ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/2017/QĐ-UBND
|
Thái Bình, ngày 13 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
VÀ MUỐI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày
17/6/2010;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày
21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An
toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 40/2017/NĐ-CP
ngày 05/4/2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ: Bộ
Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số
51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối
với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Căn cứ Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc
lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số
24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
Căn cứ Thông tư số
08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
211/TTr-SNNPTNT-QLCL ngày 29/8/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản
lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trong lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách
nhiệm phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
02/10/2017.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tư pháp, Công thương, Khoa học và Công nghệ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tỉnh;
- Báo Thái Bình, Đài PTTH Thái Bình;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Diên
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI TRONG
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2017 của UBND
tỉnh).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh.
1. Quy định này quy định việc quản lý
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp,
an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản và muối trong lĩnh vực nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, bao gồm:
a) Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh
vật tư nông nghiệp và sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy định của
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
b) Quản lý cơ sở sản xuất ban đầu thực
phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Giám sát an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản;
d) Thanh tra, kiểm tra vật tư nông
nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
đ) Công bố và tiếp nhận công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định về ATTP nông lâm thủy sản;
e) Xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm nông lâm thủy sản;
g) Xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng
thực phẩm an toàn;
h) Truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu
hồi và xử lý đối với thực phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn;
i) Quy định lập báo cáo tự đánh giá,
chấm điểm triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
2. Phân công trách nhiệm và cơ chế phối
hợp giữa các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn trong công
tác quản lý vật tư nông nghiệp, sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái
Bình.
3. Các quy định khác về quản lý vật
tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản không được quy định tại Quy định này thì
thực hiện theo các văn bản pháp luật khác.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng.
1. Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; các sở ngành, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá
nhân được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP
nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có
liên quan đến hoạt động trong các lĩnh vực sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại
vật tư nông nghiệp, một số nhóm vật tư nông nghiệp khác do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước
sinh hoạt nông thôn;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông lâm thủy sản bao gồm:
- Cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy
sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng
nhận kinh tế trang trại; tàu cá lắp
máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên;
- Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến,
kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá
sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Cơ sở kinh doanh dụng cụ, vật liệu
bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản;
- Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm
thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Bộ Công thương;
- Một số thực phẩm nông lâm thủy sản
khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định;
d) Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm
nông lâm thủy sản nhỏ lẻ.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Vật tư nông nghiệp: Bao gồm giống
cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn
nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm
sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
2. Sản phẩm nông lâm thủy sản: Bao gồm
các sản phẩm có nguồn gốc động vật, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, các sản
phẩm thủy sản và muối.
3. Cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy
sản: Là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông
lâm thủy sản; sản xuất muối.
4. Cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy
sản nhỏ lẻ: Là cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản
cung cấp sản phẩm ra thị trường không có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trừ các trường hợp sau:
a) Cơ sở đã được
cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;
b) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP);
c) Tàu cá lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 90CV trở lên.
5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an
toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người.
6. Kiểm tra an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản: Là việc đánh giá mức độ đáp ứng của một cơ sở sản xuất kinh doanh
thực phẩm nông lâm thủy sản so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về an toàn
thực phẩm theo quy định hiện hành.
7. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản: Là việc các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất
kinh doanh nông lâm thủy sản, khi có kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu so với
các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
8. Giám sát chất lượng, an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản: Là việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định về ATTP thông qua việc lấy mẫu sản phẩm
trong chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
để kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP (không bao gồm việc lấy mẫu thẩm tra điều kiện
bảo đảm ATTP của cơ sở), căn cứ kết quả kiểm nghiệm mẫu phân tích, đánh giá các
mối nguy nhằm đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về
ATTP và nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đảm bảo quyền lợi
và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Điều 4. Nguyên tắc
quản lý và tổ chức thực hiện.
1. Tuân thủ theo nguyên tắc quản lý
an toàn thực phẩm quy định tại Điều 3, Luật An toàn thực phẩm và đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo, công khai, minh bạch.
2. Một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ
chịu sự quản lý bởi một cơ quan. Trường hợp cơ sở, sản xuất kinh doanh nhiều loại
sản phẩm thì phân công một cơ quan chủ trì, cơ quan liên quan tham gia phối hợp
theo yêu cầu của cơ quan chủ trì. Cơ quan được giao chủ trì chịu trách nhiệm quản
lý và có trách nhiệm giải trình với cơ quan cấp trên về
các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
3. Việc quản lý nhà nước đối với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong Quy định này chỉ quản lý và
tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT.
