Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1847/2003/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành: 28/05/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 1847/2003/QĐ-BYT

Hà Nội , ngày 28 tháng 05 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành ngày 11/7/1989 và Điều lệ thuốc phòng và chữa bệnh cho người ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục quản lý Dược Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn.

Điều 2. Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn áp dụng cho việc kê đơn và bán thuốc, cấp thuốc theo đơn điều trị ngoại trú, không áp đụng cho việc kê đơn điều trị nội trú và kê đơn, bán thuốc y học cổ truyền.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 488/BYT-QĐ ngày 08/4/1995 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tạm thời Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Điều trị Bộ Y tế, cục trưởng

Cục quản lý Dược Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dược Việt Nam, Giám đốc bệnh viện và Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng y tế ngành chịu trách nhiệm thị hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG




Trần Thị Trung Chiến

 

QUY CHẾ

KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN
(Ban hành kém do Quyết định số 18472003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003).

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bác sĩ có thể ghi chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc hoặc sổ y bạ, gọi chung là kê đơn thuốc. Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh; Là cơ sở pháp lý cho việc chỉ định sử dụng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của quy chế:

1. Phạm vi điều chỉnh: Kê đơn và bán thuốc hoặc cấp thuốc theo đơn điều trị ngoại trú.

2. Đối tượng áp dụng:

Bác sĩ khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước, tư nhân, bán công, dân lập, cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở khám chữa bệnh từ thiện, nhân đạo.

Người bán thuốc tại các cơ sở hành nghề dược Nhà nước và tư nhân.

Điều 3. Điều kiện của người kê đơn thuốc và người bán thuốc theo đơn:

1. Người kê đơn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đang hành nghề tại cơ sở Nhà nước có bằng tốt nghiệp đại học Y khoa và được người đứng đầu cơ sở phân công khám chữa bệnh.

Đang hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, bán công, dân lập, vốn đầu tư nước ngoài (ngoài công lập) có đủ điều kiện khám chữa bệnh theo quy định của pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, được người đứng đầu cơ sở phân công khám chữa bệnh.

2. Người bán thuốc: Theo quy định hiện hành về hướng dẫn hành nghề dược của Bộ Y tế ban hành.

3. Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi chưa có đủ đội ngũ cán bộ y tế.

Sở Y tế có văn bản ủy quyền cho giám đốc trung tâm y tế chỉ định người kê đơn, bán thuốc thay thế cho phù hợp với tình hình địa phương.

Các cơ sở y tế tư nhân thực hiện theo hướng dẫn hành nghề y, dược do Bộ Y tế bạn hành.

Điều 4. Nhóm thuốc kê đơn và phải bán theo đơn:

1. Thuốc gây nghiện.

2. Thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc

3. Thuốc độc A, B.

4. Thuốc kháng sinh.

5. Thuốc nội tiết (trừ thuốc tránh thai.

6. Thuốc tim mạch.

7. Dịch truyền.

Chương 2:

ĐƠN THUỐC VÀ KÊ ĐƠN THUỐC

Điều 5. Cơ sở khám chữa bệnh phải có đầy đủ các mẫu đơn và sổ sau đây:

1. Đơn thuốc sử dụng cho việc kê đơn thuốc thường, thuốc độc, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.

(Phụ lục 1: theo mẫu số MS: 17D/BV- 01 ban hành kèm theo Quyết định 4069/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án).

2. Đơn thuốc gây nghiện (Phụ lục 2).

3. Sổ điều trị bệnh mãn tính (Phụ lục 3). Với bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh điều trị ngoại trú thực hiện theo mẫu số MS: 03D/BV-01 ban hành kèm theo Quyết định 4069/QĐ-BVT ngày 28 tháng 9 năm 2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án.

4. Mẫu báo cáo (Phụ lục 4).

Điều 6. Người kê đơn thuốc phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh và tuyệt đối thực hiện các quy định sau:

1. Chỉ được kê đơn thuốc điều trị các bệnh được phân công khám chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã: Trực tiếp khám bệnh.

