UỶ
BAN THỂ DỤC THỂ THAO
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
1502/QĐ-UBTDTT
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT THI ĐẤU BOXING
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của
Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ và cơ
quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 6/1/1998 của Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban TDTT.
Xét yêu cầu về phát triển nâng cao thành tích môn Boxing ở nước ta.
Căn cứ vào đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao I.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành luật
thi đấu Boxing nghiệp dư Quốc tế gồm: 28 Điều.
Điều 2. Luật thi đấu
Boxing được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở cho đến toàn quốc và thi đấu
quốc tế tại nước ta.
Điều 3. Các cuộc thi đấu
toàn quốc có thể đề ra Điều lệ thích hợp với thực tế nhưng không được trái với
các Điều ghi trong Luật này.
Điều 4. Luật này thay thế
cho các Luật đã in trước đây và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Các ông Vụ trưởng
Vụ Thể thao Thành tích cao I, Vụ trưởng Vụ tổ chức Đào tạo, Chánh văn phòng,
Giám đốc các sở Thể dục Thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM ỦY BAN TDTT
Nguyễn Danh Thái
|
Điều 1. Võ đài
1.1. Yêu cầu: Trong tất cả các cuộc
thi đấu, võ đài cần tuân theo những yêu cầu sau:
1.1.1. Kích thước: Mỗi cạnh hình vuông của
võ đài tối thiểu phải là 4,9 m (16 feet) và tối đa là 6,1 m (20 feet) tính từ
phía trong các dây đài. Trong các cuộc thi đấu quốc tế mỗi cạnh võ đài phải là
6,1 m. Võ đài không được thấp hơn 0,91 m và cao hơn 1,22 m (4 feet) so với mặt
đất hoặc sàn nhà.
1.1.2. Sàn và đệm góc: Sàn phải được thiết
kế chắc chắn an toàn không lồi lõm và mở rộng ra 46 cm (18 inches) kể từ các
vòng dây đài. Nó cũng cần phù hợp với 4 cột góc, các cột góc đài phải được bọc
lót tốt để không gây chấn thương cho các vận động viên. Góc đài được sắp xếp
như sau: Góc khu vực bên trái đối diện Chủ tịch Hội đồng giám sát (giám sát trưởng)
là góc đỏ, góc trái xa hơn là góc trắng (trung lập), góc phải xa hơn là góc
xanh, góc phải gần hơn là góc trung lập.
1.1.3. Bao phủ sàn đài: Sàn đài được bao
phủ bằng một lớp da (phớt) hoặc cao su, hoặc chất liệu phù hợp đã được chấp thuận
có độ đàn hồi tốt, có độ dày không được mỏng hơn 1,3 cm và không dày quá 1,9
cm. Tấm thảm này cần được trải phẳng và cố định ở một vị trí đồng thời cũng đủ
rộng để bao phủ cả phần phía ngoài của sàn đấu.
1.1.4. Dây đài: Có 3 hoặc 4 dây đài có đường
kính ít nhất 3 cm và tối đa 5 cm được cột chặt từ các góc của sàn đài có chiều
cao so với mặt sàn là 40 cm, 80 cm và 130 cm. Trong trường hợp có 4 dây đài thì
chiều cao lần lượt là 40,6 cm, 71,1 cm, 101,6 cm và 132,1 cm. Các dây đài được
bao bao bọc bởi các dây băng có chất liệu mềm mại và êm ái có đường kính 3 đến
4 cm. Các dây này không được trượt trên dây đài.
1.1.5. Cầu thang: Võ đài phải có 3 cầu
thang. Hai cầu thang ở hai góc đối diện nhau dành cho vận động viên (VĐV) và
săn sóc viên, một cầu thang ở góc trung lập dành cho trọng tài và bác sĩ sử dụng.
1.1.6. Túi nhựa: Ở hai góc đài trung lập
phía bên ngoài đài đấu, mỗi góc treo một túi nhựa đựng bông, băng để trọng tài
sử dụng khi vận động viên bị chảy máu hoặc để trọng tài ném khăn lau, giấy lau
do ông ta sử dụng.
1.2. Võ đài dự bị: Trong những giải
đấu vô địch quan trọng, có thể sử dụng 2 võ đài.
Điều 2. Găng đấu
2.1. Găng được phép: Vận động viên
mang găng màu đỏ hoặc xanh tuỳ thuộc góc đài VĐV được chỉ định và không được
mang găng của mình.
2.2. Quy cách: Găng tay nặng 284g
(10 ounces) trong đó phần da không được nặng hơn 1/2 tổng trọng lượng và phần
nhồi độn không được nhẹ hơn 1/2 tổng trọng lượng. Diện tích tiếp xúc hợp lệ phải
được đánh dấu trên găng có màu sắc khác biệt rõ rệt với màu của găng. Phần nhồi
của găng không được phép thay thế hoặc bị bể vỡ. Trong các giải quốc tế được
AIBA công nhận, chỉ có găng loại VELCRO được phép sử dụng. Găng tay phải sạch sẽ
và sẵn sàng sử dụng mới được phép dùng.
2.3. Các thủ tục kiểm tra găng của AIBA:
AIBA sẽ tiếp tục phân loại các nhà sản xuất găng
Boxing cho các giải đấu của AIBA, các nhà sản xuất phải thiết kế để đáp ứng được
yêu cầu của AIBA đối với găng loại 284g (10,0Z). Găng phải được xét nghiệm bởi
Uỷ ban thiết bị và an toàn của AIBA và phải được Uỷ ban điều hành chấp thuận. Nếu
được, găng của nhà sản xuất sẽ được đóng dấu chất lượng chính thức và được dùng
trong các giải đấu không chuyên.
Mỗi nhà sản xuất găng được AIBA chuẩn chấp phải
đặt cọc 1 khoản tại AIBA để đảm bảo chất lượng và AIBA sẽ dùng số tiền này để
phạt những đôi găng chưa đạt chất lượng. Thủ tục này sẽ được thông báo cho các
nhà sản xuất găng.
Trách nhiệm của AIBA trong mỗi giải đấu phải kiểm
tra găng thi đấu. AIBA kiểm soát các giải đấu của liên đoàn, văn phòng khu vực
đối với các giải đấu lục địa và liên đoàn quốc gia. Trừ trường hợp AIBA có đặt
riêng găng với các nhà sản xuất găng, thông thường Ban tổ chức giải thi đấu sử
dụng loại găng AIBA đã chuẩn thuận có sẵn nhất. Tất cả VĐV trong bất kỳ giải
thi đấu nào cũng phải mang găng đúng quy cách trên.
2.4. Viên chức giám sát đeo găng của AIBA:
Găng và các băng quấn tay dùng cho thi đấu được
kiểm soát bởi 2 viên chức có kinh nghiệm được chỉ định trên cơ sở luật lệ. Họ sẽ
thực hiện trách nhiệm về an toàn và đảm bảo mọi luật lệ đều được giám sát kỹ lưỡng
cho đến khi VĐV bước lên võ đài.
Điều 3. Băng quấn tay
3.1. Quy cách: Băng
"VELPEAU" không dài hơn 2,5m cho mỗi tay sẽ được dùng. Bất kỳ các loại
băng khác đều không được phép sử dụng. Việc sử dụng bất kỳ loại băng dán, cao
su dán hoặc plastic dán đều bị nghiêm cấm. Nếu sử dụng băng dán có chiều dài
7,6cm, rộng 2,5 cm, để cố định băng quấn tay vào cổ tay thì được phép.
3.2. Các giải châu lục, thế giới và
Olympic:
Băng tay được sử dụng sẽ do nước chủ nhà cung cấp.
VĐV sẽ được cung cấp băng tay mới nguyên bởi các viên chức thay áo quần ngay
trước khi bước vào trận đấu.
Điều 4. Trang phục
4.1. Trang phục được phép sử dụng: Các
VĐV phải mặc trang phục theo những quy định sau:
4.1.1. Quần áo: VĐV phải mang giày hoặc ủng
màu sáng không nhọn mũi và không có gót giày, mang tất ngắn, quần đùi không dài
tới đầu gối, áo lót che kín vùng ngực và lưng. Trong các trận đấu quốc tế,
Olympic, World Cup, giải Vô địch thế giới, các giải Vô địch thế giới (dưới 19
tuổi), Đại hội thể thao thiện chí hay bất kỳ giải đấu nào được AIBA thông qua,
VĐV sẽ được mặc áo màu đỏ hoặc xanh tuỳ thuộc vào góc đài được chỉ định và chịu
hoàn toàn trách nhiệm về màu của mình. Trang phục thi đấu có thể in tên nước của
VĐV phù hợp với kích cỡ và đặc điểm đã được AIBA chấp thuận, không lớn hơn 100
cm2 . Nếu quần áo cùng màu thì đai lưng phải được nhìn thẳng một
cách rõ ràng bằng cách sử dụng đai lưng bằng chất liệu co dãn rộng 10 cm. Vị
trí của đai lưng là một đường tưởng tưởng từ rốn xuống hông.
4.1.2. Dụng cụ bảo vệ răng: VĐV buộc
phải sử dụng : Bọc răng phải vừa vặn khít chặt vào hàm trên của VĐV. Nước đăng
cai tổ chức thi đấu phải cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo vệ răng cho các VĐV tham
gia thi đấu mà chưa có bọc răng và Liên đoàn quốc gia của các VĐV này sẽ thanh
toán tiền. Khi đang thi đấu, nghiêm cấm VĐV làm rớt bọc răng ra ngoài và nếu cố
tình sẽ bị trọng tài cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu. Nếu một VĐV bị một cú đấm
làm văng bọc răng ra ngoài, trọng tài sẽ dẫn VĐV đến góc đài của VĐV này, cho rửa
sạch bọc răng và cho VĐV mang lại. Trong lúc này, săn sóc viên không được phép
nói chuyện với VĐV. Nếu bọc răng bị rớt ra 3 lần vì bất kỳ lý do gì, VĐV sẽ bị
cảnh cáo và nếu còn tiếp tục sẽ nhận được cảnh cáo lần thứ 2.
4.1.3. Bảo vệ hạ bộ: VĐV cần có thiết bị
bảo vệ hạ bộ, có thể mang thêm coki (Jock - Strap).
4.1.4. Bảo vệ đầu: Mũ bảo vệ là một trang
bị cá nhân của VĐV và phải được làm vừa vặn với đầu của VĐV. Mặc dù vậy, VĐV phải
đăng ký màu đỏ hoặc xanh của mũ bảo hiểm trong các trận đấu do AIBA tổ chức.
Việc sử dụng mũ bảo hiểm phải đúng quy cách của
AIBA, được AIBA phân loại và kiểm tra qua uỷ ban thiết kế và an toàn. Uỷ ban điều
hành của AIBA sẽ xem xét và chấp nhận các thể loại mũ bảo hiểm khác nhau với điều
kiện như Điều 2.3 đoạn 2 đã quy định.
Vận động viên phải đội mũ bảo vệ khi thi đấu và
sẽ được tháo ra ngay khi trận đấu kết thúc và trước khi công bố quyết định.
4.2. Những vật cấm dùng: Ngoài những
trang bị trên, VĐV không được sử dụng các vật khác khi thi đấu. Việc sử dụng
các chất bôi trơn bằng vaseline, mỡ dầu hoặc các sản phẩm khác có thể gây hại
cho đối phương được bôi trên mặt, cánh tay hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đều
bị cấm. VĐV sẽ được lau sạch các chất này trong cuộc kiểm tra y tế trước khi
cân. Không được để râu, ria mép mỏng có thể được chấp nhận nhưng không dài quá
môi trên.