4. Các cơ quan, đơn vị cùng cấp hoặc
khác cấp phải phối hợp thực hiện, chia sẻ thông tin từ lập kế hoạch đến khi kết thúc, báo cáo kết quả thực hiện để biết và phối hợp. Những vướng mắc
phát sinh trong quá trình phối hợp cơ quan cấp dưới có trách
nhiệm báo cáo cơ quan cấp trên xin ý kiến giải quyết.
Điều 5. Quy định
cơ quan chủ trì thực hiện và cơ quan phối hợp.
1. Cơ quan chủ trì thực hiện:
a) Đối với cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Sở triển khai thực hiện;
b) Đối với cấp huyện: Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn quản lý.
2. Cơ quan phối hợp thực hiện:
a) Đối với cấp tỉnh, gồm các Sở,
ngành: Y tế, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh và các cơ quan,
đơn vị khác có liên quan;
b) Đối với cấp huyện, gồm các đơn vị
trực thuộc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Công thương; Công an huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị khác
có liên quan đóng trên địa bàn huyện, thành phố quản lý.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 6. Điều kiện
chung về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
1. Đảm bảo các điều kiện chung quy định
tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật An toàn thực phẩm.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại
Khoản 1 Điều này, sản phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
a) Có quy trình kiểm soát đảm bảo an
toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất
lượng, chỉ tiêu an toàn và có kết quả phù hợp với quy định hiện hành của pháp
luật;
b) Tùy từng loại sản phẩm, đáp ứng
các quy định về sử dụng phụ gia, chất hỗ chế biến trong sản
xuất kinh doanh thực phẩm; quy định bao gói và ghi nhãn sản phẩm; quy định bảo quản sản phẩm.
Điều 7. Điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
1. Tuân thủ điều kiện chung đảm bảo
ATTP quy định tại Điều 6 của Quy định này.
2. Cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ ngoài tuân
thủ Khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP sau:
a) Địa điểm sản xuất không nằm trong
vùng không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn và bị cảnh báo ô nhiễm;
b) Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến
an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế
sản phẩm;
c) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng
và nồng độ, đúng lúc, đúng cách); tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo
hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng;
d) Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì,
tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ
khuyến nông; sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục;
đ) Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận
chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho
thực phẩm;
e) Người sản xuất được phổ biến, hướng
dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn;
g) Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón phải được thu gom, lưu trữ, xử lý theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
h) Duy trì các
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc
mua bán sản phẩm.
3. Cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ ngoài tuân
thủ Khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
sau:
a) Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà
ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố
để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;
b) Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ
ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi,
thú y;
c) Thức ăn và nước uống dùng trong
chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm
động vật;
d) Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm
sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ
khuyến nông;
đ) Người chăn nuôi được phổ biến, hướng
dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn;
e) Duy trì các điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
4. Cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ
ngoài tuân thủ Khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP sau:
a) Bảo đảm các điều kiện về địa điểm,
nguồn nước để nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm;
b) Sử dụng giống thủy sản khỏe mạnh,
có nguồn gốc rõ ràng;
c) Thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản
phải bảo đảm không gây hại cho thủy sản nuôi và người sử dụng sản phẩm thủy sản.
d) Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm
sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải
theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn
của cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến
nông;
đ) Nước ao nuôi phải được xử lý trước
khi xả thải ra môi trường xung quanh nếu thủy sản bị bệnh trong quá trình nuôi.