Nắm vững các chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, tương tác, tương kỵ, tác dụng không mong muốn, phản ứng có hại của thuốc chỉ định cho người bệnh.

3. Không kê đơn các trường hợp sau:

Không nhằm mục đích phòng bệnh chữa bệnh.

Theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh.

Điều 7. Quy định về ghi đơn thuốc:

1. Ghi đủ các mục in trong đơn. Đơn thuốc viết bằng bút mực hoặc bút bi. Viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.

2. Với trẻ bệnh dưới 24 tháng tuổi: Ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ.

3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà đường phố hoặc thôn, xã.

4. Viết tên thuốc theo tên quốc tế (DCI) với thuốc có 01 thành phần;

Viết đúng tên biệt dược với thuốc chiều thành phần.

5. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ, cách dùng của mỗi thứ thuốc.

6. Số lượng thuốc độc A và thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

7. Số lượng thuốc độc B và thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 ở phía trước nếu số lượng thuốc chỉ có một con số.

8. Ký tên bên cạnh nếu kê đơn cho dùng thuốc quá liều tối đa hoặc sửa chữa đơn.

9. Thuốc gây nghiện phải được kê đơn riêng (Phụ lục 2) một đơn hai bản để người bệnh giữ 01 bản, nơi bán thuốc lưu 01 bản, cơ sở khám chữa bệnh lưu phần gốc của đơn.

10. Gạch chéo phần đơn con giấy trắng. Ký tên, ghi rõ học vị, họ tên người kê đơn và đóng dấu phòng khám hoặc dấu bệnh viện (nếu là phòng khám và bệnh viện có dấu riêng)

Điều 8. Không được kê đơn số lượng thuốc dùng quá số ngày quy định sau đây:

Bẩy (07) ngày đối với các thuốc gây nghiện.

Riêng morphin clohydrat 10mg/ml ống không quá năm (05) ngày cho bệnh nhân ung thư sử dụng liều lớn hơn 30 mg/ngày.

Mười ngày (10) với thuốc độc A, B và thuốc hướng tâm thần.

Điều 9. Đối với bệnh mãn tính cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày thì dùng sổ điều trị ngoại trú bệnh mạn tính thay đơn thuốc (Phụ lục 3). Bác sĩ được chỉ định cho bệnh nhân số lượng thuốc đủ dùng 01 tháng.

Điều 10. Đối với bệnh nhân lao tự túc mua thuốc, thực hiện việc kê đơn và bán thuốc theo đơn như đối với các bệnh mạn tính. Đối với bệnh nhân lao sử dụng thuốc của chương trình phòng chống lao, thì kê đơn và cấp thuốc theo hướng dẫn của chương trình phòng chống lao Quốc gia.

Điều 11. Đối với bệnh nhân tâm thần ở vùng sâu ung xa, vùng phương tiện đi lại khó khăn, mỗi lần được kê đơn cấp thuốc 01 tháng (30 ngày). Người nhà bệnh nhân hoặc trạm y tế xã, phường, y tế cơ quan của bệnh nhân tâm thần chịu trách nhiệm mua hoặc lĩnh thuốc và phải ký tên và ghi rõ họ tên và số chứng minh thư nhân dân vào đơn thuốc lưu. Việc người bệnh tâm thần có được tự đến lĩnh thuốc hay không do bác sĩ điều trị quyết định.

Điều 12. Đơn thuốc có giá trị mua thuốc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kê đơn và được mua ở tất cả các cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả nước.

Điều 13. Sở Y tế phân công cơ sở bán thuốc gây nghiện cho người bệnh. Hàng năm cơ sở khám chữa bệnh phải đăng ký chữ ký của bác sĩ kê đơn thuốc gây nghiện với cơ sở bán thuốc gây nghiện.

Đơn thuốc gây nghiện chỉ được mua tại cơ sở bán thuốc có đăng ký chữ ký của người kê đơn.