4.3. Những vi phạm về trang phục:
Trọng tài sẽ loại VĐV ra khỏi trận đấu nếu VĐV này không đội mũ, không bảo vệ hạ
bộ, bảo vệ răng hoặc nếu VĐV không sạch sẽ, trang phục không đúng quy định. Nếu
găng tay, quần áo của VĐV khi thi đấu bị tuột, trọng tài sẽ cho ngừng trận đấu
để sửa chữa lại chỉnh tề.
4.4. Đồng phục: Các văn phòng lục
địa và các tổ chức khu vực khi cử đội tuyển hỗn hợp trong các cuộc thi đấu quốc
tế cần sắp xếp cho VĐV mặc đồng phục sao cho không mâu thuẫn với luật lệ AIBA.
Một văn phòng lục địa hay tổ chức khu vực không được đòi hỏi một đội tuyển quốc
gia mặc đồng phục hay các trang thiết bị ngược lại với những gì mà quốc gia đó
thoả thuận. Tuy nhiên, VĐV đến từ nhiều nước khác nhau tham dự vào đội tuyển
khu vực có thể yêu cầu tổ chức khu vực cung cấp đồng phục cho họ.
Điều 5. Thiết bị võ đài
5.1. Yêu cầu cần thiết: Những thiết
bị dưới đây cần phải có sẵn:
5.1.1. Hai khay có đáy nông có chứa nhựa
thông tán vụn.
5.1.2. Hai ghế: Hai ghế xoay cho VĐV sử dụng
trong khi giải lao giữa hai hiệp đấu.
5.1.3. Hai cốc bằng nhựa dùng để uống và
súc miệng nhưng không được đựng nước, hai chai xịt nước bằng nhựa đựng nước
dùng để uống. Ngoài ra không được có bất kỳ loại chai nước nào khác để VĐV và
săn sóc viên sử dụng tại võ đài...Hai chậu đựng mùn cưa và hai xô nước.
5.1.4. Bàn và ghế cho các viên chức.
5.1.5. Một cái cồng (có đùi) hay một cái
chuông.
5.1.6. Một (tốt hơn là hai) đồng hồ bấm
giây.
5.1.7. Các tập phiếu điểm theo mẫu của
AIBA.
5.1.8. Một túi thuốc cấp cứu.
5.1.9. Một micrô nối với hệ thống phát
thanh.
5.1.10. Hai đôi găng cùng một nhà sản xuất
như đã miêu tả ở Điều 2.
5.1.11. Một cái cáng.
5.1.12. Hai mũ bảo vệ đầu (1 đỏ, 1 xanh).
Điều 6. Kiểm tra y tế và cân
cho các giải đấu quốc tế
6.1. Kiểm tra y tế:
6.1.1. Trong thời gian cân đo, VĐV phải
được 1 bác sĩ do Hội đồng chấp hành chỉ định công nhận đủ tiêu chuẩn để thi đấu.
Để đảm bảo tiến hành tốt cân đo, Hội đồng chấp hành có thể quyết định tiến
hành, kiểm tra y tế sớm hơn.
6.1.2. Tại cuộc kiểm tra y tế và cân đo,
VĐV phải xuất trình bảng kết quả kỷ lục các giải đấu quốc tế trong sổ thi đấu
đã được chuẩn nhận bởi thư ký hoặc Giám đốc điều hành của Liên đoàn quốc gia,
các quan chức ký tên vào sổ thi đấu của VĐV và chịu trách nhiệm về chữ ký của
mình. Nếu VĐV không xuất trình sổ thi đấu tại cuộc kiểm tra y tế và cân đo sẽ
không được phép thi đấu.
6.1.3. Để có đủ điều kiện thi đấu, một nữ
VĐV phải xuất trình sổ kỷ lục thi đấu quốc tế và trả lời bằng những kiến thức tốt
nhất với bất kỳ câu hỏi nao được viên chức y tế đưa ra. Nữ VĐV cần phải xác nhận
bằng biên bản rằng mình không mang thai. Nếu cuộc thi đấu hỗn hợp có cả nam và
nữ, cần sắp xếp phòng riêng biệt cho nam và nữ khi kiểm tra y tế và cân đo. Thủ
tục kiểm tra y tế cho nữ VĐV được hướng dẫn trong sách kiểm tra y tế của AIBA.
6.2. Các hạng cân:
Hệ thống cân theo KG (METRIC) và hệ thống
AVIORDUPOIS được sử dụng chia làm 12 hạng cân từ 48 kg (105 LB) đến trên 91 kg
(200 LB).
- Hạng cân: đến 45 kg
Bán ruồi:
|
đến 48 kg
|
- Bán trung:
|
đến 67 kg
|
- Ruồi:
|
đến 51 kg
|
-Trên bán trung:
|
đến 71 kg
|
- Gà:
|
đến 54 kg
|
- Trung:
|
đến 75 kg
|
- Lông:
|
đến 57 kg
|
- Dưới nặng:
|
đến 81 kg
|
- Nhẹ:
|
đến 60 kg
|
- Nặng:
|
đến 91 kg
|
- Trên nhẹ:
|
đến 63,5 kg
|
- Siêu nặng trên
|
91 kg
|
Tại các giải thi đấu tại khu vực Đông Nam Á gồm
12 hạng cân từ không quá 45 kg đến 95 kg.
Nữ VĐV được thi đấu theo 12 hạng cân bắt đầu từ
45 kg đến trên 81 kg.
6.3. Cân kiểm tra:
6.3.1. Tại giải vô địch thế giới,
Olympic, giải vô địch Châu lục, giải vô địch quốc tế và giải thi đấu quốc tế,
các Luật về cân đo sau đây được áp dụng:
6.3.1.1. VĐV tham dự các hạng cân đều phải
sẵn sàng để cân đo vào buổi sáng đầu tiên của trận đấu và giờ được chỉ định từ
8 giờ đến 10 giờ sáng. Vào những ngày tiếp theo, chỉ những VĐV bốc thăm lên đài
mới phải có mặt để cân kiểm tra từ 8 giờ đến 9 giờ sáng. Hội đồng chấp hành hoặc
các tổ chức AIBA uỷ nhiệm mới có quyền thay đổi đôi chút thời gian nếu có những
chậm trễ không tránh được. Trận đấu không thể bắt đầu sớm hơn 3 tiếng so với thời
gian quy định sau khi chấm dứt cân đo hoặc có thể ngắn hơn nếu hội đồng chấp
hành sau khi tham vấn Uỷ ban y tế xét thấy thuận tiện và không gây bất lợi cho
các VĐV tham gia trận đấu đầu tiên của phiên đấu sau.
6.3.1.2. Việc cân đo chỉ có hiệu lực khi
có đại diện uỷ quyền của AIBA. Một viên chức của Liên đoàn quốc gia dự giải có
thể có mặt tại thời điểm cân đo nhưng không được phép can thiệp.
6.3.1.3. Trọng lượng được đo tại buổi cân
đo chính thức của ngày đầu tiên sẽ là hạng cân chính thức được xác lập của VĐV
đó trong suốt giải thi đấu. Tuy vậy, ngày nào thi đấu cũng phải cân lại để đảm
bảo trọng lượng thực tế của ngày hom đó không vượt quá trọng lượng tối đa của
lượng cân. Một VĐV chỉ có thể thi đấu trong hạng cân mà họ đã được chấp nhận tại
buổi cân đo chính thức.
6.3.1.4. VĐV chỉ cần có mặt một lần trong
một ngày tại bàn cân kiểm tra chính thức. Trọng lượng ghi trong lần đó là chính
thức. Tuy nhiên có thể cho phép đại diện của một nước, có VĐV đã cân nhưng
không đáp ứng được trọng lượng của hạng cân đó, được ghi danh vào hạng cân nặng
hơn hoặc nhẹ hơn cân gốc của mình với điều kiện là nước này chưa có VĐV ở hạng
cân đó và việc cân đo vẫn đang tiến hành chưa kết thúc.
Cũng cho phép một quốc gia có thể thay thế một
VĐV này bằng một VĐV khác vào thời gian bất kỳ cho tới khi kết thúc lần cân đo
đầu tiên của buổi kiểm tra sức khoẻ với điều kiện là giải thi đấu cho phép thay
người và thay thế này đã được ghi danh VĐV dự bị trong cùng một thứ hạng hay có
trọng lượng khác.
6.3.1.5. Trọng lượng được xác định bởi
bàn cân, VĐV phải cởi hết quần áo khi cân.Trọng lượng được chỉ ra bằng hệ
METRIC (hệ mét). Cân đo điện tử có thể được sử dụng.
6.4. Các giải đấu liên quốc gia:
6.4.1. Trong các cuộc thi đấu giữa hai hoặc
hơn hai quốc gia trở lên, việc cân đo kiểm tra sẽ được thực hiện bởi các thành
viên do Liên đoàn quốc gia nước tổ chức chỉ định và được sự trợ giúp của đại diện
một hay nhiều quốc gia giúp đỡ và cơ quan kiểm tra trọng lượng của mỗi VĐV.
6.4.2. Nếu một VĐV vượt quá mức trọng lượng
quy định của hạng cân mà VĐV này đăng ký thì anh ta có thể được thi đấu nếu mức
trọng lượng không vượt quá 454 gr. Nhưng dù cho kết quả trận đấu đó có ra sao
đi nữa thì VĐV đó chỉ mang lại cho đội tuyển của mình số điểm dành cho người
thua và đối thủ của họ sẽ dành được điểm cho người thắng (với điều kiện là VĐV
này đã kiểm tra sức khoẻ và cân đo đúng hạng cân quy định của ngày thi đấu và
lên võ đài với trang phục của VĐV). Nếu cả hai VĐV đều vượt quá hạng cân quy định,
cả hai đội tuyển của hai VĐV đều được điểm của người thua cuộc. Nếu trọng lượng
vượt quá mức 454 gr ( 1 cân Anh) nhưng không quá 2,7 kg (6 cân Anh) người đại
diện chính thức của đại diện đội tuyển đối phương sẽ được quyền chấp nhận VĐV
vượt cân này thi đấu và trận đấu sẽ được xem xét cân nhắc kết quả nếu VĐV vượt
cân này chiến thắng. Một VĐV phải được công nhận là đủ sức khoẻ do một bác sĩ
chỉ định thì mới được vào bàn cân.
6.4.3. Trong các cuộc thi đấu liên quốc
gia hay quốc tế, việc cân đo các VĐV có thể thực hiện trong 30 phút. VĐV vượt
quá hạng cân cho phép hoặc không có mặt trong thời gian cân đo thì sẽ được coi
như là thua cuộc.
6.4.4. Hội đoàn của nước đăng cai giải
thi đấu khi tiếp nhận một đội tuyển phải đặt một bàn cân ở nơi tập luyện của đội
tuyển đó ngay khi họ đến thành phố sẽ diễn ra các trận đấu.