Bùn thải từ ao nuôi phải được thu gom, xử lý không ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh;
e) Thủy sản nuôi khi thu hoạch phải
được bảo quản, vận chuyển bằng thiết bị, dụng cụ phù hợp, bảo đảm không gây độc
hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;
g) Người nuôi trồng thủy sản được phổ
biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn;
h) Duy trì các điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
5. Cơ sở khai thác muối nhỏ lẻ ngoài
tuân thủ Khoản 1 của Điều này, phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm sau:
a) Địa điểm sản xuất, khai thác muối
nằm trong vùng quy hoạch của địa phương, có hệ thống giao
thông vận chuyển muối;
b) Có hệ thống kênh bảo đảm việc cấp
nước mặn cho sản xuất, tiêu thoát nước mưa và không gây
nhiễm mặn môi trường xung quanh;
c) Nguồn nước biển và nguồn nước mặn
sử dụng để sản xuất muối không bị ô nhiễm, bảo đảm an toàn
thực phẩm;
d) Không sử dụng chung hệ thống cấp
nước biển cho đồng muối với hệ thống thoát nước thải sinh
hoạt hoặc nước thải của các công trình khác;
đ) Có trang thiết bị, dụng cụ, phương
tiện để sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản muối phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm vào muối;
e) Người sản xuất, khai thác muối được
phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn;
g) Duy trì các điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
6. Cơ sở thu hái, đánh bắt, khai thác
nông lâm thủy sản nhỏ lẻ ngoài tuân thủ Khoản 1 của Điều này, phải tuân thủ các
điều kiện đảm bảo ATTP sau:
a) Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để thu hái, đánh bắt,
khai thác, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo không
gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;
b) Sản phẩm thu hái, đánh bắt, khai
thác phải được bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại
sản phẩm: tươi, sống, sơ chế, đông lạnh, sản phẩm khô. Trường hợp có sử dụng phụ
gia, hóa chất trong bảo quản, xử lý sản phẩm phải theo đúng hướng dẫn loại dùng
cho thực phẩm, có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
c) Người thu hái, đánh bắt, khai thác, bảo quản, vận chuyển sản phẩm được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản
xuất thực phẩm an toàn;
d) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP
và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
Điều 8. Điều kiện
đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản tươi sống.
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có địa điểm sản xuất phù hợp với
quy định sản xuất thực phẩm an toàn và quy hoạch của địa phương; đảm bảo các điều
kiện về đất canh tác và nguồn nước sử dụng;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật
về sử dụng các loại vật tư nông nghiệp; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các chất
khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
c) Tuân thủ các quy định về kiểm dịch,
vệ sinh thú y giết mổ động vật; kiểm
dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
d) Thực hiện xử lý chất thải theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt
khuẩn, chất khử trùng, chất khử độc và các chất hỗ trợ vệ
sinh nhà xưởng, thiết bị khác phải đảm bảo an toàn cho con người
và môi trường;
e) Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ,
nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực
phẩm tươi sống;
g) Sản phẩm có kết quả phân tích mẫu
đạt theo yêu cầu về chất lượng, các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đảm bảo và duy trì vệ sinh thiết bị,
dụng cụ chứa đựng thực phẩm, nơi kinh doanh thực phẩm;
b) Tuân thủ các điều kiện về bảo quản,
vận chuyển đảm bảo an toàn thực phẩm và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối
với thiết bị, dụng cụ, bao chứa đựng thực phẩm theo quy định;
c) Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2
của Điều này, tùy theo loại hình cụ thể đáp ứng một hoặc một số quy định sau:
a) Cơ sở giết mổ lợn theo phương thức
thủ công hoặc bán tự động tuân thủ các quy định tại Thông tư số
60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;
b) Cơ sở giết mổ gia cầm theo phương
thức thủ công hoặc bán tự động tuân thủ các quy định tại Thông tư số
61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện vệ sinh thú y đối
với cơ sở giết mổ gia cầm;
c) Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế tuân thủ các quy định
tại QCVN 01-100: 2012/BNNPTNT - Điều kiện vệ sinh thú y;
d) Cơ sở đóng gói thịt gia súc, gia cầm
tươi sống tuân thủ các quy định tại QCVN 01-05:2009/BNNPTNT - Yêu cầu vệ sinh
cơ sở đóng gói thịt gia súc, gia cầm tươi sống;
đ) Cơ sở sản xuất chè búp tươi, cơ sở
sản xuất rau, quả tươi tuân thủ các quy định tại QCVN 01-132:2013/BNNPTNT - Điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế;
e) Tàu cá đánh bắt thủy sản tuân thủ
các quy định tại QCVN 02-13:2009/BNNPTNT- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm;
g) Cảng cá tuân thủ các quy định tại
QCVN 02-12:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
h) Cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh
vỏ tuân thủ các quy định tại QCVN 02-07:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm;
i) Cơ sở sản xuất nước đá thủy sản
tuân thủ các quy định tại QCVN 02-08: 2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm;
k) Kho lạnh thủy sản tuân thủ các quy
định QCVN 02-09:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
l) Cơ sở thu mua thủy sản tuân thủ
các quy định tại QCVN 02-10: 2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm;
m) Chợ cá tuân thủ các quy định tại
QCVN 02-011:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
n) Cơ sở nuôi tôm nước lợ tuân thủ
các quy định tại QCVN 02- 19:2014/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo
vệ môi trường và an toàn thực phẩm;
o) Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt
tuân thủ các quy định QCVN 02- 22:2015/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm và vệ sinh môi trường;
p) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
thương mại tuân thủ các quy định tại QCVN 01-77: 2011/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Đối với các loại hình cơ sở chưa
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì yêu cầu
đảm bảo theo quy định của Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày
12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 9. Điều kiện
đảm bảo ATTP trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế
biến.
