BỘ
NỘI VỤ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
100/2005/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA LIÊN ĐOÀN
BÓNG ĐÁ VIỆT NAM
BỘ
TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số
102/SL-L004 ngày 20/5/1957
quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức phi chính phủ,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt bản Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Liên đoàn Bóng
đá Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc ngày 02/06/2005 của Liên đoàn
thông qua.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức
phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
|
ĐIỀU LỆ
LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM
(Ban
hành theo Quyết định số 100 /2005/QĐ-BNV ngày 15/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Chương 1:
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC
ĐÍCH, NHIỆM VỤ
Điều 1.
Tên gọi: "Liên đoàn Bóng đá nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam",
gọi tắt là Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN).
Tên giao dịch quốc tế của LĐBĐVN
là Vietnam Football Federation (VFF).
Điều 2.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Bóng đá Quốc
tế (FIFA), Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF)
và là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam.
Điều 3.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, tập hợp các liên
đoàn bóng đá địa phương, các câu lạc bộ (CLB) bóng đá ngoại hạng, hạng nhất, hạng
nhì, bóng đá nữ, Futsal và các tổ chức thành viên khác để phát triển phong trào
bóng đá nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, thể lực cho nhân dân, góp phần nâng
cao thành tích và vị thế của bóng đá Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới.
Hoạt động của LĐBĐVN tuân thủ luật
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Ủy
ban thể dục thể thao.
Điều 4. Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, cơ quan ngôn luận,
con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính của Liên đoàn đặt tại
Thủ đô Hà Nội.
Điều 5. Ngôn
ngữ chính của LĐBĐVN là tiếng Việt Nam, ngôn ngữ giao dịch quốc tế chính thức
là tiếng Anh. Các văn kiện, văn bản chính thức được làm bằng tiếng Việt Nam và
tiếng Anh có giá trị pháp lý như nhau.
Điều 6. Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Phối hợp với các cơ quan nhà
nước, các tổ chức kinh tế, xã hội để:
a) Tập hợp các tổ chức thành
viên tham gia phát triển phong trào bóng đá Việt Nam, đặc biệt trong đối tượng
thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên nhằm góp phần nâng cao thể chất cho nhân
dân, tạo môi trường phát hiện và bồi dưỡng tài năng bóng đá.
b) Xây dựng và từng bước hoàn
thiện hệ thống đào tạo tài năng bóng đá các lứa tuổi, các hạng, từ nhi đồng,
thiếu niên đến đội tuyển quốc gia theo hướng chuyển bóng đá thành tích cao sang
cơ chế chuyên nghiệp.
c) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên,
trọng tài.
2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
thi đấu bóng đá quốc gia mang tính chuyên nghiệp cao phù hợp với hệ thống thi đấu
khu vực và thế giới, gồm các giải: Vô địch quốc gia, cúp quốc gia, siêu Cúp, hạng
nhất, hạng nhì, các lứa tuổi, bóng đá nữ và các giải khác.
3. Tham gia với các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá; Hợp tác
chặt chẽ với FIFA, AFC, AFF, các LĐBĐ quốc gia và các đối tác khác trong xây dựng
và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá theo quy định của pháp
luật và điều lệ của các tổ chức bóng đá quốc tế
4. Tổ chức và quản lý theo thẩm
quyền các cuộc thi đấu bóng đá trong nước và quốc tế (kể cả các trận đấu giao hữu)
được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, về các mặt:
a) Tuân thủ Điều lệ, Luật thi đấu
và các quyết định của FIFA, AFC.
b) Giải quyết tranh chấp giữa
các cầu thủ, cán bộ, huấn luyện viên (HLV) và các tổ chức thành viên của Liên
đoàn.
5. Xây dựng nền bóng đá Việt Nam
phát triển lành mạnh; ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, chống tham
nhũng, hối lộ, dàn xếp tỷ số, mua bán độ, phân biệt chủng tộc và dùng các chất
kích thích bị cấm trong bóng đá.
6. Phát triển các tổ chức thành
viên; khuyến khích, giúp đỡ và chỉ đạo các tổ chức bóng đá ở các địa phương,
ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Huy động các nguồn lực của xã
hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, tổ chức các hoạt động
kinh tế, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động
bóng đá.
8. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp chính đáng của các tổ chức thành viên trong Liên đoàn.
9. Triệu tập vận động viên
(VĐV), HLV tham gia các đội dự tuyển, đội tuyển Quốc gia và cử cán bộ, HLV, trọng
tài, đội tuyển đi học tập, công tác, tập huấn, thi đấu ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
10. Ký hợp đồng với chuyên gia
nước ngoài theo quy định của pháp luật.
