Lâm sàng của DKA
- Mất nước
- Thở nhanh sâu kiểu
Kussmaul
- Buồn nôn, nôn, đau
bụng giống trong bệnh cấp tính về bụng
- Li bì/hôn mê
- Tăng bạch cầu có sự
dịch chuyển trái
- Tăng amylase không
đặc hiệu,
- Sốt khi có nhiễm
trùng
+ Phân loại theo mức
độ nặng của DKA
- Nhẹ: pH <7,3
hoặc bicarbonate <15 mmol/L
- Trung bình:
pH<7,2 hoặc bicarbonate <10 mmol/L
- Nặng: pH<7,1
hoặc bicarbonate <5 mmol/L
2. ĐÁNH GIÁ
2.1. Mức độ mất nước
- Nhẹ (<4%): không
có biểu hiện lâm sàng.
- Trung bình (5-7%):
niêm mạc miệng khô, mắt trũng.
- Nặng (7-10%): biểu
hiện giảm tưới máu, mạch nhanh, huyết áp hạ... sốc.
2.2. Các xét nghiệm
- Đường máu, urê,
creatinin, điện giải đồ, calcium, phospho, ma giê, áp lực thẩm thấu máu.
- Khí máu.
- HbA1C, công thức
máu. Chú ý bạch cầu tăng thường do stress chứ không phải do nhiễm trùng.
- Đường, xeton niệu.
- Tìm các nguyên nhân
khởi phát nhiễm toan ceton như: nhiễm trùng (ví dụ: cấy nước tiểu, cấy máu, cấy
dịch hầu họng, Xq phổi).
3. XỬ TRÍ
Đảm bảo đường thở,
thở, tuần hoàn. Cho thở oxy 100% bằng mask.
3.1. Dịch truyền
Nếu có sốc, tiêm
bolus muối sinh lý (hoặc Ringerlactate) 10-20 ml/kg/1 lần. Tiêm nhắc lại tới
khi sự tưới máu được tái thiết lập (đầu chi ấm và hồng với thời gian trở về mao
mạch về bình thường).
Bù dịch khởi đầu bằng
muối sinh lý (hoặc Ringerlactate) theo tốc độ trong bảng 1 để bù dịch mất trong
48 giờ.
Nhịn ăn, uống đường
miệng cho tới khi tỉnh và ổn định. Đặt lưu sonde dạ dày nếu bệnh nhân hôn mê
hoặc nôn nhiều lần.
Nếu đường máu hạ rất
nhanh trong vài giờ đầu (>5 mmol/L) thì cần thêm dung dịch glucose 5% vào
dịch truyền nước muối sinh lý, trước khi đường máu giảm dưới 17 mmol/L.
Khi đường máu xuống
14-17 mmol/L thì sử dụng dung dịch NaCl 0,45% trong glucose 5% (pha dịch NaCl
0,9% với dịch Glucose 10% với tỷ lệ tương đương) nhằm mục đích duy trì đường
máu ở mức khoảng 14-17 mmol/L.
Khi đường máu xuống
14-17 mmol/L và nồng độ Na thấp hoặc xu thế thấp thì sử dụng dung dịch NaCl
0,9% trong glucose 5% (pha dịch NaCl 0,9% với dịch Glucose 10% với tỷ lệ tương
đương, và muối NaCl 10% để đạt được dung dịch với NaCl xấp xỉ 0,9%) nhằm mục
đích duy trì đường máu ở mức khoảng 14-17 mmol/L.
Nếu đường máu hạ dưới
14-17 mmol/L và bệnh nhân còn trong tình trạng nặng, toan chuyển hóa thì tăng
nồng độ glucose trong dịch truyền lên 7,5->10- >12,5%. Không nên giảm
liều truyền insulin.
Việc bù dịch có thể
thực hiện bằng đường uống sau 24-36 giờ đầu nếu tình trạng chuyển hóa ổn định.
3.2. Bicarbonate
Thường không cần bổ
sung nếu điều trị sốc, truyền dịch, truyền insulin hợp lý.
Chỉ định bù kiềm:
- Trong trường hợp
toan nặng (với pH< 6,9)
- Toan kèm theo giảm
co bóp cơ tim và giãn mạch ngoại vi có thể làm giảm tưới máu
- Kali cao nguy hiểm
đến tính mạng
Khi cần thiết, liều
HCO3 (mmol/L) = 1-2 mmol/Kg cân nặng, truyền TM trong 60 phút. Đánh giá lại
tình trạng kiềm toan. Luôn nhớ nguy cơ hạ kali. Chỉ sử dụng dung dịch
bicarbonate đẳng trương.
3.3. Insulin
Bắt đầu truyền
insulin đường tĩnh mạch sau 1-2 giờ truyền dịch. Cách truyền insulin:
Pha 50 đơn vị insulin
tác dụng ngắn (short acting) trong 50 ml dung dịch NaCl 0,9% (1 đơn vị/ml).
Insulin được tiêm máy đường tĩnh mạch cùng với dung dịch truyền bởi trạc ba
hoặc bằng đường tĩnh mạch riêng biệt.
Liều insulin khởi đầu
là 0,1 đơn vị/kg/giờ. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng liều insulin khởi đầu 0,05
đơn vị/kg/giờ. Liều insulin 0,1 đơn vị/kg/giờ cần dùng ít nhất đến khi tình
trạng chuyển hóa ổn định (pH >7,30, HC03 >15).
Nếu bệnh nhân rất
nhậy cảm với insulin làm đường máu giảm nhanh thì liều insulin có thể giảm
xuống 0,05 đơn vị/kg/giờ.
Khi tình trạng chuyển
hóa ổn định (pH >7,30, HC03 >15), trẻ tỉnh táo, ăn được thì chuyển sang
tiêm insulin dưới da. Thời gian tốt nhất để chuyển sang tiêm insulin dưới da là
trước bữa ăn chính. Chỉ dừng truyền insulin tĩnh mạch sau khi đã tiêm dưới da
insulin tác dụng nhanh liều đầu tiên được 30-60 phút với liều 0,25 đơn vị/kg.
3.4. Kali
Bổ sung kali với nồng
độ trong dịch truyền là 40 mmol/L bằng KCL ngay khi bắt đầu truyền insulin.
Nồng độ kali trong dịch truyền về sau phụ thuộc vào kết quả điện giải đồ. Kiểm
tra lại kali sau 2 giờ sau khi bắt đầu bù kali, sau đó cứ 2-4 giờ/lần. Không
nên bổ sung kali khi kali máu >5,5 mmol/L hoặc bệnh nhân vô niệu.
4. PHÙ NÃO
Phù não có biểu hiện
lâm sàng xuất hiện đột ngột, thường trong khoảng 4- 12 giờ sau khi bắt đầu điều
trị. Nguy cơ tử vong cao và diễn biến nặng nếu không được điều trị sớm. Điều
chỉnh nước và rối loạn sinh hóa một cách từ từ sẽ giúp phòng tránh phù não.
4.1. Nguy cơ và các
triệu chứng của phù não:
- Bị bệnh lần đầu,
kiểm soát đường máu kém trong thời gian dài.
- Natri máu không
tăng hoặc giảm khi đường máu giảm.
- Đau đầu, kích
thích, ngủ gà, giảm tri giác, ỉa đùn/đái dầm, rối loạn thân nhiệt.
- Rất muộn – nhịp tim
chậm, tăng huyết áp, suy hô hấp.
4.2. Chẩn đoán phù
não
4.2.1. Tiêu chuẩn
chẩn đoán
- Đáp ứng vận động và
lời nói đối với đau bất thường
- Tư thế bóc vỏ hoặc
mất não
- Liệt dây thần kinh
sọ (đặc biệt III, IV và VI)
- Kiểu thở bất thường
(thở rên, nhịp tim nhanh, Cheyne-Stokes)
4.2.2. Tiêu chuẩn
chính
- Thay đổi ý thức
- Nhịp tim giảm (mức
độ giảm > 20 lần/phút)
- Đái ỉa không tự chủ
mà bất thường so với tuổi
4.2.3. Tiêu chuẩn phụ
- Nôn
- Đau đầu
- Li bì
- Huyết áp tâm trương
> 90mmHg
- Trẻ < 5 tuổi
- Một tiêu chuẩn chẩn
đoán + 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ có độ nhạy
92%, độ đặc hiệu 96%.
Điều trị phù não
- Điều trị ngay khi
có chẩn đoán lâm sàng.
- Hạn chế dịch đưa
vào (giảm 30% số lượng).
- Manitol 20% liều
0,5g-1g/kg TM trong 20 phút. Lặp lại nếu không có đáp ứng sau 30 phút đến 2
giờ.
- Truyền NaCl 3%,
liều 5-10 ml/Kg cân nặng, truyền TM trong 30 phút. Truyền muối ưu trương có thể
thay thế Manitol hoặc là dùng nếu Manitol không có kết quả.
- Đặt NKQ, bóp bóng
và thở máy có thể cần thiết.
- Sau điều trị phù
não, cần chụp CT não để loại trừ nguyên nhân thần kinh khác.
5. CÁC CHỈ SỐ CẦN
GIÁM SÁT
Cần có bảng theo dõi
định kì hàng giờ về lâm sàng, thuốc uống/tĩnh mạch, dịch, xét nghiệm. Các theo
dõi như sau:
- Hàng giờ: Đo đường
máu bằng máy đo đường máu (glucometer), nhưng có khi cần phải đối chiếu với kết
quả sinh hóa; dấu hiệu sinh tồn (nhịp tim, nhịp thở, huyết áp).
- Hàng giờ: Đánh giá
thần kinh (điểm Glasgow) và các dấu hiệu/triệu chứng của phù não (đau đầu, nhịp
tim chậm, nôn tái diễn, thay đổi tình trạng thần kinh (kích thích, li bì, đái
ỉa không tự chủ) hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú (vd: liệt dây thần kinh sọ,
phản xạ bất thường của đồng tử).
- Lượng insulin đưa
vào cơ thể.
- Hàng giờ: Lượng
dịch vào, ra.
- 2-4 giờ/1 lần: điện
giải đồ, ure, creatinin, calcium, ma giê, phospho, công thức máu trong 12 giờ
đầu, xeton niệu
- Một số công thức
khác
+ Khoảng trống anion
= Na - (Cl - + HCO3- ). Bình thường 12 ±2
(mmol/L)
+ Trong DKA: khoảng
trống anion thường là 20-30 mmol/L
+ Giá trị Na thực =
Na đo được + 2 ([đường máu - 5,6]/5,6) (mmo/L)
+ Áp lực thẩm thấu
máu (mOsm/kg) = 2 (Na + K) + glucose (mmo/L)
Bảng
1: Tốc độ dịch truyền (ml/giờ) bao gồm lượng dịch thiếu và dịch theo nhu cầu,
được tiêm truyền đều đặn trong 48 giờ đối với mất nước nhẹ, trung bình và nặng
Cân
nặng (kg)
|
Nhẹ
|
Trung
bình
|
Nặng
|
|
Cân
nặng (kg)
|
Nhẹ
|
Trung
bình
|
Nặng
|
5
|
24
|
27
|
31
|
|
38
|
101
|
125
|
156
|
7
|
33
|
38
|
43
|
|
40
|
104
|
129
|
162
|
8
|
38
|
43
|
50
|
|
42
|
107
|
133
|
168
|
10
|
48
|
54
|
62
|
|
44
|
110
|
137
|
174
|
12
|
53
|
60
|
70
|
|
46
|
113
|
141
|
180
|
14
|
58
|
67
|
79
|
|
48
|
116
|
146
|
186
|
16
|
64
|
74
|
87
|
|
50
|
119
|
150
|
191
|
18
|
70
|
80
|
95
|
|
52
|
122
|
154
|
197
|
20
|
75
|
87
|
104
|
|
54
|
124
|
158
|
203
|
22
|
78
|
91
|
110
|
|
56
|
127
|
162
|
208
|
24
|
80
|
95
|
115
|
|
58
|
130
|
167
|
214
|
26
|
83
|
100
|
121
|
|
60
|
133
|
171
|
220
|
28
|
86
|
104
|
127
|
|
62
|
136
|
175
|
226
|
30
|
89
|
108
|
133
|
|
64
|
139
|
179
|
232
|
32
|
92
|
112
|
139
|
|
66
|
142
|
183
|
238
|
34
|
95
|
116
|
145
|
|
68
|
145
|
187
|
244
|
36
|
98
|
120
|
151
|
|
70
|
148
|
191
|
250
|
ĐÁI
THÁO NHẠT TRUNG ƯƠNG
1. ĐỊNH NGHĨA
Đái tháo nhạt trung
ương là một bệnh do thiếu hụt một phần hay toàn bộ hormone chống bài niệu
(ADH), dẫn đến mất khả năng cô đặc nước tiểu, nước tiểu bị pha loãng và hậu quả
là gây đái nhiều, uống nhiều, có thể mất nước và rối loạn điện giải. Bệnh có
thể gặp ở trẻ em đặc biệt ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh hoặc có
bất thường ở não.
Đái nhiều khi thể
tích nước tiểu > 2 lít/m2/24h hoặc 150 ml/kg/24 giờ ở trẻ sơ
sinh, 100 – 110 ml/kg/24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi, và 40 – 50 ml/kg/24 giờ ở trẻ
lớn và người lớn.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng:
- Triệu chứng đầu
tiên là đái nhiều, uống nhiều.
- Trẻ nhỏ có thể có
biểu hiện mất nước nặng, nôn, táo bón, sốt, kích thích, rối loạn giấc ngủ, chậm
tăng trưởng, tiểu dầm.
- Dấu hiệu mất nước
nặng xuất hiện sớm ở trẻ trai thường gợi ý đái tháo nhạt do thận.
- Tình trạng mất nước/cân
bằng dịch/bài niệu.
- Các bệnh kèm theo:
các nguyên nhân gây mất dịch như nguyên nhân dạ dày, dẫn lưu phẫu thuật
- Tiền sử đái tháo
nhạt.
- Thay đổi cân nặng
là một dấu hiệu để đánh giá tình trạng dịch.
2.2. Xét nghiệm:
- Xét nghiệm cơ bản
bao gồm: ure, điện giải đồ, tổng phân tích nước tiểu, áp lực thẩm thấu máu và
niệu đồng thời (lấy bệnh phẩm vào lúc sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy).
- Áp lực thẩm thấu
máu > 295 mOsmol/kg
- Áp lực thẩm thấu
niệu < 300 mOsmol/kg.
- Natri máu có thể
tăng
2.3. Tiêu chuẩn chẩn
đoán đái tháo nhạt trung ương
- Lâm sàng bệnh nhân
có đái nhiều > 4 ml/kg/giờ.
- Đái tháo nhạt trung
ương được chẩn đoán khi áp lực thẩm thấu máu tăng (> 295 mOsmol/kg), nước
tiểu loãng (áp lực thẩm thấu niệu < 300 mOsmol/kg).
- Tỷ số áp lực thẩm
thấu niệu/áp lực thẩm thấu máu < 1.
- Natri máu thường
tăng do mất nước tự do quá nhiều.
- Có đáp ứng khi điều
trị bằng hormone chống bài niệu (số lượng nước tiểu giảm, áp lực thẩm thấu niệu
tăng lên).
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Bù nước:
- Bù lại lượng dịch
đã mất theo mức độ mất nước. Nếu Natri máu >150 mmol/l thì nên bù dịch trong
48 giờ.
- Nếu Na >170 mmol/l
thì bệnh nhân nên được điều trị ở khoa điều trị tích cực.
- Có rất nhiều loại
chế phẩm của desmopressin:
Dung dịch nhỏ mũi 100
mcg/ml
Loại xịt mũi 10 mcg/lần
xịt
Loại tiêm (tiêm bắp)
4 mcg/ml – Hiếm khi sử dụng
Loại uống 100 mcg/viên
và 200 mcg/viên (khoảng 10 mcg loại dùng đường mũi tương đương với 200 mcg loại
uống).
- Nguyên tắc điều
trị:
+ Trẻ nhỏ < 1
tuổi, phải theo chỉ định của bác sỹ nội tiết nhi.
+ Trẻ dưới 2 tuổi,
liều thường dùng là 2-5 mcg đường mũi.
+ Từ 2 tuổi trở lên,
liều tương tự như liều người lớn (5-10 mcg/ngày).
+ Thuốc dùng đường
uống có tác dụng chậm nên không dùng trong các trường hợp cấp cứu.
+ Chú ý cân bằng dịch
để tránh tình trạng quá tải dịch/hạ natri máu
- Nguyên tắc chung điều
trị Desmopressin
+ Kiểm tra điện giải
đồ và áp lực thẩm thấu máu, áp lực thẩm thấu niệu hàng ngày cho đến khi ổn
định, có thể kiểm tra điện giải đồ nhiều lần hơn nếu tăng natri máu hoặc cần
quan tâm đến tình trạng dịch, hoặc bệnh nhân cần nhịn đói cho phẫu thuật.
+ Cần có 1-2 giờ bài
niệu > 4ml/kg/giờ trước khi cho liều tiếp theo để cho phép thanh thải nước
tự do và tránh hạ natri máu.
+ Kiểm tra tỷ trọng
nước tiểu 24h
+ Cân bằng dịch cẩn
thận.
+ Cân bệnh nhân hàng
ngày.
- Biến chứng của điều
trị:
+ Hạ natri máu.
+ Tăng natri máu.
+ Quá tải dịch.
3.2. Đái nhạt trung
ương cấp tính
- Đa niệu (khát nếu
bệnh nhân tỉnh) gặp sau các rối loạn của trục dưới đồi – tuyến yên: các phẫu
thuật nội sọ (u sọ hầu), chấn thương sọ não. Thể tích nước tiểu > 120 ml/m2/giờ
(4ml/kg/24 giờ).
- Điều trị:
+ Cân bằng ngay lượng
dịch bị thiếu hụt bằng dung dịch natriclorua 0,45% - glucose 5% để điều chỉnh
áp lực thẩm thấu, glucose và điện giải.
+ Nếu tình trạng đa
niệu và mất nước kéo dài có thể truyền AVP.
+ Đảm bảo chức năng
tuyến thượng thận và tuyến giáp bình thường.
+ Truyền vasopressin
với liều 1,5 – 2,5 mU/kg/giờ và chỉnh liều theo tốc độ bài niệu.
+ Giảm tốc độ dịch
truyền, thường 1lít/m2/ngày.
+ Nếu đái nhạt có xu
hướng kéo dài thì chuyển sang điều trị desmopressin(dDAVP).
+ Sử dụng liều thấp
và chỉnh liều theo hiệu quả chống bài niệu.
+ Liều khởi đầu: xịt
mũi 2,5 mcg, uống 50 mcg (chú ý dùng liều thấp hơn ở trẻ bú mẹ (10 mcg).
+ Quá liều có thể gây
ứ dịch, vô niệu, giảm natri rất nguy hiểm và khó điều trị.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Pediatric
endocrinology and diabetes. Oxford specialist handbook in pediatrics 2011.
2. Diabetes Insipidus
– Diagnosis and Management. Horm Res Paediatr 2012;77:69–84.
SUY
GIÁP TRẠNG BẨM SINH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giáp trạng bẩm
sinh (SGTBS) là bệnh nội tiết do tuyến giáp sản xuất không đủ hormon đáp ứng
cho nhu cầu chuyển hóa và sinh trưởng của cơ thể. Bệnh phổ biến đứng thứ 2 sau
bướu cổ nhưng di chứng rất trầm trọng về thể lực và thiểu năng tinh thần nếu
không được điều trị sớm.
SGTBS tiên phát không
nằm trong vùng thiếu hụt iod mà có thể gặp khắp mọi nơi trên thế giới, tỷ lệ
mắc SGTBS 1/3000-1/4000 trẻ sơ sinh sống sau đẻ. Bệnh từ bào thai nhưng các
triệu chứng không xuất hiện sau đẻ mà biểu hiện muộn hơn ở thời kỳ bú mẹ hoặc
thanh thiếu niên. Do đó chẩn đoán bị muộn, trẻ vĩnh viễn bị thiểu năng trí tuệ.
Nhưng nếu điều trị sớm ngay sau sinh trẻ sẽ phát triển bình thường, vì vậy, từ
1960 đến nay chương trình sàng lọc sơ sinh (CTSLSS) bệnh SGTBS ngày càng được
mở rộng và phát triển, hàng ngàn trẻ đã được cứu khỏi thiểu năng trí tuệ nhờ
phát hiện sớm qua CTSLSS.
2. NGUYÊN NHÂN
Rối loạn phát triển
tuyến giáp: Là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm 90% trẻ bị SGTBS do không có
tuyến giáp, tuyến giáp lạc chỗ (ở dưới lưỡi hoặc trung thất) hoặc tuyến giáp bị
thiểu sản.
10% SGTBS còn lại do
rối loạn tổng hợp hormon giáp (bệnh do di truyền lặn NST thường), do giảm bắt
giữ iod tại tuyến giáp, thiếu enzym trong quá trình tổng hợp hormon giáp, SGBS
địa phương do thiếu iod nặng, SGTBS do mẹ điều trị phóng xạ khi có thai.
3. CHẨN ĐOÁN SGBS
TIÊN PHÁT
3.1. Lâm sàng
- Bộ mặt phù niêm: khoảng
cách 2 mắt xa nhau, khe mi hẹp, mi mắt nặng, mũi tẹt, má phị, miệng trẻ luôn há
vì lưỡi dầy, đầy miệng, tóc khô, thưa và chân tóc mọc thấp đã tạo cho trẻ 1
khuôn mặt đặc biệt của phù niêm.
- Dấu hiệu về da:
thường gặp là vàng da sinh lý kéo dài > 1 tháng, không tìm thấy nguyên nhân
bệnh lý gan mật nên nghĩ đến SGBS. Có thể thấy da khô, lạnh và nổi vân tím.
- Dấu hiệu tiêu hóa:
Trẻ thường ngủ nhiều, ít khóc đòi ăn và táo bón kéo dài
- Phát triển: tinh
thần và vận động thường chậm so với tuổi. Trẻ chậm lẫy, bò, ngồi hoặc đi. Chậm
biết lạ quen, chậm biết nói, chậm mọc răng, chậm liền thóp sau. Mức độ chậm
phát triển thể lực và tinh thần cũng tăng dần theo tuổi.
3.2. Xét nghiệm
- Xét nghiệm đặc
hiệu:
+ Điều trị bằng
thyroxin ngay nếu FT4 hoặc T4 thấp. T4 thấp kèm TSH tăng trên 40 mU/L được coi
là suy giáp trạng tiên phát.
+ Cần điều trị ngay
sau khi lấy máu làm xét nghiệm TSH và FT4 nếu TSH giấy thấm khô ≥ 40 mU/L.
+ Cần điều trị ngay
nếu FT4 thấp so với tuổi, bất kể nồng độ TSH như thế nào.
+ Có thể điều trị nếu
TSH liên tục > 20 mU/L mặc dù FT4 bình thường.
+ Nếu TSH trong khoảng
6-20 mU/L ở trẻ khỏe mạnh và FT4 bình thường thì nên làm xét nghiệm chẩn đoán
hình ảnh để chẩn đoán xác định.
- Xét nghiệm không
đặc hiệu:
+ Tuổi xương: thường
chậm. Tiêu chuẩn dựa vào đánh giá các điểm cốt hóa ở cổ tay trái theo Greulich
và Pyle.
+ Ghi hình tuyến giáp
bằng TC 99m
để xác
định tuyến giáp ở vị trí bình thường, lạc chỗ hay thiểu sản. Xét nghiệm này có
giá trị tìm nguyên nhân SGTBS.
4. ĐIỀU TRỊ
- Thuốc: Hormon giáp
tổng hợp Thyroxin. Liều lượng thuốc ban đầu là: 10-15 mg/kg/ngày.
- Cách dùng thuốc:
Uống thuốc ngày 1 lần vào trước ăn sáng hoặc trước bữa ăn tối, nhưng thời gian
trong ngày cần giống nhau. Uống thuốc dạng viên. Đối với trẻ nhỏ, sơ sinh thì
nghiền thành bột và pha vào vài ml nước hoặc sữa mẹ.
5. THEO DÕI KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ
- Kiểm tra TSH, FT4
hoặc T4 định kỳ. Cần lấy máu cách xa thời điểm uống thyroxin trước đó trên 4
giờ.
- Điều chỉnh liều để
TSH bình thường so với tuổi (0,05 đến 2 mU/L), T4 hoặc FT4 ở giới hạn cao của
bình thường.
- Thời gian khám và
xét nghiệm TSH, T4 hoặc FT4:
+ Sau 2-4 tuần sau điều
trị.
+ Sau mỗi 1-2 tháng
trong 6 tháng sau sinh.
+ Sau mỗi 3-4 tuổi từ
6 tháng tuổi đến 3 tuổi.
+ Sau mỗi 6-12 tháng
từ 3 tuổi đến hết tuổi lớn.
+ Khám sớm hơn nếu
xét nghiệm bất thường, không tuần thủ điều trị, sau khi thay đổi liều thyroxin.
- Trường hợp nghi ngờ
suy giáp trạng thóang qua (Xạ hình tuyến giáp bình thường hoặc TSH không tăng
sau thời kỳ sơ sinh) thì cần:
Điều trị thyroxin đến
3 tuổi, sau đó dừng điều trị 30 ngày. Sau 30 ngày dừng thuốc xét nghiệm lại
TSH, T4. Nếu TSH cao và T4 thấp cần tiếp tục điều trị. Nếu TSH và T4 bình
thường thì không cần điều trị.
- Nếu chưa đủ liều điều
trị: Trẻ vẫn chậm lớn, chậm phát triển tinh thần. Nồng độ TSH tăng cao nhưng
nồng độ T4 trong máu bình thường.
- Nếu quá liều điều
trị trẻ kích thích, nhịp tim nhanh, ra nhiều mồ hôi, khó ngủ, tiêu chảy và nôn.
Xét nghiệm thấy nồng độ T4 trong máu tăng cao và TSH giảm thấp. Liều cao kéo
dài tuổi xương phát triển nhanh trẻ sẽ bị lùn.
- Với liều điều trị
thích hợp, các dấu hiệu suy giáp dần biến mất. Trẻ phát triển đuổi kịp chiều
cao so với trẻ cùng tuổi. Nhanh nhẹn đến trường đi học bình thường.
6. TIÊN LƯỢNG Phụ
thuộc vào
- Phát hiện và điều
trị sớm hay muộn.
- Nguyên nhân của
SGTBS.
- Mức độ SGTBS trước điều
trị.
- Ngày nay tiên lượng
điều trị tốt hơn nhờ có chương trình sàng lọc sơ sinh đã điều trị sớm trẻ bị
SGTBS tránh cho trẻ bị thiểu năng tinh thần.
LOÃNG
XƯƠNG Ở TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Thiếu xương và loãng
xương (xương xốp) là tình trạng giảm khối xương và bất thường vi cấu trúc của
xương dẫn đến nguy cơ gãy xương. Theo ISCD (International Society for Clinical
Densitometry) năm 2007, loãng xương ở trẻ em được định nghĩa khi có một trong
các triệu chứng sau:
- Gãy 1 xương dài ở
chi dưới
- Gãy trên 2 xương
dài ở chi trên
- Lún xẹp đốt sống
Và tỉ số z-score của
tỉ trọng khoáng xương (BMD) ≤ -2 SD theo tuổi, giới, kích thước cơ thể.
Nguyên nhân gây loãng
xương ở trẻ em.
1.1. Nguyên phát
- Tạo xương bất toàn
- Hội chứng loãng
xương- giả u thần kinh
- Loãng xương thiếu
niên nguyên phát
1.2. Thứ phát
A. Dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng
- Chán ăn tâm thần
- Hội chứng kém hấp
thu
- Thiếu Vitamin D
B. Bệnh lý nội tiết/
chuyển hóa
- Chậm phát triển thể
chất
- Suy sinh dục
- Cường giáp
- Suy tuyến yên
- Hội chứng Cushing
C. Tình trạng bất
động cơ thể
D. Bệnh lý viêm mãn
tính:
- Bệnh lupus hệ thống
- Viêm khớp thiếu
niên
- Viêm da cơ
- Viêm ruột mãn tính
- Hội chứng thận hư
D. Thuốc:
- Glucocorticoids, ức
chế miễn dịch, thuốc chống động kinh, thuốc kháng siêu vi.
- Nghiện rượu, thuốc
lá.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn
đoán:
a. Hỏi: Tiền sử:
- Gãy xương, gãy
xương không do chấn thương hoặc khi chấn thương nhẹ.
- Gãy, lún đốt sống
- Sử dụng lâu ngày:
vd thuốc corticoid, thuốc chống động kinh, ức chế miễn dịch.
- Gia đình có cha, mẹ
anh chị em có vấn đề về bệnh lý xương. Bệnh sử:
- Đau cột sống do xẹp
các đốt sống: Xuất hiện tự nhiên, hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương
nhỏ, đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện
khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm. Tuy
nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột
sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do
loãng xương
- Khai thác triệu
chứng vùng cột sống thắt lưng, vùng xương dài của chi trên, chi dưới
- Khai thác các triệu
chứng của tình trạng loãng xương thứ phát: triệu chứng các bệnh lý liên quan
đường tiêu hóa, thận, nội tiết
- Thói quen ăn uống,
luyện tập, tình trạng bất động cơ thể kéo dài
b. Khám lâm sàng:
- Đo chiều cao, cân
nặng, tỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI)
- Khám tổng quát tìm
bệnh lý toàn thân
- Khám tìm bất thường
vùng cơ, xương, khớp, cột sống: biến dạng đường cong bình thường cột sống, gõ
hoặc ấn vào các gai của đốt sống gây tình trạng đau tăng và lan tỏa xung quanh
- Không thể thực hiện
được hoặc khó thực hiện các động tác cúi, ngửa, nghiêng, quay thân mình.
c. Đề nghị xét
nghiệm:
Xét nghiệm chẩn đoán
xác định:
+Chụp DEXA (Dual-
energy x-ray absorptiometry) ở vị trí cổ xương đùi, xương sống thắt lưng L1 –
L4 và toàn bộ cơ thể: tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương
Xét nghiệm tìm nguyên
nhân và hỗ trợ chẩn đoán:
+Ca, P, Alkaline
phosphatase, định lượng Vitamin D, PTH/ máu
+Ca, P niệu 24 giờ
+Chụp cột sống thắt
lưng tư thế nghiêng tìm hình ảnh lún xẹp đốt sống
2.2. Chẩn đoán xác
định:
Triệu chứng lâm sàng
gợi ý và tỉ số Z-score chụp bằng phương pháp DEXA ≤ -2 ĐLC.
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc điều
trị:
- Chế độ tập luyện và
dinh dưỡng phù hợp
- Cung cấp calcium và
vitamin D
- Ngăn ngừa tình
trạng hủy xương bằng thuốc biphosphonate
- Điều trị nguyên
nhân gây loãng xương
3.2. Điều trị:
- Calcium nguyên tố:
liều khuyến cáo dành cho mọi trẻ
Trẻ 0- 6 tháng: 210
mg/ ngày
Trẻ 6 – 12 tháng: 270
mg/ ngày
Trẻ 1 – 3 tuổi: 500
mg/ ngày
Trẻ 4 – 8 tuổi: 800
mg/ ngày
Trẻ 9 – 15 tuổi: 1300
mg/ ngày
- Vitamin D2:
Liều cơ bản: 400 UI/
ngày
Mục tiêu: giữ nồng độ
25- OH vitamin D > 32 ng/ml
- Biphosphonate (vd
Pamidronate, Zoledronic acid):
Cơ chế của thuốc làm
ức chế hủy cốt bào hủy xương, giữ can xi trong cấu trúc xương. Hiệu quả của
thuốc làm giảm nguy cơ gãy xương và làm giảm đau ở bệnh nhân loãng xương do tạo
xương bất toàn. Tác dụng phụ của thuốc hiếm gặp, bao gồm khó chịu, yếu cơ, đau xương,
tiêu chảy, hạ can xi, hạ phosphore và hạ ma giê máu. Thuốc cần được sử dụng tại
trung tâm có kinh nghiệm.
Zoledronic acid
(Zometa), chỉ định trong trường hợp loãng xương trong bệnh Tạo xương bất toàn .
Liều tối đa 5 mg. Đối với trẻ >2 tuổi liều thuốc là 0,05 mg/kg, truyền tĩnh
mạch trong 50 phút, 6 tháng 1 lần. Đối với trẻ < 2 tuổi cần có nghiên cứu
thêm.
Cách pha và truyền
tĩnh mạch Zoledronic acid
Liều
Zoledronic Acid
|
Lượng
NaCl 0,9% thêm vào
|
Tốc
độ truyền tĩnh mạch (ml/h)
|
0
– 0,05 mg
|
10
ml
|
12.5
|
0,051
to 0,125 mg
|
10
ml
|
15
|
0,126
to 0,25 mg
|
15
ml
|
25
|
0,251
to 0,375 mg
|
20
ml
|
30
|
0,376
to 0.5 mg
|
30
ml
|
40
|
>
0.5 mg
|
50
ml
|
65
|
>
1.0 mg
|
100
ml
|
130
|
Trước truyền
Zoledronic acid cân đo cân năng , chiều cao , xét nghiệm nồng độ Ca (toàn phần
, ion), Vitamin D . Đối với bệnh nhân chưa được truyền bisphosphonate thì cần
nhập viện và xuất viện sau 48 giờ sau truyền thuốc . Không truyền
bisphosphonate cho bệnh nhân mà phải can thiệp xương trong 4 tháng, bệnh nhân
có hạ Ca, bệnh nhân có thai.
3.3. Theo dõi:
- Ca, P, Mg máu mỗi 3
tháng
- Đo mật độ xương
bằng PP DEXA, PTH, Vitamin D máu mỗi 6 tháng.
4. PHÒNG NGỪA
- Cung cấp đầy đủ
calcium và vitamin D cho trẻ.
- Tăng cường hoạt
động thể lực.
- Tầm soát nguy cơ
loãng xương ở các trẻ có nguy cơ bằng thăm khám lâm sàng và chụp DEXA.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Management of
osteoporosis in children. European Journal of Endocrinology 2008; 159 S33 -
S39.
DẬY
THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa: Dậy thì
sớm trung ương (CPP-central precocious puberty) là sự xuất hiện những biểu hiện
về thể chất và hormone của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường (dưới 8
tuổi ở trẻ gái và dưới 9 tuổi ở trẻ trai), do sự hoạt hóa trung tâm dậy thì gây
ra tình trạng kích thích sớm toàn bộ trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến sinh dục.
Thường gặp ở trẻ gái, > 90% là vô căn.
2. NGUYÊN NHÂN
- Đa số là vô căn:
chiếm 90%, đến 25% có tính gia đình (di truyền trội, NST thường)
- Những bất thường
thần kinh trung ương: hiếm gặp, bao gồm:
+ Hamartomas vùng
dưới đồi
+ Khối u: u tế bào
hình sao,u thần kinh đệm, u tế bào mầm tiết HCG
+ Tổn thương thần
kinh mắc phải do viêm nhiễm, phẫu thuật, chấn thương, xạ trị hoặc áp xe .
+ Bất thường bẩm
sinh: não úng thủy, nang màng nhện, nang trên hố yên
3. CHẨN ĐOÁN
Tiếp cận chẩn đoán:
a. Hỏi bệnh
- Thời gian xuất hiện
các biểu hiện của dậy thì: tinh hoàn to, lông mu, vú to, kinh nguyệt.
- Chiều cao, cân nặng
- Tốc độ tăng trưởng
chiều cao, cân nặng.
- Tiền sử:
+ Có chấn thương đầu,
có bệnh lý cần điều trị hóa trị hoặc xạ trị
+ Tình trạng dậy thì
của cha mẹ
b. Khám lâm sàng tìm
các dấu hiệu dậy thì sớm
- Trẻ gái:
+ Kích thước tuyến
vú, phát hiện lông mu, mụn trứng cá
+ Đo chiều cao so,
sánh với tuổi
Đánh giá sự tăng kích
thước tuyến vú và lông mu theo bảng Tanner:
Trẻ
gái : Sự phát triển của vú
Giai đoạn 1
|
Trước trưởng thành.
Chỉ thấy núm vú.
|
Giai đoạn 2
|
Giai đoạn vú phát
triển. Độ cao của vú và núm vú như một cái đồi nhỏ. Gia tăng đường kính quầng
vú.
|
Giai đoạn 3
|
Vú lớn hơn, tăng độ
cao của vú và quầng vú, không có sự ngăn cách của đường viền.
|
Giai đoạn 4
|
Sự nhô ra của quầng
vú và núm vú.
|
Giai đoạn 5
|
Giai đoạn trưởng
thành, chỉ núm vú nhô ra do sự rút dần của quầng vú.
|
Trẻ
gái : Lông mu
Giai đoạn 1
|
Trước trưởng thành.
Không có lông mu.
|
Giai đoạn 2
|
Sự phát triển thưa
thớt của lông tơ nhạt màu chủ yếu tại âm hộ.
|
Giai đoạn 3
|
Lông sẫm màu, thô
và cong hơn, lan rộng một cách thưa thớt đến vùng mu.
|
Giai đoạn 4
|
Lông giống người
lớn, nhưng mức độ bao phủ nhỏ hơn ở người lớn. Không lan đến bề mặt giữa đùi.
|
Giai đoạn 5
|
Trưởng thành. Tăng
số lượng và sự phân bố lông theo chiều ngang, lan sang các bề mặt giữa của
bắp đùi.
|
Trẻ trai:
+ Tăng thể tích tinh
hoàn > 4ml
+Lông mu có thể có
hoặc không
+ Tăng kích thước
dương vật/ thay đổi bìu (đỏ, mỏng) thường khoảng 1 năm sau khi có tăng kích
thước tinh hoàn
+ Tăng chiều cao so
với tuổi, mụn trứng cá, thay đổi giọng nói
Đánh giá sự tăng kích
thước bộ phận sinh dục và lông mu theo bảng Tanner:
Trẻ
trai: Sự phát triển bộ phận sinh dục
Giai đoạn 1
|
Chưa trưởng
thành.Tinh hoàn, bìu và dương vật có cùng kích thước và tỷ lệ như lúc nhỏ
|
Giai đoạn 2
|
Bìu và tinh hoàn to
hơn. Da bìu trở nên đỏ hơn, dương vật to nhẹ hoặc không
|
Giai đoạn 3
|
Dương vật dài hơn,
dương vật và bìu phát triển nhiều hơn.
|
Giai đoạn 4
|
Tăng kích thước của
dương vật theo chiều ngang, và sự phát triển của qui đầu. Tinh hoàn và bìu
lớn hơn, bìu sậm màu hơn.
|
Giai đoạn 5
|
Trưởng thành.
|
Trẻ trai: Lông mu
Giai đoạn 1
|
Chưa trưởng thành.
Không có lông mu
|
Giai đoạn 2
|
Sự phát triển thưa
thớt của lông tơ nhạt màu chủ yếu tại gốc của dương vật.
|
Giai đoạn 3
|
Lông sẫm màu, thô
và cong hơn, lan rộng một cách thưa thớt đến vùng mu.
|
Giai đoạn 4
|
Lông giống người
lớn, nhưng mức độ bao phủ nhỏ hơn ở người lớn. Không lây lan đến bề mặt giữa
đùi.
|
Giai đoạn 5
|
Trưởng thành. Tăng
số lượng và sự phân bố lông theo chiều ngang, lan sang các bề mặt giữa của
bắp đùi.
|
4. CẬN LÂM SÀNG
- Xét nghiêm chẩn
đoán thường qui:
+ LH, FSH,
testosterone (trẻ trai), oestradiol (trẻ gái) (bệnh phẩm huyết thanh).
+ DHEAS,
androstenendione, 17-hydroxyprogesterone (bệnh phẩm huyết thanh).
+ Chức năng tuyến
giáp: T3, T4, TSH (bệnh phẩm huyết thanh).
+ Tuổi xương dựa vào
X-quang xương cổ bàn tay trái.
+ Siêu âm vùng chậu,
siêu âm tuyến thượng thận và tinh hoàn.
- Xét nghiệm tìm
nguyên nhân.
Nghi ngờ khối u hoặc
những bất thường ở hệ thần kinh trung ương:
- Prolactin, α
fetoprotein, β hCG.
- MRI não.
- Thử nghiệm động:
Thử nghiệm kích thích GnRH.
+Mục tiêu để đánh giá
đáp ứng của trục hạ đồi tuyến yên tuyến sinh dục trong rối loạn về dậy thì.
+Chỉ định: khi nghi
ngờ dậy thì sớm trung ương, hoặc để phân biệt dậy thì sớm trung ương với dậy
thì sớm ngoại biên, khi các xét nghiệm khác chưa xác định được nguyên nhân.
- Cách thực hiện:
+ Không cần nhịn đói,
có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
+ Chất đồng vận GnRH
(Triptoreline): liều 2,5 mcg/kg (tối đa 100 mcg) tiêm dưới da.
+Lấy mẫu xét nghiệm
Mẫu
|
Trước tiêm
|
60 phút sau tiêm
|
120 phút sau tiêm
|
180 phút sau tiêm
|
LH
|
X
|
X
|
X
|
X
|
FSH
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Estradiol
|
X (nếu là nữ)
|
-
|
-
|
-
|
Testosterone
|
X (nếu là nam)
|
-
|
-
|
-
|
(X: mẫu cần lấy)
+ Đọc kết quả: chẩn
đoán trẻ dậy thì sớm trung ương khi đỉnh LH tăng > 5 UI/L, testosterone/
estradiol tăng trong ngưỡng dậy thì.
4.1. Chẩn đoán xác
định dậy thì sớm trung ương:
- Xuất hiện những
biểu hiện dậy thì ở những cơ quan sinh dục dưới 8 tuổi ở trẻ gái và dưới 9 tuổi
ở trẻ trai.
- Tăng kích thước
tinh hoàn hoặc tăng kích thước tuyến vú từ phân độ Tanner 2.
- LH tĩnh hoặc ngẫu
nhiên: > 0,3 UI/L.
- Testosterone hoặc
estradiol tăng so với tuổi.
- Tuổi xương tăng
> 1 năm so với tuổi thật.
- Thử nghiệm kích
thích GnRH dương tính.
4.2. Chẩn đoán phân
biệt
a. Dậy thì ngoại
biên:
- Tinh hoàn nhỏ
- LH, FSH thấp, trong
giới hạn trước dậy thì
- Testosterone hoặc
estrogen tăng
- Thử nghiệm kích
thích GnRH âm tính. b. Những thay đổi bình thường khác:
4.3. Phát triển sớm
tuyến vú
- Tuyến vú phát triển
đơn độc, không kèm theo triệu chứng dậy thì khác.
- Thường ở trẻ gái
< 3 tuổi.
- 30% trẻ nhỏ có phát
triển sớm tuyến vú từ lúc sanh.
- Các trẻ này nên
được theo dõi mỗi 6 tháng vì có thể là biểu hiện đầu tiên của dậy thì sớm trung
ương.
4.4. Phát triển lông
mu sớm
- Xuất hiện lông mu
không kèm theo các dấu hiệu dậy thì khác ở trẻ nhỏ hơn 7 tuổi.
- Tăng trưởng chiều
cao bình thường.
- 17OHP,
Testosterone, DHEAS và androstenendione: bình thường.
- Tuổi xương bình
thường.
- Tái khám mỗi 3- 6
tháng.
4.5. Nang buồng trứng
- Có thể có biểu hiện
do tăng tiết oestrogen thoáng qua: tuyến vú to, xuất huyết âm đạo.
- LH, FSH thấp, trong
giới hạn trước dậy thì.
- Thường biến mất sau
1 đến 3 tháng.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Mục tiêu điều
trị:
Làm giảm hoặc ngừng
sự phát triển các đặc tính dậy thì và sự trưởng thành của xương để cải thiện
chiều cao ở tuổi trưởng thành.
5.2. Nguyên tắc điều
trị:
- Điều trị nguyên
nhân khi có nguyên nhân. Đặc biệt harmatome hạ đồi kích thước nhỏ < 3mm,
không biến chứng xem xét chỉ định dùng thuốc ức chế tiết GnRH.
- Dùng thuốc ức chế
tiết GnRH trong các trường hợp dậy thì sớm trung ương nguyên phát.
5.3. Thuốc ức chế
tiết GnRH:
- Liều dùng:
+ Trẻ > 20kg:
Triptoreline 3,75mg/ống® 1 ống tiêm bắp mỗi 4
tuần.
+ Trẻ < 20kg:
Triptoreline 3,75mg/ống® 1/2 ống tiêm bắp mỗi
4 tuần.
5.4. Theo dõi
Đánh giá lại các thay
đổi về đặc tính dậy thì mỗi 3-6 tháng:
+ Cân nặng, chiều
cao, tốc độ tăng trưởng, BMI
+ Kích thước tuyến
vú, thể tích tinh hoàn, lông mu.
+ LH, estrogen,
testosterone
- Đánh giá lại tuổi
xương sau 6 tháng đầu điều trị, và sau đó là mỗi năm.
- Tác dụng phụ.
- Chỉ định ngưng
thuốc:
+ Tuổi thực từ 10,5
đến 11,5 tuổi hoặc tuổi xương đủ 12 tuổi.
+ Có tác dụng phụ
- Sau khi ngừng
thuốc:
+ Các đặc tính sinh
dục sẽ phát triển trở lại trong vài tháng.
+ Trẻ gái: kinh nguyệt
bắt đầu hoặc sẽ có trở lại sau 12 đến 18 tháng, vẫn có sự rụng trứng và mang
thai như các trẻ khác.
+ Trẻ trai: vẫn có sự
sản xuất tinh trùng bình thường.
TIẾP
CẬN TRẺ CHẬM TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO VÀ ĐIỀU TRỊ TRẺ CHẬM TĂNG TRƯỞNG DO THIẾU
HỤT HORMON TĂNG TRƯỞNG
1. KHÁI NIỆM
- Chậm tăng trưởng
chiều cao là vấn đề nội tiết phổ biến trong nhi khoa, được định nghĩa khi chiều
cao dưới -2SDS so với quần thể tham khảo cùng tuổi giới, chủng tộc.
- Tình trạng chậm
tăng trưởng chiều cao có thể cải thiện khi điều trị bằng GH gặp trong: Hội
chứng Turner, thiếu hormon tăng trưởng đơn thuần, hội chứng Prader Willi, suy
thận mạn tính, chậm phát triển so với tuổi thai, lùn không rõ nguyên nhân.
2. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
TRẺ CHẬM TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO
- Để đánh giá một trẻ
chậm tăng trưởng chiều cao phải bắt đầu từ tiền sử của bệnh nhân: tiền sử bệnh
tật, tiền sử gia đình, và những thăm khám lâm sàng cẩn thận bao gồm các biểu
hiện về ngoại hình, tỷ lệ phân bố các phần của cơ thể, và tình trạng dậy thì.
Đặc biệt chú ý đến khả năng bố mẹ kết hôn cùng huyết thống, thời gian dậy thì
của bố mẹ cũng như chiều cao của các thành viên trong gia đình ở thế hệ thứ
nhất và thứ hai. Tiền sử sinh đẻ để phát hiện những bất thường về tăng trưởng
trong giai đoạn bào thai, những bất thường trong giai đoạn chu sinh cùng với
những tiền sử bệnh tật, phát hiện những dấu hiệu triệu chứng của những bệnh mạn
tính, tiền sử dùng thuốc, tình trạng dinh dưỡng, và phát triển tâm lý và nhận
thức của trẻ. Cần phải đánh giá các vấn đề về nhận thức của trẻ và bố mẹ.
- Để đánh giá trẻ
dưới 5 tuổi, TCYTTG( tổ chức y tế thế giới) khuyến cáo sử dụng biểu đồ tăng
trưởng mới được xuất bản gần đây. Để đánh giá trẻ lớn hơn, nên sử dụng biểu đồ
tăng trưởng đặc trưng cho quần thể và chủng tộc. Đối với những trẻ được nhận
làm con nuôi từ các nước đang phát triển, nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng của
đất nước sinh ra thế hệ đầu tiên.
- Thăm khám lâm sàng
và đánh giá mức độ chậm tăng trưởng dựa vào: chiều cao đứng, chiều dài nằm(
< 2 tuổi), vòng cánh tay, chiều cao ngồi, tỷ lệ thân trên-thân dưới, chỉ số
khối cơ thể, và đối với trẻ dưới 4 tuổi cần đo vòng đầu. Các biểu hiện bộ mặt
bất thường có thể chỉ ra các hội chứng, dấu hiệu của bệnh mạn tính hoặc bệnh
nội tiết.
- Các xét nghiệm sàng
lọc và xét nghiệm để chẩn đoán:
+ Công thức máu,
creatinine, điện giải đồ, bicarbonate, can xi, phospho, phosphatase kiềm,
albumin, TSH, FT4, GH và IGF1.