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 6 của
Quy định này.
2. Quy trình sơ chế, chế biến phải đảm
bảo không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm và độc hại.
3. Ngoài đáp ứng các quy định tại Khoản
1, 2 của Điều này, tùy theo loại hình cụ thể đáp ứng một hoặc một số quy định
sau:
a) Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
thủy sản tuân thủ các quy định tại QCVN 02 - 2:2009/BNNPTNT - Chương trình đảm
bảo chất lượng và ATTP theo nguyên tắc HACCP; QCVN 02 - 01:2009/BNNPTNT - Điều
kiện chung đảm bảo ATTP;
b) Cơ sở sản xuất nước mắm tuân thủ
các quy định tại QCVN-16:2012/BNNPTNT - Điều kiện bảo đảm ATTP;
c) Cơ sở sản xuất sản phẩm dạng mắm
tuân thủ các quy định tại QCVN 02-18:2012/BNNPTNT - Điều kiện bảo đảm ATTP;
d) Cơ sở sản xuất thủy sản khô tuân
thủ các quy định tại QCVN 02-17:2012/BNNPTNT - Điều kiện bảo đảm ATTP;
đ) Cơ sở chế biến thủy sản ăn liền
tuân thủ các quy định tại QCVN 02-03:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm;
e) Cơ sở chế biến thịt và các sản phẩm
từ thịt tuân thủ quy định tại Quyết định số 2244/2002/QĐ-BYT ngày 13/6/2002 của
Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định điều kiện vệ sinh, an toàn đối với cơ sở chế
biến thịt và sản phẩm thịt”;
g) Cơ sở xay, xát thóc gạo tuân thủ
quy định tại QCVN-134:2013/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
h) Cơ sở sơ chế rau, quả, chè tuân thủ
các quy định tại QCVN 01-132:2013/BNNPTNT - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong quá trình sản xuất, sơ chế;
i) Cơ sở chế biến rau, quả tuân thủ
các quy định tại QCVN 01-09:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm;
k) Cơ sở chế biến chè tuân thủ các
quy định tại QCVN 01-07:2009/BNNPTNT - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm;
l) Cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá theo
quy định tại QCVN 02- 23:2017/BNNPTNT - Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm;
m) Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
nhỏ lẻ tuân thủ quy định tại QCVN 02-23-2017/BNNPTNT - Yêu cầu điều kiện đảm bảo
ATTP.
4. Đối với các loại hình cơ sở chưa
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì điều kiện
đảm bảo điều kiện ATTP theo quy định của Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày
12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 10. Điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
1. Đáp ứng các điều kiện chung đảm bảo
an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.
2. Tuân thủ các điều kiện quy định tại
Điều 8, Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ.
3. Địa điểm sản xuất, khai thác muối
nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh; Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm
môi trường đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định
của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh
viện.
Điều 11. Điều kiện
đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối.
1. Đáp ứng các điều kiện chung đảm bảo
an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.
2. Đảm bảo các điều kiện về an toàn
thực phẩm theo Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục 2. CƠ QUAN QUẢN
LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Điều 12. Cơ quan
và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp,
thực phẩm nông lâm thủy sản.
1. Tuân thủ các nguyên tắc tại Điều 4
của Quy định này.
2. Đối với các cơ sở có giấy chứng nhận
kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư được quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2
Điều 2 của Quy định này (trừ cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản có giấy
chứng nhận kinh tế trang trại do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp):
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện theo phân công,
phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tổ chức kiểm tra, xếp loại theo Điều
13 của Quy định này;
c) Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
theo Điều 14 của Quy định này;
d) Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
ATTP theo Điều 16 của Quy định này;
đ) Các hoạt động quản lý có liên quan
khác.
3. Đối với cơ sở sản xuất nông lâm thủy
sản ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở không quy định tại Khoản 1 của Điều này.
a) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
quản lý và phân công các phòng ban, đơn vị, xã, phường, thị trấn tổ chức thực
hiện;
b) Cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy
sản nhỏ lẻ được quản lý thông qua việc tổ chức ký cam kết, kiểm tra và xử lý
các cơ sở vi phạm cam kết theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày
27/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy
sản có giấy chứng nhận kinh tế trang trại do
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp được quản lý theo Điều 13, Điều 14 của Quy
định này;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp không có giấy phép kinh doanh, không có giấy phép đầu tư được quản
lý thông qua việc hướng dẫn kinh doanh đúng quy định, phân cấp kiểm tra và xử
phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật;
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông lâm thủy sản và muối, cơ sở kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng
sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản, cơ sở kinh doanh nước sinh hoạt nông
thôn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm
thực phẩm nông lâm thủy sản không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quản lý theo quy định tại Điều 13 của Quy định
này.