11. Đề xuất với các cơ quan nhà
nước về chiến lược phát triển bóng đá; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành
cơ chế, chính sách và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phát triển bóng
đá
Chương 2:
TỔ CHỨC THÀNH VIÊN
Điều 7.
Liên đoàn bóng đá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
các câu lạc bộ bóng đá ngoại hạng, hạng nhất, hạng nhì, bóng đá nữ, Futsal và
các tổ chức khác thừa nhận và chấp hành Điều lệ của Liên đoàn, đóng niên liễm
hàng năm và tham gia hoạt động theo chương trình của Liên đoàn đều được công nhận
là tổ chức thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 8. Thể
thức gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
1. Những tổ chức đủ điều kiện theo
điều 7 nếu có nguyện vọng đều được xem xét để gia nhập LĐBĐVN.
2. Hồ sơ xin gia nhập gồm:
a) Đơn xin gia nhập Liên đoàn
Bóng đá Việt Nam.
b) Bản sao Điều lệ và các quy định
của tổ chức xin gia nhập hoặc quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm
quyền.
c) Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại
điện cho tổ chức.
d) Văn bản cam kết tuân thủ Điều
lệ, Luật thi đấu và các quy định của FIFA, AFC, VFF.
e) Văn bản khẳng định của tổ chức
xin gia nhập công nhận cơ quan trọng tài duy nhất do LĐBĐVN chỉ định để giải
quyết các tranh chấp trong bóng đá.
g) Văn bản cam kết của tổ chức
xin gia nhập khẳng định chỉ tổ chức và tham gia vào các giải đấu, trận đấu giao
hữu quốc tế trong trường hợp đã được LĐBĐVN đồng ý trước.
3. Thẩm quyền công nhận tổ chức
thành viên do Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội thường niên xem xét và quyết định.
Điều 9.
Tính pháp lý của một tổ chức thành viên:
Các tổ chức thành viên của
LĐBĐVN được thành lập và hoạt động theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Điều 10.
Các câu lạc bộ (CLB) bóng đá ngoại hạng, hạng nhất, hạng nhì, bóng đá nữ,
Futsal và các tổ chức khác có thể đồng thời vừa là thành viên của Liên đoàn
bóng đá địa phương vừa là thành viên của LĐBĐVN
Điều 11. Nghĩa
vụ của tổ chức thành viên:
1. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ,
Nghị quyết và các quy định của LĐBĐVN, AFC và FIFA.
2. Tuân thủ luật thi đấu của
FIFA và các quy định do LĐBĐVN ban hành.
3. Tích cực tham gia các hoạt động
của Liên đoàn. Đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ
bóng đá Việt Nam.
4. Đóng niên liễm theo quy định.
Điều 12.
Quyền và lợi ích của tổ chức thành viên:
1. Giới thiệu đại diện để bầu cử,
ứng cử và đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Đề xuất, thảo luận và biểu
quyết về các chủ trương, kế hoạch hoạt động của Liên đoàn.
3. Giám sát hoạt động của Ban Chấp
hành và các thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4. Tham gia thi đấu tại các giải
bóng đá do LĐBĐVN tổ chức theo quy định của điều lệ giải. Được ưu tiên sử dụng
các cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam khi có nhu cầu phù hợp. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.
5. Được Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về bóng đá trước pháp luật.
Điều 13.
Tranh chấp
1. Các tổ chức thành viên của
LĐBĐVN, cán bộ hoặc cầu thủ của các tổ chức thành viên đó có thể đệ trình những
vấn đề chưa thỏa đáng lên các cơ quan giải quyết tranh chấp của LĐBĐVN.
2. Tất cả các quyết định có hiệu
lực của Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại hoặc của Đại hội được coi là các
quyết định có giá trị bắt buộc thi hành đối với tất cả các tổ chức thành viên,
cầu thủ và cán bộ có liên quan.
a) Quyết định của Ban Kỷ luật là
quyết định ban đầu.
b) Quyết định của Ban Giải quyết
khiếu nại là quyết định cuối cùng.
3. Bất kỳ vi phạm nào đối với điều
này sẽ bị xử phạt theo quy định của Điều lệ.
Điều 14.
Khai trừ và đình chỉ.