Điều 7. Bốc thăm và được miễn
đấu
7.1. Bốc thăm: Lễ bốc thăm diễn ra
ngay sau khi kiểm tra y tế và cân đo, có sự hiện diện của các đại diện chính thức
của các đội tuyển có liên quan và phải đảm bảo một cách thực tế rằng không có một
đối thủ nào sẽ phải thi đấu hai trận trước khi các VĐV khác chỉ mới thi đấu một
trận. Trong trường hợp đặc biệt, Uỷ ban điều hành của AIBA có quyền không sử dụng
luật này. Bốc thăm các VĐV thi đấu trước tiên ở đợt 1, rồi đến những VĐV được
miễn thi đấu. Mặc dù vậy, không có VĐV nào có thể dành được huy chương thế giới,
Châu lục hay Olympic mà không tham gia thi đấu.
7.2. Được miễn thi đấu: Trong các
cuộc thi đấu có hơn 4 VĐV, sẽ rút thăm vòng đầu để chọn đủ một số người được miễn
đấu sao cho số lượng VĐV thi đấu ở vòng 2 là 4,8,16 hoặc 32. Các VĐV được miễn ở
vòng đầu là những người thi đấu đầu tiên ở vòng 2. Nếu số lượng được miễn lại
là số lẻ, VĐV có thăm được miễn sau cùng sẽ thi đấu ở vòng 2 với người thắng ở
trận đầu của vòng 1. Nếu là số chẵn, các VĐV được miễn thi đấu sẽ đấu trước
tiên ở vòng 2 theo thứ tự họ sẽ bốc thăm, không một VĐV nào được nhận huy
chương nếu không tham gia thi đấu ít nhất 1 lần.
7.3. Trình tự trong chương trình thi đấu:
Trong các giải thế giới, Olympic và Châu lục, thứ tự của chương trình nên được
sắp xếp để mỗi loạt trận của các hạng cân nhẹ nhất được tiến hành trước và sau
đó tăng dần lên hạng cân nặng hơn trong loạt trận này, rồi cứ tiếp tục như vậy.
Trong việc sắp xếp chương trình hàng ngày, mong muốn của nước chủ nhà có thể
đáp ứng để tránh tình trạng yêu cầu kết quả bốc thăm.
Điều 8. Các hiệp đấu
8.1. Ở các giải đấu thế giới, Olympic,
Châu lục sẽ có 4 hiệp đấu, mỗi hiệp 2 phút (Điều luật này có hiệu lực từ ngày
1/1/1999, dừng trận đấu để cảnh cáo, nhắc nhở, sửa sang lại trang phục cho chỉnh
tề hay bất cứ lý do nào khác không được tính trong 2 phút này). Giữa hai hiệp đấu
có một phút nghỉ, không có hiệp đấu thêm nào được đưa ra.
8.2. Các trận đấu quốc tế: Các hiệp
đấu thông thường giống như ở trên, nhưng nếu có sự thoả thuận trước 3 hoặc 4 hiệp,
mỗi hiệp đấu 3 phút hoặc 6 hiệp, mỗi hiệp 2 phút có thể chấp thận, giữa các hiệp
đấu bao giờ cũng được nghỉ một phút.
Điều 9. Săn sóc viên
9.1. Mỗi VĐV được đăng ký 2 săn
sóc viên và phải tuân theo các điều lệ dưới đây:
9.1.1. Chỉ có 2 săn sóc viên được bước
lên tấm thảm lề của võ đài và chỉ duy nhất một người được bước vào trong võ
đài.
9.1.2. Khi đang đấu, không một săn sóc
viên nào được lên võ đài. Trước khi hiệp đấu bắt đầu, săn sóc viên phải dọn khỏi
sàn đài các ghế ngồi, khăn, xô nước v.v...
9.1.3 Săn sóc viên đứng ở góc đài, dưới
chân võ đài có một khăn và một miếng xốp để dùng cho VĐV đang thi đấu. Săn sóc
viên có thể thay mặt cho VĐV của mình xin bỏ cuộc và cũng có thể cho rằng VĐV gặp
khó khăn bằng cách ném lên võ đài miếng xốp hoặc khăn, trừ trường hợp trọng tài
đang đếm.
9.1.4. Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài và Giám
định ở mỗi giải đấu sẽ tổ chức một cuộc họp các Trọng tài, Giám định và săn sóc
việc liên quan đến giải đấu để nhấn mạnh rằng luật lệ của AIBA phải được tôn trọng
và các VĐV vi phạm điều luật không những bị mất điểm mà còn bị tước danh hiệu
vô địch bởi vi phạm các điều luật.
9.1.5. Không có một lời khuyên, sự trợ
giúp hoặc động viên nào của săn sóc viên được đưa ra cho VĐV của mình khi đang
diễn ra trận đấu. Nếu săn sóc viên phạm luật có thể bị cảnh cáo hoặc truất quyền.
VĐV cũng sẽ bị cảnh cáo, nhắc nhở hoặc truất quyền bởi trọng tài nếu săn sóc
viên phạm luật. Săn sóc viên hay bất kỳ viên chức nào khuyến khích, kích động
khán giả bằng lời nói dấu hiệu hoặc chỉ dẫn VĐV khi hiệp đấu đang diễn ra đều
không được hoạt đông với cương vị săn sóc viên hay viên chức của giải đấu. Nếu
săn sóc viên bị Trọng tài đuổi khỏi góc đài, họ sẽ không được thi hành nhiệm vụ
trong buổi thi đấu đó. Mọi nhân viên bị trọng tài đuổi khỏi góc võ đài phải dời
nơi thi đấu cho tới khi buổi thi đấu đó chấm dứt. Nếu trong suốt thời gian thi
đấu của giải, họ bị đuổi lần thứ hai, thì coi như là bị chấm dứt nhiệm vụ trong
giải đấu đó.
Điều 10. Trọng tài và Giám
định
10.1. Trong các Đại hội Olympic,
Vô địch thế giới, World Cup, Cúp luân lưu của AIBA, giải Châu lục và các trận
vô địch Quốc tế khác, Trọng tài mỗi trận đấu sẽ do AIBA công nhận điều khiển võ
đài nhưng không được chấm điểm.
10.2. Giám định: Mỗi trận đấu có 5
giám định của AIBA chấm điểm, chỗ ngồi của họ cách biệt với khán giả gần sát võ
đài. Hai trong 5 Giám định ngồi cùng một phía chính của võ đài, mỗi người cách
nhau một quãng và những người còn lại ngồi ở 3 cạnh của võ đài. Nếu không đủ 5
Giám định, có thể sử dụng 3 Giám định cũng được, nhưng không áp dụng ở Đại hội
Olympic, Giải Vô địch Thế giới và Giải vô địch Châu lục.
Trong trận đấu của các nữ VĐV, số lượng giám định
là 2 nam và 2 nữ.
10.3. Các trận đấu Quốc tế: Các trận
đấu Quốc tế có số lượng đội tuyển của từ 2 quốc gia trở lên, trận đấu sẽ được
điều khiển bởi những thành viên đã được đại diện của các Liên đoàn quốc gia thoả
thuận nhưng không trái với các điều luật về Trọng tài và Giám định của AIBA.
10.4. Sự trung lập: Để đảm bảo sự
trung lập, danh sách của các Trọng tài và Giám định của từng trận đấu sẽ được Uỷ
ban trọng tài và Giám định lựa chọn theo chỉ dẫn sau:
10.4.1. Mỗi người được lựa chọn phải được
chuẩn nhận là Trọng tài hoặc Giám định.
10.4.2. Trọng tài và Giám định phải thuộc
một nước hay một Hội đoàn khác với nước và Hội đoàn của VĐV thi đấu.
10.4.3. Mỗi viên chức này không được là
công dân của quốc gia bị chi phối, thuộc địa hoặc phụ thuộc vào quốc gia có VĐV
tham dự hoặc cư trú tại nước đó.
10.4.4. Nếu một viên chức đã thay đổi quốc
tịch thì họ không được phép nhận nhiệm vụ trong bất kỳ trận đấu nào có VĐV của
nước trước đây họ mang quốc tịch.
10.4.5. Bất kỳ trường hợp nao cũng không
thể có quá 2 viên chức cùng một lục địa trong cùng một trận đấu.
10.4.6. Việc chỉ định các viên chức này
được Uỷ ban Trọng tài và Giám định tiến hành bốc thăm gần võ đài ngay trước khi
trận đấu diễn ra. Các Trọng tài, Giám định cho các trận chung kết sẽ do Hội đồng
Chấp hành chỉ định.
10.4.7. Khi Uỷ ban Trọng tài và Giám định
không thể áp dụng các chỉ dẫn trên đây, trong các trường hợp đặc biệt, Uỷ ban
phải giải quyết dựa trên sự đảm bảo tốt nhất tính trung lập và vô tư của các
viên chức được chỉ định và báo cáo lên Hội đồng Chấp hành càng sớm càng tốt.
10.4.8. Khi Uỷ ban Trọng tài và Giám định
không có cách nào khác để thi hành các chỉ dẫn trên đây thì Chủ tịch Uỷ ban
(hay người được uỷ quyền) sẽ tổ chức rút thăm tên của một hay nhiều viên chức để
chọn Trọng tài và Giám định cho trận đấu này.
10.5. Tranh chấp quyền lợi: Viên
chức được chon làm Trọng tài và Giám định không được hoạt động trên cương vị
Trưởng đoàn, Huấn luyện viên hay săn sóc viên trong bất cứ một trận đấu nào hay
một loạt trận đấu nào đó cho bất kỳ VĐV nào hay đội tuyển nào tham gia thi đấu
và không được làm nhiệm vụ của mình khi có VĐV của quốc gia mình tham dự trận đấu.
10.6. Hình thức kỷ luật: Hội đồng
Chấp hành hay cơ quan do họ uỷ nhiệm có thể theo khuyến cáo của Giám sát trưởng
không cho một trọng tài làm việc (tam thời hoặc vĩnh viễn) vì Trọng tài này
không áp dụng hữu hiệu các Điều luật của AIBA hoặc một Giám định trong cách ghi
và chấm điểm các trận đấu được cân nhắc là không hài lòng.
10.7. Thay thế trọng tài trong thời gian
diễn ra trận đấu: Nếu trọng tài mất khả năng điều khiển trận đấu, Trọng
tài thời gian sẽ gõ chuông dừng trận đấu và Trọng tài trung lập trong danh sách
Quốc tế của AIBA có mặt sẽ điều khiển trận đấu và ra lệnh thi đấu tiếp tục.
10.8. Thiết bị ghi điểm kỹ thuật:
Tại giải vô địch thế giới, Olympic, giải luân lưu của AIBA và các trận đấu Quốc
tế bắt buộc phải sử dụng máy chấm điểm điện tử.
10.9. Nhiệm vụ phải có mặt: Hiệp hội
có Trọng tài hoặc Giám định Quốc tế được AIBA lựa chọn có trách nhiệm cử Trọng
tài, Giám định để tham dự các cuộc thi đấu vô địch thế giới, Olympic, Vô địch
Châu lục để họ làm nhiệm vụ. Họ có thể từ chối lời mời nếu có lý do chính đáng.
Các quốc gia có trách nhiệm phải cung cấp tài chính cho đội tuyển Olympic của họ
còn tổ chức nào điều hành giải đấu sẽ phải có trách nhiệm đài thọ chi phí đi lại
và các khoản khác cho các viên chức phục vụ giải thi đấu đó.
Điều 11. Điều kiện gia nhập
và được ghi danh sách Trọng tài, Giám định Quốc tế
11.1.Trọng tài Quốc tế và Giám định Quốc tế:
Danh hiệu "Trọng tài và Giám định Quốc tế" là danh hiệu cao
nhất đối với Trọng tài và Giám định Boxing nghiệp dư. Họ được cấp một văn bằng
"Trọng tài và Giám định Quốc tế", được nhận huy hiệu của AIBA và chứng
minh thư.