Chương 3:

BÁN THUỐC THEO ĐƠN

Điều 14. Các cơ sở bán thuốc phải in đầy đủ các sổ xuất nhập thuốc gây nghiện, thuốc độc, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc theo quy định của Bộ Y tế và thực hiện quy định sau:

1. Quản lý chặt chẽ từ khâu in ấn, phát hành đến sử dụng sổ.

2. Nếu bị mất phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý trực tiếp.

3. Lưu sổ và đơn thuốc gây nghiện ít nhất 05 năm tại đơn vị, kể từ ngày dùng hết trang cuối

Hết thời hạn lưu các loại sổ và đơn thuốc đơn vị thành lập Hội đồng và có biên bản hủy sổ, đơn thuốc.

Điều 15. Người bán thuốc chỉ được bán thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành, không được bán các thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sĩ.

Điều 16. Người bán thuốc phải bán đúng theo đơn thuốc. Nếu đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thì hỏi lại người kê đơn để tránh nhầm lẫn. Người bán thuốc được phép từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp sau:

1. Đơn thuốc không hợp lệ.

2. Đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn.

3. Đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

Điều 17. Người bán thuốc phải bán thuốc đúng theo đơn; Không được tự ý thay thuốc. Trường hợp thuốc có cùng thành phần dược chất; cùng hàm lượng, nồng độ; cùng dạng bào chế, chỉ khác tên biệt dược người bán thuốc có thể thay thế khi người mua hoặc người kê đơn đồng ý và ghi tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng đã thay thế vào đơn.

Điều 18. Người bán thuốc được bán một số thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc theo sổ y bạ:

1. Ephedrin viên 10 mg mỗi lần không quá 10 viên

2. Ephedrin ống 10 mg mỗi lần không quá 5 ống

3. Phenylpropanolamin 25 mg/viên mỗi lần không quá 10 viên

Không bán thuốc trên cho trẻ em dưới 15 tuổi

Điều 19. Sau khi bán thuốc, người bán thuốc phải:

1. Ghi rõ ràng số lượng thuốc đã bán vào đơn thuốc hoặc sổ y bạ. Nếu không bán đủ loại thuốc trong đơn thì ghi số lượng đã bán vào đơn để người bệnh có thể mua tiếp ở nơi khác.

2. Ghi sổ xuất thuốc với các thuốc gây nghiện, độc A, độc B và thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc (mẫu sổ xuất nhập thuốc gây nghiện, thuốc độc A, B thuốc hướng tâm thần theo quy định của Bộ Y tế)

3. Lưu bản chính của đơn thuốc đối với đơn thuốc gây nghiện.

Điều 20. Bác sĩ không được bán thuốc. Nghiêm cấm các cơ sở khám chữa bệnh mua bán thuốc ngoài cơ số thuốc cấp cứu đã quy định.

Chương 4

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Các cơ sở khám chữa bệnh và bán thuốc phải báo cáo ngay cơ quan quản lý trực tiếp khi có vi phạm quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn (Phụ lục 4).

Điều 23. Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục quản lý Dược Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi cả nước. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi địa phương.

Điều 24. Trong quá trình thực hiện Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn có khó khăn, các đơn vị địa phương báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Điều trị Cục quản lý Dược Việt Nam) để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Quyết định 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2003)

Sở Y tế ..........................

BV..................................

Điện thoại ......................

MS: 17D/BV-01

Số.....................

 

ĐƠN THUỐC

Họ và tên người bệnh...................................... tuổi........................................nam/nữ

Địa chỉ........................................................................................................................

Chuẩn đoán.................................................................................................................

Chỉ định dùng thuốc:...................................................................................................

                               

Cộng khoản:............