1. Một tổ chức thành viên có thể
bị mất tư cách thành viên của LĐBĐVN nếu:
a) Những khoản nợ, lệ phí và phí
của tổ chức thành viên đó đối với LĐBĐVN không nộp đúng hạn định.
b) Vi phạm điều lệ, các quy định,
quyết định của tổ chức mình hoặc của LĐBĐVN. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng đến
Điều lệ, các quy định và quyết định của LĐBĐVN sẽ bị Đại hội LĐBĐVN quyết định
khai trừ.
c) Làm ảnh hưởng uy tín của
LĐBĐVN.
2. Một tổ chức thành viên bị
đình chỉ (dù là tạm thời) sẽ bị mất các quyền và lợi ích thành viên trong thời
hạn bị đình chỉ.
3. Thẩm quyền khai trừ tổ chức
thành viên thuộc về Đại hội LĐBĐVN.
Điều 15.
Mất tư cách thành viên:
1. Tư cách của một tổ chức thành
viên chấm dứt khi thành viên đó bị khai trừ, giải thể hoặc xin ra khỏi LĐBĐVN.
2. Một tổ chức thành viên mất tư
cách thành viên thì mọi quyền và lợi ích của tổ chức thành viên đó liên quan đến
LĐBĐVN bị hủy bỏ, nhưng tổ chức thành viên đó vẫn phải giải quyết các nghĩa vụ
tài chính và các vấn đề khác có liên quan đến LĐBĐVN và các tổ chức thành viên
khác.
Điều 16.
Giải thể
Một tổ chức thành viên có thể tự
giải thể hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Ra
khỏi Liên đoàn và Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
1. Tổ chức thành viên muốn ra khỏi
Liên đoàn phải có đơn gửi Ban Chấp hành Liên đoàn xem xét, quyết định.
2. Ủy viên Ban Chấp hành Liên
đoàn xin ra khỏi BCH phải có đơn gửi Ban Chấp hành xem xét, quyết định. Trước khi
ra khỏi Liên đoàn phải bàn giao công việc cơ sở vật chất, tài chính mà mình phụ
trách cho tổ chức, cá nhân được Ban Chấp hành Liên đoàn ủy nhiệm.
3. Ủy viên Ban Chấp hành không
sinh hoạt 2 kỳ họp liên tục mà không có lý do chính đáng sẽ bị xóa tên trong
danh sách Ban Chấp hành.
Chương 3:
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG
Điều 18. Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân
chủ, thống nhất hành động, quyết định theo đa số, tự quản trong khuôn khổ của
pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn.
Điều 19.
Tổ chức của Liên đoàn:
1. Ở Trung ương là Liên đoàn
Bóng đá Việt Nam.
2. Các tổ chức thành viên bao gồm:
Các Liên đoàn bóng đá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các câu lạc bộ
bóng đá ngoại hạng, hạng nhất, hạng nhì, bóng đá nữ, Futsal và các tổ chức khác
tham gia thi đấu và điều hành các giải bóng đá thuộc hệ thống thi đấu quốc gia.
Việc thành lập tổ chức thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật
3. Đại hội Đại biểu LĐBĐVN là cơ
quan lãnh đạo cao nhất của LĐBĐVN.
4. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh
đạo LĐBĐVN giữa hai kỳ Đại hội
5. Ban Thư ký là cơ quan điều
hành hoạt động của LĐBĐVN.
6. Ban Kỷ luật là cơ quan giải
quyết các vấn đề kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại là cơ quan giải quyết các
khiếu nại đối với các quyết định của LĐBĐVN.
Điều 20. Đại
hội Đại biểu toàn quốc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
1. Đại hội nhiệm kỳ của LĐBĐVN
được tổ chức 4 năm một lần.
Nhiệm vụ chính của Đại hội nhiệm
kỳ:
a) Kiểm điểm công tác trong nhiệm
kỳ và đề ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới.
b) Thảo luận báo cáo nhiệm kỳ và
báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành (BCH) Liên đoàn.
c) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ và
các quy định đảm bảo thực hiện Điều lệ.
d) Thông qua quyết toán tài
chính nhiệm kỳ trước và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới.
e) Quyết định số lượng Ủy viên
Ban Chấp hành và bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.
g) Tặng danh hiệu hoặc tôn vinh
tổ chức thành viên, các cá nhân danh dự.
h) Thông qua Nghị quyết của Đại
hội.
2. Đại hội thường niên của
LĐBĐVN được tổ chức 1 năm 1 lần.
a) Thành phần gồm: Mỗi thành
viên chính thức của LĐBĐVN được cử 1 đại biểu chính thức; Ủy viên BCH là đại biểu
đương nhiên; BCH có quyền mời đại biểu ngoài tổ chức thành viên dự Đại hội
nhưng không có quyền bỏ phiếu.
b) Nhiệm vụ: Đại hội thường niên
chỉ thảo luận về những nội dung do BCH và các tổ chức thành viên đề xuất.