11.2. Ứng cử viên được chọn để ghi
tên vào danh sách Trọng tài, Giám định Quốc tế của AIBA phải:
11.2.1. Được Hiệp hội Quốc gia của họ giới
thiệu và văn phòng Châu lục đề cử.
11.2.2. Đã có tên trong danh sách Trọng
tài - Giám định của tổ chức Châu lục ít nhất 2 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao với tư cách là Trọng tài - Giám định Châu lục.
11.2.3. Có giấy chứng nhận của Ủy ban Y tế
AIBA được ký nhận bởi Ủy ban Y tế của Hiệp hội Quốc gia xác nhận có đầy đủ sức
khỏe và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ Trọng tài - Giám định.
11.2.4. Một Hiệp hội không được có quá 12
thành viên có tên trong danh sách và nếu quá thì Hiệp hội phải rút tên cho đủ
theo quy định.
11.2.5. Cần có bản tóm tắt ghi rõ kinh
nghiệm đã trải qua, thể lực và chức danh hai năm trước đó của họ.
11.2.6. Nói tốt một trong các ngôn ngữ
chính thức của AIBA (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Ả Rập).
11.3. Duy trì tên trong danh sách Quốc tế:
Nhằm duy trì và nâng cao chất lượng Trọng tài - Giám định đảm bảo việc thông suốt
các Luật lệ của AIBA và lựa chọn các Trọng tài và Giám định mới, Ủy ban Trọng
tài và Giám định phải tổ chức các khóa học và kỳ thi như sau:
11.3.1. Một hay nhiều Hiệp hội Quốc gia đề
nghị văn phòng AIBA tổ chức khóa huấn luyện và kỳ thi kiểm tra cho các viên chức
của họ tại bất cứ nơi nào trên thế giới vì đã được chấp thuận bởi văn phòng
Châu lục liên quan.
11.3.2. Khóa huấn luyện và kiểm tra được
điều hành bởi 2 viên chức của AIBA là Ủy viên của Hội đồng Chấp hành của Ủy ban
Trọng tài - Giám định hoặc là viên chức của văn phòng Châu lục được Hội đồng Chấp
hành đề cử với sự hợp tác của đại diện của Hiệp hội Quốc gia có liên quan.
Trong Ban giám khảo phải có ít nhất là 1 viên chức của Hội đồng Chấp hành AIBA.
Ủy ban Trọng tài - Giám định khuyến cáo rằng tất
cả các kỳ kiểm tra phải được điều hành bởi viên chức của Hội đồng Chấp hành, một
trong số đó phải là thành viên của Ủy ban "Trọng tài - Giám định". Cả
2 thành viên này phải có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế.
11.3.2.1. Các kỳ thi kiểm tra để tuyển
vào danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế của AIBA và danh sách Trọng tài -
Giám định Châu lục phải được điều hành bởi viên chức của văn phòng Châu lục.
Trong những trường hợp ngoại lệ, Chủ tịch AIBA có thể giao quyền này cho Ủy
viên Hội đồng Châu lục khác.
Các ứng viên phải hoàn thành bài thi viết, thi vấn
đáp và thực hành một cách thành công mới được chấp thuận.
11.3.2.2. Bài kiểm tra và các hồ sơ liên
quan được lưu giữ tại các văn phòng Châu lục có uy tín.
11.3.3. Chi phí ăn ở, đi lại của 2 viên
chức này được chi trả bởi một hay các Hiệp hội Quốc gia đã tổ chức khóa huấn
luyện kiểm tra.
11.3.4. Kết quả huấn luyện và kiểm tra được
Ủy ban Trọng tài - Giám định đệ trình lên Hội đồng Chấp hành AIBA phê duyệt tại
phiên họp ngay sau đó. Quyết định này sẽ được thông báo cho văn phòng Châu lục
và các Hiệp hội Quốc gia liên quan.
11.3.5. Ủy ban Trọng tài - Giám định ít
nhất 04 năm một lần phải tiến hành kiểm tra năng lực các Trọng tài - Giám định
có tên trong danh sách với danh hiệu Trọng tài - Giám định Quốc tế. Nếu họ
không đạt yêu cầu sẽ phải thi lại để đạt danh hiệu Trọng tài - Giám định Quốc tế
này.
11.3.6. Những viên chức không đạt yêu cầu
sẽ không có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế.
11.3.7. Khi tới tuổi 60, Trọng tài - Giám
định AIBA cần được kiểm tra về thể lực và thần kinh, nếu đạt yêu cầu mới được
chấp nhận.
11.3.8. Trọng tài - Giám định AIBA được
phân thành 3 cấp: A, B, C. Phân loại này được quyết định bởi Hội đồng Chấp hành
căn cứ vào khuyến cáo của Ủy ban Trọng tài - Giám đinh và văn phòng Châu lục.
11.3.9. Các Hiệp hội Quốc gia phải cung cấp
cho Chủ tịch AIBA và Chủ tịch Ủy ban Trọng tài - Giám định danh sáh năng lực của
họ và các thông tin liên quan đến các ứng viên này và phải gửi cho các cơ quan
này ít nhất 8 tuần trước ngày kiểm tra.
11.4. Thủ tục: Ủy ban Trọng tài -
Giám định phối hợp với Tổng thư ký chấp nhận những thủ tục sau đây cho các khóa
huấn luyện và kiểm tra:
11.4.1. Nếu một hay nhiều Hiệp hội Quốc
gia mong muốn đề cử một hay nhiều ứng viên sẽ được cấp mẫu hồ sơ để điền vào
các thông tin cần thiết.
11.4.2. Trong cuộc hội thảo được AIBA chấp
thuận, Hiệp hội Quốc gia nước tổ chức sẽ tổ chức một khóa huấn luyện và kiểm
tra cho các ứng viên. Các ứng viên này sẽ làm nhiệm vụ Trọng tài - Giám định
cho ít nhất năm trận đấu được các viên chức của Ủy ban Trọng tài - Giám định
hay của Ủy ban Chấp hành hoặc của văn phòng Châu lục chấm điểm.
11.4.3. Các viên chức trên cũng phải tham
dự chấm điểm tại kỳ thi vấn đáp để đảm bảo các ứng viên Trọng tài - Giám định
Quốc tế thông suốt Luật lệ AIBA và các chỉ thị liên quan.
11.4.4. Các viên chức trên phải quyết định
xem xét các ứng viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đạt danh hiệu Trọng tài
- Giám định Quốc tế hay không. Bản báo cáo phải đầy đủ chữ ký của các thành
viên, các thành viên đều có thể ghi nhận quan điểm riêng của mình và bản báo
cáo sẽ được gửi đến Ủy ban Trọng tài - Giám định.
11.5. Trọng tài và Giám định danh dự: Hội
đồng Chấp hành AIBA có thể trao danh hiệu "Trọng tài - Giám định danh dự của
Quyền Anh nghiệp dư" cho các viên chức đã nghỉ hưu có năng lực xuất sắc và
các phẩm chất vượt trội.
11.6. Điều 11 này cũng áp dụng với
Trọng tài - Giám định nữ có tên trong danh sách Trọng tài - Giám định Quốc tế
và Châu lục.
Điều 12. Ban giám khảo
12.1. Trong giải Vô địch thế giới
và Olympic, Hội đồng Chấp hành hoạt động với tư cách Ban giám khảo hoặc chỉ định
Ban giám khảo. Trong giải vô địch Châu lục, ban giám khảo được chỉ định bởi Hội
đồng Chấp hành của Liên đoàn Châu lục, nếu không có tổ chức này thì văn phòng
Châu lục sẽ chỉ định. Trong các buổi đấu (ngoài trận chung kết), Ban giám khảo
phải có không ít hơn 3 người, nhưng không quá 5 người, kể cả Chủ tịch đương nhiệm
và 2 người kia là thành viên của Ủy ban Trọng tài - Giám định. Không một ủy
viên nào khác của ban giám khảo ngoài những người nói trên được ngồi vào bàn
Giám khảo trong buổi đấu. bảng phân công Ban giám khảo của mỗi buổi đấu được Chủ
tịch AIBA (nếu ông ta vắng mặt thì đại diện được chỉ định) sắp xếp trước khi bắt
đầu buổi đấu. Các ủy viên muốn thay đổi vị trí trong bảng phân công phải được
Chủ tịch hay người đại diện cho phép. Tất cả các ủy viên của Hội đồng chấp hành
sẽ làm nhiệm vụ Ban giám khảo trong trận đấu chung kết.
Các ủy viên của Hội đồng Chấp hành AIBA trong
danh sách Trọng tài - Giám định và các ủy viên của ban Trọng tài - Giám định đều
có quyền bỏ phiếu.
12.2. Nhiệm vụ:
12.2.1. Mỗi thành viên trong Ban giám khảo
ghi lại điểm của VĐv mà họ có được trong từng trận đấu và các điểm này có thể
được đối chiếu với điểm của các Giám định đang làm nhiệm vụ các trận này.
12.2.2. Ban giám khảo tiến hành kiểm tra
phiếu điểm của 5 Giám định để đảm bảo rằng (a) các điểm đã được cộng là chính
xác (b) tên các VĐV được ghi chính xác (c) VĐV thắng cuộc được chỉ định (d) các
phiếu điểm đã được ký tên; nghĩa là Ban giám khảo phải kiểm tra các phiếu điểm
hay bảng chấm điểm do máy chấm điểm điện tử ghi lại.
Chủ tịch Ban giám khảo hoặc Giám khảo đang làm
nhiệm vụ sẽ thông báo tên VĐV được chỉ định thắng cuộc do được đa số của 5 phiếu
chấm điểm hoặc do kết quả trên màn hình của máy chấm điểm diện tử.
12.2.3. Ban giám khảo sẽ họp vào sáng hôm
sau để xem xét hoạt động của Trọng tài và Giám định ngày hôm trước và sẽ có
khuyến cáo với Hội đồng Chấp hành về các Trọng tài - Giám định mà theo họ chưa
hoàn thành nhiệm vụ. Ban giám định của các trận đấu hiện diện tại buổi họp để
báo cáo việc làm của họ ngày hôm trước.
12.2.4. Ban giám khảo sẽ thông báo với Hội
đồng chấp hành bằng văn bản, các Trọng tài - Giám định mà theo họ không áp dụng
hữu hiệu Luật lệ của AIBA hoặc không chấm điểm chính xác.
12.2.5. Ban giám khảo sẽ đệ trình lên Hội
đồng Chấp hành AIBA, Hội đồng Chấp hành của Liên đoàn Châu lục, văn phòng Châu
lục các thay đổi về danh sách Trọng tài - Giám định mà họ thấy cần thiết.
12.2.6. Ban giám khảo sẽ lưu ý Hội
đồng Chấp hành về những Trọng tài - Giám định đã được chỉ định làm nhiệm vụ mà
lại vắng mặt không làm nhiệm vụ và không báo cáo cho Tổng thư ký về lý do chính
đáng của sự vắng mặt này.
12.2.7. Nếu một viên chức được chỉ định
làm nhiệm vụ vắng mặt, Ban giám khảo có quyền chọn lựa để thay thế bằng một
viên chức tương đương trong danh sách các viên chức được chọn lựa và phải báo
cáo cho Hội đồng Chấp hành hay văn phòng Châu lục có liên quan ngay khi có thể
được về sự thay đổi này.
