Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 20/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 04/01/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm chỉ đạo

a) Bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.

b) Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm.

c) Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Mục tiêu của Chiến lược

a) Mục tiêu chung.

- Đến năm 2015: Các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm ở nước ta.

- Đến năm 2020: Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

b) Các mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người quản lý (bao gồm lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm), 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

+ Đến năm 2020: 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương, 6 tỉnh biên giới phía Bắc, các tỉnh có dân số từ 2 triệu người trở lên có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025; hình thành hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm và tổ chức, thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

+ Đến năm 2020: Các tỉnh có dân số từ 1 triệu người trở lên có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025.

- Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (Thực hành sản xuất tốt), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 30%; khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.

+ Đến năm 2020: 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 80%; 70% cơ sở chế biến nông sản, 100% cơ sở chế biến thủy sản thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, GHP (Thực hành vệ sinh tốt), đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm; 80% cảng cá, tàu cá từ 90 mã lực trở lên, cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (Quy phạm vệ sinh chuẩn); 100% tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch và đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thủy sản tiêu thụ nội địa); 100% vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp; 80% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại; 60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng VietGAP (Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

- Mục tiêu 4: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: 40% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 80% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm; 50% chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát).

+ Đến 2020: 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 80% chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát).

- Mục tiêu 5: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015: Giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 8 người/100.000 dân.

+ Đến năm 2020: Giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.

c) Tầm nhìn 2030.

Đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược

a) Nhóm giải pháp về chỉ đạo điều hành.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và địa phương, nâng cao vai trò của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo ở địa phương, tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành trong đó ngành y tế làm đầu mối.

b) Nhóm giải pháp về chuyên môn kỹ thuật.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm.

- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:

+ Kiện toàn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ khả năng đảm nhận quản lý an toàn thực phẩm tại các địa phương.

+ Tăng cường năng lực cho thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương.

+ Củng cố, kiện toàn các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm; thiết lập hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan kiểm tra nhà nước để phối hợp trong thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.

+ Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP (Thực hành Phòng Kiểm nghiệm tốt); tập trung đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị cho các Phòng Kiểm nghiệm của Trung ương đủ năng lực đóng vai trò là phòng kiểm chứng về an toàn thực phẩm. Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm của Trung ương và khu vực đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

+ Thực hiện phân cấp đi đôi với đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho địa phương trong quản lý an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:

+ Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm.

+ Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản; kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

+ Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

+ Tăng cường giám sát, thanh tra các cơ sở dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy an toàn thực phẩm.

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm.

+ Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm.

+ Xây dựng yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra tiêu thụ thị trường.

- Tiếp tục triển khai và nhân rộng trong toàn quốc các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến:

+ Hoàn thiện và áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, VietGAHP - các quy định của Việt Nam về thực hành chăn nuôi tốt) và các sổ tay hướng dẫn GAP, GAHP trong rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Xúc tiến các hoạt động chứng nhận, xây dựng các quy định về kiểm tra chứng nhận VietGAP, VietGAHP; đánh giá, chỉ định, giám sát các hoạt động của các tổ chức chứng nhận, hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GAHP.

+ Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc; gia cầm, thủy sản gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng.

+ Phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000).

- Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:

+ Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, ghi nhận và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

+ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.

+ Tăng cường công tác chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm làm cơ sở cho công tác quản lý an toàn thực phẩm dựa vào bằng chứng:

+ Hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý an toàn thực phẩm.

+ Xử lý chủ động, nhanh chóng các sự cố khẩn cấp về an toàn thực phẩm, đề xuất các biện pháp khắc phục.

+ Hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới trong chia sẻ thông tin và xử lý các vấn đề về an toàn thực phẩm.

+ Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Codex, các tổ chức kỹ thuật quốc tế về an toàn thực phẩm.

c) Nhóm giải pháp về nguồn lực.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm:

+ Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách an toàn thực phẩm của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo tại các trường đại học, các viện nghiên cứu có mã ngành đào tạo về an toàn thực phẩm hệ cao đẳng, đại học. Tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại các tuyến; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học.

+ Bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.

+ Đưa nội dung giáo dục an toàn thực phẩm vào các cấp học phổ thông.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: Các viện nghiên cứu, các trường đại học tập trung nghiên cứu xác định, đánh giá và các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:

+ Đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thông tin, kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn thực phẩm.

+ Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong khu vực và thế giới trong việc giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm.

+ Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng, đặc biệt các nước chung biên giới để cùng giải quyết các vấn đề cấp bách chung.

- Xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm:

+ Ban hành chính sách, danh mục và lộ trình xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm; hoàn thiện cơ chế quản lý, đánh giá, công nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm.

+ Phát triển, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và các tổ chức chứng nhận.

+ Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm song song với áp dụng chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Kinh phí đầu tư cho Chiến lược quốc gia bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Các Chương trình, đề án chủ yếu

a) Chương trình Mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2015.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

b) Đề án Đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Đề án Kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thực phẩm nhập khẩu.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Công thương.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Đề án Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm giai đoạn đến 2015.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông.

đ) Đề án Nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Thanh tra Chính phủ.

e) Đề án Bảo đảm an toàn thực phẩm trong giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

g) Đề án Chợ bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Công thương.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

h) Đề án Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Công Thương.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

i) Đề án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc.

- Cơ quan soạn thảo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức chỉ đạo, triển khai các nội dung của Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Chiến lược tại các Bộ, ngành và địa phương;

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trách nhiệm được phân công về bảo đảm an toàn thực phẩm.

d) Định kỳ tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác liên quan trong việc triển khai các giải pháp, các chương trình, đề án thực hiện Chiến lược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; triển khai áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp đối với các hộ sản xuất nông sản thực phẩm.

c) Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

d) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

3. Bộ Công thương

a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác liên quan trong việc triển khai các giải pháp, các chương trình, đề án thực hiện Chiến lược trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

b) Chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là các chợ đầu mối.

c) Kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà soát, ban hành các quy định thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy và các quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm; có chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng các dịch vụ ăn uống trong các trường học, xây dựng các mô hình bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm ở các trường học gắn với phong trào dạy tốt, học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục.

b) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường học, huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; xây dựng lộ trình đưa nội dung an toàn thực phẩm vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bố trí kinh phí cho các hoạt động của Chiến lược theo kế hoạch ngân sách được Quốc hội phân bổ hằng năm. Tích cực huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

7. Bộ Tài chính

Bố trí đủ ngân sách cho các hoạt động thực hiện Chiến lược, các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực an toàn thực phẩm.

8. Bộ Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và chỉ đạo các địa phương đảm bảo biên chế cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, xây dựng trình Chính phủ phê duyệt chế độ ưu đãi nghề cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm.

9. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao

a) Tham mưu công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện về an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc khu vực đóng quân, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

b) Chỉ đạo các lực lượng công an, bộ đội biên phòng phối hợp với lực lượng hải quan và cơ quan của địa phương kiểm soát ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm qua biên giới.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm.

b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình các cấp từ Trung ương đến cấp xã, các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh ở xã, phường dành thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân.

11. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh các cấp đưa thông tin về an toàn thực phẩm thành nội dung thường xuyên của chương trình phát sóng. Dành thời lượng phát sóng các chương trình về bảo đảm an toàn thực phẩm, các chuyên mục cố định, chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm.

12. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Triển khai công tác vận động, giáo dục phát động các phong trào bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động xây dựng làng, xã văn hóa ở khu dân cư, nhằm thúc đẩy hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng.

13. Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

a) Chủ trì phát động phong trào phụ nữ trong toàn quốc tham gia vào công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tổ chức các chương trình tập huấn, thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm cho phụ nữ; đặc biệt là các bà nội trợ, chị em kinh doanh, sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ lẻ.

14. Đề nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

a) Phối hợp tổ chức hoạt động tập huấn, hướng dẫn cho các hội viên về sản xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế biến, bảo quản khoa học, sử dụng đúng cách các hóa chất bảo vệ thực vật và an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón.

b) Chủ trì phát động phong trào sáng kiến, việc làm tốt về bảo đảm an toàn thực phẩm, tích cực đấu tranh với các hành vi mất an toàn thực phẩm trong cộng đồng, làng xã.

c) Phối hợp với các ban, ngành phổ biến, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Trực tiếp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nội dung Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.

b) Đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

c) Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.

16. Cơ chế triển khai, phối hợp.

- Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.

- Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp chung, các Bộ ngành, địa phương, đoàn thể xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các đề án, kế hoạch và triển khai thực hiện: định kỳ hàng năm báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện, gửi Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

 

PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 20/QD-TTg

Hanoi, Januay 04, 2012

 

DECISION

ON APPROVAL OF THE NATIONAL STRATEGY FOR FOOD SAFETY IN THE PERIOD OF 2011 - 2020 AND A VISION TOWARD 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Pursuant to the Resolution No.34/2009/QH12 dated June 19, 2009 of the Session XII National Assembly on promoting the implementation of policies and legislation on quality management, hygiene and food safety;

At the proposal of the Minister of Health,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Directive viewpoints

a) Ensuring food safety means to ensure the interests of consumers and people's health, as a regular task required to focus on the direction of the Party committees, government, and the responsibilities and rights of the organizations and individuals producing and trading food and of every citizen.

b) Implementing synchronously the provisions of the law on food safety, focusing on the inspection, examination, promoting the application of advanced measures in the management of food safety.

c) Strengthening the information and communication to create a profound shift in the mindset of the producers, consumers and society on keeping sanitation, ensuring food safety.

2. The objective of Strategy

a) The general objective.

- By 2015: The master plans on food safety from production to consumption are deployed on the basis of management system of enough strength, effect, significant and overall impact to the improvement of the food safety situation in our country.

- By 2020: Basically, the control of food safety throughout the food supply chain is set up and promoted efficiently, actively in the protection of health and interests of consumers, to meet requirements on development and integration of international economy of the country.

b) The specific objectives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Targets:

+ By 2015: 70% of producers, processers and traders of food, 80% of managers (including leaders of concerned ministries and branches; leaders of People's Committees at all levels; leaders of specialized departments: Health, Agriculture and Rural Development, Industry and Trade; leaders of enterprises of producing, processing and trading food), 70% of consumers have the knowledge and proper practice on food safety.

+ By 2020: 95% of producers, processers and traders of food, 100% of managers, 80% of consumers have the knowledge and proper practice on food safety.

- Objective 2: Strengthening capacity of the management system of food safety.

Targets:

+ By 2015: 100% of provinces and cities under central Government is perfected the management system of food safety; all cities under the Central Government, six northern border provinces, the provinces with population of 2 million people or more shall have testing laboratories obtained ISO 17025 standard; established rapid alert system for food safety and organized, analyzed a number of high risk on food safety in Vietnam.

+ By 2020: The provinces with population of 1 million people or more have testing laboratories obtained ISO 17025 standard.

- Objective 3: Significantly improve status of ensuring food safety of the facilities of producing, processing food.

Targets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ 2020: 100% of the facilities of producing, processing food of industrial scale, concentrated are issued qualification certificates for hygiene and food safety; percentage of the facilities of producing, processing food of industrial scale, concentrated applying quality assurance system for hygiene and food safety, such as GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000 ... is obtained at least 80%; 70% of the facilities of processing agricultural products; 100% of the facilities of processing aquatic food products of industrial scale is applied quality management according to HACCP, GMP, GHP (Good Hygiene Practices) meeting technical regulations on food safety; 80% of fishing ports and fishing vessels from 90 horsepower or more, the independent facilities of manufacturing ice to serve the processing of aquatic products; the facilities of purchasing raw materials, the facilities of processing agro-forestry-aquatic products satisfy the regulations on conditions of ensuring food safety and are applies the quality management programs such as GMP, SSOP; 100% of provinces and cities approves and implements the planning and ensures the infrastructure conditions of the areas of safe production of food (focus on the objects as vegetables, tea, meat and aquatic products for domestic consumption), 100% concentrated, key aquaculture areas of large-scale commodity serves for industrial processing; 80% of small farming areas is monitored toxic chemical residues; and 60% of the production areas of vegetables, tea is applied VietGAP (Regulations of Vietnam on Good Agriculture Practice).

- Objective 4: Significantly improve status of ensuring food safety of the facilities of producing, processing food.

Targets:

+ By 2015: 40% of the facilities of producing, trading catering services, 80% of collective kitchens is issued qualification certificates for hygiene and food safety, 100% of supermarkets is controlled food safety; 50% of markets is planned and controlled food safety (excluding the spontaneous markets).

+ By 2020: 80% of the facilities of producing, trading catering services, 100% of collective kitchens are issued qualification certificates for hygiene and food safety; 80% of markets is planned and controlled food safety (excluding the spontaneous markets).

- Objective 5: Preventing effectively the poisoning of acute food.