3) Đại hội bất thường có thể được
triệu tập vì 1 trong các lý do sau đây:
a) 2/3 số Ủy viên BCH đề nghị.
b) Trong trường hợp vị trí Chủ tịch
bị bỏ trống trong thời gian từ 6 tháng trở lên của nhiệm kỳ.
c) Trường hợp một số vị trí chủ
chốt từ chức hoặc bị miễn nhiệm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của
LĐBĐVN.
d) Ngày và địa điểm của Đại hội
do BCH quyết định và thông báo tới các tổ chức thành viên và các Ủy viên BCH ít
nhất 30 ngày trước ngày Đại hội bất thường.
Điều 21.
Thông báo về việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ:
1. Thời gian tiến hành Đại hội sẽ
được thông báo tới các tổ chức thành viên và các Ủy viên BCH bằng văn bản, chậm
nhất là 45 ngày trước ngày Đại hội.
2. Các văn bản của Đại hội được
gửi tới các tổ chức thành viên và các Ủy viên BCH chậm nhất là 30 ngày trước
ngày Đại hội, bao gồm:
a) Chương trình Đại hội.
b) Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ,
báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
c) Báo cáo tài chính.
d) Dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự
Ban Chấp hành khóa tới.
e) Các đề xuất sửa đổi, bổ sung
Điều lệ.
g) Một số vấn đề khác do các tổ
chức thành viên hoặc BCH đề xuất.
3. Tất cả các đề xuất sửa đổi, bổ
sung Điều lệ và những kiến nghị có liên quan đến Đại hội phải được nộp cho Văn
phòng LĐBĐVN chậm nhất là 40 ngày trước ngày Đại hội.
4. Trong trường hợp cần thiết, Đại
hội có thể giải quyết những vấn đề đã quá hạn khi được đa số đại biểu có quyền
bỏ phiếu tán thành.
Điều 22.
Đại biểu và quyền bỏ phiếu:
1. Mỗi tổ chức thành viên có quyền
cử 1 đại biểu, là thành viên chính thức của tổ chức được bỏ phiếu tại Đại hội
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Các tổ chức chưa đủ điều kiện
thành viên theo quy định của LĐBĐVN không có quyền bỏ phiếu tại Đại hội.
3. Các Ủy viên BCH đương nhiệm
là đại biểu chính thức và có quyền bỏ phiếu tại Đại hội. Các Đại biểu được bầu
vào BCH khóa mới có quyền đề cử, ứng cử và bầu cử vào các chức vụ của Liên
đoàn.
4. BCH đương nhiệm có quyền mời
một số tổ chức có đóng góp cho sự phát triển bóng đá ở Việt Nam tham dự Đại hội
với tư cách đại biểu chính thức, có quyền ứng cử, đề cử và bỏ phiếu tại Đại hội.
5. BCH đương nhiệm có quyền mời
những Đại biểu khác tham dự Đại hội nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Điều 23.
Chương trình Đại hội:
1. Chương trình Đại hội gồm:
a) Kiểm tra thành phần và tư
cách đại biểu dự Đại hội.
b) Phát biểu của Chủ tịch.
c) Thông qua báo cáo kiểm tra tư
cách đại biểu dự Đại hội của Ban Kiểm tra.
d) Bầu Chủ tịch đoàn và Ban thư
ký.
e) Thông qua chương trình Đại hội.
g) Báo cáo và thông qua báo cáo
tổng kết nhiệm kỳ, báo cáo kiểm điểm của BCH nhiệm kỳ trước và phương hướng,
nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
h) Báo cáo và thông qua báo cáo
tài chính.
i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
k) Bầu BCH khóa mới và các chức
danh chủ chốt của LĐBĐVN.
l) Báo cáo tham luận tại Đại hội.
2. Bất kỳ sửa đổi, bổ sung hoặc
thay đổi nào đối với chương trình Đại hội chỉ có thể được thực hiện với sự
thông qua của trên 50% số đại biểu chính thức tham dự Đại hội .
Điều 24.
Tính hợp lệ của các quyết định và nghị quyết của Đại hội hoặc kết quả bầu cử:
Nghị quyết Đại hội hoặc kết quả
bầu cử BCH khóa mới và bầu các chức danh chủ chốt khác của LĐBĐVN chỉ có hiệu lực
khi có trên 50% số Đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành thông qua
biểu quyết hoặc bỏ phiếu.
Điều 25.
