ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
24/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
THÀNH LẬP BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức
sự nghiệp Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV , ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Y tế -
Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 963/1999/QĐ-BYT ngày 02 tháng 4 năm 1999 của Bộ Y tế về việc
Ban hành "Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện Điều
dưỡng và Phục hồi chức năng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương";
Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh
viện;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 3287/TTr-SYT ngày 12 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc
Sở Y tế về việc thành lập Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội trên cơ sở tổ
chức lại Làng Hòa Bình Thanh Xuân - Hà Nội.
- Tên giao dịch
quốc tế: HANOI REHABILITATION HOSPITAL AND SANITORIUM
- Tên viết tắt:
HRHAS.
- Trụ sở Bệnh viện
đặt tại: phố Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Quy mô Bệnh viện:
200 giường bệnh.
- Hạng Bệnh viện:
tạm thời xếp hạng 2.
Điều
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy biên chế tiền
lương của Quỹ.
1. Vị trí, chức
năng:
Bệnh viện Điều
dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp y tế công lập; là Bệnh
viện chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế có chức năng thu dung và điều trị người bệnh
trên địa bàn, có tư cách pháp nhận, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước theo quy định.
2. Nhiệm vụ
quyền hạn:
2.1. Khám, chẩn
đoán, điều trị, điều dưỡng và phục hồi chức năng:
a) Thu dung người
bệnh từ các tuyến gửi về cần có thời gian phục hồi tiếp. Tổ chức Điều dưỡng và
Phục hồi chức năng cho những người mắc bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp và các đối
tượng có nhu cầu phục hồi chức năng khác;
b) Lựa chọn các
phương án điều trị, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thích hợp, kết hợp
dinh dưỡng, sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý và có đủ các chỉ số đánh giá về chức
năng cho người bệnh khi vào viện, ra viện;
c) Phục hồi chức
năng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm Y tế theo quy định của Bộ Y tế.
d) Làng Hòa Bình
Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ
khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh.
2.2. Phòng bệnh.
Tham gia công
tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực
hiện công tác phòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và phòng ngừa tàn tật.
2.3. Chỉ đạo
tuyến:
a) Lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện chỉ đạo công tác Phục hồi chức năng ở tuyến dưới để phát
triển kỹ thuật và nâng cao chất lượng Điều dưỡng và Phục hồi chức năng
b) Kết hợp chặt
chẽ với tổ chức y tế cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ của cấp chính quyền, các ban
ngành chức năng, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và cộng đồng, xây dựng
mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đạt kết quả.
2.4. Đào tạo
cán bộ:
a) Là cơ sở để
thực hành đào tạo cán bộ điều dưỡng và phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt,
xã hội, tâm lý …;
b) Tham gia đào
tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên môn trong bệnh viện và cán bộ tuyến y tế
cơ sở về chuyên ngành Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.
2.5. Nghiên cứu
khoa học:
a) Tham gia và tổ
chức nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành về Điều dưỡng và Phục hồi chức
năng, bệnh nghề nghiệp và các chuyên ngành có liên quan ở cấp Nhà nước, cấp Bộ,
Thành phố, Sở và cấp cơ sở. Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp Điều dưỡng và
Phục hồi chức năng theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền
và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác;
b) Kết hợp với
các cơ sở điều trị để phát triển kỹ thuật chuyên ngành trong Bệnh viện.
2.6. Hợp tác
quốc tế:
Tham gia chương
trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo chủ trương, đường lối
của Đảng và quy định của Nhà nước để xây dựng và phát triển chuyên ngành Điều
dưỡng và Phục hồi chức năng.
2.7. Quản lý
kinh tế:
a) Lập kế hoạch
và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí;
b) Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi tài chính và thanh quyết toán
theo quy định hiện hành.
3. Cơ cấu tổ
chức bộ máy và biên chế:
1. Tổ chức bộ
máy Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội, gồm có:
a) Giám đốc và một
số Phó giám đốc.
- Giám đốc Bệnh
viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm,
miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách
theo quy trình về công tác cán bộ của Nhà nước và Thành phố;
- Phó giám đốc Bệnh
viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn
nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách theo đề
nghị của Giám đốc Bệnh viện và theo quy trình về công tác cán bộ của Nhà nước
và Thành phố;
b) Các phòng và
khoa chức năng, có: 03 phòng và 09 khoa và 01 Làng Hòa Bình, cụ thể:
- Phòng Kế hoạch
tổng hợp và chỉ đạo tuyến;
- Phòng Tổ chức
- Hành chính - Quản trị;
- Phòng Tài
chính kế toán;
- Khoa Điều dưỡng;
- Khoa khám bệnh
- Cấp cứu;
- Khoa Thăm dò
chức năng - Cận lâm sàng;
- Khoa Vật lý trị
liệu - phục hồi chức năng;
- Khoa Bệnh người
cao tuổi;
- Khoa Bệnh nghề
nghiệp;
- Khoa Dược -
Trang thiết bị;
- Khoa Dinh dưỡng;
- Khoa Y học cổ
truyền;
- Làng Hòa Bình
Thanh Xuân.
Làng Hòa Bình
Thanh Xuân là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng và thực hiện hạch
toán chuyên chi theo phân cấp của Bệnh viện. Làng Hòa Bình Thanh Xuân có trách
nhiệm thực hiện tiếp chuyên môn quản lý, sử dụng phần kinh phí tài trợ của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, trẻ bị
di chứng chiến tranh tại Việt Nam.
4. Biên chế:
Số lượng biên chế của Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội được thực
hiện theo quy định tại văn bản của Bộ Y tế và do UBND thành phố giao hàng năm
trong tổng biên chế sự nghiệp thuộc Sở Y tế.
Điều 3.
Giao Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn Bệnh viện
Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội thực hiện:
- Xây dựng và ban
hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các khoa, phòng chuyên môn và Làng
Hòa Bình Thanh Xuân; Quy chế tổ chức và hoạt động; Quy chế quản lý tài chính,
tài sản; Cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, viên chức của Bệnh viện theo đúng
quy định hiện hành của Nhà nước.
- Từng bước đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị của Bệnh viện theo đúng lộ
trình Đề án.
- Việc tuyển dụng,
bố trí sử dụng cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động theo đúng quy định của Nhà
nước và Thành phố.
Điều 4.
Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Nội vụ, Y tế, Tài chính; Kho bạc
Nhà nước, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các Quận,
huyện, thị xã; Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- CVP, PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, NC, TH, VH-KG, LĐCSXH, SNV.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Thanh Hằng
|