Targets:

+ By 2015: Reducing 25% of cases of acute food poisoning gotten from 30 persons or more recorded compared with the average of period from 2006 to 2010. The percentage of acute food poisoning recorded is below 8 persons/100.000 people.

+ By 2020: Reducing 30% of cases of acute food poisoning gotten from 30 persons or more recorded compared with the average of period from 2006 to 2010. The percentage of acute food poisoning recorded is below 7 persons/100.000 people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2030, food safety work is managed proactively, effectively and based on the evidence and controlled by the chain; 100% of producers, processers and traders of food, of managers, consumers has the knowledge and proper practice on food safety; and 100% the facilities of producing, processing food meet food safety conditions.

3. The main solutions to implement the Strategy

a) Group of solutions of direction and administration.

- Strengthening the leadership of the Party and government at all levels for the assurance of food safety.

- Perfecting the system of legal documents on food safety.

- Promoting the role of the interdisciplinary Steering Committee on food safety at the central and local levels, enhancing the role of the Teams of Task to help the local Steering Committees, organizing well the interdisciplinary coordination activities in which health sector is the contact point.

b) Group of solutions of technical expertise.

- On going to implement strongly and synchronously the activities of information, education, and communication of changing behavior on food safety; building and developing communication skills; improving the quantity and quality of materials and media messages on food safety.

- Strengthening capacity of the State management system on food safety:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strengthening capacity for specialized inspectorate on food safety from the central to local levels.

+ Strengthening and consolidating the state inspection agencies on food safety; setting up information systems among the state inspection agencies to coordinate the implementation of state inspection on food safety.

+ Increasing the rate of the laboratories obtained standard of ISO 17025 and GLP (Good Laboratories Practice); focusing on investment in infrastructure and equipment for the Central Laboratories that are capable of playing the role as testing place of food safety; investing funds to upgrade some of the central and local laboratories to achieve regional and international standards.

+ Implementing decentralization together with training, retraining, improving capacity management, qualification, professional skill for the localities in the food safety management, meeting the requirements of the assigned tasks.

- Promoting the supervision and inspection, examination and handling of violations of the law on food safety:

+ Strengthening inspection and strictly controlling the production and trade of plant protection chemicals and other agricultural materials to ensure the right quality, type, dose, duration of isolation of the types of agricultural materials in farming, animal husbandry, storage and processing of agricultural products.

+ Regularly monitoring and inspecting toxic chemical residues in agricultural products, aquatic food products; tightly controlling the slaughter and veterinary sanitation, fisheries hygiene; inspecting the implementation of regulations on ensuring food safety conditions in the entire production chain.

+ Preventing the trade of fake food, food of poor quality, expired and violated provisions of goods labeling, originated from smuggling and trade fraud, violated law on food safety.

+ Strengthening the supervision and inspection of food service facilities, monitoring of hazards for food safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Developing the national technical regulations on food safety.

+ Developing technical requirements for strict control of food safety for the agro, forestry, and fishery products prior to the consumption on market.

- On going to implement and expand nationwide the models of advanced food safety management:

+ Completing and applying the processes of good manufacture practice (VietGAP, VietGAHP - Vietnam's regulations on good farming practices) and the manuals GAP, GAHP in vegetables, fruits, tea and livestock husbandry.

+ Promoting certification activity, developing the regulations on examination of certification of VietGAP, VietGAHP; evaluating, appointing, and supervising the operations of the certification organizations, certification support of VietGAP, GAHP.

+ Piloting and expanding the models of applying good manufacture practices in production of vegetables, fruits, tea and livestock husbandry, fisheries associated with certification and publication of quality standards.

+ Disseminating, guiding the enterprises of processing food, consulting, and applying advanced quality management system of food safety (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000).

- Strengthening capacity to prevent and combat food poisoning and food borne diseases:

+ Strengthening capacity of operation of systems of monitoring, recording and preventing food poisoning and food borne diseases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strengthening the certification of eligible conditions for food safety in production, sales of food.

- Developing the systems of warning and risk analysis of food safety for used as the basis for the management of food safety based on evidence:

+ Forming systems of rapid alert and risk analysis for used as a scientific basis for management of food safety.

+ Handling actively, rapidly the urgent incidents on food safety and proposing the remedies.

+ Coordinating closely and effectively with other countries in the region and the world in sharing information and dealing with issues on food safety.

