Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 155/QĐ-TTg 2022 Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm 2022 2025

Số hiệu: 155/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 29/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN GIAI ĐOẠN 2022-2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

Mục tiêu chung

Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) và các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác (sau đây gọi chung là rối loạn sức khỏe tâm thần) nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến 2025

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tăng cường phối hợp liên ngành, hoàn thiện các chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Đến năm 2025 tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch liên ngành phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.

b) Ban hành đầy đủ các quy định, chính sách để kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

2. Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) 90% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

b) Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp; 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

c) Giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%, giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%.

d) Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 37%.

đ) Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 7 gam/người/ngày.

e) Giảm tỷ lệ thiếu vận động thể lực ở người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 22%.

3. Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Ít nhất 70% người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp; 70% người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định; 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia.

b) Ít nhất 50% người trưởng thành trong đó 80% người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp; 50% người mắc tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh tăng huyết áp được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

c) Ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường; 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện và 55% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 30% người tiền đái tháo đường được phát hiện và 50% số phát hiện được can thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

d) Ít nhất 60% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mạn tính; 50% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 50% người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.

đ) Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư; 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (đối với những bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm có giá trị nâng cao hiệu quả điều trị).

e) Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh; phát hiện được ít nhất 70% người mắc tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác; quản lý điều trị ít nhất 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 50% người bệnh trầm cảm đã được phát hiện.

4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống để bảo đảm cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) 85% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở phòng, chống ung thư để triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư.

b) Ít nhất 70% số huyện và tương đương (sau đây gọi chung là huyện) có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo quy định.

c) 95% số Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định.

d) 95% Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo danh mục quy định; 95% số Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định.

đ) 100% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 60% số huyện có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm và 50% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

e) 100% số Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 50% số Trạm Y tế xã quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm.

g) 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định.

5. Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ

a) Tổ chức điều tra khảo sát để thu thập, công bố số liệu về các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm 5 năm/1 lần.

b) 100% đơn vị ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc mới ung thư và các thông tin liên quan.

c) 100% Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

d) 95% cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và hoàn thiện các chính sách liên ngành

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và ưu tiên bố trí nguồn lực để đạt được các mục tiêu của địa phương trên cơ sở các mục tiêu quốc gia.

b) Các bộ, ngành trung ương tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch thuộc phạm vi do ngành, lĩnh vực phụ trách.

c) Bộ Y tế và các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ để rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, quy định, hướng dẫn về phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc

- Các chính sách, quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Các chính sách, quy định về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho người dân: quy định về ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc trên sản phẩm thực phẩm để công bố thông tin về hàm lượng muối, đường, chất béo và các thành phần liên quan khác; quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh; chính sách áp thuế đối với đồ uống có đường; chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp và tiêu thụ các thực phẩm giảm natri, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe.

- Các chính sách, quy định về tăng cường vận động thể lực cho người dân: chính sách nhằm cung cấp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao; phát triển giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới để khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng nhằm tăng cường vận động thể lực; các quy định, hướng dẫn mức độ, loại hình vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng, tại nơi làm việc; hướng dẫn kê đơn vận động thể lực cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm.

d) Nghiên cứu, đề xuất chính sách, hướng dẫn phối hợp công - tư, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành y tế để tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần tại nhà, tại cộng đồng và tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.

2. Truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Nội dung truyền thông

- Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật; cung cấp các bằng chứng khoa học; trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Truyền thông nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân để phòng, chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng mắc bệnh; hướng dẫn người dân kiểm tra sức khỏe, biết các dấu hiệu sớm của bệnh, chăm sóc và tuân thủ điều trị khi mắc bệnh.

b) Xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông, chú trọng các tài liệu, thông điệp truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường vận động thể lực; chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý, giảm ăn muối, hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; truyền thông hướng dẫn người dân tự phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc và khám xác định bệnh.

c) Sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức truyền thông và nâng cao sức khỏe phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông; truyền thông trên đài phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử ở trung ương và tại địa phương; truyền thông trên trang web và trên mạng xã hội.

- Xây dựng, cấp phát và phổ biến các tài liệu truyền thông cho người dân; truyền thông lồng ghép trong các sự kiện, hoạt động cộng đồng; tổ chức các hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, tập huấn nâng cao năng lực cho các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, truyền thông về phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua các chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

- Xây dựng, triển khai nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe trong trường học, ở nơi làm việc và tại cộng đồng để thực hiện các nội dung của Chương trình Sức khỏe Việt Nam về phòng, chống bệnh không lây nhiễm; khuyến khích phát triển mô hình doanh nghiệp áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm thực phẩm giảm natri, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe.

d) Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án truyền thông và nâng cao sức khỏe theo các lĩnh vực, như: Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Tăng cường vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng; Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm và các chương trình, đề án liên quan khác.

3. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm bệnh

- Triển khai cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các nghiệm pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân, ưu tiên người từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao.

- Tổ chức các hình thức sàng lọc thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại Trạm Y tế xã; sàng lọc lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục, trong khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ quan, tổ chức và khám quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; sàng lọc trong hoạt động thăm hộ gia đình, sàng lọc khi khám thai cho phụ nữ có thai. Tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của địa phương.

b) Theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người nguy cơ cao và tiền bệnh

- Triển khai lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm và một số rối loạn sức khỏe tâm thần; quản lý người có nguy cơ tim mạch; tư vấn, cai nghiện thuốc lá; sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia.