Điều 13. Kiểm
tra, xếp loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm
thủy sản.
1. Tuân thủ các nguyên tắc tại Điều 4
của Quy định này.
2. Cơ quan được phân công kiểm tra, xếp
loại đối với từng cơ sở cụ thể được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 của
Quy định này.
3. Trình tự kiểm tra, xếp loại đối với
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản được
thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều
17, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các quy định khác của pháp luật.
Điều 14. Chứng
nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại
và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được cấp đối với từng cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, trừ các trường hợp sau:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
c) Bán hàng rong;
d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
3. Tuân thủ theo Điều 34, Luật An
toàn thực phẩm và đảm bảo một hoặc một số yêu cầu quy định tại Điều 8, Điều 9,
Điều 10, Điều 11 của Quy định này.
4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp
lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều
18, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
5. Các tổ chức, cá nhân đăng ký làm
thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại
Trung tâm Hành chính công các cấp.
Điều 15. Cấp giấy
xác nhận kiến thức về ATTP.
1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức
về ATTP là các cơ quan nêu tại Điều 14 của Quy định này theo nguyên tắc cơ quan
nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm. Cơ quan cấp giấy được phân công, ủy quyền việc cấp
giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng được cấp giấy xác nhận
kiến thức về ATTP.
a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ
cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản
xuất kinh doanh của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất kinh
doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh tại các
cơ sở.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về ATTP, quản lý giấy xác nhận kiến thức về ATTP được quy định tại Điều 10, Điều 11,
Điều 12 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của
liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.
4. Các tổ chức, cá nhân đăng ký làm
thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP tại Trung tâm Hành chính công các cấp.
Điều 16. Thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành ATTP nông lâm thủy sản.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về
ATTP nông lâm thủy sản.
2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành về ATTP nông lâm thủy sản.
a) Tuân thủ các quy định tại Điều 66,
Điều 67, Điều 68, Điều 69 và Điều 70, Luật An toàn thực phẩm và các quy định
khác của pháp luật trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra;
b) Tổ chức thực hiện theo phân công,
phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động, kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành ATTP nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh
Thái Bình;
c) Hoạt động kiểm tra đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chỉ thực hiện việc kiểm tra, xếp loại theo
quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định
tại Điều 13 của Quy định này.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật nhà nước trong quản lý vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản
thuộc trách nhiệm của Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các Sở có liên quan khác và Ủy ban nhân dân các cấp
không bị chi phối bởi Quy định này.
Điều 17. Công bố
và tiếp nhận bản công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định về ATTP nông lâm thủy
sản.
1. Thực phẩm nông lâm thủy sản khi
đưa ra thị trường phải đảm bảo:
a) Đối với thực phẩm nông lâm thủy sản
tươi sống:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 11,
Luật An toàn thực phẩm;
- Các quy định khác của pháp luật.
b) Đối với thực phẩm nông lâm thủy sản
đã qua chế biến:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 12,
Luật An toàn thực phẩm;
- Có đủ thông tin để truy xuất được nguồn
gốc, xuất xứ của sản phẩm;
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và đăng
ký công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định
của pháp luật.
2. Cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm
thủy sản tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn
trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện: bao bì hàng hóa; nhãn hàng hóa;
tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa trừ các loại sản phẩm được sản xuất ban đầu
và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
3. Đăng ký công bố hợp quy, công bố
phù hợp quy định ATTP.
a) Cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm
thủy sản đã qua chế biến bao gói sẵn phải thực hiện công bố hợp quy (đối với
các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực
phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật). Cơ sở thực hiện thủ tục
công bố tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình;
b) Trình tự, thủ tục công bố hợp quy được quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của
Chính phủ và Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
4. Tiếp nhận bản công bố hợp quy: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp nhận
hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại
Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 18. Quảng
cáo thực phẩm nông lâm thủy sản.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phân công đơn vị thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Đơn vị thẩm định và xác nhận nội
dung quảng cáo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về tính trung thực, khách quan và hợp
pháp đối với nội dung quảng cáo.