+ Nhiễm sắc thể cần
được chỉ định ở những trẻ gái bị lùn chưa giải thích được nguyên nhân và những
trẻ trai bị lùn có kèm theo bất thường giới tính.
+ Chụp X quang tuổi
xương và phải được đọc bởi bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm. chụp hệ thống
xương ở những trẻ có nghi ngờ loạn sản xương như những trường hợp có bất thường
tỷ lệ các phần của cơ thể, hoặc những trẻ có SDS chiều cao dưới chiều cao trung
bình của bố mẹ và phải được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đọc.
3.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
- Điều trị nguyên
nhân, khi giải quyết được nguyên nhân thì chiều cao sẽ cải thiện.
- GH được chỉ định
khi:
+ Thiếu GH
+ Hội chứng Turner
+ Hội chứng Prader
Willi
+ Trẻ nhỏ so với tuổi
thai và không tăng trưởng kịp trẻ cùng tuổi, giới lúc 2 tuổi
+ Suy thận mạn
+ Lùn không rõ nguyên
nhân
+ Hội chứng Noonan
+ Đột biến gen SHOX
trên nhiễm sắc thể X
Chậm tăng trưởng
chiều cao do thiếu hụt hormon tăng trưởng (GHD)
Thiếu hụt hormone
tăng trưởng là một trong các rối loạn nội tiết phổ biến nhất biểu hiện bằng
tình trạng lùn. Khoảng 25% trẻ có chiều cao < -3 SDS bị thiếu hụt hormone
tăng trưởng. Tần số gặp thiếu hormone tăng trưởng khoảng 1/3500 - 1/4000, thể
nhẹ hơn có thể gặp với tỉ lệ mắc 1/2000.
1. Nguyên nhân thiếu
hụt hormon tăng trưởng
Nguyên nhân phổ biến
gây thiếu hormone tăng trưởng:
- Bẩm sinh: bất
thường đường giữa trong thời kỳ bào thai: bất sản hoặc giảm sản tuyến yên, bất
thường não trước.
- Mắc phải:
+ U vùng dưới đồi, u
tuyến yên: craniopharyngioma, u tế bào mầm, u tuyến tùng.
+ Chấn thương: phẫu
thuật, chấn thương sọ não.
+ Thâm nhiễm:
Langerhans cell hyitiocytosis (LCH), lymphoma, bạch cầu cấp.
+ Nhiễm trùng: vi
khuẩn, virus, nấm.
+ Chiếu xạ vùng sọ, vùng
mũi họng và u vùng hốc mắt, vùng sọ, hoặc chiếu xạ vùng sọ trong bệnh bạch cầu
cấp.
+ Suy tạm thời: tiền
dậy thì, mất cảm xúc, suy giáp trạng.
+ Tự phát.
Hầu hết các trường
hợp (50-70%) có thiếu hụt hormone tăng trưởng đơn thuần (IGHD) nhưng GHD cũng có
thể là một trong những triệu chứng của thiếu hụt hormone tuyến yên kết hợp
(CPHD) hoặc thiếu hụt nhiều hormone tuyến yên (MPHD).
2. Chẩn đoán
2.1. Lâm sàng:
Chẩn đoán thiếu hụt
hormon tăng trưởng đơn thuần thể nặng thường tương đối đơn giản. Các biểu hiện
lâm sàng thường biểu hiện trong giai đoạn sơ sinh hoặc trong những năm đầu sau
đẻ, bao gồm:
Tiêu chuẩn lâm sàng:
+ Chiều cao < -2SD
so với quần thể bình thường (loại trừ những nguyên nhân gây chậm tăng trưởng
khác như: suy giáp bẩm sinh, bệnh mạn tính, hội chứng Turner).
+ Giảm sản vùng mặt
giữa (tạo nên bộ mặt giống búp bê)
+ Tay và chân nhỏ
+ Dương vật nhỏ ở nam
+ Tiền sử gợi ý GHD:
trong thời kỳ sơ sinh: vàng da kéo dài, hạ đường huyết sơ sinh, dương vật nhỏ,
chấn thương sản khoa; chiếu xạ vùng sọ; chấn thương đầu hoặc nhiễm trùng thần
kinh trung ương; bố mẹ kết hôn cùng huyết thống hoặc gia đình có người bị bệnh;
bất thường vùng sọ mặt.
Tiêu chuẩn tăng
trưởng
+ Lùn, chiều cao <
2SD (lùn nặng, chiều cao < 3SD)
+ Chiều cao < 1,5
SD so với chiều cao trung bình của bố mẹ
+ Chiều cao < 2SD
và tốc độ tăng chiều cao trong 1 năm < 1,5 SD so với tuổi hoặc giảm SD chiều
cao 0,5 SD trong 1 năm ở trẻ trên 2 tuổi
+ Trong trường hợp
chưa lùn thì tốc độ tăng chiều cao < 2SD trong 1 năm
+ Các dấu hiệu chỉ điểm
có tổn thương nội sọ
+ Dấu hiệu của thiếu
hụt nhiều hormone tuyến yên
+ Các dấu hiệu, triệu
chứng thời kỳ sơ sinh gợi ý GHD:
Cân nặng lúc sinh có
đặc trưng là ở giới hạn thấp của bình thường, khẳng định vai trò hạn chế của GH
trong tăng trưởng ở thời kỳ bào thai. Kết hợp với đẻ ngôi ngược hoặc ngôi mông
có thể dẫn đến chấn thương sản khoa gây nên GHD, mặc dù người ta đã thừa nhận
rằng biểu hiện ngôi ngược có thể là kết quả của GHD làm giảm sự di chuyển của
bào thai.
Thể nhẹ hơn của GHD
có thể không được nhận thấy cho đến khi trẻ lớn tuổi, và các biểu hiện lâm sàng
khác cũng không rõ ràng ở giai đoạn này.
2.2. Cận lâm sàng:
+ Định lượng GH: ít
có giá trị chẩn đoán nếu định lượng ở trạng thái tĩnh. Vì vậy cần phải làm các
test động: Một số thuốc có tác dụng lên sự bài tiết GH thông qua tác dụng ức
chế somatostatin hoặc kích thích GHRH đã được sử dụng để làm test. Những test
này có thể được đánh giá dựa trên bản thân hormone GH hoặc các hormone khác của
tuyến yên ví dụ [LHRH (GnRH) và TRH].
Các test động hay
dùng để chẩn đoán GHD:
+ Test dung nạp
insulin: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GHD, chỉ sử dụng ở những nơi có kinh
nghiệm, đầy đủ các phương tiện cấp cứu, đội ngũ hồi sức chuyên nghiệp để xử lý
kịp thời khi có biến chứng xảy ra. Không sử dụng test này cho trẻ nhỏ và trẻ có
trọng lượng < 15kg.
+ Test vận động: đơn
giản và rẻ tiền, tuy nhiên đáp ứng của GH phụ thuộc vào tiêu chuẩn vận động và
thời gian vận động. Không có đáp ứng GH có thể xảy ra ở 1/3 trẻ tiền dậy thì
bình thường.
+ Test glucagon: có
thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ
+ Test Arginine hoặc
clonidine
Điều quan trọng là
nên thận trọng lựa chọn test để áp dụng cho bệnh nhân. Những test này có thể
chẩn đoán xác định GHD và những nguyên nhân khác gây chậm tăng trưởng có thể
được loại trừ. Các test này nên được thực hiện ở những nơi có kinh nghiệm tiến
hành và phân tích kết quả.
- Định lượng các yếu
tố tăng trưởng: IGF1 có giá trị chẩn đoán và theo dõi điều trị
2.3. Chẩn đoán hình
ảnh
- Tuổi xương chậm,
mức độ chậm liên quan đến cả mức độ nặng và thời gian thiếu GH
- Chụp MRI tuyến yên
và vùng dưới đồi có thể thấy:
+ Không có cuống
tuyến yên
+ Giảm sản hoặc bất
sản thùy trước tuyến yên
+ Không có hoặc lạc
chỗ thùy sau tuyến yên
- Bệnh học dưới đây
có thể được chú ý (kết hợp với khối u)
+ Tổn thương dạng
khối ( ví dụ u sọ hầu)
+ Dầy cuống tuyến yên
(trong thâm nhiễm bởi LCH)
+ Tuyến yên khổng lồ
( u nguyên bào thần kinh, u tuyến)
+ Hoặc kết hợp các
bất thường khác
+ Bất thường cấu trúc
đường giữa(thể chai, vách trong suốt)
+ Giảm sản thần kinh
mắt
3. Điều trị thiếu hụt
hormon tăng trưởng
Về phương diện lịch
sử, GHD của bệnh nhân không được điều trị GH có chiều cao cuối cùng (FH) là 134
– 146 cm ở nam và 128 – 134 cm ở nữ. Khi điều trị GH thì FH cải thiện 8,7 –
10,7 cm ở nam và 7,7 – 9,5 cm ở nữ.
Liều GH khuyến cáo
- Liều GH khuyến cáo
trong GHD là 23 – 39 mcg/kg/ngày (0,7- 1,0 mcg/m2/ngày), tiêm dưới
da vào buổi tối hàng ngày.
- NICE (National
Institute for Clinical Excellence) khuyến cáo: điều trị GH nên được đánh giá
lại, và có thể dừng GH nếu đáp ứng kém với điều trị. Nên dừng điều trị khi đã
đạt chiều cao cuối, ví dụ tốc độ tăng chiều cao < 2cm/năm và kết hợp với
đóng đầu xương.
Tất cả bệnh nhân đã
được điều trị GH nên được theo dõi trong thời gian dài.
Theo dõi:
Bệnh nhân điều trị GH
phải được khám định kỳ 3-6 tháng/lần: kiểm tra sự tăng chiều cao và tốc độ tăng
chiều cao để đánh giá đáp ứng với điều trị GH, theo dõi tác dụng phụ của GH.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. AACE. American
association of clinical endocrinologists medical guidelinesforclinical prctice
for growh hormone use in adults and children-2003 update. Endocrine practice
vol 9 No.1 January/February 2003
2. GH research
society. Consensus Guidelines for the Diagnosis and Treatment of Growth Hormone
(GH) Deficiency in Childhood and Adolescence: Summary Statement of the GH
Research Society. The Journal of clinical Endocrinology & Metabolism. Vol
85, No 11, 2000
3. Gary Butler,
Jeremy Kirk. Peadiatric Endocrinology and Diabetes. Oxford specialist handbook
in paediatrics 2011
4. ISS Consensus
Workshop participants. (2008). Consensus Statement on the Diagnosis and
treatment of Children with Idiopathic Short Stature: A Summary of the Growth
Hormone Research Society, the Lawson Wilkins Pediatric Endocrine Society, and
the European Society for Paediatric Endocrinology Workshop. J Clin Endocrinol
Metab. November 2008, 93(11):4210–4217
DI
TRUYỀN Y HỌC VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
1.CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN
CHUYỂN ĐẾN DỊCH VỤ DI TRUYỀN LÂM SÀNG
Những lý do kinh điển
của việc chuyển tuyến đến dịch vụ di truyền lâm sàng bao gồm:
- Tiền sử gia đình có
bệnh di truyền: một người mà trong gia đình có tiền sử bệnh di truyền, họ muốn
biết về nguy cơ của bản thân sẽ xuất hiện bệnh hoặc nguy cơ truyền bệnh cho con
cái.
- Tiền sử gia đình có
bệnh ung thư: một người lo lắng về tiền sử gia đình có bệnh ung thư và muốn
biết liệu họ có nguy cơ cao mắc bệnh hay không và muốn thảo luận về các phương
án để theo dõi.
- Chẩn đoán: một đứa
trẻ có các vấn đề như: chậm phát triển tinh thần, khó khăn về tiếp thu học
đường, các bất thường bẩm sinh (chẳng hạn: các bệnh tim bẩm sinh, điếc…) có thể
được chuyển đến các dịch vụ di truyền lâm sàng nếu như nghi ngờ bệnh lý của trẻ
có bản chất là bệnh di truyền.
- Các vấn đề liên
quan đến xét nghiệm di truyền: ví dụ phân tích nhiễm sắc thể mà được chỉ định
bởi bác sỹ nhi khoa, chuyên khoa hoặc đa khoa và kết quả là có bất thường hoặc
được chẩn đoán có bệnh di truyền.
- Tư vấn về sinh sản:
cha mẹ có trẻ mắc bệnh di truyền hoặc mắc bệnh mà có thể có nguyên nhân do di
truyền mong muốn có lời khuyên về khả năng lặp lại bệnh lý đó ở lần mang thai
tiếp theo.
- Chẩn đoán mới về
bệnh di truyền ở bệnh nhân hoặc con cái bệnh nhân hoặc thành viên trong gia
đình bệnh nhân.
- Vị thành niên hoặc
người trưởng thành trẻ tuổi có vấn đề về di truyền được chẩn đoán lúc còn nhỏ
tuổi và có thể được chuyển đến dịch vị di truyền lâm sàng để được giải thích về
cơ sở di truyền của bệnh lý mà họ mắc, và thảo luận về nguy cơ cho thế hệ tiếp
theo và các phương án để chẩn đoán trước sinh.
Tiền sử gia đình nghi
có bệnh di truyền, chẳng hạn một bệnh xuất hiện quá một thành viên trong gia
đình là lý do phổ biến nhất của việc chuyển tuyến đến dịch vụ di truyền. Tiền
sử ung thư trong gia đình, đặc biệt ung thư vú và ruột cũng là lý do phổ biến
của việc chuyển tuyến đến dịch vụ di truyền. Thống kê tại một trung tâm di
truyền của Anh cho thấy có khoảng 27% được chuyển đến từ các cơ sở chăm sóc sức
khỏe ban đầu, 34% được chuyển đến từ các bác sỹ nhi khoa. Nhu cầu về lời khuyên
di truyền tăng lên do nhận thức tăng lên về tầm quan trọng của di truyền trong
các nguyên nhân gây bệnh.
2. CHUYỂN ĐẾN DỊCH VỤ
DI TRUYỀN LÂM SÀNG TRƯỚC HOẶC TRONG KHI MANG THAI
Chuyển tuyến/chuyển
viện nên được thực hiện cho các trường hợp:
+ Người phụ nữ mà lần
mang thai trước có mắc bệnh di truyền.
+ Người phụ nữ mà
tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền.
+ Khi bản thân người
mẹ hoặc bạn đời có mắc bệnh di truyền.
+ Khi bản thân người
mẹ hoặc bạn đời là người bình thường nhưng mang bất thường nhiễm sắc thể, chẳng
hạn một chuyển đoạn.
+ Khi người phụ nữ
uống thuốc hoặc chế phẩm nào đó mà có thể gây quái thai.
3. CHĂM SÓC SỨC KHỎE
BAN ĐẦU – ĐIỂM CHUNG CỦA DI TRUYỀN LÂM SÀNG
Chẩn đoán chính xác
có tầm quan trọng tối thượng:
Ví dụ: các thể khác
nhau của “loạn dưỡng cơ” có quy luật di truyền khác nhau: trội nhiễm sắc thể
thường, lặn nhiễm sắc thể thường, liên kết giới X, và di truyền ty thể. Tư vấn
cho con cái và các thành viên khác sẽ phụ thuộc vào quy luật di truyền. Ví dụ:
một bệnh di truyền lặn liên kết giới X như loạn dưỡng cơ Becker (BMD) có thể có
triệu chứng giống như bệnh loạn dưỡng cơ lưng-tay (limb-girdle muscular
dystrophy) di truyền lặn nhiễm sắc thể thường. Con gái của một bệnh nhân nam
mắc BMD sẽ là người mang gen bệnh bắt buộc và có nguy cơ 1/2 truyền bệnh cho
con trai trong tương lai, trong khi con gái của một bệnh nhân nam mắc bệnh loạn
dưỡng cơ lưng-tay di truyền lặn nhiễm sắc thể thường sẽ có nguy cơ rất thấp
(<1/200) cho con của họ (trừ khi người con gái này kết hôn cận huyết thống
hoặc bạn đời của cô có tiền sử gia đình cũng mắc bệnh loạn dưỡng cơ lưng-chi).
Do vậy, khẳng định chẩn
đoán chính xác là thiết yếu trước khi có lời khuyên về nguy cơ lặp lại hoặc
nguy cơ cho gia đình, và thường đòi hỏi các tài liệu ban đầu như: bản báo cáo
kết quả của đột biến, báo cáo về bệnh học.
Các dịch vụ di truyền
phải có các tài liệu này một cách thường quy trước khi có lời khuyên di truyền
đối với bệnh nhân và gia đình họ, điều đó để đảm bảo có lời khuyên di truyền
chính xác.
4. TƯ VẤN DI TRUYỀN
Tư vấn di truyền được
định nghĩa là „Quá trình mà trong đó các cá nhân hoặc những người có liên quan
có nguy cơ về một bệnh di truyền mà có khả năng di truyền được khuyên về hậu
quả của bệnh, khả năng xuất hiện bệnh hoặc truyền bệnh, và các biện pháp phòng,
tránh hoặc cải thiện tình hình‟ (Harper 1998).
Hầu hết các bệnh nhân
đến với dịch vụ di truyền lâm sàng để có các câu trả lời cho bốn câu hỏi đơn
giản sau:
- Chẩn đoán là gì?
- Tại sao lại xuất
hiện bệnh, ví dụ: cơ sở di truyền của bệnh là gì?
- Bệnh sẽ xuất hiện
lại không, ví dụ: nguy cơ lặp lại? Hoặc nguy cơ đối với các thành viên khác
trong gia đình?
- Nếu vậy, có thể làm
gì để phòng tránh/giám sát nguy cơ đó, như chẩn đoán trước sinh.
Lời khuyên di truyền
là „không trực tiếp‟, chẳng hạn: bệnh nhân sẽ không được khuyên về cách hành
động phải theo. Một bệnh nhân/một cặp vợ chồng/gia đình cần để có lựa chọn về
các giải pháp mà có thể thực hiện được đối với họ, chẳng hạn xét nghiệm di
truyền hoặc được theo dõi lâu dài, họ sẽ được cung cấp các thông tin có liên
quan cho phép họ đưa ra một chọn lựa và họ sẽ được giúp đỡ và hỗ trợ để thực
hiện được quyết định của họ.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Bradley-Smith G, Hope
S, Firth HV, Hurst JA. Oxford handbook of Genetics. 2010. Oxford University Press. Oxford New York. 79-87.
TIẾP
CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU CÁC RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA BẨM SINH
1. KHÁI NIỆM
- Các rối loạn chuyển
hóa hoặc các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS) gây nên bởi sự tắc nghẽn
(một phần hoặc hoàn toàn) một con đường chuyển hóa thiết yếu của cơ thể. Nhóm
bệnh lý này bao gồm rất nhiều các rối loạn khác nhau.
- Điều trị và giám
sát các rối loạn chuyển hóa có thể rất phức tạp và nên có sự kết hợp chặt chẽ
của các bác sỹ chuyên khoa về chuyển hóa.
- Hầu hết các rối
loạn là di truyền lặn nhiễm sắc thể thường.
- Nhiều các rối loạn
chuyển hóa bẩm sinh biểu hiện ở tuổi sơ sinh hoặc sau đó một thời gian ngắn.
bệnh nhân cũng có thể xuất hiện triệu chứng muộn hơn, hoặc biểu hiện bằng các
đợt tái phát.
2. KHAI THÁC TIỀN SỬ
VÀ BỆNH SỬ
- Tiền sử gia đình
liên quan đến cha mẹ: cùng huyết thống? chủng tộc, tiền sử anh chị em ruột tử
vong giai đoạn sơ sinh không giải thích được nguyên nhân, hoặc hội chứng chết
đột ngột ở trẻ nhũ nhi…
- Các biểu hiện của
rối loạn chuyển hóa ở các lứa tuổi khác nhau:
- Giai đoạn sơ sinh:
Bú kém, bỏ bú hoặc
nôn
Giảm trương lực cơ
Bất thường hô hấp,
ngừng thở
Bệnh não tiến triển
hoặc co giật
Bệnh canh lâm sàng
thường nhầm với nhiễm trùng nặng
- Ở trẻ lớn hơn:
Nôn mất nước nặng tái
phát không giải thích được.
Các đợt giống như đột
quỵ
Suy gan và thận cấp
Bệnh ly cơ tim
Bệnh lý não và co
giật không giải thích được
- Các triệu chứng có
thể âm thầm:
Chậm phát triển tinh
thần hoặc thoái triển.
Bộ mặt thô bất thường
hoặc bất thường xương.
Rối loạn tâm thần.
Bất thường về chuyển
hóa sau một thay đổi về chế độ ăn: ví dụ sau khi chuyển sang chê đô ăn đặc,
nhịn đói hoặc sau hoạt động thể lực gắng sức.
Thèm hoặc từ chối
loại thức ăn nào đó.
3. ĐÁNH GIÁ
- Hệ thần kinh trung
ương: kích thích, thay đổi tri giác, rối loạn cử động, giảm trương lực cơ, co
giật, hôn mê.
- Các triệu chứng
tiêu hóa: bú kém, nôn/mất nước, vàng da kéo dài.
- Chậm phát triển
tinh thần, chậm nhận thức và chậm vận động hoặc thoái triển.
- Có toan chuyển hóa
không?
- Có hạ đường mau
không?
- Có xeton niệu
không?
- Có tăng ammoniac
máu không?
- Phát hiện các mùi
bất thường : như mui đương c háy trong MSUD, mùi tất thôi trong isovaleric
academia, mùi mốc trong phenylketonuria.
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU
TRỊ VÀ GIÁM SÁT
4.1. Bước 1: Các xét
nghiệm cấp cứu cơ bản và xử trí ban đầu:
Tạm ngừng ăn các chất
có xu hướng gây độc khi có bất thường về chuyển hóa (protein, chất béo,
galactose, fructose).
- Thiết lập đường
truyền tĩnh mạch và thu thấp bệnh phẩm máu xét nghiệm cấp cứu:
+ Đường máu, khí máu,
ammoniac, lactate, điện giải đồ, công thức máu , CRP, CK, LDH, SGOT, SGPT,
creatinine, ure, đông máu toàn bộ.
+ Bảo quản plasma để
phân tích axit amin, acylcarnitine.
+ Thu thập và bảo
quản giọt máu thấm trên giấy Guthrie, để khô tại trong điều kiện nhiệt độ phòng
để phân tích axit amin và acylcarnitine và có thể chiết tách DNA khi cần.
- Thu thập nước tiểu:
+ Kiểm tra màu sắc,
mùi.
+ Tổng phân tích
(xeton, đường, protein, pH…).
+ Bảo quản nước tiểu
thu thấp ở giai đoạn cấp của bệnh(nước tiểu tươi hoặc thấm trên giấy thấm khô )
cho các xét nghiệm như : phân tích axit hữu cơ , các xét nghiệm chuyển hóa
khác.
- Nếu có chọc dịch
não tủy ® bảo quản dịch não
tủy ở tủ âm ngay lập tức.
- Bắt đầu bằng truyền
dung dịch glucose 10%, 150 ml/kg/ngày (10mg / kg / phút, khoảng 60 kcal/kg/ngày),
bổ sung điện giải thích hợp. Bổ sung glucose với tốc độ này đảm bảo lượng đường
được sản xuất bởi gan, và thông thường là đủ cho các bệnh lý giảm dung nạp khi
đói như các bệnh dự trữ glycogen hoặc rối loạn chuyển hóa axit béo chuỗi trung
gian. Nhưng không đủ cho các trường hợp có sự dị hóa trầm trọng như bệnh lý
axit hữu cơ, thiếu hụt chu trình ure. Nhưng lại co xu hướng nguy hiểm cho các
bệnh lý mitochondrial (đặc biệt khi thiếu hụt pyruvate dehydrogenase ) vì khi
bổ xung glucose với tốc độ cao tăng toan chuyển hóa axit lactic . Lợi ích của
truyền glucose tốc độ lớn có lợi ích nhiều hơn là nguy cơ nhưng phải kiểm tra
đều đặn lactate và tình trạng cân bằng axit base.
- Các xét nghiệm bổ
sung khi cần thiết: chẩn đoán hình ảnh sọ não, điện tâm đồ, siêu âm tim nếu
cần.
- Các kết quả xét
nghiệm cấp cứu nên có trong khoảng từ 30-60 phút. Tại thời điểm này sẽ quyết
định các xét nghiệm chuyên sâu và điều trị bổ sung.
4.2. Bước 2: Điều trị
và chỉ định các xét nghiệm tiếp theo dựa trên kết quả các xét nghiệm ban đầu:
- Nếu các xét
nghiệm cấp cứu có bất thường -> chẩn đoán và điều trị theo hướng phù hợp với
các bất thường (được giới thiệu ở các phân riêng):
+ Hạ đường máu.
+ Tăng ammoniac máu.
+ Toan chuyển hóa.
+ Tăng lactate máu.
+ Bệnh lý gan nặng.
Nguyên tắc:
- Đảm bảo năng lượng
cần thiết cho mỗi lứa tuổi và cân nặng để tránh dị hóa (ví dụ: truyền dung dịch
glucose 10% khi nghi ngờ thiếu hụt chu trình urea , bệnh lý axit amin, axit hữu
cơ mau).
- Các thuốc đường
tĩnh mạch có tác dụng thải độc hoặc bổ xung các chất chuyển hóa thiếu được sử
dụng theo các chỉ định cụ thể ở bang 2 (ví dụ: carnitine, arginine,
Na-benzoate, vitamine…)
- Lọc máu tại điều
trị tích cực có thể được chỉ định nếu tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh do tích
tụ các chất chuyển hóa gây độc.
- Nếu các kết quả xét
nghiệm cấp cứu ban đầu không có bất thường để định hướng chẩn đoán nhưng vẫn có
khả năng mắc RLCHBS:
+ Tiếp tục truyền
dung dịch glucose
+ Xem xét lại tiền
sử, bệnh sử và các dấu hiệu lâm sàng. Hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa (có thể
qua điện thoại)
+ Sau khi thảo luận,
gửi bệnh phẩm để xét nghiệm chuyển hóa đặc hiệu (kết quả nên có trong vòng
24-48 giờ đối với các bệnh RLCHBS có khả năng điều trị.
Giọt máu thấm khô để
phân tích acylcarnitine và axit amin Bệnh phẩm plasma để phân tích axit amin và
acylcarnitine Bệnh phẩm nước tiểu để xét nghiệm axit hữu cơ
+ Giám sát điện giải
đồ , glucose, lactate, tình trạng toan kiềm (duy trì Na máu > 135 mmol/l để
tránh phù não)
Bảng
1. Phân tích các kết quả của các xét nghiệm cấp cứu trong chẩn đoán các RLCHBS
Các
nhóm bệnh RLCHBS
|
pH
|
Glucose
|
Xetone
|
Amoniac
máu
|
Thiếu hụt chu trình
ure
|
bt
hoặc
|
bt
|
bt
|
|
Các bệnh axit hữu
cơ máu
|
¯
|
, bt hoặc
¯
|
bt
hoặc
|
|
Thiếu hụt giáng hóa
xeton, MSUD
|
bt
hoặc
¯
|
bt
hoặc
|
|
bt
|
Thiếu hụt oxy hóa
axit béo
|
Bt
hoặc
¯
|
bt
hoặc ¯
|
bt
hoặc
¯
|
bt
hoặc
|
Cường insulin máu
|
Bt
|
¯¯
|
bt
|
bt
hoặc
|
Suy thượng thận,
suy tuyến yên
|
bt
hoặc
¯
|
¯
|
|
bt
|
bt; bình thường; MSUD
= maple syrup urine disease.
Bảng
2. Các thuốc sử dụng trong cấp cứu các RLCHBS
Thuốc
|
Chỉ
định
|
Liều
lượng
|
Tĩnh
mạch
|
Uống
|
L-Carnitine
|
Các bệnh axit hữu
cơ máu; thiếu hụt vận chuyển carnitine; RLCH axit béo chuỗi trung gian, các
bệnh mitochondrial
|
Tiêm tĩnh mạch (chỉ
dùng cho bệnh lý axit hữu cơ máu): 50 mg/kg, sau đó 100 mg/kg/ngày truyền
liên tục hoặc uống
|
X
|
X
|
L-Arginine-HCl
|
Tăng ammoniac máu
|
Tiêm máy 2 mmol
(350 mg)/kg trong 90 phút, sau đó duy trì 2-4 mmol (350-700 mg)/kg/ngày
|
X
|
|
Na-Benzoate
|
Tăng ammoniac máu
|
Tiêm máy 250 mg/kg
trong 2 giơ, sau đó duy trì 250 mg/kg/ngày
|
X
|
|
Na- phenylbutyrate
|
Tăng ammoniac máu
|
250 mg/kg/ngày
(uống, chia 3 lần/ngày)
|
|
X
|
Carbamylglutam ate
|
Tăng ammoniac máu
|
100 mg/kg/ngày
(uống, chia 3 lần/ngày)
|
|
X
|
Hydroxocobala min
(B12)
|
Methylmolonic
academia; rối loạn chuyển hóa cobalamin, thiếu hụt transcobalamin II; RLCH
homocysteine
|
1 mg/ngày (Tĩnh
mạch hoặc tiêm bắp; 1 lần/ngày)
|
X
|
|
Biotin (vitamin H)
|
Thiếu hụt
biotinidase; toan lactate
|
10-15 mg/ngày (uống
1 lần/ngày)
|
|
X
|
Riboflavin
(Vitamine B2)
|
Glutaric academia
typ II
|
150 mg/ngày (I.V.;
chia 3 lần/ngày)
|
X
|
|
Thiamine (vitamin
B1)
|
Toan lactate
|
Tư 0-3 tuổi: 150 mg/ngày,
> 3 tuổi 300 mg/ngày; (I.V., chia 3 lần/ngày)
|
X
|
|
Pyridoxine
(vitamin B6)
|
Co giật đáp ứng với
vitamin B6;
RLCH homocysteine
|
100 mg
100 -500 mg/ngày
(I.V., 1 liều/ngày)
|
X
|
X
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Zschocke J,
Hoffmann GF. Diagnosis and management of metabolic disorders; Special emergency
medication. In: Vademecum metabolicum: Diagnosis and treatment of inborn
errors of metabolism. Milupa Metabolic Germany, 2011: 1-4; and 174.
2. William L. Nyhan.
Metabolic emergency. In: Hoffmann GH, Zschocke J, Nyhan WL. (eds) Inherited
metabolic diseases: A clinical approach. Springer London New York, 2010:
25-34
HẠ
ĐƯỜNG MÁU TRONG CÁC RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA BẨM SINH
1. ĐỊNH NGHĨA
Glucose máu < 2,6
mmol/l (45 mg/dl) ở tất cả các tuổi
Chú ý nồng độ glucose
máu 1 mmol/l = 18 mg/dl
10 mg/dl = 0,55 mmol/l
Yếu tố cần lưu tâm:
- Ở tuổi sơ sinh:
bằng chứng của các nguyên nhân không phải chuyển hóa
- Bệnh sử: lưu ý hạ
đường máu xuất hiện bao lâu sau bữa ăn cuối (hạ đường máu sau ăn, sau nhịn
đói), các thuốc, vận động
- Thăm khám: gan to,
suy gan hay xơ gan, dương vật nhỏ, xạm da, lùn?
- Nhu cầu glucose:
> 10 mg/kg/phút cho thấy có cường insulin (thoáng qua hay vĩnh viễn, trừ khi
có mất một cách rõ ràng (ví dụ: qua thận)
- Loại trừ (ở trẻ sơ
sinh): nhiễm trùng máu, bệnh toàn thân nặng, nhỏ so với tuổi thai, mẹ tiểu
đường
2. CÁC XÉT NGHIỆM
TRONG LÚC HẠ ĐƯỜNG MÁU CÓ TRIỆU CHỨNG
Các xét nghiệm thích
hợp phải được tiến hành trong lúc bệnh nhân có hạ đường máu triệu chứng để xác
định nguyên nhân nếu không nhiều chẩn đoán sẽ bị bỏ sót.
2.1. Các xét nghiệm
thiết yếu:
- Axit béo tự do +
3-hydroxybutyrate (huyết thanh hoặc huyết tương); xeton (que nhúng). Tăng rõ
các axit béo tự do chứng tỏ đang phân hủy lipid và hạ đường máu kết hợp với
trạng thái phản ứng với đói. Trong tình huống này, giá trị (thấp) “bình thường”
của xeton máu (3-hydroxybutyrate là đủ) thì rất gợi ý một rối loạn oxy hóa axit
béo hoặc tổng hợp xeton.
- Acylcarnitine (giọt
máu thấm khô hoặc huyết tương): xét nghiệm này để chẩn đoán hầu hết (nhưng
không phải tất cả) các rối loạn oxy hóa axit béo và các bệnh lý axit hữu cơ máu
khác nhau.
- Hormone (huyết
thanh): insulin (bình thường insulin bị ức chế hoàn toàn khi đường máu < 2,6
mmol/l [45 mg/dl]), cortisol (bình thường > 270 nmol/l).
- Lactate (máu, ống
NaF): nếu tăng thì chứng tỏ có sự phá hủy gan hoặc giảm phân giải glycogen/tân
tạo đường nhưng cũng có thể có sau cơn co giật hoặc khó lấy máu xét nghiệm.
- Một ống dư ra
(huyết thanh hoặc huyết tương) cho các xét mà quên làm hoặc thất lạc.
- Axit hữu cơ (niệu):
® nhiều các rối loạn
chuyển hóa gây hạ đường máu.
2.2. Các xét nghiệm
khác:
- Khí máu, công thức
máu, CRP, điện giải đồ, phosphate, chức năng gan/thận, CK, axit uric,
triglyceride, tình trạng carnitine, hormone tăng trưởng
- Amonia (ống máu
chống đông EDTA) ® ví dụ trong phá hủy
gan hoặc thiếu hụt glutamate dehydrogenase cường insulin
- Axit amin (huyết
tương)
- Cân nhắc các xét
nghiệm độc chất
- C-peptide
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
- Hạ đường máu ở trẻ
đẻ non thường do vấn đề thích nghi và có thể không cần tiến hành nhiều các xét
nghiệm.
- Nguyên nhân thường
gặp nhất của hạ đường máu dai dẳng ở trẻ sơ sinh là do rối loạn hormone ví dụ:
cường insulin hoặc suy tuyến yên.
- Hạ đường máu do
cường insulin kết hợp với nồng độ thấp của các axit béo tự do và thể xeton do
ức chế phân hủy lipid.
- Các rối loạn về điều
hòa (ví dụ: hạ đường máu tăng xeton, bệnh dự trữ glycogen type III, suy yên sau
năm đầu của cuộc sống) gây nên hạ đường máu và sinh xeton rất mạnh một cách đặc
biệt.
- Các thiếu hụt sử
dụng axit béo (vận chuyển carnitine, oxy hóa axit béo, tạo xeton) được đặc
trưng bởi hạ đường máu, tăng nồng độ các axit béo tự do và thể xeton thấp trong
thời gian dị hóa lipid.
- Khiếm khuyết tân
tạo đường (ví dụ: bệnh dự trữ glycogen type I) có hạ đường máu nặng kết hợp với
toan lactate, thể xeton có thể thấp hoặc tăng.
Xeton “bình thường”
(thấp) hoặc tăng không đáng kể
|
Axit béo tự do
thấp: cường insulin, ¯ giảm các hormone điều
hòa ngược
|
|
|
Các axit béo tự do
tăng rất cao: rối loạn oxy hóa axit béo và sinh xeton
|
Xeton tăng cao
|
|
“hạ đường máu tăng
xeton”, các bệnh axit hữu cơ máu, ¯
các hormone điều hòa ngược (sau năm đầu của cuộc sống), các bệnh dự trữ
glycogen type III và 0, khiếm khuyết phân giải xeton
|
Lactate tăng (>2
mmol/l)
|
Không có gan to
|
Các bệnh axit hữu
cơ máu, khiếm khuyết ly giải thể xeton, khiếm khuyết chuỗi hô hấp tế bào, các
rối loạn oxy hóa axit béo chuỗi dài (đặc biệt LCHAD)
|
|
Gan to đơn thuần
|
Các bệnh dự trữ
glycogen, các khiếm khuyết tân tạo đường
|
Bệnh lý gan
|
|
Không dung nạp
fructose, khiếm khuyết chuỗi hô hấp tế bào, các rối loạn oxy hóa axit béo
chuỗi dài, tyrosinaemia type I
|
4. ĐIỀU TRỊ
- Truyền glucose TM
7-10 mg/kg/phút (glucose 10%: 110 – 150 ml/kg/ngày), giữ đường máu ³ 5,5 mmol/l (100 mg/dl).
Nếu cần tiêm TM thì
không nên tiêm quá 200 mg/kg (glucose 20%:1ml/kg)
- Khi có các kết quả
xét nghiệm đặc hiệu thì điều trị nguyên nhân cho thích hợp
- Khi nhu cầu cao
truyền glucose > 10 mg/kg/phút hoặc insulin không bị ức chế hoàn toàn tại
thời điểm có hạ đường máu thì chứng tỏ có bất thường và gợi ý nguyên nhân là
cường insulin.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Zschocke J,
Hoffmann GF. Diagnosis and management of metabolic disorders; Special emergency
medication. In: Vademecum metabolicum: Diagnosis and treatment of inborn
errors of metabolism. Milupa Metabolic Germany, 2011: 5-6.
2. William L. Nyhan.
Metabolic emergency. In: Hoffmann GF, Zschocke J, Nyhan WL. (eds) Inherited
metabolic diseases: A clinical approach. Springer London New York, 2010:
25-34
3. Grunewald S,
Davison J, Martinelli D, Duran M and Dionisi-Vici C. Emergency diagnosis
procedures and emergency treatment. In: Blau N, Duran M, Gibson KM,
Dionisi-Vici C. (eds) Physician‟s guide to the diagnosis, treatment, and
follow-up of inherited metabolic diseases. Springer London New York, 2014: 714
TOAN
CHUYỂN HÓA VÀ TOAN XETON TRONG CÁC BỆNH RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA BẨM SINH
1. ĐỊNH NGHĨA
Các trị số bình
thường:
|
pH 37-7,43
|
|
PaO2 70-100 mmHg
(9,3-13,3kPa)
PaCO2 27-40 mmHg (3,6-5,3
kPa)
HCO3- (động mạch) 21-28
mmol/l
|
|
Khoảng chống anion
= [Na+]-[Cl- + HCO3-]
|
Toan chuyển hóa được
đặc trưng bởi giảm pH, HCO3- và PaCO2.
2. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
Toan chuyển hóa do
|
Các triệu chứng cổ
điển
|
Mất bicarbonate qua
thận
|
Khoảng chống anion
bình thường, tăng Cl-, pH niệu >5
(kèm theo toan chuyển hóa); hội chứng Fanconi thận: các dấu hiệu thêm vào của
rối loạn chức năng ống thận (
đường niệu, các chất căn bản giảm, phosphate, axit amin)
|
Mất bicarbonate qua
ruột
|
Ỉa chảy, khoảng
chống anion bình thường, tăng Cl- , pH niệu có thể tăng do hạ kali máu và
tăng thứ phát ammonium niệu
|
Axit hữu cơ (như:
lactate,xeton)
|
Khoảng chống anion
tăng
|
3. CÁC NGUYÊN NHÂN
THẬN CỦA TOAN CHUYỂN HÓA
3.1. Là biểu hiện của:
- Các dạng khác nhau
của toan ống thận tiên phát (=RTA, các dạng di truyền khác nhau)
- Bệnh Fanconi-Bickel
(glycogenosis type XI do thiếu hụt glucose transporter Glut2; gây nên toan ống
thận, axit amin niệu, phosphate niệu, glucose niệu, hạ đường máu lúc đói).
- Hội chứng Lowe (hội
chứng thận não mắt: toan ống thận, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, giảm trương
lực cơ)
- Osteopetrosis (toan
ống thận, thay đổi đặc hiệu ở xương)
- Cystinosis
3.2. Là triệu chứng
kèm theo của:
- Tyrosinaemia type I
- Không dung nạp
fructose di truyền
- Bệnh dự trữ
glycogen type I (glycogen storage disease type I)
- Các bệnh
mitochondrial
- Bệnh axit
methylmalonic máu (phá hủy thận mạn tính)
4. TOAN CHUYỂN HÓA DO
TÍCH TỤ CÁC ANION HỮU CƠ
Khoảng chống anion
tăng > 16 mmol/l
4.1. Các nguyên nhân
mắc phải
- Nhiễm trùng nặng,
nhiễm khuẩn máu
- Tình trạng giáng
hóa quá mức
- Thiếu oxy tổ chức
- Mất nước
- Ngộ độc
4.2. Các xét nghiệm
- Lactate máu
- Xeton máu
(3-hydroxybutyrate)
- Axit hữu cơ niệu
- Axit amin máu
- Tình trạng carnitine
(tự do và toàn phần)
- Acylcarnitine (giọt
máu thấm khô)
4.3. Chẩn đoán phân
biệt các rối loạn chuyển hóa tiên phát
Xeton
|
Lactate
|
Các
axit hữu cơ khác
|
Glucose
máu
|
NH3
|
Gợi
ý chẩn đoán
|
+-++
|
(n-)
++
|
++
|
Khác
nhau
|
n-
|
Bệnh axit hữu cơ
máu (methylmalonic, propionic, isovaleric)
|
+++
|
n
|
++
|
Khác
nhau
|
n-
|
Thiếu Oxothiolase
|
+++
|
n-
|
++
|
tăng
|
Thấp
|
Tiểu đường
|
n-++
|
+++
|
Khác
nhau
|
Khác
nhau
|
n-
|
Các bệnh chuỗi hô
hấp tế bào, thiếu pyruvat dehydrogenase
|
n-++
|
++
|
Khác
nhau
|
Thấp
|
n
|
Các rối loạn tân
tạo đường hoặc dự trữ glycogen
|
Thấp
|
n-++
|
+
|
Thấp
|
n-
|
Các thiếu hụt oxi
hóa axit béo
|
n: bình thường
5. SINH THỂ XETON
Sinh xeton là đáp ứng
sinh lý của tình trạng đói, dị hóa hoặc chế độ ăn sinh xeton. Ở một số trẻ,
sinh xeton kết hợp với buồn nôn và nôn; nôn “xeton máu” ở trẻ bú mẹ có đường
máu bình thường thì hiếm và gây nên bởi rối loạn chuyển hóa tiên phát. Sinh
xeton dai dẳng ở các trường hợp hiếm là chỉ báo có thiếu hụt giáng hóa xeton.
Sinh xeton kết hợp với các bất thường chuyển hóa khác thường gặp trong các rối
loạn tổn thương chuyển hóa ty thể (đặc biệt các bệnh axit hữu cơ máu nhưng cũng
gặp trong các rối loạn chuỗi hô hấp tế bào). Chẩn đoán phân biệt bao gồm tiểu
đường. Xeton niệu ở trẻ sơ sinh thường là dấu hiệu chỉ điểm của rối loạn chuyển
hóa tiên phát.
Sinh xeton kết hợp
với hạ đường máu lúc đói do rối loạn điều hòa lành tính được phát hiện như sự
đa dạng bình thường ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ nhưng có thể là dấu hiệu chỉ điểm
của suy thượng thận hoặc các bệnh dự trữ glycogen type 0. Sinh xeton sau ăn và
toan lactate kết hợp với hạ đường máu lúc đói và gan to có thể là chỉ điểm của
bệnh dự trữ glycogen type III hoặc các thể khác.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Zschocke J,
Hoffmann GF. Diagnosis and management of metabolic disorders; Special emergency
medication. In: Vademecum metabolicum: Diagnosis and treatment of inborn
errors of metabolism. Milupa Metabolic Germany, 2011: 10-11.
2. William L. Nyhan.
Metabolic emergency. In: Hoffmann GH, Zschocke J, Nyhan WL. (eds) Inherited
metabolic diseases: A clinical approach. Springer London New York, 2010:
25-34.
BỆNH
THIẾU HỤT ENZYME BETA – KETOTHIOLASE
Bệnh thiếu hụt enzyme
beta-ketothiolase hay còn gọi là enzyme Mitochondrial acetoacetyl-CoA thiolase
(T2 hay Acetyl CoA acetyltranferase 1) là do đột biến gen ACAT1 (T2) nằm
trên nhiễm sắc thể 11q22.3-q23. Trên thế giới bệnh được phát hiện lần đầu vào
năm 1971 bởi Daum RS và phân lập được gen gây bệnh vào năm 1990 bởi Fukao T.
Thiếu hụt enzyme này
gây tổn thương sự giáng hóa và tổng hợp xeton ở trong tế bào gan, cũng như xúc
tác quá trình giáng hóa của 2-methylacetoacetyl- CoA thành propionylCoA và
acetylCoA trong quá trình chuyển hóa của isoleucine. Dẫn tới tăng bài tiết qua
nước tiểu 2-methyl-3-hydroxybutyrate, 2- methylacetoacetate và tiglylglycine
(các chất chuyển hóa trung gian của isoleucine).
Đây là bệnh lý hiếm
gặp, cho tới nay có khoảng trên 100 ca bệnh được báo cáo trên toàn thế giới.
Trong khi đó, Việt Nam đã có 35 ca được chẩn đoán.
1. TRIỆU CHỨNG LÂM
SÀNG
Bệnh thường khởi phát
sau khi cơ thể có các stress như nhiễm trùng, viêm ruột, tiêu chảy, hoặc ăn quá
nhiều protein.
Bệnh có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là độ tuổi 5 tháng đến 24 tháng.
Bệnh được đặc trưng
bởi những đợt nhiễm toan xeton và không có triệu chứng lâm sàng giữa các cơn
cấp nhiễm toan.
Biểu hiện lâm sàng
của các cơn nhiễm toan xeton cấp là nôn, ỉa chảy, mất nước, thở nhanh, li bì
rồi dẫn tới hôn mê. Một số trường hợp có co giật, giật cơ sau hôn mê.
2. BIỂU HIỆN XÉT
NGHIỆM
- Khí máu: Toan
chuyển hóa tăng khoảng trống anion, pH thường rất thấp dưới 7.
- Xeton niệu.
- Đường máu: Đa dạng,
có thể thấp, bình thường hoặc tăng.
- Amoniac máu: có thể
gặp tăng nhẹ.
- Lactat máu: đa số
bình thường.
- Định lượng acid hữu
cơ niệu bằng phương pháp GC-MS: tăng 2-methyl-3-hydroxybutyrate, tiglyglycine,
2-methyl–acetoacetate.
- Phân tích
acylcarnitine máu bằng Tandem Mass: tăng C5:C1 và C5-OH.
- Đo hoạt độ enzyme:
giảm hoạt độ enzyme T2.
- Phân tích phân tử
phát hiện đột biến gen T2.
- MRI sọ não: tăng
tín hiệu T2 đối xứng 2 bên bao trong và vùng tay sau.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác
định
- Biểu hiện lâm sàng
của các cơn nhiễm toan xeton cấp xen kẽ các thời kỳ không có triệu chứng.
- Tăng
2-methyl-3-hydroxybutyrate, tiglyglycine, 2-methyl–acetoacetate niệu.
- Giảm hoạt độ enzyme
T2.
- Đột biến gen T2
3.2. Chẩn đoán phân
biệt:
- Nhiễm toan xe ton
tiểu đường: đường máu tăng, HbA1C tăng.
- Nhiễm toan ống
thận: khoảng trống anion không tăng, không có xeton niệu.
- Bệnh thiếu enzyme
SCOT (succinyl-CoA: 3-ketoacid-CoA tranferase): xeton niệu kéo dài ngay cả sau
khi không còn triệu chứng lâm sàng và sau ăn, không có tăng
2-methyl-3-hydroxybutyrate, tiglyglycine, 2-methyl–acetoacetate niệu.
- Thiếu hụt tổng hợp
Glycogen và Glucose: không có tăng 2-methyl-3- hydroxybutyrate, tiglyglycine,
2-methyl–acetoacetate niệu.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị cơn cấp
- Truyền dung dịch
Glucose tốc độ cao:10mg/kg/phút.
- Tạm nhịn ăn trong
24 giờ. Sau đó bắt đầu ăn lại khi khí máu và xeton niệu bình thường.
- L-carnitine: 50-100
mg/kg/ngày.
- Bù nước, cân bằng
điện giải.
- Bù toan khi PH <
7,1: 1mmol/kg/10 phút.
- Kiểm tra khí máu,
điện giải đồ, xeton niệu 3 tiếng/lần trong 24 giờ đầu.
4.2. Điều trị lâu dài
- Chế độ ăn hạn chế
protein tùy thuộc từng bệnh nhân.
- L-carnitine: 50mg/kg/ngày.
- Tư vấn để phát hiện
các triệu chứng của cơn cấp và nguy cơ xuất hiện cơn cấp.