- Tổ chức các hình thức theo dõi, tư vấn, dự phòng lồng ghép trong quản lý, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ quan, tổ chức; quản lý sức khỏe người cao tuổi và quản lý, theo dõi sức khỏe người dân tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

c) Quản lý điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh

- Thực hiện chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật.

- Triển khai quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; lập hồ sơ, quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại Trạm Y tế xã theo quy định.

- Thực hiện kê đơn dinh dưỡng, vận động thể lực, tư vấn tâm lý và thay đổi lối sống cho người mắc bệnh không lây nhiễm; chăm sóc giảm nhẹ, trị liệu tâm lý cho người bệnh ung thư tại cơ sở y tế và tại nhà; chăm sóc, phục hồi chức năng, tái thích ứng cộng đồng xã hội cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.

4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

a) Tăng cường năng lực các cơ sở y tế

- Tăng cường, củng cố năng lực, nhân lực của các viện trung ương và khu vực thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, các cơ sở kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh và mạng lưới y tế cơ sở để phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Phát triển, củng cố năng lực, nhân lực các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

+ Tăng cường năng lực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa liên quan ở tuyến tỉnh để cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo phân tuyến kỹ thuật và để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở.

+ Củng cố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện để chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; khám, quản lý điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tham gia khám sàng lọc, chăm sóc giảm nhẹ, phòng, chống ung thư; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế xã và tại cộng đồng theo quy định.

b) Hoàn thiện quy định, hướng dẫn cho công tác dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do Trạm Y tế xã thực hiện, trong đó quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật về tư vấn, sàng lọc phát hiện sớm, giám sát, quản lý các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Hoàn thiện quy định, hướng dẫn để bảo đảm thuốc thiết yếu, trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật cho các hoạt động dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo hiểm y tế bảo đảm cho việc quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã.

- Xây dựng các tài liệu, công cụ hướng dẫn người dân biết phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh; biết tự hỗ trợ, quản lý, chăm sóc khi mắc bệnh.

- Xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật để dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và tư vấn, chăm sóc hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.

- Rà soát, hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần như: hướng dẫn dự phòng, phát hiện, khám, quản lý điều trị, tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cơ sở y tế tuyến huyện, Trạm Y tế xã, cơ sở trợ giúp xã hội và tại cộng đồng.

c) Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Xây dựng, cập nhật, chuẩn hóa tài liệu tập huấn chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; tư vấn, trị liệu tâm lý, chăm sóc giảm nhẹ; dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực cho người bệnh và cho cộng đồng; giám sát, quản lý thông tin số liệu bệnh không lây nhiễm. Xây dựng, chuẩn hóa một số tài liệu đào tạo cấp chứng chỉ đặc thù trong ung thư. Rà soát, hoàn thiện tài liệu đào tạo chuyên khoa cho bác sỹ chuyên khoa tâm thần; tài liệu tập huấn về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các rối loạn sức khỏe tâm thần cho bác sỹ đa khoa và cán bộ y tế liên quan tại tuyến huyện và Trạm Y tế xã.

- Tổ chức tập huấn, tập huấn lại về dự phòng, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần gắn với đào tạo liên tục:

+ Phát triển, củng cố mạng lưới các cơ sở đào tạo tại trung ương và khu vực với sự tham gia của các viện, bệnh viện, trường phù hợp để tổ chức đào tạo, hỗ trợ cho giảng viên nòng cốt tuyến tỉnh. Giảng viên nòng cốt tuyến tỉnh tổ chức tập huấn, tập huấn lại cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã liên quan về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm.

+ Củng cố mạng lưới các bệnh viện, viện và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu cho bác sỹ chuyên khoa tâm thần; đào tạo, tập huấn cho bác sỹ đa khoa tại tuyến huyện để khám, điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho cán bộ y tế xã về khám, quản lý và cấp thuốc ngoại trú cho người bệnh tại cộng đồng; tập huấn cho cán bộ y tế xã và y tế thôn, bản về sàng lọc và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần; tập huấn cho người làm công tác trợ giúp xã hội và cộng tác viên công tác xã hội về chăm sóc, phục hồi chức năng cho người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.

- Triển khai định kỳ, thường xuyên hoạt động giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho Trạm Y tế xã theo hình thức cầm tay chỉ việc do tuyến tỉnh, huyện thực hiện.

- Bảo đảm trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các bệnh viện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã, bao gồm: thực hiện đầy đủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu chuyên môn làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; bảo đảm danh mục chuyên môn kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm, vật tư và các quy định về tài chính, bảo hiểm y tế.

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

- Kết nối liên tục, chia sẻ thông tin giữa các tuyến để bảo đảm theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật của cá nhân một cách liên tục. Bảo đảm bảo mật các thông tin về sức khỏe của người dân.

- Tích hợp các nội dung vào hệ thống quản lý thông tin để phục vụ cho phát hiện bệnh sớm, quản lý bệnh và thống kê báo cáo, quản lý thông tin, số liệu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa (telemedicine).

- Xây dựng các trang thông tin điện tử về sức khỏe và các phần mềm, ứng dụng để chia sẻ thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh, người dân thực hiện phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe; xây dựng phần mềm, ứng dụng trên điện thoại để giúp người dân tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh, thay đổi hành vi lối sống, giúp người bệnh và người chăm sóc tự quản lý bệnh tại gia đình.

5. Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Xây dựng hệ thống giám sát lồng ghép trong hệ thống thông tin y tế quốc gia để thu thập, theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

a) Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống giám sát, quản lý thông tin

- Ban hành Hướng dẫn giám sát bệnh không lây nhiễm; tiếp tục cập nhật và hoàn thiện bộ chỉ số quốc gia về giám sát bệnh không lây nhiễm; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin, thống kê báo cáo về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho cán bộ y tế các tuyến từ trung ương tới địa phương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý các thông tin, số liệu và phổ biến, cung cấp trên các trang web chuyên ngành; định kỳ công bố các ấn phẩm thống kê, thông tin, số liệu về yếu tố nguy cơ, bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

b) Triển khai các hoạt động giám sát

- Giám sát yếu tố nguy cơ: định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để thu thập, theo dõi, đánh giá thực trạng và chiều hướng các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Tổ chức 01 cuộc điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) vào năm 2025; 01 cuộc điều tra hành vi sức khỏe học sinh (GSHS) vào năm 2024 để phục vụ cho theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược quốc gia, Chương trình sức khỏe Việt Nam và các chương trình, kế hoạch liên quan.

+ Thực hiện các điều tra, nghiên cứu chuyên biệt hoặc các biện pháp thu thập, thống kê thích hợp để thu thập bổ sung các chỉ tiêu cho nhóm đặc thù như trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi hoặc bổ sung những chỉ tiêu không có trong điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và điều tra hành vi sức khỏe học sinh.

- Giám sát tử vong: thiết lập hệ thống giám sát tử vong để thu thập và phân tích số liệu về nguyên nhân tử vong trên toàn quốc phục vụ cho báo cáo Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam về giảm tử vong do bệnh không lây nhiễm và báo cáo nguyên nhân tử vong do rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện công cụ, quy trình xác định nguyên nhân tử vong, đăng ký, thống kê tử vong đối với các trường hợp tử vong tại cơ sở y tế và ngoài cơ sở y tế.

+ Triển khai thu thập, thống kê nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống thống kê báo cáo tử vong của Trạm Y tế xã. Tăng cường năng lực, hoàn thiện công cụ, quy trình, nâng cao chất lượng thống kê, ghi chép, chẩn đoán nguyên nhân tử vong của Trạm Y tế xã để phục vụ cho giám sát tử vong.

- Giám sát mắc bệnh: triển khai ghi nhận ung thư để định kỳ cập nhật, công bố các số liệu chuẩn hóa về ung thư.

+ Lập kế hoạch để phát triển mạng lưới, tăng cường chất lượng của các đơn vị ghi nhận ung thư; phát triển các đơn vị ghi nhận ung thư dựa trên quần thể; ban hành hướng dẫn và nâng cao năng lực cho cán bộ về ghi nhận ung thư.

+ Thực hiện thu thập và định kỳ công bố số liệu về mắc mới ung thư của Việt Nam và các chỉ số liên quan.

- Giám sát đáp ứng của hệ thống y tế: định kỳ, thường xuyên thu thập, báo cáo các thông tin, số liệu về kết quả hoạt động và đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

+ Thống nhất quy trình, nâng cao chất lượng thống kê báo cáo định kỳ về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho mạng lưới y tế từ trung ương đến tuyến xã theo chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế; áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, báo cáo; định kỳ tổng hợp số liệu thống kê báo cáo về kết quả dự phòng, sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần từ tất cả các Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan trên toàn quốc.

+ Tổ chức khảo sát đánh giá năng lực đáp ứng của hệ thống y tế đối với bệnh không lây nhiễm dựa trên bộ công cụ của Tổ chức Y tế thế giới.

6. Phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước

a) Chủ động tích cực hợp tác với các quốc gia, các viện, trường và các hiệp hội trong khu vực và trên thế giới trong nghiên cứu, đào tạo để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

b) Tăng cường hợp tác toàn diện với Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước để hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thực hiện kế hoạch; lồng ghép các chương trình, dự án hợp tác với hoạt động của kế hoạch nhằm thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia.

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Xây dựng các đề án để triển khai thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2022-2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

1. Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia giai đoạn 2022-2025

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế

- Cơ quan phối hợp: các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Đề án Tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2022-2025

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Cơ quan phối hợp: các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Đề án Dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế

- Cơ quan phối hợp: các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn ngân sách nhà nước

- Nguồn ngân sách sự nghiệp: kinh phí được bố trí từ nguồn chi ngân sách sự nghiệp trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách, trong đó ngân sách trung ương bố trí cho triển khai kế hoạch của Bộ Y tế và các bộ, ngành trung ương; ngân sách tại địa phương bố trí cho triển khai kế hoạch tại địa phương để bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch. Căn cứ kế hoạch, đề án được giao, Bộ Y tế, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành trung ương và địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn đầu tư công: thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Nguồn do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

3. Nguồn Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

4. Nguồn xã hội hóa.

5. Nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

a) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

b) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức để hướng dẫn, tổ chức triển khai Kế hoạch.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng Đề án số 1 và Đề án số 3 của Kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.

d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì xây dựng và ban hành các chính sách, quy định pháp luật để tăng cường cơ sở vật chất phát triển thể dục, thể thao quần chúng và bảo đảm vệ sinh an toàn trong các cơ sở, dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng Đề án số 2 của Kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện trên cơ sở lồng ghép với Đề án vận động toàn dân luyện tập thể dục, thể thao bảo vệ, nâng cao sức khỏe tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và phổ biến, hướng dẫn các bài tập thể dục cho người dân để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh, tật khác.

d) Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát quảng cáo thuốc lá, rượu, bia và các sản phẩm khác có yếu tố nguy cơ với sức khỏe thuộc lĩnh vực quản lý.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát quảng cáo thuốc lá, rượu, bia và các sản phẩm khác có yếu tố nguy cơ với sức khỏe khác thuộc lĩnh vực quản lý.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên hệ thống thông tin cơ sở.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên về phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần; thực hiện các quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe trong các cơ sở giáo dục.

b) Tổ chức lồng ghép hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần phù hợp với lứa tuổi trong quản lý, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục.

c) Chủ trì triển khai hiệu quả Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2018-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Tài chính

a) Bố trí chi thường xuyên ngân sách trung ương cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

b) Nghiên cứu đề xuất mức thuế phù hợp đối với các sản phẩm đồ uống có đường, các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe và các sản phẩm kinh doanh có điều kiện để hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bố trí vốn đầu tư công của ngân sách trung ương để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần thuộc Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cho người lao động mắc bệnh không lây nhiễm thuộc lĩnh vực quản lý.

8. Bộ Giao thông vận tải

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển giao thông công cộng và hạ tầng cơ sở cho giao thông phi cơ giới; bảo đảm các tiện ích phục vụ cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia giao thông.

9. Bộ Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung các quy định pháp luật, xây dựng và triển khai các đề án về quy hoạch đô thị bảo đảm không gian và cơ sở vật chất cho tăng cường vận động thể lực, nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị; bảo đảm các tiện ích phục vụ người khuyết tật và người cao tuổi.

10. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia về nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp kiểm soát tác động của các chất ô nhiễm tác động đến sức khỏe con người.

12. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan

Chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để triển khai lồng ghép hoạt động truyền thông; phát động các phong trào, xây dựng các mô hình cộng đồng nâng cao sức khỏe để phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân.

13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Căn cứ Kế hoạch của quốc gia để chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại địa phương, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

c) Kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ và kết quả việc thực hiện Kế hoạch.

14. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 155/QD-TTg

Hanoi, January 29, 2022

 

DECISION

ON APPROVAL OF THE NATIONAL PLAN FOR PREVENTION AND CONTROL OF NON-COMMUNICABLE DISEASES (NCDS) AND MENTAL DISORDERS FOR THE PERIOD OF 2022-2025

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of the Local Government dated November 22, 2019;

Pursuant to Decision No. 376/QD-TTg dated March 20, 2015 of the Prime Minister on the approval of the National Plan for prevention and control of cancers, cardiovascular disease, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease, bronchial asthma, and other non-communicable diseases for the period of 2015-2025;

At the request of the Minister of the Ministry of Health.

HEREBY DECIDES:

Article 1. The approval of the National Plan for prevention and control of non-communicable diseases and mental disorders for the period of 2022-2025 (hereinafter referred to as the “Plan”) consists of the following content:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



General objectives

Strengthen the control of risk elements causing diseases and promote preventive measures, early detection, and management of treatment to limit the increase of the rate of patients, diseases, disabilities, and early death due to cardiovascular diseases, cancer, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease, bronchial asthma (hereinafter referred to as “NCDs”) and schizophrenia, epilepsy, depression, dementia, and other mental disorders (hereinafter referred to as “mental disorders”) in order to contribute to the protection, care, and improvement of the health of the people and development of the economy and society of the country.

Specific objectives and targets towards 2025

1. Improve roles and responsibilities of authorities at various levels, increase the interdisciplinary cooperation, and complete policies on the prevention and control of NCDs and mental disorders

a) By 2025, every province or centrally affiliated city shall have interdisciplinary plans for the prevention and control of NCDs and mental disorders for the period of 2022-2025.

b) Sufficient promulgation of regulations or policies on control of risk factors and preventive measures of NCDs and mental disorders.

2. Limit main risk behaviors to prevent the NCDs and mental disorders

a) 90% of healthcare stations of communes, wards, and towns (hereinafter referred to as "communes") and relevant entities shall carry out communications campaigns for prevention and control of harmful effects of cigarettes and alcohol, proper nutrition assurance, promotion of physical strength, and early detection of NCDs and mental disorders.

b) At least 80% of people from 13 years old or older shall receive communication on the prevention and control of harmful effects of cigarettes and alcohol, proper nutrition assurance, and appropriate promotion of physical strength; 80% of people from 40 years old or older shall receive communication, information, and guidelines on health monitoring and early detection of NCDs and mental disorders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Reduction of rate of smoking in men from 15 years old or older to less than 37%.

dd) Reduction of rate of average salt consumption of people from 18 years old or older to less than 7 grams/people/day.

e) Reduction of rate of physical inactivity in people from 18 years old or older to less than 22%.

3. Increase the rate of detection, treatment management, and care for patients with NCDs and mental disorders

a) At least 70% of people detected to be overweight or obese shall receive appropriate counseling to control their conditions; 70% of people detected to have risks of cardiovascular diseases shall receive measures to manage preventive treatments as per regulation; 50% of people from 18 years old or older shall receive screening and intervention to reduce harms to people at risk of health due to drinking alcohol.

b) At least 50% of adults with 80% of people from 40 years old or older shall have their blood pressure measured once a year for early detection of hypertension; 50% of people with hypertension shall be detected; 50% of people detected with hypertension shall receive treatment management under specialized guidance.

c) At least 70% of people from 40 years old or older shall be screened with risk assessment cards and/or receive blood sugar tests once per year for early detection of diabetes; 55% of people detected with diabetes and 55% of them shall receive treatment management under specialized guidance; 30% of people detected with diabetes and 50% of them shall receive preventive intervention and treatment under specialized guidance.