3. Quảng cáo thực phẩm phải đảm bảo
theo quy định tại Điều 43, Luật An toàn thực phẩm và Thông tư số
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các quy định khác của pháp luật.
a) Thực hiện thẩm định và xác nhận nội
dung quảng cáo đối với các loại thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Thái Bình chỉ sản xuất để tiêu thụ nội địa;
b) Đối với nội dung quảng cáo thực phẩm
có công bố tác dụng tới sức khỏe phải có ý kiến của Sở Y tế.
Đối với các nhóm sản phẩm cơ quan thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo phải
phối hợp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong quá trình thẩm định;
c) Hồ sơ đăng ký thẩm định và xác nhận
nội dung quảng cáo phải đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 4 Thông
tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
d) Thủ tục đăng ký xác nhận, hủy bỏ
xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm nông lâm thủy sản được
quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11, Thông tư số
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
4. Cơ sở đăng ký xác nhận, hủy bỏ xác
nhận nội dung quảng cáo thực phẩm nông lâm thủy sản thực hiện thủ tục tại Trung
tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình.
Điều 19. Giám
sát ATTP nông lâm thủy sản.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phân công đơn vị thực hiện việc giám sát an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản tại công đoạn lưu thông, tiêu thụ trong nước.
2. Đối tượng giám sát ATTP trên địa
bàn tỉnh Thái Bình bao gồm các sản phẩm chủ lực như thịt
và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm
rau, củ, quả; các sản phẩm có nguy cơ mất an toàn thực phẩm và các nông sản thực
phẩm được lưu thông, tiêu thụ tại:
a) Chợ đầu mối;
b) Cơ sở thu gom, phân phối nông lâm
thủy sản, cơ sở chuyên doanh nông lâm thủy sản (chỉ kinh doanh các sản phẩm thuộc
phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3. Yêu cầu phòng kiểm nghiệm phân
tích mẫu giám sát, người lấy mẫu, phương thức và nội dung giám sát quy định tại
Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Nội dung, trình tự, thủ tục giám
sát quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15,
Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày
01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
5. Đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giao nhiệm vụ giám sát ATTP nông lâm thủy sản có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện theo kế hoạch; lưu trữ toàn bộ hồ
sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động giám sát; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ
và chính xác các vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát; báo cáo định kỳ
tháng và báo cáo tổng hợp vào tháng 12 của năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của các cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
6. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
và Ban quản lý chợ
a) Cung cấp mẫu, cung cấp đầy đủ
thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu giám sát theo yêu cầu của Cơ quan giám
sát;
b) Chấp hành các biện pháp giám sát,
thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân mẫu không bảo đảm ATTP, thực
hiện các biện pháp khắc phục phù hợp, chủ động thực hiện thu hồi sản phẩm không
bảo đảm ATTP và báo cáo kết quả cho Cơ quan giám sát;
c) Ban quản lý chợ có trách nhiệm xây
dựng quy định nội bộ, trong đó xác định rõ trách nhiệm
chung của chợ, trách nhiệm của từng đối tượng kinh doanh nông lâm thủy sản trong chợ về việc chấp hành quy định về ATTP.
Điều 20. Giám
sát ATTP thủy sản theo yêu cầu nước nhập khẩu.
1. Giám sát an toàn thực phẩm thủy sản
theo yêu cầu nước nhập khẩu: Bao gồm chương trình giám sát dư lượng các chất độc
hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi và
chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai
mảnh vỏ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phân công đơn vị thực hiện giám sát ATTP thủy sản theo yêu cầu nước nhập khẩu xây dựng kế hoạch, tổ
chức thực hiện, lấy mẫu và giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và
sản phẩm động vật thủy sản; giám sát
vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể
hai mảnh vỏ trên địa bàn tỉnh dưới sự kiểm
tra của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
3. Trình tự thủ tục thiết lập và triển
khai chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm
động vật thủy sản nuôi tuân thủ theo các quy định tại Thông tư số
31/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giám sát dư lượng các chất
độc hại trong động vật và sản phẩm động
vật thủy sản nuôi, và các quy định khác của pháp luật.
4. Trình tự thủ tục thiết lập và triển
khai chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể
hai mảnh vỏ tuân thủ các quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn
thể hai mảnh vỏ và các quy định khác của pháp luật.
5. Đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giao nhiệm vụ giám sát ATTP thủy sản theo yêu cầu nước nhập khẩu
(Cơ quan giám sát) có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện theo kế hoạch; lưu
trữ toàn bộ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động giám sát; cung cấp hồ sơ, giải
trình đầy đủ và chính xác các vấn đề
có liên quan đến hoạt động giám sát; thông báo kết quả mẫu
giám sát vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; báo cáo định kỳ tháng và báo cáo tổng hợp vào tháng 12 của năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên có thẩm
quyền.
6. Việc cấp đổi phiếu kiểm soát thu
hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang giấy chứng nhận xuất xứ
nhuyễn thể hai mảnh vỏ đăng ký thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công
tỉnh.
Điều 21. Truy xuất
nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phân công đơn vị thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm,
thu hồi và xử lý đối với thực phẩm nông lâm thủy sản bị cảnh
báo mất an toàn theo thông tin cảnh báo của cơ quan kiểm tra và các nguồn tin
khác từ địa phương.
2. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm
đối với thực phẩm không an toàn tuân thủ theo Điều 54, Luật An toàn thực phẩm; thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn tuân thủ theo Điều 55, Luật An toàn thực phẩm và các
quy định cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực
hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm nông lâm
sản không đảm bảo an toàn theo quy định tại Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày
31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an
toàn;
b) Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực
hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm thủy sản
không đảm bảo chất lượng, an toàn theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT
ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực nông lâm thủy sản thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan giám sát; chấp
hành các hoạt động kiểm tra giám sát và các biện pháp xử lý của cơ quan kiểm
tra giám sát trong quá trình truy xuất, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng,
mất an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản.
Điều 22. Xác nhận
sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phân công đơn vị thực hiện việc xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm
nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Tiêu chí xác nhận sản phẩm chuỗi
cung ứng thực phẩm an toàn.
a) Đối với chuỗi liên kết cung ứng thực
phẩm giữa cơ sở sản xuất với cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:
- Sản phẩm bán tại cơ sở kinh doanh
có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo quy định để đảm bảo truy xuất được
nguồn gốc sản phẩm;
- Sản phẩm được sản xuất, giết mổ, sơ
chế, chế biến, kinh doanh tại các cơ sở đã được chứng nhận
đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp cơ sở sản xuất ban đầu (trồng
trọt/chăn nuôi/nuôi trồng/khai thác) đã được chứng nhận
GAP hoặc tương đương; cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đã cam kết sản xuất thực phẩm
an toàn thì không yêu cầu phải được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh bán
cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp được cơ quan chức năng lấy mẫu giám
sát và có kết quả kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ định đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về
an toàn thực phẩm;
b) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:
- Có quy trình và cơ chế giám sát về
an toàn thực phẩm toàn chuỗi sản phẩm và được cơ quan chức năng kiểm tra điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đạt yêu cầu ở tất cả các
công đoạn sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm (cơ sở sản xuất
ban đầu của chuỗi không yêu cầu phải có chứng nhận
VietGAP, các chứng chỉ tương đương hoặc đủ điều kiện an toàn thực phẩm);
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh bán
cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp được cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát và có kết quả kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ định đáp ứng các quy định, qui chuẩn kỹ thuật hiện hành về an toàn thực
phẩm.
3. Việc xác nhận chuỗi cung ứng thực
phẩm theo nhu cầu của chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm và đáp ứng các tiêu chí
quy định tại khoản 2 của Điều này; sản phẩm được xác nhận là sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được cấp cho cơ sở kinh
doanh sản phẩm nông lâm thủy sản bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp.
4. Quy trình xác nhận thực hiện theo
Hướng dẫn xác nhận chuỗi thực phẩm cung ứng an toàn kèm theo Quyết định số
3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Điều 23. Lập báo
cáo tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản lý ATTP nông lâm thủy sản.
1. Hàng năm, trước ngày 10 tháng 12 cơ
quan được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cấp tỉnh, cấp huyện
lập báo cáo tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản của cơ quan, đơn vị thực hiện (thời gian được tính từ ngày 01
tháng 12 của năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, chỉ đạo lập báo cáo tự đánh giá, chấm điểm triển khai công tác quản
lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 của năm.
3. Quy trình, trình tự đánh giá, chấm
điểm thực hiện theo hướng dẫn tại Bộ tiêu chí và Quy trình
đánh giá xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa
phương kèm theo Quyết định số 4070/QĐ-BNNPNTN ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy
sản tại các địa phương.