Ngày tháng năm 200

Bác sĩ khám bệnh

Khám lại xin mang theo đơn này

HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN THUỐC MS: 17D/BV-01

1. Kích thước:1/2 giấy khổ A4 ngang

2. Giấy trắng, chữ in đen

3. Mục bác sĩ khám bệnh: Ký, ghi rõ học vị, họ tên, đóng dấu đơn vị khám bệnh.

4. Đơn được sử dụng kê thuốc thường, thuốc độc A, độc B và thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.

PHỤ LỤC 2:

ĐƠN THUỐC GÂY NGHIỆN
(ban hành kèm theo Quyết định 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003)

Tên đơn vị: ................................

Địa chỉ: ......................................

Điện thoại: .................................

MS:20/BC-01

Số:............

 

ĐƠN THUỐC “N”

Họ tên người bệnh...........................................................tuổi..........nam/nữ

Địa chỉ............................................................................................................

Chuẩn đoán................................................................................................

Chỉ định dùng thuốc:...................................................................................

Cộng khoản:........................

 

Ngày tháng năm 200

Bác sĩ khám bệnh

(Ký, ghi rõ học vị, họ tên)

 

Không dùng quá liều chỉ định

Tên đơn vị ..................

Địa chỉ.........................

Điện thoại....................

MS: 20D/BV-01

Số:....................

ĐƠN THUỐC “N”

Họ tên người bệnh.............................................................tuổi................nam/nữ

Địa chỉ ................................................................................................................

Chuẩn đoán.........................................................................................................

Chỉ định dùng thuốc: .........................................................................................

Cộng khoản: .....................

Người mua hoặc lĩnh

(ký và ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm

Bác sĩ khám bệnh

(Ký ghi rõ học vị, họ tên, đóng dấu)

 

Không dùng quá liều chỉ định

Hướng dẫn phụ lục 2 đơn thuốc “N”

1. Sử dụng mẫu MS:20D/BV-01 để kê đơn thuốc gây nghiện

2. Đonga thành quyển để lưu gốc đơn

3. Kích thước:

Phần đơn đưa cho người bệnh1/2 khổ giấi A4 (14,8cm x 20,9cm)

Phần cuối lưu 7cm x 20,9 cm

Chiều rộng vạch đen cuối đơn trên có dòng chữ không quá liều chỉ định rộng 0,5 cm

PHỤ LỤC 3

Mẫu: SỔ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH MẠN TÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1847/2003/ ngày 28/5/2003)

Mẫu: 04D/BV-02

Bộ Y tế (hoặc Sở Y tế)

Phòng khám

Bệnh viện

SỔ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠN TÍNH

Số sổ:.................

Năm: 200......

 

 

QUY ĐỊNH DÙNG SỔ

1. Không được cho người khác mượn sổ.

2. Giữ gìn sổ sạch sẽ, không rách nát.

3. Khi mất sổ phải báo ngay cho cơ quan cấp sổ biết.

4. Trẻ em (dưới 16 tuổi) phải có người lớn giữ sổ và đi mua hoặc lĩnh thuốc

 

Trang bìa mặt trước (bìa cứng màu xanh da trời)

 

(Trang bìa mặt sau)

Trang 1

 

Từ trang 2 đến trang 24

Họ và tên:.....................................................

Tuổi................................................Nam/nữ

Địa chỉ:........................................................

Nghề nghiệp:.................... ….......................

Căn bệnh......................................................

.....................................................................

Đã điều trị nội trú tại:...................................

Từ......................Đến.....................................

Số lưu trữ bệnh án.........................................

