Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2242/QĐ-UBND 2018 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 2242/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Phạm Duy Hưng
Ngày ban hành: 25/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2242/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết s20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể phát trin thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phn nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết đnh số 718/QĐ-BYT ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vDinh dưỡng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh vviệc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động s12-CTr/TU ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Tnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết hội nghị ln thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 2711/TTr-SYT ngày 19 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Y tế;
- TT T
nh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;

- LĐVP UBND tnh;
- L
ưu: VT, Huệ, Nhung.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 2242/-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tnh Bắc Kạn)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Tiếp tục giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và đẩy mạnh giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Bắc Kạn. Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 05 tuổi xuống còn 28,4%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 05 tuổi xuống còn 17,3%.

- Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 8%.

- Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu đạt 35%.

2.2. Mục tiêu 2: Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ca người dân

- Đảm bảo 95% trẻ em trong độ tuổi từ 06 - 60 tháng tuổi được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/năm.

- Đảm bảo 90% bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng đầu được bổ sung vitamin A.

- Phấn đấu trên 90% phụ nữ có thai được bổ sung viên sắt/axit folic.

- Phấn đấu trên 90% hộ gia đình dùng muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh.

2.3. Mục tiêu 3: Cải thiện slượng và chất lượng bữa ăn của người dân, từng bước kim soát tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành.

- Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5%.

- Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12%.

2.4. Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế

- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh được đào tạo có chứng chỉ về chuyên ngành dinh dưỡng.

- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cơ bản tại cộng đồng.

- Phấn đấu bệnh viện đa khoa tỉnh và 50% Trung tâm y tế huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế và thực hiện tư vấn, kê thực đơn dinh dưỡng cho điu trị một snhóm bệnh và đối tượng đặc thù.

- Bảo đảm 100% số huyện, thành phố thực hiện giám sát dinh dưỡng theo quy định; 100% tình huống khẩn cấp về dinh dưỡng do thiên tai, thảm họa được đánh giá và can thiệp kịp thời.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về chính sách

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ với trách nhiệm cao của các ban, ngành, đoàn thtrong tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Quán triệt, triển khai thực hiện Luật trẻ em; Nghị định số 100/2014/NĐCP ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; Nghị định s 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến dinh dưỡng và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.

- Đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thấp còi vào Nghị quyết của các cấp chính quyền và là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo kế hoạch hành động về dinh dưỡng trên cơ sở lồng ghép vi nội dung nhiệm vụ và hoạt động của Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và xã hội hóa để đẩy mạnh và tăng cường đầu tư cho hoạt động dinh dưỡng. Đề xuất các chính sách, giải pháp huy động, khuyến khích các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tham gia thực hiện Kế hoạch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng, đm bảo tính bền vững của các hoạt động can thiệp dinh dưỡng đã được triển khai.

2. Giải pháp về truyền thông và vận động xã hội

- Nâng cao chất lưng hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các phương tiện truyền thông, loại hình truyn thông từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã và thôn/bản để tuyên truyn, ph biến, vận động các cp, các ngành, đoàn thvà người dân thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về dinh dưỡng.

- Tăng cường truyền thông giáo dục dinh dưỡng nâng cao kiến thức cộng đồng về dinh dưỡng hp lý cho các nhóm đối tượng, chú trọng nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hp lý của bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi... Đẩy mnh truyền thông trực tiếp đến các đi tượng, vùng miền có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao. Nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình thông qua mô hình VAC. Vận động cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm an toàn.

- Hướng dẫn chăm sóc hợp lý cho 1000 ngày đầu đời của trẻ, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, vận động nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 02 tuổi. Hướng dẫn thực hành chế biến thức ăn và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 02 tuổi, bà mẹ có con dưới 05 tui bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì.

- Truyền thông về vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe nhân dân. Vận động người dân sử dụng các sản phẩm, thực phẩm có chứa hoặc đã bổ sung vi chất dinh dưỡng.

- Tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông Ngày vi chất dinh dưỡng (01-02/6) và (01-2/12); Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ (01-07/8); Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển (06 - 23/10) hàng năm.

- Triển khai các mô hình điểm về dinh dưỡng và nhân rộng các mô hình điểm đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

3. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

- Tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho 1000 ngày đầu đời, bao gồm chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 02 tuổi; thực hiện theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

- Can thiệp dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ cao:

+ Can thiệp sớm cho các đối tượng nữ thanh niên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi sinh ra nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi.

