BỘ
Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2331/2004/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 2331/2004/QĐ-BYT NGÀY 06 THÁNG 7
NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 41/1998/NĐ-CP ngày 11/6/1998 của Chính phủ ban hành Điều
lệ kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính tại Công văn số 2528/TCHQ-PC
ngày 02/6/2004, Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 2720/GTVT-PC ngày
02/6/2004, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Công văn số 1238/BNN-PC
ngày 02/6/2004, Bộ Công an tại Công văn số 1030/CV-BCA(V11) ngày 23/6/2004 và Bộ
Quốc phòng tại Công văn số 758/QY-8 ngày 28/5/2004;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS -
Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình kiểm dịch y tế
biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Y tế dự
phòng và Phòng chống HIV/AIDS, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh có hoạt động kiểm dịch y
tế, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Hải Phòng và các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
|
Trần
Thị Trung Chiến
(Đã
ký)
|
QUI TRÌNH
KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2331/2004/QĐ-BYT ngày 06/7/2004 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
I. QUI ĐỊNH
CHUNG
1. Đối tượng kiểm địch y tế
Mọi người, mọi phương tiện vận tải
và nhưng vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh từ vùng đang có hoặc lưu
hành bệnh phải kiểm dịch quốc tế (bệnh tả, bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng) và
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh do Bộ Y tế qui định (sau đây được
gọi là bệnh phải kiểm dịch y tế) khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu
đều phải chịu sự giám sát, kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại
các cửa khẩu.
2. Nguyên tắc kiểm dịch y tế
2.1. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho đối tượng kiểm dịch y tế khi: ở
đối tượng này đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không phát hiện
có vật chủ, véc tơ của bệnh phải kiểm dịch y tế.
2.2. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho đối tượng kiểm dịch y tế sau
khi xử lý y tế khi: ở đối tượng này không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn vệ
sinh thực phẩm, phát hiện có vật chủ, véc tơ của bệnh phải kiểm dịch y tế.
3. Vị trí kiểm dịch y tế .
Để tạo điều kiện cho việc ngăn
chặn đích bệnh nguy hiểm từ nước ngoài vào, vị trí kiểm dịch y phải đảm bảo
nguyên tắc: Kiểm dịch y tế là lực lượng đầu tiên tiếp xúc, kiểm tra y tế
đối với các đối tượng nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu.
4. Biện pháp kiểm dịch y tế bổ
sung
Trong trường hợp có các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh, Bộ Y tế sẽ quy định các biện pháp kiểm dịch
y tế bổ sung.
5. Trang thiết bị kiểm dịch y tế.
Tất cả các cơ quan kiểm dịch y tế
tại cửa khẩu phải được trang bị các trang thiết bị, phương tiện, thuốc và hoá
chất thiết yếu để có thể thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm dịch y tế theo qui
định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
6. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan
kiểm dịch y tế với các cơ quan chuyên ngành khác tại cửa khẩu
6.1. Cơ quan kiểm dịch y
tế là cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện chức năng kiểm dịch y tế biên giới
theo qui định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6.2. Cơ quan kiểm dịch y tế chịu
sự giám sát, kiểm tra của Ban quản lý cửa khẩu, chấp hành các qui định của Qui
chế quản lý cửa khẩu.
6.3. Khi tiến hành kiểm dịch y tế
mà cần có sự phối hợp liên ngành, cơ quan kiểm dịch y tế phải chủ động đề xuất
với các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu để phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, tránh
chồng chéo và gây trở ngại cho đối tượng kiểm dịch y tế.
6.4. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu để có các
số liệu, các thông tin liên quan đến y tế giúp cho việc giám sát, phát hiện và
xử lý kịp thời các đối lượng mang mầm bệnh, mang bệnh phải kiểm dịch y tế.
II. QUI TRÌNH
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐƯỜNG KHÔNG
1. Đối với
hành khách và tàu bay
1.1. Trước khi tàu bay hạ cánh
Cơ quan kiểm dịch y tế nắm
các thông tin lại Cụm cảng hàng không về thời gian tàu bay hạ cánh, lịch trình
của các chuyến bay trong ngày, thông tin đột xuất về tình trạng sức khỏe của
hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay để bố trí nhân lực kiểm dịch y tế.