Người cấp sổ

(Ký, ghi rõ học vị, họ tên, đóng dấu)

 

 

KHÁM LẦN THỨ:

Diễn biến bệnh:

Chỉ định thuốc: 

Ngày hẹn khám lại:

 Ngày… tháng…. năm 200

Bác sĩ khám bệnh

( Ký, ghi rõ học vị, họ tên,đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN PHỤ LỤC 3

1. Kích thước sổ: 112 khổ giấy A4

2. Số có 24 trang không kể bìa, được đánh số trang từ 1 đến 24.

3. Dùng cho các bệnh mạn tính (trừ bệnh tâm thần đã có mãn riêng MS: 18D/BV- 01).

4. Kê đơn và bán thuốc với số lượng theo quy định của Điều 10.

5. Số sổ do cơ quan phất hành sổ ghi và theo dõi.

6. Khi nhận sô mới phải nộp sổ cũ cho nơi cấp sổ.

PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO ĐỘT XUẤT VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHỀ KÊ ĐƠN VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số I847/2003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003)

Đơn vị:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

I. Những sai sót phát hiện trong việc kê đơn và bán thuốc theo đơn:

1. Sự cố nhầm lẫn đã xảy ra:

2. Đã xử lý:

a) Biện pháp khắc phục hậu quả do sai sót trong kê đơn và bán thuốc theo đơn:

b) Hình thức xử lý người vi phạm quy chế:

II. Đề nghị:

1. Với cơ quan quản lý trực tiếp:

2. Với Bộ Y tế.

 

Ngày tháng năm 200

Giám đốc

(Ký, ghi rõ học vị, họ tên đóng dấu)

 

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 1847/2003/QD-BYT

Hanoi, May 28, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON WRITING OUT PRESCRIPTIONS AND SELLING DRUGS THEREON

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Law on Protection of the People’s Heath, promulgated on July 11, 1989, and the Regulation on preventive and curative medicines for human beings, issued together with Decree No. 23/HDBT of January 24, 1991 of the Council of Ministers;
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/CP of October 11, 1993 defining the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Health;
At the proposals of the director of the Therapy Department and the director of Vietnam Pharmaceutical Management Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on writing out prescriptions and selling drugs thereon.

Article 2.- The Regulation on writing out prescriptions and selling drugs thereon shall apply to the writing out of prescriptions as well as the sale and provision of drugs thereon for out-patient treatment, and shall not apply to the writing out of prescriptions for in-patient treatment as well as the prescription and the sale of traditional medicines.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Health Minister’s Decision No. 488/BYT-QD of April 3, 1995 promulgating the provisional Regulation on writing out prescriptions and selling drugs thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER OF HEALTH




Tran Thi Trung Chien

 

 REGULATION

ON WRITING OUT PRESCRIPTIONS AND SELLING DRUGS THEREON
(Issued together with Decision No. 1847/2003/QD-BYT of May 28, 2003)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Doctors may inscribe treatment indications for patients in the prescriptions or medical books, referred collectively to as the prescription. Prescriptions are doctors’ documents indicating the use of drugs for patients and constitute a legal basis for indication of the use, sale and provision of drugs on prescriptions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Scope of application: The prescription of drugs as well as the sale or provision of drugs on prescriptions for out-patient treatment.

2. Subjects of application:

- Doctors providing medical examination and treatment at State-run, private, semi-public, people-founded, foreign-invested, as well as charitable and humanitarian medical examination and treatment establishments.

- Drugs sellers at State-run and private pharmaceutical practicing establishments.

Article 3.- Conditions on drug prescribers and drug sellers:

1. Drug prescribers must meet the following conditions:

- Being practicing their profession at State-run establishments, having medical university diplomas and being assigned by the heads of the establishments to provide medical examination and treatment.

- Being practicing their profession at private, semi-public, people-founded or foreign-invested (non-public) establishments which are qualified for providing medical examination and treatment as prescribed in the Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practices and relevant legal documents, and being assigned by the heads of the establishments to render medical examination and treatment.

2. Drugs sellers: The current regulations on pharmaceutical practice, issued by the Ministry of Health, shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial/municipal Health Services shall authorize the directors of medical centers to appoint drug prescribers and drug sellers to suit the local situation.

- Private medical establishments shall comply with the guidance on medical and pharmaceutical practice issued by the Ministry of Health.