+ Bổ sung viên nang Vitamin A liều cao cho trẻ em 06-60 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng đầu, trẻ em dưới 05 tuổi có nguy cơ cao; Bổ sung viên sắt, đa vi chất cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; kẽm cho trẻ tiêu chảy.

+ Hỗ trợ sản phẩm dinh dưng giàu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tính và hỗ trợ dinh dưỡng cho vùng có thiên tai, thảm họa.

+ Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ em 24-60 tháng tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như muối được tăng cường I-ốt, dầu ăn được tăng cường Vitamin A, bột mỳ được tăng cường sắt, kẽm.

- Triển khai các hoạt động dinh dưng hp lý tại trường học:

+ Giáo dục, truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi cho học sinh và cha mẹ học sinh về nhu cầu dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực phù hợp cho nhóm học sinh tuổi tiền dậy thì và dậy thì để phát triển tốt về tầm vóc và thể chất.

+ Hướng dẫn tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho học sinh bán trú, nội trú trong trường học. Có các quy định để hạn chế tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm không có lợi cho sức khỏe học sinh.

+ Hướng dẫn tăng cường hoạt động thể lực, duy trì thường xuyên, hiệu quả các hoạt động thể chất trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, tăng cường vận động thể lực thông qua các sinh hoạt, vui chơi giải trí có tính chất vận động ở trường và hạn chế thời gian ngồi lâu tại chỗ.

+ Theo dõi tình trạng dinh dưỡng học sinh theo định kỳ.

- Cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân:

+ Xây dựng các kế hoạch và hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, đặc biệt những địa bàn dễ bị ảnh hưng; thúc đẩy mô hình sản xuất để tạo nguồn thực phẩm sẵn có, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn tại hộ gia đình.

+ Phổ biến các hướng dẫn cho người dân và những đối tượng đặc thù về chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý.

-Triển khai phòng tư vấn dinh dưỡng tại tuyến tỉnh và có kế hoạch phát triển mô hình phòng tư vấn dinh dưỡng đến tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn và phục hồi dinh dưỡng, phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh không lây nhiễm tại các tuyến.

+ Tăng cường hướng dẫn các hoạt động thể lực cho trẻ em, thanh niên, người cao tuổi dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh không lây nhiễm.

+ Tổ chức hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ có con dưới 02 tuổi, bà mẹ có con từ 02-05 tuổi bị suy dinh dưỡng và phụ nữ có thai tại cộng đồng.

+ Cấp bổ sung cân, thước đo (chiều cao đứng/chiều dài nằm) trẻ em và biểu đồ tăng trưởng cho các Trạm y tế.

- Đào tạo cán bộ về dinh dưỡng tiết chế và hoàn thiện việc xây dựng chế độ ăn điều trị một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù tại tuyến tỉnh, huyện.

- Nâng cao năng lực, công tác quản lý và giám sát của hệ thống dinh dưỡng trên phạm vi toàn tỉnh; tăng cường năng lực giám sát trong tình huống khẩn cấp.

- Theo dõi, giám sát thường quy và tổ chức điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 30 cụm xã hàng năm nhằm đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện của Kế hoạch.

4. Giải pháp về nguồn lực

a) Về phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường nguồn lực về con người và kinh phí cho chương trình dinh dưỡng trong đó chú trọng công tác phòng chống suy dinh dưỡng, dự phòng thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn để củng cố và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưỡng ở cả hai khối dự phòng và điều trị.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn để củng cố và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưng cả hai khi dự phòng và điu trị.

- Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở.

- Huy động sự tham gia của các Sở, ban, ngành liên quan; các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội các cp và cộng đồng để tăng cường nguồn lực.

b) Nguồn kinh phí

- Ngân sách Trung ương (từ Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số).

- Ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Nguồn bảo hiểm y tế, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

5. Giải pháp về phối hợp liên ngành

- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc triển khai công tác dinh dưỡng trong tình hình mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và điu kiện thực tế của địa phương.

- Huy động sự tham gia vào cuộc của các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần từng bước nâng cao tầm vóc người Việt Nam.