5. TIÊN LƯỢNG
Bệnh có tiên lượng
tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Fukao T, 2004. Beta-ketothiolase
deficiency. Orphanet encyclopedia, Sep 2004.
2. Jorn Oliver Sass,
2011. Inborn errors of ketogenesis and ketone body ultilization. J
Inherit Metab Dis. 2012;35(1):23-8
3. Fukao T, Mitchell
G, Sass JO, Hori T, Orii K, Aoyama Y. Ketone body metabolism and its defects. J Inherit Metab
Dis. 2014;37(4):541-51.
TĂNG
AMONIAC MÁU
1. ĐỊNH NGHĨA
Trị số NH3 bình thường và bệnh
lý như sau:
Tuổi sơ sinh:
|
Khỏe mạnh
|
< 110 µmol/l
|
|
Ốm
|
cao đến 180 µmol/l
|
|
Nghi ngờ rối loạn
chuyển hóa bẩm sinh > 200 µmol/l
|
Sau giai đoạn sơ
sinh:
|
50-80 µmol/l
|
|
|
Nghi ngờ bệnh
chuyển hóa
|
> 100 µmol/l
|
Chú ý nồng độ NH3 µmol/l = µg/dl x 0,59
Cách thu thập mẫu
bệnh phẩm máu cho xét nghiệm NH3: Máu tĩnh mạch hoặc động mạch, chảy tự do,
không nặn, được lưu trữ trong hộp đá và phân tích ngay lập tức.
Nồng độ NH3 trong các mô cao gấp
10 lần trong máu. Tăng giả ammoniac thường gặp.
Điều thiết yếu là
phải định lượng ammoniac sớm ở tất cả các trẻ ốm có nghi ngờ rối loạn chuyển
hóa bẩm sinh, nếu không trẻ sẽ bị bỏ sót chẩn đoán và trẻ sẽ không được điều
trị một cách có hiệu quả. Nếu không có khả năng thu thập mẫu bệnh phẩm đạt chất
lượng thì cũng vẫn định lượng ammoniac máu và xét nghiệm lại với mẫu bệnh phẩm
chất lượng tốt hơn nếu kết quả có tăng ammoniac máu.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Các rối loạn chu
trình urea:
là nguyên nhân phổ
biến nhất của tăng ammoniac máu nặng, biểu hiện bằng bệnh não tiến triển hoặc
bệnh não tái phát mạn tính. Khởi đầu, triệu chứng có thể kết hợp với kiềm hô
hấp (hậu quả tác động lên trung tâm của tăng ammoniac máu) nhưng có thể xuất
hiện kiềm chuyển hóa hoặc toan chuyển hóa. Khoảng thời gian từ khi xuất hiện
triệu chứng ban đầu đến khi não bị phá hủy không hồi phục được là ngắn do đó điều
trị sớm và hiệu quả là cực kỳ quan trọng.
2.2. Các bệnh axit
hữu cơ máu và các khiếm khuyết quá trình oxy hóa axit béo chuỗi dài (ví dụ:
propionic máu). Khoảng 30% các trường hợp tăng ammoniac máu nặng ở trẻ sơ sinh:
tắc nghẽn tổng hợp urea do thiếu hụt acetyl-CoA (cần thiết để tổng hợp
N-acetylglutamate) và ức chế NAGS bởi các axit hữu cơ.
Thường kết hợp với
toan chuyển hóa (lactic) ở giai đoạn sớm (chú ý: đôi khi kiềm hóa là do nôn
hoặc do tăng ammoniac máu). Mức độ tăng ammoniac không cho phép chẩn đoán phân
biệt giữa thiếu hụt chu trình urea và bệnh lý axit hữu cơ máu. Nhìn chung glutamine
không tăng trong các bệnh axit hữu cơ máu hoặc các rối loạn oxy hóa axit béo.
2.3. Hội chứng tăng
ammoniac máu – cường insulin (hyperinsulinism- hyperammonaemia: HIHA; thiếu hụt
glutamate dehydrogenase): giá trị NH3 hiếm khi trên 200 µmol/l
2.4. Suy gan nặng
(chú ý: tăng transaminase hoặc giảm PTT có thể gặp trong thiếu hụt chu trình
urea).
2.5. Tăng ammoniac
máu thoáng qua do mở các ống tĩnh mạch, đặc biệt ở sơ sinh có hội chứng hô hấp
nguy kịch – tỷ số Gln/NH3
< 1,6
µmol/ µmol
2.6. Hoạt động cơ
tăng lên trong khi hô hấp hỗ trợ, hội chứng hô hấp nguy kịch hoặc sau co giật
toàn thân một khoảng thời gian ngắn – NH3 hiếm khi vượt quá180 µmol/l
3. CÁC THĂM DÒ CẤP
CỨU VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Phải nghi ngờ rối
loạn chuyển hóa ở tất cả các trẻ sơ sinh đủ tháng có NH3 > 200 µmol/l. Bởi
vì có sự khác nhau về mặt điều trị cho các nguyên nhân khác nhau gây tăng
ammoniac máu cho nên điều quan trọng là tiến tới chẩn đoán chính xác càng sớm
càng tốt. Kết quả của các xét nghiệm phải có trong vòng ít giờ, nếu cần ngay cả
trong đêm. Liên lạc với chuyên gia chuyên khoa chuyển hóa qua điện thoại, gửi
bệnh phẩm nhanh bằng bưu điện (thậm chí taxi).
Các xét nghiệm bao
gồm:
- Các xét nghiệm cơ
bản
- Phân tích axit amin
máu, niệu
- Phân tích các axit
hữu cơ và axit orotic niệu
- Phân tích
acylcarnitine từ giọt máu thấm khô
Các chẩn đoán phân
biệt
Citrulline huyết
thanh
|
Các triệu chứng
khác
|
Chẩn đoán
|
Thấp
(thường khi)
|
axit orotic
|
Thiếu hụt Ornithine
transcarbamylase
|
|
Acylcarnitine và
axit hữu cơ đặc hiệu
|
Axit hữu cơ máu, ví
dụ. bệnh axit
Propionic hoặc
methylmalonic máu
|
|
¯-n axit orotic
|
Thiếu
Carbamylphosphate synthase Thiếu N-acetylglutamate synthase Thiếu Ornithine
aminotransferase
|
>30 µM
|
axit orotic
|
Không dung nạp
lysinuric protein
|
>30 µM
|
¯-n axit orotic,
lactate
|
Thiếu pyruvate
carboxylase (sơ sinh)
|
100-300 µM
|
Arginosuccinate
|
Bệnh axit
arginosuccinic máu
|
>1000 µM
|
axit orotic
|
Citrullinaemia
|
4. ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU
Chuẩn bị tất cả các
hướng điều trị càng sớm càng tốt khi tăng ammoniac máu được khẳng định. Thải
độc ngoài cơ thể phải được bắt đầu ngay lập tức khi NH3 >500 µM. Ngay cả
khi áp dụng các biện pháp bảo tồn thì cũng đòi hỏi phải giám sát NH3 và các axit amin máu,
bệnh nhân nên được vận chuyển đến trung tâm nhi khoa có chuyên khoa về rối loạn
chuyển hóa. Thiết lập ven trung tâm và catheter động mạch.
4.1. Nguyên tắc:
- Ngừng cung cấp
protein, giảm dị hóa
- Thải ammoniac
(thuốc, lọc máu)
- Bổ Sung các sản
phẩm trung gian của chu trình urea như arginine hoặc citrulline; hỗ trợ chuyển
hóa ty thể với carnitine trong các bệnh lý axit hữu cơ máu.
- Làm tăng thải
ammoniac qua nước tiểu bằng cung cấp dịch toàn thân, cân nhắc lợi tiểu mạnh.
4.2. Thiết lập đường
truyền tĩnh mạch đầu tiên:
Glucose 10 mg/kg/phút
(dịch 10%: 12 ml/kg/giờ) kết hợp bổ xung điện giải thích hợp.
4.3. Trong vòng 2 giờ
- L-arginine
hydrochloride 360 mg/kg (=2 mmol/kg = 2 ml/kg của dung dịch 1 M)
- Na-benzoate 250 mg/kg
- Na-phenylacetate
250 mg/kg TM (hoặc Na-phenylbutyrate 250 mg/kg uống)
- L-carnitine 100 mg/kg
(liều thấp hơn nếu nghi ngờ rối loạn oxy hóa axit béo).
- Cân nhắc
Ondansetron (Zofran®) 0,15 mg/kg tiêm
trực tiếp TM ở trẻ không có hôn mê (truyền có thể gây nôn và buồn nôn)
L-arginine HCl,
Na-benzoate (và carnitine) nên được pha loãng trong dung dịch glucose 5% 35 ml/kg
và được truyền định giờ đều đặn bằng các chạc truyền khác nhau.
Kiểm tra glucose,
thêm insulin nếu cần thiết; kiểm tra ammoniac sau 2 giờ.
Chú ý: Na-benzoate và
phenylacetate (tiền chất Na-phenylbutyrate chỉ có dạng uống) sẽ có tác dụng
thay đổi con đường chuyển hóa để bài tiết nitrogen nhờ sự liên kết với glycine
và glutamine tương ứng. Có một số tranh cãi liệu các hoạt chất này nên được sử
dụng để giải độc ammoniac trước khi được chẩn đoán vì có nguy cơ về mặt lý
thuyết về sự kiệt quệ CoA trong ty thể trong các trường hợp bệnh lý axit hữu cơ
máu. Tuy nhiên, ở nhiều trung tâm chuyển hóa, những thuốc này được sử dụng đều
đặn để giải độc ammoniac trong các bệnh axit hữu cơ máu (đặc biệt bệnh axit
propionic máu) mà không xuất hiện các tác dụng phụ. Na-bezoate và phenylbutyrate/-acetate
là các chất độc khi đạt nồng độ cao trong huyết tương (trên 2 mmol/l và 4 mmol/l
tương ứng). Đo nồng độ Na- benzoate được khuyến cáo ở giai đoạn sơ sinh, đặc
biệt ở trẻ vàng da, nhưng đo nồng độ này ít có khả năng thực hiện được ở hầu
hết các trung tâm. Nguy cơ ngộ độc thấp với liều duy trì 250 mg/kg/ngày nhưng
có thể xảy ra ở liều cao hơn. Kiểm tra khả năng tăng Na và hạ K đặc biệt trong
quá trình điều trị bằng cả Na-benzoate và Na-phenylbutyrate (250 mg/kg
Na-benzoate hoặc Na- phenylbutyrate bao gồm 1,74 mmol hoặc 1,35 mmol sodium
tương ứng).
4.4. Giải độc ngoài
cơ thể:
Bắt đầu ngay lập tức
nếu NH3 >500 µmol/l
(>850 mg/dl). Sử dụng siêu lọc nếu có thể. Thẩm phân phúc mạc sẽ không có
hiệu quả. Thay máu sẽ tăng protein và ammoniac và không nên thực hiện.
Cân nhắc carbamyl
glutamate 100-200 mg/kg như liều khởi đầu sau đó 100-200 mg/kg/ngày chia 3-4
lần (thời gian bán hủy = 5-6 giờ) ở các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm sinh
hóa nghi ngờ thiếu CPS I hoặc NAGS (tăng ammoniac cấp tính, axit orotic bình
thường, không có các chất chuyển hóa đặc hiệu khác) hoặc ở mỗi bệnh nhân khi
kết quả xét nghiệm hóa sinh đặc biệt không thực hiện được trong vòng vài giờ.
5. ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ
TĂNG AMMONIAC MÁU
Truyền duy trì (kéo
dài trên 24 giờ)
- Arginine
hydrochloride (180-360 mg/kg) (điều chỉnh dựa trên nồng độ Arg máu, mục tiêu là
duy trì 80-150 µmol/l; ngừng truyền khi tăng arginine máu hoặc không dung nạp
protein lysine niệu.
- Na-benzoate 250 mg/kg
(tới 500 mg/kg khi có khẳng định thiếu hụt chu trình urea, cần theo dõi nồng độ
thuốc trong huyết tương); Na-phenylacetate/Na- phenylbutyrate 250 mg/kg khi có
dạng TM; nếu không thì Na-phenylbutyrate dạng uống 250-500 mg/kg/ngày chia 3
lần.
- Carnitine 100 mg/kg/ngày
(không cần nếu thiếu hụt chu trình urea được khẳng định).
- Glucose 10-20 (-30)
g/kg, thêm insulin 0,1-1 UI/kg/giờ nếu đường máu > 150 mg/dl hoặc xuất hiện
đường niệu.
- Intralipid 0,5-1 g/kg
sau khi loại trừ rối loạn oxy hóa axit béo chuỗi dài (tới 3g/kg – giám sát
triglyceride).
- Bổ xung nước và
điện giải thích hợp.
- Nếu cần thiết: liệu
pháp chống nôn với Ondansetron (Zofran® 0,15-0,5 mg/kg).
Điều trị sau khi có
chẩn đoán xác định: điều trị thích hợp sau khi có chẩn đoán xác định thiếu hụt
chu trình urea hay bệnh lý axit hữu cơ máu.
Tiên lượng ở trẻ đủ
tháng về các biến chứng thần kinh và phát triển tinh thần sẽ tốt nếu thời gian
hôn mê dưới 36 giờ trước khi bắt đầu liệu pháp đặc hiệu hoặc nồng độ NH3 (µmol/l) nhân với
thời gian hôn mê còn nhỏ hơn <2400 µmol/l.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Zschocke J,
Hoffmann GF. Diagnosis and management of metabolic disorders; Special emergency
medication. In: Vademecum metabolicum: Diagnosis and treatment of inborn
errors of metabolism. Milupa Metabolic Germany, 2011: 7-9.
2. William L. Nyhan.
Metabolic emergency. In: Hoffmann GH, Zschocke J, Nyhan WL. (eds) Inherited
metabolic diseases: A clinical approach. Springer London New York, 2010:
25-34
TĂNG
LACTATE MÁU TRONG CÁC RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA BẨM SINH
1. KHÁI NIỆM
Các giá trị bình
thường:
Máu < 2,1 mmol/l
(<19 mg/dl)
Dịch não tủy <1,8
mmol/l (<16 mg/dl)
Cách thu thập bệnh
phẩm: máu tĩnh mạch không bọ cản trở (ví dụ đường truyền tĩnh mạch) hoặc máu
động mạch, trẻ ở tư thế thư giãn, ống nghiệm có Na-fluoride
Phân tích pyruvate
thường không được chỉ định. Có thể được cân nhắc chỉ định khi lactate tăng để
xác định tỷ số lactate/pyruvate (tình trạng oxy hóa, bình thường <20).
Alanine (axit amin
máu) phản ánh nồng độ pyruvate (và gián tiếp lactate) nhưng không bị ảnh hưởng
bởi sự ngăn cản khi thu thập bệnh phẩm. Bình thường <450 µmol/l, tỷ số
alanine/lysine <3.
2. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
Khó phân biệt tăng
lactate máu tiên phát hay thứ phát, lactate dịch não tủy nên được định lượng
thường quy khi có chỉ định chọc dịch não tủy ở các bệnh nhân có các bệnh lý
thần kinh.
2.1. Các nguyên nhân
thứ phát
- Phổ biến nhất: do
khi thu thập bệnh phẩm đã sử dụng garo xoắn hoặc khó khăn để hút máu
- Vận cơ, hô hấp hỗ
trợ, co giật (lactate có thể đến 4-6 mmol/l)
- Bệnh toàn thân
nặng: giảm oxy máu trung tâm và ngoại vi hoặc thiếu máu cục bộ, sốc, suy tim,
bệnh cơ tim, suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn máu, đái đường…
- Bất kể bệnh chuyển
hóa nặng
- Hội chứng ống thận,
tăng chlo máu, nhiễm trùng tiết niệu (tăng lactic niệu)
- Thuốc
(bigguanides); nhiễm độc (ví dụ: ethanol)
- Cân nhắc thiếu
thiamine
2.2. Các nguyên nhân
chuyển hóa
- Rối loạn chuỗi hô
hấp tế bào hoặc chu trình kreb
- Thiếu hụt pyruvate
dehydrogenase (PDH) hoặc pyruvate carboxylase
- Các rối loạn oxy
hóa axit béo chuỗi dài
- Các bệnh axit hữu
cơ máu, các rối loạn chuyển hóa biotin
- Các bệnh dự trữ glycogen,
các bệnh tân tạo đường
2.3. Các xét nghiệm
- Phân tích
Acylcarnitine sẽ giúp phát hiện chắc chắn hầu hết các rối loạn chuyển hóa axit
béo
- Toan chuyển hóa
nặng như một chỉ điểm của bệnh chuyển hóa tiên phát (ức chế của chu trình
kreb). Không phải luôn gặp trong các rối loạn oxy hóa axit béo.
- Tăng lactate máu
sau ăn (>20%) hoặc thể xeton (xêton máu đảo ngược) có thể chỉ điểm cho thiếu
PDH hoặc thiếu hụt chuỗi hô hấp tương ứng. Tăng lactate sau khi cung cấp
glucose được nhận thấy trong các bệnh dự trữ glycogen type 0, III, VI.
- Sau ăn lactate giảm
xuống và hạ đường máu lúc đói là triệu chứng chỉ điểm của bệnh dự trữ glycogen
type I hoặc thiếu hụt tân tạo đường.
4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU
TRỊ: Điều trị theo chẩn đoán
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Zschocke J, Hoffmann
GF. Diagnosis and management of metabolic disorders; Special emergency
medication. In: Vademecum metabolicum: Diagnosis and treatment of inborn
errors of metabolism. Milupa Metabolic Germany, 2011: 12.
2.William L. Nyhan.
Metabolic emergency. In: Hoffmann GH, Zschocke J, Nyhan WL. (eds) Inherited
metabolic diseases: A clinical approach. Springer London New York, 2010:
25-34.
CHƯƠNG
14: MIỄN DỊCH – DỊ ỨNG HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM
1. ĐẠI CƯƠNG
Hen phế quản (HPQ) là
một bệnh phổi mạn tính được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu: Viêm mạn tính của đường
thở , tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc do dùng thuốc,
tăng tính phản ứng hoặc tăng đáp ứng của đường thở với nhiều loại tác nhân kích
thích bên ngoài . Tỷ lệ mắc HPQ ngày càng tăng ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên
chiếm từ 3- 7% trẻ em tại các nước. Tỷ lệ mắc của hen ở trẻ dưới 5 tuổi tăng
160% trong vòng 2 thập kỉ qua và 80% bệnh nhân bị hen , biểu hiện triệu chứng
bắt đầu trước 5 tuổi. Hen là một trong nguyên nhân kiến trẻ phải đi khám bác sĩ
và nhập viện nhiều, ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của gia đình và xã hội.
Đặc biệt số ca tử vong do hen đã tăng lên gấp đôi trong vòng 2 thập kỉ qua.
Hàng năm thế giới có khoảng 25 vạn người tử vong do hen.
Nguyên nhân gây hen
do sự kết hợp giữa yếu tố gen và môi trường sống. Yếu tố di truyền được cho
thấy đến 60% HPQ có yếu tố truyền từ cha mẹ. HLA liên quan đến di truyền trong
hen như HLA DRB1, DRB3, DRB5, DP1. Các yếu tố tác nhân môi trường thường gặp
bao gồm : Nhiễm virus đường hô hấp , luyện tập gắng sức, tác nhân gây kích ứng
như khói thuốc lá , các dị nguyên trong nhà hoặc ngoài nhà như lông súc vật ,
mạt bụi nhà, gián, thức ăn, ẩm mốc. Thay đổi thời tiết , đặc biệt là thời tiết
lạnh , xúc cảm: cười hoặc tức giận hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là những
tác nhân kích thích đường hô hấp.
Yếu tố nguy cơ hen
phế quản:
- Nguyên nhân phổ
biến gây khò khè ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp. atopi.
- Yếu tố dự báo diễn
biến của khò khè chuyển sang hen là bệnh chàm
- Tiếp xúc với dị
nguyên và các yếu tố gây kích ứng làm tăng nguy cơ bị hen.
- Dị ứng với gián ở
trẻ em sống ở khu vực thành thị.
- Mẹ hút thuốc lá.
- Đẻ non làm tăng
nguy cơ bị hen.
- Các yếu tố nguy cơ
của hen được các nhà nhi khoa đồng thuận như sau:
+ Tiêu chuẩn chính:
bố/ mẹ bị hen; trẻ bị viêm da cơ địa
+ Tiêu chuẩn phụ :
viêm mũi dị ứng ; Khò khè không liên quan đến cảm lạnh, Bạch cầu ái toan ≥ 4%
Trẻ có nguy cơ bị hen
trong độ tuổi từ 6 đến 13 là những trẻ có khò khè tái diễn và kèm theo một
trong 2 tiêu chuẩn chính hoặc 2 trong 3 tiêu chuẩn phụ.
Yếu tố nguy cơ hen
nặng và tử vong do hen bao gồm:
- Tiền sử có đợt cấp
đột ngột và nặng
- Đã từng nhập viện
tại khoa hồi sức, đã từng phải đặt nội khí quản do hen
- Trong khoảng thời
gian 12 tháng qua: Có ≥ 2 lần nhập viện hoặc
- ≥ 3 lần vào khoa
cấp cứu , sử dụng >1 hộp thuốc cắt cơn hen ventoline dạng hít trong 1 tháng,
sử dụng kéo dài corticoid đường uống.
2. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
2.1. Khai thác tiền
sử
Một bệnh sử chi tiết
cần được thu thập từ gia đình và bố mẹ . Hỏi về các triệu chứng như ho , khò
khè, khó thở, tức nặng ngực , đặc biệt tần số bị , mức độ nặng của cơn hen ,
các triệu chứng có trở nên nặng hơn do các tác nhân kích thích không? Xác định
tác nhân kích thích nếu có thể , các triệu chứng nặng lên trong ngày hay vào
ban đêm.
2.2. Khám lâm sàng:
Khám thực thể nên tập
trung vào đường hô hấp , lồng ngực và da . Tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh dị
ứng khác như viêm kết mạc, thâm phù dưới ổ mắt, niêm mạc mũi nhợt và xuất tiết
nhiều . Các dấu hiệu thực thể không thường đi kèm với hen bao gồm chậm tăng
trưởng, tím, ngón tay dùi trống.
2.3. Chẩn đoán phân
biệt
Trước khi nghĩ đến
hen cần loại trừ các bệnh gây khò khè ở trẻ em như : Trào ngược dạ dày thực
quản hoặc hội chứng hít tái diễn, bệnh xơ nang , dị vật đường thở , rối
loạn chức năng dây thanh âm , bất thường giải phẫu đường thở như hẹp, màng ngăn
khí quản , mềm sụn khí phế quản , dị dạng mạch hình nhẫn , khối u trung thất ,
suy tim, suy giảm miễn dịch , bệnh do kí sinh trùng , viêm phế quản do tác nhân
virus.
2.4.Các xét nghiệm
cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận
lâm sàng là không cần thiết cho việc chẩn đoán hen.
+ Đo nồng độ IgE và
dị nguyên có thể hữu ích để bắt đầu điều trị
+ Tổng phân tích tế
bào máu ngoại vi có thể chỉ ra một tình trạng dị ứng hoặc suy giảm miễn dịch.
Khí máu khi có suy hô hấp.
+ Xquang lồng ngực:
hữu ích để loại trừ các tình trạng như hít phải dị vật
+ Đo nồng độ oxit
nitơ (NO) trong khí thở ra được dùng để định hướng chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều
trị và theo dõi mức độ kiểm soát bệnh hen.
2.5. Các kĩ thuật để
chẩn đoán
Đo chức năng hô hấp
là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ nặng của tắc nghẽn đường thở.
Chỉ tiến hành được ở
trẻ ≥5 tuổi và trẻ có thể hợp tác.
Các chỉ số cân đánh
giá: FEV1, dung tích sống gắng sức, tốc độ luồng khí thở ra gắng sức ở giữa thì
thở ra, đồ thị thể tích khí thở.
Đối với trẻ dưới 5
tuổi có thể dùng kỹ thuật đo dao động xung ký để đánh giá tình trạng tăng sức
cản đường thở ở trẻ hen phế quản.
- Xác định tắc nghẽn
đường thở và tắc nghẽn có thể hồi phục không
- Test phục hồi phế
quản là đo chức năng hô hấp trước và sau dùng thuốc giãn phế quản để xác định
chẩn đoán và phân loại mức độ nặng
- Đo lưu lượng đỉnh
có giá trị như một công cụ theo dõi
3. CHẨN ĐOÁN
5 tiêu chuẩn chẩn
đoán
- Ho, khò khè, khó
thở, nặng ngực tái đi tái lại
- Tình trạng trên có
đáp ứng với thuốc dãn phế quản
- Có tiền căn gia
đình cha, mẹ, anh chị em ruột hen hay có yếu tố khởi phát hen.
- Đã loại trừ các
nguyên nhân gây khò khè khác
- Khám lâm sàng có
hội chứng tắc nghẽn nghe phổi có ran ngáy, rít; đo chức năng hô hấp có FEV1 giảm,
sau khi dùng thuốc dãn phế quản FEV1 tăng ít nhất 12% hay 200ml.
3.1. Chẩn đoán mức độ
nặng của cơn hen cấp
Bảng
1. Đánh giá mức độ nặng của cơn hen cấp tính
Chỉ
số
|
Nhẹ
|
Nặng
vừa
|
Nặng
|
Nguy
hiểm đến tính mạng
|
Khó thở
|
Khi gắng sức (bú,
khóc, hoạt động)
|
Khi gắng sức (bú,
khóc, hoạt động)
|
Khó thở cả khi nghỉ
ngõi
|
Khó thở dữ dội
|
Tần số thở
|
Bình thường
|
Thở nhanh
|
Thở nhanh
|
Rối loạn nhịp thở
|
Co kéo cơ hô hấp,
rút lõm lồng ngực
|
Không
|
Co kéo cơ hô hấp
|
Co kéo cơ hô hấp,
rút lõm lồng ngực
|
Cử động ngực bụng
đảo ngược
|
Nói hoặc khóc
|
Nói được cả câu,
trẻ nhỏ khóc kéo dài
|
Ngắt đoạn
|
Từng từ, khóc yếu
|
Không nói được,
không khóc được
|
Tinh thần
|
Tỉnh
|
Tỉnh
|
Kích thích
|
Li bì, lơ mơ
|
Rale rít, rale gáy
|
Nghe thấy cuối thì
thở ra
|
Nghe thấy cả thì
thở ra
|
Nghe thấy cả hai
thì
|
Không nghe thấy
(phổi câm)
|
Mạch
|
Bình thường
|
Hơi nhanh
|
Nhanh
|
Không bắt được mạch
|
SaO2
|
>95%
|
91-05%
|
<90%
|
Rất giảm
|
FEV1 (PEF) ở trẻ
lớn
|
>80%
|
50-80%
|
<50%
|
Không đo được
|
3.2. Phân loại hen
theo bậc của GINA
Bảng
2. Phân loại mức độ nặng của bệnh hen phế quản
Bậc
hen
|
Triệu
chứng/ ngày
|
Triệu
chứng/đêm
|
PEF
hay FEV1 Giao động PEF
|
Bậc
1-Gián đoạn
|
<1
lần/ tuần
Không
triệu chứng và PEF bình thường giữa các cơn
|
£ 2 lần/ tháng
|
³80%
<20%
|
Bậc
2-Nhẹ dai dẳng
|
>1
lần/ tuần nhưng
<1
lần/ ngày
Cơn
có thể ảnh hưởng tới hoạt động
|
³2 lần/ tháng
|
³80%
20-
30%
|
Bậc
3 -Trung bình dai dẳng
|
Hàng
ngày
Cơn
hen ảnh hưởng tới hoạt động
|
>1
lần/ tuần
|
60-
80%
>30%
|
Bậc
4- Nặng dai dẳng
|
Liên
tục
Giới
hạn hoạt động thể lực
|
Thường
xuyên
|
£ 60%
>30%
|
Bảng
3. Mức độ kiểm soát hen của GINA 2014
Hỏi
trong vòng 4 tuần qua:
Triệu
chứng
|
Mức
độ kiểm soát
|
Kiểm
soát tốt
|
Kiểm
soát 1 phần
|
Không
kiểm soát
|
1.
Triệu chứng ban ngày
Trẻ
≥ 6 tuổi: trên 2 lần / tuần
Trẻ
≤ 5 tuổi: trên 1 lần /
tuần,
kéo dài vài phút
|
Không
có bất kỳ triệu chứng nào
|
Có
1 - 2 triệu chứng
|
Có
3- 4 triệu chứng
|
2.
Hạn chế hoạt động
|
3.
Nhu cầu thuốc cắt cơn
Trẻ
≥ 6 tuổi: trên 2 lần / tuần
Trẻ
≤ 5 tuổi: trên 1 lần / tuần
|
4.
Triệu chứng thức giấc về đêm
|
Phân loại hen có thể
thay đổi theo thời gian theo dõi và điều trị
4.TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị nhằm 5 mục
tiêu
- Phòng các triệu
chứng mạn tính và khó chịu
- Duy trì chức năng
hô hấp bình thường hoặc gần như bình thường
- Duy trì mức độ hoạt
động bình thường, gồm cả tập luyện gắng sức
- Phòng các đợt hen
cấp
- Cung cấp các liệu
pháp dùng thuốc tối ưu với các tác dụng phụ ít nhất hoặc không có tác dụng phụ.
4.2. Có 4 can thiệp
cần thiết để đạt được các mục tiêu trên:
- Đo lường khách quan
chức năng phổi : đo chức năng phổi hoặc theo dõi lưu lượng đỉnh
- Liệu pháp dùng
thuốc:
+ Thuốc giảm co thắt
và giảm nhanh các triệu chứng bao gồm thuốc cường beta tác dụng ngắn, corticoid
toàn thân, thuốc kháng cholinergic.
+ Điều trị viêm kèm
theo: thuốc cường beta tác dụng kéo dài , Corticoid dạng hít, thuốc chống viêm
không steroid, thuốc kháng leucotrien, Theophyline
- Kiểm soát các di
nguyên và yếu tố gây kích ứng trong môi trường.
- Giáo dục bệnh nhân.
4.3. Điều trị cụ thể
+ Điều trị cắt cơn:
Điều trị cắt cơn phụ
thuộc vào mức độ nặng của cơn hen cấp và mức đáp ứng của từng bệnh nhân để xử
lý cho phù hợp. Các thuốc thường dùng trong xử lý cơn hen cấp bao gồm:
- Cường beta tác dụng
ngắn là thuốc được dùng nhiều nhất với tác dụng giãn phế quản , bảo vệ phế quản
, phòng co cơ phế quản do tập luyện gắng sức : Thuốc có dạng uống, xịt định
liều, khí dung, tiêm truyền tĩnh mạch. Các tác dụng phụ phổ biến : Nhịp tim
nhanh , run tay, đau đầu, đánh trống ngực , hạ kali máu, tăng đường huyết.
- Một đợt dùng ngăn
corticoid đường uống là thuốc giảm triệu chứng nhanh do tác dụng chống viêm
rộng rãi , thường dùng trong 3-5 ngày ở trẻ em dưới 5 tuổi, 5-7 ngày ở trẻ lớn
hơn 5 tuổi nhằm đạt được bước đầu kiểm soát hen và giải quyết nhanh đợt cấp của
hen nặng và hen vừa dai dẳng . Ví dụ Prednisolone dang dung dịch : 5mg/5mL hoặc
viên, tấn công : 1-2 mg/kg/ngày (tối đa 60mg/ngày).
- Thuốc kháng
cholinergic kết hợp với cường beta giao cảm , có tác dụng tốt trong điều trị
đợt cấp của hen . Thuốc phổ biến nhất là Ipratropium . Tại Việt nam hiện có
dạng khí dung. Liều 1 ống 4 lần/ngày, 0.25-2mg/kg hoặc mỗi ngày với liều đơn
khi cần thiết để đạt được kiểm soát kéo dài, tối đa 60mg/ngày.
+ Điều trị dự phòng
hen: lựa chọn thuốc dự phòng hen dựa theo bậc hen và theo thể lâm sàng, theo
nhóm tuổi và mức độ kiểm soát hen
- Nguyên tắc: ở trẻ
dưới 5 tuổi hen dai dẳng, điều trị dự phòng bằng antileucotrien (LTRA) hàng
ngày đáp ứng kém, có tiền sử dị ứng trong gia đình thì cần nhắc dùng corticoid
đường hít (ICS) liều thấp dùng hàng ngày được khuyến cáo như là điều trị ban
đầu để kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều trị ít nhất 3 tháng để đánh giá
hiệu quả kiểm soát hen tốt. Ở trẻ nhỏ khò khè tái diễn do nhiễm virut, không có
tiền sử dị ứng có thể dùng LTRA dự phòng.
Lựa
chọn khuyến cáo cho điều trị khởi đầu
Triệu
chứng hiện tại
|
Thuốc
dự phòng ban đầu đề xuất
|
Triệu chứng hen hoặc
nhu cầu cần thuốc cắt cơn tác dụng ngắn (SABA) < 2 lần/ tháng; không thức
giấc về đêm do hen trong tháng qua; và không có nguy cơ cơn kịch phát, bao
gồm không có cơn kịch phát trong năm qua
|
Không cần thuốc dự
phòng
|
Tần xuất triệu
chứng hen ít, nhưng bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây kịch phát;
vd chức năng phổi thấp, hoặc cơn kịch phát cần cấp cứu trong năm qua, hoặc đã
từng phải chăm sóc đặc biệt vì hen
|
Liều thấp ICS
|
Triệu chứng hen cần
SABA từ 2 lần một tháng đến 2 lần một tuần, hoặc bệnh nhân thức giấc vì hen
một hoặc nhiều lần một tháng
|
Liều thấp ICS
|
Triệu chứng hen cần
SABA từ 2 lần một tuần
|
Liều thấp ICS
Lựa chọn khác ít
hiệu quả hơn LTRA
|
Triệu chứng hen ảnh
hưởng hầu hết các ngày; hoặc thức giấc về đêm do hen một lần một tuần hoặc hơn,
đặc biệt nếu bất kỳ yếu tố nguy cơ nào tồn tại
|
Liều trung bình ICS
Liều thấp ICS/LABA
|
Biểu hiện hen ban
đầu triệu chứng hen không kiểm soát nặng, hoặc với đợt hen kịch phát
|
OCS đợt ngắn VÀ
Bắt đầu thuốc dự
phòng; lựa chọn là:
ICS liều cao hoặc
ICS/LABA liều trung
bình
|
Trước khi điều trị
dự phòng bắt đầu
|
- Ghi lại chứng cứ
chẩn đoán hen, nếu có thể
- Ghi lại mức độ
kiểm soát triệu chứng của bệnh nhân và yếu tố nguy cơ, bao gồm cả chức năng
phổi.
- Cân nhắc yếu tố
ảnh hưởng lựa chọn điều trị
- Đảm bảo rằng bệnh
nhân có thể sử dụng xịt đúng cách
- Lên lịch khám lại
|
Sau khởi đầu điều
trị dự phòng
|
- Đánh giá đáp ứng
của bệnh nhân sau 2-3 tháng, hoặc sớm hơn phụ thuộc vào mức độ cần thiết lâm
sàng
- Giảm liều một khi
kiểm soát tốt đạt được và duy trì trong 3 tháng
|
4.4. Khi nào cần nhập
viện
Nhập viện cần được
chỉ định khi : trẻ không đáp ứng với liệu pháp dùng cường beta, trẻ có lưu
lượng đỉnh <50% so với kết quả tốt nhất trước đó sau khi dùng cường beta,
trẻ có biểu hiện khó thở, với các bằng chứng:
- Co kéo lồng ngực và
cổ
- Tư thế rướn người
- Khó đi lại và nói
chuyện
- Ngừng chơi hoặc
không thể chơi lại
- Môi hoặc móng tay
tím.
4.5. Khi nào cần
chuyển bác sĩ chuyên khoa
Chuyển cho bác sĩ
chuyên khoa hen khi:
+ Trẻ có đợt cấp đe
dọa tính mạng và nhập viện khoa điều trị tích cực
+ Không đạt được kiểm
soát sau 3-6 tháng điều trị
+ Dấu hiệu và triệu
chứng không điển hình
+ Biểu hiện hen nặng
dai dẳng
+ Trẻ cần 2 đợt
corticoid đường uống trong 1 năm
4.6. Theo dõi và một
số yếu tố ảnh hưởng
- Các yếu tố ảnh
hưởng đến đáp ứng với điều trị : đặc điểm của thuốc như mùi vị, liều dùng và khoảng
cách giữa các liều, tác dụng phụ và chi phí .
- Những thay đổi về
phía bệnh nhân: bệnh nhân quan tâm và tuân thủ điều trị, nhận thức về mức độ
nặng của bệnh và không thể dùng được thuốc.
- Yếu tố liên quan
đến thầy thuốc : thiếu giao tiếp với bệnh nhân , không theo dõi bệnh nhân
thường xuyên, dùng thuốc sai về liều và loại thuốc
- Để phát huy thanh
công trong kiểm soát bệnh:
+ Thầy thuốc cần chu
đáo và thân thiện
+ Người bệnh nên được
hỗ trợ và khen ngợi khuyến khích
+ Phát hiện ra những
quan tâm của gia đinh và làm dịu đi những nỗi sợ hãi của họ.
+ Tiếp tục giáo dục
bệnh nhân để cung cấp thông tin về liều trình điều trị và kĩ thuật dùng thuốc
+ Trao đổi với thầy
cô ở trường
+ Xây dựng một kế
hoạch với từng bệnh nhân bị hen
+ Trẻ nên được phép
mang và sử dụng thuốc cường beta tác dụng ngắn để giảm nhanh triệu chứng.
- 5 câu hỏi cần hỏi
khi bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp điều trị hợp lý: Bệnh đó có phải là
hen không? Tổn thương giải phẫu hoặc các tình trạng bệnh lý khác cần được loại
trừ, bệnh nhân có dung nạp liệu pháp điều trị? Kĩ thuật dùng thuốc của bệnh
nhân có đúng không ? Bệnh nhân có hết thuốc hoặc không nhận ra điều đó? Bệnh
nhân có thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân gây khởi phát cơn hen
cấp không ?
XỬ
TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM
Hen phế quản (HPQ) là
bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Hen là tình trạng bệnh lý đa
dạng, với đặc điểm là viêm mạn tính đường thở. Hen được đặc trưng bởi tiền sử
có các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay
đổi theo thời gian và cường độ, cùng với hạn chế thông khí dao động.
Dịch tễ học:
HPQ là một bệnh phổ
biến. Trên thế giới có 300 triệu người mắc bệnh hen. Tỷ lệ mắc HPQ ở trẻ em
thay đổi tuỳ theo từng nước, dao động từ 3-20%. Các nước nói tiếng Anh, các
nước vùng ven biển, vùng ôn đới có tỷ lệ trẻ mắc hen cao nhất. Ngược lại, những
nước đang phát triển hoặc các nước nhiệt đới, tỷ lệ trẻ mắc HPQ thường thấp.
Một nghiên cứu tại Hà
Nội năm 2003 trên trẻ em từ 5-11 tuổi chỉ ra rằng: tỷ lệ trẻ đã từng khò khè
24,9%, khò khè trong vòng 12 tháng qua 14,9%, từng bị HPQ 12,1%, HPQ được chẩn
đoán bởi bác sĩ là 13,9.
Yếu tố kích thích
khởi phát cơn hen phế quản cấp:
- HPQ là bệnh hô hấp
mạn có những giai đoạn khởi phát xen lẫn các thời kỳ thuyên giảm. Cơn HPQ cấp
có thể xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong năm, gây ra bởi các yếu tố kích
thích khác nhau và gây ra các phản ứng viêm khác nhau.
- Các yếu tố gây khởi
phát cơn hen cấp:
+ Nhiễm virus đường
hô hấp
+ Tiếp xúc với dị
nguyên đường hô hấp
+ Gắng sức
+ Khói thuốc lá
+ Ô nhiễm môi trường
+ Thay đổi thời tiết
+ Yếu tố tâm lý Chẩn
đoán cơn hen cấp Triệu chứng cơ năng
Ho: khởi đầu là ho
khan, sau xuất tiết nhiều đờm rãi, ho dai dẳng, ho nhiều nửa đêm về sáng, nhất
là khi thay đổi thời tiết.
Khạc đờm: đờm trắng,
bóng, dính.
Khó thở: khó thở
thường xuyên kiểu khó thở ra, có tiếng khò khè, cò cử chủ yếu nửa đêm về sáng.
Trước khi khò khè thường xuất hiện một số dấu hiệu báo trước như hắt hơi, ngứa
mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hoặc một số triệu chứng khác như chán ăn, đau
bụng, nặng ngực...
Triệu chứng thực thể
Gõ phổi: có thể thấy
vang hơn bình thường, lồng ngực như bị giãn ra. Nghe phổi: nghe ran rít, ran
ngáy, tiếng khò khè lan tỏa, rì rào phế nang âm sắc trở nên rít, thì thở ra
mạnh và kéo dài.
Trường hợp HPQ kéo
dài, lồng ngực có thể bị nhô ra phía trước, biến dạng.
Cận lâm sàng
- X quang: giai đoạn
đầu X- quang tim phổi thường bình thường, sau đó xuất hiện hiện tượng ứ khí,
lồng ngực giãn rộng. Nếu bệnh nhân ho khạc nhiều đờm có thể thấy các biến chứng
tắc nghẽn trên phim X quang, có thể thấy hình ảnh rối loạn thông khí, xẹp phổi.
- Máu: tăng BC ái
toan, thường trên 5%. IgE thường tăng.
- Khí máu: chỉ định
làm khí máu khi có suy hô hấp.
- Thăm dò chức năng
hô hấp: đánh giá mức độ nặng của hen, độ tắc nghẽn đường thở cũng như kết quả điều
trị.
+ FEV1 giảm
+ FVC giảm
+ Tỷ lệ FEV1/FVC giảm
(chỉ số Tiffeneau giảm).
- Đo lưu lượng đỉnh:
đo lưu lượng đỉnh thì thở ra (PEF) để đánh giá mức độ nặng của tắc nghẽn đường
thở.
Chẩn đoán mức độ nặng
của cơn hen cấp
Đánh giá cơn hen cấp
tính
Triệu
chứng
|
Nhẹ
|
Trung
bình
|
Nặng
|
Ý
thức
|
Tỉnh
|
Tỉnh
|
Kích
thích, lẫn, u ám
|
SaO2
|
94%
|
94-90%
|
<90%
|
Nói
|
Nói
bình thường
|
Từng
cụm từ
|
Từng
từ, không nói được
|
Mạch
|
<
100 lần/phút
|
100-200
lần/phút
|
>200
lần/phút
|
Tím
trung ương
|
Không
|
Không
|
Có
|
Khò
khè
|
Thay
đổi
|
Trung
bình đến nặng
|
Yên
ắng
|
Cung
lượng đỉnh
|
>60%
|
40-60%
|
<
40%, không thể đo
|
FEV1
|
>60%
|
40-60%
|
<40%,
không đo được
|
Điều trị cơn hen cấp
Nguyên tắc:
- Nếu trẻ đang có cơn
hen nặng, dùng oxygen và SABA ngay lập tức sau hỏi tiền sử và khám lâm sàng.
- Giám sát điều trị
và nhắc lại SABA nếu cần. Nhắc lại mỗi 20 phút đến khi hen được kiểm soát.
- Trẻ đang dùng thuốc
phòng cần tiếp tục dùng thuốc ngay trong cơn hen cấp.
Điều trị cơn hen cấp
mức độ nhẹ ( Điều trị tại phòng khám)
- Salbutamol dạng xịt
bình định liều 6 nhát ( trẻ < 6 tuổi) hoặc 12 nhát (trẻ > 6 tuổi).
- Trẻ dưới 6 tuổi
hoặc trẻ không có kỹ thuật hít tốt cần dùng Salbutamol dạng bình hít định liều
kết hợp với buồng đệm. Trẻ trên 6 tuổi và có kỹ thuật hít tốt dùng bình hít
định liều.
- Khám lại sau mỗi 20
phút và nhắc lại nếu cần hoặc đánh giá thấy con hen mức độ trung bình hoặc nặng
- Xem xét sử dụng
corticoid đường toàn thân (prednisolone 1mg/kg tới 60 mg/ngày.
- Trong trường hợp
trẻ không dung nạp thuốc hoặc chống chỉ định dùng corticoid đường uống, xem xét
sử dụng khí dungbudesonide: 1mg x 2 lần/ngày
- Khám lại ít nhất
sau 20 phút sau liều SABA cuối cùng trước khi trẻ về nhà.
Điều trị cơn hen mức
độ trung bình
- Trẻ với cơn hen
trung bình đòi hỏi phải nhập viện
- Khởi phát, 6 nhát
salbutamol (trẻ dưới 6 tuổi), hoặc 12 nhát (trẻ trên 6 tuổi).
- Trẻ dưới 6 tuổi
hoặc trẻ không có kỹ thuật hít tốt cần dùng Salbutamol dạng bình hít định liều
kết hợp với buồng đệm. Trẻ trên 6 tuổi và có kỹ thuật hít tốt dùng bình hít
định liều.
- Nếu trẻ khó hợp
tác, trẻ nhỏ có thể dùng Salbutamol đường khí dung thay thế dạng xịt.
- Nếu liều khởi phát
chưa đáp ứng, nhắc lại mỗi 20 phút cho tới 2 lần nữa, sau đó dùng thuốc mỗi 1-4
giờ.
- Giám sát bão hoà
oxy. Cho thở oxy nếu cần.
- Dùng prednisolon
đường uống 1mg/kg/ngày
- Trong trường hợp
trẻ không dung nạp thuốc hoặc chống chỉ định dùng Steroid đường uống, xem xét
sử dụng khí dungbudesonide: 1mg x 2 lần/ngày
- X-quang: không cần thiết
trừ khi có dấu hiệu đặc biệt
- Nếu trẻ không thể
nhập viện, giám sát ít nhất 1 giờ sau liều thuốc cuối cùng.
Điều trị cơn hen mức
độ nặng ở trẻ em
- Cần phải nhập viện
theo dõi tại đơn vị hồi sức.
- Dùng đồng vận β2
tác dụng ngắn khí dung với oxy.
- Thở Oxy có kiểm
soát để duy trì độ bão hòa oxy từ 94- 98%. Có thể làm khí máu.
- Xem xét phối hợp
Ipratropium bromide khí dung để bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi cơn hen cấp
nặng.
- Cho corticoid toàn
thân:
Dùng prednisolon
đường uống 1mg/kg/ngày cho tới 60 mg x 5 ngày.
Hoặc Methyprednisolon
IV 1mg/kg (liều tối đa 60 mg) mỗi 6 giờ ngày 1, sau đó mỗi 12 giờ ngày thứ 2,
sau đó hàng ngày.
- Nếu bệnh nhân đáp
ứng kém hoặc không đáp ứng, xem xét dùng MgSO4: 50mg/kg (25-75mg/kg) truyền tĩnh mạch trên
20 phút (liều tối đa 2g). Các khuyến cáo hiện nay thường chỉ định dùng MgSO4 ở trẻ trên 2 tuổi.
Trẻ dưới 2 tuổi được khuyến cáo sử dụng Aminophylline tĩnh mạch chậm.
- Trường hợp hen rất
nặng, đe dọa cuộc sống:
Aminophylline tĩnh
mạch chậm chỉ cho trong trường hợp cấp cứu tại khoa hồi sức, liều 5- 7 mg/kg.
Liều duy trì 1,1mg/kg/giờ (trẻ dưới 9 tuổi) hoặc 0,7 mg/kg/giờ (trẻ trên 9
tuổi). Nên định lượng Theophyline trong máu sau truyền 12- 24 giờ để điều chỉnh
liều cho thích hợp
Hoặc:
Salbutamol tĩnh mạch
chậm 15 mcg/kg/ 10 phút, sau đó 1 mcg/kg/ phút duy trì cho đến cắt cơn khó thở.
Trường hợp bệnh vẫn
diến biến xấu, suy hô hấp nặng, xem xét đặt nội khí quản và cài đặt thông số
máy phù hợp. Bệnh nhân vẫn phải duy trì thuốc giãn phế quản đường tĩnh mạch
Chụp X- quang tim
phổi khi nghi ngờ biến chứng viêm phổi hay nghi ngờ chẩn đoán khác.
Theo dõi sau điều trị
cơn hen cấp
- Tiếp tục cho SABA
cho đến khi bệnh nhân hết nhu cầu
- Dùng Corticoid
đường uống trong 3- 5 ngày
- Dặn bà mẹ mang trẻ
trở lại viện nếu hen nặng lên.