4. Quá thời hạn quy định tại Khoản 1
của Điều này, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm
cấp tỉnh, cấp huyện không lập báo cáo tự đánh giá, chấm điểm triển khai công
tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của cơ quan đơn vị thì người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN
HẠN CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Các sở,
ngành có liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
a) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện Quy định này đảm bảo đúng nội
dung, đối tượng và hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức thực
hiện theo Quy định này;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành cơ chế chính sách, xây dựng đề án dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh góp phần đảm bảo mục tiêu đề ra trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh
Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015;
c) Phân công các đơn vị trực thuộc Sở
tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản và muối được quy định tại Quy định
này có hiệu quả, không chồng chéo;
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan
trên địa bàn tỉnh: Tuyên truyền đến các sở, ban, ngành, địa phương nội dung của
Quy định này và phổ biến kiến thức pháp luật về chất lượng,
an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông
nghiệp;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp,
các cơ quan có liên quan kiểm tra, rà soát các nội dung trong Quy định này, kịp
thời tham mưu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành;
e) Hàng năm xây dựng kế hoạch công
tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và kinh phí thực hiện
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc
quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng,
an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm theo
quy định;
g) Định kỳ 6 tháng, cả năm tổng hợp
báo cáo công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản về Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban ngành có
liên quan.
2. Công an tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa
phương thực hiện công tác điều tra, phát hiện và xử lý hình sự đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý; các cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản vi phạm pháp luật về ATTP và các
quy định khác của pháp luật.
3. Sở Y tế.
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, công tác cảnh báo, xử lý vi phạm, xử lý sự cố mất an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy, xác nhận công bố
phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm tra sau công bố
sản phẩm.
4. Sở Công thương.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thực hiện công tác phòng chống hàng nhập lậu, hàng giả,
hàng kém chất lượng và gian lận thương mại đối với sản phẩm nông lâm thủy sản
trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia đoàn thanh tra,
kiểm tra liên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ.
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa nông lâm thủy sản
trong lĩnh vực quản lý được giao;
b) Tổ chức kiểm tra, rà soát việc áp
dụng các tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật
địa phương trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa
bàn toàn tỉnh.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh đối với cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có sản phẩm không
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
7. Sở Tài chính.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí
kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy
sản và muối trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
8. Sở Thông tin và Truyền thông.
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thông tin, tuyên truyền về chất lượng an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản và muối trên Cổng Thông tin điện tử của
tỉnh;
b) Hướng dẫn các cơ quan tuyên truyền
của tỉnh; chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình các
huyện, thành phố thông tin phổ biến kiến thức, pháp luật về
quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối; thông tin các
điển hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn; việc thu hồi thực phẩm
không đảm bảo an toàn, xử lý đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng pháp luật về an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản...
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm nông lâm thủy
sản.
Điều 25. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố.
1. Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn theo
Quy định này.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm thực phẩm nông
lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông nghiệp; đặc biệt tập
trung khuyến khích các đối tượng sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tham gia chuỗi sản xuất
thực phẩm đảm bảo an toàn.
3. Tổ chức xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các loại
hình cơ sở thuộc đối tượng quản lý theo phân công phân cấp của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
4. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý tổ chức tuyên truyền các quy định của
pháp luật về ATTP và nội dung Quy định này để toàn thể nhân dân biết và thực hiện;
phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các phòng ban, đơn vị, xã, phường, thị
trấn trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
5. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm,
truy xuất nguồn gốc và cảnh báo các sự cố mất an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
trên địa bàn quản lý.
6. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu
cầu của các cơ quan cấp tỉnh; lập báo cáo tự đánh giá, chấm điểm triển khai
công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý theo
quy định tại Điều 22 của Quy định này.
Điều 26. Cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và muối.
1. Có trách nhiệm
thực hiện và duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp
luật.
2. Chấp hành hoạt động kiểm tra điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của cơ quan kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện sửa chữa các lỗi đã nêu
trong biên bản kiểm tra và thông báo của cơ quan kiểm tra.
4. Chủ động truy xuất nguyên nhân thực
phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm,
thiết lập biện pháp khắc phục tồn tại theo hướng dẫn của
các cơ quan chức năng.
5. Thực hiện ký cam kết, sản xuất
kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn.
Điều 27. Điều
khoản thi hành.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền; các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình có trách nhiệm
thi hành Quy định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan
về lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt Quy định này.
3. Các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn triển khai thực hiện theo địa bàn, lĩnh vực được phân công.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật được viện dẫn trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
thì áp dụng thực hiện theo quy định mới tại các văn bản quy phạm
pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các tổ chức cá nhân báo cáo bằng văn bản
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi./.