12.2.8. Nếu một trận đấu có nhiều tình huống
phức tạp và không diễn ra bình thường mà Trọng tài không có biện pháp hữu hiệu,
Ban giám khảo có thể dừng trận đấu cho tới khi giải quyết được sự cố.
12.2.9. Ban giám khảo có thể đưa ra những
biện pháp cần thiết tức thời khi có các sự cố tại các trận đấu.
12.2.10. Ban giám khảo sẽ tham vấn Ủy ban
Trọng tài - Giám định về các quyết định hoặc khuyến cáo mà họ đưa ra.
12.2.11. Khi một VĐV có hành động vi phạm
Luật lệ một cách nghiêm trọng và có ý đi ngược với tinh thần thể thao, Ban giám
khảo có quyền kiến nghị Hội đồng Chấp hành và tuyên bố kỷ luật VĐV đó không được
thi đấu trong một thời gian nhất định và Hội đồng Chấp hành có thể tước bỏ huy
chương hoặc phần thưởng mà VĐV đó nhận được.
12.2.12. Các thành viên trong Ban giám khảo
không được làm nhiệm vụ nếu trong trận đấu có VĐV là người có cùng quốc gia với
thành viên trong Ban giám khảo.
12.3. Bác bỏ quyết định của Trọng tài và
Giám định: Quyết định của một Trọng tài hay Giám định có thể bị Ban
giám khảo bác bỏ trong trường hợp:
12.3.1. Khi Trọng tài có một quyết định
rõ ràng ngược với các Chương, Điều trong Luật lệ AIBA (Ban giám khảo có thể sử
dụng bằng việc ghi hình trận đấu).
12.3.2. Khi thấy rõ ràng Giám định đã có
sự lầm lẫn trong phiếu điểm của họ đưa đến quyết định sai lầm.
12.4. Khiếu nại: Trưởng đoàn có thể
khiếu nại lên Ban giám khảo và phí khiếu nại là 100 USD, không chậm hơn 30 phút
sau khi kết thúc trận đấu. Nếu Ban giám khảo đồng ý xem xét giải quyết khiếu nại,
các hành động cần thiết sẽ được thực hiện. Nếu khiếu nại đúng, phí khiếu nại sẽ
được hoàn trả.
12.5. Nếu là thành viên Ban giám
khảo thì không được làm Trọng tài, Giám định tại các giải thi đấu đó.
12.6. Trung lập: Tại các cuộc thi
đấu quốc tế, các thành viên Ban giám khảo phải là người từ nước khác đến.
Điều 13. Trọng tài
13.1. Điều quan tâm chủ yếu: Quan
tâm đến VĐV là mối quan tâm chủ yếu của trọng tài.
13.2. Nhiệm vụ: Trọng tài điều
hành võ đài phải mặc quần trắng, áo trắng, giày màu sáng không có gót. Có thể
mang nơ đen trên cổ áo. Ở các nước nhiệt đới, nơi có thể được miễn đeo khi Chủ
tịch Ban giám khảo hoặc Chủ tịch ban Trọng tài - Giám định đồng ý. Trọng tài có
thể sử dụng găng tay mỏng khi làm việc.
Trọng tài phải:
13.2.1. Theo dõi xem Luật lệ và tinh thần
thi đấu FAIR PLAY có được thực hiện nghiêm túc không.
13.2.2. Duy trì việc kiểm soát trận đấu
trong tất cả các giai đoạn của trận đấu.
13.2.3. Ngăn cản một VĐV yếu hơn tránh các
đòn thái qua không cần thiết.
13.2.4. Kiểm tra găng và trang phục VĐV.
13.2.5. Sử dụng 03 khẩu lệnh sau:
13.2.5.1. "STOP" khi ra lệnh
cho VĐV ngừng đấu .
13.2.5.2. "BOX" khi ra lệnh thi
đấu.
13.2.5.3. "BREAK" khi 2 VĐV ôm
chặt nhau, ra lệnh 2 VĐV dang ra và bước lùi trước khi tiếp tục thi đấu.
13.2.6. Bằng dấu hiệu và cử chỉ thích hợp,
dễ hiểu để chỉ cho VĐV thấy họ vi phạm Luật lệ.
13.2.7. Sau trận đấu, thu và kiểm tra phiếu
điểm của 5 giám định nộp cho Chủ tịch Ban Giám khảo hoặc cho phát thanh viên nếu
không có Chủ tịch Ban Giám khảo.
13.2.8. Trọng tài không chỉ định VĐV thắng
cuộc bằng cách giơ cao tay VĐV hay bằng một cách nào khác trước khi phát thanh
viên công bố kết quả chính thức, lúc đó trọng tài giơ cao tay của VĐV.
13.2.9. Khi trọng tài truất quyền thi đấu
của một VĐV hoặc dừng trận đấu phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban Giám khảo tên
VĐV bị truất quyền hoặc lý do dừng trận đấu để Chủ tịch Ban Giám khảo chỉ thị
cho phát thanh viên công bố quyết định một cách chnhs xác cho công chúng.
13.3. Quyền lực của trọng tài: Trọng
tài có quyền:
13.3.1. Kết thúc trận đấu bất cứ lúc nào
nếu trọng tài cân nhắc thấy trận đấu chỉ thiên về một phía VĐV, không tương xứng.
13.3.2. Chấm dứt trận đấu bất cứ lúc nào
nếu một VĐV bị một vết thương mà trọng tài thấy không thể tiếp tục thi đấu được.
13.3.3. Kết thúc trận đấu bất cứ lúc nào
nếu cân nhắc thấy hia VĐV thi đấu một cách không trung thực, trọng tài có thể
truất quyền một hoặc cả hai VĐV.
13.3.4. Nhắc nhở một VĐV hoặc dừng trận đấu
để cảnh cáo một VĐV có lỗi hoặc vì một lý do nào khác nhằm bảo đảm tôn trọng Luật
lệ và Fair Play.
13.3.5. Truất quyền một VĐV khi không chấp
hành ngay lệnh của trọng tài hoặc có thái độ hung hăng, khiêu khích trọng tài
vào bất kỳ thời điểm nào.
13.3.6. Truất quyền săn sóc viên khi phạm
luật và vì thế có thể truất quyền vì lỗi của săn sóc viên nếu người đó không chấp
hành lệnh của trọng tài.
13.3.7. Truất quyền VĐV mà không cần phải
cảnh cáo trước.
13.3.8. Ngừng đếm khi một VĐV bị knock
down mà VĐV kia không lùi về góc trung lập hoặc trì hoãn thực hiện việc đó.
13.3.9. Vận dụng Luật lệ thi đấu để có một
quyết định, một biện pháp cần thiết trong bất kỳ trường hợp nào của trận đấu mà
luật không quy định.
13.4. Cảnh cáo: nếu VĐV vi phạm luật
chưa đến mức bị truất quyền, trọng tài ngừng trận đấu để cảnh cáo VĐV đó. Việc
cảnh cáo phải rõ ràng sao cho VĐV có thể hiểu được lý do mắc lỗi. Trọng tài ra
hiệu bằng tay (hay một ký hiệu nào đó) thật rõ cho Giám định biết Trọng tài đã
cảnh cáo VĐV nào vì lỗi gì, sau đó trọng tài mới ra lệnh "BOX". Nếu một
VĐV bị ba lần cảnh cáo trong một trận đấu, VĐV đó đương nhiên bị loại.
13.5. Nhắc nhở: Trọng tài có quyền
nhắc nhở một VĐV, đây là một khuyến cáo nhằm ngăn cản việc vi phạm Luật lệ
nhưng chưa đến mức cảnh cáo.
Trọng tài có thể không cho ngừng trận đấu mà
tranh thủ thời cơ thuận lợi trong hiệp đấu để nhắc nhở.
13.6. Nhận xét về y tế: Trước giải
đấu, trọng tài phải qua kiểm tra y tế để xác nhận có đầy đủ thể lực để hoàn
thành nhiệm vụ giao phó. Mỗi con mắt của trọng tài phải đạt ít nhất 06 đi-ốp. Trong
khi điều hành trận đấu, trọng tài không được mang kính nhưng nếu mang kính áp
tròng (contact lens) thì được phép. Trọng tài bắt buộc phải tham dự buổi họp
trước khi giải đấu được chủ trì bởi Giám định Y tế.
Điều 14. Giám định
14.1. Trang phục: Quần áo màu trắng
và có thể mặc áo khoác nếu được phép.
14.2. Nhiệm vụ:
14.2.1. Giám định xét đoán độc lập các
năng lực của VĐV và quyết định người thắng trên cơ sở luật định.
14.2.2. Trong trận đấu, Giám định không
được nói chuyện với VĐV, các giám định khác hoặc bất kỳ ai ngoại trừ trọng tài
nhưng phải trong trường hợp cấp thiết sau mỗi hiệp đấu sẽ lưu ý trọng tài những
điểm mà trọng tài không thấy như thái độ của săn sóc viên, dây đai bị chùng
v.v...
14.2.3. Số điểm chấm cho VĐV do Giám định
ghi trên phiếu điểm ngay sau mỗi hiệp đấu trừ khi có máy chấm điểm điện tử.
14.2.4. Trừ khi có sử dụng máy chấm điểm
điện tử còn sau mỗi trận đấu, Giám định cộng số điểm trên phiếu điểm, chỉ định
VĐV thắng cuộc, ký vào phiếu điểm. Các điều này được công bố cho công chúng được
biết.
14.2.5. Giám định không được rời khỏi vị
trí trước khi quyết định thắng thua được công bố.
Điều 15. Trọng tài bấm giờ
15.1. Nhiệm vụ:
15.1.1. Nhiệm vụ chủ yếu của trọng tài bấm
giờ là điều chỉnh số lượng thời gain của mỗi hiệp đấu, lúc ngừng trận đấu và thời
gian nghỉ giữa các hiệp đấu (là tròn 1 phút).
15.1.2. Năm giây trước khi bắt đầu một hiệp
đấu, trọng tài bấm giờ ra khẩu lệnh "Dọn sạch đài đấu" hoặc "Săn
sóc viên ra ngoài".
15.1.3. Công bố bắt đầu và chấm dứt mỗi
hiệp ngay trước khi bắt đầu hiệp đó.
15.1.4. Thông báo số thứ tự của mỗi hiệp
ngay trước khi bắt đầu hiệp đó.
15.1.5. Nếu trọng tài cho ngừng trận đấu
thì phải trừ thời giam ngừng đó.
15.1.6. Xác định thời gian bằng đồng hồ
đeo tay hoặc để bàn.
15.1.7. Khi có một VĐV bị nằm sàn (knock
down), báo hiệu cho trọng tài từng giây trôi qua khi trọng tài đang đếm.
15.1.8. Nếu một VĐV đang nằm sàn và trọng
tài đếm, đúng lúc đó thời gian hiệp đấu đã hết thì trọng tài bấm giờ không được
gõ cồng chấm dứt hiệp đấu mà phải chờ cho trọng tài ra lệnh "BOX" mới
được gõ cồng chấm dứt hiệp đấu. Tuy nhiên điều này không được áp dụng ở hiệp cuối
cùng của các trận chung kết trong Đại hội Olympic, vô địch thế giới, tranh giải
thế giới, giải luân lưu của AIBA, vô địch châu lục và các cuộc thi đấu quốc tế
khác.
15.2. Vị trí: Chỗ ngồi của trọng
tài thời gian ở gần võ đài.