- Khám lại sau 2 tuần
Điều
trị
|
Nhẹ
|
Trung
bình
|
Nặng
đe doạ tính mạng
|
Yêu cầu nhập viện
|
Không
cần
|
Cần
|
Bắt buộc, hồi sức
|
Cung cấp oxy
|
Không
|
Có
thể cần
Giám
sát SaO2
|
Bắt buộc
Giám sát Oxy, khí
máu
|
Salbutamol
|
4-6
nhát
(<6T)
8-12
nhát
(>6T)
Khám
lại sau 20 phút
|
6
nhát (<6T)
12
nhát (>6 T)
Nếu
không đáp ứng, nhắc lại sau 20 phút thêm 2 lần
Sau
đó cho thuốc mỗi 1-4 giờ
|
Nếu trẻ có dấu hiệu
đe doạ cuộc sống, dùng Salbutamol khí dung qua oxy
Nếu không đáp ứng,
Salbutamol tĩnh mạch 15 mcg / kg /10 phút, sau đó 1 mcg / kg /phút.
|
Ipratropium
|
Không
|
Có
thể
|
2 nhát (<6 T) và
4 nhát (>6T) mỗi 20 phút x 3 lần trong giờ đầu tiên hoặc khí dung
Ipratropium.
|
Corticoid toàn thân
|
Có
thể
|
Uống
Prednisolon 1 mg/kg/ngày x 3ngày
|
Uống Prednisolon 1
mg/kg/ngày x 5 ngày
Methyprednisolon IV
1mg/kg/6 giờ ngày 1,12 giờ ngày 2 và hàng ngày.
|
Aminophylli ne
|
Không
|
Không
|
Tại khoa hồi
sức:Tải liều 5-7 mg/kg
Duy trì1,1mg/kg/giờ
<9T; 0,7 mg/kg/giờ >9T
|
MgSO4
|
Không
|
Có
thể
|
50mg/kg truyền tĩnh
mạch 20 phút
|
Đánh giá
|
20
phút sau dùng thuốc
|
1
giờ sau liều cuối
|
Bắt buộc nhập viện
|
NHIỄM
TRÙNG TÁI DIỄN (Recurrent infection)
1. ĐỊNH NGHĨA
Kiểu hình bình thường
trong nhiễm khuẩn ở trẻ em
- Một đứa trẻ khỏe
mạnh có thể bị 6-8 lần nhiễm khuẩn đường hô hấp trong 1 năm ở những năm đầu
đời.
- Trên 15 lần nhiễm
khuẩn/ 1 năm cũng có thể được xem là trong giới hạn bình thường.
- Tần suất của nhiễm
khuẩn tăng là do sự chưa trưởng thành của hệ miễn dịch và việc thường xuyên
phơi nhiễm với các mầm bệnh.
Nhiễm khuẩn tái diễn:
có thể là một triệu chứng của bệnh lí hệ miễn dịch
- Ít phổi biến hơn
những nhiễm khuẩn thông thường ở trẻ em.
- Phát hiện sớm ở
những đứa trẻ này rất khó khăn.
- Sự can thiệp đúng
có thể làm giảm tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong.
Dịch tễ học
Ở cá thể có hệ miễn
dịch bình thường, nhiễm khuẩn có thể:
- Thường xảy ra vào
mùa đông
- Có thời kì khỏe
mạnh giữa các đợt nhiễm trùng
- Thời gian kéo dài
của một đợt ốm do virus khoảng 7-10 ngày
- Tự hạn chế, khỏi
Ở cá thể có sự thiếu
hụt chức năng miễn dịch nguyên phát:
- Khoảng 1/10000 ca
- Trẻ nam thường gặp
hơn trẻ nữ do một số hội chứng liên quan đến nhiễm sắc thể X.
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Các bất thường về
giải phẫu, sinh lí và hàng rào bảo vệ cơ thể:
- Tăng tính nhạy cảm
của trẻ với viêm tai giữa là kết quả của rối loạn chức năng của vòi Eustachian,
ít có liên quan tới suy giảm miễn dịch.
- Viêm màng não tái
diễn có thể do kết quả của rò dịch não tủy não tủy.
- Viêm phổi tái diễn
có thể là kết quả của sự thâm nhập của các kháng nguyên là qua đường hô hấp, rò
khí thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn chức năng của cơ hô hấp,
và hội chứng bất hoạt lông chuyển của đường thở.
- Các bệnh phản ứng
của đường thở có thể gây ra triệu chứng đường hô hấp tái diễn có thâm nhiễm
phổi.
- Nhiễm khuẩn tái
diễn có thể là kết quả của sự thay đổi của hệ vi khuẩn thường liên quan tới sử
dụng kháng sinh.
- Do rối loạn tuần
hoàn.
Suy giảm miễn dịch
thứ phát:
- Thường gặp hơn so
với suy giảm miễn dịch nguyên phát
- Nguyên nhân dẫn đến
sự suy giảm của hệ miễn dịch, bao gồm:
+ Nhiễm khuẩn
+ Ung thư
+ Nguyên nhân do
thuốc ức chế miễn dịch
+ Dinh dưỡng
+ Hệ liên võng nội mô
+ Rối loạn chuyển hóa
+ Ghép tạng
+ Bệnh lí của khớp
+ Một số phương pháp điều
trị mới, như anticytokines hay là đưa các yếu tố lạ vào cơ thể (catheter, van
tim).
Suy giảm miễn dịch
nguyên phát:
- Ít phổ biến hơn thứ
phát
- Nguyên nhân do tổn
thương trong hệ thống miễn dịch
- Được phân loại dựa
vào các thành phần cấu tạo nên hệ miễn dịch như miễn dịch dịch thể, miễn dịch
tế bào, bổ thể và khả năng thực bào.
3. BỆNH SỬ
Khai thác bệnh sử một
cách toàn diện cho tất cả trẻ em được đánh giá là có nhiễm trùng tái diễn.
Các đặc điểm của
những lần nhiễm trùng trước bao gồm: Nguyên nhân gây nhiễm trùng, thời gian kéo
dài của bệnh, có cần vào viện điều trị hay không, kết quả điều trị, thuốc sử
dụng…
Tiền sử gia đình rất
quan trọng: một số bệnh lí hệ miễn dịch có tính chất di truyền.
Tiền sử tiếp xúc với
các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV: thường ở tuổi thanh niên, có sử dụng ma túy, mẹ
có thể truyền cho con trong giai đoạn mang thai, đã từng truyền máu hoặc quan
hệ với nhiều bạn tình, tiền sử quan hệ với người bị HIV, quan hệ tình dục đồng
giới.
Xem xét toàn bộ hệ
thống các cơ quan: chú ý tới những đặc tính đã biết liên quan đến hội chứng suy
giảm miễn dịch như:
- Rối loạn phát triển
- Tiêu chảy khó điểu
trị
- Tình trạng của bệnh
lí khớp
- Gan lách to
- Nổi hạch
- Thiếu hụt mô Lympho
- Xuất huyết giảm
tiểu cầu
Tiền sử tiêm chủng:
rối loạn trong việc tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể có thể liên quan tới sự
suy giảm miễn dịch.
Nhiễm khuẩn kết hợp
với rối loạn miễn dịch có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: Tăng tần suất mắc các
loại nhiễm khuẩn thông thường hoặc nhiễm trùng tái diễn.Bệnh nhân suy giảm miễn
dịch có thể làm tăng số lần nhiễm các khuẩn thông thường, tăng vể mức độ nặng,
kéo dài và không đáp ứng với điều trị.
Suy giảm miễn dịch có
thể gây nhiễm các loại khuẩn mà thông thường ở những lứa tuổi đó ít gặp.
Suy giảm miễn dịch có
thể gây ra nhiễm trùng cơ hội như Pneumocystis carinii, Cryptococcus
neuformans.
Suy giảm miễn dịch có
thể làm trẻ mắc bệnh sau khi tiêm vắc xin sống giảm động lực như lao.
4. KHÁM LÂM SÀNG
Trẻ với tình trạng
suy giảm miễn dịch thường có những bệnh mạn tính
Nên đo các chỉ số
phát triển để phát hiện tình trạng chậm lớn của trẻ như cân nặng, chiều cao,
hay vòng đầu
Một số triệu chứng
lâm sàng có thể gợi ý đến tình trạng suy giảm miễn dịch như:
- Không có amidal
- Gan lạch to và nổi
hạch toàn thân
- Tổn thương da như
eczema, ápxe,
Tìm kiếm một số triệu
chứng của nhiễm trùng tái diễn như mờ và co kéo màng nhĩ, tưa miệng…
Lưu ý đến một số dấu
hiệu hay triệu chứng đặc trưng có thể gợi ý đến các hội chứng suy giảm miễn
dịch.
Một số triệu chứng
kết hợp với suy giảm miễn dịch tiên phát như:
- Tiêu chảy kéo dài
và rối loạn hấp thu.
- Thiếu hụt miễn dịch
nặng kết hợp, thường liên quan tới nhiễm sắc thể (NST) X, hạ gamaglobulin huyết
thanh, và một số rối loạn miễn dịch khác.
- Tình trạng bệnh lí
ở khớp (thiếu hụt IgA)
- Gan lạch to, hạch
toàn thân (Hội chứng tăng IgM)
- Không có cơ quan
lympho (XLA)
- Xuất huyết giảm
tiểu cầu (Hội chứng Wiskott- Aldrich)
- Exzema (Hội chứng
HyperIgE).
5. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
Suy giảm miễn dịch
thứ phát:
- Nhiễm khuẩn; HIV,
rubella bẩm sinh
- Ung thư, U lympho,
bạch cầu cấp
- Do thuốc: thuốc gây
độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch và corticoid
- Dinh dưỡng: suy
dinh dưỡng nặng
- Rối loạn chức năng
của lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, congenital asplenia
- Rối loạn chuyển
hóa: Tăng u rê, hội chứng mất protein đường tiêu hóa, tiểu đường, galactosemia
- Rối loạn NST: hội
chứng Down, Hội chứng Bloom
- Đang sử dụng các
phương pháp điều trị bệnh: Ghép tạng, ung thư hay liệu pháp gây độc tế bào
trong điều trị khối u
- Cấy ghép: van tim
nhân tạo, đặt catheter
Suy giảm miễn dịch
nguyên phát:
- Đánh giá bệnh nhân
có suy giảm miễn dịch tiên phát được đặt ra sau khi loại trừ bệnh nhân suy giảm
miễn dịch thứ phát hoặc nguyên nhân không thuộc hệ miễn dịch như giải phẫu…
- Phần lớn xuất hiện
triệu chứng ở những năm đầu đời, trừ suy giảm miễn dịch dịch thể thông thường
và thiếu hụt một số thành phần của bổ thể.
- Suy giảm miễn dịch
nguyên phát được phân loại dựa vào các thành phần cấu thành hệ thống miễn dịch
như sau:
+ Miễn dịch dịch thể:
đảm nhiệm vai trò kháng thể trung hòa của hệ thống miễn dịch, chiếm 50-70% tổng
số các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát, triệu chứng trẻ dễ bị nhiễm khuẩn
tái diễn ở xoang và phổi bởi các vi khuẩn như phế cầu, HI.
+ Kết hợp giữa miễn
dịch dịch thể và miễn dịch tế bào: là nhóm hay gặp thứ 2 trong suy giảm miễn
dịch nguyên phát.Trẻ thường bị nhiễm nấm, các loại virus và vi khuẩn
micobacteria, có thể nhiễm nấm candida. Những vi khuẩn gây bệnh thông thường
gặp ở trẻ em có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng.
+ Bổ thể: đây là loại
ít phổ biến nhất trong suy giảm miễn dịch nguyên phát.Thường gặp ở những trẻ
lớn và trẻ vị thành niên.Có thể gặp nhiễm khuẩn tái diễn do não mô cầu: viêm
màng não, viêm màng não do lậu, ở trẻ em có thể gặp viêm khớp do lậu.
+ Khả năng thực bào:
thiếu hụt một số loại tế bào như giảm bạch cầu bẩm sinh, giảm bạch cầu theo chu
kì, rối loạn hóa ứng động bạch cầu như rối loạn yếu tố bám dính bạch cầu. Một
số bệnh đặc trưng ở trẻ nhỏ như nhiễm trùng da tái diễn, ápxe, viêm xoang, chậm
rụng dây rốn, sưng lợi, eczema.
6. CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm cận lâm
sàng có thể gợi ý đến loại nhiễm khuẩn ở trẻ em
Chẩn đoán hình ảnh:
Xquang được sử dụng sớm trong chẩn đoán và kiểm soát nhiễm khuẩn. Sự thiếu hụt
của tuyến ức có thể gợi ý đến Hội chứng DiGeoge.
Một số test thường
quy dùng sàng lọc:
- Tổng phân tích tế
bào máu ngoại vi, nếu số lượng lympho <1500 tế bào/uL là giảm lympho bào.
- Nồng độ các
immunglobulin huyết thanh (IgG, IgM, IgA)
- Xét nghiệm huyết
thanh tìm HIV chỉ định dựa vào bệnh sử và lâm sàng
Test miễn dịch dịch
thể:
- Đếm số lượng tế bào
lympho.
- Xác định các dưới
typ của IgG (IgG1,2,3,4)
- Hiệu giá kháng thể
kháng protein và kháng nguyên polysaccharide sau tiêm vaxine.
- Nồng độ kháng thể
phải được đánh giá tùy theo lứa tuổi. Test miễn dịch tế bào:
- Test da quá mẫn
chậm ví dụ test Mantoux (ít giá trị với trẻ <1 tuổi)
- Đếm số lượng số
lượng tế bào lympho các dòng CD4, CD8, CD19…
Khả năng tế bào thực
bào:
- Tổng phân tích tế
bào máu: số lượng bạch cầu có thể bất thường
- Xét nghiệm IgE
- Tăng trong hội
chứng Job
- Miễn dịch huỳnh
quang
Bổ thể:
- Mẫu CH50
- Mẫu thử sàng lọc
con đường hoạt hóa cổ điển.
7. MỘT SỐ HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN MIỄN DỊCH
Bảng 1: Một số bệnh
liên quan đến suy giảm miễn dịch dịch thể
Hội
chứng
|
Triệu
chứng lâm sàng
|
Triệu
chứng kết hợp
|
Giảm Gama globulin
miễn dịch liên quan NST X
|
Nhạy cảm với các vi
khuẩn có vỏ
|
Viêm khớp không đối
xứng, viêm da cơ, rối loạn hấp thu, không có amidal, adenosids và hạch lympho
|
Dễ viêm xoang,
nhiễm khuẩn dạ dày ruột, shock nhiễm khuẩn, viêm màng não
|
Nhạy cảm với
enterovirus và rotavirus
|
Có triệu chứng
nhiễm bại liệt sau khi tiêm vaccine bại liệt sống
|
Giảm gamaglobulin
thoáng qua ở trẻ nhỏ
|
Viêm xoang tái
diễn, thường bắt đầu 3-4 tuổi
|
Có thể phát triển
tới thiếu IgA
|
Hội chứng tăng IgM
|
Liên quan NST X
|
Nồng độ IgA, IgG và
IgE thấp
|
Nhiễm khuẩn tái
diễn bao gồm các vi khuẩn có vỏ
|
Giảm bạch cầu, xuất
huyết giảm tiểu cầu, thiếu hụt tế bào T
|
Các nhiễm khuẩn
liên quan đến tế bào T diệt
|
Các bệnh suy giảm
miễn dịch phổ biến
|
Viêm xoang
|
Phổ biến nhất trong
2-3 thập kỉ gần đây
|
Giãn phế quản
|
Rối loạn hấp thu,
bệnh tự miễn
|
Nhiễm giardia
|
Thường phổ biến
nhưng không có triệu chứng
|
Lupus ban đỏ hệ
thống, viêm khớp dạng thấp, tiêu chảy kéo dài
|
Thiếu hụt IgA
|
Viêm phổi tái diễn
dẫn tới giãn phế quản
|
|
|
Nhiễm khuẩn tái
diễn ở đường hô hấp
|
Thiếu một số dưới
lớp IgG
|
Thiếu hụt kháng thể
đặc hiệu với lượng Ig bình thường
|
Nồng độ các
globulin miễn dịch bình thường nhưng giảm kháng thể phản ứng với các kháng
nguyên polysaccharide
|
|
Thiếu dưới nhóm IgG
|
Các triệu chứng lâm
sàng chính không được mô tả
|
|
2: Một số bệnh liên
quan đến suy giảm miễn dịch thể kết hợp
Hội chứng
|
Dấu hiệu lâm sàng
|
Triệu chứng kết hợp
|
Hội chứng DiGeoge
|
Dấu hiệu lâm sàng
đa dạng
Tăng nguy cơ nhiễm
nấm và virus
|
Hạ can xi, suy cận
giáp, bệnh tim bẩm sinh, bộ mặt bất thường
|
Hội chứng suy giảm
miễn dịch nặng kết hợp (SCID)
|
Cả tế bào T và B
đều suy giảm Gồm nhiều rối loạn và có tính chất di truyền
Xuất hiện sớm
(trước 3 tuổi) với triệu chứng nhiễm trùng tái diễn hoặc nhiễm trùng nặng với
tất cả các nguyên nhân bệnh sinh
|
Rối loạn phát triển
thể chất, tiêu chảy
Phần lớn liên quan
NST X Giảm sản tuyến ức
Tăng nguy cơ thải
ghép chống chủ với truyền hồng cầu
|
Hội chứng giãn
mạch- thất điều (Ataxia telangiectasia)
|
Viêm các xoang cạnh
mũi tái diễn
|
Rối loại điều hòa
thân thể, tinh thần chậm chạp, giãn các mao mạch ở da và kết mạc, không dung
nạp đường, tăng nguy cơ bị các khối u
|
Hội chứng Wiskott-
Aldrich
|
Viêm các xoang cạnh
mũi tái diễn
|
Eczema, xuất huyết
giảm tiểu cầu, tăng nguy cơ có khối u
|
Giảm Gama globulin
miễn dịch liên quan NST X
|
Nhạy cảm với các vi
khuẩn có vỏ
|
Viêm khớp không đối
xứng, viêm da cơ, rối loạn hấp thu, không có amidal, adenosids và hạch lympho
|
|
Dễ viêm xoang,
nhiễm khuẩn dạ dày ruột, shock nhiễm khuẩn, viêm màng não
|
|
|
Nhạy cảm với
enterovirus và rotavirus
|
|
|
Có triệu chứng
nhiễm bại liệt sau khi tiêm vaccine bại liệt sống
|
|
Giảm gamaglobulin
thoáng qua ở trẻ nhỏ
|
Viêm xoang tái
diễn, thường bắt đầu 3-4 tuổi
|
Có thể phát triển
tới thiếu IgA
|
Hội chứng tăng IgM
|
Liên quan NST X
|
Nồng độ IgA, IgG và
IgE thấp
|
|
Nhiễm khuẩn tái
diễn bao gồm các vi khuẩn có vỏ
|
giảm bạch cầu, xuất
huyết giảm tiểu cầu, thiếu hụt tế bào T
|
|
Các nhiễm khuẩn
liên quan đến tế bào T diệt
|
|
Các bệnh suy giảm
miễn dịch phổ biến
|
Viêm xoang
|
Phổ biến nhất trong
2-3 thập kỉ gần đây
|
|
Giãn phế quản
|
Rối loạn hâp thu,
bệnh tự miễn
|
|
Nhiễm giardia
|
|
|
Thường phổ biến
nhưng không có triệu chứng
|
Lupus ban đỏ hệ
thống, viêm khớp dạng thấp, tiêu chảy kéo dài
|
Thiếu IgA
|
Viêm phổi tái diễn
dẫn tới giãn phế quản
|
|
|
Nhiễm khuẩn tái
diễn ở đường hô hấp
|
Thiếu một số dưới
lớp IgG
|
Thiếu hụt kháng thể
đặc hiệu với lượng Ig bình thường
|
Nồng độ các
globulin miễn dịch bình thường nhưng giảm kháng thể phản ứng với các kháng
nguyên polysaccharide
|
|
Thiếu dưới nhóm IgG
|
Các triệu chứng lâm
sàng chính không được mô tả
|
|
8. NGUYÊN TẮC ĐIỀU
TRỊ
- Điều trị nguyên
nhân gây nhiễm trùng tái diễn
- Điều trị triệu
chứng của bệnh cụ thể
- Điều trị hỗ trợ
- Điều trị thay thế
các sản phẩm miễn dịch thiếu hụt
- Điều trị khác
Điều trị cụ thể trong
nhóm suy giảm miễn dịch tiên phát
Truyền globulin miễn
dịch (IVIG):
+ Bệnh nhân có suy
giảm miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể kết hợp có thể điều trị thay thế
bằng IVIG.
+ Liều truyền khuyến
cáo từ 300-400mg/kg cho mỗi 3-4 tuần.
+ Có thể điều chỉnh
theo đáp ứng của bệnh nhân.
+ Nồng độ IgG cần duy
trì cho bệnh nhân là ≥ 500mg/dl
+ Điều trị thay thế
bằng IVIG không sử dụng cho tất cả các type suy giảm miễn dịch dịch thể. Bệnh
nhân suy giảm IgA có thể shock phản vệ khi truyền IVIG do có chứa một số lượng
nhỏ IgA.
Biện pháp khác:
+ Ghép tủy: chỉ định
cho bệnh SCID, hội chứng Wiskott-Aldrich, hội chứng DiGeorge
+ Thay thế Enzyme:
SCID
+ Liệu pháp cytokine:
áp dụng cho giảm IL-2
+ Điều trị
interferon-γ: làm giảm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có bệnh u hạt mạn tính.
+ Truyền máu khi cần
Chuyển viện
Chuyển bệnh nhân tới
trung tâm miễn dịch hoặc một đơn vị điều trị nhiễm khuẩn đặc biệt trong các
trường hợp sau:
+ Nhiễm khuẩn tái
diễn với tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,
viêm màng não tái phát
+ Nhiễm khuẩn nặng
trên cơ địa có rối loạn phát triển thể chất
+ Nhiễm trùng cơ hội:
Pneumocystis, Cryptococcus
+ Nhiễm trùng liên
quan sau tiêm vaccine sống
+ Nhiễm khuẩn ở độ
tuổi hiếm gặp: Zoster, nấm dai dẳng
+ Tiền sử gia đình có
người bị suy giảm miễn dịch hoặc có trẻ chết sớm do nhiễm khuẩn.
Nhập viện
- Cần nhập viện để
tìm nguyên nhân cho tất cả bệnh nhân với triệu chứng nhiễm khuẩn nặng, nhiễm
khuẩn tái diễn, nhiễm khuẩn ở những cơ quan hiếm bị, nhiễm khuẩn cẩn phải điều
trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch mới khỏi.
- Những bệnh nhân có
dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm nghi ngờ bị rồi loạn miễn dịch nặng, hội chứng
SCID hay Wiskott- Aldrich…
Tiên lượng
Tiên lượng bệnh dựa
vào thể bệnh và khả năng chẩn đoán cũng như khả năng can thiệp điều trị nhằm
kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và các biễn chứng.
Phòng bệnh
Hiện nay trên thế
giới đã phát hiện được trên 200 bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát ở mức độ phân
tử, phát hiện được gen bất thường của bệnh. Vấn đề sàng lọc trước sinh và tư
vấn di truyền có vai trò rất quan trọng trong phòng bệnh.
DỊ
ỨNG THỨC ĂN Ở TRẺ EM
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Phản ứng bất lợi với
thức ăn là danh từ chung để chỉ các phản ứng bất thường với thức ăn, bao gồm dị
ứng thức ăn và không dung nạp thức ăn. Ngoài ra phản ứng với thức ăn có thể do
các yếu tố chứa trong thức ăn như: độc tố, vi khuẩn, hóa chất…
Phản ứng với thức ăn
do bất thường của cơ thể bao gồm:
- Phản ứng với độc tố
trong thức ăn: ví dụ histamin trong cá thu, tyramin trong phomat quá hạn, độc
tố vi khuẩn salmonella, shigella…
- Bất dung nạp do đặc
tính dược lý của thức ăn: rượu, caffein trong cà phê, kim loại nặng, thuốc trừ
sâu nhiễm trong thức ăn.
- Bất dung nạp thức
ăn do nhiễm khuẩn.
- Bất dung nạp thức
ăn liên quan đến bệnh lý của trẻ: các bệnh rối loạn chuyển hóa, bất dung nạp
lactose do thiếu men lactase nguyên phát hoặc mắc phải, galactosemie…
- Dị ứng thức ăn: dị
ứng thức ăn thường xảy ra ở cơ địa mẫn cảm mang tính di truyền. Cơ thể phản ứng
với một lượng thức ăn nhỏ theo cơ chế miễn dịch qua trung gian IgE và không qua
trung gian IgE.
1.1. Dịch tễ học
Trên toàn cầu hiện
nay có khoảng 220- 250 triệu người bị dị ứng thức ăn. Trẻ em có tỷ lệ dị ứng
thức ăn cao hơn người lớn, 5-8% trẻ bị dị ứng thức ăn trong khi con số này ở
người lớn là 1-2%. Các thức ăn thường gây dị ứng là đạm sữa bò, đạm trứng gà,
đậu nành, lạc (đậu phộng), các loại hạt, hải sản tôm của cá, bột mì…
Dị ứng thức ăn thường
đi kèm các bệnh lý dị ứng khác ví dụ khoảng 90% trẻ bị chàm nặng, 10% trẻ hen
phế quản có kèm theo dị ứng thức ăn. Trẻ bị dị ứng thức ăn dưới 2 tuổi có nguy
cơ cao bị hen lúc 7 tuổi.
Ở Châu Á, tỷ lệ dị
ứng thức ăn thay đổi giữa các nước và khu vực, ở Singapore tỷ lệ này là 4-5%,
Hàn Quốc là 10,9%, Nhật Bản 12,6%. Tại Việt nam chưa có số liệu thống kê trong
toàn quốc, một số nguyên cứu cho thấy tỷ lệ dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em dưới 3
tuổi là 2,1%.
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Hệ thống đường tiêu
hóa có nhiều hạch lympho chứa các thành phần có khả năng ngăn cản sự xâm nhập
của các dị nguyên qua biểu mô niêm mạc: tế bào lympho và tế bào plasma có trong
hệ Peyer và tổ chức đệm ở ruột non và ruột già, tế bào plasma có chứa IgA khoảng
2%.
Các rối loạn trong cơ
chế miễn dịch gây hoạt hóa dị ứng đường tiêu hóa hiện nay chưa được biết rõ. Cả
hai cơ chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgE và không qua IgE đều được cho là có tham gia
trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Những đáp ứng miễn dịch này là nguyên nhân làm
xuất hiện các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn, khó nuốt,
táo bón, chảy máu đường tiêu hóa.
Các loại thức ăn: sữa
bò, sữa đậu nành, trứng, bột mỳ, lạc, đồ hải sản là những nguyên nhân thường
gặp gây dị ứng thức ăn ở trẻ em và người lớn (khoảng 90% trường hợp).
Dị ứng thức ăn có thể
dẫn đến: mày đay hoặc phù mạch, shock phản vệ, viêm da cơ địa, các triệu chứng
đường hô hấp, rối loạn đường tiêu hóa, chậm phát triển thể chất.
Các triệu chứng dị
ứng này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn vì trẻ em thường tăng nhạy cảm
với các protein do:
- Hệ thống men tiêu
hóa còn non yếu
- Tăng khả năng thấm
của tế bào ruột cao hơn người lớn
- Nồng độ IgA tiết
giảm
- Rối loạn dạ dày-
ruột tăng bạch cầu ái toan.
3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
3.1. Khai thác tiền
sử, bệnh sử
Hỏi chế độ ăn, ghi cụ
thể loại thức ăn mới, thời gian xuất hiện triệu chứng sau ăn, các biểu hiện cụ
thể sau khi ăn…
3.2. Lâm sàng
Triệu chứng dị ứng
thức ăn qua trung gian IgE thường xuất hiện sau ăn khoảng vài phút đến dưới 1h.
Triệu chứng ở da là phổ biến nhất như: mày đay, ban đỏ, phù mạch. Triệu chứng
tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược dạ dày- thực quản. Các biểu hiện
hô hấp ít gặp hơn: ho, khò khè, khó thở, viêm mũi dị ứng, cơn hen cấp. Shock
phản vệ có thể xảy ra nhưng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng dị ứng trên tái
diễn sau mỗi lần ăn thức ăn gây dị ứng.
Mày đay cấp và phù
mạch: thường gặp ở trẻ nhũ nhi hoặc trẻ lớn có tiền sử gia đình dị ứng. Sau khi
tiếp xúc thực phẩm trong vòng vài phút trẻ xuất hiện mày đay, mày đay lan rộng
và phù mạch. Có thể kèm nôn mửa.
Viêm da dị ứng: biểu
hiện là phát ban, mẩn ngứa mạn tính, nổi ban toàn thân, thuyên giảm nếu ngừng
tiếp xúc các thực phẩm dị ứng.
Biểu hiện đường tiêu
hóa: hội chứng dị ứng ở miệng, trào ngược dạ dày- thực quản, viêm thực quản và
viêm ruột non- ruột già tăng bạch cầu ái toan.
Dị ứng protein sữa
bò: là một loại dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ trẻ bị dị ứng
protein sữa bò là 2,1%, cao nhất ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, sau đó tỷ lệ này giảm
dần sau 1 tuổi. Casein và β- lactoglobulin là 2 thành phần thường gây dị ứng
nhất trong các thành phần của sữa bò.
Triệu chứng dị ứng
protein sữa bò biểu hiện ở các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp và da. Phát ban là
triệu chứng thường gặp nhất, tiếp theo là nôn, hiếm gặp shock phản vệ. Kiểu
phản ứng tức thì (qua trung gian IgE) chiếm đa số các trường hợp.
Trong dị ứng protein
sữa bò, yếu tố tiền sử dị ứng đóng vai trò quan trọng: trẻ có 2 bố mẹ có tiền
sử dị ứng có nguy cơ mắc dị ứng sữa bò cao gấp 11,8 lần trẻ có bố mẹ không có
tiền sử dị ứng, nếu có anh chị em ruột bị dị ứng sữa bò thì nguy cơ bị dị ứng
sữa bò của trẻ là 33%.
Dị ứng thức ăn không
qua trung gian IgE: hầu hết biểu hiện ở dạ dày- ruột nhưng không xảy ra ngay mà
phát triển tăng dần qua nhiều ngày. Các hội chứng thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm
ruột non- ruột già hoặc viêm ruột do sữa. Trẻ lớn có thể gặp viêm dạ dày - ruột
hay viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan.
Hội chứng viêm ruột
do protein thực phẩm: khởi phát sớm hơn dị ứng thức ăn qua trung gian IgE
(thường xuất hiện từ 1 tuần- 4 tháng tuổi), tuy nhiên triệu chứng thường âm
thầm. Triệu chứng thường gặp là tiêu chảy phân có nhày máu, trẻ nhũ nhi có thể
bị chảy máu trực tràng, khám không có vết nứt hậu môn, không bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng có thể nặng lên nếu tiêu chảy khối lượng lớn, thiếu máu hoặc
giảm albumin máu. Xét nghiệm thường có tăng bạch cầu ái toan.
Tiến triển lâm sàng:
các triệu chứng kéo dài khi tiếp tục ăn các thức ăn gây dị ứng. Hết triệu chứng
sau 72h ngừng ăn các thức ăn trên và tái diễn khi cho trẻ ăn lại.
Bảng 1. Biểu hiện lâm
sàng của dị ứng thức ăn và cơ chế bệnh
Các
cơ quan
|
Qua
trung gian IgE
|
Không
qua trung gian IgE
|
Qua
hoặc không qua trung gian IgE
|
Khởi
phát cấp tính dưới 1 h
|
Khởi
phát chậm vài ngày
|
Khởi
phát chậm
|
Hệ
tiêu hóa
|
Hội
chứng dị ứng đường miệng, shock phản vệ
|
Viêm
trực tràng dị ứng
Viêm
đại tràng do protein thực phẩm Táo bón mạn tính Đau bụng nhũ nhi
|
Viêm
thực quản bạch cầu ái toan, bệnh lý đường ruột
|
Hệ
hô hấp
|
Viêm
mũi xoang dị ứng, viêm thanh khí phế quản, HPQ
|
Bệnh
phổi mạn tính (hội chứng Heiner)
|
Hen
phế quản
|
Da
|
Nổi
mày đay, phù mạch
|
Liên
quan đến viêm da
|
Viêm
da dị ứng
|
Hệ
thống (toàn thân)
|
Shock
phản vệ
|
|
|
3.3. Xét nghiệm:
- Test lẩy da với dị
nguyên thức ăn nghi ngờ (dị ứng qua trung gian IgE)
- Test áp với thức ăn
nghi ngờ (dị ứng không qua trung gian IgE)
- Định lượng IgE đặc
hiệu với thức ăn nghi ngờ
- Test thử thách: ăn
thử các thức ăn nghi ngờ dị ứng theo phương pháp mở hoặc mù đơn, mù đôi. Test
này có giá trị chẩn đoán xác định dị ứng thức ăn, nhưng không áp dụng với những
trẻ có tiền sử shock phản vệ hoặc phản ứng da nặng như Steven-Johnson do thức
ăn.
Trước test:
- Loại trừ thức ăn
nghi ngờ dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ 2-8 tuần:
+ Thời gian loại trừ
thức ăn phụ thuộc vào loại phản ứng dị ứng (ví dụ như mày đay hoặc viêm thực
quản tăng bạch cầu ái toan)
+ Ở trẻ nhũ nhi nghi
ngờ dị ứng sữa bò, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng sữa công thức giảm dị
ứng.
- Ghi nhận các tiến
triển lâm sàng sau khi áp dụng chế độ ăn loại trừ.
- Nếu chế độ ăn loại
trừ cải thiện triệu chứng rõ, có thể tiến hành test thử thách thức ăn trong lúc
trẻ không hoặc đang sử dụng rất ít thuốc điều trị dị ứng Trong quá trình làm
test thử thách thức ăn:
- Thực hiện test dưới
sự giám sát của nhân viên y tế có kinh nghiệm về dị ứng.
- Bắt đầu với liều
thấp (dự tính liều thấp hơn liều có thể gây phản ứng).
- Tăng dần lượng thức
ăn cho đến khi tổng lượng thức ăn ít nhất tương đương với 1 bữa ăn chuẩn của
trẻ.
- Luôn luôn chuẩn bị
sẵn phương tiện xử trí cấp cứu.
Test ăn lại:
- Để đánh giá khả
năng dung nạp thức ăn của trẻ. Khoảng thời gian tiến hành test tùy thuộc vào
loại thức ăn, tuổi của trẻ và bệnh sử.
- Trẻ nhỏ: thường
tiến hành hàng năm nếu dị ứng đạm sữa bò, trứng, đậu nành và lúa mì.
- Trẻ lớn: khoảng
thời gian test lại thường là 2- 3 năm đối với trẻ dị ứng lạc, các loại hạt, cá
hoặc các loại sò, hến, giáp xác.
4. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Dựa vào tiền sử bệnh
và triệu chứng lâm sàng khi sử dụng thức ăn, hết triệu chứng sau 72h ngừng loại
thức ăn đó, tái phát khi ăn lại, test da hoặc IgE đặc hiệu dương tính. Đặc biệt
test thử thách thức ăn mù đôi dương tính.
5. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT
Các bệnh không dung
nạp thức ăn, viêm đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.
Bệnh lý
|
Triệu chứng
|
Không dung nạp
lactose
|
Phù, đau bụng, tiêu
chảy
|
Không dung nạp
fructose
|
Phù, đau bụng, tiêu
chảy
|
Thiếu hụt dịch tụy
|
Hấp thu kém
|
Bệnh gan/ mật
|
Hấp thu kém
|
Ngộ độc thực phẩm
|
Đau bụng, sốt, buồn
nôn, nôn, tiêu chảy
|
Caffeine
|
Rung mình, co thắt,
tiêu chảy
|
Thyramin
|
Đau nửa đầu
|
Viêm mũi vị giác
|
Chảy nước mũi ồ ạt
với thức ăn cay
|
Rối loạn hoảng sợ
thức ăn
|
Choáng/ ngất khi
nhìn thấy thức ăn
|
Biếng ăn tâm thần
|
Sụt cân
|
Dị ứng với các chất
gây nhiễm trùng trong thực phẩm
|
Phát ban, ngứa, phù
mạch, ho, nôn
|
6. ĐIỀU TRỊ
Tránh hoàn toàn thức
ăn gây dị ứng. Đối với trẻ dị ứng protein sữa bò có thể thay thế bằng sữa đạm
thủy phân hoàn toàn hoặc sữa acid amin.
Có thể sử dụng thuốc
kiểm soát các triệu chứng lâm sàng dị ứng thức ăn: thuốc anti- histamin,
corticoid…
Giáo dục bệnh nhân và
người nhà biết để tránh những loại thức ăn gây dị ứng. Cân nhắc điều trị giải
mẫn cảm (nếu cần).
7. DỰ PHÒNG
Cho trẻ bú mẹ hoàn
toàn ít nhất 4-6 tháng đầu. Tránh tiếp xúc khói thuốc lá trước và sau sinh. Bắt
đầu ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi. Đối với trẻ có nguy cơ cao (tiền sử gia đình dị
ứng) mà vì lí do nào đó không được bú mẹ khuyến cáo cho trẻ dùng sữa đạm thủy
phân.
DỊ
ỨNG THUỐC
1. ĐẠI CƯƠNG
Những phản ứng có hại
do thuốc được phân loại thành những tác dụng phụ có thể dự đoán được do dược
động học của thuốc và những tác dụng phụ không thể dự đoán được bao gồm phản
ứng đặc ứng do đặc tính ban đầu của thuốc và những phản ứng quá mẫn, hay còn
gọi là dị ứng thuốc, chiếm khoảng 1/6 các phản ứng có hại do thuốc.
Dị ứng thuốc là một
phản ứng phụ của thuốc qua trung gian miễn dịch.
- Phân loại:
+ Phân loại theo Gell
và Coombs: 4 typ (bảng 1)
+ Phân loại theo thời
gian:
Phản ứng quá mẫn nhanh:
trong vòng 1giờ sau khi dùng thuốc
Phản ứng quá mẫn
không nhanh: trên 1giờ sau khi dùng thuốc
- Biểu hiện lâm sàng
+ Mày đay
+ Hồng ban đa dạng,
hồng ban nhiễm sắc cố định,
+ Hội chứng
Stevens-Johnson(SJS), hội chứng Lyell (TEN)
+ Viêm mạch dị ứng
+ Ban mụn mủ cấp toàn
thân (AGEP)
+ Hội chứng quá mẫn
do thuốc (DRESS)
- Phản ứng giả dị ứng
bao gồm những yếu tố kích thích trực tiếp tới đáp ứng miễn dịch tế bào và do
vậy nó giống như phản ứng dị ứng, nhưng không xác định được mối liên hệ với hệ
miễn dịch.
2. CHẨN ĐOÁN
1. Tiền sử
- Ghi nhận tất cả
thuốc sử dụng và liều lượng (trong vòng 14-30 ngày trước đó).
- Xác định thuốc đã
khởi xướng và thiết lập một mối quan hệ thời gian với sự xuất hiện các triệu
chứng..
- Tiền sử các thuốc
đã dùng trước đây, kể cả các thuốc dung nạp tốt.
- Phân loại thể phản
ứng.
2. Triệu chứng lâm
sàng
Bảng 1. Biểu hiện lâm
sàng của dị ứng thuốc theo cơ chế
Typ
|
Cơ chế
|
Đặc điểm
|
I
|
Phản ứng tức thì
qua trung gian IgE
|
Sốc phản vệ, mày
đay, phù mạch, co thắt phế quản
|
II
|
Phản ứng độc tế bào
qua trung gian bổ thể
|
Giảm các tế bào máu
(Cytopenia)
|
III
|
Lắng đọng phức hợp
miễn dịch
|
Viêm mạch/ viêm
thận
|
IV
|
Quá mẫn muộn qua
trung gian tế bào
|
Viêm da, viêm gan
|
3. Các test chẩn đoán
3.1. Test da: Được
thực hiện 4-6 tuần sau khi xảy ra phản ứng
- Test lẩy da
- Test nội bì
- Test áp
Xét nghiệm chỉ có thể
bổ sung cho tiền sử; độ nhạy của xét nghiệm thường thấp, do đó xét nghiệm dương
tính có giá trị chẩn đoán, còn xét nghiệm âm tính không có giá trị chẩn đoán
loại trừ.
3.2. Xét nghiệm khác:
- Định lượng nồng độ
IgE đặc hiệu với thuốc
- Định lượng tryptase
- Hoạt hóa basophils
- Chuyển dạng
lymphocyte
- Coombs‟ test
3.3. Test kích thích:
là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán.
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT:
- Các tình trạng phát
ban do nhiễm trùng, nhiễm vi-rút
- Kawashaki: hội
chứng hạch- da- niêm mạc.
- Hội chứng bong vảy
da do tụ cầu (4S): đỏ da, loét trợt quanh các hốc tự nhiên, không tổn thương
niêm mạc.
4. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc là điều
trị triệu chứng và lựa chọn thuốc thay thế cho người bệnh.
- Glucocorticoid:
Methylprednisolon, Prednisolon… liều ban đầu 1-2 mg/kg/24h
- Kháng histamine H1:
diphenhydramine, loratadin, desloratadin…
- Chăm sóc da, niêm
mạc, chăm sóc dinh dưỡng, chống nhiễm trùng (với các tổn thương da nặng như
Steven- Johnson, Lyell)
- Lựa chọn thuốc thay
thế (nếu có) hoặc giải mẫn cảm.
VIÊM
KHỚP TỰ PHÁT THIẾU NIÊN
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa:
Viêm khớp tự phát
thiếu niên là một bệnh viêm khớp mạn tính, xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, không rõ
căn nguyên, thời gian tồn tại của viêm khớp ít nhất trên 6 tuần, đã loại trừ
được các căn nguyên khác gây viêm khớp. Viêm khớp được xác định là:
- Sưng khớp hoặc có
tràn dịch trong khớp.
- Hoặc có ít nhất 2
dấu hiệu sau: đau khớp hoặc đau khi vận động, giới hạn vận động khớp, biểu hiện
tăng nóng tại khớp.
1.2. Dịch tễ học:
Đây là một bệnh khớp
thường gặp nhất trong số các bệnh khớp ở trẻ em.Tỷ lệ mới mắc bệnh ước tính khoảng
0,5 – 1 ca/1000 trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh chung khoảng 40 000 – 100000 trẻ em ở
Mỹ. Tuổi khởi bệnh: nổi bật lên ở 2 nhóm tuổi: Nhóm 1: trẻ từ 2 – 4 tuổi và
nhóm 2 là nhóm khởi bệnh ở tuổi trẻ lớn. Giới: tỷ lệ mắc bệnh còn thay đổi theo
từng thể lâm sàng.
1.3. Nguyên nhân gây
bệnh:
Nguyên nhân chính xác
gây bệnh hiện chưa xác định được. Nhưng đây là một bệnh tự miễn với đặc trưng ở
một gen hoặc một nhóm gen với sự liên quan cả yếu tố môi trường như chấn
thương, nhiễm khuẩn, stress. HLA DR 5 và HLA DR 8 gặp ở trẻ gái, tuổi khởi bệnh
nhỏ, ở thể viêm ít khớp.HLA DR 4 liên quan với thể viêm đa khớp RF (+). HLA B27
liên quan với thể viêm điểm bám gân khởi bệnh muộn ở trẻ trai.
1.4. Phân loại:
Hiên nay theo phân
loại của hội thấp khớp học quốc tế người ta đã phân loại viêm khớp tự phát
thiếu niên thành 7 thể lâm sàng như sau: thể bệnh được xác định là thể có biểu
hiện lâm sàng trong 6 tháng đầu của bệnh.
Thể
lâm sàng
|
Định
nghĩa
|
Tiêu
chuẩn loại trừ
|
1.Viêm khớp thể hệ
thống
|
Viêm ở 1 khớp hoặc
nhiều hơn cùng với sốt hoặc trước đó ít nhất 2 tuần đã ghi nhận sốt hàng ngày
trong ít nhất 3 ngày cùng với 1 hoặc nhiều hơn những dấu hiệu sau:
a) Ban đỏ không cố
định
b) Hạch to
c) Gan và hoặc lách
to
d) Viêm màng thanh
dịch
|
A.Bản thân bệnh
nhân mắc bệnh vảy nến hoặc đã mắc bệnh vảy nến, tiền sử có bệnh vảy nến ở thế
hệ 1;
B.Viêm khớp với
HLA- B27 (+) khởi phát ở trẻ trai ≥ 6 tuổi;
C. Viêm cột sống
dính khớp, viêm khớp liên quan viêm điểm bám gân, viêm khớp cùng chậu với
bệnh lý đường ruột, hội chứng Reiter hoặc viêm màng bồ đào trước hoặc tiền sử
thế hệ 1 có một trong những bệnh trên;
D. RF IgM (+) ít
nhất 2 lần trong khoảng thời gian cách nhau 3 tháng
|
2.Viêm ít khớp
a.Thể giới hạn
|
Viêm khớp gây ảnh
hưởng không nhiều hơn 4 khớp trong suốt 6 tháng đầu của bệnh
|
A, B, C, D.
E. Có biểu hiện các
dấu hiệu toàn thân
|
b.Thể mở rộng
|
Viêm khớp gây ảnh
hưởng nhiều hơn 4 khớp sau 6 tháng đầu của bệnh
|
A, B, C, D, E
|
3.Viêm đa khớp RF
(-)
|
Viêm khớp ≥ 5 khớp
trong 6 tháng đầu của bệnh với RF (-)
|
A, B, C, D, E.
|
4.Viêm đa khớp RF
(+)
|
Viêm khớp gây ảnh
hưởng ≥ 5 khớp trong 6 tháng đầu của bệnh, với ≥ 2 lần xét nghiệm RF (+) ở
thời điểm cách nhau ít nhất 3 tháng
|
A, B, C, E.
|
5.Viêm khớp vảy nến
|
Viêm khớp và vảy
nến hoặc viêm khớp và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
a) Viêm ngón
b) Lõm móng hoặc
onycholysis
c) vảy nến ở thế hệ
thứ nhất
|
B, C, D, E.
|
6.Viêm điểm bám gân
|
Viêm khớp và viêm điểm
bám gân hoặc viêm khớp hoặc viêm điểm bám gân với ít nhất 2 trong các dấu
hiệu sau:
-Bản thân hoặc gia
đình đau khớp cùng chậu và hoặc viêm
CS lưng.
-HLA - B27 (+)
-Khởi bệnh ở trẻ
trai > 6 tuổi
-Triệu chứng viêm
màng bồ đào phía trước cấp tính
-Tiền sử VCSDK,
viêm điểm bám gân liên quan viêm khớp, viêm khớp cùng chậu với bệnh viêm
ruột, H/c Reiter hoặc viêm màng bồ đào phía trước cấp tính ở thế hệ thứ 1
|
A, D.
|
7.Viêm khớp không
phân loại
|
Viêm khớp nhưng
không đủ phân loại cho 1 tiêu chuẩn hoặc có nhiều hơn 2 tiêu chuẩn đã phân
loại.
|
|
1.5. Biểu hiện lâm
sàng và đặc điểm các thể bệnh:
- Đau khớp, sưng khớp
do viêm khớp là tiêu chuẩn để chẩn đoán. Số khớp viêm tùy thuộc từng thể lâm
sàng theo chẩn đoán của ILAR.
- Cứng khớp buổi sáng
(có thể xảy ra vài chục phút đến vài giờ)
- Biểu hiện đau khớp
ở trẻ nhỏ đôi khi chỉ là trẻ dễ bị kích thích, từ chối việc đi lại hoặc sử dụng
chi bị đau, thay đổi về hành vi.
- Một số triệu chứng
khác như: chán ăn, mệt mỏi, ít hoặc không hoạt động, đau khớp vào ban đêm, chậm
lớn.
- Một số đặc điểm
liên quan với thời gian viêm khớp mạn tính khác như: Sốt, phát ban, gan lách
hạch to,tràn dịch các màng, nột thấp, viêm mạch, chậm lớn.
+ Đặc điểm lâm sàng
của thể viêm khớp hệ thống: dấu hiệu nổi bật của thể bệnh này là bên
cạnh những dấu hiệu của viêm khớp còn có những biểu hiện ngoài khớp. Đặc điểm
toàn thân có thể xuất hiện trước những biểu hiện của bệnh từ vài tuần đến vài
tháng. Và cuối cùng dấu hiệu của viêm khớp là để xác định chẩn đoán. Cụ thể là
sốt cao từng cơn, sốt đỉnh 40 – 41oC, thường sốt về chiều, sau đó
nhiệt độ thường lại về bình thường.Đau cơ, đau khớp khi sốt cao. Phát ban
thường xảy ra cùng với triệu chứng viêm khớp, ban dạng dạng hồng hoặc dạng nốt
nhỏ.Tràn dịch các màng thường có dịch màng tim , màng phổi.Thường tràn dịch với
số lượng ít, không gây những triệu chứng lâm sàng. Gan, lách, hạch to. Biểu
hiện của viêm khớp có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào sau khi bệnh khởi phát.