1.2. Khi tàu bay hạ cánh
1.2.1. Một kiểm dịch viên
y tế có mặt tại cửa tàu bay, kiểm tra tờ khai chung (GENERAL DECLARATION) do Tiếp
viên trưởng chuyến bay cung cấp, nắm thông tin sơ bộ qua Tiếp viên trưởng về
tình hình sức khoẻ của hành khách trên chuyến bay. Sau khi hành khách rời khỏi
tàu bay, kiểm dịch viên y tế lên tàu bay để kiểm tra khoang chứa hành lý, dụng
cụ chứa đựng thức ăn, nước uống phục vụ hành khách, khu vệ sinh, khoang hành
khách về vệ sinh, các dấu hiệu biểu hiện có vật chủ, véc tơ của bệnh phải kiểm
dịch y tế. Nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, nước phục vụ trên tàu bay, phát hiện có vật chủ, véc tơ
của bệnh phải kiểm dịch y tế, thì kiểm dịch viên y tế yêu cầu chủ phương tiện
thực hiện các biện pháp xử lý y tế theo qui định mới được đưa phương tiện vào sử
dụng.
1.2.2. Một hoặc hai kiểm dịch
viên y tế quan sát thể trạng hành khách đi từ máy bay vào khu vực làm thủ tục
nhập cảnh, nếu phát hiện người nghi ngờ bị ốm thì đưa người đó vào phòng cách
ly y tế tại sân bay để khám bệnh.
1.2.3. Một kiểm dịch viên y tế
là bác sỹ lâm sàng trực tại phòng cách ly y tế ở sân bay để khám bệnh cho các đối
tượng nghi ngờ bị ốm được chuyển đến. Sau khi khám sức khỏe cho đối tượng bị
nghi ngờ mà phát hiện có người mắc bệnh phải kiểm dịch y tế (được gọi là bệnh
nhân) thì kiểm dịch viên y tế thông báo cho người phụ trách nhóm trực để tổ chức
thực hiện các công việc sau:
a) Chuyển bệnh nhân đến khu vực
điều trị cách ly bằng phương tiện ô tô chuyên dụng để theo dõi, điều trị.
b) Lập danh sách tất cả hành
khách và phi hành đoàn đi cùng chuyến bay có bệnh nhân với đầy đủ các thông tin
chi tiết về tên, tuổi, quốc tịch, lịch trình, địa chỉ nơi đến, số điện thoại,
và yêu cầu các hành khách chấp hành việc theo dõi, giám sát của y tế tại nơi đến.
c) Gửi danh sách trên về
Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS.
d) Đối với tầu bay mà trên chuyến
bay có bệnh nhân, yêu cầu chủ phương tiện thực hiện các biện pháp xử lý y tế
theo qui định mới được đưa phương tiện vào sử dụng.
l.2.4. Một đến hai kiểm dịch
viên y tế thường trực tại sân bay để tiến hành diệt côn trùng, diệt khuẩn và thực
hiện các biện pháp xử lý y tế khác khi có chỉ định.
2. Đối với
thi hài, hài cốt, tro cốt
2.1. Nhập cảnh
2.1.1. Đối với thi hài:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra
"tờ khai kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt" theo mẫu ban hành kèm
theo Quyết định số 17l/2003/QĐ-BYT ngày 13/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
qui định phù hiệu, trang phục, cờ, thẻ kiểm dịch viên y tế và 11 mẫu giấy dùng
trong hệ thống kiểm dịch y tế biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, kiểm tra giấy chứng tử, giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của nước sở tại, kiểm
tra thực tế tình trạng quan tài để xác định và xử lý như sau:
a) Thi hài người chết do mắc bệnh
truyền nhiễm gây dịch thì phải hoả táng hoặc chôn, nếu quan tài bị nứt vỡ thì
phải xử lý tại chỗ để đảm bảo không làm lây lan bệnh rồi mới vận chuyến đến nơi
hoả táng hoặc chôn. Việc vận chuyển thi hài đến nơi hoả táng hoặc chôn thực hiện
như sau:
- Khử trùng quan tài và khu vực
để quan tài bằng hoá chất trước khi vận chuyển đến nơi hoả táng hoặc chôn, vận
chuyển bằng xe ô tô chuyên dụng, nếu không có, có thể sử dụng xe khác nhưng phải
đảm bảo xe phải kín, đảm bảo qui định phòng lây nhiễm, lái xe được trang bị bảo
hộ theo qui định, phương tiện vận chuyển được tẩy uế, khử trùng trước và ngay
sau khi vận chuyển thi hài bằng chất sát khuẩn thông thường.