d) At least 60% of people from 40 years old or older shall receive periodic screening examination once per year to determine risks of chronic respiratory diseases; 50% of people detected with chronic obstructive pulmonary diseases at early stages before the complication occurs and 50% of them shall receive treatment management under specialized guidance; 50% of people detected with bronchial asthma at early stages before the complication occurs and 50% of them shall receive treatments to control such conditions with 20% of full control.

dd) At least 40% of people subject to screening shall receive periodic screening for breast, cervical, and colorectal cancer under specialized guidance for each type of cancer; 40% of people with some cancers shall be detected at an early stage (for cancers, if detected early, it is valuable to improve the effectiveness of treatment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Develop and improve the capability system to ensure the provision of services of prevention and control of NCDs and mental disorders

a) 85% of provinces and centrally affiliated cities shall have cancer prevention and control facilities to implement the prophylaxis, detection, diagnosis, and management of cancer treatments.

b) At least 70% of communes and equivalences (hereinafter referred ti as “communes”) shall have healthcare facilities to implement the medical examination, diagnosis, and management of chronic obstructive pulmonary disease and bronchial asthma treatments as per regulation.

c) 95% of district-level healthcare centers shall implement the medical examination, diagnosis, and management of hypertension and diabetes treatments as per regulation.

d) 95% of commune-level healthcare stations shall implement the medical examination and treatment with at least 3 groups of medicines for hypertension treatment, 2 groups of medicines for diabetes treatment, and essential medicines for chronic obstructive pulmonary disease and bronchial asthma treatment according to the prescribed list; 95% commune-level healthcare stations shall implement the prophylaxis, detection, and management of hypertension and diabetes treatments, and other NCDs as per regulation.

dd) 100% of districts with healthcare facilities shall manage and provide medicine for the treatment of patients with schizophrenia and epilepsy; 60% of districts with healthcare facilities shall implement the diagnosis, treatment, and management of the provision of medicines for people with depression; 50% of districts with healthcare facilities shall manage the provision of medicines for the treatment of people with other mental disorders.

e) 100% of commune-level healthcare stations shall manage the provision of medicines for the treatment of patients with schizophrenia and epilepsy; 50% of commune-level healthcare stations shall manage the provision of medicines for the treatment of patients with depression.

g) 100% of medical staff that implement the prevention and control of NCDs and mental disorders at all levels shall receive training in prophylaxis, supervision, detection, management, diagnosis, and treatment of diseases as per regulation.

5. Develop the system for supervising, managing information, and making statistical reports on NCDs, mental disorders, and risk factors

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) 100% of cancer record units shall collect and annually report standardized data on new cancer cases and relevant information.

c) 100% of commune-level healthcare stations and relevant healthcare facilities shall apply information technology and submit sufficient statistical reports on the prophylaxis, detection, treatment management, and cause of death caused by NCDs and mental disorders as per regulation.

d) 95% of focal staff that supervise and make statistical reports at all levels shall receive training in supervision, information management, and statistical reports on patients with NCDs and mental disorders as per regulation.

II. MAIN SOLUTIONS AND TASKS

1. Increase the management, leadership, and directive and complete inter-sectoral policies

a) People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities shall proactively develop plans, direct the implementation, incorporate such plans into the socio-economic development tasks in their areas, and prioritize allocating resources to achieve their objectives on the basis of national objectives.

b) Ministries and central authorities shall intensify their cooperation in implementing policies and plans of the sector or field under their management.

c) The Ministry of Health, ministries, and central authorities shall rely on their functions and tasks to review, supplement, and complete policies, regulations, and guidelines on the prevention and control of risk factors of NCDs and mental disorders and organize the implementation nationwide

- Policies and regulations on prevention and control of harmful effects of cigarettes and alcohol.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Policies and regulations on increasing physical activities for people: policies to provide and facilitate people to access and use public space and physical training and sports facilities; development of public traffic and non-motorized traffic to encourage and urge people to use them for intensification of physical activities; regulations and guidelines on extent and type of physical activities for people in the community or at workplaces; guidelines on the prescription of physical activities for people with certain NDCs.

d) Research and proposal of policies and guidelines on public-private cooperation and cooperation with agencies, organizations inside or outside the health sector in increasing the provision of services of prophylaxis, care, and treatment management of NCDs or mental disorders at home, in the community, or primary healthcare facilities.

2. Conduct communication and improvement of health to limit risk behaviors and prevent NCDs and mental disorders

a) Communication content

- Dissemination of guidelines, policies, and laws; provision of scientific evidence; responsibilities of various-level authorities, departments, unions, enterprises, organizations, and individuals.

- Communication for raise of awareness and behaviors of people to prevent and control risk factors and prevent infection; guidance for people to check their health, identify early signs of diseases, provide care, and comply with the treatment when infected.

b) Develop and disseminate communication documents and focus on communication documents and messages on prevention and control of harmful effects of alcohol; intensification of physical activities, proper and balanced nutrition diet with reduction of consumption of salt, sugary drinks, saturated fat, and trans fat; conduct communication on guidelines for people to detect disease signs early, regularly check their health, and receive screening and medical examination for identification of diseases.

c) Use diverse and effective forms of communication and improve health to prevent and control NCDs and mental disorders

- Organize communication programs and campaigns; conduct communication on radio, television, printed newspapers, and online newspapers at central and local levels; conduct communication on websites and social networks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Increase education of life skills, psychological counseling, and communication on prevention of NCDs and mental health care by providing appropriate programs and activities of education for children and students in educational institutions.