+ Coordinating closely with the organization of Codex, the international technical organizations on food safety

c) Group of solutions on resource.

- Strengthening training, retraining on food safety:

+ Increasing staffing for the teams that are specialized and responsible for food safety of the levels, capable of management and administration of the activities to ensure food safety on a national scale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Retraining, training and attracting human resources with qualified, professional skills to perform the task of managing food safety.

+ Including the contents of education on food safety into the school levels.

- Promoting scientific research: The research institutes, universities focus on research, identification, assessment, and intervention to improve status of food safety.

- Strengthening international cooperation in the field of food safety:

+ Promoting the signing of international treaties, bilateral and multilateral agreements in the field of food safety.

+ Expanding international cooperation in scientific research, training personnel, information, technique, regulations, and standards of food.

+ Promoting cooperation in the region and the world in solving the problems of food safety.

+ Cooperating closely with neighboring countries, particularly the bordering countries to deal with common urgent problems.

- Socialization of the assurance of food safety:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strengthening the socialization of some stages of technical services for the management of food safety; promoting the role of enterprises, social organizations, the unions involved in ensuring food safety.

+ Developing, encouraging the individuals and organizations to participate in investment, joint ventures, association, technology transfer on food safety testing and the certification organizations.

+ Encouraging the facilities well maintaining food safety conditions in parallel with the application of strict examination, supervision of the violating facilities.

- Strengthening funding for the assurance of food safety. Socializing, diversifying the financial resources, and gradually increasing the investment rate for the assurance of food safety.

Investment funding for the national strategy includes central budget, local budget, capital from aid and other lawful sources as prescribed by law.

4. The major programs and schemes

a) National Target Program on hygiene and food safety in the period of 2011-2015.

- The editing: Ministry of Health.

- Coordinating agencies: Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The editing agency: Ministry of Health.

- Coordinating agencies: Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Education and Training.

c) Scheme of controlling food safety for imported food commodities.

- The editing agency: Ministry of Industry and Trade.

- Coordinating agencies: Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development.

d) Scheme of promoting the communication on food safety in the period to 2015.

- The editing agency: Ministry of Health.

- Coordinating agencies: Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Information and Communications.

đ) Scheme of improving capacity of specialized inspectors on food safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Coordinating agencies: Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, the Government Inspectorate.

e) Scheme of ensuring food safety in slaughtering, transporting livestock, and poultry.

- The editing agency: Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government.

g) Scheme of ensuring food safety.

- The editing agency: Ministry of Industry and Trade.

- Coordinating agencies: Ministry of Health, People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government.

h) Scheme of improving capacity of inspection and control of market management forces for food circulated on the market.

- The editing agency: Ministry of Industry and Trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Scheme of setting up and developing the model of nation-wide safe food supplying chains.

- The editing agency: Ministry of Agriculture and Rural Development.

- Coordinating agencies: People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government.

Article 2. Organization of implementation

1. Ministry of Health shall

a) Preside over, coordinate with the ministries and branches to direct and implement the contents of the National Strategy for Food Safety in the period of 2011 - 2020 and a Vision toward 2030 within the scope of duties and powers assigned.

b) Monitor, supervise and urge the implementation of the Strategy in the ministries, branches and localities;

c) Coordinate with the concerned ministries, branches and People's Committees at all levels to perform the inspection, examination of food safety; urge the ministries, branches and localities to implement responsibilities assigned on ensuring food safety.

d) Periodically organize to sum up partially, review, and report to the Prime Minister the results to implement the Strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Cooperate closely with the Health Ministry and other concerned ministries and branches in the implementation of the solutions, programs, and schemes to implement the Strategy within their tasks and powers assigned.

b) Direct the formation and development of the areas of raw materials for producing safe food agricultural products; apply the appropriate production processes for households of producing food agricultural products.

c) Strengthen the inspection and strict control on the food safety of the stages from producing, preliminary processing, processing, and trading food.

d) Cooperate closely with the Ministry of Health in the access of food’s origin when food poisoning occurs, manage risk of food contamination.

3. Ministry of Industry and Trade shall

a) Cooperate closely with the Health Ministry and other concerned ministries and branches in the implementation of the solutions, programs, and schemes to implement the Strategy within their tasks and powers assigned

b) Direct and inspect the implementation of regulations of ensuring food safety conditions at the markets, supermarkets, especially at the wholesale markets.

c) Check and control, prevent the trade of fake foods, poor quality, smuggled food.