Article 4.- Tables of drugs to be prescribed and sold on prescriptions:

1. Addictive drugs.

2. Psychotropic medicines and pre-substances used as medicines.

3. Poisonous medicament of Tables A and B.

3. Antibiotics

4. Endocrine drugs (except for contraceptives).

5. Cardiovascular medicines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

PRESCRIPTIONS AND WRITING OUT PRESCRIPTIONS

Article 5.- Medical examination and treatment establishments must have all the following prescription and book forms:

1. Prescriptions used for ordinary drugs, poisonous medicament, psychotropic medicines and pre-substances used as drugs (according to Form No. MS: 17D/BV-01 issued together with Decision No. 4069/QD-BYT of September 28, 2001 promulgating forms of medical records).

2. Prescriptions on addictive drugs.

3. Books on treatment of chronic diseases. For schizophrenics and epileptics undertaking out-patient treatment, form MS: 03D/BV-01 issued together with Decision No. 4069/QD-BYT of September 28, 2001 promulgating forms of medical records shall be used.

4. Report forms.

Article 6.- Drug prescribers shall be accountable for their prescriptions for patients and strictly comply with the following regulations:

1. To prescribe drugs only for the diseases they are assigned to provide medical examination and treatment or diseases within the practicing scope inscribed in their certificates of practicing qualification, granted by competent State agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Directly making examination.

- Thoroughly grasping indications, contraindications, usage, dosage, interaction, incompatibility, side-effects and harmful reaction of the drugs prescribed for patients.

3. Not to prescribe drugs in the following cases:

- Not for the purposes of disease prevention and/or treatment.

- At unreasonable requests of patients.

Article 7.- Provisions on writing out prescriptions:

1. To fill in all blanks printed in the prescriptions. Prescriptions shall be written out with pens or ballpoint pens in an intelligible manner.

2. For diseased children of under 24 months: To inscribe the months of age and names of their fathers or mothers.

3. To accurately inscribe the addresses of patients with house numbers, streets or villages and communes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To inscribe the drug appellations, concentration, quantity, dose, dose for 24 hours, and usage of each kind of drug.

6. The quantity of poisonous medicament of Table A and addictive drugs must be inscribed in word with the first letter being capitalized.

7. The quantity of poisonous medicament of Table B, psychotropic medicines and pre-substances used as drugs, if indicated in one digit, must be inscribed with the numeral 0 added before such digit.

8. To sign at the side if prescribing drugs in excess of the maximum dose or correcting the prescriptions.

9. Addictive drugs must be prescribed in separate prescriptions, each prescription shall be made in two copies, one kept by patients and the other by the drug store, and its counterfoil shall be kept by medical examination and treatment establishments.

10. To cross the blank section of the prescriptions. To sign, clearly inscribe their academic titles and full names, and affix the seals of the clinics or hospitals (if the clinics or hospitals have their own seals).

Article 8.- It is forbidden to prescribe drugs for use beyond the number of days stipulated below:

- Seven (07) days for addictive drugs. Particularly for morphine hydrochloride of 10 mg/1ml/ampoule, the number of days must not exceed five (05) for cancer patients taking a dose of over 30 mg/day.

- Ten (10) days for poisonous medicament of Tables A and B and psychotropic medicines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- For tuberculosis patients who buy drugs by themselves, the prescription and the sale of drugs shall be carried out as for chronic diseases. For tuberculosis patients using drugs under the national program on tuberculosis prevention and combat, the prescription and the provision of drugs shall comply with the guidance of the national program on tuberculosis prevention and combat.

Article 11.- For mental disease sufferers living in remote or deep-lying areas and areas meeting with travel difficulties, it is allowed to prescribe and provide drugs each time for 01 month (30 days). The relatives of these patients, the health stations of communes or wards where they live or the health sections of the agencies where they work shall have to buy or receive drugs for them and inscribe their full names and number of their people’s identity cards in the prescriptions to be archived. The doctors shall decide on whether the mental patients are allowed to receive drugs by themselves or not.