Sửa đổi và bổ sung Điều lệ:
1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều
lệ có thể do BCH hoặc do một tổ chức thành viên và được 2 tổ chức thành viên
khác tán thành trình lên Đại hội.
2. Tất cả những sửa đổi, bổ sung
Điều lệ chỉ được thông qua khi có trên 50% số Đại biểu chính thức có mặt tại Đại
hội tán thành thông qua biểu quyết hoặc bỏ phiếu.
Điều 26.
Tiến hành Đại hội:
1. Chủ tịch đoàn chủ trì Đại hội
theo chương trình đã được Đại hội thông qua.
2. Nghị quyết Đại hội phải được
gửi tới các tổ chức thành viên và Ủy viên BCH trong vòng 30 ngày sau khi kết
thúc Đại hội.
Điều 27.
Quyết định và trình tự bỏ phiếu:
1. Đại hội chỉ có thể quyết định
những vấn đề trong chương trình đã được Đại hội thông qua.
2. Các tổ chức thành viên thực
hiện quyền bỏ phiếu thông qua một đại biểu chính thức của họ. Mỗi đại biểu của
một tổ chức thành viên có một phiếu duy nhất và không thể đại diện cho một tổ
chức thành viên khác.
3. Việc lựa chọn các Ủy viên BCH
và các chức vụ chủ chốt tại Đại hội được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín,
không được phép bỏ phiếu bằng thư hoặc bỏ phiếu thay.
4. Tất cả các vấn đề khác tại Đại
hội phải được quyết định bằng hình thức giơ tay, trừ khi có quyết định khác.
5. Số lượng Ủy viên BCH LĐBĐVN
do Đại hội xác định bằng biểu quyết.
6. Ủy viên BCH LĐBĐVN được lựa
chọn khi đạt trên 50% số phiếu hợp lệ trong lần bỏ phiếu thứ nhất. Nếu chưa đủ
số lượng quy định (do không đủ số phiếu quá bán) hoặc hai hay nhiều người ở vị
trí cuối cùng bằng phiếu nhau và cùng có số phiếu quá bán mà đã vượt số lượng
quy định, thì việc bầu thêm hay không phải do Đại hội quyết định.
7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, TTK
phải là Ủy viên BCH và được lựa chọn khi đạt trên 50% phiếu hợp lệ trong lần bỏ
phiếu đầu tiên. Trường hợp có hai hay nhiều ứng cử viên vào một chức vụ có số
phiếu bằng nhau hoặc chưa quá bán thì trong lần bỏ phiếu tiếp theo người trúng
cử phải đạt số phiếu cao hơn (nhưng phải quá bán).
8. Phiếu không hợp lệ là phiếu sửa
chữa, tẩy xóa, phiếu trắng và phiếu bầu quá số lượng quy định hoặc bầu tên người
ngoài danh sách ứng cử và đề cử.
9. Các quyết định chỉ có giá trị
nếu được trên 50% số Đại biểu chính thức có mặt tán thành thông qua biểu quyết
hoặc bỏ phiếu.
Điều 28.
Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
1. Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng
đá Việt Nam do Đại hội nhiệm kỳ bầu ra là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Liên đoàn giữa các kỳ Đại hội.
2. Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng
đá Việt Nam họp tối thiểu 2 lần/năm và có thể hơn khi cần thiết.
3. Quyền hạn của BCH:
a) Thông qua quy chế hoạt động của
Ban chấp hành, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với các ban thuộc
Ban chấp hành.
b) Cử Thường trực BCH gồm: Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và một số Ủy viên.
c) Triển khai Nghị quyết Đại hội
và chỉ đạo, giám sát các hoạt động thường xuyên của LĐBĐVN.
d) Chuẩn bị chương trình Đại hội
thường niên và Đại hội bất thường.
e) Quyết định kế hoạch tài chính
của Liên đoàn.
g) Quyết định khen thưởng và kỷ
luật đối với tổ chức thành viên và các Ủy viên BCH
h) Định kỳ báo cáo kế hoạch công
tác với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
i) Quyết định triệu tập, tổ chức
Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
k) Quyết định việc bổ nhiệm các
Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên của các ban.
4. Các Ủy viên BCH không thể
cùng một lúc tham gia cả hai ban: Ban Kỷ luật và Ban Giải quyết khiếu nại.
Điều 29.
Quyết định của BCH:
1. BCH chỉ tiến hành các cuộc họp
nếu trên 50% số Ủy viên có mặt.