Điều 16. Các quyết định
16.1. Các loại quyết định:
16.1.1. Thắng điểm: Sau mỗi trận đấu, VĐV
nào được đa số giám định chấm thắng sẽ được tuyên bố là người thắng cuộc. Nếu cả
hai VĐV bị thương hoặc đều đo ván (K.O) cùng một lúc và không tiếp túc đấu được
nữa, giám định sẽ cộng số điểm của từng VĐV tới lúc ngừng đấu và VĐV nào được
nhiều điểm hơn vào lúc đó sẽ là người thắng cuộc.
16.1.2. Thắng vì bỏ cuộc: Nếu một VĐV tự
nguyện bỏ cuộc do chấn thương hay vì một lý do nào khác hoặc không tiếp tục thi
đấu sau giờ nghỉ giữa hai hiệp, thì đối phương là người thắng cuộc.
16.1.3. Thắng do trọng tài cho ngừng trận đấu:
16.1.3.1. Không cân sức: RSC là thuật ngữ
dùng để chỉ ngừng trận đấu khi một VĐV không cân sức hoặc không có khả năng đấu
tiếp. Nếu một VĐV theo nhận định của trọng tài là không cân sức hoặc bị nhiều
đòn thái quá, trận đấu sẽ được ngừng và đối phương là người thắng cuộc.
16.1.3.2. Chấn thương:
a. Theo trọng tài, một VĐV không thể tiếp tục
thi đấu được do chấn thương hoặc thể lực yếu kém, trận đấu sẽ được ngừng và đối
phương là người thắng cuộc. Quyền ra quyết định này là của trọng tài sau khi
tham khảo ý kiến của bác sĩ và khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ rồi thì trọng tài
phải tuân thủ lời khuyên đó. Trọng tài cũng phải xem xét vết thương của VĐV kia
trước khi có quyết định.
viên chức Y tế của trận đấu có quyền đề nghị ngừng
trận đấu nếu họ thấy cần thiết vì lý do Y tế. Trước đó, họ phải thông báo cho
Giám sát trưởng để ông này thông báo cho trọng tài.
Thời gian ngừng trận đấu tối đa là một phút để
viên chức y tế khám xem VĐV còn đủ điều kiện thi đấu hay không (viên chức y tế
bao gồm Chủ tịch Giám định Y tế hoặc bác sĩ chịu trách nhiệm y tế cho một trận
đấu).
b. Nếu có chấn thương và trận đấu đã diễn ra qua
hiệp một, số điểm cho tới khi bị chấn thương của các sVĐv sẽ được cộng lại và
ai có nhiều điểm hơn là người thắng.
Trong cuộc thi đấu vô địch, VĐV không bị chấn
thương sẽ là người thắng. Trong giải thi đấu giữa hai nước, một chấn thương như
vậy tại hiệp một có thể dẫn tới quyết định hủy bỏ trận đấu.
c. Khi trọng tài mời bác sĩ lên võ đài đẻ khám
cho VĐV thì chỉ hai người này được ở trên võ đài, các săn sóc viên không được lại
gần võ đài.
d. Nếu giám sát trưởng sau khi hội ý với các
thành viên trong Ban Giám sát tin tưởng rằng máy chấm điểm điện tử với 15 điểm
cách biệt giữa hai VĐV, trận đấu có thể chấm dứt để tránh cho một VĐV bị những
đòn không cần thiết. Ông ta có quyền dừng trận đấu bằng cách gõ cồng hay các
phương tiện khác, hỏi ý kiến trọng tài và theo kết quả đó tuyên bố "Góc X
là người chiến thắng bởi RSC".
16.1.4. Thắng do truất quyền: Nếu một VĐV
bị truất quyền, VĐV kia là người thắng cuộc. Nếu cả hai VĐV bị truất quyền, quyết
định sẽ được công bố. VĐV bị truất quyền không được bất kỳ giải thưởng, huy
chương, cúp, xếp hạng của toàn bộ giải đấu. Trong trường hợp ngoại lệ Hội đồng
chấp hành (hoặc không có Hội đồng chấp hành thì Giám Sát trưởng hoặc Ban Giám
khảo) có thể xin xét ngoại lệ, nhưng các quyết định phải được thông qua bởi Hội
đồng chấp hành.
16.1.5. Thắng cuộc do đo ván (K.O): Nếu một
VĐV bị nằm do một cú đấm và không đứng dậy để thi đấu tiếp. Sau 10 giây thì đối
phương được tuyên bố thắng cuộc do "đo ván".
16.1.6. Thắng bằng RSC-H: Một VĐV bị những
cú đấm nặng vào đầu không tiếp tục thi đấu được thì đối phương được tuyên bố thắng
cuộc.
16.1.7. Không có trận đấu: Trọng
tài kết thúc trận đấu không phải vì trách nhiệm của các VĐV và trọng tài mà vì
cá hoàn cảnh khách quan như võ đài bị hư hỏng, hệ thống điện gặp sự cố, thời tiết
đặc biệt v.v...Trong những trường hợp đó, trận đấu được tuyên bố là "không
có trận đấu" và trong giải vô địch, Ban Giám khảo sẽ quyết định không hành
động tiếp theo.
16.1.8. Thắng cuộc do không có đối thủ: Khi
một VĐV đã có mắt ở võ đài với trang phục đầy đủ để thi đấu mà đối thủ kia
không xuất hiện dù loa phóng thanh đã gọi tên rồi chuông reo và ba phút trôi
qua, trọng tài chỉ định VĐV có mặt tại võ đài là người thắng cuộc. Trước tiên,
trọng tài đề nghị các giám định ghi đầy đủ vào phiếu điểm, thu các phiếu điểm
đó, sau đó dẫn VĐV ra giữa đài và sau khi quyết định được công bố, giơ tay VĐV
là người thắng cuộc.
16.1.9. Hòa: Trận đấu giao hữu giữa hai
Câu lạc bộ của hai nước có thể chấp nhận hòa khi đa số các giám định cho điểm bằng
nhau hoặc có chấn thương ngay trong hiệp đầu của trận đấu.
16.1.10. Những sự kiện xảy ra trong đài đấu
nằm ngoài tầm kiểm soát của trọng tài.
16.1.10.1. Nếu có sự cố xảy ra không cho
phép trận đấu được tiếp tục trong vòng một phút sau khi chuông reo để bắt đầu
hiệp 1 hay hiệp 2 (ví dụ như mất điện), trận đấu sẽ được dừng lại và VĐV sẽ thi
đấu tiếp hai hiệp cuối vào thời điểm thích hợp của buổi thi đấu.
16.1.10.2. Nếu sự cố xảy ra ở hiệp thứ tư
của trận đấu, trận đấu sẽ được kết thúc và các giám định được yêu cầu đưa ra
quyết định xem VĐV nào là người chiến thắng.
16.1.10.3. Nếu sự cố xảy ra trong ba trận
đấu cuối cùng của buổi thi đấu, VĐV sẽ được thi đấu vào trận đầu tiên của
chương trình thi đấu kế tiếp, VĐV sẽ được cân và kiểm tra y tế một lần nữa trước
trận đấu.
Điều 17. Chấm điểm
Các chỉ dẫn sau đây cần được chú ý:
17.1. Liên quan đến đòn đánh:
17.1.1. Đòn đánh được tính điểm: Trong mỗi
hiệp, Giám định sẽ cho điểm căn cứ vào các đòn đấm của VĐV. Để cho điểm mỗi đòn
đánh, đòn đó không bị ngăn chặn hay bảo vệ và phải trúng đích với diện tích tiếp
xúc hợp lệ của găng, đòn đó phải trúng đích vào phần trước của đầu hay thân thể
kể từ thắt lưng trở lên. Các đòn tạt ngang (Swings) đánh đúng như trên cũng được
tính điểm. Giá trị của các đòn đánh giáp thân sẽ được đánh giá vào cuối của lần
giáp thân giữa VĐV và tùy thuộc vào số đòn đánh chiếm đa số của VĐV đó.
17.1.2. Đòn đánh không ghi điểm.
17.1.2.1. Cú đánh vi phạm luật hoặc,
17.1.2.2. Đánh bằng cạnh, mắt sau của
găng, đánh mở găng hoặc bất kỳ phần nào khác ngoài diện tích găng che cảu các
khớp của năm ngón tay (diện tích tiếp xúc hợp lệ).
17.1.2.3. Đòn đánh bằng cánh tay.
17.1.2.4. Chạm vào cơ thể mà không có lực
của vai hay cơ thể.
17.2. Về việc vi phạm luật:
17.2.1. Cảnh cáo của trọng tài: Nếu trọng
tài cảnh cáo một VĐV thì giám định có thể cho điểm VĐV kia. Khi giám định đã
quyết định cho VĐV một điểm, vì đối thủ đã vi phạm luật và trọng tài đã cảnh
cáo, thì giám định sẽ ghi chữ "U" vào cột ghi điểm. Nếu giám định
không nhất trí với trọng tài thì ghi chữ "X" và lý do vắn tắt mà trọng
tài đã cảnh cáo.
17.2.2. Các lỗi khác: Trong mỗi một hiệp,
Giám định sẽ xác định mức độ của lỗi vi phạm mà trọng tài không thấy và không cảnh
cáo, ông ta sẽ ghi chữ "J" vào cột ghi điểm và lý do cảnh cáo.
17.3. Liên quan đến cách cho điểm:
17.3.1. Sau mỗi hiệp: Mỗi hiệp được cho
điểm là 20 điểm, không cho điểm với phần số lẻ. Sau mỗi hiệp, VĐV thắng được
cho 20 điểm và VĐV kia được điểm ít hơn một cách tương xứng, trường hợp ngang bằng
mỗi VĐV được 20 điểm.
17.3.2. Xác định các điểm: Chấm điểm theo
các nguyên tắc sau:
Ba đòn đánh chính xác hợp lệ được 1 điểm, bị trọng
tài giám định cảnh cáo đối phương được 1 điểm. Nếu số lượng đòn khác 3, 6, 9,
12 v.v... thì bảng sau được áp dụng:
Số
đòn
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
v.v
|
Điểm
|
0
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
3
|
3
|
3
|
4
|
4
|
4
|
5
v.v
|
17.3.3. Kết thúc trận đấu:
Sau khi ghi điểm của từng hiệp như trên, giám định
thấy các VĐV có số điểm bằng nhau, giám định sẽ quyết định VĐV nào thắng tùy
thuộc vào:
17.3.3.1. Số lần tấn công nhiều hơn, kỹ
thuật tốt hơn. Nếu vẫn bằng nhau thì:
17.3.3.2. Phòng thủ tốt hơn (khóa, tránh
né, đỡ đòn v.v...) và đã vô hiệu hóa hoặc làm kém hiệu quả các đòn đánh của đối
phương.
17.3.3.3. Tất cả các cuộc thi đấu đều phải
chỉ định được VĐV thắng cuộc còn trong các cuộc đấu hữu nghị giữa 02 nước có thể
có trận hòa.
17.3.4. Nằm sàn: Không một điểm nào được
ghi cho VĐV bị nằm sàn.
17.4. Sử dụng máy tính điện tử:
17.4.1. Nếu sử dụng máy tính điện tử, sẽ
áp dụng các quy tắc sau:
17.4.1.1. Quyết định cho điểm được thiết
lập, giám định ấn các nút được hướng dẫn để cho phép VĐV có những đòn đánh
chính xác, hợp lệ.