- Khi đến nơi hoả táng hoặc
chôn, để nguyên quan tài và tiến hành hỏa táng hoặc chôn, nếu chôn thì xung
quanh quan tài được khử trùng bằng hoá chất Chloramin B, T hoặc bằng vôi bột
trước khi lấp đất. Người thực hiện khâm liệm phải mang đầy đủ phương tiện phòng
hộ y tế.
b) Thi hài người chết không phải
do bệnh truyền nhiễm gây dịch thì kiểm tra qui cách bảo quản thi hài, nếu đảm bảo
qui cách (thi hài được khâm liệm bằng quan tài 3 lớp, lớp trong bằng kẽm có lót
chất hút ẩm, lớp giữa bằng gỗ, lớp ngoài bằng ván ép) thì cấp giấy chứng nhận
kiểm dịch y tế cho phép nhập cảnh, nếu không đảm bảo qui cách, yêu cầu người chịu
trách nhiệm thực hiện theo đúng qui định trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
y tế nhập cảnh.
2.1.2. Đối với hài
cốt, tro cốt:
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra
"tờ khai kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt", giấy chứng nhận kiểm
dịch y tế của nước sở tại, kiểm tra thực tế qui cách bảo quản (hài cốt được bọc
trong cùng là 2 lớp nilon, đến lớp túi vải và ngoài cùng là quách, tro cốt
đưa bảo quản trong bình kín). Sau khi kiểm tra có đủ tài liệu, đảm bảo qui cách
bảo quản theo qui định nêu trên thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch y tế cho phép nhập cảnh, nếu không đảm bảo qui cách thì
yêu cầu người chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng qui định trước khi cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch y tế nhập cảnh.
2.2. Xuất cảnh
2.2.1. Cơ quan kiểm dịch y tế
biên giới không làm thủ lục xuất cảnh đối với thi hài của người chết do mắc bệnh
truyền nhiễm gây dịch.
2.2.2. Đối với thi hài của người
chết do nguyên nhân khác, hài cốt và tro cốt, sau khi kiểm tra qui cách bảo quản
đúng theo qui định thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận kiểm
dịch y tế xuất cảnh.
III. QUI
TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐƯỜNG BỘ
1. Tại khu vực
nhập cảnh
1.1. Bố trí nhân lực
Tùy theo tình hình thực tế tại cửa
khẩu, bố trí số lượng kiểm dịch viên y tế để đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng
kiểm dịch y tế theo qui định của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
l.2. Tại cửa phương tiện nhập cảnh
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra
"tờ khai kiểm dịch y tế phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh", có
thể hỏi chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện để nắm thông tin khi
cần thiết để xác định và xử lý như sau:
1.2.1. Cơ quan kiểm dịch
y tế biên giới tiến hành các biện pháp nêu dưới đây khi phương tiện vận tải đi
từ vùng lưu hành hoặc đang xảy ra các bệnh phải kiểm dịch y tế, hoặc có dấu hiệu
nghi ngờ có bệnh phải kiểm dịch y tế, có vật chủ, véc tơ của bệnh phải kiểm dịch
y tế, không đảm bảo vệ sinh:
a) Hướng dẫn chủ phương tiện đưa
phương tiện vận tải đến khu vực qui định để thực hiện các biện pháp kiểm dịch y
tế.
b) Trực tiếp lên phương tiện vận
tải để kiểm tra, nếu không đảm bảo vệ sinh, phát hiện có các dấu hiệu có vật chủ,
véc tơ của bệnh phải kiểm dịch y tế thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới sau
khi thực hiện các biện pháp xử lý y tế, mới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế
và làm thủ lục nhập cảnh tiếp theo.
1.2.2. Cơ quan kiểm dịch y tế
biên giới tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế nhập cảnh khi phương tiện
vận tải không đi từ vùng lưu hành hoặc đang xảy ra các bệnh phải kiểm dịch y tế,
không có các dấu hiệu nghi ngờ có bệnh phải kiểm dịch y tế, không có véc tơ
truyền bệnh, đảm bảo vệ sinh.
1.3. Tại cửa hành khách nhập cảnh
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra sổ
chứng nhận tiêm chủng (theo qui định của Bộ Y tế), quan sát thể trạng hành
khách nhập cảnh, nếu có dấu hiệu nghi ngờ ốm thì kiểm dịch viên y tế đưa bệnh
nhân vào phòng cách ly y tế tại cửa khẩu để khám bệnh.