4. Ministry of Science and Technology shall

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Ministry of Education and Training shall

a) Strictly control the supply of catering services in the schools, build the model kitchens of ensuring food safety in the schools associated with movement of good teaching, good learning and other movements of educational industry.

b) Coordinate with the Ministry of Health to organize propaganda and education on food safety in the schools, to mobilize teachers and students to participate actively in the assurance of food safety; to set up the schedule to put food safety content into curricula at all educational levels.

6. Ministry of Planning and Investment shall

Allocate funding for the activities of the strategy according to the budget plan allocated annually by the National Assembly. Actively mobilize domestic and foreign financing for the investment in the assurance of food safety.

7. Ministry of Finance shall

Allocate sufficient budget for the activities to implement the Strategy, programs, projects, schemes, plans, planning of ensuring food safety. Inspect and supervise the use of funds; preside over and coordinate with the Ministry of Health and other relevant agencies to develop policies to promote socialization and encourage individuals and organizations to invest in the area of food safety.

8. Ministry of Home Affairs shall

Preside over and coordinate with concerned ministries, branches and direct the localities to ensure staffing for the management system of food safety, develop, and submit to the government for approving the regime of occupational incentives for the staffs working in the field of food safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Advise the propaganda, education to raise awareness and implementation of food safety for the ethnic people in the garrisons, remote areas, border areas and islands.

b) Direct the police forces, border guard forces to collaborate with customs forces and local agencies to prevent the smuggling of food across the border.

c) Preside over and coordinate with concerned ministries, branches to detect, investigate, handle and support handling of the legislation violations on food safety.

10. Ministry of Information and Communications shall

a) Coordinate with the Health Ministry and other concerned ministries and branches to organize the information, communication, and dissemination of legal knowledge on food safety.

b) Direct the press agencies, radio and television stations at all levels from central to commune levels, the teams of mobile communications, broadcasting system in the communes, wards to spend adequate and suitable channel time for disseminating knowledge, law regulations and the activities to ensure food safety for the people.

11. Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency shall

Coordinate with the media agencies, television stations and radio stations at all levels to put information of food safety into the regular content of broadcasts. Spend the channel time of broadcasting programs on ensuring food safety, fixed categories, and topics on ensuring food safety.

12. To request the Vietnam Fatherland Front

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. To request the Central Vietnam Women's Union

a) To preside over the nationwide launching of women movement to participate in the assurance of food safety.

b) To coordinate with functional ministries, branches to organize the training programs, information, and communication on food safety for women; especially the housewives, women doing business, producing food of small scale.

14. To request the Central Vietnam Farmers Association

a) To coordinate the organization of training activities and guide to members on safe food production, methods of scientific processing, storage, properly use plant protection chemicals and safely animal feed and fertilizers.

b) To preside over the launching of innovation movement, good practice on ensuring food safety, actively struggle with the behavior of food insecurity in the community, villages.

c) To coordinate with the boards, branches to disseminate and guide the advanced technical solutions to ensure food safety in production, processing, trade, and preservation of food.

15. People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall

a) Direct, build the plan, and organize the implementation of the national strategy content on food safety in the period of 2011 - 2020 and a Vision toward 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To direct, implement and closely supervise the implementation of law regulations on food safety, particularly the provisions on food safety conditions of the collective kitchen facilities, facilities supplying ready-to-eat food, restaurants, hotels, resorts, festivals, street food, markets, ports, schools, industrial parks and export processing zones; specify the responsibilities of the units having facilities of catering, not letting the ineligible facilities under the provisions of law produce, trade food, supply catering service; strictly handle the violations.

16. Mechanism for implementation, coordination.

- Central Interdisciplinary Steering Committee on hygiene and food safety, the Interdisciplinary Steering Committee of localities are responsible for directing the deployment of National Strategy for Food Safety in the period of 2011 - 2020 and a Vision toward 2030.

- On the basis of common goals and solutions, the ministries, branches, localities and mass organizations based on their functions, duties to build the schemes, plans and implement: annually reports of progress and performance, send to the Ministry of Health for synthesizing and reporting to the Prime Minister.

Article 3. This decision takes effect from the date of signing.

Article 4. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, heads of related agencies and organizations, presidents of People’s Committees of provinces or centrally-run cities are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.232

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.119.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!