UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
13/2011/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 22 tháng 4 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI NHÂN
VIÊN THÚ Y XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
VÀ THÚ Y THÔN BẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÀO CAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
LÀO CAI
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp
lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị
định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Thú
y;
Căn cứ văn
bản số 1569/TTg-NN ngày 19/10/2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc hỗ trợ
phụ cấp cho nhân viên thú y cấp xã;
Căn cứ văn
bản số 16311/BTC-NSNN ngày 28/11/2007 của Bộ
Tài chính về việc hỗ trợ kinh phí
chi trả phụ cấp cho nhân viên thú y
cấp xã;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày
15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện về nhiệm vụ
quản lý nhà nước của Uỷ ban
nhân dân cấp xã về nông nghiệp
và phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông
tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ,
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành
Nông nghiệp và PTNT công tác trên
địa bàn cấp xã;
Căn cứ văn
bản số 28/HĐND-TT ngày 14/3/2011 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về
việc thoả thuận điều chỉnh chế
độ phụ cấp đối với nhân
viên thú y cấp xã trên địa
bàn tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Nội vụ tại
Tờ trình số 164/TTr-SNV ngày 19/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Kiện toàn mạng lưới nhân viên
thú y xã, phường, thị trấn và
thú y thôn bản (gọi chung là thú y
cấp xã) trên địa bàn tỉnh Lào
Cai.
Chức năng,
nhiệm vụ của thú y cấp xã (theo
Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn), cụ thể như sau:
1. Vị trí,
chức năng
Nhân viên Thú
y cấp xã có chức năng tham mưu cho UBND
xã, phường, thị trấn thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác Chăn nuôi - Thú y, bao gồm
cả lĩnh vực Thú y thuỷ sản (sau
đây gọi chung là thú y) trên
địa bàn xã, phường, thị trấn.
Nhân viên Thú
y cấp xã chịu sự quản lý và
chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp
xã, đồng thời chịu sự quản lý
về chuyên môn, nghiệp vụ và chế
độ chính sách của Trạm Thú y
các huyện, thành phố.
2. Nhiệm vụ,
quyền hạn nhân viên thú y cấp xã
a) Tham gia xây dựng
các chương trình, kế hoạch, đề
án khuyến khích phát triển và
chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao
gồm cả thuỷ sản) trong sản xuất nông
nghiệp;
b) Tuyên truyền,
phổ biến chế độ, chính sách
và chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, thú y;
c) Tổng hợp,
hướng dẫn kế hoạch phát triển
chăn nuôi hàng năm; hướng dẫn
nông dân về quy trình sản xuất, thực
hiện các biện pháp kỹ thuật về
chăn nuôi, thú y và chuyển đổi
cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê
duyệt;
d) Tổng hợp
và báo cáo kịp thời tình hình
chăn nuôi, dịch bệnh động vật;
đề xuất, hướng dẫn kỹ thuật
phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh
cho động vật theo kế hoạch, hướng
dẫn của Trạm Thú y cấp huyện;
đ) Xây dựng
kế hoạch, biện pháp huy động lực
lượng và thực hiện hoặc phối
hợp thực hiện nội dung được duyệt
và hướng dẫn của Trạm Thú y
cấp huyện;
e) Hướng dẫn
thực hiện các quy định về phòng
bệnh bắt buộc cho động vật, cách ly
động vật, mua bán động vật, sản
phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng
tiêu độc và việc sử dụng, thực
hiện tiêm phòng vắc xin phòng, chống
dịch bệnh động vật trên địa
bàn xã;
g) Phối hợp
thực hiện việc khử trùng, tiêu
độc cho các cơ sở hoạt động
liên quan đến công tác thú y, các
phương tiện vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật và phục hồi
môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh
đối với thuỷ sản trên địa
bàn xã theo quy định;
h) Giúp Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
hướng dẫn hoạt động đối với
hệ thống cung cấp dịch vụ công về
chăn nuôi, thú y và cá nhân kinh doanh
thuốc thú y. Thực hiện công tác
khuyến nông về thú y theo kế hoạch
được duyệt và các dịch vụ
về thú y trên địa bàn xã theo quy
định;
i) Báo cáo
định kỳ và đột xuất tình
hình dịch bệnh động vật, công
tác phòng, chống dịch bệnh động
vật trên địa bàn xã cho Trạm
Thú y cấp huyện và Uỷ ban nhân dân
cấp xã;
k) Nhân viên
thú y thực hiện nhiệm vụ về quản
lý chất lượng giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn cấp xã
theo hướng dẫn của cơ quan quản lý
nhà nước cấp trên;
l) Thực hiện
nhiệm vụ khác do Trạm Thú y huyện,
thành phố và Uỷ ban nhân dân cấp
xã giao.
3. Tổ chức
mạng lưới Thú y cấp xã
a) Mỗi xã,
phường, thị trấn được bố
trí 01 nhân viên thú y cấp xã.
- Tiêu chuẩn:
Những người được tuyển dụng
làm nhân viên thú y cấp xã
đã tốt nghiệp chuyên môn kỹ
thuật về chăn nuôi, thú y được
các trường cấp bằng theo quy định;
có lý lịch rõ ràng, có sức
khoẻ và nguyện vọng gắn bó lâu
dài với ngành Thú y ở cơ sở,
ưu tiên tuyển dụng người địa
phương.
- Hình thức
tuyển dụng: Chi cục Trưởng Chi cục
Thú y ký hợp đồng lao động với nhân
viên thú y cấp xã theo quy định.
b) Mức phụ cấp
đối với nhân viên thú y cấp xã
- Mức phụ cấp
1,0 so với mức lương tối thiểu hiện
hành áp dụng cho các đối tượng:
+ Nhân viên
thú y làm việc tại các xã thuộc
vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg
ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ;
+ Nhân viên
thú y có trình độ từ trung cấp về
Chăn nuôi - Thú y trở lên ở tất
cả các xã, phường, thị trấn.
- Mức phụ cấp
0,8 so với mức lương tối thiểu hiện
hành cho nhân viên thú y tại các xã,
phường, thị trấn còn lại nhưng
có trình độ chuyên môn về Chăn
nuôi - Thú y dưới trung cấp.
- Thời điểm
thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 2011.
- Kinh phí chi trả
hàng năm cho nhân viên thú y cấp xã
do ngân sách tỉnh cấp, giao cho Chi cục
Thú y thực hiện.
4. Thú y thôn
bản
Mỗi thôn, bản
được lựa chọn 01 nhân viên thú y
thôn bản trên nguyên tắc tự nguyện,
chịu sự quản lý của nhân viên
thú y cấp xã, hàng năm được
cơ quan thú y tập huấn đào tạo
và cấp giấy chứng nhận hành nghề
theo quy định.
Tuyển dụng
Thú y thôn bản do Chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn quyết định; Nhà
nước không hỗ trợ kinh phí đối
với thú y thôn bản.
Điều 2. Giao
Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi
cục Thú y triển khai thực hiện Quyết
định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố; Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định
số 36/2008/QĐ-UBND ngày 13/8/2008 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc kiện toàn mạng lưới
nhân viên thú y cấp xã trên
địa bàn tỉnh./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Vịnh
|