2. BCH ra quyết định khi có trên
50% số phiếu tán thành của các Ủy viên có mặt. Trong trường hợp ngang phiếu,
phiếu của Chủ tịch (hoặc người chủ trì) là lá phiếu quyết định. Ủy viên vắng mặt
không có quyền bỏ phiếu.
3. Tất cả các quyết định đều được
ghi lại trong biên bản cuộc họp, Nghị quyết của BCH.
4. Các quyết định sẽ có hiệu lực
ngay sau khi người có thẩm quyền ký.
Điều 30.
Thường trực BCH LĐBĐVN:
1. Thường trực BCH là cơ quan
lãnh đạo của Liên đoàn giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành, gồm: Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch, TTK và một số Ủy viên. Số lượng Ủy viên Thường trực BCH do Ban Chấp
hành quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng Ủy viên BCH.
2. Nhiệm vụ của Thường trực BCH.
a) Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo
việc xây dựng chương trình, kế hoạch, quản lý và giám sát hoạt động của cấp điều
hành để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết, Quyết định các kỳ
họp của Ban Chấp hành.
b) Chuẩn bị nội dung, triệu tập
và tổ chức các kỳ họp Ban Chấp hành; báo cáo kiểm điểm công tác với Ban Chấp
hành.
c) Quyết định những công việc khẩn
cấp, sau đó báo cáo với Ban Chấp hành Liên đoàn trong kỳ họp gần nhất.
Điều 31.
Quyết định của Thường trực BCH:
1. Thường trực BCH chỉ được tổ
chức các cuộc họp khi có trên 50% số Ủy viên có mặt.
2. Thường trực BCH ra quyết định
khi có trên 50% số phiếu đồng ý của các Ủy viên có mặt. Trong trường hợp ngang
phiếu, phiếu của Chủ tịch (hoặc người chủ trì) là lá phiếu quyết định. Ủy viên
vắng mặt không có quyền bỏ phiếu.
3. Tất cả các quyết định đều được
ghi lại trong biên bản cuộc họp hoặc Nghị quyết của Thường trực BCH.
4. Các quyết định sẽ có hiệu lực
ngay sau khi người có thẩm quyền ký.
Điều 32.
Chủ tịch Liên đoàn.
Chủ tịch Liên đoàn do Đại hội Đại
biểu bầu, có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Đại diện và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Liên đoàn và là chủ tài khoản.
b) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp
hành và các tổ chức thành viên về hoạt động của Liên đoàn.
c) Tổ chức triển khai thực hiện
các Nghị quyết của Đại hội, các Quyết định của Ban Chấp hành và giám sát mọi hoạt
động của Liên đoàn.
d) Triệu tập và chủ trì cuộc họp
của Ban Chấp hành, Thường trực BCH.
e) Ký các văn bản về việc phê
chuẩn, bãi miễn các chức danh của LĐBĐVN khi đã được Đại hội hoặc Hội nghị BCH
thông qua.
Điều 33.
Các Phó Chủ tịch
Các Phó Chủ tịch do Đại hội Đại
biểu bầu, có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Hoạt động theo sự phân công của
Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về các lĩnh vực công tác được giao.
b) Giám sát TTK điều hành các
lĩnh vực công tác do mình phụ trách và báo cáo kết quả lên Chủ tịch.
Điều 34.
Tổng Thư ký
1. Tổng Thư ký do Đại hội Đại biểu
bầu, chịu trách nhiệm trước BCH Liên đoàn, Chủ tịch Liên đoàn và trước pháp luật
về hoạt động điều hành Liên đoàn.
2. Tổng Thư ký có quyền hạn và
trách nhiệm:
a) Được ủy quyền thứ nhất của chủ
tài khoản LĐBĐVN.
b) Là người phát ngôn chính thức
của LĐBĐVN.
c) Lựa chọn, giới thiệu nhân sự
chính của cấp điều hành để Thường trực BCH quyết định.
d) Giới thiệu, đề xuất các Phó
TTK để Thường trực BCH quyết định.
e) Tổ chức thực hiện các Nghị
quyết, Quyết định của BCH, Thường trực BCH về các mặt công tác của Liên đoàn.
3. Đảm bảo mối quan hệ với FIFA,
AFC, AFF, các liên đoàn bóng đá quốc gia và các tổ chức thể thao khác.
Điều 35.
Ban Kiểm tra
1. Trưởng Ban Kiểm tra do Ban Chấp
hành bầu, trong số Ủy viên BCH. Số lượng Ủy viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành
quyết định.
2. Ban Kiểm tra hoạt động theo
quy chế do Ban Chấp hành thông qua.
3. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện Điều
lệ Liên đoàn và Nghị quyết của Đại hội, các Quyết định, Nghị quyết của Ban chấp
hành và Thường trực BCH.
b) Kiểm tra việc thực hiện các
quy chế, các hoạt động kinh tế, tài chính, các hoạt động khác của Liên đoàn và
các tổ chức trực thuộc.
Điều 36.
Ban Giải quyết khiếu nại:
1. Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại
do Ban Chấp hành bầu, trong số Ủy viên BCH. Số lượng Ủy viên Ban Giải quyết khiếu
nại do Thường trực Ban Chấp hành quyết định theo từng vụ việc.
2. Trưởng ban Giải quyết Khiếu nại
phải có bằng cử nhân Luật.
3. Ban Giải quyết Khiếu nại có
quyền xử lý và ra quyết định về những khiếu nại của các Ban của Liên đoàn và
các tổ chức thành viên.
4. Các quyết định của Ban Giải
quyết khiếu nại có giá trị bắt buộc thi hành đối với tất cả các bên liên quan.
Điều 37.
Ban Kỷ luật
1. Trưởng Ban Kỷ luật do Ban Chấp
hành bầu, trong số Ủy viên BCH. Số lượng Ủy viên Ban Kỷ luật do Thường trực Ban
Chấp hành quyết định theo từng vụ việc.
2. Tất cả các thành viên của Ban
Kỷ luật, kể cả Trưởng ban nếu liên quan đến vụ việc thì không được tham gia vào
tiến trình giải quyết vụ việc đó.
3. Nhiệm vụ của Ban Kỷ luật:
a) Áp dụng những biện pháp kỷ luật
cần thiết đối với cá nhân và tổ chức thành viên vi phạm Điều lệ, các quy chế,
luật thi đấu, điều lệ giải hoặc vi phạm những quyết định của Liên đoàn.
b) Ban hành quyết định kỷ luật với
hình thức cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền hoặc đình chỉ.
4. Trong quá trình xem xét và xử
lý kỷ luật phải căn cứ vào các quy chế, quy định của LĐBĐVN và tuân thủ các quy
định về kỷ luật của FIFA.
Điều 38.
Hội đồng Thi đua khen thưởng kỷ luật:
1. Chủ tịch Hội đồng Thi đua
khen thưởng kỷ luật là Chủ tịch LĐBĐVN.
2. Một trong các Phó Chủ tịch
LĐBĐVN là Phó Chủ tịch Hội đồng.
3. Các Phó Chủ tịch khác, TTK và
một số Trưởng ban là Ủy viên Hội đồng.
4. Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua
khen thưởng kỷ luật:
a) Căn cứ vào đề nghị của TTK,
Thường trực BCH và các tổ chức thành viên, Hội đồng Thi đua khen thưởng kỷ luật
xem xét và đề nghị lãnh đạo LĐBĐVN ra quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cấp
có thẩm quyền xem xét và ra quyết định khen thưởng đối với các tổ chức thành
viên, Ủy viên BCH và các cá nhân có thành tích đóng góp vào sự phát triển của
bóng đá Việt Nam.
b) Xem xét, đề xuất các hình thức
kỷ luật đối với tập thể và cá nhân vi phạm lên Lãnh đạo LĐBĐVN.
Điều
39. Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:
1. Cơ cấu tổ chức của LĐBĐVN gồm
2 cấp:
a) Cấp quản lý và giám sát bao gồm:
BCH, Thường trực BCH, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ban của LĐBĐVN.
b) Cấp điều hành gồm: TTK, các
Phó TTK và các Phòng.
2. Mối quan hệ giữa hai cấp:
Mối quan hệ lãnh đạo của cấp quản
lý với cấp điều hành được thể hiện thông qua sự chỉ đạo và giám sát của Chủ tịch
tới TTK trong toàn bộ các hoạt động của Liên đoàn và các Phó Chủ tịch tới TTK
trong từng lĩnh vực công tác.
Điều 40.
Đại diện và chữ ký
Chủ tịch và TTK là người đại diện
cho LĐBĐVN trong các quan hệ đối nội, đối ngoại.
Các Phó Chủ tịch có quyền ký
thay khi được Chủ tịch ủy quyền.
Các Phó Tổng Thư ký được quyền
ký thay khi được Tổng Thư ký ủy quyền.
Chương 4:
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH
Điều 41.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nanh có tài chính và tài sản riêng, được quyền thu, chi
cho các hoạt động theo các quy định về tài chính của Liên đoàn phù hợp với pháp
luật và quy định của Nhà nước.
Điều 42.