Một số trường hợp viêm khớp có thể xảy ra vài tuần sau những biểu hiện toàn
thân. Viêm khớp thường biểu hiện là viêm nhiều khớp hơn là viêm ít khớp, ảnh
hưởng cả trên khớp lớn và khớp nhỏ. Dấu hiệu viêm khớp có thể dai dẳng, gây tổn
thương hủy khớp hoặc bào mòn khớp.
+ Hội chứng hoạt hóa
đại thực bào: đây
là một trong những biến chứng làm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, tiến triển rất
nhanh, khó phân biệt với đợt cấp của Viêm khớp thiếu niên.Tiến triển nhanh với
các đặc điểm toàn thân như hội chứng tiêu thụ máu trong mạch, Ferritin tăng rất
cao (10 000ng/ml), tăng tryglycerit , tốc độ máu lắng giảm nhanh chóng, giảm
lượng Fibrinogen, giảm tiểu cầu, suy gan. Chẩn đoán nhờ chọc hút tủy xương.
+ Viêm thể ít khớp: đây là thể lâm sàng
chỉ có biểu hiện tổn thương tại khớp. Số khớp tổn thương dưới 4 khớp, thường
tổn thương khớp không đối xứng, hầu như chỉ gây ảnh hưởng tới những khớp vừa và
lớn như khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân. Có thể chia thành 2 thể viêm ít
khớp:
- Viêm ít khớp giới
hạn: chỉ gây tổn thương dưới 4 khớp, thường xảy ra ở trẻ gái, khởi bệnh sớm
dưới 6 tuổi, có nguy cơ cao viêm màng bồ đào, với kháng thể kháng ANA (+). Trẻ
có thể có nguy cơ chân cao chân thấp bởi vì quá trình viêm làm cho sụn khớp ở
vị trí xung quanh khớp gối hoạt động nhiều hơn, do hoạt động viêm đã làm tăng
tưới máu vùng đó, gây tăng chiều dài của chi có khớp gối bị tổn thương.
- Thể viêm ít khớp mở
rộng: trong 6 tháng đầu chỉ gây tổn thương dưới 4 khớp nhưng sau đó số khớp tổn
thương tăng lên.Ngoài tổn thương tại các khớp lớn, khi có tổn thương mở rộng
thường gây ảnh hưởng tới cả những khớp nhỏ. Thể này ít có biến chứng viêm màng
bồ đào. Liên quan với một số HLA như: HLA DR1.
+ Thể viêm đa khớp RF
(+): các
đặc điểm toàn thân thường nhẹ, sốt vừa, mệt mỏi, chậm lớn; Viêm màng bồ đào mãn
tính; Liên quan về tổn thương khớp thường là gây tổn thương trên 5 khớp. đối
xứng, mạn tính; Hầu hết đều liên quan với khớp cổ tay, khớp nhỏ bàn ngón tay,
bàn ngón chân. Thường gặp ở trẻ lớn: trên 8 – 10 tuổi. Trẻ gái mặc nhiều hơn bé
trai. Biểu hiện tắc mạch, có thể giống như viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Tổn
thương khớp nặng, tiến triển nhanh chóng gây bào mòn, biến dạng khớp, bán trật
khớp. Nốt dạng thấp, viêm mạch
+ Viêm đa khớp RF (-): thường xảy ra ở trẻ
nhỏ tuổi hơn so với thể viêm đa khớp RF(+). Viêm khớp xảy ra sớm thường gây
biến dạng khớp, cong vẹo chi, bán trật khớp, ảnh hưởng tại các khớp nhỏ ở bàn
tay trên các khớp bàn ngón gần hơn các khớp bàn ngón xa. Có thể gây ảnh hưởng
cả trên các khớp sột.
+ Thể viêm điểm bám
gân: biểu
hiện lâm sàng trẻ thường đau và viêm tại các điểm bám tận của các gân xương tại
các đầu chi bị tổn thương,tổn thương các dây chằng, vỏ bao gân. Viêm khớp và
viêm gân. Đau khớp cùng chậu hoặc đau cột sống do viêm. Liên quan với HLA B 27
(+). Viêm màng bồ đào phía trước thường gây đau, đỏ mắt, sợ ánh sáng. Thường
khởi đầu ở trẻ lớn trên 8 tuổi. Tổn thương thường xảy ra tại vị trí khớp của chi
dưới: như khớp gối, khớp bàn ngón chân, đôi khi gây ảnh hưởng tới các khớp bàn
ngón chân (ngón chân tròn như cái xúc xích). Tiền sử có liên quan các bệnh có
liên quan HLA B 27(+). Bệnh có thể tiến triển gây viêm cột sống dính khớp, viêm
khớp phản ứng, viêm khớp có liên quan với bệnh viêm ruột.
+ Thể viêm khớp vảy
nến:
biểu
hiện giống thể viêm gân, kèm theo trẻ có viêm các móng .Trẻ thường có các biểu
hiện vảy nến hoặc gia đình có bệnh vảy nến.Đôi khi biểu hiện vảy nến xảy ra sau
những dấu hiệu viêm khớp.
1.6. Chẩn đoán phân
biệt:
- Phân biệt với bệnh
lý về khớp: bệnh tự viêm, bệnh thấp khớp cấp, Lupus ban đỏ,viêm đa cơ, viêm da
cơ, viêm mạch, xơ cứng bì, bệnh hỗn hợp của mô liên kết, bệnh Kawasaki, tiền sử
có liên quan các bệnh có liên quan HLA B 27
(+)
- Viêm khớp phản ứng
sau nhiễm trùng
- Hội chứng Behcet
- Phân biệt với bệnh
nhiễm trùng: viêm khớp nhiễm khuẩn khi tổn thương tại 1 khớp thường do
Haemophillus influenza typ B, lậu cầu đặc biệt ở tuổi vị thành niên hoặc tụ cầu
có thể xảy ra bất cứ vị trí nào.
- Phân biệt với viêm
khớp do viruts hoặc viêm khớp phản ứng sau nhiễm virut (Parvovirut, rubella,
Viêm gan B), sau nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (Shigella, Salmonella,
Campylobacter, hoặc Yersinia …)
- Bệnh ác tính như
bạch cầu cấp, u lympho, neuroblastoma, u xương nguyên phát.
- Bệnh lý không có
viêm như sau chấn thương, osteochondoses, bệnh Hemophilia hoặc một số bệnh lý
khác: Sarcoidosis, rối loạn mô liên kết, đau xương phát triển, dị vật trong
khớp.
2. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán viêm khớp
thiếu niên là một chẩn đoán loại trừ, chủ yếu dựa vào lâm sàng, khai thác tiền
sử, thăm khám lâm sàng.
- Cận lâm sàng: không
có một test nào có thể xác định chắc chắn, bệnh nhân có thể có thiếu máu, tăng
số lượng bạch cầu chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, tăng số lượng tiểu
cầu và CRP, tốc độ máu lắng. xét nghiệm RF , ANA, IgG, tăng bổ thể phản ánh mức
độ viêm tăng lên, kháng thể kháng anti CCP, HLA DR 5.
3. TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ
Đây là một bệnh lý
mạn tính phải điều trị lâu dài. Điều trị bước đầu nên thận trọng để tránh nhầm
lẫn với những tổn thương khớp do các căn nguyên khác. Bệnh nhân cần được xếp
loại theo thể lâm sàng. Tiếp cận từng bước theo các thể lâm sàng và mức độ hoạt
động của bệnh cũng như mức đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Điều trị bước 1
(Basic therapy):
- Paracetamol liều:
60mg/kg/ngày ; trẻ < 6th) max 4g/ngày.
- Opioat nhẹ
(codein): 0,5 – 1mg/kg/ 4-6giờ 1 lần, tối đa 3mg/kg/ngày.
- Thuốc chống viêm
non steroid bao gồm các thuốc sau:
+ Celecoxib: 2 – 4 mg/kg,
uống 2 lần/ ngày
+ Diclophenac: 1mg/kg,
ngày dùng 2 lần
+ Ibrafen: 10mg/kg,
ngày dùng 3 – 4 lần
+ Indomethacine liều
0,5 – 1 mg/kg, ngày dùng 2 – 3 lần
+ Meloxicam liều 0,15
– 0,3 mg/kg, ngày dùng 1 lần
+ Naproxen liều 5 –
7,5mg/kg, ngày dùng 2 lần
+ Piroxicam liều 0,2
– 0,4 mg/kg, dùng 1 lần/ ngày
Điều trị bước 2
(Advanced therapy)
- Corticoid tại khớp,
hoặc toàn thân
- Thuốc chống thấp
tác dụng chậm (MTX, sulfasalazin, hydroxychloroquine, leflunomid)
- Nhóm sinh học
(kháng TNFanpha, kháng IL1, IL6)
- Khám mắt định kỳ
theo hẹn để kiểm tra viêm màng bồ đào
|
Khởi bệnh < 7
tuổi
|
Khởi bệnh > 7
tuổi
|
ANA
(+)
|
+3-4 tháng/lần -
trong 4 năm
+ 6 tháng/lần –
trong 3 năm
+ sau đó hàng năm
|
+ 6 tháng / lần – 4
năm
+ hàng năm
|
ANA
(-)
|
6 tháng/ lần – 7
năm
Hàng năm
|
|
Lưu
đồ quản lý bệnh viêm khớp tự phát thanh thiếu niên theo thể bệnh
Lưu
đồ điều trị viêm khớp thể đa khớp
CHƯƠNG
15: TÂM THẦN – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG RỐI LOẠN TĂNG HOẠT ĐỘNG GIẢM CHÖ Ý Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Rối loạn
tăng hoạt động giảm chú ý là một nhóm những triệu chứng về hành vi bao gồm những
biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức, xung động thiếu kiềm
chế, khởi phát trước 7 tuổi và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây
ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người
xung quanh.
Rối loạn
tăng hoạt động giảm chú ý gặp ở 2-10% trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ trai bị
nhiều hơn trẻ gái.
2. NGUYÊN
NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1.
Nguyên nhân
- Do tổn
thương não.
- Yếu tố
di truyền.
- Yếu tố
môi trường sống bất lợi như gia đình sống chật chội đông người, cách giáo dục
trẻ không đúng.
2.2. Bệnh
sinh:
Có một số
giả thuyết như sau:
- Rối
loạn sinh hóa não: một số nghiên cứu nhận thấy có sự giảm hấp thu glucose trong
não ở người bị tăng động giảm chú ý.
- Bất
thường về cấu trúc não: Nghiên cứu cho thấy trẻ tăng động giảm chú ý có sự bất
thường về mối liên hệ giữa thùy trán, thùy thái dương, nhân đuôi và tiểu não.
3. YẾU TỐ
THUẬN LỢI
- Môi
trường sống không ổn định, ồn ào, đông đúc.
- Gia
đình ít quan tâm giáo dục trẻ, cách dạy không thống nhất, phương pháp dạy chưa
đúng: nặng về trừng phạt hoặc quá chiều chuộng trẻ, xem TV, chơi điện tử nhiều.
4. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM
o Triệu
chứng lâm sàng
(1) Các
dấu hiệu giảm tập trung chú ý có 9 dấu hiệu thường gặp:
- Không
chú ý vào chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả với công việc được giao.
- Khó
khăn khi phải duy trì chú ý vào nhiệm vụ/hoạt động.
- Dường
như không chú ý nghe khi hội thoại.
- Không
tuân theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ/bài vở. (không phải do chống
đối hoặc không hiểu).
- Khó
khăn trong tổ chức nhiệm vụ/hoạt động.
- Né
tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự nỗ lực trí
tuệ.
- Mất
những đồ dùng cần thiết trong công việc/học tập.
- Dễ bị
sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
- Đãng
trí trong các hoạt động hàng ngày.
(2) Các
dấu hiệu tăng hoạt động, thiếu kiềm chế: có 9 dấu hiệu chính: Có 6 dấu hiệu
tăng hoạt động:
- Cựa
quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên.
- Ra khỏi
chỗ ngồi ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Chạy
hoặc leo trèo quá mức ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Khó
khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động tĩnh.
- Hoạt
động luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể được “gắn động cơ”.
- Nói quá
nhiều.
Có 3 dấu
hiệu của sự xung động thiếu kiềm chế:
- Bột
phát trả lời khi người khi người khác chưa hỏi xong.
- Khó
khăn khi chờ đợi đến lượt mình.
- Ngắt
quãng hoặc chen ngang vào công việc/cuộc hội thoại của người khác.
4.2. Xét
nghiệm:
- Trắc
nghiệm tâm lý đánh giá khả năng trí tuệ (chỉ số IQ) cho trẻ trên 6 tuổi thông
qua test Raven, Gille, vẽ hình người, WISC; đối với trẻ dưới 6 tuổi đánh giá sự
phát triển tâm vận động bằng test Denver II, Baley.
- Trắc
nghiệm tâm lý đánh giá hành vi cảm xúc của trẻ bằng bảng liệt kê hành vi của
trẻ em Achenbach (CBCL), thang tăng động giảm chú ý của Vanderbilt. Thang
Vanderbilt gồm có 4 phần để đánh giá mức độ giảm chú ý, tăng động xung động,
rối loạn hành vi chống đối và cảm xúc, với phiên bản dành cho giáo viên và cha
mẹ. Một số trẻ lớn có thể làm thêm test tâm lý khác để đánh giá các rối loạn
hành vi- cảm xúc đi kèm.
- Các xét
nghiệm sinh học khi trẻ có các triệu chứng thực thể.
5. CHẨN
ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
5.1. Chẩn
đoán xác định:
Trẻ cần
được khám xét toàn diện, hỏi tiền sử bệnh sử để tìm hiểu nguyên nhân và quá
trình diễn biến và cách ứng phó của gia đình khi nhận thấy trẻ bị tăng động
giảm chú ý. Cần quan sát hành vi của trẻ ở một số hoàn cảnh khác nhau như khi
trẻ chơi, cách trẻ hoạt động.
Chẩn đoán
xác định dựa theo tiêu chuẩn của ICD- X kết hợp với DSM- IV: trẻ phải có ít
nhất là 6 dấu hiệu của giảm chú ý và 6 dấu hiệu của tăng động xung động, khởi
phát trước 7 tuổi, thời gian bị rối loạn kéo dài trước đó ít nhất là 6 tháng và
các dấu hiệu phải xảy ra trong 2 hoặc trên 2 hoàn cảnh, địa điểm khác nhau (ở
nhà, ở trường…).
Có một số
rối loạn khác thường đi kèm với tăng động giảm chú ý là: rối loạn chống đối,
rối loạn tic, rối loạn hành vi cảm xúc, khó khăn về đọc, về viết, tật chứng về
nói, nghiện chơi điện tử.
Phân loại
bệnh:
- Thể
tăng động xung động chiếm ưu thế.
- Thể
giảm chú ý chiếm ưu thế.
- Thể kết
hợp: trẻ có cả tăng hoạt động và giảm tập trung chú ý.
5.2. Chẩn
đoán phân biệt:
Rối loạn
thách thức chống đối, rối loạn phát triển lan tỏa, khó khăn về học, động kinh
thái dương, động kinh cơn vắng ý thức, rối loạn stress sau sang chấn, chậm phát
triển, lo âu, trầm cảm, giảm thính lực, một số bệnh lý cơ thể ảnh hưởng tới
chức năng não.
6. ĐIỀU
TRỊ
Cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn với gia đình và nhà trường.
6.1 Liệu
pháp hóa dược:
Điều trị
kết hợp thuốc với liệu pháp tâm lý đối với những trẻ quá tăng hoạt động.
- Thuốc
sử dụng ưu tiên theo thứ tự: kích thích hệ thần kinh trung ương: Amphetamine,
Methylphenidate (Concerta, Ritalin…) là những thuốc lựa chọn ưu tiên cho những
trường hợp có biểu hiện kém tập trung; Atomoxetin, guanfacine, clonidin tác
dụng kéo dài ít có tác dụng cải thiện khả năng tập trung, chủ yếu nhằm giảm các
hành vi tăng động. Có thể dùng phối hợp với thuốc kích thích thần kinh.
- Nhóm
Norepinephrine Reuptake Inhibitor: Atomoxetin
- An thần
kinh: Risperidone liều thấp (0,05 – 0,1 mg/kg/24h).
- Thuốc
chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptilin.
-
Clonidin liều thấp.
- Các
vitamin và một số yếu tố vi lượng: Chưa có chứng cứ.
6.2. Liệu
pháp tâm lý:
- Liệu
pháp hành vi nhận thức:
+ Giải
thích cho trẻ hiểu việc cần làm, chia nhỏ các bước của nhiệm vụ và
hướng dẫn
trẻ cách làm.
+ Khen
thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
+ Lắng
nghe trẻ giải thích lý do và chỉ cho trẻ biết trẻ đã sai ở chỗ nào và tìm cách
khắc phục.
+ Những
hành vi sai vẫn tái phạm cần nghiêm khắc hơn với trẻ như phạt bằng thời gian
tách biệt, không được hưởng quyền lợi.
+ Cha mẹ
cần có thái độ mềm mỏng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Tránh đánh mắng trừng phạt
trẻ sẽ làm cho rối loạn nặng thêm.
- Huấn
luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.
- Tư vấn
gia đình.
- Các bài
tập tâm vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp.
- Chơi
trị liệu phù hợp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học
cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Đi bộ, tập thư giãn giúp trẻ
giảm mức độ tăng hoạt động.
- Trị
liệu nhóm.
7. TIẾN
TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Những trẻ
tăng động giảm chú ý có tiên lượng tốt hơn nếu không có các rối loạn khác, gia
đình có nhận thức tốt về rối loạn này. Tuân thủ điều trị, không có khó khăn về
học đi kèm, IQ>70.
Nếu trẻ
không được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm, đến tuổi vị thành niên vấn đề
trở nên rất khó khăn do trẻ thất bại trong học tập, rối loạn các mối quan hệ
với bạn bè và người xung quanh, trẻ kém tự tin, mặc cảm hoặc nhiễm các thói hư
tật xấu, nghiện hút, đua xe, hành vi chống đối xã hội.
Có trên
30% trẻ vẫn có các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở tuổi trưởng thành, có
nhiều khó khăn trong học tập, dễ xung đột với người xung quanh. Do vậy việc
phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn này là rất cần thiết.
8. PHÒNG
BỆNH
- Mẹ có
thai không được hút thuốc, uống rượu, giữ gìn sức khỏe.
- An toàn
thai sản.
- Môi
trường sống an toàn, ổn định, tránh nhiễm độc nhiễm trùng.
- Luôn
quan tâm dạy dỗ trẻ phù hợp theo lứa tuổi.
- Kiểm
tra sự phát triển tâm lý của trẻ, nếu thấy trẻ hiếu động nên cho đi khám và
đánh giá tâm lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quách
Thúy Minh, Nguyễn Thị Hồng Thúy. 2003. Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em.
Tạp chí y học thực hành. Số 482. 94 – 97.
2. Trần
Văn Công. 2003. Trị liệu nhóm cho trẻ tăng động giảm chú ý. Luận văn tốt
nghiệp. Đại học xã hội nhân văn.
3. Who
“ICD-10 – International Statistical Classification of Diseases and Related
Health Problems” 10th revision 1992.
4. Kaplan
H .I and Sadock B.J: Biological Therapies Comprehensive textbook of Psychiatry.
7th Edition. Lippincott Williams & Wilkins, 2000, p 2235-2491.
5. Kaplan
and Sadock- Signs and symptoms in: Synopsis of Psychiatry, 2002, p275-287.
6. Arana
GW, Rosenbaun JF- “Handbook of Psychiatric drug therapy”. Lippincott Williams
& Wilkins. 4th Edition, 2000.
RỐI LOẠN TỰ KỶ Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Tự kỷ là
một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát trước 3 tuổi
và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỷ là những khiếm khuyết ở 3 lĩnh
vực: tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích thu hẹp và rập khuôn. Bên
cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác và tăng hoạt động.
Tỉ lệ
chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng.
Trẻ trai
bị tự kỷ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.
2. NGUYÊN
NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1.
Nguyên nhân
Nguyên
nhân của tự kỷ vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là đa yếu tố với vai trò
chính là di truyền. Nhiều gen bất thường kết hợp với sự tác động một phần của
yếu tố bất lợi do môi trường đã gây tự kỷ.
Tự kỷ
điển hình và hội chứng Asperger gặp ở nam nhiều hơn ở nữ nên được cho là có
liên quan đến nhiễm sắc thể X. Trẻ tự kỷ cũng thường có những rối loạn thần
kinh khác. Nguyên nhân của tự kỷ không liên quan đến sự xa cách tình cảm giữa
trẻ với cha mẹ. Nhiều nghiên cứu xác định không có bằng chứng về mối liên quan
giữa tự kỷ với tiêm vacxin.
2.2. Cơ
chế bệnh sinh
Tự kỷ
được cho là bệnh lý của não do rối loạn phát triển thần kinh. Có sự bất thường
về sinh hóa thần kinh liên quan đến dopamine, catecholamine và serotonin.Tuy
nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết.
Những
hành vi bất thường như động tác định hình, thói quen rập khuôn, ý thích thu
hẹp, được giải thích là do có mối liên hệ bất thường giữa não giữa, tiểu não
với vỏ não đã làm trẻ trở nên quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm đối với những kích
thích bên ngoài.
3. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM:
3.1.
Triệu chứng lâm sàng:
- Thiếu
hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ:
+ Trẻ ít
giao tiếp bằng mắt,
+ Ít đáp
ứng khi gọi tên,
+ Không
có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp: không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin
mà hay kéo tay người khác, không gật đầu lắc đầu.
+ Trẻ kém
chú ý liên kết: không nhìn theo tay chỉ, không làm theo hướng dẫn. Trẻ không
chơi tương tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cười đáp lại. Trẻ không để ý đến
thái độ và không đáp ứng trao đổi tình cảm với người khác.
- Những
biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp:
+ Chậm
nói, trẻ không nói hoặc nói ít, phát âm vô nghĩa.
+ Nói
nhại lời, nói theo quảng cáo, hát hoặc đọc thuộc lòng, đếm số, đọc chữ cái, hát
nối từ cuối câu.
+ Chỉ nói
khi có nhu cầu thiết yếu như đòi ăn, đòi đi chơi.
+ Ngôn
ngữ thụ động: chỉ biết trả lời mà không biết hỏi, không biết kể chuyện, không
biết khởi đầu và duy trì hội thoại, không biết bình phẩm.
+ Giọng
nói khác thường: như cao giọng, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói
không rõ ràng.
+ Trẻ
không biết chơi trò chơi giả vờ mang tính xã hội hoặc trò chơi có luật như
những trẻ cùng tuổi.
- Những
biểu hiện bất thường về hành vi: có những hành vi định hình như đi kiễng gót,
quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy lên nhảy
xuống.
- Những
thói quen thường gặp là: quay bánh xe, quay đồ chơi, gõ đập đồ chơi, nhìn các
thứ chuyển động, đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị
trí, đóng mở cửa nhiều lần, giở sách xem lâu, luôn bóc nhãn mác, bật nút điện,
bấm vi tính, bấm điện thoại, tháo rời đồ vật tỉ mỉ, xếp các thứ thành hàng.
- Những ý
thích bị thu hẹp thể hiện như: cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo, luôn cầm
nắm một thứ trong tay như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có mầu ưa thích
hoặc có độ cứng mềm khác nhau.
- Nói
chung trẻ tìm kiếm sự an toàn trong môi trường ít biến đổi và thường chống đối
lại sự thay đổi hoặc không vừa ý bằng ăn vạ, ném phá, cáu gắt, đập đầu, cắn
hoặc đánh người.
- Nhiều
trẻ có biểu hiện tăng động, ngược lại, một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá mức.
Nhiều trẻ ăn uống khó khăn như ăn không nhai, chỉ ăn một số thức ăn nhất định.
- Nhiều
trẻ có rối loạn cảm giác do nhận cảm thế giới xung quanh dưới ngưỡng hoặc trên
ngưỡng.
- Một số
trẻ có khả năng đặc biệt như có trí nhớ thị giác không gian và trí nhớ máy móc
rất tốt, bắt chước thao tác với đồ vật rất nhanh nên dễ nhầm tưởng là trẻ quá
thông minh.
- Có 5
dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự kỷ:
+ Không
bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.
+ Không
có cử chỉ khi 12 tháng tuổi: chỉ tay, vẫy tay...
+ Không
nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi.
+ Không
tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi.
+ Mất kỹ
năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Lưu ý: Có
khoảng 10% trẻ tự kỷ có liên quan đến hội chứng bệnh lý khác hoặc một số bệnh
thực thể khác. Có khoảng 70% trẻ có kèm theo chậm phát triển trí tuệ và tăng
hoạt động, nguy cơ động kinh ở 25%. Một số trẻ lớn có tình trạng trầm cảm, lo
âu và kích động.
3.2.Xét
nghiệm:
Chưa có
xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ.
- Làm một
số xét nghiệm nếu thấy trẻ có những bệnh lý thực thể kèm theo.
- Nếu
tiền sử trẻ có co giật cần cho làm điện não đồ, nghi ngờ có tổn thương não cho
chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI sọ não.
- Nghi
ngờ trẻ có vấn đề về tai mũi họng, răng hàm mặt cần gửi khám chuyên khoa để
kiểm tra thính lực, phanh lưỡi.
- Nếu
quan sát thấy hình thái trẻ bất thường nên cho làm nhiễm sắc thể, đo chức năng
tuyến giáp.
3.3. Cần
làm một số test tâm lý cho trẻ
Đánh giá
sự phát triển tâm vận động cho trẻ dưới 6 tuổi có thể sử dụng test Denver II,
thang Balley. Đối với trẻ lớn trên 6 tuổi có thể làm test trí tuệ như Raven,
Gille, WISC.
Do có khoảng
70% trẻ có biểu hiện tăng hoạt động nên cần làm một số test về hành vi cảm xúc.
Để sàng
lọc sớm cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi 16- 24 tháng áp dụng bảng hỏi M-CHAT (Modified
Checklist for Autism in Toddlers) gồm 23 câu hỏi. Nếu kết quả 3 câu trả lời có
vấn đề cần lưu ý nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Sử dụng
Thang đo mức độ tự kỷ CARS (Childhood Autism Rating Scale) để phân loại mức độ
tự kỷ: nhẹ, trung bình và nặng. Thang đo này gồm 15 mục và cho điểm mỗi mục từ
1 đến 4 điểm. Nếu điểm của CARS từ 31 đến 36 điểm là tự kỷ nhẹ và trung bình,
nếu từ 36 đến 60 điểm là tự kỷ nặng.
4. CHẨN
ĐOÁN XÁC ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
4.1. Chẩn
đoán xác định
Việc chẩn
đoán trẻ bị tự kỷ nên thận trọng vì nếu chẩn đoán quá mức sẽ gây ra những lo
lắng cho gia đình, nhưng nếu bỏ sót sẽ làm mất cơ hội can thiệp sớm cho trẻ.
Bước 1 -
chẩn đoán sàng lọc: dựa vào hỏi tiền sử, bệnh sử kết hợp với quan sát trẻ trong
một số hoàn cảnh khác nhau. Cần khám nội khoa, thần kinh toàn diện. Hỏi gia
đình và quan sát trẻ dựa theo bảng hỏi M- CHAT để sàng lọc tự kỷ.
Bước 2 -
chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt: bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa
tâm thần và cán bộ tâm lý kết hợp cùng quan sát trẻ và thảo luận nhằm thống
nhất chẩn đoán. Có thể không chỉ gặp gia đình và quan sát trẻ một lần mà cần
theo dõi diễn biến trong một thời gian nhất định mới đi tới chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán
tự kỷ phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10 và DSM- IV:
1. Suy
giảm chất lượng tương tác xã hội thể hiện ít nhất là 2 trong số những biểu hiện
sau:
a. Giảm
rõ rệt sử dụng giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ như giảm giao tiếp bằng mắt, nét
mặt thờ ơ, không có cử chỉ điệu bộ phù hợp trong tương tác xã hội.
b. Thường
chơi một mình, không tạo được mối quan hệ với bạn cùng tuổi.
c. Không
biết chia sẻ niềm vui, sở thích, thành quả của mình với người khác (ví dụ:
không biết mang ra khoe, không chỉ cho người khác những thứ mình thích).
d. Thiếu
sự chia sẻ, trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội.
2. Suy
giảm chất lượng ngôn ngữ thể hiện ở ít nhất là một trong những biểu hiện sau:
a. Chậm
nói hoặc hoàn toàn không nói (mà không cố bù đắp bằng giao tiếp không lời như
bằng cử chỉ điệu bộ).
b. Nếu
trẻ biết nói thì lại suy giảm rõ rệt khả năng khởi đầu hoặc duy trì hội thoại.
c. Cách
nói rập khuôn, lặp lại, nhại lời hoặc ngôn ngữ khác thường.
d. Không
có những hoạt động chơi đa dạng, không biết chơi giả vờ, không chơi đóng vai
hoặc không chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển.
3. Những
kiểu hành vi, mối quan tâm và những hoạt động bị thu hẹp, mang tính lặp lại,
rập khuôn thể hiện ở ít nhất là một trong những biểu hiện sau:
a. Quá bận
tâm tới một hoặc một số những mối quan hệ mang tính rập khuôn và thu hẹp với sự
tập trung cao độ hoặc với cường độ bất thường.
b. Thực
hiện một số thói quen một cách cứng nhắc hoặc những hành vi nghi thức đặc biệt
không mang ý nghĩa chức năng.
c. Có những
hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại (ví dụ: vỗ tay, múa ngón tay, lắc đầu, đung
đưa toàn thân).
d. Bận
tâm dai dẳng tới các chi tiết của đồ vật.
4. Trẻ
phải có nhiều hơn 6 tiêu chí của nhóm 1,2,3, trong đó ít nhất là có 2 tiêu chí
thuộc nhóm 1 và 1 tiêu chí của nhóm 2 và 3.
5. Chậm
phát triển ít nhất ở 1 trong 3 lĩnh vực sau từ trước 3 tuổi: tương tác xã hội,
ngôn ngữ giao tiếp xã hội, chơi tưởng tượng.
4.2. Phân
loại bệnh
a. Phân
loại theo thể lâm sàng, có 5 thể:
1. Tự kỷ
điển hình (tự kỷ Kanner): bao gồm các dấu hiệu bất thường trong những lĩnh vực:
tương tác xã hội, chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, hành vi định hình cùng
với những mối quan tâm bị thu hẹp, khởi phát trước 3 tuổi.
2. Hội
chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): có các dấu hiệu kém tương tác xã hội
nhưng vẫn có quan hệ với người thân, có khả năng nói được nhưng cách giao tiếp
bất thường, không chậm phát triển nhận thức. Các dấu hiệu bất thường xuất hiện
sau 3 tuổi.
3. Hội
chứng Rett: hầu như chỉ có trẻ gái bị mắc, sự thoái triển các kỹ năng ngôn ngữ,
giao tiếp, tương tác, vận động xảy ra khi trẻ ở lứa tuổi 6 – 18 tháng, có những
động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ mức
nặng.
4. Rối
loạn phân rã tuổi ấu thơ: sự thoái lùi phát triển đáng kể xảy ra trước 10 tuổi
về các kỹ năng: ngôn ngữ, xã hội, kiểm soát đại tiểu tiện, kỹ năng chơi và vận
động.
5. Rối
loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu: có những dấu hiệu bất thường thuộc một
trong 3 lĩnh vực của tự kỷ điển hình nhưng không đủ để chẩn đoán tự kỷ điển hình.
Dạng này thường là tự kỷ mức độ nhẹ, tự kỷ không điển hình.
b. Phân
loại theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ:
- Tự kỷ
có trí thông minh cao và nói được.
- Tự kỷ
có trí thông minh cao nhưng không nói được.
- Tự kỷ
có trí tuệ thấp và nói được.
- Tự kỷ
có trí tuệ thấp và không nói được.
4.3.Chẩn
đoán phân biệt
1. Chậm
nói đơn thuần: nếu tích cực dạy trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ.
2. Câm
điếc: trẻ không nói nhưng vẫn có cử chỉ điệu bộ giao tiếp thay cho lời nói.
3. Chậm
phát triển trí tuệ: trẻ chậm khôn, nhận thức chậm nhưng vẫn có ngôn ngữ giao
tiếp tương đường với mức độ phát triển trí tuệ.
4. Rối
loạn sự gắn bó: trẻ có biểu hiện thu mình, thờ ơ, sợ hãi nhưng không có những
hành vi định hình. Trẻ vẫn có giao tiếp bằng lời và không lời, cách chơi đa dạng.
5. Rối
loạn tăng động giảm chú ý: trẻ luôn hoạt động, hay lơ đãng, giảm sự chú ý, vẫn
biết chơi giả vờ, chơi tưởng tượng, không có hành vi rập khuôn định hình.
6. Hội
chứng Landau Kleffner: trẻ có biểu hiện giống tự kỷ nhưng nguyên nhân do động
kinh. Việc phát hiện và điều trị cơn động kinh sớm có thể giúp trẻ mất đi những
biểu hiện giống tự kỷ.
5. ĐIỀU
TRỊ
- Những
nguyên tắc điều trị:
+ Nâng
cao kỹ năng xã hội cho trẻ.
+ Tạo môi
trường sống thích hợp.
+ Sử dụng
những phương pháp can thiệp dựa trên học thuyết nhận thức và hành vi, sử dụng
phương tiện nhìn (thị giác) để dạy trẻ, huấn luyện đa nguyên tắc cho tất cả
những nhân viên chuyên nghiệp làm việc với trẻ tự kỷ.
+ Chương
trình giáo dục nên bắt đầu càng sớm càng tốt nhất là khi trẻ ở lứa tuổi từ 2
đến 4 tuổi.
- Chương
trình can thiệp sớm cho trẻ trước 5 tuổi bao gồm dạy trẻ và tư vấn cho gia
đình.
- Có bằng
chứng cho thấy phương pháp trị liệu hành vi tích cực cho trẻ trước 3 tuổi đã có
hiệu quả cải thiện về khả năng ngôn ngữ và chức năng xã hội sau này, can thiệp
sớm tích cực 40 giờ/1 tuần trong 2 năm liên tục cho thấy trẻ có tiến bộ về nhận
thức và hành vi.
- Giáo
dục, huấn luyện và trợ giúp cho cha mẹ cần được tiến hành thường xuyên. Gia
đình trẻ tự kỷ cùng tham gia dạy trẻ có vai trò quan trọng cho sự tiến bộ của
trẻ và chăm sóc trẻ toàn diện.
- Trẻ tự
kỷ vẫn cần được hỗ trợ về giáo dục thậm chí cả khi ngôn ngữ phát triển gần như
bình thường. Dạy trẻ tại nhà theo chương trình cá biệt hóa, cung cấp cho trẻ
thông tin thị giác, cấu trúc và dự đoán.
- Hệ thống
giao tiếp bằng trao đổi tranh (PECS – Picture Exchanged Communication System)
được áp dụng nhằm làm cho trẻ hiểu các bước của công việc, hiểu lịch trình, thể
hiện nhu cầu và tăng khả năng tương tác.
- Những
trẻ lớn và trẻ vị thành niên với trí tuệ khá cao nhưng kỹ năng xã hội nghèo nàn
và có một số triệu chứng tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh nghi
thức cần được điều trị tâm lý, hành vi nhận thức và bằng thuốc.
- Huấn
luyện các kỹ năng xã hội có hiệu quả đặc biệt trong điều trị nhóm.
- Hiện
không có thuốc đặc hiệu điều trị tự kỷ mà chỉ dùng thuốc điều trị một số triệu
chứng kèm theo. Một số thuốc an thần kinh có tác động làm giảm hành vi tăng
động, cơn hờn giận, hung tính, tự gây thương tích, hành vi định hình, rối loạn
ám ảnh nghi thức.
6. TIẾN
TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Trẻ
thường đi học muộn hơn, ít hòa nhập với bạn, khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp,
khó khăn về học tập nhất là những môn xã hội. Trẻ tự kỷ nặng cần được giáo dục
đặc biệt, trẻ tự kỷ nhẹ có thể đi học hòa nhập.
Một số
trẻ có ngôn ngữ giao tiếp sau này lớn lên có thể sống tự lập có việc làm, tuy
nhiên vẫn thường cô độc trong cộng đồng. Nhiều người tự kỷ khác sống phụ thuộc
vào gia đình hoặc cần được đưa vào trung tâm. Việc điều trị tích cực sớm có thể
cải thiện chức năng ngôn ngữ và xã hội, việc chậm chẩn đoán dẫn đến hậu quả
xấu. Có khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình có thể không nói được hoặc nói rất
ít ở tuổi trưởng thành. Không có nguy cơ tăng lên của bệnh tâm thần phân liệt ở
người lớn nhưng giá phải trả cho sự chậm trễ trong chẩn đoán và can thiệp là
rất cao.
Tiên
lượng tốt liên quan đến trí tuệ cao, ngôn ngữ có chức năng và ít những triệu
chứng hành vi kỳ lạ. Khi trẻ lớn lên một số triệu chứng có thể thay đổi, một số
có thể có hành vi tự gây thương tích.
7. PHÒNG
BỆNH
- Đảm bảo
thai sản an toàn của người mẹ, hạn chế sinh con khi bố mẹ cao tuổi, tránh các
yếu tố bất lợi của môi trường sống.
- Quan
tâm tác động sớm tới trẻ trong chơi tương tác, vận động, phát triển giao tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm
Quỳnh Diệp.2005. Rối loạn tự kỷ ở trẻ em.Tâm thần học. Nhà XB y học.. Chi nhánh
TP Hồ Chí Minh. 190-199
2. Quách
Thúy Minh, Nguyễn Thị Hồng Thúy.2009. Đánh giá kết quả can thiệp sớm cho trẻ tự
kỷ tại Bệnh viện nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu y học Hội thảo Nhi khoa
Việt Úc.
3. Phạm Ngọc
Thanh. 2009. Rối loạn tự kỷ. Phác đồ điều trị nhi khoa. BV Nhi đồng 1. Nhà XB y
học. 1105-1113.
4.
Handbook of Autism and Pervasive Developmental Disorders- Third Edition, 2004.
5.
Nelson. 2007.Autstic disorder. 133-138.
RỐI LOẠN TIC
1. ĐẠI
CƯƠNG
Tic là
những động tác không hữu ý, xảy ra nhanh, định hình, không nhịp điệu (thường
bao gồm những nhóm cơ hạn chế) hoặc sự phát âm xuất hiện đột ngột không có mục
đích rõ ràng. Các tic được cảm nhận như không thể cưỡng lại được nhưng có thể
dừng tic lại hữu ý trong những khoảng thời gian khác nhau.
Tic nhất
thời gặp với tỉ lệ 5 – 10% lứa tuổi trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Nam bị mắc nhiều
hơn nữ, tic mạn tính và hội chứng Gilles de la Tourette gặp tỷ lệ ít hơn .
2. NGUYÊN
NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Nguyên
nhân: liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn sinh hóa thần kinh như tăng
dopamine và adrenalin, yếu tố khí chất ở những trẻ tính tình không ổn định.
Bệnh
sinh: nêu giả thuyết tic là do rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn
mối liên hệ giữa các vùng não giữa, tiểu não.
3.YẾU TỐ
THUẬN LỢI
- Sang
chấn tâm lý.
- Mệt
mỏi, thiếu ngủ.
- Sau một
bệnh lý cơ thể.
- Yếu tố
cơ địa những trẻ hiếu động dễ bị tic.
4. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM
4.1.
Triệu chứng lâm sàng:
Theo ý
nghĩa về mặt tâm lý, tic được chia thành 2 loại khác nhau là tic đơn giản và
tic phức tạp.
a. Tic
đơn giản:
- Là những
động tác nhanh, định hình do những nhóm cơ có cùng một chức năng tham gia, là
những động tác không có ý nghĩa, chưa hoàn chỉnh, ví dụ: nháy mắt, lắc đầu,
nhún vai, nhếch mép, nâng cánh mũi, cử động các ngón tay.
- Là sự
phát ra những âm thanh nhanh và vô nghĩa như: hắng giọng, ho khạc, khụt khịt,
lầm bầm, tiếng kêu, tiếng rít, hít thở vào mạnh.
b. Tic
phức tạp:
- Là
những động tác diễn ra đồng thời trong một tập hợp dường như không có mục đích
và kéo dài lâu hơn so với tic đơn giản, ví dụ: vuốt tóc, cắn, ném, đánh, nhảy,
sờ, nhại động tác của người khác.
- Là sự
phát ra những âm, những từ không lưu loát và khác thường về nhịp điệu, những
lời nói bị tắc nghẽn, những câu nói bật ra định hình không phù hợp với hoàn
cảnh, nói tục không chủ ý, lặp lời bản thân hoặc nhại lời người khác.
Tic
thường mất đi lúc ngủ, giảm đi khi tập trung chú ý vào một hoạt động hứng thú.
Tic thường bị tăng lên khi bệnh nhân có sang chấn tâm lý, cơ thể mệt mỏi. Tic
nhất thời chịu tác động tâm lý hơn so với tic mạn tính và hội chứng Tourette.
4.2. Xét
nghiệm:
Không có
xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán tic. Tuy vậy có thể làm một số xét nghiệm để
giúp cho đánh giá tic và chẩn đoán phân biệt.
- Điện
não đồ: có khoảng 50% bệnh nhân có những thay đổi bất thường không đặc hiệu.
- Trong
trường hợp cần phân biệt với múa vờn do thấp có thể làm thêm ASLO.
- Trắc
nghiệm tâm lý: làm trắc nghiệm về trí tuệ ( Raven), hành vi cảm xúc (CBCL, DBC,
Vanderbilt, Zung, Beck) để tìm hiểu thêm về các hoạt động tâm lý của người bệnh
nhằm điều trị tư vấn phù hợp.
- Có thể
sử dụng Thang đo rối loạn tic của Leckman để theo dõi tiến triển và kết quả điều
trị tic.
5. CHẨN
ĐOÁN XÁC ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Sử
dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 hoặc DSM – IV
a. Tic
nhất thời
Có một
hay nhiều tic vận động hoặc tic âm thanh nhưng không có cả 2 loại tic đồng
thời, tic xảy ra hàng ngày, kéo dài trên 4 tuần nhưng không quá 12 tháng.
b. Tic
vận động hoặc tic âm thanh mạn tính
Có một hay
nhiều tic vận động hoặc tic âm thanh nhưng không có cả 2 loại tic đồng thời,
tic xảy ra hầu như hàng ngày, kéo dài trên 1 năm, trong thời gian đó không có 3
tháng liên tục nào là không bị tic.
c. Hội
chứng Gilles de la Tourette
Có tic
vận động nhiều loại kết hợp với tic âm thanh cùng tồn tại trong một khoảng thời
gian mặc dù không nhất thiết phải luôn có đồng thời, tic có nhiều lần trong
ngày (thường thành cơn), xảy ra hàng ngày, kéo dài trên 1 năm, trong thời gian
đó không có 3 tháng liên tục nào là không bị tic.
Ngoài
những tiêu chuẩn riêng đã nêu cho mỗi thể, cả 3 thể đều phải đáp ứng những tiêu
chuẩn chung là: tic khởi phát trước 18 tuổi, trước đó không sử dụng các thuốc
an thần kinh, không có bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương (ví dụ như múa vờn
Huntington, di chứng viêm não), tic gây ảnh hưởng tới học tập, nghề nghiệp và
hoạt động của bệnh nhân.
2. Chẩn
đoán phân biệt:
- Phân
biệt tic vận động với động kinh cục bộ vận động, múa vờn do thấp, rối loạn tăng
động.
- Phân
biệt tic âm thanh với các bệnh lý đường hô hấp.
6. ĐIỀU
TRỊ
Điều trị
bằng liệu pháp hóa được kết hợp với liệu pháp tâm lý. (1) Liệu pháp hóa dược:
Áp dụng
cho bệnh nhân tic mạn tính và hội chứng Tourette.
-
Haloperidol: liều sử dụng ban đầu 0,02mg/kg/ngày, sau đó tăng dần đến 0,05mg/kg/ngày.
Chú ý theo dõi tác dụng phụ như loạn động cấp, hội chứng giả parkinson, loạn
động muộn.
-
Risperidone: liều ban đầu 0,05mg/kg/24giờ sau đó tăng dần liều. Liều trung
bình: 0,05 – 0,1 mg/kg/24giờ
-
Clonidin (Catapressan, viên 0,15mg): đây là thuốc chọn lựa thứ hai nếu điều trị
bằng Haloperidol không hiệu quả. Liều ban đầu là 3mcg/kg, sau đó tăng dần đến
0,025 – 0,05mg/ngày. Thuốc có tác dụng điều trị tốt đối với tic vận động hơn là
với tic âm thanh.
- Ngoài
ra có thể sử dụng một số thuốc kháng động kinh điều trị tic như Valproate,
Topamax. (2) Liệu pháp tâm lý:
Áp dụng
cho tất cả bệnh nhân.
Sử dụng
liệu pháp hành vi mang lại kết quả tốt, đặc biệt đối với tic nhất thời. Không
phê phán trẻ; tổ chức những hoạt động thu hút sự tập trung chú ý và lôi cuốn
trẻ tham gia, động viên khen thưởng khi trẻ ít bị tic (phương pháp tăng cường
củng cố dương tính).
Bên cạnh
đó dựa vào cơ sở phối hợp hai quá trình: bất động các vận động và vận động các
bất động của nguyên tắc điều trị tâm vận động, đưa ra kỹ thuật: hướng dẫn trẻ
thực hiện các bài tập trước gương, làm các động tác ở những phần cơ thể không
bị tic kết hợp với bài tập giãn cơ.
Dựa vào
thuyết điều kiện hóa, cho bệnh nhân thực hiện bài tập chủ động làm các động tác
tic 30 phút mỗi ngày trong 3 tuần liền.
(3) Các
phương pháp điều trị hỗ trợ
Tổ chức
các hoạt động vui chơi giải trí, nâng đỡ tâm lý người bệnh kết hợp với hướng
dẫn gia đình. Điều trị các rối loạn lo âu, trầm cảm, ám ảnh hoặc tăng động nếu
có kèm theo với tic.
7. TIẾN
TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Bệnh nhân
tic được điều trị ngoại trú là chủ yếu và chỉ vào viện khi bị tic mạn tính
nhiều loại hoặc hội chứng Tourette. Tic nhất thời thường khỏi tự phát nhưng dễ
bị tái phát. Tic mạn tính tiến triển kéo dài nhiều năm nhưng cũng có thuyên
giảm từng đợt. Hội chứng Tourette có tiến triển mạn tính và nặng nề hơn gây ảnh
hưởng đến sinh hoạt học tập và quan hệ xã hội của người bệnh.
8. PHÒNG
BỆNH
- Hạn chế
căng thẳng về tâm lý, lo âu.
- Tạo cho
trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt đoàn đội.
- Hạn chế
ngồi lâu xem tivi, chơi điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn
Thị Thanh Mai. Tháng 10.2006. Rối loạn tic ở trẻ em. Rối loạn tâm thần ở trẻ em
– phát hiện và điều trị. Hội thảo nhi khoa lần VII. 47 – 52
2. Quách
Thúy Minh. 1997.Rối loạn tic ở trẻ em . Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Hà nội.
3. Hoàng
Câm Tú, Nguyễn Hữu Cầu. 1994.Một số nhận xét về máy giật cơ dạng tic ở trẻ em.
Kỷ yếu công trình nhi khoa. 224 - 227.
4. Nguyễn
Minh Tuấn. 1999.Bệnh học tâm thần thực hành. Nhà XB Y học. 53 - 65
5. Arana
GW, Rosenbaun JF- “Handbook of Psychiatric drug therapy”. Lippincott Williams
& Wilkins. 4th Edition, 2000.
6. Đào
Tuấn Thái - Các phương pháp cơ bản của tâm lý liệu pháp- Tâm thần học, NXB Y
học 2005.
CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ
1. NỘI
DUNG
Liệu pháp
tâm lý là các kỹ thuật tâm lý mà các nhà chuyên môn sử dụng tác động tâm lý một
cách tích cực có hệ thống vào người bệnh nhằm mục đích chữa bệnh và giúp họ có
một nhân cách hài hòa và phù hợp.