- Develop, implement, and increase models for health improvement in schools, workplaces, and the community to implement the content of the Vietnam Health Program on prevention and control of NCDs; encourage the development of enterprise models that apply scientific and technological measures to produce foods with less sodium, sugar, and unhealthy fat.

d) Develop and implement communication programs and plans and improve health according to fields, such as: Prevention and control of harmful effects of cigarettes; prevention and control of harmful effects of alcohol; intensification of physical activities for people in the community; communication campaigns for reduction of salt in meals to prevent and control NCDs; proper nutrition diet assurance and intensification of physical activities for children and students to improve health and prevent NCDs and other related programs and plans.

3. Increase the provision of services of prophylaxis, early detection, management, treatment, and care for patients of NCDs and mental disorders

a) Provide screening services for early detection of disease

- Implement the provision of services of screening examination, health check, and measurement of indicators and apply tests for early detection of NCDs and mental disorders for people, prioritizing people from 40 years old or older and people with high risks.

- Organize forms of regular screening when people use services at healthcare facilities, especially commune-level healthcare stations; conduct integrated screening in health care for children and students in educational institutions, occupational disease examination for workers in agencies and organizations, and health check-ups for the elderly; conduct screening during household visits and screening during antenatal care for pregnant women.  Organize programs and activities for health screening and checkups in the community suitable for requirements and conditions of localities.

b) Provide monitoring, counseling, and prevention for people with high risks and pre-diseases

- Make documents for monitoring, counseling, and prophylaxis for obese or overweight people, people with pre-diseases, and people with high risks of NCDs and certain mental disorders; manage people with cardiovascular risks; provide counseling and treatment for cigarette addiction; provide screening and intervention to reduce harms caused by alcohol consumption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Provide treatment management and care for patients

- Carry out  comprehensive and in-depth diagnoses and treatments for NCDs and mental disorders at medical examination and treatment facilities according to specialized facilities

- Implement treatment management and care for patients with hypertension, diabetes, chronic obstructive pulmonary disease, and bronchial asthma; make documents and manage the provision of medicines for patients with schizophrenia, epilepsy, and depression at commune-level healthcare stations as per regulation.

- Prescribe healthy diets and physical activities, provide psychological counseling, and change the lifestyle of patients with NCDs; provide palliative care and psychological therapy for patients with cancer at healthcare facilities and at home; provide care, functional rehabilitation, and social reintegration for patients with mental disorders in the community and at social assistance facilities as per regulation.

4. Develop and improve the capability of the system of provision of services of prevention and control of NCDs and mental disorders

a) Strengthen the capability of healthcare facilities

- Strengthen and consolidate the capability and human resources of central and regional institutes in the field of preventive health care, provincial-level disease control facilities, and grassroots healthcare networks for prevention and control of NCDs and mental disorders.

- Develop and consolidate the capability and human resources of medical examination and treatment facilities:

+ Strengthen the capability of general and specialized medical examination and treatment facilities at provincial levels to provide services of comprehensive and in-depth diagnoses and treatments for NCDs and social disorders according to specialized facilities and provide technical and professional support for grassroots-level health care.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Complete regulations and guidelines for the work of prophylaxis, detection, treatment management, and care for patients with NCDs and mental disorders

- Develop packages of basic healthcare services for primary health care, prophylaxis, and health improvement by commune-level healthcare stations which specify the list of technical and professional services for counseling, early detection screening, supervision, and management of patients with NCDs and mental disorders.

- Complete regulations and guidelines to ensure essential medicines, equipment, supplies, and techniques for prophylaxis, screening, early detection, and management of NCDs and mental disorders.

- Develop, supplement, and complete mechanisms and policies on health insurance to ensure the management and treatment of NCDs at commune-level healthcare stations.

- Develop guiding documents and tools for people to detect signs of diseases early and support, manage, and take care of themselves when infected.

- Develop and complete technical and professional guidelines for prophylaxis, early detection, treatment management, and effective counseling and care for NCDs.

- Review and complete professional guidelines on caring for mental health such as guidelines on prophylaxis, detection, medical examination, treatment management, psychological therapy, and functional rehabilitation for patients with mental disorders at district-level healthcare facilities, commune-level healthcare stations, and social assistance facilities and in the community.

c) Strengthen the capability for prophylaxis, detection, and treatment management of NCDs and mental disorders

- Develop, update, and standardize professional training documents for grassroots healthcare level regarding prophylaxis, early detection, diagnosis, management, and treatment of NCDs; provide counseling, psychological therapy, and palliative care; proper diet, physical activities for patients and for the community; supervise and manage data information of NCDs. Develop and standardize certain training documents for issuance of certificates regarding cancer. Review and complete specialized training documents for psychiatric doctors; training documents on prophylaxis, diagnosis, treatment, and management of mental disorders for general doctors and related healthcare staff at district levels and commune-level healthcare stations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Develop and consolidate the network of central and regional training facilities with the participation of suitable institutes, hospitals, and schools for the organization of training and assistance for core lecturers at provincial levels. Core lecturers at provincial levels shall organize training and retraining for related healthcare staff at provincial levels, district levels, or commune levels on prophylaxis, early detection, diagnosis, management, and treatment of NCDs.