1.4. Biện pháp xử lý đối với bệnh
nhân, phương tiện và người đi cùng phương tiện với bệnh nhân
Một kiểm dịch viên y tế là bác
sĩ lâm sàng trực tại phòng cách ly y tế tại cửa khẩu để khám bệnh cho người bị
nghi ngờ ốm, nếu phát hiện người ốm mắc bệnh phải kiểm dịch y tế thì
thông báo cho người phụ trách nhóm trực biết để thực hiện tiếp các nội dung
sau:
1.4.1. Chuyển bệnh nhân đến khu
vực điều trị cách ly bằng phương tiện ô tô chuyên dụng để theo dõi, điều trị.
1.4.2. Lập danh sách có đầy đủ
các thông tin chi tiết về tên, tuổi, quốc tịch, lịch trình, địa chỉ nơi đến, số
điện thoại của người đi cùng phương tiện vận tải với bệnh nhân, và yêu cầu hành
khách chấp hành việc theo dõi, giám sát của y tế nơi đến.
1.4.3. Gửi danh sách trên về Cục
Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS.
1.4.4. Thực hiện các biện pháp xử
lý y tế phương tiện chở bệnh nhân theo qui định mới được đưa phương tiện vào sử
dụng.
2. Tại khu vực
xuất cảnh
Kiểm dịch viên y tế quan sát thể
trạng hành khách để phát hiện người nghi ngờ bị ốm. Khi phát hiện có đối tượng
nghi ngờ bị ốm, kiểm dịch viên y tế đưa đối tượng nghi ngờ đến phòng cách ly y
tế tại cửa khẩu để khám và chẩn đoán, nếu đối tượng mắc bệnh kiểm dịch y tế thì
không cho xuất cảnh và chuyển bệnh nhân đến khu vực điều trị qui định, đồng thời
báo cáo bằng các phương tiện thông tin nhanh nhất về Cục Y tế dự phòng và Phòng
chống HIV/AIDS các thông tin chi tiết về bệnh nhân.
3. Đối với
thi hài, hài cốt, tro cốt
3.1. Cơ quan kiểm dịch y
tế biên giới không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với thi hài người
chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
3.2. Đối với thi hài người chết
do nguyên nhân khác và hài cốt, tro cốt thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới thực
hiện qui trình kiểm dịch y tế như đối với kiểm dịch y tế đường không.
IV. QUI TRÌNH
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐƯỜNG SẮT
1. Tại khu vực nhập cảnh
1.1. Bố trí nhân lực
Cơ quan kiểm dịch y tế liên hệ với
trưởng ga để nắm các thông tin về thời gian tàu đến, lịch trình của tàu để chủ
động bố trí số lượng kiểm dịch viên y tế đảm bảo thực hiện các nội dung kiểm địch
y tế.
1.2. Qui trình thực hiện đối với
phương tiện
Kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm
tra "tờ khai kiểm dịch y tế xuất cảnh; nhập cảnh đối với tàu hỏa" và
hỏi trưởng tàu để bổ sung những thông tin cần thiết khi tàu hỏa dừng lại ở điểm
dừng đầu tiên thuộc lãnh thổ Việt Nam để xác định và xử lý như sau:
1.2.1. Đối với tàu hỏa chở
khách, kiểm dịch viên y tế lên tàu kiểm tra. Khi phát hiện dấu hiệu không đảm bảo
vệ sinh, có các dấu hiệu biểu hiện có vật chủ, véc tơ của bệnh phải kiểm dịch y
tế, kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế rồi mới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
y tế.
1.2.2. Đối với tàu hỏa chở hàng
đi từ vùng lưu hành hoặc đang xảy ra các bệnh phải kiểm dịch y tế hoặc có các dấu
hiệu biểu hiện có vật chủ, véc tơ của bệnh phải kiểm dịch y tế thì kiểm dịch
viên y tế thực hiện qui trình kiểm dịch như đối với kiểm dịch y tế tàu hoả chở
khách. Đối với tàu hỏa chở hàng không đi từ vùng lưu hành hoặc đang xảy ra các
bệnh phải kiểm dịch y tế, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch mà
không cần lên tàu kiểm tra.
1.3. Biện pháp xử lý đối với bệnh
nhân, phương tiện và người đi cùng phương tiện với bệnh nhân
Biện pháp xử lý đối với bệnh nhân,
phương tiện và người đi cùng phương tiện với bệnh nhân được thực hiện theo qui
định tại Mục III, Khoản 1, Điểm 1.4. của Bản quy trình này.