Hiện nay
để cải thiện các rối loạn tâm lý ở bệnh nhân có rất nhiều các liệu pháp được sử
dụng như: liệu pháp ám thị, liệu pháp thôi miên, liệu pháp nhận thức hành vi,
thư giãn, liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp tâm lý nâng đỡ,
liệu pháp trò chơi, liệu pháp vẽ tranh. Trong thực hành nhi khoa có một số liệu
pháp sau đây thường được áp dụng.
2. LIỆU
PHÁP TRÒ CHƠI
2.1. Khái
niệm
Liệu pháp
trò chơi được tiến hành dựa vào nhu cầu tự nhiên của trẻ em là muốn được chơi.
Nhà trị liệu tổ chức các trò chơi có mục đích và hệ thống nhằm chẩn đoán và trị
liệu các rối loạn tâm lý.
- Chức
năng chẩn đoán: thông qua trò chơi trẻ tự bộc lộ khả năng của mình về các mặt:
nhận thức, cảm xúc, hành vi, đặc biệt là những thiếu hụt trong tính cách và mối
quan hệ của trẻ. Nhà trị liệu thu thập và phân tích thông tin để góp phần đưa
ra các chẩn đoán tâm lý.
- Chức
năng trị liệu: trò chơi tạo cho bệnh nhi khả năng tự bộc lộ cảm xúc, giải tỏa
những băn khoăn vướng mắc, căng thẳng, lo hãi đồng thời tạo sự thư giãn và hứng
thú vào quá trình điều trị. Thông qua những trò chơi, các rối loạn về nhận
thức, cảm xúc và hành vi của trẻ được cải thiện đưa tới sự phục hồi các chức
năng tâm lý.
2.2. Chỉ
định và chống chỉ định
2.2.1.
Chỉ định: cho các trẻ có những rối loạn tâm lý như:
Các rối
loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm, rối loạn phân ly, chán ăn tầm thần, rối loạn
hành vi đạo đức. Các bệnh thực thể nhưng có các vấn đề về tâm lý. Các rối loạn
như tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ngủ. Trẻ em bị chậm phát triển, tự kỷ, tăng
động giảm chú ý.
2.2.2.
Chống chỉ định:
Những
bệnh nhân có cơn xung động, kích động, hung tính. Bệnh nhân loạn thần nặng hoặc
trầm cảm có nguy cơ tự sát. Bị một số bệnh thực thể cần được nằm yên tĩnh.
2.3. Cách
tiến hành:
Lựa chọn
chủ đề chơi phù hợp với mục đích trị liệu của thầy thuốc nhằm cải thiện hiệu
quả nhất các rối loạn tâm lý. Ví dụ: bệnh nhân có lo âu, trầm cảm nên: chơi
nhóm, trò chơi động, đóng kịch, văn nghệ, hái hoa dân chủ, ném lon, cầu lông.
Bệnh nhân tăng động nên chơi cá nhân hoặc trò chơi tĩnh như: cờ vua, cá ngựa,
cắt gấp giấy.
- Có thể
tổ chức chơi ở buồng bệnh, phòng chơi hoặc ở sân. Đối với bệnh nhân bị bệnh
thực thể, trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lâm sàng của bệnh.
- Người
hướng dẫn chơi có thể là nhà tâm lý, y tá, bác sĩ, cha mẹ hoặc chính bệnh nhân.
- Đồ chơi
phải được an toàn (tránh dễ vỡ, sắc nhọn…) đặt ở chỗ dễ lấy.
- Thời
gian một buổi chơi khoảng 30 – 50 phút, số buổi chơi còn phụ thuộc vào tiến
triển của các rối loạn tâm lý.
- Nhà trị
liệu ít bình luận mà phải ghi chép theo dõi mỗi buổi chơi, đánh giá những cải
thiện tâm lý của trẻ và đưa ra trò chơi mới phù hợp.
3. LIỆU
PHÁP TRANH VẼ
3.1. Khái
niệm
Vẽ tranh
là một hoạt động thông thường và phổ biến ở trẻ em. Liệu pháp này không cần sử
dụng tới ngôn ngữ. Đặc biệt đối với những trẻ bị rối loạn tâm lý có khó khăn
trong sự cảm nhận và biểu thị bằng lời, thông qua tranh vẽ trẻ có thể biểu thị
được phần nào những khó khăn của bản thân. Liệu pháp vẽ tranh sử dụng với mục
đích:
- Đánh
giá mức độ trí tuệ của trẻ:
Hình vẽ
người chính là một trong những test trí tuệ thường được sử dụng ở trẻ em ở mọi
nền văn hoá, dân tộc khác nhau. Các yếu tố trong hình vẽ như số lượng các chi
tiết, tỉ lệ kịch thước các chi tiết cũng như vị trí không gian các chi tiết
phản ánh mức độ trí tuệ của trẻ.
- Chẩn
đoán tâm lý
Hình vẽ
của trẻ thể hiện mức độ phát triển trí tuệ cũng như phản ánh những thiếu hụt
trong các mối quan hệ. Hình vẽ của trẻ phần nào bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc
bị dồn nén, những mong muốn, xung đột tâm lý không thể hiện bằng lời.
- Trị
liệu tâm lý:
Vẽ tranh
có tác dụng như một yếu tố giải cảm ứng, loại bỏ sự căng thẳng. Trong quá trình
vẽ trẻ phải tự mình nghĩ cách bố cục bức tranh, khắc phục và vượt qua nỗi sợ
hãi, kìm chế căng thẳng nội tâm, sau khi vẽ trẻ sẽ dần dần vượt qua được tình
trạng rối loạn tâm lý.
3.2. Chỉ
định và chống chỉ định
3.2.1.
Chỉ định:
Với hầu
hết các trẻ từ 5 tuổi trở lên với các rối loạn tâm lý như:
Các rối
loạn cảm xúc rối loạn phân ly, chán ăn tâm thần, rối loạn hành vi, các bệnh nhi
bị bệnh thực thể nhưng có các vấn đề tâm lý, các rối loạn như tic, đái dầm, nói
lắp, rối loạn ngủ, trẻ em bị chậm phát triển, rối loạn tự kỷ, rối loạn tăng
động giảm chú ý, bệnh tâm thần phân liệt.
3.2.2.
Chống chỉ định:
Không áp
dụng với những trẻ từ chối vẽ, bệnh nhân có cơn xung động, kích động, hung
tính, bệnh nhân loạn thần nặng.
3.3. Cách
tiến hành
Một số
chủ đề vẽ thường được áp dụng: vẽ gia đình để tìm hiểu xung đột và mong muốn
của trẻ về gia đình mình. Vẽ người tìm hiểu trình độ trí tuệ và một số nét tính
cách. Vẽ cây tìm hiểu chiều hướng nhân cách. Ngoài ta trẻ còn vẽ bệnh viện, vẽ
trường học.
- Phòng
vẽ cho trẻ phải yên tĩnh, đủ ánh sáng, ít có tác động ngoại cảnh (tiếng ồn, sự
gợi ý, sự phê phán hoặc sự ganh đua).
- Giấy vẽ
(khổ A4 hoặc A3), bút chì, sáp màu, bột màu, bàn ghế hoặc giá vẽ.
- Trong
khi vẽ, nhà trị liệu nên theo dõi trẻ về cách thức vẽ, thời gian vẽ, thứ tự vẽ nhân
vật, không bình luận tranh vẽ.
- Sau khi
trẻ vẽ, nhà trị liệu có thể hỏi trẻ một số chi tiết trên bức tranh nhưng không
bắt buộc trẻ trả lời.
- Việc
đánh giá tranh vẽ dựa vào màu sắc, nét vẽ, nội dung bức tranh, các nhân vật,
các chi tiết, bố cục bức tranh.
- Một số
chủ đề tranh vẽ được tiến hành nhiều lần, có theo dõi, ghi chép để đánh giá sự
tiến triển trong tâm lý của trẻ.
4. LIỆU
PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI
4.1. Khái
niệm
Liệu pháp
nhận thức hành vi là các kỹ thuật tâm lý, trong đó nhà trị liệu sử dụng việc
kết hợp lời nói và mẫu hành vi một cách có mục đích và hệ thống nhằm điều chỉnh
các rối loạn tâm lý.
Liệu pháp
nhận thực hành vi dựa trên nguyên tắc điều kiện hóa và củng cố cũng như mối
quan hệ giữa nhận thức – cảm xúc – hành vi.
4.2. Chỉ
định và chống chỉ định
4.2.1.
Chỉ định
Liệu pháp
nhận thức hành vi được áp dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với các rối loạn sau:
Các rối
loạn lo âu; các rối loạn ở trẻ em như đái dầm, tic, nói lắp, tăng động giảm chú
ý, rối loạn hành vi; các chứng nghiện: thuốc lá, ma túy; trầm cảm (không có tự
sát); Bệnh tâm thần phân liệt sau giai đoạn cấp; trẻ em bị chậm phát triển, tự
kỷ nhẹ và vừa.
4.2.2.
Chống chỉ định
Tâm thần
phân liệt trong giai đoạn cấp; trầm cảm có ý tưởng tự sát
Loạn thần
hưng trầm cảm; chậm phát triển, tự kỷ nặng.
4.3. Các
kỹ thuật trong trị liệu nhận thức hành vi
Liệu pháp
nhận thức hành vi là tập hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, sau đây là một số kỹ
thuật chính thường được áp dụng trong thực hành nhi khoa.
Nhận ra
mối quan hệ giữa cảm xúc, các triệu chứng cơ thể và ý nghĩ:
- Trẻ
phải nhận ra được các trạng thái cảm xúc khác nhau của mình: buồn, tức giận, lo
lắng, hoảng sợ và vui vẻ. Trẻ nhỏ có thể dựa vào các bức tranh vẽ các nét mặt
miêu tả trạng thái cảm xúc đó. Trẻ lớn có thể mô tả bằng lời. Ngoài ra trẻ phải
nhận ra cường độ các cảm xúc của mình bằng sử dụng thang bậc tự cho điểm từ
thấp đến cao.
- Trẻ
phải nhận ra một số triệu chứng có thể liên quan đến cảm xúc.
- Trẻ
phải nhận ra được ý nghĩ sai lầm của mình có liên quan đến cảm xúc (nên đưa ra
các ví dụ cụ thể để minh họa).
Cấu trúc
lại nhận thức:
Hầu hết
các rối loạn tâm lý đều do những suy nghĩ không hợp lý, những niềm tin sai lệch
hoặc mong muốn thái quá không phù hợp gây ra, vì vậy kỹ thuật này gồm 3 bước:
Bước 1: Giúp
trẻ nhận được ý nghĩ sai, niềm tin vô lý.
Bước 2: Tìm
bằng chứng phản bác lại suy nghĩ sai, niềm tin vô lý.
Bước 3: Nảy
sinh những ý thức mới, đúng đắn, hợp lý và thực tế thay thế cho những suy nghĩ
sai, vô lý.
Tự khẳng
định:
Ở liệu
pháp này cả nhà trị liệu và trẻ phải hiểu được suy nghĩ đã dẫn đến các ứng xử
không phù hợp. Từ đó thay vào việc chú ý tới những tình huống tiêu cực trong
quá khứ bằng tập trung vào những biểu hiện tích cực, phát triển và khẳng định
nó.
Giải cảm
ứng có hệ thống:
Là kỹ
thuật tâm lý làm cho trẻ em thích nghi dần với tình huống gây sợ từ mức độ thấp
đến mức độ cao và cuối cùng là hoàn cảnh thực gây ra đáp ứng không thích nghi.
Gồm các bước sau:
Bước 1: tưởng
tượng ra một loạt các kích thích gây stress xung quanh một sự kiện gây sợ nào
đó và sắp xếp chúng theo trật tự từ yếu đến mạnh theo một hệ thống điểm.
Bước 2: đưa cơ
thể vào trạng thái thư giãn toàn thân, giúp trẻ tưởng tượng ra những kích thích
gây sợ hãi ở mức yếu nhất.
Bước 3: nếu
kích thích đã được quen dần không gây cảm giác lo sợ thì lần lượt chuyển sang
kích thích mạnh hơn.
Khen
thưởng:
Là liệu
pháp tâm lý dùng phần thưởng để củng cố hành vi hợp lý loại bỏ hành vi sai trên
cơ sở thực hiện một cách có hệ thống, có nguyên tắc và được thảo luận trước với
trẻ.
Phần
thưởng có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, phải lập bảng theo dõi cảm
xúc, hành vi và quy định mức thưởng, phải có sự cam kết giữa trẻ và nhà trị
liệu.
5. LIỆU
PHÁP THƯ GIÃN
5.1. Khái
niệm
Thư giãn
là một phương pháp hành vi đòi hỏi con người phải chú tâm vào tập thư giãn mềm
cơ bắp, tập thở chậm, tạo trạng thái thoải mái về tinh thần, giảm kích thích và
tạo sự nghỉ ngơi của vỏ não.
5.2. Chỉ
định và chống chỉ định.
5.2.1.
Chỉ định: cho các trẻ có những rối loạn tâm lý như
Các rối
loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm, rối loạn phân ly, chán ăn tâm thần, rối loạn
hành vi lệch chuẩn. Các bệnh thực thể nhưng có các vấn đề về tâm lý. Các rối
loạn như tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ngủ. Trẻ em bị chậm phát triển, tự kỷ,
tăng động giảm chú ý, tâm thần phân liệt.
5.2.2.
Chống chỉ định.
Những
bệnh nhân có cơn xung động, kích động, hung tính. Bệnh nhân loạn thần nặng hoặc
trầm cảm có nguy cơ tự sát.
5.3. Cách
tiến hành:
- Nơi tập
thư giãn phải thông thoáng, yên tĩnh, không sáng chói, không bị kích thích gây
mất tập trung.
- Người
tập phải hết sức tập trung, huy động sự chú ý, ý thức của mình vào việc hình
dung ra cảm giác căng hoặc giãn mềm cơ bắp.
- Tập thả
lỏng tuần tự từng nhóm cơ (đặc biệt là hai bàn tay, hai cánh tay, vai, cổ,
ngực, bụng, lưng).
- Tập thư
giãn tĩnh ở tư thế nằm kết hợp với thở bụng (thóp bụng - thở ra, phình bụng -
hít vào, thở êm, chậm, sâu, đều).
- Tập kết
hợp với tưởng tượng được hướng dẫn bằng lời. Ví dụ “tay phải mềm ra” “giãn ra”,
“chùng xuống”, “ấm dần lên”, giọng đọc phải chậm, rõ, âm thanh vừa phải.
- Một
buổi tập từ 15 – 30 phút tùy theo lứa tuổi, tập hàng ngày. Một số lưu ý khi
thực hiện:
Sử dụng
ngôn ngữ đơn giản. Có các ví dụ và biểu đồ cụ thể: tranh, hình ảnh, thang điểm.
Nên giải thích và dạy một số kỹ thuật đơn giản cho cha mẹ. Chú ý đến độ tuổi
của trẻ để áp dụng một cách phù hợp. Thời gian cho các kỹ thuật 20-30 phút/1
lần/ 1 ngày.
6. THAM
VẤN TÂM LÝ
6.1. Định
nghĩa
Đối tượng
của tham vấn tâm lý trong thực hành nhi khoa là cha mẹ và trẻ em có vấn đề về
tâm lý (gọi là thân chủ).
Tham vấn
là một quá trình thiết lập mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm giúp
đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu
hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ, hỗ trợ và khuyến khích thân chủ
tự đưa ra cách giải quyết vấn đề.
- Quá
trình tham vấn: Nhà tham vấn và thân chủ có thể gặp nhau trong một khoảng thời
gian cố định (thường từ 50-60 phút), một tuần một lần hoặc nhiều hơn (tùy thuộc
vào mức độ vấn đề của thân chủ).
- Các mục
đích của mối quan hệ trong tham vấn:
+ Giúp
cho thân chủ xác định các vấn đề của họ và đặt thứ tự ưu tiên cho các hoạt động
can thiệp.
+ Giúp
thân chủ hiểu rõ căn nguyên của vấn đề họ đang gặp phải.
+ Giúp
thân chủ nhận ra suy nghĩ và cảm xúc của họ đóng góp hoặc liên quan đến các vấn
đề của họ như thế nào, từ đó nhận thức thế giới theo cách thực tế và tích cực
hơn.
+ Hỗ trợ
thân chủ trong quá trình đưa ra quyết định bằng cách giúp họ xác định các lựa
chọn và cân nhắc “mặt trái”, “mặt phải” của từng lựa chọn.
+ Khuyến
khích thân chủ đưa ra những lựa chọn và các thay đổi tốt nhất cho chính cuộc
sống của họ (nhà tham vấn không bao giờ đưa ra quyết định thay cho thân chủ).
+ Nhấn
mạnh những đặc điểm tích cực của thân chủ và giúp họ sử dụng những thế mạnh này
để vượt qua những trở ngại và thách thức.
6.2.Chỉ
định
Tham vấn
tâm lý được chỉ định rất rộng rãi trong trường hợp cha mẹ và trẻ có nhu cầu
mong muốn giải quyết những vướng mắc về tâm lý. Trong quá trình điều trị các
rối loạn về tâm lý nó được xem như là liệu pháp hỗ trợ rất quan trọng, được
phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác hoặc điều trị bằng hóa dược.
6.3. Các
kỹ năng tham vấn
Các kỹ
năng giao tiếp không lời.
- Giao
tiếp bằng mắt: nhìn thẳng thể hiện sự chăm chú.
- Ngôn
ngữ cử chỉ: ngồi cạnh, thả lỏng, cùng tầm với thân chủ thể hiện sự cởi mở và
thông cảm.
- Giọng
nói: bình tĩnh, tốc độ đều đều,
- Khoảng
cách không gian: giữa hai người không có vật cản, ngồi cách nhau 70 cm-1m, ánh
sáng vừa phải.
- Thời
gian: thân chủ có thời gian trình bày và trả lời câu hỏi, không thúc dục hoặc
gây bắt buộc.
- Khoảng
im lặng giữa hai người để nhà tham vấn có thời gian suy nghĩ và lên kế hoạch
cho câu hỏi hoặc câu nói tiếp theo.
Các kỹ
năng giao tiếp bằng lời.
- Nên đặt
câu hỏi mở: “ điều gì?”; “tại sao?”; “thế nào?”.
- Khuyến
khích: nhắc lại một từ chính của thân chủ.
- Diễn
đạt lại: nhắc lại ý chính trong lời nói của thân chủ.
- Phản
ánh cảm xúc: gọi tên được những cảm xúc chính mà thân chủ đang trải qua.
- Tóm
lược: điểm lại những vấn đề và cảm xúc mà thân chủ đã bộc lộ.
Các giai
đoạn của mô hình tham vấn: gồm 5 giai đoạn
1. Thiết
lập mối quan hệ: Để xây dựng lòng tin, với trẻ em nên bắt đầu bằng nụ cười, một
trò chơi hoặc kể một câu truyện.
2. Tập
hợp thông tin, xác định vấn đề và nhận ra thế mạnh của thân chủ: để xác định mục
đích rõ ràng và định hướng cho cuộc phỏng vấn tránh lan man vào chủ đề khác.
Với trẻ em tránh dùng từ và khái niệm trừu tượng.
3. Xác
định kết quả: nhằm xác định một giải pháp lý tưởng bằng câu hỏi: “ Cháu muốn điều
gì sẽ xảy ra?” hoặc “ Nếu cháu có ba điều ước, cháu sẽ ước gì?”
4. Tìm
kiếm các giải pháp thay thế đối mặt với những điều phi lý của thân chủ: Nhà
tham vấn cần sự sáng tạo, càng đưa ra nhiều giải pháp lựa chọn càng tốt. Với
trẻ em giúp trẻ tưởng tượng về tương lai và kết quả về các mặt tinh thần khi
chọn giải pháp thay thế.
5. Khái
quát: tóm lược kết quả khi các giải pháp cụ thể đã được vạch ra và hẹn lần sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn
Công Khanh. 2000. Tâm lý học trị liệu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.
2. Sidney
Bloch và Bruce S. Singh. 2002. Cơ sở của Lâm sàng tâm thần học. Biên dịch Trần
Viết Nghị. Nhà xuất bản Y học. Tr. 365-367.
3. Ngô
Gia Hy. Từ điển bách khoa Anh - Việt. 2005. Nhà xuất bản Y học. Tr. 781.
4. Đào
Tuấn Thái- Các phương pháp cơ bản của tâm lý liệu pháp- Tâm thần học, NXB Y học
2005.
5. Kaplan
and Sadock- Signs and symptoms in: Synopsis of Psychiatry, 2002, p275-287.
6. Rapee,
RM., Wignall A., Hudson. J. L. & Schniering. CA. 2000. Treating Anxious
children & Adolescents: An evidence - based approach. CA. New Harbinger
Publications
7. Rapee.
R.M, Spence . S.H., Cobham. V.& Wignall.A.. 2000. Helping your Anxious
child: A step by step Guide for parents. New Harbinger publications.
TÂM LÝ BỆNH NHI NẰM VIỆN
1. ĐẠI
CƯƠNG
Con người
là một tổng thể gồm 3 yếu tố tác động qua lại lẫn nhau: Sinh học (S), Xã hội và
môi trường sống (X), Tâm lý (T).
Bệnh tật
gây tổn thương thực thể và chức năng của các cơ quan, đây là thay đổi về mặt
sinh học (S). Bị bệnh nằm viện làm thay đổi về môi trường sống, mối quan hệ xã
hội (X). Sự thay đổi của 2 yếu tố trên, tất yếu sẽ làm thay đổi ít nhiều về yếu
tố tâm lý (T). Sự thay đổi tâm lý thể hiện ở các mức độ khác nhau của rối loạn
nhận thức, cảm xúc (lo âu - trầm cảm), hành vi và phương thức ứng phó ở cả cha
mẹ và bệnh nhi.
Trẻ em là
một cá thể có nhân cách đang hình thành và phát triển: dễ bị ám thị, dễ bị tổn
thương cảm xúc, thiếu óc phê phán. Khi bị bệnh phải nằm viện trẻ khó thích ứng
với môi trường mới hơn người lớn, dễ bị lây lan cảm xúc lo âu của cha mẹ và
thường phản ứng quá mức với trạng thái đau. Vì vậy tổn thương tâm lý thường đa
dạng và cường độ mạnh hơn.
2. CÁC
RỐI LOẠN TÂM LÝ THƯỜNG GẶP
- Lo âu
quá mức: cảm nhận nguy hiểm chờ đón, hoảng sợ, liên tưởng đến sự sống còn: sợ
người lạ, sợ thủ thuật y tế, sợ chấn thương, sợ đau đớn, sợ bệnh không khỏi, sợ
mất vị thế xã hội, hết tiền, bỏ học, bỏ việc.
- Rối
loạn trầm cảm: mệt mỏi, mất quan tâm thích thú, cảm thấy mất giá trị, thất
vọng, bi quan chán nản, cảm giác bị trừng phạt, có lỗi, mặc cảm tự ti. Một số
có thể có nghi ngờ kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, chữa trị và chăm sóc
của nhân viên y tế.
- Rối
loạn hành vi và phương thức ứng phó: một số trẻ có hành vi né tránh, thu mình,
ít vận động, từ chối ăn, nằm nhiều hoặc nhi hoá, đòi hỏi, kém thích ứng. Còn
cha mẹ dễ sinh cáu bẳn, dễ phản ứng, nếu không thỏa mãn dễ sinh ra thắc mắc,
đòi hỏi, không tin tưởng điều trị.
3. CÁC
RỐI LOẠN TÂM LÝ BỆNH NHI QUA CÁC LỨA TUỔI
- Trẻ
dưới 1 tuổi: bắt đầu sợ người lạ, sợ môi trường lạ, nằm viện làm thay đổi nhịp
sinh học gây khó chịu. Trẻ phản ứng với sự khó chịu bằng khóc, từ chối ăn, rối
loạn ngủ... Mẹ quá lo lắng sẽ làm rối loạn gắn bó mẹ con.
- Trẻ 1-3
tuổi: hay cáu gắt, khóc, hung tính hoặc thu mình, sợ người lạ quá mức, sợ nhân
viên y tế, bám chặt lấy người thân, mất tính tự chủ, độc lập. Trẻ thường bị rối
loạn đại tiểu tiện (phản ứng tâm lý), rối loạn ăn (không ăn hoặc nôn), khó ngủ.
- Trẻ từ
3-5 tuổi: rất sợ tách khỏi người thân, sợ đau và chấn thương cơ thể. Trẻ nghĩ
bị bệnh và tiêm, lấy máu xét nghiệm là bị trừng phạt, thường mất tự chủ, thoái
lùi tâm lý do bị hạn chế các hoạt động.
- Trẻ từ
6-11 tuổi: bắt đầu hiểu về bệnh và nằm viện, có thể tách được người thân trong
một khoảng thời gian trong ngày nhưng vẫn có giải thích sai về bệnh (bị bệnh là
bị trừng phạt hoặc tại bố mẹ). Các em thường hay lo lắng nhiều về học tập, phải
nghỉ học, thường hay chống đối khi không vừa lòng, cảm giác đau tăng quá mức
khi bị tiêm hoặc làm xét nghiệm.
- Vị
thành niên: thường hay lo hãi thực sự về hậu quả của bệnh, quan tâm đến chẩn
đoán, xét nghiệm và điều trị, lo âu về sự phát triển không bình thường của cơ
thể. Lo sợ mất khả năng tham gia các hoạt động ưa thích, lo về học tập, kinh tế
gia đình không đủ. Có thể tăng dấu hiệu trầm cảm: thu mình, nằm nhiều, cảm giác
thất bại, thua kém bạn bè, với các trẻ bệnh nặng có trẻ có thể ý định tự tử
hoặc sợ chết, hoảng sợ cáu gắt.
4. CƠ THỂ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC RỐI LOẠI TÂM LÝ
Bị bệnh,
nằm viện là một stress tâm lý tác động đến trẻ em và gia đình. Khi gặp các tình
huống gây stress thì cơ thể sẽ huy động sức đề kháng và chống đỡ thông qua hệ
nội tiết (trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận), hệ nội tiết tăng bài
tiết hormon (đặc biệt là tuyến hormon vỏ thượng thận) làm tăng cường các quá
trình trao đổi chất và chuyển hóatrong cơ thể, do vậy làm tăng hoạt động của hệ
thống các cơ quan để cơ thể có thể thích nghi được.
Nếu bệnh
tật và nằm viện gây ra lo âu kéo dài nghĩa là cơ thể lâm vào tình trạng stress
mạn tính dẫn đến các “hormon stress” sản xuất gia tăng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến
hệ miễn dịch. Do vậy khả năng chống đỡ bị suy giảm, cơ thể sẽ bị kiệt quệ làm
khả năng phục hồi bệnh sẽ khó khăn hơn.
5. CAN
THIỆP TÂM LÝ CHO BỆNH NHI NẰM VIỆN
5.1. Tạo
môi trường bệnh viện gần với môi trường bình thường
- Tổ chức
các hoạt động vui chơi trong bệnh viện: vui chơi chính là nhu cầu, là hoạt động
chủ đạo của trẻ em đóng góp vào quá trình phát triển của trẻ. Chơi giúp trẻ nằm
viện đối phó với bệnh tật, làm chủ được những khó chịu và đau do bệnh tật và điều
trị. Thông qua vui chơi nhân viên y tế dễ dàng tiếp xúc với trẻ, hiểu được nhu
cầu và phản ứng của trẻ khi nằm viện cũng như mức độ trí tuệ và khả năng vận
động của trẻ. Nhờ hoạt động chơi mà cha mẹ có được cảm xúc tích cực cạnh trẻ
trong thời gian nằm viện. Hoạt động chơi có thể tổ chức tại bệnh phòng, phòng
chơi bệnh viện hoặc sân chơi ngoài trời. Trò chơi có thể là vui nhộn, vận động,
mô phỏng các thủ thuật y tế, lắp ghép, các trò chơi trí tuệ và sáng tạo.
- Tổ chức
các hoạt động thường ngày của trẻ em: học văn hoá, âm nhạc trị liệu, xem ti vi,
xem phim, đọc truyện, sách báo, vẽ tranh, trẻ sẽ cảm thấy môi trường bệnh viện
bớt xa lạ hơn.
- Trang trí
bệnh phòng: tường được vẽ sơn những nhân vật hoạt hình mà trẻ em yêu thích,
khuyến khích cha mẹ trang trí xung quanh giường nằm của trẻ. Trang trí khoa
phòng và có quà theo các chủ đề ngày lễ của trẻ em.
5.2. Thái
độ và kỹ năng giao tiếp phù hợp của nhân viên y tế
- Phải có
thái độ ân cần, vui vẻ, cảm thông, tôn trọng, động viên bệnh nhi và gia đình.
Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh và quá trình điều trị.
- Sẵn
sàng giúp đỡ bệnh nhân mọi nơi, mọi lúc, tác phong lịch sự, điềm đạm khi tiếp
xúc, nhanh nhẹn, bình tĩnh, khẩn trương khi cấp cứu.
- Lời nói
nhẹ nhàng, rõ ràng, đủ nghe, không nói quá nhanh. Giải thích tỉ mỉ nếu cha mẹ
không hiểu. Nên sử dụng nhiều câu hỏi mở khi khai thác thông tin từ bệnh nhân
và gia đình.
- Tác
phong dễ gần, tỏ thái độ vỗ về dỗ dành trẻ, đưa cho trẻ chơi đồ chơi nếu có.
- Chú ý
lắng nghe và quan sát thái độ, ánh mắt, cử chỉ, phản ứng, trang phục, cách giao
tiếp của bệnh nhân và cha mẹ để tuỳ từng đối tượng mà giao tiếp cho phù hợp.
5.3.
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi làm thủ thuật
Trẻ và
cha mẹ nên được biết: điều gì sắp xảy ra? Thủ thuật y tế sẽ được diễn ra như
thế nào? Dụng cụ y tế nào sẽ được sử dụng? Ai là người thực hiện? Trẻ sẽ cảm
thấy và hợp tác như thế nào?
- Trẻ
dưới 1 tuổi: để cha mẹ ở cạnh, giải thích cho cha mẹ biết qui trình thủ thuật,
nên âu yếm, vuốt ve trẻ.
- Từ 1 -
3 tuổi: để trẻ trong vòng tay bố mẹ. Hát, kể chuyện, thổi bóng xà phòng làm xao
nhãng chú ý của trẻ khỏi qui trình thủ thuật.
- Từ 4 -
6 tuổi: thăm phòng thủ thuật, giải thích đơn giản tại sao và qui trình diễn ra
như thế nào trên mô hình hoặc tranh ảnh, khuyến khích trẻ hỏi, để trẻ làm thử
trên mô hình. Sử dụng kể chuyện, đọc sách, âm nhạc, đếm đồ vật để làm xao
nhãng.
- Từ 7-12
tuổi: sử dụng thuật ngữ y tế đơn giản để giải thích về mục đích của thủ thuật,
dùng tài liệu, phim khoa học, tranh ảnh về loại bệnh của trẻ để giải thích. Đọc
sách, hỏi chuyện, đếm để làm sao nhãng chú ý của trẻ khỏi thủ thuật.
- Từ 12 -
16 tuổi: nói về mục đích và các trải nghiệm khi làm thủ thuật, cung cấp các tài
liệu có liên quan. Âm nhạc, mát-xa, tập thư giãn hít thở sâu để sao nhãng.
5.4. Tham
vấn tâm lý cho bệnh nhân và gia đình
Khi nhận
thấy bệnh nhi và gia đình có vấn đề về tâm lý, nhân viên y tế phải có những
cuộc hẹn tham vấn cá nhân với mục đích:
- Khai thác
thông tin, xâu chuỗi các sự kiện, đánh giá vấn đề mà bệnh nhân và gia đình đang
có, đặc biệt chú ý đến cảm xúc của họ.
- Qua
ngôn ngữ và cử chỉ của bệnh nhân phải biết được họ đang suy nghĩ gì và cảm thấy
như thế nào?
- Xây
dựng lòng tin, khuyến khích đối tượng cố gắng tự giải quyết vấn đề của chính
mình, đồng thời giúp họ tự tin, chủ động đề xuất hướng giải quyết vấn đề của
mình.
- Khi
thảo luận các chủ đề nhạy cảm không bối rối và e ngại, không né tránh mà chấp
nhận thông tin.
- Đánh
giá nhu cầu của đối tượng, vấn đề nào là mấu chốt, đặt thứ tự ưu tiên cho vấn
đề cần giải quyết.
- Xác
định thế mạnh của đối tượng: thấy được các mặt tích cực để khuyến khích họ sử
dụng thế mạnh để vượt qua những khó khăn.
5.5.
Hướng dẫn tập thư giãn
- Là
phương pháp giúp đỡ người bệnh phải chủ tâm vào tập giãn mềm cơ bắp, tạo trạng
thái thư thái về tinh thần, từ đó giảm kích thích và tạo sự nghỉ ngơi của bộ
não để đối phó với lo âu trầm cảm.
- Có thể
tập thư giãn ở tư thế ngồi hoặc nằm kết hợp với thở bụng (thóp bụng - thở ra,
phình bụng - hít vào, hơi thở êm, chậm, sâu đều).
- Yêu cầu
phải tập trung, huy động ý thức của mình để hình dung ra cảm giác căng, trùng
cơ hoặc tưởng tượng theo lời nói.
5.6. Cung
cấp phương thức ứng phó tốt cho cha mẹ
- Động
viên bố mẹ bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc, những khó khăn của họ trong thời
gian nằm viện.
- Hướng
dẫn cha mẹ cách chơi với trẻ, tìm hiểu tâm lý của con khi bị bệnh, cùng với cán
bộ y tế tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ và tâm lý trong thời gian nằm
viện.
- Tổ chức
các buổi giáo dục sức khoẻ để cha mẹ hiểu biết về bệnh, cung cấp kiến thức về
phòng bệnh, dinh dưỡng, phát triển của trẻ khi ra viện.
- Với
những bệnh nhi bị bệnh mạn tính, giới thiệu khuyến khích cha mẹ tham gia câu
lạc bộ cha mẹ của trẻ bị loại bệnh đó để họ có dịp chia sẻ cảm xúc và kinh
nghiệm.
- Giới
thiệu cha mẹ tiếp cận với các nguồn hỗ trợ vật chất và tinh thần của các tổ
chức từ thiện nếu họ khó khăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng
Phương Kiệt -2000-Tâm lý sức khoẻ-Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 417-511.
2. Phạm
Thị Lan Anh-2000- Những biểu hiện về hành vi cảm xúc ở trẻ bị mắc bệnh thực thể
nằm viện tại viện Nhi- Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện Đại Học Y
Hà Nội.
3. Võ
Hoàng Long- Các rối loạn liên quan đến Stress- Tâm thần học, NXB Y học 2005.
4. Đào
Tuấn Thái- Các phương pháp cơ bản của tâm lý liệu pháp- Tâm thần học, NXB Y học
2005.
5.
Donglas Golden. 1997. Chơi trị liệu cho trẻ em nằm viện. Thông tin Y học chuyên
ngành tâm thần. Quách Thuý Minh dịch.
6. Awn
Cattanach. 2003. Introduction to play Therapy. British Library Cataloging in
Publication Data.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ EM
1. ĐẠI
CƯƠNG
Ngủ là
nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người nhằm cân bằng các yếu tố nội sinh và
ngoại sinh. Đặc trưng của giấc ngủ là có sự dao động nhịp ngày đêm nhằm đảm bảo
cho hoạt động của đại não trong trạng thái thức tỉnh. Nhịp thức ngủ phối hợp
với các thay đổi về sinh lý như: hô hấp, tim mạch, thân nhiệt, điều tiết hormon
trong cơ thể.
Giấc ngủ
có tác dụng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ, tuyến
tiền yên trong não của trẻ em tiết ra hormon tăng trưởng. Giấc ngủ đặc biệt
quan trọng tới sự phát triển trí não của trẻ em.
Tùy theo
lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác
nhau. Trẻ sơ sinh thường ngủ 20 - 22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt.
Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày, 1 - 2 tuổi ngủ 14 -16 giờ
mỗi ngày, 2 - 3 tuổi ngủ 12 - 14 giờ mỗi ngày, 3 - 6 tuổi ngủ 11 - 12 giờ mỗi
ngày, trẻ 7 - 10 tuổi ngủ 10 giờ mỗi ngày (trong đó giấc ngủ trưa là 1 - 2
giờ).
2. NGUYÊN
NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1.
Nguyên nhân
Một số
thể rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ bị lo âu và mang tính chất
gia đình.
2.2. Bệnh
sinh
Cấu trúc
của giấc ngủ gồm những chu kỳ ngủ, mỗi chu kỳ lại có giấc ngủ chậm còn gọi là
ngủ không động mắt (trong đó có 4 giai đoạn: giai đoạn 1 - buồn ngủ sang ngủ,
giai đoạn 2 - ngủ nông, giai đoạn 3, 4 - ngủ sâu) chiếm 75 - 80% và giấc ngủ
nhanh còn gọi là ngủ cử động nhãn cầu chiếm 20 - 25%.
Khi trẻ
hoạt động thể lực thì giấc ngủ chậm sẽ gia tăng, giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu
hơn. Giấc ngủ nhanh giúp trẻ phục hồi nhanh sự mệt mỏi về tâm trí. Nếu ngăn cản
hoặc đánh thức trẻ đang ở giai đoạn giấc ngủ nhanh sẽ làm trẻ hay quên, tinh
thần căng thẳng, quấy khóc, thiếu sự minh mẫn trong học tập. Nếu chu kỳ thức -
ngủ ở não bị rối loạn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc
ngủ.
3. YẾU TỐ
THUẬN LỢI
- Cơ thể
mệt mỏi.
- Bị mắc
bệnh cơ thể.
- Sang
chấn tâm lý gây căng thẳng về tinh thần.
4. TRIỆU
CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM
4.1.
Triệu chứng lâm sàng
Trẻ em có
thể bị rối loạn giấc ngủ theo nhiều kiểu khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn
kèm ngáy khi ngủ, máy giật cơ khi ngủ, ngủ ngày quá nhiều, các cử động chân tay
có tính chu kỳ, cơn miên hành, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… trong số đó cơn
miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm gặp khá phổ biến.
(1) Cơn
miên hành:
Cơn miên
hành là những hành động trẻ thực hiện dường như là có mục đích khi trẻ đột ngột
choàng dậy từ giấc ngủ sâu. Khi đó trẻ có thể làm những động tác đơn giản như
ngồi dậy tại giường, một số trẻ khác có những động tác tự động phức tạp như: đi
lại, mặc quần áo, ăn uống. Cơn miên hành thường xảy ra vào thời điểm 1-2 giờ
sau khi ngủ (vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm), trong cơn trẻ mở mắt nhìn
nhưng nếu nói với trẻ thì hầu như trẻ không hiểu. Cơn kéo dài khoảng dưới 30
phút. Sau cơn trẻ lại ngủ tiếp. Sáng hôm sau hỏi trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy
ra trong đêm.
Chứng
miên hành gặp khá phổ biến: khoảng 10 – 15 % trẻ em độ tuổi 5 – 12 tuổi có cơn
miên hành. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái.
(2) Cơn
hoảng sợ ban đêm:
Cơn hoảng
sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 đến 8 tuổi và có thể kèm theo cơn miên
hành. Cơn hoảng sợ thường xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm. Triệu
chứng biểu hiện là: đột nhiên trẻ ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét khóc lóc sau
khi đã ngủ được vài giờ. Trẻ biểu lộ sự sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn, mắt mở to
nhưng dường như vẫn đang thiếp ngủ, người mẹ không thể dỗ dành cho trẻ yên hoặc
không thể đánh thức cho trẻ tỉnh hẳn được. Cơn xảy ra kéo dài 10 - 15 phút. Sau
cơn trẻ ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra.
4.2. Xét
nghiệm
Nếu trẻ
có cơn miên hành, mất ngủ, cơn ngừng thở khi ngủ, nghi ngờ cơn động kinh ban
đêm thì trẻ cần được làm một số xét nghiệm như: điện não đồ, điện cơ đồ, điện
tâm đồ, nhãn cầu đồ, quay video.
5. CHẨN
ĐOÁN XÁC ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
5.1. Chẩn
đoán rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Đánh giá
rối loạn ngủ của trẻ em ở mọi lứa tuổi hầu như là giống nhau. Cần thiết phải
hỏi tiền sử và khám sức khỏe cho trẻ toàn diện, đặc biệt lưu ý đến tình trạng
béo phì, amygdale quá phát, vấn đề về tai giữa, co giật, dị ứng, hen và sử dụng
thuốc.
Đánh giá
đường thở bao gồm kích thước amygdal, luồng khí thở qua mũi, bất thường trên
mặt. Tuy nhiên ít tìm thấy những bất thường về sinh lý ở những trẻ bị rối loạn
giấc ngủ.
Tìm hiểu
về bệnh sử của rối loạn giấc ngủ cần chú ý tới môi trường của trẻ khi ngủ, ngậm
tay khi ngủ, ăn thêm về ban đêm, kêu thét hoặc lú lẫn, đái dầm, nghiến răng,
cơn hoảng sợ, máy giật chân tay.
Tiền sử
về phát triển và tâm bệnh lý rất cần thiết đề xác định nguyên nhân của rối loạn
ngủ.
5.2. Chẩn
đoán phân biệt
Cần phân
biệt với cơn động kinh xảy ra vào ban đêm, cơn hen, tác dụng phụ một số loại
thuốc, lo âu, trầm cảm.
6. ĐIỀU
TRỊ
Xử trí điều
trị cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm:
- Hướng
dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ: hít sâu thở đều, thả lỏng cơ bắp, nhẩm đếm
theo nhịp thở.
- Hướng
dẫn gia đình các biện pháp phòng ngừa những tổn thương cơ thể có thể xảy ra khi
trẻ bị rối loạn giấc ngủ: không cho trẻ nằm giường cao, không để những vật sắc
nhọn hoặc dễ vỡ ở gần giường ngủ, đóng lối đi cầu thang và cửa nhà, cửa sổ về
ban đêm để trẻ không ra khỏi nhà.
- Giúp
trẻ trở lại giấc ngủ bình thường sau khi trẻ bị cơn miên hành hoặc cơn hoảng sợ
ban đêm bằng cách vỗ về, dỗ dành, an ủi, đặt trẻ nhẹ nhàng vào giường.
- Đối với
những trẻ thường xuyên bị rối loạn ngủ có thể làm giảm tần xuất cơn bằng cách:
ghi chép khoảng thời gian từ khi trẻ bắt đầu ngủ cho đến khi có cơn trong 7 đêm
liên tục để biết được qui luật khi nào thì trẻ có cơn. Sau đó chủ động đánh
thức trẻ dậy trước khi cơn vẫn thường xảy ra trước đó 15 phút. Cho trẻ thức
tỉnh khoảng 5 phút, sau đó lại cho trẻ ngủ tiếp.
- Nếu xác
định có sang chấn tâm lý thì cần tư vấn cho trẻ và gia đình khắc phục vấn đề
này.
- Nếu áp
dụng các biện pháp tâm lý không hiệu quả, một số trẻ phải điều trị bằng thuốc
giải lo âu như Diazepam, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptilin, hoặc
thuốc ổn định khí sắc như Carbamazepin, valproate để làm giảm tần suất cơn.
7.TIẾN
TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
Khởi phát
của cơn miên hành thường bắt đầu khi trẻ 4 -8 tuổi và đạt cực điểm khi 12 tuổi.
Nhiều trẻ có thể tự khỏi khi lớn lên do quá trình phát triển và ổn định của hệ
thần kinh trung ương. Một số người trưởng thành có thể vẫn bị chứng này khi có
sang chấn tâm lý, một số ít có thể là do bị động kinh. Cơn hoảng sợ ban đêm có
thể tự khỏi nếu loại trừ các sang chấn tâm lý và trẻ được điều chỉnh chế độ
sinh hoạt học tập vui chơi hợp lý.
8. PHÒNG
BỆNH
- Không
nên cho trẻ ngủ ban ngày nhiều.
- Tập
thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Nơi ngủ
thoáng mát yên tĩnh.
- Không
gây cho trẻ tình trạng kích thích hoặc ức chế thần kinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi
Quang Huy (2008). Các loại rối loạn giấc ngủ. Tạp chí Thầy thuốc Việt nam. Đặc san
của Tổng hội Y học Việt nam. Số ra tháng 12. 21 – 24.
2. Nguyễn
Văn Nuôi- Các rối loạn lo âu- Tâm thần học, NXB Y học 2005.
3. Sleep
disorders - Meryl Dahlitz and Michael D. Kopelman. Institute of Psychiatry.
King‟s College, London – Organic Psychiatry- A Textbook of Neuropsychiatry –
Lishman‟s – Fourth Edition- 2011.
4.
Michael H. Ebert, Peter T.Loosen, Barry Nurcombe- Current diagnosis &
Treatment in Psychiatry 2000.
5. Kaplan
H .I and Sadock B.J: Biological Therapies Comprehensive textbook of Psychiatry.
7th Edition. Lippincott Williams & Wilkins, 2000.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ BẠI NÃO
1. ĐẠI
CƯƠNG
1.1. Định
nghĩa
Bại não
là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai
đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.
Bại não
biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về vận động, và có thể các rối loạn đi kèm
khác về trí tuệ, giác quan và hành vi.
1.2. Dịch
tễ
Tại các
nước phát triển tỷ lệ mắc bại não dao động từ 1,8 đến 2,3%o tổng trẻ sơ sinh
sống. Tại Việt nam: tỷ lệ mắc bại não chiếm 1,8 %o, chiếm 31,7% tổng số trẻ tàn
tật.
Giới
tính: bại não gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ trai/gái = 1,35/1
2. CHẨN
ĐOÁN
2.1. Tiêu
chuẩn chẩn đoán bại não theo thể lâm sàng
2.2.1.
Thể co cứng
(1). Rối
loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
- Tăng
trương lực cơ ở các chi bị tổn thương.
- Giảm
khả năng vận động riêng biệt tại từng khớp
- Dấu
hiệu tổn thương hệ tháp.
- Tăng
phản xạ gân xương ở các chi bị tổn thương.
- Có các
phản xạ nguyên thủy
- Dinh
dưỡng cơ: không có teo cơ, co rút tại các khớp
- Cảm
giác: có thể có rối loạn điều hoà cảm giác
- TK sọ
não: có thể bị liệt.
- Các dấu
hiệu khác: đa động gân gót, co rút tại các khớp, cong vẹo cột sống, động kinh
(2). Chậm
phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.2.2.
Thể múa vờn
(1). Rối
loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
- Trương
lực cơ thay đổi lúc tăng lúc giảm ở tứ chi.
- Giảm
khả năng vận động thô.
- Có các
vận động không hữu ý
- Dấu
hiệu tổn thương ngoại tháp: rung giật, múa vờn
- Phản xạ
gân xương bình thường hoặc tăng ở các chi bị tổn thương.
- Có các
phản xạ nguyên thủy.
- Dinh
dưỡng cơ: không có teo cơ, ít co rút tại các khớp
- Cảm
giác: có thể rối loạn điều hoà cảm giác
- TK sọ
não: có thể bị liệt.
- Các dấu
hiệu khác: động kinh, rối loạn nhai nuốt, điếc ở tần số cao
(2). Chậm
phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.2.3.
Thể thất điều (mất điều phối)
(1) Rối
loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
- Giảm
trương lực cơ toàn thân.
- Rối
loạn hoặc mất điều phối vận động hữu ý (quá tầm, rối tầm, không thực hiện được
động tác tinh vi, rối loạn thăng bằng đầu cổ và thân mình, dáng đi như người
say rượu).
- Phản xạ
gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
- Có các
phản xạ nguyên thủy:
- Dinh
dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp
- Cảm
giác: có rối loạn điều hoà cảm giác
- TK sọ
não: có thể bị liệt.
- Các dấu
hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh.
(2) Chậm
phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau:
2.2.4.
Thể nhẽo (giảm trương lực)
(1) Rối
loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương:
- Giảm
trương lực cơ toàn thân.
- Giảm
vận động hữu ý.
- Phản xạ
gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Có các
phản xạ nguyên thủy.
- Dinh
dưỡng cơ: không có teo cơ hoặc co rút tại các khớp.
- Cảm giác:
có rối loạn điều hoà cảm giác.
- TK sọ
não: có thể bị liệt.
- Các dấu
hiệu khác: cong vẹo cột sống, động kinh, có dấu hiệu Babinski.
(2) Chậm
phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau:
2.2.5.
Thể phối hợp co cứng và múa vờn
- Rối
loạn về chức năng vận động do tổn thương hệ thần kinh trung ương giống thể co
cứng và múa vờn.
- Chậm
phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
2.3. Cận
lâm sàng
- Điện
não đồ: hoạt động điện não cơ bản bất thường, có các hoạt động kịch phát điển
hình hoặc không điển hình, khu trú hoặc toàn thể hoá.