+ Consolidate the network of hospitals, institutes, and training facilities in the field of mental health. Provide in-depth training programs for psychiatric doctors; training for general doctors at district levels to be able to provide medical examination and treatment for certain mental disorders; training for healthcare staff at commune levels on outpatient examination, management, and provision of medicines for patients in the community; training for healthcare staff in communes and villages on screening and early detection of mental disorders; training for social assistance workers and collaborators on care and functional rehabilitation persons suffering from mental disorders as per regulation.

- Regularly and periodically implement supervision and professional and technical assistance for commune-level healthcare stations in the form of detailed instruction provided by the district and commune level.

- Ensure equipment and promote the application of technology and science in diagnosis and management of NCDs and mental disorders at hospitals.

- Direct, instruct, and ensure essential conditions for the implementation of prophylaxis and management of the treatment of NCDs at commune-level healthcare stations, including: full implementation of regulations on issuance of operational licenses and professional practice certificates; assignment of tasks and professional targets as the basis for inspection, supervision, and assessment of implementation results; assurance of the list of professional techniques, medicines, equipment, tests, and supplies and regulations on finance and health insurance.

d) Apply information technology in preventing and controlling NCDs and mental disorders

- Continuously connect and share information between levels to continuously monitor the health and disease conditions of individuals. Ensure confidentiality of information on people’s health.

- Integrate contents into the information management system for the purpose of early detection and disease management, statistical reports, and management of information and data.

- Strongly apply information technology in training and telemedicine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Develop the system for supervising and managing information on NCDs, mental disorders, and risk factors

Develop a supervision system integrated into the national health information system to collect, monitor, predict, and supervise risk factors, infected cases, deaths, the responsiveness of the healthcare system, and effectiveness of measures to prevent and control NCDs and mental disorders.

a) Develop and strengthen the capability of the information supervision and management system

- Issue Guidelines on Supervision of NCDs; continue to update and complete the set of national indices on supervision of NCDs; apply information technology in managing information and making statistical reports on NCDs and mental disorders.

- Organize training on supervision of NCDs and mental disorders for healthcare staff from central to local levels.

- Develop a database to manage information and data and disseminate and provide them on specialized websites; periodically disclose statistical publications, information, and data on risk factors, NCDs, and mental disorders.

b) Implement supervision activities

- Supervision of risk factors: periodically organize inspections and surveys to collect, monitor, and assess the current state and trends of risk factors of NCDs and mental disorders.

+ Organize a National STEPwise Approach to NCD Risk Factor Surveillance (STEPS) in 2025; a Global School-based Student Health Survey (GSHS) in 2024 for the purpose of monitoring and assessing the progress and result of the performance of objectives and targets of the National Strategy, Vietnam Health Care Program, and related programs and plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Death supervision: establish a death supervision system to collect and analyze data on cause of death nationwide to serve the Sustainable Development Goal (SDG) Objective of Vietnam on decreasing death caused by NCDs and reporting causes of death by mental disorders.

+ Cooperate with related agencies and units in completing tools and procedures for determining causes of death, registering, and making statistical reports on death regarding deceased cases inside and outside healthcare facilities.

+ Collect and make statistical reports on causes of death by NCDs and mental disorders according to information from the death reporting system of commune-level healthcare stations. Strengthen the capability, complete tools, procedures, and improve the quality of statistical reports, records, and diagnosis of causes of death of commune-level healthcare stations for the purpose of death supervision.

- Disease supervision: record cancer-related matters to periodically update and disclose standardized data on cancer.

+ Make plans to develop the network and strengthen the quality of cancer record units; develop cancer record units based on the population; issue guidelines and improve the capability of cancer record staff.

+ Collect and periodically disclose data on new cancer cases of Vietnam and related data.

- Healthcare system responsiveness supervision: periodically and regularly collect and report information and data on results of activities and the responsiveness of the healthcare system in preventing and controlling NCDs and mental disorders.

+ Unify procedures and improve the quality of periodic-statistical reports on NCDs and mental disorders for healthcare systems from central levels to district levels according to regulations on statistical reports of the Ministry of Health; apply information technology in making statistical reports; periodically recapitulate data of statistical reports on results of prophylaxis, screening, detection, and treatment management of NCDs and mental disorders from all commune-level healthcare stations and related healthcare facilities nationwide.

+ Organize surveys to assess the responsiveness of healthcare systems for patients with NCDs based on the tool kit of the World Health Organization (WHO).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Proactively and actively cooperate with countries, institutes, and associations in the region and in the world in research and training to develop and improve the quality of human resources for preventing and controlling NCDs and mental disorders.

b) Strengthen the comprehensive cooperation with WHO and international and domestic agencies and organizations to provide assistance and promote the implementation of the plan; integrate cooperative plans and projects into activities of the plan to achieve objectives of the National Strategy.

III. PROGRAMS AND PROJECTS FOR IMPLEMENTATION OF PLANS

Develop projects for implementation of the Plan for the period of 2022-2025 and present them to competent authorities for approval:

1. Communication Project for Prevention and Control of Alcohol Harms 2022-2025

- Responsible agency: Ministry of Health

- Cooperating agencies: related ministries, central authorities, agencies, organizations, and People's Committees of provinces or centrally affiliated cities.

2. Physical Activity Intensification Project for Improvement of Health and Disease Prevention and Control 2022-2025

- Responsible agencies: Ministry of Culture, Sports, and Tourism

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Project of Prophylaxis, Detection, and Treatment Management for Cancer, Cardiovascular Diseases, Diabetes, Chronic Obstructive Pulmonary Disease, Bronchial Asthma, and Mental Disorders 2022-2025

- Responsible agency: Ministry of Health

- Cooperating agencies: related ministries, central authorities, agencies, organizations, and People's Committees of provinces or centrally affiliated cities.