Việc quản lý tài sản, tài chính được thực hiện theo pháp luật, các quy định cụ
thể của Ban Chấp hành Liên đoàn về việc chi tiêu tài chính và phải được báo cáo
bằng văn bản trong các kỳ họp Ban Chấp hành và Đại hội.
Điều 43. Các
khoản thu của Liên đoàn gồm:
1. Tiền đóng góp của các tổ chức
thành viên theo quy định tại Điều lệ Liên đoàn.
2. Thu lệ phí tổ chức thi đấu
các giải trong nước.
3. Tiền thu từ các hợp đồng tài
trợ, quảng cáo cho các giải thi đấu trong nước và cho các Đội tuyển Quốc gia
nam và nữ.
4. Tiền tài trợ, viện trợ từ các
cá nhân và tổ chức quốc tế không gắn với quảng cáo.
5. Tiền ủng hộ, quà biếu, tặng của
cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
6. Tiền thu từ hoạt động thanh
lý, nhượng bán tài sản của Liên đoàn.
7. Tiền thu từ các hoạt động
kinh tế sau khi đã nộp thuế theo luật định như:
a) Sản xuất, kinh doanh (nếu
có).
b) Tổ chức các giải, các trận
thi đấu quốc tế.
c) Tiền cho thuê tài sản.
d) Tiền bán các biểu tượng, huy
hiệu ... của Liên đoàn.
e) Tiền bán bản quyền truyền
hình các giải thi đấu.
8. Thu tiền phạt thẻ, tiền khiếu
kiện.
9. Tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà
nước (nếu có).
10. Các khoản thu khác.
Điều 44.
Các khoản chi của Liên đoàn:
Các khoản chi của Liên đoàn phải
đảm bảo nguyên tắc: đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy định
của Nhà nước và của Liên đoàn.
Các khoản chi:
1. Thực hiện nghĩa vụ đối với
ngân sách Nhà nước theo luật định.
2. Chi cho hoạt động của Văn phòng
Liên đoàn như: tiền lương, tiền công, tiền đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân
viên Văn phòng, tiền công tác phí, mua sắm trang thiết bị dùng cho Văn phòng
Liên đoàn, chi phí thuê địa điểm, chi phí lễ tân, khánh tiết, tiền điện, nước,
cước phí thông tin liên lạc ...
3. Chi phục vụ Đại hội Liên
đoàn, Hội nghị BCH.
4. Chi tổ chức các giải trong nước
như: Vô địch Quốc gia (VĐQG), Cúp Quốc gia, Siêu cúp Quốc gia, hạng Nhất, hạng
Nhì, VĐQG Nữ ...
5. Chi hỗ trợ tổ chức các giải
bóng đá trẻ như: U11, U13, U15, U18, U21 ...
6. Chi tổ chức các lớp tập huấn
trọng tài, giám sát, huấn luyện viên ...
7. Chi tặng các giải thưởng,
khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động bóng đá.
8. Chi thuê HLV nước ngoài, HLV
trong nước cho các lớp đào tạo trẻ.
9. Chi cho công tác tuyên truyền,
báo chí, thông tin khoa học, nghiên cứu khoa học.
10. Chi đầu tư, xây dựng, trang
bị, sửa chữa cơ sở văn phòng.
11. Chi cho các hoạt động quan hệ
quốc tế.
12. Các khoản chi tiếp thị, tài
trợ, chi hoa hồng môi giới.
13. Chi hỗ trợ các tổ chức thành
viên khi có điều kiện.
14. Các khoản chi hợp lý khác.
Chương 5:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 45.
Cá nhân và tổ chức thành viên thuộc Liên đoàn Bóng
đá Việt Nam có thành tích xuất sắc trong công tác được khen thưởng, xét tặng danh
hiệu vinh dự của LĐBĐVN. Trường hợp đặc biệt, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ đề
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng ở mức cao hơn, đồng thời đề nghị
với FIFA, AFC, AFF có hình thức khen thưởng.
Điều 46.
Tổ chức và cá nhân thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
vi phạm Điều lệ và các quy định hoặc làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Liên
đoàn sẽ bị kỷ luật. Trường hợp đặc biệt, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đề nghị các
cấp có thẩm quyền xem xét và xử lý.
Chương 6:
ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Cá
nhân và tổ chức thành viên thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có trách nhiệm thực
hiện Điều lệ này.
Chỉ Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt
Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá
Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này.
Điều
48. Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm 6 Chương, 48 Điều đã được Đại hội
Đại biểu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ V ngày 02 tháng 6 năm 2005 thông
qua và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ./.