Article 12.- Prescriptions shall be valid for drug purchase at all lawful drug-selling establishments throughout the country within 10 days as from the date they are written out.

Article 13.- The provincial/municipal Health Services shall assign establishments to sell addictive drugs to patients. Annually, medical examination and treatment establishments shall have to register with addictive drug-selling establishments the signatures of doctors who shall prescribe addictive drugs. Prescriptions of addictive drugs shall be valid for drug purchase only at drug-selling establishments where the signatures of the drug prescribers are registered.

Chapter III

SELLING DRUGS ON PRESCRIPTIONS

Article 14.- Drug-selling establishments shall have to print all books on the purchase-in and sale-out of addictive drugs, poisonous medicament, psychotropic medicines and pre-substances used as drugs according to the Health Ministry’s regulations and to comply with the following:

1. To strictly manage them from the printing, distribution to the use thereof.

2. To immediately notify the loss of books, if any, to their superior managing agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Drug sellers shall only be allowed to sell drugs permitted for circulation by the Health Ministry and must not sell drugs subject to prescription without doctors’ prescriptions.

Article 16.- Drug sellers shall have to sell drugs strictly according to prescriptions. If the drugs’ appellations, concentrations, contents and quantity inscribed in the prescriptions are not clear, they shall ask the drug prescribers so as to avoid misunderstanding. Drug sellers may refuse to sell drugs on prescriptions in the following cases:

1. The prescriptions are invalid.

2. There are any mistakes or doubts regarding the prescriptions.

3. The prescriptions are made not for the purposes of disease treatment.

Article 17.- Drug sellers shall have to sell the drugs as prescribed and must not change drugs at their own will. In cases where special drugs of different appellations have the same pharmaceutical substances, contents, concentrations and preparation forms, drug sellers may substitute them when so agreed by the purchasers or the drug prescribers and inscribe the appellations, contents, concentrations and quantity of the substituted drugs in the prescriptions.

Article 18.- Drug sellers may sell some types of psychotropic medicines and pre-substances used as medicines according to medical books:

1. For ephedrine of 10mg/pill, no more than 10 pills each time.

3. For ephedrine of 10mg/ampoule, no more than 5 ampoules each time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



It is forbidden to sell drugs to children aged under 15.

Article 19.- After selling drugs, the drug sellers shall have to:

1. Clearly inscribe the quantity of sold drugs in the prescriptions or medical books. If they do not sell all types of drugs inscribed in the prescriptions, they shall inscribe the sold quantity in the prescriptions for patients to buy the remainder at other places.

2. To inscribe addictive drugs, poisonous medicament of Tables A and B, psychotropic medicines and pre-substances used as medicines in books on the sale-out of drugs (books on the sale-out and purchase-in of addictive drugs, poisonous medicament of Tables A and B and psychotropic medicines shall comply with the forms set by the Health Ministry).

3. To keep the originals of the prescriptions of addictive drugs.

Article 20.- Doctors must not sell drugs. Medical examination and treatment establishments are strictly forbidden to sell and/or purchase drugs besides the prescribed volume of drugs for emergency treatment.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 21.- The subjects defined in Article 2 of this Regulation shall be subject to the inspection and examination by the Health Ministry and the provincial/municipal Health Services. If committing violations, they shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- The director of the Therapy Department, the director of Vietnam Pharmaceutical Management Department and the chief inspector of the Ministry shall have to guide, inspect and examine the implementation of this Regulation nationwide. The directors of provincial/municipal Health Services shall have to organize, inspect and examine the implementation of this Regulation in their respective localities.

Article 24.- In the course of implementing the Regulation on writing out prescriptions and selling drugs thereon, if meeting with any difficulties, units and localities should report them to the Health Ministry (the Therapy Department and Vietnam Pharmaceutical Management Department) for timely and proper study, amendment and supplementation.

 

 

MINISTER OF HEALTH




Tran Thi Trung Chien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28/05/2003 ban hành Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


44.352

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.237.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!