Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 130/2002/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 04/10/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 130/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ130/2002/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2002-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010,
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế (TTBYT) giai đoạn 2002 - 2010, gồm những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu chung:

Bảo đảm đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ y tế. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm nâng cao dần tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phấn đấu đến năm 2005 bảo đảm cung ứng đủ và khai thác có hiệu quả trang thiết bị y tế thông dụng cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh theo qui định của Bộ y tế.

b) Tiếp tục trang bị và phát huy hiệu quả ba trung tâm y tế chuyên sâu Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.

Từ năm 2002 đến năm 2010 có kế hoạch từng bước xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu tại các khu vực theo vùng kinh tế, xã hội; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

c) Mở rộng sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng bảo đảm cung cấp đủ 40% nhu cầu trong ngành vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao, các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất trang thiết bị y tế, dược phẩm và vacxin.

3. Kế hoạch thực hiện:

a) Giai đoạn 1: Từ năm 2002 đến 2005

Mục tiêu cần đạt được:

- Đảm bảo TTBYT thiết yếu cho các tuyến y tế từ cơ sở đến trung ương theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Sản phẩm sản xuất trong nước đạt tỷ lệ khoảng 40% tổng số TTBYT thông dụng.

- Đảm bảo độ chính xác và an toàn của TTBYT.

b) Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2010.

Mục tiêu cần đạt được:

- Cơ sở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến được trang bị đủ số lượng và chất lượng TTBYT theo danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Các bệnh viện trung ương và đa khoa trung tâm tỉnh được trang bị đủ phương tiện kỹ thuật để chẩn đoán và điều trị, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân theo phân tuyến kỹ thuật, đạt trình độ kỹ thuật thiết bị y tế ngang với các nước trung bình tiên tiến trong khu vực.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả của các trung tâm y tế chuyên sâu.

- Đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng trong nước có ưu thế, nâng cao chất lượng và tiến tới xuất khẩu, bảo đảm cung cấp đủ 60% nhu cầu dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.

- Xây dựng công nghiệp trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm, nhằm hai mục tiêu:

+ Phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu.

- Củng cố hệ thống kinh doanh TTBYT phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời từng bước tiếp cận với quy chế của khối ASEAN và thế giới, đáp ứng có hiệu quả hoạt động chung của ngành y tế.

- Củng cố, cải tiến hệ thống đào tạo nhân lực chuyên ngành kỹ thuật TTBYT để khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế, thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa tốt TTBYT đã được trang bị.

- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước về TTBYT, tạo môi trường phù hợp để tranh thủ tối đa quá trình hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết trong lĩnh vực TTBYT.

4. Những giải pháp:

a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trang thiết bị y tế:

- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý về trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương. Các sở y tế, các trung tâm y tế huyện có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tư thiết bị y tế. Các bệnh viện, các viện trung ương, bệnh viện đa khoa tỉnh có phòng vật tư kỹ thuật thiết bị y tế.

- Thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu quả khai thác sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở sử dụng và hệ thống kinh doanh theo các quy định của Nhà nước. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế cũng như sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.

- Ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà khoa học, các cơ sở khoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, chế tạo, khai thác sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trang thiết bị y tế; khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế trong nước. Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư trang thiết bị y tế. Ban hành qui định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm.

b) Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế:

- Tăng cường đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế.

- Đưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật-công nghệ, kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dược.

- Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trang thiết bị y tế.

c) Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, dịch vụ trang thiết bị y tế:

- Đầu tư sản xuất trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được tính hiệu quả, kinh tế và hợp lý giữa y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.

- Tập trung sản xuất các thiết bị y tế thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dụng cụ sử dụng một lần và các trang thiết bị phục vụ y tế học đường và gia đình.

- Tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật - thiết bị y tế.

d) Củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định của nhà nước.

e) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế về trang thiết bị y tế:

- Nghiên cứu ứng dụng những trang thiết bị y tế, các phương pháp điều trị và chẩn đoán mới trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam.

- Mở rộng hợp tác với các tập đoàn sản xuất trang thiết bị y tế có uy tín trên thế giới trong việc liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ.

4. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện Chính sách từ các nguồn:

- Ngân sách nhà nước,

- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước,

- Nguồn vốn vay từ nguồn ODA và các quỹ hỗ trợ phát triển trong và ngoài nước,

- Nguồn khác (nếu có).