2. Tại khu vực xuất
Qui trình kiểm dịch y tế được thực
hiện theo qui định tại Mục III, Khoản 2 của Bản qui trình này.
3. Đối với thi hài, hài cốt, tro
cốt
Qui trình kiểm dịch y tế được thực
hiện theo qui định tại Mục III, Khoản 3 của Bản qui trình này.
V. QUI TRÌNH
KIỂM DỊCH Y TẾ ĐƯỜNG THỦY
1. Bố trí nhân lực
Cơ quan kiểm dịch y tế liên hệ với
cơ quan cảng vụ để nắm các thông tin về thời gian tàu thuyền đến, lịch trình của
tàu thuyền, số lượng tàu thuyền đến để chủ động bố trí số lượng kiểm dịch viên
y tế đảm bảo thực hiện các nội dung kiểm dịch y tế.
2. Qui trình thực hiện
2.1. Đối với tàu thuyền, hành
khách nhập cảnh.
Kiểm dịch viên y tế nhận giấy
khai kiểm dịch y tế dối vớt tàu thuyền cập bến qua fax, email, telex và kiểm
tra giấy này để biết hành trình của tàu thuyền, tình trạng sức khoẻ của hành
khách, của thuỷ thủ qua phương tiện liên lạc và xử lý như sau:
2.1.1. Đối với tàu
thuyền chở khách, kiểm dịch viên y tế lên tàu thuyền với các trang thiết bị y
tế cần thiết để kiểm tra y tế. Nếu phát hiện có người mắc bệnh hoặc nghi mắc
bệnh phải kiểm dịch y tế (được gọi là bệnh nhân), có vật chủ, véc tơ của bệnh
phải kiểm dịch y tế, không đảm bảo vệ sinh chung, không đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm, nước sinh hoạt, nước dằn tàu thì kiểm dịch viên y tế thực hiện
các nội dung sau:
a) Kiểm dịch viên y tế yêu cầu
chủ phương tiện vận tải cho phương tiện vào khu vực kiểm dịch y tế, sau khi xử
lý y tế theo qui định, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế và tiếp tục làm thủ tục
nhập cảnh.
b) Kiểm dịch viên y tế chuyển bệnh
nhân đến khu cách ly y tế qui định.
c) Kiểm dịch viên y tế lập danh
sách có đầy đủ các thông tin chi tiết về tên, tuổi, quốc tịch, lịch trình, địa
chỉ nơi đến, số điện thoạị của người đi cùng tàu thuyền với bệnh nhân và yêu cầu
hành khách chấp hành việc theo dõi, giám sát của y tế nơi đến.
d) Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới gửi danh sách trên về Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS.
2.1.2. Đối với các tàu
thuyền khác đi từ vùng lưu hành hoặc đang xảy ra các bệnh phải kiểm dịch y tế,
tàu thuyền có dấu hiệu nghi ngờ có bệnh phải kiểm dịch y tế, có vật chủ, véc tơ
của bệnh phải kiểm dịch y tế, không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, nước sinh hoạt, nước dằn tàu thì thực hiện các nội dung như đối
với tàu thuyền chở khách.
2.1.3. Đối với tàu thuyền không
phải đi từ vùng lưu hành, vùng đang xảy ra các bệnh phải kiểm dịch y tế, không
có các dấu hiệu nghi ngờ có bệnh phải kiểm dịch y tế, không có vật chủ, véc tơ
của bệnh phải kiểm dịch y tế, tàu thuyền đảm bảo vệ sinh chung, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, nước sinh hoạt, nước dằn tàu, thì cơ quan kiểm dịch y tế
không phải lên tàu kiểm tra y tế, mà tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y
tế và tiếp tục làm thủ tục nhập cảnh
2.2. Đối với tàu thuyền xuất cảnh
kiểm dịch viên y tế kiểm tra tờ khai kiểm dịch y tế đối với tàu thuyền xuất cảnh,
nhập cảnh. Nếu phát hiện có các dấu hiệu mắc bệnh kiểm dịch, có vật chủ, véc tơ
của bệnh phải kiểm dịch y tế, kiểm dịch viên y tế tiến hành các biện pháp xử lý
y tế theo qui định rồi mới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế xuất cảnh.