IV. BUDGET FOR IMPLEMENTATION OF PLANS

1. State budget sources

- State budget for health care: allocate budget from the central and local state budget for health care according to budget decentralization with the budget from the central state budget for implementation of plans of the Ministry of Health, ministries, and central authorities; local state budget for implementation of local plans to ensure the achievement of objectives, targets, and tasks of plans.  The Ministry of Health and central and local authorities shall rely on the assigned plan or project to develop the estimated budget for implementation and recapitulate it in their annual plan for budget estimation plan and present it to competent authorities for approval.

- Public investment sources: implement as per regulation of the law on public investment.

2. Budget sources by the health insurance fund.

3. Budget sources from the fund for the prevention and control of cigarette harm.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Other legal budget sources.

V. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Health shall:

a) Cooperate with ministries and central authorities related to research and construction in promulgating according to their competence or requesting competent authorities to promulgate legal policies and documents related to the prevention and control of NCDs and mental disorders.

b) Cooperate with related ministries, central authorities, People's Committees of provinces, centrally affiliated cities, and relevant entities in providing guidelines and organizing the implementation of the Plan.

c) Take charge and cooperate with ministries and central authorities in developing Project No. 1 and Project No. 3 of the Plan and present them to competent authorities for approval and implementation.

d) Inspect and urge the implementation of the Plan and regularly submit final reports to the Prime Minister on the performance and result of the implementation of the Plan.

2. Ministry of Culture, Sport, and Tourism shall:

a) Take charge of the development and promulgation of policies and regulations of the law to strengthen physical activities to develop mass physical training and sports and ensure safety and hygiene in physical training and sports facilities and services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Cooperate with the Ministry of Health in developing, disseminating, and providing guidelines on physical training for people to improve their health and prevent and control NCDs, mental disorders, and other diseases.

d) Organize the implementation of measures to manage and control advertisements for cigarettes, alcohol, and other products with risk factors that pose risks to health under its management.

3. Ministry of Information and Communications shall:

a) Organize the implementation of measures to manage and control advertisements for cigarettes, alcohol, and other products with risk factors that pose risks to health under its management.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Health in directing and organizing activities of information and communication on prevention and control of NCDs, mental disorders, and risk factors on means of mass communication and grassroots information systems.

4. Ministry of Education and Training shall:

a) Implement activities of communication and education suitable for children and students on prevention and control of risk factors, prophylaxis of NCDs, and care for mental health; implement regulations on control and management of advertisement, business, and provision of unhealthy food and drink in educational institutions.

b) Organize integrated activities of screening for early detection, counseling, and prophylaxis of NCDs and mental disorders suitable for the age of children and students in managing and caring for them in educational institutions.

c) Take charge and effectively implement the Project of Proper Diet Assurance and Intensification of Physical Activities for Children and Students for Health Improvement and Prophylaxis of NCDs 2018-2025 approved by the Prime Minister's Decision No. 41/QD-TTg dated January 8, 2019.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Allocate recurrent expenditures of the central budget for Ministries and central authorities for implementation of activities of the Plan according to approved decisions of competent authorities.

b) Research and propose appropriate tax rates for sugary drinks, unhealthy food, and conditional trading products to limit the consumption of unhealthy food.

6. The Ministry of Planning and Investment shall:

Allocate the public investment budget from the central budget to implement the Plan in accordance with regulations of the law on public investment.

7. Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall:

a) Take charge and implement activities of mental health care of the Social Assistance and Functional Rehabilitation Program for persons with mental illness, autistic children, and persons with mental disorders according to the community 2021-2030 approved by the Prime Minister's Decision No. 1929/QD-TTg dated November 25, 2020.

b) Cooperate with the Ministry of Health in implementing activities of health improvement, prophylaxis, early detection, treatment management, and functional rehabilitation for students in vocational training facilities and workers with NCDs under its management.

8. Ministry of Transport shall:

Research and propose solutions to develop public traffic and non-motorized infrastructure; ensure utilities for people with disabilities and the elderly when participating in the traffic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Take charge and cooperate with related ministries and central authorities in reviewing and supplementing regulations of laws and developing and implementing urban master plans to ensure the space and physical facilities for intensification of physical activities, improving the living quality for urban residents; ensuring utilities for people with disabilities and the elderly.

10. Ministry of Science and Technology shall:

a) Take charge and cooperate with related ministries and central authorities in developing and approving national science and technology tasks on researching and applying advanced science and technology to the prevention and control of NCDs and mental disorders.

11. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

Conduct cooperation in controlling impacts of pollution on human health.

12. Vietnam Fatherland Front and related socio-political organizations shall: 

Direct and cooperate with socio-political organizations in implementing integrated communication activities, launching movements, and developing health improvement community models for prevention and control of risk factors and prophylaxis of NCDs and mental disorders for the people.

13. People’s Committee of provinces and centrally affiliated cities shall:

a) Rely on the Plan of the country to proactively develop plans for preventing and controlling NCDs and mental disorders in their areas and incorporate objectives, targets of the Plan into local programs and plans for socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Inspect, supervise, and report the progress and result of the implementation of the Plan.

14. Ministries, ministerial agencies, and governmental agencies shall:

Implement the content of the Plan related to fields under their management,

Article 2. This decision comes into force as of its date of signing.

Article 3. Ministers, directors of ministerial agencies, directors of Government’s affiliates, chairmen of People’s Committees of provinces, centrally affiliated cities, and related organizations, individuals shall implement this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.805

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.31.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!