- Siêu âm
qua thóp: để tìm các tổn thương khu trú như chảy máu não, giãn não thất.
- Chụp
cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: xác định một số tổn thương não.
- Chụp
X-quang: xác định dị tật cột sống, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân kèm theo.
- Đo thị
lực, thính lực.
- Các xét
nghiệm khác: CK, LDH để loại trừ bệnh cơ; T3. T4, TSH để
loại trừ suy giáp.
3. PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG
3.1. Vận
động trị liệu
+ Theo
các mốc phát triển về vận động thô của trẻ:
Kiểm soát
đầu cổ ®Lẫy ®Ngồi ®Quỳ ®Bò ®Đứng ®Đi ®Chạy
+ Theo
thể lâm sàng bại não
+ Hoàn
thành mốc vận động trước rồi chuyển sang mốc sau
3.2. Huấn
luyện giao tiếp và ngôn ngữ
3.2.1.
Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm
- Mục
tiêu của giao tiếp:
+ Xây
dựng mối quan hệ với mọi người.
+ Học
tập.
+ Gửi thông
tin.
+ Tự lập
hay kiểm soát được sự việc.
- Huấn
luyện về giao tiếp sớm bao gồm:
+ Kỹ năng
tập trung
+ Kỹ năng
bắt chước
+ Kỹ năng
chơi đùa
+ Giao
tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh
+ Kỹ năng
xã hội
3.2.2.
Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ
- Huấn
luyện kỹ năng ngôn ngữ: bao gồm
+ Kỹ năng
hiểu ngôn ngữ
+ Kỹ năng
diễn đạt bằng ngôn ngữ
- Huấn
luyện trẻ Kỹ năng hiểu ngôn ngữ:
+ Nguyên
tắc dạy hiểu ngôn ngữ:
- Trẻ
phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
- Nói
chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.
- Sử dụng
dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
- Chỉ sử
dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn
- Động
viên khen thưởng đúng lúc.
+ Phương
pháp huấn luyện trẻ hiểu ngôn ngữ: (Ngôn ngữ trị liệu)
- Huấn
luyện trẻ diễn đạt ngôn ngữ.
+ Mục
tiêu: trẻ sẽ tự nói/làm dấu/ chỉ vào các bức tranh.
+ Phương
pháp: Bước 1: đánh giá.
Bước 2:
lập chương trình huấn luyện.
Chọn 1
đến 2 kỹ năng giao tiếp cho đợt huấn luyện.
Bước 3:
đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.
3.2.3.
Huấn luyện kỹ năng nhà trường:
- Kỹ năng
trước khi đến đường
- Kỹ năng
nhà trường
3.3. Hoạt
động trị liệu
- Huấn
luyện kỹ năng sử dụng hai tay sớm: kỹ năng cầm đồ vật, kỹ năng với cầm
- Huấn
luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày sớm: kỹ năng ăn uống, kỹ năng mặc quần áo, đi
giày dép, kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ năng tắm rửa, đánh răng, rửa mặt
- Huấn
luyện kỹ năng nội trợ: kỹ năng đi chợ, tiêu tiền, kỹ năng nấu nướng
- Huấn
luyện kỹ năng nghề nghiệp: chọn nghề, học nghề cho phù hợp, giao thông.
3.4. Điện
trị liệu
3.1.1. Tử
ngoại
- Chỉ
định: bại não có còi xương - Suy dinh dưỡng, bại não thể nhẽo
- Chống
chỉ định: bại não có kèm theo động kinh, lao phổi tiến triển, suy thận, suy
gan, chàm cấp.
- Phương
pháp: tử ngoại B bước sóng 280-315 nm
- Thời
gian: liều đỏ da độ 1 sau tăng dần lên (tổng liều 1-5 phút/lần ) X 20-30 ngày/đợt.
3.4.2.
Điện thấp tần
Là dòng
điện một chiều có điện thế không đổi trong thời gian điều trị.
* Chỉ
định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng
* Chống
chỉ định: bại não có động kinh trên lâm sàng; bại não thể co cứng nặng.
* Các
phương pháp điện thấp tần
a.
Galvanic dẫn CaCl2 cổ
- Chỉ
định: cho trẻ bại não chưa kiểm soát được đầu cổ, chưa biết lẫy.
- Mục
đích: tăng cường cơ lực nhóm cơ nâng đầu-cổ.
- KT điện
cực: cực tác dụng mang dấu (+) có tẩm dung dịch CaCl2 đặt vào vùng cổ (C5-7); Cực
đệm mang dấu (-) đặt ở vùng thắt lưng (L4-5). Cường độ: 03-0,5mA/cm2
điện cực.
- Thời
gian điều trị: 15-30 phút / lần hàng ngày, trong 20-30 ngày. b. Galvanic dẫn
CaCl2 lưng
- Chỉ
định: cho trẻ bại não chưa nâng thân mình (chưa biết ngồi)
- Mục
đích: tăng cường cơ lực nhóm cơ nâng thân.
- KT điện
cực: cực tác dụng mang dấu (+) có tẩm dung dịch CaCl2 đặt vào vùng thắt lưng
(L4-5); Cực đệm mang dấu (-) đặt ở vùng.cổ (C5-7) hoặc giữa 2 bả vai. Cường độ:
03-0,5mA/cm2 điện cực.
- Thời
gian điều trị: 15-30 phút/lần/ ngày, trong 20-30 ngày.
c. Dòng
Galvanic ngược toàn thân
- Chỉ
định: cho trẻ bại não thể co cứng liệt tứ chi
- Mục
đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ chân nhằm đưa bàn chân về vị
trí trung gian.
- KT điện
cực: 2 cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào vùng cơ dép hai bên; Cực đệm mang dấu
(+) đặt ở vùng giữa 2 bả vai hoặc thắt lưng. Cường độ: 03-0,5mA / cm2 điện cực.
- Thời
gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.
d. Dòng Galvanic
ngược khu trú chi trên
- Chỉ
định: cho trẻ bại não thể co cứng liệt nửa người
- Mục
đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ tay nhằm đưa bàn chân về vị
trí trung gian.
- KT điện
cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào phần dưới cẳng tay liệt (điểm vận động
các cơ gập mặt lòng khớp cổ tay); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở vùng 1/3 giữa (cơ
hai đầu) cánh tay. Cường độ:03-0,5mA/cm2 điện cực. Thời gian điều trị: 15-30
phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.
e. Dòng
Galvanic ngược khu trú chi dưới
- Chỉ
định: cho trẻ bại não thể co cứng liệt nửa người.
- Mục
đích: giảm trương lực nhóm cơ gập mặt lòng khớp cổ chân (Cơ sinh đôi, dép) nhằm
đưa bàn chân về vị trí trung gian.
- KT điện
cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào vùng cơ dép bên liệt (bắp chân); Cực đệm
mang dấu (+) đặt ở vùng giữa 2 bả vai hoặc thắt lưng. Cường độ: 03-0,5mA/cm2
điện cực. Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần hàng ngày trong 20-30 ngày.
g. Dòng
Galvanic ngắt quãng (xung chữ nhật hoặc tam giác) khu trú.
- Chỉ
định: cho trẻ bại não thể co cứng (bàn chân thuổng,bàn tay gập mu quá mức, co
rút gập khớp tại gối...).
- Mục
đích: không phải kích thích lên cơ trực tiếp mà kích thích lên thần kinh bị ức
chế. Phương pháp này còn gọi là thể dục trị liệu.
- KT điện
cực: cực tác dụng mang dấu (-) đặt vào điểm vận động của cơ định kích thích (Cơ
gập mu bàn tay, cơ chày trước,cơ tứ đầu đùi.. ..); Cực đệm mang dấu (+) đặt ở
vùng đầu gần của chi tương ứng (hoặc C4-6 hoặc vùng thắt lưng.) Cường độ: dò
cường độ và giữ lại ở liều có co cơ tối thiểu. Thời gian điều trị: 15-30 phút/lần
hàng ngày trong 20-30 ngày.
3.5. Dụng
cụ trong phục hồi chức năng trẻ bại não:
Trong
phục hồi chức năng cho trẻ bại não, các loại dụng cụ thường được chỉ định gồm
có:
- Dụng cụ
dùng trong tập luyện như: Bàn tập đứng, khung tập đi, bao cát, thanh song song,
nạng chống...
- Dụng cụ
trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày như: dụng cụ trợ giúp di chuyển ghế có bánh
xe, xe lăn..., tay cầm để gắn vào thìa, dĩa, bút, lược..., các loại đai nâng đỡ
cổ, thân mình.
- Dụng cụ
chỉnh hình phòng ngừa biến dạng, tăng cường khả năng vận động như: nẹp cổ, áo
nẹp cột sống, nẹp dưới gối, trên gối, nẹp khớp háng, nẹp cổ bàn tay...
3.6.Tiêm
thuốc dãn cơ:
Trong
phục hồi chức năng trẻ bại não, với những trẻ có tăng trương lực cơ mạnh thường
được chỉ định tiêm hai loại thuốc dãn cơ đó là:
3.6.1.
Tiêm Botulinum Toxin vào điểm vận động cơ co cứng:
- Chỉ
định: Trẻ bại não thể co cứng, co rút.
- Chống
chỉ định: Trẻ bại não thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều....
- Mục
đích: Giảm trương lực cơ vùng cơ bị co cứng, tăng cường khả năng vận động có ý
thức, kiểm soát tư thế, phòng chống biến dạng...
- Phương
pháp: Xác định mức độ và tình trạng tăng trương lực cơ. Xác định điểm vận động,
đánh dấu vị trí tiêm.
- Tiến
hành tiêm: Gây tê bề mặt tại vị trí tiêm, pha thuốc tiêm với dung dịch NaCl2 9‰
theo đơn vị đóng lọ. Lấy thuốc theo liều lượng tiêm tại mỗi vị trí. Tiêm trực
tiếp nội cơ hoặc tiêm qua đầu định vị của máy điện cơ với liều lượng đã được
tính toán.
3.6.2.
Đặt bơm tiêm Baclofen vào tủy sống:
- Chỉ
định: Trẻ bại não thể co cứng 2 chân nặng.
- Chống
chỉ định: Trẻ bị gai đôi cột sống, thoát vị não tủy, bại não thể múa vờn, thể
nhẽo, thể thất điều...
- Mục
đích: Giảm trương lực cơ hai chân liên tục và kéo dài, tăng cường khả năng vận
động hữu ý, kiểm soát tư thế đứng đi, phòng chống biến dạng tại các khớp háng,
gối, cổ chân...
- Phương
pháp: xác định mức độ và tình trạng tăng trương lực cơ hai chân. Xác định điểm
đặt bơm tiêm và điểm cố định kim tiêm.
- Tiến
hành đặt bơm tiêm: gây tê bề mặt tại vị trí đặt bơm tiêm, lấy thuốc tiêm với
dung dịch Baclofen 10% theo đơn vị đóng lọ. Đặt đầu mũi kim tiêm trực tiếp vào
qua màng cứng tủy sống vùng khe liên đốt L4-5 qua đầu định vị của máy siêu âm
hoặc dưới màn hình Xquang tăng sáng, điều chỉnh liều lượng theo cân nặng.
3.7. Các
can thiệp phẫu thuật cho trẻ bại não:
- Chỉ
định: trẻ bại não bị co cứng, co rút nặng dẫn đến cứng khớp.
- Chống
chỉ định: trẻ bại não thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều...
- Mục
đích: giải phóng các khớp bị co rút mất tầm vận động, tăng cường khả năng vận
động, kiểm soát tư thế, phòng chống biến dạng...
- Phương
pháp: có hai loại can thiệp phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị phục
hồi chức năng trẻ bại não, đó là:
+ Phẫu
thuật thần kinh: đặt catheter dẫn lưu não thất cho trẻ bại não có não úng thủy,
cắt chọn lọc rễ thần kinh cột sống (Dorsal Selective Rhizotomy) cho trẻ bại não
co cứng 2 chân nặng.
+ Phẫu
thuật chỉnh hình: bao gồm các loại phẫu thuật kéo dài gân cơ trong trường hợp
co rút tại các khớp, chuyển trục xương, đóng cứng khớp...
3.8. Thủy
trị liệu
- Chỉ
định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng.
- Chống
chỉ định: trẻ bại não có động kinh lâm sàng
- Mục
đích: thư giãn, giảm trương lực cơ, tăng khả năng vận động có ý thức.
- Phương
pháp; bồn nước xoáy Hubbard, bể bơi. Nhiệt độ nước 36-38oC.
- Thời
gian: 20-30 phút.
3.9. Ôxy
cao áp trị liệu
- Chỉ
định: trẻ bại não không có động kinh lâm sàng, không bị các bệnh nhiễm trùng
cấp tính hệ thần kinh, hô hấp, tim bẩm sinh...
- Chống
chỉ định: trẻ bại não có động kinh lâm sàng, tim bẩm sinh, viêm não, hế quản
phổi cấp...
- Mục
đích: tăng cường cung cấp ôxy cho các mô, tổ chức trong cơ thể. Đặc biệt là mô
thần kinh, giúp tăng cường chuyển hóa và đẩy nhanh quá trình myelin hóa và biệt
hóa tế bào thần kinh giai đoạn trước 5 tuổi.
- Phương
pháp: Đặt trẻ và mẹ hoặc người đi cùng trong buồng ôxy cao áp, điều chỉnh tăng
dần nồng độ và áp lực ôxy tới ngưỡng an toàn, duy trì trong khoảng thời gian
tăng cần qua mỗi lần điều trị từ 15 đến 30 phút. Sau khi kết thúc điều trị giảm
áp từ từ trong 3-5 phút mới cho bệnh nhân ra khỏi buồng ôxy.
3.10.
Giáo dục
- Huấn
luyện các kỹ năng giáo dục tiền học đường
- Huấn
luyện kỹ năng giáo dục đặc biệt và giáo dục hoà nhập.
PHỤ LỤC
TỔ CHỨC VÀ TRANG BỊ PHÕNG CẤP CỨU NHI
1. BỐ TRÍ
PHÒNG CẤP CỨU
- Tất cả
mọi bệnh viện có khám và điều trị bệnh cho trẻ em phải có một khoa phòng cấp
cứu để tiến hành cấp cứu kịp thời cho trẻ em.
- Vị trí
của khoa phòng cấp cứu được bố trí ở nơi ra vào thuận tiện, có bảng hiệu để dễ
tìm (ngày cũng như đêm).
- Trang
bị điện thoại, internet … để dễ dàng liên lạc được với các khoa, phòng trong
bệnh viện cũng như các nơi ngoài bệnh viện.
- Diện
tích phòng cấp cứu đủ rộng (6 x 6m), có lối ra vào dễ, chiếu sáng tốt, bố trí
các phác đồ cần thiết, có nơi để dụng cụ, thuốc men cấp cứu đầy đủ, dễ lấy (xem
sơ đồ 1.1).
2. BÀN /GIƯỜNG
CẤP CỨU
Giường để
cấp cứu bệnh nhân phải đặt cố định, ở ngay giữa phòng để thuận tiện cho việc
cấp cứu (đòi hỏi nhiều người, nhiều trang thiết bị, máy móc) cho mọi đối tượng
(từ trẻ sơ sinh đến trẻ lớn, thậm chí cho cả người lớn). Hệ thống chiếu sáng
phải tốt, riêng đối với bệnh nhân tốt nhất là trang bị đèn chiếu sáng như ở
trong phòng mổ. Bệnh nhân cũng phải được cố định tốt trong khi cấp cứu chấn
thương cho nên phải có đủ các phương tiện để cố định (túi cát, nẹp cổ và dây
buộc, nẹp chân tay). Ngoài ra cũng nên có hệ thống sưởi ấm hoặc các phương tiện
có sẵn để ủ ấm cho bệnh nhân khi cần thiết (đèn sưởi, túi chườm nóng).
Việc bố
trí nguồn cung cấp oxy, khí nén, hệ thống hút phải để phía đầu bệnh nhân (có hệ
thống van, đồng hồ đo và điều chỉnh được áp lực). Ngay sát bệnh nhân bố trí
ngăn kéo để sẵn phương tiện cấp cứu về đường thở (bộ đặt nội khí quản, ống nội
khí quản, ống nghe và bóng bóp). Đặc biệt trên dọc thành giường cấp cứu có khắc
thước đo chiều dài của bệnh nhân để xác định được kích thước của bệnh nhân,
tránh di chuyển nhiều lần.
Sơ đồ 1.1.Cách bố trí một phòng cấp cứu
1: Lối
vào. 2,3: Lối ra. 4: Bàn /Giường cấp cứu. 5: Ghế ngồi điều chỉnh được độ cao.
6: Máy ghi điện tâm đồ/Theo dõi điện tim/Máy đo bão hòa oxy… 7: Máy thở. 8: Máy
sốc điện. 9: Lồng ấp. 10: Xe cáng vận chuyển. 11(a): Dụng cụ sát trùng (b): Bồn
rửa tay; (c): Túi rác. 12: Bình oxy dự trữ. 13: Tủ treo (A: đựng thuốc, dịch
truyền. B: đựng dụng cụ cấp cứu ). 14: Nguồn cấp oxy và khí nén. 15: Ổ cắm
điện. 16: Ổ cắm điện cho máy Xquang. 17: Xe đẩy để phương tiện cố định (túi
cát, nẹp, băng …). 18: Xe đẩy đựng dụng cụ. 19: Cọc treo dịch truyền. 20: Máy
hút.
3. PHƯƠNG
TIỆN CẤP CỨU
Phương
tiện cấp cứu phải đảm bảo hoạt động tốt (thường xuyên kiểm tra) sạch hoặc vô
khuẩn (yêu cầu tùy từng loại).
Với những
máy móc được mô tả ở sơ đồ 1.1. (6: Máy giám sát điện tim – hiện nay có máy
giám sát đa chức năng: nhịp tim, nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ, độ bão hòa
oxy. 7: Máy thở đảm bảo chạy tốt ít nhất trong vài giờ. 8: Máy khử rung. 9:
Lồng ấp để vận chuyển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 10: Xe cáng vận chuyển và cấp cứu
trẻ lớn.
Với những
dụng cụ có kích thước nhỏ được sắp xếp theo từng ngăn ô tương ứng với các bộ
máy (hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn…). Mỗi một ngăn ô này được ghi tóm tắt các
dụng cụ. Những dụng cụ này phải được sắp xếp ngăn nắp, dễ lấy và đã được vô
trùng (có những dụng cụ chỉ dùng một lần, một số khác đã được tiệt khuẩn lại).
Có thể
liệt kê những dụng cụ, phương tiện để cấp cứu theo từng chức năng dưới đây:
3.1. Dụng
cụ để cấp cứu đường thở (Airway)
1. Đè
lưỡi.
2. Ống
thông để hút cỡ 6, 8, 10, 14 kiểu Fr (2 chiếc cho mỗi cỡ).
3. Ống
hút kiểu Yakauer (4 chiếc).
4. Kìm
gắp Magill
5. Canyn
miệng – họng 0-5 (2 chiếc mỗi cỡ).
6. Canyn
mũi – họng 12, 16, 20, 24, 28, 30 kiểu Fr (2 chiếc mỗi cỡ).
7. Bình
làm ẩm oxy.
8. Máy
hút.
9. Bộ
khám tai – mũi – họng.
10. Bộ mở
khí quản.
11. Gạc
dài (mèche) để nút lỗ mũi sau, tránh chảy máu cam nặng.
12. Kim
chọc dò qua màng sụn nhẫn – giáp.
3.2. Dụng
cụ để cấp cứu suy thở
1. Nguồn
oxy.
2. Van và
đồng hồ đo chỉnh lưu lượng oxy.
3. Ống
dẫn oxy.
4. Mặt nạ
thở oxy.
5. Ống
thông mũi.
6. Máy
khí dung.
7. Bóng
bóp tay tự phồng với túi chứa dự trữ oxy (có các cỡ cho trẻ sơ sinh , trẻ bú
mẹ, trẻ lớn … )
8. Bộ đặt
ống nội khí quản.
Đèn đặt
ống nội khí quản với lưỡi đèn các kiểu (cong, thẳng) và các cỡ (dùng cho trẻ sơ
sinh, trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn…).
9. Ống
nội khí quản: ống không có bóng chèn từ cỡ 2.5 đến cỡ 8.5 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
Ống có bóng chèn cỡ từ 7-9 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
10. Ống
thông để hút dịch nội khí quản.
11. Bộ
chọc dò màng phổi (kim chọc dò có nòng và bơm tiêm 20ml).
12. Bộ mở
dẫn lưu màng phổi (bao gồm cả ống thông dẫn lưu).
13. Hệ
thống hút màng phổi sử dụng khí nén (sau khi đặt ống thông dẫn lưu )
14. Bộ
máy nội soi khí quản (có kìm gắp dị vật).
15. Máy
thở.
16. Máy
theo dõi nồng độ khí CO2 ở cuối thì thở ra.
3.3. Dụng
cụ cấp cứu tuần hoàn
1. Bộ
tiêm truyền tĩnh mạch.
2. Bộ đặt
và đo tĩnh mạch trung ương với các cỡ kim chọc 5, 10, 11 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
3. Bộ bộc
lộ tĩnh mạch.
4. Bộ đặt
tĩnh mạch rốn.
5. Kim
chọc trong xương cỡ 16, 18 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
6. Bộ đặt
kim luồn động mạch
7. Băng
dính các loại.
8. Bơm
tiêm các loại.
9. Máy
tiêm truyền tĩnh mạch (Infusion pumps 3 chiếc).
10. Kim
các loại (kim bướm, kim luồn, kim tiêm các cỡ).
11. Bộ
dây truyền với các bộ phận nối kéo dài và các hệ thống nỗi chạc ba.
12. Ván
cứng để bóp tim ngoài lồng ngực.
13. Nẹp
để cố định
14. Máy
đo huyết áp (có nhiều cỡ băng đo cho trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn).
15. Ống
nghe – nhiệt kế.
16. Máy
khử rung.
17. Máy
điện tim đồ.
18. Máy
giám sát nhiệt độ bằng điện cực
19. Máy
đo độ bão hòa oxy qua mạch máu( Pulse oximeter).
20. Máy
siêu âm Doppler xách tay.
3.4. Dụng
cụ cấp cứu hệ thần kinh
1. Kim
chọc dò tủy sống (có thông nòng với nhiều cỡ khác nhau).
2. Dụng
cụ để chọc dưới màng cứng và não thất.
3. Máy đo
áp lực nội sọ.
4. Đèn
soi đáy mắt và búa phản xạ gân xương.
5. Máy
điện não đồ.
3.5. Dụng
cụ cấp cứu đường tiêu hóa
1. Ống
thông để hút miệng, họng.
2. Ống
thông dạ dày.
3. Bộ rửa
dạ dày (bơm tiêm 50ml, bình đựng có chia vạch, ống thông kiểu Faucher và phễu).
4. Ống
thông Blakemore.
5. Bộ nội
soi đường tiêu hóa.
3.6. Dụng
cụ cấp cứu đường tiết niệu
1. Ống
thông bàng quang.
2. Túi
đựng nước tiểu vô trùng.
3. Dụng
cụ chọc dò bàng quang kiểu Cystocath.
3.7. Dụng
cụ cấp cứu trong chấn thương
4. Nẹp cố
định cổ các loại.
5. Túi
cát (cho trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn ).
6. Nẹp cố
định chân, tay (khi bị gãy).
7. Băng
cuộn chun giãn.
3.8.
Phương tiện làm xét nghiệm
1. Bơm
kim tiêm các cỡ.
2. Kim
các cỡ.
3. Bông,
gạc tẩm cồn sát khuẩn.
4.
Betadin.
5. Ống
cấy vi khuẩn.
6. Ống
lấy khí máu động mạch.
7. Máy
định lượng gluco máu và giấy thấm (Glucometer và test trip ).
3.9. Các
phương tiện khác
1. Phương
tiện bảo hộ (mũ, khẩu trang, áo, kính, túi bọc giầy dép, găng tay vô khuẩn).
2. Khăn
mổ vô khuẩn có lỗ và không có lỗ.
3. Đèn
Flash để chiếu sáng.
4. Phương
tiện sưởi ấm.
4. THUỐC
VÀ DỊCH TRUYỀN Thuốc:
Acyclovir
(TM)
Adenosin
(TM)
Adrenalin
(TM,TB)
Alprostadil
Aminophylin
(TM)
Amlodaron
(TM)
Amoxycillin
(TM)
Ampicillin
(TM)
Atropine
sulphat (TM)
Benzyl
penicillin (TM)
Budesonide
(khí dung)
Bupivacain
( phong bế tại chỗ )
Calcium
clorid (TM)
Calcium
gluconat (TM)
Calcium
resonium (bột để uống hoặc thụt hậu môn trực tràng)
Cefotaxim
(TM)
Ceftazidim
(TM)
Ceftriaxon
(TM, TB)
Chlorpheniramin
(TM)
Desferrioxamin
(Uống, TM, TB)
Dexamethason (TM)
Diazenpam (Seduxen)
(thụt hậu môn, TM)
Dobutamin (truyền TM)
Dopamin (truyền TM)
Erythromycin (truyền
TM)
Flecainid (truyền TM)
Flucloxallin (TM)
Flumazenil (TM)
Furosemid (Lasix)
(TM)
Gentamicin (TM, TB)
Hydrocortison (TM,
TB)
Ipratropiumbromid
(Atrovent ) (khí dung)
Isoprenalin(Isuprel)
(truyền TM)
Labetalol (TM, truyền
TM )
Lidocain (TM, gây tê
tại chỗ)
Mannitol 20%(truyền
TM)
Morphin (TM)
Naloxon (TM)
Paracetamol (uống,
đặt hậu môn)
Phenobacbiton (TM)
Phenytoin (TM)
Potassium chloride
(Kaliclorua ) (truyền TM)
Prednisolon (uống)
Propranolol (TM)
Pyridoxin (TM)
Salbutamol (khí dung
, xịt, uống, truyền TM)
Sodium bicarbonate 14
‰ ,5%, 8,4% (TM)
Than hoạt (uống)
Verapamil
Dịch truyền:
- DD Glucose 5%, 10%,
20%
- DD NaCl 0,9%, 10%,
3%
- DD Ringer lactate
- DD Ringer lactate
glucose 5%
- Human albumin 5% ;
20%
- DD Sodium
bicarbonate 14‰, 4,2%, 8,4%
- DD Kaliclorua
(Potassium chloride ) 10%
5. BỐ TRÍ NHÂN LỰC
Theo từng hoàn cảnh
của từng nơi để có bố trí nhân lực làm việc sao cho phải có đủ người có kinh
nghiệm để sẵn sàng săn sóc và cấp cứu cho người bệnh 24 giờ trong ngày.
NGUYÊN
TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHI KHOA
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Định nghĩa:
Kháng sinh là những
chất do vi sinh vật tiết ra, những hoạt chất hóa học bán tổng hợp hoặc tổng hợp
có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt được các vi sinh vật
khác với nồng độ rất thấp
1.2. Các loại kháng
sinh
Với định nghĩa trên,
ngày nay kháng sinh được sắp xếp theo các nhóm sau:
- Kháng sinh kháng vi
khuẩn
- Kháng sinh kháng vi
rút
- Kháng sinh kháng
nấm
- Kháng sinh kháng Mycobacteria
- Kháng sinh kháng ký
sinh trùng
- Các loại thuốc khác
được coi như kháng sinh
Các sản phẩm sinh học
có đặc tính miễn dịch như: globulin miễn dịch chống virus viêm gan B (Hep B-Hyper immuneglobulin);
Chống virus dại (Intravenous immune
globulinPalivizumabRabies); Chống độc tố uốn ván (Hyper immune globulinTetanus)
v.v.
Bài viết này sẽ trình
bày riêng về nguyên tắc sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn trong lĩnh vực Nhi
khoa
Dược động học, dược
lực học của các loại kháng sinh đọc “Dược lý học”
2. CÁC LOẠI KHÁNG
SINH KHÁNG VI KHUẨN
2.1. Nhóm
Beta-Lactams
Đặc điểm phân tử cơ
bản là có vòng Beta-lactam hoạt hóa tác động lên thành tế bào
Bao gồm:
- Penicillins
- Cephaloprins (4 thế
hệ)
Chú ý: là nhóm kháng
sinh chủ chốt, nhiều loại có phổ rộng, được dùng khá rộng rãi – nhưng cần chú
trọng tới phản ứng sốc phản vệ.
Dựa theo phổ tác
dụng, các cephalosporin đến nay được chia thành 4 thế hệ sau:
Thế hệ 1:
- Đường uống (PO):
Cephalexin, cephadroxil, cephradin…
- Đường tiêm bắp và
tĩnh mạch (IM, IV): Cefazolin, cephalotin, cephapirin…
Thế hệ 2:
- Đường uống:
Cefaclor; Cefprozil 250-500mg ; Cefpodoxime ;
Loracarbef …
- Đường tiêm:
Cefamandole (IV/IM); Cefuroxime (IV/IM); Cefoxitin (IV/IM); Cefotetan (IV/IM);
Cefmetazole (IV)…
Thế hệ 3:
- Đường tiêm – bắp và
tĩnh mạch: Cefotaxime1-2gm; Ceftriaxone; Ceftizoxime; Ceftazidime;
Cefoperazone.
- Đường uống:
Cefixime.
Thế hệ 4 – cả tiêm và
uống: Cefipime.
- Dược động học
(Pharmacokinetics) của các Cephalosporines:
- Thường phân bổ tốt
tới tổ chức phổi, thận, đường tiết niệu, các bao hoạt dịch, màng phổi, màng
tim…
- Một số
Cephalosporin thế hệ 3 ngấm tốt vào dịch não tủy đủ yêu cầu cho
điều trị viêm màng
não nhiễm khuẩn là: cefotaxime, ceftriaxone, và ceftazidime.
- Thải trừ chủ yếu
qua thận; ngoại trừ một số ít còn thải trừ qua đường mật như cefoperazone và
ceftriaxone.
Chỉ định điều trị cơ
bản (general clinic uses):
- Các Cephalosporin
thế hệ 1 và 2 chủ yếu sử dụng điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải tại
cộng đồng.
- Những Cephalosporin
thế hệ sau (3 và 4) với phổ tác dụng chống vi khuẩn gram âm tốt hơn thường được
dùng cho các nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện hoặc các nhiễm trùng tại cộng
đồng nặng hoặc phức tạp.
- Các chú ý về tác
dụng phụ của nhóm Cephalosporin: các phản ứng dị ứng biểu hiện bằng các sẩn
ngứa, sốt, tăng bạch cầu a xít (có thể gặp tới 1-3%); đôi khi viêm thận kẽ
(interstitial nephritis).
- Cần chú ý là 1-7%
bệnh nhân dị ứng với penicillin sẽ có phản ứng với các cephalosporin. Bởi vậy,
các Cephalosporins phải chống chỉ định với bệnh nhân có phản ứng dị ứng tức
thời với penicillins (như: sốc phản vệ, co thắt phế quản, hạ huyết áp.v.v.).
- Tuy nhiên, nhóm
Cephalosporins có thể sử dụng một cách thận trọng với những bệnh nhân chỉ có
phản ứng chậm và nhẹ với penicillin.
+ Viêm tắc mạch
(Thrombophlebitis – có thể gặp từ 1-5%).
Các KS nhóm Carbapenem
(Cơ chế tác dụng cũng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn)
Nhóm 1: bao gồm các
Carbapenems phổ rộng nhưng chỉ có tác dụng hạn chế với các trực khuẩn gram âm
không lên men, thích hợp với các bệnh nhiễm trùng tại cộng đồng (đại diện là
ertapenem).
Nhóm 2: bao gồm các
Carbapenems phổ rộng có tác dụng mạnh mẽ với các trực khuẩn gram âm không lên
men, thích hợp với các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện (đại diện là imipenem và
meropenem).
Nhóm 3: bao gồm các
Carbapenems phổ rộng có tác dụng mạnh tới tụ cầu vàng kháng Methicillin
(methicillin-resistant Staphylococcus aureus).
Trên thực tế, các sản
phẩm hay dùng nhất của nhóm nay là: Meropenem, Imipenem + Cilastin (Tienam)
Tuy nhiên, việc sử dụng
nhóm kháng sinh đặc biệt này cần hết sức chú ý:
Sử dụng hợp lý
(Appropriate use) - Chỉ định Meropenem, Imipenem + cilastin khi:
- Điều trị các nhiễm
trùng bệnh viện trên các bệnh nhân đặc biệt nặng hoặc nằm tại khoa điều trị
tích cực.
- Khi thất bại với
các kháng sinh đầu tiên chống nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm (Gram-negative
bacterial - GNB).
- Sử dụng ngay từ đầu
chỉ khi kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ chỉ nhạy cảm với chúng.
- Điều trị các nhiễm
trùng kéo dài do trực khuẩn mủ xanh đa kháng kháng sinh (chronic multiresistant
pseudomonal infections).
- Trong những trường
hợp nhiễm trùng bệnh viện nặng, nhiễm trùng khoang phúc mạc, viêm màng não có
giảm bạch cầu hạt.
2.2. Aminoglucosides
Là nhóm kháng sinh
tác động lên sự tổng hợp Protein của vi khuẩn
Tác dụng chủ yếu lên
các trực khuẩn Gr(-)
Ít khi dùng đơn độc;
thường phối hợp với nhóm Beta-lactam như Penicillin và Ampicillin, các thuốc
kháng lao…
Cần chú ý tới độc
tính lên thính giác và thận
Cơ chế tác dụng: Ức
chế tổng hợp Protein của vi khuẩn
Bao gồm:
- Streptomycin
- Gentamycin
- Kanamycin
- Amykacin
- Neomycin
- Neltimycin
- Tobramycin
- Spectinomycin
- Flamycetin
2.3. Macrolides
- Cơ chế tác dụng:
Gắn vào tiểu phần 50s của nhóm Ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid
(ngăn cản chuyển vị của ARN) của vi khuẩn.
- Erythromycin:
Thường dùng điều trị các nhiễm trùng do Campylobacter, Mycoplasma pneumonia,
ho gà, clamydia…
- Clarithromycin: Tác
dụng tốt hơn, hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn Erythromycin. Ngoài ra còn có
tác dụng tốt với Mycobacterium Avium, H. pylori, H. Influenza.
- Azithromycin: Đặc
biệt tác dụng tốt hơn với H. Influenza, có thể dùng 1 lần/ ngày với liều ngắn
ngày
- Roxithromycin:
Tương tự Azithromycin
2.4. Chloramphenicol
- Cơ chế tác dụng: Ức
chế tổng hợp Protein của VK
- Tác dụng với VK
Gr(-), VK yếm khí
- Hấp thụ tốt theo
đường tiêu hóa
- Ngâm tốt vào màng
não. Chú ý độc tính với tủy xương
2.5. Tetracyclines
- Cơ chế tác dụng :
Ức chế tổng hợp Protein của VK . Tác dụng tốt lên các loại cầu khuẩn , Ricketsia,
Mycoplasma, Spirochaetes (Treponema Pallidum), Chlamydia…
- Độc với gan, thân,
men răng trẻ nhỏ <8 tuổi
- Các sản phẩm chính:
+ Tetracycline
+ Doxycycline
+ Minocycline
2.6. Glucopeptides
Cơ chế tác dụng: Tác
động lên vách vi khuẩn.
Tác dụng tốt với các
vi khuẩn Gr(+), đặc biệt cầu khuẩn kháng Methicillin (Oxa. Cloxacillin)
Độc với thận, dị ứng
da… Sản phẩm chính: Vancomycin Teicoplanin
2.7. Quinolones
- Cơ chế tác dụng :
Ức chế SX DNA và cả RNA (gián tiếp tới tổng hợp Protein của vi khuẩn)
- Tác dụng tốt với
nhiều loại vi khuẩn – kể cả vi khuẩn yếm khí – trừ TT mủ xanh
- Có 4 thế hệ
Quinolones, những thế hệ sau phổ kháng khuẩn rộng hơn.
2.7. Các kháng sinh
khác
- Clindamycin
- Cotrimoxazole
(Trimethoprim + Sulphamethoxazole)
- Methronidazole
- Nitrofurantoin
- Rifampicine
- Fosfomycin
- Fusidic Aci
3.CHỈ ĐỊNH – CÁCH LỰA
CHỌN LOẠI KHÁNG SINH – LIỀU LƯỢNG – ĐƯỜNG DÙNG KHÁNG SINH Ở TRẺ EM:
3.1. Chỉ định dùng
kháng sinh
- Phải có bằng chứng
của nhiễm khuẩn:
- Biểu hiện lâm sàng:
- Sốt, các dấu hiệu
nhiễm khuẩn toàn thân…
- Các dấu hiệu khu
trú tại cơ quan bị nhiễm khuẩn
- Dịch tễ
- Các xét nghiệm:
+ Công thức bạch cầu
+ PCR
+ Soi, cấy bệnh phẩm
tìm vi khuẩn
+ Lấy xét nghiệm vi
sinh trước khi sử dụng kháng sinh
+ Một số ngoại lệ:
Phòng bệnh/phơi nhiễm…
3.2. Cách lựa chọn kháng
sinh
- Theo loại vi khuẩn
và kháng sinh đồ
- Theo bệnh, theo cơ
quan bị nhiễm khuẩn, theo tình trạng nặng của nhiễm khuẩn .
- Theo các kết quả
nghiên cứu (MetaAnalisis).
- Theo kinh nghiệm
(expertise).
3.3. Cách tính liều
lượng:
- Theo tuổi
- Theo cân nặng
- Theo diện tích da
Chú ý:
- Các yếu tố khác:
Chức năng thận, chức năng gan…
- Tiền sử dị ứng
- Tương tác, phối hợp
thuốc
- Theo đường dùng
- Theo mức độ nặng…
- Cần xem kỹ đơn
hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
- Một số lưu ý
Cần cân nhắc có cần
sử dụng kháng sinh không với các chú ý sau:
- Phải có bằng chứng
của nhiễm khuẩn
- Lấy xét nghiệm vi
sinh trước khi sử dụng kháng sinh
- Lựa chọn kháng sinh
theo chứng cứ khoa học (Evident base)
- Dùng đúng liều
lượng và thời gian, đường dùng
- Phối hợp kháng sinh
đúng
- Theo dõi đáp ứng,
độc tính…
Đặc biệt với trẻ em
cần chú ý hơn để chọn thuốc thích hợp, khả năng chấp nhận thuốc,tính đúng liều
lượng thuốc, số lần dùng, đường dùng …
Ví dụ minh họa:
- Lựa chọn kháng sinh
điều trị viêm màng não trẻ sơ sinh (chưa hoặc không tìm thấy vi khuẩn gây
bệnh):
- Căn nguyên lứa tuổi
này thương do các vi khuẩn sau:
+ Liên cầu nhóm B
(Group B streptococci), các vi khuẩn đường ruột. (Enterobactericeae) hoặc
Listeria monocytogenes,), hiếm hơn là do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus
influenzae …
Cần chú ý :
Cephalosporins không nhạy cảm với Listeria monocytogenes. Vì vậy
ampicillin là kháng sinh cần được lựa chọn phối hợp, cụ thể phác đồ kháng sinh
là:
+ Cefotaxime 100 -
200 mg/kg/ngày IV chia 2 lần (12h/lần) / Hoặc Ceftriaxone 100 mg/kg/ngày.
+ Phối hợp với
Ampicillin 100 - 200 mg/kg/ngày IV (chia 2-4 lần)
KHOẢNG
THAM CHIẾU CÁC XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC
1. CÁC XÉT NGHIỆM MÁU
|
Hb
(g/dl)
|
HCT
(%)
|
SLHC
(1012/L)
|
MCV(fl)
|
MCH
(pg)
|
MCHC
(g/dl)
|
|
TB
|
-2SD
|
TB
|
-2SD
|
TB
|
-2SD
|
TB
|
-2SD
|
TB
|
-2SD
|
TB
|
-
2SD
|
Cuống rốn (mới
sinh)
|
16,
|
13,5
|
51
|
42
|
4,7
|
3,9
|
108
|
98
|
34
|
31
|
33
|
30
|
1-3 ngày (máu mao
mạch)
|
18,5
|
14,5
|
56
|
45
|
5,5
|
4,0
|
108
|
95
|
34
|
31
|
33
|
29
|
1 tuần
|
17,5
|
13,5
|
54
|
42
|
5,1
|
3
9
|
107
|
88
|
34
|
28
|
33
|
28
|
2 tuần
|
16,5
|
12,5
|
51
|
39
|
4,9
|
3,6
|
105
|
86
|
34
|
28
|
33
|
28
|
1 tháng
|
14,0
|
10,0
|
43
|
31
|
4,2
|
3,0
|
104
|
85
|
34
|
28
|
33
|
29
|
2 tháng
|
11,5
|
9,0
|
35
|
28
|
3,8
|
2,7
|
96
|
77
|
30
|
26
|
33
|
29
|
3-6 tháng
|
11,5
|
9,5
|
35
|
29
|
3,8
|
3,1
|
91
|
74
|
30
|
25
|
33
|
30
|
0,5-2 tuổi
|
12,0
|
10,5
|
36
|
33
|
4,5
|
3,7
|
78
|
70
|
27
|
23
|
33
|
30
|
2-6 tuổi
|
12,5
|
11,5
|
37
|
34
|
4,6
|
3,9
|
81
|
75
|
27
|
24
|
34
|
31
|
6-12 tuổi
|
13,5
|
11,5
|
40
|
35
|
4,6
|
4,0
|
86
|
77
|
29
|
25
|
34
|
31
|
12-18 tuổi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nữ
Nam
|
14,0
14,5
|
12,0
13,0
|
41
43
|
36
37
|
4,6
4,9
|
4,1
4,5
|
90
88
|
78
78
|
30
30
|
25
25
|
34
34
|
31
31
|
Mới sinh
|
18,1
|
9,0-
30,0
|
11,0
|
6,0-26,0
|
61
|
5,5
|
2,0-11,0
|
31
|
1,1
|
6
|
0,4
|
2
|
12 giờ
|
22,8
|
13,0-
38
|
15,5
|
6,0-
28,0
|
68
|
5,5
|
2,0-11,0
|
24
|
1,2
|
5
|
0,5
|
2
|
24 giờ
|
18,9
|
9,4-34
|
11,5
|
5,0-21,0
|
61
|
5,8
|
2,0-11,5
|
31
|
1,1
|
6
|
0,5
|
2
|
1 tuần
|
12,2
|
5,0-
21,0
|
5,5
|
1,5-10,0
|
45
|
5,0
|
2,0-17,0
|
41
|
1,1
|
9
|
0,5
|
4
|
2 tuần
|
10,8
|
5,0-
19,5
|
3,8
|
1,0-9,5
|
35
|
6,0
|
2,5-16,5
|
56
|
0,7
|
7
|
03
|
3
|
1 tháng
|
10,8
|
5,0-
19,5
|
3,8
|
1,0-9,0
|
35
|
7,3
|
4,0-13,5
|
61
|
0,6
|
5
|
0,3
|
3
|
6 tháng
|
11,9
|
6,0-
17,5
|
3,8
|
1,0-8,5
|
32
|
7,3
|
4,0-13,5
|
61
|
0,6
|
5
|
0,3
|
3
|
1 tuổi
|
11,4
|
6,0-
17,5
|
3,5
|
1,5-8,5
|
31
|
7,0
|
4,0-10,5
|
61
|
0,6
|
5
|
0,3
|
3
|
2 tuổi
|
10,6
|
6,0-
17,0
|
3,5
|
1,5-8,5
|
33
|
6,3
|
3,0-9,5
|
59
|
0,5
|
5
|
0,3
|
3
|
4 tuổi
|
9,1
|
5,5-
15,5
|
3,8
|
1,5-8,5
|
42
|
4,5
|
2,0-8,0
|
50
|
0,5
|
5
|
0,3
|
3
|
6 tuổi
|
8,5
|
5,0-
14,5
|
4,3
|
1,5-8,0
|
51
|
3,5
|
1,5-7,0
|
42
|
0,4
|
5
|
0,2
|
3
|
8 tuổi
|
8,3
|
4,5-
13,5
|
4,4
|
1,5-8,0
|
53
|
3,3
|
1,5-6,8
|
39
|
0,4
|
4
|
0,2
|
2
|
10 tuổi
|
8,1
|
4,5-
13,5
|
4,4
|
1,8-8,0
|
54
|
3,1
|
1,5-6,5
|
38
|
0,4
|
4
|
0,2
|
2
|
16 tuổi
|
7,8
|
4,5-
13,0
|
4,4
|
1,8-8,0
|
57
|
2,8
|
1,2-5,2
|
35
|
0,4
|
5
|
0,2
|
3
|
Số lượng tiểu cầu ở
các lứa tuổi : 140
– 440 x109/L
Giới hạn Hemoglobin F
và Hemoglobin A2 trong 2 năm dầu
|
HbF(%)
|
HbA2(%)
|
Tuổi
|
TB
|
±2SD
|
TB
|
±2SD
|
1-7 ngày
|
75
|
61-80
|
|
|
2 tuần
|
75
|
66-81
|
|
|
1 tháng
|
60
|
46-67
|
0,8
|
0,4-1,3
|
2 tháng
|
46
|
29-61
|
1,3
|
0,4-1,9
|
3 tháng
|
27
|
15-56
|
2,2
|
1,0-3,0
|
4 tháng
|
18
|
9,4-29
|
2,4
|
2,0-2,8
|
5 tháng
|
10
|
2,3-22
|
2,5
|
2,1-3,1
|
6 tháng
|
7
|
2,7-13
|
2,5
|
2,1-3,1
|
8 tháng
|
5
|
2,3-12
|
2,7
|
1,9-3,5
|
10 tháng
|
2,1
|
1,5-3,5
|
2,7
|
2,0-3,3
|
Giới
hạn các yếu tố dông máu ở trẻ em
|
1-5
tuổi
|
6-10
tuổi
|
11-16
tuổi
|
Người
lớn
|
PT(S)
|
11
(10,6-11,4)
|
11,1
(10,1-12,1)
|
11,2
(10,2-12,0)
|
12
(11,0-14,0)
|
INR
|
1,0
(0,96-1,04)
|
1,01
(0,91-1,11)
|
1,02
(0,93-1,10)
|
1,10
(1,0-1,3)
|
APTT(S)
|
30
(24-36)
|
31
(26-36)
|
32
(26-37)
|
33
(27-40)
|
Fibrinogen(g/L)
|
2,76
(1,70-4,05)
|
2,79
(1,57-4,0)
|
3,0
(1,54-4,48)
|
2,78
(1,56-4,0)
|
Thời gian máu chảy
(Phút)
|
6
(2,5-10)
|
7
(2,5-13)
|
5
(3-8)
|
4
(1-7)
|
II (U/mL)
|
0,94
(0,71-1,16)
|
0,88
(0,67-1,07)
|
0,83
(0,61-1,04)
|
1,08
(0,70-1,46)
|
V (U/mL)
|
1,03
(0,79-1,27)
|
0,90
(0,63-1,16)
|
0,77
(0,55-0,99)
|
1,06
(0,62-1,50)
|
VII (U/mL)
|
0,82
(0,55-1,16)
|
0,85
(0,52-1.20)
|
0,83
(0,58-1,15)
|
1,05
(0,67-1,43)
|
VIII (U/mL)
|
0,90
(0,59-1,42)
|
0,95
(0,58-1,32)
|
0,92
(0,53-1,31)
|
0,99
(0,50-1,49)
|
vWF (U/mL)
|
0,82
(0,60-1,20)
|
0,95
(0,44-1,44)
|
1,00
(0,46-1,53)
|
0,92
(0,50-1,58)
|
IX (U/mL)
|
0,73
(0,47-1,04)
|
0,75
(0,63-0,89)
|
0,82
(0,59-1,22)
|
1,09
(0,5-1,63)
|
X (U/mL)
|
0,88
(0,58-1,16)
|
0,75
(0,55-1,01)
|
0,79
(0,50-1,17)
|
1,06
(0,70-1,52)
|
XI (U/mL)
|
0,97
(0,56-1,50)
|
0,86
(0,52-1,20)
|
0,74
(0,50-0,97)
|
0,97
(0,67-1,27)
|
XII (U.mL)
|
0,93
(0,64-1,29)
|
0,92
(0,60-1,40)
|
0,81
(0,34-1,37)
|
1,08
(0,52-1,64)
|
PK (U/mL)
|
0,95
(0,65-1,30)
|
0,99
(0,66-1,31)
|
0,99
(0,53-1,45)
|
1,12
(0,62-1,62)
|
HMWK (U/mL)
|
0,98
(0,64-1,32)
|
0,93
(0,60-1,30)
|
0,91
(0,63-1,19)
|
0,92
(0,50-1,36)
|
XIIIa (U/mL)
|
1,08
(0,72-1,43)
|
1,09
(0,65-1,51)
|
0,99
(0,57-1,40)
|
1,05
(0,55-1,55)
|
XIIIs (U/mL)
|
1,13
(0,69-1,56)
|
1,16
(0,77-1,54)
|
1,02
(0,60-1,43)
|
0,97
(0,57-1,37)
|
PT: thời gian
prothrombin; APTT: Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần ; HMWK: kinnogen
trọng lượng phân tử cao;
PK: Prekallekrein;
vWF: yếu tố von Willebrand
Giới
hạn dưới nhóm lympho ở trẻ em
|
Tổng
số T lympho (CD3)
|
Tế
bào T Helper (CD4)
|
Tế
bào T độc (cytotoxic Tcells) (CD8)
|
Tế
bào B lympho (CD19)
|
Tế
bào diệt tự nhiên (NK cells) (CD16+CD56)
|
Tuổi
|
Tuyệt
đối
|
%
|
Tuyệt
đối
|
%
|
Tuyệt
đối
|
%
|
Tuyệt
đối
|
%
|
Tuyệt
đối
|
%
|
0-2 tháng
|
2500-5500
|
53-84
|
1600-4000
|
35-64
|
560-1700
|
12-28
|
300-2000
|
6-32
|
170-1100
|
4-18
|
3-5 tháng
|
2500-5600
|
51-77
|
1800-4000
|
35-56
|
590-1600
|
12-23
|
430-3000
|
11-41
|
170-830
|
3-14
|
6-11 tháng
|
1900-5900
|
49-76
|
1400-4300
|
31-56
|
500-1700
|
12-24
|
610-2600
|
14-37
|
160-950
|
3-15
|
12-23 tháng
|
2100-6200
|
53-75
|
1300-3400
|
32-51
|
620-2000
|
14-30
|
720-2600
|
16-35
|
180-920
|
3-15
|
2-5 tuổi
|
1400-3700
|
56-75
|
700-2200
|
28-47
|
490-1300
|
16-30
|
370-1400
|
14-33
|
130-720
|
4-17
|
6-11 tuổi
|
1200-2600
|
60-76
|
650-1500
|
31-47
|
370-1100
|
18-35
|
270-860
|
13-27
|
100-480
|
4-17
|
12-17 tuổi
|
1000-2200
|
56-84
|
530-1300
|
31-52
|
330-920
|
18-35
|
110-570
|
6-23
|
70-480
|
3-22
|
Người lớn
|
527-2846
|
49-81
|
332-1642
|
28-51
|
170-811
|
12-38
|
78-899
|
7-23
|
67-1134
|
6-29
|
2. DỊCH CƠ THỂ - NƯỚC
TIỂU
2.1. Dịch cơ thể:
Dịch
|
Giới
|
Tuổi
|
Bạch
cầu
|
Hồng
cầu
|
Dịch não tủy
|
Nam/
Nữ
|
<
1 tháng
>
1 tháng
|
£ 30 tế bào có nhân /µl
£ 5 tế bào có nhân /µl
|
Không
có
Không
có
|
Nước tiểu:
Hồng cầu: 0- 2 hồng
cầu / vi trường x40
Bạch cầu: 0 - 5 bạch
cầu / vi trường x40
CÁC
GIÁ TRỊ BÁO ĐỘNG
Xét nghiệm
|
Giới
|
Tuổi
|
Giá
trị báo động
|
Giớ
hạn thấp
|
Giới
hạn cao
|
Số lượng bạch cầu
|
Nam/Nữ
|
Tất
cả các lứa tuổi
|
<1,0
x109/L
|
>
50,0
x109/L
|
Hemoglobin
|
Nam/Nữ
|
0-
2 tháng
>
2 tháng
|
<10,0
g/L
<6,0g/L
|
>22,0g/L
|
Hematocrit
|
Nam/Nữ
|
0-
2 tuần
<
2 tuần
|
<30,0%
<18%
|
>55%
|
Tiểu cầu
|
Nam/Nữ
|
Tất
cả các lứa tuổi
|
<20,
0x109 /L
|
>1000
x109/L
|
Bạch cầu trung tính
tuyệt đối
|
Nam/Nữ
|
Tất
cả các lứa tuổi
|
<0,50
x109/L
|
|
APTT (Activated
Partial Thromboplastin Time)
|
Nam/Nữ
|
Tất
cả các lứa tuổi
|
|
≥100
giây
|
PT (Prothrombin
time)
|
Nam/Nữ
|
Tất
cả các lứa tuổi
|
|
>5.0
INR
|
CD4 (đối với bệnh
nhân HIV)
|
Nam/
Nữ
|
Tất
cả các lứa tuổi
|
£ 50 tế bào /ml
|
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Chernecky, Cynthia
C, and Barbara J. Berger. Laboratory Test and Diagnostic Procedures, 3rded. Philadelphia, PA:
W.B. Saunders Company, 2001.