- Các s, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể và cộng đồng cùng chung tay phối hp, huy động các nguồn lực và cam kết thực hiện Chương trình Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng tại tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nhu cầu kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2019 - 2020 như sau:

Đơn vị tính: Nghìn đng

Năm

Nguồn kinh phí TW

Nguồn kinh phí địa phương

Tổng cộng

2019

320.000

549.250

869.250

2020

555.000

598.250

1.153.250

Tng

875.000

1.147.500

2.022.500

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện và triển khai các giải pháp theo Kế hoạch.

- Tổng hp và đề xuất kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

- Chủ trì, phối hp với các Sở, ngành chức năng xây dựng, triển khai kế hoạch hàng năm. Tổ chức, chỉ đạo, triển khai đánh giá các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện hàng năm và chđạo các đơn vị trực thuộc ngành tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hp vi các đơn vị tuyến Trung ương, các tổ chức quốc tế, các chương trình dự án có liên quan nhm tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hp và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế về kết quả thực hiện. Tổ chức tổng kết việc thực hiện kế hoạch hành động vào năm 2020.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế căn cứ khả năng cân đối ngân sách trong kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm của tỉnh để tham mưu bố trí kinh phí đầu tư thực hiện Kế hoạch.

- Tham mưu đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Vận động, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt động dinh dưỡng.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hp với SKế hoạch và Đầu tư, SY tế căn cứ khả năng ngân sách địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh btrí kinh phí để thực hiện Chiến lược quc gia về dinh dưỡng tại địa phương theo Kế hoạch đã được phê duyệt. Phối hợp hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện và sử dụng kinh phí theo quy định.

4. Sở Giáo dục và Đào to

- Xây dựng chương trình giáo dục dinh dưỡng và rèn luyện thể chất cho học sinh. Từng bước đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy ngoại khóa ở tất cả các cấp học.

- Tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú, nội trú; xây dựng mô hình dinh dưỡng trường học, chỉ đạo nâng cao cht lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các bếp ăn tập thể trường học.

- Chủ trì, phối hp với Sở Y tế đào tạo, tập huấn tăng cường kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho đội ngũ giáo viên và cô nuôi ở các cấp học.

- Phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn tổ chức khám sức khỏe và theo dõi cân nặng, chiều cao định kỳ cho học sinh các trường mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo việc tăng cường sản xuất và chế biến thực phẩm sẵn có tại các địa phương nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập và cải thiện bữa ăn cho người dân. Hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất, phát triển mô hình sinh thái vườn - ao - chuồng (VAC). Vận động các hộ chăn nuôi và trồng trọt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Phối hợp đẩy mạnh chương trình cung cấp nước sạch và vsinh môi trường nông thôn.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tăng cường tuyên truyền và thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, các chính sách về hỗ trợ cho trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số hoặc sng ở vùng có điu kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Lồng ghép tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng hợp lý vào các hoạt động cổ động, văn hóa quần chúng.

- Tổ chức các chương trình hoạt động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc và phòng chống thừa cân, béo phì, các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về dinh dưỡng với nhiều hình thức phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiểm soát tốt việc quảng cáo về lương thực, thực phẩm dinh dưỡng dưới các hình thức.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn

Tăng cường công tác tuyên truyn, ph biến thường xuyên các kiến thức, các hoạt động của Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng tin, bài, tăng về số lượng trên các trang, mục chuyên đề.

10. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Phối hp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng hp lý cho các hội viên và các bà mẹ; triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

11. Hội Nông dân tỉnh

- Xây dựng các mô hình điểm của nông dân để cải thiện thu nhập như VAC, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản... các mô hình có liên quan đến việc tự cải thiện dinh dưỡng cho hội viên nông dân trong đó đối tượng đích là các bà mẹ và trẻ em.

- Phối hp với Ngành Y tế tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho các hội viên của Hội ở các cấp.

12. Tỉnh Đoàn Bắc Kn

Tích cực phối hợp và tham gia vào công tác vận động, tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, ph biến kiến thức dinh dưỡng hp lý cho các đoàn viên thanh niên đặc biệt là trong xây dựng các mô hình điểm, các câu lạc bộ...

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng của huyện, thành phố, phân công nhiệm vụ cụ thể và hoạt động thường xuyên hiệu quả theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng Kế hoạch, đề xuất các giải pháp cụ thể, tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của huyện, thành phố phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Chủ động, tích cực huy động các nguồn lực của địa phương, phát huy chtrương xã hội hóa để thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Yêu cầu các Sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ động, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2242/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


926

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.31.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!