2.3. Đối với tàu thuyền chuyển cảng
Cơ quan kiểm dịch y tế các cảng
trung gian trong hành trình của tàu thuyền chỉ kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch
y tế từ cảng đầu tiên để theo dõi, giám sát tàu thuyền trong thời gian neo đậu
tại cảng. Cơ quan kiểm dịch y tế cảng cuối cùng căn cứ giấy chứng nhận kiểm dịch
y tế của cảng đầu tiên và kết quả kiểm tra thực tế tàu thuyền đó để cấp giấy chứng
nhận y tế xuất cảnh.
2.4. Đối với tàu thuyền quá cảnh.
Cơ quan kiểm dịch y tế nắm thông
tin về hành trình của tàu thuyền từ cảng vụ. nếu tàu thuyền quá cảnh Việt Nam
thì không cần phải thực hiện các nội dung kiểm dịch y tế. Khi có tình huống bất
thường về y tế thì cơ quan kiểm dịch y tế thực hiện các nội dung kiểm dịch như
đối với tàu thuyền nhập, xuất cảnh.
3. Đối với thi hài, hài cốt, tro
cốt
Qui trình kiểm dịch y tế được thực
hiện theo qui định tại Mục III, Khoản 3 của bản qui trình này.
VI. QUI TRÌNH
KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT
Các sản phẩm đặc biệt bao gồm
máu và các sản phẩm của máu, các mô, các bộ phận cơ thể của người, vi khuẩn y học,
vi rút y học dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, nghiên cứu.
Kiểm dịch viên y tế kiểm tra giấy
khai kiểm dịch y tế, giấy kê khai hàng hóa nhập khẩu - xuất khẩu, giấy cho phép
xuất, nhập khẩu sản phẩm đặc biệt do các Vụ/cục chức năng của Bộ Y tế cấp và
qui cách đóng gói, điều kiện bảo quản, số lượng, chủng loại để xác định và xử
lý như sau:
1. Kiểm dịch viên y tế cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch y tế khi sản phẩm đặc biệt xuất khẩu, nhập khẩu có đầy đủ
tài liệu và đảm bảo điều kiện đóng gói, bảo quản như nêu trên.
2. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới xin ý kiến cơ quan chức năng để xử lý tùy theo trường hợp cụ thể khi sản
phẩm đặc biệt xuất khẩu, nhập khẩu không có đầy đủ tài liệu qui định, không đảm
bảo điều kiện bảo quản, không đúng số lượng và chủng loại cho phép như nêu
trên.
VII. QUI
TRÌNH GIÁM SÁT TẠI CÁC CỬA KHẨU ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, PHỤC VỤ
HÀNN KHÁCH, HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP CẢNH VÀ XUẤT, NHẬP KHẨU
1. Đối với người
Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới
theo dõi sức khỏe của người thường xuyên qua lại biên giới, người bán hàng, chế
biến thực phẩm phục vụ khách xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu:
1.1. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới yêu cầu bệnh nhân, người lành mang mầm bệnh tạm thời không làm việc tại cửa
khẩu và áp dụng các biện pháp điều trị khi phát hiện người bị mắc bệnh truyền
nhiễm gây dịch, người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm gây dịch, sau khi điều trị
khỏi mới tiếp tục làm việc.
1.2. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới yêu cầu người mắc bệnh truyền nhiễm, người lành mang mầm bệnh không điều
trị khỏi chuyển công việc khác phù hợp.
2. Đối với cơ sở sản xuất
và phục vụ
2.1. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm,
nước sinh hoạt của các nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất chế biến, buôn bán,
phục vụ nhân viên, hành khách xuất nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu, tuỳ theo
tình hình cụ thể hay mức độ vi phạm có các biện pháp xử lý y tế theo qui định.
2.2. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới định kỳ hoặc đột xuất giám sát chuột, muỗi, bọ chét tại các cửa khẩu, kho
hàng. Khi chuột, bọ chét, muỗi cao hơn mức quy định, yêu cầu cơ quan quản lý cửa
khẩu xử lý theo yêu cầu của cơ quan kiểm dịch y tế.
2.3. Cơ quan kiểm dịch y tế biên
giới thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đảm bảo vệ sinh khu vực cửa khẩu,
nhà ga, sân bay, hải cảng. Kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển, xử lý
rác, chất thải của khu vực cửa khẩu, của các phương tiện vận tải đảm bảo vệ
sinh theo quy định. Phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các tổ chức, cá
nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.