17.4.1.2. Về cơ bản, những đòn đánh chính
xác và các thông tin khác được ghi lại và tính toán một cách tự động bởi máy chấm
điểm. VĐV sẽ được điểm nếu máy nhận được ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút cho
điểm VĐV đó.
17.4.1.3. Máy tính điểm điện tử sẽ trừ 2
điểm cho VĐV bị cảnh cáo (tương đương với 2 điểm của 2 đòn đấm chính xác cho hợp
lệ).
17.4.1.4. VĐV thấy điểm được xác định
trên cơ sở tổng các đòn chính xác đếm được trong các hiệp đấu, VĐV có nhiều đòn
hơn sẽ là người thắng cuộc.
17.4.1.5. VĐV sẽ được điểm nếu đòn đánh hợp
lệ ít nhất 3 trong 5 giám định ấn nút ch điểm. Có những đòn đánh không đủ 3
Giám định ấn nút cho điểm mà ví dụ như chỉ có 2 giám định ấn nút cho điểm sẽ
cũng được máy chấm điểm lưu giữ lại. Đây là cơ sở để xác định VĐV nào thắng nếu
cuối trận đấu số điểm của 2 VĐV được máy chấm là bằng nhau, dựa vào thông tin
trên được máy chấm điểm lưu giữ lại, người ta tính được VĐV nào có nhiều đòn
đánh hợp lệ hơn. Nếu 2 VĐV vẫn bằng nhau, 5 giám định sẽ quyết định VĐV thắng
cuộc dựa vào Điều 17.3.3 bằng cách nhấn nút bấm thích hợp.
17.4.2. Sử dụng máy tính điểm điện tử
không cần dùng phiếu điểm, toàn bộ thông số cần thiết được máy tính ghi nhận và
sau trận đâu sẽ tự động in ra.
17.4.3. Trường hợp máy tính điểm điện tử
có trục trặc, cần tiến hành:
17.4.3.1. Giám sát trưởng ra lệnh ngừng
trận đấu trong 1 phút, nếu trong thời gian đó máy chưa được sửa song thì trận đấu
phải được tiếp tục. Vận dụng Điều 12.2.1, quyết định của 5 giám khảo sẽ được
xem là chính thức.
17.4.3.2. Nếu máy tính điện tử không thể
sửa được, Ban giám sát có quyền áp dụng Điều 17.1; 17.2; 17.3 cho các trận đấu
tiếp theo.
17.4.4. Trong các giải vô địch của AIBA,
giải Olympic, máy chấm điểm điện tử sẽ được một viên chức do AIBA chỉ định điều
khiển.
Điều 18. Các lỗi
18.1. Nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền: Một
VĐV không chấp hành lệnh của trọng tài, vi phạm luật, thi đấu thiếu tinh thần
thể thao hoặc phạm lỗi theo nhận xét của trọng tài có thể bị nhắc nhở, cảnh cao
hoặc truất quyền mà không cần báo trước. Trọng tài không cần ngừng trận đấu vẫn
có thể nhắc nhở VĐV. Nếu định cảnh cáo 1 VĐV, trọng tài cho ngừng trận đấu chỉ
cho VĐV lỗi vi phạm sau đó dùng tay chỉ VĐV vi phạm cho từng giám định biết. Trọng
tài có thể cảnh cáo vì một lỗi như giữ tay thì sau đó không được nhắc nhở với lỗi
cùng loại. Ba lần nhắc nhở cùng 1 loại lỗi là một cảnh cáo. Trong một trận đâu,
VĐv nếu bị cảnh cao tới lần thứ ba thì đương nhiên bị truất quyền.
18.2. Các loại lỗi:
18.2.1. Đánh dưới thắt lưng, giữ tay,
ngáng chân, đá bằng chân, đá bằng chân hoặc đầu gối.
18.2.2. Đánh bằng đầu, vai, cánh tay, khuỷu
tay, bóp cổ đối phương. Dùng cánh tay hoặc khuỷu tay ép vào mặt đối phương hoặc
đẩy ngửa đầu đối phương ra phía sau ngoài dây võ đài.
18.2.3. Đánh mở găng, hoặc sống găng, cổ
tay hoặc mu bàn tay.
18.2.4. Đánh vào lưng đối thủ, đặc biệt
cú đánh vào gáy, phía sau đầu hoặc vào cùng thận.
18.2.5. Ra các đòn xoay tròn.
18.2.6. Vừa giữ dây đài vừa đánh học sử dụng
dây đài một cách thiếu tinh thần thể thao để đánh đối phương.
18.2.7. Nằm đè lên đối phương, đánh vật
hoặc ném đối phương.
18.2.8. Tấn công đối phương khi đối
phương bị ngã hay đang đứng dậy.
18.2.9. Ôm người.
18.2.10. Vừa ôm vừa đánh hay vừa kéo vừa
đánh.
18.2.11. Khóa hoặc kẹp tay, đầu của đối
phương hoặc luồn tay mình dưới tay đối phương.
18.2.12. Đầu cúi thấp dưới thắt lưng tạo
nguy hiểm cho đối phương.
18.2.13. Chấp nhận sự phòng thủ thụ động
hoàn toàn bằng cách che hai tay, ngả người hoặc xoay người để tránh đòn.
18.2.14. Đưa ra những tiếng động, tiếng
la không cần thiết, khiêu khích gây gổ trong hiệp đấu.
18.2.15. Không lùi lại một bước khi có lệnh
"BREAK".
18.2.16. Trọng tài ra lệnh
"BREAK", không lùi lại một bước mà còn tìm cách đánh đối phương.
18.2.17. Tấn công hoặc tìm cách gây sự với
trọng tài vào bất kỳ lúc nào.
18.2.18. Nhả bọc răng.
18.2.19. Dùng tay che chắn để đối phương
không nhìn thấy gì.
18.3. Săn sóc viên: Mỗi VĐV phải chịu
trách nhiệm về các hành vi của săn sóc viên của mình.
18.4. Trọng tài tham vấn các giám định: Nếu
trọng tài nghĩ rằng đã có một lỗi gì đó xảy ra mà mình không thấy, ông ta có thể
tham vấn với các giám định.
Điều 19. Nằm sàn
19.1. Định nghĩa: Một vận động viên được
coi như "nằm sàn":
19.1.1. Nếu VĐV đó chạm sàn đấu bằng bất
kỳ bộ phận nào có thể trừ hai chân do một đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.
19.1.2. Nếu VĐV đó gục xuống dây căng võ
đài do 1 đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.
19.1.3. Nếu VĐV đó rớt khỏi dây đài hay một
phần cơ thể ra ngoài dây đài do đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.
19.1.4. Nếu VĐV đó bị 1 đòn nặng, tuy
không ngã hoặc gục xuống dây đài nhưng trong trạng thái ngất đi, theo nhện định
của trọng tài, không thể tiếp tục thi đấu.
19.2. Đếm: Trong trường hợp nằm
sàn, trọng tài lập tức đếm từng giây từ 1 đến 10 mỗi lần đếm biểu thị bằng 1
ngón tay của trọng tài để VĐV biết từng giây trôi qua. Trước khi đếm 1, trọng tài
phải để 1 giây từ khi VĐV nằm sàn đến khi đếm 1. Nếu VĐV kia không lùi về góc
đài trung lập theo lệnh của trọng tài, trọng tài sẽ ngừng đếm cho đến khi lệnh
đó được thi hành, lúc đó trọng tài sẽ bắt đầu đếm từ con số đã dừng lại. Giám định
sẽ ghi "KD" trong phiếu điểm. Khi 1 VĐV bị nằm sàn vì 1 đòn đánh vào
đầu, giám định phải ghi là "KDH" trong phiếu điểm.
19.3. Trách nhiệm của đối phương:
Khi 1 VĐV bị nằm sàn, VĐV kia phải về ngay góc đài trung lập do trọng tài chỉ định.
Anh ta có thẻ tiếp tục thi đấu nếu VĐV nằm sàn đứng dậy và trọng tài ra lệnh
"BOX".
19.4. Bắt buộc đếm tới số tám: Khi
1 VĐV nằm sàn do bị đòn, trận đấu chỉ có thể được tiếp tục khi trọng tài đã đếm
tới số 8 dù rằng VĐV đó đã đứng dậy và sẵn sàng thi đấu trước đó.
19.5. Knock-out: Khi trọng tài đếm
đến "mười" và hô to "out" trận đấu chấm dứt và quyết định
này là K.O.
19.6. VĐV bị nằm sàn khi kết thúc
một hiệp, ngoại trừ hiệp cuối của các trận chung kết tại Olympic, vô địch thế
giới, tranh giải thế giới, giải luân lưu của AIBA, vô địch châu lục hay các giải
vô địch quốc tế, nếu trọng tài đếm tới 10 mà VĐV không dậy được xem như bị thua
do K.O.
Nếu VĐV này còn đấu được trước khi chấm dứt đếm
đến 10 trọng tài ra lệnh Box ngay lập tức.
19.7. VĐV bị nằm sàn lần thứ hai do cùng một
loại đòn: Nếu 1 VĐV bị nằm sàn do trúng đòn và trận đấu được tiếp tục
sau khi trọng tài đếm đến 8, sau đó VĐV này lại bị nằm sàn lần thứ hai do hậu
quả của đòn lần trước thì trọng tài tiếp tục đếm đến số 9.
19.8. Hai VĐV đều nằm sàn: Nếu 2
VĐV ngã xuống sàn cùng một lúc, trọng tài sẽ đếm tiếp tục cho VĐV còn nằm sàn nếu
VĐV kia đứng dậy được. Nếu cả 2 VĐV đều không đứng dậy được trọng tài đếm đến
10, trận đấu được chấm dứt và căn cứ vào điểm của 2 VĐV lúc đó để quyết định
người thắng.
19.9. một VĐV không thể tiếp tục thi
đấu sau khi nghỉ giữa hiệp chấm dứt thì coi như bị thua.
19.10. Hạn định lần đếm bắt buộc:
Khi 1 VĐV bị đếm tới lần thứ ba trong cùng 1 hiệp hoặc đếm tới lần thứ tư cho cả
trận đấu, trọng tài sẽ cho ngừng trận đấu (RSC hoặc RSCH).
Nếu là nữ VĐV, lần bị đếm thứ hai trong 1 hiệp
hoặc lần bị đếm thứ 3 cho cả trận, trận đấu xem như kết thúc.
Bị nằm sàn hay bị đếm vì đòn đánh phạm luật thì
không bị giới hạn trong các hạn định lần đếm bắt buộc.
Điều 20. Thủ tục sau khi bị
K.O và RSCH
20.1. VĐV bị ngất: Chỉ có trọng
tài và bác sĩ có mặt trên võ đài nếu bác sĩ không cần người phụ giúp.
20.2. Kiểm tra y tế: Một VĐV bị
K.O vì đòn vào đầu trong khi diễn ra trận đấu hoặc khi trọng tài cho dừng trận
đấu vì VĐV này bị nhiều đòn mạnh vào đầu làm mất khả năng tự vệ không thể tiếp
tục thi đấu được thì VĐV đó phải được bác sĩ khám nghiệm ngay lập tức, sau đó
được nhân viên y tế đưa về phòng bác sĩ tại võ đài sau đó phải cho mời ngay một
bác sĩ chuyên khoa về thần kinh não trong vòng 24 giờ để quyết định cách điều
trị và chăm sóc cho VĐV này trong 4 tuần.