2. Perter W. Marks ,
Bertil Glader . Aproach to anemia in the adult and child. Hematology Basic and
Pratice .Four Edition .Elsevier Churchill Livingstone 2005.29: 455-464.
3. Sharon M. Geaghan
. Normal blood values: Selected reference values for neonatal, pediatric, and
adult population. Hematology Basic and Pratice. Four Edition. Elsevier
Churchill Livingstone 2005.2733-2743.
4. Normal values.
Postgranduate Hematology. Edited by A. Victor Hoffbrand, Daniel Catovsky,
Edward G.D. Tuddenham. Blackwell Publishing 2005.
5. Pediatric Ranges
adopted from Shearer WT. Rosenblatt HM, Gelma RS. Et al: Lymphocyte subsets in
healthychildren from birth through 18 years of age. The Pediatric AIDS Clinical
Trials Group P1009 study . J Allergy Clin Immunol 2003; 112(5): 973-960
GIÁ
TRỊ HÓA SINH BÌNH THƯỜNG
STT
|
Xét
nghiệm
|
Tuổi
|
Giá
trị bình thường
|
Ghi
chú
|
1
|
Albumin
|
Sơ sinh
|
35 – 49 g/L
|
|
Năm đầu
|
36 – 50
|
|
2- 20 tuổi
|
37 – 51
|
|
2
|
Alpha 1-
antitrypsin
|
|
0,85 – 2,13 g/L
|
|
3
|
AFP (Alpha
Fetoprotein)
|
|
Trung bình ± SD (ng/mL)
|
Trung bình ± SD (
IU/mL)
|
Trẻ đẻ non
|
134734 ± 41444
|
123955,3 ±38128,5
|
Trẻ sơ sinh
|
48406 ± 34718
|
44533,5±31940,6
|
Sơ sinh- 2 tuần
tuổi
|
33113 ± 32503
|
3046,9±29902,8
|
2 tuần- 1 tháng
|
9452 ± 12610
|
8695,8±11601,2
|
1 tháng
|
2654 ± 3080
|
2441,7±2833,6
|
2 tháng
|
323 ± 278
|
297,2±255,8
|
3 tháng
|
88 ± 87
|
80,9±80
|
4 tháng
|
74 ± 56
|
68,1±51,5
|
5 tháng
|
46,5 ± 19
|
42,8±17,5
|
6 tháng
|
12,5 ± 9,8
|
11,5±9
|
7 tháng
|
9,7 ± 7,1
|
8,9±6,5
|
8 tháng
|
8,5 ± 5,5
|
7,8±5,1
|
> 8 tháng
|
8.5 ± 5.5
|
7.8±5.1
|
Trẻ em và người lớn
|
< 15.3 ng/mL
|
< 14 IU/mL
|
4
|
ALP (Phosphatase
alkaline)
|
1-30 ngày
|
Nam (U/L) 75- 316
|
Nữ (U/L) 48- 406
|
|
|
|
1 tháng- 1 năm
|
82- 383
|
124- 341
|
|
|
|
1-3 năm
|
104- 345
|
108- 317
|
|
|
|
4- 6 năm
|
93- 309
|
96- 297
|
|
|
|
7- 9 năm
|
86- 315
|
69- 325
|
|
|
|
10- 12 năm
|
42- 362
|
51- 332
|
|
|
|
13- 15 năm
|
74- 390
|
50- 162
|
|
|
|
16- 18 năm
|
52- 171
|
47- 119
|
|
5
|
ALT (GPT)
|
0 – 5 ngày
|
6 – 50 U/L
|
|
|
|
1 – 19 tuổi
|
5 – 40 U/L
|
|
|
|
Người lớn: Nam
Nữ
|
< 50 U/L
< 35 U/L
|
|
6
|
Ammonia (NH3)
|
< 30 ngày
|
21- 95 μmol/L
|
35,8- 161,8 μg/dL
|
|
|
1- 12 tháng
|
18- 74 μmol/L
|
30,6- 126,6 μg/dL
|
|
|
1- 14 tuổi
|
17- 68 μmol/L
|
28,9- 115,8 μg/dL
|
|
|
> 14 tuổi
|
19- 71 μmol/L
|
32,4- 120,9 μg/dL
|
7
|
Amylase
|
1 – 19 tuổi
|
< 220 U/L
|
|
8
|
AST (GOT)
|
1 – 9 tuổi
|
15 – 55 U/L
|
|
|
|
10 – 19 tuổi
|
5 – 40 U/L
|
|
|
|
Người lớn: Nam
Nữ
|
< 50 U/L
< 35 U/L
|
|
9
|
Áp lực thẩm thấu
máu
|
|
275- 300 mOsm/kg
|
|
10
|
Billirubin toàn
phần
|
<1 ngày
|
26 – 154 μmol/L
|
|
|
|
1 – 2 ngày
|
51 – 205 μmol/L
|
|
|
|
3 – 5 ngày
|
34 – 205 μmol/L
|
|
|
|
Trẻ > 1 tháng
|
2 – 20 μmol/L
|
|
11
|
Billirubin trực
tiếp
|
|
<8,6 μmol/L
|
|
12
|
Billirubin gián
tiếp
|
|
<19 μmol/L
|
|
13
|
Can xi toàn phần
|
3 – 24 giờ
|
2,3 – 2,65 mmol/L
|
|
|
|
24 – 48 giờ
|
1,75 – 3,0 mmol/L
|
|
|
|
4 – 7 ngày
|
2,25 – 2,73 mmol/L
|
|
|
|
Trẻ em
|
2,2 – 2,7 mmol/L
|
|
|
|
Người lớn
|
2,1 – 2,55 mmol/L
|
|
14
|
Can xi ion hóa
(Calcium, ionized)
|
3 – 24 giờ
|
1,07 – 1,27 mmol/L
|
|
|
|
24 – 48 giờ
|
1,0 – 1,17 mmol/L
|
|
|
|
>48 giờ
|
1,12 – 1,23 mmol/L
|
|
15
|
Ceruloplasmin
|
Người lớn
|
0,2- 0,6 g/L
|
|
|
|
1 ngày- 4 tháng
|
0,15- 0,56 g/L
|
|
|
|
5- 6 tháng
|
0,26- 0,83 g/L
|
|
|
|
7- 18 tháng
|
0,31- 0,91 g/L
|
|
|
|
18- 36 tháng
|
0,32- 0,9 g/L
|
|
|
|
4- 9 năm
|
0,26- 0,46 g/L
|
|
|
|
10- 12 năm
|
0,25- 0,45 g/L
|
|
|
|
13- 19 năm: Nữ
Nam
|
0,22- 0,5 g/L
0,15- 0,37 g/L
|
|
16
|
Cholesteron toàn
phần
|
Trẻ em
Người lớn
|
< 4,42 mmol/L
< 5,2 mmol/L
|
|
17
|
CK (Creatine
kinase)
|
Mới sinh
|
468- 1200 U/L
|
|
|
|
≤ 5 ngày
|
195- 700 U/L
|
|
|
|
< 6 tháng
|
41- 330 U/L
|
|
|
|
> 6 tháng
|
24- 229 U/L
|
|
|
|
Người lớn
|
5 – 130 U/L
|
|
18
|
CK-MB Activity
(Hoạt độ CK-MB)
|
Người lớn
|
< 24 U/L
|
Đo ở 37oC
|
19
|
Clo
|
Trẻ vừa sinh
Sau đó
|
97 – 110 mmol/L
98 – 106 mmol/L
|
|
20
|
Cortisol (8h sáng)
|
5 ngày
|
17- 550 nmol/L
|
|
|
|
2- 12 tháng
|
66- 630 nmol/L
|
|
|
|
2- 12 năm
|
69- 630 nmol/L
|
|
|
|
16- 18 năm
|
66- 800 nmol/L
|
|
|
|
Người lớn
|
138- 690 nmol/L
|
|
21
|
Creatinin
|
Trẻ sơ sinh
|
27 – 88 μmol/L
|
|
|
|
1 tháng – 12 tháng
|
18 – 35 μmol/L
|
|
|
|
Trẻ em
|
27 – 62 μmol/L
|
|
|
|
Trẻ vị thành niên
|
44 – 88 μmol/L
|
|
|
|
Người lớn Nam
Nữ
|
53 – 106 μmol/L
44 – 97 μmol/L
|
|
22
|
CRP (C-reactive
protein)
|
Người lớn và trẻ em
|
< 6,0 mg/L
|
|
|
|
Trẻ 4 ngày -1 tháng
|
≤ 1,6 mg/L
|
|
23
|
C3
|
Người lớn
|
0,9- 1,8 g/L
|
|
|
|
Sơ sinh
|
0,58- 1,08 g/L
|
|
|
|
3 tháng
|
0,67- 1,24 g/L
|
|
|
|
6 tháng
|
0,74- 1,38 g/L
|
|
|
|
9 tháng
|
0,78- 1,44 g/L
|
|
|
|
12 tháng
|
0,8- 1,5 g/L
|
|
|
|
2- 10 tuổi
|
0,8- 1,5 g/L
|
|
|
|
12- 18 tuổi
|
0,85- 1,6 g/L
|
|
24
|
C4
|
Người lớn
|
0,082- 0,49 g/L
|
|
|
|
Sơ sinh
|
0,07- 0,235 g/L
|
|
|
|
3 tháng
|
0,09- 0,305 g/L
|
|
|
|
6 tháng
|
0,1- 0,35 g/L
|
|
|
|
9 tháng
|
0,115- 0,39 g/L
|
|
|
|
12 tháng
|
0,12- 0,4 g/L
|
|
|
|
2- 10 tuổi
|
0,125- 0,425 g/L
|
|
|
|
12- 18 tuổi
|
0,14- 0,43 g/L
|
|
25
|
Chì
|
Bình thường
|
< 10 µg/dL
|
|
26
|
C peptid
|
Lúc đói
|
0.81- 3.85 ng/mL
|
0.23- 1.08 nmol/L
|
27
|
Đồng
|
<6 tháng
|
3,14–10,99 μmol/L
|
|
|
|
1 tháng – 2 tuổi
|
2,35 – 10,2 μmol/L
|
|
|
|
2 tuổi – 12 tuổi
|
4,71 – 22,35 μmol/L
|
|
|
|
Người lớn Nam
Nữ
|
10,99 – 21,98 μmol/L
12,56 – 24,34 μmol/L
|
|
28
|
Glucose
|
Trẻ sơ sinh: 1 ngày
|
2,2 – 3,3 mmol/L
|
|
|
|
Trẻ sơ sinh >1
ngày
|
2,8 – 5,0 mmol/L
|
|
|
|
Trẻ em
|
3,3 – 5,5 mmol/L
|
|
|
|
Người lớn
|
3,9 – 5,5 mmol/L
|
|
29
|
Estradiol
|
Trẻ gái
Trước dậy thì
Dậy thì
|
< 55 pmol/L
110 – 1030 pmol/L
|
|
|
|
Nữ
Gđ nang sớm Gđ
nangmuộn Gđ rụng trứng Gđ hoàng thể
|
73 – 551 pmol/L
367 – 1470 pmol/L
550 – 2750 pmol/L
183 – 920 pmol/L
|
|
|
|
Mang thai
Mãn kinh
|
Đến 128000 pmol/L
<110 pmol/L
|
|
|
|
Nam trưởng thành
Trước dậy thì
|
37 – 220 pmol/L
< 37 pmol/L
|
|
30
|
Ferritin
|
Trẻ vừa sinh
|
25 – 200 ng/mL
|
|
|
|
1 tháng
|
200 – 600 ng/mL
|
|
|
|
2 – 5 tháng
|
50 – 200 ng/mL
|
|
|
|
6 tháng – 15 tuổi
|
7 – 140 ng/mL
|
|
|
|
Người lớn: Nam
Nữ
|
15 – 200 ng/mL
12 – 150 ng/mL
|
|
31
|
FT3(Triidothyroni ne,
free)
|
1-2 ngày
|
5,2- 14,3 pmol/L
|
|
|
|
3- 30 ngày
|
4,3- 10,6 pmol/L
|
|
|
|
1- 12 tháng
|
5,1- 10,0 pmol/L
|
|
|
|
1- 7 năm
|
5,2- 10,2 pmol/L
|
|
|
|
7- 13 năm
|
6,2- 9,5 pmol/L
|
|
|
|
13- 18 năm
|
5,2- 8,6 pmol/L
|
|
|
|
Người lớn
|
5,4- 12,3 pmol/L
|
|
32
|
FT4 (Thyroxine, free)
|
1-2 ngày
|
21- 49 pmol/L
|
|
|
|
3- 30 ngày
|
19- 39 pmol/L
|
|
|
|
1- 12 tháng
|
14- 23 pmol/L
|
|
|
|
1- 7 năm
|
12- 22 pmol/L
|
|
|
|
7- 13 năm
|
12- 22 pmol/L
|
|
|
|
13- 18 năm
|
12- 23 pmol/L
|
|
|
|
Người lớn
|
10- 23 pmol/L
|
|
733
|
FSH
|
Trẻ gái
5 ngày
|
<0,2- 4,6 IU/L
|
|
|
|
2 tháng- 3 năm
|
1,4- 9,2 IU/L
|
|
|
|
4-6 năm
|
0,4- 6,6 IU/L
|
|
|
|
7- 9 năm
|
0,4- 5,0 IU/L
|
|
|
|
10- 11 năm
|
0,4- 6,6 IU/L
|
|
|
|
12- 18 năm
|
1,4- 9,2 IU/L
|
|
|
|
Phụ nữ
-Gđ nang
-Rụng trứng
-Gđ hoàng thể
- Mạn kinh
|
2-20 IU/L
8-20 IU/L
2-8 IU/L
> 20 IU/L
|
|
|
|
Nam
|
1- 18 IU/L
|
|
34
|
GGT (γ-glutamyl
transpeptidase)
|
0 – 1 tháng
|
13 – 147 U/L
|
|
|
|
1 – 2 tháng
|
12 – 123 U/L
|
|
|
|
2 – 4 tháng
|
8 – 90 U/L
|
|
|
|
4 tháng – 10 tuổi
|
5 – 32 U/L
|
|
|
|
10 – 15 tuổi
|
5 – 24 U/L
|
|
35
|
G6 PD (Glucose-6-
phosphate dehydrogenase)
|
Người lớn
|
200 – 299 IU/1012
Hồng cầu
|
6- 20.5 IU/g Hb
|
|
|
Trẻ sơ sinh
|
150% người lớn
|
|
36
|
HbA1c
|
Người lớn
|
4% - 6.2 %
|
|
37
|
HDL-C
|
Tốt
|
≥ 1,55 mmol/L
|
|
|
|
Bình thường
|
1,03- 1,55 mmol/L
|
|
|
|
Thấp, không tốt
|
< 1,03 mmol/L
|
|
38
|
IgA (Immunoglobulin
A)
|
Trẻ sơ sinh
|
0,0 – 0.2 g/L
|
|
|
|
1 tháng
|
0,1 – 0,3 g/L
|
|
|
|
3 tháng
|
0,1 – 0,4 g/L
|
|
|
|
6 tháng
|
0,2 – 0,6 g/L
|
|
|
|
1 tuổi
|
0,2 - 0,8 g/L
|
|
|
|
3 tuổi
|
0,3 – 1,2 g/L
|
|
|
|
5- 9 tuổi
|
0,4 - 1,6 g/L
|
|
|
|
15 tuổi
|
0,5 – 2,0 g/L
|
|
|
|
Người lớn
|
0,7 - 3,4 g/L
|
|
39
|
IgE (Immunoglobulin
E)
|
Nam
Nữ
|
0 – 230 IU/mL
0 – 170 IU/mL
|
|
40
|
IgG (Immunoglobulin
G)
|
Trẻ sơ sinh
|
6,1 – 13,0 g/L
|
|
|
|
1 tháng
|
4,6 – 8,6 g/L
|
|
|
|
3 tháng
|
2,9 – 5,5 g/L
|
|
|
|
6 tháng
|
2,3 – 4,4 g/L
|
|
|
|
1 tuổi
|
3,3 – 6,2 g/L
|
|
|
|
3 tuổi
|
4,8 – 8,9 g/L
|
|
|
|
5- 9 tuổi
|
5,5 - 11,5 g/L
|
|
|
|
15 tuổi
|
6,5 – 12,3 g/L
|
|
|
|
Người lớn
|
6,6 – 12,8 g/L
|
|
41
|
IgM (Immunoglobulin
M)
|
Trẻ sơ sinh
|
0,04 - 0,6 g/L
|
|
|
|
1 tháng
|
0,2 – 0,7 g/L
|
|
|
|
3 tháng
|
0,3 – 0,8 g/L
|
|
|
|
6 tháng
|
0,3 – 0,9 g/L
|
|
|
|
1 tuổi
|
0,5 – 1,3 g/L
|
|
|
|
3 tuổi
|
0,5 – 1,5 g/L
|
|
|
|
5- 9 tuổi
|
0,5 – 1,5 g/L
|
|
|
|
15 tuổi
|
0,5 – 1,6 g/L
|
|
|
|
Người lớn
|
0,5- 2,1 g/L
|
|
42
|
IgG1
|
Người lớn
|
3824 – 9286 mg/L
|
|
|
|
0 – 2 tuổi
|
1940 – 8420 mg/L
|
|
|
|
2 – 4 tuổi
|
3150 – 9450 mg/L
|
|
|
|
4 – 8 tuổi
|
3060 – 9450 mg/L
|
|
|
|
6 – 8 tuổi
|
2880 – 9180 mg/L
|
|
|
|
8 – 10 tuổi
|
4320 – 10200 mg/L
|
|
|
|
10 – 12 tuổi
|
4230 – 10600 mg/L
|
|
|
|
12 – 14 tuổi
|
3420 – 11500 mg/L
|
|
|
|
14 – 18 tuổi
|
3150 – 8550 mg/L
|
|
43
|
IgG2
|
Người lớn
|
2418 – 7003 mg/L
|
|
|
|
0 – 2 tuổi
|
225 - 3000 mg/L
|
|
|
|
2 – 4 tuổi
|
360 - 2250 mg/L
|
|
|
|
4 – 8 tuổi
|
605 - 3450 mg/L
|
|
|
|
6 – 8 tuổi
|
440 - 3750 mg/L
|
|
|
|
8 – 10 tuổi
|
720 - 4300 mg/L
|
|
|
|
10 – 12 tuổi
|
760 – 3550 mg/L
|
|
|
|
12 – 14 tuổi
|
1000 – 4550 mg/L
|
|
|
|
14 – 18 tuổi
|
640 – 4950 mg/L
|
|
44
|
IgG3
|
Người lớn
|
218,2 – 1760,6 mg/L
|
|
|
|
0 – 2 tuổi
|
186 - 853 mg/L
|
|
|
|
2 – 4 tuổi
|
173 - 676 mg/L
|
|
|
|
4 – 8 tuổi
|
99 - 1221 mg/L
|
|
|
|
6 – 8 tuổi
|
155 - 853 mg/L
|
|
|
|
8 – 10 tuổi
|
127 - 853 mg/L
|
|
|
|
10 – 12 tuổi
|
173 – 1730 mg/L
|
|
|
|
12 - 14 tuổi
|
283 – 1250 mg/L
|
|
45
|
IgG4
|
Người lớn
|
39,2 - 864 mg/L
|
|
|
|
0 – 2 tuổi
|
5,0 – 784,0 mg/L
|
|
|
|
2 – 4 tuổi
|
10 – 537 mg/L
|
|
|
|
4 – 8 tuổi
|
18 – 1125 mg/L
|
|
|
|
6 – 8 tuổi
|
4 – 992 mg/L
|
|
|
|
8 – 10 tuổi
|
19 – 932 mg/L
|
|
|
|
10 – 12 tuổi
|
16 – 1150 mg/L
|
|
|
|
12 – 14 tuổi
|
37 – 1360 mg/L
|
|
|
|
14 – 18 tuổi
|
110 – 1570 mg/L
|
|
46
|
Insulin
|
Lúc đói
|
3- 25 mU/L
|
18- 150 pmol/L
|
47
|
Kali
|
< 2 tháng
|
3,0 – 6,0 mmol/L
|
|
|
|
2 – 12 tháng
|
3,5 – 5,6 mmol/L
|
|
|
|
> 12 tháng
|
3,5 – 5,0 mmol/L
|
|
48
|
Kẽm
|
Trẻ em
Người lớn
|
3,8 – 21,4 μmol/L
7,7 – 23,0
|
|
49
|
Lactat
|
1 – 12 tháng
|
1,1 – 2,3 mmol/L
|
|
|
|
1 – 7 tuổi
|
0,8 – 1,5 mmol/L
|
|
|
|
7 – 15 tuổi
|
0,6 – 0,9 mmol/L
|
|
50
|
LDH (Lactate
dehydrogenase)
|
< 1 tuổi
|
170 – 580 U/L
|
|
|
|
1 – 9 tuổi
|
150 – 500 U/L
|
|
|
|
10 – 19 tuổi
|
120 – 330 U/L
|
|
51
|
LDL- C
|
Tốt
|
< 2,6 mmol/L
|
|
|
|
Khá
|
2,6- 3,3 mmol/L
|
|
|
|
Trung bình
|
3,4- 4,1 mmol/L
|
|
|
|
Cao
|
4,1- 4,9 mmol/L
|
|
|
|
Rất cao
|
≥ 4,9 mmol/L
|
|
52
|
LH
|
Trẻ gái
5 ngày
|
<0,1- 0,5 IU/L
|
|
|
|
2- 12 ngày
|
<0,1- 0,5 IU/L
|
|
|
|
2- 11 năm
|
<0,1- 0,4 IU/L
|
|
|
|
12- 13 năm
|
<0,1- 5,4 IU/L
|
|
|
|
14- 18 năm
|
0,5- 12,9 IU/L
|
|
|
|
Phụ nữ
-Gđ nang
-Rụng trứng
-Gđ hoàng thể
- Mạn kinh
|
3-15 IU/L
20-200 IU/L
5-10 IU/L
>20 IU/L
|
|
|
|
Nam
|
2- 10 IU/L
|
|
53
|
Lipase
|
Người lớn
|
< 67 U/L
|
|
|
|
Trẻ em <1 tuổi
|
0- 8 U/L
|
|
|
|
1- 9 tuổi
|
5- 31 U/L
|
|
|
|
10- 18 tuổi
|
7- 39 U/L
|
|
54
|
Magie
|
0 – 6 ngày
|
0,48 – 1,05 mmol/L
|
|
|
|
7 ngày – 2 tuổi
|
0,65 – 1,05 mmol/L
|
|
|
|
2 – 14 tuổi
|
0,6 – 0,95 mmol/L
|
|
55
|
Myoglobin
|
Nam
Nữ
|
19- 92 µg/L
12- 76 µg/L
|
|
56
|
Natri
|
0-7 ngày
|
133- 146 mmol/L
|
|
|
|
7- 31 ngày
|
134- 144 mmol/L
|
|
|
|
1- 6 tháng
|
134- 142 mmol/L
|
|
|
|
6 tháng- 1 năm
|
133- 142 mmol/L
|
|
|
|
> 1 năm
|
134- 143 mmol/L
|
|
57
|
Pancreatic
Amylase
|
|
< 53 U/L
|
|
58
|
PTH (Parathyroid
hormone)
|
|
11- 79 ng/L
|
1,17- 8,37 pmol/L
|
59
|
Phospho
|
0 – 5 ngày
|
1,55 – 2,65 mmol/L
|
|
|
|
1 – 3 tuổi
|
1,25 – 2,1 mmol/L
|
|
|
|
4 – 11 tuổi
|
1,2 – 1,8 mmol/L
|
|
|
|
12 – 15 tuổi
|
0,95 – 1,75 mmol/L
|
|
|
|
16 – 19 tuổi
|
0,9 – 1,5 mmol/L
|
|
60
|
Protein toàn phần
|
1-30 ngày
|
41- 63 g/L
|
|
|
|
1- 6 tháng
|
44- 67 g/L
|
|
|
|
6- 12 tháng
|
55- 79 g/L
|
|
|
|
1- 18 năm
|
57- 80 g/L
|
|
61
|
RF (Rheumatoid
factors)
|
Người lớn
|
≤ 14 IU/ml
|
|
62
|
Sắt
|
Trẻ sơ sinh
|
100- 250 µg/dL
|
17.9- 44.8 µmol/L
|
|
|
Trẻ nhỏ
|
40- 100 µg/dL
|
7.2- 17.9 µmol/L
|
|
|
Trẻ em
|
50- 120 µg/dL
|
8.95- 21.5 µmol/L
|
|
|
Người lớn: Nam
Nữ 16-40 tuổi
|
50- 160 µg/dL
45- 150 µg/dL
|
8.95- 28.7 µmol/L
8.1- 26.9 µmol/L
|
63
|
Testosteron
|
Nam
|
8,7 – 35 nmol/L
|
|
|
|
Nữ: Không mang thai
Mang thai
|
0,35 – 2,5 nmol/L
2,1 – 10,4 nmol/L
|
|
|
|
Trẻ em
|
<0,7 nmol/L
|
|
64
|
TSH (Thyroid-
stimulating hormone)
|
Đẻ non(28 – 36
tuần)
|
0,7 – 27,0 mIU/L
|
|
|
|
1 – 2 ngày
|
3,2 – 34,6 mIU/L
|
|
|
|
3 – 4 ngày
|
0,7 – 15,4 mIU/L
|
|
|
|
2 – 20 tuần
|
1,7 – 9,1 mIU/L
|
|
|
|
21 tuần – 20 tuổi
|
0,7 – 6,4 mIU/L
|
|
|
|
Người lớn
|
0,4 – 4,0 mIU/L
|
|
65
|
TT3(Triiodothyronin e,
total)
|
Trẻ vừa sinh
|
1,16 – 4,0 nmol/L
|
|
|
|
1 – 5 tuổi
|
1,54 – 4,0 nmol/L
|
|
|
|
5 – 10 tuổi
|
1,39 – 3,7 nmol/L
|
|
|
|
10 – 15 tuổi
|
1,23 – 3,23 nmol/L
|
|
|
|
>15 tuổi
|
1,77 – 2,93 nmol/L
|
|
66
|
TT4 (Thyroxine, total)
|
Trẻ đủ tháng
1 – 3 ngày
|
106 – 256 nmol/L
|
|
|
|
1 tuần tuổi
|
77 – 205 nmol/L
|
|
|
|
1 – 12 tháng
|
79 – 192 nmol/L
|
|
|
|
1 – 3 tuổi
|
88 – 174 nmol/L
|
|
|
|
3 – 10 tuổi
|
71 – 165 nmol/L
|
|
|
|
Tuổi dậy thì và
người lớn
|
54 – 167 nmol/L
|
|
67
|
Transferrin
|
Trẻ sơ sinh
|
130 - 275 mg/dL
|
|
|
|
Trẻ em
|
200 - 360 mg/dL
|
|
|
|
Người lớn: Nam
Nữ 16-40 tuổi
|
200- 380 mg/dL
200 - 380 mg/dL
|
|
68
|
Transferrin
saturation (độ bão hoà transferrin)
|
Trẻ sơ sinh
|
12 - 50%
|
|
|
|
Trẻ em
|
12 - 50%
|
|
|
|
Người lớn: Nam
Nữ 16-40 tuổi
|
20 - 55%
15 - 50%
|
|
69
|
TIBC (Total Iron-
binding capacity)
|
Trẻ sơ sinh
|
100 - 400 µg/dL
|
|
|
|
Trẻ em
|
100 - 400 µg/dL
|
|
|
|
Người lớn: Nam Nữ
16-40 tuổi Nữ > 40 tuổi
|
250 - 425 µg/dL
250 - 425 µg/dL
10 - 250 µg/dL
|
|
70
|
Troponin I (cTnI)
(cardiac troponin I)
|
|
≤ 0,07 ng/mL (µg/L)
|
|
71
|
Triglycerid
|
Trẻ em
Người lớn
|
< 1,65 mmol/L
< 1,7 mmol/L
|
|
72
|
Urê
|
Trẻ đẻ non
|
1,1 – 9,0 mmol/L
|
|
|
|
Trẻ vừa sinh
|
1,1 – 4,3 mmol/L
|
|
|
|
1 – 12 tháng
|
1,8 – 6,4 mmol/L
|
|
|
|
>12 tháng
|
2,5 – 6,4 mmol/L
|
|
73
|
Acid uric
|
1 – 5 tuổi
|
100 – 350 μmol/L
|
|
|
|
6 – 11 tuổi
|
130 – 390 μmol/L
|
|
|
|
Nam 12–19 tuổi
|
180 – 460 μmol/L
|
|
|
|
Nữ 12 – 19 tuổi
|
160 – 340 μmol/L
|
|
|
|
Người lớn Nam
Nữ
|
214 – 488 μmol/L
137 – 363 μmol/L
|
|
74
|
17- OHP (17-
hydroxyprogesteron)
|
Trẻ vừa sinh
|
0,2 – 2,3 nmol/L
|
<0,76 ng/mL
|
|
|
Trẻ >2 tuổi
|
0,1 – 2,7 nmol/L
|
<0,9 ng/mL
|
|
|
Tuổi dậy thì
Nam
Nữ
|
0,1 – 5,3 nmol/L
0,1 – 8,0 nmol/L
|
<1,75 ng/mL
< 2,6 ng/mL
|
|
|
Người lớn
Nam
Nữ
|
0,3 - 7,3 nmol/L
0,6 – 9,1 nmol/L
|
0,1 - 2,4 ng/mL
0,2 – 3,0 ng/mL
|
75
|
Procalcitonin
|
|
< 0,5 ng/ml
|
|
76
|
C-peptid
|
Lúc đói
|
0,37 - 1,47 nmol/L
|
1,1 - 4,4 µg/L
|
77
|
Insulin
|
Lúc đói
|
2,6 - 25 mU/L
|
17,8 - 173 pmol/L
|
78
|
ACTH
|
Sáng 7- 10 h
|
1,6 - 13,9 pmol/L
|
7,2 - 63,3 pg/mL
|
79
|
Thyroglobulin
|
|
1,4 - 78 ng/mL
|
|
80
|
Acid mật toàn phần
|
Lúc đói
|
0 - 6 µmol/L
|
|
Giá trị GH cơ bản
|
Nữ
|
Nam
|
Trẻ
0- 10 tuổi
|
0,12
- 7,79 ng/mL
|
0,094
- 6,29 ng/mL
|
Trẻ
11- 17 tuổi
|
0,123
- 8,05 ng/mL
|
0,077
- 10,8 ng/mL
|
21-
77 tuổi
|
0,126
- 9,88 ng/mL
|
<0,030
- 2,47 ng/mL
|
Giá trị cơ bản của GH
không có ý nghĩa chẩn đoán và các xét nghiệm kích thích là cần thiết để đánh
giá rối loạn hormone tăng trưởng.
Vitamin
D:
Tình
trạng
Vitamin
D
|
Người
lớn
|
Trẻ
em
|
ng/mL
|
nmol/L
|
ng/mL
|
nmol/L
|
Thiếu
hụt
|
<20
|
<50
|
<15
|
<37,5
|
Suy
giảm
|
20
to <30
|
50
to <75
|
15
to <20
|
37,5
to <50
|
Bình
thường
|
30–100
|
75–250
|
20–100
|
50–250
|
NT-Pro BNP: Trẻ từ 1- 18 tuổi
Tuổi
(năm)
|
Số
lượng trẻ
|
NT-proBNP
(pg/mL)
|
Phân
vị thứ 97.5
|
1-3
|
13
|
320
|
4-6
|
21
|
190
|
7-9
|
32
|
145
|
10
|
11
|
112
|
11
|
69
|
317
|
12
|
21
|
186
|
13
|
23
|
370
|
14
|
18
|
363
|
15
|
24
|
217
|
16
|
24
|
206
|
17
|
24
|
135
|
18
|
12
|
115
|
KHÍ MÁU VÀ THĂNG BẰNG
ACID BASE
Trẻ
em
|
pH
|
pCO2
(mmHg)
|
pO2
(mmHg)
|
HCO3 - chuẩn
(Standard
bicarbonate)
(mmol/L)
|
Máu cuống rốn:
Động mạch
|
7,09 - 7,40
|
35 – 80
|
0- 22
|
|
Máu cuống rốn:
Tĩnh mạch
|
7,15 –7,45
|
30 – 57
|
16 – 35
|
11,8 – 21,4
|
Trẻ mới sinh: 1
ngày
|
7,20 –7,41
|
29,4 – 60,6
|
|
18,6 – 22,6
|
10- 90 ngày
|
7,34 –7,45
|
26,5 – 42,5
|
70- 85
|
18,5 – 24,5
|
3- 12 tháng
|
7,38 - 7,45
|
27,0 – 39,8
|
|
19,8 – 24,2
|
Mối quan hệ giữa pO2
và tuổi
Người
lớn
|
Đơn
vị
|
Máu
toàn phần động mạch
|
Máu
toàn phần tĩnh mạch
|
Huyết
tương
|
pH
|
|
7,37
- 7,45
|
7,35
– 7, 43
|
|
pCO2
|
mmHg
|
Nam:
35-
46
|
Nữ:
32-
43
|
37
– 50
|
|
pO2 ( phụ thuộc tuổi)
|
mmHg
|
71-
104
|
36
– 44
|
|
HCO3- thực
|
mmol/L
|
21
– 26
|
21
– 26
|
21
– 28
|
Base dư (Base
Excess - BE)
|
mmol/L
|
-2
đến + 3
|
-2
đến +3
|
|
Bicarbonate chuẩn
(SB)
|
mmol/L
|
21
– 26
|
21
– 26
|
|
CO2 toàn phần (tCO2)
|
mmol/L
|
23
– 28
|
22
– 29
|
22-
29
|
Bão hòa Oxygen (sO2)
HbO2- fraction (fHbO2)
|
%
%
|
95
– 98,5
94
– 98
|
70
– 80
70
– 80
|
|
Tổng lượng Oxy (ctO2)
|
mL/L
|
180
– 230
|
130-
180
|
|
Khoảng trống anion
(Anion gap)
|
mmol/L
|
|
|
7-
16
|
|
|
|
|
|
|
pO2 = 102 – 0,33 x (năm
tuổi) (mmHg)
DỊCH
NÃO TỦY
STT
|
Xét
nghiệm
|
Tuổi
|
Giá
trị bình thường
|
Ghi
chú
|
1
|
Clo
|
|
120
- 130 mmol/L
|
|
2
|
Glucose
|
|
2,2
- 3,9 mmol/L
|
|
3
|
Lactat
|
|
<
2,1 mmol/L
|
|
4
|
Protein
|
Trẻ đẻ non: 27- 32
tuần
|
0,68- 2,4 g/L
|
|
33 - 36 tuần
|
0,67- 2,3 g/L
|
|
37 – 40 tuần
|
0,58 – 1,5 g/L
|
|
1 ngày - 1 tháng
|
0,25- 0,72 g/L
|
|
2 – 3 tháng
|
0,20- 0,72 g/L
|
|
4 – 6 tháng
|
0,15- 0,50 g/L
|
|
7 – 12 tháng
|
0,10- 0,45 g/L
|
|
2 tuổi
|
0,10- 0,40 g/L
|
|
3- 4 tuổi
|
0,10- 0,38 g/L
|
|
5- 8 tuổi
|
0,10- 0,43 g/L
|
|
Người lớn
|
< 0,45 g/L
|
|
NƯỚC
TIỂU
1.Tổng phân tích nước
tiểu (Urinalysis)
STT
|
Chất
phân tích
|
Đơn
vị thông thường
|
Đơn
vị quốc tế
|
1
|
pH
|
4,8
– 7,4
|
4,8
– 7,4
|
2
|
Bilirubin
|
<
0,2 mg/dL
|
<
3,4 mol/L
|
3
|
Hồng cầu
|
<
5/ µL
|
<
5 Mpt/L
|
4
|
Glucose
|
<
15 mg/ dL
|
<
0,84 mmol/L
|
5
|
Thể ceton
(Acetoacetat)
|
<
5 mg/dL
|
<
0,5 mmol/L
|
6
|
Bạch cầu
|
<
10/ µL
|
<
10 Mpt/L
|
7
|
Nitrit
|
Không
có
|
Không
có
|
8
|
Protein
|
<
10 mg/dL
|
<
0,1 g/L
|
9
|
Tỷ trọng
|
1,015
– 1, 025 g/ml
|
1,015
– 1,025
|
10
|
Urobilinogen
|
<
1 mg/dL
|
<
16,9 µmol/L
|
2. Phân tích các chất
trong nước tiểu
STT
|
Chất
phân tích
|
Giá
trị bình thường
|
Ghi
chú
|
Đơn
vị thông thường
|
SI
|
1
|
Albumin
|
<
20 mg/ L
<
30 mg/ 24h
|
<
20 mg/ L
<
30 mg/ 24h
|
Nước
tiểu 24 h phương pháp MD đo độ đục
|
<
12,3 mg/ g crea
|
<
1,4 g/ mol crea
|
Nước
tiểu buổi sáng (mẫu thứ 2)
|
2
|
α- Amylase
|
42-
321 IU/L
|
0.7-
5.35 µKat/L
|
|
3
|
Áp lực thẩm thấu
niệu
|
50-1200
mOsm/kg
500-800
mOsm/kg
|
|
Nước
tiểu tươi
Nước
tiểu 24 h
|
4
|
Can-xi
|
100
– 320 mg/24h
|
2,5
– 8,0mmol/24h
|
Nước
tiểu 24h
|
36,6-
265 mg/g crea
|
0,103
- 0,759 mol/mol crea
|
Nước
tiểu sáng
(mẫu
thứ 2)
|
5
|
Clo
|
85-170
mEq/24h
|
85-170mmol/24h
|
Nước
tiểu 24 h
|
46-168
mEq/L
|
46-168mmol/24h
|
Mẫu
thứ nhất
|
1,66-
10,4 g/g crea
|
5,3
– 33,1 mol/mol crea
|
Mẫu
thứ hai
|
6
|
Đồng
|
10-
60 µg/ 24h
|
0,16
- 0,94 µmol/24h
|
|
7
|
Creatinin
|
0,6-2,0
g/24h
|
5-
18 mmol/24h
|
Nước
tiểu 24 h
|
90-
300 mg/dl
|
8-
27 mmol/L
|
Mẫu
thứ nhất
|
8
|
Phosphat
|
0,3-
1,0 g/24 h
|
11-32
mmol/24 h
|
Nước
tiểu 24 h
|
40-140mg/dL
|
13-
44 mmol/L
|
Mẫu
thứ nhất
|
123-922
mg/g creatinin
|
0,443-3,33
mol/mol creatinin
|
Mẫu
thứ hai
|
9
|
Kali
|
35-80
mEq/24h
20-80
mEq/L
|
35-80
mmol/24h
20-80
mmol/l
|
Nước
tiểu 24 h
Mẫu
thứ nhất
|
10
|
Protein
|
<
150 mg/24h
<
12 mg/L
|
<
150 mg/24h
<
120 mg/l
|
|
11
|
Natri
|
30-
300 mEq/24h
|
30-300mmol/24h
|
|
54-
150 mEq/L
|
54-
150 mmol/L
|
|
0,816-
5,47 g/g Crea
|
4,0-26,8
mol/mol Crea
|
|
12
|
Urê
|
10-
35 g/24h
|
170-580
mmol/24h
|
|
0,9-
3,0 g/dL
|
150-500
mmol/L
|
|
Nữ:
9,56-23,1 g/g crea
|
18,0-43,5
mol/mol crea
|
|
Nam:
8,23- 22,0 g/g crea
|
15,5-41,4
mol/mol crea
|
|
13
|
VMA
(Vanillyl mandelic
acid)
|
< 13,6 mg/24h
|
< 33,0 µmol/24h
|
Nước tiểu 24 h
|
|
0-1 tuổi: <11
µmol/mmol
Crea
|
Nước tiểu ngẫu
nhiên
|
|
2- 4 tuổi: < 6
µmol/mmol Crea
|
|
|
5- 9 tuổi: < 5
µmol/mmol Crea
|
|
|
10- 19 tuổi: < 5
µmol/mmol Crea
|
|
|
> 19 tuổi: <
3
µmol/mmol Crea
|
|
14
|
HVA (Homovanillic
acid) tuổi
|
|
4,7- 21 µmol/mmol
Crea
|
Nước tiểu ngẫu
nhiên
|
|
1-5 tuổi
|
|
2,8-15,8 µmol/mmol
Crea
|
|
|
5- 10 tuổi
|
|
0,7- 9,5 µmol/mmol
Crea
|
|
|
10- 20 tuổi
|
|
< 7 µmol/mmol
Crea
|
|
|
> 20 tuổi
|
|
< 7 µmol/mmol
Crea
|
|
|
0- 1 tuổi
|
|
< 8 µmol/ 24 h
|
Nước tiểu 24 h
|
|
1-5 tuổi
|
|
< 17 µmol/ 24 h
|
|
|
5- 10 tuổi
|
|
3- 37 µmol/ 24 h
|
|
|
10- 20 tuổi
|
|
2- 40 µmol/ 24 h
|
|
|
> 20 tuổi
|
|
< 45 µmol/ 24 h
|
|
DANH
SÁCH CÁC XÉT NGHIỆM HÓA SINH VÀ CÁC GIÁ TRỊ BÁO ĐỘNG
Tên
xét nghiệm
|
Tuổi
|
Giá
trị báo động thấp
|
Giá
trị báo động cao
|
Đơn
vị
|
Ghi
chú
|
Albumin
|
|
≤
15
|
|
g/L
|
|
Amonniac máu
|
>1
tuổi
|
|
≥
500
|
µg/dL
|
|
<
1 tuổi
|
|
≥
150
|
µg/dL
|
|
Bilirubin toàn phần
|
<1
tuổi
|
|
≥
251
|
µmol/L
|
|
Can xi toàn phần
|
|
≤
1,63
|
≥3,25
|
mmol/L
|
|
Creatinin máu
|
0
– 31 ngày
|
|
≥150
|
µmol/L
|
|
Trẻ
em
|
|
≥200
|
µmol/L
|
|
Glucose máu
|
<7
ngày
|
≤2,0
|
≥15
|
mmol/L
|
|
|
7
ngày đến 17 tuổi
|
≤2,0
|
≥20
|
mmol/L
|
|
Ma giê máu
|
|
≤0,41
|
≥1,97
|
mmol/L
|
|
Áp lực thẩm thấu
máu
|
|
≤190
|
≥390
|
mOsm/kg
|
|
pH
|
|
≤7,2
|
≥7,6
|
|
|
pCO2 máu động mạch
|
|
≤20
|
≥70
|
mmHg
|
|
pO2 máu động mạch
|
|
≤40
|
|
mmHg
|
|
Phosphat
|
|
≤0,32
|
|
mmol/L
|
|
Na+
|
|
≤120
|
≥160
|
mmol/L
|
|
K+
|
0-1
năm
|
≤2,5
|
≥7,0
|
mmol/L
|
|
|
>
1 năm
|
≤2,5
|
≥6,5
|
mmol/L
|
|
Cl-
|
|
<70
|
>120
|
mmol/L
|
|
Sắt huyết thanh
|
|
|
≥
71,6
|
µmol/L
|
|
Chì
|
|
|
≥65
|
µg/dL
|
|
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.Nelson Texbook of
pediatrics 19th edition, W.B. Sauders
Company, 2010
2. Lothar Thomas,
Clinical Laboratory Diagnosis, Use and Assessment of Clinical Laboratory Results,
First English Edition, TH-Books Verlagsgesellschaft mbH, Frankfurt/Main, 1998.
3. Michael L. Bishop,
Edward P. Fody, Lary E. Schoeff, Clinical Chemistry, Techniques, principble,
correlations, Sixth edition, Wolters Kluwer\ Lippincott Williams & Wilkins,
2010.
4. Package inserts
provided by manufacrurers in the reagent kits.
5. James T. Wu, Linda
Book, Karen Sudar, Serun Alpha fetoprotein Levels in normal infants,
Pediatr.Res. 15: 50-52, 1981.