Điều 2. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong từng năm, từng giai đoạn Bộ Y tế xây dựng kế hoạch, chủ trì, phối hợp với các bộ, các ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các mục tiêu của Chính sách Quốc gia về trang thiết bị y tế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 130/2002/QD-TTg

Hanoi, October 04, 2002

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL POLICY ON MEDICAL EQUIPMENT IN THE 2002-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Protection of the People
s Health of June 30, 1989;
Pursuant to the Prime Minister
s Decision No. 35/2001/QD-TTg of March 19, 2001 approving the strategy for protection and care of the peoples health in the 2001-2010 period;
At the proposal of the Minister of Health,

DECIDES:

Article 1.- To approve the national policy on medical equipment in the 2002-2010 period, including the following principal contents:

1. General objectives:

To adequately supply medical equipment to various levels as prescribed by the Ministry of Health. To step by step modernize equipment for medical establishments so as to raise the quality of protection and care of the peoples health. To strive to reach the level of the regions advanced countries by 2010 in terms of technical standards of the medical equipment. To train the contingent of specialized technicians in order to exploit the use of, maintain, repair and expertise medical equipment. To develop the medical equipment industry with a view to gradually raising the proportion of home-made goods and proceeding to export them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To strive for the adequate supply and efficient exploitation of common medical equipment for disease-prevention and -treatment establishments by 2005 as prescribed by the Ministry of Health.

b/ To continue equipping and promoting the efficiency of three specialized health centers in Hanoi, Ho Chi Minh City and Hue.

To draw up 2002-2010 plans for step by step construction of specialized health centers in various regions according to socio-economic areas, especially in remote and deep-lying areas as well as regions inhabited by ethnic minority people.

c/ To expand the manufacture of common medical equipment, ensuring the adequate supply to satisfy 40% of the services demand by 2005, and 60% by 2010. To step up the manufacture of hi-tech medical equipment as well as advanced technological chains for the manufacture of medical equipment, pharmaceuticals and vaccines.

3. Implementation plan:

a/ Stage 1: From 2002 to 2005

Targets to be attained:

- To ensure the essential medical equipment for the medical establishments from grassroots to the central level according to the Health Ministrys standards.

- Home-made products shall make up around 40% of the total common medical equipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Stage 2: From 2006 to 2010

Targets to be attained:

- Medical examination and treatment establishments of various levels shall be quantitatively and qualitatively equipped with adequate medical equipment according to the Health Ministrys list of standards.

- The central hospitals and provincial general hospitals shall be adequately equipped with technical facilities for diagnosis and therapy, thus meeting requirements of providing medical examination and treatment for people according to the assigned technical lines, reaching the level of average advanced countries in the region in terms of technical standards of medical equipment.

- To continue building, perfecting and promoting the efficiency of specialized health centers.

- To step up the production of advantageous domestic goods, to raise their quality and proceed to export them, ensuring the adequate supply to satisfy 60% of the demand for common medical tools and equipment.

- To build the medical equipment industry with focal points and key contents, aiming to:

+ Meet the domestic use demand;

+ Raise the quality of products for export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To consolidate and improve the system of training human resources specialized in medical equipment techniques in order to efficiently exploit and use medical equipment, well maintain and repair the furnished medical equipment.

- To perfect the organizational system, raise the capability and efficiency in the activities of State management over medical equipment, create an appropriate environment in order to avail ourselves of international cooperation and joint venture in the field of medical equipment.

4. Solutions:

a/ Enhancing the State management over medical equipment:

- To perfect the medical equipment management system from the central to local levels. Medical establishments and district health centers shall be staffed with professional officials to monitor the work of medical equipment and supplies. Hospitals, central clinics and provincial general hospitals shall have their medical equipment and technical supplies sections.

- To exercise the uniform State management over the trading, import and export of medical equipment from the central to local levels.

- To step up the inspection and examination of quality, the supervision of efficiency of exploitation and use of medical equipment at medical equipment-using establishments and business system according to the State regulations. To conduct regular expertise of medical equipment being used at medical establishments as well as of home-made and import products.

- To promulgate incentive and preferential policies towards scientists as well as scientific and technological establishments involved in medical equipment research, manufacture and use exploitation, as well as provision of medical equipment technical services; to encourage domestic medical equipment-manufacturing and trading establishments. To build the capital recovery mechanism for operation maintenance and re-investment of medical equipment. To promulgate the regulations on the annual funding for the expertise, maintenance and repair of medical equipment.

b/ Development of human resources specialized in medical equipment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To include the basic contents on management, technique-technology, and skills on the use of medical equipment in the program on training of medical and pharmaceutical officials of university or intermediate level.

- To raise the quality and expand the scale of training of the contingent of medical equipment technicians.

c/ Investment in development of the medical equipment manufacturing industry and service:

- To make prioritized investment in medical equipment manufacture in order to attain the efficiency, economy and rationality between specialized and universal health.

- To concentrate efforts on manufacture of common medical equipment in service of local health, population-family planning program, primary healthcare, single-use tools and equipment in service of school and family health.

- To enhance the medical equipment technical service.

d/ Consolidation of medical equipment trading and import/export system according to the State regulations.

e/ Enhancing medical equipment scientific research, technological application and transfer as well as international cooperation:

- To study new medical equipment as well as therapy and diagnosis methods in the world for selective application in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Implementation funding:

Funding for implementation of the policy shall come from the following sources:

- The State budget;

- Support from domestic and foreign organizations;

- Loan capital from ODA sources as well as domestic and foreign development assistance funds;

- Other sources (if any).

Article 2.- Basing itself on the Governments socio-economic development orientations in each year and each period, the Ministry of Health shall draw up plan, assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and localities in organizing the implementation of the objectives of the national policy on medical equipment.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing for promulgation.-

Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




PHAM GIA KHIEM

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 130/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 phê duyệt chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.907

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.205.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!