20.3. Thời kỳ hồi phục:
20.3.1. Một VĐV bị K.O hay RSCH do bị những
đòn đấm vào đầu như trên sẽ chỉ được phép tham gia thi đấu hay tập luyện sau 1
thời gian ít nhất là 4 tuần.
20.3.2. Nếu VĐV bị K.O hay RSCH như trên
hai lần trong thời gian 3 tháng thì chỉ được tham gia thi đấu hay tập luyện sau
3 tháng kể từ lần K.O thứ hai.
20.3.3. Ba lần K.O hay RSCH trong thời
gian 12 tháng thì một năm sau kể từ lần thứ ba bị K.O mới được tập luyện thi đấu.
20.3.4. Mỗi lần bị K.O và RSCH như trên đều
phải ghi vào sổ sức khỏe của VĐV này.
20.4. Chứng nhận y tế sau thời gian hồi phục:
Sau các thời gian nghỉ ngơi trên, VĐV phải có giấy
chứng nhận của bác sĩ khoa thần kinh, nếu có thể sau khi khám ÊG còn phải khám
CCT, để xác nhận VĐV đủ sức khoẻ thi đấu. Kết quả kiểm tra y tế này phải được
ghi vào sổ thi đấu quốc tế.
20.5. RSCH: trọng tài sẽ đề nghị
Ban giám khảo và các giám định ghi rõ RSCH vào phiếu điểm. RSCH là từ dùng để
chỉ 1 VĐV bị nhiều đòn mạnh vào đầu làm cho anh ta không tự vệ được và không
còn khả năng đấu tiếp, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu.
20.6. Biện pháp bảo hộ: Một VĐV bị
K.O vì đòn đánh vào đầu sẽ không được tham gia huấn luyện và thi đấu trong thời
gian 4 tuần nếu Ban giám khảo chấp nhận khuyến cáo của các viên chức y tế.
Những biện pháp này cũng được áp dụng khi KO xảy
ra trong tập luyện.
Điều 21. Bắt tay
21.1. Mục đích: Trước khi bắt đầu
và sau khi kết thúc trận đấu các VĐV bắt tay nhau để biểu thị tinh thần thi đấu
thể thao và hữu nghị phù hợp với luật lệ Boxing.
21.2. Thời điểm được phép: Bắt tay
được thực hiện tại thời điểm trước khi bắt đầu và sau khi thông báo kết thúc trận
đấu. Bất cư những trường hợp khác đều bị cấm.
Điều 22. Sử dụng thuốc
22.1. Thuốc kích thích - Doping: Tuyệt
đối cấm các VĐV sử dụng các loại dược phẩm, các chất liệu hóa học, chất kích
thích để tăng cường thể lực của nam hay nữ VĐV. Những quy định của AIBA cũng
như những quy định IOC về Doping sẽ là điều luật của AIBA.
22.2. Trừng phạt: VĐV hay viên chức
sử dụng doping sẽ bị truất quyền hay sa thải bởi AIBA. Bất kỳ 1 VĐV nào sau trận
đấu từ chối khám nghiệm DOping đều bị truất quyền.
Tương tự như vậy được áp dụng đối với bất kỳ
viên chức nào xúi dục VĐV sử dụng doping hoặc xúi giục VĐV từ chối xét nghiệm.
Các liên đoàn thành viên phải tuân thủ các quyết định trên của AIBA.
22.3. Các thuốc gây tê tại chỗ: Được
phép dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thuộc Ủy ban Y tế.
22.4. Dược phẩm cấm sử dụng: Danh
mục các dược phẩm bị cấm của IOC được AIBA chấp nhận. VĐV sử dụng hoặc viên chức
cho VĐV sử dụng sẽ bị truất quyền, AIBA có thể cấm sử dụng những dược phẩm khác
sau khi ỦY ban Y tế đệ trình danh sách.
Điều 23. Năng lực y tế
23.1. Chứng nhận y tế: VĐV sẽ
không được phép thi đấu tại các giải quốc tế nếu không hoàn thành các thủ tục về
y tế. các bác sĩ sẽ xác nhận điều này trong sổ thi đấu của VĐV. Mỗi ngày thi đấu
VĐV sẽ được xác nhận đủ năng lực y tế, đầy đủ sức khỏe để thi đấu bởi các bác
sĩ được liên đoàn nơi tổ chức thi đấu chỉ định. Tại giải Olympic, vô địch thế
giới, cúp thế giới, giải luân lưu của AIBA, các bác sĩ này được chỉ định bởi Ủy
ban Y tế của AIBA.
23.2. Giấy chứng nhận y tế: Mỗi
VĐV khi ra nước ngoài thi đấu phải có giấy chứng nhận y tế được xác định bởi
bác sĩ rằng trước khi đi VĐV này ở trong tình trạng thể lực tốt, không bị chấn
thương, không làm lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm cho quốc gia mà VĐV này đến
thi đấu.
Giấy chứng nhận này và sổ thành tích thi đấu quốc
tế của VĐV sẽ được xuất trình tại buổi kiểm tra y tế trước khi cân đo tổng
quát.
VĐV trình độ quốc gia cũng được yêu cầu có sổ
thành tích thi đấu chính thức của AIBA.
23.3. Các trường hợp bị cấm: Được ghi đầy
đủ trong sổ sức khỏe y tế.
23.4. Các vết cắt và vết xước trên da:
VĐV sẽ không được tham gia thi đấu nếu trên cơ thể còn có vết quấn băng, chấn
thương rách da thịt, tụ máu ở mặt, trán, mũi và tai. Nếu vết xước, vết cắn trên
da dán băng dính được sự đồng ý của bác sĩ kiểm tra ngày thi đấu thì VĐV được
phép thi đấu.
23.5. Sổ tay y tế: Các luật lệ về
y tế khác đều được ghi trong sổ tay y tế.
23.6. Năng lực y tế: Không một VĐV
nào được phép thi đấu mà trong sổ sức khỏe không được chứng nhạn đủ năng lực y
tế của bác sĩ được chỉ định.
Quá trình kiểm tra năng lực y tế, nếu có thể, sẽ
bao gồm:
23.6.1. Khám nghiệm hoàn chỉnh về thủ tục
với sự quan tâm đặc biệt đến các cơ quan thị giác, thính giác, cảm giác, thăng
bằng và hệ thống thần kinh.
23.6.2. kiểm tra chiều cao và cân nặng.
23.6.3. Kiểm tra sinh hóa máu và nước tiểu.
23.6.4. Kiểm tra thần kinh bao gồm điện
não đồ.
23.6.5. Xquang sọ não.
23.6.6. Khám nghiệm tim và điện tâm đồ.
23.6.7. Nếu có thể 1 cuộc xét nghiệm cấu
trúc sọ não bằng máy điện tử vi tính (scanner). Kiểm tra y tế ít nhất 1 lần/1
năm và đạt yêu cầu theo các điểm 23.6.1; 23.6.2; 23.6.4 nêu trên.
23.7. Phiếu theo dõi y tế: Là tài liệu y
tế được chấp nhận cho trước, trong và sau trận đấu.
Điều 24. Chăm sóc của bác
sĩ
24.1.Sự chăm sóc bắt buộc: Một bác
sĩ được chỉ định sẽ có mặt suốt trận đấu và chỉ có thể rời chỗ khi hiệp đấu cuối
cùng chấm dứt và 2 VĐV kết thúc trận đấu.
Trọng tài và bác sĩ có thể mang găng tay trong
suốt trận đấu.
24.2. Bố trí chỗ ngồi: Vị bác sĩ
này phải ngồi cạnh Ban giám sát và sẽ thông báo cho giám sát trưởng nếu thấy
VĐV bị đòn nặng để ông này rung chuông hoặc phất cờ ra hiệu cho trọng tài dừng
trận đấu. Bác sĩ lên võ đài khám nghiệm VĐV và khuyến cáo trọng tài ngừng trận
đấu hay tiếp tục thi đấu.
Điều 25. Tuổi tối thiểu và
tối đa của các VĐV
25.1. Tuổi tối thiểu: VĐV dưới 17
tuổi không được thi đấu tại Đại hội Olympic, giải thế giới và châu lục cũng như
các cuộc thi đấu quốc tế khác.
25.2. Tuổi tối đa: là 34 tuổi
(tính theo ngày sinh).
Điều 26. Báo cáo của các
viên chức
Cấm các ủy viên Hội đồng chấp hành, ủy viên y tế,
các giám sát, viên chức AIBA, trọng tài giám định là các viên chức của trận đấu
được ra thông báo cho báo chí hoặc tuyên bố bình luận trên đài phát thanh và
truyền hình về những gì có liên quan đến trận đấu. Chỉ có Chủ tịch hay viên chức
được ủy quyền được phép phát ngôn trước các phương tiện truyền thông đại chúng.
Điều 27. Tính thống nhất
Tất cả các Liên đoàn, Hiệp hội đều phải đạt được
sự thống nhất trong Luật lệ của họ và AIBA nhằm đảm bảo sự khái quát các luật lệ
của họ và AIBA nhằm đảm bảo sự khái quát cá luật lệ Boxing nghiệp dư trên thế
giới trừ khi Luật lệ của họ nghiêm ngặt hơn Luật của AIBA.
Điều 28. Cúp liên Quốc gia
hay Cúp Challenge
28.1. Các giải thưởng: Tại các giải
thi đấu quốc tế, cúp hay giải thưởng danh dự được trao cho VĐV và các đội.
28.2. Cách xếp hạng của từng đội: Thứ
hạng của các đội được xác định theo cách sau:
28.2.1. Thắng ở mỗi trận đấu vòng loại
hay vòng tứ kết được 1 điểm.
28.2.2. Thắng ở mỗi trận đấu bán kết được
2 điểm.
28.2.3. Thắng ở trận chung kết được 3 điểm.
28.2.4. Các điểm vẫn được ghi dù vì lý do
nào đó trận đấu không diễn ra.
28.2.5. Trường hợp có 2 hay nhiều đội có
số điểm ngang nhau, xác định thứ hạng căn cứ vào:
28.2.5.1. Số các trận thắng ở vòng chung
kết và nếu vẫn bằng nhau;
28.2.5.2. Số các trận thắng ở vị trí thứ
hai và nếu cũng vẫn bằng nhau;
28.2.5.3. Số các trận thắng ở vị trí thứ
ba.
28.3. Tính điểm ở các trận thi đấu đồng đội:
Với mỗi trận thắng, mỗi VĐV sẽ giành được 2 điểm
cho đội của mình. Với mỗi trận thua được 1 điểm ngoại trừ trường hợp bị truất
quyền VĐV không nhận được điểm nào.
28.4. Danh sách thứ hạng chính thức
xếp theo thứ tự 8 VĐV cao nhất cho mỗi hạng cân tại các giải Olympic, vô địch
thế giới hoặc châu lục và bất cứ cuộc, giải đấu nào được chuẩn thuận bởi AIBA.
Thứ hạng dựa vào các tiêu chí sau:
- Hạng năm: được trao cho VĐV thua ở vòng
tứ kết bởi VĐV xếp hạng nhất.
- Hạng sáu: được trao cho VĐV thua ở vòng
tứ kết bởi VĐV xếp hạng nhì.
- Hạng bảy: được trao cho VĐV thua ở vòng
tứ kết bởi VĐV xếp hạng ba.
- Hạng tám: được trao cho VĐV thua ở vòng
tứ kết bởi VĐV xếp hạng tư.